Chương 10. Cuộc sống không ngắn cuộc sống là vĩnh hằng

Chương 10. Cuộc sống không ngắn cuộc sống là vĩnh hằng

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 1) - Osho

Chương 10. Cuộc sống không ngắn cuộc sống là vĩnh hằng



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Có lần thầy bảo tôi mở mọi cửa sổ phòng tôi để tôi có thể thấy mặt trời mọc phía Đông, và mặt trời lặn phía Tây. Tôi cảm thấy nhiều khả năng bên trong tôi tới mức tôi thường không để đủ thời gian để thám hiểm nó vào chiều sâu; thay vì thế, tôi cảm thấy rằng đơn giản bằng việc chạm vào chúng tôi biết chúng rõ tới mức tôi cảm thấy thôi thúc đi vào khả năng tiếp. Dường như là cuộc sống quá ngắn ngủi, và dầu vậy vẫn nhiều nhu cầu cần được khám phá và phát triển. Tôi có là người nông cạn và quá vội vàng không? Sự liên tục duy nhất trong cuộc đời tôi là thầy, và tôi cảm thấy tôi sẽ không bao giờ có khả năng chạm tới chiều sâu của thầy. Thưa thầy kính yêu, xin thầy cho tôi hướng dẫn nào đó.

Indradhanu, mọi người đều phải đi theo cảm giác trái tim riêng của mình; nếu bạn cảm thấy thoải mái để đi từ điều này sang điều khác, điều đó là hoàn toàn đúng cho bạn. Toàn thể vấn đề là ở chỗ bất kì cái gì bạn làm cũng phải là hài lòng sâu sắc, không có căng thẳng nào. Nếu bạn tự buộc bản thân bạn thăm dò bất kì khả năng nào sâu sắc hơn, bạn có thể tạo ra căng thẳng trong bản thân bạn. Nếu nó cảm thấy đủ, rằng việc chạm tới khả năng nào đó đã cho bạn đủ lí thú để đi tiếp, thế thì đi tiếp. Có lẽ điều đó là tự nhiên; với bạn điều đó là nhịp tự nhiên của bạn.

Người ta phải không bao giờ đi ngược lại bản tính của mình. Đó là tội lỗi duy nhất, theo tôi, việc đi ngược lại bản tính của người ta; và đức hạnh duy nhất là đi cùng bản tính của bạn trong hài hoà toàn bộ. Và đừng bao giờ so sánh bản thân bạn với người khác; mọi người đều khác nhau, và cái thích của mọi người là khác nhau. Một khi bạn bắt đầu so sánh, nghĩ rằng, "Ai đó đi sâu hơn vào mọi thứ, đi chậm hơn nhiều, còn mình chuyển động nhanh hơn," thế thì căng thẳng sẽ nảy sinh trong bạn: "Có lẽ mình đang vội vàng quá nhiều rồi." Mọi căng thẳng này đều nảy sinh từ so sánh.

Nhớ một điều: Bạn phải trong hoà điệu với bản tính riêng của bạn, không trong hoà điệu với bất kì ai khác. Cho nên bao giờ cũng cảm thấy từ bên trong bản thân bạn. Nếu nó là hài lòng, làm nó. Nếu nó cảm thấy căng thẳng, bị ép buộc, thế thì nó không dành cho bạn. Không làm nó.

Bao giờ cũng đi cùng dòng sông cuộc đời. Đừng bao giờ cố đi ngược dòng, và đừng bao giờ cố đi nhanh hơn dòng sông. Chỉ chuyển động trong thảnh thơi tuyệt đối, tới mức từng chuyển động bạn là ở nhà, thoải mái, an bình với sự tồn tại.

Điều thứ hai bạn phải nhớ là ở chỗ cuộc sống không ngắn đâu, cuộc sống là vĩnh hằng, cho nên không có vấn đề vội vàng nào. Bằng việc vội vàng bạn chỉ có thể bỏ lỡ. Trong sự tồn tại bạn có thấy vội vàng nào không? Mùa vụ tới theo thời của chúng, hoa tới theo thời của chúng, cây không chạy để mọc nhanh bởi vì cuộc sống ngắn ngủi. Dường như là toàn thể sự tồn tại nhận biết về tính vĩnh hằng của cuộc sống.

Chúng ta bao giờ cũng ở đây rồi, và chúng ta bao giờ cũng sẽ ở đây - tất nhiên không trong cùng một dạng, và không trong cùng một thân thể. Cuộc sống liên tục tiến hoá, đạt tới các giai đoạn cao hơn. Nhưng không có tận cùng ở đâu cả, và chưa từng có bắt đầu ở bất kì đâu nữa. Bạn tồn tại giữa cuộc sống vô thuỷ và cuộc sống vô chung. Bạn bao giờ cũng ở giữa của cả hai phía.

Ước định của bạn đã cho bạn ý tưởng về một cuộc đời. Ý tưởng Ki tô giáo, ý tưởng Do Thái giáo, ý tưởng Mô ha mét giáo - tất cả đều bắt rễ trong quan niệm Do Thái rằng chỉ có một cuộc đời - đã cho phương Tây cái điên khùng vô cùng về tốc độ. Mọi thứ đều phải được làm trong vội vàng tới mức bạn không thể tận hưởng được việc làm nó, và bạn không thể làm được nó trong sự hoàn hảo toàn thể của nó. Bằng cách nào đó bạn xoay xở làm nó và xô sang thứ khác.

Con người phương Tây đã từng sống dưới quan niệm rất sai: Nó đã tạo ra nhiều căng thẳng trong tâm trí mọi người tới mức họ không bao giờ có thể thoải mái được ở bất kì đâu; họ bao giờ cũng trên đường đi, và họ bao giờ cũng lo nghĩ rằng người ta chẳng bao giờ biết được khi nào chỗ chấm hết sẽ tới. Trước khi chỗ chấm hết tới họ muốn làm mọi thứ. Nhưng kết quả chính là điều đối lập lại; họ thậm chí không thể xoay xở làm được vài điều một cách duyên dáng, đẹp đẽ, hoàn hảo.

Cuộc sống của họ bị cái chết phủ bóng quá nhiều tới mức họ không thể sống một cách vui vẻ được. Mọi thứ đem tới vui vẻ dường như là phí thời gian. Họ không thể ngồi im lặng trong một giờ, bởi vì tâm trí họ đang nói với họ, "Sao mình phí cả giờ này? Mình có thể đã làm được cái này, mình có thể đã làm được cái nọ."

Chính bởi vì khái niệm này về một kiếp sống mà ý tưởng về thiền chưa bao giờ nảy sinh ở phương Tây. Thiền cần một tâm trí rất thảnh thơi, không vội vàng, không lo nghĩ, không đâu mà đi... chỉ tận hưởng khoảnh khắc sang khoảnh khắc dù bất kì cái gì tới.

Ở phương Đông, thiền nhất định được khám phá ra, chỉ bởi vì ý tưởng về vĩnh hằng của cuộc sống - bạn có thể thảnh thơi. Bạn có thể thảnh thơi mà không sợ gì, bạn có thể tận hưởng và chơi với chiếc sáo của bạn, bạn có thể nhảy múa và hát bài ca của bạn, bạn có thể tận hưởng mặt trời mọc và mặt trời lặn. Bạn có thể tận hưởng toàn bộ cuộc đời bạn. Không chỉ có thế, bạn có thể tận hưởng ngay cả việc chết, vì chết nữa cũng là kinh nghiệm lớn, có lẽ là kinh nghiệm lớn nhất trong cuộc sống. Nó là cực đỉnh.

Ở phương Tây, chết là chấm dứt của sống. Theo quan niệm phương Đông, chết chỉ là sự cố đẹp trong cuộc diễu hành dài của sống; sẽ có nhiều, nhiều cái chết. Từng cái chết đều là cực đỉnh của việc sống của bạn, bởi vì cuộc sống khác bắt đầu - dạng khác, nhãn khác, tâm thức khác. Bạn không chấm dứt, bạn đơn giản đổi nhà.

Tôi nhớ tới Mulla Nasruddin. Một kẻ trộm vào nhà anh ấy; Mulla đang ngủ, không thực ngủ, chỉ nhắm mắt, chực mở ra và xem tên trộm làm gì. Nhưng anh ta không tin vào việc chen vào công việc của mọi người. Tên trộm không chen vào giấc ngủ của anh ta, sao anh ta chen vào nghề của kẻ trộm? Mặc kệ cho nó làm điều đó.

Tên trộm có hơi quan ngại rằng người này dường như là kì lạ. Khi anh ta đang mang mọi thứ ra khỏi nhà, thỉnh thoảng cái gì đó rơi khỏi tay anh ta và gây tiếng động, nhưng Mulla vẫn còn ngủ hoàn toàn. Một nghi ngờ nảy sinh trong tâm trí tên trộm rằng kiểu ngủ này là có thể chỉ nếu một người đang thức: "Người này kì lạ làm sao anh ta chẳng nói cái gì; mình thì đang làm rỗng cả nhà anh ta!" Mọi đồ đạc đều đi mất, mọi gối đều đi mất, mọi thứ đã từng ở trong nhà đều đi mất.

Và khi tên trộm đang thu thập mọi thứ, gói ghém chúng để đem về nhà, nó đột nhiên cảm thấy, "Ai đó đang đi theo mình." Tên trộm nhìn lại, đấy vẫn cùng là người đang ngủ. Trộm nói, "Sao ông theo tôi?"

Mulla nói, "Không, tôi không theo ông; chúng ta đang đổi nhà thôi. Ông đã lấy mọi thứ rồi. Bây giờ tôi làm gì trong ngôi nhà này? Cho nên tôi cũng đi."

Thoải mái này là cách thức phương Đông; ngay cả với chết phương Đông cũng đi theo ý tưởng này... chỉ là đổi nhà.

Tên trộm lo lắng; nó nói, "Tôi xin lỗi, ông lấy lại các thứ của ông đi."

Mulla nói, "Không, không cần đâu. Tôi nghĩ bản thân tôi đổi nhà thôi; nó gần tàn tạ rồi. Ông không thể có cái nhà nào tồi hơn cái này, và đằng nào thì tôi cũng là người rất lười. Tôi cần ai đó chăm nom cho tôi, và khi ông đã lấy mọi thứ rồi, sao bỏ tôi lại một mình?"

Tên trộm trở nên sợ điều đó... anh ta đã từng ăn trộm cả đời rồi. Anh ta chưa bao giờ bắt gặp một người như vậy. Anh ta nói, "Ông lấy các thứ của ông đi."

Mulla nói, "Không, sẽ không có thay đổi nào đâu. Ông sẽ phải mang các thứ này, bằng không tôi sẽ ra đồn cảnh sát đấy. Tôi đang cư xử như một quân tử, tôi không gọi ông là đồ ăn trộm, nhưng chỉ là một người đang giúp tôi đổi nhà."

Không vội gì, cho nên ý tưởng của bạn về cuộc đời ngắn ngủi là ý tưởng nguy hiểm. Đó là lí do tại sao cho dù phương Đông rất nghèo, vẫn không có thất vọng, không có phiền não. Phương Tây giầu có, nhưng giầu có chẳng đem lại cái gì cho tâm linh của nó, hay cho trưởng thành của nó; ngược lại, phương Tây rất căng thẳng. Nó đáng phải thảnh thơi hơn, nó có mọi tiện nghi cuộc sống.

Nhưng vấn đề cơ bản là ở chỗ sâu bên dưới phương Tây biết rằng cuộc sống là thứ ngắn ngủi thế; chúng ta đang xếp hàng, và mọi khoảnh khắc chúng ta đều tới gần hơn với cái chết. Vì chúng ta đã được sinh ra, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình hướng tới nấm mồ. Mọi khoảnh khắc cuộc sống đang bị cắt bớt đi - trở nên ngày càng ngắn hơn. Điều này tạo ra căng thẳng, phiền não, lo âu. Mọi tiện nghi, mọi xa hoa, mọi giầu có đều trở thành vô nghĩa, bởi vì bạn không thể đem chúng đi cùng bạn được. Bạn sẽ phải đi vào cái chết một mình.

Phương Đông thảnh thơi. Thứ nhất, nó không cho cái chết tầm quan trọng nào; đấy chỉ là đổi hình dạng. Thứ hai, vì nó thảnh thơi thế, bạn trở nên nhận biết về giầu có bên trong của bạn, điều sẽ đi cùng bạn - ngay cả bên ngoài cái chết. Cái chết không thể lấy chúng đi được.

Cái chết có thể lấy đi mọi thứ ở bên ngoài bạn và, nếu bạn đã không trưởng thành bản thể bên trong của bạn, một cách tự nhiên sẽ có sợ rằng bạn không thể giữ được cái gì khỏi cái chết; nó sẽ lấy đi mọi thứ bạn có. Nhưng nếu bạn đã trưởng thành bản thể bên trong của bạn, nếu bạn đã tìm thấy an bình, phúc lạc, im lặng, vui vẻ, điều không phụ thuộc vào cái gì bên ngoài, nếu bạn đã tìm thấy khu vườn của bản thể bạn và thấy hoa của tâm thức riêng của bạn, vấn đề sợ chết không nảy sinh chút nào.

Indradhanu, tôi nói lần nữa với bạn, nhớ chỉ một điều thôi: Bạn là sinh linh bất tử. Ngay bây giờ, đó không phải là kinh nghiệm của bạn; ngay bây giờ, nếu bạn yêu tôi, nếu bạn có bất kì tin cậy nào vào tôi, bạn có thể chấp nhận nó như một giả thuyết - không như niềm tin, mà như giả thuyết để thực nghiệm.

Tôi chưa bao giờ muốn bất kì ai chấp nhận bất kì cái gì từ tôi như niềm tin, mà chỉ như giả thuyết thôi. Bởi vì tôi biết chân lí của điều đó, tôi không cần ép buộc niềm tin và đức tin lên bạn. Khi biết chân lí tôi có thể nói với bạn, "Nó chỉ dành cho thực nghiệm, một giả thuyết tạm thời," bởi vì tôi tuyệt đối chắc chắn rằng với thực nghiệm của bạn, giả thuyết của bạn sẽ thay đổi vào trong việc biết riêng của bạn - không vào niềm tin, không vào đức tin, mà vào sự chắc chắn. Và chỉ chắc chắn mới có thể cứu được bạn. Niềm tin là chiếc thuyền làm bằng giấy.

Người ta không nên nghĩ rằng người ta có thể qua được đại dương của sự tồn tại trên chiếc thuyền làm bằng giấy. Bạn cần sự chắc chắn... không phải là niềm tin, mà chân lí được bản thân bạn trải qua. Không chân lí của ai khác, ngoài chân lí của riêng bạn. Thế thì nó là niềm vui đi vào trong cái không biết, đại dương chưa được thăm dò; nó là hứng thú và cực lạc vô cùng.

Nhưng bao giờ cũng giữ hài hoà với bản tính riêng của bạn.

Cây nào đó mọc chậm, cây nào đó mọc nhanh; không có gì đặc biệt trong mọc nhanh hay trong mọc chậm. Một điều là tương tự cho cả hai cây - chúng cả hai thuận theo bản tính của chúng. Chỉ duy nhất con người nhìn quanh, bắt đầu so sánh, và lâm vào lo âu không cần thiết.

Bất kì khi nào bạn cảm thấy vấn đề, nhìn vào bên trong trái tim bạn. Nếu bạn thoải mái, bạn đang trên đường đúng. Trái tim bạn là tiêu chuẩn. Nếu nó bị rối loạn, điều đó nghĩa là bạn phải đổi con đường; cái gì đó đã đi sai, bạn đã đi lạc lối.

Trái tim là người hướng dẫn của bạn. Khi nó hoàn toàn trong hài hoà với bản tính, có điệu vũ đẹp và âm nhạc trong tim bạn. Khi bạn đi xa khỏi bản tính âm nhạc trở thành chỉ là tiếng ồn, điệu vũ bị rối loạn. Đây là dấu hiệu và ngôn ngữ của trái tim để làm cho bạn nhận biết liệu bạn đi đúng hay sai.

Bạn không cần hướng dẫn nào từ bất kì ai. Người hướng dẫn của bạn là ở bên trong bản thân bạn.

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Vâng, thầy đã làm rối loạn giấc ngủ của tôi; bây giờ, thức dậy một sáng mặt trời chiếu, chim hót và lá rung ring trong làn gió thoảng. Ngồi trong vườn của thầy sao dịu ngọt thế. Ngồi cùng thầy, có ngày càng nhiều niềm vui từng ngày. Nước cam lồ này trong sự hiện diện của thầy dâng lên nhiều thế trong những ngày này, hay tôi bây giờ chỉ chú ý tới điều đang ở đây mọi lúc?

Nityanando, điều bạn đang kinh nghiệm bây giờ bao giờ cũng có ở đây rồi, nhưng bạn không ở đây. Lần đầu tiên bạn đã ở đây - đó là lí do tại sao bạn chú ý.

Bạn có thể đã tới đây nhiều lần rồi, nhưng đó chỉ là việc tới của thân thể vật lí của bạn. Tâm trí bạn đang vẩn vơ ở đâu đó khác, bản thể bạn không ở đây. Bây giờ bạn đã biết tới cái mẹo ở đây và bây giờ, và nước cam lồ mà bạn đang cảm thấy sẽ cứ tăng lên mãi, bởi vì sự hiện diện của bạn sẽ liên tục trở thành ngày một kết tinh hơn.

Nước cam lồ bao giờ cũng ở đây rồi, hoa bao giờ cũng nở ra ở đây, gió mát bao giờ cũng thổi qua đây, cây và tia sáng mặt trời... nhưng bạn mù.

Lần đầu tiên bạn đã mở mắt ra, lần đầu tiên giác quan của bạn đã trở nên sống động. Chúng càng trở nên sống động, các kinh nghiệm đang chờ đợi bạn càng trở nên sâu sắc hơn. Tất cả đều tuỳ thuộc vào sự nhạy cảm của bạn, nhận biết của bạn, bản thể im lặng của bạn chỉ ở đây và bây giờ.

Có thể là có ai đó khác không cảm thấy nước cam lồ chút nào, người không cảm thấy cái gì cả, và người đó sẽ đi với ý tưởng rằng chẳng có gì cả. Đây là cách tâm trí bạn lừa bạn; nó không bao giờ cho phép bạn nhận biết về việc mù của bạn, vô nhận biết của bạn, không chu đáo của bạn. Ngược lại, nếu ai đó nói với một người như thế, "Anh đã bỏ lỡ cái gì đó," người đó sẽ vặn lại ngay, "Anh bị thôi miên rồi! Tôi là con người hợp lí; anh đã cho phép bản thân anh bị thôi miên và anh đã quên mọi tính hợp lí."

Mọi người bảo vệ sự mù của họ, bảo vệ cái vô ý thức của họ, họ bảo vệ khổ của họ; bất kì cái gì là của họ - nó có thể là địa ngục - họ sẽ bảo vệ nó.

Nhưng để thực sự ở cùng tôi, bạn phải bỏ mọi phòng thủ của bạn đi, bạn phải mong manh - bởi vì chúng ta không ở đây để đánh lẫn nhau. Chúng ta ở đây để có mối quan hệ sâu sắc, sự hài hoà sâu sắc, hài hoà trong đó mọi khác biệt tan biến đi... và không có nhiều người đâu, mà chỉ có một im lặng, một an bình qua hiểu biết.

Những người không thể bỏ phòng thủ của họ cần mọi từ bi. Họ có thể nghĩ rằng họ là người hợp lí, nhưng họ thực sự là những người vô ý thức. Mắt không cần suy luận, bởi vì mắt có thể thấy ánh sáng không có lí do gì; chỉ người mù mới nghĩ về ánh sáng, suy luận về ánh sáng - ủng hộ hay chống đối, tin vào ánh sáng, không tin vào ánh sáng - nhưng người có mắt không tin mà cũng không không tin, người đó không ủng hộ không chống đối. Người đó đơn giản biết: ánh sáng có đó. Nó phải được tận hưởng, không tranh cãi về nó.

Nityanando, bạn đang trong trạng thái mà tôi muốn mọi người đều như vậy. Nhưng mọi người thật kì lạ thế! Tôi đã nghe... một nhà thiên văn học lớn đã kết luận bài giảng của mình tại giáo đường: "... Và một số đồng nghiệp của tôi tin rằn mặt trời riêng của chúng ta có lẽ sẽ chết đi trong bốn hay năm tỉ năm."

"Ông nói bao nhiêu năm?" bà Siegel, ngồi ở đằng sau phòng, hỏi.

"Bốn hoặc năm tỉ năm," nhà khoa học đáp.

"Sì," bà Siegel nói. "Tôi tưởng ông nói một triệu năm."

Mọi người rất kì lạ... dường như bà ấy đã hiểu! Không thành vấn đề trong sự tồn tại - bốn tỉ hay bốn triệu - nhưng có lẽ triệu là con số lớn nhất bà ấy biết. Nếu nó là bốn tỉ, không vấn đề gì.

Nếu bạn lắng nghe bằng tâm trí bạn, sẽ có nhiều khoảnh khắc tới; nếu bạn không nghe bằng tâm trí mà bằng trái tim, sẽ không có bất kì khoảnh khắc nào như vậy tới cả. Và lắng nghe bằng trái tim là lắng nghe đúng duy nhất.

Ronald Reagan về nhà và thấy vợ mình Nancy đang trong giường với anh bạn rất thân của ông ta, Edwin Meese.

"Này, em nghĩ em đang làm gì thế?"

"Anh thấy đấy," Nancy nói với Meese, "Em đã bảo anh ông ta ngu mà. Bây giờ ông ấy có thể thấy mọi sự và ông ấy đang hỏi, `Cái gì đang diễn ra?'"

Kinh nghiệm của bạn là tươi tắn. Đây là cái đẹp của kinh nghiệm bên trong, rằng chúng bao giờ cũng vẫn còn tươi tắn. Bạn không thể làm cho chúng thành máy móc được. Ngày mai và ngày kia, bất kì khi nào bạn sẽ ở đây... cùng hương thơm, cùng sự hiện diện, cùng nước cam lồ - nhưng với hương vị mới, với hiểu biết sâu sắc, với tính nhạy cảm lớn hơn.

Trong cuộc sống tâm linh không cái gì cũ, nó bao giờ cũng còn tươi tắn. Và cái tươi mát của nó giữ cho bạn, cho dù tới hơi thở cuối cùng của cuộc đời bạn, vẫn còn trẻ trung.

Nhà huyền môn bao giờ cũng chết trẻ. Tuổi của người đó có thể là một trăm hay một trăm hai mươi, không thành vấn đề. Ông ấy bao giờ cũng chết trẻ bởi vì nguồn sống của ông ấy liên tục được làm tươi mới; làn gió mát thoảng qua người đó, tia nắng mặt trời mới đi qua người đó, ánh trăng mát và những vì sao tươi sáng bao giờ cũng bắt đầu nảy sinh trong người đó.

Nityanando, bạn được phúc lành đấy. Đừng làm mất dấu vết. Bạn đã đi tới điểm đúng rồi. Trở nên ngày một định tâm vào điểm đó đi.

Câu hỏi 3

Osho kính yêu,

Tôi đã xoay xở buộc chặt con lạc đà của tôi. Sư tử gầm trong rừng rậm không biết nơi xa, trẻ con còn chưa được thụ thai, và con la bướng bỉnh không đi đâu cả. Thầy có thể bình luận được không?

Devaprem, Zarathustra không có ý tưởng nào về con la bướng bỉnh; bạn dường như thuộc vào một phân loại khác toàn bộ. Bạn không là lạc đà, không là sư tử, không là đứa trẻ - bạn là con la. Và với con la có nhiều khó khăn đấy.

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng la không thể thụ thai sinh con được không? La không sinh ra la con; chúng là con lai chéo giữa lừa và ngựa. Chúng có mọi cái xấu nhất trong lừa và mọi cái xấu nhất trong ngựa. Nhưng một điều là tốt về chúng: chúng không để lại thế hệ mới, chúng đơn giản chết đi.

Tôi muốn bạn xem xét lại. Nhìn vào gương đi... bởi vì Zarathustra đã phân loại tuyệt đối, và không có chỗ cho la. Bạn sẽ thấy con lạc đà trong gương.

Và bạn nói, "Tôi đã xoay xở để buộc chặt con lạc đà của tôi." Nếu bạn đã xoay xở buộc chặt con lạc đà của bạn, thế thì tiêu chuẩn duy nhất để chứng minh nó sẽ là tiếng gầm của sư tử. Nhưng bạn lại nói, "Sư tử gầm trong rừng rậm không biết phía xa." Lạc đà phải trở thành sư tử... lạc đà có năng lực trở thành sư tử.

Đây là các biểu dụ mà Zarathustra đã dùng. Khoảnh khắc lạc đà nổi dậy chống lại sự nô lệ, nó trở thành sư tử, và đột nhiên có tiếng gầm! Một trong những kinh nghiệm đẹp nhất là nghe tiếng sư tử gầm. Và quá trình này là tới mức nếu con la trở thành sư tử... sư tử chỉ là bước chuyển, chiếc cầu. Đứa trẻ bao giờ cũng có đó. Vấn đề không phải là thụ thai đứa trẻ; mọi người đều mang thai, được sinh ra đã mang thai đứa trẻ rồi, chỉ cần cơ hội đúng...

Trong lạc đà cơ hội đúng không có đó; trong sư tử là cơ hội đúng cho đứa trẻ được sinh ra. Nhưng thay vì đi theo cách đơn giản, bạn bị mắc kẹt với la nào đó, con la bướng bỉnh. Bạn có biết loại khác nào không? Mọi la đều bướng bỉnh, đó là phẩm chất lớn của chúng.

Nhưng nhận ra đích xác bạn ở đâu đi. Không người nào là la đâu, bởi vì con người không phải là vật lai. Bạn phải bắt đầu với lạc đà. Và bạn không được giả định nghe tiếng sư tử gầm xa xa, "trong rừng rậm không biết nơi xa." Tiếng gầm của sư tử đó sẽ không giúp gì. Tiếng gầm phải tới từ trái tim sâu sắc nhất của bạn. Và trong chính tiếng gầm đó bạn sẽ trở nên, lần đầu tiên, nhận biết rằng đứa trẻ đang tới.

Đứa trẻ là định mệnh của chúng ta.

Chung cuộc, người ta phải trở thành hồn nhiên như đứa trẻ, đầy ngỡ ngàng và ngạc nhiên, đầy tin cậy và yêu mến, tuyệt đối trong hoà hợp với sự tồn tại. Đó là điều được ngụ ý bởi đứa trẻ. Đây là những biểu dụ. Nhưng tôi có thể hiểu được điều bạn ngụ ý bởi, "con la bướng bỉnh không đi đâu cả."

Giáo hoàng đứng trước một đám đông im lặng các dân làng Italy chăm chú. "Các con chiên của ta, các con phải-a không dùng-a thuốc," ông ấy cảnh báo.

Vừa lúc đó cô Signorina trẻ đẹp bước lên và nói, "Này - ngài không chơi-a trò chơi, ngài không làm-a ra qui tắc được!"

Một điều đơn giản: Bạn không chơi trò chơi - bạn không có quyền làm ra qui tắc. Đây là phẩm chất của la; nó không thích đi cho dù một li, bất kì chỗ nào nó ở. Theo nghĩa đó tâm trí chúng ta có thể được so sánh với la.

Bạn có thể quan sát tâm trí bạn; nó không muốn thay đổi cái gì cả. Mọi thay đổi đều có nghĩa là khó khăn, điều chỉnh lại, bố trí lại - nhưng không thay đổi nghĩa là chết. Tôi muốn bạn nhớ rằng tâm trí là cái máy chết, nó đơn giản là máy sinh học. Nó chống lại mọi thay đổi, nó chống lại tiến hoá, và mọi tiến hoá đã xảy ra trên thế giới đều đã xảy ra qua những người đủ dũng cảm để gạt tâm trí sang bên.

Gạt tâm trí sang bên là điều tôi ngụ ý bởi thiền. Tâm trí là con la; thiền là chim đại bàng, bay tới chân trời xa nhất ngang qua mặt trời, bao giờ cũng sẵn sàng đi vào trong cái không biết.

Devaprem, nếu con la không đi đâu cả, tụt xuống khỏi con la đi. Cần gì mà cứ ngồi trên con là và trông đần độn? Tụt xuống khỏi con la đi! Tốt hơn cả là bước đi trên đôi chân của bạn - ít nhất bạn có thể di chuyển, bạn có thể tiến hoá tới trạng thái tốt hơn của tâm thức.

Toàn thể tôn giáo có thể được cô đọng lại trong một từ, và đó là thiền. Và thiền là cách đơn giản để tụt xuống khỏi con la, tụt xuống khỏi tâm trí. Để tâm trí vẫn còn ở chỗ nó ở; bạn bắt đầu đi không có nó. Và một khi bạn không nghĩ qua tâm trí, bạn sẽ có khả năng hiểu được phân loại của Zarathustra. Bạn sẽ thấy bản thân bạn là nô lệ trong cả nghìn lẻ một cách - nô lệ của truyền thống của bạn, nô lệ của giáo dục của bạn, nô lệ của tôn giáo của bạn, nô lệ của đủ mọi loại mê tín. Bạn sẽ thấy nhiều cảnh nô lệ thế. Chỉ chút ít dũng cảm, và để cho lạc đà nổi dậy chống lại bất kì việc bắt làm nô lệ nào.

Mọi thầy giáo lớn của thế giới đều đã từng nhấn mạnh vào cuộc cách mạng chống lại cảnh nô lệ vẫn giữ linh hồn bạn trong nguyên trạng. Và một khi cảnh nô lệ bị vứt đi, lạc đà trải qua biến thái, trở thành sư tử. Nó bao giờ cũng là sư tử; nó trở thành lạc đà bởi vì việc nô lệ.

Và khoảnh khắc nó trở thành sư tử - dũng cảm và bạo dạn, sẵn sàng đi vào trong cái không biết, sẵn sàng ở một mình - đứa trẻ không còn xa xôi nữa. Biến thái thứ hai sẽ xảy ra; bạn sẽ thấy sư tử biến thành đứa trẻ. Và đứa trẻ là trạng thái tối thượng của giải thoát.

Hồn nhiên của đứa trẻ là trí huệ của nó; tính đơn giản của đứa trẻ là vô ngã của nó. Tươi tắn của đứa trẻ là tươi tắn của tâm thức của nó, cái không bao giờ trở nên già, cái bao giờ cũng còn trẻ. Nó đã trải qua hàng nghìn thân thể: chúng trở nên trẻ, chúng trở nên già, chúng chết. Nhưng tâm thức vẫn tiếp tục, dòng sông trẻ, tươi tắn, nhảy múa hướng tới đại dương. Đôi mắt đầy ngạc nhiên của đứa trẻ là lối mở của bản thể bạn tới mọi điều huyền bí lớn lao của sự tồn tại.

Nhà khoa học cũng cố gắng khám phá những điều huyền bí và các bí mật của chúng, nhưng phương pháp của ông ấy là bạo hành; nó nhiều tính cưỡng hiếp hơn là yêu. Ông ấy mổ xẻ, ông ấy tấn công. Hành vi của nhà khoa học với tự nhiên không mang tính người; nó là rất không có tính người.

Đứa trẻ và hiền nhân cũng đi tới biết điều huyền bí của sự tồn tại, nhưng theo cách mà có thể được gọi là chỉ chơi đùa, cách mà có thể được gọi là chỉ rạng ngời yêu mến. Và sự tồn tại bản thân nó cũng hăm hở mở trái tim nó cho đứa trẻ yêu mến, mở bí mật của nó cho đôi mắt ngạc nhiên của đứa trẻ.

Lão Tử nói, "Khoảnh khắc ông vứt bỏ tri thức, ông trở thành trí huệ."

Khoảnh khắc bạn dừng truy hỏi vào điều huyền bí của sự tồn tại, bản thân sự tồn tại mở mọi cánh cửa của nó, mời bạn. Và đi vào trong điều huyền bí của sự tồn tại như vị khách là được đề cao. Tấn công tự nhiên, ép buộc tự nhiên là man rợ. Khoa học vẫn còn man rợ, và khoa học sẽ vẫn còn man rợ chừng nào nó chưa học có tính thiền nữa. Chỉ thiền mới có thể thay đổi tính man rợ của khoa học và có thể làm cho nó thành chuyện tình hồn nhiên với sự tồn tại.

Điều đó sẽ là tương lai vàng: khi khoa học trở thành chuyện tình với sự tồn tại - không vật lộn, không xung đột, mà là hài hoà sâu sắc, tình bạn.

Mãi cho tới giờ, ngay cả các nhà tư tưởng lớn như Bertrand Russell vẫn nói dưới dạng có tính man rợ. Ông ấy đã viết một cuốn sách nổi tiếng; tựa đề là Chinh phục tự nhiên. Chính ý tưởng về chinh phục tự nhiên là xấu. Chúng ta là một phần của tự nhiên; làm sao một phần có thể chinh phục được cái toàn thể? Bạn có thể quan niệm được rằng tay trái của tôi có thể chinh phục được tôi không? Và chúng ta là phần nhỏ của sự tồn tại tới mức chính ý tưởng chinh phục là viển vông.

Nhưng một khoa học khác chắc chắn được cần; khoa học này đã thất bại. Tôn giáo cũ đã thất bại. Nó đã không chuyển giao cứu rỗi cho nhân loại, nó đã không mang lại điều nó đã hứa - phúc lạc, phúc lành, tính thượng đế. Tất cả mọi hứa hẹn của nó đều đã chứng tỏ là dối trá.

Và bây giờ tôi muốn nói, khoa học cũng đã thất bại. Trong chinh phục tự nhiên, nó chỉ tạo ra các vũ khí huỷ diệt, năng lượng nguyên tử, tên lửa hạt nhân. Thay vì chinh phục tự nhiên, nó đã thành công trong chuẩn bị nấm mồ của toàn thể hành tinh. Khoa học đã thất bại. Nó đã không có khả năng phục vụ cuộc sống bởi lẽ đơn giản là chính ý tưởng về chinh phục là man rợ và bạo hành.

Chúng ta phải tìm ra một tính tôn giáo mới và cách tiếp cận khoa học mới, và chúng không thể là hai điều khác biệt. Chúng có thể là hai mặt của cùng một đồng tiền: Được áp dụng vào tâm thức bên trong, nó trở thành tính tôn giáo; được áp dụng cho thế giới đối thể, nó trở thành khoa học.

Nhưng thực tại cơ bản là hồn nhiên, ngỡ ngàng, và đôi mắt yêu mến... tình bạn, sự hài hoà, chuyện tình.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 11 - Quay về Mục lục Tập 1

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post