Chương 26. Tự do là tất cả điều tôi muốn

Chương 26. Tự do là tất cả điều tôi muốn

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 2) - Osho

Chương 26. Tự do là tất cả điều tôi muốn



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Sáng hôm nọ tôi bắt gặp đoạn này từ Gitanjali của Rabindranath Tagore, điều chạm tới cái gì đó sâu bên trong tôi. "Trở ngại là dai dẳng, nhưng tim tôi đau khi tôi cố phá vỡ chúng. Tự do là tất cả những gì tôi muốn, nhưng hi vọng về nó tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi chắc chắn rằng giầu có vô giá là trong ba điều, và rằng ngài là người bạn tốt nhất của tôi. Nhưng tôi không có trái tim để quét sạch sự hào nhoáng bề ngoài chất đầy căn phòng của tôi. Màn che phủ lên tôi là màn che của bụi và chết. Tôi ghét nó, vậy mà ôm ghì nó trong yêu. Món nợ của tôi là lớn, thất bại của tôi là lớn, hổ thẹn của tôi là bí mật và nặng nề. Vậy mà khi tôi đi tới hỏi điều mong muốn của mình, tôi run lên trong sợ hãi lo lắng rằng lời cầu nguyện của tôi được ban cho." Xin thầy bình luận?

Prem Kendra, Rabindranath Tagore là chính trái tim của đất nước này. Ông ấy là người đương đại nhất, và vậy mà là người cổ đại nhất nữa. Lời của ông ấy là chiếc cầu giữa tâm trí hiện đại và hiền nhân cổ đại nhất của thế giới. Nói riêng, Gitanjali là đóng góp vĩ đại nhất của ông ấy cho tiến hoá con người, cho tâm thức con người. Nó là một trong những cuốn sách hiếm hoi nhất đã xuất hiện trong thế kỉ này. Tính hiếm hoi của nó là ở chỗ nó thuộc về những ngày của Upanishads - gần quãng năm nghìn năm trước khi Gitanjali đi vào sự tồn tại.

Nó là phép màu theo nghĩa là Rabindranath không phải là người tôn giáo theo nghĩa bình thường. Ông ấy là một trong những nhà tư tưởng tiến bộ nhất - phi truyền thống, phi chính thống - nhưng tính vĩ đại của ông ấy bao gồm trong sự hồn nhiên như trẻ thơ của ông ấy. Và bởi vì sự hồn nhiên đó, có lẽ ông ấy có khả năng trở thành phương tiện của tâm linh vũ trụ, theo cùng cách như Upanishads của thời xưa là vậy.

Ông ấy là nhà thơ thuộc loại cao nhất, và cũng là nhà huyền môn. Việc tổ hợp như vậy đã xảy ra chỉ một hay hai lần trước đây - trong Kahlil Gibran, trong Friedrich Nietzsche, và trong Rabindranath Tagore. Với ba người này, toàn thể phân loại được chấm dứt. Trong lịch sử lâu dài của con người, nó là phi thường... Đã có những nhà thơ lớn và có những nhà huyền môn lớn. Đã có những nhà thơ lớn với chút ít tính huyền môn trong họ, và có những nhà huyền môn lớn người đã diễn đạt bản thân họ trong thơ ca - nhưng thơ ca của họ không lớn. Rabindranath là một tình huống kì lạ.

Tôi đã nghe nói về một người yêu hai người đàn bà đẹp và bao giờ cũng bị rắc rối, bởi vì ngay cả một người đàn bà thôi cũng đủ rắc rối rồi. Cả hai người đàn bà đều muốn biết ông ấy yêu ai nhất. Họ đưa ông ấy ra hồ trên chiếc xuồng máy, và đến giữa hồ họ dừng xuồng lại và họ nói với người đàn ông: "Anh phải quyết định đi, bởi vì điều đó đè nặng trong lòng chúng em... Một khi chúng em biết chúng em sẽ dần dần, dần dần trở nên dung thứ được điều đó; chúng em có thể chấp nhận điều đó. Nhưng vẫn còn trong bóng tối và bao giờ cũng nghĩ về nó đã trở thành vết thương."

Người này nói, "Có chuyện gì vậy? Hỏi thẳng đi."

Cả hai người đàn bà cùng nói: "Câu hỏi của chúng em là, 'Anh yêu ai nhất?'"

Người đàn ông rơi vào trong im lặng sâu sắc - đó là tình huống kì lạ thế ở giữa hồ - nhưng anh ta phải đã là một người khôi hài lớn. Anh ta nói, "Anh yêu từng người trong các em hơn người kia." Và cả hai người đàn bà đều được thoả mãn. Đó là điều họ muốn.

Khó mà nói về Rabindranath liệu ông ấy là nhà thơ lớn hơn hay nhà huyền môn lớn hơn. Ông ấy là cả hai - lớn hơn lẫn nhau - và ở giữa thế kỉ hai mươi...

Rabindranath không phải là người bị giới hạn vào đất nước này. Ông ấy là lữ khách thế giới, được giáo dục ở phương Tây, và ông ấy liên tục đi khắp thế giới ở nhiều nước khác nhau - ông ấy thích là người lang thang. Ông ấy là công dân của vũ trụ, vậy mà gốc rễ của ông ấy ăn sâu trong đất nước này. Ông ấy có thể đã bay xa như đại bàng ngang qua mặt trời, nhưng ông ấy đã giữ việc quay lại cái tổ nhỏ của mình. Và ông ấy chưa bao giờ đánh mất dấu vết di sản tâm linh, dù nó có thể đã trở nên bị phủ bụi thế nào. Ông ấy có khả năng lau sạch nó và làm cho nó thành tấm gương trong đó bạn có thể thấy bản thân bạn.

Thơ của ông ấy trong Gitanjali là việc cúng dường các bài ca cho Thượng đế. Đó là nghĩa của Gitanjali: cúng dường bài ca. Ông ấy hay nói, "Tôi chẳng có gì khác để cúng dường. Tôi chỉ là kẻ nghèo như chim, hay giầu như chim. Tôi có thể hát bài ca vào mọi sáng tươi tắn và mới mẻ, trong sự biết ơn. Đó là lời cầu nguyện của tôi."

Ông ấy chưa bao giờ đi tới bất kì đền chùa nào, ông ấy chưa bao giờ cầu nguyện theo cách nghi lễ truyền thống. Ông ấy được sinh ra là người Hindu, nhưng sẽ không đúng mà giới hạn ông ấy vào giáo phái nào đó của nhân loại, ông ấy có tính vũ trụ thế. Ông ấy nhiều lần được bảo, "Lời của ông ngát hương thế với tôn giáo, rạng ngời thế với tâm linh, sống động thế với cái không biết tới mức ngay cả những người không tin vào bất kì cái gì hơn vật chất cũng trở thành bị xúc động, cảm động. Nhưng ông chưa bao giờ đi tới đền chùa, ông chưa bao giờ đọc kinh sách."

Câu trả lời của ông ấy quan trọng mênh mông cho bạn. Ông ấy nói, "Tôi chưa bao giờ đọc kinh sách; thực ra tôi né tránh chúng, bởi vì tôi có kinh nghiệm riêng của tôi về điều thiêng liêng, và tôi không muốn lời của người khác bị trộn lẫn với kinh nghiệm cá nhân, đích thực, nguyên bản của tôi. Tôi muốn cúng dường Thượng đế đích xác điều là nhịp đập trái tim tôi. Người khác có thể đã biết - chắc chắn, người khác đã biết - nhưng tri thức của họ không thể là tri thức của tôi. Chỉ kinh nghiệm của tôi mới có thể thoả mãn cho tôi, mới có thể hoàn thành việc tìm kiếm của tôi, mới có thể cho tôi tin cậy vào sự tồn tại. Tôi không muốn là người tin tưởng."

Đây là những lời cần được ghi nhớ: "Tôi không muốn là người tin tưởng; tôi muốn là người biết. Tôi khong muốn là thông thái; tôi muốn là đủ hồn nhiên để cho sự tồn tại tiết lộ các bí ẩn của nó cho tôi. Tôi không muốn tôn thờ như một thánh nhân." Và sự kiện là, trong toàn thể thế kỉ này, đã không có ai khác thánh thiện hơn Rabindranath Tagore - nhưng ông ấy đã từ chối được thừa nhận là thánh nhân.

Ông ấy nói, "Tôi chỉ có một ham muốn - được ghi nhớ như một ca sĩ của các bài ca, như một vũ công, như một nhà thơ đã cúng dường mọi tiềm năng của mình, mọi đoá hoa của bản thể mình, cho tính thiêng liêng không biết của sự tồn tại. Tôi không muốn được tôn thờ; tôi coi điều đó là nhục nhã... xấu xí, vô nhân, và bị loại bỏ khỏi thế giới hoàn toàn. Mọi người đều chứa Thượng đế; mọi mây, mọi cây, mọi đại dương đều đầy tính thượng đế, cho nên ai sẽ tôn thờ ai?"

Điều đó nhắc tôi nhớ tới một nhà huyền môn lớn khác, Nanak, mà những bài ca của ông ấy đã là nền tảng cho Sikh giáo. Ông ấy không phải là người sáng lập ra tôn giáo đó - nó không phải là hành động có chủ ý về phần ông ấy. Ông ấy đơn giản ca lên những bài ca của mình với một đệ tử của mình, Mardana, người chơi đàn sitar khi ông ấy hát.

Nanak là nhà huyền môn duy nhất của đất nước này, người đã đi khắp nước, và bên ngoài biên giới của đất nước nữa. Ông ấy đã tới Kaaba, thánh địa của người Mô ha mét giáo. Lúc đó là buổi tối và ông ấy mệt mỏi và đệ tử của ông ấy, Mardana, đã làm một cái giường cho ông ấy. Nhưng các tu sĩ của Kaaba rất bực. Họ đã nghe nói về Nanak vì ông ấy đã từng hát ở các làng lân cận, và hàng nghìn người đã bị ảnh hưởng bởi bài hát của ông ấy. Họ chờ đợi ông ấy một ngày nào đó tới. Nhưng họ chưa bao giờ nghĩ rằng ông ấy sẽ làm cái gì đó báng bổ: ông ấy ngủ, để chân hướng tới tảng đá thiêng của Kaaba. Các tu sĩ tới...

Câu chuyện diễn ra theo cách này: Họ nói với Nanak, "Chúng tôi đã nghe nói rằng ông là con người tâm linh, nhưng ông là con người tâm linh kiểu gì vậy? Ông thậm chí không thể nhận ra được một điều nhỏ nhặt: rằng chân ông phải không được chĩa vào Kaaba linh thiêng." Nanak cười. Câu chuyện thực hay; dù nó đúng hay không, dù nó là lịch sử hay không, không thành vấn đề - nó có ý nghĩa, nghĩa mênh mông. Nanak nói, "Các ông quay chân ta hướng vào bất kì chỗ nào mà không linh thiêng đi. Ta đang gặp khó đây, ta đã để chân ta ở đâu đó. Kaaba là linh thiêng, nhưng phần vũ trụ còn lại không phải là không linh thiêng. Các ông quay chân ta đi."

Các tu sĩ quay chân ông ấy, và bất kì chỗ nào họ quay chân ông ấy, họ đều thấy Kaaba cũng chuyển động theo hướng đó. Điều đó có thể là hư cấu, nhưng là hư cấu đáng yêu, có ý nghĩa; nó có thể không là sự kiện, nhưng nó là chân lí. Tảng đá của Kaaba có thể đã không di chuyển, nhưng các tu sĩ phải đã nhận ra rằng họ là ngu xuẩn. Toàn thể sự tồn tại là linh thiêng... vấn đề là gì? Họ đã chuyển theo vòng tròn và chung cuộc họ đưa ra lời xin lỗi và để cho chân của Nanak hướng vào Kaaba.

Rabindranath chưa bao giờ đi tới bất kì đền chùa nào, chưa bao giờ tôn thờ bất kì Thượng đế nào, chưa bao giờ, theo cách truyền thống, là một thánh nhân, nhưng với tôi ông ấy là một trong những thánh nhân vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết tới. Tính thánh thiện của ông ấy được diễn đạt trong từng lời ông ấy.

Prem Kendra, những dòng bạn đã trích dẫn là rất hàm chứa: Trở ngại là dai dẳng, nhưng tim tôi đau khi tôi cố phá vỡ chúng. Tự do là tất cả những gì tôi muốn, nhưng hi vọng về nó tôi cảm thấy xấu hổ.

Ông ấy đang nói cái gì đó không chỉ về bản thân ông ấy, mà về tâm thức của mọi con người. Những người như vậy không nói về bản thân họ; họ nói về chính trái tim của mọi người.

Trở ngại là dai dẳng... Cản trở là lớn, xiềng xích ngăn cản tự do của tôi - tôi đã trở thành quá gắn bó với chúng. Chúng không còn là xiềng xích nữa với tôi; chúng đã trở thành đồ trang sức của tôi. Chúng được làm bằng vàng, chúng là rất quí giá. Nhưng tim tôi đau, bởi vì một mặt tôi muốn tự do, và mặt khác tôi không thể phá vỡ được xiềng xích cái ngăn cản tôi được tự do. Những xiềng xích đó, những gắn bó đó, những quan hệ đó đã trở thành cuộc sống của tôi. Tôi không thể quan niệm được về bản thân tôi mà không có người yêu của tôi, không có bạn của tôi. Tôi không thể quan niệm được về bản thân tôi tuyệt đối một mình, trong im lặng sâu sắc. Bài ca của tôi cũng đã trở thành gông cùm của tôi, cho nên tim tôi đau khi tôi cố phá vỡ chúng. Tự do là tất cả những gì tôi muốn.

Đây là tình huống của mọi con người. Khó tìm được một người có trái tim không muốn bay như chim trên trời, người không muốn đạt tới những ngôi sao xa xăm, nhưng người cũng biết gắn bó sâu sắc với đất. Gốc rễ của người đó ăn sâu trong đất. Sự chia chẻ của người đó là ở chỗ người đó bị gắn bó với việc cầm tù của mình, và khao khát sâu sắc nhất của người đó là vì tự do. Người đó bị phân chia chống lại bản thân mình.

Đây là phiền não, lo âu lớn nhất. Bạn không thể bỏ thế giới, cái xiềng xích bạn lại; bạn không thể bỏ những người đã trở thành cản trở của bạn trong cuộc sống, bởi vì họ cũng là gắn bó của bạn, niềm vui của bạn. Họ theo một cách nào đó cũng là chất nuôi dưỡng cho lòng tự hào của bạn. Bạn không thể bỏ họ, bạn cũng không thể quên được rằng bạn không thuộc vào thế giới này, rằng nhà của bạn phải là đâu đó khác, bởi vì trong mơ bạn bao giờ cũng bay, bay tới những chỗ xa xăm.

Tự do là tất cả những gì tôi muốn, nhưng hi vọng về nó tôi cảm thấy xấu hổ. Tại sao người ta phải cảm thấy xấu hổ khi hi vọng về tự do? - bởi vì không ai ngăn cản bạn. Bạn có thể tự do chính khoảnh khắc này. Nhưng những gắn bó đó... chúng đã đi rất sâu trong bạn; chúng đã trở thành gần như chính sự tồn tại của bạn. Chúng có thể đem tới khổ cho bạn, nhưng chúng cũng đem tới những khoảnh khắc của hạnh phúc. Chúng có thể tạo ra xiềng xích chân bạn, nhưng chúng cũng cho bạn những khoảnh khắc nhảy múa.

Đó là tình huống rất kì lạ mà mọi người thông minh đều phải đối diện: người đó được bắt rễ trong đất và người đó muốn bay trên trời. Người đó không thể bị bật rễ bởi vì đất là chất nuôi dưỡng của người đó, thức ăn của người đó. Và người đó không thể dừng việc mơ về cánh, bởi vì đó là tâm linh của người đó, điều đó là chính linh hồn của người đó, điều đó là điều làm cho người đó thành con người.

Không con vật nào cảm thấy đau khổ; mọi con vật đều hoàn toàn được thoả mãn như chúng vậy. Con người là con vật duy nhất có bản chất cố hữu không hài lòng; do đó mới có cảm giác xấu hổ - bởi vì người đó biết, "Mình có thể là tự do."

Tôi bao giờ cũng yêu thích một câu chuyện cổ: Một người, một người vĩ đại, một chiến sĩ vì tự do đã du hành vào vùng núi. Người đó ở trong một nhà trọ qua đêm.

Anh ta ngạc nhiên rằng trong nhà trọ có một con vẹt đẹp trong chiếc lồng vàng, liên tục lặp lại, "Tự do! Tự do!" Và nhà trọ đó là ở một chỗ mà khi con vẹt lặp lại từ "Tự do!" nó cứ vang động trong thung lũng, trong vùng núi non.

Người này nghĩ: Mình đã thấy nhiều vẹt, và mình đã tưởng chúng phải ham muốn được tự do khỏi những cái lồng đó... nhưng mình chưa bao giờ thấy một con vẹt như thế suốt cả ngày, từ sáng tới tối khi nó đi ngủ, được dành cho việc đòi hỏi tự do. Anh ta có một ý tưởng. Nửa đêm anh ta dậy và mở cửa chuồng. Người chủ đang ngủ say và anh ta nói với con vẹt, anh ta thì thào, "Bây giờ ra đi."

Nhưng anh ta rất ngạc nhiên là con vẹt bám lấy chấn song của chuồng. Anh ta nói đi nói lại với nó: "Mày đã quên mất tự do rồi sao? Ra đi! Cửa đang mở và người chủ đang ngủ say; chẳng ai biết đâu. Mày cứ việc bay vào bầu trời; toàn thể bầu trời là của mày."

Nhưng con vẹt cứ bám chắc, bám chặt đến nỗi người này nói, "Có chuyện gì thế? Mày điên à?" Anh ta cố lôi con vẹt ra bằng tay, nhưng con vẹt bắt đầu đánh anh ta, và đồng thời bắt đầu kêu to, "Tự do! Tự do!" Cả thung lũng trong đêm vọng lại và vọng nữa... nhưng người này cũng bướng bỉnh, anh ta là chiến sĩ tự do. Anh ta kéo con vẹt ra, và tung nó lên trời; và anh ta rất thoả mãn, mặc dầu tay anh ta bị thương. Con vẹt đã mổ anh ta mạnh hết sức của nó, nhưng người này thoả mãn mênh mông rằng mình đã làm cho một linh hồn tự do. Anh ta đi ngủ.

Đến sáng, khi người này thức dậy, anh ta nghe thấy tiếng con vẹt kêu, "Tự do! Tự do!" Anh ta nghĩ có lẽ con vẹt phải đang đậu trên cây, hay trên tảng đá. Nhưng khi anh ta bước ra, con vẹt đã đậu trong lồng. Cửa lồng vẫn mở.

Tôi thích câu chuyện này, bởi vì nó rất đúng. Bạn có thể thích tự do, nhưng cái lồng có an ninh, an toàn nào đó. Trong lồng con vẹt không cần lo nghĩ về thức ăn, không cần lo nghĩ về kẻ thù, không cần lo nghĩ về thứ gì trên thế giới. Lồng là ấm cúng, nó bằng vàng. Không con vẹt khác nào có cái lồng giá trị thế.

Quyền lực của bạn, giầu có của bạn, danh giá của bạn - mọi thứ đều là lồng của bạn. Linh hồn bạn muốn tự do, nhưng tự do là nguy hiểm.

Tự do không có bảo hiểm.

Tự do không có an ninh, không an toàn.

Tự do nghĩa là bước trên lưỡi dao cạo - mọi khoảnh khắc đều trong nguy hiểm, tranh đấu trên con đường của bạn. Mọi khoảnh khắc đều là thách thức từ cái không biết. Thỉnh thoảng trời quá nóng, và thỉnh thoảng trời quá lạnh - và không ai có đó để chăm sóc cho bạn.

Trong lồng, người chủ chịu trách nhiệm. Ông ta thường che lồng khi trời lạnh bằng cái chăn; ông ta thường để quạt điện gần lồng khi trời quá nóng.

Tự do nghĩa là tính trách nhiệm vô cùng; bạn theo cách riêng của bạn và một mình. Rabindranath là đúng: Tự do là tất cả những gì tôi muốn, nhưng hi vọng về nó tôi cảm thấy xấu hổ, - bởi vì vấn đề không phải là hi vọng; vấn đề là nhận rủi ro.

Tôi chắc chắn rằng giầu có vô giá là trong số ba điều, và rằng ngài là người bạn tốt nhất của tôi. Nhưng tôi không có trái tim để quét sạch sự hào nhoáng bề ngoài chất đầy căn phòng của tôi.

Tôi chắc chắn rằng giầu có vô giá là trong số ba điều... Trong thế giới của tự do, trong kinh nghiệm về tự do, tôi chắc chắn có giầu có vô giá." Nhưng chắc chắn này cũng là phóng chiếu của ham muốn của bạn, của khao khát của bạn. Làm sao bạn có thể chắc chắn được? Bạn sẽ muốn được chắc chắn. Bạn biết rằng khao khát tự do có đó. Nó không thể là về tự do vô tích sự; nó phải là về cái gì đó giầu có, cái gì đó vô giá. Bạn đang tạo ra chắc chắn nào đó để thu lấy dũng cảm để cho bạn có thể lấy cú nhảy vào trong cái không biết.

... và rằng ngài là người bạn tốt nhất của tôi. Nhưng đây toàn là những giấc mơ đẹp, đây là các hi vọng; tính chắc chắn là cái lồng riêng của bạn, an ninh của bạn. Nhưng tôi không có trái tim để quét sạch sự hào nhoáng bề ngoài chất đầy căn phòng của tôi. Màn che phủ lên tôi là màn che của bụi và chết. Đây là những ý tưởng hay trong tâm trí.

Tôi ghét nó, vậy mà ôm ghì nó trong yêu. Bạn biết thân thể bạn sẽ chết. Thực ra, thân thể bạn được làm bằng vật liệu chết; nó đã chết rồi. Dường như bởi vì cái gì đó sống động đang ở bên trong nó. Nó toả ra hơi ấm và tính sống động, bởi vì vị khách ở bên trong bạn. Khoảnh khắc vị khách đó đã bay xa, thực tại của thân thể sẽ được hiển lộ cho bạn.

Rabindranath nói, Màn che phủ lên tôi là màn che của bụi và chết. Thân thể chúng ta được làm từ bụi và chết. Tôi ghét nó, vậy mà ôm ghì nó trong yêu. Nhưng khi bạn rơi vào tình yêu với người đàn bà, thế thì hai bộ xương ôm lẫn nhau; cả hai đều biết rằng bộ da chỉ là cái che đậy cho bộ xương. Nếu bạn có thể thấy lẫn nhau trong tính trần trụi thực - không chỉ không có quần áo, mà không có da nữa, bởi vì đó là quần áo thực - thế thì bạn sẽ bị choáng, và bạn chắc đã trốn nhanh nhất có thể được khỏi người yêu, người mà bạn đã hứa hẹn sống mãi mãi và mãi mãi bên nhau. Bạn thậm chí chắc đã không nhìn lại; bạn thậm chí chắc đã thích không bị nhắc nhở về hiện tượng này.

Chuyện xảy ta trong triều đình của một hoàng đế theo Mô ha mét giáo của Ấn Độ, Shahjehan. Ông ấy yêu một người đàn bà, nhưng người đàn bà này không sẵn lòng lấy ông ấy.

Ông ấy là một đấng quân tử; bằng không ông ấy có thể đã ép buộc cô ấy. Ông ấy đã thử thuyết phục cô ấy, nhưng cô ấy đang yêu một lính hộ vệ của Shahjehan. Và khi ông ấy thấy ra điều đó, ông ấy thực sự phát rồ. Họ cả hai lập tức bị bắt và bị đưa ra toà.

Shahjehan định chặt đầu cả hai, ngay lập tức. Nhưng tể tướng của ông ấy, một người rất già - ông này đã là tể tướng của phụ vương của ông ấy và Sahjehan kính trọng ông ấy như bố mình - nói, "Đừng làm điều đó. Khôn ngoan hơn một chút đi; điều đó không là trừng phạt đủ đâu. Thần sẽ cho họ sự trừng phạt đúng." Ông này ra lệnh cho cả hai phải bị trói lại với nhau trần truồng, trong ôm ghì, và thế rồi bị xích vào cột trụ triều đình. Các thành viên khác của triều đình không thể nào tin được vào điều đó - đây là loại trừng phạt gì vậy? Điều này dường như là phần thưởng; đó là điều họ bao giờ cũng muốn, ôm ghì nhau. Nhưng họ sai.

Ông già đó thực sự có cái nhìn sâu về tâm lí lớn lao. Hai người yêu đó cũng cảm thấy, đây là loại trừng phạt gì vậy? - đây là phần thưởng. Họ ôm ghì nhau với tình yêu lớn.

Họ bị trói bằng dây thừng, cho nên họ không thể thoát được khỏi nhau; thế rồi họ bị buộc vào một cột trụ. Bạn có thể ôm ghì ai đó được bao lâu? Năm phút, bẩy phút, nửa giờ...? Sau hai mươi tư giờ họ ghét lẫn nhau... vì họ đái ra nhau - họ phải vậy, không có cách khác. Họ vã mồ hôi, thân thể họ bốc mùi đầy chỗ đó, và không có cách nào thoát. Sau hai mươi tư giờ ông già nói, "Bây giờ cho họ quần áo và cho họ tự do."

Và ngay khi họ nhận được quần áo, họ chạy xô về các hướng đối lập, không bao giờ gặp lại nhau nữa; họ đã gặp đủ rồi! Hai mươi bốn giờ... ôm ai đó trong nửa phút là tốt, hay có thể một phút, nhưng nhiều hơn điều đó và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bồn chồn.

Ông của tôi yêu tôi lắm. Nhưng đến tối tôi bắt đầu tránh ông, vì ông sẽ kéo tôi lên giường ông, đắp chăn cho tôi, ôm tôi bên trong chăn... và ông thì rất già, cho nên việc ngủ không thành vấn đề. Tôi sẽ đợi cho tới khi ông bắt đầu ngáy để cho tôi có thể tuột ra, nhưng giấc ngủ của ông rất nông - trong tuổi già nó trở thành rất nông - và ông sẽ nói, "Cái gì thế? Cháu đi ra à?"

Tôi nói, "Cháu phải sống toàn thể cuộc sống của cháu; ông đã sống đủ rồi. Ban ngày tình yêu của ông là tốt, nhưng chuyện đêm này không phù hợp với cháu chút nào."

Ông là cây hút thuốc, cho nên hơi thở của ông sặc mùi thuốc lá và ông còn ho cả đêm, và ông cứ kéo tôi lại gần ông hơn.

Tôi nói, "Thế này không phải là yêu - ông sẽ giết cháu!"

Nhưng ông đã làm cho tôi học được một bài học: không bao giờ cho phép bất kì ai ở trong giường của bạn.

Tôi không cho phép bất kì ai thậm chí ở trong phòng tôi. Phòng của tôi được khoá từ bên ngoài; cho dù tôi muốn ra, tôi cũng không thể ra được. Tôi nhớ tới ông và chỉ đắp chăn cho bản thân mình và đi ngủ.

Màn che phủ lên tôi là màn che của bụi và chết. Tôi ghét nó, vậy mà ôm ghì nó trong yêu.

Chứng tinh thần phân liệt của con người, nhân cách chia chẻ của con người là như vậy. Nhà người đó bị phân chia chống lại bản thân nó; do đó, người đó không thể tìm được an bình.

Món nợ của tôi là lớn, thất bại của tôi là lớn, xấu hổ của tôi là bí mật và nặng nề. Vậy mà khi tôi đi tới hỏi điều mong muốn của mình, tôi run lên trong nỗi sợ để cho lời cầu nguyện của tôi được ban cho. Những dòng này có thể được hiểu chỉ nếu tôi nhắc bạn về một bài thơ khác của Rabindranath trong cùng cuốn sách, Gitanjali.

Trong bài thơ khác đó, ông ấy nói, "Tôi đã từng tìm và kiếm Thượng đế lâu chừng nào tôi có thể nhớ được, trong nhiều kiếp, từ chính lúc bắt đầu của sự tồn tại. Thỉnh thoảng tôi đã thấy ngài bên cạnh ngôi sao xa xăm, và tôi đã hân hoan và nhảy múa rằng khoảng cách đó, mặc dù lớn, không phải là không thể đạt tới được. Và tôi đã du hành và đạt tới ngôi sao đó; nhưng đến lúc tôi đạt tới ngôi sao đó, Thượng đế đã chuyển sang ngôi sao khác. Và điều đó đã tiếp diễn trong hàng thế kỉ.

"Thách thức này là lớn tới mức tôi liên tục hi vọng đối theo hi vọng... Tôi phải tìm ra ngài, tôi bị cuốn hút thế trong việc tìm kiếm. Chính việc tìm kiếm là mê mải, huyền bí, say mê tới mức Thượng đế đã trở thành gần như cái cớ - việc tìm kiếm bản thân nó đã trở thành mục đích.

"Và với ngạc nhiên của mình, một hôm tôi đã đạt tới ngôi nhà ở ngôi sao xa xăm với tấm biển nhỏ phía trước nó, viết `Đây là nhà của Thượng đế.' Niềm vui của tôi không có giới hạn - vậy là chung cuộc tôi đã đạt tới! Tôi chạy xô lên các bậc, nhảy mấy bậc đưa tới cửa vào ngôi nhà. Nhưng khi tôi càng lại gần cửa hơn, một nỗi sợ đột nhiên xuất hiện trong tim tôi. Khi tôi định gõ cửa, tôi trở nên bị tê liệt với nỗi sợ mà tôi chưa bao giờ biết tới, chưa bao giờ nghĩ tới, chưa bao giờ mơ tới. Nỗi sợ là: nếu ngôi nhà này chắc chắn là nhà của Thượng đế, thế thì tôi sẽ làm gì sau khi tôi đã tìm ra ngài?

"Bây giờ việc tìm Thượng đế đã trở thành chính cuộc đời tôi; việc tìm thấy ngài sẽ tương đương với tự tử. Và tôi sẽ làm gì với ngài? Tôi chưa bao giờ nghĩ về tất cả những điều này trước đây. Tôi phải đã nghĩ trước khi tôi bắt đầu tìm kiếm: tôi sẽ làm gì với Thượng đế?

"Tôi cầm giầy trong tay, và im lặng và bước lùi lại rất chậm, sợ rằng Thượng đế có thể nghe thấy tiếng động và có thể mở cửa ra và nói, `Ông đi đâu thế? Ta ở đây, vào đi!' Và khi tôi đạt tới các bậc, tôi chạy mất như tôi chưa bao giờ chạy trước đây; và kể từ đó tôi đã từng tìm đi tìm lại Thượng đế, tìm ngài theo mọi hướng - và tránh ngôi nhà đó nơi ngài thực sự sống.

"Bây giờ tôi biết rằng ngôi nhà đó phải được tránh. Và tôi liên tục tìm, tận hưởng chính cuộc hành trình, cuộc hành hương."

Sáng suốt trong câu chuyện này là mênh mông thế. Có những người tìm kiếm chân lí người chưa bao giờ nghĩ, mình sẽ làm gì với chân lí? Bạn không thể ăn được nó, bạn không thể bán được nó; bạn không thể trở thành tổng thống bởi vì bạn có chân lí. Nhiều nhất, nếu bạn có chân lí, mọi người sẽ đóng đinh bạn.

Ông ấy là đúng khi ông ấy nói, món nợ của tôi là lớn, thất bại của tôi là lớn, xấu hổ của tôi là bí mật và nặng nề. Vậy mà khi tôi đi tới hỏi điều mong muốn của mình, tôi run lên trong nỗi sợ để cho lời cầu nguyện của tôi được ban cho - bởi vì những điều này là điều mong muốn để nói tới: Thượng đế, chân lí, điều thiện, cái đẹp. Điều tốt là viết ra các chuyên luận về chúng, để các đại học trao cho bằng tiến sĩ, để cho uỷ ban xét giải thưởng Nobel cho bạn giải thưởng Nobel. Những điều này là tốt để nói, để viết, nhưng nếu bạn sẵn sàng để có kinh nghiệm về chúng, bạn sẽ gặp rắc rối. Đó là điều ông ấy đang nói: tôi sợ rằng lời cầu nguyện của tôi có thể được ban cho.

Điều tốt là Thượng đế điếc. Ngài không nghe các lời cầu nguyện; bằng không tất cả các bạn sẽ bị rắc rối. Lời cầu nguyện của bạn sẽ tạo ra rắc rối của bạn vì trong lời cầu nguyện bạn sẽ lãng mạn thế, hỏi những câu hỏi lớn lao mà bạn không thể sống được bởi chúng, điều sẽ trở thành rất nặng nề, và sẽ can thiệp vào cái gọi là cuộc sống của bạn - điều vẫn diễn ra trôi chảy, mặc dầu trong khổ.

Chân lí trở thành cây chữ thập; cuộc sống trở thành nặng nề. Chân lí trở thành chất độc cho Socrates. Chân lí trở thành cái chết cho Al-Hillaj Mansoor. Chân lí trở thành việc đóng đinh Jesus Christ. Và bạn cầu nguyện, "Cầu Trời, xin cho con chân lí. Cho con phẩm chất là tính thiêng liêng, tính thượng đế." Nhưng Thượng đế điếc có chủ định - để cho lời cầu nguyện của bạn không thể được nghe thấy và bạn có thể tận hưởng cả hai, cuộc sống khổ của bạn và lời cầu nguyện hay của bạn. Lời cầu nguyện sẽ không được nghe thấy - bạn có thể vẫn còn ghen tị, giận dữ, đầy hận thù, đầy bản ngã, và liên tục cầu nguyện Thượng đế, "Làm cho con khiêm tốn; và bởi vì 'được ân huệ là người nhu mì,' làm cho con thành nhu mì." - nhưng có chủ định.

Điều đó không được viết ra trong bất kì kinh sách nào, nhưng tôi bảo bạn theo thẩm quyền cá nhân của tôi rằng sau khi tạo ra thế giới trong sáu ngày, điều cuối cùng Thượng đế làm là phá huỷ tai của ngài. Kể từ đó, chúng ta chưa bao giờ nghe thấy gì; và kể từ đó, chúng ta cũng chẳng nghe nói gì về ngài cả.

Cho nên điều đó là hoàn toàn tốt: vào buổi sáng bạn đi tới đền chùa hay nhà thờ hay nhà thờ hồi giáo, có lời cầu nguyện hay, hỏi những điều lớn lao - vẫn biết hoàn toàn rõ rằng ngài điếc - và liên tục là cái ta khổ sở, xấu xí của bạn. Thế rồi sáng mai lại có lời cầu nguyện hay... Đây là giải pháp tốt, thu xếp tốt.

Rabindranath trong thơ của ông ấy đang chỉ ra một chân lí mênh mông: Bạn có thực sự muốn Thượng đế không? Bạn có thực sự muốn chân lí không? Bạn có thực muốn im lặng không? Nếu bạn hỏi, và bạn trung thực, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ. Bạn sẽ phải chấp nhận rằng bạn không thực sự muốn... Bạn chỉ giả vờ thiền thôi - bởi vì bạn biết bạn đã từng thiền trong nhiều năm, và chẳng cái gì xảy ra. Không có sợ; bạn có thể thiền, không cái gì xảy ra.

Một khi cái gì đó bắt đầu xảy ra, thế thì có rắc rối. Một khi cái gì đó bắt đầu lớn lên trong cuộc sống của bạn mà không lớn lên trong trái tim của đám đông bao quanh bạn, bạn sẽ là người lạ, bạn sẽ là người ngoài. Và đám đông không bao giờ tha thứ cho người lạ, đám đông không bao giờ tha thứ cho người ngoài; nó tiêu diệt họ. Nó phải tiêu diệt họ chỉ vì an bình riêng của tâm trí nó.

Một người như Jesus Christ là mối phiền toái liên tục, vì ông ấy nhắc nhở bạn rằng bạn cũng có thể là cùng cái đẹp đó, cùng duyên dáng đó, cùng chân lí đó, và điều đó gây tổn thương. Ông ấy làm cho bạn cảm thấy thấp kém, và không ai muốn cảm thấy thấp kém.

Và chỉ có hai cách không cảm thấy thấp kém: một cách là trở thành cao siêu; đó là cách gian nan, cách lâu dài - nguy hiểm, bởi vì bạn sẽ phải bước đi một mình. Cách đơn giản là, tiêu diệt người cao siêu đó. Thế thì toàn thể đám đông gồm toàn những người bình đẳng. Không ai là cao siêu, không ai là thấp kém. Tất cả đều tinh ranh, tất cả đều lừa dối, tất cả đều là tội phạm theo cách riêng của họ. Mọi người đều ghen tị, mọi người đều tham vọng. Tất cả họ đều trong cùng một con thuyền, và họ hiểu ngôn ngữ của nhau. Và không ai tạo ra bất kì cái gì ồn ào về chân lí, về Thượng đế, về thiền.

Mọi người hạnh phúc khi không có một Phật Gautam, không có một Socrates, không có một Zarathustra, bởi vì những người này giống như các đỉnh núi cao và bạn trông tí hon thế, người lùn thế - điều đó gây tổn thương. Họ nói rằng con lạc đà không bao giờ tới gần núi. Chúng đã chọn sống trong sa mạc, bởi vì trong sa mạc chúng là núi đi, nhưng ở gần núi, chúng sẽ có vẻ giống như kiến - và điều đó gây tổn thương.

Cách dễ nhất là quên tất cả về núi đi, nói, "Những núi đó toàn là huyền hoặc, hư cấu; thực tại là sa mạc." Cho nên bạn tận hưởng sa mạc, bạn tận hưởng bản ngã của bạn - và bạn cũng tận hưởng lời cầu nguyện, "Lạy Trời, xin giải phóng con khỏi bản ngã, làm cho con khiêm tốn," vẫn thừa biết rằng ngài không nghe, rằng không lời cầu nguyện nào được trả lời. Bạn có thể cầu nguyện bất kì cái gì mà không sợ bởi vì bạn sẽ vẫn còn như cũ và bạn cũng sẽ có sự thoả mãn về việc cầu nguyện những điều lớn lao.

Đó là lí do tại sao mọi người, không trở nên có tính tôn giáo, trở thành người Ki tô giáo, trở thành người Hindu, trở thành người Mô ha mét giáo. Họ không phải là người tôn giáo chút nào; đây là chiến lược để né tránh việc có tính tôn giáo. Người tôn giáo đơn giản có tính tôn giáo; người đó không là người Hindu, không là người Mô ha mét giáo, không là người Ki tô giáo, không là Phật tử - không cần. Người đó là thực sự, người đó chân thành, người đó từ bi, người đó đáng yêu, người đó có tính người - tính người tới mức người đó gần như đại diện cho điều thiêng liêng trên thế giới.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 27 - Quay về Mục lục Tập 2

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post