Chương 23. Năm chiều của giáo dục

Chương 23. Năm chiều của giáo dục

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 2) - Osho

Chương 23. Năm chiều của giáo dục



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Giáo dục có dạng nào trong tâm xã mới?

Maneesha, giáo dục đã từng lan tràn trong quá khứ là rất không đủ, không đầy đủ, hời hợt. Nó chỉ tạo ra những người có thể kiếm sống cho họ nhưng nó không cho cái nhìn sâu nào vào trong bản thân việc sống. Nó không chỉ không đầy đủ, nó còn có hại nữa - bởi vì nó dựa trên cạnh tranh.

Bất kì kiểu cạnh tranh nào cũng là bạo hành sâu bên dưới, và tạo ra những người không có tình. Toàn thể nỗ lực của họ là để là người thành đạt - về tên tuổi, về danh vọng, về đủ mọi loại tham vọng. Hiển nhiên họ phải vật lộn và trong xung đột vì chúng. Điều đó phá huỷ niềm vui của họ và điều đó phá huỷ sự thân thiện của họ. Dường như mọi người đều tranh đấu chống lại toàn thể thế giới.

Giáo dục mãi tới nay đã là hướng đích: bạn học cái gì không quan trọng, điều quan trọng là thi cử sẽ tới trong một hay hai năm sau. Nó làm cho tương lai thành quan trọng - quan trọng hơn hiện tại. Nó hi sinh hiện tại cho tương lai. Và điều đó trở thành chính phong cách sống của bạn; bạn bao giờ cũng hi sinh khoảnh khắc này cho cái gì đó không là hiện tại. Nó tạo ra trống rỗng vô cùng trong cuộc sống.

Tâm xã theo cách nhìn của tôi sẽ có giáo dục theo năm chiều. Trước khi tôi đi vào trong năm chiều đó, vài điều phải được lưu ý. Một: không nên có bất kì loại thi cử nào như một phần của giáo dục, nhưng mọi ngày, mọi giờ đều có quan sát của thầy giáo; nhận xét của họ trong suốt năm sẽ quyết định liệu bạn đi xa hơn hay bạn vẫn còn ở lại lớp lâu hơn chút nữa. Không ai trượt, không ai đỗ - đó chỉ là vài người có tốc độ hơn và vài người có chút ít lười hơn - bởi vì ý tưởng về trượt tạo ra vết thương sâu sắc về thấp kém, và ý tưởng về thành công cũng tạo ra một loại bệnh khác, bệnh về tính cao siêu.

Không ai thấp kém, và không ai cao siêu.

Người ta chỉ là bản thân người ta, không so sánh được.

Cho nên, thi cử sẽ không có chỗ. Điều đó sẽ làm thay đổi toàn thể cảnh quan từ tương lai về hiện tại. Điều bạn đang làm ngay khoảnh khắc này sẽ có tính quyết định, không phải là năm câu hỏi ở cuối hai năm. Trong hành nghìn thứ bạn sẽ qua trong hai năm này, từng thứ sẽ có tính quyết định; cho nên giáo dục sẽ không hướng đích.

Thầy giáo đã từng có tầm quan trọng mênh mông trong quá khứ, bởi vì thầy biết thầy đã qua mọi kì thi, thầy đã tích luỹ tri thức. Nhưng tình huống đã thay đổi - và đây là một trong những vấn đề, rằng tình huống thay đổi nhưng đáp ứng của chúng ta vẫn còn là đáp ứng cũ. Bây giờ việc bùng nổ tri thức là bao la, mênh mông, nhanh chóng tới mức bạn không thể viết một cuốn sách lớn về bất kì chủ đề khoa học nào bởi vì đến lúc cuốn sách của bạn hoàn thành, nó sẽ lạc hậu; sự kiện mới, khám phá mới sẽ làm cho nó thành không liên quan. Cho nên bây giờ khoa học phải lệ thuộc vào các bài báo, và các tạp chí, không vào sách.

Thầy giáo đã được giáo dục từ ba mươi năm trước. Trong ba mươi năm mọi thứ đã thay đổi, và thầy vẫn tiếp tục lặp lại điều thầy đã được dạy. Thầy bị lạc hậu, và thầy đang làm cho học sinh của mình lạc hậu. Cho nên theo cách nhìn của tôi thầy giáo không có chỗ. Thay vì các thầy giáo sẽ có người hướng dẫn, và khác biệt này phải được hiểu: người hướng dẫn sẽ bảo bạn chỗ nào, trong thư viện, để tìm thông tin mới nhất về chủ đề.

Và việc dạy không nên được thực hiện theo kiểu cách cũ, vì truyền hình có thể làm điều đó theo cách tốt hơn nhiều, có thể đem thông tin mới nhất tới mà không có vấn đề nào. Thầy giáo phải hấp dẫn tai bạn; truyền hình hấp dẫn trực tiếp mắt bạn; và tác động này là lớn hơn nhiều, vì mắt hấp thu tám mươi phần trăm tình huống cuộc sống của bạn - chúng là phần sống động nhất.

Nếu bạn có thể thấy cái gì đó thì không cần phải ghi nhớ nó; nhưng nếu bạn lắng nghe cái gì đó bạn phải ghi nhớ nó. Gần chín mươi tám phần trăm giáo dục có thể được chuyển giao qua truyền hình, và các câu hỏi mà sinh viên sẽ hỏi có thể được máy tính trả lời. Thầy giáo chỉ nên là người hướng dẫn để chỉ cho bạn kênh đúng, để chỉ cho bạn cách dùng máy tính, cách tìm sách mới nhất. Chức năng của thầy sẽ khác toàn bộ. Thầy không truyền đạt tri thức cho bạn, thầy làm cho bạn nhận biết về tri thức đương đại, về tri thức mới nhất. Thầy chỉ là người hướng dẫn.

Với những xem xét này, tôi chia giáo dục thành năm chiều. Chiều thứ nhất là thông tin, như lịch sử, địa lí và nhiều chủ đề khác, có thể được giải quyết bằng truyền hình cùng máy tính. Phần thứ hai nên là các khoa học. Chúng có thể được truyền đạt qua truyền hình và máy tính nữa, nhưng chúng phức tạp hơn, và người hướng dẫn sẽ là cần thiết nhiều hơn.

Trong chiều thứ nhất ngôn ngữ cũng tới. Mọi người trên thế giới nên biết ít nhất hai ngôn ngữ; một ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ, và ngôn ngữ kia là tiếng Anh như một phương tiện quốc tế cho trao đổi. Chúng cũng có thể được dạy một cách chính xác hơn qua truyền hình - nhấn giọng, văn phạm, mọi thứ có thể được dạy đúng hơn bởi con người.

Chúng ta có thể tạo ra trên thế giới này bầu không khí huynh đệ: ngôn ngữ kết nối mọi người và ngôn ngữ làm ngắt kết nối nữa. Ngay bây giờ không có ngôn ngữ quốc tế. Điều này là do định kiến của chúng ta. Tiếng Anh là hoàn toàn có năng lực, bởi vì nó được nhiều người trên thế giới biết tới hơn trên qui mô rộng hơn - mặc dầu nó không phải là ngôn ngữ thứ nhất. Ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Tây Ban Nha, khi có liên quan tới dân số. Nhưng dân số của nó bị tập trung, nó không lan rộng khắp thế giới. Ngôn ngữ thứ hai là tiếng Trung Quốc; ngôn ngữ đó thậm chí còn tập trung hơn, chỉ ở Trung Quốc. Khi con số tăng lên, những ngôn ngữ này được nhiều người nói hơn, nhưng vấn đề không phải là ở con số, vấn đề là ở sự lan toả.

Tiếng Anh là ngôn ngữ lan rộng nhất, và mọi người nên bỏ định kiến của họ - họ nên nhìn vào thực tại. Đã có nhiều nỗ lực để tạo ra các ngôn ngữ để tránh định kiến - người Tây Ban Nha có thể nói ngôn ngữ của họ nên là ngôn ngữ quốc tế bởi vì nó được nói bởi nhiều người hơn gần như bất kì ngôn ngữ nào khác... Để tránh những định kiến này, các ngôn ngữ như Esperanto đã được tạo ra. Nhưng không ngôn ngữ được tạo ra nào có khả năng vận hành. Có vài điều phải tăng trưởng lên, không thể được tạo ra ngay; ngôn ngữ là việc tăng trưởng của hàng nghìn năm. Esperanto có vẻ nhân tạo tới mức mọi nỗ lực đó đã thất bại.

Nhưng điều tuyệt đối cần thiết là tạo ra hai ngôn ngữ - thứ nhất, tiếng mẹ đẻ, bởi vì có cảm giác và sắc thái mà bạn chỉ có thể nói trong tiếng mẹ đẻ. Một trong các giáo sư của tôi, S. K. Saxena, một khách lữ hành thế giới, người đã là giáo sư triết học ở nhiều nước, hay nói rằng trong tiếng nước ngoài bạn có thể làm mọi thứ, nhưng khi phải đi tới tranh đấu hay tới yêu, bạn cảm thấy rằng bạn không thực và chân thành với cảm giác của bạn. Cho nên với cảm giác của bạn và với sự chân thành của bạn, tiếng mẹ đẻ của bạn... điều bạn uống cùng sữa mẹ, điều trở thành một phần của máu và xương và tuỷ bạn. Nhưng điều đó là không đủ - điều đó tạo ra các nhóm người nhỏ và làm người khác thành người xa lạ.

Một ngôn ngữ quốc tế là tuyệt đối cần thiết như cơ sở cho một thế giới, cho một nhân loại. Cho nên hai ngôn ngữ nên là tuyệt đối cần thiết cho mọi người. Điều đó sẽ tới trong chiều thứ nhất.

Chiều thứ hai là cuộc truy vấn về các chủ đề khoa học, điều là quan trọng mênh mông bởi vì nó là một nửa thực tại, thực tại bên ngoài. Và chiều thứ ba sẽ là điều bị thiếu trong giáo dục ngày nay, nghệ thuật sống. Mọi người đã coi đương nhiên rằng họ biết yêu là gì. Họ không biết... và đến lúc họ biết, quá trễ rồi. Mọi đứa trẻ nên được giúp đỡ để biến đổi giận, hận thù, ghen tị của nó thành yêu.

Một phần quan trọng của chiều thứ ba cũng phải là khả năng khôi hài. Cái gọi là giáo dục của chúng ta làm cho mọi người buồn và nghiêm trang. Và nếu một phần ba cuộc đời bạn bị phí hoài vào đại học trong việc buồn và nghiêm trang, nó trở nên ăn sâu; bạn quên mất ngôn ngữ của tiếng cười - và người quên mất ngôn ngữ của tiếng cười đã quên mất nhiều phần cuộc sống.

Cho nên yêu đi, cười đi, và làm quen với cuộc sống và sự ngạc nhiên của nó, điều bí ẩn của nó... những con chim này đang hót trên cây không nên thành không được nghe thấy. Cây và hoa và sao nên có kết nối với trái tim bạn. Mặt trời mọc và mặt trời lặn sẽ không chỉ là những điều bên ngoài - chúng nên là cái gì đó bên trong nữa. Việc sùng kính cuộc sống nên là nền tảng của chiều thứ ba.

Mọi người bất kính thế với cuộc sống.

Họ vẫn liên tục giết con vật để ăn - họ gọi điều đó là trò chơi; và nếu con vật ăn họ - thế thì họ gọi điều điều đó là tai hoạ. Kì lạ... trong trò chơi cả hai bên phải được cho cơ hội bình đẳng chứ. Con vật không có vũ khí và bạn có súng máy hay mũi tên... Bạn có thể đã không nghĩ về tại sao mũi tên và súng máy được phát minh ra: để cho bạn có thể giết con vật từ khoảng cách xa; lại gần là nguy hiểm. Đây là loại trò chơi gì? Và con vật đáng thương, không tự vệ chống lại được viên đạn của bạn...

Vấn đề không phải là giết con vật; vấn đề là bất kính với cuộc sống, bởi vì mọi điều bạn cần có thể được cung cấp hoặc bằng thức ăn tổng hợp, hoặc bằng các phương pháp khoa học khác. Mọi điều bạn cần có thể được đáp ứng; không con vật nào phải bị giết. Và một người giết con vật, sâu bên dưới có thể giết con người mà không khó khăn gì - bởi vì khác biệt là gì? Và có những kẻ ăn thịt người...

Mới vài ngày trước ở Palestine, mọi người yêu cầu rằng chính phủ cho phép họ ăn thịt người, vì không có đủ thức ăn - cho nên tại sao phí hoài xác chết? Dù đó là chết tự nhiên hay bị giết bởi kẻ khủng bố hay bị tai nạn, nó là thức ăn tốt! Và điều đáng ngạc nhiên là chính phủ Palestine đã đồng ý - họ phải đồng ý. Thức ăn khan hiếm, và mọi người không thể bị bỏ đói. Hôm nay họ sẽ ăn người chết tự nhiên hay chết vì tai nạn, hay người bị bọn khủng bố giết; nhưng điều này sẽ không tiếp tục mãi mãi. Chẳng mấy chốc họ sẽ bắt đầu tìm cách giết mọi người - đánh cắp trẻ con, bởi vì thịt trẻ con được coi là ngon nhất.

Sự tôn kính lớn lao với cuộc sống nên được dạy, bởi vì cuộc sống là Thượng đế và không có Thượng đế khác hơn bản thân cuộc sống, và niềm vui, tiếng cười, khả năng khôi hài - nói tóm lại là một tâm linh nhảy múa.

Chiều thứ tư nên là nghệ thuật và sáng tạo: hội hoạ, âm nhạc, nghề thủ công, đồ gốm, công trình nề - bất kì cái gì có tính sáng tạo. Mọi khu vực sáng tạo nên được cho phép; học sinh có thể chọn. Chỉ nên có vài điều bắt buộc - chẳng hạn ngôn ngữ quốc tế nên là bắt buộc; năng lực nào đó để kiếm sống nên là bắt buộc; nghệ thuật sáng tạo nào đó nên là bắt buộc. Bạn có thể chọn qua toàn thể cầu vồng nghệ thuật sáng tạo, bởi vì chừng nào một người chưa học được cách sáng tạo, người đó không bao giờ trở thành một phần của sự tồn tại, điều thường xuyên có tính sáng tạo. Bằng việc có tính sáng tạo người ta trở thành thiêng liêng; tính sáng tạo là lời nguyện duy nhất.

Và chiều thứ năm nên là nghệ thuật chết. Trong chiều thứ năm này sẽ có mọi chiều, để cho bạn có thể biết không có chết, để cho bạn có thể trở nên nhận biết về cuộc sống vĩnh hằng bên trong bạn. Điều này nên là bản chất tuyệt đối, bởi vì mọi người đều phải chết; không ai có thể tránh được nó. Và dưới cái ô lớn của thiền, bạn có thể được giới thiệu với Thiền, với Đạo, với Yoga, với Hassid giáo, với mọi loại và mọi khả năng đã từng tồn tại, nhưng giáo dục đã không chăm nom gì về điều đó. Trong chiều thứ năm này, bạn nên được làm cho nhận biết về võ thuật như aikido, jujitsu, judo - nghệ thuật tự vệ không có vũ khí - và không chỉ tự vệ, mà đồng thời cả thiền nữa.

Tâm xã mới sẽ có giáo dục đầy đủ, giáo dục toàn thể. Mọi điều là bản chất nên là bắt buộc, và mọi điều không bản chất nên là tuỳ chọn. Người ta có thể chọn từ các tuỳ chọn, điều có thể là nhiều. Và một khi những điều cơ bản được đáp ứng, thế thì bạn phải học cái gì đó bạn thích thú; âm nhạc, nhảy múa, hội hoạ - bạn phải biết cái gì đó để đi vào nội tâm, để biết bản thân bạn. Và tất cả những điều này có thể được thực hiện rất dễ dàng mà không khó khăn gì.

Tôi đã từng là một giáo sư và tôi đã từ nhiệm khỏi đại học với một lời chú thích nói: Đây không phải là giáo dục, đây là ngu xuẩn cực kì; bạn không dạy cái gì có ý nghĩa cả.

Nhưng giáo dục vô nghĩa này lan tràn khắp trên thế giới - nó không tạo ra khác biệt, ở Liên Xô hay ở Mĩ. Không ai đã tìm một cái toàn thể hơn, một nền giáo dục toàn bộ. Theo nghĩa này gần như mọi người đều vô giáo dục; ngay cả những người có bằng cấp cao cũng vô giáo dục trong khu vực bao la hơn của cuộc sống. Vài người vô giáo dục nhiều hơn, vài người vô giáo dục ít hơn - nhưng mọi người đều vô giáo dục. Nhưng tìm ra một người có giáo dục là không thể được, bởi vì giáo dục như một toàn thể không tồn tại ở đâu cả.

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Vậy bây giờ điều này: tôi là một anh chàng trông khá bảnh bao với mầu da rám nắng khá xinh, và tôi ở cùng với một bạn gái đẹp. Và tôi cũng khá thông minh. Thỉnh thoảng tôi thiền và tôi có thể chơi các hợp âm trên đàn ghi ta; và tôi biết khác biệt giữa phẫu thuật thuỳ não trước và cái chai không ở trước tôi; cho nên trong khi mọi người khác đang cố tìm ra tại sao họ không thể là bản thân họ, tôi muốn biết tại sao tôi không thể là Milarepa?

Satyadharma, bạn hoàn toàn tốt như bạn vậy. Bạn không cần là một Milarepa. Đây là những ý tưởng mà giáo dục và xã hội cạnh tranh đã cho bạn. Bạn muốn là ai đó khác.

Bạn nói, "Tôi là một anh chàng trông khá bảnh bao." Ai bảo bạn điều đó? Đó phải đã là bạn gái của bạn - nhưng mọi bạn gái nói điều đó với mọi bạn trai. Bạn không nên quá bị ấn tượng bởi những điều như vậy.

Bạn nói "với mầu da rám nắng khá xinh." Đặc biệt ở đây ở Ấn Độ, da rám nắng không khá xinh đâu - tôi ghét nó! - nó chỉ là người có vẻ đẹp đang đốt cháy da họ dưới mặt trời. Da rám nắng là ý tưởng phương Tây ngu xuẩn. Nếu bạn muốn nghỉ ngơi, nghỉ trong bóng râm ấy; đừng có phức cảm thấp kém về mầu trắng của bạn. Người da đen đã tạo ra ý tưởng rằng "đen là đẹp." Trắng thì sao? Không một người da trắng nào nói "trắng là đẹp."

Và bạn nói, "Và tôi ở cùng với một bạn gái đẹp." Và một cách tự nhiên bạn nghĩ những điều này nghĩa là bạn có thể được công bố là một Milarepa khác. Nhưng thế thì mọi người khác...? Thế thì chúng ta sẽ phải đặt tên cho mọi người "Milarepa số 1," "Milarepa số 2." Và bạn nói, "Thỉnh thoảng tôi thiền và tôi có thể chơi các hợp âm trên đàn ghi ta; và tôi biết khác biệt giữa phẫu thuật thuỳ não trước và cái chai không ở trước tôi; cho nên trong khi mọi người khác đang cố tìm ra tại sao họ không thể là bản thân họ, tôi muốn biết tại sao tôi không thể là Milarepa." Bạn có thể là, nhưng bạn sẽ chỉ là số hai thôi, và điều gây tổn thương.

Bạn có thể chỉ là bản sao, và bạn không biết những khó khăn của Milarepa đáng thương; bạn không nhận biết về vấn đề của anh ấy.

Tôi đã nghe từ những nguồn tin cậy... Milarepa về nhà kiệt sức và bực tức khủng khiếp. "Anh về muộn vì công việc hôm nay," anh ta nói với vợ.

"Em biết," cô ấy đáp.

"Anh cãi nhau với ông chủ."

"Em biết."

"Ông ta đuổi anh," anh ta rầu rĩ nói.

"Em biết," cô ấy trả lời.

"Em biết cái của khỉ gì?"

"Ông ấy bảo em."

"À, đéo nó!" Milarepa giận dữ nói.

"Em làm rồi," vợ anh ta đáp.

Nghe điều này, Milarepa cầm chiếc ghi ta của anh ta và tới đây.

Bạn hoàn toàn tốt như bạn vậy - Milarepa có vấn đề riêng của anh ấy. Bạn có một bạn gái, anh ta có nhiều thế - và bị đánh từ mọi nơi. Khi một bạn gái ném anh ta ra, anh ta tới bạn gái khác. Cuối cùng anh ta có một bạn gái vĩnh viễn, Shunyo. Khi mọi bạn gái đều giận anh ta, thế thì anh ta tới Shunyo. Shunyo là nỗ lực cuối cùng của anh ta.

Tôi nghĩ bạn nên bỏ ý tưởng này đi. Bạn chỉ là bản thân bạn thôi. Milarepa là một đống hoàn toàn lộn xộn!

Câu hỏi 3

Osho kính yêu,

Paul Gaugin, hoạ sĩ Pháp nổi tiếng, đã vứt bỏ xã hội và sống phần đời còn lại của ông ấy trên một hòn đảo ở Nam Thái bình dương. Không lâu trước khi chết, ông ấy hoàn thành kiệt tác cuối cùng của mình, mang tiêu đề "Chúng ta là ai? Chúng ta tới từ đâu? Chúng ta đang đi đâu?" Về điều này ông ấy viết, "Tôi đã để tất cả sức của mình dồn vào tác phẩm này trước khi chết - niềm đam mê đau đớn thế, cái nhìn rõ ràng thế." Sáng hôm nọ thầy đã nói cho chúng tôi và việc có tính sáng tạo, và là vui vẻ cùng nó, không buồn. Osho ơi, có cái gì hơn nữa thầy có thể nói về vai trò của sáng tạo theo cách nhìn của thầy không?

Milarepa, Paul Gaugin phải khổ theo cách mọi người sáng tạo khổ. Tính sáng tạo gần giống như mang thai. Người mẹ trải qua chín tháng trong hoàn cảnh rối loạn sâu sắc, và thậm chí sau khi sinh đứa trẻ cô ấy vẫn không hết trách nhiệm. Mọi tính sáng tạo đều là đau khổ sâu sắc, trừ phi tính sáng tạo của bạn không bắt nguồn từ tâm trí, mà bắt nguồn từ thiền. Khi nó bắt nguồn từ thiền, tính sáng tạo chia sẻ niềm vui, chia sẻ phúc lạc mà bạn có.

Tâm trí không có niềm vui - nó thực sự là vết thương, rất đau đớn.

Paul Gaugin không có ý tưởng nào về bất kì thiền nào, nhưng ông ấy có đam mê vô cùng, gần như điên để sáng tạo. Và chỉ để sáng tạo, ông ấy đã vứt bỏ xã hội, quên tất cả về vợ và con ông ấy cùng các trách nhiệm. Ông ấy bị sở hữu bởi ý tưởng về sáng tạo. Việc sở hữu này toàn bộ tới mức ông ấy không thể cho phép bất kì sao lãng nào. Nhưng khi bạn bị sở hữu bởi cái gì đó, bạn đang làm việc gần như nô lệ, và sự nô lệ không thể đem tới phúc lạc.

Mọi người sáng tạo ở phương Tây đều đã trải qua những năm dài khổ cực. Nhiều người trong số họ đã bị buộc phải sống trong nhà thương điên, và nhiều người trong số họ đã tự tử. Đau khổ trở thành quá nhiều, không thể chịu đựng nổi; họ đã phải chấm dứt cuộc đời họ. Nhưng dầu vậy những người sáng tạo phương Tây, dù về thiền hay về nhạc, về vẽ hay múa, đã không trở nên nhận biết về tại sao người đó phải khổ.

Ở phương Đông, tình huống là khác toàn bộ - không một người sáng tạo nào đã khổ. Thực ra chỉ những người sáng tạo mới tận hưởng cuộc sống tới sự đầy đủ nhất của nó. Không một người sáng tạo nào đã bị đưa vào nhà thương điên, không một người sáng tạo nào đã tự tử; nhưng những người sáng tạo đã đi sâu hơn vào thiền, và nhiều người trong số họ đã trở thành nhà huyền môn. Từ hội hoạ, từ âm nhạc, từ nhảy múa, họ đã đi sâu hơn vào trong bản thể riêng của họ.

Xã hội phương Tây sống dưới ưu phiền - dốt nát của họ về thiền; do đó, bất kì cái gì họ làm đều bắt nguồn từ tâm trí.

Và tâm trí không phải là cội nguồn của niềm vui.

Nó chỉ có thể tạo ra phiền não, nhưng không bao giờ cực lạc.

Tâm trí là địa ngục của bạn.

Cho nên học có nhiều tính thiền đi, và để cho tính sáng tạo của bạn trở thành phụ thuộc vào tính thiền của bạn. Thế thì bạn sẽ có trạng thái bản thể khác toàn bộ - trạng thái của cực lạc; và từ cực lạc, bất kì cái gì được tạo ra cũng đều có hương vị nào đó của nó.

Ở phương Tây, có lẽ Gurdjieff là người duy nhất đã phân chia nghệ thuật thành hai phần: nghệ thuật đối thể và nghệ thuật chủ thể. Nghệ thuật chủ thể là từ tâm trí, và từ phiền não. Nghệ thuật đối thể - Taj Mahal, các hang động Ellora và Ajanta, các ngôi đền Khajuraho - đã tới từ những người có tính thiền. Từ tình yêu của họ, từ im lặng của họ, họ muốn chia sẻ; đó là đóng góp của họ cho thế giới.

Nghệ sĩ phương Tây đã sống dưới gánh rất nặng. Đây là lúc mà người đó phải được làm cho nhận biết rằng có cái gì đó còn hơn nữa ở bên ngoài tâm trí. Đầu tiên đạt tới cõi bên kia đó, và thế rồi bạn có thể sáng tạo các vì sao; và chúng sẽ không chỉ là niềm vui lớn cho bạn, chúng cũng sẽ là niềm vui lớn cho tất cả những người xem chúng.

Vào đêm trăng tròn, ngồi bên cạnh Taj Mahal - không làm gì cả, chỉ nhìn nó - và bạn đột nhiên sẽ thấy im lặng giáng xuống bạn, an bình tràn ngập trái tim bạn. Tâm trí dừng việc huyên thuyên thường xuyên của nó.

Một tác phẩm đối thể như Taj Mahal không chỉ là để được nhìn, mà để được sống - và thế thì bạn sẽ ở trong cách thức nào đó được kết nối với người sáng tạo của kiến trúc đẹp đó. Nó đã được sáng tạo ra bởi các thầy Sufi. Chính hình dạng của nó bằng cách nào đó tạo ra bên trong bạn một không gian phúc lạc mới. Nhưng khách du lịch phương Tây tới với máy ảnh, chụp vài bức ảnh đây đó và chạy sang chỗ khác nào đó. Người đó không biết cách đánh giá nghệ thuật đối thể. Người ta phải thiền về nó - có thể là nhiều nghìn năm đã trôi qua giữa người sáng tạo tác phẩm đó và bạn. Đột nhiên khoảng cách đó biến mất; bạn trở thành một phần của niềm vui sáng tạo đó, của điệu vũ sáng tạo đó.

Milarepa, tính sáng tạo là phụ, thiền là cơ sở và nền tảng; mọi thứ nên tới từ thiền của bạn. Thế thì nó sẽ cho bạn cái đẹp, cho bản thể bạn bài ca mới, và nó sẽ giúp những người khác kinh nghiệm cái gì đó của nó. Nó sẽ tuỳ thuộc vào tính thiền của họ.

Tôi muốn nêu ra một phát biểu rất kì lạ: rằng một thiền nhân lớn sẽ thấy vui vẻ hơn, an bình hơn, phúc lạc hơn ngay cả bản thân người sáng tạo. Nếu một Phật Gautam ngồi bên cạnh Taj Mahal, thế thì điều những Thầy Sufi này đã kinh nghiệm bằng việc tạo ra nó sẽ bị bỏ lại xa đằng sau. Phật Gautam sẽ kinh nghiệm cái gì đó sâu sắc hơn nhiều, chân thực hơn nhiều, đẹp hơn nhiều.

Dù bạn sáng tạo, hay bạn quan sát một tác phẩm đối thể của tính sáng tạo, thiền nên là chìa khoá. Không có nó, tâm trí chỉ có thể lan toả trên vải vẽ những ác mộng của nó. Phần lớn các bức tranh của những hoạ sĩ lớn như Paul Gaugin hay Picasso gần giống như nôn mửa. Họ không thể chứa được nỗi đau đớn và khổ sở của họ - nó đã nhiều tới mức họ phải ném nó lên vải vẽ để được giảm nhẹ. Nghệ thuật đối thể thực không phải là việc làm giảm nhẹ; nó không phải là ốm yếu mà bạn muốn gạt bỏ. Nó là phúc lạc mà bạn muốn chia sẻ. Và bằng chia sẻ, nó phát triển; bạn có nhiều nó hơn, nó được chia sẻ nhiều hơn.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 24 - Quay về Mục lục Tập 2

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post