Read more
Bài nói về Thiền
Chương 5. Ngày là khôi hài
Chương 5. Ngày là khôi
hài
Thưa Thầy kính yêu,
Một lần Trường Hưng Mãn được hỏi,
"Chỗ tu luyện tôn giáo của cổ phật là gì?"
Trường Hưng Mãn nói, "Chỉ bằng
bước đi, họ theo dõi việc đó."
Sư hỏi tiếp, "Và sau khi họ
đã theo dõi nó thì sao?"
Trường Hưng Mãn đáp, "Băng
tan, ngói vỡ."
Thế rồi sư hỏi, "Làm sao điều
đó xảy ra được?"
Trường Hưng Mãn đáp ứng bằng việc
nói, "Kẻ sĩ trong thành, trẻ nhỏ ngoài tường."
Một dịp khác, một sư hỏi Trường
Hưng Mãn, "Kiếm gì mà chẻ đôi được sợi tóc bị thổi vào nó?"
Trường Hưng Mãn đáp, "Ông
không thể chạm được vào nó."
Thế rồi sư hỏi, "Về người
dùng nó thì sao?"
Trường Hưng Mãn nói "Xương
và thân người đó bị vỡ tan thành từng mảnh nhỏ."
Sư bình luận, "Thế thì, tốt
hơn cả là không có khả năng chạm tới nó!" - với điều này Trường Hưng Mãn
đánh ông ta.
Các bạn,
Ngày này đã rất khôi hài. Điều tôi
nói... đám đông đã bắt đầu chứng minh điều đó. Các Phật tử đã nắm tay với liên
minh người Mô ha mét giáo thiểu số. Họ đã đe doạ cảnh sát rằng tôi phải bị bắt
- dường như bằng việc bắt tôi họ đang cho câu trả lời cho lí lẽ của tôi. Họ đã
đe doạ rằng họ sẽ đi biểu tình và phá huỷ đạo tràng.
Điều đó đích xác chứng minh điều tôi
đã từng nói: rằng thế giới này còn chưa được văn minh, và không có chuyện là
tôn giáo ở bất kì đâu. Những người này đơn giản là người ngợm. Cho dù bạn phá
huỷ đạo tràng này, các lí lẽ của tôi sẽ không bị phá huỷ. Ngay cả người mù cũng
có thể thấy được nó!
Họ muốn đeo vòng hoa cho tôi bằng chuỗi
các đôi giầy. Nó chỉ ra rằng họ đã trở thành Phật tử nhưng họ đã không quên nghề
thủ công hàng nghìn năm của tổ tiên họ. Họ đã từng làm giầy - họ là những
chamars, người đẳng cấp thấp - và bất kì người nào tặng giầy như vòng hoa cũng
chỉ chứng tỏ cái nghèo của người đó. Người đó không có gì khác để tặng. Chỉ là
người làm giầy nghèo...
Nhưng ngay cả điều đó cũng sẽ không
phá huỷ được lí lẽ của tôi. Bạn có thể đem mọi giầy của toàn thế giới tới,
nhưng dầu vậy điều tôi đã nói, và điều tôi sẽ nói, sẽ tuyệt đối đứng nguyên
không bị động chạm và vẫn thuần khiết.
Những người này đi tới Phó cảnh sát
trưởng. Ông ấy dường như là người tốt, có giáo dục, có văn hoá. Ông ấy đã từ chối,
nói rằng "Các ông không thể được phép có bất kì cuộc diễu hành nào, vì các
ông không hiểu... Các ông đang diễn giải sai." Ông ấy tới đạo tràng, và
nói rằng "Tôi đã từ chối cho phép họ diễu hành chống lại thầy, hoặc tôi sẽ
bắt họ, vì không có sự hợp lệ chút nào."
Bất kì cái gì tôi đã nói, tôi có thể
nói cho bất kì toà án nào, bất kì toà án cấp cao nào, bất kì toà thượng thẩm
nào. Và đây sẽ là hành động đúng: đưa tôi ra toà án. Hay nếu họ có đủ thông
minh, tôi có thể cho phép ba người - họ nên chọn - để tranh cãi với tôi trên từng
điểm mà gây tổn thương cho cái gọi là tình cảm tôn giáo tự phong của họ. Ba người
đó chỉ phải đáp ứng các điều kiện của trại này. Họ phải tới đây không vũ khí,
và họ phải tới đây cùng chứng nhận AIDS-âm tính. Chúng tôi sẽ đón chào họ bằng
hoa, không bằng giầy - chúng tôi có đủ hoa - và tôi sẽ cho họ mọi cơ hội để
tranh cãi về mọi điểm họ muốn.
Nhưng đây đã là toàn thể việc ước định
trong nhiều thế kỉ. Đầu độc Socrates, họ đã nghĩ rằng họ đã triệt tiêu lí lẽ của
ông ấy. Lí lẽ của ông ấy vẫn còn sống, vẫn mạnh mẽ như bao giờ. Đóng đinh
Jesus, họ nghĩ họ đã triệt tiêu khả năng của một tôn giáo mới đang trào lên.
Bây giờ nửa thế giới là người Ki tô giáo.
Bạn không thể tranh cãi bằng kiếm, bạn
không thể tranh cãi bằng ném đá, bạn không thể tranh cãi bằng những khẩu hiệu xấu
xa. Những điều này đơn giản chứng minh rằng bạn là man rợ, tiểu nhân.
Có lẽ nếu Charles Darwin mà còn sống,
tôi chắc đã yêu cầu ông ấy tới đây. Cả đời mình ông ấy đã đi tìm móc xích ở giữa
- vì khỉ hay tinh tinh hay đười ươi không thể đột nhiên trở thành người được;
chúng phải trải qua một thời kì chuyển tiếp. Tôi chắc sẽ đón mừng ông ấy ở đây,
và bảo với ông ấy rằng ở đây chúng tôi đã tìm ra móc xích bị thiếu - người
không còn là đười ươi, nhưng vẫn chưa là con người.
Và bây giờ mọi nỗ lực đang được thực
hiện để nguỵ trang vấn đề về nghĩa của 'bhagwan', vì tôi đã phơi bày không chỉ
một tôn giáo, mà mọi tôn giáo. Các Phật tử đã nắm tay người Mô ha mét giáo,
không biết chút nào rằng những người Mô ha mét giáo này đã phá huỷ hàng nghìn
tượng Phật, đã đốt hàng nghìn kinh sách Phật - và bạn đang nắm tay với họ sao?
Và người Mô ha mét giáo không hiểu rằng
Phật chắc đã không chấp nhận triết lí của Mohammed chút nào. Mohammed là người
bạo hành, liên tục tranh đấu và gây chiến và giết mọi người - và đó là điều người
Mô ha mét giáo đã từng làm tất cả sau Mohammed. Giết chóc đã trở thành nghề
nghiệp của họ. Đó là lí do tại sao tôi cảm thấy buồn cười. Phật tử và người Mô
ha mét giáo đang nắm tay chống lại tôi - một dấu hiệu tốt cho tình huynh đệ. Mọi
tôn giáo sẽ sớm tham gia cùng bạn. Chỉ đợi thêm chút nữa, đừng vội vàng.
Một sư Jaina kiểu tự phong, Daulatsagar
Suriswarji, đã phát biểu mười bốn nghĩa của từ 'bhagwan'. Điều này tạo ra việc
nguỵ trang. Chỉ với mục đích biện luận, tôi sẽ đọc cho bạn các nghĩa mà ông ấy
đã trao cho từ 'bhagwan'.
Thứ nhất, điều bản chất. Nhưng bạn có
hiểu nghĩa của từ bản chất không? - cái bị các giác quan bắt lại. Hương thơm là
điều bản chất, vì mũi bạn bắt lấy nó. Điều bản chất nghĩa là bất kì cái gì mà
các giác quan bắt lấy. Bây giờ điều đó phải có liên quan gì với Mahavira? Tôi
không nghĩ ông ấy đã dùng nước hoa.
Nghĩa thứ hai là tri thức. Điều đó sẽ
làm cho mọi người thông thái trên thế giới trở thành Bhagwan. Mọi giáo sư, mọi
trưởng khoa, mọi phó hiệu trưởng, mọi giáo sĩ, mọi thầy tế - ngay cả Ayatollah
Khomeini sẽ được gọi là Bhagwan, vì họ toàn là những người thông thái. Mọi học
giả brahmin, bác học, tu sĩ - dù họ là người Ki tô giáo hay người Mô ha mét
giáo hay người Hindu hay Phật tử, không thành vấn đề. Nếu tri thức là nghĩa của
Bhagwan, thế thì mọi người thông thái đều trở thành Bhagwan.
Thế thì cái gì là lớn lao thế khi gọi
Mahavira và Phật và Krishna và Rama là Bhagwan? Chỉ người thông thái, chỉ như vẹt...
lặp lại kinh sách.
Nghĩa thứ ba là vĩ đại.
Tôi không thể nào cưỡng lại được việc
có so sánh mênh mông về anh chàng đáng thương này, Daulatsagar Suriswarji. Có đủ
mọi loại vĩ đại trên thế giới: bạn có định gọi Alexander Đại đế, người đã chinh
phục thế giới là Bhagwan không? Bạn có định gọi Adolf Hitler là Bhagwan không?
Ông ấy tin rằng ông ấy là tái sinh của nhà tiên tri Do Thái Elijah, và vẫn có
những người đi theo ông ấy ở Đức, ở Mĩ, và trên khắp thế giới.
Tôi nhận được một bức thư từ ông chủ tịch
người Mĩ của Hội Tân Phát xít, và ông ấy bảo tôi, "Ông đã phê bình đi phê
bình lại Adolf Hitler. Điều đó làm tổn thương tình cảm tôn giáo của chúng
tôi!" Tôi thậm chí chưa bao giờ mơ rằng việc phê bình Adolf Hitler sẽ làm
tổn thương tình cảm tôn giáo của ai đó. Trong bức thư của mình ông ấy nói,
"Có lẽ ông không nhận biết rằng Adolf Hitler không phải là người thường.
Ông ấy là tái sinh của nhà tiên tri Do Thái Elijah."
Tôi đã viết cho ông ấy rằng "Nếu
ông ấy là điều ông nói, việc tái sinh của nhà tiên tri Elijah, thế thì ông sẽ bị
rắc rối đấy, vì ông ấy đã giết sáu triệu người Do Thái! Loại nhà tiên tri Do
Thái nào vậy...?" Bạn sẽ gọi ai là vĩ đại? Ronald Reagan chăng? Bạn sẽ gọi
những người có hàng núi tiền là vĩ đại sao? Ở Mĩ người giầu nhất có bốn triệu
đô la; ở Nhật Bản người giầu nhất có hai mươi sáu triệu đô la. Chắc chắn người
này phải được gọi là Bhagwan. Người này đã đánh bại mọi người trên thế giới.
Trước đây chưa hề có bất kì ai có hai mươi sáu triệu đô la. Tôi xin lỗi, ông ấy
có hai mươi sáu tỉ đô la.
Nhật Bản chỉ chiếm một phần tư, so với
Mĩ, khi có liên quan, nhưng giá trị của nó gấp bốn lần hơn toàn thể Mĩ. Bây giờ
Nhật Bản nên được gọi là quốc gia vĩ đại - nước giầu nhất. Những người có tiền,
những người có quyền lực chính trị, những người có tri thức khoa học... Bạn có
định để tôi gọi Albert Einstein, người đã tạo ra năng lượng nguyên tử, là
Bhagwan không? Điều đó có nghĩa gì? Mọi nghĩa này đều không có tham chiếu tới
Mahavira, tới Phật, tới Rama. Họ không có nghĩa nào; điều này đơn giản là nguỵ
trang.
Thứ tư là thành công. Khi tôi đọc nó
tôi nói, "Aha! Thành công là Bhagwan." Có hàng triệu người thành
công. Có những người thành công như Picasso, có những người thành công như
Morgan, có những người thành công như Ford. Bạn có gọi những người này là
Bhagwan không?
Tôi đơn giản cắt bỏ ngay lập tức mọi
thứ vô nghĩa mà người này, Daulatsagar Suriswarji, đã tạo ra. Ông ấy đã lấy những
nghĩa này từ đâu? Tôi không bận tâm về điều đó. Tôi đã chấp nhận những nghĩa
đó, không bận tâm về ngôn ngữ. Tôi đơn giản có thể phá huỷ mọi nghĩa mà ông ấy
đã nói tới.
Thứ năm là giầu có. Phật đã từ bỏ
vương quốc của ông ấy: giầu có gì? Ông ấy đã không được gọi là Bhagwan khi ông ấy
còn là hoàng tử; ông ấy đã được gọi là Bhagwan khi ông ấy đã từ bỏ vương quốc.
Mahavira đã từ bỏ vương quốc của ông ấy. Đây là những người ăn xin! - giầu có
gì? Nếu giầu có là tiêu chí, thế thì Akbar Đại đế, người đã cai trị phần lớn nhất
của Ấn Độ, phải được gọi là Bhagwan. Hay Thành Cát Tư Hãn, người một mình đã giết
bốn mươi triệu người, khủng bố toàn thể lục địa Á và Âu, phải được gọi là
Bhagwan. Stalin phải được gọi là Bhagwan, vì Liên Xô là lãnh thổ lớn nhất trên
thế giới, và ông ấy đã cai trị nó trong phần lớn cuộc đời mình. Ông ấy là người
đã đánh bại Adolf Hitler. Ông ấy phải được gọi là Bhagwan, mặc dầu ông ấy đã giết
một triệu người Nga... ngay cả người dân riêng của ông ấy.
Mọi kẻ độc tài của thế giới, mọi kẻ
bóc lột của thế giới đều phải được gọi là Bhagwan, nếu giầu có là nghĩa của từ
này. Nhưng Mahavira thì không. Đứng trần trụi... giầu có gì? Ông ấy thậm chí
không có cả bình bát ăn xin trong tay.
Thứ sáu, sống tách rời.
Nếu tách rời là tiêu chí, thế thì việc
Mohammed có chín vợ thì sao? - và người đàn bà giầu nhất ông ấy lấy chỉ vì tiền.
Ông ấy chỉ mới hai mươi sáu và người đàn bà này bốn mươi. Cô ấy là quả phụ,
nhưng có nhiều tiền nhất ở Saudi Arabia. Ông ấy lấy người đàn bà này không phải
vì đẹp, không phải vì yêu, mà chỉ vì tiền của cô ấy. Trong cả đời mình ông ấy
đã cầm kiếm, mặc dầu trên kiếm ông ấy đã viết, "An bình là thông điệp của
ta." Kì lạ... Ông ấy đã giết nhiều người như bạn có thể quan niệm được, và
an bình là thông điệp của ông ấy! Mahavira sẽ không chấp nhận cả Mohammed lẫn Jesus.
Jesus rất thích rượu. Ông ấy thậm chí
đã biến nước thành rượu - tuyệt đối là hành động phạm tội. Ông ấy đã tới thăm
gái mãi dâm. Cả Mahavira lẫn Phật đều không chấp nhận Jesus hay Mohammed là
Bhagwan. Bạn có thể thấy tách rời gì trong Krishna? Ông ấy không bao giờ từ bỏ
vương quốc. Ông ấy là một trong những chiến binh vĩ đại nhất, và đã chinh phục
nhiều đất đai nhất có thể được, không sợ giết hàng triệu người trong chiến
tranh. Tách rời gì? Bạn không thể gọi Krishna là Bhagwan chút nào nữa - theo
cái gọi là sư Jaina tự phong, Daulatsagar Suriswarji - bạn không thể gọi Rama
là Bhagwan.
Rama là cái tên thông thường nhất ở Ấn
Độ; nó đã gần như trở thành đồng nghĩa với Bhagwan. Nhưng Rama không bao giờ từ
bỏ vương quốc của ông ấy. Ngược lại, vì một người thợ giặt nam đã thấy rằng vợ
ông ấy không về nhà cả đêm - đến sáng cô ấy về, cô ấy phải đã tới thăm người
yêu nào đó - ông này nói, "Ta không thích là Rama, người có vợ Sita đã từng
ở trong giam cầm nhiều năm, trong tay của Ravana, kẻ thù của Rama, và vậy mà
ông ta đã chấp nhận cô ấy. Ta không là Rama; cút xéo đi. Đừng về nhà này lần nữa."
Khi thông điệp này đạt tới Rama, thay
vì từ bỏ vương quốc ông ấy đã từ bỏ Sita, vợ ông ấy, người đã mang thai sinh
đôi, không nói lời nào với cô ấy. Ông ấy chỉ bảo người em trai mình, "Chăm
sóc cho chị trong rừng sâu và để chị ở đạo tràng của nhà tiên tri Hindu nào
đó."
Cô ấy hỏi đi hỏi lại, "Em đưa chị
đi đâu vậy?", và Lakshmana không thể nói được gì. Nói cái gì? - anh ấy đầy
nước mắt, và cô ấy bị bỏ lại trong rừng sâu. Đây là tách rời sao?
Điều đó làm tôi nhớ:
Bố của Rama, Dashrath, có bốn vợ. Rama
là con trai cả, và Bharat là con út trong bốn anh em. Bharat là con trai của bà
vợ trẻ nhất. Tất nhiên, vợ trẻ nhất có nhiều quyền với Dashrath hơn những người
khác. Bà vợ trẻ nhất đã yêu cầu ông ấy, chỉ một lần.... Nếu bà ấy yêu cầu bất
kì cái gì, ông ấy chắc không từ chối điều đó. Và ông già sợ vợ thế... ông ấy đã
hứa với bà ấy mà không biết bà ấy định yêu cầu cái gì.
Khi thời gian tới, bà ấy yêu cầu,
"Anh phải nhớ điều anh đã hứa với em. Bây giờ hoàn thành lời hứa của anh
đi! Cho Rama đi đầy trong mười bốn năm ở bên ngoài vương quốc, và để con trai
em Bharat làm vua." Và ông già đó đã làm theo ý tưởng ngu xuẩn này. Rama bị
đi đầy, và Sita và Lakshmana, người em trẻ hơn của anh ta, đã đi theo anh ta,
vì họ tuyệt đối được thuyết phục rằng điều này là bất công.
Họ ở trong một chiếc nhà tranh nhỏ sâu
trong rừng miền Nam Ấn Độ, và Sita thấy một con hươu làm bằng vàng chạy ngay
trước nhà tranh của họ. Rama được coi là Bhagwan, và ông ấy không thể nào...
Ngay cả kẻ ngốc cũng có thể nhận ra rằng con hươu này không được làm bằng vàng.
Và những cái gọi là, người tự xưng là Bhagwans đã gọi toàn thể thế giới này là
mơ - nhưng con hươu đó không phải là mơ. Cho nên Sita bảo anh ta bắt lấy con
hươu vàng.
Hoàn toàn dốt nát thế! Ngay cả bạn chắc
cũng nhận ra được con hươu đó không được làm bằng vàng. Và toàn thể thế giới là
ảo tưởng! - nhưng vàng và hươu được làm bằng vàng dường như là thực tại tối thượng.
Anh ta đi vào trong rừng để tìm hươu
vàng. Và anh ta đã bảo Lakshmana không được rời khỏi chỗ, vì Ravana là vua của
Sri Lanka; chỗ của ông ấy ở rất gần, và có mọi nguy hiểm rằng ông ấy có thể bắt
cóc Sita, "Cho nên bất kì cái gì xảy ra, chú vẫn còn ở đây."
Và Rama sớm thấy rằng con hươu vàng đã
biến thành con quỉ, cho nên anh ta bắt đầu kêu lên cầu cứu. Lakshmana lâm vào
khó xử: đi cứu anh mình... nhưng anh ta đã được bảo không được bỏ Sita một mình
trong bất kì hoàn cảnh nào. Sita được coi là một trong những người đàn bà linh
thiêng nhất của Ấn Độ. Cô ấy nói với anh ta, "Đi cứu anh của em đi."
Lakshmana nói, "Nhưng anh đã bảo
em ở đây để bảo vệ chị."
Cô ấy nói, "Chị biết việc bảo vệ
của em. Em bao giờ cũng muốn anh của em chết để cho em có thể có chị sao!"
Đây là người đàn bà linh thiêng, đưa
ra cái cớ ngớ ngẩn thế để buộc anh ta đi! Bây giờ, cảm thấy bị sỉ nhục, anh ta
đi tìm Rama. Nhưng anh ta vạch ra một đường trước túp nhà tranh và bảo Sita,
"Chị không đi ra ngoài đường này nhé dù bất kì cái gì xảy ra."
Và Ravana tới - đó là toàn thể mưu đồ
đã được lên kế hoạch - và ông ta tới như người ăn xin. Ông ta đã làm thành vấn
đề rằng, "Nếu bà không bước qua đường này, tôi sẽ không nhận bất kì cái gì
bà cho đâu. Và nhớ lấy, bà đang quay lưng lại người ăn xin - và bà được coi là
một trong những người đàn bà linh thiêng nhất! Tôi đói, tôi khát." Thế là
Sita bước qua đường ranh, và ông ta đã bắt cóc cô ấy về Sri Lanka.
Ba năm chiến tranh liên tục... và mọi
người đều nghĩ rằng Rama đã tranh đấu vì vợ ông ấy. Mọi người đều nghĩ,
"Yêu làm sao!" - nhưng nó không phải như vậy. Khi Ravana bị đánh bại
và Sita được mang về trại của Rama, Rama nói, "Nghe đây, người đàn bà! Ta
đã không chiến đấu cuộc chiến này vì cô. Ta đã chiến đấu cuộc chiến này vì lòng
tự hào của tổ tiên ta. Và khi có liên quan tới cô, cô không thể vào lều của ta
được chừng nào cô chưa qua thử lửa, chừng nào cô chưa đi qua lửa và đi ra vẫn
còn sống. Điều đó sẽ là phép thử duy nhất rằng cô là thuần khiết, rằng cô không
có quan hệ dục trong ba năm trong nhà tù của Ravana."
Tôi bao giờ cũng tự hỏi: nếu Sita phải
trải qua thử lửa, tại sao Rama không phải trải qua? Ông ấy cũng ở một mình ba
năm, và có khả năng rằng ông ấy yêu người đàn bà khác. Nhưng đây là xã hội gia
trưởng nam. Sita đi qua lửa. Tôi không nghĩ lửa làm thay đổi qui tắc của nó cho
những người khác nhau; tôi nghĩ đó là huyền thoại thuần tuý. Nhưng nhấn mạnh của
tôi là ở chỗ Rama phải lấy cùng phép thử nếu anh ta là con người chính trực nào
đó, nếu anh ta là con người có nhân phẩm nào đó. Đòi hỏi người đàn bà đáng
thương, người đã chịu đựng ba năm giam cầm, và không đi theo cùng cô ấy, là tuyệt
đối xấu và vô nhân.
Và sau thử lửa, cô ấy vẫn bị từ chối.
Chỉ bởi vì người thợ giặt nam đã bảo vợ ông ấy, "Tôi không phải là Rama,"
bản ngã của Rama bị tổn thương. Nếu mà anh ta thực sự yêu Sita, anh ta phải từ
bỏ thế giới - việc tách rời. Nhưng thay vì từ bỏ thế giới và mọi tiền bạc và
toàn thể vương quốc, anh ta đã từ bỏ người đàn bà đang mang thai đáng thương
này mà không nói với cô ấy ngay cả nơi cô ấy được cho tới. Và bạn gọi điều đó
là tách rời sao? Người này quá bị gắn bó với vương quốc.
Và những người Dalits này, những Phật
tử bị áp bức, không biết chút nào rằng Rama là người đã giết một tiện dân - tổ
tiên của những người này - trên nền tảng rằng người Hindus không cho phép tiện
dân, sudras, thậm chí nghe kinh sách tôn giáo của họ. Đọc kinh sách không thành
vấn đề; họ không được giáo dục, ngay chỗ đầu tiên, cho nên họ không thể đọc được.
Ngay cả việc nghe... kinh sách của họ trở nên bẩn. Và một thanh niên, chỉ từ tò
mò, đã hỏi "Cái gì quí thế trong những kinh sách này?"
Vài người brahmins đang làm nghi lễ và
đọc Rigveda, và anh ta trốn đằng sau bụi cây chỉ cố tìm ra xem cái gì quí giá
thế. Anh ta bị bắt quả tang, đang nghe. Anh ta bị mang tới nhà vua, Rama:
"Các ngươi phải trừng phạt người này! Điều này phải không xảy ra nữa!"
Và bạn gọi Rama là Bhagwan sao? Ông ấy đã cho anh thanh niên đó sự trừng phạt
làm cho anh ta chết ngay tại chỗ. Chì, nóng và cháy bỏng thành lỏng, được rót
vào tai anh ta - vì những tai đó đã nghe kinh sách linh thiêng của người brahmins.
Anh thanh niên chết ngay tại chỗ. Và vậy mà bạn gọi Rama là Bhagwan sao? Và đặc
biệt những người này, người có tổ tiên mà phải đã là anh thanh niên đó...
Bẩy, cái đẹp.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết: Tượng Phật
là đẹp thế, nhưng không thể nào quan niệm được rằng những tượng này đại diện
cho Phật Gautam. Ông ấy đã được sinh ra trên đường biên giới của Nepal và Ấn Độ;
điều có thểnhất là ông ấy chắc có vẻ giống như người Nepal. Bộ mặt này, nổi tiếng
trong các nhà lịch sử, thuộc vào Alexander Đại đế. Alexander đã tới Ấn Độ chỉ mới
ba trăm năm sau Phật. Mãi tới khoảnh khắc đó không bức tượng nào đã được làm,
vì Phật đã cấm làm tượng của ông ấy; chỉ tôn thờ cái cây mà ông ấy đã trở nên
chứng ngộ dưới nó.
Nhưng khi thấy Alexander và cái đẹp Hi
Lạp - Alexander chắc chắn là một trong những người đẹp nhất - điều không thể cưỡng
lại được cho các Phật tử là lấy cái đầu của Alexander Đại đế và đặt nó lên thân
thể của Phật. Bộ mặt mà bạn thấy trên Phật Gautam thuộc về Alexander Đại Đế,
không phải là Phật Gautam. Và dẫu sao đi chăng nữa, tôi đã thấy hàng nghìn sư
Jaina xấu nhất có thể được. Tôi không thể nào quan niệm được... Mahavira sống
trần trụi trong mùa đông lạnh lẽo, trong mùa hè nóng bức, thỉnh thoảng mới ăn.
Trong mười hai năm ông ấy đã ăn chỉ ba trăm sáu mươi nhăm ngày - nhịn ăn hai
tháng, nhịn ăn ba tháng - và cứ nhìn vào tượng ông ấy mà xem. Ông ấy có vẻ như
lực sĩ - ngay cả Muhammad Ali cũng không là gì! - ông ấy có vẻ giống như võ sĩ
quyền anh hạng nặng.
Tôi không thể nghĩ được rằng một người
đã không ăn trong nhiều tháng, người đã sống trần trụi dưới bầu trời, trong mùa
đông lạnh và mùa hè nóng, có thể vẫn còn đẹp được. Và bạn vẫn gọi ông ấy là
Bhagwan sao? Thực ra, ngay cả Phật Gautam, người đương đại của Mahavira, đã phê
phán ông này ở nhiều chỗ. Mahavira thường có khẳng định kiểu tự phong này rằng
ông ấy biết mọi thứ, quá khứ, hiện tại, tương lai. Ông ấy là toàn quyền, toàn
diện, toàn thức. Ông ấy biết mọi thứ đã xảy ra trước đây, đang xảy ra, và bao
giờ cũng sẽ xảy ra; ông ấy có mặt khắp nơi, toàn diện - ông ấy hiện diện ở mọi
nơi; và ông ấy toàn thức - ông ấy là toàn quyền.
Phật đã phê phán ông ấy ở nhiều chỗ.
Phật nói rằng "Cái gọi là tirthankara tự phong này, người nói rằng mình là
toàn quyền, hiện diện mọi nơi, biết mọi thứ - nhưng ta đã biết ông ấy đi ăn xin
trước một ngôi nhà trống rỗng! Ông ấy không thể thấy được rằng trong nhà không
có người nào, và ông ấy là toàn diện, ông ấy là toàn thức, và ông ấy là toàn
quyền đấy!
"Vào sáng sớm khi trời vẫn còn tối,
ta đã thấy anh chàng này, Mahavira, dẫm phải đuôi chó. Khi chó bắt đầu sủa lên,
thế thì ông ấy mới di chuyển đi. Anh chàng này nói rằng mình biết mọi thứ, quá
khứ, hiện tại, tương lai, và anh ta không biết rằng ngay trước mình là con chó
đáng thương đang ngủ!"
Và phẩm chất thứ bẩy này, đã bị mọi
cái gọi là chư Phật và chư Mahavira bỏ đi. Cái đẹp là sự say mê, nó lôi bạn ra.
Nó đem bạn tới người khác: đàn bà, đàn ông, đoá hoa, con chim tung cánh - nhưng
mọi thứ là ở bên ngoài. Tất cả họ đều đã từ bỏ cái đẹp tới mức là một trong những
cái gọi là thánh nhân tự phong của người Hindu, Surdas... Ông ấy đã được sinh
ra không mù, nhưng ông ấy đã từ bỏ thế giới và ông ấy thường đi ăn xin thức ăn.
Một hôm ông ấy thấy, khi ông ấy gõ cửa nhà xin thức ăn, một người đàn bà rất đẹp,
và ông ấy không thể nào quên được người đàn bà này. Cô ấy ở trong ý nghĩ của
ông ấy, cô ấy ở trong mơ của ông ấy.
Ông ấy đi tới cùng ngôi nhà đó lặp lại
mãi - điều bị cấm. Bạn phải không quấy rầy người chủ nhà mọi ngày vì của bố
thí. Nhưng cái đẹp của người đàn bà này kéo ông ấy tới như nam châm. Và người
đàn bà này chắc chắn là rất từ bi, rất có tính người mẹ. Cô ấy đã chuẩn bị những
thức ăn ngon cho ông ấy, nhưng cô ấy không có ý tưởng chút nào rằng người đàn
ông đó bây giờ bị quan tâm về sinh học tới cô ấy.
Thấy tình huống của mình, thánh nhân
này nghĩ rằng, "Chính đôi mắt mình đang lôi mình xa khỏi kỉ luật của mình,
xa khỏi sự tách rời của mình" - thế là ông ấy đốt cả hai mắt. Không ai biết
tên ông ấy - Surdas nghĩa là "người mù" - nhưng ông ấy được kính trọng
vì sự kiện là ông ấy đã đốt cả hai mắt mình. Nhưng chỉ bằng việc đốt cả hai mắt,
bạn không thể quên được người đàn bà. Thực ra, bây giờ việc quên đó thậm chí
còn khó hơn.
Tôi nhớ tới một nhà thơ lớn. Ông ấy đã
cầu nguyện Thượng đế, "Khi ngài đem người yêu của con đi" - người đàn
bà đã chết - "sao ngài đã không làm cho con mù đi? Vì con thấy cô ấy ở mọi
nơi. Và con có thể chống lại được bao lâu? Điều này đã trở thành việc tự hành hạ!
Cùng bộ mặt đó con thấy ở mọi nơi. Nếu ngài đã đem cô ấy đi, ít nhất xin lấy mắt
của con đi." Nhưng nhà thơ này là sai; ông ấy không hiểu sinh học, sinh lí
của con người.
Mắt bạn có thể bị lấy đi, nhưng điều
đó sẽ không quấy rối bộ mặt đẹp mà bạn đã thấy. Thực ra, bây giờ bạn sẽ không
thấy bất kì cái gì khác, cái mà có thể đã là việc làm sao lãng. Bây giờ, chỉ một
bộ mặt và bạn, trong cả đời bạn, gắn chặt vào khung hình. Cái đẹp đã từng bị kết
án bởi mọi thánh nhân, và bạn đang làm nghĩa của Bhagwan là cái đẹp. Mọi nghĩa
được cho đều là tưởng tượng.
Dũng cảm... Điều đó nghĩa là mọi chiến
binh, các chiến binh lớn nên trở thành Bhagwans. Có lẽ sư kiểu tự phong này,
Daulatsagar Suriswarji, đã không hiểu tôi chút nào, ông ấy sẽ đối diện với loại
người nào. Dũng cảm có liên quan gì tới Phật? Ông ấy có thân thể tinh tế tới mức
Vua Prasenjita, một trong những vị vua vĩ đại nhất thời đó, đã cho ngự y cá
nhân riêng của mình đi theo Phật như cái bóng, vì thân thể ông ấy mảnh mai thế.
"Ông ấy giống hệt như đoá hồng; bảo vệ ông ấy theo mọi cách. Ông ấy càng sống
lâu, càng tốt cho nhân loại." Loại dũng cảm gì? Bạn có cho rằng ông ấy sẽ
có khả năng có trận đấm bốc với Muhammad Ali không? Chỉ cú đấm đầu tiên vào mũi
ông ấy, và có lẽ điều đó dã là hơi thở cuối cùng của ông ấy.
Nỗ lực... Và Phật dạy liên tục vô nỗ lực.
Tôi đơn giản ngạc nhiên. Những người này được coi là những thánh nhân lớn! Họ
không hiểu một từ về thực tại tâm linh. Nó không được đạt tới bởi nỗ lực; nó được
đạt tới bởi thảnh thơi, bỏ mọi nỗ lực, mọi khao khát, mọi tìm kiếm. Chỉ thế thì
bạn mới đi tới bản thể riêng của bạn. Điều đó không có được bằng nỗ lực. Vâng,
tiền có được qua nỗ lực, quyền lực chính trị có được qua nỗ lực, nhưng tâm linh
thì không.
Ham muốn... Đó là lí do tại sao tôi bảo
bạn tôi đã có ngày khôi hài thế. Bhagwan nghĩa là ham muốn - và mọi giáo huấn của
mọi người chứng ngộ vĩ đại của thế giới đều đã là chống lại ham muốn. Chừng nào
bạn chưa trở thành vô ham muốn bạn không thể đạt tới cái ta chói sáng bên trong
nhất của bạn, bản thể bạn.
Huy hoàng... Bạn thấy huy hoàng nào
trong sư Jaina? Bạn thấy huy hoàng nào trong thánh nhân Hindu? Bạn thấy huy
hoàng nào trong Mohammed hay Jesus? Huy hoàng là kinh nghiệm bên trong, nó
không phải là cái gì đó được thấy bằng mắt. Nhưng đã từng có những người đẹp,
huy hoàng trên thế giới. Cleopatra của Ai Cập được coi là người đàn bà oai vệ,
huy hoàng nhất đã từng được sinh ra. Nhưng bạn không thể gọi bà ấy là Bhagwan
được; bà ấy là gái mãi dâm. Bà ấy cai trị khắp Ai Cập chỉ bởi vì cái đẹp của bà
ấy. Bất kì ai tới chinh phục Ai Cập - Caesar, Anthony, và những người chinh phục
lớn khác - bà ấy sẽ đơn giản đi tới gặp họ và họ sẽ rơi vào yêu bà ấy. Điều đó
là không thể được, không thể cưỡng lại được. Nhưng bạn sẽ không gọi bà ấy là
Bhagwan.
Tôn giáo: nghĩa thứ mười hai. Tôn giáo
nào? Đó là vì một thánh nhân Jaina... Người Jainas nghĩ rằng tôn giáo của họ là
tôn giáo thuần khiết nhất, cổ đại nhất và cao nhất khi có liên quan tới các tôn
giáo khác. Bạn có cho rằng Giáo hoàng Polack là Bhagwan không? Ông ấy là người
lãnh đạo lớn nhất khi có liên quan tới con số: sáu trăm triệu người thuộc vào
nhà thờ Cơ đốc giác. Bạn có nghĩ ông ấy là Bhagwan không?
Ayatollah Khomeini cai trị khắp Iran,
và ông ấy có dưới mình hai nghìn imams, mọi tu sĩ ở mọi nhà thờ hồi giáo trong
toàn thể Iran. Bạn có nghĩ Ayatollah Khomeini là Bhagwan không? Tôn giáo nào? Bạn
đang nói tới tôn giáo nào vậy? Tôi được đưa tới Poona lần đầu tiên bởi một người
có liên hệ gần gũi với Mahatma Gandhi, Rishabhdas Ranka. Luận đề cơ bản của
Mahatma Gandhi là ở chỗ mọi tôn giáo đều bình đẳng, mặc dầu đó không phải là thực
hành của ông ấy; nó chỉ là lí thuyết, lời nói. Và Rishabhdas Ranka đã sống
trong đạo tràng của ông ấy, cho nên ông ấy rất bị ảnh hưởng bởi ý tưởng rằng mọi
tôn giáo là bình đẳng.
Ông ấy đã được sinh ra là người Jaina,
cho nên hiển nhiên ông ấy nghĩ tới việc viết cuốn sách về sự tổng hợp giữa Phật
và Mahavira. Ông ấy đã cho tôi xem bản thảo. Tôi đơn giản nhìn vào tiêu đề và
tôi trả lại nó. Ông ấy nói, "Ông đã không nhìn vào bên trong cho dù một
trang sao?"
Tôi nói, "Tiêu đề là đủ rồi."
Tiêu đề là Bhagwan Mahavir và Mahama Phật.
Tôi nói, "Hoặc ông gọi cả hai người
là Mahatma hoặc ông có thể gọi cả hai người là Bhagwan."
Ông ấy nói, "Điều đó là khó. Tôi
không thể gọi Mahavira là Mahatma vì có hàng triệu mahatmas. Và tôi cũng không
thể gọi Phật là Bhagwan, vì tôi là người Jaina bẩm sinh. Tôi chỉ tin hai mươi bốn
tirthankaras là Bhagwan, không ai khác."
Bạn sẽ không tin rằng người Jainas đã
ném Krishna vào địa ngục thứ bẩy, vì ông ấy đã tạo ra chiến tranh lớn nhất mà Ấn
Độ đã từng biết tới. Ông ấy là tội phạm tối thượng. Và cùng điều đó cũng đúng về
người Hindus... Người Hindus thậm chí đã không nhắc tới sự huy hoàng vĩ đại
này, con người tôn giáo vĩ đại này, cái đẹp vĩ đại này của Mahavira. Họ thậm
chí đã không nhắc tới tên ông ấy trong kinh sách của họ ở bất kì đâu.
Không nguồn đương đại nào, ngoại trừ
Phật, đã bao giờ nhắc tới cái tên của Mahavira. Nếu ông ấy vĩ đại thế, huy
hoàng thế, toàn năng, toàn diện, toàn quyền thế, bạn có nghĩ văn học đương đại
chắc đã hoàn toàn bỏ rơi ông ấy không? Và Phật đã nhắc tới ông ấy chỉ để phê
bình ông ấy. Chính là chỉ trong lời của Phật mà chúng ta có chắc chắn rằng một
người có tên Mahavira đã từng sống. Nhưng cùng điều đó cũng được làm cho Phật bởi
người Hindus. Ông ấy chắc chắn là con người rất có ảnh hưởng, người rất hợp lí
và logic. Người Hindus không thể phủ nhận được ông ấy, nhưng họ cũng không thể
chấp nhận được ông ấy nữa, vì ông ấy đã chống lại hệ thống đẳng cấp, ông ấy đã
chống lại Vedas, chống lại toàn thể truyền thống của người Hindus. Ông ấy được
sinh ra là người Hindu.
Nhưng bao giờ cũng nhớ, nói về nó chỉ
là một điều, sống nó là điều khác. Ông ấy không bao giời khai tâm cho một sudra
làm đệ tử của ông ấy, mặc dầu ông ấy nói chống lại hệ thống đẳng cấp. Điều đó
chắc đã là bằng chứng. Ông ấy nói chống lại người giầu, nhưng mọi vua của Ấn Độ
đều là đệ tử của ông ấy, đệ tử thế tục. Phần lớn các đệ tử đã chứng ngộ của ông
ấy đều là các hoàng tử người đã bỏ vương quốc của họ và đi tới chân ông ấy.
Nhưng tôi đã không bắt gặp việc khai
tâm nào cho người sudra. Và người sudras đang chuyển đổi bản thân họ sang Phật
giáo. Họ phải mang bằng chứng rằng Phật đã khai tâm cho bất kì sudra nào - một
sudra - cho tâm xã của ông ấy. Vấn đề này không bao giờ nảy sinh. Nhưng ông ấy
rất có ảnh hưởng, ảnh hưởng hơn Mahavira nhiều, giỏi nói hơn. Người Hindus
không thể đơn giản bỏ qua ông ấy được. Họ phải chấp nhận ông ấy theo cách như
thế - theo cách rất tinh ranh. Puranas của họ nói... Những cái gọi là Phật tử tự
xưng này, người muốn phá huỷ tâm xã của tôi, trước hết nên nhìn vào các kinh sách
Hindu. Kinh sách Hindu, đặc biệt các Puranas - 'purana' nghĩa là những câu chuyện
cổ, chuyện ngụ ngôn cổ, biểu dụ cổ. Trong Puranas họ có câu chuyện hay cho bạn,
và cho mọi Phật tử để hiểu.
Thượng đế làm ra thế giới. Ngài cũng
làm ra địa ngục và cõi trời - cõi trời dành cho người đức hạnh, và địa ngục
dành cho tội nhân. Và ngài đã làm ra quỉ là vua của địa ngục, để kiểm soát, để
quản lí, để duy trì. Nhưng hàng nghìn năm trôi qua và không ai tới địa ngục. Mọi
người đều đức hạnh tới mức họ đi thẳng lên cõi trời. Quỉ chờ đợi mãi phát mệt.
Chung cuộc quỉ lên Thượng đế. Quỉ nói, "Ngài đã làm tôi thành trò cười. Hàng
nghìn năm mà không một người nào đã vào trong địa ngục, và tôi vẫn ngồi đó một
mình, không cần thiết. Phỏng có ích gì?"
Thượng đế nói, "Đừng lo. Về đi,
và ta sẽ tới trong một tái sinh mang tên Phật Gautam, và ta sẽ làm suy đồi tâm
trí mọi người, và ta sẽ làm suy đồi đạo đức của mọi người, và ta sẽ tạo ra tội
nhân. Ông sẽ không một mình nữa đâu."
Thế là người Hindus đã chấp nhận Phật
Gautam như một trong những hoá thân của Thượng đế, nhưng mặt khác là một Thượng
đế tới để làm suy đồi mọi người, một Thượng đế tới để làm đầy địa ngục bằng các
đám đông. Từ khi có Phật Gautam, địa ngục đông tràn ngập; nhiều người đang đứng
xếp hàng trong nhiều thế kỉ. Tất cả là do việc làm suy đồi lớn mà Phật Gautam
đã mang lai cho mảnh đất này.
Bạn có thấy tâm trí tinh ranh và thủ
đoạn của các tu sĩ Hindu không? Và những Phật tử này muốn tôi bị bắt sao? Thứ
nhất, để cho mọi người bị bắt đi, những người vẫn còn ôm giữ kinh sách như cái
gì đó mang tính tôn giáo và linh thiêng.
Mười ba, giải thoát. Nhưng mọi người
trên khắp thế giới đã từng giải thoát: Lão Tử ở Trung Quốc, Trang Tử ở Trung Quốc
- bạn không gọi họ là Bhagwan. Tôi là người đầu tiên giới thiệu Lão Tử và Trang
Tử và hàng nghìn người khác cho đất nước này; bằng không mọi người chắc đã
không bao giờ nghe tới tên của họ. Tất cả họ đều nói về giải thoát tối thượng.
Hàng nghìn Thiền sư đã sống việc giải thoát, nhưng bạn có gọi họ là Bhagwan
không? Tôi đang hỏi Daulatsagar Suriswarji, thánh nhân Jaina tự phong.
Và điều cuối cùng - ông ấy không thể
xoay xở che giấu điều đó trong danh sách dài dòng này - điều cuối cùng là yoni.
Đó là nghĩa của tôi đem cho ông. Yoni nghĩa là bhag, yoni nghĩa là bộ phận sinh
dục nữ, âm đạo. Nhưng ông ấy vẫn cố nguỵ trang vấn đề này. Ông ấy nói,
"Trong Jaina giáo, yoni không có nghĩa âm đạo." Tôi ngạc nhiên biết
tôn giáo đó không liên quan gì tới âm đạo!
Điều đó có nghĩa gì trong Jaina giáo?
Nó có nghĩa là vòng sinh và tử. Được. Làm sao bạn kiểm soát sinh và tử mà không
có âm đạo, và không có cơ quan sinh dục nam? Chung cuộc, tôi đã bắt quả tang
ông ấy. Yoni nghĩa là vòng sinh và tử. Làm sao bạn kiểm soát nó? Không có đàn
bà và đàn ông, không có sinh và không có tử. Cho nên trong ngoặc vuông ông ấy
viết yoni - và đó là nghĩa duy nhất. Mọi nghĩa khác chỉ là hư huyễn, nỗ lực để
tạo ra nhiều mây và sương mù trong tâm trí mọi người.
Nếu yoni nghĩa là vòng sinh và tử, nó có
nghĩa âm đạo của đàn bà và dương vật của đàn ông. Việc gặp gỡ của hai thứ này
đem tới vòng sinh và tử. Đó là điều tôi đã từng nói với bạn, và họ phát điên với
tôi. Bây giờ đi tới Suriswarji và hỏi ông ấy, "Làm sao sinh và tử đi vào
hiện hữu? - từ mồm của người đàn bà sao?" Thẳng thắn không phải là tội lỗi.
Đó là lí do tại sao tôi nói tôi sẵn sàng đối diện với bất kì người nào, ở bất
kì toà án nào. Hay nếu bạn đủ thông minh, tôi sẵn sàng mời bạn tới đây, và tôi
muốn thảo luận từng điểm một về mọi thứ đang làm tổn thương tới cái gọi là tình
cảm tôn giáo tự phong của bạn.
Bây giờ tới lời kinh của Maneesha:
Thưa Thầy kính yêu,
Một lần Trường Hưng Mãn được hỏi,
"Chỗ tu luyện tôn giáo của cổ phật là gì?"
Đây là những người đáng quan tâm! Trường
Hưng Mãn là một Thiền sư lớn.
Trường Hưng Mãn nói, "Chỉ bằng bước
đi, họ theo dõi việc đó."
Câu hỏi là, "Chỗ tu luyện tôn
giáo của cổ phật là gì?"
Chỉ một cách tu luyện mà Trường Hưng
Mãn nhắc tới: "Chỉ bằng bước đi, họ theo dõi việc đó."
Mọi kỉ luật, mọi đạo đức, mọi cái gọi
là kinh sách, họ đơn giản theo dõi chúng. Đó là thông điệp duy nhất của cổ phật.
Sư hỏi tiếp, "Và sau khi họ đã
theo dõi nó thì sao?"
Điều gì xảy ra khi họ đã theo dõi các
kinh sách, các công phu tôn giáo, và các kỉ luật, và các đạo lí, và mọi loại đức
hạnh? Điều gì xảy ra?
Trường Hưng Mãn đáp, "Băng tan,
ngói vỡ."
Ông ấy đang nói, "Khoảnh khắc ai
đó giẫm lên đầu tượng và kinh sách linh thiêng và cái gọi là hành trì tôn giáo,
băng bắt đầu tan ra. Sự tách rời của ông với sự tồn tại tan ra hệt như băng.
Ngói vỡ... Bản ngã của ông vỡ ra như ngói. Bầu trời mở, sự tồn tại tối thượng,
và ông không còn tách rời khỏi nó."
Băng đã tan trong đại dương theo cùng
cách người chứng ngộ thấy tâm thức của mình tan ra trong đại dương của vũ trụ. Đây
là những người có xương sống. Thế rồi sư hỏi, "Làm sao điều đó xảy ra được?"
Ông ta không thể hiểu nổi, bằng không
chẳng còn điểm nào để hỏi bất kì cái gì. Thầy đã nói mọi thứ.
Trường Hưng Mãn đáp ứng bằng việc nói,
"Kẻ sĩ trong thành, trẻ nhỏ ngoài tường."
Đó là câu trả lời gây ngạc nhiên lớn.
Ông ấy nói, "Ông đã không hiểu. Ta đã nói mọi thứ rồi. Giờ cái còn lại chỉ
là kẻ sĩ trong thành, với lũ trẻ bên ngoài tường. Quên mọi thứ về tôn giáo và
hành trì tôn giáo đi. Quên mọi thứ về cổ phật đi. Đi vào trong thành, tìm người
đàn bà, có con, và đi vào vòng sinh tử đi - yoni."
Một dịp khác, một sư hỏi Trường Hưng
Mãn, "Kiếm gì mà chẻ đôi được sợi tóc bị thổi vào nó?"
Kiếm thủ lớn trong kì thi chung khảo
chẻ sợi tóc bằng kiếm của họ. Một sợi tóc trở thành hai sợi tóc. Tóc là thứ mảnh
mai nhất mà bạn có thể tìm ra. Chẻ nó ra bằng kiếm, và tạo ra hai sợi tóc từ một
sợi... Người này đang hỏi, "Kiếm gì mà chẻ được sợi tóc bị thổi vào nó thành
hai sợi?"
Tôi đã kể cho bạn về câu chuyện Thiền....
Tại cuộc đấu chung khảo của các chiến
binh ở Nhật Bản, đích thân hoàng đế là chủ khảo. Ba người tới sau khi chiến thắng
khắp nước, để dự trận chung kết. Hàng nghìn người yêu kiếm thuật... Ở Nhật Bản,
kiếm thuật được yêu mến như thiền, vì kiếm thủ không thể chập chờn trong tâm
trí dù một khoảnh khắc. Nếu người đó chập chờn người đó bị tiêu. Người đó phải
vẫn còn trong vô trí, cho nên không ý nghĩ nào có thể chập chờn, và người đó phải
hành động từ vô trí. Điều đó cho phép sự tồn tại hành động qua người đó.
Đó là việc luyện tập hay về thiền. Nhật
Bản đã chuyển những thứ kì lạ vào trong thiền: kiếm thuật - không thể nào tin
được thế; cung thuật - không thể nào tin được thế. Ai đã bao giờ nghĩ rằng kiếm
thuật và cung thuật có thể trở thành thiền? Nhưng ở Nhật Bản biến đổi đó đã xảy
ra.
Ba kiếm thủ đó toàn là kiếm thủ
cỡ lớn. Họ đã tới từ những phần khác nhau, chiến thắng tất cả. Nhà vua thả ra một
con ruồi cho kiếm thủ thứ nhất; anh ta chém con ruồi thành hai mảnh. Vỗ tay và
hò hét vang trời. Mọi người có thể thấy con ruồi đang bay, và người này chém nó
trong không trung thành hai.
Người thứ hai... và con ruồi thứ
hai được thả ra, và anh ta chém con ruồi thứ hai thành ba, ngay trong không trung.
Mọi người không thể tin nổi vào mắt mình. Thế rồi người thứ ba - và họ chờ đợi:
"Bây giờ cái gì có thể xảy ra?" Con ruồi thứ ba được thả ra và kiếm
thủ thứ ba vung kiếm, và mọi người bắt đầu cười vì con ruồi bay đi mất, chẳng
cái gì bị chém cả.
Kiếm thủ này nói, "Câm
ngay! Các ông chẳng biết gì về kiếm thuật. Con ruồi này sẽ không có con được nữa!"
Anh ta là người chiến thắng. Anh ta đã
chém thẳng vào vòng sinh tử. Anh ta đã giải thoát con ruồi.
Sư hỏi, "Kiếm gì mà chẻ đôi được
sợi tóc bị thổi vào nó?"
Trường Hưng Mãn đáp, "Ông không
thể chạm được vào nó."
Điều đó tinh tế thế.
Trường Hưng Mãn đang nói về kiếm bên
trong, kiếm chặt đi mọi dây nối với thân thể, với tâm trí, và để cho bạn trong
im lặng tuyệt đối, chỉ là nhân chứng. Bạn không thể chạm vào kiếm đó được. Nhưng
sư này vẫn kiên trì. Thế rồi ông ấy hỏi, "Về người dùng nó thì sao? Tôi có
thể không có khả năng chạm vào nó, nhưng về người dùng nó thì sao?"
Trường Hưng Mãn nói "Xương và
thân người đó bị vỡ tan thành từng mảnh nhỏ."
Người dùng nó, chiếc kiếm chứng kiến,
chiếc kiếm của thiền, thân thể người đó, tâm trí người đó, mọi thứ mà người đó
thường nghĩ mình là nó, đều bị ném đi trong cát bụi. Cái còn lại đằng sau là việc
chứng kiến thuần khiết tựa gương.
Sư bình luận, "Thế thì, tốt hơn cả
là không có khả năng chạm tới nó.” Ông ấy liên tục hiểu lầm và hiểu lầm.
"Nếu kiếm đó phá huỷ thân thể và xương và tâm trí và mọi thứ, thế thì tốt
hơn cả là không có khả năng chạm vào nó" - với điều này Trường Hưng Mãn
đánh ông ta. Thế là đủ.
Nhưng những kẻ ngốc này có khắp thế giới.
Cái đầu của họ đặc mít tới mức bạn liên tục đánh họ và điều đó sẽ không đạt tới
tâm thức của họ. Không cái gì đã xảy ra cho người đó. Bình thường trong các
giai thoại Thiền, khi thầy đánh, người này trở nên chứng ngộ. Ở đây, người này
dường như liên tục vào thành, trở thành kẻ sĩ: "Có vợ và con, và xoay vòng
sinh tử" - được gọi trong Jaina giáo là yoni.
Ba Tiêu viết:
Khi một điều được nói,
Môi trở nên rất lạnh
Như gió thu.
Ba Tiêu là nhà thơ vĩ đại nhất về các
bài cú. Bài cú của ông ấy chưa bao giờ bị bất kì ai khác vượt qua. Khi một điều
được nói - nghĩa của ông ấy là, khi ai đó nói cái gì đó từ kinh nghiệm đích thực,
khi cái gì đó tới từ im lặng của bản thể bên trong nhất của bạn, môi trở nên rất
lạnh, vì bạn đang tới từ chỗ mát thế, như Himalayas.
Trong chính bản thể bên trong nhất của
bạn mọi thứ là mát, tới mức khi lời nào đó thoát ra khỏi môi, môi trở nên rất lạnh
như gió thu. Bạn nói từ tâm trí, bạn đơn giản lặp lại điều đã được ước định
trong bạn. Bạn thậm chí không thông minh như vẹt.
Tôi đã nghe....
Một người đàn bà có một con vẹt
đẹp, nhưng nó chết. Bà ấy rất tuyệt vọng và thất vọng. Hàng xóm của bà ấy nói,
"Chẳng có gì mà phải lo nghĩ đâu. Bà cứ tới cửa hàng bán con vật nuôi và
kiếm con vẹt khác, thậm chí còn hay hơn bà có trước đây."
Thế là bà ấy đi, và bà ấy thích
một con vẹt, sắc đẹp của nó - Suriswarji chắc phải gọi nó là Bhagwan. Nhưng người
chủ tiệm cứ khăng khăng, "Thưa bà, bà có thể chọn bất kì con nào - chúng
tôi có cả trăm con vẹt - nhưng xin bỏ lại con đó một mình đi."
Ông chủ càng khăng khăng, người
đàn bà càng nói, "Bất kì giá nào cũng không thành vấn đề. Tôi đã quyết định,
tôi sẽ lấy con vẹt này."
Ông chủ tiệm nói, "Nếu bà cứ
cố chấp thế, tôi sẽ trao nó cho bà. Vấn đề không phải là giá; vấn đề là con vẹt
này đã sống ở chỗ rất xấu. Nó tới từ nhà của một gái mãi dâm, cho nên nó toàn
nói lời thô tục" - như Bhagwan!
Người đàn bà nói, "Tôi sẽ
xoay xở, tôi sẽ dạy nó. Tôi không có việc nào khác. Chồng tôi chết rồi, và chỉ
để thay thế chồng tôi, tôi lấy con vẹt, vì chồng tôi không làm gì khác hơn điều
con vẹt có khả năng làm - và nó còn làm hay hơn. Tôi sẽ xoay xở, ông đừng lo
nghĩ."
Thế là bà ấy lấy con vẹt này, và
bà ấy bắt đầu dạy nó. Nhưng con vẹt này không thể nào dạy được. Bà ấy dạy nó về
Ki tô giáo, lời cầu nguyện có thẩm quyền, và nó sẽ nói, "Đéo chơi mọi thứ
đó!" Người đàn bà đâm ra lúng túng
chẳng biết làm gì với con vẹt này.
Và thế rồi đến chủ nhật, và ông
giám mục tới thăm. Lúc đó là sáng sớm, người đàn bà này vừa mới dậy, và bà ấy
thấy xe của ông giám mục tới trước cửa nhà mình. Bà ấy đã tháo cái chăn phủ ra
khỏi lồng vẹt, vì đó là ngày mùa đông lạnh, nhưng thấy ông giám mục tới, bà ấy
lại phủ lại chiếc lồng, vì chẳng ai biết cậu chàng này sẽ nói gì. Trước ông
giám mục điều đó sẽ rất sượng sùng.
Khi ông giám mục bước vào, con vẹt
bên trong lồng, bị che kín đằng sau cái chăn, nói, "Aha! Hôm nay ngày rất ngắn
đây!" Mọi ngày, buổi sáng chiếc chăn được bỏ ra, đến tối chiếc lồng bị che
phủ lại. Nó nói, "Hôm nay ngày rất ngắn đây. Tôi chưa bao giờ thấy một ngày
ngắn đến thế."
Ông giám mục nói, "Có chuyện
gì vậy? Sao bà đã phủ kín con vẹt đáng thương này?"
Bây giờ người đàn bà đâm lúng
túng chẳng biết phải làm gì. Bà ấy nói, "Tôi cảm thấy ngượng ngùng, nhưng tôi
phải nói cho cha: nó toàn nói tục."
Ông giám mục nói, "Đừng lo.
Bản thân tôi cũng có một con vẹt, nó là kẻ rất tôn giáo và thánh thiện. Cả ngày
nó liên tục lần tràng hạt, cầu nguyện Thượng đế. Bà cứ cho vẹt của bà tới tôi
vài ngày đi, và tôi sẽ cho nó vào trong lồng con vẹt của tôi. Nó là kẻ thánh
thiện tới mức nó sẽ dạy cho con vẹt của bà thành đức hạnh, thành người Cơ đốc
giáo."
Và điều gì xảy ra khi con vẹt mới
vào trong lồng? Con vẹt kia nhìn vào mắt nó, và bỏ luôn tràng hạt. Ông giám mục
không thể tin được vào điều đó; ông ấy nói, "Sao mày bỏ tràng hạt?"
Con vẹt nói, "Lời cầu nguyện
của tôi đã được đáp ứng rồi! Tôi đã xin một cô bạn gái. Cô ấy đã tới!"
Maneesha đã hỏi:
Thưa Thầy kính yêu,
Điều đáng ngạc nhiên với tôi là
không một người nào - trên toàn thế giới - đứng lên với thách thức của thầy và
trả lời thầy. Là đệ tử của thầy và là người yêu lí lẽ hay, tôi ước ao ai đó có
can đảm tranh cãi với thầy. Mọi người thiếu lửa tới mức họ không có sáng kiến đứng
lên vì xã hội họ đang sống trong đó và các giá trị mà họ sống bởi nó sao?
Maneesha, vấn đề không phải là can đảm.
Người can đảm không tranh cãi. Hàng triệu người có can đảm chứ. Điều đó cần
thiên tài, và can đảm chẳng liên quan gì tới thiên tài. Điều đó cần thông minh
vô cùng. Và lí lẽ của tôi cũng không nảy sinh từ thông minh. Lí lẽ của tôi nảy
sinh từ sự sáng tỏ vô trí của tôi. Chừng nào ai đó còn chưa có vô trí, người đó
không thể thách thức được tôi. Và người có vô trí sẽ hiểu tôi ngay lập tức mà
không cần bất kì lí lẽ nào. Cho nên đó là vấn đề rất phức tạp.
Chúng ta hãy đi tới chuyện đơn giản:
thời gian của Sardar Gurudayal Singh.
Kowalski tới San Francisco lần đầu
tiên trong đời mình, và rất háo hức khi thấy ánh đèn thành phố... cảnh tượng
thành phố. Anh ta vào khách sạn Daffy Duck nổi tiếng, và trước khi anh ta về
giường, anh ta hỏi cô lễ tân các bữa ăn được phục vụ vào lúc nào.
"Dạ thưa ông,"
Reginald, cô lễ tân đáp, "chúng tôi phục vụ bữa sáng từ sáu giờ tới mười một
giờ, bữa trưa từ mười một giờ tới ba giờ, và bữa tối từ ba giờ tới tám giờ."
"Trời!" Kowalski than.
"Chết tiệt, tôi sẽ đi xem cảnh lúc nào được?"
Ông Giggle thực sư lo nghĩ về sức khoẻ
của mình, và đang nóng lòng chờ đợi trong hành lang tại Bệnh viện Hamchop trong
khi một nhóm các nhà điều trị lỗi lạc tụ tập cùng nhau để hội chẩn về ca của ông
ấy.
Tất cả các bác sĩ đi sang phòng khác để
thảo luận về hoàn cảnh của ông già này, nhưng Ông đã giấu đứa cháu mình, Bé
Albert, trong chiếc tủ trong phòng để nghe. Thế rồi Albert được coi là sẽ báo
cáo cho ông tình huống thực là gì. Sau vài phút, Albert trốn ra và chạy trở lại
với ông già.
"Nhanh lên, Albert," Ông hỏi
bằng giọng run rẩy, "những bác sĩ này nói cái gì vậy?"
"Cháu không thể nói chắc được,"
Bé Albert đáp.
"Cháu nghe khó lắm, nhưng họ dùng
toàn từ to thế, cháu không thể nhớ được mấy về nó. Nhưng cháu có nhớ một điều."
"Kể cho ông đi!" Ông kêu
lên. "Nó là gì vậy?"
"Thế này," Albert nói,
"họ nói, 'Chúng ta sẽ tìm ra mọi thứ ở cuộc mổ tử thi!'"
Một hôm ở Ngọc Môn, Thánh Peter mở cửa
và đón chào ba người mới tới: bà Baloney, người đàn bà Cơ đốc giáo thành kính,
bà Baker, người đàn bà Tin Lành tốt, và Mama Faginbaum, người đàn bà Do Thái.
"Được rồi," Peter nói, đón
chào các bà cô, "vì các bà đã vào cõi trời, đây là chỗ mọi giấc mơ của các
bà trởthành sự thực. Cho nên từng người trong các bà có thể nói cho ta ước muốn
đặc biệt của mình."
"Ước muốn của tôi," bà
Baloney, người Cơ đốc giáo, nói, vừa nhìn trừng trừng vào bà Baker, "là ở
chỗ ông loại bỏ tuốt bọn Tin Lành trong toàn thể vũ trụ đi!"
"Lạy chúa tôi!" Peter kêu
lên, "thật kì quái mà nói điều đó ra ở đây trên cõi trời. Bà thì sao, bà
Baker?"
"Ước muốn của tôi," bà
Baker, người Tin Lành, kêu lên, vừa nhìn giận dữ vào bà Baloney, "là ở chỗ
ông quét sạch mọi lũ Cơ đốc giáo khỏi vũ trụ!"
"Lạy chúa!" Thánh Peter la
lên. "Điều đó thực sự là kì lạ." Thế rồi quay sang bà Faginbaum,
Peter hỏi, "Thôi được, thưa bà, về bà thì sao?"
"Ôi giời!" Bà Faginbaum nói, vung tay lên không trung. "Về tôi á? À! Chẳng cái gì dành cho tôi cả - cứ cho các bà bạn của tôi điều họ muốn đi!"
Kết thúc quyển 'Thiền: Điều huyền bí và Thơ ca của cõi bên kia' - Quay về Mục lục
0 Đánh giá