Read more
Tương Lai Vàng (Tập 1) - Osho
Chương 5. Chút mẹo làm mất bản thân bạn
Câu hỏi 1
Osho
kính yêu,
Nietzsche
đã viết: "Người tranh đấu với quỉ phải nhìn vào nó để bản thân người đó
không trở thành quỉ, và khi bạn nhìn chăm chăm lâu vào trong vực thẳm, vực thẳm
cũng nhìn chăm chăm vào bạn." Câu cuối cùng dường như là mô tả hay thế về
nghệ thuật thiền. Xin thầy bình luận?
Maneesha, Friedrich Nietzsche là triết gia, nhà thơ và
nhà huyền môn kì lạ. Cái kì lạ của ông ấy là ở chỗ triết lí của ông ấy không phải
là cách tiếp cận hợp lí bình thường tới cuộc sống; cái kì lạ của ông ấy cũng là
điều ông ấy viết thơ ca trong văn xuôi. Ông ấy cũng là nhà huyền môn kì lạ, bởi
vì ông ấy chưa bao giờ đi những con đường bình thường của huyền môn. Dường như
huyền môn đã xảy ra cho ông ấy.
Có lẽ là triết gia và nhà thơ cùng lúc, ông ấy trở
thành sẵn có cho các kinh nghiệm về huyền môn nữa. Triết gia là logic thuần
tuý, và nhà thơ là bất hợp lí thuần tuý. Nhà huyền môn ở bên ngoài cả hai. Người
đó không thể được phân loại là hợp lí, và người đó không thể được phân loại là
bất hợp lí. Người đó là cả hai, và người đó không là cả hai.
Rất hiếm khi xảy ra rằng triết gia cũng là thi sĩ, bởi
vì họ là các chiều đối diện đối xứng. Họ tạo ra căng thẳng bên trong vô cùng
trong con người. Và Nietzsche đã sống căng thẳng đó tới chính cực điểm của nó.
Chung cuộc nó đã dẫn ông ấy tới điên khùng, bởi vì một mặt ông ấy là một trong
những sản phẩm thông minh nhất của triết học phương Tây, không có người song
song, và mặt khác lại đầy linh ảnh thơ ca tới mức chắc chắn tim của ông ấy và
cái đầu của ông ấy sẽ thường xuyên tranh đấu. Thi sĩ và triết gia không thể là
bạn đồng sàng tốt được. Dễ dàng là thi sĩ, dễ dàng là triết gia, nhưng cực kì
căng thẳng để là cả hai.
Nietzsche không là tầm thường theo bất kì cách nào -
triết gia của ông ấy là thiên tài vĩ đại như thi sĩ của ông ấy. Và vấn đề trở
thành phức tạp hơn nhiều vì căng thẳng này giữa tim và tâm trí. Ông ấy bắt đầu
trở thành sẵn có cho cái gì đó hơn nữa - hơn cả triết lí, hơn cả thơ ca. Đó là
điều tôi gọi là huyền môn.
Phát biểu của ông ấy là cực kì quan trọng: "Người
tranh đấu với quỉ phải nhìn vào nó để bản thân người đó không trở thành quỉ."
Tôi bao giờ cũng kể cho bạn rằng bạn có thể chọn một
người bạn mà không quá thận trọng, nhưng bạn không thể đối phó được với kẻ thù
mà không rất tỉnh táo - bởi vì người bạn sẽ không làm thay đổi bạn được, nhưng
kẻ thù sẽ làm thay đổi bạn. Với người bạn không có tranh đấu, với người bạn
không có cãi cọ; người bạn chấp nhận bạn như bạn vậy, bạn chấp nhận người bạn
như người đó vậy. Nhưng với kẻ thù tình huống là khác toàn bộ. Bạn đang cố tiêu
diệt kẻ thù và kẻ thù đang cố tiêu diệt bạn. Và một cách tự nhiên các bạn sẽ ảnh
hưởng lẫn nhau, các bạn sẽ bắt đầu lấy phương pháp, biện pháp, kĩ thuật của
nhau.
Sau một chốc sự việc trở thành gần như không thể tìm
ra được ai là ai. Họ cả hai phải hành xử theo cùng cách, họ cả hai phải dùng
cùng ngôn ngữ, họ cả hai phải ở trên cùng mức. Bạn không thể vẫn còn trên chiều
cao của bạn và đánh nhau với kẻ thù sống trong thung lũng tối tăm bên dưới được;
bạn sẽ phải đi xuống. Bạn sẽ phải là tầm thường, tinh ranh như kẻ thù của bạn vậy
- có lẽ bạn sẽ phải hơn, nếu bạn muốn thắng.
Nietzsche là phải. "Người tranh đấu với quỉ phải
nhìn vào nó để bản thân người đó không trở thành quỉ. Và khi bạn nhìn chăm chăm
lâu vào trong vực thẳm, vực thẳm cũng nhìn chăm chăm vào bạn."
Phần thứ hai của phát biểu này thực tế là chính bản chất
của thiền: nó đang nhìn chăm chăm vào trong trống rỗng, cái không, vào trong vực
thẳm. Và khi bạn nhìn chăm chăm vào trong vực thẳm, nó không phải là một phía
đâu; vực thẳm cũng nhìn chăm chăm vào mắt bạn.
Khi tôi nhìn vào bạn, đấy không chỉ là tôi đang nhìn
vào bạn đâu; bạn cũng đang nhìn vào tôi. Vực thẳm có cách riêng của nó để nhìn
chăm chăm vào bạn. Bầu trời trống rỗng cũng nhìn chăm chăm vào bạn, ngôi sao xa
xăm cũng nhìn vào bạn. Và nếu vực thẳm được phép nhìn chăm chăm vào bạn, chẳng
mấy chốc bạn sẽ thấy hài hoà lớn giữa bản thân bạn và im lặng của vực thẳm, bạn
cũng sẽ trở thành một phần của vực thẳm. Vực thẳm sẽ ở bên ngoài bạn và cũng ở
bên trong bạn.
Điều ông ấy nói là cực kì hay và thực. Thiền nhân phải
học nhìn chăm chăm vào mọi thứ, cái mà người đó muốn trở thành bản thân mình.
Nhìn lên bầu trời im lặng, không mây che. Nhìn đủ lâu, và bạn sẽ đi tới một điểm
khi những đám mây ý nghĩ nhỏ bên trong bạn biến mất, và hai bầu trời trở thành
một. Không có bên ngoài, không có bên trong: chỉ đơn giản có sự mở rộng.
Trong hàng nghìn năm các thiền nhân đã từng nhìn chăm chăm
vào mặt trời buổi sáng sớm, bởi vì về sau nhìn chăm chăm vào nó sẽ trở thành
quá khó. Nhưng mặt trời buổi sớm, chỉ vừa mới lên trên đường chân trời, có thể
được nhìn vào mà không có nguy hiểm gì cho mắt. Và nếu bạn cho phép, thế thì
ánh sáng và mầu sắc đang lan toả khắp chân trời bắt đầu lan toả bên trong bạn -
bạn trở thành một phần của đường chân trời. Bạn không còn chỉ là người nhìn; bạn
đã trở thành một phần của khung cảnh.
Một chuyện ngụ ngôn cổ ở Trung Quốc là một hoàng đế rất
quan tâm tới tranh vẽ, và có tuyển tập lớn các tranh vẽ, đã công bố một giải
thưởng lớn cho tranh đẹp nhất. Tất cả những hoạ sĩ lớn của đất nước đều tới thủ
đô và bắt đầu làm việc.
Một hoạ sĩ nói, "Ta cần ít nhất ba năm."
Hoàng đế nói, "Nhưng ta quá già mất."
Hoạ sĩ nói, "Bệ hạ không phải lo. Bệ hạ có thể
trao cho ta phần thưởng ngay bây giờ. Nếu bệ hạ không chắc chắn về cuộc sống của
bệ hạ, ta chắc chắn về tranh của ta.
Nhưng ta không đòi hỏi. Ta chỉ nói rằng ta sẽ làm việc
này, chưa từng được làm trước đây. Ta muốn chỉ cho bệ hạ bức tranh phải thực sự
là cái gì; cho nên quên chuyện cái chết của bệ hạ đi và quên về phần thưởng đi.
Bệ hạ cho phép ta ba năm và một chỗ tách biệt trong cung điện. Không ai được tới
trong khi ta làm việc; trong ba năm ta phải được bỏ đó một mình."
Mỗi ngày lại là một kích động thế cho hoàng đế. Người
này là hoạ sĩ nổi tiếng, và không chỉ là hoạ sĩ - người đó còn là Thiền sư nữa.
Chung cuộc ba năm đó trôi qua, và hoạ sĩ này mời hoàng đế tới... ông ấy đưa
hoàng đế vào trong phòng. Trên toàn thể bức tường ông ấy đã vẽ một khu rừng đẹp
với núi non, với thác đổ, và một con đường nhỏ đi quanh co và thế rồi mất hút
trong rừng cây đằng sau núi.
Bức tranh sinh động, ba chiều tới mức hoàng đế quên
hoàn toàn rằng nó là bức tranh và hỏi hoạ sĩ, "Con đường mòn này dẫn tới
đâu?"
Hoạ sĩ nói, "Ta chưa bao giờ đi trên nó, nhưng
chúng ta có thể đi và xem nó dẫn tới đâu."
Chuyện kể rằng hoạ sĩ và hoàng đế cả hai cùng bước đi
trên con đường này, đi vào rừng, và đã không quay lại kể từ đó. Bức tranh vẫn
còn được gìn giữ; nó chỉ ra dấu chân của hai người trên con đường mòn. Dường
như là tuyệt đối không thể nào tin được, nhưng nghĩa là cực kì quan trọng.
Hoạ sĩ này đang nói rằng chừng nào bạn chưa thể bị mất
hút trong bức tranh, nó không phải là bức tranh. Chừng nào bạn chưa trở thành một
phần của khung cảnh, cái gì đó đang phân chia bạn; bạn không cho phép bản thân
bạn, một cách toàn bộ cùng nó, dù đó là mặt trời lên hay mặt trời lặn...
Thiền nhân phải học theo những cách khác nhau, từ các
phía khác nhau của cuộc sống, để bị mất đi. Đó là những khoảnh khắc mà bạn
không còn nữa, nhưng chỉ còn lại im lặng thuần khiết, vực thẳm, bầu trời, cái hồ
im lặng không gợn sóng nào trên nó. Bạn đã trở thành một với nó. Và mọi điều được
cần là - không chỉ là người đi qua, không là du khách, không trong vội vàng. Ngồi
xuống và thảnh thơi. Nhìn chăm chăm vào trong im lặng, trong chiều sâu, và cho
phép chiều sâu đó đi vào trong mắt bạn, để cho nó có thể đạt tới chính bản thể
bạn.
Một khoảnh khắc tới khi người nhìn chăm chăm và cái được
nhìn chăm chăm trở thành một, người quan sát và cái được quan sát trở thành một.
Đó là khoảnh khắc của thiền - và không có kinh nghiệm vàng nữa trong sự tồn tại.
Những khoảnh khắc vàng này có thể là của bạn... chỉ chút ít nghệ thuật, hay
thay vào đó chút ít mẹo vặt, của việc làm mất bản thân bạn trong cái gì đó bao
la, cái gì đó lớn lao tới mức bạn không thể chứa được nó. Nhưng nó có thể chứa
bạn! Và bạn có thể kinh nghiệm nó chỉ nếu bạn cho phép nó chứa bạn.
Friedrich Nietzsche là phải; ông ấy phải đã nói điều
ông ấy đã đích thân trải nghiệm. Điều không may là ông ấy đã được sinh ra ở
phương Tây. Ở phương Đông ông ấy chắc đã là trong cùng phân loại như Phật
Gautam hay Mahavira hay Bồ đề đạt ma hay Lão Tử. Ở phương Tây ông ấy phải bị buộc
vào nhà thương điên.
Bản thân ông ấy không thể hình dung được điều đó. Nó
là quá nhiều: một mặt là tính hợp lí triết học vĩ đại của ông ấy, mặt khác là
cái nhìn của ông ấy và trong thơ ca, và những thoáng nhìn đột nhiên đó của kinh
nghiệm huyền môn... nó là quá nhiều. Ông ấy không thể kiểm soát được và bắt đầu
tan rã. Chúng tất cả đều khác lẫn nhau thế, đối diện đối xứng thế... Ông ấy đã
cố gắng vất vả bằng cách nào đó để giữ chúng ở cùng nhau, nhưng chính nỗ lực cố
giữ chúng cùng nhau trở thành suy nhược thần kinh.
Cùng kinh nghiệm này ở phương Đông chắc đã là hiện tượng
khác toàn bộ. Thay vì bị suy nhược thần kinh, nó sẽ là đột phá. Phương Đông đã
từng làm việc trong hàng nghìn năm; toàn thể thiên tài của nó đã được cống hiến
cho duy nhất một điều, và đó là thiền. Nó đã nhìn vào trong mọi xó xỉnh ngõ
ngách có thể có của thiền, và nó đã trở nên có khả năng cho phép thơ ca, cho
phép triết lí, không có vấn đề gì, không có bất kì đối lập và căng thẳng nào.
Ngược lại tất cả chúng đều trở thành, dưới thiền, một loại dàn nhạc - các nhạc
cụ khác nhau, nhưng chơi cùng một giai điệu.
Đã có nhiều không may trên thế giới, nhưng tôi cảm thấy
tiếc nhất cho Friedrich Nietzsche bởi vì tôi có thể thấy ông ấy có tiềm năng lớn
làm sao. Nhưng ở trong bầu không khí sai, không có tiền lệ và không có cách nào
để tự mình thực hiện nó, một mình... Điều đó chắc chắn là quá nhiều cho một cá
nhân, cho bất kì cá nhân nào, thực hiện nó một mình.
Hàng nghìn người đã làm việc từ các ngóc ngách khác
nhau, và bây giờ, ở phương Đông, chúng ta có toàn thể bầu không khí mà trong đó
bất kì kiểu thiên tài nào cũng có thể được hấp thu. Và thiền sẽ không bị quấy rối
bởi thiên tài; thiền sẽ được làm tôn cao lên, và chiều đặc thù riêng của người
đó - thơ ca, văn học, khoa học - cũng sẽ được tôn cao lên.
Nietzsche đã ở vào chỗ sai, được bao quanh bởi những
người sai, người chỉ có thể nghĩ ông ấy là điên. Và với họ, ông ấy dường như
điên.
Hai đứa trẻ đang chơi trên bãi biển. Một đứa hỏi đứa
kia, "Mày muốn là cái gì khi mày lớn lên?"
Đứa kia nói, "Khi tao lớn tao muốn là nhà tiên
tri lớn. Tao sẽ nói về chân lí sâu sắc."
Đứa trẻ thứ nhất nói, "Nhưng họ nói chẳng ai nghe
nhà tiên tri đâu, vậy sao lại trở thành nhà tiên tri?"
"À," đứa kia nói, "nhà tiên tri của
chúng tao rất ngoan cường."
Tính rất ngoan cường này trở thành vấn đề, vì toàn thể
xã hội chống lại ông ta, một người tranh đấu đơn thương độc mã vì chân lí mà mọi
người thậm chí không thể hiểu được, nhưng lại tuyệt đối sẵn sàng hiểu lầm. Nếu
một người là chân thành và nếu người đó không thể hiểu được một điều người đó
nên nói, "Tôi không hiểu nó." Nhưng mọi người không chân thành thế.
Khi họ không hiểu một điều họ lập tức bắt đầu hiểu lầm nó. Hiểu lầm là cách thức
của họ để che giấu dốt nát của họ.
Những người đã đi tới biết chân lí nào đó chắc chắn là
ngoan cường. Bạn có thể đóng đinh họ, nhưng bạn không thể thay đổi tâm trí họ.
Bạn có thể tống họ vào nhà thương điên, nhưng họ sẽ cứ lặp lại sáng suốt của họ.
Sáng suốt của họ trở thành có giá trị hơn bản thân cuộc sống của họ.
Phương Đông, ít nhất trong quá khứ, đã từng là mảnh đất
tốt nhất cho các nhà tiên tri, cho các triết gia, cho các nhà thơ, cho những
nhà huyền môn. Nó không còn là hoàn cảnh bây giờ nữa, nhưng dầu vậy cái gì đó của
quá khứ vẫn cứ vang vọng trong bầu không khí. Phương Tây đã làm biến chất cả
phương Đông nữa. Phương Tây biết truyền thống về Socrates bị đầu độc, nó biết
việc đóng đinh Jesus Christ; phương Đông tuyệt đối hồn nhiên. Một sự kiện được
chấp nhận là mọi người có quyền nói ra chân lí của mình. Nếu bạn không đồng ý với
người đó, điều đó không có nghĩa là bạn phải giết người đó. Không đồng ý - đó
là quyền của bạn; ít nhất chúng ta có thể đồng ý là bất đồng với nhau, nhưng
không cần đem gươm vào khi bạn không có luận cứ. Gươm không thể trở thành luận
cứ được.
Nhưng bầu không khí đã thay đổi trong gần hai nghìn
năm, kể từ đó đất nước này đã trở nên bị xâm lược lặp đi lặp lại bởi những người
man rợ, vô văn minh, vô văn hoá, người không có ý tưởng nào về triết học là gì.
Và chung cuộc, trong ba trăm năm phương Tây đã cố theo đủ mọi cách để làm biến
chất tâm trí của phương Đông qua hệ thống giáo dục của nó - qua trường phổ
thông, qua cao đẳng, qua đại học.
Bây giờ thậm chí ở phương Đông đóng đinh là có thể. Mới
hôm nọ một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo lớn của Hindu, tương đương với
giáo hoàng của Cơ đốc giáo, Shankaracharya Svarupananda, đã ở đây trong vài
ngày. Tôi bảo Neelam, khi cô ấy thông báo cho tôi về điều này, rằng ông ấy chắc
chắn sẽ nói cái gì đó chống lại tôi. Nhưng ông ấy nói chống lại tôi chỉ vào
ngày cuối, trước khi ra đi, cho nên khi thông tin tới tôi, ông ấy đã đi rồi.
Điều ông ấy đã nói chống lại tôi là nghèo nàn tới mức
người ta cảm thấy thương hại lớn. Điều gì đã xảy ra cho các truyền thống triết
học lớn của phương Đông? - và những người này đại diện cho các truyền thống đó.
Ông ấy đã nói về tôi: "Ông ta là người nguy hiểm nhất, vô song trong lịch
sử nhân loại." Ông ấy đã không cho lí nào tại sao. Với tôi đây lại là lời
khen. Nhưng ít nhất tôi có quyền để hỏi lí do gì mà cho tôi lời khen lớn lao thế
- "vô song trong toàn thể lịch sử nhân loại." Và tôi là nguy hiểm gì?
Đây không phải là cách thức của phương Đông. Khi tôi
nghe phát biểu của ông ấy tôi nhớ tới shankaracharya nguyên thuỷ, Adi
Shankaracharya. Ông ấy là người đi trước của gần một nghìn bốn trăm năm trước.
Ông ấy chết khi còn là thanh niên, ông ấy chết khi ông ấy mới ba mươi ba. Ông ấy
đã tạo ra một truyền thống mới về các sannyasins, ông ấy đã tạo ra bốn ngôi đền
theo cả bốn hướng, và ông ấy đã chỉ định bốn shankaracharyas, mỗi người cho một
hướng. Tôi nhớ về ông ấy là ông ấy đã du hành khắp đất nước đánh bạn những triết
gia lớn, nổi tiếng - đó đã là một bầu không khí khác toàn bộ.
Một triết gia lớn là Mandan Mishra; ông ấy có đông người
đi theo. Dầu vậy theo trí nhớ của ông ấy thì một thị trấn tồn tại. Tôi đã từng ở
đó nhiều lần rồi. Nó ở trên bờ đẹp của sông Narmada, một trong những con sông đẹp
nhất. Đó là chỗ con sông đi xuống từ vùng núi, cho nên nó có cái đẹp vô cùng.
Thàn phố này có tên là Mandala, để kỉ niệm về Mandan Mishra.
Shankara phải đã ở độ tuổi ba mươi khi ông ấy tới
Mandala. Ở vùng ngoại ô của thị trấn, cạnh chiếc giếng, vài đàn bà đang kéo nước.
Ông ấy hỏi họ, "Tôi muốn biết triết gia vĩ đại Mandan Mishra sống ở
đâu."
Những người đàn bà đó bắt đầu khúc khích cười và họ
nói, "Ông đừng lo, ông cứ vào bên trong đi. Ông sẽ thấy nó."
Shankara nói, "Làm sao tôi sẽ tìm thấy nó được?"
Họ nói, "Ông sẽ tìm thấy nó, bởi vì ngay cả vẹt
cũng ở quanh nhà ông ấy - ông ấy có khu vườn lớn và có nhiều vẹt thế trong vườn
- chúng lặp lại các bài thơ từ Upanishads, từ Vedas. Nếu ông nghe vẹt lặp lại,
hát lên những bài thơ hay từ Upanishads, ông có thể chắc chắn rằng đây là nhà của
Mandan Mishra."
Ông ấy không thể tin được vào điều đó, nhưng khi ông ấy
đi và ông ấy thấy, ông ấy phải tin. Ông ấy hỏi Mandan Mishra - ông này già, gần
bẩy mươi - "Tôi đã tới theo con đường rất dài từ miền Nam Ấn Độ để tranh
luận với ông, với một điều kiện: Nếu tôi thua, tôi sẽ trở thành đệ tử của ông,
và nếu ông thua, ông sẽ phải trở thành đệ tử của tôi. Một cách tự nhiên, khi
tôi trở thành đệ tử của ông, mọi đệ tử của tôi sẽ trở thành đệ tử của ông và
cùng điều đó sẽ là đúng nếu ông trở thành đệ tử của tôi - mọi đệ tử của ông sẽ
trở thành đệ tử của tôi."
Ông già Mandan Mishra nhìn anh than niên và nói,
"Anh còn quá trẻ và ta cảm thấy chút ngần ngại liệu có nên chấp nhận thách
thức này hay không. Nhưng nếu anh cứ khăng khăng, thế thì không có cách nào cả;
ta phải chấp nhận nó. Nhưng có vẻ không phải là một ông già bẩy mươi người đã
đánh bại hàng nghìn cuộc tranh cãi lại đi đấu với một thanh niên mới ba mươi.
Nhưng để cân bằng, ta sẽ gợi ý một điều" - và đây là bầu không khí cực kì
có giá trị - "để thế vào, ta sẽ cho anh cơ hội chọn trọng tài, người sẽ
quyết định. Cho nên anh sẽ tìm trọng tài. Anh còn quá trẻ, và ta cảm thấy rằng
nếu anh bị thua ít nhất anh cũng phải được thoả mãn rằng trọng tài là do anh chọn
lựa."
Bây giờ tìm đâu ra trọng tài? Anh thanh niên đã nghe
nói nhiều về bà vợ của Mandan Mishra. Tên bà ấy là Bharti. Bà ấy cũng già, sáu
mươi nhăm. Anh ta nói, "Tôi sẽ chọn vợ ông làm trọng tài."
Đây là bầu không khí, nhân bản thế, đáng yêu thế. Đầu
tiên Mandan Mishra cho anh ta cơ hội chọn lựa, và thế rồi Shankara chọn vợ
riêng của Maridan Mishra! Và Bharti nói, "Nhưng điều này là không đúng,
tôi là vợ ông ấy, và nếu anh bị thua anh có thể nghĩ đó là vì tôi đã có định kiến,
thiên về chồng tôi."
Shankara nói, "Không có vấn đề nghi ngờ nào cả.
Tôi đã nghe nói nhiều về sự trung thực của bà. Nếu tôi thua là tôi thua thôi.
Và tôi biết hoàn toàn rõ nếu chồng bà thua, bà sẽ là người cuối cùng che giấu sự
kiện này."
Cuộc thảo luận phải mất sáu tháng. Trên từng điểm một
người đó đã nghĩ về họ cãi nhau, tranh cãi, trích dẫn, diễn giải, và sau sáu
tháng người vợ nói, "Shankara được tuyên bố thắng. Mandan Mishra bị
thua."
Hàng nghìn người đã lắng nghe trong sáu tháng này. Đó
đã là kinh nghiệm lớn việc nghe hai nhà logic tinh tế thế, và đây là kinh nghiệm
vô cùng, rằng người vợ đã tuyên bố Shankara là người thắng. Có im lặng lớn
trong vài khoảnh khắc, và thế rồi Bharti nói, "Nhưng nhớ rằng ông mới chỉ
là người thắng một nửa thôi, bởi vì theo kinh sách thì vợ và chồng làm thành một
toàn thể. Ta là một nửa của Mandan Mishra. Anh đã đánh bại một nửa; bây giờ anh
sẽ phải thảo luận với ta."
Shankara đâm ra lúng túng. Trong sáu tháng anh ta đã cố
gắng vất vả thế; nhiều lần anh ta đã từng nghĩ tới từ bỏ - ông già này thực sự
rất sắc bén ngay cả trong tuổi già của ông ấy. Không ai đã từng có khả năng trụ
lại được với Shankara trong sáu tháng, và bây giờ người vợ nói thắng lợi của
anh ta mới chỉ là một nửa. Bharti nói, "Nhưng ta cũng sẽ cho anh cơ hội để
chọn trọng tài của anh."
Anh ta nói, "Tôi sẽ tìm đâu ra trọng tài tốt hơn
Mandan Mishra? Ông là người đơn giản và công bằng và trung thực." Nhưng
Bharti rất láu lỉnh, còn láu lỉnh hơn Shankara đã tưởng tượng, bởi vì bà ấy bắt
đầu hỏi những câu hỏi về khoa học dục.
Shankara nói, "Tôi xin lỗi, tôi là người vô dục
và tôi không biết gì về dục cả."
Bharti nói, "Thế thì anh sẽ phải chấp nhận thua,
hay nếu anh muốn có một số thời gian để học và kinh nghiệm, ta sẵn lòng cho anh
một số thời gian."
Anh ta bị mắc vào trong tình huống lạ kì; anh ta xin
sáu tháng và sáu tháng được cho. "Anh có thể đi và học nhiều nhất có thể
vì đây sẽ là chủ đề để bắt đầu, thế rồi sau đó, các chủ đề khác nữa. Nó là
không dễ đâu," Bharti nói, "để đánh bại Mandan Mishra. Nhưng nửa đó
còn dễ hơn! Ta là người đàn bà cứng rắn hơn nhiều. Nếu ta có thể tuyên bố thất
bại của chồng ta, anh có thể hiểu rằng ta là người đàn bà cứng rắn. Nó sẽ không
dễ đâu. Nếu anh cảm thấy sợ thì đừng quay lại nữa; bằng không chúng ta sẽ đợi
trong sáu tháng."
Bầu không khí này liên tục trong hàng nghìn năm. Không
có vấn đề về giận dữ, không có vấn đề về lăng mạ, không có vấn đề về cố chứng
minh rằng bạn là đúng bằng sức mạnh thể chất của bạn hay bằng vũ khí của bạn
hay bằng quân đội của bạn. Những thứ này bị coi là phương pháp man rợ, những thứ
này không dành cho người có văn hoá.
Nietzsche đã ở chỗ sai vào thời đại sai; ông ấy không
được người đương đại của ông ấy hiểu. Bây giờ, dần dần, mối quan tâm tới ông ấy
nảy sinh; ngày càng nhiều người trở nên quan tâm tới ông ấy. Có lẽ chắc là tốt
hơn cho ông ấy để trễ việc tới của ông ấy lại một chút. Nhưng điều đó không ở
trong tay chúng ta việc khi nào tới và khi nào đi. Và những người có thiên tài
như ông ấy bao giờ cũng tới trước thời của họ. Nhưng ông ấy phải có vị trí đáng
kính trong phân loại về chư Phật. Ngày đó không còn xa xôi.
Khi tất cả những cái gọi là triết gia lớn của phương
Tây sẽ bị quên đi, Friedrich Nietzsche vẫn sẽ được nhớ, bởi vì ông ấy có chiều
sâu mà vẫn cần phải được thăm dò, ông ấy có sáng suốt mà vẫn còn bị bỏ qua; ông
ấy mới chỉ bị gạt sang bên như người điên.
Cho dù ông ấy là người điên, điều đó không thành vấn đề.
Điều ông ấy nói là chân lí tới mức nếu có được những chân lí đó người ta phải
trở nên điên, đó là việc mặc cả hoàn toàn tốt.
Câu
hỏi 2
Osho
kính yêu,
Gần
đây thầy đã nói về ý chí để nắm quyền. Thầy đã giải thích tầm quan trọng của việc
có ý chí này, niềm khao khát này, trở thành người chủ cái ta của người ta. Thầy
cũng thường tuyên bố rằng mọi ham muốn đều là lí do cơ sở cho thất vọng của con
người. Xin thầy giải thích khác biệt giữa ý chí và ham muốn?
Gyan Saahaba, khác biệt giữa ý chí và ham muốn là lớn,
mặc dầu chúng có vẻ gần tương tự.
Ham muốn bao giờ cũng về các sự vật. Nhiều tiền hơn,
nhiều danh hơn, nhiều kính trọng hơn, nhiều hiểu biết hơn, nhiều đức hạnh hơn,
chỗ tốt hơn trong kiếp sau - đây toàn là các ham muốn. Ham muốn có thể có cả
triệu, bởi vì có cả triệu thứ trong thế giới mà có thể trở thành đối thể của
ham muốn. Ham muốn bao giờ cũng cần đối thể.
Ý chí không có tính đối thể; nó không muốn cái gì đó
khác cần được thêm vào nó. Ý chí đơn giản là chính sinh lực của bạn, điều muốn
khẳng định bản thân nó trong tính toàn bộ của nó, trong tính toàn thể của nó, để
đem mọi hoa đang ẩn kín trong bạn, thành bản thân bạn.
Ý chí chỉ biết một điều và đó là bạn và tương lai vàng
của bạn. Bạn, ngay bây giờ, chỉ là hạt mầm. Nhưng bạn có thể trở thành cây lớn,
đạt tới các vì sao.
Vincent van Gogh, một trong những hoạ sĩ Hà Lan có ý
nghĩa lớn nhất, cũng đã bị coi hệt như Nietzsche - người điên. Ông ấy cũng phải
sống trong nhà thương điên, và ông ấy không phải là người gây hại; tranh của
ông ấy chỉ không tương ứng với ý tưởng của mọi người. Kì lạ... trong thế giới
này bạn thậm chí không được tự do để vẽ theo ý tưởng riêng của bạn, điều chẳng
hại bất kì ai.
Ông ấy đã vẽ cây cao tới mức sao còn bị bỏ lại xa đằng
sau - cây vươn lên trên sao. Một cách tự nhiên mọi người hay hỏi ông ấy,
"Điều này là điên cực kì rồi. Ông thấy cây vươn cao ra ngoài sao ở
đâu?"
Và điều bao giờ cũng là câu trả lời của ông ấy là cực
kì có ý nghĩa. Ông ấy thường nói, "Với tôi, cây biểu thị cho ý chí của đất.
Đất đang cố đạt tới bên ngoài sao, và ông sẽ thấy một ngày nào đó rằng đất đã
thành công. Nó mới chỉ là bắt đầu, đó là lí do tại sao ông không thấy cây cao
thế. Nhưng tôi có thể thấy xa trong tương lai."
Nhưng chúng ta thậm chí không thể tha thứ được cho nhà
thơ, chúng ta thậm chí không thể tha thứ được cho những người nhìn xa trông rộng
về viễn kiến vô hại của họ. Nhưng ý tưởng này hay làm sao - rằng đất muốn vươn
ra ngoài sao. Điều đó định nghĩa ra ý chí.
Ham muốn bao giờ cũng về vật sở hữu.
Ý chí bao giờ cũng về ý thức.
Ý chí là sinh lực; ngọn lửa của chính bản thể của bạn.
Nó không muốn cái gì khác - nó đơn giản muốn bản thân nó được thực tại hoá
trong tính toàn bộ của nó. Nó không muốn vẫn còn là hạt mầm, nó không muốn chỉ
vẫn còn là giấc mơ; nó muốn trở thành thực tại, nó muốn trở thành hiện tượng thực
tại.
Gyan Saahaba, tôi có thể hiểu vấn đề của bạn. Nó có thể
đã nảy sinh trong tâm trí nhiều người, bởi vì tôi bao giờ cũng nói chống lại
ham muốn, và trong khi nói về Zarathustra của Friedrich Nietzsche tôi đã hỗ trợ
toàn bộ cho ý tưởng của ông ấy về ý chí.
Khi trên bụi hồng hoa bừng nở, đó là ý chí. Chúng bị ẩn
kín bên trong bụi cây và chúng đã cố đi vào trong biểu lộ - cũng như một Phật
Gautam được ẩn kín trong bạn, hay một Zarathustra được ẩn kín trong bạn và đang
cố bước ra. Bạn là hạt mầm. Một khi ý tưởng này lắng đọng trong bạn, bạn sẽ thấy
bên trong hạt mầm một con rắn bắt đầu duỗi bản thân nó ra - đó là ý chí.
Nietzsche đã gọi nó là ý chí làm mạnh. Bản thân tôi muốn gọi nó là nhận ra, ý
chí thực tại hoá, ý chí trở thành bản thân mình một cách tuyệt đối.
Ham muốn là thứ rất nguy hiểm, bởi vì bạn có thể bị lạc
trong ham muốn và cả triệu người đã bị lạc. Khu rừng các ham muốn là rất rậm rạp,
và không có tận cùng; bạn sẽ thấy hết ham muốn nọ tới ham muốn kia, ham muốn và
ham muốn. Và không ham muốn nào được hoàn thành.
Mọi ham muốn chỉ cho bạn thất vọng mới, mọi ham muốn đều
cho bạn ham muốn mới. Nhưng toàn thể quá trình ham muốn này lấy đi năng lượng của
bạn không cho trở thành ý chí để hiện thực hoá, ý chí để đem tiềm năng của bạn
thành việc nở hoa, thành cách diễn đạt tối thượng của nó.
Ham muốn là đi lạc lối khỏi ý chí.
Nỗ lực của tôi ở đây là kéo bạn trở lại từ ham muốn của
bạn về ý chí một cực duy nhất - ý chí muốn biết bản thân bạn, ý chí muốn là bản
thân bạn, ý chí muốn bất kì cái gì đang ẩn kín trong bạn đều trở nên biểu lộ.
Mendel tiết kiệm bẩy năm để mua một bộ com lê may đo
thực tinh tế, bộ đầu tiên của anh ta, nhưng sau khi anh ta mặc nó đi ra ngoài
trong một giờ hay đại loại như vậy anh ta để ý có cái gì sai với nó. Anh ta
quay lại ông thợ may.
"Tay áo dài quá," Mendel nói.
"Không vấn đề gì. Cứ co tay anh lên hơn và khuỳnh
khuỷu tay lại."
"Nhưng ống quần quá dài."
"Phải, không vấn đề gì. Bước đi với đầu gối khuỳnh
ra."
"Cổ cồn quá cao, nó dựng tới nửa sau đầu
tôi."
"Được. Ngoi đầu anh lên cao hơn đi."
Thế là Mendel đi vào thế giới với bộ com lê mới may.
Khi anh ta đi qua một đôi trên phố người đàn bà nói, "Ối trông người đáng
thương kia, anh ta phải bị bại liệt."
Người đàn ông nói, "Nhưng anh ta mặc bộ com lê đẹp
làm sao!"
Ham muốn của bạn có thể cho bạn bộ com lê đẹp, nhưng
chúng cũng làm cho bạn chịu chứng bại liệt; mọi thứ sẽ sai. Ham muốn của bạn sẽ
không cho phép bạn đơn giản là bản thân bạn, là đích xác định mệnh của bạn.
Ý chí là khao khát đạt tới định mệnh của người ta.
Được chứ Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Xem tiếp Chương 6 - Quay về Mục lục Tập 1
..............................
0 Đánh giá