Chương 1. An bình tâm trí, lạ chưa!

Chương 1. An bình tâm trí, lạ chưa!

Price:

Read more

Một hạt mầm làm cả trái đất xanh - Osho

Bài nói về Thiền

Chương 1. An bình tâm trí, lạ chưa!



Powered by RedCircle


Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,

Một hôm khi Lâm Tế đi tới Ho Fu, quan tri phủ mời sư ngồi lên toà cao.

Ma Cốc tiến lên và hỏi Lâm Tế, "Đức đại bi nghìn tay nghìn mắt. Thử hỏi mắt nào là mắt thực?"

Lâm Tế đáp, "Đức đại bi nghìn tay nghìn mắt. Mắt nào là mắt thực? Nói mau, nói mau!"

Ma Cốc kéo thầy ra khỏi toà, tự ngồi lên toà.

Tiến tới ông ấy, Lâm Tế nói, "Ông làm thế nào?"

Ma Cốc do dự.

Đến lượt Lâm Tế kéo Ma Cốc xuống toà và tự mình ngồi trở lại.

Ma Cốc bèn đi, và Lâm Tế bước xuống.

Các bạn, hôm nọ, vở kịch diễu hành buồn cười chống lại tôi đã đạt tới chính đỉnh. Tôi đã nghe nói rằng ba trăm con khỉ bao quanh một bồ tát đi tới đồn cảnh sát yêu cầu tôi phải bị bắt, vì tôi đang phá huỷ văn hoá của thành phố tự xưng nơi đang mơ là có văn hoá.

Một bồ tát mang hình nộm của tôi. Một bồ tát có vẻ giống lừa và ba trăm lừa có vẻ giống người. Ngay cả lừa cũng cười, vì nó là người đích thực duy nhất trong đám đông đó: "Cái gì đã xảy ra cho thành phố có văn hoá này và cái gọi là những người có văn hoá này?"

Lừa bởi chính bản tính của chúng là những kẻ rất im lặng, rất triết lí, rất có văn hoá. Và con lừa này đã tự hỏi, "Trừ mình ra... tất cả ba trăm con lừa đang ẩn đằng sau mặt nạ người này, đang làm việc của mình, `cheepon, cheepon.'" (tiếng Hindu cho tiếng lừa kêu.)

Cái gọi là con người này, những người tự xưng, có văn hoá, đã nghĩ rằng họ đang sỉ nhục tôi. Không ai trên thế giới có thể sỉ nhục tôi, vì điều đó là ở trong tay tôi: nếu tôi chấp nhận việc sỉ nhục, điều đó là được; nếu tôi không chấp nhận điều đó, bạn phải mang nó về nhà bạn. Không ai có thể làm nhục tôi. Làm nhục cần sự chấp nhận của tôi.

Ngược lại, những người này đã chứng minh mọi thứ đúng điều tôi đã từng nói cho các bạn. Họ đã nghĩ rằng họ đang phá huỷ các luận cứ của tôi bằng việc diễu hành như vậy. Không diễu hành nào có thể là luận cứ. Không diễu hành nào chứng minh sự thông minh, nó chỉ chứng minh sự chậm phát triển. Và mang hình nộm của tôi trên con lừa đáng thương đơn giản phô bầy mặt thực của họ: họ là những người tôn thờ lừa.

Mọi con người không phải là con người đâu. Có nhiều phân loại thế: vài người vẫn còn là vượn, vài người vẫn còn là khỉ đột, vài người vẫn là khỉ, vài người vẫn là lừa, vài người vẫn là yankees.

Nhưng trong cái gọi là thành phố có văn hoá tự xưng này, không một người nào đã phản đối những người này, rằng "Các quí vị đang phơi bày bản thân các quí vị, sự thô tục của các quí vị, tính phi văn hoá của các quí vị."

Và tại sao bạn làm phiền nhiễu vị bồ tát? Tôi gọi con lừa đó là bồ tát.

Và không chỉ tôi, mà từ hai mươi nhăm thế kỉ trước khi Phật Gautam đưa cho Ma ha ca diếp đoá sen, và nói với toàn thể hội chúng mười nghìn sannyasins, "Điều ta có thể nói cho các ông ta đã nói rồi. Điều không thể được mang vào trong ngôn ngữ, ta đang truyền cho Ma ha ca diếp. Đoá sen này chỉ là biểu tượng của việc truyền cái gì đó mà không tới trong lời."

Và tại sao với Ma ha ca diếp? - vì ông ấy đã là người duy nhất vẫn còn im lặng hoàn toàn trong nhiều năm. Hôm nay, khi Phật tới cho bài nói buổi sáng, mọi người đã bị phân vân. Ông ấy đã không bao giờ mang bất kì cái gì trong tay, và hôm nay lần đầu tiên ông ấy đã mang một đoá hoa sen đẹp. Tất cả họ đang chờ đợi với sự háo hức về điều ông ấy sẽ nói, nhưng ông ấy đã không nói bất kì cái gì. Ngược lại, ông ấy đơn giản cứ nhìn chăm chăm vào đoá sen trong suốt một giờ rưỡi.

Mọi người phân vân, thất vọng: "Cái gì đang diễn ra?" Và khoảnh khắc đó, Ma ha ca diếp, sau hai mươi năm im lặng, đã cười to thế.

Với tiếng cười của ông ấy, Phật đã gọi ông ấy tới gần mình và đưa cho ông ấy đoá sen, và nói với tâm xã, "Mọi điều ta có thể đem vào trong lời ta đã trao cho các ông. Cái mà vẫn còn ở bên ngoài lời, ta trao cho Ma ha ca diếp." Đó là sự bắt đầu của Thiền. Ma ha ca diếp đã là tổ thứ nhất của Thiền.

Kể từ ngày hôm đó, tất cả hai mươi nhăm thế kỉ này, hàng trăm người chứng ngộ, chư phật thức tỉnh trong dòng suối Thiền rất mảnh đã được hỏi đi hỏi lại mãi câu hỏi: Chó có là phật không? Nó có thể được đổi thành: Lừa có thể là phật không?

Và mọi thầy trong hai mươi nhăm thế kỉ này đã nói, "Có," mà không có bất kì do dự nào. Mọi sinh linh đều có hạt mầm của phật. Việc có hạt mầm phật được diễn đạt bằng từ `bồ tát-bodhisattva'. Về nền tảng, phật có thể đã đi xa, có thể đã trở thành lừa, có thể đã trở thành chó. Điều đó không thành vấn đề. Tại chính trung tâm của con người mình ông ấy đang mang hạt mầm này. Một ngày nào đó, lúc nào đó, ở đâu đó, xuân sẽ tới và hạt mầm sẽ bắt đầu mọc thành cây với tán lá, và hạt mầm sẽ trở thành hoa sen.

Cho nên tôi nói rằng, trong số ba trăm linh một con lừa, những người đã làm đám diễu hành chống tôi tới ông cảnh sát trưởng, ba trăm người chỉ là người rởm; chỉ một người là bồ tát - con lừa.

Đó không phải là việc sỉ nhục được mang đi bởi một bồ tát. Tôi nhận điều đó với sự kính trọng lớn.

Nhưng những người này đang cố chứng minh tôi sai, và họ không thấy rằng không có kết nối: mang hình nộm của tôi... bạn có thể đốt nó, nhưng tại sao hành hạ bồ tát đáng thương, con lừa? Ngay cả điều đó sẽ không bác bẻ tôi.

Tôi sẽ nhận vấn đề về nghèo nàn.

Mọi tôn giáo chịu trách nhiện cho nghèo nàn của con người.

Jesus nói, "Được phúc lành là người nghèo, vì họ sẽ kết thừa vương quốc của Thượng đế." Đọc những phát biểu như vậy, Karl Marx đã nói rằng mọi tôn giáo này không là gì ngoài thuốc phiện cho mọi người.

Jesus đã an ủi người nghèo: Đừng lo nghĩ về cái nghèo của ông, nó là phép thử thôi. Không phàn nàn, kiên nhẫn, chỉ đợi chút xíu, và ông sẽ là người kế thừa vương quốc của Thượng đế. Đó là việc mặc cả hời.

Và Jesus cũng nói - chỉ để an ủi người nghèo để cho họ không nổi dậy chống lại người giầu, chống lại những quyền lợi được đầu tư, chống lại những kẻ bóc lột và áp bức - ông ấy cũng nói, "Lạc đà có thể đi qua trôn kim, nhưng người giầu không thể đi qua cổng thiên đường."

Mà không chỉ Jesus, cùng câu chuyện này được lặp lại ở những dạng khác nhau, theo những cách khác nhau, để giữ cho người nghèo vẫn nghèo.

Ở Ấn Độ nó lấy một khuôn khổ khác, nhưng kết luận là cùng một điều. Tất cả ba tôn giáo này được sinh ra ở Ấn Độ không đồng ý về bất kì cái gì ngoại trừ một điểm này. Bạn có thể hiểu tại sao. Họ có triết lí, huyền thoại của họ hoàn toàn đối kháng lẫn nhau - Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo - nhưng tất cả họ đồng ý ở một điểm: rằng người nghèo khổ vì hành động ác của người đó trong kiếp quá khứ, và người giầu hân hoan vì hành động tốt của người đó trong kiếp quá khứ. Họ chuyển toàn thể vấn đề và dẫn đường sai mọi người.

Bạn bị bóc lột ngay bây giờ, và họ nói về các kiếp quá khứ. Không phải ngẫu nhiên mà mọi người sáng lập của ba tôn giáo này đã có sự bảo trợ của các vua và người siêu giầu. Phật Gautam đã được bao quanh bởi các nhà vua và hoàng tử và người siêu giầu.

Ai có đó để đem cho lương thực và quần áo và chỗ ở cho mười nghìn đệ tử của ông ấy? Ông ấy đã di chuyển cùng mười nghìn đệ tử từ làng nọ sang làng kia. Những người này cũng nghèo, họ không thể đảm đương được thức ăn cho bản thân họ; làm sao họ có thể xoay xở được cho mười nghìn người?

Nhưng các vua, người siêu giầu, đã đi theo đoàn lữ hành của Phật Gautam, và đã cung cấp cho họ chỗ ở, cung cấp cho họ thức ăn, cung cấp cho họ quần áo và mọi thứ cần thiết mà đã được cần. Tại sao họ quan tâm nhiều thế tới Phật Gautam? - vì ông ấy cũng nói rằng người nghèo khổ từ hành động ác của họ trong kiếp quá khứ.

Điều đó rất kì lạ. Cùng điều này là logic của người Jainas, và cùng điều này là logic của người Hindu: chuyển cái nghèo cho hành động ác trong quá khứ. Không ai biết về quá khứ; mọi điều chúng ta biết là hành động ác của người siêu giầu ngay bây giờ! Họ đang bóc lột theo nhiều cách có thể.

Bạn sẽ không tin vào điều đó, nhưng ngay cả ngày nay ở Ấn Độ có năm triệu người làm việc gần như nô lệ. Họ được gọi là lao động nợ. Người giầu đưa tiền trước cho họ, và thế rồi người giầu giao cho họ việc làm, việc làm nguy hiểm trong mỏ than, trong mỏ đá cẩm thạch, và họ được trả một số tiền nhỏ mỗi ngày mà họ không có khả năng trả lại số tiền trao trước - và chừng nào họ chưa trả lại số tiền trao trước họ vẫn là lao động nợ. Đây là hiện tượng rất thủ đoạn. Không ai thấy nó như sự nô lệ.

Họ đã đưa một nghìn ru pi cho một người nghèo để cho anh ta có thể làm lều, để cho anh ta có thể cho con gái lấy chồng, và thế rồi anh ta phải làm việc trong mỏ than. Sáu ru pi một ngày! - và anh ta phải chăm nom cả gia đình bằng sáu ru pi. Anh ta sẽ không bao giờ có khả năng trả lại số một nghìn ru pi đưa trước đó, và chừng nào anh ta chưa trả số tiền đó anh ta vẫn phải ở trong mỏ than.

Mọi người đã khổ cả đời họ trong sự nô lệ thủ đoạn, kì lạ. Bây giờ, không ai có thể gọi thẳng họ là nô lệ, nhưng sự kiện là họ là lao động nợ; họ sẽ chết, họ sẽ không bao giờ có được tiền để trả cho món vay trước. Tiền vay trước được trao là cùng cách như trong quá khứ con người đã bị đấu giá.

Bạn sẽ không tin rằng cả Phật lẫn Mahavira lẫn Krishna lẫn Rama... không ai đã nói một lời chống lại sự nô lệ. Mọi người, đặc biệt đàn bà, đã đơn giản bị đấu giá trong bãi chợ, và mọi người lãnh đạo tôn giáo lớn này đã chẳng nói gì về điều đó. Có lẽ họ khổ vì hành động ác của họ trong kiếp quá khứ.

Và sự kiện đáng ngạc nhiên nhất là ở chỗ không chỉ họ đã không đối lập với điều đó...

Tôi nhớ tới một người thấy Hindu Upanishad - tất nhiên, tự phong và cái gọi là người thấy - người đã được biết tới là Gadiwan Raikva, vì ông ta thường du hành trong xe bò kéo. Raikva là tên ông ta, gadiwan nghĩa là người sở hữu xe bò kéo.

Ông ta cũng ở bãi chợ đấu thầu người đàn bà đẹp, nhưng nhà vua tới - và tất nhiên chống lại nhà vua ông ta không thể thắng được. Ông ta tiến lên trước nhiều nhất có thể được, vì người thấy Hindu không phải là người nghèo; họ có nhiều vợ, họ có nhiều đất, và đệ tử của họ làm việc trên đất để trả cho quyền làm đệ tử. Họ tích cóp nhiều tiền, và tiền đó được dùng để mua đàn bà.

Gadiwan Raikva là một trong những cái gọi là thánh nhân tự phong. Loại thánh nhân nào sẵn sàng mua con người như hàng hoá vậy?

Nhưng bởi vì ông ta đã bị thất bại và nhà vua đã trả nhiều tiền hơn vì người đàn bà này, ông ta rất giận - và tất cả những người này đã từng nói, "Không giận, không tham." Ông ta đã đợi cơ hội của mình để trả thù - và những người này đã từng nói về, "Bỏ mọi trả thù, là tử tế, là từ bi, yêu kẻ thù của ông."

Sau nhiều năm nhà vua, người đã mua người đàn bà này, trở nên chán ngán với vương quốc và giầu có và toàn thể đám đàn bà, và ông ta muốn có an bình tâm trí.

Quên mất sự vụ đã xảy ra hai mươi năm trước, ông ấy đi tới Gadiwan Raikva để tìm cách nào đó an bình tâm trí, đem theo nhiều tiền, kim cương, đá quí, ngọc ruby, để cúng tiến cho thánh nhân này. Ông ấy đã đem theo cùng mình ông tể tướng.

Ông ấy chạm chân Gadiwan Raikva và cúng tiến toàn thể số tiền bạc. Nhưng Gadiwan Raikva vẫn còn sôi lên với điên dại. Hai mươi năm đã không tạo ra bất kì khác biệt nào, ngọn lửa vẫn sống động. Ông ta đẩy nhà vua sang bên và nói, "Cút đi, và đem theo hết tiền bạc của ông!"

Nhà vua không thể tin nổi điều đó. Ông ấy hỏi tể tướng, "Chuyện gì thế nhỉ? Tại sao người này cư xử giận dữ thế? Ta vẫn nghĩ ông ta là thánh nhân lớn."

Tể tướng nói, "Ông ta là thánh nhân lớn đấy, nhưng bệ hạ không nhớ... Hai mươi năm trước bệ hạ đã cùng thầu một người đàn bà trẻ, và bệ hạ đã đánh bại ông ta. Đem người đàn bà đó tới, cúng tiến người đàn bà đó cho thánh nhân này, và ông ta sẽ cho bệ hạ an bình tâm trí." An bình tâm trí, lạ chưa!

Và ông ấy đã mang người đàn bà này tới, và Gadiwan Raikva đã chấp nhận người đàn bà này, và ông ấy đã đồng ý khai tâm cho nhà vua vào an bình tâm trí.

Một người đã từng đốt cháy hai mươi năm bằng trả thù, người đó có năng lực đem tới an bình tâm trí cho bất kì ai không? Người đó không biết bất kì cái gì về tâm trí hay an bình!

Đây là những người sáng lập của các tôn giáo. Ông ta vẫn được người Hindu kính trọng.

Tất cả ba tôn giáo nào đều an ủi người nghèo; đó là lí do tại sao ở Ấn Độ không bao giờ có cách mạng bởi người nghèo chống lại kẻ áp bức, kẻ bóc lột. Họ coi điều đương nhiên là nghèo của họ là vì tội của họ trong quá khứ, nó chẳng liên quan gì tới bất kì người nào khác; không có vấn đề về bất kì cuộc cách mạng nào.

Mohammed đã nói cho đệ tử của ông ấy - và họ vẫn đi theo ý tưởng của ông ấy và là nghèo - ông ấy đã bảo các đệ tử của mình một trong những ý tưởng ngớ ngẩn nhất: "Ông không nên lấy lợi nhuận trên tiền, và ông không nên cho lợi nhuận trên tiền."

Bây giờ toàn thể thế giới kinh tế phụ thuộc vào lợi nhuận. Tiền càng luân chuyển, bạn càng có nhiều tiền. Đó là lí do tại sao cái tên khác cho tiền là currency-lưu hành: nó phải là dòng chảy, liên tục chuyển động. Nhưng tại sao nó phải chuyển động nếu tôi không thu được lợi nhuận nào trên nó? Tại sao tôi phải trao nó cho bất kì người nào và nhận rủi ro? Người đó có thể không trả lại nó.

Cho nên người Mô ha mét giáo không cho lợi nhuận trên tiền, họ không nhận lợi nhuận trên tiền. Toàn thể nền kinh tế của họ về căn bản là giả, đi ngược với toàn thể khoa học kinh tế. Trò chơi tiền tuỳ thuộc vào lợi nhuận. Người Mô ha mét giáo vẫn còn nghèo, hoàn toàn nghèo, và họ vẫn đi theo ý tưởng lạc hậu, tưởng nó là cái gì đó tâm linh.

Mọi tôn giáo đều chống lại tiền.

Mọi tôn giáo đều ca ngợi người nghèo.

Khi bạn ca ngợi người nghèo, bạn đang phá huỷ mọi khả năng của người đó trở thành giầu. Khi bạn nói chống lại tiền, bạn tạo ra xã hội phi sản suất. Bạn có thể thấy điều đó ở Ấn Độ: năm trăm triệu người đang sống trong chết đói tại chính khoảnh khắc này. Và những người hiểu cách tăng dân số sẽ tạo ra nhiều nghèo nàn hơn, tất cả họ đều dự báo một cách nhất trí rằng đến cuối thế kỉ này một nửa đất nước sẽ chết vì nạn đói: một người trong hai người. Bạn sẽ bị bao quanh bởi các xác chết trong nước này; bạn sẽ không có đủ gỗ để cho dàn thiêu của họ, bạn sẽ không có đủ người để mang họ ra nghĩa địa. Họ sẽ mục rữa, họ sẽ bốc mùi. Những kẻ sẽ hạnh phúc sẽ là con vật, chim chóc, các con vật ăn thịt người.

Trong số năm trăm triệu xác chết, bạn có nghĩ bạn sẽ có khả năng sống không? Tôi không nghĩ có người thông minh nào sẽ dung thứ điều đó. Người đó sẽ thà tự tử còn hơn, khung cảnh sẽ kinh khiếp thế, khổ sở thế; nó sẽ tạo ra đau khổ vô cùng thế.

Nhưng dầu vậy những người lãnh đạo tôn giáo đang chống lại các phương pháp kiểm soát sinh đẻ.

Giáo hoàng tới Ấn Độ và nói cho người nghèo, "Dùng bất kì phương pháp kiểm soát sinh đẻ nào là chống lại Thượng đế." Và các shankaracharyas, người đứng đầu Hindu giáo, nói theo cùng cách. Và các acharyas của người Jaina, người đứng đầu giáo phái Jaina, tất cả đều chống lại các phương pháp kiểm soát sinh đẻ. Không một người lãnh đạo tôn giáo nào thiên về các phương pháp kiểm soát sinh đẻ. Những người lãnh đạo tôn giáo này sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người!

Nhưng tại sao họ chống lại các phương pháp kiểm soát sinh đẻ?

Họ nói, "Chính Thượng đế đang cho các ông đứa con. Từ chối điều đó là chống lại Thượng đế." Nhưng cho phép điều đó để chết đói sao...? Thượng đế dường như là con quỉ. Ngài hân hoan trong những đứa trẻ đang chết trên phố. Ngài hân hoan trong người nghèo, người không thể đảm đương được một bữa ăn.

Tôi đã bắt gặp những người nghèo chẳng ăn gì ngoài nước. Tôi không thể nói họ đang uống nước, họ ăn nước, và đặt lên dạ dầy họ một viên gạch để cảm thấy rằng bụng họ đầy.

Thượng đế yêu những người này... Thượng đế dường như là con quỉ lớn hơn bất kì quỉ nào khác - và tất cả những người thuyết giảng này, nhưng người lãnh đạo tôn giáo, đại diện cho Thượng đế đấy. Và tất cả họ chống lại nhân loại sống trong tiện nghi, sống cuộc sống có giáo dục, có văn hoá, tận hưởng những bức hoạ và văn chương và thơ ca và âm nhạc và điệu vũ lớn.

Người đó không thể tận hưởng được Beethoven.

Người đói không thể tận hưởng được Michelangelo hay Leonardo da Vinci.

Tôi nhớ tới một nhà thơ lớn, Heinrich Heine. Ông ấy bị lạc trong rừng sâu ở Đức; chỗ ông ấy đã đi săn. Nhưng ông ấy không thể tìm được đường ra khỏi rừng rậm trong ba ngày... và thế rồi đêm tới. Ba ngày đói... và ông ấy đã sợ các con vật hoang mọi lúc, cho nên ban đêm ông ấy đã ngồi trên cây.

Và thế rồi một đêm trăng tròn tới. Ông ấy đã viết những bài thơ hay thế về trăng tròn. Không nhà thơ nào có thể đảm đương được việc không viết ra về trăng tròn; nó có quyền năng thôi miên thế. Nó là thơ ca thuần khiết nhất.

Heinrich Heine đã viết nhiều bài thơ hay về trăng, nhưng đêm đó, sau ba ngày đói và mệt và sợ chết bất kì khoảnh khắc nào, ngồi trên cây ông ấy thấy bầu trời không trăng, mà là một lát bánh mì. Ông ấy không thể tin được vào mắt mình. Ông ấy cọ tay vào mắt, ông ấy nhìn lại: nó đã là một lát bánh mì nổi trên trời.

Khi ông ấy được một nhóm tìm kiếm tìn thấy và đưa về, ông ấy đã viết trong nhật kí của mình, "Bây giờ tôi biết người nghèo có thể tận hưởng trăng tròn thế nào, người đói có thể tận hưởng hoa sen hay hoa hồng thế nào."

Người nghèo không có thời gian gian hay tâm trí để nghĩ về những điều huyền bí lớn hơn của sự sống; người đó chỉ nghĩ về bánh mì và bơ. Và Thượng đế yêu thích vở kịch này... và các đại diện của thượng đế tất cả đều thiên về nghèo nàn.

Thế giới chắc đã bị kết thúc với nghèo từ lâu trước đây. Nó vẫn có thể kết thúc điều đó! - nhưng những người lãnh đạo tôn giáo có quyền lực trên người nghèo, không trên người giầu.

Ai sẽ cho Mẹ Teresa giải thưởng Nobel nếu không có con côi được tìm thấy trên phố ở Calcutta? Chỉ một đứa trẻ một ngày tuổi, và người mẹ hay người bố đã bỏ nó bên đường vì họ không thể xoay xở nuôi dưỡng nó lớn lên được. Và Mẹ Teresa và bẩy trăm sơ của bà ấy chạy quanh Calcutta, tìm các trẻ em đã bị mẹ hay bố chúng bỏ lại, và thu thập chúng với niềm vui lớn lao. Mọi người đang đếm họ đã kiếm được bao nhiêu trẻ. Niềm vui là để cải tâm chúng theo thành người Thiên chúa giáo.

Tất nhiên giáo hoàng chống lại kiểm soát sinh đẻ. Nếu như có kiểm soát sinh đẻ, chắc sẽ không có Mẹ Teresa, và chắc sẽ không có sáu trăm triệu người Thiên chúa giáo. Đây toàn là những người nghèo nhất của người nghèo.

Ở Ấn Độ tôi đã từng tìm kiếm trong ba mươi năm về một người giầu đã được cải tâm bởi những nhà truyền giáo Thiên chúa giáo. Tôi vẫn chưa tìm thấy một người nào - nhưng tôi đã thấy rằng những người họ đã cải tâm là những người nghèo nhất trong người nghèo. Họ không hiểu một từ về tôn giáo. Họ không hiểu - họ không trong tình huốn để hiểu. Tâm trí cần chất nuôi dưỡng nào đó; họ không có chất nuôi dưỡng đó. Và nếu ai đó cung cấp thức ăn và quần áo và chỗ ở, họ rất sẵn lòng được gọi là bất kì cái gì bạn muốn gọi: người Thiên chúa giáo, người Tin lành, người Ki tô giáo - bất kì cái gì bạn muốn.

Các thổ dân, người nguyên thuỷ, người sống trong rừng gần như trần trụi - họ không có quần áo, họ ăn rễ cây, họ không có thức ăn, và các nhà truyền giáo Ki tô giáo rất hài lòng đi vào những phần đó và cải tâm họ sang Ki tô giáo.

Tôi đã ở bang Bastar, nơi những bộ lạc cư ngụ, những người rất nguyên thuỷ nhưng rất đơn giản và hồn nhiên.

Vua của Bastar đã là bạn tôi. Chỉ bởi vì ông ấy là bạn tôi, ông ấy đã bị các chính khách giết chết - vì ông ấy đã ủng hộ tôi ở Bastar để giúp người nghèo trong bang của ông ấy hiểu cái gì đó về thiền. Ông ấy đã rơi vào yêu tôi, vì ông ấy đã học thiền, và ông ấy muốn người nghèo của ông ấy học thiền. Cho nên tôi thường tới Bastar... và để ngăn cản tôi khỏi đi tới Bastar, vua của Bastar đã bị bắn chết bởi các chính khách.

Tôi đã ở trong một làng nhỏ nơi một nhà truyền giáo đã xoay xở biểu diễn cho người bộ lạc ai là mạnh hơn, Krishna hay Jesus. Tôi đã ngồi đằng sau đám đông, cho nên ông ta chắc đã không nhận ra bất kì người nào từ thế giới đương đại - và lúc đó là đêm tối. Ông ta có đêm đốt lửa, và ông ta đặt một xô nước và nói với mọi người, những người rất háo hức biết ai là mạnh hơn...

Ông ta đã làm hai bức tượng, một của Krishna, được làm bằng gỗ... Không, tượng Jesus được làm bằng gỗ, và tượng của Krishna được làm bằng thép! - nhưng được sơn vẽ, họ có vẻ đích xác như nhau. Ông ta lấy cả hai bức tượng và đặt chúng vào xô nước. Tất nhiên, Jesus vẫn còn bơi trên nước, Krishna chìm. Mọi người nói, "Chắc chắn Jesus dường như là mạnh hơn Krishna."

Ông ta nói, "Tôi đã bảo với các vị lặp đi lặp lại rằng Jesus sẽ cứu các vị, và Krishna sẽ làm chìm các vị, nhớ lấy! Được cải tâm sang Thiên chúa giáo đi."

Tại điểm đó, tôi không thể cưỡng lại được. Tôi đứng dậy, và tôi nói với đám đông, "Đó đã là một thực nghiệm rất hay, nhưng tôi muốn hỏi các ông, các ông đã bao giờ nghe nói tới bất kì kiểu thử nào như thử nước chưa?"

Họ nói, "Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói về nó, nhưng chúng tôi đã nghe nói về thử lửa."

Thế là tôi nói, "Bây giờ chúng ta sẽ kiểm tra cả hai anh chàng này trong lửa." Và tôi bảo mọi người, "Bắt giữ nhà truyền giáo này để cho ông ta không thể trốn thoát," và tôi cho cả hai bức tượng vào đống lửa, và Jesus cháy thành tro còn Krishna bước ra.

Họ nói, "Trời! Người này đã lừa chúng ta."

Nhưng đây là cách họ đã từng cải tâm những người nghèo, hoàn toàn nguyên thuỷ. Và họ muốn những người này là nghèo, bằng không họ sẽ không có khả năng cải tâm những người này.

Người Hindu có khó khăn: đó là tôn giáo không cải tâm như người Do Tháu. Đây là hai tôn giáo cổ đại nhất của thế giới, và cả hai đều là không cải tâm. Bạn được sinh ra là người Do Thái, không bao giờ được cải tâm là người Do Thái; bạn được sinh ra là người Hindu, không bao giờ được cải tâm là người Hindu. Vì đây là những tôn giáo cổ đại nhất, không có nhu cầu cải tâm bất kì người nào. Mọi người đã là người Hindu.

Và đặc thù hơn, người Hindu có hệ thống đẳng cấp: người brahmins ở đầu, thế rồi tới chiến binh, số hai, thế rồi tới người kinh doanh, số ba, và thế rồi tới tiện dân - người nghèo nhất của người nghèo, người bị áp bức của người bị áp bức.

Nếu bạn cải tâm ai đó, bạn sẽ đặt họ vào đâu, vào tầng lớp nào? Người brahmins sẽ không cho phép bất kì người nào... Brahmins được sinh ra; chính các kiếp quá khứ của họ cùng với sự khổ hạnh và làm thuần khiết và kỉ luật và đức hạnh đã làm cho họ được sinh ra là người brahmins. Bạn không thể cải tâm cho bất kì người nào vào đẳng cấp Brahmin. Chiến binh, kshatriyas, cũng không chấp nhận bất kì người nào - họ là đẳng cấp cao - những người kinh doanh cũng không được, họ là những người giầu nhất. Họ không muốn bất kì người nào được cải tâm, chia sẻ một cách không cần thiết tiền của họ.

Đằng cấp duy nhất còn lại là tiện dân. Nhưng không ai muốn được cải tâm là tiện dân, vì họ có công việc xác định để làm: dọn nhà vệ sinh Ấn Độ, mà là nhà vệ sinh tồi tệ nhất thế giới, nguyên thuỷ và xấu thế. Và những tiện dân này đang mang đủ mọi loại cứt trên đầu họ! Nó rơi lên mặt họ!

Xã hội Hindu là bất động; không ai có thể chuyển từ đẳng cấp của mình sang đẳng cấp khác. Vấn đề về cải tâm cho ai đó từ tôn giáo khác không nảy sinh. Cho nên cải tâm cho tiện dân vào Ki tô giáo đã là chỗ tốt.

Tôi có một người bạn đã là hiệu trưởrng của trường đại học lớn nhất về thượng đế học Ki tô giáo trong toàn châu Á. Một hay hai lần tôi đã tới thăm ông ấy. Tôi đã hỏi ông ấy, "Ông có phải là người Ki tô giáo bẩm sinh không?"

Ông ấy nói, "Không, tôi là tiện dân bẩm sinh," và ông ấy đưa tôi vào phòng khách của ông ấy, và ông ấy mang ra cuốn album để chỉ cho tôi xem bức ảnh bố ông ấy, đã là người ăn xin. Ông ấy và con ông ấy đã được cải tâm sang Ki tô giáo. Ông hiệu trưởng có giáo dục, không chỉ ở Ấn Độ, mà ở các nước phương Tây. Ông ấy cho tôi xem bức hình ông ấy trước khi cải tâm và sau khi cải tâm, và thế rồi ông ấy gọi con gái của mình ra.

Tôi đã bắt gặp hàng triệu đàn bà, nhưng cô ấy là người đẹp hãn hữu, không thể tin được. Người ông, một người ăn xin chết đói, xấu xí, và cô ấy được giáo dục ở Mĩ, có bằng tiến sĩ, và đã lấy một nhà tâm thần Mĩ. Cả hai người thường tới Ấn Độ sáu tháng một năm để cải tâm cho người nghèo vào Ki tô giáo, và sáu tháng họ thường đi sang Mĩ để dạy trong đại học.

Ông già, ông hiệu trưởng, đã hỏi tôi, "Ông nghĩ gì?"

Tôi nói, "Điều đó là bóc lột vô cùng sự nghèo nàn. Ông không được cải tâm trên nền tảng tôn giáo; ông được cải tâm trên nền tảng tài chính, và nền tảng tài chính không thể làm cho con người thành tôn giáo. Ông là người đứng đầu, hiệu trưởng của trường cao đẳng thượng đế học lớn nhất châu Á, và công việc của ông là gì? - chuẩn bị cho những người truyền giáo đi khắp châu Á để cải tâm nhiều người hơn. Không người nào trong những người này..."

Ông ấy có năm nghìn học viên trong cao đẳng của ông ấy. Ông ấy đưa tôi đi xem một vòng. Tôi nói, "Không người nào trong những người này được thuyết phục về chân lí của tôn giáo của ông. Bản thân ông cũng không được thuyết phục."

Ông ấy nói, "Tôi không biết bất kì cái gì về tôn giáo. Mọi điều tôi biết là về kinh sách, điều tôi đã được dạy." Và ông ấy đưa tới tới một lớp, mà buồn cười thế. Đây là lớp dạy sau đại học cuối cùng cho những nhà truyền giáo, nơi họ được dạy cách nói, cách là người diễn thuyết lớn.

Tôi quan sát trong vài phút; tôi không thể nín cười. Tôi nói, "Điều này là ngu xuẩn thế." Họ được bảo khi nào nói to và khi nào chỉ thì thào, khi nào giơ tay lên, và khi nào đập bàn. Tôi hỏi ông ấy, "Đại học này dành cho diễn viên sao? Tôi tưởng ông đã nói cho tôi nó là chuẩn bị cho các nhà truyền giáo. Đây là những nhà truyền giáo sao?"

Khi người ta có cái gì đó để nói, thế thì chính chân lí đó tìm cách của nó, cách diễn đạt của nó, cử chỉ của nó. Điều đó phải không được dạy.

Nhưng khi bạn không có bất kì cái gì để nói, hiển nhiên bạn phải học mọi cử chỉ, mọi lời. Những diễn viên này đang giả vờ là nhà truyền giáo; họ sẽ cải tâm mọi người sang Ki tô giáo - và điều này họ nghĩ là một trong những hành động đức hạnh nhất. Nhưng với điều đó họ cần người nghèo.

Ở phương Tây, ở phương Đông, khuôn khổ có thể khác, nhưng kết quả là như nhau. Không cho phép người nghèo vươn lên, giữ họ bị đè nén, vì họ là những người làm việc và lao động và làm đủ mọi thứ.

Tôi đã nghe... Một chiếc Rolls Royce dừng lại trước một khách sạn ở bãi biển Miami. Một người đàn bà bước ra và kêu lên, "Tôi cần bốn người mang con trai tôi vào bên trong khách sạn."

Cậu con trai không quá tám tuổi, nhưng thực sự béo.

Bốn người phục vụ tới, và họ nói, "Cậu bé có vẻ hay thế, cậu không thể bước đi được sao?"

Người đàn bà nói, "Tôi có thể đảm đương cho nó được mọi người khênh đi. Nó không cần bước đi! Nó không bị què, nó giầu."

Một mặt, hàng triệu và hàng triệu người đang chết đói, và mặt khác, vài người đã thu thập mọi tiền bạn. Ngay cả con cái họ cũng phải được khênh đi, vì họ có thể đảm đương được việc đó. Một mặt mọi người đang chết trên phố...

Trong mùa đông lạnh lẽo, ba triệu người Mĩ đang sống trên phố; không ai sẽ chăm nom gì cho họ. Và có hàng triệu người không làm gì; họ đơn giản ngồi trước máy thu hình. Thời gian trung bình dành cho ti vi ở Mĩ là bẩy giờ rưỡi một ngày. Họ thậm chí không thể di chuyển; họ bị thôi miên bởi ti vi tới mức bây giờ sẵn có dịch vụ từ các khách sạn: họ chỉ phải gọi điện cho khách sạn mang tới bất kì cái gì họ muốn. Những người này liên tục trở nên ngày càng béo hơn... kem và Coca-Cola.

Bây giờ họ đã làm ra xã hội - xã hội của những củ khoai tây nằm. Họ đã trở thành khoai tây, họ không còn là người.

Bạn sẽ không tin tôi, nhưng có những người không thể rời khỏi ti vi vì bất kì lí do gì - ngay cả để làm tình. Cho nên họ làm tình kiểu chó, để cho cả hai có thể xem ti vi!

Toàn thể đống lộn xộn này được tạo ra bởi tôn giáo của bạn!

Tôi trách mọi người.

Moses đã phá huỷ người Do Thái bằng việc nói cho họ lời dối trá - rằng Thượng đế đã chọn họ làm người của ngài. Vì lời dối trá này, người Do Thái đã bị hành hạ trong bốn nghìn năm trên khắp thế giới, ở mọi nơi. Không ai có thể dung thứ họ, vì tất cả họ đều nghĩ họ là người được chọn.

Người brahmins nghĩ họ là người được chọn; đích thân Thượng đế đã viết kinh sách của họ. Người Mô ha mét giáo nghĩ họ là người được chọn; Thượng đế đã phái sứ giả cuối cùng riêng của ngài với thông điệp của ngài trong Koran. Và, tất nhiên, người Ki tô giáo nghĩ Thượng đế không bao giờ phái tới bất kì giống nòi nào khác trên thế giới đứa con trai duy nhất của ngài, Jesus Christ.

Mọi người nghĩ... Và Moses đã là người đầu tiên mang tới lời dối trá, không biết tới những hậu quả. Nếu bạn cố áp đặt bản thân bạn là vài người được chọn của Thượng đế, bạn sẽ bị phá huỷ, bạn sẽ không được dung thứ.

Ông ấy đã lên núi Sinai và sau nhiều ngày đã mang về mười lời răn. Mười lời răn đó có thể được viết trên tấm bưu thiếp nhỏ. Ông ấy đã làm gì lâu thế?

Và nếu Thượng đế đã chuẩn bị mười lời răn trên đá lát, chẳng lẽ ngài không thể, ngài đã tạo ra thế giới trong sáu ngày mà, tạo ra mười viên đá lát trong sáu ngày? Moses nói dối; ông ấy đã chuẩn bị những viên đá lát này, chúng chẳng liên quan gì tới Thượng đế. Ông ấy đã lừa người của ông ấy, cũng như mọi người sáng lập tôn giáo đang lừa người của họ.

Ngay chỗ đầu tiên, Thượng đế là điều dối trá, điều dối trá nền tảng nhất. Từ dối trá nền tảng này nảy sinh nhiều dối trá. Dối trá cũng không tin vào kiểm soát sinh đẻ; chúng là rất tôn giáo, chúng liên tục sinh sản. Một dối trá sinh ra nghìn dối trá.

Khi Thượng đế được chấp nhận, làm sao bạn có thể phủ nhận đứa con trai duy nhất của ngài?

Làm sao bạn có thể phủ nhận việc hiện thân của ngài trong Rama và Krishna?

Làm sao bạn có thể phủ nhận sứ giả của ngài, Mohammed?

Một khi bạn đã chấp nhận điều dối trá nền tảng, thế thì bạn phải chấp nhận mọi người này, những người dường như là hơi chút điên khùng. Và những người này đã viết ra kinh sách của bạn nhân danh Thượng đế - vì Koran linh thiêng là sai sót thế về ngôn ngữ điều chỉ ra người đã viết ra nó.

Và nếu chỉ có một Thượng đế, cần gì nhiều tôn giáo thế, và nhiều kinh sách thế, và nhiều nhà tiên tri thế? Phải chăng vì Thượng đế thích đổ máu, người Mô ha mét giáo giết người Hindu, người Hindu giết người Mô ha mét giáo? Ngay sau khi Ấn Độ trở nên độc lập, một triệu người đã bị người Hindu và người Mô ha mét giáo cùng nhau giết, nhân danh Thượng đế.

Một ông già Do Thái sắp chết. Ông ấy chưa bao giờ đi tới giáo đường Do Thái. Giáo sĩ tới bảo ông ấy, "Bây giờ ít nhất làm hoà bình với Thượng đế đi."

Ông già nói, "Tôi chưa bao giờ cãi nhau với ngài ngay chỗ đầu tiên. Tôi chưa bao giờ đi tới giáo đường Do Thái, ông biết điều đó rõ mà!"

Giáo sĩ nói, "Ông bao giờ cũng là kì lạ. Tại khoảnh khắc chết này, cầu nguyện Thượng đế đi!"

Ông già nói, "Tôi đang cầu nguyện đây. Tôi cầu nguyện rằng `Thế là đủ rồi! Chúng ta đã từng hành hạ đủ rồi vì ngài đã chọn chúng tôi! Giờ chọn ai đó khác đi!'"

Tôn giáo không có bất kì lí do nào để tồn tại trong thế giới này. Vâng, tính tôn giáo là chuyện khác toàn bộ. Người ta có thể có tính tôn giáo mà không thuộc vào tôn giáo. Thực ra, những người thuộc vào bất kì tôn giáo nào không thể có tính tôn giáo được. Họ có thể là người Ki tô giáo, họ có thể là người Do Thái, họ có thể là người Hindu, họ có thể là Phật tử, nhưng không có tính tôn giáo.

Nếu bạn muốn có tính tôn giáo, bạn phải đứng trên đôi chân riêng của bạn và nhìn vào bên trong. Thượng đế không có ở đâu bên ngoài. Không có người nào như Thượng đế trong sự tồn tại. Bên trong bạn sẽ thấy sự vĩnh hằng của tâm thức. Đó là tính thiêng liêng duy nhất, đó là tính thượng đế duy nhất - nhưng không có Thượng đế.

Trải nghiệm tính thượng đế trong con người bạn sẽ mang tới biến đổi lớn, sự biến thái. Bạn sẽ trở thành con người mới, với từ bi, với tình yêu, với hiểu biết, với thông minh, không sợ bất kì chết nào, vì bạn biết cái vĩnh hằng của bạn, vì bạn biết chính trung tâm của bạn.

Hôm nay bắt đầu loạt bài mới: Một hạt mầm làm cả trái đất xanh.

Maneesha đã hỏi:

Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,

Một hôm khi Lâm Tế đi tới Ho Fu, quan tri phủ mời thầy ngồi lên toà cao.

Đã từng có những người của thông minh ngay cả trong vị trí kì lạ là quan tri phủ. Quan tri phủ mời Lâm Tế ngồi toà cao, cao hơn quan tri phủ. Ông ấy biết.

Lâm Tế là một trong những thầy hay nhất. Ông ấy có nhiều đệ tử chứng ngộ hơn bất kì thầy nào khác. Chính không khí của ông ấy là không khí của chứng ngộ. Mắt ông ấy đã là mắt của bất kì phật chứng ngộ nào. Những người có mắt để thấy và có tai để nghe, những người đủ nhạy cảm để cảm thấy hương thơm của người này, lập tức hiểu ngay. Ông ấy trong đám đông nhưng không của đám đông. Ông ấy có vể giống như con người, nhưng ông ấy đã đi ra xa bên ngoài. Ông ấy toả ra cõi bên kia của ông ấy.

Quan tri phủ này phải đã là con người của thông minh, hiểu biết lớn. Ông ấy phải đã nếm trải cái gì đó của thiền, bằng không thì với quan tri phủ ông ấy không thể mời ai đó lấy chỗ ngồi cao hơn.

Ma Cốc tiến lên và hỏi Lâm Tế, "Đức đại bi nghìn tay nghìn mắt…"

Đây chỉ là biểu dụ cho bất kì người thức tỉnh nào. Nó đơn giản ngụ ý ông ấy có thể dùng hai mắt của mình gần như ông ấy có nghìn mắt.

Bạn biết mắt tôi: tôi có mười nghìn mắt, và tôi nhìn vào mọi mắt của các bạn. Bạn có thể không biết, bạn có thể không tìm thấy nó, nhưng tôi đang quan sát liên tục vào cốt lõi sâu nhất của con người bạn.

Nó là biểu dụ: người đã thức tỉnh có một nghìn tay. Bạn có thể thấy trong hai tay tôi, mười nghìn tay không?

Biểu dụ này đơn giản ngụ ý rằng thầy, chỉ với hai bàn tay, quản lí làm việc gần như ông ấy có cả nghìn tay. Ông ấy làm việc trên hàng nghìn đệ tử. Ông ấy là thầy giáo vĩ đại nhất trên thế giới. Ông ấy không vẽ, ông ấy không chơi ghi ta, ông ấy không hát. Nhưng cái ông ấy tạo ra... ông ấy bóc mọi đệ tử, làm lộ ra kho báu ẩn kín tại chính trung tâm của mọi sinh linh. Hai bàn tay của ông ấy không chỉ là hai bàn tay, bởi vì ông ấy đang làm việc trên hàng nghìn người - do đó có biểu dụ này.

Nhưng có những kẻ ngốc sẽ không hiểu biểu dụ, người sẽ cố tìm ra, "Nó có là thực không?" Họ muốn sự kiện. Khi có liên quan tới sự kiện, Phật chỉ có hai mắt và hai tay, nhưng khi có liên quan tới chân lí, ông ấy có mười nghìn mắt và mười nghìn tay.

Để thấy cây chứa cái gì người ta phải nhìn vào quả của cây; quả mang tính quyết định. Nếu một thầy thức tỉnh tạo ra bầu không khí vô cùng trong đó những hồn chưa thắp sáng trở nên bắt lửa, với hai tay mình ông ấy đang làm phép màu. Với hai mắt mình ông ấy đang nhìn vào trong hàng nghìn hồn để đánh thức họ. Nhưng điều đó là chân lí, nó không là tính sự kiện. Bạn không thể chụp ảnh được nó.

Ma Cốc hỏi Lâm Tế,

"Đức đại bi nghìn tay nghìn mắt. Thử hỏi mắt nào là mắt thực?"

"Trong một nghìn mắt," ông ấy đang hỏi, "mắt nào là mắt thực?" Ông ấy đang cư xử giống như người trung bình, mù, ngủ, vô ý thức, vì cả nghìn mắt đó không là gì ngoài sự phản xạ của một mắt mà ở ngay giữa hai lông mày của bạn. Chúng ta đã gọi nó là con mắt thứ ba. Hai mắt này nhìn ra ngoài, con mắt thứ ba kia nhìn vào trong; đó là mắt thực. Nhưng mắt thực đó có thể vận hành trên cả nghìn người, trên mười nghìn người, trên mười triệu người.

Thầy không bao giờ cho bạn bất kì bản sao giấy than nào; tất cả đều là đích thực như nguyên bản. Thầy bao giờ cũng chia sẻ với bạn bản gốc, bản đích thực. Sáng tỏ của thầy, cái nhìn của thầy, là bao la tới mức hàng triệu người có thể chia sẻ nó. Đó là nghĩa của biểu dụ.

Nhưng người ngu bao giờ cũng hỏi những câu hỏi về các biểu dụ. Họ không hiểu rằng có những điều không thể được nói mà không có biểu dụ - và những biểu dụ đó là những điều lớn lao và những kinh nghiệm lớn lao trong sự sống, điều không thể được diễn đạt nếu không có biểu dụ, không có thơ ca, không có biểu tượng.

Lâm Tế đáp, "Đức đại bi nghìn tay nghìn mắt. Mắt nào là mắt thực? Nói mau, nói mau!"

Có lẽ ông biết; đó là lí do tại sao ông hỏi.

Chính một trong những ảo tưởng lớn nhất với những người đã tích luỹ tri thức nào đó - mọi thứ được vay mượn từ kinh sách, từ thầy giáo, từ các nhà truyền giáo - mọi rác rưởi, vì chừng nào nó chưa là kinh nghiệm của bạn, nó không là thực.

Lâm Tế phải đã nhìn vào trong người này, Ma Cốc. Ông ấy dường như là một học sĩ đã từng đọc kinh sách; do đó mới có câu hỏi này. Ông ấy đã biết câu trả lời - câu trả lời từ kinh sách, không phải câu trả lời từ kinh nghiệm riêng của ông ấy. Đó là lí do tại sao ông ấy đã nói,

"Đức đại bi nghìn tay nghìn mắt. Mắt nào là mắt thực? Nói mau, nói mau!"

Ông ấy muốn phơi bày Ma Cốc ra: "Tri thức của ông không phải là việc biết của ông. Tri thức của ông toàn được vay mượn."

Đừng phụ thuộc vào tri thức vay mượn. Điều đó đơn giản làm nặng gánh bạn, làm bạn thành nặng nề, trói buộc bạn vào trong xiềng xích, giam bạn vào trong lời, và bạn quên hoàn toàn đôi cánh của bạn và toàn thể bầu trời mà là của bạn. Nhưng bị xiềng xích bởi tôn giáo và nhà thờ và kinh sách, bạn không thể bay qua mặt trời vào trong bầu trời xanh thẳm xa xăm; bạn không thể trở thành một với càn khôn.

Ma Cốc kéo thầy ra khỏi toà cao và tự ngồi lên toà.

Đó là một giai thoại rất hay. Vì Lâm Tế đã không trả lời, và ngược lại đã bắt đầu hỏi ông ấy,

"Mắt nào là mắt thực? Nói mau, nói mau!"

Ông ta đã nghĩ, "Ông này thậm chí không biết tới kinh sách. Ông này không là học sĩ." Để chỉ ra điều này, ông ta kéo thầy xuống khỏi toà cao và tự mình ngồi vào nó. Đó là điều các học sĩ bao giờ cũng đã từng làm.

Học sĩ là kẻ thù tinh quái của những người đã trải nghiệm chân lí. Chính kinh nghiệm đó về chân lí làm cho học sĩ cảm thấy kém cỏi tới mức họ trở thành gần như phát rồ. Họ đánh mất mọi tính hợp lí và tính nhạy cảm. Họ trở thành mất trí.

Ma Cốc kéo thầy ra khỏi toà, tự ngồi lên toà.

Tiến tới ông ta, Lâm Tế nói, "Ông làm thế nào?"

Đó là cái hay của người biết cách đối xử với kẻ ngốc:

"Ông làm thế nào?"

Ma Cốc do dự.

Ông ta không thể hiểu điều phải nói.

"Ông làm thế nào?"

... và bởi vì sự do dự của ông ta, ông ta tự phơi bày mình ra.

Thầy đích thực không bao giờ do dự. Do dự tới từ nghi ngờ. Do dự tới vì bạn không thực sự biết, bạn chỉ giả vờ. Và chỉ một câu hỏi nhỏ - không phải là câu hỏi siêu hình hay triết lí gì - chỉ một câu hỏi đơn giản,

"Ông làm thế nào?", và Ma Cốc do dự.

Điều đó là đủ.

Đến lượt Lâm Tế kéo Ma Cốc xuống toà cao và tự mình ngồi trở lại.

Ma Cốc bèn đi, và Lâm Tế bước xuống.

Ông ấy không quan tâm tới việc ngồi trên toà cao. Ông ấy quan tâm tới việc làm cho Ma Cốc hiểu rằng ông ta không biết, nhưng dầu vậy ông ta đang giả vờ dường như ông ta biết.

Mọi học giả, mọi người thuyết giảng của bạn, mọi cái gọi là giám mục và hồng y giáo chủ và imams và shankaracharyas là ở cùng một phân loại: họ biết nhiều mà chẳng biết gì. Họ là những con vẹt được huấn luyện rất tốt.

Ông giám mục rất yêu mến con vẹt của mình, nhưng con vẹt chết. Cái hay của con vẹt này là ở chỗ nó thường nói toàn thể lời cầu nguyện Thiên chúa giáo có thẩm quyền với Thượng đế đúng phát âm, chính xác tới mức điều đó gây ngạc nhiên cho mọi người tới thăm ông giám mục. Nhưng con vẹt đã chết.

Làm sao tìm ra con vẹt khác như vậy là điều thất vọng lớn, nhưng ông ấy đã đi tới hiệu thú cưng và ông ấy kể lại câu chuyện buồn về con vẹt chết của mình. Người chủ tiệm nói, "Sẽ tốn nhiều đấy, nhưng tôi có con vẹt đúng cho ông - còn tinh tế hơn con đã chết kia."

Ông giám mục nói, "Tiền không thành vấn đề. Ông cứ cho tôi xem con vẹt đi."

Ông chủ tiệm đưa ông giám mục vào trong cửa hiệu, nơi ông ta đã để con vẹt trong lồng vàng - một loại rất đẹp. Ông giám mục hỏi, "Vĩ đại gì về con vẹt này?"

Ông chủ tiệm nói, "Ông nhìn kĩ đi. Có hai sợi dây treo từ hai chân nó. Nếu ông kéo sợi bên phải, nó sẽ lập tức cho Bài giảng trên núi."

Ông giám mục nói, "Trời! Thế còn dây bên trái?"

"Nếu ông kéo dây bên trái, nó sẽ trích dẫn điều con vẹt của ông thường làm. Nó sẽ trích dẫn lời cầu nguyện Thiên chúa giáo có thẩm quyền với Thượng đế."

Ông giám mục sững sờ, và ông ấy nói, "Nếu tôi kéo cả hai sợi dây cùng lúc thì sao?"

Con vẹt nói, "Ông ngu vừa vừa chứ! Tôi sẽ ngã ngồi lên đít!"

Ngay cả vẹt là thông minh hơn cái gọi là người thông thái của bạn.

Kikaku đã viết:

Trăng tròn toả sáng!

Trên thảm sàn tôi

Bóng thông đổ xuống.

Bao giờ cũng quán tưởng những bài haiku này.

Trăng tròn toả sáng! - và vì trăng tròn toả sáng, trên thảm sàn tôi bóng thông đổ xuống... và im lặng sâu sắc, và phúc lạc vô cùng.

Những điều này không được nói ra. Chúng phải được hiểu bằng quán tưởng.

Lần sau có trăng tròn, cứ quan sát bóng cây đổ xuống sàn nhà bạn. Chúng không quấy rối ngay một hạt bụi nhỏ. Chúng có đó, nhưng gần như vắng mặt - cũng như người đã thức tỉnh. Người đó ở đây, nhưng bạn cũng có thể nói người đó ở mọi nơi.

Bạn có thể nói về người thức tỉnh rằng sự có mặt của người đó và sự vắng mặt của người đó là trong những phần tương đương - toán học cao cấp hơn cho những người đang đi tìm cực đỉnh cao nhất, cách diễn đạt cao nhất về tính tiềm năng của họ.

Trăng không muốn tạo ra bóng theo bất kì cách nào, thông cũng không quan tâm tạo ra bóng, chiếu trên sàn nhà bạn cũng không quan tâm tới việc giữ những cái bóng đó. Chúng tới, chúng đi, chúng di chuyển cùng trăng. Không cái gì quan tâm... nhưng mọi thứ đang xảy ra im lặng thế và đẹp thế.

Với người đi tới chính con người mình, sự sống trở thành giống như điều đó: mọi thứ xảy ra im lặng thế, an bình thế. Thậm chí không có một rối loạn nhỏ trong bụi.

Câu hỏi thứ nhất

Maneesha đã hỏi một câu hỏi:

Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,

Tôi đã hiểu rằng nhân chứng là tâm thức thuần khiết, không bị ảnh hưởng bởi thân thể và tâm trí mà nó cư ngụ tạm thời trong đó. Cho nên, điều thứ nhất: Làm sao các nét nhân cách và các ước định còn dai dẳng từ kiếp này sang kiếp khác?

Và điều thứ hai: Chẳng phải điều làm chúng tôi thành những cá nhân duy nhất là có sự liên tục sao?

Maneesha, đầu tiên bạn phải hiểu rằng bạn không chỉ có thân thể gồm thịt xương và máu này, không chỉ bộ não này là một phần của thân thể. Đằng say não bạn có tâm trí - tâm trí đó là trừu trượng - và đằng sau thân thể bạn có thể tinh tú. Từ `astral-tinh tú' bắt nguồn từ các ngôi sao; nó ngụ ý ánh sáng... Thay vì thịt hay xương, chỉ một thể được làm bằng ánh sáng. Thể ánh sáng này, thể tinh tú, có tâm trí trong nó.

Khi bạn chết, thể vật lí của bạn và tâm trí vật lí của bạn bị bỏ lại sau. Nhưng thể tinh tú du hành cùng bạn, với tâm trí, với mọi việc ghi nhớ về kiếp quá khứ và thân thể, việc nhớ mọi vết sẹo và vết thương mà đã xảy ra cho thể vật lí. Hiện tượng trừu tượng này du hành cùng bạn; ẩn bên trong nó là trung tâm tồn tại, tối thượng của bạn.

Chừng nào bạn chưa biết tới trung tâm này, bạn sẽ phải du hành liên tục từ thân thể này sang thân thể khác. Bạn đã từng du hành trong hàng nghìn kiếp, thu thập ngày càng nhiều kí ức trong thể tinh tú của bạn. Mặc dầu trung tâm của bạn không bị ảnh hưởng, nó bị bao quanh bởi thể tinh tú, và thể tinh tú liên tục chuyển từ bụng mẹ sang bụng mẹ, từ nấm mồ sang nấm mồ. Đó là tính cá nhân của bạn; nó có sự liên tục. Nhưng sự liên tục này đi tới chấm dứt khi bạn trở thành Phật.

Khi bạn xuyên thấu sâu vào trung tâm, bạn cũng xuyên qua phần thể tinh tú, làm ra con đường đi qua tâm trí, ra ngoài tâm trí, đi qua thể tinh tú và ra ngoài thể tinh tú, tới trung tâm của con người bạn. Một khi bạn đã đạt tới trung tâm của con người bạn, sự liên tục của tính cá nhân của bạn dừng lại. Bây giờ bắt đầu là sự tồn tại vũ trụ. Bạn sẽ không đi vào bụng mẹ khác lần nữa, và bạn sẽ không bị thiêu trên dàn hoả thiêu khác lần nữa. Bây giờ bạn sẽ là một với cái toàn thể.

Tất nhiên, mọi thứ đều có giá. Bạn sẽ phải bỏ tình yêu mến lâu dài với tính cá nhân. Bạn đã yêu tính cá nhân của bạn trong hàng triệu năm, nhưng tính cá nhân của bạn tại giai đoạn cuối cùng là cản trở.

Bây giờ lấy cú nhảy ra khỏi sự liên tục và trở thành một với cái toàn thể đi. Bạn sẽ biến mất hệt như giọt sương trong đại dương. Nhưng trở thành tính đại dương, trở thành càn khôn là phúc lạc tối thượng, là cực lạc sâu sắc nhất. Bạn sẽ không bao giờ hối hận rằng bạn đã đánh mất tính cá nhân của bạn.

Tính cá nhân của bạn đã là gì?

Bạn đã bao giờ nghĩ chưa?

Tính cá nhân của bạn đã là nhà tù ánh sáng, cái đã mang bạn từ bụng mẹ này, đi qua nấm mồ, tới bụng mẹ khác, và lặp đi lặp lại cùng điều. Đó là lí do tại sao ở phương Đông họ gọi nó là vòng sinh tử. Nhảy ra khỏi vòng này là toàn thể mục đích của thiền - đi ra khỏi sự liên tục này, cái đã chỉ là nỗi khổ, lo âu và đau khổ sâu, và biến mất vào trong trời xanh.

Biến mất này không phải là cái chết của bạn. Biến mất này làm cho bạn thành một với cái toàn thể. Và là một với cái toàn thể là niềm vui lớn lao nhất, phúc lạc lớn lao nhất. Không cái gì là ý nghĩa hơn, đầy huy hoàng hơn, oai nghiêm hơn. Ở đây mọi chư phật đã biến mất trong vĩnh hằng tối thượng của sự tồn tại. Nó là tự do khỏi tính cá nhân, tự do khỏi bản thân bạn.

Bạn đã biết tự do khỏi người khác, nhưng bạn không nhận ra rằng bạn vẫn là nô lệ của tính cá nhân riêng của bạn. Nó là chiếc lồng... nó có thể là bằng vàng.

Mở lồng ra và bay ngang qua mặt trời vào trong bầu trời xanh và biến mất, không để lại bất kì dấu chân nào, bất kì dấu vết nào đằng sau.

Điều này Phật Gautam thường gọi là anatta, không cái ngã, không tâm trí, không bạn, không tôi. Điều này thực ra có thể được nói theo cách khác...

Tôi đã kể cho bạn về Kabir, một trong những nhà huyền bí vĩ đại của Ấn Độ. Khi ông ấy còn trẻ ông ấy đã trở nên chứng ngộ, và ông ấy đã viết một bài thơ nhỏ, trong đó dòng đầu viết là: Giọt nước đã biến mất trong đại dương.

Khi ông ấy sắp chết, ông ấy gọi con trai mình Kamaal tới và bảo anh ta đổi dòng đó. Kamaal nói, "Nó hay thế - giọt sương đã biến mất trong đại dương. Sao bố đổi nó? Và cái gì là cái thay thế?"

Kabir nói, "Đây là hơi thở cuối cùng của bố; đừng cãi, đơn giản làm điều bố nói. Thay vì vậy con viết: Đại dương đã biến mất trong giọt sương. Điều đó đã là ấn tượng đầu tiên của bố, đây mới là ấn tượng cuối cùng." Và ông ấy nhắm mắt lại.

Nhưng cả hai ấn tượng này đều hay. Lúc ban đầu, tất nhiên, bạn sẽ thấy giọt sương đang biến mất vào trong đại dương. Nhưng chung cuộc bạn sẽ nhận ra đại dương đã biến mất trong giọt sương.

Bây giờ là lúc dành cho Sardar Gurudayal Singh.

Cô Goodbody nói với lớp vào một buổi chiều, "Được, các con, người cho cô câu trả lời đúng cho câu hỏi sau có thể về nhà ngay."

Lập tức, Bé Albert ném cặp ra khỏi cửa sổ.

"Ai làm điều đó?" Cô Goodbody nạt nộ, bực mình.

"Con làm ạ!" Albert nói. "Gặp cô mai nhé!"

Paddy quyết định rằng giờ là lúc đi kiếm việc toàn thời. Một xưởng làm salami mới đã mở trong thị trấn, cho nên anh ta tới xin việc. Anh ta lấy đơn xin, và anh ta gặp Mussolini McVey, người quản lí.

"Bây giờ, ông Murphy," Mussolini nói, "chúng tôi đã nhận nhiều đơn xin làm những việc này, cho nên chúng tôi đã đưa vào hai câu hỏi kiểm tra trí thông minh. Mai anh tới với đơn xin và câu trả lời cho các câu hỏi này."

Ở nhà, Paddy nhìn vào đơn.

Câu hỏi 1 viết: Có bao nhiêu second (giây-thứ hai) trong một năm? Câu hỏi 2 đọc: Bao nhiêu ngày của tuần bắt đầu bằng chữ "T"?

Sáng hôm sau, Paddy đi tới cuộc phỏng vấn của mình tại thời gian đã hẹn.

"Xin chào, ông Murphy," Mussolini McVey nói. "Và câu trả lời của ông là gì cho câu hỏi thứ nhất - Có bao nhiêu giây trong một năm?"

"Không vấn đề gì, thưa ngài," Paddy nói. "Câu trả lời là mười hai."

"Mười hai à?" Mussolini hỏi. "Ông có được số đó thế nào?"

"Dễ," Paddy đáp. "Thứ hai của tháng giêng... thứ hai của tháng hai...!"

"Được, được ông Murphy," McVey nói. "Về câu hỏi hai thì sao: Bao nhiêu ngày của tuần bắt đầu bằng `T'?"

"Không vấn đề gì, thưa ngài," Paddy nói. "Câu trả lời là hai."

"Rất tốt," McVey nói. "và nhân tiện, chúng là gì?"

"Dễ," Paddy đáp. "Today and tomorrow (hôm nay và ngày mai)."

Anh nông dân Scrumpy đã ở trong thành phố suốt vài ngày, và khi anh ta quay về, người làm được thuê của anh ta ra đón anh ta tại ga xe lửa trong nông trại cổ Ford.

"Mọi sự thế nào, Homer?" Scrumpy hỏi.

"À, cũng làng nhàng," Homer đáp.

"Có cái gì nhiều xảy ra khi tôi đi không?" Scrumpy hỏi, vừa trèo lên xe.

"Chẳng có gì mấy mà nói," Homer đáp, vừa lái xe đi. "Con chó đi khập khiễng một chút."

"Thực à?" Scrumpy hỏi.

"Vâng," Homer nói.

"Chuyện đó xảy ra thế nào?" Scrumpy hỏi.

"Thế này," Homer giải thích, "Tôi đoán con ngựa già đã làm một kiểu điên rồ, chạy ra khỏi chuồng, chạy nửa tốc lực, vào giữa đêm, và đá nó."

"Con ngựa sao?" Scrumpy kêu lên. "Chạy nửa tốc độ sao?"

"Vâng," Homer giải thích. "Khi chuồng bị cháy và mọi rơm bốc khói, con ngựa lấy tốc độ tối đa."

"Thực thế à?" Scrumpy kêu lên. "Chuồng bị cháy à?"

"Vâng," Homer đáp. "Tôi đoán vài tia lửa phải đã nhảy từ nhà để làm cháy nó. Tôi thoát ra khỏi nhà vừa đúng lúc."

"Thực thế à?" Scrumpy kêu lên. "Nhà bị cháy sao? Anh đã thoát ra thế nào?"

"Thế này," Homer giải thích, "vợ ông đá tôi ra khỏi giường và đánh thức tôi dậy!"

"Thực thế à?" Scrumpy quát lên. "Anh đã ở trong giường với vợ tôi sao?"

"Vâng! Chúng tôi đã uống uytski nhà làm của ông."

"Thực thế à?" Scrumpy quát lên. "Anh đã uống uytski của tôi và ở trong giường của tôi cùng với vợ tôi à? Cô ấy giờ đâu rồi?"

"Thế này," Homer giải thích, "cô ấy bị rán giòn trong lửa, nhưng đừng lo! Tôi đã cứu được uytski!"

"Ơn trời!" Scrumpy kêu lên. "Còn cái gì khác nữa xảy ra không?"

"Không," Homer giải thích, "nó đã là ngày cuối tuần khá yên tĩnh!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng...

Nhắm mắt lại...

Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn bị đông cứng.

Đây là khoảnh khắc đúng để nhìn vào trong, với toàn bộ tâm thức của bạn, với toàn bộ sinh lực của bạn, và với sự khẩn thiết dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng của bạn trên thế gian.

Đi ngày càng sâu hơn, xuyên thấu mọi tầng.

Khi bạn đi sâu hơn, bạn sẽ thấy im lặng sâu giáng xuống bạn.

Sâu hơn... an bình lớn đi qua hiểu biết.

Tĩnh lặng hơn, sâu hơn... và hoa bắt đầu trút xuống bạn với hương thơm bạn chưa bao giờ biết.

Tại chính trung tâm của con người bạn, bạn sẽ thấy bản thân bạn - không là cách bạn đã biết cho tới giờ, mà theo cách mới toàn bộ. Bạn sẽ thấy bản thân bạn là một trong các chư phật, tỉnh táo, thức tỉnh.

Và vị phật chỉ có một phẩm chất: chứng kiến.

Bây giờ chứng kiến: thân thể không là bạn, tâm trí không là bạn - ngay cả thể tinh tú cũng không là bạn. Không

im lặng, không an bình, không hương thơm nào là bạn. Chúng tất cả ở quanh bạn, nhưng bạn chỉ là nhân chứng.

Phẩm chất duy nhất của bạn mà là vĩnh hằng là việc chứng kiến.

Để làm cho nó rõ ràng, Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi...

Buông bỏ, nhưng vẫn còn là nhân chứng, vẫn còn là vị phật.

Khoảnh khắc này, bạn là người được phúc lành nhất trên trái đất. Mười nghìn chư phật đang tan ra, tan biến, và Thính phòng Phật đã trở thành đại dương tâm thức.

Uống thật nhiều như bạn có thể từ nước cam lồ thiêng liêng này, và thuyết phục vị phật tới cùng bạn. Ông ấy đã từng ẩn bên trong bạn trong hàng nghìn kiếp. Bảo ông ấy đi ra ngoại vi, tới chu vi của cuộc sống của bạn. Lấy nước từ giếng, chẻ củi, phật phải hiện diện mọi khoảnh khắc - thức hay ngủ.

Ngày chu vi và trung tâm của bạn trở thành một sẽ là ngày vĩ đại nhất của cuộc đời bạn. Sự liên tục của sinh và tử của bạn sẽ biến mất. Bạn sẽ được chứng ngộ.

Và khi bạn sẽ bỏ thân thể này, tâm trí này... với thân thể này và tâm trí này bạn cũng sẽ bỏ thể tinh tú của bạn, tâm trí bên trong của bạn. Bạn sẽ trở thành chỉ là giọt sương - hoặc biến mất trong đại dương, hoặc đại dương biến mất trong giọt sương. Đây là đỉnh tối thượng của tiến hoá con người. Toàn thể sự tồn tại đang chờ đợi nó.

Bất kì khi nào một người trở thành một với cái toàn thể, toàn thể sự tồn tại nhảy múa, ca hát, trút hoa xuống, mở hội.

Thu lấy thật nhiều như bạn có thể trước khi Nivedano gọi bạn quay lại. Thuyết phục vị Phật... Nó là cốt lõi bên trong nhất của bạn, nó không là độc quyền của bất kì ai khác. Cầm tay ông ấy, chỉ cho ông ấy con đường, con đường vàng mà bạn đã đi tới trung tâm.

Bây giờ đừng tới một mình. Tới cùng với vị Phật đi theo bạn. Ông ấy phải trở thành cuộc sống mọi ngày của bạn, việc thở của bạn, nhịp tim đập của bạn. Ông ấy phải hát cùng bạn, ông ấy phải múa cùng bạn.

Việc hiện hữu của ông ấy cùng bạn khắp mọi lúc sẽ làm cho cuộc sống của bạn là lễ hội liên tục.

Nivedano...

(tiếng trống)

Tới đi... nhưng không tới một mình.

Tới như vị Phật: một cách an bình, im lặng, với duyên dáng lớn.

Ngồi trong vài phút chỉ để nhớ nơi bạn đã ở, chỉ để nhắc bạn về sự huy hoàng bên trong của bạn, im lặng lớn lao bạn đã đương đầu, và vị Phật đã tới như cái bóng đằng sau bạn. Từng ngày ông ấy đang tới ngày càng gần bạn hơn.

Ngày bạn và vị Phật tan biến vào lẫn nhau, bạn được thức tỉnh, bạn được chứng ngộ.

Đây là tôn giáo thực.

Đây là tâm linh đích thực.

Nó không phụ thuộc vào bất kì tổ chức hay nhà thờ nào. Nó tuyệt đối là cuộc hành trình bên trong của bạn hướng tới nhà bạn. Nó đang nhớ lại ngôn ngữ đã bị quên.

Và nếu một người có thể trở thành Phật, đó là bằng chứng rằng mọi người có thể trở thành Phật.

Một hạt mầm làm cả trái đất xanh.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho kính yêu.

Xem tiếp Chương 2 - Quay về Mục lục


..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post