Chương 11. Điều thiêng liêng làm bạn mất tiếng

Chương 11. Điều thiêng liêng làm bạn mất tiếng

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 1) - Osho

Chương 11. Điều thiêng liêng làm bạn mất tiếng



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Tôi đã nghe thầy nói rằng công trình của Phật Gautam đi tới chấm dứt khi ông ấy trở nên chứng ngộ, và thầy bắt đầu công việc của thầy sau chứng ngộ của thầy. Thầy có thể nói cái gì đó về điều này được không?

Prem Pankaja, một trong những điều quan trọng nhất cần được ghi nhớ cho tất cả mọi người là cách bạn đã bắt đầu câu hỏi của bạn. Câu hỏi là, "Tôi đã nghe thầy nói." Thông thường, mọi người bỏ phần thứ nhất. Họ đơn giản nói, "Thầy đã nói điều này." Và có khác biệt lớn giữa hai điều này, khác biệt mênh mông tới mức nó không thể nào bắc cầu qua được, và cần hiểu biết lớn lao.

Bất kì điều gì bạn nghe không nhất thiết là điều được nói; điều được nói không nhất thiết là điều bạn nghe. Lí do hiển nhiên là ở chỗ tôi đang nói từ một không gian khác của hiện hữu, và bạn đang nghe từ một không gian khác toàn bộ. Trong việc truyền, nhiều thứ thay đổi.

Chính một dấu hiệu của hiểu biết là bao giờ cũng nhớ rằng bất kì cái gì tôi đã nói đều có thể là khác toàn bộ với điều bạn đã nghe. Câu hỏi của bạn nên là về điều bạn đã nghe, bởi vì làm sao bạn có thể hỏi được một câu hỏi về cái gì đó mà bạn đã không nghe?

Phật Gautam, trong cả đời ông ấy, chưa bao giờ cho phép mọi người viết ra điều ông ấy đang nói. Lí do của ông ấy là ở chỗ nếu bạn viết nó ra, chú ý của bạn trở nên bị phân chia. Bạn không còn toàn bộ nữa. Bạn phải nghe và bạn phải viết, và điều ông ấy đang nói là tinh tế tới mức chừng nào bạn chưa toàn bộ, bạn sẽ bỏ lỡ nó. Cho nên thay vì viết nó ra, cố gắng với tính toàn bộ và sự mãnh liệt của bạn để tiếp cận tới tim bạn, để cho nó chìm vào bên trong bạn.

Ông ấy đã nói trong bốn mươi hai năm liên tục. Sau cái chết của ông ấy, vấn đề đầu tiên là viết ra bất kì cái gì các đệ tử đã nhớ; bằng không đó sẽ là tổn thất cho nhân loại. Họ đã làm việc phục vụ lớn lao, và cũng là việc phi phục vụ lớn lao. Họ đã viết ra... nhưng họ đã đi tới thấy hiện tượng kì lạ - rằng mọi người đã nghe cái gì đó khác. Trí nhớ của họ, kí ức của họ, đã không như nhau.

Ba mươi hai trường phái nhảy ra, tuyên bố, "Đây là điều Phật đã nói." Duy nhất một người - một người phải được nhớ mãi mãi, đệ tử thân cận nhất của ông ấy, Ananda - người thậm chí còn chưa chứng ngộ trước khi Phật chết... Chỉ từ sự khiêm tốn của ông ấy, có hiểu biết, "Tôi chưa chứng ngộ, làm sao tôi có thể nghe đích xác điều tới từ một tâm thức đã chứng ngộ? Tôi sẽ diễn giải nó, tôi sẽ trộn nó với ý nghĩ riêng của tôi, tôi sẽ cho nó mầu sắc riêng của tôi, sắc thái riêng của tôi. Nó không thể mang bên trong tôi cùng nghĩa mà nó đã mang, bởi vì tôi chưa có đôi mắt đó có thể thấy và đôi tai đó có thể nghe." Từ sự khiêm tốn này, kí ức mà ông ấy đã nhớ và đã viết ra đã trở thành kinh sách cơ bản của Phật giáo. Tất cả chúng đều bắt đầu bằng "Tôi đã nghe Phật Gautam nói."

Và tất cả ba mươi hai trường phái triết lí này - họ đều là những học giả lớn, lớn hơn Maitreya, hơn Ananda, có khả năng hơn nhiều để diễn giải, để đem nghĩa vào mọi sự, để làm ra hệ thống từ lời - ba mươi hai trường phái đó dần dần, dần dần trở nên bị bác bỏ. Và lí do cho việc bác bỏ họ là ở chỗ họ đã bỏ lỡ một chỗ bắt đầu: "Tôi đã nghe..." Họ đều nói, "Phật Gautam đã nói" - nhấn mạnh là vào Phật Gautam.

Phiên bản của Ananda là phiên bản được chấp nhận phổ quát. Kì lạ... đã có những người chứng ngộ, nhưng họ vẫn còn im lặng vì điều họ đã nghe là không thể được diễn đạt. Và có những thiên tài triết lí chưa chứng ngộ người rất giỏi nói, và họ đã viết các bài luận lớn - nhưng họ đã không được chấp nhận. Và người không chứng ngộ, không phải là triết gia lớn, mà chỉ là một người chăm sóc khiêm tốn của Phật Gautam, lời của ông ấy đã được chấp nhận. Lí do là ở những chỗ bắt đầu này - "Tôi đã nghe... Tôi không biết liệu ông ấy có nói điều đó hay không. Tôi không thể áp đặt bản thân tôi lên ông ấy được. Mọi điều tôi có thể nói là điều được vọng lại trong tôi; tôi có thể nói về tâm trí tôi - không phải là im lặng vô tâm trí của Phật Gautam."

Kinh Phật, theo cách này, là kinh duy nhất trên thế giới có phẩm chất này của sự khác biệt lớn lao giữa thầy và đệ tử, giữa người đã đạt tới và người còn đang cố gắng đạt.

Bạn đang hỏi, Pankaja, "Tôi đã nghe Thầy nói rằng công việc của Phật Phật Gautam đã đi tới kết thúc khi ông ấy trở nên chứng ngộ, và Thầy bắt dầu công việc của Thầy sau chứng ngộ của Thầy."

Đó là một trong những sự cố kì lạ đó của lịch sử, nơi điều hiển nhiên bị bỏ qua hoàn toàn. Tôi đã nói, đã thảo luận, với vài sư Phật giáo rất có học thức. Một người là Bhikshu Sangharakshita. Ông ấy là người Anh, nhưng trong khi còn trẻ, đang tìm kiếm, ông ấy đã thấy rằng Ki tô giáo chẳng có gì để cho và trở thành một Phật tử. Khi tôi gặp ông ấy, ông ấy đã trở nên rất già. Ông ấy thường sống trên Himalayas, ở Kalimpong. Ông ấy đã viết những cuốn sách lớn về Phật giáo với tình yêu và sự sáng suốt tới mức người ta cảm thấy kính nể.

Tôi đã thảo luận nhiều lần với Bhikshu Ananda Kausalyayan, người là một học giả kinh sách Phật giáo lỗi lạc nhất và người đã viết nhiều với chiều sâu và sự uyên thâm. Và người thứ ba là Tiến sĩ Bhikshu Jagdish Kashayap. Ông ấy là trưởng Viện Phật học lớn.

Không ai trong ba người này đã để ý tới sự khác biệt - rằng phiên bản của Ananda là khiêm tốn và thực hơn bởi vì ông ấy nói điều được phản xạ trong bản thể ông ấy, và ông ấy có thể nói một cách có thẩm quyền chỉ điều đó. Khi tôi chỉ điều đó ra, họ tất cả đều ngạc nhiên - "Chúng tôi đã nghiên cứu cả đời mình, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều này có ý nghĩa nào. Chúng tôi bao giờ cũng nghĩ rằng đó chỉ là cách Ananda viết."

Và khi tôi nói với họ, "Không Phật tử nào, ngoại trừ vài Thiền sư, sẽ đồng ý với tôi..." Toàn thể châu Á đều là Phật tử. Ở các nước khác nhau nó đã lấy hình dáng khác nhau, nghi lễ khác nhau. Nhưng một điều là tương tự ở mọi nơi - rằng Phật đã làm việc trong sáu năm, đủ vất vả để đạt tới chứng ngộ. Ông ấy đã đạt tới chứng ngộ sau sáu năm làm việc vất vả - điều này được chấp nhận.

Nhưng khi tôi đi tới nhìn vào cuộc sống của Phật Gautam, tôi đơn giản sững sờ, bởi vì theo một cách nào đó có thể nói rằng ông ấy đã đạt tới chứng ngộ của mình sau sáu năm làm việc vất vả, nhưng điều đó không phải là toàn thể chân lí. Nó thậm chí không phải là một mảnh nhỏ của chân lí. Chân lí là, ông ấy đã đạt tới chứng ngộ chỉ khi ông ấy bỏ mọi ham muốn về nó, mọi công việc về nó, mọi hi vọng về nó.

Lỗ hổng này giữa làm việc vất vả và thảnh thơi và bỏ ý tưởng rằng bất kì cái gì như chân lí tồn tại... Ông ấy đã làm mọi thứ mà đã được nói cho ông ấy, và vậy mà im lặng đã không giáng xuống ông ấy. Ông ấy đã không có khả năng đi vào trong bản thể bên trong nhất của ông ấy. Ông ấy đã gõ lên mọi cánh cửa, nhưng không cửa nào mở ra. Công việc của ông ấy đã toàn bộ và mãnh liệt tới mức ông ấy không thể quan niệm được rằng có cái gì hơn nữa để được làm.

Tôi đã từng ở dòng sông nhỏ Niranjana, bên bở sông mà ông ấy đã trở nên chứng ngộ vào đêm trăng tròn. Ngày hôm đó, kinh nghiệm quan trọng nhất đã xảy ra - điều thậm chí không được các Phật tử, các tín đồ nói tới. Nó có vẻ dường như không quan trọng, họ không đáng trách. Ông ấy đã hành hạ thân thể ông ấy, ông ấy đã nhịn ăn trong nhiều tháng, và ông ấy đã trở nên yếu thế... và Niranjana là con sông rất nhỏ. Ông ấy đã đi vào dòng sông để tắm sáng, nhưng ngay cả con sông nhỏ nhất và dòng chảy của nó lại quá lớn; ông ấy bắt đầu bị trôi theo dòng sông. Ông ấy không thể xoay xở ra khỏi nó được. Ông ấy treo vào rễ cây.

Khoảnh khắc đó là trọng yếu. Treo vào rễ cây trong sông, một ý nghĩ nảy sinh trong ông ấy, "Mình đã từng sống loại cuộc sống ngu xuẩn nào vậy? Mọi thứ khổ hạnh này, mọi nỗ lực gian nan này, đã chẳng dẫn mình tới chân lí ở đâu cả, mà chỉ làm cho yếu đi. Nó đã không cho mình sự dư thừa cuộc sống; nó đã đem mình tới gần cái chết hơn. Làm sao loại kỉ luật này, điều đang được mọi trường phái dạy, sẽ giúp cho mình qua được đại dương cuộc sống và đạt tới bờ xa hơn?"

Một dấu hỏi về toàn thể phong cách sống, và trong một khoảnh khắc rõ ràng, trong khoảnh khắc trong suốt buổi sáng hôm đó - mặt trời mới mọc - cái gì đó đã thay đổi trong toàn thể con người ông ấy. Ông ấy đã từ bỏ vương quốc của mình; trong khoảnh khắc đó ông ấy đã từ bỏ cả việc từ bỏ của mình nữa. Ông ấy đã từ bỏ thế giới này; trong khoảnh khắc đó ông ấy đã từ bỏ cả thế giới kia nữa. Ông ấy đã từ bỏ tham vọng, quyền lực, danh giá - và bây giờ ông ấy thấy rằng theo cách tinh vi ngay cả nỗ lực để đạt tới chứng ngộ cũng chẳng là gì ngoài tham vọng, rằng nó cũng là ham muốn. Ham muốn về cuộc sống vĩnh hằng hơn, ham muốn về chân lí, nhưng đằng nào đi chăng nữa nó cũng là ham muốn.

Khi ông ấy vật lộn để thoát ra khỏi con sông, ham muốn đó cũng bị bỏ đi. Ông ấy nghỉ lại dưới cây bồ đề. Lần đầu tiên trong cả đời mình, ông ấy hoàn toàn thảnh thơi. Không có đâu mà đi, không có gì mà tìm, không nỗ lực nào được thực hiện. Và điều thật bất ngời, im lặng mà ông ấy đã đi tìm bắt đầu giáng xuống ông ấy như mưa.

Đến tối ông ấy đã là người được thay đổi toàn bộ - bình thản và trầm tĩnh, như ở nhà, thoải mái. Trung tâm mà ông ấy đã tìm kiếm - ông ấy đã cười về điều đó, vì bản thân người tìm kiếm đã được tìm. Ông ấy đã làm cái gì đó ngớ ngẩn. Trung tâm của bản thể của ông ấy không phải là cái gì đó tách rời khỏi bản thân ông ấy. Chừng nào mọi ham muốn chưa biến mất, mọi tham vọng chưa biến mất - chừng nào bạn không có gì để làm, không có gì được bỏ lại để được làm; bạn chỉ ngồi, một cách an bình...

Ông ấy đã tìm thấy trung tâm.

Ông ấy là trung tâm.

Không có đối thể ở bất kì chỗ nào khác.

Một trong những triết gia Đan Mạch lớn nhất, Soren Kierkegaard, đã nói rằng "Tính chủ thể là tất cả." Bạn có thể gọi nó là tôn giáo, bạn có thể gọi nó là chân lí, bạn có thể gọi nó là niết bàn. Nhưng tính chủ thể riêng của bạn, bản thể riêng của bạn...

Và đến tối, một sự vụ đẹp đã xảy ra. Lúc đó là đêm trăng tròn - nó vừa mới diễn ra ở đây, một hay hai hôm trước; lúc đó đã là cũng đêm trăng tròn - một người đàn bà trong làng cạnh đó... Ở Ấn Độ mọi người tôn thờ cây, họ tôn thờ con vật, họ tôn thờ tảng đá, họ tôn thờ núi non, họ tôn thờ mặt trời, mặt trăng. Trên bề mặt điều đó có vẻ rất trẻ con, nhưng sâu bên dưới vấn đề không phải là cái bạn tôn thờ; vấn đề là ở chỗ bạn tôn thờ. Dù cho nó là mặt trời hay mặt trăng hay cây hay sông, đây chỉ là những cái cớ; điều thực là việc tôn thờ. Người đàn bà đó là người tôn thờ cái cây mà dưới nó Phật Gautam đang ngồi.

Trăng đã lên... đây là mùa trăng sáng nhất trong cả năm, đẹp nhất. Và Phật Gautam trông gần như thần dưới cây trong im lặng của khu rừng, bên cạnh con sông - đặc biệt với người đàn bà đó. Cô ấy đã hỏi xin cây cái gì đó và ham muốn của cô ấy đã được đáp ứng, và do vậy cô ấy đã hứa rằng cô ấy sẽ tới với thức ăn ngon để cúng dường cho thần cây. Cô ấy nghĩ có lẽ thần cây đã bước ra khỏi cây và đang ngồi và chờ đợi.

Và Phật đói; ông ấy đã không ăn nhiều ngày rồi, cho nên khi cô ấy cúng dường - tên cô ấy là Sujata - ông ấy đã chấp nhận. Ông ấy ngủ lần đầu tiên trong sáu năm của việc tìm kiếm theo kiểu hành hạ, không căng thẳng nào, không mộng mị nào. Chỉ im lặng là kinh nghiệm duy nhất đang trở nên mỗi lúc một sâu sắc hơn; giấc ngủ của ông ấy đã trở thành samadhi. Khi không có ý nghĩ, không ham muốn, và tâm trí tĩnh lặng, giấc ngủ trở thành samadhi; nó trở thành chứng ngộ.

Và đến sáng, khi ông ấy mở mắt ra... quán tưởng mà xem... không đâu mà đi, không cái gì để đạt tới. Và khi ông ấy thấy ngôi sao cuối cùng biến mất trên trời, ông ấy thấy bản thân mình cũng biến mất trong bầu trời. Điều này được gọi là niết bàn, việc biến mất. Ông ấy đã trở thành việc vắng bóng, chỉ là im lặng thuần khiết, cái không... im lặng vui vẻ, im lặng có bài ca trong nó, im lặng là điệu vũ vô hình.

Đây là ngày của chứng ngộ của ông ấy. Các học giả Phật giáo trong hai mươi nhăm thế kỉ đã nghĩ rằng ông ấy đạt tới bởi vì sáu năm nỗ lực gian nan đó. Tôi khác với họ một cách tuyệt đối. Và họ đã không thể nào chứng minh được cho tôi... và họ nghĩ rằng tôi điên vì họ nghĩ rằng nếu như điều đó là đúng, thế thì trong hai mươi nhăm thế kỉ mọi người chắc đã phải thấy nó rồi. Nhưng tôi nói rằng ông ấy đã đạt tới chứng ngộ bởi vì ông ấy đã vứt bỏ ham muốn đạt tới nó.

Pankaja, tôi nói công việc của Phật Gautam đi tới kết thúc khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã làm việc quá vất vả. Tôi chưa bao giờ làm việc vì chứng ngộ cả; tôi chưa bao giờ theo bất kì kỉ luật nào, bất kì kinh sách nào, bất kì tôn giáo nào, bất kì con đường khổ hạnh nào. Nơi Phật đã đạt tới sau sáu năm nỗ lực gian nan, tôi thấy bản thân tôi ở đó từ chính lúc ban đầu - ngồi dưới cây, thảnh thơi. Mọi người thường nghĩ - các thầy giáo của tôi, bạn bè tôi - rằng tôi phải điên rồi. Ngay cả thỉnh thoảng tôi cũng nghĩ, "Có lẽ họ đúng, bởi vì mọi người đều có tham vọng; tôi không có tham vọng nào. Mọi người đều muốn cái này cái nọ, và tôi đơn giản muốn ngồi im lặng và không làm gì cả, và chỉ là bản thân tôi."

Chứng ngộ với Phật là cao trào của toàn thể công việc của ông ấy. Công việc của tôi bắt đầu sau chứng ngộ của tôi. Tôi chưa bao giờ tìm kiếm nó. Nó là một trong những điều huyền bí mà không có lời giải thích. Nó gõ lên cửa tôi, và tôi nói với nó, "Vào đi, cửa mở đấy." Tôi thậm chí đã không nhận rắc rối để mở cửa. Tôi bao giờ cũng bỏ nó để mở.

Ngày tôi trở nên chứng ngộ, thế thì công việc của tôi bắt đầu. Công việc của tôi là bạn; công việc của Phật Gautam là bản thân ông ấy.

Tôi đã sống vì các bạn.

Tôi không có lí do nào khác để sống, bởi vì mọi điều cuộc sống có thể cho tôi, nó đã cho tôi mà không hỏi han gì. Nó đã rất hào phóng với tôi. Nhưng sau chứng ngộ riêng của tôi, tôi cảm thấy thôi thúc đầu tiên trong bản thể tôi - rằng điều này là đơn giản, tự nhiên tới mức nó đáng phải xảy ra cho mọi người. Và chừng nào nó còn chưa xảy ra cho mọi người, thế giới sẽ vẫn còn tron khổ và đau đớn. Phật Gautam đã chứng ngộ cho bản thân ông ấy; tôi đã chứng ngộ cho người khác. Cho nên nơi công việc ông ấy được hoàn thành, công việc của tôi bắt đầu.

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Bất kì khi nào tôi cố viết điều tôi muốn nói với thầy trước khi trở lại phương Tây, tôi thấy bản thân mình mất tiếng như Lancelot. Nó còn hơn cả sự biết ơn, hơn cả tình yêu, hơn cả thầy và tôi. Và vậy mà, niềm khao khát nào đó để truyền đạt cảm giác này vẫn có đó, mạnh mẽ, và không đi; có nỗi buồn tĩnh lặng và ngọn lửa bùng cháy. Thưa Thầy kính yêu, làm sao tôi có thể diễn đạt được sự mênh mông đã rót đầy tôi biết bao nhiêu lần khi ngồi trong sự hiện diện của thầy và sống trong phật trường của thầy?

Satyam Svarup, khoảnh khắc nó xảy ra, nó bao giờ cũng nhiều hơn tình yêu, nó bao giờ cũng nhiều hơn niềm vui, nó bao giờ cũng nhiều hơn lòng biết ơn, bởi vì cuộc sống là nhiều hơn bạn và nhiều hơn tôi. Nó đa chiều thế, nó bao la thế... Chỉ nếu bạn không nhận biết về nó, bạn có khả năng diễn đạt cảm giác của bạn. Nhưng khoảnh khắc nhận biết đi vào trong cuộc sống của bạn, giải thích bắt đầu biến mất, diễn đạt trở thành không thể được, bởi vì bất kì cái gì bạn có thể nói đều rất không đủ.

Đã có nhiều người trên trái đất đã đạt tới điều tối thượng, nhưng chúng ta thậm chí không biết tới tên họ bởi lí do đơn giản là khoảnh khắc họ đạt tới, họ trở thành câm - im lặng sâu sắc thế, họ không thể tìm được cách để truyền đạt điều đã xảy ra cho họ.

Có nhiều nhà huyền môn trên thế giới, nhưng rất ít thầy. Mọi nhà huyền môn đều không là thầy. Đó là tổ hợp hiếm hoi của việc giỏi nói, của việc dùng lời theo cách mà mang cái vô lời trong lời, để nói mọi thứ theo cách dường như chẳng có gì đã được nói, hiện hữu theo cách mà dường như bạn không hiện hữu. Và bạn càng vắng mặt nhiều, bạn càng là sự hiện diện thuần khiết hơn.

Bạn hỏi tôi, "Bất kì khi nào tôi cố viết điều tôi muốn nói với thầy trước khi trở lại phương Tây, tôi thấy bản thân mình mất tiếng như Lancelot."

Bạn may mắn đấy. Im lặng thế chính là một phần của phúc lạc; bạn biết cái gì đó phải được nói ra, nhưng không có cách nào để nói nó. Bạn biết có phúc lạc lớn tràn ngập bạn, lòng biết ơn trong tim bạn, và có vẻ không phải mà diễn đạt chúng. Nhưng mọi lời đều trần tục thế, và tất cả những kinh nghiệm này là siêu phàm tới mức không có cách nào để dịch chúng. Ngay cả các bậc thầy lớn người đã cố gắng truyền đạt cái gì đó của cái không diễn đạt được cũng phải tìm những cách thức kì lạ.

Mới hôm nọ, tôi nhận được tin của một người ở phần Kashmir bị Pakistan chiếm. Ông ấy một trăm hai mươi nhăm tuổi, và ông ấy đùa về chết đến ba lần. Đây là lần thứ ba.

Ông ấy chết, các bác sĩ tuyên bố rằng ông ấy chết và có than khóc lớn - bạn bè và họ hàng, và mọi sự chuẩn bị - và vào khoảnh khắc cuối cùng khi họ đưa ông ấy ra nghĩa địa, ông ấy mở mắt ra và ông ấy bắt đầu cười! Lần thứ nhất ông ấy làm điều đó mọi người nghĩ, "Đấy có thể chỉ là cơn ngất, và chúng ta bị lầm." Lần thứ hai họ tỉnh táo hơn để không bị lừa bởi ông già này; theo đủ mọi cách họ đã làm cho chắc chắn rằng ông ấy chết. Nhưng dầu vậy, cùng điều đó đã xảy ra: vào khoảnh khắc cuối cùng, ngay khi họ định đưa ông ấy vào trong mồ, ông ấy nói, "Đợi đã!" Ông ấy nói, "Các ông bà không thể thấy được chuyện đùa à?"

Và ông ấy đã thực hiện nó lần nữa bây giờ ở tuổi một trăm hai mươi nhăm. Đây là cách của ông ấy, cách kì lạ để nói với bạn rằng cuộc sống là vĩnh hằng và chết chỉ là trò đùa. Ông ấy đang nói điều đó bằng cuộc sống riêng của mình. Và lần này ông ấy đã nói, "Bây giờ tôi rất già rồi, và tôi không thể cứ làm trò này lâu được, cho nên có lẽ đây là lần cuối cùng. Nhớ lấy - lần thứ tư tôi có thể chết thực."

Nhưng họ nói, "Chúng tôi không thể tin được vào ông. Mọi lần ông đều nói, 'Lần sau tôi có thể chết thực.'"

Ông ấy đang biểu lộ sự vĩnh hằng của cuộc sống và tâm thức. Ông ấy là thầy. Không lời nào, ông ấy đang nói điều Upanishads đã nói: Amritasya putra - "Ngươi là con trai và con gái của vĩnh hằng." Nhưng cách thức nói của ông ấy còn có ý nghĩa hơn nhiều, bởi vì lời có thể được dùng theo cách rất thơ ca và dầu vậy chúng có thể không thực, chúng không thể là kinh nghiệm của nhà thơ. Nhưng người này biết cách đi sâu - sâu vào trong bản thân mình tới mức không có cách thức y tế nào tìm ra được rằng ông ấy vẫn còn sống.

Mất tiếng nhất định xảy ra với bất kì cái gì bạn có thể kinh nghiệm nhưng bạn không thể đem lời vào được. Bạn thấy mặt trời lặn đẹp - bạn có thể nói gì? Bạn thấy con chim tung cánh trên trời - đẹp thế, chỉ là cách diễn đạt của tự do - nhưng bạn có thể nói gì? Và bất kì cái gì bạn nói đều sẽ không đạt được mục tiêu.

Duy nhất những điều tầm thường mới có thể được nói.

Điều thiêng liêng làm cho bạn thành mất tiếng.

Bởi vì "nó còn hơn cả sự biết ơn..." Bạn nói "sự biết ơn" và bạn chắc chắn cảm thấy bạn đã không nói nó; lời này nhỏ bé thế và sự tồn tại to lớn thế - và vậy mà có khao khát lớn để truyền đạt cảm giác này.

Đây là những điều huyền bí của cuộc sống: khi bạn không thể nói được, niềm thôi thúc trở thành ngày càng mạnh hơn để nói nó. Nhạc sĩ nói theo cách riêng của người đó, nhà thơ nói theo cách riêng của người đó, hoạ sĩ nói theo cách riêng của người đó, nhưng không ai thành công - cái gì đó vẫn còn bên ngoài mọi diễn đạt.

Cái gì đó đó ở ngoài việc diễn đạt chính là Thượng đế, là chân lí, là chứng ngộ, là giải thoát. Nhưng những từ này cũng không nói điều đó; chúng chỉ chỉ dẫn thôi - chỉ là ngón tay trỏ tới mặt trăng.

Bạn là đúng, "Có nỗi buồn tĩnh lặng và ngọn lửa bùng cháy… làm sao tôi có thể diễn đạt được sự mênh mông đã rót đầy tôi biết bao nhiêu lần khi ngồi trong sự hiện diện của Thầy và sống trong phật trường của Thầy?"

Bạn sẽ phải đi qua thay đổi giả kim thuật. Nỗi buồn đó là đẹp; nó không là khổ, nó chỉ là nỗi buồn của việc kinh nghiệm cõi bên kia và sự không có khả năng để diễn đạt nó. Và ham muốn bùng cháy để diễn đạt nó biến thành tính sáng tạo - bạn có thể vẽ, bạn có thể hát, bạn có thể nhảy múa; bạn có thể tìm ra cách riêng của bạn bằng cách nào đó để chỉ ra cõi bên kia, và ngọn lửa bùng cháy sẽ không là việc hành hạ bạn. Nó sẽ trở thành niềm vui lớn lao của tính sáng tạo.

Cho nên đừng làm nó thành nỗi buồn, và đừng làm nó thành khổ. Cảm thấy được ân huệ đi! Đổi nó thành tiếng cười lớn. Nó chỉ là vấn đề về thoát ra khỏi chiếc giường từ phía đúng.

Mẹ tối cao của nữ tu viện thức dậy trong tâm trạng hạnh phúc, mặc quần áo và tới thăm các con chiên của mình. "Chào xơ Augusta. Thượng đế ban phúc lành cho cô. Cô có hạnh phúc với công việc không?"

"Dạ có chứ, thưa Mẹ tôn kính, nhưng con tiếc là nhìn thấy Mẹ ra khỏi giường ở phía sai buổi sáng nay."

Mẹ tối cao bỏ qua lời nhận xét, và đi sang một xơ khác. "Chào xơ Georgina. Xơ trông hài lòng với bản thân mình thế."

"Con quả vậy, thưa Mẹ tôn kính, nhưng thật đáng thương cho mẹ ra khỏi giường ở phía sai hôm nay."

Mẹ tối cao, phân vân lắm, đi sang một cô gái trẻ mới vào, "Nói cho ta đi, cô gái nhỏ, cô cũng cảm thấy ta ra khỏi giường ở phía sai sao?"

"Con e là vậy."

"Nhưng tại sao? Ta không hạnh phúc như con chim hót sao? Và hài lòng với tất cả các xơ?"

"Dạ vâng, thưa Mẹ, nhưng mẹ đang đi dép lê của Cha Vincenzo."

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 12 - Quay về Mục lục Tập 1

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post