Chương 38. Đừng vùi vào thung lũng - trèo lên núi đi

Chương 38. Đừng vùi vào thung lũng - trèo lên núi đi

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 2) - Osho

Chương 38. Đừng vùi vào thung lũng - trèo lên núi đi



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Có nảy sinh bóng tối lớn trong tôi và tôi ước đánh đổi kinh sách không dung thứ này và bắt đầu tươi tắn để cho bằng cách nào đó tôi sẽ không trưởng thành cùng nhân cách của tôi bị dính không tách ra được với bản thân tôi. Tôi nhớ đã có thời có hồn nhiên và tôi có cảm giác về bản thân tôi. Cố hết sức, tôi không thể lấy lại được nó, không thể tách rời nhân chứng ra, không thể tin cậy được vào việc thấy của tôi. Từ lâu trước đây tôi đã lấy lối tắt và bây giờ tôi không thể nhớ được tôi đã bỏ sự chân thành và hồn nhiên và tình yêu ở đâu chỉ vì cái giả, việc cố gắng, việc ngu xuẩn. Làm sao tôi có thể tìm được con đường quay lại của tôi?

Prem Agama, câu chuyện của bạn là câu chuyện của mọi người. Mọi người đã đi lạc lối. Mọi người đã đánh mất bản thân mình. Có lẽ một phần của sự trưởng thành của con người là bị lạc, là quên mất đường quay về nhà, là tìm nó, bởi vì chừng nào bạn chưa đi lạc lối, không có nhu cầu tìm kiếm. Chừng nào bạn chưa lạc đường, không có vấn đề tìm ra nó. Chừng nào bạn chưa quên bản thân bạn, bạn sẽ không bao giờ nhận ra bản thân bạn; do đó nó không chống lại trưởng thành tâm linh của bạn.

Nó là một phần, và phần tuyệt đối bản chất, rằng bạn phải lạc trong bóng tối, trong phiền não, trong đau khổ. Nhưng không có nhu cầu vẫn còn trong đêm tối của linh hồn. Người ta không cần làm nhà trong khổ sở và khổ cực, trong dốt nát, trong bất lương, trong cuộc sống giả dối và rởm. Người ta phải dùng cơ hội này. Vâng, tôi gọi nó là cơ hội vàng, vẫn biết hoàn toàn rõ rằng nó là đau đớn. Nhưng mọi việc sinh đều đau đớn, và việc sinh tâm linh còn đau nhiều hơn thế.

Bạn không nên lắng đọng trong đau khổ, trong khổ sở, trong đau đớn. Bạn nên liên tục tìm kiếm. Vấn đề không phải là tìm ra đường đúng. Mọi đường đều đúng nếu việc tìm kiếm của bạn là sâu sắc, hi vọng của bạn là to lớn, tin cậy của bạn là vô hạn. Thế thì dù bạn ở bất kì chỗ nào và dù bạn theo bất kì con đường nào, bạn sẽ đạt tới đại dương - cũng như mọi dòng sông đều tới đại dương, đi qua núi non, qua thung lũng, qua những miền đất lạ, những người lạ, không hướng dẫn nào, không bản đồ nào, không ai chỉ cho hướng đúng.

Mọi sông, dù lớn hay nhỏ, đều đạt tới đại dương. Dường như niềm khao khát mãnh liệt, làm cho mọi con đường đều là đường đúng.

Mọi con đường đều đi tới đại dương.

Bạn chỉ phải đủ kiên nhẫn, tin cậy vào sự tồn tại.

Và việc nhớ của bạn sẽ có giá trị khổng lồ: một ngày nào đó bạn biết tới bản thân bạn, bạn không đi lạc lối, bạn đã không đi trên những con đường của ham muốn và tham vọng. Bạn vẫn còn bên trong bản thân bạn, chân thành, trung thực và hồn nhiên. Bạn biết rằng không gian bạn đang tìm kiếm lần nữa không phải là tưởng tượng. Bạn đã biết nó, bạn đã là nó; vấn đề chỉ là làm sao đi vào lại không gian đó.

Cách logic là tìm ra con đường đúng. Và tại đó dẫn tới một trong những vấn đề lớn nhất cho mọi người tìm kiếm tâm linh, bởi vì mọi con đường đều dẫn bạn đi xa khỏi bản thân bạn. Mọi con đường đều chỉ tới mục đích nào đó, chỗ nào đó khác.

Do đó vấn đề không phải là tìm ra con đường đúng; vấn đề là tìm ra tâm thức, nhận biết đúng. Và thật kì lạ, ngay lập tức toàn thể vấn đề thay đổi.

Nó là giấc mơ bạn có thể đi ra xa, bạn có thể tới thăm ngôi sao xa xăm nào đó. Nhưng khi bạn thức dậy bạn sẽ thức dậy trong phòng của bạn, trong nhà riêng của bạn. Vấn đề không phải là tìm ra con đường đúng từ ngôi sao xa xăm để quay về nhà.

Bạn đã ở đó rồi, bạn chỉ quên nó.

Đó là nghĩa của một trong những từ đẹp nhất - mà đã bị các tôn giáo làm ô uế. Từ đó là tội lỗi - sin; nghĩa gốc của nó là quên lãng. Nếu quên lãng là tội lỗi, thế thì nhận biết là đức hạnh duy nhất.

Bạn hỏi, "Có nảy sinh bóng tối lớn trong tôi và tôi ước đánh đổi kinh sách không dung thứ này và bắt đầu tươi tắn để cho bằng cách nào đó tôi sẽ không trưởng thành cùng nhân cách của tôi bị dính không tách ra được với bản thân tôi. Tôi nhớ đã có thời có hồn nhiên và tôi có cảm giác về bản thân tôi. Cố hết sức, tôi không thể lấy lại được nó, không thể tách rời nhân chứng ra, không thể tin cậy được vào việc thấy của tôi. Từ lâu trước đây tôi đã lấy lối tắt và bây giờ tôi không thể nhớ được tôi đã bỏ sự chân thành và hồn nhiên và tình yêu ở đâu chỉ vì cái giả, việc cố gắng, việc ngu xuẩn. Làm sao tôi có thể tìm được con đường quay lại của tôi?"

Chỉ bằng việc thức tỉnh thôi! Lay bản thân bạn, vỗ bản thân bạn - nhưng thức dậy. Nhảy ra khỏi giường - nhưng thức dậy.

Khổ của bạn là mơ, bóng tối của bạn là mơ, việc đi lạc lối của bạn là mơ. Đó là nghĩa của từ maya. Con người sống trong ảo tưởng. Đường ra khỏi ảo tưởng không tồn tại, vì đường ra khỏi ảo tưởng sẽ là ảo tưởng khác.

Bạn đơn giản phải thức dậy.

Không có đường, không có cầu.

Một trạng thái là vô nhận biết, trạng thái kia là nhận biết. Và từ vô nhận biết tới nhận biết khoảng cách là không... chỉ nỗ lực chút ít, chạy bộ chút ít.

Một người bước vào trong quán rượu và gọi một cốc bia, anh ta nuốt chửng trong một ngụm. Ngay lập tức anh ta gọi cốc khác, và lại nuốt chửng nó trong một ngụm. Vẫn còn khát, anh ta gọi cốc thứ ba và thứ tư. Đến lúc này anh ta cần đi nhà vệ sinh. Người đứng quầy bảo anh ta, "đi dọc hành lang và rẽ phải chỗ đầu tiên." Người này loạng choạng đi dọc hành lang, bỏ lỡ chỗ rẽ, đi qua cửa khác và rơi thẳng xuống bể bơi. Khi cuối cùng anh ta ngoi được lên bề mặt, anh ta la to cho người phục vụ đang ngạc nhiên, "Đợi đã, vì Trời xin đừng xả nước!"

Agama, bạn đang ở chỗ bạn bao giờ cũng ở; bạn đã không di chuyển lấy một li xa khỏi sự hồn nhiên của bạn, hay bản thể bạn, hay sự chân thành của bạn. Không thể nào đi xa khỏi bản thân người ta theo chính bản tính của mọi sự, cũng như bạn không thể chạy xa khỏi cái bóng của bạn được. Bạn chạy nhanh hơn, cái bóng chạy nhanh ơn; bạn đi chậm hơn cái bóng đi chậm hơn. Nhưng bạn không thể chạy xa khỏi nó được.

Nếu đây là trường hợp với cái bóng của bạn, về bản thể bên trong nhất của bạn thì sao? Làm sao bạn có thể đi xa khỏi nó được? Dù bạn ở bất kì đâu, nó sẽ ở trong điện thờ bên trong nhất của tâm thức bạn - bao giờ cũng không bị động chạm, không bị biến chất.

Cho nên mọi điều được cần là ngồi im lặng, nhắm mắt lại và nhìn vào trong bản thân bạn. Bạn sẽ lại thấy cùng không gian, cái bạn đã nhớ với đam mê lớn thế, với tình yêu lớn thế. Nó vẫn đó. Và cùng điều đó là trường hợp với mọi người khác.

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Tôi tin chính Sartre người đã phát minh ra thuật ngữ "kinh tởm có tính tồn tại" để mô tả cho việc xa lánh gay gắt. Tôi thích nghĩ rằng điều tôi đang cảm thấy là ốm buổi sáng - trong việc thấy trước về việc sinh ra bản thể tự nhận ra của tôi. Dường như mỉa mai với tôi là, mặc dầu tôi đã kinh nghiệm những sáng suốt tuyệt diệu, tôi vẫn rơi vào trong hố chán nản và xa lánh nơi lời và hành động dường như chỉ nhấn mạnh vào tính vô tích sự trong nỗ lực con người. Dầu vậy điều tồi tệ hơn là sự xấu hổ sâu sắc rằng tôi đầy hoài nghi khi nhiều hoa đáng yêu thế đã từng được tặng cho tôi từ sự tồn tại. Lời thực sự không bù được cho kẽ hở xa lánh, nhưng chỉ nghe thấy tiếng nói dịu dàng của thầy là dịu ngay những hố bắn phá ở phía tối của mặt trăng của tôi. Xin thầy nói về sự xa lánh?

Triết lí của chủ nghĩa hiện sinh đã cho vài từ mới cực kì nhấn mạnh. Một trong những từ đó là xa lánh - alienation - cảnh thấy xa lạ với bản thân người ta.

Con người bao giờ cũng cảm thấy rằng mình không biết tới bản thân mình. Đó không phải là cái gì đó mới; chỉ cái tên là mới và nhấn mạnh là mới. Hai mươi nhăm thế kỉ trước Socrates đã nói cho mọi người, "Biết lấy bản thân ông." Ông ấy nói, "Ông là người lạ với bản thân ông. Ông không biết bản thể ông; ông không biết mọi chiều của bản thể ông. Ông không biết, tại sao ông ở đây. Ông không biết ông đã từ đâu tới, ông không biết ông đang đi đâu. Và điều quan trọng nhất, ông không biết liệu ông hiện hữu hay không."

Chuyện xảy ra... George Bernard Shaw đi du hành từ London tới một thị trấn nhỏ ở Anh. Người soát vé vào khoang của ông ấy. Ông ấy nhìn trong mọi túi, trong va li, nhưng ông ấy không thể tìm được vé. Người soát vé bảo ông ấy nhiều lần, "Đừng lo lắng thế. Ông là nhân vật nổi tiếng thế giới, tôi biết ông. Ông phải đã quên vé ở đâu đó. Khi tôi tới lần sau, tôi có thể xem nó. Không vội gì."

Ông ta cố an ủi George Bernard Shaw đang bị bối rối, nhưng George Bernard Shaw vã mồ hôi. Nghe lời ông ta, ông ấy trở nên giận và la lên, "Ông im đi! Tôi không tìm vé cho ông đâu. Bây giờ vấn đề nảy sinh, tôi đang đi đâu? Ông có thể nói cho tôi được không?"

Người này nói, "Làm sao tôi nói cho ông được?" George Bernard Shaw nói, "Thế thì đừng nói điều vô nghĩa nữa. Tôi không lo nghĩ về ông đâu; tôi lo nghĩ về nơi tôi đi. Bây giờ cái gì sẽ xảy ra cho tôi?"

Mọi người đều đi đâu đó. Và không ai sẽ hỏi vé bạn đâu, nhưng dẫu sao... những người thông minh là bản thân họ nhất định hỏi "Chúng ta đang đi đâu?"

Nhưng tất cả những câu hỏi này là phụ. Câu hỏi cơ bản là "Tôi là ai?"

Sự xa lạ này về bản thân người ta, dốt nát này về bản thân người ta, nếu được cảm thấy sâu sắc sẽ tạo ra trong chủ nghĩa hiện sinh thuật ngữ kinh tởm. Người ta bắt đầu cảm thấy kinh tởm. Người ta ở đây, người ta đi đâu đó, người ta tới từ đâu đó... dường như không có nghĩa trong tất cả những điều này. Và có nhiều lo lắng thế, nhiều đau khổ thế, nhiều phiền não phải trải qua để làm gì?

Chủ nghĩa hiện sinh là triết học phủ định. Nhưng con người hiện đại cần nó, chỉ như cú sốc. Ý tưởng hiện sinh không thể đáp ứng được; chúng không thể loại bỏ được sự kinh tởm, chúng chỉ có thể làm cho nó sâu sắc thêm. Chúng không thể phá huỷ được sự xa lánh của bạn, chúng chỉ có thể làm cho nó sắc nét hơn. Chúng không thể lấy đi cái vô nghĩa khỏi cuộc sống của bạn, chúng chỉ có thể viết lên nó bằng chữ đậm. Chúng có thể bao quanh bạn bằng cảm giác ốm yếu. Nếu chết là chỗ kết thúc, thế thì sống không là gì ngoài ốm yếu - ốm tới chết. Nhưng chủ nghĩa hiện sinh có thể giúp cho người thông minh không bị thoả mãn với kinh tởm, mà truy hỏi.

Đã từng có những người tìm thấy bản thân họ. Sự chân thành của họ là bằng chứng về điều đó, hương thơm của họ là bằng chứng về điều đó, hân hoan của họ là luận cứ không thể bác bẻ được. Một Phật Gautam, một Zarathustra, một Trang Tử, một Bồ đề đạt ma - không ai có thể phủ nhận ân huệ của họ. Không ai có thể phủ nhận rằng những người này đã đi ra ngoài lo lắng, ra ngoài lo âu.

Những người này đã tìm ra cái gì đó, điều rót đầy cuộc đời họ bằng những bài ca của niềm vui. Họ đã tìm ra kho báu nào đó không hề cạn và làm cho họ nhảy múa trong lòng biết ơn vô cùng. Chính sự hiện diện của họ đã thuyết phục hàng triệu người rằng cuộc sống không cần là ốm tới chết; ngược lại cuộc sống có thể trở thành điệu vũ mà chết là cao trào tối thượng của điệu vũ này. Sống có thể được biến đổi một cách sâu sắc tới mức ngay cả chết cũng biến mất như bóng tối và trở thành bình minh, ngay cả chết đó không còn là chỗ kết thúc mà là chỗ bắt đầu mới.

Chủ nghĩa hiện sinh đã làm tê liệt vô cùng, khủng khiếp, giới trí thức của thế giới phương Tây. Tác động của những người hiện sinh đã là lớn. Và kết luận của triết lí của họ là không có gì ngoài tự tử, điều có thể làm giảm nhẹ bạn khỏi mọi kinh tởm, mọi xa lánh, mọi điều vô nghĩa, mọi phiền não, mọi đau khổ.

Chưa bao giờ có một triết lí phủ định thế trong toàn thể lịch sử con người. Đã từng có những người vô thần, người phủ nhận Thượng đế, nhưng họ phủ nhận Thượng đế để hỗ trợ cho sự sống. Họ phủ nhận Thượng đế để cho con người có thể được tự do tuyệt đối, không có bất kì ai chi phối con người và chỉ đạo con người và cho con người những lời răn. Những người vô thần là người nhân bản; họ nâng con người lên giá trị cao nhất. Với người hữu thần họ có vẻ phủ định vì họ phủ định Thượng đế, nhưng không ai đã thấy rằng họ khẳng định sự sống.

Thực ra, so với người vô thần, người hữu thần có tính phủ định vì họ phủ nhận cuộc sống, họ phủ định sự sống, họ dạy mọi người từ bỏ sự sống vì thượng đế hư cấu, vì thượng đế giả thuyết mà họ chẳng có bằng chứng nào, luận cứ nào. Nhưng người hữu thần đã từng được coi là những nhà tư tưởng khẳng định, và người vô thần bị coi là những nhà tư tưởng phủ định. Đánh giá này là sai toàn bộ, theo tôi. Người vô thần là rất khẳng định; người hữu thần là tuyệt đối phủ định.

Nhưng những người hiện sinh đã siêu việt xa trên những người hữu thần và tính phủ định của họ; người hữu thần ít nhất còn khẳng định về một thượng đế hư cấu. Người vô thần phủ nhận chỉ cái hư cấu. Người hiện sinh phủ nhận hư cấu về thượng đế và họ cũng phủ nhận thực tại của sự sống; không chỉ phủ nhận, mà còn cho mầu sắc kết án tới mức dường như việc được sinh ra là thảm hoạ, việc được sinh ra là sự trừng phạt... rằng sống không phải là niềm vui, mà đơn giản là cái tên khác cho địa ngục.

Chủ nghĩa hiện sinh phải được hiểu rất sâu sắc, bởi vì về mặt triết lí nó có thể trở thành nguyên nhân của thế chiến thứ ba. Nó đã phá huỷ mọi cái đẹp trong cuộc sống. Nó đã phủ định mọi thứ có giá trị - tình yêu, im lặng, thiền, niềm vui. Nó đã xoá tất cả chúng đi. Sống chỉ là ốm yếu, và chúng ta đang bám lấy sống bởi vì chúng ta sợ chết. Không phải là chúng ta yêu sống; chúng ta ghét nó - nhưng ít nhất nó được biết. Ai biết, chết có thể tồi tệ hơn nhiều. Tốt hơn cả là vẫn còn với cái đã biết, mặc dầu nó là khổ.

Họ đã tạo ra nền tảng triết lí cho những người như Ronald Reagan phá huỷ toàn thể nhân loại. Nếu chủ nghĩa hiện sinh là đúng, thế thì không có hại gì trong phá huỷ toàn thể nhân loại; thực ra điều đó nên được coi như phúc lành rằng mọi ốm bệnh đều biến mất, mọi cái xấu biến mất.

Và mọi thứ đều là xấu theo những người hiện sinh. Thậm chí không có một thứ nào có thể được ca ngợi.

Chừng nào phương Tây chưa trở nên nhận biết về thiền, chừng nào thiền chưa xuyên thấu vào thông minh phương Tây, vẫn có nguy hiểm. Các chính khách đang tạo ra vũ khí huỷ diệt, và các triết gia đang tạo ra tính sẵn sàng bị huỷ diệt, sẵn lòng bị tiêu diệu. Đó là mưu đồ lớn nhất chống lại sự sống giữa các chính khách và triết gia.

Và những người hiện sinh này... Người ta ngạc nhiên! Tôi đã viết thư cho Jaspers, cho Jean-Paul Sartre và họ thậm chí đã không có dũng cảm để trả lời. Tôi hỏi họ, "Nếu triết lí của các ông là đúng, các ông nên tự tử. Sao các ông vẫn sống? Để làm gì? Đợi cái chết sao?" Theo họ, sống không là gì ngoài phòng đợi và con tầu sẽ tới, tên nó là chết.

Cả Jaspers lẫn Jean-Paul Sartre đều không bao giờ đáp lại. Tất cả những triết gia này, từ Soren Kierkegaard tới Marcel, đã sống hoàn toàn hạnh phúc, tận hưởng giải thưởng Nobel và thuyết giảng về triết lí mà bản thân nó thực sự là ốm yếu.

Sống không phải là ốm yếu. Chính là họ đã đeo đôi kính sai lên mắt họ. Vừa hôm nay tôi nghe thấy tin tức nào đó. Một người bắn chết vợ mình ở New York. Cảnh sát tới, và ông ta tuyệt nhiên không sợ. Ông ta nói, "Vâng, tôi đã giết vợ tôi." Nhưng con ông ta nói, "Bố ơi, bà ấy không phải là mẹ con và bà ấy không phải là vợ bố." Ông ta nói, "Trời, tôi quên đeo kính!" Ông ta đã giết người đàn bà khác nào đó, cứ tưởng bà đó là vợ mình.

Chủ nghĩa hiện sinh đang cho mọi người đôi kính sai. Nó là ý thức hệ phản con người, phản cuộc sống nhất đã từng được thuyết giảng.

Prem Padmini, bạn không cần bị mắc vào trong những ý thức hệ ốm yếu này. Tôi ở đây để mở những cánh cửa mới cho bạn, và bạn có thể thấy bằng mắt riêng của bạn cái đẹp mênh mông của cuộc sống, phúc lạc lớn lao của cuộc sống... im lặng vô cùng chính là bài ca không âm thanh, và điệu vũ cứ diễn ra vĩnh hằng trong cây, trong sông, trong núi, trong sao.

Toàn thể sự tồn tại đầy hân hoan; bạn chỉ cần mở các cửa sổ của bạn ra. Bóng tối của bạn là việc bịa đặt riêng của bạn, sự xa lánh của bạn là việc bịa đặt riêng của bạn; bằng không bạn không là người lạ với bản thân bạn. Bạn không là người lạ với cây, với sông, với núi.

Nó là sự tồn tại của chúng ta; chúng ta là một phần của nó.

Nhịp đập tim chúng ta là một phần của nhịp đập tim vũ trụ.

Và nó không phải là vũ trụ chết; nó là thông minh vô cùng, ý thức, nhạy cảm. Nó là tính thiêng liêng trong mọi chiều của nó. Nhưng bạn phải học tham gia vào trong điệu vũ này.

Bạn đang ngồi như người què, và bởi vì tính què quặt của bạn - điều chỉ là ý tưởng của bạn; bạn không què, bạn chỉ được bảo rằng bạn bị què, bạn không thể nhảy múa được, bạn sẽ ngã, cho nên cứ ngồi im vào - bạn không tham gia vào trong điệu vũ đang diễn ra khắp chỗ này.

Người què tự động trở thành người chỉ trích. Người đó bắt đầu ghét cái người đó không thể làm được. Người đó bắt đầu gọi vũ công là ngu, điên, mất trí - "Phỏng có ích gì cho mọi điệu vũ này? Mọi bài ca và âm nhạc này có nghĩa gì? Nó chỉ là tiếng ồn mà không gì khác."

Cho nên không thấy tính què quặt của mình, người ta bắt đầu kết án những người không bị ảnh hưởng bởi triết lí và tôn giáo què quặt.

Là người tham gia đi! Lúc ban đầu nó có thể hơi khó, nhưng dần từng bước bắt đầu đi một chút đi.

Chồng hỏi vợ cô ấy thích gì nhất, lễ Nô en hay dục. "Nô en," cô ấy nói. "Sao lại điều đó?" chồng cô ta hỏi. "Nó có lãng mạn hơn không?" "Không," cô ấy đáp, "nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn."

Bây giờ, nếu lễ Nô en xảy ra thường xuyên hơn, thế thì cuộc sống sẽ có vẻ như sự kinh tởm, ốm yếu.

Tham gia vào trong những niềm vui nhỏ của cuộc sống đi, và nó sẽ mở ra các kho báu lớn. Nó chứa giầu có mênh mông, nhưng nó cần bạn thám hiểm chúng. Nó cho bạn thách thức, bởi vì nó là một trong những bộ phận của hiểu biết rằng điều bạn tìm ra với khó khăn lớn bạn tận hưởng nhiều hơn. Cái mà rất gian khó đem lại hân hoan lớn; cái mà là hiển nhiên, sẵn có một cách tự do, sẽ không cho bạn niềm vui.

Sống theo nguyên lí đó đi, nó giữ các kho báu được giấu kín. Nhưng nó liên tục thách thức bạn, vẫy gọi bạn. Bạn phải trở thành người hành hương, người tìm kiếm, người tìm tòi. Và mọi cánh cửa là ở bên trong, cho nên bạn không phải đi lên Himalayas. Bạn chỉ đi vào bên trong. Bạn càng đi vào trong sâu hơn, bạn càng biết nhiều hơn rằng cuộc sống là không xa lạ; nó là chính trái tim bạn. Bạn không tách rời khỏi nó. Bạn bao giờ cũng là một phần của nó, dưới dạng này hay dạng khác, và bạn bao giờ cũng vẫn còn là một phần của nó.

Bạn thuộc vào việc mở hội vĩnh hằng này.

Chủ nghĩa hiện sinh là một trong những cách tiếp cận nguy hiểm nhất tới sự sống - nguy hiểm hơn nhiều so với các tôn giáo của bạn, bởi vì tôn giáo của bạn là rất nghèo nàn trong biện luận. Chủ nghĩa hiện sinh rất phong phú trong biện luận, thuyết phục tới mức bạn mà bị mắc vào trong bẫy của nó, bạn không thể thoát được. Cứ nhớ một điều: không một triết gia hiện sinh nào đã tự tử. Điều đó phá huỷ toàn thể cách tiếp cận triết lí của họ.

Chỉ có một lần trước đây trong quá khứ ở Hi Lạp đã có một triết gia lớn, Zeno. Ông ấy không dạy nhiều điều xấu thế, và không làm cho con người thực sự cảm thấy kinh tởm, nhưng ông ấy chắc chắn dạy rằng sự sống không có nghĩa và chỉ người hèn mới liên tục sống bởi vì họ không có can đảm để tự tử. Bản thân ông ấy đã sống cuộc sống dài chín mươi tuổi, và hàng nghìn người tự tử dưới ảnh hưởng của ông ấy. Khi ông ấy chết, một thanh niên hỏi, "Chỉ một câu hỏi thêm: làm sao thầy có thể xoay xở sống được chín mươi tuổi trong khi các tín đồ của thầy, đặc biệt là thanh niên, đã tự tử theo triết lí của thầy?"

Ông ấy nói, "Ta phải sống để dạy triết lí này. Đó đã là việc chịu khổ để sống, nhưng ta phải khổ vì nhân loại."

Các triết gia có thể rất tinh ranh. Bây giờ đây là tinh ranh, thuần khiết và đơn giản. Nhưng ít nhất ông ấy đã chấp nhận một điều - rằng ông ấy sống để dạy triết lí của ông ấy. Jaspers và Jean-Paul Sartre và Marcel thậm chí đã không trả lời câu hỏi của tôi. Họ có thể ít nhất nói là, "Chúng tôi khổ lắm, nhưng vì chúng tôi muốn đánh thức nhân loại với thực tại, điều là kinh tởm, chúng tôi bằng cách nào đó xoay xở để vẫn còn sống." Ngay cả chừng ấy họ cũng không có đủ dũng cảm để chấp nhận. Và khá kì lạ, khi Marcel được trao giải thưởng Nobel, ông ấy đã chấp nhận nó. Cuộc sống là kinh tởm. Giải thưởng Nobel là gì? Ung thư? Một cách hạnh phúc, ông ấy đã chấp nhận.

Đây chỉ là những nhà trí thức chơi trò chơi với lời, trò chơi tâm trí; nhưng họ không biết gì về thiền. Nếu họ mà biết chỉ chút ít về thiền, không chỉ cuộc đời của họ đã được giầu có hơn, họ chắc đã thay đổi toàn thể phương Tây, đặc biệt thanh niên phương Tây, thành thế hệ hạnh phúc hơn, rạng ngời hơn, sống động.

Nhưng mọi điều họ đã tạo ra là sự sẵn lòng tinh vi cho tự tử, việc chấp nhận sâu sắc Hiroshima và Nagasaki. Nếu cuộc sống là như vậy, thế thì phá huỷ nó không phải là ác; thế thì Adolf Hitler là nhà tiên tri lớn và ông ta đã giúp sáu triệu người được làm giảm nhẹ khỏi cuộc sống đáng kinh tởm. Ông ta là người phục vụ vĩ đại nhất cho người Do Thái: không có ông ta, sáu triệu người Do Thái vẫn còn chịu khổ từ sự kinh tởm, phiền não, lo âu, vô nghĩa. Adolf Hitler là đấng cứu tinh vĩ đại. Và bây giờ ông ta đã tới dưới dạng vĩ đại hơn nhiều như Ronald Reagan. Có lẽ Ronald Reagan sẽ chứng tỏ là đấng cứu tinh vĩ đại nhất của nhân loại bằng việc phá huỷ mọi cuộc sống.

Chủ nghĩa hiện sinh phải bị tranh đấu, nó phải bị triệt phá tận gốc rễ, vì nó thiên về chết và chống lại sống - và không biết về sống. Và để biết về sống có một cách duy nhất, cách của thiền.

Câu hỏi 3

Osho kính yêu,

Tại sao có chuyện thung lũng của tôi sâu hơn núi của tôi cao?

Ramaprem, chính điều không may là thung lũng của bạn sâu hơn núi của bạn cao, nhưng trách nhiệm là của bạn. Bạn đang đào thung lũng của bạn mọi ngày và bạn đã không làm nỗ lực nào ngay cả việc trèo lên núi. Làm cho chúng ngày càng lớn hơn là điều khác toàn bộ; bạn thậm chí đã không trèo lên chúng. Bạn đang đi sâu hơn vào trong thung lũng của bạn, và đào chúng ngày càng nhiều hơn. Phần lớn người trên thế giới đều là những người đào mồ; họ cứ đào mãi các nấm mồ riêng của họ.

Một cụ già sắp chết, một cụ rất già. Bốn con cụ, toàn là người giầu theo quyền riêng của họ, đã tụ tập lại để nói lời tạm biệt bố họ. Họ ngồi quanh cụ. Cậu em út nói "Chúng ta nên thu xếp một chiếc xe Rolls Royce để đưa bố ra nghĩa địa. Đó là ham muốn cả đời bố, được đi trong xe Rolls Royce, nhưng bố hà tiện thế, bố không thể xoay xở được điều đó. Ít nhất chúng ta nên cho bố một cơ hội. Bố sẽ chết, nhưng vong linh bố, hồn của bố, có thể tận hưởng chuyến đi. Và nó cũng không đắt lắm đâu vì chỉ là đi một chiều thôi."

Nhưng người con áp chót, lớn hơn con út, nói: "Em quên di sản gia đình chúng ta rồi. Có gì khác biệt với một người đã chết dù em đưa người đó đi trong xe Rolls Royce hay xe tải Ford bốn bánh? Điều đó không tạo ra khác biệt nào cho bố đâu nhưng với chúng ta nó sẽ làm ra khác biệt đấy. Ít nhất em sẽ không đóng góp nếu chiếc Rolls Royce được đem tới; em sẽ đóng góp nhiều nhất là xe tải Ford thôi. Người chết là người chết. Người đó chẳng biết gì về người đó đang ngồi đâu. Đằng nào cũng được, và chúng ta sẽ đem bố đi ban đêm, để cho không ai biết và không ai thấy."

Người anh thứ ba nói, "Các chú toàn là lũ quá hoang toàng. Cần gì xe tải Ford? Chỉ xe bò kéo là được rồi... và một trong những người hầu của anh có xe bò kéo, cho nên chúng ta thậm chí không cần trả tiền gì. Xác chết sẽ tận hưởng xe bò kéo và không khí thoáng hơn bất kì xe Rolls Royce nào."

Người anh cả nói, "Tất cả các chú dường như đã đi sai rồi, các chú tất cả đều mất trí; điều đó là cực kì lãng phí. Chúng ta nên để bố, trong bóng tối sâu giữa đêm, bên cạnh đường nơi mọi người đổ rác, để cho đến sáng xe tải gom rác sẽ đem bố đi. Họ làm cùng điều đó với mọi người ăn xin, và một người chết, dù người đó là giầu hay kẻ ăn xin có tạo ra phân biệt nào đâu. Không có vấn đề gì; người chết là người chết, nó chỉ là cái xác."

Vừa lúc đó cụ già cố ngồi dậy. Cụ vẫn còn sống và lắng nghe. Cụ nói: "Chúng mày, giúp tao đi giầy vào." Họ nói, "Bố định làm gì với giầy? Bố định chết mà vẫn đi giầy à?" Cụ nói, "Tao vẫn còn chút sức sống đây. Tao có thể bước ra nghĩa địa. Trong đêm, ai thấy? Và cả bốn đứa chúng mày, chúng mày có thể đào mồ và tao sẽ giúp nhiều nhất có thể được trong tuổi già của tao. Thế rồi chúng mày có thể đem giầy của tao về, vì chúng vẫn gần như mới. Tao đã dùng chúng chỉ mới mười năm; chúng còn đủ tốt cho chúng mày và con chúng mày."

Bạn hỏi, tại sao thung lũng của bạn là sâu hơn. Thay vì đào thung lũng của bạn, học nghệ thuật trèo lên núi đi. Lên tới các đỉnh núi đầy ánh mặt trời đi. Chắc chắn thung lũng là an ninh hơn, ấm cúng hơn, thoải mái hơn, ít rủi ro. Trèo lên núi... nếu bạn thực sự muốn trèo lên núi cao như Everest điều đó là nguy hiểm. Nhưng nó càng nguy hiểm, nó càng làm cho bạn sống động hơn.

Friedrich Nietzsche thường để một miếng bìa nhỏ trên bàn. Ông ấy đã viết lên nó cho bản thân mình, "Sống hiểm nguy!" Bất kì khách thăm nào nhất định nhìn thấy nó và hỏi ông ấy "Nó có nghĩa gì?" Ông ấy nói, "Đó là toàn thể triết lí của tôi, vì tôi đã thấy rằng mình càng sống hiểm nguy, mình càng sống sâu sắc hơn."

Khi bạn sống nguy hiểm hơn, bạn thực sự sống. Vài khoảnh khắc của việc sống nguy hiểm, dường như bạn đang bước đi trong tình thế nguy ngập, là quí giá hơn cuộc sống dài mà không nguy hiểm nào, mà không rủi ro nào, thoải mái và ấm cúng, mọi thứ đều được bảo hiểm, mọi thứ đều an ninh.

Cách thức của sannyasin thực sự là cách sống cuộc sống đầy hiểm nguy.

Một thanh niên hỏi người bạn, "Làm sao bà phục vụ già kia giữ được các cậu trẻ đẹp trai cho từng lần khiêu vũ thế?" "Chuyện đó là dễ," bạn anh ta đáp. "Khi bà ấy trẻ bà ấy cho nó đi, về sau bà ấy bán nó, và bây giờ vì bà ấy giầu, bà ấy mua lại nó!"

Bà ấy đã sống thực, theo mọi cách có thể. Phần lớn mọi người đều né tránh việc sống.

George là cụ già tám mươi tám tuổi hoạt bát khi cụ lấy Ruby, một cô mười tám tuổi vừa chín đầy khêu gợi. Khi họ chuẩn bị giường cho đêm đám cưới ông ấy hỏi cô ấy, "Nói cho anh, bé yêu, mẹ bé có nói cho bé sự kiện của cuộc sống không?" Đỏ mặt cô bé lí nhí, "Dạ không ạ."

"Thế thì quá tệ," George nói, "vì ta sợ là ta đã quên mất chúng rồi."

Bây giờ quá lâu rồi... tám mươi tám tuổi, nhưng vẫn cố hết sức - không chấp nhận tuổi già, không lo nghĩ về chết, và mặc dầu ông ấy đã lão suy, vẫn sẵn sàng sống. Nhưng phần lớn mọi người, ngay cả khi họ còn trẻ, đang sống một cách hờ hững, cuộc sống kìm nén, sợ cuộc sống, cảm thấy mặc cảm để sống vì đó là điều họ đã từng được bảo cho, đó là cách họ đã được chuẩn bị. Toàn thể ước định của họ là phủ định cuộc sống tới mức cho dù họ muốn sống, mặc cảm của họ không cho phép họ sống.

Khi có liên quan tới người của tôi, lời khuyên vô điều kiện, một điểm duy nhất là sống mãnh liệt nhất có thể được, toàn bộ nhất có thể được, bởi vì đó là cách duy nhất để biết tính thượng đế của cuộc sống, để biết hương thơm thiêng liêng của nó, vị thiêng liêng của nó. Và sự kiện kì lạ nhất là, những người sống một cách toàn bộ, đầy đủ, thì siêu việt lên trên chính ham muốn sống loại cuộc sống trần tục. Họ đi ra ngoài điều trần tục để sang chiều khác, quyển khác: điều thiêng liêng.

Sống như một Zorba đi; thế thì bạn sẽ có thể sống như một Phật Gautam. Zorba phải là nền tảng của cuộc sống của bạn, và Phật Gautam là đỉnh cao nhất của bạn. Sống không sợ sệt gì, bởi vì không có thượng đế nào mà bạn phải sợ. Và không có cõi trời nào nơi việc tự hành hạ của bạn sẽ được thưởng, và không có địa ngục nào nơi niềm vui của bạn sẽ bị trừng phạt. Khoảnh khắc này là tất cả. Bao giờ cũng nhớ trong bất kì khoảnh khắc nào bạn hiện hữu rằng nó là tất cả.

Ramaprem, một hôm một trong các bạn của Mulla Nasruddin đã hỏi anh ta liệu anh ta có thể cho mượn con lừa của anh ta đi chở một số rau ra chợ được không. "Không," Mulla Nasruddin nói, "điều đó là không thể được, vì lừa của tôi không có đó, và hơn nữa, nó bị ốm." Vào khoảnh khắc đó, con lừa của anh ta xuất hiện từ góc vườn kêu lên, "Be, be."

"Anh nói lừa của anh không có đây, và nó ốm," bạn của Mulla Nasruddin buộc tội, "và nó lại ở đây và kêu lên `be, be,' khoẻ như bao giờ."

"Anh tin ai," Mulla Nasruddin hỏi, "tin con lừa của tôi hay tin tôi?"

Ramaprem, nếu bạn tin tôi, thế thì không có vấn đề gì; thế thì các đỉnh đầy ánh mặt trời là rất cận kề. Nhưng nếu bạn tin vào các con lừa tôn giáo thuộc đủ mọi kiểu và mọi loại - shankaracharyas Hindu và Ayatollah Khomeiniac và giáo hoàng Polack - thế thì tôi bất lực. Thế thì bạn phải liên tục đào thung lũng của bạn sâu hơn.

Cứ tin cậy vào điều tôi nói đi, vì tôi không nói gì dựa trên bất kì kinh sách nào. Tôi đang nói chỉ những điều dựa trên kinh nghiệm riêng của tôi; do đó điều tôi nói có thẩm quyền - điều mà những shankaracharyas này không thể có được; họ chỉ là các đại diện, họ không có kinh nghiệm riêng của họ... những giáo hoàng này không thể có được; họ chỉ là những người được bầu. Đó là một thế giới rất lạ kì, nơi người lãnh đạo tôn giáo cũng được bầu, được bầu bởi đủ loại kẻ ngốc, được bầu bởi những tín đồ.

Tôi không được bầu bởi bất kì ai; tôi cũng chẳng đại diện cho bất kì ai. Tôi đơn giản nói cho bạn kinh nghiệm của tôi là gì; do đó tôi có thẩm quyền mà những người này không thể có được. Tôi không muốn bạn tin vào nó; tôi muốn bạn tin cậy vào nó. Và tôi tạo ra khác biệt, bởi vì bằng việc tin bạn sẽ vẫn còn chỉ là tín đồ; bằng tin cậy bạn sẽ đi tới cùng trạng thái và cùng không gian trong đó tôi đang sống.

Việc tin là rẻ.

Tin cậy nghĩa là bạn chấp nhận thách thức trèo lên những đỉnh núi đầy ánh mặt trời.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 39 - Quay về Mục lục Tập 2

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post