Chương 9. Tôi muốn bạn trở thành điệu vũ

Chương 9. Tôi muốn bạn trở thành điệu vũ

Price:

Read more

Tương Lai Vàng (Tập 1) - Osho

Chương 9. Tôi muốn bạn trở thành điệu vũ



Câu hỏi 1

Osho kính yêu,

Câu châm ngôn của Nietzsche: "Người ta bị trừng phạt nhiều nhất vì đức hạnh của người ta" tôi thấy chân lí đó rõ ràng nhất trong thầy. Nhưng ngay cả một người đức hạnh theo các chuẩn của xã hội vẫn bị trừng phạt một cách tinh vi nữa, có phải thế không? - bị trừng phạt bởi ghen tị và phê phán. Cứ dường như là người ta chỉ được ngụ ý cố gắng tiến tới; đạt tới là vấn đề khác hoàn toàn. Điều này có phải là vậy không?

Maneesha, câu châm ngôn của Friedrich Nietzsche: "Người ta bị trừng phạt nhiều nhất vì đức hạnh của người ta" có nghĩa rất sâu và khác với điều bạn đã thấy trong nó.

Con người của đức hạnh không phải là người đạo đức giả theo bất kì cách nào; người đó chân thành, trung thực. Xã hội bao gồm những người đạo đức giả; họ muốn đức hạnh cũng là đạo đức giả, và họ đã tạo ra đạo đức giả mà không có quan hệ chút nào với đức hạnh đích thực nào.

Những người có thể tuân theo ý tưởng của xã hội về đức hạnh không bao giờ bị trừng phạt; họ được thưởng, họ được kính trọng. Họ không bị ném đá tới chết, họ không bị đóng đinh. Họ được tôn lên làm thánh nhân, hiền nhân, những người trí huệ; mọi loại tôn vinh đều được trao cho họ. Nhưng điều kiện cơ sở là ở chỗ họ phải tuân theo theo ý tưởng của xã hội. Họ không được bận tâm liệu nó là đức hạnh thực hay không; họ thậm chí không nên đòi hỏi.

Tuyệt đối buông xuôi được xã hội cần tới, nô lệ toàn bộ. Chỉ thế thì xã hội mới cho sự kính trọng - chỉ với các nô lệ, chỉ với những người đã tự tử tâm linh. Họ không phải là những người đức hạnh thực sự. Cứ nhìn quanh trong các xã hội khác nhau để cho bạn có thể có cảm giác về cách đức hạnh thực và cái gọi là đức hạnh của xã hội là đối lập đối xứng nhau.

Ở Ấn Độ bạn sẽ thấy các sư Hindu tất cả đều đang béo lên và xấu đi bởi vì người Hindu nghĩ rằng ăn các sản phẩm sữa là đức hạnh, vì bò là con vật linh thiêng. Cho nên sư Hindu cứ ăn các sản phẩm sữa, cứ thu thập mỡ - bụng càng to, thánh nhân càng to. Nếu bạn muốn đo chiều cao của thánh nhân bạn phải đo bằng bụng của ông ấy.

Sư Jaina chỉ ăn một lần một ngày - và cái đó nữa, cũng là danh tiếng. Làm cho mọi thứ thành không thoải mái nhất có thể được là đức hạnh. Bây giờ tôi không thể quan niệm được tội lỗi gì có đó trong việc ngồi thoải mái và ăn. Và bởi vì họ phải ăn chỉ một lần một ngày, họ ăn nhiều nhất có thể được - để bù lại, bởi vì thế thì họ phải đợi hai mươi bốn giờ nữa. Cho nên thân thể họ trở nên gầy và bụng họ trở nên lớn - nhưng điều đó được kính trọng.

Một trong các giáo phái của người Jaina tin rằng một thánh nhân là hoàn hảo chỉ khi người đó bắt đầu sống trần truồng. Nhưng đức hạnh gì trong việc sống trần truồng? Mọi con vật đều trần truồng. Đầu tiên các sư này hành hạ thân thể họ theo mọi cách. Họ không thể dùng được cái gì ngoại trừ tay riêng của họ; để ăn họ sẽ phải dùng tay bốc, họ không thể dùng đĩa được. Điều đó được coi là từ bỏ, từ bỏ lớn với thế giới và những thứ trần tục.

Thế rồi điều đó đi tới cực đoan của ngu xuẩn. Họ không thể dùng lưỡi dao cạo được, cho nên họ phải dùng tay để bứt tóc. Đó là cảnh xấu thế. Hàng nghìn người, đàn ông, đàn bà, trẻ con, tụ lại để xem - đây là cơ hội rất đặc biệt, một cơ hội rất linh thiêng - khi một sư Jaina bứt tóc, râu cằm, râu mép. Nước mắt chảy ra từ mắt người đó. Người đó đứng trần truồn, mọi người bao quanh; toàn thân người đó là bộ xương ngoại trừ cái bụng, và tất cả những người này đang xem cảnh đó với sự kính trọng thế. Họ lấy những sợi tóc đó và làm ra trái tim lồng ảnh từ chúng - đấy là tóc thiêng. Họ sẽ hôn mảnh đất mà thánh nhân đó đứng - nó là đất thiêng.

Nhưng tôi không thấy có gì đức hạnh trong đó cả. Chắc chắn người này đang làm hành động này, đang thực hiện tính ngu xuẩn này, là kẻ tự bạo - và những người đã tụ tập lại đó để xem người đó chắc chắn là tàn bạo. Họ thích xem mọi người bị hành hạ, và khi ai đó đang tự hành hạ bản thân mình, đó là điều tinh vi. Cả hai đều ốm yếu. Nhưng người tự bạo trở thành thánh nhân lớn và người tàn bạo trở thành người theo sau.

Đức hạnh đích thực là điều khác toàn bộ. Nó cần thám hiểu sâu vào bản thể riêng của bạn, sống tương ứng với sáng suốt riêng của bạn, cho dù nó đi - và phần lớn thường nó sẽ đi - ngược với các chuẩn, các lí tưởng, và các ước định xã hội.

Friedrich Nietzsche nói, "Người ta bị trừng phạt nhiều nhất vì đức hạnh của người ta." Nhưng đức hạnh phải là của riêng bạn, chúng phải là khám phá riêng của bạn. Và bạn phải đủ dũng cảm và tính nổi dậy để sống chúng, với bất kì giá nào.

Socrates được các thẩm phán hỏi, "Chúng tôi có thể tha thứ cho ông nếu ông thôi nói hoàn toàn. Điều ông nghĩ là chân lí là không được chấp nhận bởi những người ông đang sống cùng. Họ bị xúc phạm bởi chân lí của ông. Nếu ông hứa - và chúng tôi tin cậy ông, chúng tôi biết ông là con người biết giữ lời - nếu ông hứa không nói nữa, chỉ im lặng, ông có thể cứu mạng ông."

Câu trả lời mà Socrates đưa ra là đáng ghi nhớ mãi mãi bởi tất cả những người, theo cách nào đó, quan tâm tới chân lí. Ông ấy nói, "Tôi đang sống chỉ để nói ra chân lí. Cuộc sống được trao cho tôi bởi sự tồn tại để kinh nghiệm chân lí, và bây giờ tôi đang trả lại cho cuộc sống bằng việc lan toả chân lí cho những người đang dò dẫm trong bóng tối. Nếu tôi không thể nói được thì tôi chẳng thấy vấn đề nào cả - sao tôi phải sống? Cuộc sống của tôi và thông điệp của tôi về chân lí là đồng nghĩa. Xin đừng cố dụ dỗ tôi. Nếu tôi còn sống tôi sẽ nói."

Các thẩm phán đâm lúng túng. Một trong các thẩm phán nói, "Ông quá ương ngạnh, ông Socrates."

Socrates nói, "Không phải tôi là ương ngạnh; đó là chân lí, đó là đức hạnh có tính ương ngạnh. Chân lí không biết tới thoả hiệp. Chết đi là tốt hơn bị kết án mãi mãi bởi vì tôi thoả hiệp cho một cuộc sống nhỏ bé. Tôi đã già rồi; cái chết đằng nào cũng sẽ tới. Và chấp nhận cái chết là đẹp hơn nhiều bởi vì thế thì cái chết cũng trở thành có nghĩa. Tôi chấp nhận nó trên nền tảng là ngay cả cái chết cũng không thể làm tôi thôi nói."

Xã hội có đức hạnh. Có hàng trăm xã hội trên thế giới, cho nên một cách tự nhiên có hàng trăm các kiểu đức hạnh khác nhau. Cái gì đó là đức hạnh trong xã hội này và cùng thứ đó là không đức hạnh trong xã hội khác.

Chẳng hạn, toàn thể kinh tế thế giới phụ thuộc vào hệ thống tính tiền lãi. Xã hội trở nên giầu hơn nếu tiền chuyển động nhanh hơn và không vẫn còn bị kẹt trong một tay, nhưng tiền có thể chuyển động nhanh hơn chỉ nếu có khuyến khích nào đó. Tại sao tôi phải đưa tiền của tôi cho ai đó khác chừng nào tôi chưa thể kiếm được cái gì đó từ nó? Tiền lãi không là gì ngoài chiến lược làm cho tiền chuyển từ tay này sang tay khác. Và tiền càng chuyển nhanh, xã hội càng trở nên giầu hơn.

Người Mô ha mét giáo là người nghèo vì tiền lãi bị tôn giáo của họ kết án như một tội lỗi. Lấy tiền lãi hay cho tiền lãi là tội lỗi lớn. Bây giờ người Mô ha mét giáo không bao giờ có thể giầu; hay nếu họ trở nên giầu, họ phải bị xã hội kết án. Họ không thể nhận tiền vay từ ngân hàng vì sẽ phải trả tiền lãi. Mô ha mét giáo là tôn giáo lớn thứ hai thế giới sau Ki tô giáo, và họ vẫn còn nghèo bởi một lí do đơn giản: rằng tiền lãi bị coi là tội lỗi.

Không xã hội nào khác nghĩ tiền lãi là tội lỗi. Tội gì ở trong nó? Bạn cầm tiền của ai đó, bạn phải trả lại cái gì đó chứ; bằng không sao người đó phải đưa tiền của người đó cho bạn? Tiền lãi chỉ là một loại tiền thuê. Nhưng người Mô ha mét giáo coi tiền lãi là không đức hạnh tới mức bất kì ai phạm tội này đều mất mọi kính trọng trong xã hội. Cùng người đó sẽ thu được kính trọng trong bất kì xã hội nào khác vì người đó sẽ trở nên giầu hơn - và giầu có là được kính trọng.

Người ăn chay không sẵn lòng nhìn một sự kiện đơn giản, rằng mãi cho tới giờ không người ăn chay nào đã nhận được giải thưởng Nobel. Bốn mươi phần trăm giải thưởng Nobel thuộc về người Do Thái, điều đơn giản bắt nguồn từ tỉ lệ với con số của họ; sáu mươi phần trăm thuộc về phần thế giới còn lại và bốn mươi phần trăm thuộc về một mình người Do Thái. Và tại sao người ăn chay không có khả năng tìm ra được một người đoạt giải thưởng Nobel? Lí do là ở thức ăn của họ, vì nó thiếu vài chất vitamin, điều tuyệt đối cần thiết cho thông minh phát triển. Trong một xã hội ăn chay, điều đức hạnh là không ăn thịt - nhưng bạn mất thông minh của bạn.

Các thứ thay thế có thể đã được tìm ra và tôi trong ba mươi năm qua đã từng liên tục nói với những người ăn chay, "Các bạn nên bắt đầu ăn trứng chưa thụ tinh. Chúng tuyệt đối là chay bởi vì không có sự sống trong chúng. Và chúng chứa mọi vitamin mà thông minh tuyệt đối cần; bằng không các bạn sẽ vẫn còn chậm phát triển."

Người ăn chay thôi không đề nghị tôi nói tại hội nghị của họ; họ trở thành kẻ thù của tôi, và tôi đơn giản gợi ý cho họ cái gì đó thuần khoa học và có lợi cho họ. Nhưng họ thà nghe theo truyền thống của họ hơn; họ sẽ không nhìn vào sự kiện.

Đức hạnh mà các quan niệm của xã hội tạo ra chính là được tâm trí con người chế ra thôi. Nếu bạn đồng ý với họ bạn sẽ bị chậm phát triển nhiều về tinh thần. Nhưng điều Nietzsche nói lại không về những đức hạnh đó, điều là chấp nhận được cho bất kì xã hội nào, mà về những đức hạnh từng cá nhân tìm ra trong sự sáng tỏ của thông minh riêng của người đó, trong im lặng của trái tim riêng của người đó, trong hiểu biết về bản thể riêng của người đó - và đi theo chúng. Người đó sẽ bị đóng đinh, người đó sẽ bị ném đá tới chết, bởi vì người đó sẽ là không chấp nhận dược cho đám đông.

Bạn nói, "Câu châm ngôn của Nietzsche: "Người ta bị trừng phạt nhiều nhất vì đức hạnh của người ta" tôi thấy chân lí đó rõ ràng nhất trong thầy. Nhưng ngay cả một người đức hạnh theo các chuẩn của xã hội vẫn bị trừng phạt một cách tinh vi nữa, có phải thế không? - bị trừng phạt bởi ghen tị và phê phán."

Không, Maneesha, người đó không bị trừng phạt bởi ghen tị hay phê phán. Người đó chắc chắn bị trừng phạt bởi đức hạnh riêng của người đó - đó là chuyện khác - bởi vì người đó sẽ phải làm cái gì đó ngu xuẩn, người đó sẽ phải hành hạ bản thân mình, người đó sẽ phải đi ngược lại thông minh riêng của mình. Chỉ thế thì người đó mới có thể hoàn thành nhu cầu của xã hội rằng người đó phải đức hạnh.

Nhưng những thánh nhân này và những người đức hạnh không bị trừng phạt bởi ghen tị và phê phán. Phê phán dành cho những người không tuân theo đức hạnh; ghen tị dành cho những người đang tận hưởng cuộc sống và không khổ hạnh. Những người đức hạnh bị trừng phạt, họ bị trừng phạt bởi đức hạnh riêng của họ, nhưng bản ngã của họ được thoả mãn nhiều tới mức họ sẵn sàng làm bất kì cái gì - họ thậm chí có thể tự tử.

Jaina giáo là tôn giáo duy nhất trên thế giới mà ngay cả tự tử cũng được coi là đức hạnh. Tất nhiên điều đó phải được làm theo phương pháp luận nào đó: người ta phải nhịn ăn cho tới chết. Nó là rất hành hạ, chờ đợi lâu dài, bởi vì người mạnh khoẻ có thể sống không có thức ăn trong chín mươi ngày. Và chín mươi ngày đó, liên tục đói và chờ đợi cái chết... và mọi người xung quanh người đó ca những bài ca tôn giáo và tôn thờ người đó. Ảnh của người đó được in trong báo chí với sự kính trọng lớn lao, dường như người đó đang làm cái gì đó rất tâm linh; người đó đang rời bỏ thân thể bị kết án. Và ngay cả ngày nay, mọi người vẫn làm điều đó.

Cho nên họ bị trừng phạt, nhưng bởi đức hạnh riêng của họ, không bởi người khác. Bạn có cho rằng bất kì ai sẽ cảm thấy ghen tị với ai đó đang tự tử không? Bạn có cho rằng ai đó sẽ phê phán người đó không? Những người tôn thờ người đó sẽ giết chết bất kì ai phê phán người đó.

"Cứ dường như là người ta chỉ được ngụ ý cố gắng tiến tới; đạt tới là vấn đề khác hoàn toàn."

Điều đó là đúng. Xã hội nói về đức hạnh lớn lao của chân lí, của tình yêu, của im lặng, của an bình, của tình huynh đệ. Nhưng chúng chỉ được nói về thôi; bạn không được cho là thực hành chúng. Vâng, nhân danh tình yêu bạn có thể giết chết nhiều người tuỳ ý bạn. Hàng triệu người đã bị giết nhân danh tình yêu Ki tô giáo; hàng triệu người đã bị giết nhân danh hoà bình, bởi người Mô ha mét giáo.

Những lời đẹp đẽ đó chỉ là trang điểm. Chúng cho bạn cảm giác tốt là bạn có một triết lí hay để sống, những ngôi sao đẹp xa xăm để đạt tới - nhưng đừng thử đạt tới những ngôi sao đó, vì con người của chân lí sẽ không được chấp nhận trong xã hội!

Xã hội sống theo dối trá, biết bao nhiêu dối trá mà con người của chân lí sẽ phơi bày nó ra - người đó là nguy hiểm. Con người của tình yêu không thể được chấp nhận bởi vì xã hội sống theo ghét bỏ: quốc gia này ghét quốc gia kia, tôn giáo này ghét tôn giáo kia, mầu da này ghét mầu da kia. Có nhiều nhóm, giáo phái, hệ thống thờ cúng và họ tất cả đều ghét lẫn nhau và sẵn sàng tiêu diệt nhau. Chỉ nói về tình yêu, viết về tình yêu, nhưng đừng thực hành - bởi vì con người của tình yêu là nguy hiểm. Điều đó nghĩa là người đó sẽ chống lại bạn bất kì khi nào người đó thấy bất kì hận thù, bất kì giận nào.

Với con người của tình yêu, quốc tịch không là gì ngoài cái tên hay cho hận thù. Các tổ chức tôn giáo không là gì ngoài cách thức phức tạp để ghét người khác, những người không thuộc vào tổ chức của bạn, thuộc vào bầy đoàn của bạn, thuộc vào đám đông của bạn.

Friedrich Nietzsche là đúng; kinh nghiệm cả đời ông ấy được cô đọng lại trong phát biểu nhỏ bé đó. Ông ấy khổ vì đức hạnh của ông ấy.

Một linh mục Italy đang thuyết giảng về dục và đạo đức cho giáo đoàn. "Dục là-a bẩn thỉu", ông ấy la lên. "Tôi muốn-a thấy chỉ những phụ nữ tốt-a hôm nay. Tôi muốn mọi người đồng trinh trong-a nhà thờ đứng dậy-a."

Không một linh hồn nào chuyển động. Thế rồi sau một lúc dừng lâu một cô tóc vàng hoe gợi tình ôm một em bé trong tay đứng dậy. "Đồng trinh là-a điều tôi muốn thấy," linh mục bị xúc phạm nói.

"Này cha," cô ấy hỏi, "cha mong đợi đứa bé hai tháng tuổi này tự nó đứng lên sao?"

Tôi đã ở Hi Lạp và một trong những sannyasins của tôi, Amrito, người là bà chủ nhà của tôi, bảo tôi rằng đồng trinh và phẩm chất quan trọng nhất được nhà thờ chính thống Hi Lạp thuyết giảng. Tôi nói, "Nhưng có người đồng trinh ở Hi Lạp không?"

Cô ấy nói, "Đó là chuyện khác. Tôi đã không bắt gặp người đồng trinh nào."

Là một học thuyết nó là hay, nhưng trong thực tại đồng trinh không nên là đức hạnh; nó sẽ chống lại tự nhiên. Thực ra, một người có bất kì thông minh nào cũng không nên lấy một cô gái đồng trinh; bạn nên mong đợi kinh nghiệm nào đó.

Khi bạn sử dụng người phục vụ bạn hỏi, "Phẩm chất của anh là gì? Đưa xem mọi chứng chỉ." Bạn định lấy người đàn bà cho cả đời bạn; bạn ít nhất cũng nên nghĩ rằng nếu cô ấy vẫn còn trinh thì điều đó có nghĩa là không người đàn ông nào đã bị hấp dẫn tới cô ấy mãi cho tới giờ, cho nên tại sao bạn lại ngu thế? Trước hết hãy hỏi cô ấy đã ở trong tình yêu với bao nhiêu người. Cô ấy càng có nhiều kinh nghiệm cô ấy sẽ càng chứng tỏ là người bạn đồng hành tốt hơn, bởi vì kinh nghiệm bao giờ cũng có giá trị. Kinh nghiệm là đức hạnh trong mọi lĩnh vực!

Câu hỏi 2

Osho kính yêu,

Trong khi thầy đang nói về Kahlil Gibran và Zarathustra, lời của thầy dường như xuyên thấu trực tiếp vào trung tâm bản thể tôi mà không có diễn giải nào của tôi. Tôi đã kinh nghiệm sự hoà hợp, giao cảm xảy ra như nước cam lồ rót đầy bản thể tôi. Đôi khi, không thổn thức, nước mắt đơn giản trào ra từ mắt tôi, và sau gần như mọi bài nói tôi cảm thấy một lúc lâu việc chạm tới cái gì đó xa bên ngoài điều tôi biết như bản thân tôi. Với những câu hỏi và trả lời điều này không xảy ra. Tôi vẫn cảm thấy điều đặc biệt đó dù nó là bất kì cái gì, nó tới khi ngồi cùng thầy, nhưng không với chiều sâu của sự mãnh liệt mà tôi vừa mô tả. Sự khác biệt này là gì?

Prabodh Nityo, câu hỏi bạn đã hỏi làm nảy sinh nhiều câu hỏi khác nữa. Tôi muốn bao quát tất cả những hệ quả của nó một cách ngắn gọn, bởi vì nó là quan trọng không chỉ cho bạn mà cho mọi người khác ở đây.

Điều thứ nhất: khi có liên quan tới tôi, các phần hỏi-đáp là có ý nghĩa nhiều hơn bởi vì chúng liên quan tới bạn, chúng liên quan tới trưởng thành của bạn. Chắc chắn bạn đang dò dẫm trong bóng tối, cố tìm ra con đường. Bạn không thể hỏi các câu hỏi có chiều cao của Zarathustra, của Kahlil Gibran - và tôi phải trả lời thực tại của bạn.

Lắng nghe Zarathustra và Kahlil Gibran là tốt và là giải trí lớn: bạn có thể thổn thức và bạn có thể có nước mắt và bạn có thể có cảm giác lớn lao, nhưng tất cả đều là lời rỗng tuếch! Bạn vẫn còn như cũ - chẳng cái gì thay đổi trong bạn. Đôi khi tôi nói về Phật, về Trang Tử, về Zarathustra, chỉ để cho bạn một cái nhìn sâu vào chiều cao mà những người này đã đạt tới, chỉ để làm cho bạn nhận biết về những ngôi sao xa xăm đó. Họ không xa xăm thế như họ có vẻ vậy - những người như chúng ta đã đạt tới đó rồi. Nó là trong việc hiểu thấu của bạn.

Đó là lí do tại sao, về Zarathustra và Phật và Bồ đề đạt ma và cả nghìn người khác, tôi đã nói: để tạo ra khao khát trong bạn. Nhưng chỉ khao khát là không đủ. Thế rồi tôi phải cho bạn con đường; thế rồi tôi phải lọc ra từ đống lộn xộn mà bạn đang vậy, và gắn các mảnh mẩu của bạn lại, điều lan toả khắp không gian... để tìm ra chân bạn ở đâu và đầu bạn ở đâu và gắn tất cả chúng lại với nhau, và bằng cách nào đó đẩy bạn lên đường.

Phần hỏi-đáp có liên quan tới bạn, trưởng thành của bạn, tiến bộ của bạn - nơi bạn đang vậy. Và các bài nói về Zarathustra hay Kahlil Gibran có liên quan tới các chỗ mà bạn đáng phải ở - nhưng bạn còn chưa ở đó.

Cho nên tôi không đồng ý với bạn. Tôi có thể hiểu rằng bạn tận hưởng giấc mơ được tạo ra khi người ta nghe nói về Phật... Bạn chẳng có gì để làm; bạn chỉ nghe thơ ca hay, nghe bài ca hay, nghe âm nhạc lớn lao, xem điệu vũ lớn lao. Nhưng bạn không hát, bạn không trở thành thơ ca, bạn không trở thành điệu vũ. Và tôi muốn bạn trở thành điệu vũ; tôi muốn bạn đạt tới những chiều cao vĩ đại nhất mà không ai đã từng đạt tới.

Cho nên tôi phải giữ cân bằng, nói về những miềm đất mơ và thế rồi nói về hang động tối tăm nơi bạn đang ẩn nấp, rất ngần ngại bước ra trong ánh sáng. Bạn muốn nghe về ánh sáng và bạn tận hưởng, nhưng bạn vẫn còn ẩn trong hang động tối tăm của bạn. Bạn muốn nghe về những miền đất lạ, những câu chuyện và chuyện ngụ ngôn hay, nhưng nó đơn thuần là giải trí thôi.

Bạn nên quan tâm nhiều hơn khi tôi trả lời các câu hỏi, bởi vì chúng có thể làm thay đổi thực tại của bạn. Tôi phải làm cả hai việc: tạo ra niềm khao khát, cho thoáng nhìn về mục đích, và thế rồi dọn sạch con đường và làm trơn tru các phần của bạn - bởi vì bạn chưa bao giờ di chuyển trong nhiều kiếp, bạn đang ngồi trong đống đồng nát - để đưa bạn trở lại trên các bánh xe và lăn đi.

Việc thứ hai là khó, và cũng không lí thú gì mấy đâu. Nhưng nó tuyệt đối cần thiết. Thứ hai, tôi phải nhắc bạn về một điều. Khi tôi nói về Zarathustra... đó là chuyện rất phức tạp, bởi vì tôi không nói trực tiếp về Zarathustra; tôi nói về một Zarathustra người là nhân vật bịa của Friedrich Nietzsche. Mọi sáng suốt lớn lao đều được Nietzsche gắn cho Zarathustra.

Zarathustra... nhiều lần những cuốn sách gốc của ông đấy đã được đem tới tôi, và chúng bình thường tới mức tôi chưa bao giờ nói về chúng. Nietzsche đã dùng Zarathustra chỉ như một nhân vật biểu tượng, cũng như Kahlil Gibran đã dùng Almustafa, là cái tên hư cấu hoàn toàn. Nietzsche đã dùng một cái tên lịch sử, nhưng theo cách rất hư cấu. Ông ấy đặt sáng suốt của ông ấy vào mồm của Zarathustra.

Cho nên đầu tiên bạn nên nhớ đó là Zarathustra của Nietzsche; nó chẳng liên quan gì mấy với Zarathustra nguyên gốc. Và thứ hai, khi tôi nói về nó, tôi không quan tâm điều Nietzsche ngụ ý, và tôi thậm chí không có cách nào để biết điều ông ấy ngụ ý; cách ông ấy đã dùng Zarathustra, thì tôi dùng ông ấy! Cho nên đó là câu chuyện rất phức tạp. Đó là Nietzsche của tôi, và qua Nietzsche đó là Zarathustra của tôi. Cho nên bất kì chiều cao nào bạn đang bay đều chẳng có liên quan gì tới Zarathustra cả.

Tôi đã từng nói về hàng trăm nhà huyền môn, nhưng đó bao giờ cũng là tôi nói thôi. Và tôi biết hoàn toàn rõ rằng bởi tình cờ, ở đâu đó, tôi mà gặp những người này, họ sẽ rất giận. Họ sẽ thực sư phát rồ và nói, "Tôi chưa bao giờ ngụ ý điều đó." Nhưng vấn đề của tôi là, "Làm sao tôi có thể biết ông đã ngụ ý gì?" Tôi chỉ có thể ngụ ý điều tôi ngụ ý thôi. Cho nên dù đó là Zarathustra hay Phật hay Jesus hay Trang Tử, một khi họ đi qua tôi, họ có chữ kí của tôi lên họ. Bạn bao giờ cũng nghe tôi mà.

Khi tôi trả lời câu hỏi của bạn tôi quan tâm nhiều hơn tới sự trưởng thành của bạn, với vấn đề thực của bạn; chúng trần tục hơn. Cho nên đừng bị lừa; nhiều người đã bị lừa. Tôi đã nhắc bạn rồi, nhưng trí nhớ mọi người không lớn.

Tôi đã nói về Phật Gautam ở Varanasi và một Phật tử, một học giả rất nổi tiếng, nói với tôi, "Tôi đã đọc cùng kinh sách đó. Nhưng ông đã làm lộ ra chiều sâu lớn lao tới mức tôi chưa bao giờ nhận biết tới; ông đã xác nhận đức tin của tôi vào Phật Gautam."

Tôi nói, "Nếu ông không giận tôi... ông nên xác nhận đức tin của ông vào tôi."

Ông ấy nói, "Cái gì?"

Tôi nói, "Vâng, bởi vì bất kì cái gì ông đã đọc có lẽ đích xác là điều Phật ngụ ý, còn chiều sâu và chiều cao tôi đang nói tới là kinh nghiệm của tôi."

Nhưng phải làm gì đây? Có những kẻ ngốc trên khắp thế giới. Nếu bạn muốn các kẻ ngốc Phật tử nghe bạn, bạn chỉ phải nói cái tên "Phật" và điều đó là đủ; thế thì bạn có thể nói bất kì cái gì bạn muốn. Nếu bạn muốn người Hindus nghe bạn, bạn phải nói về Krishna.

Tôi bao giờ cũng nói về bản thân tôi; tôi không thể nói về bất kì ai khác - làm sao tôi có thể nói được? Năm nghìn năm trước, Krishna đã nghĩ gì, cái gì trong tâm trí ông ấy?... nhưng khi họ nghe tôi họ nghĩ, "Trời đất, chúng tôi đã không nhận biết rằng Krishna có chiều sâu thế, chiều cao thế." Krishna chả có gì cả. Những chiều cao đó và những chiều sâu đó là kinh nghiệm của tôi mà tôi treo lên bất kì ai; những người này vận hành như cái móc, tôi đơn giản treo ý tưởng của tôi lên họ.

Và ngay cả những học giả lớn... người này là Khất sĩ Jagdish Kashyap; ông ấy là trưởng khoa Phật giáo ở Đại học Varanasi, một người rất có học. Nhưng khi tôi nói điều này với ông ấy, ông ấy trở thành kẻ thù vĩnh viễn. Tôi nói, "Cái gì đã xảy ra cho những chiều cao và chiều sâu này?"

Mọi người quan tâm nhiều hơn tới cái tên. Nếu tôi nói với bạn rằng "Zarathustra đã nói điều này," bạn nghe với sự chăm chú lớn. Chính cái tên Zarathustra có vẻ cổ đại, tiên tri tới mức ông ấy phải đã nói cái gì đó... và tin tôi đi, tôi biết ông ấy, ông ấy là anh chàng nghèo thôi. Nhưng đừng nói điều này với ai cả! Đây chỉ là nói chuyện riêng tư với bạn.

Michelangelo đang vẽ trần nhà thờ Sistine Chapel. Ông ấy mệt vì phải nằm trên lưng, cho nên ông ấy quay người và nhìn thấy một bà già đang cầu nguyện, phía dưới nhà thờ. Ông ấy nghiêng người qua bên cạnh dàn giáo và kêu to, "Ta là Jesus Christ đây! Ta là Jesus Christ đây! Nghe ta và ta sẽ làm phép màu cho!"

Quí bà Italy nhìn lên và siết chặt vòng hạt trả lời lại, "Câm ngay miệng lại. Ta đang nói với mẹ ông!"

Michelangelo chắc phải đã nghĩ rằng ông ấy đùa với bà già này, nhưng ông ấy đâm ra lúng túng khi nghe thấy điều này. Tất nhiên, mẹ là mẹ, và bạn không được xen vào cuộc nói chuyện của hai bà già... đi ra mà chơi bên ngoài đi!

Cho nên đừng bị rối. Nếu bạn muốn tôi có thể cứ nói về bất kì nhân vật lịch sử, huyền thoại, hư cấu nào; tôi có thể bịa ra chuyện hư cấu riêng của tôi. Bạn có cho rằng mọi câu chuyện tôi đã kể cho bạn là đã xảy ra không? Chúng chắc phải đã xảy ra! - chúng có ý nghĩa thế. Nhưng nếu tôi bảo bạn rằng tôi chỉ bịa ra câu chuyện này, bạn sẽ không rất quan tâm đâu; bạn sẽ không bay cao đâu.

Thỉnh thoảng tôi muốn bạn bay cao, nhưng đó chỉ là chuyến bay tưởng tượng. Thực sự, tôi muốn bạn một ngày nào đó thực tế ở trên những đỉnh cao đó nhưng để làm điều đó, công việc thực hành được cần, công việc thực chứng được cần.

Chỉ để bạn bay cao hơn một chút...

Goldstein, một nhà buôn dây từ New York, đang cố gắng tuyệt vọng để bán hàng ở Alabama, nhưng bất kì khi nào anh ta đi anh ta đều chạm trán với chủ nghĩa bài Do Thái. Trong một cửa hàng người quản lí chế nhạo anh ta, "Thôi được, Goldstein. Tôi sẽ mua một số dây của anh - nó phải dài từ chỏm mũi anh cho tới đầu chim Do Thái của anh."

Hai tuần sau, người quản lí này tá hoả khi nhận được hàng gửi chứa tám trăm thùng các tông dây hạng A. Được đính kèm là lời lưu ý: "Cám ơn nhiều về đơn hàng hào phóng của các ông. Hoá đơn tới sau. Kí tên: Jacob Goldstein, thường trú tại New York, cắt bao qui đầu ở Kiev."

Được chứ Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 10 - Quay về Mục lục Tập 1

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post