Chương 9. Người lạ với bản thân mình

Chương 9. Người lạ với bản thân mình

Price:

Read more

Thầy Hoàn Hảo (Tập 2) - Osho

Bài nói về câu chuyện Sufi

Chương 9. Người lạ với bản thân mình


Chuyện kể rằng thầy Sufi, Ibrahim Ben Adam, một hôm đang ngồi trong rừng quang thì hai thầy tu lang thang tiến tới ông ấy. Ông ấy đón chào họ, và họ nói về các vấn đề tâm linh mãi cho tới khi chạng vạng tối.

Ngay khi đêm buông xuống, Ibrahim mời các lữ khách làm thực khách của mình. Họ đồng ý ngay, bàn được dọn ra với những thức ăn ngon lành nhất xuất hiện trước mắt họ.

"Ông đã là thầy tu đạo Hồi được bao lâu rồi?" Một trong số họ hỏi Ibrahim. "Hai năm," ông ấy nói.

"Tôi đã từng theo con đường Sufi trong gần ba thập kỉ và năng lực đến mức như ông đã chỉ cho chúng tôi đã không bao giờ biểu lộ cho tôi," người này nói.

Ibrahim không nói gì.

Khi thức ăn gần hết, một người lạ trong bộ áo choàng xanh lục đi vào trảng. Người đó ngồi xuống và ăn chung một số thức ăn.

Mọi người nhận ra bằng cảm giác bên trong rằng đây là Khidr, người hướng dẫn bất tử của mọi người Sufi. Họ muốn ông ấy truyền lại trí huệ nào đó cho họ.

Khi ông ấy đứng dậy ra đi, Khidr đơn giản nói, "Hai thầy tu các ông ngạc nhiên về Ibrahim. Nhưng các ông đã từ bỏ cái gì để đi theo con đường của thầy tu đạo Hồi?

"Các ông đã từ bỏ các mong đợi về an ninh và cuộc sống bình thường. Ibrahim Ben Adam là nhà vua hùng mạnh, và đã vứt đi chủ quyền của vương quốc Hồi giáo vùng Balkh để trở thành người Sufi. Đây là lí do tại sao ông ấy tiến xa phía trước các ông. Trong ba mươi năm của các ông nữa, các ông đã thu được sự thoả mãn qua bản thân việc từ bỏ. Đây đã là thanh toán của các ông. Ông ấy bao giờ cũng kiêng không tuyên bố bất kì thanh toán nào cho hi sinh của ông ấy."

Và khoảnh khắc tiếp Khidr biến mất.

Tôn giáo là thay đổi triệt để cách nhìn. Nó không chỉ là thay đổi cái nhìn ra. Nó không chỉ là thay đổi ý thức hệ - nó là thay đổi của chính bản thân việc hiện hữu. Do đó nó là triệt để - triệt để nghĩa là tận gốc rễ.

Tôn giáo không phải là một loại đổi mới, nó là việc gián đoạn khỏi quá khứ, nó là bước nhảy lượng tử. Do đó nó là cuộc cách mạng. Nó không chỉ là tiến hoá. Bạn không trưởng thành từ phi tôn giáo vào tôn giáo, bạn không thể trưởng thành. Nó không phải là trưởng thành chút nào.

Trưởng thành bao gồm cái cũ vẫn còn lại - không chỉ nó đã không mất đi: nó đã trở thành cái tôi được chứng minh. Bây giờ nó là phức tạp hơn, văn hoá hơn, được trang điểm hơn, có giá trị hơn.

Tôn giáo không phải là đổi mới. Nó là chết và tái sinh.

Ibrahim là nhà vua lớn. Tôn giáo tới với ông ấy như cái chết và việc tái sinh. Một đêm, ông ấy vừa mới trở mình trong giường - như những người giầu, các vua đều nhất định như vậy. Giấc ngủ đi xa. Giấc ngủ là đặc quyền của người nghèo. Chỉ người nghèo mới có thể đảm đương được việc ngủ. Họ không có gì để lo nghĩ, đó là lí do tại sao.

Ibrahim là nhà vua lớn. Cả nghìn lẻ một lo nghĩ bao giờ cũng chờ đợi. Ông ấy đã từng chịu chứng mất ngủ trong nhiều năm. Các ngự y đã chẳng giúp được gì. Đột nhiên ông ấy nghe thấy tiếng ai đó bước đi trên mái cung điện. Một cách tự nhiên, ông ấy trở nên sợ. Các vua rất sợ mọi người. Khi bạn có, bạn phải sợ - sợ mất nó. Những người không có có thể bạo dạn; nhưng những người có, làm sao họ có thể không sợ được? Ông ấy trở nên sợ... có thể kẻ thù nào đó, gián điệp nào đó. Ông ấy quát to, 'Ai đấy?'

Và người này cười, và tiếng cười là hoặc của người điên hoặc của vị Phật. Bởi vì chỉ hai loại người có thể cười tiếng cười đó - tiếng cười tới từ bụng, tiếng cười không có chính trị trong nó, tiếng cười không bị thao túng, tiếng cười không bị kiểm soát bởi tâm trí. Tiếng cười tới từ cốt lõi sâu nhất của bản thể người ta.

Đứa trẻ có thể cười giống điều đó, hay người điên, hay vị Phật. Ibrahim run rẩy hơn. Ông ấy nói, "Ông là ai ở đó? và tại sao ông cười? Trả lời câu hỏi đi: ông là ai ở đó và ông đang làm gì ở đó?"

Và người lạ nói, "Đừng lo nghĩ. Ta đánh mất con lạc đà và ta đang đi tìm nó."

Bây giờ, lạc đà không bị lạc trên mái cung điện. Làm sao chúng có thể lên tới đó được? "Người này phải điên, hoàn toàn điên rồi." Ibrahim gọi lính gác, bảo họ bắt giữ người này, nhưng họ không thể kiếm được ông ấy. Họ cố gắng vất vả, nhưng chả tìm thấy ông ấy ở đâu cả. Ông ấy đơn giản biến mất. Như đột nhiên ông ấy xuất hiện, ông ấy đột nhiên biến mất.

Nhà vua không thể ngủ được. Lo nghĩ khác của ông ấy có đấy, bây giờ lo nghĩ này đã có đó: "Người này là ai? Và ông ta muốn gì? Và tại sao ông ta cười? Và câu trả lời của ông ta là câu đố."

Ngày hôm sau, khi ông ấy ngồi trong triều đình trên ngai vàng, ông ấy vẫn còn nghĩ về tiếng cười kì lạ. Nó là tiếng cười tới mức bạn không thể dễ dàng quên được. Nó có vẻ huyền bí quanh nó. Nó đã xuyên thấu sâu trong chính trái tim của Ibrahim. Ông ấy thậm chí nhiều lần đã cảm thấy ghen tị - ông ấy không có khả năng của loại tiếng cười đó, tiếng cười hoang dã, tự phát. Và người này đùa sao?

Và thế rồi đột nhiên ông ấy nghe thấy cùng tiếng nói đó ở cổng. Một người đang cãi nhau với lính gác cổng, và tiếng nói này đích xác là một. Và người này đang nói, theo cách rất có thẩm quyền, "Ta muốn ở trong nhà này - đây là nhà trọ!" Và lính gác đang cố thuyết phục người đó: "Đây không phải là nhà trọ - đây là chỗ của nhà vua, chỗ ở cá nhân của vua!"

Nhưng người này vẫn kiên trì, và nói to tới mức nhà vua có thể nghe thấy điều đang diễn ra. Và người này nói, "Đây là nhà trọ. Và đừng cố lừa ta!"

Nhà vua bảo lính gác, "Đưa người này vào. Có thể người đó là người đã đi tìm lạc đà trong đêm trên mái. Bây giờ người đó đang gọi cung điện của ta, chỗ ở cá nhân của ta, là nhà trọ - nhà tự do cho mọi người ở. Đưa người này vào."

Người này được đưa vào. Không chỉ tiếng nói của người đó có vẻ có thẩm quyền, không chỉ tiếng cười của người đó là tiếng cười của người điên hay của vị Phật - chính sự hiện diện của người đó là rạng ngời, chói sáng. Mắt người đó bắt lửa với cái gì đó không biết. Người đó không phải là người thường. Cách người đó bước vào, Ibrahim cảm thấy, "Ông ta có vẻ giống hoàng đế hơn là ta giống - duyên dáng của ông ta, thanh lịch của ông ta." Và ông ta là kẻ ăn xin! Quần áo ông ta rách tả tơi, nhưng đằng sau quần áo này là một con người rạng ngời. Cái gì đó thiêng liêng! Cái gì đó rất hiếm hoi mà chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra. Nhà vua cảm thấy kính nể lớn.

Nhà vua lắp bắp. Ông ấy nói, "Tại sao? Ông nói gì với lính gác của ta? Và làm sao ông có thể rằng đây là nhà trọ. Đây không phải là nhà trọ! Đây là nhà của cá nhân ta. Ông điên hay cái gì?"

Và người này lại cười, cùng tiếng cười đó, và người này nói, "Ông đang nói về điều vô nghĩa gì vậy? Đây là nhà trọ - vì có thời ta đã tới trước đây nữa và trên ngai vàng này, cùng ngai vàng này, ta đã thấy ai đó khác. Và người đó cũng nói rằng đây là chỗ ở riêng của người đó. Người đó đâu rồi?"

Ibrahim nói, "Ông phải điên rồi - người đó là bố tôi. Bây giờ ông ấy chết rồi. Ta đã kế thừa vương quốc của ông ấy và cung điện của ông ấy."

Và người này nói, "Nhưng ta cũng đã tới một lần nữa, thậm chí trước điều đó, và đã có người khác, và ông ta cũng tuyên bố rằng đây là nhà của cá nhân ông ta. Ta đã từng tới nhiều lần, và ta bao giờ cũng thấy một người mới tuyên bố."

Ibrahim nói, "Đó là ông của tôi." Nhưng bây giờ Ibrahim có thể cảm thấy chân lí của phát biểu của người này, điều ông ấy định chỉ ra.

Và người này lại cười và người này nói, "Ông vẫn nói đây là nhà cá nhân của ông, nơi ở cá nhân của ông sao? Mọi người liên tục thay đổi... một hôm ta tới, ta thấy A; hôm khác ta tới, ta thấy B; hôm nay ta đã tới, ta đã thấy C. Và ngày mai, ta nói với ông, ta sẽ tới và ông sẽ không ở đây bây giờ! Đó là lí do tại sao ta nói đây là nhà trọ."

Chân lí là thân cận thế và lớn tiếng thế. Nó không chỉ là vấn đề của việc Ibrahim được thuyết phục về ý thức hệ, về triết lí, không - về mặt tồn tại ông ấy đã được chuyển đổi. Ông ấy sụp xuống dưới chân của người ăn xin đó và nói, "Ông ở lại trong nhà trọ đi - tôi ra đi. Tôi đã từ bỏ tất cả nó. Một khi tôi đã hiểu rằng đây là nhà trọ, thế thì tôi đang làm gì ở đây? Thế thì tôi phải tìm nhà tôi chứ. Cho nên tôi tiếp tục cuộc tìm kiếm của tôi và ông có thể ở lại đây. Và tôi biết ơn ông."

Đây là cách tôn giáo tới với Ibrahim; ông ấy không bao giờ nhìn lại sau. Ông ấy đơn giản đi ra khỏi cung điện, ra khỏi kinh đô. Không bao giờ nhìn lại sau. Nó không phải là từ bỏ có tính toán, láu lỉnh, tinh ranh; nó không phải là từ bỏ từ tâm trí. Nó có tính tồn tại. Nó không phải là vì: Chừng nào mình chưa từ bỏ thế giới mình sẽ không tìm ra Thượng đế. Không. Không có logic trong nó. Nó không là một bước có tính toán. Mọi bước có tính toán đều là tinh ranh. Và bạn không thể đạt tới Thượng đế bằng tính tinh ranh của bạn.

Tính toán là số học, logic, nhưng nó không là yêu. Và cánh cửa tới Thượng đế không phải là logic mà là yêu. Tính toán là của tâm trí, và tâm trí là rào chắn. Bạn bị ngắt kết nối với Thượng đế bởi tâm trí bạn. Bạn không thể được kết nối qua nó. Người ta phải bỏ nó. Và người ta phải bỏ nó một cách bất thần, không dần dần. Khi bạn bỏ nó một cách dần dần, bạn đơn giản nói rằng bạn còn chưa được thuyết phục về mặt tồn tại.

Khi bạn bắt gặp một con rắn trên đường, bạn không bỏ đi dần dần - bạn đơn giản nhảy ra! Đó là vấn đề có tính tồn tại. Bạn không suy ngẫm một cách triết lí về nó, liệu việc nhảy là đúng hay không: "Nhảy thế nào? Tư vấn ai? Theo kinh sách nào? Bản đồ nào sẽ có ích?" Không - bạn đơn giản nhảy! Bạn không để thời gian một khoảnh khắc cho tâm trí vận hành. Hành động tới một cách tự phát và toàn bộ. Và khi hành động là toàn bộ, nó có tính cách mạng. Và khi hành động là tự phát, nó có tính tôn giáo - thế thì nó là cách mạng, thế thì nó là thay đổi triệt để tầm nhìn.

Khi nhà bạn cháy, bạn đơn giản chạy ra khỏi nó! Bạn không đắn đo về vấn đề ủng hộ và chống đối. Bạn không lấy các bước có tính toán. Bạn quên mọi nghi lễ, xã giao. Bạn có thể đang tắm, bạn có thể trần truồng, và nếu nhà bị cháy, bạn đơn giản chạy ra khỏi nhà vẫn trần truồng. Bạn quên hoàn toàn rằng điều này là không phải. Bạn không có thời gian.

Tâm trí cần thời gian. Tính tự phát là vô thời gian. Tôn giáo là biến đổi vô thời gian.

Đây là điều đầu tiên cần hiểu: rằng tôn giáo không phải là thay đổi cái nhìn ra ngoài, mà là thay đổi bên trong cái nhìn vào trong, trong việc nhìn thế giới theo cách mới toàn bộ, cách mới hoàn toàn. Nó là tái sinh. Nó không phải là thay đổi triết lí của bạn; triết lí ngu xuẩn của bạn không có nghĩa. Tôn giáo không phải là triết lí chút nào. Tôn giáo là phi triết lí tuyệt đối. Nó không nghĩ về chân lí: nó sống chân lí.

Triết lí là bài tập trong tính vô tích sự. Jean-Paul Sartre đã nói: "Con người là niềm đam mê vô dụng." Tôi không đồng ý. Con người không phải là niềm đam mê vô dụng, mà triết lí mới là vậy. Triết lí là niềm đam mê vô dụng.

Tôi đã nghe:

Tới thăm nhà của người bạn triết gia nổi tiếng, một người xem những khung tranh đẹp treo trên tường. Nhưng không có tranh nào trong nó - chỉ mỗi khung trần. Ông ta hỏi người bạn triết gia, "Nghĩa của những vải vẽ trống có khung này là gì?"

Triết gia nói, "Ồ, đó là bức tranh rất đặc biệt về người Ai Cập đang đuổi người Israel qua Biển Đỏ."

Gãi đầu, người hỏi đáp, "Nhưng tôi chỉ không hiểu, thực tại, Biển Đỏ ở đâu trong bức tranh này."

"Nước đã được cho chảy đi để cho phép người Israel đi qua," người bạn nói.

"Vậy sao? Thôi được, thế thì, những người Israel đó đâu?"

"Họ đã đi qua bên kia biển rồi."

"Ồ, tôi hiểu. Được, những người Ai Cập đâu, người đuổi người Israel đó?"

"A ha!" người bạn đáp, "họ còn chưa tới!"

Triết lí chỉ là vải vẽ trống rỗng. Bạn có thể hình dung cả nghìn lẻ một thứ trên nó, nhưng thực ra chẳng có gì cả. Bạn có thể tưởng tượng các thượng đế, địa ngục, cõi trời; bạn có thể hình dung cả nghìn lẻ một thứ. Nó toàn là tưởng tượng. Nó là việc mơ ngày. Và bạn cũng có thể tìm lí do, biện minh, chứng minh, cho bất kì cái gì bạn nói. Bạn thậm chí có thể làm cho mọi người im lặng bởi biện luận của bạn. Nhưng triết lí vẫn còn là bài tập trong tính vô tích sự.

Tôn giáo có tính tồn tại. Nó là phi triết lí. Nó không nghĩ về Thượng đế: nó trải nghiệm Thượng đế. Nó chẳng liên quan gì tới về và về. Cách tiếp cận của nó là trực tiếp. Nó không đi vòng vo. Nó đơn giản nhắm vào mục tiêu. Nó đi như mũi tên, thẳng tới.

Jesus nói với đệ tử của ông ấy: "Thẳng và hẹp là cách của ta." Thẳng... khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm - đó là nghĩa của 'thẳng'. Triết lí là đi chữ chi, khoảng cách dài nhất giữa hai điểm - đó là điều triết lí là gì. Tôn giáo là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm, đường thẳng, tuyệt đối thẳng. Nó không phí hoài một khoảnh khắc nào trong những câu hỏi không cần thiết.

Và nó là hẹp. Tại sao hẹp? Vì chỉ một người có thể bước lên nó. Tôn giáo là tuyệt đối cá nhân. Bạn không thể đem vợ bạn đi cùng bạn hay con bạn đi cùng bạn. Bạn không thể đi trong đám đông. Do đó, đám đông không bao giờ có tính tôn giáo. Bạn có thể gọi những đám đông đó là người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo - đám đông không bao giờ là tôn giáo. Chính tâm lí của đám đông là chính trị, nó không bao giờ tôn giáo. Chỉ cá nhân mới có tính tôn giáo.

Vị Phật là có tính tôn giáo, nhưng Phật tử thì không. Một Krishna có tính tôn giáo, nhưng người Hindus thì không. Một Christ có tính tôn giáo, nhưng người Ki tô giáo thì không. Thế thì người Ki tô giáo là gì? Họ đã tạo ra chính trị nhân danh tôn giáo. Tâm trí quần chúng bao giờ cũng tạo ra chính trị. Nó có tính tham vọng, bắt chước, tầm thường.

Người tôn giáo đi một mình. Người đó không phải là cừu: người đó là sư tử. Người đó di chuyển một mình. Do đó con đường là thẳng và hẹp. Bạn không thể có bạn bè đi cùng bạn được. Bạn càng đi sâu vào trong bản thể mình, bạn càng một mình hơn. Khi bạn đạt tới cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn, bạn sẽ một mình ở đó. Tuyệt đối một mình. Thậm chí sẽ không có Thượng đế tách rời khỏi bạn - bạn sẽ là Thượng đế... Aham brahmasmi, ana'l haq. Ở đó từ chính nền tảng bản thể của bạn nảy sinh cảm giác: mình là Thượng đế, mình là chân lí - mình là cái thực.

Thượng đế không bao giờ được đương đầu như một đối thể. Bạn tìm thấy ngài như trung tâm của tính chủ thể của bạn. Con đường này thực sự hẹp.

Kabir đã nói: Prem gali ati sankari, tamai do na samaya - con đường của yêu là rất hẹp, nó không thể chứa được hai. Những người yêu trở thành một. Nếu có yêu, họ trở thành một. Nếu không có yêu, họ vẫn còn là hai.

Con đường tới Thượng đế là yêu. Con đường tới Thượng đế không là tâm trí, logic, biện luận, triết lí. Nó là trực giác. Nó là của trái tim.

Bạn có thể thay đổi triết lí của bạn nhưng nó sẽ không làm thay đổi bạn. Bạn sẽ vẫn còn như cũ. Tôi đã thấy người Ki tô giáo trở thành người Hindus, người Hindus trở thành người Ki tô giáo, và tôi đã không thấy bất kì thay đổi chút nào. Bạn có thể đi tới nhà thờ hay tới đền chùa hay tới gurudwara - làm sao điều đó sẽ tạo ra bất kì thay đổi nào trong bạn? Người đi vẫn còn như cũ. Nhà thờ thay đổi, cấu trúc của toà nhà là khác, nhưng cấu trúc của tâm trí đi tới nhà thờ hay tới đền chùa vẫn là một. Bạn cúi lạy Krishna hay bạn cúi lạy Mahavir - Mahavir và Krishna là không liên quan. Người cúi lạy, cấu trúc tâm trí của người đó, hình mẫu tâm trí người đó - cái đó mới là vấn đề.

Đó là lí do tại sao tôi nói tôn giáo không phải là việc thay đổi cái nhìn ra mà là cuộc cách mạng trong cái nhìn vào.

Một nhà buôn từ New York đi xuôi xuống phía nam tới các thị trấn dọc bờ sông. Ông ấy dường làm khá tốt, nhưng thế rồi vào quãng đầu tháng tư, số bán bắt đầu giảm bớt rất đáng lưu ý.

Sam Cohen đắn đo mãi về nguyên nhân của việc sút giảm trong kinh doanh. Đột nhiên anh ta nhận ra, khi anh ta bước trên các phố, rằng mọi cơ sở khác trên phố Main đều có dấu hiệu lễ phục sinh ở trước và rằng mọi cửa sổ đều được trang hoàng đặc biệt cho ngày nghỉ lễ.

Sam đang trong tình thế khó khăn. Anh ta là người Do Thái tôn giáo - làm sao anh ta có thể, với lương tâm tốt, chú ý tới sự tôn sùng ngày phục sinh được? Anh ta thức cả đêm suy nghĩ. Sáng hôm sau anh ta dậy và mặt anh ta rạng rỡ. Anh ta đã tìm ra giải pháp.

Chiều hôm đó, cửa hàng chính của Cohen cũng trương biển hiệu lễ phục sinh. Nó viết: "Christ vươn lên, nhưng giá của Cohen vẫn như cũ."

Bên ngoài bạn có thể thay đổi cả nghìn lẻ một thứ... nhưng giá của Cohen vẫn như cũ. Christ có thể đã vươn dậy, cứ để ông ấy vươn dậy đi - đó không phải là việc của Cohen. Giá của ông ta vẫn còn như cũ. Quan sát cuộc sống riêng của bạn đi. Bạn cũng đã thay đổi nhiều lần về ý thức hệ - nhưng bạn có thực sự thay đổi không? Thay đổi triệt để nào đã xảy ra cho bạn? Đừng liên tục thay đổi các nghi lễ! Điều đó chỉ là giả vờ và lừa dối. Và nhớ lấy, bạn không lừa bất kì ai khác đâu - bạn chỉ lừa bản thân bạn.

Trở thành Ibrahim đi, trở thành một người như Ibrahim. Và tia sét bất thần... và ông ấy đã thấy ra vấn đề. Và vấn đề này bao giờ cũng được thấy theo cách đó. Tất nhiên, nó cần dũng cảm, nó cần can đảm. Đó là lí do tại sao tôi nói tôn giáo không dành cho kẻ hèn nhát - nó dành cho người dũng cảm.

Người này phải đã là người dũng cảm mênh mông. Ông ấy đã chứng minh rằng ông ấy là hoàng đế. Ông ấy đã chứng minh rằng ông ấy không phải là người thường. Ông ấy đã chứng minh rằng ông ấy có thông minh. Thông minh bao giờ cũng nhanh. Thông minh có thể thấy mọi sự ngay lập tức. Chỉ tâm trí tầm thường mới liên tục nghĩ và nghĩ và không bao giờ đi tới kết luận nào. Và cho dù chúng đi tới kết luận, những kết luận đó vẫn còn trong tâm trí - chúng chưa bao giờ thay đổi sự tồn tại của chúng. Chúng vẫn còn bên ngoài. Chúng chưa bao giờ thay đổi cấu trúc cơ bản, nền tảng của chúng. Chúng chưa bao giờ thay đổi động thái của chúng.

Tôi đã nghe - một câu chuyện rất cổ đại:

Có một nhà thờ lớn. Nhà thờ này rất cổ rồi, nó sắp đổ. Nó phải được chống đỡ từ mọi phía. Và mưa tới. Và những người thường đi tới nhà thờ đều rất sợ ngay cả việc đi vào trong nó - nó có thể sụp bất kì khoảnh khắc nào, nó cổ thế. Chỉ một cơn gió mạnh và nó thường rung lên bần bật.

Nhưng họ rất gắn bó với nó, như mọi người bao giờ cũng gắn bó với những thứ cũ - nỗi hoài niệm, quá khứ, quá khứ vàng son. Mọi người rất gắn bó với cái mục nát, cái chết, cái già. Do đó họ vẫn còn mục nát, chết và già. Mọi người rất gắn bó với quá khứ. Đó là lí do tại sao họ không sống thực - họ đã trong nấm mồ của họ.

Nhưng bây giờ cái gì đó phải được làm, vì những người tôn thờ đã thôi tới. Các uỷ viên quản trị có cuộc họp. Tất nhiên, không ở trong nhà thờ này rồi - ở bên ngoài, xa khỏi nhà thờ, dưới gốc cây, họ gặp gỡ. Rất ngần ngại họ thông qua nghị quyết - thực ra họ đã thông qua bốn nghị quyết theo trình tự. Nghị quyết thức nhất là "Chúng tôi quyết định - rất ngần ngại đi ngược lại với ý chí của chúng tôi - rằng nhà thờ cũ phải được tháo dỡ. Nghị quyết thứ hai - được nhất trí thông qua, điều đó cũng rất ngần ngại - rằng chúng tôi thông qua là chúng tôi phải xây một nhà thờ mới. Và thứ ba - cũng được thông qua một cách nhất trí - rằng chúng tôi sẽ làm nhà thờ mới đích xác giống như nhà thờ cũ; thực ra chúng tôi sẽ dùng mọi vật tư của nhà thờ cũ cho nhà thờ mới. Mọi gạch và cửa ra vào và cửa sổ và kính của nhà thờ cũ phải được dùng trong nhà thờ mới. Chúng tôi sẽ làm nó đích xác là bản sao của nhà thờ cũ. Chúng tôi sẽ làm nó đích xác ở cùng chỗ, trên cùng nền móng. Và nghị quyết thứ tư - và cái đó nữa cũng được nhất trí thông qua - rằng chừng nào nhà thời mới chưa được xây dựng, chúng tôi sẽ không dỡ bỏ nhà thờ cũ."

Đây là cách mọi người sống - cuộc sống đờ đẫn, tầm thường, sự tồn tại không sống. Bao giờ cũng sợ thay đổi. Tôn giáo yêu cầu dũng cảm, vì nó là cách mạng. Nó là cuộc cách mạng. Mọi cuộc cách mạng khác chỉ là cách mạnh danh nghĩa - chúng không vậy, vì chúng là bề ngoài. Cộng sản, xã hội, phát xít - mọi cuộc cách mạnh khác đều là bề ngoài. Chúng không chạm tới phẩm chất cố hữu của con người. Chúng để con người còn nguyên vẹn; con người vẫn còn như trước: ghen tị như trước, sở hữu như trước, dốt nát như trước, ngu xuẩn như trước... chúng không động chạm tới con người chút nào. Chúng chỉ thay đổi các thứ trong thế giới bên ngoài, trong cấu trúc xã hội.

Cuộc cách mạng thực sự là tôn giáo, vì nó thay đổi tính chủ thể cố hữu của con người - nó thay đổi tâm thức. Nhưng để có điều đó, dũng cảm được cần. Người ta phải là người bạo dạn, người như Ibrahim.

Thứ hai: Tôn giáo là từ bỏ mọi cái thuộc về bản ngã. Nó không thực là từ bỏ thế giới: nó là từ bỏ thế giới mà bản ngã tạo ra. Hiểu lầm lớn tồn tại: mọi người nghĩ người tôn giáo phải từ bỏ thế giới. Làm sao bạn có thể từ bỏ thế giới được? Bất kì chỗ nào bạn sẽ ở đều sẽ là trong thế giới - ở bãi chợ hay ở núi non. Làm sao bạn có thể từ bỏ thế giới được? Bạn không thể đi ra khỏi nó được. Và bạn là ai để từ bỏ nó? Nó là thế giới của Thượng đế. Ngài đã tạo ra nó - làm sao bạn có thể từ bỏ nó được? Bạn là ai? Bạn không phải là người chủ của nó. Bạn chỉ có thể từ bỏ cái mà bạn là chủ.

Tôi đã nghe:

Một đêm trăng tròn, và hai người hippie đang ngồi dưới gốc cây, say sưa. Trăng tròn trong đêm... và một người hippie nhìn lên trăng và nói, "Tớ muốn mua thứ đẹp này."

Người kia nói, "Nhưng tớ không sẵn lòng bán nó đâu, cho nên quên mọi thứ về nó đi!"

Làm sao bạn có thể từ bỏ được thế giới? Nó có là của bạn không? Cứ nhìn cái ngu xuẩn của chính ý tưởng này về từ bỏ thế giới. Và cái có thể được từ bỏ là thế giới mà bản ngã của bạn đã tạo ra. Bạn không thể từ bỏ được mọi thứ, nhưng bạn có thể từ bỏ tính sở hữu. Bạn không thể từ bỏ được thế giới này, nhưng bạn có thể từ bỏ ý tưởng rằng "Mình sở hữu nó." Bạn chỉ có thể từ bỏ trò bản ngã giả này.

Tôn giáo là việc từ bỏ cái giả, cái thực sự không tồn tại chút nào - về bản ngã, về tri thức, về định kiến, về mong đợi, về ham muốn. Vâng, tôn giáo là từ bỏ tất cả những thứ này - đây là những bịa đặt của bạn - nhưng không từ bỏ thế giới. Không từ bỏ cây và người, và mặt trăng và mặt trời. Bạn là ai để từ bỏ chúng? Bạn có thể từ bỏ chỉ cái mà bạn đã mơ. Bạn có thể từ bỏ chỉ ảo tưởng của bạn. Và đây là mọi ảo tưởng của bạn - định kiến, lí thuyết, học thuyết, ý thức hệ, ý kiến, ham muốn. Đây là những bịa đặt của bạn - vân vân và vân vân...

Tôi đã nghe:

Người giải phóng dũng cảm cho năm nước, Simon Bolivar, là người bạo dạn, và mọi người ở Nam Mĩ yêu mến ông ấy.

Trong một chiến dịch, Bolivar lập kế hoạch nghỉ một đêm ở thị trấn gần đó. Viên phụ tá quân sự gửi một bức thư ngắn cho người chủ khách sạn của thành phố đó, yêu cầu cho người lãnh đạo của mình "Một phòng với đủ tiện nghi đặc biệt, thức ăn, vân vân, vân vân, vân vân."

Khi đêm buông xuống, Bolivar đi tới khách sạn và được thết đãi bữa ăn được chuẩn bị đặc biệt. Sau đó, người trông khách sạn chỉ cho người giải phóng lớn phòng được trang hoàng của khách sạn, và Bolivar ra dấu ông ấy hài lòng.

Thế rồi người Venezuela dẫn sang phòng khác - trong đó ba cô gái đẹp trần truồng đang ngồi. Bolivar quay sang ông chủ và hỏi những cô gái này là ai.

"Các cô này?" người coi khách sạn nói. "Họ là ba cái vân vân đó."

Cho nên xin đừng hiểu lầm cái vân vân, vân vân, vân vân của tôi. Tôi đang dùng vân vân vì từng tâm trí đều bịa ra thế giới ảo tưởng của riêng nó. Ai đó sống trong tham, ai đó sống trong giận. Ai đó sống trong đam mê, ai đó không có ham muốn về dục nhưng điên theo tiền. Tiền là đam mê dục của người đó. Ai đó sống chỉ để yêu mọi người - tình yêu của người đó là dành cho mọi người - và có những người yêu chỉ đồ vật. Nó là một loại suy đồi.

Có nhiều thế giới suy đồi trên thế gian như có ngần ấy tâm trí. Đó là lí do tại sao tôi nói vân vân, vân vân, vân vân... Chúng không thể đếm được; chúng là vô kể. Từng tâm trí đều nguỵ tạo, cất giấu thế giới mơ riêng của nó. Và tất cả những điều được ngụ ý bởi việc từ bỏ nó là để đánh thức và mơ không còn nữa.

Đó là lí do tại sao Ibrahim đã không nhìn lại sau. Ông ấy chưa bao giờ nói về nó. Ông ấy không bao giờ tuyên bố rằng ông ấy đã từ bỏ vương quốc - không bao giờ trong đời ông ấy. Đó là từ bỏ thực. Nếu sau khi bạn từ bỏ cái gì đó bạn tuyên bố rằng bạn đã từ bỏ, thế thì đây không phải là từ bỏ thực - bạn vẫn còn níu bám; bạn vẫn còn ôm giữ ý tưởng rằng nó là của bạn và bạn đã từ bỏ nó và bạn đã làm nỗ lực lớn lao nào đó thiên về Thượng đế.

Ibrahim chưa bao giờ nói về nó. Ông ấy đi trong những người ăn xin; ông ấy sống như người ăn xin. Không ai biết về điều đó, rằng ông ấy đã từng là hoàng đế. Một khi đã từ bỏ, nếu từ bỏ là từ hiểu biết, bạn không bao giờ nhắc tới nó - nó được kết thúc rồi! Không có gì để nhắc tới. Nó đã là giấc mơ! Đến sáng bạn thức dậy và bạn không cứ nói mãi về mơ của bạn. Trong vài giây chúng bị quên đi. Cũng giống như điều đó, ông ấy thức dậy

Và ai là người đã bước đi trên mái nhà và đột nhiên biến mất? Và ai là người đã cãi nhau với lính gác và muốn ở lại trong nhà trọ, và cứ khăng khăng "Đây không phải là cung điện"? Người Sufi có một cái tên đặc biệt cho người đó - họ gọi người đó là Khidr. Khidr đơn giản nghĩa là người hướng dẫn bên trong nhất của bạn; nó không phải là hiện tượng bên ngoài. Nó không phải là ai đó bên ngoài - nó là tiếng nói nhỏ bé tĩnh lặng bên trong riêng của bạn. Nếu bạn im lặng, bạn sẽ nghe thấy nó. Nếu bạn chân thật, bạn sẽ nghe thấy nó. Nếu bạn chân thành, bạn không thể bỏ lỡ việc nghe thấy nó.

Ibrahim là người chân thành, người rất chân thực, đã cố gắng sống đích thực nhất có thể được. Nó đã là tiếng nói bên trong riêng của ông ấy! Đây chỉ là chuyện ngụ ngôn - vì khi bên trong lần đầu tiên nói cho bạn dường như nó là bên ngoài.

Thầy bên ngoài chỉ giúp cho người hướng dẫn bên trong của bạn. Có vậy thôi. Thầy bên ngoài chỉ là tấm gương để cho bạn có thể thấy cái bên trong của bạn. Thầy bên ngoài vận hành chỉ như tác nhân xúc tác. Nghe tiếng nói của thầy, thấy con người thầy, sống trong sự hiện diện của thầy, cái gì đó được lẩy cò, và dần dần, dần dần người thầy bên trong của bạn chiếm quyền sở hữu bạn.

Thầy thực - thầy hoàn hảo - không bao giờ làm cho bạn phụ thuộc vào thầy. Và nếu bất kì thầy nào làm cho mọi người phụ thuộc, nếu bất kì thầy nào tạo ra phụ thuộc trong mọi người, nếu người đó làm cho mọi người phụ thuộc vào người đó, người đó không phải là thầy thực. Người đó là một loại kẻ khai thác; người đó cố chi phối bạn nhân danh tôn giáo. Người đó cố làm bạn thành nô lệ; người đó là nhà tù, hay người đó không thể cho bạn tự do được. Người đó sẽ phụ thuộc vào bạn. Bất kì ai muốn bạn phụ thuộc vào người đó, đều phụ thuộc vào bạn, nhớ lấy. Chủ là nô lệ của nô lệ riêng của ông ta. Và người sở hữu mọi thứ lại bị các thứ của mình sở hữu. Và chỉ người không cần bạn, người không phụ thuộc vào bạn, mới có thể giúp cho bạn độc lập - và đó là chức năng của thầy.

Mới hôm nọ, ai đó hỏi, "Tôi đang cần thầy." Tôi bảo anh ta, anh ta có thể thậm chí cảm thấy bị tổn thương, "Bạn có thể cần thầy, nhưng tôi không trong nhu cầu nào cần đệ tử cả." Anh ta có thể đã cảm thấy tổn thương; anh ta có thể đã hiểu lầm điều đó.

Ai đó đã viết một bức thư cho tôi nói, "Osho ơi, thầy quá cứng rắn với con người!" Tôi không có thế. Tôi đơn giản là thực thôi. Và đôi khi chân lí là cay đắng. Nếu tôi cần đệ tử, thế thì tôi sẽ không thể nào làm cho bạn thành độc lập được; thế thì tôi sẽ làm cho bạn ngày càng phụ thuộc vào tôi - bạn là nhu cầu của tôi. Không, tôi không cần bạn! Toàn thể chức năng của tôi là để giúp cho bạn là bản thân bạn.

Toàn thể chức năng của tôi là để là một tác nhân xúc tác cho bạn. Bạn không có khả năng tiếp xúc với Khidr bên trong riêng của bạn, người hướng dẫn bên trong riêng của bạn. Tôi đang trong tiếp xúc với người hướng dẫn bên trong riêng của tôi. Ở cùng tôi, bạn có thể học được cái mẹo về nó - có vậy thôi. Một khi bạn đã học được cái mẹo về nó, bạn sẽ ngạc nhiên: tiếng nói của tôi và tiếng nói của người thầy bên trong của bạn là một.

Mới hôm nọ, Maneesha đã hỏi một câu hỏi: Làm sao biết liệu một sannyasin là sannyasin thực hay không? Đây là cách để biết - khi, dần dần, dần dần, bạn bắt đầu cảm thấy nó, rằng điều tôi nói cho bạn cũng là tiếng nói bên trong của bạn, thế thì bạn là sannyasin thực. Khi, dần dần, tiếng nói của tôi và tiếng nói bên trong của bạn không bao giờ khác nhau... có thể bạn không thể nghe được nó, hay bạn nghe nó theo cách mơ hồ. Bạn không thể thấy được nó rõ ràng, hay bạn thấy nó qua tấm màn tối, nhưng khi tôi chỉ nó cho bạn, đột nhiên nó trở thành rõ ràng cho bạn, thế thì nó không còn mông lung, thế thì tấm màn đen bị loại bỏ.

Bạn sẽ biết liệu bạn là sannyasin thực hay không chỉ bởi tiêu chí này. Khi bạn bắt đầu cảm thấy sự đồng bộ giữa tôi và bạn, khi có giao cảm thường xuyên, thế thì bạn đang tới ngày càng gần hơn. Bạn đang trở nên ngày một thực hơn.

Ở điểm tối thượng, không có khác biệt giữa thầy và đệ tử. Không chút nào! Điều thầy nói là điều đệ tử sẽ nói. Thầy có thể nói giỏi hơn - thầy là vậy. Thầy hát bài ca mà đệ tử cũng đã nghe rồi nhưng còn chưa có khả năng hát. Nó là âm nhạc từ xa. Nhưng khoảnh khắc thầy hát nó, nó tới ngày càng gần hơn. Mọi ngày điều đó xảy ra.

Đó là lí do tại sao tôi liên tục nói cho bạn. Nó không phải là truyền đạt tri thức đâu, không, không chút nào. Nó chỉ để lẩy có quá trình để cho người hướng dẫn bên trong của bạn bắt đầu vận hành. Thế thì bạn sẽ ngạc nhiên: bạn hỏi câu hỏi, và bạn cũng có câu trả lời, ngay lập tức. Và khi tôi cho bạn câu trả lời, bạn sẽ ngạc nhiên - nó đích xác là cùng điều bạn đã nghe nó.

Đây là tiêu chí. Dần dần, dần dần bạn sẽ thấy bạn đang trở nên ngày càng thực hơn, ngày càng là một sannyasin, ngày càng là một đệ tử. Không có tiêu chí bên ngoài; nó là quá trình bên trong. Và bạn không thể phán xét bất kì ai khác. Bạn chỉ có thể phán xét bản thân bạn. Và liên tục đánh giá bản thân bạn hàng ngày, bạn đang tới gần hơn bao nhiêu.

Khi tiếng nói của thầy là tiếng nói của bạn, thế thì bạn đã về tới nhà. Thế thì bạn trong hoà điệu với thầy bên trong. Thầy bên trong đó người Sufi gọi là 'Khidr'.

Chính Khidr là người đã bước trên mái nhà. Chính Khidr là người đã gõ cửa và cứ khăng khăng.

Và điều thứ ba, trước khi chúng ta đi vào trong câu chuyện hay này: tôn giáo là hồn nhiên, nó là tin cậy, nó là đức tin. Nó là tin cậy vào cái toàn thể và tính thiện của cái toàn thể. Nó là buông bỏ, nó là buông xuôi. Khoảnh khắc Ibrahim đi ra khỏi cung điện của ông ấy, ông ấy sống cuộc sống buông xuôi. Bây giờ ông ấy không có ý tưởng về đi đâu, làm gì. Bây giờ ông ấy không có ý tưởng nào của riêng ông ấy - không phương hướng, không ham muốn. Bây giờ ông ấy hoàn toàn trong tay của Thượng đế.

Đây là điều người Sufi phải vậy: trong bàn tay của Thượng đế.

Chuyện được nói về Ibrahim:

Một hôm ông ấy ngã xuống sông, chỉ là trượt chân. Chỗ đó có bùn và trời vừa mưa, và ông ấy trượt chân và ngã xuống sông. Vài người nhìn. Họ hỏi, "Ông biết bơi không? Chúng tôi có cần tới không?"

Ông ấy nói, "Đợi đã - đợi như tôi đang đợi." Và ông ấy không bơi, và ông ấy không cố ra khỏi sông, và ông ấy bắt đầu chìm, và ai đó nói, "Ông điên hay cái gì? Nếu ông không biết bơi, chúng tôi có thể tới!"

Ông ấy nói, "Các ông đợi đi! cũng như tôi đang đợi... nếu ông ấy muốn cứu tôi ông ấy sẽ cứu. Nếu ông ấy không muốn cứu tôi, tôi là ai để bận tâm được cứu?"

Đây là tin cậy.

Mohammed thường phân phát mọi thứ mà đệ tử của ông ấy đem tới làm quà biếu cho ông ấy - đến tối ông ấy sẽ phân phát mọi thứ. Điều đó đã là thực hành cả đời ông ấy. Nhưng đêm ông ấy chết, vợ ông ấy, một cách tự nhiên, sợ hãi, e ngại: "Có thể giữa đêm phải gọi thầy thuốc, hay phải mua thuốc nào đó..." Chỉ năm diners - năm ru pi - bà ấy giữ lại.

Đến giữa đêm, Mohammed, người chưa bao giờ bồn chồn trong đời mình, trở nên rất bồn chồn. Bà vợ nói, "Chúng ta phải gọi thầy thuốc chứ?"

Ông ấy nói, "Vấn đề không phải là thầy thuốc. Dường như cái gì đó sai quanh tôi; cái gì đó chưa bao giờ có trước đây. Cái gì đó mới! Nó là cái gì? Tôi không thể hình dung ra được nó. Bà có biết không?"

Bà vợ cảm thấy mặc cảm - bà ấy đã giữ lại năm ru pi. Bà ấy nói, "Chỉ một điều mới: tôi đã giữ lại năm ru pi, trong trường hợp giữa đêm chúng ta cần nó."

Mohammed nói, "Thế thì nó phải là điều đó rồi. Bà đi ra ngoài và đem cho năm ru pi đó cho ai đó đi."

Nhưng bà ấy nói, "Vào giữa đêm, tôi sẽ tìm ai ở bên ngoài? Sẽ không có người ăn xin nào giữa đêm cả."

Mohammed nói, "Bà cứ đi đi! và tin cậy vào ngài."

Bà ấy đi ra ngoài... và một người ăn xin đứng đó. Và người đó nói, "Tôi đã quên mất đường. Tôi đang đi tới thị trấn khác và tôi đã đi vào chỗ lạ này. Và tôi không có đâu để ở và không có tiền để mua thức ăn, và tôi đói ba ngày rồi. Bà có thể giúp tôi được không?"

Bà ấy đưa năm ru pi đó cho người này. Bà ấy vào và Mohammed nói, "Bà thấy chưa? Nếu một người có thể tới vào giữa đêm để nhận năm ru pi, nếu chúng ta cần ngài sẽ phái ai đó tới cho chúng ta tiền - bà đừng lo nghĩ. Bà đã không tin cậy, bà đã bất tín - đó là bồn chồn của tôi."

Ông ấy trở nên lại bình thản. Ông ấy kéo chăn che mặt, và tương truyền ngay lập tức ông ấy rời khỏi thân thể, trong im lặng hoàn toàn, trong duyên dáng hoàn toàn. Điều nhỏ đó đã cản trở... cái gì đó đã tới giữa ông ấy và Thượng đế.

Sufi giáo đặt cơ sở vào tin cậy. Ibrahim bỏ cung điện, tin cậy Thượng đế, sống theo ngài. Bất kì chỗ nào ngài dẫn đi, ông ấy đi; bất kì cái gì ngài muốn, ông ấy làm. Về riêng mình ông ấy đã biến mất. Và đây là cách người tôn giáo phải vậy. Theo ý riêng của mình người ta phải biến mất. Khoảnh khắc bạn không có, Thượng đế sở hữu bạn.

Và bạn là khổ, và Thượng đế là phúc lạc. Bạn là trống rỗng, và Thượng đế là tràn đầy. Chừng nào bạn chưa mất đi, hoàn toàn mất đi, bạn sẽ vẫn còn trống rỗng. Chừng nào bạn chưa mất đi, hoàn toàn mất đi, bạn sẽ vẫn còn khổ. Bạn không thể phúc lạc được: bạn khổ. Hiện diện của bạn là khổ: vắng mặt của bạn là mọi điều được cần trên con đường của Sufi giáo - họ gọi điều đó là fana. Biến mất đi! Đừng hiện hữu, để Thượng đế hiện hữu.

Bây giờ, chuyện ngụ ngôn hay này:

Chuyện kể rằng thầy Sufi, Ibrahim Ben Adam, một hôm đang ngồi trong rừng quang thì hai thầy tu lang thang tiến tới ông ấy. Ông ấy đón chào họ, và họ nói về các vấn đề tâm linh mãi cho tới khi chạng vạng tối.

Điều đầu tiên: người Sufi bao giờ cũng trong trạng thái ngồi - ngay cả khi người đó đang bước đi, ngay cả khi người đó chạy. Người đó bao giờ cũng trong trạng thái bên trong của việc ngồi, điều Thiền nhân gọi là ‘ngồi Thiền,' điều họ gọi là 'zazen' - chỉ ngồi và không làm gì. Và xuân tới và cỏ tự nó mọc lên.

Toàn thể nỗ lực của người Sufi là không chuyển động - không chuyển động trong ham muốn, vì đó là chuyển động thực. Đầu tiên ham muốn chuyển động hoặc bạn di chuyển trong ham muốn, và thế rồi các chuyển động khác theo sau. Người Sufi ngồi; sâu bên trong người đó bao giờ cũng ngồi. Ngay cả khi bước đi người đó không đi bất kì chỗ nào. Người đó đang làm công việc của Thượng đế, nhưng trong bản thể riêng của người đó, người đó chỉ thiền. Không có ham muốn về bất kì chuyển động nào. Không có nỗ lực để trở thành bất kì cái gì - đó là nghĩa của việc ngồi: không trở thành - người đó hiện hữu. Người đó không cố được giầu hơn; người đó không cố được ngoan đạo hơn, người đó không cố được tôn giáo hơn, người đó không có được khổ hạnh hơn, người đó không cố cái gì cả. Người đó đơn giản thảnh thơi trong hiện hữu của mình - đó là việc ngồi.

Nó là trạng thái đặc biệt. Và bất kì khi nào bạn đi tới một người thực sự tôn giáo bạn sẽ thấy điều đó. Ngay cả khi bước, người đó không bước. Người đó vẫn còn tĩnh lặng. Ngay cả khi nói, người đó không nói - người đó vẫn còn im lặng. Đây là điều ngược đời của người tôn giáo. Ăn, người đó không ăn. Ngủ, người đó không ngủ. Những điều này diễn ra chỉ trên bề mặt, ở ngoại vi. Trong trung tâm không cái gì bao giờ xảy ra. Trong trung tâm nó bao giờ cũng là cùng một điều.

Chuyện kể rằng thầy Sufi, Ibrahim Ben Adam, một hôm đang ngồi trong rừng quang thì hai thầy tu lang thang tiến tới ông ấy. Ông ấy đón chào họ...

Và người Sufi đón chào tất cả mọi người. Trái tim ông ấy bao giờ cũng trong trạng thái đón chào. Ông ấy không biết cái gì khác; ông ấy chỉ biết đón chào, vì ông ấy chỉ biết Thượng đế tới. Hình dạng có thể cả triệu, nhưng bao giờ cũng là Thượng đế tới với bạn. Ngài có thể tới như làn gió thoảng, hay ngài có thể tới như mưa, hay ngài có thể tới như hương thơm của hoa, hay ngài có thể tới như một người. Ngài có thể tới như ngày hay như đêm, như mùa hè, như mùa đông, nhưng bao giờ đó cũng là Thượng đế tới vì không có ai khác. Do đó người Sufi bao giờ cũng còn trong trạng thái đón chào.

Ông ấy đón chào họ, và họ nói về các vấn đề tâm linh mãi cho tới khi chạng vạng tối.

Đây là satsang. Khi người Sufi gặp gỡ, họ nói về Thượng đế, họ nói về yêu, họ nói về lời cầu nguyện - họ tạo ra một chỗ, họ tạo ra bầu khí hậu nào đó. Khi bạn gặp gỡ bạn cũng nói chuyện, bạn cũng tạo ra bầu khí hậu nào đó - bạn buôn chuyện về mọi người, bạn kết án mọi người, bạn nói về chính trị - bạn nói về những thứ vô dụng. Và, tất nhiên, bất kì cái gì bạn nói tới đều tạo ra bạn, hoặc đầu độc bạn hoặc nuôi dưỡng bạn.

Mọi việc nói của bạn đều độc hại. Nhìn mà xem: khi bạn gặp mọi người bạn nói về cái gì? Nhớ lấy, chỉ nói về cái gì đó cao hơn. Nói về cái gì đó mà có thể trở thành chất nuôi dưỡng. Nói về những điều thiêng liêng! Nói về những thứ của cõi bên kia. Chúng sẽ tạo ra bầu khí hậu quanh bạn; chúng sẽ tạo ra năng lượng nào đó quanh bạn, chúng sẽ tạo ra rung cảm. Và bất kì cái gì bạn nói tới, bạn nghe, bạn đều trở thành. Dần dần, nó trở thành lực biến đổi.

Cho nên, khi người Sufi gặp gỡ, khi những người sùng kính gặp gỡ, bhaktas gặp gỡ, họ nói về Thượng đế. Không cái gì khác thành vấn đề. Mọi thứ đều trẻ con - mọi thứ khác đều trẻ con. Người trưởng thành chỉ nói về các giá trị cao hơn - về điều thiện, về chân lí, về cái đẹp. Họ hát bài ca, những bài ca điên về tình yêu Thượng đế. Họ uống từ bản thể của nhau và trở nên say sưa. Họ giúp lẫn nhau. Và nó có giá trị mênh mông.

Khi có vài người ngồi cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm bên trong của họ, họ bắt đầu cưỡi lên những con sóng của nhau; một con sóng triều được tạo ra và họ trở thành phần bù cho nhau. Bạn có thể bỏ lỡ cái gì đó; nó có thể đã xảy ra cho ai đó khác - cái nhìn vào trong của người đó có thể đem tới ánh sáng cho bạn. Bạn có thể đã làm cái gì đó sai, và ai đó khác đã làm cái gì đó khác, và điều đó đã giúp đỡ, nó đã có tác dụng.

Để điều này là như vậy cho các sannyasin của tôi nữa. Chấm dứt nói về những thứ trần tục, về các nam và nữ diễn viên điện ảnh và các chính khách đi - điều thậm chí còn tồi tệ hơn. Đừng buôn chuyện. Thảo luận về chân lí. Suy ngẫm về điều Jesus đã nói, điều Phật đã nói. Kể những câu chuyện về những vị khách lạ này tới thế gian. Nói về những cuộc cách mạng kì lạ này trong tâm thức. Nói về Phật và Krishna và Mohammed và Lão Tử và Zarathustra, và bạn sẽ được làm giầu lên mênh mông.

Tạo ra chỗ của tâm linh đi.

Ngay khi đêm buông xuống, Ibrahim mời các lữ khách làm thực khách của mình. Họ đồng ý ngay, bàn được dọn ra với những thức ăn ngon lành nhất xuất hiện trước mắt họ.

Nhớ lấy, đây là chuyện ngụ ngôn. Đây đơn giản là một chỉ dẫn, cách nói, rằng Thượng đế chăm nom cho những người tin cậy vào ngài - có vậy thôi. Đừng coi nó đúng theo nghĩa đen. Hiểu lầm lớn nảy sinh khi bạn bắt đầu coi mọi thứ đều theo nghĩa đen. Thế thì bạn trở nên rất quan tâm tới những điều vô nghĩa: liệu Jesus có bước đi trên nước hay không; liệu ông ấy có tạo ra rượu từ nước hay không; liệu ông ấy có làm người ốm thành khoẻ hay không; liệu ông ấy có gọi Lazarus ra khỏi nấm mồ của ông ta và làm cho ông ta sống lại hay không... Bạn trở nên quan tâm tới những điều ngu xuẩn. Đây là ngụ ngôn thôi.

Jesus chắc chắn làm cho mọi người thành toàn thể và mạnh khoẻ - ông ấy đem mắt tới cho những người không có mắt, ông ấy đem tai tới cho những người chưa bao giờ nghe cái gì. Ông ấy chắc chắn làm sống lại mọi người từ nấm mồ của họ - đó là chỗ mọi người đang sống. Vấn đề không chỉ là về Lazarus: bạn cũng đang trong cùng tình huống đó, sống trong nấm mồ. Ông ấy chắc chắn làm người chết phục sinh lại. Nhưng đây là chuyện ngụ ngôn!

Nghe không phải là lắng nghe - ông ấy đã giúp mọi người nghe và lắng nghe. Nhìn như bạn nhìn là không đủ, vì với những con mắt này bạn chỉ có thể thấy vật chất và điều bản chất bị bỏ lỡ, tâm linh bị bỏ lỡ. Ông ấy làm cho mọi người có khả năng thấy linh hồn. Ông ấy giúp mọi người thấy cái vô hình - và đó là điểm duy nhất đáng nhìn.

Nếu có cái gì đáng nhìn, đó là Thượng đế. Và những người đã không nhìn Thượng đế, họ tất cả đều mù. Nếu có cái gì đáng nghe, đó là vị Phật, hay Lão Tử - và những người đã không nghe vị Phật, họ điếc. Và nếu có bất kì cuộc sống nào, đấy là sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong tin cậy, trong yêu, trong vui, trong mở hội, trong lời cầu nguyện, trong sự cám ơn.

Nói tóm lại: sống nghĩa là sống trong Thượng đế - một cách có ý thức, toàn bộ. Và những người không sống theo cách đó, họ chết. Họ còn tệ hơn chết! vì họ nghĩ họ sống, và họ không sống. Họ thậm chí còn chưa được sinh ra. Họ chỉ là hạt mầm, có tiềm năng nhưng không là thực tại. Một Jesus phải xảy ra cho họ, một thầy phải xảy ra cho họ, chỉ thế thì họ mới rơi vào trong đất. Người làm vườn được cần tới - chỉ thế thì hạt mầm mới chết đi và được sinh ra như cây. Và thế thì sẽ có hân hoan lớn, nở hoa lớn, và hoàn thành lớn, kết quả lớn.

Cho nên đừng bao giờ trở nên hiểu theo nghĩa đen. Về tôn giáo đó là một trong những nguy hiểm, rằng mọi người hiểu nó theo nghĩa đen. Các tín đồ, những người tin hiểu nó theo nghĩa đem, và những người chống lại, họ cũng hiểu nó theo nghĩa đen. Cả hai đều đồng ý ở điểm đó. Tôi nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại: đừng bao giờ hiểu chuyện ngụ ngôn tôn giáo theo nghĩa đen - chúng là đúng hơn nhiều so với tính sự kiện hiểu theo nghĩa đen. Và bao giờ cũng nhớ: sự kiện không là cái gì - chân lí sâu sắc hơn nhiều. Chân lí có đó... Chẳng hạn, trong câu chuyện này:

Ngay khi đêm buông xuống, Ibrahim mời các lữ khách làm thực khách của mình. Họ đồng ý ngay, bàn được dọn ra với những thức ăn ngon lành nhất xuất hiện trước mắt họ.

Ibrahim không phải là thuật sĩ. Điều gì được ngụ ý bởi việc xuất hiện bất thần các thức ăn ngon nhất này? Nó không phải là sự kiện: nó là chân lí. Sự kiện là thứ rất nghèo nàn, thứ tạm thời. Biến cố chỉ là thứ tạm thời. Nó không có tính lịch sử, nó mang tính biểu dụ. Nó là chân lí. Vâng, Thượng đế chăm nom cho những người tự họ thảnh thơi; Thượng đế chăm nom cho những người vẫn còn trong buông bỏ.

Thức ăn chỉ là biểu tượng của chất nuôi dưỡng: Thượng đế là mẹ cho những người đã từ bỏ bản ngã của họ, những người đã trở thành lại giống như trẻ nhỏ - thế thì Thượng đế chăm nom. Sự tồn tại không dửng dưng với bạn. Nếu bạn tin cậy sự tồn tại, sự tồn tại làm mọi chăm nom tới bạn.

Đây là chân lí! Và chân lí này phải được nói theo cách mà mọi người có thể hiểu. Do đó, chân lí bao giờ cũng được che phủ trong chuyện ngụ ngôn. Chuyện ngụ ngôn có thể được nhớ, chuyện mọi người thích, chuyện mọi người kể cho nhau; ngay cả trẻ con cũng có thể hiểu chúng. Chúng có nhiều tầng nghĩa. Trẻ con có thể hiểu chúng, và ngay cả người khôn ngoan nhất trong những người khôn ngoan có thể không có khả năng hiểu chúng một cách toàn bộ, tuyệt đối. Đây là cái đẹp của chuyện ngụ ngôn. Mọi người có thể hiểu nó theo mức độ hiện hữu của riêng mình.

Thượng đế là chất nuôi dưỡng. Thượng đế là việc chăm nom. Thượng đế là mẹ.

"Ông đã là thầy tu đạo Hồi được bao lâu rồi?" Một trong số họ hỏi Ibrahim. "Hai năm," ông ấy nói.

Một câu hỏi sai, biểu tượng của tâm trí sai. Tôn giáo không phải là vấn đề thời gian, không phải là vấn đề 'bao lâu' - nó là vấn đề về chiều sâu. Mãnh liệt thế nào? Sâu thế nào? Nó có thể xảy ra trong một khoảnh khắc. Và nó có thể không xảy ra trong nhiều thế kỉ hay nhiều kiếp sống. Thời gian là không liên quan. Thời gian không tính tới. Trái tim mới tính tới.

Nhìn câu hỏi sai này:

"Ông đã là thầy tu đạo Hồi được bao lâu rồi?"

Họ rất bị ấn tượng. Phép màu thế! Người ngu bao giờ cũng bị ấn tượng bởi những điều sai. Họ đã bỏ lỡ vấn đề - họ đã bỏ lỡ vấn đề về tin cậy. Họ đã mang vấn đề thời gian vào. Tin cậy phải làm gì với người nông cạn?

Đây là quan sát của tôi. Tôi đã từng quan sát hàng nghìn và hàng nghìn người tìm kiếm từ khắp trên thế giới. Ai đó tới, và trong một khoảnh khắc có biến đổi. Trong một khoảnh khắc cuộc sống lấy cú nhảy. Và thế rồi ai đó khác còn lại trong nhiều năm và liên tục vẫn còn như cũ.

Vấn đề không phải là thời gian. Đừng bao giờ nghĩ dưới dạng thời gian. Nghĩ dưới dạng sự mãnh liệt, tính toàn bộ. Thời gian lại là vấn đề của tâm trí. Trái tim không biết tới thời gian. Trái tim chỉ biết tới bây giờ. Chỉ tâm trí mới biết thời gian: qua khứ, tương lai, hiện tại... tâm trí biết thời gian.

"Ông đã là thầy tu đạo Hồi được bao lâu rồi?" Một trong số họ hỏi Ibrahim. "Hai năm," ông ấy nói.

Đây là câu hỏi tượng trưng. Người Sufi nói về hai bước. Chỉ có hai bước để đạt tới điều tối thượng. Và một bước phải được người tìm kiếm lấy và bước kia bởi đích thân Thượng đế lấy. Cho nên với bạn chỉ có một bước. Nếu bạn lấy bước này, bước kia được Thượng đế lấy. Và người ta phải lấy bước nào? Người ta phải được buông xuôi, có vậy thôi. Không thực hành nào được cần. Không nỗ lực nào được cần - vì mọi nỗ lực đều là của bản ngã, và mọi thực hành đều không là gì ngoài việc làm tinh vi của bản ngã.

Đó là lí do tại sao bạn sẽ thấy những người trau dồi tính cách hay rất có kỉ luật, hay rất đức hạnh, đã làm điều này điều nọ, nhịn ăn và các thực hành khổ hạnh, và đã lên núi và xuống hang động, và đã sống một cách tôn giáo - bạn sẽ thấy bản ngã ngoan đạo lớn trong những người như vậy. Khiêm tốn của họ là giả. Khiêm tốn thực chưa bao giờ bắt nguồn từ thực hành.

Chỉ một bước là đủ. Một hiểu biết bất thần rằng "Mình là một phần của cái toàn thể - tại sao mình tranh đấu? Mình bắt nguồn từ cái toàn thể - tại sao mình tranh đấu? Và mình sẽ quay lại với cái toàn thể - tại sao mình tranh đấu? Mình là một con sóng trong đại dương - tại sao mình phải tranh đấu với đại dương? Phỏng có ích gì? Đại dương là mẹ mình, và chung cuộc mình sẽ quay lại đại dương và biến mất trong nó. Với khoảnh khắc này mình đã dâng lên, nhưng mình không tách rời, cho nên tại sao lại lo nghĩ?"

Tại sao vật lộn? Tại sao đem ý chí của bạn vào trong nó? Buông xuôi, thành thơi đi... hiện hữu cùng đại dương. Chảy theo nó. Đây là bước duy nhất. Và một khi bạn đã lấy bước này, bước kia được Thượng đế lấy theo cách riêng của ngài. Thượng đế chỉ tới khi bạn trong thảnh thơi hoàn toàn.

Ibrahim nói một cách biểu tượng: "Hai năm."

"Tôi đã từng theo con đường Sufi trong gần ba thập kỉ và năng lực đến mức như ông đã chỉ cho chúng tôi đã không bao giờ biểu lộ cho tôi," người này nói.

Ông ta trau dồi, đi theo con đường, trong ba thập kỉ. Cuộc hành trình dài. Tất nhiên, mong đợi có đó: "Bây giờ mọi thứ phải xuất hiện. Và người này mới chỉ theo có hai năm!"

Điều này có vẻ không công bằng.

Tôi thích câu chuyện Ấn Độ cổ đại:

Narada, nhà huyền môn Ấn Độ lớn, định đi gặp Thượng đế. Vừa gảy đàn veena, ông ấy đi qua khu rừng, và bắt gặp một hiền nhân rất già đang ngồi dưới cây.

Hiền nhân già nói với Narada, "Ông đang đi tới Thượng đế - xin hỏi hộ tôi một câu hỏi. Tôi đã từng làm đủ loại nỗ lực trong ba kiếp, bây giờ còn cần bao nhiêu kiếp nữa? Tôi phải đợi bao lâu nữa? Khi nào giải thoát của tôi sẽ xảy ra? Ông hỏi ngài xem sao!"

Narada cười và nói, "Được."

Khi ông ấy đi tiếp, ngay bên cạnh, dưới một cây khác, một thanh niên đang nhảy múa với ektara của mình, ca hát, nhảy múa - rất trẻ. Có thể chỉ mới ba mươi. Vui đùa, Narada hỏi anh thanh niên, "Anh cũng muốn hỏi câu hỏi nào với Thượng đế chứ - ta đang đi đây. Người già, người bên cạnh anh, đã hỏi rồi."

Anh thanh niên không đáp lại. Anh ta tiếp tục điệu múa của mình - dường như anh ta đã không nghe chút nào, dường như anh ta không có đó chút nào.

Sau vài ngày, Narada quay lại. Ông ấy nói với ông già, "Tôi đã hỏi Thượng đế. Ngài nói ba kiếp nữa."

Ông già đang làm japa trên chuỗi hạt của mình. Ông ấy ném chuỗi hạt đi. Ông ấy phát rồ. Ông ấy ném kinh sách đang giữ và ông ấy nói, "Điều này tuyệt đối không công bằng! Ba kiếp nữa?!"

Narada đi sang anh thanh niên, người vẫn nhảy múa, và ông ấy nói, "Mặc dầu anh đã không trả lời, và anh đã không hỏi, nhưng nhân tiện ta đã hỏi Thượng đế về anh nữa. Nhưng bây giờ ta sợ - liệu có nên nói điều đó cho anh hay không? Thấy cơn cuồng nộ của ông già này, ta ngần ngại."

Nhưng anh thanh niên chẳng nói gì; anh ta tiếp tục nhảy múa. Narada bảo anh ta, "Khi ta hỏi, Thượng đế nói, 'Bảo chàng thanh niên đó rằng anh ta sẽ phải được sinh ra nhiều lần như có ngần ấy lá trên cây mà anh ta đang múa dưới đó.'"

Và anh thanh niên bắt đầu nhảy múa thậm chí còn cực lạc hơn, và anh ta nói, "Nhanh thế sao?! Có nhiều cây thế trên thế gian và nhiều lá thế... chỉ ngần này thôi sao? Chỉ những lá này thôi sao? Chỉ nhiều kiếp này sao? Tôi đã đạt tới! Khi nào ông đi lần tới, cám ơn ngài hộ tôi nhé."

Và tương truyền người này trở nên được giải thoát chính khoảnh khắc đó. Chính khoảnh khắc đó anh ta trở nên được giải thoát! Nếu có phép thử như vậy, tính toàn bộ của tin cậy như vậy, thời gian không được cần tới. Nếu không có tin cậy, thế thì ngay cả ba kiếp cũng không đủ. Và cảm giác của tôi là ở chỗ ông già này phải quanh đâu đó trên đường M.G.! Ông ta chưa thể nào trở nên được giải thoát. Ngay cả ba kiếp cũng không đủ. Tâm trí như vậy không thể trở nên được giải thoát. Tâm trí như vậy là điều địa ngục là gì.

"Tôi đã từng theo con đường Sufi trong gần ba thập kỉ và năng lực đến mức như ông đã chỉ cho chúng tôi đã không bao giờ biểu lộ cho tôi," người này nói.

Ibrahim không nói gì.

Chẳng cái gì có thể được nói về những điều này. Người tìm kiếm thực im lặng về điều đang xảy ra. Người tìm kiếm thực im lặng cám ơn. Người đó không thể tuyên bố được cái gì; người đó không thể ba hoa về nó. Ibrahim đã không nói lấy một lời.

Khi thức ăn gần hết, một người lạ trong bộ áo choàng xanh lục đi vào trảng. Người đó ngồi xuống và ăn chung một số thức ăn.

Khidr được biết tới như người lạ. Đó là linh hồn bên trong nhất của bạn, nhưng bạn đã trở thành xa lạ với nó tới mức nó đã trở thành người lạ. Những người là lạ với bạn đã trở thành vợ bạn, bạn bè, chồng, con trai, con gái, anh, chị - những người là người lạ với bạn. Và người thực bên trong bạn đã trở thành người lạ. Mọi thứ bị lộn nhào. Bạn không biết bạn là ai, và bạn biết mọi thứ khác. Bạn có tri thức lớn về thế giới, và không quen biết với bản thân bạn. Do đó, Khidr được biết tới là Người Lạ.

Khi lần đầu tiên người hướng dẫn bên trong của bạn nói với bạn, bạn sẽ không có khả năng tin rằng nó tới từ bạn! Bạn sẽ nghĩ nó tới từ đâu đó khác. Đó là lí do tại sao các nhà huyền môn nghĩ rằng Thượng đế đã nói từ mây, từ trời. Ngài bao giờ cũng nói từ cốt lõi bên trong nhất của bạn, nhưng bạn đã đi xa khỏi bản thân bạn tới mức ngài có vẻ như là người lạ và ngài đang tới từ một nguồn rất xa xăm, xa xôi.

Trong thực tại, bạn đã trở thành người lạ với bản thân bạn.

Người Sufi nói rằng Khidr là người lạ, và người Sufi đã chọn mầu xanh lục, cho nên Khidr thường mặc áo choàng xanh lục. Cũng như ở Ấn Độ chúng ta đã chọn mầu hoàng thổ, mầu cam, làm mầu của sannyasin, người Sufi đã chọn mầu xanh lục làm mầu của sannyasin của họ. Cả hai đều đẹp. Cả hai đều có ý nghĩa.

Mầu lục là mầu của cây và đỏ là mầu của hoa. Ở Ấn Độ, chúng ta đã nhìn vào điều tối thượng, việc nở hoa, và đã chọn mầu của điều tối thượng. Người Sufi đã nhìn vào cái ngay tức khắc, mầu của cây, và đã chọn nó. Nhưng trong hiểu biết chung cuộc, cái tức khắc là cái tối thượng, và cái tối thượng là cái tức khắc - vì trong mầu lục được ẩn mầu đỏ, và mầu đỏ không là gì ngoài cách diễn đạt của mầu lục. Hoa và tán lá không tách rời - cả hai là đẹp.

Khidr đi trong áo choàng mầu lục.

Người đó đi vào. Người đó ngồi xuống và ăn chung một số thức ăn.

Mọi người nhận ra bằng cảm giác bên trong rằng đây là Khidr, người hướng dẫn bất tử của mọi người Sufi. Họ muốn ông ấy truyền lại trí huệ nào đó cho họ.

'Bằng cảm giác bên trong' - bạn có thể hiểu những điều này chỉ bằng cảm giác bên trong. Nếu cảm giác đó không vận hành, bạn không thể hiểu được chút nào. Nếu bạn đi tới một thầy và nếu bạn có cảm giác bên trong vận hành, cho dù nó chỉ là chút ít, bạn sẽ hiểu. Hiểu biết ngay lập tức sẽ có đó. Ngay lập tức bạn sẽ được bắc cầu. Nhưng nếu cảm giác bên trong đó không vận hành, về mặt trí tuệ bạn có thể lắng nghe, bạn có thể cố phân tích, nhưng việc hiểu của bạn sẽ vẫn còn chỉ là trí tuệ, nghèo nàn. Nó sẽ không kết nối bạn, nó sẽ không bắc cầu bạn.

Bằng cảm giác bên trong tất cả họ nhận ra rằng đây là Khidr.

Áo choàng lục, sự tươi tắn của mầu lục, sự trẻ trung của mầu lục, sự sống động của mầu lục, im lặng của mầu lục... và sự hiện diện... bởi cảm giác bên trong, bởi trực giác.

Nhớ lấy: khoa học có tính trí tuệ, tôn giáo có tính trực giác. Chúng là khác nhau nền tảng và căn bản. Cho nên người trở nên bị bắt rễ quá nhiều vào khoa học trở nên không có khả năng hiểu tôn giáo. Đây là một trong những vấn đề mà nhân loại hiện đại đang đối diện. Chúng ta đang dạy khoa học cho mọi trẻ em, và một cách không chủ định, chúng ta đang làm cho mọi đứa trẻ thành không có khả năng hiểu tôn giáo. Và tôi không nói đừng dạy khoa học cho trẻ em - khoa học có giá trị mênh mông - nhưng nhớ dạy tôn giáo nữa, để cho chúng có thể giữ cân bằng. Vì khoa học chỉ có thể cho chúng nhiều quyền năng về thế giới bên ngoài - nó sẽ không cho an bình. Khoa học có thể cho giầu có từ bên ngoài, nhưng nó sẽ giữ cho chúng là kẻ ăn xin bên trong.

Tạo ra cân bằng đi, Dạy khoa học, nhưng cũng tạo ra bầu khí hậu trong trường học, cao đẳng, đại học nơi mọi người có thể thiền, cầu nguyện, nơi mọi người cũng có thể bắt đầu trưởng thành cảm giác bên trong của họ.

Đừng phá huỷ cảm giác bên trong của họ; bằng không, bạn đã phá huỷ tính con người của họ, bạn đã làm mất tính người của họ. Thế thì họ sẽ chỉ giống như robot. Họ sẽ chỉ như thây ma. Họ sẽ đi tới văn phòng và làm việc, họ sẽ đi tới xưởng máy và làm việc, họ sẽ sản xuất nhưng sẽ không có tính sáng tạo. Họ sẽ sản xuất, nhưng sẽ không có niềm vui. Họ sẽ sống và họ bao giờ cũng sẽ tự hỏi, "Chúng ta đang sống để làm gì?" Họ sẽ sống nhưng sẽ không có nghĩa trong các kiếp sống của họ, không thơ ca trong các kiếp sống của họ.

Nhìn mọi người mà xem: họ đang sống, nhưng đây là loại cuộc sống gì? Chỉ kéo lê, bằng cách nào đó kéo lê. Một trọng lượng lớn trên đầu họ, và liên tục cảm thấy rằng toàn thể vấn đề dường như là vô nghĩa, liên tục cảm thấy rằng mọi thứ dường như chỉ là ngẫu nhiên - không có nghĩa. Và khi không có nghĩa, làm sao có thể có vui và mở hội được?

Dạy khoa học, chắc chắn rồi, nó là điều phải làm, nhưng nó không phải là tất cả. Có cái gì đó bên ngoài nó nữa. Văn xuôi là tốt, nhưng người không biết thơ ca là thiếu cái gì đó có giá trị mênh mông. Toán học là tốt, nhưng người không có nhạy cảm về âm nhạc thì không phải là người thực. Sản xuất là tốt, nhưng người không chỉ là cái máy - tính sáng tạo nào đó, cách diễn đạt sáng tạo nào đó là được cần. Và điều đó bao giờ cũng tới qua cảm giác bên trong.

Mọi người nhận ra bằng cảm giác bên trong rằng đây là Khidr, người hướng dẫn bất tử của mọi người Sufi. Họ muốn ông ấy truyền lại trí huệ nào đó cho họ.

Người ta phải chờ đợi trí huệ. Người ta không thể hỏi xin nó được. Nếu bạn hỏi xin, bạn sẽ có được chỉ tri thức. Chờ đợi, và đợi một cách kiên nhẫn. Trí huệ tới khi bạn chín chắn. Trí huệ tới theo cách riêng của nó. Thượng đế cho bạn chỉ chừng mức mà bạn có thể chứa và hấp thu - không bao giờ nhiều hơn. Họ đợi...

Khi ông ấy đứng dậy ra đi, Khidr đơn giản nói, "Hai thầy tu các ông ngạc nhiên về Ibrahim. Nhưng các ông đã từ bỏ cái gì để đi theo con đường của thầy tu đạo Hồi?

"Các ông đã không từ bỏ cái gì cả. Các ông là cùng người cũ. Các ông liên tục với quá khứ của mình. Không có đột phá nào" - từ bỏ nghĩa là đột phá - "Các ông đã từ bỏ cái gì?

"Các ông đã từ bỏ các mong đợi về an ninh và cuộc sống bình thường.

"Vâng, các ông đã cho cái gì đó - chỉ là mơ, mong đợi an ninh của các ông - và cuộc sống bình thường. Các ông chẳng có gì để cho. Tôn giáo đã là rẻ mạt cho các ông. Các ông đã không trả giá nào cho nó.

“Ibrahim Ben Adam là nhà vua hùng mạnh, và đã vứt đi chủ quyền của vương quốc Hồi giáo vùng Balkh để trở thành người Sufi. Đây là lí do tại sao ông ấy tiến xa phía trước các ông. Trong ba mươi năm của các ông nữa, các ông đã thu được sự thoả mãn qua bản thân việc từ bỏ. Đây đã là thanh toán của các ông. Ông ấy bao giờ cũng kiêng không tuyên bố bất kì thanh toán nào cho hi sinh của ông ấy."

Và khoảnh khắc tiếp Khidr biến mất.

Nhớ những lời này:

"Các ông đã từ bỏ các mong đợi về an ninh và cuộc sống bình thường.

"Các ông đã không từ bỏ cái gì đặc biệt. Các ông chẳng có gì. Và các ông đã cho những thứ này, mà chẳng là gì cả, với mong đợi lớn về phần thưởng của thế giới khác. Và các ông đã từng chờ đợi những phần thưởng đó. Việc từ bỏ của các ông là có động cơ. Nó là từ tham."

Mọi người có tính tôn giáo hoặc từ tham hoặc từ sợ, và thế thì họ không thực là có tính tôn giáo.

“Ibrahim Ben Adam là nhà vua hùng mạnh, và đã vứt đi chủ quyền của vương quốc Hồi giáo vùng Balkh để trở thành người Sufi.”

"... Và đã vứt đi..." Lắng nghe những lời này! Ông ấy thậm chí đã không từ bỏ - ông ấy đã vứt nó đi. Khi bạn từ bỏ, bạn nghĩ nó có giá trị lớn nào đó. Bạn làm nhiều ồn ào về nó. Bạn đơn giản vứt nó đi! Thấy rằng nó không có nghĩa, thấy tính giả tạo của nó, ông ấy đơn giản vứt nó đi.

Từ bỏ của Ibrahim có ý nghĩa mênh mông - ông ấy chưa bao giờ nhìn lại. Ông ấy quên tất cả về nó, dường như nó chưa bao giờ tồn tại chút nào.

“Đây là lí do tại sao ông ấy tiến xa phía trước các ông.”

Thượng đế chăm nom cho ông ấy. Tin cậy của ông ấy là vô hạn.

“Và trong ba mươi năm của các ông nữa, các ông đã thu được sự thoả mãn qua bản thân việc từ bỏ.

"Và các ông đã từng ba hoa khắp. Và các ông đã từng nói về từ bỏ của các ông. Và các ông đã không từ bỏ cái gì! Thực ra, những người nói về từ bỏ đã không từ bỏ cái gì. Những người đã thực sự từ bỏ không nói về nó. Nhưng các ông đã thu được sự thoả mãn về nó, khi tuyên bố rằng các ông là sannyasin lớn, người Sufi. Các ông đã thu được kính trọng của mọi người, sự kính nể; các ông đã được tôn thờ, các ông đã trở nên nổi tiếng, các ông đã được biết tới như các thầy tu nổi tiếng... Không ai biết về Ibrahim. Các ông đã đáp ứng cho bản ngã của các ông, cho nên đó là cái giá của các ông.

Đây đã là thanh toán của các ông. Ông ấy bao giờ cũng kiêng không tuyên bố bất kì thanh toán nào cho hi sinh của ông ấy."

"Khi hi sinh là từ yêu thuần khiết, nó không tuyên bố cái gì cả. Nó là niềm vui vô cùng trong việc cho. Ông ấy đã trao mọi thứ cho Thượng đế trong niềm vui vô cùng, trong hiểu biết rằng 'Nó thực sự thuộc về ngài - nó chưa bao giờ thuộc về tôi.' Không phải là ông ấy đã vâng lời Thượng đế. Không phải là ông ấy đã làm cái gì lớn lao... ông ấy đã không làm cái gì cả! Ông ấy đã đơn giản hiểu ra chân lí. Và trong việc hiểu đó, tình yêu lớn đã nảy sinh trong ông ấy. Tình yêu đó làm người ta thành người Sufi."

Có hai loại yêu: yêu của một người với vợ anh ta, với người yêu của anh ta, điều nên diễn đạt đúng bản thân nó trong chỗ bí mật và không ở chỗ có các khán giả, vì yêu này chỉ đáp ứng bản thân nó ở chỗ tách ra khỏi các sinh linh khác; và yêu dành cho các anh và chị và cho con cái và bạn bè và đồng chí và bầu bạn, điều không cần che giấu.

Tương tự, người Sufi nói có hai loại yêu với Thượng đế: yêu qua lời cầu nguyện và thiền - yêu này nên được dùng đúng ở chỗ im lặng, trong sự riêng tư, hệt như bạn yêu người yêu của bạn; và loại yêu diễn đạt qua hành động và phục vụ người khác.

Con người của Thượng đế, người Sufi - từ 'sufi' bắt nguồn từ sufa; sufa nghĩa là thuần khiết, sạch sẽ, sáng tỏ - con người của thuần khiết bên trong sống trong yêu theo hai chiều. Một chiều là chiều riêng tư, hoàn toàn riêng tư, cá nhân, thân thiết, hệt như bạn yêu người đàn bà hay người đàn ông của bạn - ở chỗ riêng tư. Bạn không muốn nó là công cộng. Làm nó thành công cộng sẽ là báng bổ, sẽ là phạm thượng, sẽ là tội lỗi. Trong thiền, trong lời cầu nguyện, người Sufi tiếp xúc với Thượng đế trong riêng tư tuyệt đối.

Người Sufi nói: Không cầu nguyện trước người khác - thậm chí không trước vợ bạn. Vào nửa đêm khi tất cả đều đã ngủ - gia đình bạn đang ngủ, vợ bạn đang ngủ - thức dậy giữa đêm, ngồi trong giường, và cầu nguyện Thượng đế. Đừng để bất kì ai biết, vì tâm trí rất tinh ranh: nó có thể làm ra trò bản ngã từ điều đó nữa. Nó có thể bắt đầu ba hoa: "Trông đấy! Mình là thiền nhân lớn làm sao."

Cầu nguyện Thượng đế, thiền về ngài, trong bí mật, trong riêng tư - một mình.

Và chiều khác là về phục vụ, về yêu các sinh linh của ngài - cây, núi, người, sông. Đổ tình yêu của bạn cởi mở cho thế giới của ngài, và đổ tình yêu của bạn trong chỗ riêng tư lên ngài - và bạn trở thành người Sufi.

Và chức năng của thầy là cho bạn hai chiều này của yêu. Và thầy hoàn hảo là người mà với sự hiện diện của người đó quá trình này được lẩy cò, và bạn bắt đầu trưởng thành theo hai chiều này của yêu. Cao trào tối thượng của hai việc yêu này là tự do - tự do khỏi khổ, tự do khỏi tâm trí, tự do khỏi thân thể, tự do khỏi việc quay lại trong thế giới này - tự do khỏi mọi loại cầm tù. Tự do đó là mục đích.

Giữ mục đích này bao giờ cũng trong cách nhìn của bạn. Và, dần dần, dần dần liên tục bỏ mọi thứ đi ngược lại cách nhìn đó. Rơi vào trong hài hoà với cách nhìn về mục đích tối thượng này của tự do. Trở nên ngày một tự do hơn. Và từ chính bước đầu tiên người ta phải trở nên tự do.

Thầy thực, thầy hoàn hảo, về người mà chúng ta đã nói tới trong mười hai ngày nay - Thầy hoàn hảo giúp bạn trở nên tự do, thầy cho bạn tự do. Yêu bao giờ cũng cho tự do...

Xem tiếp Chương 10 - Quay về Mục lục Tập 2

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post