Read more
Tương Lai Vàng (Tập 1) - Osho
Chương 16. Cuộc sống là hoá thân vĩnh hằng
Câu hỏi 1
Osho
kính yêu,
Thỉnh
thoảng trong bài nói, tôi đột nhiên đi tới tâm thức và nhận ra rằng tôi không
biết tôi đã ở đâu, và vậy mà bài nói đang đi tới chỗ kết. Lời thầy đã đi qua,
nhưng tôi không chắc liệu tôi có thức tỉnh không. Nếu tôi không ý thức, tôi có
đang ngủ không? Đây có phải là hai khả năng duy nhất không? Có giai đoạn nào đó
ở giữa không? Làm sao biết được khác biệt này?
Mary Catherine, câu hỏi bạn đã hỏi là câu hỏi mọi người
cần câu trả lời đấy. Con người là ngủ, nhưng nó không phải là giấc ngủ bình thường;
con người là ngủ với mắt mở. Giấc ngủ của người đó là tâm linh, không vật lí. Cũng
như trong giấc ngủ vật lí tâm thức bạn được rót đầy với mơ, trong giấc ngủ tâm
linh tâm thức bạn được rót đầy với ý nghĩ, ham muốn, cảm giác - cả nghìn lẻ một
thứ.
Không phải là bạn vô ý thức theo nghĩa ở trong cơn ngất;
bạn vô ý thức theo nghĩa là tâm thức của bạn bị che phủ bởi quá nhiều bụi. Nó
đích xác giống như tấm gương: nó bị che phủ bởi nhiều tầng bụi, nó sẽ mất phẩm
chất của phản xạ, sẽ mất phẩm chất của việc là tấm gương. Nhưng gương có đó; mọi
điều được cần là rũ bỏ bụi. Tâm thức bạn có đó - ngay cả khi bạn ngủ về vật lí
tâm thức bạn vẫn có đó, nhưng bây giờ nhiều thứ che phủ hơn khi bạn thức.
Bạn đang hỏi, "Nếu tôi không ý thức, tôi có đang
ngủ không? Đây có phải là hai khả năng duy nhất không? Có giai đoạn nào đó ở giữa
không? Làm sao biết được khác biệt này?"
Bạn không vô ý thức theo nghĩa một người rơi vào cơn
ngất; bạn không vô ý thức theo nghĩa một Phật Gautam có ý thức. Bạn ở giữa. Một
tầng dầy các ý nghĩ không cho phép bạn ở trong hiện tại. Đó là lí do tại sao,
trong khi bạn đang lắng nghe tôi, bạn lắng nghe và vậy mà việc lắng nghe rất hời
hợt - bởi vì sâu bên dưới có nhiều ý nghĩ đang diễn ra thế. Bạn đang nghe nhưng
nó không đạt tới bạn, và khi tôi dừng nói, đột nhiên bạn nhận ra rằng bạn đã lắng
nghe, chắc chắn, nhưng bạn đã không hiểu nó. Nó đã không xuyên thấu vào bạn; nó
đã không trở thành một phần của bản thể bạn. Cái gì đó đã ngăn cản nó, như bức
Trường thành Trung Quốc. Những ý nghĩ đó là trong suốt, nhưng chúng còn dầy hơn
bức Trường thành Trung Quốc có thể dầy.
Bạn không ngủ không thức, bạn ở giữa - thức khi có
liên quan tới các hoạt động máy móc hàng ngày của bạn, và ngủ khi có liên quan
tới tâm thức rõ ràng. Tâm thức thuần khiết, hồn nhiên sâu sắc như bầu trời
không may, bị thiếu vắng.
Giáo hoàng đang ngồi cùng các hồng y giáo chủ kí giấy
tờ và tuyên ngôn. Điện thoại reo vang và thư kí của ông ấy trả lời. "Thưa
giáo hoàng," cô ấy nói. "Nó là về hoá đơn phá thai. Một phóng viên muốn
nói với ngài."
"Đừng làm phiền tôi," giáo hoàng ngắt lời.
"Nhưng ông ấy muốn biết ngài sẽ làm gì về hoá đơn
này."
"Cứ trả tiền nó đi," giáo hoàng đáp.
"Trả nó cho nhanh vào!"
Bạn sẽ đặt giáo hoàng vào vị trí nào? Ngủ hay thức?
Ông ấy ở giữa; ông ấy đã nghe tới từ hoá đơn, nhưng ông ấy đã diễn giải nó theo
cách riêng của ông ấy. Ông ấy đã quên hoàn toàn rằng hoá đơn là về phá thai, và
chắc chắn ông ấy đã không phá thai, và ông ấy không phải trả tiền hoá đơn nào.
Nhưng đây là tình huống của tất cả chúng ta. Chúng ta
nghe điều chúng ta muốn nghe; chúng ta nghe chỉ điều hợp với các khái niệm hình
thành trước của chúng ta, các định kiến.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết... nghiên cứu khoa học gần
như là không thể nào tin được: nó nói chín mươi tám phần trăm của điều bạn nghe
bị ngăn cản không đạt tới bạn - chín mươi tám phần trăm! Chỉ hai phần trăm đạt
tới bạn. Nó phải đi qua nhiều ý nghĩ, quan niệm, niềm tin, ước định thế, và
chúng liên tục cắt xén nó theo bản thân chúng. Đến lúc nó đạt tới bạn, nó là
cái gì đó khác toàn bộ hơn điều được nói, hơn điều được nghe. Nó là quá trình
dài của việc sàng lọc, và tất cả chúng ta đều sàng lọc. Nếu cái gì đó rơi vào
hoà điệu với tâm trí của bạn - điều đó nghĩa là với quá khứ của chúng ta -
chúng ta nghe nó. Nhưng nếu nó đi ngược lại tâm trí chúng ta, chúng ta chắc chắn
nghe âm thanh nhưng chúng ta bỏ lỡ nghĩa.
Lắng nghe là nghệ thuật lớn.
Mọi người chỉ nghe; rất ít người có khả năng lắng
nghe.
Một người đã tới Phật Gautam. Ông ta là một triết gia
nổi tiếng của thời đó và ông ta đã đánh bại nhiều triết gia trong thảo luận về
điều tối thượng, chân lí, Thượng đế. Ông ta đã tới để đánh bại Phật Gautam nữa
- đó chắc sẽ là thắng lợi chu toàn. Ông ta đã mang theo mình năm trăm đệ tử được
chọn lựa để thấy Phật Gautam bị thất bại.
Nhưng Phật Gautam đã hỏi một câu hỏi rất kì lạ. Ông ấy
hỏi, "Ông có hiểu nghĩa và sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe
không?"
Người này đâm ra lúng túng. Ông ta đã tới để thảo luận
những điều lớn lao, và đây là chuyện nhỏ. Và chẳng có khác biệt gì... khi có
liên quan tới ngôn ngữ, liên quan tới từ điển, nghe là lắng nghe. Người này
nói, "Chẳng có khác biệt chút nào, và tôi đã hi vọng ông sẽ không hỏi câu
hỏi bình thường như thế."
Phật Gautam nói, "Có khác biệt lớn đấy. Và chừng
nào ông còn chưa hiểu khác biệt này, không có khả năng của bất kì đối thoại
nào. Ta sẽ nói cái gì đó; ông sẽ nghe cái gì đó khác. Cho nên nếu ông thực sự
muốn có đối thoại với ta, ngồi bên ta trong hai năm đi. Đừng nói lời nào, chỉ lắng
nghe thôi. Bất kì cái gì ta nói cho người khác, đừng quan tâm; ta không nói cho
ông. Cho nên ông không cần lo nghĩ về liệu nó là đúng hay không đúng, liệu ông
phải chấp nhận nó hay không. Ông chỉ là một nhân chứng; ý kiến của ông không được
cần tới.
"Sau hai năm, ông có thể có đối thoại, thảo luận
mà vì nó ông đã tới. Và ta sẽ thích bị đánh bại, cho nên điều này không phải để
trì hoãn thất bại; nó chỉ là để làm cho đối thoại thành có thể."
Vào chính khoảnh khắc đó, Mahakashyap - một đại đệ tử
của Phật Gautam; có lẽ là đệ tử vĩ đại nhất - cười to. Ông ấy đang ngồi dưới một
gốc cây phía xa, và triết gia này nghĩ, "Người kia dường như điên. Sao ông
ta cười?"
Phật nói, "Mahakashyap, điều này là không lịch sự;
ngay cả với người đã chứng ngộ điều này là không đúng."
Mahakashyap nói, "Tôi chẳng bận tâm về đúng hay
sai; tôi chỉ cảm thấy tiếc cho chàng triết gia đáng thương này."
Và ông ấy quay sang triết gia này và nói với ông ta,
"Nếu ông muốn có thảo luận, có nó ngay bây giờ đi; sau hai năm, sẽ chỉ là
im lặng và không có đối thoại đâu. Người này không đáng tin cậy. Ông ấy đã lừa
tôi; tôi cũng tới với cùng ý tưởng như ông, để đánh bại ông ấy, và ông ấy đã lừa
tôi. Ông ấy nói, `Ngồi xuống trong hai năm bên cạnh ta, và lắng nghe. Học nghệ
thuật đầu tiên về lắng nghe. Và bởi vì ông không quan tâm chút nào, tâm trí ông
không cần vận hành.'
"Và hai năm là thời gian dài đấy; tâm trí bắt đầu
quên cách nghĩ, cách vận hành. Chính sự hiện diện của Phật Gautam an bình, im lặng
tới mức người ta bắt đầu hân hoan trong im lặng. Và lắng nghe lời ông ấy... điều
chả đề cập gì tới ông cả, cho nên ông không lo nghĩ liệu chúng có đồng thuận với
định kiến của ông, triết lí của ông, tôn giáo của ông - với ông - hay không.
Ông dửng dưng. Ông lắng nghe ông ấy dường như ông đang lắng nghe chim hót buổi
sáng khi mặt trời lên.
"Và hai năm... tâm trí biến mất. Và mặc dầu những
lời đó không đề cập tới ông, chúng bắt đầu đạt tới tim ông. Bởi vì tâm trí im lặng,
lối chuyển để mở - cửa mở, trái tim đón chào chúng. Cho nên nếu ông muốn hỏi
cái gì, nếu ông muốn thách thức người này, thách thức bây giờ đi. Tôi không muốn
thấy người khác bị lừa lần nữa."
Phật Gautam nói, "Điều đó là tuỳ ông thôi; nếu
ông muốn đánh bại ta bây giờ, ta tuyên bố ta thua. Không cần nói chuyện. Sao
phí thời gian? Ông thắng. Nhưng nếu ông thực sự muốn có đối thoại với ta, thế
thì ta không đòi hỏi nhiều nhặn gì, chỉ hai năm để học nghệ thuật lắng
nghe."
Người này ở lại trong hai năm, và thậm chí quên hoàn
toàn rằng sau hai năm ông ta phải thách thức Phật Gautam vào tranh cãi. Ông ấy
quên đứt toàn thể lịch. Ngày qua, tháng qua, mùa tới rồi đi, và sau hai năm ông
ta tận hưởng im lặng nhiều tới mức ông ấy chẳng có ý tưởng rằng hai năm đã trôi
qua.
Cần phải nhớ rằng thời gian là thứ rất co giãn. Khi bạn
khổ, thời gian trở thành dài hơn; đột nhiên mọi đồng hồ đeo tay và treo tường bắt
đầu chạy chậm - một mưu đồ lớn chống lại người nghèo đang khổ. Thời gian chuyển
chập chạp tới mức thỉnh thoảng người ta cảm thấy dường như nó đã dừng lại.
Bạn ngồi bên cạnh ai đó bạn yêu nhưng sắp chết, vào giữa
đêm; dường như thời gian đã dừng lại, rằng đêm này sẽ không kết thúc, rằng ý tưởng
của bạn là mọi đêm đều chấm dứt đã là hoang tưởng... đêm nay sẽ không có bình
minh, bởi vì thời gian không chuyển động.
Và khi bạn vui vẻ - khi bạn gặp người bạn sau nhiều
năm xa cách, khi bạn gặp người yêu, người mà bạn đã chờ đợi lâu dài - đột
nhiên, lại mưu đồ đó. Mọi đồng hồ treo tường, mọi đồng hồ đeo tay chạy nhanh
hơn; nhiều giờ trôi qua như vài phút, ngày đi như giờ, tháng đi như tuần. Thời
gian co giãn: thời gian là tương đối cho hoàn cảnh bên trong của bạn.
Người đã tận hưởng hai năm này của im lặng sâu sắc tới
mức người đó không thể quan niệm được rằng hai năm đã trôi qua. Đột nhiên, bản
thân Phật đã hỏi ông ấy, "Ông đã quên hoàn toàn rồi sao? Hai năm đã qua rồi;
đây là ngày ông đã tới hai năm trước. Bây giờ nếu ông muốn thách thức ta tranh
cãi, ta sẵn sàng."
Người này cúi mình dưới chân Phật Gautam.
Và Mahakashyap lại cười nữa, và nói, "Tôi đã bảo
ông rồi, nhưng chẳng ai chịu nghe tôi cả. Tôi đã từng ngồi dưới cây này trong gần
hai mươi năm, ngăn cản mọi người khỏi rơi vào cái bẫy của người này; nhưng có
ai nghe tôi đâu. Họ rơi vào bẫy, và từng người đều cho tôi cơ hội cười
to."
Người này đi, sau khi chạm chân Phật Gautam, tới chạm
chân Mahakashyap nữa, vừa nói, "Tôi biết ơn ông. Tôi đã học được phân biệt
giữa nghe và lắng nghe. Nghe đã làm cho tôi thành người thông thái lớn, và lắng
nghe đã làm cho tôi thành hồn nhiên, im lặng - an bình đi qua hiểu biết. Tôi
không có câu hỏi nào, và tôi không có câu trả lời nào; tôi hoàn toàn im lặng. Mọi
câu hỏi đã biến mất, mọi câu trả lời đã biến mất. Tôi cũng có thể ngồi bên cạnh
ông dưới cây này chứ?" ông ta hỏi Mahakashyap.
Mahakashyap nói, "Không, tôi không nhận đệ tử đâu;
đó là việc của Phật Gautam - ông cứ đi tới đó đi. Đừng túm tụm quanh cây của
tôi, vì ngay cả ở đây cũng chẳng có gì để lắng nghe cả, chỉ thỉnh thoảng có tiếng
cười khi ai đó tới và tôi thấy rằng người đó sắp rơi vào bẫy. Ông đã rơi vào bẫy
rồi; bây giờ được khai tâm, trở thành một sannyasin đi."
Không chỉ người này trở thành một sannyasin, năm trăm
tín đồ của ông ấy những người cũng đã ngồi và nghe trong hai năm, cũng đã trở
nên im lặng.
Mary Catherine, bạn có giáo dục tốt; có lẽ quá nhiều -
đọc tốt; có lẽ quá nhiều. Tâm trí bạn đầy những ý nghĩ. Những ý nghĩ đó đang tạo
ra trạng thái mà không ý thức không vô thức. Mọi thứ dường như đầy tiếng ồn
trong bạn tới mức nếu tôi la lên, có lẽ lời tôi có thể đạt tới bạn - nhưng tiếng
thì thào của tôi thì sao? Và chân lí không thể được la lên, nó chỉ có thể được
thì thào. Thực ra, nó có thể được nói chỉ trong im lặng; ngay cả thì thào cũng
là lắm lời quá nhiều rồi.
Gạt tâm trí có giáo dục của bạn sang bên đi. Ở đây bạn
phải hồn nhiên, như trẻ thơ chơi trên bãi biển làm lâu đài cát, đuổi theo bướm,
nhặt vỏ sò, nhìn vào mọi thứ với sự ngỡ ngàng nhiều tới mức từng và mọi thứ
trong sự tồn tại đều trở thành điều bí ẩn.
Lắng nghe tôi chỉ là bắt đầu thôi; thế rồi bạn phải lắng
nghe cây, nghe núi, nghe trăng, nghe những vì sao xa xăm - chúng tất cả đều có
thông điệp cho bạn. Với mặt trời mọc, với mặt trời lặn... chúng tất cả đều đang
chờ đợi lâu thế. Một khi bạn bắt đầu lắng nghe, toàn thể sự tồn tại bắt đầu nói
với bạn. Ngay bây giờ bạn chỉ nói cho bản thân bạn, và không ai lắng nghe.
Ba công dân Xô viết - một người Ba Lan, một người Séc
và một người Do Thái - bị buộc tội làm gián điệp và bị kết án tử hình. Từng người
được ban cho điều ước cuối cùng.
"Tôi muốn tro của tôi được rải trên nấm mồ của
Karl Marx," người Ba Lan nói.
"Tôi muốn tro của tôi được rải trên nấm mồ của
Lenin," người Séc nói.
"Còn tôi," người Do Thái nói, "muốn tro
của tôi được rải trên nấm mồ của đồng chí Gorbachev."
"Nhưng điều đó là không thể được!" anh ta được
bảo. "Gorbachev đã chết đâu."
"Tốt thôi," người Do Thái nói, "Tôi có
thể đợi."
Bạn không nên đợi.
Bắt đầu từ khoảnh khắng này lắng nghe đi, im lặng đi,
bởi vì khoảnh khắc tiếp là không chắc chắn. Gorbachev có thể chết, có thể không
chết. Ngày mai có thể không dễ dàng như hôm nay, bởi vì trong hai mươi bốn giờ
bạn sẽ thu lấy nhiều rác rưởi hơn trong đầu bạn; cho nên càng sớm càng tốt, bởi
vì bạn không thể ngồi im lặng được. Nếu bạn không bắt đầu bây giờ, bạn sẽ làm
cái gì đó hay cái khác...
Đừng trì hoãn nó. Mọi trì hoãn đều là tự tử - đặc biệt
về các kinh nghiệm thuộc vào cõi bên kia.
Câu
hỏi 2
Osho
kính yêu,
Trong
xã hội phương Tây, ít nhất, tuổi trẻ được coi là mọi thứ, và tới mức độ nào đó,
dường như đây là điều đáng phải vậy nếu chúng ta tiếp tục phát triển trong mọi
chiều của cuộc sống. Nhưng hệ quả tự nhiên của điều đó là ở chỗ khi người ta đi
xa khỏi tuổi trẻ, ngày sinh không còn là nguyên nhân cho việc chúc mừng, nhưng
là sự kiện gây bối rối và không thể tránh được của cuộc sống. Vấn đề trở thành
vô lễ khi hỏi ai đó khác về tuổi của họ; tóc bạc là sắp chết, răng phải được bọc
hay bị thay thế toàn bộ, ngực và mặt sệ xuống phải được nâng lên, dạ dày bị
căng, và mạch máu giãn phải được chịu đựng - nhưng dưới lớp vỏ. Thầy chắc chắn
không coi là lời khen nếu ai đó bảo thầy rằng thầy có vẻ già. Nhưng kinh nghiệm
của tôi là ở chỗ khi tôi trở nên già hơn, từng năm đều chỉ là ngày càng tốt
hơn; vậy mà không ai bảo tôi điều này sẽ là vậy, và thầy không bao giờ nghe mọi
người hát ca ngợi việc trở nên già hơn. Vì ích lợi cho các sannyasin trung
niên, xin thầy nói về vui vẻ của việc trở nên già hơn?
Maneesha, câu hỏi bạn vừa hỏi ngụ ý nhiều điều. Thứ nhất,
tâm trí phương Tây bị ước định bởi ý tưởng rằng bạn chỉ có một kiếp sống - bẩy
mươi năm, và tuổi trẻ sẽ không bao giờ quay lại nữa. Ở phương Tây, xuân tới chỉ
một lần; một cách tự nhiên, có ham muốn sâu sắc để bám lấy lâu nhất có thể được,
để giả vờ theo mọi cách có thể được rằng bạn vẫn còn trẻ.
Ở phương Đông, người già hơn bao giờ cũng có giá trị,
được kính trọng. Người đó nhiều kinh nghiệp hơn, người đó đã thấy nhiều, nhiều
mùa vụ tới rồi đi; người đó đã sống qua đủ mọi loại kinh nghiệm, tốt và xấu.
Người đó đã trở nên giày dạn; người đó không còn non nớt nữa. Người đó có tính
toàn vẹn nào đó tới chỉ với tuổi già. Người đó không còn ngây thơ, mang con gấu
bông; người đó không còn trẻ, vẫn ngu ngơ quanh việc nghĩ rằng đây là tình yêu.
Người đó đã trải qua tất cả các kinh nghiệm này, đã thấy
rằng cái đẹp phai nhoà đi; người đó đã thấy rằng mọi thứ đều đi tới kết thúc, rằng
mọi thứ đang đi tới nấm mồ. Từ chính khoảnh khắc người đó rời chiếc nôi, đã chỉ
có một con đường - và nó là từ chiếc nôi tới nấm mồ. Bạn không thể đi bất kì
đâu khác được; bạn không thể đi lạc lối cho dù bạn cố gắng. Bạn sẽ đạt tới nấm
mồ dù bạn làm bất kì cái gì.
Người già được kính trọng, được yêu; người đó đã đạt tới
sự thuần khiết nào đó của trái tim bởi vì người đó đã sống qua ham muốn, và đã
thấy rằng mọi ham muốn đều dẫn tới thất vọng. Những ham muốn đó là kí ức quá khứ.
Người đó đã sống trong mọi mối quan hệ, và đã thấy rằng mọi loại quan hệ đều biến
thành địa ngục. Người đó đã trải qua mọi đêm tối của linh hồn. Người đó đã đạt
tới tính xa cách nào đó - sự thuần khiết của người quan sát. Người đó không còn
quan tâm tới việc tham gia vào bất kì trò chơi đá bóng nào. Chỉ sống cuộc sống
của mình, người đó đã đi tới siêu việt; do đó, người đó được kính trọng, trí huệ
của người đó được kính trọng.
Nhưng ở phương Đông, ý tưởng đã từng là cuộc sống
không chỉ là một mảnh nhỏ bẩy mươi năm mà trong đó tuổi thanh niên của bạn tới
chỉ một lần. Ý tưởng đã là ở chỗ cũng như trong sự tồn tại mọi thứ chuyển động
vĩnh hằng - hè tới, mưa tới, đông tới, và lại mùa hè; mọi thứ chuyển động như
bánh xe - cuộc sống không là ngoại lệ.
Chết là đầu cuối của bánh xe này và là bắt đầu của
bánh xe khác. Lần nữa bạn sẽ lại như đứa trẻ, và bạn lại sẽ trẻ trung, và bạn lại
sẽ già. Nó đã từng là vậy từ lúc bắt đầu, và nó sẽ là vậy cho tới chính kết
thúc - chừng nào bạn còn chưa trở nên chứng ngộ tới mức bạn có thể nhảy ra khỏi
cái vòng luẩn quẩn này và có thể đi vào trong luật khác toàn bộ. Từ cá nhân, bạn
có thể nhảy vào trong vũ trụ. Cho nên không có vội vàng, và không có níu bám.
Phương Tây dựa trên truyền thống Do Thái tin vào chỉ một
kiếp sống. Ki tô giáo chỉ là một nhánh của người Do Thái. Jesus là người Do
Thái, được sinh là người Do Thái, sống là người Do Thái, chết là người Do Thái;
ông ấy không bao giờ biết rằng ông ấy là người Ki tô giáo. Nếu bạn gặp ông ấy ở
đâu đó và đón chào ông ấy bằng, `Xin chào, Jesus Christ', ông ấy sẽ không nhận
ra bạn đang nói tới ai vì ông ấy chưa bao giờ biết rằng tên ông ấy là Jesus và
ông ấy chưa bao giờ biết rằng mình là Christ. Tên ông ấy là Joshua, cái tên Do
Thái, và ông ấy đã là một sứ giả của Thượng đế, không là một Christ. Jesus
Christ là việc dịch sang tiếng Hi Lạp từ tiếng Do Thái. Mô ha mét giáo cũng là
sản phẩm phụ của cùng truyền thống - Do Thái.
Ba tôn giáo này tin vào một kiếp sống. Tin vào một kiếp
sống là rất nguy hiểm vì nó không cho bạn cơ hội phạm sai lầm, nó không cho bạn
cơ hội để có đủ kinh nghiệm về bất kì cái gì; bạn bao giờ cũng vội vàng.
Toàn thể tâm trí phương Tây đã trở thành tâm trí của
khách du lịch mang hai, ba máy ảnh, và xô đi chụp ảnh mọi thứ bởi vì người đó
chỉ có visa ba tuần. Và trong ba tuần đó, người đó phải bao quát cả nước - mọi
đài kỉ niệm lớn. Không có thời gian cho người đó nhìn chúng một cách trực tiếp;
người đó sẽ nhìn chúng ở nhà, lúc thoải mái, trong an bum của mình.
Bất kì khi nào tôi nhớ tới khách du lịch, tôi đều thấy
người đàn bà già chạy từ chỗ này sang chỗ khác - từ Ajanta tới Ellora, từ Taj
Mahal tới Kashmir - trong vội vàng, bởi vì cuộc sống là ngắn.
Chính là chỉ tâm trí phương Tây đã tạo ra câu ngạn ngữ
rằng thời gian là tiền bạc. Ở phương Đông, mọi sự trôi qua chậm rãi; không có vội
vàng - người ta có toàn thể vĩnh hằng. Chúng ta đã từng ở đây và chúng ta sẽ lại
ở đây nữa, cho nên vội làm gì? Tận hưởng mọi thứ với sự mãnh liệt và tính toàn
bộ của nó.
Cho nên, một điều: bởi vì ý tưởng về một kiếp sống,
phương Tây đã trở nên quá bận tâm về việc là trẻ, và thế thì mọi thứ được thực
hiện để vẫn còn là trẻ lâu nhất có thể được, để kéo dài quá trình này. Điều đó
tạo ra đạo đức giả, và điều đó phá huỷ trưởng thành đích thực. Nó không cho
phép bạn trở thành trí huệ thực sự trong tuổi già của bạn, bởi vì bạn ghét tuổi
già; tuổi già nhắc nhở bạn chỉ về cái chết, không gì khác. Tuổi già nghĩa là dấu
chấm hết không còn xa xôi nữa; bạn đã đi tới điểm cuối - chỉ một tiếng còi nữa,
và tầu hoả sẽ dừng lại.
Tôi có một thoả thuận với ông tôi. Ông thích chân ông
được xoa bóp, và tôi bảo ông, "Ông nhớ lấy, khi cháu nói `phẩy,' điều đó
nghĩa là tỉnh táo; chấm phẩy là sắp tới hết. Khi cháu nói `chấm phẩy,' ông phải
sẵn sàng vì chấm hết đang tới gần. Và một khi cháu nói `chấm hết,' cháu ngụ ý
điều đó." Cho nên ông rất sợ "phẩy" tới mức khi tôi nói,
"Phẩy," ông liền nói, "Được rồi, nhưng để cho chấm phẩy dài thêm
chút ít đi. Đừng làm nó ngắn và nhanh đấy!"
Tuổi giả đơn giản nhắc bạn, ở phương Tây, rằng dấu chấm
hết đang tới gần - kéo dài chấm phẩy ra. Và bạn đang cố lừa ai vậy? Nếu bạn đã
nhận ra rằng tuổi trẻ không còn đó, bạn có thể cứ lừa toàn thế giới. Nhưng bạn
không trẻ, bạn đơn giản nực cười.
Tôi đã nghe... hai cái gọi là thanh niên cưới nhau -
cái gọi là bởi vì cả hai đều giả vờ là trẻ; tuổi trẻ đã trôi qua thời gian lâu,
lâu trước đây rồi. Họ đi tuần trăng mật với các va li, với thẻ, "Mới cưới."
Nhưng cả hai đều sợ. Không có niềm vui trên mặt họ, chỉ có nỗi sợ bị phơi bầy.
Ngay sau khi họ vào phòng khách sạn, và đóng cửa lại;
người đàn ông lập tức lên giường, chui dưới chăn, và nói với vợ, "Tắt đèn
trong khi em ở trong buồng tắm. Anh sẽ đợi trong bóng tối; anh thích tối."
Người vợ nói, "Sao anh thích tối? Em không thể thế
được, vì anh là người lạ với em. Chúng ta mới gặp nhau trên bãi biển; em không
biết anh là ai, anh không biết em là ai. Em muốn bật đèn cả đêm."
Người đàn ông nói, "Anh sẽ không thể ngủ được."
Người đàn bà nói, "Nhưng ít nhất cho tới khi em
ra khỏi buồng tắm, bật đèn lên đi."
Và cuộc vật lộn đó bao giờ cũng là việc bắt đầu của mọi
tuần trăng mật, tranh đấu... Bởi vì đàn bà bắt đầu khăng khăng, "Sao anh
bướng bỉnh tới mức đèn phải tắt đi?"
Người đàn ông nói, "Đằng nào thì em cũng sẽ biết
thôi, cho nên phỏng có ích gì mà tranh đấu?"
Anh ta ném chăn đi và chìa ra một chân giả.
Anh ta nói, "Anh không muốn em biết điều
đó."
Người đàn bà nói, "Nhưng điều đó là tốt mà."
Cô ấy vứt bộ tóc giả đi, tháo răng giả ra, và bảo người
đàn ông, "Vú em cũng giả nốt. Cho nên bây giờ không cần sợ ánh sáng nữa."
Anh ta nói, "Bây giờ không cần sợ cái gì cả. Bây
giờ chỉ tiếp tục, đau đầu này, và đi ngủ; tuần trăng mật qua rồi."
Mọi người đang cố vẫn còn trẻ, nhưng họ không biết rằng
chính nỗi sợ mất tuổi trẻ không cho phép họ sống nó trong tính toàn bộ của nó.
Và thứ hai, nỗi sợ mất tuổi trẻ không cho phép bạn chấp
nhận tuổi già với sự duyên dáng. Bạn bỏ lỡ tuổi trẻ - niềm vui của nó, sự mãnh
liệt của nó - và bạn cũng bỏ lỡ cái duyên dáng, và trí huệ, và an bình mà tuổi
già đem tới. Nhưng toàn thể vấn đề đều dựa trên quan niệm sai về cuộc sống.
Chừng nào phương Tây chưa thay đổi ý tưởng rằng chỉ có
một kiếp sống, thói đạo đức giả này, việc níu bám này, và nỗi sợ này không thể
được thay đổi.
Thực ra, một kiếp không phải là tất cả; bạn đã sống
nhiều lần rồi, và bạn sẽ sống nhiều lần nữa. Do đó, sống từng khoảnh khắc một
cách toàn bộ nhất có thể được đi; không vội gì mà nhảy sang khoảnh khắc khác.
Thời gian không phải là tiền bạc, thời gian là không cạn; nó là sẵn có cho người
nghèo nhiều như cho người giầu. Người giầu không giầu hơn khi có liên quan tới
thời gian, và người nghèo là không nghèo hơn.
Cuộc sống là việc hoá thân vĩnh hằng.
Điều xuất hiện trên bề mặt được bắt rễ rất sâu trong
tôn giáo của phương Tây. Họ rất keo kiệt trong việc cho bạn chỉ bẩy mươi năm. Nếu
bạn cố làm kĩ nó ra, gần một phần ba đời bạn sẽ mất trong giấc ngủ, một phần ba
cuộc đời bạn sẽ phải bị phí hoài trong ăn thức ăn, mặc quần áo, lo nhà cửa. Bất
kì chút ít gì còn lại phải được dành cho giáo dục, xem đá bóng, xem phim, cãi
nhau ngu xuẩn, đánh nhau. Nếu bạn có thể tiết kiệm, trong thời gian bẩy mươi
năm, bẩy mươi phút cho bản thân bạn, tôi sẽ coi bạn là người khôn ngoan.
Nhưng khó mà tiết kiệm được cho dù bẩy phút trong cả đời
bạn; cho nên làm sao bạn có thể tìm được bản thân bạn? Làm sao bạn có thể biết
được điều bí ẩn của bản thể bạn, của cuộc đời bạn? Làm sao bạn có thể hiểu được
rằng chết không phải là chỗ kết thúc?
Bởi vì bạn đã bỏ lỡ việc kinh nghiệm bản thân cuộc sống,
bạn sẽ bỏ lỡ kinh nghiệm lớm về chết nữa; bằng không, không có gì phải sợ trong
chết. Nó là giấc ngủ đẹp, ngủ không mơ, giấc ngủ được cần cho bạn để đi vào
thân thể khác, một cách im lặng và an bình. Nó là hiện tượng giải phẫu; nó gần
giống như gây mê. Chết là người bạn, không phải là kẻ thù.
Một khi bạn hiểu cái chết như người bạn, và bắt đầu sống
không có sợ nào rằng nó chỉ là một khoảng thời gian rất nhỏ trong bẩy mươi năm
- nếu cảnh quan của bạn mở cho vĩnh hằng của đời bạn - thế thì mọi thứ sẽ chậm
dần lại; thế thì không cần phải tốc độ.
Trong mọi thứ, mọi người đơn giản xô vào. Tôi đã thấy
mọi người lấy cặp văn phòng, nhét các thứ vào trong nó, hôn vợ, chẳng nhìn liệu
cô ấy là vợ bạn hay ai đó khác; và nói lời tạm biệt với con họ. Đây không phải
là cách sống! Và bạn đạt tới đâu với tốc độ này?
Tôi đã nghe nói về một đôi thanh biên đã mua một chiếc
xe hơi mới, và họ đang đi hết tốc độ.
Người vợ đang nói đi nói lại với chồng, "Chúng ta
đang đi đâu?" Bởi vì đàn bà vẫn có kiểu tâm trí cổ, "Chúng ta đang đi
đâu?"
Và người đàn ông nói, "Đừng làm phiền tôi, cứ tận
hưởng tốc độ chúng ta đang đi. Câu hỏi thực không phải là chúng ta đi đâu; câu
hỏi thực là chúng ta đang đi với tốc độ lớn thế nào?"
Tốc độ đã trở thành quan trọng hơn đích đến, và tốc độ
đã trở thành quan trọng hơn bởi vì cuộc sống ngắn thế. Bạn phải làm nhiều thứ tới
mức chừng nào bạn chưa làm mọi thứ với tốc độ, bạn không thể quản lí được. Bạn
không thể ngồi im trong vài phút - điều đó dường như là việc phí hoài. Trong
vài phút đó bạn có thể đã kiếm được vài đô la.
Chỉ với thời gian phí hoài đó khi nhắm mắt lại, và cái
gì có đó bên trong bạn? Nếu bạn thực sự muốn biết, bạn có thể đi tới bất kì bệnh
viện nào và xem các bộ xương. Đó là điều ở bên trong bạn. Tại sao bạn lâm vào rắc
rối không cần thiết bằng việc nhìn vào trong? Nhìn vào trong, bạn sẽ thấy bộ
xương. Và một khi bạn đã thấy bộ xương của bạn, cuộc sống sẽ trở thành khó khăn
hơn; hôn vợ bạn, bạn biết hoàn toàn rõ cái gì đang xảy ra - hai bộ xương. Ai đó
chỉ cần phát minh ra kính tia X, thế là mọi người có thể đeo kính tia x vào và
thấy khắp xung quanh các bộ xương đang cười. Có lẽ nhất, người đó sẽ không sống
được để cởi kính ra; nhiều bộ xương thế đang cười là đủ để dừng nhịp tim của bất
kì ai... "Trời đất, đây là thực tại đây! Và đây là điều mọi nhà huyền môn
đã từng nói cho mọi người, `Nhìn vào bên trong' - tránh chúng ra!"
Phương Tây không có truyền thống huyền môn. Nó là hướng
ngoại: nhìn ra ngoài, có nhiều thứ thế để nhìn. Nhưng họ không nhận biết rằng
bên trong không chỉ có bộ xương; có cái gì đó nhiều hơn ở bên trong bộ xương. Bằng
việc nhắm mắt lại bạn sẽ không bắt gặp bộ xương; bạn sẽ bắt gặp chính cội nguồn
sống của bạn.
Phương Tây cần việc làm quen sâu sắc với cội nguồn sống
của riêng nó, thế thì sẽ không có vội vàng. Người ta sẽ tận hưởng khi cuộc sống
đem tới tuổi trẻ, người ta sẽ tận hưởng khi cuộc sống đem tới tuổi già và người
ta sẽ tận hưởng khi cuộc sống đem tới cái chết. Bạn đơn giản biết một điều -
cách tận hưởng mọi thứ mà bạn bắt gặp, cách biến đổi nó thành mở hội.
Tôi gọi tôn giáo đích thực là nghệ thuật biến đổi mọi
thứ thành mở hội, thành bài ca, thành điệu vũ.
Một ông già bước vào trong phòng khám sức khoẻ và nói
với bác sĩ, "Ông phải làm cái gì đó để hạ thấp chiều hướng dục của
tôi." Bác sĩ nhìn vào ông già yếu đuối và nói, "Bây giờ, thưa bố, tôi
có cảm giác là chiều hướng dục của bố tất cả đều ở trong đầu bố."
"Đó là điều tôi ngụ ý đấy con ạ," ông già
nói. "Tôi phải hạ thấp nó xuống một ít."
Ngay cả ông già cũng muốn là một kẻ ăn chơi. Nó chỉ ra
một điều rất chắc chắn - rằng ông ta đã không sống tuổi trẻ của mình với tính
toàn bộ. Ông ta đã bỏ lỡ tuổi trẻ của mình, và ông ta vẫn còn nghĩ về nó. Bây
giờ ông ta không thể làm được gì về nó, nhưng toàn thể tâm trí của ông ta vẫn
liên tục nghĩ về những ngày ông ta đã có trong thời trẻ mà đã không được sống;
vào lúc đó ông ta đã vội vàng.
Nếu ông ta mà đã sống tuổi trẻ của mình, ông ta chắc
đã được tự do trong tuổi già khỏi mọi kìm nén, dâm dục; sẽ không cần ông ta bỏ
bản năng dục của ông ta. Nó biến mất, nó bay hơi trong việc sống. Người ta chỉ
phải sống không bị cấm đoán, không có bất kì can thiệp nào từ tôn giáo của bạn,
từ các tu sĩ và nó biến mất; bằng không, khi bạn trẻ bạn ở trong nhà thờ, và
khi bạn già, bạn đọc tạp chí khiêu dâm playboy bằng việc che giấu nó trong Kinh
Thánh linh thiêng của bạn. Mọi Kinh Thánh linh thiêng đều được dùng chỉ cho một
chủ định, che giấu các tạp chí khiêu dâm như playboy, để cho bạn không bị trẻ
con bắt - điều đó gây ngượng ngùng.
Tôi đã nghe nói về ba cụ, các cụ già. Một cụ bẩy mươi
tuổi, cụ kia tám mươi và cụ thứ ba chín mươi. Họ toàn là bạn cũ, đã về hưu, thường
đi dạo và ngồi trên ghế dài trong công viên, và chém gió đủ mọi thứ.
Một hôm người trẻ nhất trong ba người này, cụ già bẩy
mươi, trông có vẻ hơi buồn. Cụ thứ hai, cụ tám mươi, hỏi, "Có chuyện gì thế?
Sao ông có vẻ buồn."
Cụ ấy nói, "Tôi cảm thấy rất mặc cảm. Nếu kể được
cho các cụ sẽ giúp tôi vơi đi bớt cho bản thân tôi. Nó là một sự cố. Một cụ bà
đẹp tắm. Bà ấy là khách ở nhà chúng tôi, và tôi nhìn qua lỗ khoá và mẹ tôi bắt
quả tang tôi."
Cả hai cụ già kia phá lên cười; họ nói, "Ông là đồ
ngốc. Mọi người đều làm những điều như vậy hồi trẻ con."
Ông ấy nói, "Vấn đề không phải là trẻ con; nó đã
xảy ra hôm nay."
Cụ thứ hai nói, "Thế thì nó thực sự là nghiêm trọng
rồi. Nhưng tôi sẽ kể cho ông cái gì đó đã xảy ra cho tôi trong ba ngày, và tôi
đang mang nó như tảng đá, đá đè nặng lên tim tôi. Liên tục trong ba ngày vợ tôi
đã từ chối làm tình với tôi."
Cụ thứ nhất nói, "Điều đó thì thực sự tệ
quá."
Nhưng cụ thứ ba, cụ già nhất cười và cụ nói, "Đầu
tiên cụ phải hỏi cụ ấy ngụ ý yêu là gì đã chứ?"
Thế là cụ này hỏi, và cụ thứ hai nói, "Chẳng nhiều
nhặn gì. Đừng làm cho tôi cảm thấy ngượng ngùng thêm. Nó là một quá trình đơn
giản. Tôi cầm tay vợ tôi và bóp nó ba lần, thế rồi bà ấy đi ngủ và tôi đi ngủ.
Nhưng trong ba ngày, bất kì khi nào tôi định cầm tay bà ấy, bà ấy nói, `Không
hôm nay, không hôm nay! Thấy xấu hổ đi; ông đủ già rồi - không hôm nay!' thế là
trong ba ngày tôi đã không yêu.
Cụ thứ ba nói, "Cái này chưa là gì cả. Điều đã xảy
ra cho tôi mà tôi phải thú nhận, bởi vì các ông vẫn còn trẻ và điều đó sẽ giúp
cho các ông trong tương lai. Đêm qua, khi đêm vừa qua và sáng đang tới gần hơn,
tôi bắt đầu chuẩn bị làm tình với vợ tôi và bà ấy nói với tôi, `Ông định làm gì
thế ông ngốc?' Tôi nói, `Tôi định làm gì à? Tôi đơn giản định làm tình với bà,'
và bà ấy nói, `Đây là lần thứ ba trong đêm đấy; ông không ngủ mà ông cũng không
để cho tôi ngủ. Yêu, yêu, yêu.' Thế là tôi nghĩ dường như tôi bị mất trí nhớ rồi.
Vấn đề của các ông chưa là gì cả nhé; tôi đã mất trí nhớ rồi."
Nếu bạn nghe người già, bạn sẽ ngạc nhiên; họ đang nói
chỉ những điều họ đáng phải sống, nhưng thời gian đã trôi qua khi nó là có thể
để sống chúng. Vào lúc đó họ đã đọc Kinh thánh linh thiêng và lắng nghe linh mục.
Những tu sĩ đó và những kinh sách linh thiêng đó đã
làm biến chất mọi người, bởi vì các tu sĩ đã cho họ những ý tưởng chống lại tự
nhiên và họ không thể cho phép họ sống một cách tự nhiên.
Nếu chúng ta cần một nhân loại mới, chúng ta sẽ phải
xoá bỏ toàn thể quá khứ và bắt đầu mọi thứ mới. Và nguyên tắc sẽ là: cho phép mọi
người, giúp đỡ mọi người, dạy mọi người sống tương ứng với bản tính của người
đó, không theo bất kì lí tưởng nào, và sống một cách toàn bộ và mãnh liệt mà
không sợ gì. Thế thì trẻ con sẽ tận hưởng thời thơ ấu của chúng, thanh niên sẽ
tận hưởng tuổi trẻ và người già sẽ có duyên dáng tới một cách tự nhiên, từ một
cuộc sống toàn thể được sống một cách tự nhiên.
Cho tới khi tuổi già của bạn duyên dáng và trí huệ và
đầy ánh sáng và niềm vui, hài lòng, mãn nguyện, phúc lạc... trong chính sự hiện
diện của bạn, cho tới khi hoa bừng nở và có hương thơm của vĩnh hằng, thế thì
điều chắc chắn là bạn đã sống. Nếu nó không xảy ra theo cách đó, điều đó nghĩa
là ở đâu đó bạn đã đi sai, ở đâu đó bạn đã nghe theo tu sĩ, kẻ làm biến chất, kẻ
tội phạm, ở đâu đó bạn đã đi ngược với tự nhiên; và tự nhiên báo thù. Và báo
thù của nó là để phá huỷ tuổi già của bạn và làm cho nó xấu - xấu với người
khác và xấu trong con mắt riêng của bạn. Bằng không tuổi già có cái đẹp mà ngay
cả tuổi trẻ không thể có được.
Tuổi trẻ có chín chắn, nhưng nó là không trí huệ. Nó
có quá nhiều ngu xuẩn trong nó; nó là nghiệp dư. Tuổi già đã cho cái chạm cuối
cùng vào những bức tranh của cuộc sống riêng của người đó. Và khi người ta đã
cho cái chạm cuối cùng, người ta sẵn sàng chết đi một cách vui vẻ, nhảy múa.
Người ta sẵn sàng đón chào cái chết.
Được chứ, Maneesha
Vâng, thưa Osho.
Xem tiếp Chương 17 - Quay về Mục lục Tập 1
..............................
0 Đánh giá