Chương 8. Bạn đã quên đường về nhà

Chương 8. Bạn đã quên đường về nhà

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 1) - Osho

Chương 8. Bạn đã quên đường về nhà



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Trong thiền, khi tôi cố gắng nhìn ngày càng nhiều vào bên trong, tôi thường cảm thấy rằng không có ai cả. Nó giống như là rơi vào trong lỗ đen vô tận. Và tôi cảm thấy nhiều căng thẳng, và muốn chạy mất. Nếu không có tôi bên trong, thế thì tôi phải yêu ai? Xin thầy giúp tôi tìm ra tình yêu đó cho bản thân tôi, và tính toàn bộ đó mà thầy đã nói tới nhiều lần thế.

Shivam Annette, câu hỏi bạn đã hỏi là một trong những câu hỏi quan trọng nhất khi có liên quan tới những người đang thiền. Trước khi tôi đi vào trong câu hỏi của bạn, vài phân biệt cần thiết phải được hiểu.

Khi tôi nói, "Đi vào trong," điều đó không có nghĩa là bạn sẽ tìm thấy ai đó ở đó đợi bạn. Ngược lại, bạn càng đi vào trong, bạn sẽ càng ít là một bản ngã. Bạn hiện hữu, nhưng cảm giác về tôi đây bắt đầu biến đi - bởi lí do đơn giản là cái tôi chỉ có thể tồn tại trong tham chiếu tới cái người. Nếu người không hiện hiện, cái tôi bắt đầu tan ra.

Bên ngoài bạn phải đương đầu với nhiều người, họ giữ cho cái tôi của bạn sống động. Nhưng bên trong, không có người; do đó, không thể có tôi được. Điều đó không có nghĩa là bạn không hiện hữu. Nó đơn giản có nghĩa là bạn ở trong sự thuần khiết của bạn - không trong tham chiếu tới ai đó khác, mà chỉ bản thân bạn, không tham chiếu nào, trong tính một mình tuyệt đối của bạn. Bởi vì toàn thể cuộc sống của chúng ta, chúng ta sống như một bản ngã, như một cái tôi, sự biến mất này của cái tôi tạo ra sợ hãi và nỗ lực chạy xa. Mặc dầu nó là tự nhiên, nó là không đúng.

Bạn phải đi qua nỗi sợ này, bóng tối, lo âu, căng thẳng, bởi vì cái tôi của bạn đang chết. Mãi cho tới giờ, bạn vẫn còn bị đồng nhất với cái tôi, cho nên dường như bạn đang chết. Nhưng nhìn vào một điểm: bạn đang quan sát sợ, bạn đang quan sát sự biến mất của cái tôi, bạn đang quan sát căng thẳng, bạn đang quan sát tính đen, bóng tối, bạn đang quan sát cảm giác về không người nào cả. Người quan sát này là bạn.

Đi vào trong là tìm ra nhân chứng trong sự thuần khiết tuyệt đối, không bị ô nhiễm bởi bất kì cái gì - chỉ là tấm gương thuần khiết, không phản xạ cái gì. Nếu gương mà là nhà tư tưởng - may mắn chúng không phải vậy - và nếu chúng bao giờ cũng được nuôi dưỡng lớn lên với ai đó nhìn vào chúng, điều đó chắc đã cho chúng ý tưởng về chúng là ai. Và trong nhiều năm, bao giờ cũng phản xạ ai đó, chúng chắc đã tạo ra hình ảnh nào đó về bản thân chúng - rằng chúng là người phản xạ.

Cứ quán tưởng rằng một hôm nào đó đột nhiên không ai phản xạ trong gương. Gương sẽ cảm thấy sợ. Gương sẽ cảm thấy dường như nó đang rơi vào trong vực thẳm, tối tăm, ảm đạm, vào trong vô tồn tại - người đó là ai? Danh tính người đó bị mất chỉ bởi vì không ai đang nhìn vào gương. Gương đã không thay đổi gì, thực ra gương là thuần khiết. Nhưng với sự thuần khiết này người đó chưa bao giờ được làm quen; không ai đã giới thiệu người đó với sự thuần khiết này.

Thiền đem bạn tới thuần khiết của bạn.

Thuần khiết của bạn là việc chứng kiến, quan sát, nhận biết.

Bạn đã không hỏi, "Ai là người quan sát?" Bạn đang hỏi, "Tôi chẳng thấy ai cả."

Ai tìm thấy điều đó? - đó là bạn! Bạn sẽ chả thấy gì, bạn sẽ thấy cái không được phản xạ trong bạn; bạn sẽ thấy cái trống rỗng. Bạn phải thay đổi sự hội tụ của bạn từ đối thể sang tính chủ thể của bạn. Một điều là chắc chắn: nhân chứng hiện diện, và cuộc hành trình bên trong là để tìm ra nhân chứng - là để tìm ra tấm gương thuần khiết của bản thể bạn.

Bạn nói, "Trong thiền của tôi, khi tôi cố nhìn ngày càng nhiều vào bên trong, tôi thường cảm thấy rằng chẳng có ai cả." Nhưng bạn không ý thức chút nào rằng bạn đang tìm cái mà không có người. Nhưng bạn thì có! Bạn có cho rằng bạn sẽ gặp bản thân bạn như ai đó không? Bạn có cho rằng bạn sẽ gặp ai đó người đó sẽ nói, "Xin chào, Shivam Annette, chị khoẻ không?" Điều đó sẽ thực sự làm bạn hoảng hồn - "Trời đất, mình không là một người, mình là hai người!"

Cảm giác này, rằng không có ai là tuyệt đối đúng. Bạn ở trên đường đúng rồi. Cứ tiếp tục tỉnh táo rằng bạn vẫn ở đó, quan sát. Tất cả những điều này đều là các đối thể - không ai cả, bóng tối, nỗi sợ, căng thẳng... "Nó giống như rơi vào trong lỗ đen vô tận. Và tôi cảm thấy nhiều căng thẳng và muốn chạy xa."

Quan sát mọi điều này. Chúng chính là thói quen cũ của bạn. Bạn chưa bao giờ ở trong chiều sâu riêng của bạn; do đó mới có sợ việc không quen thuộc, sợ cái không biết. Bạn bao giờ cũng đi lòng vòng và lòng vòng - nhưng bên ngoài - và bạn thậm chí đã quên con đường về nhà riêng của bạn. Lúc ban đầu điều đó sẽ có vẻ giống như lỗ đen vô tận. Cho phép nó đi. Đen có cái đẹp riêng của nó. Đen là sâu sắc, là im lặng - tận hưởng nó đi! Không cần chạy xa khỏi nó.

"Nếu không có tôi bên trong, thế thì tôi phải yêu ai?"

Chắc chắn không có cái tôi bên trong bất kì ai rồi. Nhưng có cái gì đó khác quan trọng hơn nhiều: có cái gì đó mà chỉ có thể được gọi là cái đây của bạn, cái hiện hữu của bạn - chỉ là sự tồn tại thuần khiết của bạn.

Bạn gọi nó là cái tôi, bởi vì bên ngoài bạn cần để tham chiếu tới bản thân bạn.

Bạn có quan sát những bé mới sinh không? Lúc ban đầu chúng thường nói tới chúng bằng tên của chúng, "Johnny đói." Chúng chính xác hơn nhiều. Nhưng trong xã hội chúng sẽ bị coi là không lành mạnh. "Johnny đói sao?" Sao con không nói, "Con đói " "Johnny" cho ý tưởng rằng ai đó khác đói. Johnny là tên của bạn được người khác dùng. Bạn không thể dùng nó khi bạn nói tới bản thân bạn. Thế thì bạn phải nói tới bản thân bạn là 'tôi', 'mình', nhưng không phải tên bạn."

Chuyện xảy ra trong cuộc đời của Thomas Alva Edison... ông ấy là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất. Khi có liên quan tới các phát minh ông ấy là vô song - ông ấy đã phát minh ra một nghìn thứ. Gần như không thể nào tìm được một thứ mà không được phát minh bởi Thomas Alva Edison. Ông ấy được kính trọng nhiều tới mức không ai đã nhắc tới tên ông ấy, chỉ từ kính trọng. Đồng nghiệp của ông ấy gọi ông ấy là Giáo sư, sinh viên của ông ấy gọi ông ấy là Thầy, và hiển nhiên ông ấy không dùng tên riêng của ông ấy.

Thế rồi chiến tranh thế giới thứ nhất tới, và lần đầu tiên khẩu phần được đưa vào, và ông ấy đi tới cửa hàng phát khẩu phần. Có một hàng đợi; ông ấy đứng xếp hàng và khi người ở trước ông ấy đã ra đi, viên thư kí hô to, "Ai là Thomas Alva Edison?" Và Thomas Alva Edison nhìn đây đó, Thomas Alva Edison đâu rồi? Viên thư kí cũng hơi phân vân, vì người này đáng phải là Thomas Alva Edison; đó là số của ông ấy. Và cả hàng cũng phân vân. Họ nhìn lẫn nhau, có chuyện gì vậy?

Cuối cùng một người từ phía sau hàng nói với ông ấy, "Thưa ông, như tôi nhớ, tôi đã gặp ông. Ông là Thomas Alva Edison."

Và Edison nói, "Nếu ông nói vậy, có lẽ tôi đây."

Viên thư kí nói, "Ông mất trí hay cái gì vậy?"

Ông ấy nói, "Không mất trí, nhưng tôi đã không nghe tới cái tên này trong gần ba mươi năm. Tôi đã quên mất nó. Không ai gọi tôi bằng tên này cả. Bố tôi chết khi tôi còn rất trẻ, mẹ tôi chết. Bây giờ chuyện đó là kí ức xa xôi, xa xăm. Tôi có thể nhớ rằng cái gì đó như Thomas Alva Edison đã được dùng làm tên tôi, nhưng trong ba mươi năm không ai đã nhắc tới nó. Điều tốt là người đó đã nhận ra tôi; bằng không tôi không nghĩ rằng cái tôi riêng của tôi đã có khả năng nhận ra nó là bản thân tôi."

Đó là trường hợp hiếm hoi, nhưng ba mươi năm là thời gian dài, đặc biệt cho một người như Edison người có cuộc sống đầy tính sáng tạo. Ba mươi năm của ông ấy gần như là ba trăm năm trong đời bạn.

Nó đơn giản là một qui ước xã hội rằng bạn nhắc tới người khác bằng tên của họ, và bạn nói tới bản thân bạn là tôi, mình. Nhưng bên trong không có người khác, và với người khác mất đi, cái tôi, cái mình, cũng mất đi.

Nhưng không cần lo nghĩ. Bạn sẽ không tìm thấy cái tôi của bạn đâu, nhưng bạn sẽ thấy cái gì đó lớn hơn: bạn sẽ tìm thấy cái đây của bạn, sự tồn tại của bạn, bản thể bạn.

Khi tôi nói "Yêu bản thân bạn," điều này là dành cho những người chưa bao giờ đi vào bên trong, bởi vì họ bao giờ cũng có thể... họ nhất định hiểu chỉ ngôn ngữ của nhị nguyên. Yêu bản thân bạn - điều đó nghĩa là bạn đang phân chia bản thân bạn ra làm đôi, người yêu và người được yêu. Bạn có thể đã không nghĩ về điều đó, nhưng nếu bạn đi vào bên trong bạn sẽ không yêu bản thân bạn, bạn sẽ là việc yêu.

Bạn sẽ đơn giản là năng lượng được gọi là yêu.

Bạn sẽ đáng yêu; bạn sẽ toả ra tình yêu. Yêu sẽ là hương thơm của bạn.

Goldstein, có vẻ người Do Thái, đang bước đi dọc phố ở Berlin ngay trước chiến tranh, thì anh ta ngẫu nhiên đụng phải một sĩ quan quốc xã mập mạp.

"Schwein," người quốc xã gầm lên.

"Goldstein," người Do Thái đáp lại với cái cúi chào nhã nhặn.

Thỉnh thoảng bạn có thể cần tới cái tên của bạn nữa; cuộc sống cho những tình huống kì lạ. Goldstein đã làm tốt. Thay vì bị xúc phạm, anh ta đã tự giới thiệu bản thân mình. Nhưng tất cả những cái tên này có thể được dùng chỉ ở bên ngoài.

Bên trong bạn là vô danh, bạn là vô ngã. Bên trong bạn chỉ là sự tồn tại thuần khiết - và từ sự tồn tại thuần khiết đó nảy sinh ra hương của yêu.

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Hiện hữu cùng thầy, nhìn cái đẹp của thầy, nghe tiếng nói ấm cúng của thầy, cảm thấy sự hiện diện của thầy - tất cả những điều này lại làm lộ ra niềm khao khát sâu sắc trong tôi đây về điều mà Zarathustra gọi là 'đỉnh cao vĩ đại'. Điều đó có đủ không? Điều đó có đưa tôi tới điều tối thượng không?

Shantu Abhinava, điều này là không đủ. Điều này sẽ không mang bạn tới điều Zarathustra goi là, "đỉnh cao vĩ đại" đâu, nhưng nó là bắt đầu tốt.

Bạn nói, "Hiện hữu cùng thầy, nhìn cái đẹp của thầy, nghe tiếng nói ấm cúng của thầy, cảm thấy sự hiện diện của thầy - tất cả những điều này lại làm lộ ra niềm khao khát sâu sắc trong tôi đây về điều mà Zarathustra gọi là 'đỉnh cao vĩ đại'. Điều đó có đủ không? Điều đó có đưa tôi tới điều tối thượng không?"

Nó là không đủ, và nó sẽ không dẫn bạn tới điều tối thượng theo cách riêng của nó. Bạn sẽ phải hiểu cái gì đó sâu hơn ở từng điểm bạn nhắc tới. "Hiện hữu cùng thầy" là không đủ; bạn phải hiện hữu cùng bản thân bạn. Hiện hữu cùng tôi có thể cho bạn hương vị, nhưng điều đó sẽ không đủ chất nuôi dưỡng đâu. Bạn phải học, từ điều đó - hiện hữu cùng bản thân bạn.

"Nhìn cái đẹp của thầy"... đây là những chỉ dẫn tốt, nhưng khi nào bạn sẽ thấy cái đẹp của bạn? Tôi chỉ có thể là mũi tên. Nhưng mũi tên bao giờ cũng trỏ tới trung tâm của bạn. Mũi tên có thể đẹp, bạn có thể ca ngợi nó, điều đó không phải là mục đích của mũi tên. Mục đích của mũi tên là để bạn tiến tới chỗ nó trỏ tới.

Bạn phải thấy cái đẹp của bạn.

Bạn phải không chỉ nghe tiếng nói của tôi; bạn phải nghe tiếng nói nhỏ bé, tĩnh lặng của bản thể riêng của bạn.

Kinh nghiệm sự hiện diện của tôi là việc bắt đầu tốt, nhưng người ta không nên dừng ở nó. Bạn phải kinh nghiệm sự hiện diện của bạn. Điều đó sẽ mang bạn tới điều Zarathustra gọi là 'đỉnh cao vĩ đại'.

Thầy chỉ là cột mốc cây số, trên mọi cột mốc đều có mũi tên chỉ cho bạn - đi tiếp, bạn tới gần mục đích hơn. Và khi bạn đi tới cột mốc nơi không có mũi tên nào mà chỉ có số không, bạn đã về tới nhà. Đó là đỉnh cao vĩ đại.

Điều này sẽ không xảy ra chỉ bởi bản thân nó; bạn sẽ phải di chuyển một chút, làm một chút nỗ lực. Và nỗ lực phải rất thảnh thơi - đó là bí mật. Bạn biết nỗ lực, nhưng chúng trở thành căng thẳng, lo âu, lo nghĩ.

Bạn phải học một loại nỗ lực khác - điều Lão Tử gọi là nỗ lực vô nỗ lực - thảnh thơi hoàn toàn, bởi vì bạn không đi đâu cả. Bạn đơn giản thảnh thơi trong bản thân bạn. Bạn không đi tới đích nào đó, thành tựu nào đó xa xôi điều tạo ra lo nghĩ - liệu bạn có trên đường đúng hay đường sai, liệu bạn có đi theo hướng đúng không, liệu mục đích có thực sự tồn tại hay nó chỉ là hư cấu mà bạn đã nghe từ người khác. Với tôi một điều là rõ ràng - rằng bạn là không hư cấu.

Thượng đế có thể là hư cấu và thiên đường có thể là hư cấu.

Bạn là thực tại.

Thảnh thơi bên trong bản thân bạn đơn giản nghĩa là không đi ra ngoài, rút lại mọi năng lượng của bạn mà nói chung đi ra ngoài. Không đi đâu cả - chỉ bây giờ và ở đây. Không có vấn đề căng thẳng, không có vấn đề lo nghĩ gì.

Một cách im lặng bạn trượt vào trong hiện hữu riêng của bạn và bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện lớn lao và bạn sẽ nghe thấy âm thanh vô âm - điều Thiền nhân gọi là "tiếng vỗ tay của một bàn tay." Bạn sẽ thấy không gian đẹp nhất mà bạn không thể tưởng tượng được, điều bạn thậm chí không thể mơ được. Và nó ở cận kề thế - ngay chính trung tâm của bạn.

Cuộc hành trình là nhỏ, nhưng nó phải được thực hiện, và được thực hiện theo cách kì lạ tới mức không có người làm - gần như cách bạn rơi vào giấc ngủ. Bạn không thể là người làm, bạn không thể làm bất kì nỗ lực nào để đem tới giấc ngủ - điều đó sẽ là quấy rối. Việc đi vào này trong hiện hữu và hiện diện riêng của bạn gần giống như cho phép nó xảy ra.

Đó là nỗ lực lớn mà vô nỗ lực, điều sẽ mang tới đỉnh cao và kinh nghiệm tối thượng. Trong một lời: thiền là tương đương với thảnh thơi toàn bộ. Chỉ không làm gì, ngồi im lặng, và cỏ tự nó mọc lên.

Câu hỏi 3

Osho kính yêu,

Một dòng từ tác phẩm của Dostoevsky đã gây ấn tượng nhiều cho tôi trong thời thơ ấu. Ông ấy nói, "Trong đau khổ tìm hạnh phúc." Tôi thường nghĩ rằng chẳng cái gì có giá trị có thể được đạt tới mà không có hi sinh và làm việc gian khổ. Sau khi gặp thầy và uống thông điệp của thầy về yêu, sống, tận hưởng và mở hội, tôi nhận ra rằng ý tưởng trước đây của tôi là hoàn toàn tự bạo và tự tử. Tôi yêu Dostoevsky và mọi tác phẩm của ông ấy có giá trị mênh mông cho tôi. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy rằng có chiều sâu của nỗi buồn trong ông ấy, điều ông ấy dường như dừng lại - dường như cái gì đó của cái đối lập bị thiếu. Xin thầy chiếu ánh sáng lên điều này?

Jivan Mada, Fyodor Dostoevsky là trường hợp rất đặc biệt - ông ấy là một thiên tài. Nếu người ta phải quyết định về mười tiểu thuyết vĩ đại trong mọi ngôn ngữ của thế giới, người đó sẽ phải chọn ít nhất ba tiểu thuyết của Dostoevsky trong mười cuốn.

Sáng suốt của ông ấy trong con người và vấn đề của họ là lớn hơn cái gọi là nhà phân tâm, và có những khoảnh khắc ông ấy đạt tới những đỉnh cao của nhà huyền môn lớn. Nhưng ông ấy là linh hồn ốm yếu; bản thân ông ấy là trường hợp tâm lí.

Ông ấy cần mọi từ bi, bởi vì ông ấy sống trong khổ sở, hoàn toàn khổ. Ông ấy chưa bao giờ biết tới một khoảnh khắc của vui vẻ; ông ấy là sự phiền não, lo lắng hối hận thuần tuý. Nhưng dầu vậy ông ấy đã xoay xở viết tiểu thuyết mà có lẽ là hay nhất trong văn học toàn thế giới. Anh em nhà Karamazov là vĩ đại trong sự sáng suốt của nó tới mức không Kinh Thánh hay Korran hay Gita nào có thể là đối thủ cạnh tranh của nó.

Và đây là sự kiện kì lạ về ông ấy: rằng ông ấy đã viết với sáng suốt lớn thế dường như ông ấy bị ám, nhưng bản thân ông ấy đã sống trong địa ngục. Ông ấy đã tạo ra nó cho bản thân mình. Ông ấy chưa bao giờ yêu bất kì ai, ông ấy chưa bao giờ được bất kì ai yêu. Ông ấy chưa bao giờ biết rằng có cái gì giống như tiếng cười; ông ấy là người nghiêm chỉnh ốm yếu. Tôi không nghĩ rằng ông ấy chưa bao giờ cảm thấy một khoảnh khắc phúc lạc. Không có ai khác trong toàn thể lịch sử con người mà ốm thế, và vậy mà có sáng tỏ thế về mọi thứ. Ông ấy là người điên có phương pháp.

Bạn nói, "Một dòng từ Dostoevsky đã gây ấn tượng nhiều cho tôi trong thời thơ ấu. Ông ấy nói, 'Trong khổ đi tìm hạnh phúc.'"

Phát biểu đó sẽ xuất hiện với nhiều người bởi vì nhiều người khổ, và người ta có thể chấp nhận cho khổ chỉ nếu người ta liên tục tìm hạnh phúc; nếu không hôm nay thì ngày mai, hay ngày kia. Đau khổ có thể chịu được chỉ qua hi vọng. Thế thì người ta có thể khổ cả đời, để đi tìm hạnh phúc.

Bản thể bạn bị ấn tượng bởi phát biểu này là nguy hiểm. Người ta không nên tìm hạnh phúc; người ta nên tìm nguyên nhân của khổ, bởi vì đó là cách thoát ra khỏi đau khổ. Và khoảnh khắc bạn ra khỏi khổ, có hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là cái gì đó mà bạn phải chờ đợi. Bạn có thể đợi đến vô hạn và hạnh phúc sẽ không tới với bạn, chừng nào bạn chưa phá huỷ nguyên nhân của đau khổ.

Tôi sẽ không đồng ý với phát biểu này. Tôi sẽ nói, "Trong khổ tìm nguyên nhân của khổ." Đừng phí thời gian của bạn về hạnh phúc; đó không phải là việc của bạn. Bạn khổ; khổ là trạng thái của bạn. Nhìn xem cái gì gây ra nó - ghen tị, giận dữ, phức cảm thấp kém - cái gì gây ra nó?

Và phép màu là: nếu bạn có thể đi vào trong khổ của bạn như thiền, quan sát, tới rễ sâu nhất của nó, chỉ qua quan sát, nó biến mất. Bạn không phải làm gì nhiều hơn quan sát. Nếu bạn đã thấy nguyên nhân đích thực qua quan sát của bạn, khổ sẽ biến mất; và nếu nó không biến đi, điều đó nghĩa là bạn không quan sát đủ sâu.

Cho nên nó là quá trình rất đơn giản và với một tiêu chí: nếu quan sát của bạn là đủ sâu... chính cách bạn nhổ cây ra để nhìn vào rễ của nó, nó chết, bởi vì rễ bên ngoài đất không thể tồn tại được. Trong ánh sáng là cái chết của chúng.

Khổ có thể tồn tại chỉ nếu rễ của nó vẫn còn trong vô ý thức về bản thể bạn. Nếu bạn đi sâu hơn vào tìm và kiếm rễ, khoảnh khắc bạn trở nên ý thức về rễ của khổ, khổ biến mất. Việc biến mất của khổ là điều bạn gọi là hạnh phúc.

Hạnh phúc phải không được tìm ở đâu đó khác; nó bao giờ cũng cùng với bạn, nhưng mây khổ đang che phủ nó. Hạnh phúc là bản tính của chúng ta.

Nói điều đó theo cách khác: với khổ bạn phải làm nhiều nỗ lực, với hạnh phúc bạn không phải làm nỗ lực nào. Chỉ dừng làm nỗ lực để tạo ra khổ thôi.

"Tôi thường nghĩ rằng chẳng cái gì có giá trị có thể được đạt tới mà không có hi sinh và làm việc gian khổ." Đó là bệnh mà Ki tô giáo đã từng lan toả khắp thế giới. Thực ra, mọi thứ có giá trị đích thực đều được đạt tới bằng thảnh thơi, bằng im lặng, bằng vui vẻ. Ý tưởng về hi sinh và làm việc gian khổ sẽ tạo ra nhiều đau khổ cho bạn. Nhưng một khi ý tưởng này lắng đọng trong tâm trí bạn, tâm trí bạn sẽ cứ nói với bạn rằng bạn khổ bởi vì bạn làm không đủ gian khổ, rằng hi sinh của bạn là không toàn bộ.

Làm việc gian nan được cần tới để tạo ra mọi sự. Hi sinh được cần tới khi bạn có cái gì đó có giá trị, chân lí, tình yêu, chứng ngộ. Và khi có việc công kích bởi quần chúng vào kinh nghiệm của bạn, người ta sẵn sàng hi sinh, nhưng không thoả hiệp.

Hi sinh không phải là trong tìm kiếm chân lí; hi sinh là khi bạn đã tìm thấy nó - thế thì bạn sẽ trong rắc rối. Hi sinh không phải là trong việc tìm yêu, mà khi bạn đã tìm ra nó bạn sẽ trong rắc rối. Thế thì hoặc thoả hiệp hoặc hi sinh. Kẻ hèn thoả hiệp. Người có can đảm thì hi sinh - nhưng hi sinh không phải là phương tiện để đạt tới cái gì.

"Sau khi gặp thầy và uống thông điệp của thầy về yêu, cuộc sống, tận hưởng và mở hội, tôi nhận ra rằng ý tưởng trước đây của tôi là hoàn toàn tự bạo và tự tử."

Điều tốt là bạn hiểu cái gì đó rất có ý nghĩa. Mọi thánh nhân của bạn những người đã từng hi sinh và làm việc gian khổ và tự hành hạ bản thân họ, chỉ là tự bạo và tự tử. Và bởi vì họ được tôn thờ, họ cứ liên tục ngày một hành hạ tự bạo với bản thân họ.

Và những người đang tôn thờ họ cũng có cùng ham muốn, nhưng không dũng cảm; họ cũng muốn là thánh nhân, có lẽ trong kiếp tương lai. Ít nhất trong kiếp này họ có thể tôn thờ các thánh nhân.

Toàn thể quá khứ của nhân loại đã từng bị chi phối bởi những người tự bạo, những kẻ tàn bạo, và người tự tử. Đó là lí do tại sao có nhiều khổ thế. Là phúc lạc trong thế giới này có vẻ dường như bạn đang phạm tội; nhảy múa với niềm vui trong nhiều người chết thế khắp xung quanh... bạn không thể được tha thứ.

Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng Ki tô giáo đã trở thành tôn giáo lớn nhất của thế giới bởi vì Jesus bị treo trên cây chữ thập. Cứ nghĩ mà xem, nếu ông ấy ở cùng với bạn gái trên bãi biển chắc đã không có Ki tô giáo nào, mặc dầu ông ấy chắc đã tận hưởng...

Và tại sao nó đã trở thành tôn giáo lớn nhất? Gần một nửa nhân loại là người Ki tô giáo. Bởi vì ông ấy đại diện cho ham muốn sâu sắc nhất của bạn. Bạn cũng muốn được đóng đinh, và theo những cách khác nhau bạn đang đóng đinh bản thân bạn; nhân danh nghĩa vụ, nhân danh quốc gia, nhân danh tôn giáo...

Jesus nói, "Mọi người đều phải mang cây chữ thập của mình trên vai." Nhưng tại sao? Điều này có vẻ rất vướng víu - bất kì chỗ nào bạn đi bạn đều sẽ mang cây chữ thập của bạn. Nhưng không ai đã phản đối điều đó. Không ai đã nói, "Tại sao?" Và nếu tôi nói rằng mọi người đều phải mang chiếc ghi ta của mình, tất cả họ lên án tôi! Toàn thế giới chống lại một người mà người đó chẳng nói cái gì ốm bệnh cả.

Đây là ý tưởng ốm bệnh, mang cây chữ thập của bạn. Bạn không thể mang cái gì khác được sao? Chỉ một chậu cây cảnh? Nếu bạn quyết tâm mang... thế thì có nhiều thứ đẹp trên thế giới. Cây chữ thập không phải là cái gì đó... chỉ một cây sáo trúc cũng có tác dụng, nhẹ về trọng lượng. Và bạn có thể làm ra cái gì đó với nó. Bạn có thể chơi trên nó - một giai điệu hay, một bài ca; bạn có thể nhảy múa. Bạn làm gì với cây chữ thập? - ngoại trừ việc đóng đinh bản thân bạn. Cho nên tại sao mang nó. Tại sao không đóng đinh nó ở đây và bây giờ? Mang không cần thiết trọng lượng đó...

Jesus chỉ mới ba mươi ba tuổi, và ông ấy đã cảm thấy ba lần lúc ông ấy mang cây chữ thập - cây chữ thập nặng thế. Và một cách tự nhiên, nếu việc trở thành thời thượng rằng mọi người phải mang cây chữ thập của mình, bạn sẽ thấy rằng mọi người sẽ mang những cây chữ thập ngày càng nặng hơn, nặng hơn mọi người khác! Bạn sẽ cảm thấy bối rồi nếu bạn mang cây chữ thập nhỏ - bạn là trẻ con hay cái gì? Cây chữ thập nặng được cần để cho bạn ngã trên đường nhiều lần và có nhiều chấn thương...

Nhưng Ki tô giáo là tự bạo. Nó không biết gì về tận hưởng cuộc sống. Nó chỉ biết về hi sinh cuộc sống - hi sinh vì cái hư cấu ngu xuẩn. Nó chẳng biết gì về ca hát và nhảy múa và mở hội.

Bạn nói, "Tôi yêu Dostoevsky và mọi tác phẩm của ông ấy có giá trị mênh mông cho tôi. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy rằng có chiều sâu của nỗi buồn trong ông ấy, điều ông ấy dường như dừng lại - dường như cái gì đó của cái đối lập bị thiếu."

Không chỉ là nỗi buồn trong ông ấy đâu, còn có cả bản năng tự tử tuyệt đối; ông ấy mệt mỏi và chán với bản thân cuộc sống. Trong cuốn sách hay nhất của ông ấy, Anh em nhà Karamazov, một trong các nhân vật, Ivan Karamazov, đưa ra một phát biểu rất ý nghĩa. Có lẽ bản thân Dostoevsky đang nói qua anh ta.

Ivan Karamazov nói, "Nếu có Thượng đế và tôi gặp ngài, tôi sẽ trả lại ngài chiếc vé và hỏi ngài, 'Sao ngài đã phái tôi vào cuộc đời mà không hỏi tôi? Ngài có quyền gì? Tôi muốn trả lại vé cho ngài.'" Đây là bản năng tự tử.

Ông ấy đã sống rất khổ và bao giờ cũng viết rằng sự tồn tại không có nghĩa, rằng nó không có ý nghĩa nào, rằng nó là ngẫu nhiên, rằng chẳng có gì để tìm thấy - không chân lí, không tình yêu, không vui vẻ. Mọi kết luận của ông ấy đều sai. Nhưng người này cực kì có khả năng, một thiên tài lớn. Cho dù ông ấy viết ra những điều sai, ông ấy viết với nghệ thuật và với cái đẹp tới mức hàng triệu người đã từng bị ảnh hưởng bởi ông ấy - cũng như bạn, Jivan Mada.

Nguy hiểm là: lời có thể hay và thông điệp có thể độc, chất độc thuần khiết. Sáng suốt của ông ấy là sâu - nhưng chúng bao giờ cũng sâu - tìm thấy nhiều khổ hơn trong cuộc sống, nhiều khốn khổ hơn trong cuộc sống. Ông ấy quả quyết trong mọi tác phẩm của ông ấy để chứng minh rằng cuộc sống là bài tập về sự vô tích sự hoàn toàn. Ông ấy đã ảnh hưởng tới phong trào triết học đương đại về chủ nghĩa hiện sinh - ông ấy trở thành người tiên phong.

Tôi cũng yêu ông ấy, nhưng tôi cũng cảm thấy buồn và tiếc cho ông ấy. Ông ấy là một người đáng ra có thể đã nhảy múa, có thể đã yêu, có thể đã sống với tính toàn bộ và sự mãnh liệt vô cùng. Nhưng ông ấy đã phục vụ cho chết thay vì cho sống. Đọc ông ấy đi - không có tốt hơn để đọc - nhưng nhớ bạn đang đọc một người có tâm thần không ổn định, một người ốm sâu sắc, ốm triền miên.

Toàn thể công trình của ông ấy chỉ là như đêm tối chẳng biết tới bình minh.

Được chứ Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 9 - Quay về Mục lục Tập 1

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post