Chương 20. Cách mạng Nga lần thứ hai

Chương 20. Cách mạng Nga lần thứ hai

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 1) - Osho

Chương 20. Cách mạng Nga lần thứ hai



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Vài tháng trước khi chết, Edgar Cayce, trong một trong những lần "nói trong ngủ" của cơn mê đã nói, "Qua nước Nga hi vọng của thế giới tới. Không phải là trong đánh giá cao điều đôi khi được gọi là chủ nghĩa cộng sản hay bôn sê vích, không; nhưng đánh giá cao tự do, tự do! Rằng từng người sẽ sống vì người bạn của mình. Nguyên tắc này đã từng được sinh ra ở đó. Sẽ phải mất nhiều năm để điều đó được kết tinh. Vậy mà từ nước Nga lần nữa hi vọng của thế giới tới." Xin thầy bình luận?

Jivan Mada, Edgar Cayce là một trong những người kì lạ nhất, một phân loại trong bản thân ông ấy... Đã từng có những người hoàn toàn có ý thức có cái nhìn rõ ràng về thế giới - như Nostradamus; nhưng Cayce không là cái gì đặc biệt khi ông ấy có ý thức. Chỉ khi ông ấy trong một loại vô ý thức, giấc ngủ như mê, ông ấy mới bắt đầu nói những điều cực kì quan trọng, nhiều trong những điều đó đã là đúng.

Nhiều trong những điều này nhất định xảy ra, sớm hay muộn, bởi lí do đơn giản là bất kì cái gì ông ấy đã thấy trong trạng thái mê đều tuyệt đối trong suốt, rõ ràng, không có những ý kiến phản đối - điều đó là tuyệt đối. Và bởi vì nó không tới trong trạng thái có ý thức, bản ngã của ông ấy không được tham gia vào. Nó tới từ hồn nhiên của ông ấy; và bất kì cái gì tới từ hồn nhiên đều có tính hợp thức, có thẩm quyền của riêng nó.

Có hàng nghìn và hàng nghìn trang ghi chép được các đệ tử ông ấy thu thập từ khi ông ấy nói trong cơn mê; gần như toàn thể một thư viện tồn tại chứa các dự báo của ông ấy. Khi ông quay lại ý thức, ra khỏi cơn mê, bản thân ông ấy không nhận biết về điều ông ấy đã nói - dường như nó không được nói bởi ông ấy nhưng bởi một nguồn không biết, bởi một năng lượng không biết, dường như bản thân sự tồn tại đã tự nó nói qua ông ấy. Ông ấy đã chỉ là một phương tiện, bởi vì bản ngã của ông ấy đã không có trên đường, tâm trí ông ấy đã không có trên đường. Ông ấy đơn giản truyền bất kì cái gì tới từ chính gốc rễ của cuộc sống. Đã không có nhiều người như ông ấy. Đã có vài người, nhưng không ai có chiều cao và chiều sâu, và sự mênh mông của Edgar Cayce.

Trong một giấc ngủ-cơn mê, ông ấy đã nói, "Qua nước Nga hi vọng của thế giới tới." Một lần nó đã tới: cuộc Cách mạng Nga năm 1917 đã chấm dứt một thế giới cũ và bắt đầu một thế giới mới. Nó đã tuyên bố nhiều điều đúng về con người - rằng tài sản không nên có tính cá nhân, rằng tài sản là của công xã. Những người sáng lập của cách mạng, đặc biệt Lenin, đã muốn hôn nhân bị tan biến; bởi vì hôn nhân có thể đi vào sự tồn tại bằng tài sản riêng tư, nó nên đi ra khỏi sự tồn tại khi tài sản riêng tư bị tan biến.

Chính sự kiện lịch sử là vì tài sản riêng tư, đàn ông trở nên quan tâm tới hôn nhân, tới chế độ một vợ một chồng; bằng không, theo tự nhiên, con người là đa thê đa phu. Nhưng để bảo vệ tài sản của mình, cho nên ngay cả sau cái chết tài sản vẫn phải vẫn còn trong tay của con trai riêng của người đó, đàn ông quyết định thiên về một vợ một chồng - điều không phải là tự nhiên cho anh ta. Do đó, một mặt hôn nhân tới trong sự tồn tại, và mặt khác, mãi dâm tới. Cả hai đều là sản phẩm phụ của tài sản riêng.

Tài sản nên thuộc về tất cả - cũng như không khí thuộc về tất cả, và nước thuộc về tất cả, và mặt trời thuộc về tất cả. Tài sản tư tạo ra vấn đề mênh mông. Một mặt, mọi người liên tục trở nên giầu hơn; mặt khác, mọi người liên tục trở nên nghèo hơn. Và người nghèo là người sản xuất: anh ta làm việc quần quật trên cánh đồng, anh ta làm việc trong vườn - và anh ta vẫn còn đói. Anh ta dệt vải - và anh ta vẫn còn trần trụi. Anh ta làm những lâu đài và cung điện - và anh ta không có nhà, thậm chí không có lều để chui đầu vào.

Việc bóc lột này bị kết án bởi cuộc Cách mạng Nga, và chống lại bóc lột này, một thời đại mới của xã hội phi giai cấp đã được tuyên bố, nơi mọi người sẽ có cơ hội bình đẳng để trưởng thành. Một hi vọng lớn đã nảy sinh với cuộc Cách mạng Nga, nhưng nó đã chết. Cuộc cách mạng này rơi vào những bàn tay sai. Thay vì đem tới thời đại mới và nhân loại mới, nó đã lặp lại trò chơi cũ dưới cái tên mới. Thay đổi duy nhất là cái nhãn: nơi trong quá khứ đã có người giầu và người nghèo, bây giờ đã có giới quan liêu và nhân dân. Nhưng phân biệt là như nhau, và bóc lột là như nhau.

Trong sáu mươi năm nước Nga đã sống trong một loại nô lệ mới. Không ai khác trên thế giới đã biết tới loại nô lệ đó. Toàn thể đất nước đã trở thành trại tập trung. Những lời đẹp đẽ thỉnh thoảng chứng tỏ rất nguy hiểm: thay vì đem tới sự bình đẳng cho con người nó đã lấy đi mọi tự do, ngay cả tự do diễn đạt. Nó đã làm cho toàn thể xã hội thành một xã hội của các nô lệ.

Vào khoảnh khắc năm 1917 một hi vọng lớn đã nảy sinh trên khắp thế giới, đặc biệt trong những người đủ thông minh để thấy khả năng mênh mông đang mở ra - nhưng nụ chưa bao giờ trở thành hoa. Nhưng bạn không thể giữ được hàng triệu người trong trại tập trung mãi mãi được. Có giới hạn để chịu đựng - và giới hạn đó đã tới. Có thao thức lớn về cuộc cách mạng mới trong thanh niên Nga. Và Gorbachev đơn giản đại diện cho niềm khao khát vô cùng này về tự do, về bình đằng, về nhân phẩm của con người, về việc tự kính trọng. Ông ấy đã cho một cơ hội khác đối với những người thông minh của thế giới, lại về một hi vọng mới.

Chỗ Lenin đã bỏ lại, Gorbachev phải bắt đầu.

Sáu mươi năm ở giữa đã là cơn ác mộng dài - nhưng điều đã qua là qua rồi, điều đã là quá khứ, là quá khứ rồi. Và thanh niên xô viết, với dũng cảm và sáng suốt của Gorbachev, đang nhìn, không nhìn lại sáu mươi năm xấu xí của độc tài vô nhân đạo, mà nhìn tới tương lai mới của một xã hội mở, theo nghĩa đích thực.

Có lẽ Edgar Cayce sẽ lại đúng lần nữa trong dự báo của ông ấy: "Qua nước Nga hi vọng của thế giới tới. Không phải là trong đánh giá cao điều đôi khi được gọi là chủ nghĩa cộng sản hay bôn sê vích, không; nhưng đánh giá cao tự do, tự do! Rằng từng người sẽ sống vì người bạn của mình. Nguyên tắc này đã từng được sinh ra ở đó. Sẽ phải mất nhiều năm để điều đó được kết tinh." Những năm đó đã qua rồi. Nguyên tắc này bây giờ được kết tinh.

Vậy mà từ nước Nga lần nữa hi vọng của thế giới tới - cuộc cách mạng lớn thứ hai. Nước Nga dường như là mảnh đất của định mệnh - không chỉ cho người riêng của nó, mà cho toàn thế giới. Nó đã là nước đầu tiên nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản; nó sẽ lại là nước đầu tiên nổi dậy chống lại chủ nghĩa cộng sản độc tài. Tương lai là của chủ nghĩa cộng sản dân chủ, chủ nghĩa cộng sản bắt rễ trong tự do của con người.

Bình đẳng là có giá trị, nhưng nó không nhiều giá trị hơn tự do. Tự do không thể bị hi sinh cho nó. Tự do không thể bị hi sinh cho bất kì cái gì khác. Nó là kho báu quí giá nhất của con người bạn. Có mọi dấu hiệu rằng Liên Xô sẽ hoàn thành hi vọng lớn lao này, giấc mơ lớn lao này. Hàng triệu người đã từng hi vọng về nó, mơ về nó - nó đã từng là chốn không tưởng trong nhiều thế kỉ. Gorbachev là ở vị trí làm cho nó thành thực tại. Một trách nhiệm lớn vô cùng đã rơi lên vai ông ấy. Và như tôi có thể thấy, ông ấy dường như là đủ mạnh, đủ thông minh để hoàn thành mong đợi này.

Chỉ một điều tôi muốn các sannyasin Nga của tôi truyền đạt cho Gorbachev từ tôi: nếu chiều hướng thiền cũng mở ra cho ông ấy, ông ấy không thể cho phép cơ hội này bị bóp méo.

Joseph Stalin đã phá huỷ toàn thể cuộc cách mạng bởi một lí do, và lí do đó là chủ nghĩa duy vật. Ông ấy tin rằng con người không là gì ngoài vật chất. Theo Karl Marx, tâm thức chỉ là sản phẩm phụ của vật chất, và khi bạn chết vật chất biến mất; không cái gì còn lại như tâm thức - không có linh hồn. Bởi vì ý tưởng sai này ông ấy có thể xoay xở giết ít nhất một triệu người Nga nhân danh cách mạng mà không có rắc rối gì; bằng không ngay cả giết một người cũng sẽ phá huỷ giấc ngủ của cả đời bạn. Điều đó sẽ ám ảnh bạn - bạn sẽ không bao giờ có khả năng tha thứ cho bản thân bạn. Nhưng giết một triệu người mà không băn khoăn gì là có thể dưới cái ô của chủ nghĩa duy vật.

Tôi muốn Gorbachev không chỉ đưa tự do vào Liên Xô và người của nó, mà còn đưa vào chiều hướng tâm linh nào đó để cho rõ ràng rằng họ không chỉ là vật chất. Vật chất không thể có chân giá trị nào - vật chất có thể được dùng, nhưng không thể được kính trọng. Vật chất có thể bị phá huỷ, nhưng bạn không cần cảm thấy rằng bạn đã phạm phải tội ác, hay tội lỗi.

Trừ phi Liên Xô và người của nó không chỉ ham muốn tự do, mà còn ham muốn tìm kiếm linh hồn... bởi vì bạn sẽ làm gì với tự do? Tự do vì cái gì? Có hai loại tự do: tự do với và tự do vì. Tự do với không mấy là tự do. Tự do thực là tự do thứ hai - tự do vì trưởng thành tâm linh, tự do vì tìm kiếm bên trong, tự do vì việc biết các bí mật và điều huyền bí của cuộc sống.

Nếu Gorbachev có thể đưa Phật Gautam, Mahavira, Zarathustra, Lão Tử vào Liên Xô... tại sao bị giới hạn vào Karl Marx? Sao nghèo nàn thế? Sao không làm toàn thể bầu trời là của bạn? - mọi vì sao và toàn thể cái đẹp của ban đêm, là của bạn. Sao vẫn còn bị giới hạn? Nếu ông ấy có thể mở cánh cửa cho tìm kiếm tâm linh, thế thì, chắc chắn, ông ấy có thể hoàn thành lời tiên đoán của Edgar Cayce rằng nước Nga là niềm hi vọng cho cả nhân loại.

Và tôi nghĩ ông ấy là người đủ thông minh để hiểu rằng chủ nghĩa duy vật bị giới hạn như Ki tô giáo, bị giới hạn như Hindu giáo. Tôi làm cho người của tôi thành sẵn có cho mọi chiều hướng bởi vì toàn thể quá khứ là di sản kế thừa của bạn. Sao vẫn còn nghèo thế, bám lấy một tín ngưỡng nhỏ? Sao không cho phép toàn thể bầu trời là của bạn? Sao không giang đôi cánh của bạn ra?

Chủ nghĩa cộng sản bỏ lỡ cuộc cách mạng thứ nhất bởi vì nó đã không đủ tính cách mạng. Nó đã là phản ứng chống lại Ki tô giáo; và bất kì khi nào bạn phản ứng lại cái gì đó, bạn bắt đầu cư xử theo cùng cách. Ở Mĩ họ đang trở thành một xã hội ngày càng đóng hơn bởi vì Ki tô giáo chính thống. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng ở Mĩ hàng nghìn cuốn sách đã bị loại bỏ khỏi các thư viện - trong thế kỉ hai mươi này, ngay bây giờ trong năm nay - vì chúng không tuân theo thái độ Ki tô giáo chính thống, điều là tâm trí Ki tô giáo tính cuồng tín và phát xít.

Ngay cả trong giáo dục Mĩ, lí thuyết về tiến hoá của Charles Darwin không thể được dạy; nó đã bị cấm, bởi vì nó đi ngược lại Ki tô giáo. Ki tô giáo tin vào sáng tạo. Có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ rằng ý tưởng sáng tạo và ý tưởng tiến hoá là đối lập đối xứng. Thượng đế đã tạo ra thế giới; bây giờ không có vấn đề về tiến hoá nào. Bạn không thể cải tiến Thượng đế được.

Charles Darwin và lí thuyết tiến hoá của ông ấy chống lại Ki tô giáo. Nó không bị cấm ở nước nào khác. Nhưng một số bang Mĩ đã cấm nó; bây giờ dạy nó là tội ác. Và mọi cuốn sách - và có hàng nghìn cuốn sách được viết về lí thuyết tiến hoá - đã bị loại bỏ khỏi thư viện của cao đẳng, đại học và thư viện quốc gia.

Phân cực kì lạ. Liên Xô mãi tới giờ đã là một xã hội đóng, và Mĩ ít nhất đã giả vờ là xã hội mở. Bây giờ Liên Xô đang làm mọi nỗ lực để trở thành xã hội mở, và Mĩ đang trở thành ngày càng đóng hơn.

Tôi muốn thêm vào lời cho dự báo của Edgar Cayce: Nếu Liên Xô là hi vọng cho nhân loại, thế thì Hợp chủng quốc Hoa Kì là nguy hiểm lớn nhất cho nhân loại. Nó đang chuẩn bị cho cái chết của nhân loại. Và nếu Liên Xô trở thành không chỉ mở về chính trị mà còn mở về triết học - không bị giới hạn vào các ý tưởng lạc hậu của Karl Marx, mà mở cho mọi loại lí thuyết, triết lí, tôn giáo; kinh nghiệm về Thiền, và Sufi giáo, và Hassid giáo, về Đạo và Yoga - nó chắc chắn chứng tỏ là cứu tinh của nhân loại.

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Tôi thường nghe thầy nói về tính một mình và tính cô đơn như là đối lập; tính một mình là trạng thái trong đó người ta tràn đầy thế - được đáp ứng; tính cô đơn là trạng thái trong đó người ta bỏ lỡ người khác, cảm thấy rất trống rỗng. Đọc thơ của Ryokan, tôi cảm thấy tính cô đơn nào đó, vậy mà người này nổi tiếng là một Thiền sư chứng ngộ.

"Đứng một mình dưới thông đơn độc,

thời gian trôi qua nhanh chóng.

Trên đầu bầu trời vô tận.

Tôi có thể gọi ai để cùng tôi đi trên đường?"

Trong khao khát về người bạn đồng hành thực, trong nhu cầu để chia sẻ sự giầu có đó, tôi tự hỏi liệu trong trái tim của tính một mình, có loại đơn độc nào không. Xin thầy giải thích nếu tính một mình và tính đơn độc là có quan hệ lẫn nhau.

Kavisho, tính đơn độc là tính đơn độc, và tính một mình là tính một mình - và hai điều này không bao giờ gặp nhau ở đâu cả. Chúng không thể gặp được bởi chính bản chất của chúng. Tính một mình là tràn đầy thế, tràn đầy dư thừa của bản thân bạn không có chỗ cho bất kì ai khác. Và tính đơn độc là trống rỗng, tăm tối, khổ tới mức không có gì ngoài cơn đói thường xuyên về ai đó để lấp vào nó... nếu không lấp vào nó, ít nhất cũng giúp bạn quên nó.

Bạn đang trích dẫn từ thơ của Ryokan. Tôi không nghĩ Ryokan đã chứng ngộ. Ông ấy chắc chắn là một Thiền sư, và là nhà thơ lớn, nhưng ông ấy đã không đủ là nhà huyền môn. Ông ấy đạt tới rất gần, nhưng cho dù đạt tới rất gần cũng vẫn không đủ là được chứng ngộ.

Tôi cũng đã yêu thích thơ của Ryokan. Nhưng thận trọng với các nhà thơ, bởi vì họ dường như gần thế với nhà huyền môn. Thỉnh thoảng lời của họ đậm đà mầu sắc hơn lời của nhà huyền môn, bởi vì nhà thơ là nghệ sĩ về lời; nhà huyền môn là chuyên gia về im lặng.

Ryokan là một Thiền sư; do đó cái gì đó của điều huyền bí vọng lại trong thơ của ông ấy. Nhưng đó là vì ông ấy đã sống trong bầu không khí giao cảm với nhà huyền môn. Nhưng bản thân ông ấy không là nhà huyền môn.

Đây là những dòng của ông ấy, và bạn có thể thấy ngay lập tức điều tôi ngụ ý:

Đứng một mình dưới thông đơn độc,

thời gian trôi qua nhanh chóng.

Trên đầu bầu trời vô tận.

Tôi có thể gọi ai để cùng tôi đi trên đường?"

Ông ấy vẫn đang cần một người bạn đồng hành, và ông ấy vẫn đi tìm. Ông ấy vẫn nói về "đường," và người chứng ngộ biết không có đường. Mọi con đường đều sai, không ngoại lệ nào, vì mọi con đường đều dẫn bạn đi xa khỏi bản thân bạn. Và đi tới bản thân mình, bạn không cần con đường nào: bạn phải thức tỉnh và bạn có đó.

Điều đó gần giống như bạn đang ngủ trong phòng và mơ rằng bạn đi xa ở London, ở New York, ở San Francisco. Bạn có nghĩ rằng nếu đột nhiên bạn thức dậy bạn sẽ thấy bản thân bạn ở San Francisco không? Bạn đã ở đó, nhưng đó chỉ là mơ. Thức dậy, đột nhiên bạn thấy bạn đang ở trong phòng tồi tàn của bạn, và bạn thậm chí đã không đi ra khỏi cửa ra vào. Bạn có thể giận người đã đánh thức bạn, nhưng người đó đã đem bạn trở lại thực tại. Và không cần đặt vé, bởi vì bạn chưa bao giờ đi ra ngoài; bạn chỉ đang mơ.

Bạn chỉ đang mơ bạn hiện hữu. Nếu bạn thức dậy, đột nhiên bạn sẽ thấy mọi điều bạn vẫn nghĩ là nhân cách của bạn, thân thể của bạn, tâm trí của bạn, tri thức của bạn, cảm giác của bạn, yêu của bạn - chúng tất cả là mơ. Bạn chỉ là nhân chứng. Nhưng bạn không thể mơ về nhân chứng được; điều đó là không thể được.

Nhân chứng vẫn còn là nhân chứng, chưa bao giờ trở thành mơ. Tính một mình của bạn là nhân chứng của bạn, là bản thể của bạn. Và nó tràn đầy thế, không cần bất kì bạn đồng hành nào. Và nhu cầu về con đường là gì? Bạn đang đi đâu? Bạn đã tới rồi.

Ryokan là nhà thơ hay, và có lẽ là một sư rất có kỉ luật, nhưng ông ấy không phải là nhà huyền môn và chắc chắn không phải là người chứng ngộ.

Kavisho, để điều này là cơ hội nhắc nhở bạn lần nữa: thận trọng về nhà thơ. Họ giống như những đồng tiền giả, mặc dầu họ có vẻ đích xác giống đồng tiền thực. Nhưng giả là giả, và không có cách nào làm nó thành thực. Ryokan vẫn phải thức dậy và thấy không có thông đơn độc đứng một mình, không cần bạn đồng hành, và không có đường.

Người ta hiện hữu, và bao giờ cũng hiện hữu, ở nhà.

Nhận ra tính ở nhà này là tính một mình.

Đi quanh trong mơ bạn bao giờ cũng thấy bản thân bạn đơn độc. Tính đơn độc là hiểu lầm. Tính một mình là thức tỉnh.

Câu hỏi 3

Osho kính yêu,

Đêm hôm nọ tôi nghe thầy nói về phản bội, và làm sao không thể làm cho thấy thất vọng được. Mắt tôi đẫm lệ. Mắt thầy chói sáng thế, chiếu sáng với đủ tình yêu rót đầy vũ trụ này. Tôi nhận ra rằng tôi đã từng cố không làm thất vọng mọi người tôi yêu mọi lúc đời tôi, và nước mắt của tôi là từ lòng biết ơn về tình yêu của thầy, tình yêu không thể được chạm tới hay bị lu mờ dù bất kì cái gì xảy ra. Cái nhìn của thầy có sự mãnh liệt bùng cháy, vậy mà có phẩm chất vô nhân toàn thể nữa. Đây là loại tình yêu gì vậy?

Devageet...

Hai đứa trẻ đang chơi với con chó bên cạnh biển thì con chó bị con sóng lớn cuốn đi. Một giáo sĩ đi ngang qua nhảy vào biển, cứu con chó và làm nó sống lại bằng hô hấp nhân tạo.

Bọn trẻ hỏi, "Này, thưa giáo sĩ, bác có bị ướt không?"

"Ta mà bị ướt sao?" giáo sĩ đáp. "Ta tuyệt đối sũng nước!"

Tôi đang nói về tình yêu trong đó bạn không chỉ ướt, mà tuyệt đối sũng nước.

Và không cần làm nỗ lực nào về nó. Chỉ tan chảy. Không thể cưỡng lại được cám dỗ này, bởi vì yêu là niềm vui, phúc lạc tới mức một khi bạn đã thấy con người của yêu, bạn không bao giờ có thể là như cũ được nữa.

Thấy con người của yêu, bạn đã thấy bản tính riêng của bạn. Và mọi sự sẽ bắt đầu xảy ra. Cái cứng rắn vẫn ngăn cản bạn khỏi việc yêu, tan chảy ra; trái tim bạn đã từng quên hoàn toàn đột nhiên được nhớ lại. Tâm trí đã trở thành cư dân thường trú của bạn không còn là người thường trú của bạn nữa, mà chỉ là xưởng thợ - hữu dụng khi có liên quan tới công việc và hoàn toàn có hại khi có liên quan tới yêu. Trái tim của bạn trở thành nhà bạn, và cuộc sống của bạn bắt đầu toả sáng mà không có nỗ lực nào về phần bạn.

Yêu là bệnh lây nhiễm không chữa được. Thế giới là không tình yêu nhiều tới mức rất ít người có đó để lan toả bệnh này.

Tôi đã nghe nói rằng bác sĩ của Mulla Nasruddin gõ cửa nhà anh ta. Ông ấy giận lắm, và ông ấy nói, "Tôi đã đợi suốt một tháng, và ông đã không trả tiền cho tôi và tôi đã chữa cho con ông bệnh đậu mùa!"

Nasruddin nói, "Ông nghe đây. Tôi đã kiên nhẫn đủ rồi; bằng không, thực tại là ở chỗ ông nợ tôi nhiều tiền."

Bác sĩ nói, "Cái gì? Tôi mà nợ ông à?"

Nasruddin nói, "Vâng. Ông nghĩ ai làm lan toả bệnh này cho cả trường? Con tôi đấy! Và từ mọi thứ ông đã kiếm được trong cả tháng này, tôi phải có phần trăm chứ. Tôi là quân tử và không yêu cầu về điều đó, nhưng ông phải là thằng cha khó tính thế, keo kiệt thế, và ông cũng thần kinh thế nào đó nữa."

Yêu đã biến mất khỏi thế giới bởi lí do đơn giản là không có đủ người tương tư để lan toả đó, không đủ người ngấm đẫm yêu để lan toả nó. Nó là cái gì đó không được dạy, cái được mắc phải.

Devageet, đừng lo nghĩ về nó. Hiện hữu ở đây bạn sẽ được thấm đẫm. Toàn thể sự hiện diện của tôi, im lặng của tôi, lời của tôi không là gì ngoài việc đẩy bạn vào trong đại dương để cho bạn có thể được thấm đẫm.

Câu hỏi 4

Osho kính yêu,

Tôi thích quan sát thầy rút lui một cách duyên dáng thế đi lùi ra ngoài phòng cho tới khi thầy an toàn ở bên trong. Tôi tự hỏi làm sao thầy tránh được cửa và tường. Nhưng xin thầy nói cho tôi, thầy kính yêu, thầy có sợ quay lưng lại chúng tôi không?

Prem Sucheta, tôi sẽ phải kể cho bạn một câu chuyện. Mulla Nasruddin được mời tới một hội nghị nơi nhiều người khôn ngoan đã tụ tập. Anh ta có các đệ tử riêng của mình. Anh ta thu thập mọi đệ tử và cưỡi trên con lừa của mình.

Nhưng các đệ tử nói, "Thầy làm gì vậy?" - vì anh ta cưỡi trên lừa theo cách sai, không quay mặt về phía con lừa đi. Anh ta quay mặt về phía đệ tử những người đi theo anh ta.

Họ nói, "Mulla, chúng tôi biết rằng đi cùng thầy tới bất kì chỗ nào là lâm vào rắc rối. Bây giờ toàn thành phố sẽ cười và chúng tôi sẽ cảm thấy ngượng vì chúng tôi là đệ tử của thầy."

Anh ta nói, "Đừng lo về thành phố. Ta sẽ nhìn những kẻ ngốc đó."

"Nhưng," họ nói, "ít nhất với chúng tôi thầy phải giải thích nguyên tắc lớn chứ."

Anh ta nói, "Nguyên tắc lớn là đơn giản. Nếu ta cưỡi lừa theo cách thông thường, lưng ta sẽ hướng về các ông. Điều đó là sỉ nhục các ông. Ta không thể làm điều đó được. Ta kính trọng các ông nhiều như các ông kính trọng ta. Nếu ta bảo các ông đi lên trước ta, thế thì lưng các ông sẽ hướng về ta. Điều đó thậm chí còn tồi hơn - đệ tử sỉ nhục thầy.

"Ta đã không thể ngủ được cả đêm cho tới khi ta khám phá ra nguyên tắc vĩ đại này: Ta có thể cưỡi lừa đối diện với các ông; ta không bất kính với các ông mà các ông cũng không bất kính với ta. Khi có liên quan tới con lừa, nó quen với ta; nó biết rằng ta có hơi chút dở hơi. Nó sẽ cười khúc khích một chút. Khi có liên quan tới người thành phố, cứ để họ cười đi. Các ông không cần cảm thấy ngượng ngùng - các ông là đệ tử của thầy vĩ đại."

Họ nói, "Nguyên tắc này dường như vĩ đại, nhưng dầu vậy chúng tôi vẫn cảm thấy rất sợ."

Và chuyện đã xảy ra theo cách các đệ tử đã nghĩ. Mọi người ra khỏi cửa hàng, đám đông tụ tập lại. Mọi người bắt đầu hỏi, "Chuyện gì thế nhỉ?"

Các đệ tử nói, "Nó là điều rất phức tạp. Tên của nó là Nguyên tắc Vĩ đại. Nếu các ông muốn hiểu các ông sẽ phải tới trường nơi thầy vĩ đại của chúng tôi dạy chúng tôi."

Họ nói, "Đó là nguyên tắc kì lạ: ngồi theo cách sai trên con lừa đáng thương. Nhưng, nếu ông nói nó là nguyên tắc vĩ đại, nó phải vậy" - bởi vì họ đã biết anh ta, và mọi lúc anh ta đã chứng bản thân mình là đúng. Anh ta có cách riêng của mình. Họ nói, "Chúng tôi sẽ tới vào ngày mai ở trường để hiểu Nguyên tắc Vĩ đại."

Và khi Nguyên tắc Vĩ đại được giải thích cho họ, họ tất cả đều nhìn lẫn nhau. Tất nhiên, nó là đúng, bởi vì Mulla Nasruddin đã nói cho họ: Chừng nào thầy không kính trọng đệ tử của mình, thầy không nên mong đợi bất kì kính trọng nào từ họ.

Prem Sucheta, nó là Nguyên tắc Vĩ đại.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 21 - Quay về Mục lục Tập 1

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post