Chương 9. Mưa đại học giả

Chương 9. Mưa đại học giả

Price:

Read more

Thầy Hoàn Hảo (Tập 1) - Osho

Bài nói về câu chuyện Sufi

Chương 9. Mưa đại học giả


Một hôm Nawab Mohammed Khan, Jan-Fishan, đang bước đi ở Delhi thì bắt gặp một số người dường như đang tham gia vào cuộc đấu khẩu.

Ông ấy hỏi một người đứng xem, "Chuyện gì xảy ra ở đây thế?"

Người này nói, "Thưa ngài tôn kính, một trong các đệ tử của ngài đang phản đối hành vi của những người ở khu phố này."

Jan-Fishan đi vào trong đám đông và nói với tín đồ của mình, "Tự ông giải thích đi."

Người này nói, "Những người này đã có tính thù địch."

Mọi người kêu lên, "Điều đó không đúng: ngược lại, chúng tôi đang tôn vinh ông ấy vì ngài."

"Họ nói gì?" Nawab hỏi.

"Họ nói, 'Hoan hô, học giả vĩ đại!' Tôi bảo họ rằng chính dốt nát của các học giả mới thường phải chịu trách nhiệm cho sự lẫn lộn và tuyệt vọng của con người."

Jan-Fishan nói, "Chính tính tự phụ của học giả phải chịu trách nhiệm, rất thường vậy, cho khổ của con người. Và chính tính tự phụ của ông trong việc tuyên bố là khác hơn học giả, mới là nguyên nhân cho sự xáo động này. Không là học giả, điều bao gồm sự tách rời khỏi chuyện nhỏ mọn, là thành tựu. Các học giả hiếm khi trí huệ, chỉ là những người không hề thay đổi bị chất đầy bởi ý nghĩ và sách vở.

"Những người này đã cố tôn vinh ông. Nếu một số người nghĩ rằng bùn là vàng, nếu có bùn, kính trọng nó đi. Ông không phải là thầy giáo của họ.

"Ông không nhận ra rằng, trong việc hành xử theo cách nhạy cảm và bướng bỉnh, ông đang hành động hệt như một học giả, và do đó xứng đáng với cái tên này, cho dù đó là tên gọi có nghĩa đó sao?

"Canh giữ bản thân ông đi, con ta, Quá nhiều việc trượt khỏi con đường thành tựu tối cao - và ông có thể trở thành một học giả."

Sự tồn tại hiện hữu - không được giải thích, không thể được giải thích, không biết - không chỉ điều đó, mà còn không thể nào biết được. Không có cách nào để biết nó, vì không có ai tách rời khỏi nó. Tri thức cần việc phân tách. Bạn có thể yêu sự tồn tại vì yêu phụ thuộc vào sự thống nhất, và chúng ta đã được thống nhất với nó.

Nhưng bạn không thể nào biết được nó, bởi vì tri thức cần phân chia, và không có cách nào để bị phân chia khỏi nó.

Tri thức nghĩa là người biết là tách rời khỏi cái được biết. Chúng ta không tách rời khỏi sự tồn tại - chúng ta là nó. Nó là tính như vậy của chúng ta - làm sao chúng ta có thể biết nó được? Tuyên bố biết là tự phụ lớn nhất. Tuyên bố biết là bản ngã lớn nhất có đó. Do đó người thông thái liên tục bỏ lỡ điều đó. Chỉ người yêu mới biết, học giả không bao giờ. Nhưng để là người yêu cần dũng cảm - bạn phải tan biến và biến mất.

Là thông thái không cần dũng cảm. Đó là chỗ ẩn nấp của kẻ hèn. Mọi kẻ hèn đều trở thành học giả. Vì họ không thể yêu được, điều duy nhất còn lại cho họ là cố biết. Và bởi vì tri thức là không thể được trong chính bản chất của mọi sự, mọi điều họ tuyên bố đều là giả.

Mọi tri thức đều là giả, tuyệt đối giả. Thậm chí không một li nào của nó là thực. Nó không thể thực được. Chỉ yêu mới là thực, chỉ yêu mới có thể là thực.

Bạn có thấy ra vấn đề không? Cách thức của yêu là cách thức của thống nhất, và cách thức của tri thức là cách thức của phân tách. Yêu là hôn nhân, tri thức là li dị. Yêu hiểu biết, tri thức chỉ giả vờ.

Nhớ điều đó, vì tâm trí bao giờ cũng cố trở nên thông thái. Nó bao giờ cũng thu thập thông tin và né tránh biến đổi. Thông tin là cách né tránh biến đổi. Bạn liên tục thu thập... bạn có thể trở thành cuốn bách khoa toàn thư biết đi, nhưng dầu vậy bạn sẽ vẫn còn như cũ, đích xác như cũ. Vì đây không phải là cách để trưởng thành trong bản thể, đây không phải là cách trở nên trí huệ.

Người thông thái không bao giờ trí huệ, người đó không thể thế được. Người đó thu thập rác rưởi và tưởng nó là quí giá. Nhưng bước đầu tiên đã sai cho nên toàn thể cuộc hành trình đi sai. Người đó càng nghĩ mình biết, người đó càng biết ít hơn. Người đó càng nghĩ mình đang lại gần hơn để biết chân lí, người đó càng đi xa hơn khỏi chân lí.

Sự tồn tại hiện hữu. Nếu bạn cũng ở trong trạng thái của tính hiện hữu bạn sẽ hiểu nó là gì. Nhưng đó không phải là tri thức. Đó là chiều khác toàn bộ. Bạn sẽ biết, vậy mà bạn sẽ không có khả năng nào thu nó lại thành tri thức được. Bạn sẽ thấy, nhưng bạn sẽ không có khả năng mô tả nó. Điều huyền bí sẽ không bị giải huyền bí bởi việc bạn biết nó - nó sẽ được đi sâu hơn, nó sẽ được dầy hơn. Cuộc sống sẽ trở thành nhiều vui vẻ hơn.

Người ta không thể biết được, nhưng người ta có thể nhảy múa nó. Người ta không thể biết được, nhưng người ta có thể hát nó. Nó không bao giờ có thể trở thành tri thức, nhưng nó có thể trở thành cực lạc, cực lạc lớn. Một cuộc sống cực thích lớn là có thể.

Người Sufi nói: Tránh là học giả, bác học. Tránh ra! Vì đôi khi chuyện xảy ra là tội nhân đã đạt tới, nhưng học giả không bao giờ. Tội lỗi không phải là thứ lớn như tính thông thái. Nhìn cho đúng, tri thức vẫn còn là tội lỗi tối thượng.

Câu chuyện kinh thánh cần được nhớ lại: Adam sa ngã khỏi ân huệ - không phải bởi vì bất kì tội lỗi nào mà bởi vì anh ta đã ăn quả của cây tri thức.

Đã có hai cây, cây đặc biệt, trong Vườn Eden: một cây là cây tri thức và cây kia là cây cuộc sống. Anh ta trở nên quan tâm tới cây tri thức. Điều đó có vẻ ngu xuẩn với chúng ta khi chúng ta đọc câu chuyện này. Sao anh ta lại không ăn từ cây cuộc sống? Nhưng đó là điều mọi người khác đang làm nữa - không ai muốn ăn từ cây cuộc sống, vì ăn từ cây cuộc sống đầu tiên người ta phải trải qua một loại chết.

Khoảnh khắc bạn ăn quả từ cây cuộc sống, bạn sẽ chết như bạn vậy. Bạn là nhất thời. Con người của bạn bây giờ là tạm thời. Bạn sẽ chết theo thời gian và bạn sẽ được sinh ra trong vĩnh hằng. Đó là điều cuộc sống là gì! - cuộc sống dư thừa, cuộc sống vĩnh hằng. Bạn sẽ chết như một con người tí hon, bạn sẽ biến mất như giọt nước, và thế rồi bạn sẽ xuất hiện như đại dương. Tính đại dương sẽ là việc phục sinh của bạn! Nhưng trước điều đó, giọt nước phải biến mất.

Đó là nỗi sợ. Vì nỗi sợ đó, Adam chưa bao giờ lại gần cây cuộc sống. Đó là lí do tại sao bạn đã không đi tới gần nó. Đó là lí do tại sao hàng triệu người vào đại học, nhưng né tránh thầy.

Thầy, thầy hoàn hảo, là tự do với cuộc sống. Thầy không phải là thầy giáo. Thầy giáo nghĩa là cây tri thức: Thầy nghĩa là cây cuộc sống.

Thầy không truyền đạt tri thức, thầy truyền đạt hiện hữu. Thầy khuấy động trái tim bạn, làm cho nó sống động hơn. Thầy thở trong bạn, cho bạn nhịp điệu mới. Thầy chạm vào bạn ở cốt lõi sâu nhất và tạo ra điệu vũ ở đó.

Adam né tránh cây tri thức, cho nên mọi người khác đang làm điều đó. Suốt nhiều thời đại, mọi người đã từng theo Adam. Nhưng cây tri thức hấp dẫn anh ta vô cùng. Cám dỗ từ rắn là: "Nếu anh ăn từ cây tri thức, anh sẽ trở thành trí huệ như Thượng đế - anh sẽ trở thành một Thượng đế." Đó là cám dỗ của tri thức. Người ta nghĩ, "Nếu mình có thể biết nhiều hơn, thế thì mình sẽ hiện hữu nhiều hơn - mình sẽ trở thành như một Thượng đế." Bằng việc biết, không ai trở thành Thượng đế, nhưng chỉ bằng hiện hữu mới trở thành được.

Rắn đang lừa bạn nữa. Rắn không là cái gì đó bên ngoài đâu; nó là cái tên khác cho tâm trí bạn. Tâm trí nói, "Biết nhiều hơn đi - nếu mình biết nhiều hơn mình sẽ hiện hữu nhiều hơn." Nó thuyết phục bạn một cách rất logic.

Một khi Adam đã ăn từ cây tri thức, mắt anh ta nhắm lại không nhìn tới vĩnh hằng. Anh ta trở nên bị mắc vào mạng lưới thời gian. Và thời gian nghĩa là cái chết. Và Thượng đế đã nói cho Adam, "Nếu con ăn từ cây tri thức, con sẽ bắt đầu chết. Con sẽ mất cái vĩnh hằng. Con sẽ mất phẩm chất của bất tử. Con sẽ trở thành hữu tử!"

Chuyện ngụ ngôn này hay vô cùng. Tôi đọc đi đọc lại nó - nó có nhiều mặt thế. Với tôi đây dường như là chuyện ngụ ngôn vĩ đại nhất đã từng có - nó có nhiều nghĩa thế.

Nếu bạn ăn từ cây tri thức bạn sẽ trở thành hữu tử - vì bạn sẽ trở nên ngày càng bị hạn chế vào thời gian, vào tâm trí. Thời gian và tâm trí là đồng nghĩa. Chính tâm trí tạo ra thời gian - thời gian tâm lí, tôi ngụ ý, không phải thời gian niên đại. Bạn càng trở thành vô tâm trí, bạn càng ít nhận biết về thời gian. Khi bạn trở nên hoàn hảo, bạn trở thành vô nhận biết thường xuyên, hoàn toàn về thời gian. Thế thì tất cả đều là vĩnh hằng.

Có lần một sư Phật giáo tới tôi. Ông ấy đã tới từ chỗ rất rất xa xôi, Kalimpong. Ông ấy đã du hành trong nhiều ngày để gặp tôi. Ông ấy nói, "Tôi chỉ có một việc truy hỏi cần làm, và chỉ vì điều đó mà tôi đã tới."

"Truy hỏi gì vậy?"

Ông ấy nói, "Truy hỏi của tôi là thế này: từ khi thầy đã trở nên chứng ngộ, cái gì đã xảy ra? Thầy đã trải qua kinh nghiệm nào từ khi thầy trở nên chứng ngộ? Cái gì đã xuất hiện? Cái gì thêm nữa? Kinh nghiệm mới nào sau chứng ngộ?"

Tôi nói, "Ông không hiểu từ 'chứng ngộ' rồi. Sau chứng ngộ, chẳng cái gì xảy ra. Mọi việc xảy ra đều dừng lại, biến mất. Người ta đơn giản hiện hữu."

Ông ấy không thể nào tin được vào điều đó. Ông ấy nói, "Tôi không thể tin được điều đó. Cái gì đó phải xảy ra chứ. Hai mươi năm đã trôi qua... cái gì đó phải đã xảy ra! Làm sao có thể có chuyện không cái gì đã xảy ra?"

Tôi nói với ông ấy, "Ông sẽ phân vân đấy, nhưng để tôi nói điều đó như nó vậy: Trước chứng ngộ không cái gì đã bao giờ xảy ra, vì mọi thứ đã xảy ra chỉ là viết trên nước. Sau chứng ngộ cũng không cái gì xảy ra, vì thời gian đã biến mất. Cho nên cái đầu tiên xảy ra và cái cuối cùng xảy ra là chứng ngộ. Trước điều đó, mọi cái đã xảy ra là vô giá trị; bây giờ nó không tạo ra nghĩa gì, nó giống như mơ. Và một khi ông đã thức tỉnh, chẳng cái gì đã bao giờ lại xảy ra. Không phải là mặt trời không mọc lên, không phải là đêm không đầy sao, không phải là hoa không nở thêm nữa - mọi điều này vẫn diễn ra! Nhưng không cái gì xảy ra trong ông. Mọi thứ vẫn còn bình thản và yên tĩnh."

Sau chứng ngộ không có tiểu sử. Sau chứng ngộ tất cả đều im lặng - vì tất cả là vĩnh hằng. Mọi thứ xảy ra trong thời gian. Tâm trí tạo ra thời gian vì tâm trí khao khát về các thứ xảy ra; tâm trí khao khát kích động, cái gì đó phải xảy ra. Nếu không cái gì xảy ra, tâm trí trở nên rất không thoải mái. Nếu điều tốt không xảy ra, để nó là điều xấu đi. Nếu hạnh phúc không xảy ra, thế thì để nó là khổ đi. Nhưng cái gì đó phải có đó để cho người ta còn bận bịu. Nếu không cái gì xảy ra, thế thì bạn đâm lúng túng - thế thì tại sao lại tồn tại?

Cho nên tâm trí liên tục tạo ra những cách thức mới, liên tục phóng chiếu các biến cố mới. "Ngày mai mình phải làm cái này, ngày kia mình phải làm cái này." Tâm trí không thể vẫn còn mà không có biến cố, cho nên nó phóng chiếu các biến cố. Và khi các biến cố được phóng chiếu, thời gian được tạo ra - thời gian tâm lí. Khi không cái gì được phóng chiếu, thời gian biến mất.

Đó là nghĩa của chuyện ngụ ngôn này. Thượng đế là phải khi ngài nói với Adam: Đừng ăn quả từ cây tri thức, bằng không con sẽ trở thành người hữu tử. Thế thì bạn sẽ phải sống trong thời gian! Và bạn sẽ trở nên bị biến chất - tri thức làm biến chất. Bạn sẽ không hồn nhiên thêm nữa. Bạn sẽ mất tin cậy, vì tri thức tạo ra hoài nghi. Và hoài nghi là gai nhọn trong linh hồn; nó gây đau, nó làm bị thương.

Dầu vậy Adam đã ăn quả của cây tri thức, và kể từ đó mọi Adam đều đã làm điều đó.

Người Sufi nói chúng ta phải đảo ngược lại toàn thể quá trình này. Chúng ta phải nôn ra điều Adam đã ăn. Chúng ta phải ném nó trở lại. Chúng ta phải trở nên thuần khiết về nó. Nó phải không được phép tuần hoàn trong hệ thống của chúng ta thêm nữa. Với tri thức thời gian diễn ra, với thời gian tâm trí diễn ra - nó tất cả quyện lẫn với tri thức. Và một khi không có tri thức, không tâm trí, không thời gian, bạn trở lại nhà.

Để tôi nhắc lại: Tội nhân đã đạt tới, nhưng học giả không bao giờ.

Tôi đã nghe:

George Santayana, một triết gia Mĩ lớn, có lần nhận xét trong Thế chiến II, "Tôi đọc Upanishads... để bắt mùi hôi miệng của tôi."

Upanishads sao? Tại sao ông ấy phải đọc Upanishads để bắt mùi hôi miệng của ông ấy? Upanishads không phải là tri thức: chúng là những phát biểu về niềm vui thuần khiết, chúng là những phát biểu phơi phới. Chúng là lời cực lạc thốt ra, câu khẳng định của nhà huyền môn điên. Bạn không thể trở nên thông thái bằng việc đọc Upanishads. Chúng không biện luận, chúng không chứng minh - chúng đơn giản tuyên bố!

Đó là điều Lão Tử làm, Phật làm, Plotinus, Eckhart, Rumi, Al-Hillaj - mọi nhà huyền môn đều đã làm điều đó. Điều họ nói không phải là tri thức: điều họ nói chỉ là niềm vui tràn ngập.

Khi Aristotle nói cái gì đó, nó là tri thức. Khi Plotinus nói cái gì đó, nó không phải là tri thức. Bạn phải làm phân biệt đó rất rõ ràng. Khi Jesus nói cái gì đó, nó không phải là tri thức; nó chỉ là cực lạc của ông ấy. Không phải là ông ấy nói nó - nó được nói qua ông ấy. Thượng đế đang nói qua ông ấy. Ông ấy bị Thượng đế sở hữu. Điều ông ấy nói không phải là tri thức. Nó là tuyên bố của ông ấy: "Ta đã về tới nhà." Điều đó phải được tuyên bố. Nó phải được tuyên bố từ nóc nhà. Nó phải được hô lên ở bãi chợ. Nhưng nó không phải là tri thức! Và khác biệt là rất rõ ràng.

Nếu bạn đọc Upanishads, bạn sẽ thấy điều đó. Không biện luận nào được đề nghị, không suy luận, không chứng minh nào được cho. Một cách đơn giản, người thấy nói: Cái đó là ngươi - tat-tvam-asi. Được kết thúc! Ông ấy không cho bất kì biện minh nào cho điều đó. Ông ấy không cố giải thích nó. Ông ấy không đề xuất triết lí quanh nó. Một phát biểu tiềm năng thế, trơ trụi, trần trụi.

Khi Upanishads lần đầu tiên được dịch sang các ngôn ngữ không phải Ấn Độ, đã có vấn đề cho người dịch: Những người này liên tục khẳng định mà không đưa ra bất kì chứng minh nào - đây là loại triết học gì vậy?" Thực sự nó không phải là triết học. Nó là tôn giáo. Và đó là khác biệt giữa triết học và tôn giáo.

Triết học chứng minh, biện luận, đề nghị, tranh đấu, tranh cãi: tôn giáo tuyên bố. Tôn giáo nói: Thượng đế hiện hữu! Không chứng minh nào được nêu ra. Nếu bạn hỏi nhà huyền môn, ông ấy sẽ nói, "Nhìn vào mắt ta. Lại đây, nắm tay ta! Cảm thấy nó đi!" Nhưng đây có phải là luận cứ không? Và nó sẽ không thuyết phục được người hay hoài nghi. Người đó sẽ nhìn vào trong mắt và sẽ không thấy gì cả. Điều duy nhất có thể thuyết phục chỉ là tin cậy. Nó chỉ có thể thuyết phục đệ tử.

Santayana chán với mọi tri thức mà phương Tây đã tạo ra trong những ngày này, và có thể thấy rất rõ rằng "Chính bởi vì tri thức này mà chiến tranh thế giới đang xảy ra." Tri thức tạo ra ghét trên thế giới, vì nó tạo ra phân tách.

Yêu không thể nào bắt nguồn từ tri thức được, vì yêu là chiều đối lập đối xứng. Do đó ông ấy là đúng khi nói, "Tôi đang đọc Upanishad để bắt mùi hôi miệng tôi " - mùi hôi của tri thức, tri thức xấu xí đã tạo ra chiến tranh xấu xí, tri thức sát hại.

Tôi cũng đã nghe: khi Arthur Schopenhauer lần đầu tiên bắt gặp bản dịch của Upanishads, ông ấy đã nhảy múa - thực sự! Với Upanishads trên đầu, ông ấy nhảy múa trong vườn.

Học trò của ông ấy có chút phân vân. Họ nói, "Thầy đã phát điên hay cái gì đó?" Và họ hỏi, "Có chuyện gì xảy ra vậy?"

Ông ấy nói, "Đây là cái gì đó ta đã từng tìm kiếm - đây không phải là tri thức, đây là việc biết. Đây là đích thực!"

Khi ông ấy sắp chết, ông ấy nói, " Upanishads đã là niềm an ủi của cuộc sống của ta, và sẽ là niềm an ủi của cái chết của ta."

Điều gì đã xảy ra cho Arthur Schopenhauer? Cái đẹp của Upanishad là gì? Cái đẹp của Sufi giáo là gì? Cái đẹp của Thiền là gì? Cái đẹp của Hassid giáo là gì? Cái đẹp là ở chỗ chúng không là tri thức - tất nhiên, là việc biết lớn, nhưng không phải là tri thức chút nào. Cái nhìn vào trong lớn lao có đó, nhưng không triết lí nào được đề nghị để được tin. Bạn không trở nên thông thái qua chúng: bạn trở nên hồn nhiên hơn.

Tôn giáo có tính tồn tại, triết học có tính phân tích. Tri thức phải có tính phân tích; nó không thể có tính tồn tại. Việc biết phải có tính tồn tại; nó không thể có tính phân tích. Nếu bạn muốn biết, quên mọi thứ về phân tích đi; bằng không, bạn sẽ bắt gặp nhiều tri thức nhưng bạn sẽ không bao giờ trở thành người biết.

Nếu bạn muốn biết đoá hoa, đừng mổ xẻ nó - bằng không bạn sẽ phá huỷ nó. Hiện hữu cùng nó, trong tĩnh lặng tuyệt đối, với trái tim yêu thương, đập rộn ràng. Thở trong nó, múa quanh nó, hát bài ca, hay im lặng! Chơi ghi ta hay thổi sáo. Đây là những cách để trở nên thân thiện với đoá hoa này. Khi bạn thổi sáo hoa bắt đầu nghiêng về phía bạn, hoa trở nên mở. Nó hiểu... một người bạn đã tới. Nó biết khi con chim cúc cu hót, nó biết khi công múa - nó sẽ biết bạn nữa nếu bạn hát bài ca hay thổi sáo hay múa điệu múa quanh nó. Đó là ngôn ngữ nó hiểu. Hay im lặng nó hiểu - im lặng của các ngôi sao và đất.

Cứ im lặng cùng hoa đi! Hay để nước mắt chảy ra, để nước mắt của bạn rơi lên hoa. Nó hiểu ngôn ngữ đó nữa. Khi trời mưa và nó có tiếp xúc với mây... Nhưng có tính tồn tại, đừng mang tính phân tích, và hoa sẽ hé lộ ra bí mật của nó cho bạn.

Bí mật có thể được hé lộ chỉ cho bạn bè. Khi bạn có tính phân tích, bạn là kẻ thù. Khi nhà khoa học đi tới hoa, ông ấy đi trong tâm trạng rất đối kháng, rất bản ngã, bướng bỉnh, cứng rắn, ương ngạnh. Ông ấy đi như kẻ hãm hiếp. Khoa học là một loại hãm hiếp tự nhiên.

Là nhà thơ, là hoạ sĩ, là nhạc sĩ đi - đây là những cách thức có tính tồn tại. Và hoa, dần dần, dần dần sẽ thu lấy tin cậy vào bạn, sẽ biết rằng "Người này không nguy hiểm, người này không phải là nhà khoa học. Người này không theo tri thức. Người nảy sẽ không cưỡng hiếp mình. Người này là người yêu." Và hoa sẽ bỏ mọi bảo vệ, phòng thủ, áo giáp. Và đột nhiên có gặp gỡ - và một loại biết mà không phải là tri thức.

Đó là cách người ta đi tới biết Thượng đế.

Nhớ hai từ này: tính phân tích và tính tồn tại. Đừng bao giờ có tính phân tích. Đó là con đường của tri thức. Có tính tồn tại đi - đó là con đường của việc biết. Việc biết là việc yêu: việc yêu là việc nguyện: và điều này dẫn tới điều kia.

Chính một sự kiện nổi tiếng của lịch sử là ở Hi Lạp, Aristotle đã phát biểu có hệ thống về qui tắc tam đoạn luận như một cách để giải thích và xem xét lập luận hợp thức. Ông ấy là cha đẻ của logic ở phương Tây. Nhưng đồng thời, gần như đích xác cùng lúc, một người khác ở Ấn Độ đã làm việc trên cùng tuyến - nhưng theo hướng khác toàn bộ. Tên ông ấy là Gotama - người sáng lập ra logic Ấn Độ. Nhưng khác biệt là lớn. Qui tắc tam đoạn luận của họ gần như nhau, logic của họ gần như nhau - nó phải vậy - nhưng khác biệt là ở các đích của họ.

Aristotle nói: nó là để giải thích và kiểm tra cách lập luận hợp thức. Gotama đã tạo ra dạng tam đoạn luận tương tự, nhưng khi ông ấy nói lúc bắt đầu bản kinh Naya Sutras của mình, chủ định của khảo cứu này là trợ giúp cho con người trong việc đạt tới hạnh phúc tối cao - giải thoát, moksha, cực lạc, samadhi.

Khác biệt là rõ ràng. Cho dù lập luận phải được dùng, nó phải được dùng với nhận biết đầy đủ để giúp cho cực lạc, để giúp cho hạnh phúc tối cao, giải thoát tối thượng. Không vì lí do gì khác.

Triết học không phải là mục đích trong bản thân nó. Nếu nó giúp ích, tốt; nếu nó không giúp ích, vứt nó đi, nó là rác. Dùng tâm trí bạn để đi ra ngoài tâm trí. Để triết học tự tử trong bạn.

Đó là nghĩa của câu chuyện nhỏ này.

Một hôm Nawab Mohammed Khan, Jan-Fishan, đang bước đi ở Delhi thì bắt gặp một số người dường như đang tham gia vào cuộc đấu khẩu.

Ông ấy hỏi một người đứng xem, "Chuyện gì xảy ra ở đây thế?"

Các thầy Sufi tin vào các tình huống. Không ai khác tin vào tình huống nhiều thế. Nhưng thầy Sufi và cách tiếp cận của ông ấy là ở chỗ ông ấy có thể dạy cho đệ tử của bạn chỉ trong tình huống nào đó, trong hoàn cảnh nào đó. Nếu hoàn cảnh không có đó, việc dạy sẽ bị mất.

Bạn có thể đập sắt chỉ khi nó còn nóng, và bạn có thể cho nó hình và dạng. Nhưng khi nó lạnh đi, điều đó là không thể được. Tình huống là trạng thái nóng của các sự việc. Thầy Sufi bao giờ cũng quan sát những tình huống đặc thù để cho bài học đặc thù. Điều đó có thể mất nhiều năm, nhưng họ không bao giờ nói ngoài hoàn cảnh - không bao giờ.

Cho nên, ở cùng với một thầy Sufi cần kiên nhẫn lớn, vì ông ấy sẽ không nói chừng nào tình huống còn chưa nảy sinh và mọi sự chưa nóng và ông ấy chưa thể tạo ra hình và dạng. Ông ấy có thể dạy bạn cái gì đó chỉ khi tình huống là sẵn sàng.

Thầy đi qua, đám đông có đó.

Ông ấy hỏi một người đứng xem, "Chuyện gì xảy ra ở đây thế?"

Người này nói, "Thưa ngài tôn kính, một trong các đệ tử của ngài đang phản đối hành vi của những người ở khu phố này."

Bây giờ, điều này gần như bao giờ cũng xảy ra cho người thông thái. Họ trở nên kiêu căng, họ trở nên bản ngã. Họ mang bầu không khí đó quanh bản thân họ về linh thiêng hơn ngươi. Họ bao giờ cũng đẩy mọi người khác sang bên. Họ bao giờ cũng tìm cách kết án, làm cho mọi người mặc cảm. Đây là cách bản ngã thoả mãn bản thân nó. Đây không phải là chỉ dẫn về người biết.

Người biết thì không bao giờ làm cho bất kì ai cảm thấy mặc cảm. Người biết giúp cho mọi người thoát ra khỏi những hình mẫu sai của họ, nhưng không làm cho họ cảm thấy mặc cảm. Đó là nghệ thuật lớn, nghệ thuật tuyệt vời nhất có đó. Nó rất tinh tế - phải vậy, vì khi bạn đang cố làm thay đổi một người, rất dễ làm cho người đó cảm thấy mặc cảm; điều đó là rất dễ vì sự việc là tinh tế và bạn đang chạm tới tính nhạy cảm của người đó. Và bạn đang cố thay đổi người đó, cho nên bằng cách nào đó này khác bạn đang nói, "Bạn sai như bạn đang vậy." Điều đó phải được tránh.

Con người không sai, không bao giờ sai. Điều đó nên vẫn còn là điều nền tảng. Con người trong cốt lõi bên trong nhất của mình bao giờ cũng đúng - cho dù người đó có thể phạm phải vài lỗi trên bề mặt. Nhưng những lỗi đó là tạm thời, không mấy giá trị. Nhưng cái thiện nền tảng của người đó, tính thiện tự nhiên của người đó, là tuyệt đối.

Một khi một người bắt đầu cảm thấy mặc cảm, bạn đã làm ô nhiễm tính thiện tự nhiên của người đó. Bạn đã làm tổn thương người đó sâu sắc; bạn đã tạo ra vết thương trong linh hồn của người đó. Cho nên nghệ thuật là không bao giờ tạo ra vết thương trong linh hồn. Thầy thực bao giờ cũng gián tiếp. Thầy thay đổi mọi người, thầy biến đổi mọi người, nhưng cách thức của thầy bao giờ cũng gián tiếp. Người đang được thay đổi và biến đổi không bao giờ đi tới biết điều đó - hay chỉ đi tới biết khi người đó đã được thay đổi, khi người đó đã được biến đổi. Thế thì người đó cảm thấy biết ơn.

Cái chạm của thầy là cái chạm rất tinh tế. Nó không bao giờ xúc phạm, nó không bao giờ hùng hổ, nó không bao giờ bạo hành. Không có kết án trong nó. Có từ bi. Có yêu. Có ham muốn lớn để giúp đỡ, để là việc giúp đỡ, nhưng không có nỗ lực theo bất kì cách nào, cho dù là hơi chút, để làm người ngày cảm thấy rằng mình là sai.

Một khi bạn làm cho một người cảm thấy người đó sai, bạn đã tạo ra rào chắn trong quá trình biến đổi của người đó. Vì một khi người đó nghĩ, "Mình sai," người đó mất hi vọng. Nếu người đó cảm thấy mặc cảm người đó trở nên bị đóng lại; người đó không còn mở với bạn. Một khi người đó cảm thấy mặc cảm, người đó trở nên phòng thủ. Một khi người đó cảm thấy mặc cảm, người đó bắt đầu tranh đấu chống lại. Và nếu người đó bị làm cho cảm thấy mặc cảm lặp đi lặp lại, người đó bắt đầu chấp nhận ý tưởng: "Đây là cách mình vậy. Khi mọi người nói, 'Bạn sai,' thế thì mình phải sai." Thế thì người đó bắt đầu cố chấp vào cái sai của mình. Thế thì người đó nói, "Bây giờ, mọi người đều nói mình sai cho nên mình sai, và không có khả năng nào của mình để đúng cả. Vậy sao bận tâm? Thế thì cứ là như mình vậy đi. Đây là số phận của mình! Đây là cách mình đã được Thượng đế tạo ra. Đây là cách bố mẹ mình đã nuôi dưỡng mình lên. Đây là cách xã hội đã ước định mình." Cả nghìn lẻ một giải thích người đó sẽ tìm ra, và người đó thảnh thơi... người đó sẽ quên mọi khả năng của trưởng thành.

Đừng bao giờ kết án con người, đừng bao giờ làm cho con người cảm thấy mặc cảm. Đó là tội lỗi. Thay vì thế, khi bạn thấy một người đang làm cái gì đó sai, gợi ra tính thiện tự nhiên của người đó đi! Nhắc nhở người đó về Đạo, về vương quốc ở bên trong, của bản tính thiêng liêng của người đó. Nhắc nhở người đó về bản tính thiêng liêng của người đó trước, và với việc nhớ lại đó người đó sẽ có khả năng thấy cái gì sai mà mình đang phạm phải. Bạn thậm chí sẽ không được cần tới để chỉ ra điều đó - tự bản thân người đó sẽ biết.

Đem ánh sáng lại cho người đó đi! Đừng nói với bất kì ai, "Bạn đang loạng choạng và bạn đã làm vỡ cái này và bạn đã ngã lên bàn này và bàn này bị lật ngược lại" - đừng nói cái gì như thế. Đem ánh sáng vào và trao ánh sáng cho người đó, và người đó sẽ biết người đó đã làm gì. Nhưng từ phía bạn sẽ không có chỉ dẫn nào về bản thể người đó sai, trong cái sai.

Người này nói, "Thưa ngài tôn kính, một trong các đệ tử của ngài đang phản đối hành vi của những người ở khu phố này."

Đây là dấu hiệu của đệ tử ngu. Và khi tôi nói 'ngu' tôi không ngụ ý rằng người đó không thông thái - người ngu có thể thu thập nhiều tri thức. Người thông thái bao giờ cũng là người ngu. Trở thành thông thái là cách thức của họ để che giấu cái ngu của họ. Họ treo các chứng chỉ và bằng cấp quanh bản thân họ, và điều đó cho cảm giác thoải mái! Ngoại trừ người ngu, ai chăm lo về bằng cấp và tính học giả và chứng chỉ và các kì thi mà bạn đã qua? Bao giờ cũng chính người ngu mới trở nên quan tâm tới những thứ này. Đây là cách thức của người đó để chứng minh cho thế giới rằng "Tôi không ngu." Nhưng trong chính nỗ lực chứng minh rằng "Tôi không ngu," bạn đang đơn giản tuyên bố rằng bạn ngu.

Người trí huệ không cần chứng minh rằng người đó là trí huệ - trí huệ của người đó là đủ, là bằng chứng cho bản thân nó. Nó là hiển nhiên. Nó không cần chứng chỉ, nó không cần bằng cấp, nó không cần tính học giả.

Jan-Fishan đi vào trong đám đông và nói với tín đồ của mình, "Tự ông giải thích đi."

Đây là tình huống nóng. Mọi người có đó và đệ tử này đang kết án họ và, tất nhiên, anh ta láu lỉnh, logic. Anh ta có thể chứng minh bằng kinh sách; anh ta có thể trích dẫn kinh sách và chứng minh cho họ rằng họ sai, rằng hành vi của họ là sai. Và anh ta đang làm điều đó. Đột nhiên Thầy xuất hiện trong đám đông và nói, "Tự ông giải thích đi! Ông đang làm gì?"

Đệ tử này nói, "Những người này đã có tính thù địch."

Bây giờ, nếu bạn trí huệ, không thể nào nói điều này được. Khi mà bạn không có bản ngã nào đó trong mình, bạn không thể cảm thấy bất kì ai là thù địch được. Nếu bạn có vết thương ở chân và ai đó chạm vào nó, nó đau - nhưng không bởi vì việc chạm của người đó. Đau là vì vết thương. Nếu người đó chạm vào chỗ nào đó khác, điều đó sẽ không gây đau. Bị đau là vì vết thương, không phải vì cái chạm của người đó. Bất kì khi nào bạn cảm thấy ai đó thù địch với bạn, nhớ cho rõ: bạn phải có bản ngã rất rất mạnh - người đó đã chạm vào vết thương, người đó đã dí ngón tay vào bản ngã của bạn. Do đó người đó có vẻ thù địch; bằng không, không có vấn đề gì! Người đó chỉ là bản thân người đó. Làm sao người đó có thể thù địch với bạn được? Và cho dù người đó có thù địch, đó là vấn đề của người đó; điều đó không nên trở thành vấn đề của bạn.

Phật bị mọi người xúc phạm nhiều lần, đá ném vào ông ấy, mọi người lăng mạ ông ấy... ông ấy mỉm cười. Có lần ông ấy nói với một nhóm người đã tới với thái độ rất thù địch, "Ta cảm thấy tiếc cho các ông. Các ông gần như phát rồ! Các ông phải sôi lên bên trong. Ta cảm thấy tiếc cho các ông. Ta có thể làm gì để giúp các ông đây? Làm sao ta có thể làm các ông dịu xuống được? Các ông đang trong cơn sốt tâm linh!"

Ông ấy không nói gì về bản thân ông ấy cả. Ông ấy không nói, "Các ông đang thù địch với ta." Ông ấy không nói, "Sao các ông thù địch với ta?" Ông ấy không nói gì nhắc tới bản thân ông ấy; điều đó không phải là vấn đề chút nào.

Ai đó hỏi, "Nhưng chúng tôi đang thù địch với ông, còn ông lại cảm thấy tiếc cho chúng tôi sao? Chúng tôi là kẻ thù! Chúng tôi muốn nhổ bật gốc ông cùng học thuyết của ông hoàn toàn. Và ông cảm thấy tiếc cho chúng tôi sao?"

Và Phật nói, "Vâng. Các ông có thể thù địch từ phía các ông. Chẳng hạn," Phật nói, "các ông có thể ném bó đuốc đang cháy xuống sông - nó vẫn còn lửa cho tới khi nó chạm vào sông. Khoảnh khắc nó chạm vào sông, nó dịu xuống. Ta đang mát mẻ. Các ông ném lửa vào ta - nó vẫn còn là lửa từ phía các ông, nhưng khoảnh khắc nó chạm tới ta nó trở thành mát mẻ. Nó biến mất! Ta không tổn thương, các ông không thể làm tổn thương ta được - vì người vẫn bị tổn thương không còn nữa. Bản ngã đó mất rồi.

"Ta đã tìm nó, và nó đã không được tìm thấy. Không có ai bên trong ta - làm sao các ông có thể thù địch với ta được? Ta không có - làm sao các ông có thể thù địch với ta được?"

Đệ tử này nói, "Những người này đã có tính thù địch."

Mọi người kêu lên, "Điều đó không đúng: ngược lại, chúng tôi đang tôn vinh ông ấy vì ngài."

"Họ nói gì?" thầy hỏi.

"Họ nói, 'Hoan hô, học giả vĩ đại!' Tôi bảo họ rằng chính dốt nát của các học giả mới thường phải chịu trách nhiệm cho sự lẫn lộn và tuyệt vọng của con người."

"Và họ nói với tôi, 'Hoan hô, học giả vĩ đại!' Và tôi đã kết án các học giả - như người Sufi bao giờ cũng làm - tôi đã kết án các học giả và tính học giả. Và những người ngu này, họ nói, 'Hoan hô, học giả vĩ đại!' Đây là xúc phạm. Đây là thù địch với tôi.

"Tôi đang nói rằng các học giả là những người đã tạo ra khổ trên thế gian, và họ đã gọi tôi là học giả! Những người này phải được làm cho đúng."

Jan-Fishan nói, "Chính tính tự phụ của học giả phải chịu trách nhiệm, rất thường vậy, cho khổ của con người. Và chính tính tự phụ của ông trong việc tuyên bố là khác hơn học giả, mới là nguyên nhân cho sự xáo động này. Không là học giả, điều bao gồm sự tách rời khỏi chuyện nhỏ mọn, là thành tựu. Các học giả hiếm khi trí huệ, chỉ là những người không hề thay đổi bị chất đầy bởi ý nghĩ và sách vở.

Thầy đang nói, những người này là người nghèo, người hồn nhiên. Họ không hiểu phân biệt lớn, tinh tế giữa các lời. Họ đã không thù địch với ông! Tương ứng với bản thân họ, họ đang ca ngợi ông. Họ đang nói rằng ông không là người thường - ông là học giả lớn. Từ phía của họ, không cái gì sai. Và từ đâu ông đã có tính tự phụ này rằng ông đã đi ra ngoài tính học giả? Đây thậm chí là bản ngã lớn hơn, khi nghĩ rằng ông đã đi ra ngoài tính học giả.

Rất khó đi ra ngoài tri thức, ra ngoài tuyên bố về tri thức. Đó là bước cuối cùng trong cuộc hành trình. Khoảnh khắc một người đi ra ngoài tri thức, người đó trở nên chứng ngộ. Bởi vì khoảnh khắc tri thức bị bỏ đi, người đó đi lại vào trong vườn Eden.

Tri thức không phải là chiếc cầu: nó là rào chắn. Khoảnh khắc rào chắn biến mất, bạn đột nhiên thấy rằng bạn bao giờ cũng ở nhà. Bạn chưa bao giờ rời khỏi nó. Bạn đã không đi đâu cả. Nhưng nhớ cho: đi tới điểm đó là sự hoàn thành rất lớn. Tại sao?

Bình thường, con người là dốt nát - dốt nát gây đau. "Tôi là người dốt, tôi kém cỏi."

Một trong những sannyasin của tôi, một sannyasin đẹp, là Shanti. Cô ấy liên tục viết các câu hỏi lặp đi lặp lại rằng "Osho ơi, tôi cảm thấy rất kém cỏi, vì tôi chỉ có thể làm công việc lau dọn hay tôi có thể chuẩn bị thức ăn. Tôi không thể là người lãnh đạo nhóm lớn. Tôi không thể làm được cái gì đó quan trọng. Tôi không thể là biên tập viên lớn. Tôi rất kém cỏi."

Bây giờ, Shanti đáng thương này đang khổ một cách không cần thiết. Toàn thể công việc của tôi bao gồm việc lau dọn! Tôi đang làm cái gì khác ở đây? Và chuẩn bị thức ăn - tôi đang làm cái gì khác nữa, Shanti? Bạn ở ngay cạnh tôi!

Nhưng tâm trí liên tục nghe những ý tưởng này: "Tôi chỉ lau dọn hay chuẩn bị thức ăn, và tôi không phải là người lãnh đạo nhóm lớn, nhà trị liệu, biên tập viên, hay ai đó quan trọng trong văn phòng. Tôi chả là ai cả." Nó liên tục hỏi, "Tôi phải làm gì?"

Đây là câu hỏi mọi đứa trẻ đều hỏi lúc ban đầu: "Con phải làm gì để trở thành quan trọng, để là ai đó đặc biệt trên thế giới?" Và chỉ có vài cách thức: hoặc là có tiền, nhiều hơn người khác có, và bạn sẽ là đặc biệt; hoặc có nhiều quyền, quyền lực chính trị, hơn người khác có, và bạn sẽ đặc biệt; hoặc có nhiều tri thức hơn người khác có và bạn sẽ đặc biệt. Hoặc, nếu bạn không thể làm được cái gì khác thế thì ít nhất từ bỏ mọi thứ và trở thành mahatma lớn. Nhưng làm cái gì đó! Là đặc biệt!

Phức cảm kém cỏi bên trong liên tục kéo và thao túng bạn làm cái gì đó để cho bạn có thể nổi bật lên, bạn có thể nổi tiếng, để cho mọi người biết bạn là ai.

Bạn có thể có tiền. Điều đó không khó - nhiều người ngu có tiền. Bạn có thể trở nên có quyền lực chính trị, không phải là vấn đề - chỉ người ngu mới trở thành người có quyền lực chính trị. Bạn muốn thu thập tri thức: nhiều người ngu thế có nhiều bằng cấp và tính học giả thế, tên tuổi, danh tiếng. Điều đó không khó chút nào! Nhưng sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn như cũ: không thay đổi.

Đây không phải là cách biến đổi con người bạn. Bạn muốn có nhiều tri thức nhất có thể được, nhưng làm sao điều đó sẽ làm cho bạn biết nhiều hơn? Có thể người khác sẽ nghĩ bạn biết nhiều thế, nhưng bạn, sâu bên dưới, sẽ biết hoàn toàn rõ: "Điều này chỉ là trong trí nhớ. Bản thể tôi vẫn còn không bị nó động chạm tới."

Và thế rồi, một ngày nào đó, bạn có thể thu thập sự tự phụ khác, lớn nhất có đó, rằng "Tôi từ bỏ tất cả những tri thức này nữa. Bây giờ tôi sẽ giống như Socrates - người nói chỉ mỗi một điều, rằng ông ấy không biết gì."

Nhưng sâu bên dưới bạn vẫn hi vọng rằng mọi người sẽ nghĩ bạn là một Socrates. Bạn là một Socrates nhựa, tổng hợp, chỉ gắn lại, không phải là Socrates thực. Socrates thực là việc hoàn thành lớn.

Socrates thực xảy ra thế nào? Đó không phải là bằng việc từ bỏ tri thức và tuyên bố, "Tôi đã từ bỏ tri thức, tôi không còn là học giả nữa, tôi không coi tính học giả có giá trị gì " - không theo cách đó. Socrates thực xảy ra chỉ khi, dần dần, dần dần bạn hiểu tính không thể biết được của cuộc sống và sự tồn tại - tính không thể nào biết được của sự tồn tại, tính như thế tuyệt đối của sự tồn tại. Và không có cách nào để biết nó, vì chúng ta là nó! Không phải là bạn từ bỏ tính học giả, không, nhưng là bạn rơi vào trong tình yêu với bản thân cuộc sống. Không phải là bạn đốt kinh sách - điều đó rất dễ. Ngay cả trong đốt kinh sách bạn đang chú ý quá nhiều tới kinh sách; chúng vẫn là quan trọng cho bạn.

Có một bức tranh nổi tiếng về một Thiền sư đốt kinh sách. Nếu như tôi mà ở đó tôi chắc đã bảo ông ấy, "Sao đốt chúng? Sao nhận nhiều rắc rối thế? Giữ chúng lại, và nếu đôi khi ông chẳng có gì khác để đun trà, ông có thể dùng chúng. Nhưng sao nhận nhiều rắc rối thế trong việc đốt đống lửa lớn? Ông có thể nấu thức ăn cho ông một ngày nào đó nếu cần - chả bị ai nhìn, không bị phô trương. Đây là việc phô trương: đem mọi kinh sách của ông ra bãi chợ và đốt chúng ở đó. Đó là phô trương. Ông lại hi vọng rằng "Bây giờ mọi người sẽ biết đây là Socrates thực."

Đây không phải là cách trở thành một Socrates thực.

Không phải là đi ngược lại kinh sách mà cái thực xảy ra: chính việc đi sâu hơn vào trong sự tồn tại và hiện hữu mà cái thực xảy ra. Kinh sách bị quên đi! Và thỉnh thoảng người ta có thể nhìn vào trong chúng, vì chúng là những khẳng định của những thầy cũ, những khẳng định hay. Tất nhiên, bạn không thể trở thành người biết qua chúng, nhưng chúng có thể là những nhân chứng lớn cho việc biết của bạn.

Chắc chắn, nếu bạn thấy mặt trời mọc và bạn thích thú và nhảy múa cùng nó, và một ngày nào đó bạn bắt gặp vài dòng hay vô cùng của Kalidas về mặt trời mọc, bạn sẽ ngạc nhiên: ông ấy đã nói điều bạn muốn nói! nhưng bạn không thể nói được. Bạn không có phẩm chất đó để diễn đạt. Không phải mọi người đều là Kalidas.

Nhớ cho: mọi người có thể trở thành vị Phật, nhưng không phải mọi người có thể trở thành một Kalidas. Mọi người có thể trở thành vị Phật, nhưng không phải mọi người có thể trở thành một Mozart hay Beethoven. Tiềm năng của mọi người là trở thành vị Phật, vì Phật là bản tính của bạn. Nhưng đây là những phẩm chất, tài năng đặc biệt. Một Kalidas là một Kalidas! Ông ấy có thể hát bài ca mà không ai khác có thể có khả năng hát lần nữa. Một Shakespeare là một Shakespeare - cách ông ấy có thể gắn các lời lại với nhau... không ai có thể có khả năng gắn những lời đó lại theo cùng cách một lần nữa. Ông ấy là nhà ảo thuật với lời, bạn có thể không vậy.

Kinh sách là tốt! Bạn không thể trở nên trí huệ qua chúng, nhưng ngày bạn trở nên trí huệ bạn có thể thích thú kinh sách. Bạn có thể đi vào trong chúng - nhìn chỗ này chỗ nọ - và vui mừng mênh mông nảy sinh qua chúng nữa! Vì đột nhiên một cái nhìn vào trong đã xảy ra cho bạn được ai đó khác diễn đạt từ năm nghìn năm trước. Thế thì bạn không chỉ được móc nối với sự tồn tại qua không gian, bạn được móc nối với sự tồn tại qua thời gian nữa. Một loại mở rộng mới xảy ra. Năm nghìn năm trước, ai đó đã hát bài ca trong Vedas, và một ngày nào đó, đọc nó, đột nhiên bạn thấy người đó đã trộm lời của bạn! Năm nghìn năm đã biến mất. Giữa bạn và người không biết đó, vô danh, đã nảy sinh một mối quan hệ, một tình bạn, một tình yêu, một sự thân thiết. Người đó đã trở thành người đương đại của bạn. Bạn không tách rời chút nào nữa! Người đó đã thấy mọi thứ theo cách bạn thấy chúng; người đó đã thốt ra những điều mà bạn muốn thốt ra nhưng bạn không thể thốt ra được.

Đây là hai chiều: một chiều là qua không gian. Tôi là người đương đại với bạn qua không gian. Bạn đang ngồi trước tôi - chúng ta là người đương đại. Tôi là đương đại với Phật, với Jesus, với Krishna, với Rumi, với Hillaj... và với hàng nghìn người nữa, qua thời gian. Họ cũng ngồi đích xác ở trước tôi như bạn đang ngồi trước tôi. Bạn đang ngồi trước tôi trong không gian, họ đang ngồi trước tôi trong thời gian.

Cho nên khi tôi nói cái gì đó về Phật, Mohammed, Lão Tử, tôi không nói về những nhân vật lịch sử - tôi đang nói về những người đương đại của tôi. Và cuộc sống được làm giầu có mênh mông khi bạn có thể có Phật ở một bên và Lão Tử ngồi bên kia, và nhấm nháp chén trà. Cuộc sống giầu có vô cùng.

Tôi không nói đốt sách. Chúng có giá trị, nhưng chúng có giá trị chỉ cho những người biết cách đi vào cho cuộc sống và sự tồn tại. Thế thì họ có thể đi vào ngay cả trong sách vở, vì chúng là một phần của cuộc sống. Nhưng nếu bạn không thể đi vào trong cây, trong sự hiện hữu của cây, làm sao bạn có thể đi vào trong sự hiện hữu của sách được? Không thể được. Cây sống động hơn, đương đại với bạn trong không gian. Bạn có thể ôm nó. Sách có thể trở thành đương đại cho bạn chỉ trong thời gian - với điều đó bạn sẽ phải trưởng thành, bạn sẽ phải mở rộng. Bạn sẽ phải trở thành khổng lồ tới mức thời gian và không gian cả hai đều biến mất trong bạn. Thế thì chư Phật quá khứ không chỉ là đương đại của bạn, mà cả chư Phật tương lai nữa. Thế thì toàn thể sự tồn tại là tồn tại trong khoảnh khắc này, lên cao trào, hợp lưu lại trong khoảnh khắc này. Mọi thứ đã hiện hữu, mọi thứ đang hiện hữu, và mọi thứ sẽ hiện hữu, đều hợp lưu vào trong ở đây bây giờ này. Và thế thì cái đẹp là mênh mông, và phúc lành là không kể xiết, không đo được.

Thầy hỏi, "Họ đã nói gì? Sao ông cảm thấy rằng họ thù địch?"

"Họ nói,' đệ tử này nói, 'Hoan hô, học giả vĩ đại!' Tôi bảo họ rằng chính dốt nát của các học giả mới thường phải chịu trách nhiệm cho sự lẫn lộn và tuyệt vọng của con người."

Anh ta đã nói điều đó, nhưng anh ta đã nói điều đó mà không biết điều đó. Anh ta đã nghe nó. Anh ta đã lặp lại nó; nó đã là việc lặp lại máy móc. Anh ta đã là con vẹt.

Và nguy hiểm đó bao giờ cũng có đó cho các đệ tử: Họ có thể trở thành vẹt. Nguy hiểm đó phải được tránh. Nguy hiểm đó là lớn! Và nó tới từ từ và thấm vào trong máu và xương bạn tới mức bạn sẽ không bao giờ trở nên nhận biết về nó.

Các đệ tử liên tục lắng nghe, lắng nghe, lắng nghe và một ngày nào đó họ bắt đầu lặp lại. Và họ đã quên hoàn toàn rằng điều họ đang nói không phải là của riêng họ. Đừng bao giờ lặp lại điều không phải là của riêng bạn! vì bạn sẽ lâm vào trong rắc rối. Nó sẽ vẫn còn hình thức. Và nó sẽ hình thức tới mức toàn thể bản thể bạn sẽ mâu thuẫn với nó. Bạn sẽ nói điều này và bạn sẽ làm điều khác - vì việc làm của bạn sẽ tới từ bạn, còn việc nói của bạn sẽ tới mọi điều bạn đã nghe. Điều này tạo ra tình huống lưỡng phân và rất nực cười.

Bất kì khi nào bạn lặp lại cái gì đó mà bạn không hiểu, toàn thể cuộc sống của bạn sẽ mâu thuẫn với nó, sẽ làm ngược lại nó.

Tôi đã đọc một giai thoại hay:

Người Philadelphia bao giờ cũng được để ý vì phấn đấu của họ hướng tới việc hoàn thiện, như câu chuyện sau minh hoạ:

Fenton, tới thăm Thành phố Tình huynh đệ, quyết định đi ăn tối trong một nhà hàng dành riêng của Philadelphia.

"Ông gọi món ạ?" người phục vụ hỏi.

"Tôi sẽ gọi đĩa thịt băm viên," Fenton đáp sau khi xem thực đơn.

Trong vài phút người phục vụ quay lại. Anh ta mở đĩa thịt hầm làm lộ ra hai miếng thịt băm viên. Từ một túi người phục vụ đưa ra một cái kẹp bạc và dùng chúng anh ta chuyển viên thịt lên đĩa của thực khách.

"Chúng tôi không bao giờ chạm vào bất kì cái gì bằng tay," người phục vụ nói, vừa mỉm cười.

"Rất hay," Fenton nói.

"Sạch sẽ là khẩu hiệu của chúng tôi," người phục vụ vặn lại. "Và chúng tôi không bao giờ chạm vào bất kì cái gì bằng tay."

"Tuyệt vời!"

"Chúng tôi thậm chí có một qui tắc đặc biệt về việc tới phòng tắm. Ông có thấy mẩu dây nhỏ gắn vào tạp dề của tôi không?"

"Tôi để ý mọi người phục vụ đều có chúng. Nó để làm gì vậy?"

"Thế này," người phục vụ nói, vừa đặt một miếng khoai tây lớn lên đĩa của Fenton bằng chiếc kẹp bạc, "nếu tôi phải đi vào nhà vệ sinh, tôi chỉ cần kéo khoá quần và lấy nó ra bằng mẩu dây đó. Theo cách đó mọi thứ vẫn còn vệ sinh."

"Nhưng làm sao ông cho nó vào lại?" Fenton hỏi.

"Tôi không biết về những người đàn ông khác," người phục vụ nói, "nhưng tôi dùng cái kẹp này. Chúng tôi chưa bao giờ chạm vào bất kì cái gì bằng tay."

Đó là tình huống... khi bạn chỉ lặp lại, khi bạn đã học một nghi lễ mà đã không trở thành sự hiện hữu của bạn, toàn thể cuộc đời bạn sẽ làm ngược lại nó. Trên bề mặt bạn sẽ xoay xở, nhưng cuộc sống không được sống chỉ trên bề mặt; nó có nhiều tầng.

Vấn đề cho đệ tử là ở chỗ anh ta nghe chân lí lớn. Thầy liên tục chia sẻ bất kì cái gì thầy đã kinh nghiệm. Bạn có thể trở thành con vẹt. Nhớ điều đó. Lắng nghe, học, nhưng nói với mọi người chỉ khi nó đã trở thành kinh nghiệm của bạn, đừng bao giờ trước đó.

Bạn có thể chia sẻ chỉ kinh nghiệm của bạn, và thế thì nó có cái đẹp. Khi bạn bắt đầu nói về kinh nghiệm của ai đó, nó là xấu. Và bạn có thể lặp lại cùng lời! - điều đó không phải là vấn đề.

"Họ nói, 'Hoan hô, học giả vĩ đại!' Tôi bảo họ rằng chính dốt nát của các học giả mới thường phải chịu trách nhiệm cho sự lẫn lộn và tuyệt vọng của con người."

Bạn có thể hiểu chỉ điều bạn có thể hiểu trong khoảnh khắc nào đó. Thầy nói từ cách nhìn của thầy. Bạn hiểu từ năng lực của bạn. Thầy giống như đại dương; bạn có cốc nhỏ của bạn - bạn không thể chứa được đại dương. Để chứa đại dương bạn sẽ phải phá vỡ cái cốc của bạn; thế thì bạn sẽ chứa đại dương. Đại dương không thể bị chứa trong cốc mảnh. Cái đầu phải bị vỡ ra hoàn toàn. Khi bạn vô đầu, bạn sẽ chứa đại dương.

Nhưng điều đó sẽ tới khi nó tới. Lúc ban đầu mọi người đều phải nghe từ cái đầu, và đầu liên tục giở thủ đoạn. Bạn nghe điều này, bạn hiểu cái hoàn toàn khác.

Đi qua cửa vào sáng sớm, một người say để ý tới một biển hiệu viết là Rung chuông gọi bác sĩ. Anh ta làm điều đó và một người mắt ngái ngủ bước tới cửa.

"Ông muốn gì?" người này hỏi.

"Tôi muốn biết tại sao ông không thể tự mình ông rung cái chuông chết tiệt này."

Điều được viết lên cửa Rung chuông gọi bác sĩ... Bây giờ người say đang say; anh ta hiểu trong trạng thái say riêng của mình. Anh ta phân vân tại sao bác sĩ không thể tự mình rung chuông được, tại sao cần tới ai đó khác.

Mọi người gần như say với tri thức, say với bản ngã, say với sự mù. Bằng cách nào đó họ xoay xở, chỉ bằng cách nào đó. Chính phép màu là làm sao mọi người liên tục xoay xở và sống trong bẩy mươi năm. Điều đó thực sự là phép màu.

Đôi thanh niên đang chuyên tâm hì hục một cách say mê trên ghế công viên thì có tiếng nói của cô gái, "Morris, anh bỏ kính ra được không? Chúng làm đau em." Anh ta nhanh chóng tháo chúng ra và trở lại công việc.

Sau một chốc, giọng cô gái lại được nghe thấy. "Morris, anh có thể đeo kính lại được không? Anh đang hôn ghế đấy."

Chỉ cái kính mỏng này, chỉ chút ít ý thức, và thế là đủ để tiến hàng công việc thường ngày của bạn. Nó là không đủ để đi vào trong thực tại. Thực tại sẽ cần mắt nhìn khắp bản thể bạn - mắt và mắt. Nó sẽ cần nhận biết lớn, nó sẽ cần thức tỉnh.

Cho nên đệ tử này đã nghe nói rằng các thầy nói rằng các học giả đã từng là nguyên nhân của khổ trên thế gian. Vâng, họ đã từng vậy. Không có hiểu họ đang nói gì, họ đã tạo ra nhiều khổ cho nhân loại. Không hiểu điều họ đang nói, họ đã từng khuyên mọi người. Họ đã đầu độc tâm trí mọi người.

Jan-Fishan nói, "Chính tính tự phụ của học giả phải chịu trách nhiệm, rất thường vậy, cho khổ của con người. Và chính tính tự phụ của ông trong việc tuyên bố là khác hơn học giả, mới là nguyên nhân cho sự xáo động này.

"Bây giờ ông đang thu thập tự phụ khác mà tinh vi hơn, tinh vi hơn tự phụ đầu. Ai đó nghĩ, 'Mình là học giả, học giả lớn.' Bây giờ ông đang nghĩ rằng ông đã từ bỏ mọi loại ấu trĩ - ông không còn là học giả nữa. Ông vẫn là học giả đấy."

Không là học giả, điều bao gồm sự tách rời khỏi chuyện nhỏ mọn, là thành tựu.

Không là học giả nghĩa là người ta không còn quan tâm tới điều tầm thường: người ta quan tâm chỉ tới cái thực, cái thực tối thượng. Người ta không quan tâm tới các lí thuyết thêm nữa: người ta chỉ quan tâm tới kinh nghiệm có tính tồn tại.

"Tại sao ông phí thời gian của ông?" Thầy nói với đệ tử. "Ông là ai mà dạy những người này? Họ có thể dốt nát, họ có thể không biết nhiều như ông biết, nhưng họ đã không ngụ ý bất kì hàng rào nào với ông. Họ đã nghĩ rằng gọi ai đó là học giả lớn là tỏ ý kính trọng. Nhìn vào ý định của họ mà xem. Ý định của họ là tốt. Họ là những người hồn nhiên, Bây giờ ông đang làm cho họ lẫn lộn. Ông không giúp cho họ trở nên rõ ràng hơn. Bây giờ ông sẽ tạo ra nỗi sợ trong họ; bây giờ họ sẽ sợ ngay cả việc dùng từ 'học giả'. Và họ sẽ lúng túng làm sao để kính trọng ai đó.

"Và ông không có việc hoàn thành đó, vì không là học giả là loại tâm thức cao nhất."

Trạng thái thứ nhất là dốt nát, trạng thái thứ hai là tri thức, nhưng cả hai là tương tự nhau theo một cách nào đó.

Trạng thái thứ nhất là dốt nát vô ý thức, và trạng thái thứ hai là tri thức vô ý thức. Và trạng thái thứ ba là dốt nát có ý thức. Cái thứ nhất quay lại, nhưng với dạng mới. Hiền nhân lại trở thành đứa trẻ, vòng tròn là đầy đủ - nhưng theo một cách khác toàn bộ. Một cách có ý thức người ta lại trở thành đứa trẻ - đây là tái sinh.

Jesus nói: Chừng nào các ông chưa được sinh ra lần nữa các ông sẽ không có khả năng vào trong vương quốc của Thượng đế. Đây là tái sinh: Chừng nào bạn chưa trở thành đứa trẻ lần nữa, chừng nào bạn chưa trở thành dốt nát lần nữa, với ý thức tuyệt đối rằng không có cách nào để biết, rằng không có gì để biết, rằng không có ai để biết... để cho cả ba điểm của tri thức đơn giản biến mất vào trong quên lãng, và thế rồi tính như thế của sự tồn tại mở ra. Có cực lạc lớn và phúc lành lớn.

Vâng, yêu có đó và nhảy múa có đó và mở hội có đó, nhưng không có tri thức. Đó là việc hoàn thành lớn lao. Và với điều đó người ta cần tách rời khỏi những thứ nhỏ mọn.

"Tại sao ông bận tâm về những người này và điều họ đã nói? Tại sao ông quan tâm nhiều thế tới lời? Và ông không thể thấy được tính tự phụ của ông sao? - rằng bằng việc cố dạy cho họ rằng học giả là nguyên nhân của khổ, ông đang cố gắng theo cách tinh vi để tuyên bố, để đề nghị, rằng ông không là học giả - và ông là một học giả, vì bất kì cái gì ông đang nói cũng đều không phải là kinh nghiệm riêng của ông. Ông đã nghe ta nói điều đó và bây giờ ông đang lặp lại nó, như vẹt. Ông phải đã tìm những người này; những người này là nạn nhân."

Bất kì khi nào bạn có thông tin nào đó, bạn bắt đầu tìm ai đó có tâm trí mà bạn có thể rót nó vào; bằng không, nó tạo ra bất ổn. Không ai để ý, bạn liên tục tìm ai đó vô nhận biết. Bất kì khi nào bạn có thông tin nào đó, rất khó giữ nó bên trong bản thân bạn. Đó là lí do tại sao khó giữ bí mật, gần như không thể được. Nó trở thành nặng nề. Người ta muốn nói nó để được nhẹ gánh.

Rất khó giữ cái gì đó mà bạn đã đi tới hiểu và không nói nó cho người khác. Mọi người tìm, họ đi quanh, họ chờ đợi nạn nhân nào đó.

"Các học giả hiếm khi trí huệ, chỉ là những người không hề thay đổi bị chất đầy bởi ý nghĩ và sách vở..."

"Và ông cũng thế - ông không được thay đổi. Ông đã không được biến đổi. Ông đã trở nên có rất nhiều thông tin, điều đó là thực. Thông tin nhiều tới mức ông thậm chí không thể tiêu hoá được nó. Và điều ông làm ở đây chỉ là một loại thổ tả. Ông đang tống nó ra vào những người đáng thương này. Và họ đã không làm gì cả! Ông đã chỉ tìm cái cớ: 'Các ông thù địch - các ông gọi tôi là học giả lớn, và học giả là nguyên nhân của khổ của thế giới.'"

Không được thay đổi. Tri thức chưa bao giờ làm thay đổi bất kì người nào. Bạn vẫn còn như cũ, tri thức liên tục được tích luỹ lên cùng một mức. Và chừng nào mức này còn chưa thay đổi, chừng nào bạn còn chưa thay đổi trạng thái của tâm thức, không cái gì sẽ giúp ích. Bạn có thể có mọi kinh sách của thế giới ở bên bạn, nhưng bạn sẽ vẫn còn khổ như trước.

"Các học giả hiếm khi trí huệ, chỉ là những người không hề thay đổi bị chất đầy bởi ý nghĩ và sách vở."

Nhưng họ trở nên rất rất tự phụ, họ trở nên rất bản ngã.

Một người vừa mới được đề bạt làm phó chủ tịch đã khoe khoang quá nhiều về điều đó với vợ anh ta đến mức vợ anh ta cuối cùng phải vặn lại, "Phó chủ tịch rẻ tiền có hàng tá. Tại sao, ở siêu thị họ thậm chí còn có phó chủ tịch chịu trách nhiệm cắt xén."

Cáu tiết, anh chồng gọi điện cho siêu thị trong mong đợi để bẻ lại vợ mình. Anh ta yêu cầu nói với ông phó chủ tịch chịu trách nhiệm cắt xén.

"Loại nào?" là lời đáp. "Được đóng gói hay để rời?"

Chủ tịch và phó chủ tịch và các giáo sư và học giả, tất cả họ liên tục khoe khoang - họ là ai đó đặc biệt. Trên mũi họ có viết: "Nhìn xem tôi là ai. Tôi không phải là người thường đâu." Chỉ là các bản ngã được thổi phồng lên. Và chỉ một cái que nhỏ và quả bóng nổ tung.

Cảnh giác về nó đi. Cách thức của bản ngã là rất tinh ranh. Chừng nào người ta còn chưa rất rất nhận biết, nó liên tục tới lại từ cửa sau.

"Những người này đã cố tôn vinh ông. Nếu một số người nghĩ tâm trí là vàng, nếu đó là bùn của họ, kính trọng nó đi.

Điều này nên là cách tiếp cận của con người thực sự. Nếu đó là bùn của họ và họ nghĩ nó là vàng, sao quấy rối họ? Đó là bùn của họ. Họ kính trọng nó và nghĩ nó là vàng - cứ để cho họ hạnh phúc với bất kì cái gì họ nghĩ đi. Đừng quấy rối họ một cách không cần thiết. Và:

"Ông không phải là thầy giáo của họ."

Thầy được phép quấy rối, không ai khác. Tại sao? Vì nếu ai đó khác quấy rối mọi người, người đó sẽ chỉ quấy rối, người đó sẽ không có khả năng đặt lại tình trạng đầu. Người đó sẽ không có khả năng tạo ra hài hoà lần nữa.

Điều đầu tiên người đó sẽ quấy rối, và người đó sẽ không có khả năng tạo ra cái gì khác thay vào đó. Người đó sẽ phá huỷ toà nhà cũ... nó có thể đã cũ nát rồi, nhưng dầu vậy mọi người đã sống trong nó. Bây giờ họ sẽ ở dưới trời trong mưa, và dưới mặt trời nóng. Đừng phá nhà chừng nào bạn chưa thể xây dựng toà nhà khác và tốt hơn.

Nhớ điều đó: nếu bạn không thể đem chân lí cho mọi người, đừng lấy tin tưởng sai lầm của họ đi. Bằng không, họ sẽ bị bỏ lại trong phiền não thế, cuộc sống của họ sẽ trở thành không thể được. Ít nhất họ đã sống - với tin tưởng sai lầm họ đã hi vọng. Đừng phá huỷ niềm tin của mọi người nếu bạn không thể cho họ chân lí. Nếu bạn không thể cho họ tin cậy, đừng phá huỷ niềm tin của họ. Nếu bạn có thể cho họ đồng tiền thực, việc lấy đi đồng tiền giả là hoàn toàn tốt. Chỉ các thầy mới được phép, chỉ chư Phật mới được phép, để lay động, làm tan nát, phá huỷ, vì họ có thể tạo mới. Vì phá huỷ trong bản thân nó không phải là mục đích - mục đích là sáng tạo.

"Ông không nhận ra rằng, trong việc hành xử theo cách nhạy cảm và bướng bỉnh, ông đang hành động hệt như một học giả, và do đó xứng đáng với cái tên này, cho dù đó là tên gọi có nghĩa đó sao?

Thầy đã dùng tình huống này theo cách hay. Thầy đã làm cho đệ tử thấy tuyệt đối rõ ràng rằng anh ta đã hành động như một học giả - anh ta không biết một điều gì. Anh ta là người giả vờ. Nhưng anh ta có thể phá huỷ niềm tin của những người hồn nhiên đó, và anh ta có thể tận hưởng rằng anh ta có thể phá huỷ. Anh ta có thể biện minh, anh ta có thể làm im lặng những người đó - mặc dầu anh ta không thể thuyết phục, vì không biện luận nào đã bao giờ thuyết phục. Chỉ sự hiện hiện của thầy mới là nguồn thuyết phục, không phải biện luận.

"Canh giữ bản thân ông đi, con ta, Quá nhiều việc trượt khỏi con đường thành tựu tối cao - và ông có thể trở thành một học giả."

Trong thế giới của người Sufi, học giả là thứ bẩn nhất. Hừm? Nếu bạn thất bại nhiều lần từ con đường này bạn có thể trở thành học giả. Cũng hệt như người ta nói: Khi nhà thơ thất bại ông ấy trở thành nhà phê bình, đích xác theo cùng cách điều đó có thể được nói là: Khi hiền nhân không trở thành hiền nhân, người đó trở thành học giả.

Với bạn tôi cũng nói:

"Canh giữ bản thân ông đi, con ta, Quá nhiều việc trượt khỏi con đường thành tựu tối cao - và ông có thể trở thành một học giả."

Tính học giả, là bác học, không phải là thành tựu: nó là thất bại. Nó chỉ là việc an ủi. Bạn đã bỏ lỡ kho báu thực, và bây giờ bạn chỉ có những cuốn sách bẩn cũ - và đó là gánh nặng, không phải là giải thoát. Sách không thể giải thoát được. Thực ra, bản thân sách chờ đợi ai đó giải thoát chân lí khỏi chúng - làm sao chúng có thể giải thoát được bạn?

Khi thầy có đó, thầy giải thoát chân lí khỏi việc cầm tù của sách vở. Đó là lí do tại sao tôi đã chọn nhiều sách thế để nói tới. Nhiều chân lí bị cầm tù ở đó - chúng phải được giải thoát. Sách không thể giải thoát được bạn; làm sao sách chết có thể giải thoát được bạn? Chân lí giải thoát. Và nếu bạn biết chân lí, bạn có thể giải thoát chân lí khỏi sách nữa.

Nhưng nhớ: điều này là không thể được nếu bạn chỉ trở thành học giả. Điều này là có thể chỉ khi bạn trở thành hiền nhân. Và hiền nhân là ai? Lại là đứa trẻ. Đứa trẻ đã liên tục hiểu ra cái vô tích sự của tri thức, và đã hiểu cái đẹp tối thượng của dốt nát.

Xem tiếp Chương 10 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post