Chương 39. Trưởng thành tự nó tới

Chương 39. Trưởng thành tự nó tới

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 2) - Osho

Chương 39. Trưởng thành tự nó tới



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Hôm nọ, tôi thấy bản thân tôi nổi giận, không kiên nhẫn, và cáu kỉnh. Khi nào tôi sẽ trưởng thành? Khi nào tất cả chúng tôi đi tới tính trách nhiệm về việc chỉ là thầy trong chúng tôi: ân huệ đó mà tất cả chúng tôi đều biết bản thân mình là vậy. Tôi cảm thấy rằng thời gian là chín để dừng việc rên rỉ về khổ, và những hiểu lầm, đau đớn, và không thoải mái. Liệu có thể là một đệ tử, tôi đơn giản coi thầy, sự hiện diện của thầy, câu trả lời của thầy, sáng suốt của thầy và ân huệ của thầy là đương nhiên có đấy, như cách để né tránh dẫm lên bản thân tôi, dẫm vào người sùng kính được không?

Satyadharma, không kiên nhẫn là tự nhiên. Và hiểu biết và nhận biết lớn là được cần để không bị không kiên nhẫn, bởi vì không kiên nhẫn sẽ không giúp gì được cả; ngược lại, nó là một trong những cản trở lớn. Bạn phải hiểu không kiên nhẫn là kẻ thù của bạn. Bạn muốn cái bao la và cái huyền bí mở cánh cửa của nó, không có mấy nỗ lực về phần bạn. Điều đó là không thể được. Có cả nghìn lẻ một cánh cửa, và chỉ một cánh cửa là đúng; bạn sẽ phải gõ lên mọi cánh cửa sai để tìm ra cánh cửa đúng. Hoặc trong nghiên cứu khoa học, hoặc trong tìm kiếm tâm linh, kiên nhẫn là tuyệt đối cần thiết.

Tôi nhớ tới Edison người đã phát minh ra bóng điện đầu tiên. Ông ấy đã làm việc về nó trong ba năm. Mọi đồng nghiệp của ông ấy và đệ tử của ông ấy dần dần, dần dần bỏ đi. Họ đã không kiên nhẫn, họ muốn nó xảy ra ngay lập tức, và họ không thể tin được vào kiên nhẫn của Edison.

Mọi ngày, Edison đều tới tươi tắn, trẻ trung, hồ hởi, và họ nói với ông ấy, "Chúng ta đã làm thực nghiệm theo bao nhiêu cách rồi, và chúng ta đã thất bại trong mọi thực nghiệm. Tại sao không đổi chủ đề đi? Chúng ta nên làm việc trên cái gì đó khác."

Edison nói, "Ai bảo các anh rằng chúng ta đã thất bại? Từng thất bại đều đem chúng ta tới gần thành công hơn bởi vì chỉ có một số giới hạn cửa thôi. Chúng ta gõ lên một cửa, và nó không phải là cửa đúng - nhưng đó không phải là thất bại. Một cửa, cửa sai, bị bỏ đi; thành công ở gần hơn. Chúng ta gõ lên cửa khác; nó không phải là cửa đúng. Nhưng chúng ta thậm chí còn ở gần thành công hơn - hai cánh cửa bị bỏ đi. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ gõ vào cửa đúng.

Nhưng kiên nhẫn mà ông ấy có là một phần của người tìm kiếm rất thông minh và rất thiên tài. Sau ba năm, vào giữa đêm, ông ấy gõ vào cửa đúng. Lần đầu tiên, mắt người...

Ông ấy còn lại một mình, mọi đồng nghiệp đã về hết; ông ấy mệt mỏi, hoàn toàn kiệt sức, và nghĩ bản thân mình gần điên. Ông ấy ở một mình, ông ấy khám phá ra bóng điện. Điều đó phải mất tới ba năm. Hết ngày tới đêm ông ấy đã từng nghĩ chỉ một điều - tiếp cận tới điều này từ đâu? Và khi căn phòng được thắp sáng bằng điện, ông ấy ngồi đó trong ngạc nhiên hoàn toàn. Ông ấy là người đầu tiên thấy cái gì đó mà chưa bao giờ tồn tại trước đây. Ông ấy không thể rời mắt khỏi bóng điện.

Lúc đó đã muộn rồi, và cuối cùng vợ ông ấy kêu lên từ phòng khác, "Tắt ánh sáng ngu xuẩn đó đi!" Bà ấy không nhận biết rằng đó là điên. Bà ấy nói "Quay lại đi, và đi ngủ."

Ông ấy nói, "Nó không phải là ánh sáng ngu xuẩn mà bà đã quen thuộc đâu; nó là điều ba năm kiên nhẫn của tôi đã tạo ra đấy. Bà nên tới đây và xem!"

Vì kiên nhẫn của ông ấy - ông ấy có tính duy nhất trong toàn thể lịch sử con người - ông ấy đã khám phá ra một nghìn phát minh. Bất kì ai khác cũng có thể đã làm được điều đó, nhưng không ai có phẩm chất kiên nhẫn đó. Đã có nhiều nhà nghiên cứu thông minh, nhưng họ sẽ đi một chút và gặp vài thất bại... và bắt đầu đi sang hướng khác.

Jalaluddin Rumi, một trong những nhà huyền môn Sufi quan trọng, một hôm đưa đệ tử của ông ấy tới một nông trại gần đó nơi các nông dân đang cố đào giếng. Họ đã đào tám cái hố, và bây giờ họ làm việc trên cái thứ chín; trên từng hố họ đã đào chỉ chừng chừng, và thế rồi thấy rằng không có nước, họ bỏ dự án đó và bắt đầu ở chỗ khác. Họ đã phá huỷ toàn thể nông trại.

Jalaluddin Rumi đã đem các đệ tử của ông ấy tới với một chủ định đặc biệt - để xem không kiên nhẫn là ngu si làm sao. Nếu những người này đã đặt mọi năng lượng mà họ đã dùng trong việc phá huỷ toàn thể cánh đồng với nhiều hố trong việc đào một hố thôi, họ chắc đã nhất định tìm thấy nước. Nhưng đây không phải là loại người sẽ tìm ra nước.

Ông ấy bảo các đệ tử của mình, "Các ông phải không được không kiên nhẫn. Đưa toàn bộ năng lượng của ông vào, tin cậy toàn bộ của ông, vào một điểm thôi, nhắm thẳng tới một đích. Khi thầy ở cùng các ông - người đã du hành trên con đường này, lên xuống nhiều lần, và người đã biết rằng con đường này sẽ dẫn các ông tới giấc mơ ấp ủ của các ông - đừng cảm thấy chán nản, đừng cảm thấy nóng vội, đừng bắt đầu dự án mới lặp đi lặp lại. Theo cách đó không ai đã bao giờ có khả năng tìm ra được cái gì."

Bạn nói, "Hôm nọ tôi thấy bản thân mình nổi giận, không kiên nhẫn, và cáu kỉnh!"

Satyadharma, bạn không thể đột nhiên thấy bản thân bạn nổi giận, không kiên nhẫn, và cáu kỉnh được. Bạn phải bao giờ cũng không kiên nhẫn, nổi giận, và cáu kỉnh. Có lẽ hôm nọ bạn đã đi tới đỉnh của việc nhận ra; bạn nhận ra rằng những phẩm chất lớn này là ở trong bạn. Nhưng chúng bao giờ cũng phải đã ở đó rồi; chúng không thể đột nhiên tới được. Bạn phải đã trở thành quen thuộc với chúng.

"Khi nào tôi sẽ trưởng thành?" Vội vàng là gì? Và bạn làm gì bởi việc trưởng thành? Cho dù bạn trưởng thành hôm nay, bạn sẽ làm gì? Bạn thậm chí sẽ nổi giận và không kiên nhẫn và cáu kỉnh nhiều hơn, nghĩ, "Trời, đã có mục đích, bây giờ ngay cả cái đó cũng bị kết thúc. Bây giờ đời mình là tuyệt đối vô nghĩa."

Trưởng thành tự nó tới. Bạn phải làm việc, nhưng không trực tiếp vào cách trưởng thành sớm; bạn phải làm việc nhiều hơn về thiền, nhiều hơn về im lặng, nhiều hơn về yêu. Và kết quả toàn bộ là việc trưởng thành. Bản thân trưởng thành không phải là cái gì đó tách rời; nó là toàn thể tổng hợp của mọi phẩm chất lớn. Bạn phải làm việc về những phẩm chất đó.

Trong thời thơ ấu của tôi - và có lẽ ở Ấn Độ trong thời thơ ấu của mọi người - điều đó phải đã xảy ra... Tôi thường trồng hạt xoài. Không kiên nhẫn của tôi là nhiều tới mức tôi thậm chí không thể ngủ được cả đêm - tôi muốn xem cái gì đã xảy ra trong đêm. Đến sáng, tôi sẽ đào chúng lên lần nữa, và xem liệu cái gì đã xảy ra hay không. Chẳng cái gì đã xảy ra!

Hạt xoài, khi hai lá bắt đầu mọc ra trong nó, có thể được lấy ra, và nó tạo ra cái còi rất tốt. Mối quan tâm của tôi không phải là vào xoài, mối quan tâm của tôi là vào việc có được nhiều còi. Nhưng ngay cả điều đó cũng cần kiên nhẫn - chỉ đợi có hai lá đó. Nhưng không kiên nhẫn là nhiều tới mức thậm chí không thể nào để cho hai lá đó mọc ra. Mọi sáng tôi lại đào hạt mầm lên để xem cái gì đã xảy ra, và điều đó phá huỷ toàn thể sự việc.

Trưởng thành là cái gì đó xảy ra bên cạnh. Bạn thiền, bạn hát, bạn múa, bạn hân hoan, và đột nhiên, một ngày nào đó bạn sẽ thấy hai lá xoài đó mọc ra trên đất - tươi tắn thế, đẹp thế. Trưởng thành là việc tìm ra trên lề; bạn không thể làm nó thành mục đích được. Đó là điều làm cho bạn nổi giận thế, không kiên nhẫn và cáu kỉnh! Bạn đã làm trưởng thành trở thành mục đích của bạn. Bây giờ bạn có thể làm được gì? Được căng ra trên máy kéo dãn sao?

"Khi nào tất cả chúng tôi sẽ đi tới tính trách nhiệm về việc chỉ là thầy trong chúng tôi: ân huệ đó mà tất cả chúng tôi đều biết bản thân mình là vậy?" Bất kì câu hỏi nào về khi nào đều chỉ ra rằng bạn đã không hiểu nhấn mạnh của tôi vào khoảnh khắc hiện tại; bạn đã không hiểu cách tiếp cận của tôi về ở đây và bây giờ. Tận hưởng khoảnh khắc này đi, và quên nhiều thứ đi! Và trưởng thành sẽ đột nhiên tới một ngày nào đó, không như phần thưởng, nhưng như cái bóng của việc bạn sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, một cách vui sướng.

"Khi" bao giờ cũng đưa bạn vào tương lai, nó bao giờ cũng nghĩ về ngày mai. Và sáng suốt tâm linh cơ bản của hàng nghìn năm là ở chỗ ngày mai không bao giờ tới. Chính khoảnh khắc này sẽ trở thành khoảnh khắc khác, hôm nay của bạn sẽ tiếp tục vẫn còn là hôm nay, ngày mai sẽ tới dưới dạng của hôm nay. Nhưng toàn thể hệ thống ý nghĩ của chúng ta là hướng đích. Chúng ta bao giờ cũng sống trong tương lai, và không ai có thể sống được trong tương lai; hoặc chúng ta đang sống trong quá khứ, và không ai có thể sống được trong quá khứ.

Cách duy nhất để sống là tận hưởng khoảnh khắc này, yêu mến khoảnh khắc này, làm cho nó thành đẹp nhất có thể được. Và từ khoảnh khắc này khoảnh khắc tiếp sẽ tới, từ khoảnh khắc này toàn thể tương lai của bạn sẽ tới. Khoảnh khắc này chứa toàn thể cái vĩnh hằng - quá khứ và tương lai.

Bạn nói, "Tôi cảm thấy rằng thời gian là chín để dừng việc rên rỉ về khổ, và những hiểu lầm, đau đớn, và không thoải mái. Liệu có thể là một đệ tử, tôi đơn giản coi thầy, sự hiện diện của thầy, câu trả lời của thầy, sáng suốt của thầy và ân huệ của thầy là đương nhiên có đấy?"

Bạn có thực sự cảm thấy, Satyadharma này, rằng "thời gian là chín để dừng việc rên rỉ về khổ, và những hiểu lầm"? Và bạn làm gì trong câu hỏi của bạn? Đây là cái gì về "nổi giận, không kiên nhẫn và cáu kỉnh," và "khi nào tôi sẽ trưởng thành"? Nếu nó không phải là rên rỉ về khổ, và đau, và không thoải mái, thế thì nó là gì? Bạn đã không cảm thấy rằng thời gian là chín - bạn chỉ mới nghĩ. Việc nghĩ chẳng ích gì. Suy nghĩ là lừa gạt. Nó nói những điều lớn lao, nó cho bạn những hứa hẹn lớn, nhưng hàng hoá không bao giờ được chuyển giao.

Nhớ một phân biệt rõ ràng giữa nghĩ và cảm: những người cảm thấy "thời gian là chín" không rên rỉ về khổ nào. Họ tận hưởng thời gian chín, và bằng việc tận hưởng, họ làm cho nó chín hơn.

Tất nhiên, điều đó là đúng - ít nhất là về bạn - rằng bạn đã bắt đầu coi sự hiện diện của tôi là đương nhiên có đấy. Đó là thói quen tự nhiên của tâm trí. Nó bắt đầu coi mọi thứ là đương nhiên có, điều mà nó sẽ hối hận chỉ khi nó đã đánh mất chúng.

Có một câu chuyện Sufi hay... Một người rất giầu, siêu giầu, trở nên chán với cuộc sống vì người đó đã biết mọi vui thú, mọi niềm vui mà tiền có thể mua được, nhưng chúng không thực sự làm thoả mãn. Người đó vẫn khát khao, người đó vẫn đói về cái gì đó đích thực. Người đó đi hỏi các hiền nhân và thánh nhân, và tất cả mọi điều họ có thể nói... người đó đã thử các nghi lễ, tôn thời, lời cầu nguyện và chẳng cái gì có kết quả.

Một thánh nhân do chán chường... bởi vì người này đã hành hạ ông ta lặp đi lặp lại mãi về cái khổ của mình - "Thời gian đang trôi qua, cuộc sống bị giới hạn, và ông là loại thánh nhân gì vậy? Ông không thể chỉ được cho tôi con đường đúng. Và tôi có hai mươi bốn giờ cống hiến cho nó; tôi không phải làm việc kiếm tiền hay cái gì, tôi không có con cái, và tôi đã kiếm đủ tiền tới mức nó đủ sống ít nhất trong mười kiếp." Thánh nhân bảo người đó đi tới một thầy Sufi người được coi là có hơi chút dở hơi, và là người mà nhiều hiền nhân đã phái đệ tử của họ tới khi họ muốn loại bỏ những đệ tử đó. Nhưng thầy Sufi dở hơi này chỉ có vẻ dở hơi thôi; ông ấy có sự siêu lành mạnh.

Người giầu này đem một túi lớn, chất đầy kim cương và đá quí và ngọc lục bảo và ngọc bích; và đi tới thầy Sufi người đang ngồi dưới gốc cây. Ông ta kể cho thầy Sufi toàn thể câu chuyện... rằng ông ta rất khổ, ông ta có mọi thứ mà thế gian có thể đảm đương được. "Tôi đã mang, chỉ để cho thầy bằng chứng, toàn thể cái túi này trị giá hàng triệu. Mọi thứ tôi cần là an bình của tâm trí." Thầy Sufi nói, "Ta sẽ trao nó cho ông. Sẵn sàng đi!"

Người giầu nghĩ, "Người này dường như kì lạ. Mình đã từng ở với nhiều thánh nhân thế - không ai nhanh chóng thế, và không ai hứa trao nó cho mình. Tất cả họ đều nói, 'Làm nghi lễ này, tôn thờ này, lời cầu nguyện này, thiền này. Tự ông làm ra nó đi.' Đây là người duy nhất... có lẽ, họ đúng rằng ông ấy dở hơi. Thầy nói, 'Sẵn sàng đi. Đừng phí thời gian của ta!' "Thế là một cách miễn cưỡng anh ta nói, "Được, tôi sẵn sàng." Nhưng anh ta rất sợ - mặc dầu anh ta có thể đã tới để được an bình tâm trí. Và khi người này nói anh ta sẵn sàng rồi, người Sufi giằng lấy cái túi của anh ta, chạy mất.

Đó là ngôi làng nhỏ với đường sá nhỏ mà người Sufi này hoàn toàn quen thuộc. Và người giầu này chưa bao giờ chạy. Anh ta đuổi theo người Sufi vừa la lên, "Tôi bị lừa rồi! Nó không phải là hiền nhân. Nó không phải dở hơi, nó rất tinh ranh." Nhưng anh ta không thể bắt giữ được người Sufi vì ông ta chạy nhanh thế và rẽ ngoắt ngoéo nhiều lần trong làng. Anh ta già mà lại béo - thở phì phò, vã mồ hôi, kêu khóc - và cả đám đông cười phá lên. Anh ta không thể nào hiểu nổi tại sao những người này lại cười, và không ai giúp cả! Nhưng dân làng biết rằng người đó không phải là dở hơi - người đó là siêu lành mạnh. Người đó có phương pháp riêng của mình.

Cuối cùng, người giầu chạy về cùng cây đó. Người Sufi đã chạy xa phía trước; ông ấy đang ngồi cùng chiếc túi ở đó. Và người giầu này kêu la, lăng mạ.

Người Sufi nói, "Dừng mọi trò vô nghĩa này lại! Cầm lấy túi này." Người này vồ lấy túi ngay lập tức, và người Sufi hỏi, "Ông cảm thấy thế nào?"

Anh ta nói, "Tôi cảm thấy an bình lớn."

Người Sufi nói, "Đó là điều ta đã nói cho ông. Nếu ông sẵn sàng, ta có thể trao cho ông an bình ngay lập tức. Ông đã có được nó chưa?"

Anh ta nói, "Tôi đã có được nó rồi!"

"Đừng bao giờ hỏi bất kì ai về điều đó! Ông đã bắt đầu coi mọi thứ giầu có của ông là đương nhiên. Ta đã cho ông một cơ hội để đánh mất nó, và đột nhiên ông trở thành điều ông thực sự là - kẻ ăn xin. Và những hòn đá rất quí này, điều đã mất giá trị của nó đối với ông lại là quí giá." Nhưng điều đó xảy ra. Những người sống ở trong cung điện bắt đầu coi những cung điện đó là đương nhiên có; những người giầu không bao giờ nghĩ về cái khổ của nghèo. Những người đã có thầy bắt đầu nghĩ thầy là đương nhiên có - rằng chẳng có gì để được làm; bạn chỉ phải hỏi câu hỏi và thầy của bạn có đó để trả lời nó.

Nhưng câu trả lời của tôi không thể giúp ích gì được.

Câu trả lời của tôi chỉ là sự khêu gợi và lời mời, một thách thức để làm việc qua khổ và bóng tối hướng tới bình minh, tới ánh sáng.

Tôi có thể chỉ ra cho bạn con đường, nhưng tôi không thể bước đi hộ bạn được.

Và nếu bạn bắt đầu coi tôi là đương nhiên có, thế thì đừng bị khổ; coi luôn khổ của bạn là đương nhiên đi. Chấp nhận rằng bạn là người khổ đi, đó là định mệnh của bạn. Bạn không coi khổ của bạn là đương nhiên có, nhưng bạn có thể coi thầy của bạn là đương nhiên có. Bạn không coi vấn đề của bạn là đương nhiên có, nhưng bạn coi câu trả lời của tôi là đương nhiên có.

Cho nên bạn phải rõ ràng, rất rõ ràng, Satyadharma. Trong toàn thể câu hỏi của bạn, chỉ dòng cuối cùng là đúng, và đích thực: "Như cách để né tránh dẫm lên bản thân tôi, tôi đã bắt đầu coi thầy như đương nhiên có."

Đó là cách rất dễ dàng để hỏi một câu hỏi, để được câu trả lời, và từ câu trả lời đó, làm ra thêm vài câu hỏi cho ngày mai... và bạn vẫn còn như cũ. Câu trả lời của tôi là liều thuốc; chúng là thuốc. Bạn phải không chỉ tạo ra nhiều câu hỏi hơn từ chúng; bạn phải làm nỗ lực để sống những câu trả lời đó. Từ việc sống những câu trả lời đó, câu hỏi của bạn sẽ biến mất.

Và câu trả lời của tôi là đơn giản. Tôi không yêu cầu bạn trưởng thành là thánh nhân tự hành hạ mình nào đó; tôi không đòi hỏi bạn bất kì kỉ luật khổ hạnh nào. Tôi đơn giản đòi hỏi bạn thảnh thơi, tin cậy vào sự tồn tại, tìm ra vài khoảnh khắc của im lặng và an bình điều tuyệt đối sẵn có cho mọi người - bất kì ai nhắm mắt lại, thảnh thơi thân thể, ngồi im lặng.

Im lặng tôi nói tới không phải là việc thu được hay thành đạt nào. Nó là khám phá. Nó đã có bên trong bạn rồi - chỉ tâm trí phải yên tĩnh để cho bạn có thể nghe thấy âm nhạc của im lặng bao quanh toàn thể bản thể bạn, để cho bạn có thể ngửi thấy hương thơm của bản thân bản thể bạn. Và một khi bạn đã biết tới nó, thế thì bạn có thể lặp lại nó bao nhiêu lần trong ngày tuỳ thích, bất kì khi nào bạn có thời gian. Ngay cả ngồi trên tầu hoả hay xe bus, bạn có thể chỉ nhắm mắt lại và đi vào bên trong. Nó chỉ là vấn đề lấy bước đầu tiên, thế rồi mọi thứ khác trở thành dễ dàng. Nhưng nhớ phải kiên nhẫn.

Một lính không quân Ba Lan lấy chuyến nhảy dù đầu tiên. "Điều gì xảy ra nếu dù không mở?" anh ta hỏi người hướng dẫn. "Đừng lo," người hướng dẫn đáp. "Chỉ có một trong cả nghìn lần điều đó mới xảy ra, và anh có dù dự trữ nữa."

"Nhưng," anh chàng học nhảy lo lắng đáp, "điều gì xảy ra nếu cái dù đó cũng không mở?"

"Chỉ một một lần trong cả triệu lần điều đó mới xảy ra," người hướng dẫn đảm bảo cho anh ta và nói thêm, "và thế thì xe cứu thương có đó trên hiện trường để nhặt các mảnh."

Anh chàng lính trẻ thần kinh lên chiếc máy bay cất cánh. Ở độ cao mười nghìn bộ anh ta nhảy ra khỏi máy bay, và kéo dây dù chính. Nó không mở.

"Cứt thật!" anh ta nói, và thế rồi kéo dây dù dự trữ nó cũng từ chối mở luôn. "Mình biết điều đó mà," anh ta nói với bản thân mình. "Và mình cá với may mắn của mình, xe cứu thương sẽ không có đó mà nhặt các mảnh đâu."

Đừng khổ thế! Điều có thể nhất, dù thứ nhất sẽ mở. Nếu mọi thứ đi sai, thế thì ngay cả với may mắn của bạn, bạn sẽ thấy xe cứu thương tới thu thập các mảnh.

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Michael đã giúp Patrick kiểm tra để xem đồng hồ chỉ báo của xe của anh ấy có làm việc không. Anh ấy thò đầu ra khỏi cửa sổ, và la lên, "Có, Patrick, chúng làm việc... Không, chúng không làm việc... Có, chúng có... Không, chúng không." Osho ơi, không tôi không... có tôi có... không tôi không... có tôi có. Gần đây tôi đã để ý những không gian đó ở giữa, và bây giờ chúng dường như tới ngày càng nhiều hơn theo mọi cách.

Một quảng cáo cho bia nói "đạt tới những bộ phận mà các bia khác không tới được." Những bộ phận của tôi mà chỉ mới vài tuần trước tôi đã không biết đã tồn tại bắt đầu cảm thấy có không gian, ánh sáng, và biết ơn. Tôi bắt đầu cảm thầy luồng chảy và nhịp điệu của sự tồn tại, thảnh thơi trong nó, và tin cậy vào nó. Xin thầy bình luận?

Dhyan Sagar, cách làm việc của tâm trí cũng giống như điều đó đấy - chia chẻ giữa có và không, giữa hiện hữu hay không hiện hữu. Tâm trí không thể có một tiếng nói; nó bao giờ cũng được cân bằng bởi tiếng nói "chống lại" nó. Đó đơn giản là bản chất của tâm trí: nó là chia chẻ, nó là phân liệt. Theo một cách triết lí hơn, họ gọi điều đó là biện chứng.

Nhưng toàn thể giáo huấn của tôi là đi ra bên ngoài tâm trí, không bị bận tâm với nó. Cả cái "không" của nó không có nghĩa gì, mà cả cái "có của nó cũng không có nghĩa gì. Cái dụng duy nhất của tâm trí là dùng nó như hòn đá kê để bước lên, để đi ra ngoài nó. Đừng cố giải quyết vấn đề của tâm trí, chúng là không thể giải quyết được. Bạn sẽ đi vào trong rừng thẳm, và tìm ra cách quay về nhà gần như là không thể được.

Tâm trí là người Polack.

Làm sao bạn làm cho một người Polack có vũ trang ngã khỏi cột cờ?

Trả lời: Bạn vẫy anh ta.

Tại sao chính phủ Ba Lan nhập khẩu năm trăm triệu tấn cát từ Saudi Arabia?

Trả lời: Họ muốn chiết ra dầu riêng của họ.

Bạn có nghe nói gì về người đồng dục nữ Ba Lan không?

Trả lời: Cô ấy thích đàn ông.

Tâm trí chắc chắn là một phần của nước Ba Lan.

Một nhà logic đương đại đã phát minh ra một từ, "po." Và nghi ngờ của tôi là ở chỗ người đó đã lấy từ đó "po" từ Poland; bằng không, không có cách nào người đó có thể xoay xở từ "po" này. Người đó đã phát minh ra nó bởi vì triết lí của người đó cần tới nó. Người đó nói rằng Aristotle đã cho chúng ta một triết lí của có và không; hoặc cái gì đó là đúng hoặc cái gì đó là sai, hoặc cái gì đó là đen hoặc trắng - một nhị nguyên rất đơn giản. Hoặc bạn tin vào Thượng đế hoặc bạn không tin.

Nhưng về những thứ mà câu trả lời thực không có cũng chẳng không thì sao? Chẳng hạn, Thượng đế. Nói "có" là sai vì bạn đã không kinh nghiệm điều đó; nói "không" là sai vì bạn đã không thăm dò nó. Cho nên có không áp dụng được, không cũng không áp dụng được.

Theo logic của người này, khi ai đó hỏi bạn, "Thượng đế là gì?" bạn phải nói "po." Po là không cam kết; nó không ngụ ý có, nó không ngụ ý không. Nó đơn giản nghĩa là, "Tôi không biết." Nhưng thay vì chấp nhận dốt nát, nó cho bạn một cảm giác tốt để nói "po." Thực ra, bạn đặt người kia vào trạng thái dốt nát vì người đó không thể hiểu được - "Po là gì?" Người đó chưa bao giờ nghe thấy từ này.

Nghi ngờ của tôi là ở chỗ người đó đã có được "po" này từ chữ Poland. Không có cách khác để có được nó. Nhưng ngay cả với "po", tâm trí sẽ không là giải pháp. Bạn có thể liên tục lặp lại "po" nhưng bạn sẽ vẫn còn là người nghèo, người dốt, người khổ như trước. "Po" này sẽ không biến đổi cái gì trong bạn.

Chỉ một điều có thể biến đổi, và đó là đi ra ngoài tâm trí, đi ra ngoài suy nghĩ, và đi tới không gian nơi bầu trời là tuyệt đối không mây. Và thế thì không câu hỏi nào nảy sinh, và không câu trả lời nào là được cần.

Mọi người nghĩ rằng Phật Gautam, Mahavira, Zarathustra, hay Lão Tử đã tìm thấy câu trả lời. Họ sai. Họ đã đánh mất cả hai - câu hỏi và câu trả lời. Họ đã tìm ra im lặng, không bị quấy rối bởi cả câu hỏi hay bởi câu trả lời.

Khi tôi nói điều này cho các lạt ma Phật giáo Tây Tạng, họ choáng vì họ cứ tưởng Phật Gautam đã tìm ra câu trả lời. Tôi nói, "Nếu ông tìm ra câu trả lời, ông vẫn bên trong tâm trí, ông vẫn rất gần với câu hỏi." Phật Gautam đã đi ra ngoài câu hỏi và câu trả lời. Ông ấy đã tìm ra im lặng - không thể phá huỷ được.

Triết học tìm câu trả lời, tôn giáo tìm trạng thái ở xa bên ngoài câu hỏi và câu trả lời. Câu hỏi và câu trả lời có vẻ trẻ con, có vẻ giống như đồ chơi để chơi.

Mười năm trước một sinh viên nhân chủng học đã dành một số thời gian nghiên cứu các miền của Kashmir. Một hôm anh ta đang lái xe xuống phố thì anh ta thấy một người cưỡi lừa, trong khi vợ người này bước đi mười bước sau người này. "Sao ông làm điều đó?" anh ta hỏi. "Đó là truyền thống thời cổ của chúng tôi," người này đáp.

Gần đây, sinh viên này, bây giờ là phóng viên, được tờ báo của anh ta phái trở lại Kashmir. Bởi trùng hợp kì lạ anh ta thấy bản thân mình trên cùng phố, với cùng người mà anh ta đã từng thấy mười năm trước. Nhưng lần này vợ của người này đang bước đi mười bước trước người đó. Người đó vẫn cưỡi lừa đích xác mười bước sau người vợ.

"Điều gì đã xảy ra cho tục lệ truyền thống?" phóng viên hỏi. "Truyền thống đã thay đổi sao?"

"Không," người này nói. "Truyền thống không đổi, ông thấy đấy, có mìn trên đất."

Tâm trí rất tinh ranh. Nó sẽ dùng truyền thống, nó sẽ dùng tôn giáo, nó sẽ dùng triết lí - chỉ để sống còn. Nó sẽ cho bạn đủ loại câu hỏi, và đủ loại câu trả lời - chỉ để sống còn. Nhưng bất kì câu hỏi nào được tâm trí đặt ra cũng đều vô tích sự như bất kì câu trả lời nào tâm trí tìm ra.

Tâm trí là bài tập trong tính vô tích sự hoàn toàn.

Chỉ rất ít người trên thế giới có khả năng tìm ra chân lí rằng tâm trí là vấn đề duy nhất của chúng ta.

Nếu chúng ta có thể đi ra ngoài tâm trí vào trong im lặng, trong im lặng hoàn toàn và sâu lắng - không bị quấy rối bởi bất kì cái gì, thậm chí không một gợn suy nghĩ - thế thì chúng ta đã tìm thấy nó... không phải câu trả lời, mà cái gì đó có tính tồn tại, việc biến đổi, việc chuyển hoá, cuộc cách mạng trong bản thân chúng ta điều phá huỷ mọi câu hỏi và mọi câu trả lời, và để chúng ta trong thanh thản hoàn toàn, trong phúc lành vô cùng.

Thiền không là gì ngoài việc triệt tiêu của tâm trí.

Thiền không phải là việc huấn luyện tâm trí: Thiền đơn giản là việc dừng lại của tâm trí.

Chỉ dừng là tâm trí, và bạn sẽ thấy bản thể thuần khiết, không ô nhiễm và thuần khiết từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng.

Bé Ernie bao giờ cũng nói những điều làm cho nó lâm vào rắc rối. Một hôm mẹ nó mời người bạn tới ăn trưa, người này mang đứa con mới của mình tới mà lại không có tai.

Mẹ của Ernie gọi nó tới và nói, "Ernie, con đừng nói gì về đứa bé nhé. Thực ra, đừng nói chút nào cả."

"Dạ được ạ," Ernie nói.

Người bạn tới với đứa con mới sinh. Ernie nhìn nó, cầm tay nó, và nói, "Nó có tay bé xíu xinh làm sao."

"Ernie," mẹ nó cảnh cáo.

"Và nó có tóc nâu đẹp làm sao."

"Đúng," người bạn tự hào nói.

"Nó có thị lực tốt chứ ạ?" Ernie hỏi.

"Ernie!" mẹ nó la lên.

"Tại sao?" mẹ đứa bé hỏi.

"Vì," Ernie nói, "nó sẽ không bao giờ có khả năng đeo kính."

Tâm trí tinh ranh thế; nó cứ vòng vo, nhưng chung cuộc đi tới rắc rối nào đó, vấn đề nào đó. Bạn có thể kìm nén một câu hỏi của nó bằng một câu trả lời, nhưng nó sẽ tạo ra những câu hỏi mới, điều không là gì ngoài tiếng vọng của câu hỏi bị kìm nén.

Người tìm kiếm chân lí là người tìm kiếm cõi bên kia. Cõi bên kia là nhà chúng ta.

Tâm trí có thể là người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo; cõi bên kia chỉ là thuần khiết, không có tính đối thể nào. Với tôi, con người tương lai, con người mới sẽ sống ở cõi bên kia.

Sống trong cõi bên kia không có nghĩa là bạn không thể dùng tâm trí của bạn được; thực ra, ngược lại, chỉ những người sống ở cõi bên kia mới có khả năng dùng tâm trí họ như công cụ. Tâm trí liên tục hành hạ những người đã không đi vào cõi bên kia; nó là cơn ác mộng. Và họ không thể dùng tâm trí được vì họ không ở trên nó.

Là nhân chứng cho tâm trí đi.

Trong việc chứng kiến của bạn, cõi bên kia sẽ mở các cánh cửa của nó.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 40 - Quay về Mục lục Tập 2

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post