Chương 3. Đá lăn

Chương 3. Đá lăn

Price:

Read more

Thầy Hoàn Hảo (Tập 1) - Osho

Bài nói về câu chuyện Sufi

Chương 3. Đá lăn


Một người tìm kiếm lang thang thấy một thầy tu đạo Hồi trong nhà nghỉ và nói với ông ấy, "Tôi đã từng ở hàng trăm vùng miền và đã nghe các giáo huấn của nhiều thầy giỏi. Tôi đã biết cách quyết định khi nào một thầy giáo không phải là người tâm linh. Tôi không thể biết được người hướng dẫn chính cống, hay làm sao tìm ra một người, nhưng một nửa công việc được hoàn thành là tốt hơn không cái gì."

Thầy tu xé áo quần mình và nói, "Người khốn khổ ơi! Trở thành chuyên gia về cái vô dụng cũng giống như có khả năng phát hiện táo thối rữa mà không biết về táo lành.

"Nhưng vẫn có khả năng tệ hơn trước ông. Cẩn thận rằng ông không trở thành giống như thầy lang trong câu chuyện này.

"Để kiểm tra tri thức của thầy lang, một vị vua phái nhiều người mạnh khoẻ tới cho thầy lang đó khám.

Với từng người thầy lang đều cho thuốc. Khi nhà vua triệu ông ấy tới và buộc tội ông ấy là lừa gạt, thầy lang trả lời, 'Tâu đại vương! Thần đã không khám người nào từ lâu nhưng với ốm đau thần đã bắt đầu hình dung rằng mọi người đều ốm và nhầm lẫn mắt sáng của việc mạnh khoẻ tốt là dấu hiệu của sốt!' "

Sự tồn tại là biện chứng. Nó phụ thuộc vào các đối lập cực: đàn ông/đàn bà, âm/dương, sống/chết, ánh sáng ban ngày. Nhưng tính cực cơ bản trong tất cả các phân cực này là dương và âm. Chỉ dương không thể tồn tại, mà chỉ âm một mình cũng không thể tồn tại. Chúng tuỳ thuộc vào nhau. Chúng là các cực đối lập vậy mà không đối lập.

Nếu bạn hiểu điều này, bạn có một chìa khoá lớn trong tay: chúng là đối lập và vậy mà bù nhau, vì chúng không thể tồn tại mà không có cái kia. Cái kia nuôi dưỡng chúng - phủ định chúng và nuôi dưỡng chúng. Và toàn thể sự tồn tại tiếp diễn, chuyển động, tuôn chảy, bởi vì hai bờ cực này. Không dòng sông nào có thể chảy mà không có hai bờ này.

Mọi thứ được phân chia thành các cực đối lập này. Chúng hấp dẫn lẫn nhau, chúng đẩy lẫn nhau. Cũng như đàn ông và đàn bà: họ bị hấp dẫn lẫn nhau và họ bị đẩy lẫn nhau; họ muốn tới gần và họ chống lại; họ yêu và họ ghét - và điều đó tất cả đều cùng nhau. Bạn không thể tách rời chúng. Bạn không thể tách rời yêu và ghét bởi vì bạn không thể tách rời dương và âm. Nhiều nhất, bạn có thể nhấn mạnh cái này hơn cái kia - có vậy thôi.

Mới hôm nọ, Yoga Chinmaya đã hỏi một câu hỏi: "Sao con người có hai mắt, hai tai, hai phổi, hai thận, hai tay, hai chân - sao lại hai?" Bởi vì tính cực đấy. Một thận của bạn là nam, thận kia là nữ. Một bán cầu não bạn là nam, bán cầu kia là nữ. Bạn không thể tồn tại mà không có tính cực này. Thân thể bạn sẽ biến mất. Có đối lập thường xuyên giữa các cực, và có hấp dẫn.

Một trong những khám phá vĩ đại nhất của tâm lí học hiện đại là ở chỗ không đàn ông nào chỉ là đàn ông một mình, và không đàn bà nào là đàn bà một mình. Mọi đàn ông đều có người đàn bà bên trong anh ta, và mọi đàn bà đều có người đàn ông bên trong cô ta.

Tính cực này là điều phải có.

Tâm trí cũng bị phân chia thành hai phần: bán cầu não trái mang nữ tính. Tôi đang nói điều này để cho tôi có thể giải thích cho bạn tại sao có hiện tượng như vậy như Thiền-và-Sufi - chúng là đối lập cực. Thiền là con đường qua phủ định; nó về căn bản có hướng nam tính. Nó là con đường của thông minh, thiền, nhận biết. Sufi giáo là con đường qua khẳng định; nó có nữ tính. Nó là con đường của yêu, khẳng định.

Phật tử đi theo phủ định: Cái này không phải là chân lí, cái kia không phải là chân lí - neti neti - không cái này không cái nọ, Tăng Xán nói. Liên tục phủ định, khử bỏ. Khi bạn đã khử bỏ tất cả, cái còn lại và không thể khử bỏ được thêm nữa là chân lí.

Sufi giáo dựa trên khẳng định: Không phủ định, không dùng không, nói có. Và không tìm theo cách phủ định; đi vào con đường khẳng định tuyệt đối. Không nghĩ về cái sai, nghĩ về cái đúng. Không nghĩ về ốm bệnh, nghĩ về mạnh khoẻ. Không nghĩ về gai, nghĩ về hoa. Không nghĩ về cái xấu, khổ, nghĩ về cái đẹp và vui.

Cả hai đều có đó. Và bạn không thể dùng cả hai cùng nhau - bạn sẽ phát điên nếu bạn dùng cả hai cùng nhau. Đó thực sự là điều xảy ra khi con người phát điên. Người đó bắt đầu dùng cả hai cực của mình và cả hai cực này liên tục phủ định lẫn nhau. Đó là lí do tại sao người đó trở nên bị tê liệt trong thông minh của mình. Người ta phải dùng một cực thôi; cực kia sẽ có đó nhưng như cái bóng, chỉ là phần bù cho nó.

Trong Thiền bạn dùng nói không, và, dần dần dần dần, mọi cái vô nghĩa bị cắt đi khỏi chính rễ. Nhưng nghĩa còn lại, bởi vì nghĩa không thể bị cắt bỏ. Ý nghĩa còn lại; cái đó là không thể phá huỷ được, nó là bất diệt. Cho nên không có vấn đề gì! Những người theo Thiền đều đạt tới. Họ đạt tới mạnh khoẻ bằng việc loại bỏ bệnh tật. Đó là cách của họ.

Cách của Sufi là chính điều đối lập lại: nó đi qua cái khẳng định, qua mạnh khoẻ, qua nói có. Và, dần dần dần dần, nó đi tới cùng đích. Và, theo một cách nào đó, con đường của Sufi đầy niềm vui hơn, đầy bài ca hơn, vì nó tuôn chảy qua thung lũng và núi non của yêu.

Thiền chảy qua mảnh đất sa mạc. Sa mạc cũng có cái đẹp riêng của nó - cái im lặng của nó, cái bao la của nó, cái thuần khiết của không khí của nó - sa mạc có cái đẹp riêng của nó! Nếu bạn là người yêu sa mạc, đừng lo nghĩ về nó. Mọi người đã đạt tới qua sa mạc tới điều tối thượng. Nhưng nếu bạn không yêu, thế thì không cần hành hạ bản thân bạn trong sa mạc. Có thung lũng xanh nữa.

Sufi giáo đi qua thung lũng xanh. Bây giờ điều này nữa là rất kì lạ, nhưng đây là cách tâm trí vận hành: Sufi giáo được sinh ra trong sa mạc; Thiền được sinh ra trong thung lũng xanh. Có thể đó là lí do tại sao nó đã xảy ra như vậy. Những người sống trong sa mạc không thể chọn con đường của Thiền được. Họ đã trong sa mạc rồi, mệt mỏi với sa mạc. Bên ngoài là sự mở rộng của sa mạc và một mình sa mạc. Họ sẽ không thích chọn sa mạc bên trong nữa; bằng không, tính cực sẽ bị mất. Bên ngoài là sa mạc, bên trong họ phải tạo ra thung lũng xanh của yêu, của tính tích cực. Điều đó sẽ làm cho mọi sự được cân bằng. Điều đó sẽ giúp cho quá trình biện chứng.

Người Sufi nói về yêu, về thiên đường, về vườn thiên đường. Họ nghĩ về Thượng đế như Người yêu. Họ nói về rượu; rượu là biểu tượng của họ. Họ nói về sự ngất ngây; họ là người say, người say điều thiêng liêng. Họ bỏ bản thân họ vào trong điệu vũ và bài ca. Họ mở tiệc, họ mở hội. Điều đó dường như là tuyệt đối logic. Sa mạc đủ rồi - họ phải làm cân bằng nó bằng vườn bên trong.

Phật giáo được sinh ra bên bờ sông Hằng, một trong những mảnh đấu màu mỡ nhất trên thế giới, một trong những nơi đẹp nhất, dưới bóng của Himalayas. Mọi thứ đều đẹp bên ngoài, mọi thứ đều xanh bên ngoài. Bây giờ nghĩ tới sự xanh bên trong nữa sẽ là đơn điệu. Nghĩ tới thung lũng và dòng sông đẹp sẽ là chán. Phật nghĩ về cái trống rỗng bên trong, cái không, sa mạc bên trong, im lặng của sa mạc, sự thuần khiết hoàn toàn của sa mạc - không nhảy múa, không bài ca. Bạn không thể tưởng tượng được Phật nhảy múa.

Bạn không thể hình dung được Rumi không nhảy múa. Nếu Rumi là cái gì chút nào, ông ấy không là gì ngoài điệu múa. Ông ấy đạt tới samadhi đầu tiên của mình bằng việc múa liên tục trong ba mươi sáu giờ. Ông ấy nhảy múa và nhảy múa... và cực lạc của ông ấy là tới mức hàng trăm người bắt đầu nhảy múa. Ông ấy đã tạo ra một trường cực lạc tới mức bất kì ai tới xem điều đã xảy ra cho ông ấy đều bắt đầu nhảy múa. Đến lúc ông ấy đạt tới samadhi tối thượng của mình, hàng nghìn người đã nhảy múa quanh ông ấy. Đó là cách ông ấy đã đạt tới.

Ông ấy ngã ra trên đất trong hàng giờ trong ngất ngây hoàn toàn - hệt như một kẻ say! Khi ông ấy mở mắt ra, ông ấy đã thấy thế giới khác, ông ấy đã mang cõi bên kia cùng với ông ấy.

Phật đạt tới samadhi tối thượng của ông ấy bằng việc ngồi im lặng không làm gì cả - im lặng hoàn toàn tới mức bạn có thể đã nghĩ rằng không có người nào mà chỉ có tượng đá. Không phải là ngẫu nhiên mà tượng Phật là tượng đầu tiên được làm ra, nó đã bắt đầu cùng tượng của Phật. Tượng của ông ấy là thứ nhất, thế rồi tượng của những người khác theo sau. Ông ấy giống tượng thế. Trong im lặng, ngồi dưới cây bồ đề, ông ấy phải đã có vẻ giống như một tảng đá hoa: mát mẻ, trắng, tĩnh lặng. Đá hoa trắng trở thành biểu dụ cho Phật.

Nhưng bạn không thể làm được tượng của Rumi, vì ông ấy chưa bao giờ ở trong cùng một tư thế trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Nếu bạn muốn làm tượng của Rumi, bạn sẽ phải làm tượng của suối nước, hay cây liễu trong gió mạnh. Không thể nào làm được tượng của Rumi.

Phật đã sống, đã được sinh ra ở Nepal dưới bóng của Himalayas vĩnh hằng và cái đẹp vĩnh hằng của nó. Đây lại là tính cực. Bên ngoài là cái đẹp của Himalayas, và Phật tìm sa mạc bên trong của sự phủ định tuyệt đối. Rumi sống trong sa mạc; bên ngoài là sa mạc vô hạn, bên trong ông ấy tạo ra một khu vườn nhỏ, một thiên đường, một khu vườn có tường bao. Đó là nghĩa của từ 'paradise - thiên đường', firdaus - một khu vườn có tường bao, một ốc đảo.

Nhấn mạnh của Sufi giáo là vào cái khẳng định. Và tôi đang nói về cả Thiền và Sufi. Bạn phải chọn. Chọn lựa không nên từ cái đầu; chọn lựa nên từ tính toàn bộ của bạn. Cảm cả hai đi. Cảm việc nhảy múa Sufi, và cảm vipassana. Và bất kì cái gì khớp với bạn... và khi cái gì đó khớp, bạn sẽ biết. Sẽ không cần hỏi bất kì ai, vì nó khớp một cách tuyệt đối - tới mức nó được ngụ ý dành cho bạn và bạn được ngụ ý dành cho nó - đột nhiên mọi thứ rơi vào trong hoà điệu, hài hoà lớn nảy sinh.

Đừng quyết định từ cái đầu, vì thế thì bạn có thể đi theo hướng sai. Cho phép nó được quyết định bởi toàn bộ bản thể bạn. Cảm mọi khả năng đi - đó là lí do tại sao tôi đang làm mọi khả năng thành sẵn có cho bạn, cho nên mọi người có thể tìm thấy điều phù hợp với mình. Thế thì đó là con đường của bạn.

Và đừng bao giờ áp đặt con đường của bạn lên bất kì ai khác, đừng bao giờ, vì điều đó có thể không phải là con đường cho người khác. Chia sẻ niềm vui của bạn đi, nhưng đừng bao giờ cố cải tâm bất kì ai theo nguyên lí của bạn. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn, nhưng đừng bao giờ trở thành người truyền giáo. Từ 'người truyền giáo' là bẩn thỉu. Làm trái tim bạn thành sẵn có đi - nếu ai đó muốn chọn, để cho người đó chọn, nhưng đừng cố, theo bất kì cách nào, thậm chí không gián tiếp, cải tâm người đó theo học thuyết của bạn.

Kinh nghiệm của bạn, việc chia sẻ kinh nghiệm của bạn, là hay - nó là tình yêu của bạn, nó là từ bi của bạn. Nhưng nguyên lí của bạn, học thuyết của bạn, con đường của bạn, là nguy hiểm. Nó có thể không phải là con đường của người khác. Và khi tôi nói 'người khác', tôi không ngụ ý người lạ - đó có thể là con bạn, đó có thể là vợ bạn, đó có thể là chồng bạn, đó có thể anh em bạn. 'Người khác' bao gồm mọi người khác - ngay cả con bạn, người bạn đã từng mang trong bụng bạn trong chín tháng, người là xương bạn và máu bạn và tuỷ bạn, người đã đập rộn ràng cùng bạn trong chín tháng, nhưng dầu vậy người đó sẽ phải sống cuộc sống riêng của người đó. Người đó tới qua bạn, nhưng người đó không phải là bạn. Người đó có tính cá nhân riêng của mình. Người đó phải nở hoa theo cách riêng của người đó. Làm thành sẵn có mọi điều bạn đã kinh nghiệm đi, mọi cái là tốt và mọi cái là xấu; làm toàn thể cuộc sống của bạn mở ra chon đứa con, nhưng đừng bao giờ truyền giáo cho người đó. Đừng bao giờ làm người đó thành người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Giúp người đó đi theo bản tính của người đó. Và không ai biết cái gì sẽ nở hoa trong người đó. Chỉ giúp cho người đó để người đó trưởng thành, trở nên mạnh mẽ hơn. Đó là yêu.

Khi bạn bắt đầu truyền giáo, đó không phải là yêu, đó là ghét. Bạn sợ, bạn có tính sở hữu, bạn tham vọng, bạn có tính bản ngã.

Bạn muốn chi phối người khác qua học thuyết của bạn. Bạn muốn giết chết tâm linh của người khác. Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang giúp, nhưng bạn không giúp đâu - bạn đang cảm trở sự trưởng thành. Bạn chỉ đang làm què quặt người khác. Người đó sẽ không bao giờ có thể tha thứ cho bạn được.

Đó là lí do tại sao trẻ con không bao giờ tha thứ cho bố mẹ chúng - chúng đã bị truyền bá, cái gì đó đã bị áp đặt lên chúng. Đó là một loại cưỡng hiếp, và là loại xấu nhất: bạn đã cưỡng hiếp tâm thức chúng. Bạn đã vi phạm vào một trong những luật nền tảng nhất của cuộc sống. Bạn đã can thiệp vào tự do của chúng. Và tự do lớn nhất là tự do được trưởng thành hướng tới Thượng đế, và mọi người đều phải trưởng thành theo cách riêng của mình.

Hoa hồng phải cúng dường hương thơm của nó, và cúc vạn thọ cũng vậy. Cúc vạn thọ không cần trở thành hoa hồng, nó không thể trở thành được. Cúc vạn thọ phải nở hoa theo cách riêng của nó; nó phải cúng dường bản thân nó. Việc cúng dường đó sẽ được chấp nhận -chỉ việc cúng dường tới từ cốt lõi bên trong nhất của bạn, có gốc rễ trong bạn, mới được chấp nhận.

Cho nên Thiền hay Sufi, bạn phải cảm đã. Và không vội gì. Liên tục cảm đi, Một ngày nào đó, đột nhiên, mọi thứ rơi vào hoà điệu, mọi thứ tới cùng nhau, và linh ảnh mở ra.

Câu chuyện này:

Một người tìm kiếm lang thang thấy một thầy tu đạo Hồi trong nhà nghỉ và nói với ông ấy, "Tôi đã từng ở hàng trăm vùng miền và đã nghe các giáo huấn của nhiều thầy giỏi. Tôi đã biết cách quyết định khi nào một thầy giáo không phải là người tâm linh. Tôi không thể biết được người hướng dẫn chính cống, hay làm sao tìm ra một người, nhưng một nửa công việc được hoàn thành là tốt hơn không cái gì."

Người này phải đã được bắt rễ sâu sắc trong tính phủ định, trong việc phủ định. Người đó có thể đã dễ dàng trở thành một tín đồ của Phật, nhưng không phải là người Sufi. Người đó có xu hướng tâm trí triết lí. Hoài nghi là phong cách của người đó, ngần ngại là hệ thống ý nghĩ của người đó. Đó không phải là cách thức của người Sufi.

Từng từ của câu chuyện này đều phải được hiểu, bởi vì đây không chỉ là chuyện mà là ngụ ngôn. Bạn không thể đổi một từ nào. Nếu bạn đổi bạn sẽ đổi toàn thể kết cấu, toàn thể hương vị, toàn thể nghĩa của câu chuyện.

Người Sufi dùng những chuyện này theo cách mà chúng có nhiều nghĩa. Chúng có thể được hiểu theo nhiều mức.

Một người tìm kiếm lang thang...

Người tìm kiếm bao giờ cũng là người lang thang. Những người thực sự muốn tìm kiếm ở lại với thầy, họ không lang thang. Người liên tục lang thang là tò mò, tham lam. Người đó muốn biết nhiều nhất có thể được. Do đó, người đó không thể ở với một thầy. Và những điều này là tới mức chừng nào bạn chưa ở lại với một thầy, trong sự thân thiết sâu sắc, với tình yêu lớn lao, bạn sẽ không phát triển gốc rễ. Bạn sẽ là tảng đá lăn không thu được rêu nào. Bạn có thể cứ lăn mãi mãi, nhưng bạn sẽ không được làm giầu lên bởi việc lang thang của bạn. Thực ra, bạn càng lang thang nhiều, bạn sẽ càng trở nên bị nghèo nàn hơn vì cuộc sống bị phí hoài, thời gian bị phí hoài.

Đây không phải là cách thức của sat sang. Sufi giáo phụ thuộc rất nhiều vào sự thân thiết với thầy. Nếu bạn liên tục cấy cây từ chỗ này sang chỗ khác một cách liên tục, bạn sẽ giết chết cây này. Khi nào nó sẽ mọc được rễ? Bạn phải để cho nó ở trong một khu đất trong một thời gian đủ lâu. Nếu nó là hoa mùa vụ, điều đó là được; nó tới trong vòng vài tuần, và thế rồi nó đi trong vòng vài tuần. Nhưng nếu nó là cây tuyết tùng Li Băng, phải sống cả nghìn năm và phải mọc vươn cao trên trởi và thì thào với mây, thế thì việc cấy nó lặp đi lặp lại là có hại, là giết nó. Đó là sát hại.

Và linh hồn là cây tuyết tùng Li Băng. Nó không phải là hoa mùa vụ. Thầy là mảnh đất. Bạn phải trở nên được tiếp đất trong thầy. Bạn phải lan toả rễ của bạn vào trong bản thể thầy, chỉ thế thì bạn sẽ được nuôi dưỡng. Đó là điều sat sang là gì.

Nếu bạn liên tục lang thang, bạn có thể thu được nhiều thông tin, bạn có thể trở nên rất thông thái, hiển nhiên, nhưng bạn sẽ vẫn còn là người dốt nát như bao giờ. Có thể còn dốt hơn thế, vì bây giờ bạn sẽ trở nên có tính bản ngã nữa. Bạn sẽ nghĩ "Mình biết" - và bạn không biết! Bạn đã thu thập hành lí không cần thiết. Bạn sẽ trở nên ngày một bị nặng gánh hơn, bị nhồi nhét hơn. Nhưng đây không phải là trưởng thành thực. Trưởng thành thực là khác toàn bộ. Nó cần thời gian, chờ đợi, kiên nhẫn, yêu thương, thân thiết, tin cậy.

Sat sang là đang tiến tới việc sinh thành mới. Được im lặng. Nghe im lặng. Lắng nghe đằng sau lời và quên chúng. Không làm gì, và ở nội tâm. Sâu sắc hơn mọi cách diễn đạt. Đó là sat sang. Và Sufi giáo phụ thuộc vào sat sang. Nó phụ thuộc vào sự thân thiết với thầy. Người ta ngồi cùng thầy, sâu trong đêm, trong im lặng của đêm. Thầy có thể không nói chút nào, hay có thể nói một hay hai lời. Người ta đơn giản ngồi cùng thầy, cảm thấy sự hiện diện của thầy, hấp thu sự hiện diện của thầy, trở thành một phần của trường năng lượng của thầy. Thở cùng thầy, đập rộn ràng cùng thầy, dần dần, bản ngã tan biến. Người ta không bao giờ đi tới biết khi nào nó bị tan biến. Không nỗ lực công khai nào được thực hiện để làm tan biến nó. Nó tan biến theo cách riêng của nó, cũng như mặt trời lên và tuyết bắt đầu tan ra.

Nếu bạn tới thầy, mặt trời đã bắt đầu mọc rồi. Bạn không cần làm nhiều; bạn không bị yêu cầu phải làm nhiều. Phép thần của sự hiện diện của thầy sẽ có tác dụng. Mọi điều được cần về phần đệ tử là tin cậy, buông xuôi lớn lao.

Một người tìm kiếm lang thang...

... phải đã là một người tò mò, người tìm kiếm không cần thiết. Liên tục đi lang thang, đi gõ hết cửa nọ tới cửa kia, là kẻ ăn xin. Không bao giờ thu thập đủ dũng cảm và kiên nhẫn để bám lấy một chỗ, do đó vẫn còn không gốc rễ.

Một người tìm kiếm lang thang thấy một thầy tu đạo Hồi trong nhà nghỉ ...

Thầy tu là một người say sưa với Thượng đế. Bạn có thể thấy từ mắt người đó: chúng đỏ bởi rượu của Thượng đế. Bạn có thể thấy từ cách người đó bước đi. Bạn có thể thấy trong cả nghìn lẻ một cách rằng người đó không chỉ trong thân thể - trong thân thể, tất nhiên, nhưng ở đâu đó khác nữa. Người đó không chỉ là thân thể, mà còn nhiều hơn thân thể, nhiều hơn tổng của thân thể và tâm trí người đó. Bạn có thể cảm thấy sự hiện diện của cõi bên kia rất sống động trong người đó, gần như sờ nắm được, thấy được với những người có mắt để thấy. Bạn có thể thấy năng lượng nhảy múa quanh người đó! Người đó đã nở hoa - bạn có thể ngửi thấy hương thơm, hương vị nhẹ nhàng của người đó, và sự dịu dàng đáng yêu của chỗ của người đó. Bắt giữ của người đó là bắt giữ của rượu.

Bạn sẽ không bao giờ thấy điều đó ở Thiền sư. Bắt giữ là khác toàn bộ, bởi vì Thiền sư đã đạt tới qua phủ định. Ông ấy không thể bị say. Ông ấy tỉnh táo đầy đủ và nhận biết. Bạn sẽ thấy một lưỡi kiếm rất sắc trong Thiền sư, sẵn sàng chặt phăng bạn trong một cú. Thiền sư rất sắc sảo! Sắc vì nhận biết của ông ấy.

Thầy Sufi say, dịu dàng, là đoá hoa của yêu. Bạn sẽ thấy với Thiền sư từ bi lớn, nhưng không có yêu. Từ bi bởi vì nhận biết của ông ấy, bởi vì chứng ngộ của ông ấy. Nhưng người Sufi đầy yêu. Thượng đế của người đó là tình yêu. Với Thiền sư không có Thượng đế - chỉ có cái không hoàn toàn. Với người Sufi không có gì khác ngoài Thượng đế - người đó thở Thượng đế, người đó ăn Thượng đế, người đó uống Thượng đế, người đó sống trong Thượng đế như cá sống trong đại dương. Làm sao mà có thể vẫn còn không say được? Bạn có thể thấy trong cách người đó bước, cách người đó ngồi, rằng người đó say hoàn toàn.

Không phải ngẫu nhiên mà rượu trở thành một trong những biểu dụ có ý nghĩa nhất của Sufi giáo. Oman Khayyam là một thầy Sufir - bị phương Tây hiểu lầm toàn bộ, bởi vì người dịch, đặc biệt là Fitzgerald, lấy mọi từ của Omar Khayyam dịch đúng từng chữ một. Và chúng là những biểu dụ! chúng không phải là chữ theo nghĩa đen. Khi Omar Khayyam nói về 'đàn bà' ông ấy đang nói về Thượng đế, vì người Sufis nghĩ về Thượng đế như đàn bà, không như đàn ông.

Người Hindus đôi khi cũng nghĩ về Thượng đế như đàn bà, nhưng bao giờ cũng như 'Mẹ'. Người Sufis nghĩ về đàn bà như người yêu. Khi người đàn bà là mẹ bạn, mối quan hệ là về kính trọng, không thực sự là yêu. Khi người đàn bà là mẹ bạn, bạn đầy tôn kính, nhưng không đầy yêu. Khi người đàn bà là người yêu của bạn, nó là mối quan hệ khác toàn bộ. Người Sufis là những người duy nhất trên trái đất đã từng dám gọi Thượng đế là 'người yêu'.

Và khi người Sufi nói về rượu, họ đang nói về tình yêu của Thượng đế tuôn chảy trong bạn nếu bạn cho phép, nếu bạn sẵn sàng đón nhận món quà. Nếu bạn ở trong buông bỏ, nó tới - nó tuyệt đối tới, nó chắc chắn tới. Nếu nó không tới, điều đó chỉ chứng tỏ rằng cửa nhà bạn bị đóng.

Người ta học, khi sống cùng thầy, cách mở cánh cửa của mình. Vấn đề không phải là học tri thức: vấn đề là học một loại hiện hữu khác - hiện hữu mở, không phải là hiện hữu đóng.

Một người tìm kiếm lang thang thấy một thầy tu đạo Hồi trong nhà nghỉ...

Từ này 'nhà nghỉ' cũng có ý nghĩa, bởi vì người say với Thượng đế là ở nhà, người đó nghỉ. Người đó biết nghỉ là gì; không ai khác biết.

Năm I905, Albert Einstein công bố rằng không có nghỉ tuyệt đối, và kể từ đó đã không có nghỉ. Albert Einstein là đúng: khi có liên quan tới thế giới bên ngoài, không có nghỉ tuyệt đối. Mọi sự bao giờ cũng chuyển động, ngay cả những thứ dường như là tĩnh tại cũng đang chuyển động. Ngay cả bức tường nhà bạn cũng trong láo nháo thường xuyên, trong hỗn độn. Mọi thứ đều thay đổi! Không cái gì kéo dài và vẫn còn như cũ, thậm chí cả Himalayas cũng không. Chúng cũng thay đổi, liên tục thay đổi. Có thể cuộc sống của chúng ta là rất ngắn và chúng ta không thể thấy được thay đổi. Các nhà khoa học nói: Nếu chúng ta có thể cô đọng toàn thể lịch sử của Himalayas vào trong hai mươi bốn giờ, thế thì bạn sẽ thấy Himalayas không là gì ngoài việc giống như những con sóng thay đổi trong đại dương. Thay đổi là chậm nếu so với khoảng sống của chúng ta, nhưng thay đổi có đó. Đã có thời Himalayas không tồn tại.

Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng Himalayas là dãy núi trẻ nhất trên thế giới, mới lớn, và vẫn còn phát triển, vẫn còn trở nên cao hơn mọi năm - chỉ theo từng li, nhưng thay đổi là liên tục.

Hoặc một thứ liên tục tăng trưởng đi lên hoặc nó bắt đầu sụp xuống, nhưng thay đổi là điều duy nhất không bao giờ thay đổi. Và Albert Einstein là đúng về thế giới bên ngoài, nhưng ông ấy không biết gì về thế giới bên trong. Nếu ông ấy mà biết cái gì về thế giới bên trong, ông ấy chắc đã không thể nói điều này, rằng không có nghỉ tuyệt đối - có chứ!

Nó không có đó ở bên ngoài: nó là ở trong tim, trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn. Tôi biết nó! Tôi ở trong nó. Bạn cũng có thể biết nó. Và người ta chỉ được hoàn thành khi người ta đi tới biết về nghỉ tuyệt đối trong bản thân mình. Gọi nó là linh hồn, gọi nó là Thượng đế, gọi nó là niết bàn, hay cái gì bạn muốn, nhưng có một điểm, ở chỗ sâu nhất, ở cốt lõi tối thượng của bản thể bạn - điểm đó là trung tâm của cơn xoáy lốc. Có nghỉ.

Những câu chuyện Sufi này có tính biểu dụ. Thầy tu này là ở nhà nghỉ và người tìm kiến này là người tìm kiếm lang thang. Người tìm kiếm đang đi tìm, thầy tu đã đạt tới. Ông ấy là một siddha - ông ấy đã đạt tới. Không có đâu mà đi. Ông ấy đã về tới nhà! Ông ấy ở nhà.

Một người tìm kiếm lang thang thấy một thầy tu đạo Hồi trong nhà nghỉ và nói với ông ấy, "Tôi đã từng ở hàng trăm vùng miền và đã nghe các giáo huấn của nhiều thầy giỏi.

Nhớ lấy, một thầy là đủ, và nghìn lẻ một thầy giỏi là không đủ. Thầy giỏi là thầy giáo, họ là gia sư. Thầy không phải là thầy giáo, thầy không phải là thầy giỏi, thầy không phải gia sư. Chức năng của thầy là chức năng của việc tạo ra sự lây nhiễm - đó không phải là dạy, đó là lây nhiễm. Thầy không dạy bạn điều nào đó. Thầy đơn giản tạo ra trường năng lượng quanh bạn, bao quanh bạn, và trong năng lượng bao quanh đó cái gì đó bắt đầu đáp ứng từ bên trong bạn. Đó là trực giác. Thầy giáo phụ thuộc vào việc dạy, ông ấy dạy bạn. Thầy phụ thuộc vào trực giác.

Thầy tạo ra tình huống. Trong tình huống đó, cái gì đó mà đã không vận hành trước đây trong bạn nay bắt đầu vận hành, vậy thôi. Nhưng thầy không cho bạn cái gì. Thầy là tác nhân xúc tác. Thầy cho bạn chỉ cái mà bạn đã có rồi, và từ chính lúc ban đầu, nhưng bạn đã trở nên vô nhận biết về nó, bạn đã quên mất về nó. Thầy đơn giản nhắc bạn. Thầy gợi ra cái gì đó trong bạn, cái đang ngủ. Thầy đào giếng trong bạn - nhưng nước là của bạn! Thầy đập vỡ, phá vỡ những tảng đá bên trong bạn, nhưng cái trào ra là của bạn, đích thực của bạn. Thầy cho bạn bản thể riêng của bạn.

Người tìm kiếm này nói với thầy tu:

"Tôi đã từng ở hàng trăm vùng miền và đã nghe các giáo huấn của nhiều thầy giỏi."

Người đó đã đi từ cửa nọ tới cửa kia, người đó đã giống như kẻ ăn xin với bình bát, hỏi xin chân lí, tìm chân lí. Người đó đã biết nhiều. Người đó biết nhiều học thuyết, kinh sách. Người đó đã trở nên rất hiệu quả trong triết lí hoá. Người đó nói:

"Tôi đã nghe các giáo huấn của nhiều thầy giỏi. Tôi đã biết cách quyết định khi nào một thầy giáo không phải là người tâm linh. "

Và mọi điều mà người đó đã học là hoài nghi. Mọi điều người đó đã học là một loại tâm tính phủ định. Mọi điều mà người đó đã học là vô giá trị khi có liên quan tới Sufi giáo. Người đó đã học cách biết rằng người nào đó không phải là người tâm linh thực sự. Người đó đã học phát hiện cái ốm yếu. Người đó đã học chủ nghĩa phê phán. Người đó đã trở thành có tính phê phán.

Đó là điều xảy ra cho người thông thái: người đó trở thành có tính phê phán. Và đó không phải là cách đạt tới Thượng đế. Người ta phải trở thành đáng yêu. Có tính phê phán về căn bản được bắt rễ trong hận thù, trong đối kháng. Có tính phê phán là một phần của tính phá huỷ của bạn.

Bây giờ, người này đã đi, đã lang thang, đã nghe, nhiều điều, và kết quả toàn bộ là ở chỗ người đó chỉ trở nên có khả năng quyết định liệu một thầy nào đó có không thực sự là tâm linh không. Đây là loại giầu có gì vậy? Làm sao bạn sẽ được giầu có lên bởi nó? Nhưng đây là điều xảy ra.

Chừng nào bạn còn chưa sống cùng một thầy đủ lâu, bạn sẽ học cái phủ định. Cái phủ định là ở trên bề mặt. Cái khẳng định là ở cốt lõi. Cái phủ định có thể ở trên bề mặt vì nó không có giá trị. Cái khẳng định là kho báu. Nếu bạn đi tới thầy và chỉ lắng nghe điều thầy nói và không nghe điều thầy hiện hữu, bạn sẽ không biết tính khẳng định của nó.

Đó là điều đã xảy ra cho người này. Thảm hoạ này xảy ra cho người đó.

"Tôi đã từng ở hàng trăm vùng miền và đã nghe các giáo huấn của nhiều thầy giỏi. Tôi đã biết cách quyết định khi nào một thầy giáo không phải là người tâm linh. Tôi không thể biết được người hướng dẫn chính cống, hay làm sao tìm ra một người, nhưng một nửa công việc được hoàn thành là tốt hơn không cái gì."

Người đó đang tự an ủi mình. Có một phát biểu nổi tiếng của Friedrich Nietzsche. Ông ấy là người điên, nhưng đôi khi người điên nói những điều hay: đôi khi họ có những thoáng nhìn về chân lí. Ông ấy nói: Không biết tí gì còn tốt hơn là biết theo cách nửa vời - không biết tí gì còn tốt hơn là biết một phần. Không biết tí gì còn tốt hơn là biết một nửa. Tại sao? Logic thông thường sẽ nói: Ít nhất biết cái gì đó còn tốt hơn là không biết tí gì. Điều đó không phải vậy đâu.

Biết cái vô dụng sẽ tạo ra nỗi buồn lớn trong bạn, vô vọng trong bạn, vô nghĩa trong bạn. Biết cái phủ định sẽ làm khô héo bạn mất đi mọi cuộc sống và vị ngọt của cuộc sống. Bạn sẽ bắt đầu đông cứng. Bạn sẽ trở nên lạnh. Bạn sẽ trở thành không đáng yêu. Bạn sẽ bắt đầu mất đi mọi hi vọng. Bạn sẽ trong thất vọng, trong phiền não. Và đó là điều đã xảy ra cho nhiều người.

Chẳng hạn, Sigmund Freud - ông ấy chỉ biết điều phủ định. Ông ấy biết cái gì là sai với tâm trí con người, nhưng ông ấy chưa bao giờ nhận biết về bất kì cái gì có thể là đúng. Ông ấy tuỳ thuộc vào phía phủ định. Ông ấy trở nên rất thành thạo trong mọi loại ốm yếu của tâm trí - cái bất thường, suy đồi, bệnh tật, thần kinh, tâm lí, và mọi điều đó. Nhưng ông ấy hoàn toàn quên mất rằng đã từng có các chư Phật nữa. Thực ra, dần dần, ông ấy càng trở nên quen thuộc với cái bất thường, cái suy đồi, cái ốm yếu, cái không lành mạnh, ông ấy càng bắt đầu nghi ngờ liệu chư Phật thậm chí có thể tồn tại hay không. Ông ấy bắt đầu nghi ngờ Jesus. Không chỉ điều đó: các nhà phân tâm đã viết những cuốn sách, chuyên luận, chứng minh rằng Jesus bị thần kinh. Họ đã không làm việc cần mẫn thế với Phật, nhưng nếu họ làm việc, cùng điều đó sẽ là hoàn cảnh với Phật. Có thể họ sẽ dùng lời khác cho ông ấy - 'bị kìm nén'. Nếu họ nghĩ về Ramakrishna, họ sẽ nói 'điên loạn'. Và cùng điều đó họ sẽ nói về Mohammed - 'thần kinh', 'dở hơi'.

Tại sao Jesus bị thần kinh? Vì ông ấy nói với Thượng đế. Ông ấy bị thần kinh vì ông ấy nghe thấy tiếng nói trên trời. Ông ấy bị thần kinh vì ông ấy cảm thấy cái gì đó mà chúng ta không thể thấy, chỉ ông ấy mới có thể thấy. Chúng ta không thể tin cậy được vào ông ấy, vì bất kì cái gì ông ấy cảm thấy, ông ấy không thể chứng minh được một cách khách quan. Ông ấy phải bị điên.

Cứ nghĩ về hậu quả của điều Freud nói mà xem. Mạnh khoẻ là không thể được, mạnh khoẻ là đáng ngờ. Người mạnh khoẻ, toàn thể, linh thiêng là đáng ngờ. Không chỉ đáng ngờ - bị kết án. Thế thì cái gì còn lại? Thế thì toàn thể nhân loại phải sống trong thất vọng, không hi vọng.

Và đó là điều Freud nói, rằng không có hi vọng cho con người, rằng nhiều nhất con người có thể chịu đựng nhưng không thể tận hưởng được. Thực ra, bản thân ông ấy chưa bao giờ tận hưởng cả - ông ấy chịu đựng cuộc sống. Bản thân ông ấy bị thần kinh theo nhiều cách. Ông ấy rất sợ chết; ông ấy có nhiều nỗi ám ảnh. Ông ấy là người rất hay giận, nhiều tới mức khi ông ấy lâm vào cơn phẫn nộ ông ấy sẽ ngã ra trên sàn bất tỉnh. Ông ấy sợ chết tới mức ngay cả một lời nhắc tới cái chết cũng đủ làm cho ông ấy run rẩy. Và ông ấy tham vọng và chính trị tới mức ông ấy liên tục sợ người khác âm mưu hại ông ấy. Ông ấy là một người bị chứng hoang tưởng. Ông ấy phá huỷ nhiều đệ tử của ông ấy vì nghi ngờ, vì ông ấy không có khả năng chịu đựng bất kì ai tới gần ông ấy hơn - gần hơn theo nghĩa thông minh, hiểu biết. Ông ấy chỉ muốn có các nô lệ. Và bất kì khi nào có một đệ tử thông minh - và có những người như Jung, Adler và những người khác - cách duy nhất cho họ là trốn khỏi thầy. Sự hiện diện của ông ấy không mang tính nuôi dưỡng mà đầu độc. Và con người này liên tục cho những phán xét về Phật và Lão Tử và Zarathustra và Jesus và Mohammed. Và đây là vài người thực sự lành mạnh.

Cứ nghĩ một điều này: nếu ốm yếu tồn tại, đó là đủ bằng chứng rằng mạnh khoẻ cũng là có thể - ít nhất là có thể. Nếu bóng tối có đó, ánh sáng là có thể. Và nếu chết có đó, sống là có thể. Thực ra, làm sao chết có thể có đó nếu không có sống? Làm sao bạn sẽ quyết định được rằng ai đó là ốm nếu không có khoẻ? Nếu không có Phật trên thế gian, làm sao bạn sẽ quyết định được ai là điên? Thế thì mọi người đều điên! Có thể các loại điên khác nhau, nhưng mọi người đều điên.

Freud trở nên rất thiện nghệ về cái phủ định, một chuyên gia về ốm yếu và bệnh tật. Một cách tự nhiên, kinh nghiệm của ông ấy là tới mức rằng ông ấy phải phủ nhận - ông ấy chưa bao giờ bắt gặp vị Phật. Đó không phải là cách bạn bắt gặp vị Phật. Phật sẽ không tới với Freud để làm phân tâm đâu. Trong bốn mươi năm ông ấy chỉ phân tích người ốm đang chịu đựng cả nghìn lẻ một loại phóng chiếu tâm trí, ám ảnh. Một cách tự nhiên, bốn mươi năm quan sát, lắng nghe giấc mơ và ám ảnh của mọi người và sợ hãi và những người bị chia chẻ và tinh thần phân liệt và điên dại - một cách tự nhiên, sau bốn mươi năm nếu ông ấy quyết định rằng "Mình chưa bao giờ thấy một người mạnh khoẻ" thì theo một cách nào đó điều đó là đúng. Ông ấy chưa bao giờ thấy một người mạnh khoẻ. Và bốn mươi năm là đủ thời gian: ông ấy đã quan sát hàng nghìn người. Nhưng ông ấy đã quên mất một điều: rằng vị Phật không tới và nằm ra trên tràng kỉ của ông ấy và nói về các giấc mơ của ông ấy, bởi vì thực ra phật không có mơ!

Có lần chuyện xảy ra:

Một người được đưa tới tôi, một người siêu linh nổi tiếng. Năng lực của ông ấy để đọc ý nghĩ của mọi người là lớn lắm. Cứ ngồi trước bạn một chút thôi, ông ấy sẽ trở nên im lặng và tập trung và ông ấy sẽ bắt đầu nói các ý nghĩ nào đang chuyển trong tâm trí bạn.

Ai đó đem ông ấy tới tôi và ông ấy muốn đọc tâm trí tôi. Tôi nói, "Được, ông đọc đi." Nửa giờ trôi qua và thế rồi ông ấy mở mắt ra và ông ấy nói, "Nhưng chả có gì cả! - tôi có thể làm gì được?" "Ông đọc cái không...?"

Vị Phật không có mơ. Vị Phật không có ý nghĩ. Vị Phật không tồn tại như một bản ngã, cho nên làm sao ông ấy có thể sợ được? Ngay cả chết ông ấy cũng không sợ. Không có vấn đề về chết. Ông ấy đã chết rồi - chết như một bản ngã, và bây giờ chỉ có cái bất tử, cái vĩnh hằng, cái vô thời gian.

Phật sẽ tới Vienna để làm gì? Dường như không có lí do nào cả. Thực ra, sớm hay muộn, một hôm nào đó Freud sẽ phải đi tới vị Phật. Bạn sẽ thấy nhiều nhà phân tâm ở đây. Họ phải tới chứ - vì họ mất mọi cảnh quan.

Lắng nghe nỗi khổ của mọi người hết ngày nọ tới ngày kia, họ mất đi mọi hi vọng. Vị Phật có thể cho họ hi vọng trở lại. Vị Phật có thể giúp họ cực lại trở lại. Họ đã sống với khổ đau quá nhiều rồi. Bạn có biết rằng các nhà phân tâm tự tử nhiều hơn bất kì nghề nào khác không, gần như gấp đôi? Và nhà phân tâm phát điên nhiều hơn bất kì nghề nào, gần như gấp đôi. Điều này đáng phải không như vậy! Nhà phân tâm đáng phải không tự tử và phải không phát điên chứ. Nhưng họ phát điên nhiều hơn và họ tự tử nhiều hơn.

Nhưng tôi hiểu. Tôi có mọi từ bi với họ. Công việc cả đời của họ là như vậy đấy - đau khổ và đau khổ và đau khổ - khi nhìn vào những vết thương của mọi người trong linh hồn và mủ chảy ra hết ngày nọ tới ngày kia, họ sống trong một loại địa ngục.

Tôi đã nghe:

Một nhà phân tâm chết. Ông ấy có vé lên cõi trời, nhưng ông ấy đi xuống địa ngục. Quỉ ngạc nhiên. Quỉ nói, "Nhưng ông có vé lên cõi trời cơ mà - sao ông tới đây?"

Ông ấy nói, "Tôi là nhà phân tâm. Tôi phải làm quen dần dần. Cõi trời sẽ là quá nhiều ngay bây giờ. Tôi sẽ không thể tin được vào nó. Trước hết để tôi sống ở địa ngục vài ngày đã, để tôi làm quen với những điều tốt hơn."

Nhà phân tâm sống trong trạng thái tồi tệ hơn nhiều so với địa ngục. Một cách tự nhiên, ông ấy trở nên mù với phía mạnh khoẻ. Nhưng có những dấu hiệu tốt ở đường chân trời: cách thức mới của tâm lí đang tiến hoá. Điều Freud đã làm, Assagioli đang hoàn tác lại. Điều phân tâm Freud đã làm, tâm lí chỉnh thể, xu hướng tâm lí nhân bản, đang hoàn tác lại. Những dấu hiệu tốt!

Nhưng điều đó xảy ra nếu bạn liên tục thu thập tri thức mà không trở nên ngày một được bắt rễ hơn vào trong bản thể, bạn sẽ trở thành bản thân sự thất vọng, bạn sẽ là bản thân sự phiền não.

Người này nói:

"Tôi đã biết cách quyết định khi nào một thầy giáo không phải là người tâm linh. Tôi không thể biết được người hướng dẫn chính cống, hay làm sao tìm ra một người, nhưng một nửa công việc được hoàn thành là tốt hơn không cái gì."

Điều đó không phải vậy đâu. Chỉ trở nên khéo léo trong phủ định, khéo léo trong hoài nghi, khéo léo về phía sai của mọi thứ, khéo léo và chuyên gia về gai, sẽ không giúp đỡ theo bất kì cách nào để biết về hoa. Bạn có thể biết nhiều tuỳ thích về gai, nhưng điều đó sẽ không giúp cho bạn biết gì về hoa. Thực ra, nếu bạn biết quá nhiều bạn sẽ bắt đầu không tin vào hoa. Cho dù chúng nở ra, bạn sẽ nghĩ chúng là tưởng tượng. Đó là điều Freud nói: Phật đang tưởng tượng rằng ông ấy đã đạt tới - vì làm gì có đạt tới! Krishna đang tưởng tượng rằng ông ấy đã tới nơi, và Jesus chỉ ảo giác, nói tới Thượng đế và các thiên thần.

Tôi có thể hiểu tại sao điều đó xảy ra. Và nếu bạn cũng hiểu, điều đó sẽ giúp bạn vô cùng.

Lulu Zezas, cô nuôi gia súc và làm dầu Wyoming, nói với ông chủ trại, người bao giờ cũng phàn nàn rằng giầy bốt của ông ấy quá chật.

"Sao ông không kéo giãn chúng ra?" Lulu gợi ý.

"Chẳng cái rì làm được cả'," ông chủ trại đáp. "Những chiếc giầy này quá chật và đó là cách chúng sẽ cứ thế. Mọi sáng tôi thức dậy và đi quanh đàn gia súc đã ăn uống no nê trong đêm, và chữa lại hàng rào chúng làm đổ xuống, và quan sát trại súc vật của tôi thổi bụi đi theo gió, và rồi dành cả tối nghe vợ tôi chì chiết tôi về việc chuyển lên thành phố. Khi tôi sẵn sàng lên giường và cởi đôi giầy này ra, đó mới thực sự là khoan khoái tôi có được trong cả ngày."

Người phủ định trở nên bị giam hãm trong nhà tù, và niềm khoan khoái duy nhất người đó đôi khi có được là quên tất cả về nó. Người đó đi và uống rượu quá nhiều - và chiếc giầy được cởi ra, những chiếc giầy bốt chật ních đó. Hay trong dục - đâu đó mà người đó có thể làm mất bản thân mình và sự bó chặt chân mình. Đó là khoan khoái duy nhất của người đó trong cuộc sống: bất kì khi nào người đó có thể quên đi bản thân mình.

Bây giờ, điều này là ngu xuẩn, vì có những cách bạn có thể quên bản thân bạn mãi mãi. Sufi giáo là một trong những cách đó - bạn có thể nhận chìm bản thân bạn mãi mãi. Không cần tìm tới ma tuý. Sufi giáo cho bạn ma tuý tối thượng: bản thân Thượng đế. Một khi bản ngã mất đi mãi mãi, không có đau, không phiền não, không đau khổ, không địa ngục.

Đây là cách mà Ramana Maharshi đã kinh nghiệm việc mở ra bất thần vào trong tâm thức tối thượng, trong đó căn cước cá nhân của ông ấy đã gần như mất đi toàn bộ. Mối quan hệ gia đình đã chết, và anh thanh niên Ramana quyết định thám hiểm trực tiếp kinh nghiệm về chết. Động cơ của ông ấy nảy sinh từ tính tò mò hơn bất kì cảm giác nào của sự mất người thân. Ramana vứt bỏ mọi quần áo của ông ấy, nằm trên sàn phòng mình, và với sự mãnh liệt vô cùng, tưởng tượng thân thể của ông ấy chết. Ông ấy nhắm mắt, mô phỏng trạng thái của ngủ say. Đột nhiên nhoáng lên trong cái nhìn, vô thời gian và đầy đủ, nhận biết nguyên thuỷ nằm ở cội nguồn của bản thể chúng ta, tâm thức tối thượng là cội nguồn của về bản thân nó. Và khi ông ấy mở mắt ra, ông ấy đã là một người khác toàn bộ.

Cái gì đã xảy ra? Ai đó chết, một người họ hàng. Ramana chỉ mới mười bảy tuổi. Ông ấy không phải là một học sinh rất phi thường hay cái gì - chẳng cái gì đặc biệt về ông ấy, ngoại trừ một điều và đó là giấc ngủ say của ông ấy. Giấc ngủ của ông ấy sâu tới mức gần như không thể nào đánh thức ông ấy dậy được. Gia đình phát mệt. Bạn có thể cứ la hét, lôi ông ấy ra khỏi giường... Và đôi khi giấc ngủ thường tới vào bất kì lúc nào trong ngày - ông ấy có thể rơi vào giấc ngủ ở trường, và tụi trẻ phải khênh ông ấy về nhà. Đó là cái đặc biệt duy nhất của ông ấy. Những đứa trẻ khác sẽ chơi đùa còn ông ấy thì rơi vào giấc ngủ trên đất, và chúng sẽ huých, và chúng sẽ đấm thùm thụp và chúng sẽ đánh ông ấy, còn ông ấy sẽ không có đó chút nào. Và chúng sẽ phải khênh ông ấy về nhà.

Đó là cái đặc biệt duy nhất của ông ấy, nhưng có ý nghĩa lớn lao, vì giấc ngủ sâu là rất gần với samadhi, ở ngay ngưỡng của samadhi. Điều đó đã từng là cái đặc biệt của tôi nữa.

Điều đó gần như thành vấn đề trong đại học của tôi ở viện đại học - vì tôi sẽ rơi vào giấc ngủ. Thầy giáo của tôi giận lắm, vì ai muốn người nào đó rơi vào giấc ngủ? Và tôi là sinh viên triết học, và không có mấy người vì rất ít người đi học triết. Trong lớp MA của tôi, chúng tôi chỉ có ba sinh viên, cho nên tôi sẽ ngủ ngay trước ông thầy. Và ông ấy sẽ tới và lay tôi dậy.

Đôi khi chuyện xảy ra là tôi là người duy nhất trong lớp, hai người kia không tới. Và chỉ nhìn vào tôi và thầy nói, "Xong rồi! Em về nhà đi. Và tôi sẽ về nhà, tôi có thể tự ngủ. Phỏng có ích gì mà ở đây?"

Ngủ say là cái ngưỡng. Đó là lí do tại sao sự vụ này là có thể. Ai đó chết; Ramana chỉ mới mười bẩy tuổi và ông ấy nghĩ, "Chết là gì nhỉ? Để mình kinh nghiệm nó." Ông ấy cởi quần áo, chết giả tưởng, ngã xuống sàn. Ông ấy đã thấy người bà con nằm trên sàn; cho nên theo cùng cách ông ấy ngã xuống sàn, nhắm mắt lại, và bắt đầu nghĩ, "Mình đang chết, mình đang chết, mình đang chết."

Và ông ấy chết! Bản ngã biến mất. Và ở đây bản ngã biến mất và ở kia Thượng đế xuất hiện - nhận biết nguyên thuỷ. Và khi ông ấy mở mắt ra ông ấy không còn là cùng người cũ nữa. Ông ấy bỏ nhà, ngay lập tức, không nói gì với bất kì ai. Đó không phải là từ bỏ. Ông ấy đơn giản bỏ nhà vì không còn ý nghĩa gì. Không phải là ông ấy chống lại thế giới hay cái gì. Không còn ý nghĩa nào thêm nữa. Ông ấy ra đi và không bao giờ quay lại. Người mẹ đi tìm ông ấy trong nhiều năm; cuối cùng, sau mười năm, bà ấy tìm thấy ông ấy ở Arunachal trong một hang núi. Nhưng ông ấy đã là một người khác toàn bộ. Và người mẹ hỏi ông ấy, "Sao con không thông báo cho mẹ?"

Và ông ấy nói, "Nhưng ý nghĩ đó chả bao giờ tới với con. Thực ra, ý nghĩ đã chấm dứt tới với con. Con ngồi và ngồi và ngày tháng trôi qua, và không có ý nghĩ nào tới. Điều tốt là mẹ đã tới! Sống cùng con đi... "

Nhận biết nguyên thuỷ này là Thượng đế, nhận biết vô ý nghĩ này là Thượng đế. Đây là rượu mà người Sufis nói tới, và một khi bạn đã say với rượu này, không cái gì khác được cần để bạn quên đi bản thân bạn - vì bạn không còn nữa, không có nhu cầu quên.

Thầy tu xé áo quần mình và nói, "Người khốn khổ ơi! Trở thành chuyên gia về cái vô dụng cũng giống như có khả năng phát hiện táo thối rữa mà không biết về táo lành.

Xé áo quần là cách diễn đạt Sufi. Thực ra, người Sufis làm điều đó. Họ đam mê trong yêu nhân loại tới mức khi họ thấy bạn bị mắc bẫy trong một loại khổ sở không cần thiết, họ trở nên quan tâm thế, họ trở nên lo lắng về bạn, vâng, họ xé quần áo của họ.

Thầy tu xé áo quần mình và nói, "Người khốn khổ ơi!"

Và đây là cách khổ được tạo ra. Chính hoài nghi, chính tính phủ định, tạo ra khổ. Chính không tin cậy tạo ra khổ. Căn nguyên của mọi khổ có đó.

Trở thành chuyên gia về cái vô dụng cũng giống như có khả năng phát hiện táo thối rữa mà không biết về táo lành.

Mới đêm hôm nọ tôi đọc về một triết gia. Ông ấy viết:

"Tôi thường tự hỏi tại sao táo rữa được đặt vào thùng táo lành sẽ làm cho táo lành bị rữa, trong khi táo lành được đặt trong thùng táo rữa sẽ không làm cho quả táo rữa nào lành lại. Tôi cũng tự hỏi tại sao một người bị nhiễm đậu mùa, khi được thả vào trong đám người mạnh khoẻ, bởi sự hiện diện đơn thuần của người đó mà làm cho nhiều người khoẻ bị ốm, trong khi người khoẻ đi qua bệnh viện gồm những người ốm lại không làm cho người ốm được khoẻ bởi đơn thuần sự hiện diện của người đó.

Nói cách khác, tôi tự hỏi tại sao Thượng đế, nếu như ngài là một Thượng đế tốt, đã làm ra một vũ trụ trong đó cái lành mạnh và mạnh khoẻ dường như vô tích sự, và cái mục nát và ốm yếu dường như có tính lây nhiễm.

Nhưng một hôm tôi thôi tự hỏi và xem xét lại cái gọi là táo lành, và tôi thấy nó không phải là lành. Ồ, tôi biết người bán tạp phẩm chắc phải phủ nhận tôi, ông ấy sẽ không thấy khiếm khuyết nào cả. Ông ấy thậm chí có thể kiện tôi về vu khống nếu tôi cứ kiên trì phổ biến báo cáo rằng ông ấy đang bán táo không hoàn hảo. Nhưng nếu ông ấy ép tôi phải có bằng chứng, tôi có thể chứng minh được điều đó. Tôi sẽ yêu cầu ông ấy nhìn ra ngoài táo để nhìn cuống táo. Ở đó, trong chỗ sống động nhất, chỗ chủ chốt nhất của tất cả, ông ấy sẽ thấy vết tử thương mà tôi nói tới. Ông ấy sẽ thấy rằng quả táo đã bị bứt ra khỏi cây mẹ của nó, nó đã bị tách rời vô vọng khỏi cội nguồn sống của nó.

Khi tôi khám phá ra điều này, tôi biết một trong những sự kiện thực nhất của cuộc sống: rằng không cái gì, dù nó là quả hay rau hay người, khi bị tách rời khỏi cội nguồn sống của nó mà là lành mạnh!"

Tất cả đều ốm yếu - vì tất cả đều bị tách rời khỏi cội nguồn sống. Và chừng nào bạn còn chưa nối bản thân bạn với cội nguồn sống lần nữa, bạn sẽ không lành mạnh. Chỉ trong Thượng đế mới là lành mạnh và toàn thể và linh thiêng. Chỉ sự hiện diện của Thượng đế mới chữa lành. Những chúng ta đã quên hoàn toàn về Thượng đế. Chúng ta đã bắt đầu sống theo cách riêng của mình, dường như cây đã quên mất rễ của nó và đã bắt đầu sống trong các cành - nó sẽ chết, nó sẽ trở nên ốm yếu.

Đó là lí do tại sao toàn thể nhân loại là ốm yếu. Và Freud và nhóm của ông ấy là đúng về quãng chín mươi chín phẩy chín phần trăm mọi người: mọi người đều ốm yếu! Họ không còn được kết nối với cội nguồn sống. Nhưng không phẩy một phần trăm đó là niềm hi vọng. Có những người được kết nối với cuộc sống.

Và tôi muốn nói cho triết gia này: có những người mà sự lành mạnh của họ có tính lây nhiễm. Khi vị Phật di chuyển, chính chuyển động của ông ấy chữa lành cho mọi người.

Đó là nghĩa của phép màu của Jesus - phép màu rằng ông ấy chữa lành cho người mù và đột nhiên mắt có đó, và ông ấy chữa lành cho người điếc và câm và họ bắt đầu nghe và nói, và ông ấy chữa lành cho người què và họ không còn què nữa. Đây là chuyện ngụ ngôn thôi. Đó không phải là về què thể chất đâu: nó là cái gì đó về què tâm linh. Và bất kì khi nào một người có tính Thượng đế di chuyển, hay người có may mắn tới và sống trong nhóm của người có tính Thượng đế, họ được chữa lành, được chữa lành về tâm linh. Các vết thương tâm linh của họ sẽ bắt đầu biến mất, họ lại bắt đầu mọc rễ. Và chẳng mấy chốc rễ tìm ra cội nguồn sống, nước sống, và tất cả được xanh lại, và tất cả đang nở hoa lần nữa. Và mùa xuân đã tới, và lễ hội.

Lễ hội đó là Sufi giáo.

Thầy tu này nói:

"Nhưng vẫn có khả năng tệ hơn trước ông. Cẩn thận rằng ông không trở thành giống như thầy lang trong câu chuyện này.

"Để kiểm tra tri thức của thầy lang, một vị vua phái nhiều người mạnh khoẻ tới cho thầy lang đó khám. Với từng người thầy lang đều cho thuốc. Khi nhà vua triệu ông ấy tới và buộc tội ông ấy là lừa gạt, thầy lang trả lời, 'Tâu đại vương! Thần đã không khám người nào từ lâu nhưng với ốm đau thần đã bắt đầu hình dung rằng mọi người đều ốm và nhầm lẫn mắt sáng của việc mạnh khoẻ tốt là dấu hiệu của sốt!' "

Ramakrishna rơi vào vô ý thức là một dấu hiệu của lành mạnh lớn, nhưng nhà tâm lí sẽ nói ông ấy rơi vào một loại cơn điên dại. Và cơn điên dại và việc đi vào vô ý thức của Ramakrishna có vẻ giống nhau nhìn từ bên ngoài. Từ bên trong chúng không giống nhau.

Ramakrishna đã đi từ một tâm thức nhỏ bé tí hon vào tâm thức nguyên thuỷ. Ông ấy không còn đó như một cái 'tôi', như một cá nhân. Ông ấy có đó như cội nguồn, như mục đích. Ông ấy là một với cái toàn thể. Khi ai đó rơi vào trong cơn mê, trong cơn điên dại, người đó mất ý thức mà người đó có nhưng người đó không đạt tới bất kì ý thức nào khác. Từ bên ngoài nó là như nhau.

Nếu bạn thấy Phật ngủ và ai đó khác ngủ, từ bên ngoài bạn sẽ thấy khác biệt gì? Họ sẽ có vẻ giống nhau. Nhưng họ không giống. Người kia, người ngủ bên cạnh Phật đang ở sâu trong mơ, còn nhận biết của Phật bùng cháy sáng như bao giờ. Như nó lúc ban ngày, nó cũng vậy lúc ban đêm. Không có thay đổi. Nhưng từ bên ngoài hai người là như nhau.

Khi ai đó chết và Phật chết, khác biệt là gì? Khác biệt là từ bên trong; nó là câu chuyện bên trong. Chừng nào bạn chưa là vị Phật bạn sẽ không bao giờ biết được điều đó, bởi vì làm sao bạn có thể biết được bên trong của vị Phật mà bản thân bạn không trở thành vị Phật? Đó là cách duy nhất để là người bên trong.

Khi Phật chết, không cái gì chết. Không có níu bám lấy sống, không có vấn đề gì. Phật đơn giản tụt ra khỏi thân thể - hệt như bạn thay quần áo, đích xác giống như thế. Bạn có nghĩ mỗi lần bạn thay quần áo là bạn đang chết không? Đích xác giống điều đó Phật tuột ra khỏi quần áo cũ, tuột ra khỏi cái lồng, và linh hồn ông ấy là tự do và toàn thể bầu trời là sẵn có. Ông ấy xúc động hoàn toàn. Ông ấy phúc lạc trong cái chết của mình, vì cái chết của ông ấy không phải là kết thúc mà thực sự là việc sinh mới. Ông ấy đi vào trong cuộc sống lớn hơn nhiều so với cuộc sống đã có trước nó. Nó là từ sống đi sang sống nhiều hơn.

Khi bạn chết, bạn đi từ sống sang không sống. Từ bên ngoài nó tất cả là như nhau. Từ bên trong nó là không như nhau.

Câu chuyện này là hay:

"Để kiểm tra tri thức của thầy lang, một vị vua phái nhiều người mạnh khoẻ tới cho thầy lang đó khám.

Ông vua này phải là kì lạ. Nhưng đây là cách thức, đây là cách thức phương Đông để phán xét. Thầy lang thực không phải là người biết bệnh tật là gì: thầy lang thực là người biết mạnh khoẻ là gì. Bệnh tật ngay cả lang băm cũng có thể biết được. Bệnh tật không phải là hiện tượng lớn lao gì mấy; nó chỉ trên bề mặt. Bất kì ai cũng có thể biết về nó. Nhưng mạnh khoẻ là rất sâu; nó không sẵn có dễ dàng. Chỉ bác sĩ trị liệu trí huệ mới biết mạnh khoẻ là gì.

Bạn có biết không? Ở Trung Quốc cổ đại đây là qui tắc: rằng một lương ý được trả tiền không phải vì chữa bệnh cho người ốm mà vì giữ cho mọi người mạnh khoẻ. Mọi người có lương y của riêng họ, cũng như họ có bác sĩ riêng bây giờ. Nhưng lương y được trả tiền nếu khách hàng này không ngã bệnh. Mỗi năm khách hàng sẽ trả tiền cho lương y vì người đó đã không bị ốm. Bây giờ chúng ta trả tiền cho bác sĩ khi chúng ta ốm và ông ấy chữa cho chúng ta. Đây là điều khác toàn bộ. Ý tưởng Trung Quốc là cao siêu hơn nhiều.

Và ý tưởng của chúng ta là nguy hiểm nữa, vì trả tiền cho bác sĩ khi bạn ốm và ông ấy chữa cho bạn làm cho ông ấy quan tâm tới ốm bệnh của bạn, đầu tư của ông ấy trở thành đầu tư vào ốm bệnh của bạn. Ông ấy muốn bạn ốm để cho ông ấy có thể chữa cho bạn. Ý tưởng của người Trung Quốc là cao siêu hơn nhiều. Đầu tư của ông ấy phải là vào mạnh khoẻ của bạn, không vào bệnh tật của bạn, cho nên ông ấy vẫn còn quan tâm rằng bạn sẽ không ngã bệnh - vì nếu một người ốm thì người đó sẽ không trả tiền. Lương y phải chữa cho người đó không lấy phí nào; đó là trách nhiệm của ông ấy. Đấy là lỗi của ông ấy! Ông ấy đã làm gì trong cả năm?

Và người Trung Quốc vẫn còn là một trong những giống nòi mạnh khoẻ nhất trên thế giới, đặc biệt trong quá khứ. Sớm hay muộn điều này sẽ lại là hoàn cảnh một lần nữa. Ở nước Nga Xô viết họ nghĩ về điều đó, làm nó thành qui tắc: bác sĩ phải được trả tiền chỉ khi bạn vẫn còn mạnh khoẻ - vì sự mạnh khoẻ.

"Để kiểm tra tri thức của thầy lang, một vị vua phái nhiều người mạnh khoẻ tới cho thầy lang đó khám.

Dường như một Phật được gửi tới cho Sigmund Freud. Sigmund Freud sẽ mô tả bất kì cái gì ông ấy đã từng mô tả cho những người khác. Ông ấy sẽ nói về kìm nén và ông ấy sẽ nói về bệnh hoang tưởng và ông ấy sẽ nói về cái này cái nọ - thế thì ông ấy đã thất bại. Thế thì ông ấy chưa nhận biết về điều ông ấy đang làm. Duy nhất việc đương đầu với vị Phật mới có thể là phép thử cho Sigmund Freud. Nếu như ông ấy có thể tuyên bố Phật là mạnh khoẻ, thế thì ông ấy biết cái gì đó về mạnh khoẻ. Nhưng làm sao bạn có thể nhận ra vị Phật nếu bản thân bạn không là vị Phật?

"Với từng người thầy lang đều cho thuốc."

Khi bạn tới bác sĩ, ông ấy phải tìm ra cái gì đó này khác sai. Thử điều đó mà xem: khi bạn cảm thấy mạnh khoẻ hoàn hảo, đi tới bác sĩ và ông ấy sẽ làm cho bạn cảm thấy rất không mạnh khoẻ. Ông ấy sẽ tìm ra cả nghìn lẻ một thứ sai với bạn. Đầu tư của ông ấy là ở đó. Nhưng đây là lừa dối.

Với từng người thầy lang đều cho thuốc. Khi nhà vua triệu ông ấy tới và buộc tội ông ấy là lừa gạt, thầy lang trả lời, 'Tâu đại vương! Thần đã không khám người nào từ lâu nhưng với ốm đau thần đã bắt đầu hình dung rằng mọi người đều ốm và nhầm lẫn mắt sáng của việc mạnh khoẻ tốt là dấu hiệu của sốt!' "

Điều này xảy ra mọi ngày. Khi bạn nhảy múa ở đây và người ngoài tới và quan sát bạn nhảy múa, người đó nghĩ, "Những người này đã phát điên rồi. Cái gì đang xảy ra?"

Đó là lí do tại sao rất khó tìm ra được nhà báo đồng cảm, rất khó - vì người đó tới trong một hay hai ngày và người đó nhìn quanh và người đó thấy mọi thứ mà người đó chưa bao giờ thấy ở bất kì đâu. Người đó trở nên lo nghĩ. Người đó có định kiến của mình rằng đây là những điều mà chỉ người điên mới làm. Làm sao người lành mạnh có thể làm được những điều này? Cho nên đây là chỗ điên. Khi ông ấy thấy bạn hạnh phúc thế, ông ấy không thể tin được vào điều đó, vì hạnh phúc là không thể được. Thế thì bạn phải bị thôi miên rồi; ai đó đã thôi miên bạn. Đó là lí do tại sao bạn đang cảm thấy hạnh phúc - đây là ảo giác. Bạn đã rơi vào trong ảo giác.

Đây là những kết luận logic cho người đó, vì người đó tới cùng định kiến. Và mọi người đều có định kiến và định kiến, hết tầng nọ tới tầng kia định kiến. Đó là lí do tại sao rất khó làm cho họ hiểu được. Họ bao giờ cũng hiểu lầm mọi người như tôi và công việc của họ. Và lí do là điều lương y này nói:

'Tâu đại vương! Thần đã không khám người nào từ lâu nhưng với ốm đau thần đã bắt đầu hình dung rằng mọi người đều ốm và nhầm lẫn mắt sáng của việc mạnh khoẻ tốt là dấu hiệu của sốt!' "

Thầy tu này nói với người tìm kiếm, "Ông đã rơi vào trong cái bẫy đầu tiên của việc mang tính phủ định. Bây giờ có một khả năng tồi hơn cho ông - đừng trở nên giống như lương y này! Ông nói, 'Tôi có thể biết ai là không tâm linh.' Đây là bước thứ nhất. Bước thứ hai sẽ là một kết luận logic. Dần dần, dần dần, thấy mọi người đều không tâm linh, kết luận tự nhiên sẽ nảy sinh rằng không ai là tâm linh cả - mọi người đều giả, mọi người đều rởm, kẻ lừa bịp, đạo đức giả, đồ bịp bợm.

"Nếu quyết định đó được lấy thì ông mang định mệnh thất bại rồi, vì thế thì không có hi vọng nào. Vì khi ông nói không ai là tâm linh, ông đã phủ nhận khả năng riêng của ông để trở nên tâm linh. Khi ông nói, 'Không vị Phật nào đã bao giờ tồn tại,' ông đã chặt đi toàn thể tương lai của ông. Nếu ông nói chưa bao giờ có bất kì việc nở hoa nào trên thế giới, thế thì, tất nhiên, làm sao ông có thể cho phép bản thân ông được nở hoa? Đó là khả năng tồi tệ hơn."

Thầy tu này là đúng. Nhớ hai điều này từ câu chuyện này. Một: nhìn có tính khẳng định - thay vì tìm người không tâm linh thì cố tìm người là tâm linh. Thay vì tìm gai, tìm hoa hồng đi. Và thay vì tìm bóng tối, tìm các vì sao; thay vì tìm bệnh tật, tìm lành mạnh đi. Bao giờ cũng đi một cách khẳng định. Thế thì có khả năng rằng trong một trăm người bạn có thể có khả năng tìm ra một người, ốc đảo đó trong sa mạc. Và với ốc đảo đó cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi. Đó là thầy của bạn. Ở cùng người đó bạn cũng sẽ trở thành một ốc đảo.

Sufi giáo là con đường của via positiva, qua khẳng định. Thiền siêu việt lên trên tâm trí qua phủ định; Sufi giáo siêu việt lên trên tâm trí qua khẳng định. Cả hai đều siêu việt lên trên tâm trí, cả hai đều đi ra ngoài nó, cho nên cả hai đều đạt tới cùng một đích.

Nhưng, để tôi nhắc lại, Thiền đi qua mảnh đất sa mạc; Sufi giáo đi trong bóng tối, bóng râm, nhưng là thung lũng nở hoa xanh tươi. Bạn chọn đi! nhưng đừng từ cái đầu. Cảm đi... đập rộn ràng với cả hai. Và bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng âm nhạc bên trong của bạn bắt đầu tuôn chảy, thế thì đó là nó. Bạn đã tìm thấy chìa khoá của bạn.

Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post