Chương 3. Trách nhiệm của chúng ta là mênh mông

Chương 3. Trách nhiệm của chúng ta là mênh mông

Price:

Read more

Thiền: Điều huyền bí và Thơ ca của cõi bên kia - Osho

Bài nói về Thiền

Chương 3. Trách nhiệm của chúng ta là mênh mông



Thưa Thầy kính yêu,

Hoàng đế Đường Túc Tông hỏi Huệ Trung Quốc sư, "Người chăn gia súc mười thân là gì?"

Quốc sư đáp, "Đi và giẫm lên đầu của Đại Nhật Như Lai!"

Hoàng đế nói, "Ta không thể theo được ông."

Quốc sư nói, "Đừng lấy cái ngã làm pháp thânthanh tịnh."

Một sư có lần hỏi Quốc sư, "Thân chân lí của Pháp thân Phật là gì?"

"Lấy cho ta bầu nước," Quốc sư đáp ứng.

Khi sư này đem nó tới cho ông ấy, Quốc sư nói, "Để nó trở lại chỗ cũ của nó." Sư này, sau khi đã làm điều được yêu cầu làm, lặp lại câu hỏi trước đây của mình.

Quốc sư nói, "Hỡi ôi! Phật cổ mất đã lâu rồi!"

Các bạn,

Nani Palkhiwala, một trong những chuyên gia thuế lỗi lạc nhất của Ấn Độ, được biết đã nói rằng trong bốn mươi hai năm độc lập, Ấn Độ đã không thu được cái gì, nhưng nó ít nhất đã cứu được nền dân chủ của nó. Với kính trọng lớn lao tới Nani Palkhiwala - ông ấy là con người của thông minh và dũng cảm - tôi muốn bầy bỏ bất đồng với ông ấy trên cả hai điểm.

Ngay chỗ đầu tiên, trong bốn mươi hai năm độc lập, Ấn Độ đã đánh bại thế giới khi có liên quan tới dân số. Khi nó trở nên độc lập năm 1947, dân số của nó chỉ là bốm trăm triệu. Bây giờ dân số của nó là hơn chín trăm triệu, và đến cuối thế kỉ này nó sẽ vượt ra ngoài một tỉ người. Lần đầu tiên trong toàn thể lịch sử nhân loại, Ấn Độ sẽ là quốc gia lớn nhất trên thế giới. Mãi cho tới giờ Trung Quốc đã là nước đông dân nhất. Trong khả năng sản xuất lớn này Ấn Độ đã thắng lợi. Và, Nani Palkhiwala, ông nói Ấn Độ đã không làm cái gì sao? Nó đã sinh sản như chuột!

Tôi đã nghe... một người đang đọc báo trong đó có nói rằng cứ trong năm người có một người Trung Quốc. Vợ người đó nghe thấy điều đó, và cô ấy nói, "Trời! Điều đó có nghĩa là bây giờ không đẻ thêm con nữa, vì em đã đẻ bốn đứa rồi, và em không muốn bất kì người Trung Quốc nào trong số các con em."

Điều này không còn đúng nữa. Cứ trong năm người trên thế giới, một người là người Ấn Độ.

Việc bùng nổ dân số này không phải là thành tựu nhỏ. Nó đã làm nghèo của Ấn Độ tăng gấp đôi; Ấn Độ còn nghèo hơn bao giờ. Và, Nani Palkhiwala, ông nói Ấn Độ đã không làm gì trong bốn mươi hai năm này sao? Nó đã leo lên đầu toàn thế giới.

Thứ hai, chỉ sau khi treo cổ một người nghèo hồn nhiên, Kehar Singh, mà không có bằng chứng chút nào, ông vẫn nói Ấn Độ đã cứu nền dân chủ của nó sao? Khi công lí chết, dân chủ không thể sống được.

Bạn phải nhận biết đầy đủ về sự kiện rằng chính phủ đã tạo ra luật phân cách nhân danh an ninh quốc gia, điều không ở dưới luật thông thường của nước này. Bạn có thể đơn giản bị tống vào tù vĩnh viễn; không có chống án, không có toà án... Từ toà thấp nhất tới Toà Thượng thẩm, bạn không thể làm được bất kì cái gì; nó ở bên ngoài luật pháp. Và bất kì khi nào, ở bất kì nước nào, cái gì đó như điều này tồn tại, bạn không thể gọi nước đó là dân chủ được.

Đây là loại dân chủ gì vậy? Và bạn hoàn toàn nhận biết rằng "An ninh quốc gia" không là gì ngoài cái tên khác dành cho tình trạng khẩn cấp. Chỉ bằng việc đổi tên, chính phủ muốn lừa ai? Họ thậm chí không phát âm toàn thể cái tên, Luật An ninh quốc gia, họ gọi nó chỉ là "LANQG" - để làm cho mọi người không nhận biết rằng bên cạnh luật pháp chung của đất nước có tồn tại một quyền lực cao hơn ở bên ngoài phạm vi của luật pháp thông thường.

Ngay trong vụ treo cổ Kehar Singh... Con trai ông ấy đã tuyệt đối chắc chắn rằng ông ấy vô tội, và chính phủ đã không đưa ra được bất kì bằng chứng nào. Người con trai đã làm việc trong ban thư kí của chính chính phủ, Chính phủ trung ương ở New Delhi. Anh ấy đã xin nghỉ phép để giúp luật sư, người đã cố gắng cứu người bố vô tội. Thay vì cho anh ấy nghỉ phép, họ tống anh ấy - theo An ninh quốc gia - vào trong tù. Anh ấy không thể hỗ trợ được cho luật sư trong việc cứu bố anh ấy - và không có trông cậy nào, không chống án nào, không cái gì có thể được làm; nó ở bên ngoài luật.

Và, Nani Palkhiwala, ông vẫn gọi nước này là dân chủ sao? Cái gì sai trong việc xin nghỉ phép khi bố anh ấy sắp bị treo cổ? Anh ấy sẽ chống lại an ninh quốc gia theo cách nào? Bảo vệ bố của người ta, người là vô tội, giúp luật sư trong toà án là chống lại an ninh quốc gia sao? Thế thì bất kì cái gì cũng có thể được gọi là "chống lại an ninh quốc gia." Chừng nào Luật An ninh quốc gia còn chưa bị huỷ bỏ, nước này không còn là dân chủ. Nhưng một người thông minh theo mọi cách dường như là bỏ qua hoàn toàn sự kiện này, khi nói những lời hay.

Với cái chết của Kehar Singh, bóng tối lớn đã trùm lên đất nước. Người ta không biết liệu bóng tối này sẽ bao giờ chấm dứt. Tôi muốn Nani Palkhiwala tiến lên trước. Ông ấy là một trong những người có thể thách thức chính phủ: rằng không có nhu cầu về bất kì luật nào khác trong tay của chính phủ khi luật thông thường là đủ. Mọi toà án này tồn tại vì cái gì?

Nền dân chủ có nghĩa nào đó. Nó dựa trên tự do của cá nhân, dựa trên tự do ngôn luận. Nhưng khi tồn tại quyền lực trong tay của chính phủ, cái ở bên ngoài luật pháp, nó nên được gọi bởi tên đúng của nó. Nó trở thành độc tài, nó không còn là dân chủ nữa. Và nếu những người như Nani Palkhiwala không thể bước ra cùng chân lí trước công chúng, thế thì ai sẽ làm việc này?

Con trai của Kehar Singh được thả ra, vì họ phải thả anh ấy. Anh ấy đã không phạm bất kì tội gì, anh ấy chỉ xin nghỉ phép - điều là quyền của mọi người, và đặc biệt trong tình huống mà người bố vô tội sắp bị treo cổ. Anh thanh niên này đã chạy tới luật sư chính, Ram Jethmalani, mang mọi hồ sơ của mình từ toà án tới toà án - tuyệt đối chắc chắn.

Bất kì khi nào anh ấy được bất kì nhà báo nào hỏi, anh ấy đều nói, "Bố tôi tuyệt đối vô tội. Ở đâu đó, người nào đó sẽ có dũng cảm mà nói rằng ông ấy là vô tội. Tôi tuyệt đối chắc chắn. Nếu không ở toà án cấp cao, thì ở Toà Thượng thẩm; nếu không ở toà Thượng thẩm, ít nhất tổng thống sẽ có dũng cảm."

Đến khoảnh khắc cuối cùng, Toà Thượng thẩm của Ấn Độ giở trò xấu xa. Họ nói, "Vào một giờ quyết định việc chống án sẽ được công bố." Thế rồi họ đổi nó thành hai giờ ba mươi, thế rồi họ đổi nó thành bốn giờ ba mươi.

Chung cuộc họ đi tới sáu giờ, vì sau đó không có cách nào để có sự nhờ cậy khác vào nguồn khác; đến sáng Kehar Singh đáng thương sẽ bị treo cổ. Và phát biểu này là phát biểu đơn giản - Toà Thượng thẩm phải mất cả ngày - rằng việc chống án bị bác bỏ. Một câu đơn giản... không cho bất kì lí do nào tại sao việc chống án bị bác bỏ.

Tổng thống được khẩn cầu với việc chống án khoan hồng; ngay cả chống án khoan hồng cũng bị bác bỏ. Toà án Thế giới được tiếp xúc. Họ nói, "Để chúng tôi liên hệ với tổng thống." Và khi Ram Jethmalani gọi điện cho tổng thống, thư kí nói, "Trễ quá rồi" - lúc đó là tám rưỡi tối - "tôi không thể quấy rầy tổng thống vào giờ muộn này."

Đây là những công bộc đấy! Tám rưỡi tối là giờ muộn... và mạng sống của một người đang lâm nguy, và tổng thống không thể bị quấy rầy! Và dầu vậy, Nani Palkhiwala, ông gọi nước này là dân chủ sao?

Tôi hi vọng ông sẽ đi ra với chân lí, và nói đích xác điều đang là tình huống. Nếu giới trí thức của đất nước này vẫn còn im lặng, thế thì đêm tối này sẽ trở nên ngày càng tối hơn, và sẽ không có bình minh.

Tôi hi vọng rằng không chỉ Nani Palkhiwala, mà mọi người thông minh khác - nhà thơ, giáo sư, phó hiệu trưởng, tác giả, nhạc sĩ, hoạ sĩ - nên đi ra và nói, "Chừng nào An ninh quốc gia còn chưa bị bỏ đi... Mọi thứ nên được giải quyết trong toà án tương ứng theo luật chung của đất nước; chỉ thế thì đất nước này mới là dân chủ. Bằng không tốt hơn cả nên gọi nó là độc tài."

Ít nhất mọi người nên biết rằng họ là nô lệ, không còn tự do. Họ phải biết rằng họ đã từng tranh đấu vì tự do trong gần một trăm năm, và cái tự do hư huyễn này đã được trao cho họ. Nó bao giờ cũng xảy ra. Người ta phải đi tới gốc rễ.

Ấn Độ đã không thành công trong việc có được tự do. Nỗ lực cuối cùng của nó là trong năm 1942, khi hàng nghìn người bị buộc vào tù. Nhưng điều đó đã không kéo dài, chỉ chín ngày. Người ta cảm thấy xấu hổ nói rằng đây đã là cuộc cách mạng!

Trung Quốc đã từng tranh đấu trong ba mươi năm liên tục. Cuộc đấu tranh vì tự do kết thúc trong chín ngày, không có kết thúc, và thế rồi đột nhiên sau năm năm... Đây là hiện tượng rất kì lạ. Nếu cách mạng thành công, ngay lập tức đất nước là tự do. Nhưng cách mạng đã không thành công và sau năm năm tự do đã được Đế quốc Anh trao lại. Tự do được cho không thể là tự do thực.

Đế quốc Anh đã bị mệt mỏi. Thấy tình huống này, rằng Ấn Độ sẽ ngày càng tồi hơn, thủ tướng Anh, Attlee, gửi cho Mountbatten một thông điệp khẩn: "Trao tự do nhanh nhất có thể được đi, vì chúng ta không muốn nhận trách nhiệm về nghèo nàn của Ấn Độ" - điều sẽ lớn lên mọi ngày, và đến cuối thế kỉ này gần một nửa tỉ người nhất định chết đói.

Đây không phải là tự do được đạt tới; đây là tự do đã được trao cho. Nó là tự do rất nghèo nàn. Nó đã được trao cho Ấn Độ dường như Ấn Độ là kẻ ăn xin. Đó là căn nguyên tại sao không có tự do, không có dân chủ. Chỉ những cái tên liên tục được nói tới, và không ai bận tâm nhìn vào thực tại.

Giờ là lời kinh:

Thưa Thầy kính yêu,

Hoàng đế Đường Túc Tông hỏi Huệ Trung Quốc sư, "Người chăn gia súc mười thân là gì?"

Quốc sư đáp, "Đi và giẫm lên đầu của Đại Nhật Như Lai!"

Đại Nhật Như Lai là cái tên khác của Phật Gautam.

Thiền có dũng cảm vô cùng....

Quốc sư đáp, "Đi và giẫm lên đầu của Đại Nhật Như Lai!"

Hoàng đế nói, "Ta không thể theo được ông. Ta không thể làm được điều đó... giẫm lên đầu của Đại Nhật Như Lai.

Quốc sư nói, "Đừng lấy cái ngã làm pháp thân thanh tịnh."

Tại sao bạn sợ giẫm lên thân thể của Đại Nhật Như Lai? Nó chỉ là bức tượng. Nó là việc tự coi trọng của bạn: Người khác sẽ nói gì nếu hoàng đế giẫm lên thân của Phật?

Quốc sư nói, "Đừng lấy cái ngã làm pháp thân thanh tịnh."

Bản ngã của bạn không phải là cái ngã đích thực của bạn. Đừng nghe theo nó, cứ giẫm lên thân thể của Đại Nhật Như Lai đi, vì chẳng có ai ở đó cả - chỉ là tượng gỗ - cũng chẳng có ai bên trong bản ngã của bạn. Nó chỉ là bong bóng xà phòng. Thế thì bạn sẽ biết nó nghĩa là gì, "người chăn gia súc mười thân." Câu trả lời kì lạ... nhưng tôi phải nói với bạn trước hết người chăn gia súc mười thân là gì.

Có mười bức tranh ở Trung Quốc - tôi đã nói về những bức tranh đó - và chúng được gọi là Trâu Thiền.

Một người bị mất trâu. Trong bức tranh thứ nhất người đó tìm khắp xung quanh. Người đó có thể thấy rừng thẳm, nhưng không có dấu hiệu của trâu. Trong bức tranh thứ hai người đó tìm thấy dấu chân trâu. Trong bức tranh thứ ba người đó nhìn, và trâu đang nấp sau cây, nhưng người đó chỉ có thể thấy phần đuôi trâu. Thế rồi người đó tóm được sừng trâu; người đó trở nên chiến thắng. Chẳng mấy chốc người đó cưỡi lên trâu đi về nhà. Tiếp đó con trâu bị buộc vào chỗ của nó trong chuồng, và trong bức tranh cuối cùng người này đang ngồi ngoài nhà và thổi sáo.

Khi mười bức tranh này được chuyển từ Trung Quốc sang Nhật Bản, bức tranh thứ mười bị bỏ đi, vì bức tranh thứ mười thực sự là quá mức bình thường. Với tôi, duy nhất bức tranh thứ mười có nghĩa cái gì đó. Cả chín bức tranh kia là việc chuẩn bị; trong bức tranh thứ mười người này hạnh phúc với việc mình đã tìm ra con trâu của mình tới mức người đó đi ra quán rượu - chỉ để tận hưởng buổi chiều tối.

Phật tử của Nhật Bản phải hơi chút sợ hãi; bức tranh thứ mười này là quá mức bình thường. Nhưng bức tranh thứ mười này là biểu tượng duy nhất. Ông ấy sẽ không dùng ma tuý có tên "cực lạc"; bầu rượu mà ông ấy mang theo đơn giản là biểu tượng. Khi người ta trở nên tuyệt đối được định tâm, người ta gần như ngất ngây, say với cực lạc bên trong.

Nhiều người đã báo cho tôi rằng khi họ đứng dậy sau thiền, "Chúng tôi cảm thấy hơi chút say say." Bạn bắt đầu đi hướng tới căng tin, nhưng bạn có thể thấy mọi người đang đứng bên cạnh; họ lảo đảo, họ không biết cái gì đang xảy ra. Vì mọi người đang đi hướng tới căng tin họ tham gia vào với những người đó, nhưng không tuyệt đối chắc chắn liệu họ có muốn đi tới đó hay không. Nhưng vì mọi người khác đều đi tới đó, tốt hơn cả là cứ theo cả toán... Đi ra ngoài đạo tràng là nguy hiểm. Cảnh sát có thể giữ bạn lại: "Anh đang say!" Bạn có thể nói rằng, "Tôi đang trong cực lạc," và họ sẽ nói, "Vâng, đó là điều chúng tôi đang nói. Anh đã dùng ma tuý cực lạc. Đi cùng tôi về đồn cảnh sát!"

Tôi thích bức tranh thứ mười, và tôi muốn các Thiền sư Nhật Bản không quên nó, vì đó là kinh nghiệm tối thượng. Đó là một loại say bạn không bao giờ vượt qua. Nó trở thành chính bản tính của bạn. Bạn có thể nhảy múa, bạn có thể hát, bạn có thể hân hoan. Nó là không vét cạn được.

Mười bức tranh này được gọi là "người chăn gia súc mười thân," vì với mọi kinh nghiệm mới bạn đi vào trong một tầng mới của thân thể bạn. Người có trâu bị mất trong bức tranh thứ nhất chỉ là mất trên thân thể bên ngoài. Khi người đó tìm thấy dấu chân, người đó đã đi vào sâu hơn một chút. Khi người đó tìm thấy rằng con trâu đang ẩn sau cây, người đó đã đi vào sâu hơn thêm một chút.

Đây là hết tầng nọ tới tầng kia của thân thể - cũng giống như củ hành. Bạn có thể bóc nó... một tầng tươi mới. Lại bóc nó ra... tầng tươi mới khác. Liên tục bóc. Chung cuộc bạn sẽ không thấy cái gì ở chỗ cuối, mà bàn tay trống rỗng. Mọi tầng đã được lấy đi. Củ hành chỉ bao gồm các tầng. Thân thể cũng chỉ bao gồm các tầng. Mười tầng thân thể... và bạn đi vào trong không gian điều chỉ có thể được gọi là cực lạc. Thế thì bạn say mãi mãi, vì toàn thể vĩnh hằng tới.

Tôi dạy bạn say sưa. Không có nhu cầu cho người đã nếm trải bản thể riêng của mình dùng bất kì ma tuý hay rượu cồn nào. Chỉ có một cách để dừng mọi người khỏi dùng ma tuý và rượu cồn, và đó là thiền - đi qua các tầng của thân thể và đi vào trong không gian mà là vô người, vô trí. Thế thì bạn được mãn nguyện, được hoàn thành tới mức bạn không cần bất kì cái gì thêm nữa.

Lời đáp của Quốc sư là rất quan trọng: "Đi và giẫm lên đầu của Đại Nhật Như Lai!"

Mọi người trở nên bị nghiện ngay cả với tượng gỗ, họ trở nên bị nghiện ngay cả với tượng đá. Chức năng của thầy là lấy đi những việc nghiện này, và làm cho bạn tự do khỏi mọi cái gọi là kinh sách, tượng, nhà thờ, để làm cho bạn hoàn toàn và tuyệt đối được bắt rễ trong tự do.

Đây đã là nỗ lực về phần Quốc sư. Nói với hoàng đế, "Đi và giẫm lên đầu của Đại Nhật Như Lai" ... hoàng đế phải đã bị choáng. "Giẫm lên đầu phật sao? Tôi không thể theo ông được."

Vấn đề là gì? Ông ấy có nghĩ bức tượng Phật bằng gỗ là phật thực không? Phật cũng còn không thực... Ông ấy có nghĩ tới danh tiếng của ông ấy không, mọi người sẽ nghĩ gì? - "Mình là hoàng đế, và giẫm lên đầu của Phật sao...?"

Đây là bản ngã của bạn chứ không là gì khác. Tượng không có thực tại nào theo nghĩa của việc là sống, mà bản ngã của bạn cũng không có thực tại nào theo nghĩa của việc là thực. Nó chỉ là phóng chiếu. Bạn phải bỏ cả hai; chỉ thế thì bạn mới có thể tìm thấy bản thân bạn đằng sau người chăn gia súc mười thân. Ông ấy đang ám chỉ tới mười bức tranh đó.

Quốc sư nói, "Đừng lấy cái ngã làm pháp thân thanh tịnh."

Bạn có bản thể đích thực có tên là "pháp thân" - thân của tính tôn giáo, thân của nhận biết. Nhưng cái đó không phải là bản ngã của bạn. Bản ngã của bạn là rào chắn cho việc biết tính cá nhân đích thực của bạn. Nhân cách của bạn là rào chắn, không là chiếc cầu.

Bỏ nhân cách đi và quên rằng bạn là hoàng đế đi, và quên rằng bức tượng này đại diện cho Phật. Nó chỉ là đồ chơi bằng gỗ, giả như bản ngã của bạn. Bỏ cả hai và bạn sẽ biết cực lạc thuần khiết, chân lí thuần khiết, mối quan hệ thuần khiết của bạn với sự tồn tại. Tại trung tâm của bản thể bạn, nó đang chờ đợi bạn.

Một sư có lần hỏi Quốc sư, "Thân chân lí của Pháp thân Phật là gì?"

"Lấy cho ta bầu nước," Quốc sư đáp ứng.

Khi sư này đem nó tới cho ông ấy, Quốc sư nói, "Để nó trở lại chỗ cũ của nó." Sư này, sau khi đã làm điều được yêu cầu làm, lặp lại câu hỏi trước đây của mình.

Quốc sư nói, "Hỡi ôi! Phật cổ mất đã lâu rồi!"

Cái gì đã xảy ra trong giai thoại nhỏ này?

Sư này đang hỏi, "Cái gì là thân chân lí, bản thể đích thực, cái được Phật gọi là Dharmakaya - pháp thân?"

Dharma - Pháp nghĩa là tính tôn giáo, và kaya nghĩa là thân. "Thân của tính tôn giáo là gì?"

Thầy Quốc sư nói, thay vì trả lời... Thiền không tin vào lời. Nó tin vào việc tạo ra phương cách, tình huống đặc biệt trong đó cái không thể được nói ít nhất cũng có thể được chỉ ra. Với bất kì người nào trong thế giới bên ngoài bầu không khí Thiền, điều đó có vẻ tuyệt đối ngớ ngẩn. Thầy nói, "Lấy cho ta bầu nước."

Loại trả lời gì thế này...?

Khi sư này đem nó tới cho ông ấy, Quốc sư nói, "Để nó trở lại chỗ cũ của nó."

Điều ông ấy đã tạo ra như một tình huống... Ông ấy yêu cầu sư này đem bầu nước tới; khi sư đem bầu nước tới, Quốc sư nói, "Giờ để nó trở lại chỗ cũ của nó." Ông ấy đang nói, "Trở về cội nguồn đi. Đi tới chỗ ông đã từ đó tới. Cứ tìm bên trong bản thân ông. Cái gì là không gian mà ông đã nhảy từ đó ra? Đi trở lại cùng không gian đó và ông sẽ biết Pháp thân Phật là gì."

Sư này, sau khi đã làm điều được yêu cầu làm, lặp lại câu hỏi trước đây của mình.

Ông ta không thể hiểu được rằng phương cách này đã là câu trả lời. Ông ta lặp lại câu hỏi trước đây của mình.

Quốc sư nói, "Hỡi ôi! Phật cổ mất đã lâu rồi!"

Ta không thể làm được nhiều hơn điều đó. Có lẽ Phật cổ này có thể đã có khả năng tạo ra tình huống khác cho ông. Bất kì điều gì ta có thể làm, ta đã làm rồi."

Nhưng ông ấy đã làm nhiều hơn là đủ. Ông ấy đã chỉ ra con đường, ông ấy đã chỉ dẫn rằng, "Đạt tới cội nguồn nguyên thuỷ của ông đi từ chỗ ông tới đó. Quay trở lại đó đi, và ông sẽ thấy bản thể đích thực, Pháp thân của Phật bên trong ông."

Rippo đã viết về cái chết của ông ấy:

Trăng và hoa đã được thấy

Giờ tôi đi xem cái đáng yêu nhất

Tuyết.

Như tôi đã nói đi nói lại với bạn, thơ Thiền là những bức tranh bằng lời - rất mầu sắc, rất sống động.

Trăng và hoa đã được thấy -

Tôi đã thấy trăng, tôi đã thấy những đoá hoa lớn,

Giờ tôi đi xem cái đáng yêu nhất - Tuyết

- sự thuần khiết của tuyết trắng.

Và khi nó không bao giờ tan... Có những đỉnh núi ở Nhật Bản nơi tuyết không bao giờ tan, bao giờ cũng là một đường trắng trên chóp núi. Ở Himalayas điều đó trên qui mô lớn hơn nhiều, tuyết vĩnh hằng không bao giờ tan, và không ai đã bao giờ giẫm lên những tuyết đó. Có hàng nghìn chỗ ở Himalayas nơi không người nào đã bao giờ đạt tới. Sự thuần khiết của những chỗ đó, im lặng của những chỗ đó...

Có một thung lũng trong Himalayas; bạn có thể thấy chỉ từ chính trên đỉnh nhìn xuống thung lũng, hàng nghìn bộ phía dưới. Không có cách nào xuống thung lũng này, nó dốc đứng thế. Trong thung lũng đó, có lẽ, hoa nở ra có mầu đẹp nhất mà con người biết tới, nhưng chúng chỉ được biết từ chỗ xa xôi. Thung lũng đó có tên là "Thung lũng các Thần" - cái tên hay. Những hoa đó không ai đã từng chạm tới; không ai đã bao giờ đạt tới chiều sâu đó được bao quanh bởi tuyết vĩnh hằng.

Rippo nói, "Tôi đã thấy trăng và cái đẹp của nó; tôi đã thấy hoa nở và mầu sắc của chúng và hương thơm của chúng. Giờ tôi sẽ xem điều đáng yêu nhất - tuyết." Sắc trắng tinh khiết - biểu tượng hoá cho sự tinh khiết vĩnh hằng của bản thể bạn.

Maneesha có hai câu hỏi.

Câu hỏi thứ nhất:

Thưa Thầy kính yêu,

Có phải khái niệm về Thượng đế đơn giản là bệnh hoạn bên trong của con người được phóng chiếu ra không - và không cái gì hơn nữa?

Có, Maneesha, tuyệt đối có! Thượng đế là bệnh hoạn của con người, tâm trí ốm yếu của con người, bất lực của con người, nỗi sợ của con người, hoang tưởng của con người. Con người cần ai đó như người nương tựa trên mây, vì mọi người nương tựa ở đây đều tạm thời. Bố bạn có thể chết ngày mai; bạn cần người bố không bao giờ chết, do đó Thượng đế được gọi là Cha.

Kinh doanh của bạn sẽ phá sản. Bạn có an ủi nào? Ít nhất bạn có thể ngước mắt lên trời, và giơ tay lên, và cầu nguyện Thượng đế. Tất nhiên không câu trả lời đã bao giờ tới, nhưng ít nhất bạn có an ủi nào đó, rằng ai đó đang bảo vệ bạn, ai đó đang chăm sóc bạn, ai đó có đó bạn bao giờ cũng có thể cầu gọi tới trong khó khăn của bạn - chỉ là hi vọng, vì không có sự vụ nào mà Thượng đế đã tới để giúp con người. Không có tham chiếu nào trong suốt lịch sử rằng bất kì câu trả lời nào đã tới từ bầu trời - ngay cả những người như Jesus cũng không nhận được câu trả lời nào.

Jesus đã hi vọng, cũng như con người trung bình, bình thường, rằng nếu ông ấy bị đóng đinh Thượng đế sẽ tới giúp ông ấy ngay lập tức. Ông ấy đã tin vào bản thân mình và vào Thượng đế của mình gần như điên dại; đó là lí do ông ấy đã không lo nghĩ. Ông ấy biết rằng nếu ông ấy vào Jerusalem, ông ấy sẽ bị bắt và bị đóng đinh. Ông ấy có thể trốn đi chứ, nhưng chỉ bởi vì Thượng đế mà ông ấy đã không bận tâm về tin đồn này. Ông ấy nói, "Thượng đế ở cùng ta, Cha ta ở cùng ta."

Khi ông ấy bị đóng đinh, ông ấy đã chờ đợi và chờ đợi. Ông ấy đã nhìn ra xa xăm... mây trắng bay... nhưng không thiên thần nào chơi đàn hạc, hát "Alleluia!" Sáu giờ trôi qua, và ông ấy đi tới kết thúc kiên nhẫn của mình. Chung cuộc ông ấy hét lên với Thượng đế, "Sao ngài đã từ bỏ con?" Dầu vậy không có câu trả lời.

Thực ra, không có người nào trả lời cả. Tôi không phàn nàn với Thượng đế; không có Thượng đế để phàn nàn. Mọi điều có thể được làm là làm cho mọi người ngày càng bạo dạn hơn, mọi người ngày càng được bắt rễ hơn trong bản thân họ tới mức họ không cần bất kì sự giúp đỡ nào. Cho dù Thượng đế có tới giúp, họ sẽ từ chối.

Chừng nào nhân loại còn chưa đi tới tính cá nhân vững chắc như thế, Thượng đế sẽ vẫn có đó. Đó là nhược điểm của chúng ta, đó là bất lực của chúng ta, đó là sợ chết của chúng ta, đó là sợ bệnh tật của chúng ta. Mọi loại sợ bao quanh chúng ta vì chúng ta không biết tới không gian trong bản thân chúng ta nơi không sợ nào đã bao giờ bước vào, nơi không có tử, không có sinh, nơi bạn là vĩnh hằng, nơi bạn là một với vũ trụ. Thế thì, tất nhiên, Thượng đế biến mất khỏi cái nhìn của bạn, và mọi tôn giáo có tổ chức trở thành việc luyện tập vô tích sự.

Câu hỏi thứ hai

Thưa Thầy kính yêu,

Dường như là, trong suốt lịch sử, khi con người đi vào trong khái niệm về "Thượng đế," con người đã đồng thời trở nên nhiều tính phá huỷ hơn - không chỉ hướng tới "người không tin" mà hướng tới môi trường của con người, hướng tới bản thân người ta.

Có kết nối không?

Có, Maneesha, có kết nối đấy - nhưng nó không hiển nhiên lắm. Kết nối là dòng chảy ngầm ẩn rất kín. Khi bạn bắt đầu tin vào Thượng đế, điều không tồn tại, bạn cũng đồng thời tin rằng không cái gì xấu có thể xảy ra cho bạn. Bạn có thể làm bất kì cái gì bạn muốn; Thượng đế là đấng cứu tinh và ngài rất từ bi. Bạn có thể có tính phá huỷ, bạn có thể có tính bạo hành - và mọi tôn giáo đều đã từng là bạo hành.

Trong các cuộc viễn chinh chữ thập tôn giáo hàng triệu người đã bị giết nhân danh Thượng đế, vì những người tin bao giờ cũng nghĩ mình đang giết nhân danh Thượng đế. Thượng đế của người đó là Thượng đế thật duy nhất; mọi thượng đế khác là rởm. Và bởi vì người đó có tính phá huỷ nhân danh Thượng đế, bạo hành nhân danh Thượng đế, Thượng đế sẽ hỗ trợ cho người đó. Vào Ngày Phán xử, Thượng đế sẽ nhận những người tin thực của ngài vào thiên đường. Jesus sẽ là nhân chứng: "Vâng, người này thuộc vào toán chúng ta."

Tôi nhớ tới Omar Khayyam, nhà huyền bí và nhà thơ Sufi. Bạn có thể đã đọc bản dịch của Fitzgerald bài thơ Rubaiyat của Omar Khayyam. Thơ ca rất hay, cực kì hay - nhưng nếu bạn đi vào trong nó bạn có thể thấy người tin Mô ha mét giáo. Ông ấy nói trong bài thơ của mình, "Đừng lo nghĩ. Cứ uống rượu cồn hết mức của ông đi, tận hưởng đàn bà nhiều nhất ông có thể tận hưởng được, vì Thượng đế là người từ bi. Những tội lỗi nhỏ nhặt này... ông có cho rằng Thượng đế sẽ không tha thứ cho ông không? Điều đó nghĩa là ông là người không tin!"

Bạn có thấy logic này không? Ông ấy đang nói, "Làm bất kì cái gì ông muốn làm đi, Thượng đế ở cùng ông đấy" - và nếu bạn không làm, điều đó có nghĩa là bạn không tin vào Thượng đế và từ bi của ngài, và vào yêu của ngài. Chắc chắn, con người đã trở nên nhiều tính phá huỷ hơn vì con người có thể đổ toàn thể trách nhiệm lên Thượng đế. Con người trở nên sáng tạo nếu con người nhận toàn thể trách nhiệm lên bản thân mình.

Với tôi, thiền và trách nhiệm cùng tới đồng thời. Khi bạn đi sâu hơn vào trong bản thân bạn, bạn trở nên ngày càng có trách nhiệm hơn. Bạn biết rằng không có Thượng đế. Bạn biết rằng mọi người đang khổ quanh bạn và bạn đã tìm ra không gian nơi không có khả năng nào của khổ.

Điều duy nhất còn lại cho bạn là chia sẻ không gian của bạn, để chỉ dẫn về bản thể bên trong nhất của mọi người. Điều này tôi coi là hành động sáng tạo vĩ đại nhất trong sự tồn tại. Nếu bạn có thể làm cho ai đó nhận biết về bản thể của người đó, bản thể không thể phá huỷ được của người đó, sự bất tử và vĩnh hằng của người đó, bạn đã làm hành động sáng tạo vĩ đại nhất có thể có. Và bạn phải làm điều đó, vì không có Thượng đế nào có thể làm được điều đó! Duy nhất bạn có thể làm điều đó.

Thiền ném bạn về bản thân bạn. Nó lấy đi mọi trách nhiệm mà bạn đã đặt nhân danh Thượng đế. Hiển nhiên, nếu Thượng đế đã tạo ra thế giới, thế thì ngài chịu trách nhiệm cho mọi thứ xảy ra trong thế giới. Nếu Thượng đế tạo ra con người, thế thì chắc chắn ngài cũng đã tạo ra tính phá huỷ của con người nữa, bạo hành của con người, tham lam của con người, giận dữ của con người, xu hướng đi tới sát hại, cưỡng hiếp, tự tử của con người. Với mọi thứ Thượng đế đều chịu trách nhiệm, vì ngài đã gieo hạt mầm trong bạn về mọi thứ này. Bạn tự do khỏi trách nhiệm.

Bạn có hiểu điều tôi nói không?

Nếu Thượng đế đã tạo ra bạn, và vào Ngày Phán xử, ngài hỏi bạn, "Tại sao con nghiện ma tuý nhiều thế?", bạn có thể túm cổ cồn của ngài và hỏi ngài, "Tại sao ngài đã tạo ra xu hướng này trong tôi? Ngài chịu trách nhiệm, tôi không chịu trách nhiệm."

Con rối không chịu trách nhiệm, nhưng người điều khiển con rối chịu trách nhiệm, vì mọi sợi dây đều trong tay người đó đằng sau tấm màn. Con rối múa nếu người đó cử động tay, con rối đánh nhau nếu người đó chuyển tay khác đi - nhưng bạn không thể nói được rằng con rối chịu trách nhiệm.

Nếu Thượng đế đã tạo ra thế giới và con người và mọi thứ, thế thì không ai chịu trách nhiệm cho hành động của mình; trách nhiệm tối hậu thuộc vào Thượng đế. Bạn có thể làm mọi hành động phóng túng mà không sợ gì. Thượng đế đã không phải là phúc lành cho nhân loại; nó đã là tai hoạ lớn nhất. Tự do khỏi Thượng đế, một mình bạn chịu trách nhiệm, một mình bạn tỉnh táo và nhận biết rằng bạn không làm hại bất kì ai, rằng bạn không can thiệp vào lãnh thổ của bất kì ai, rằng bạn không bắt đầu sở hữu mọi người. Sở hữu một người là thu người này thành đồ vật. Chỉ đồ vật mới có thể bị sở hữu - vợ, chồng, con không thể bị sở hữu.

Một khi Thượng đế không còn đó trên trời, bạn chịu trách nhiệm toàn bộ cho mọi hơi thở, cho mọi cử chỉ, cho mọi hành động. Thượng đế đã chiếm chỗ của người điều khiển con rối. Điều đó được kết nối tuyệt đối với khái niệm về Thượng đế.

Thượng đế phải biến mất khỏi tâm trí con người; chỉ thế thì bạn mới có cảm giác vô cùng về trách nhiệm, về chia sẻ, về giúp đỡ mọi người trên đường. Không có người nào khác; duy nhất chúng ta ở đây trên trái đất này... một mình. Trách nhiệm của chúng ta là lớn vô cùng.

Giờ là lúc dành cho Sardar Gurudayal Singh - chỉ để hơi chút vô trách nhiệm!

Paddy đang ngồi trong quán rượu một buổi chiều thì anh ta nhận được cú điện thoại từ người bạn của mình, Sean.

"Chào," Sean nói, "phải ông đấy không, Paddy?"

"Chào," Paddy đáp, "phải ông đấy không, Sean. Có chuyện gì vậy?"

"À!" Sean nói. "Xe của tôi bị hỏng và tôi bị mắc kẹt gần Belfast và tôi cần một trăm đô la. Ông có thể gửi nó cho tôi được không?"

"Cái gì vậy?" Paddy kêu lên. "Ở đây ồn ào quá tôi không thể nghe được lời ông nói!"

"Tôi nói tôi cần một trăm đô la," Sean la lên.

"Đường dây phía ông tệ quá," Paddy la lên, "tôi không thể nghe được từ ông!"

Đột nhiên, thao tác viên chen vào đường thoại.

"Xin chào, đây là thao tác viên," cô ấy nói. "Em có thể nghe anh ấy rõ lắm!"

"Được," Paddy nói, "thế thì cô gửi cho anh ấy một trăm đô la đi!"

Rufus Đen Già là người bẻ ghi đường sắt cho tuyến Chicago Choo-Choo. Một đêm có tai nạn khủng khiếp ở chỗ giao thuộc phần của Rufus phụ trách, vụ đâm nhau của xe khách nhanh Mexico Midnight Express và chiếc xe Toyota cổ của nghị sĩ Dingbat - xe bị phá huỷ toàn bộ, cùng với vị nghị sĩ "tốt bụng già cả".

Một cách tự nhiên, Già Rufus là nhân chứng chính tại phiên toà, và toàn thể vụ việc xoay quanh việc liệu Rufus có giơ ra đèn tín hiệu cảnh báo hay không. Các luật sư cho Rufus hàng loạt câu hỏi dồn dập, nhưng Rufus vẫn bám lấy câu chuyện của mình.

"Tôi đã đứng đó, thưa quí toà," Rufus kêu lên, "và tôi đã vung đèn xoay quanh mạnh tới mức cánh tay tôi gần như rụng ra. Nhưng ông nghị sĩ chẳng chú ý chết tiệt gì!"

Về sau, ông chủ tịch của tuyến Chicago Choo-Choo, Chester Cheese, chúc mừng Rufus về bằng chứng vững chắc của ông ấy.

"Tôi nghĩ chắc chắn," Chester nói, "rằng những tay luật sư đáng nguyền rủa kia đã doạ ông, và làm cho ông thay đổi câu chuyện của ông."

"Không đâu, thưa ngài! Không đâu, thưa ngài!"

Rufus kêu lên. "Nhưng tôi mừng là họ đã không hỏi tôi liệu đèn của tôi có được bật lên hay không!"

Bọ Barry đảo mắt, nói chuyện với bạn anh ta, Mervyn Mildew, qua vài chầu uống rượu trong quán rượu.

"Anh xoay sở với cuộc hò hẹn đêm qua thế nào?"

Mervyn hỏi.

"À!" Barry lầm bầm, " thật khủng khiếp. Đó là thảm kịch của việc nhận diện nhầm."

"Thực thế sao? Nhận diện nhầm sao?" Mervyn hỏi.

"Anh ngụ ý gì?"

"Thế này," Barry giải thích, "Tôi có hẹn tới nhà hàng đắt nhất thành phố. Chúng tôi đi vào và gọi bữa ăn khổng lồ, nhưng ngay khi chúng tôi bắt đầu ăn, cô bạn hẹn của tôi thấy một con gián trong đĩa súp."

"Kinh khủng làm sao!" Mervyn kêu lên. "Cô ấy làm gì?"

"Cô ấy đứng dậy," Barry nói, "và hét lên: 'Bồi bàn đâu! Tống con bọ này ra!' - và nó ném tôi ra ngoài phố!"

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy Kính yêu.

Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post