Chương 3. Bây giờ là thời gian duy nhất cho tim

Chương 3. Bây giờ là thời gian duy nhất cho tim

Price:

Read more

Chính thân này là phật - Osho

Bài nói về Bài ca Thiền của Bạch Ẩn

Chương 3. Bây giờ là thời gian duy nhất cho tim



Powered by RedCircle


Câu hỏi thứ nhất

Trưởng thành là gì?

Trưởng thành là biết rằng không cái gì có thể được làm. Trưởng thành là chấp nhận sự tồn tại như nó vậy: yatha bhutam. Trưởng thành là không ham muốn các thứ khác. Trưởng thành là thảnh thơi với cái toàn thể. Non nớt là xung đột, vật lộn. Phần tranh đấu với cái toàn thể là non nớt. Phần đi tới trong hoà điệu với cái toàn thể, đi tới lắng đọng hài hoà với cái toàn thể - không trong thất bại mà trong hiểu biết là trưởng thành. Không cái gì có thể được làm. Nhận ra điều đó là trưởng thành.

Và nữa: Không cái gì thành vấn đề. Bạn cho phép từ sâu trong tim bạn rằng không cái gì thành vấn đề. Mọi thứ là tốt như nó vậy, là trưởng thành. Bằng không mọi người vẫn còn trẻ con. Khi bạn đang ham muốn, bạn là trẻ con. Mọi ham muốn đều là phàn nàn chống lại sự tồn tại. Mọi ham muốn là sự bất mãn với cách bạn đang vậy, con người bạn đang vậy. Và mọi ham muốn đem tới thất vọng trong việc thức dậy của nó, vì nó không thể được hoàn thành. Ham muốn đem tương lai vào và làm rối hiện tại. Và ham muốn tạo ra ý tưởng về 'tôi'. Bằng không thì không có tôi. Nếu bạn đi vào bên trong bạn sẽ không tìm thấy bất kì người nào ở đó, nó là hoàn toàn im lặng. Đó là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói anatta, vô ngã. Biết vô ngã là trưởng thành.

Socrates nói: Biết bản thân ông. Và Phật nói: Khi ông biết, ông sẽ không tìm thấy bản thân ông. Bản thân bạn được tìm thấy chỉ trong dốt nát. Nếu bạn không biết, bạn hiện hữu. Nếu bạn biết, bạn biến mất. Ánh sáng của tri thức là đủ xua tan bóng tối của bản ngã.

Từng ham muốn làm mạnh thêm cho ý tưởng rằng 'tôi hiện hữu'. Và tôi phải khẳng định, và tôi phải chỉ ra cho thế giới tôi là ai. Tôi phải chứng minh, tôi phải biện minh cho bản thân tôi, tôi phải phòng thủ bản thân tôi, tôi phải tranh đấu. Và không chỉ tranh đấu, tôi phải thắng.' Tham vọng là non nớt.

Rất hiếm khi tìm ra một người trưởng thành. Nếu bạn có thể tìm ra một người trưởng thành, bạn đã tìm thấy Phật. Bằng không mọi người đang ham muốn theo những cách khác nhau. Ai đó đang ham muốn tiền và ai đó đang ham muốn moksha. Ai đó đang ham muốn quyền và ai đó đang ham muốn Thượng đế. Và ai đó muốn chứng minh trong thế giới bên ngoài rằng 'Tôi là ai đó' và ai đó muốn chứng minh trong thế giới bên trong rằng 'Tôi là ai đó'. Ý tưởng tiến hoá này là non nớt.

Bạch Ẩn là đúng khi ông ấy nói, 'Từ chính lúc ban đầu mọi sinh linh là chư phật.' Nhận ra điều này, đón chào điều này, là trưởng thành. Không có gì để trưởng thành nữa, không có đâu mà đi, không có mục đích. Nghĩ về mục đích là nghĩ về đồ chơi. Trưởng thành tâm linh, tiến hoá tâm linh, tiến bộ tâm linh, chỉ toàn là phân bò thiêng. Bạn đã ở đó nơi bạn muốn đi, cho nên bạn không bao giờ có thể đạt tới nếu bạn cố đạt tới đó. Vì bạn đã ở đó rồi - chính nỗ lực này là nực cười, là ngớ ngẩn. Do đó có nhiều khổ thế trên thế giới, vì bạn đang cố đạt tới đâu đó nơi bạn đã ở đó rồi. Một cách tự nhiên bạn không thể đạt tới. Không đạt tới, bạn trở nên kinh hoàng. Không đạt tới, bạn trở nên ngày càng thất vọng hơn. Không đạt tới, bạn trở nên ngày càng bị đầy ắp với lo âu và đau khổ. Không đạt tới, bạn bắt đầu tạo ra địa ngục quanh bản thân bạn - rằng bạn thất bại, rằng bạn là không ai cả.

Bạn càng tuyệt vọng, bạn càng làm nỗ lực nhiều hơn để đạt tới. Và bạn không thể đạt tới nơi bạn đã ở đó. Nhận ra điều này là chứng ngộ bất thần. Chứng ngộ không dần dần, nó là bất thần. Nó là trong một khoảnh khắc sáng suốt, nó là chớp loé. Nhưng mọi người liên tục làm việc trên bản thân họ. Hoặc họ làm việc trong chợ hoặc họ làm việc trong tu viện, nhưng họ làm việc mọi thứ như nhau.

Giáo huấn của tôi là: Hãy bỏ đi ý tưởng về làm việc. Gurdjieff thường gọi hệ thống của ông ấy là 'Công việc' còn tôi gọi hệ thống của tôi là 'Chơi đùa'. Chính ý tưởng về công việc là nguy hiểm, nó sẽ cho bạn ngày càng nhiều bản ngã hơn. Và không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đi theo Gurdjieff đã phát điên và chết trong đau khổ. Lí do đã là: ông ấy đã cố đặt việc nhận ra của phương Đông vào trong thuật ngữ phương Tây. Và với phương Tây, 'chơi đùa' là từ bẩn. Phương Tây đã từng theo người tham công tiếc việc lâu rồi; đó là bị nhiễm độc với công việc.

Từ 'chơi đùa' dường như trẻ con với tâm trí phương Tây. Làm việc dường như là người lớn hơn - tôi không gọi nó là trưởng thành, nó là người lớn. Gurdjieff đã cố cấy cái gì đó từ phương Đông vào tâm trí phương Tây. Một cách tự nhiên ông ấy phải dùng các khái niệm, từ, ngôn ngữ phương Tây. Và điều đó hoá ra thực sự rất tai hại. Chơi đùa trở thành công việc.

Nếu bạn hiểu tôi, cho dù một khoảnh khắc, điều đó sẽ có tác dụng - cho dù một khoảnh khắc thoáng nhìn tới, đó là lí do tại sao bạn xô đẩy? tại sao bạn vội vàng?

Thảnh thơi trong khoảnh khắc này đi, để khoảnh khắc này hiện hữu. Và đột nhiên mọi sao bùng nổ trong bạn. Trong khoảnh khắc đó, bạn là trưởng thành. Và khoảnh khắc đó có thể trở thành chính hiểu biết ngầm ẩn của bạn. Thế thì bạn sống như người thường, nhưng bạn sống một cách phi thường. Thế thì bạn sống trong bãi chợ nhưng bạn không còn là một phần của nó. Theo một cách tinh tế, bạn đã siêu việt trên nó, và không có bất kì nỗ lực nào. Không có phấn đấu, bạn đã siêu việt trên nó. Bạn có thể liên tục chơi trò chơi, nhưng tất cả chúng đều là trò chơi, bạn không còn nghiêm chỉnh. Nó tất cả đều là kịch - nó là hay, hãy tận hưởng nó, nhưng đừng bị nhận chìm bởi nó. Khoảnh khắc bạn nghiêm chỉnh, bạn bị thế giới sở hữu. Nghiêm chỉnh là chỉ rằng thế giới đã sở hữu bạn. Phi sở hữu là chỉ dẫn rằng thế giới không còn sức mạnh lên bạn.

Người chứng ngộ thực sự có khả năng khôi hài lớn. Người ta đồn về Bồ đề đạt ma là khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy đã cười trong nhiều tháng, ông ấy đã không dừng cười - vào toàn thể cái buồn cười của nó, rằng mọi người đã ở đó rồi và vẫn đang cố đạt tới. Trong chính phấn đấu của họ, họ liên tục bỏ lỡ. Và bất kì khi nào bất kì người nào hỏi Bồ đề đạt ma về chứng ngộ, hoặc ông ấy sẽ đánh người đó hoặc ông ấy sẽ cười. Bạn còn có thể làm cái gì khác được? Người này xứng đáng bị đánh. Khi ai đó hỏi Bồ đề đạt ma làm sao trở thành Phật, ông ấy tát người đó ngay lập tức. Và người này nói, 'Thầy làm gì vậy, thưa thầy? Tôi đã tới để trở thành Phật.' Ông ấy nói, 'Ta đang làm cho ông đấy. Nếu Phật tới và hỏi ta làm sao trở thành Phật, ta được giả sử phải làm gì? Ta sẽ đánh ông ta!'

Có thể cái tát đó đem bạn trở về nhà. Đó là lí do tại sao Thiền nhân đã ném đệ tử, đánh họ. Và đôi khi điều đó đã xảy ra, nó đã xảy ra. Thầy ném đệ tử qua cửa sổ. Và khi đệ tử ngã trên đất với lưng gãy, anh ta đã trở nên chứng ngộ. Vì cái đau đó, lần đầu tiên anh ta ở trong hiện tại. Trong cái đau chói đó tương lai biến mất và Phật tính và mọi cái vô nghĩa. Trong cái đau chói đó, trong một khoảnh khắc, đã không có ý nghĩ. Anh ta đã trở thành vô ý nghĩ, và anh ta đã hiểu toàn bộ vấn đề.

Và thầy chạy tới và nhìn anh ta, và anh ta đang cười ở đó - với lưng gãy! Và anh ta cúi mình trước thầy và chạm chân thầy và nói, 'Tôi cám ơn thầy thế. Ít hơn điều đó chắc đã không làm được. Thầy đã làm nó vào thời điểm đúng, tôi xứng đáng với nó.'

Nhớ, Thượng đế đã làm cho bạn thành hoàn hảo. Thượng đế không bao giờ làm bất kì cái gì không hoàn hảo. Thượng đế không thể làm bất kì cái gì không hoàn hảo. Mọi người nói Thượng đế là toàn năng, tôi nói không. Vì Ngài không thể làm bất kì cái gì không hoàn hảo. Làm sao không hoàn hảo bắt nguồn từ hoàn hảo được? Điều đó là không thể được. Chỉ hoàn hảo bắt nguồn từ hoàn hảo. Thế giới này là thế giới hoàn hảo và bạn là người hoàn hảo. Lắng nghe Bạch Ẩn: 'Từ chính lúc bắt đầu mọi sinh linh là chư phật.' Đó là cách nó phải vậy. Đó là cách nó là vậy. Và bạn đang cố trở thành Phật, bạn đang cố trở thành hoàn hảo. Bạn tạo ra khổ riêng của bạn. Thế thì bạn thất bại. Và khi bạn thất bại, bạn khổ.

Không có nhu cầu theo sau, chỉ dừng việc cố thành công. Và khi tôi nói dừng việc cố thành công, nhắc bạn, tôi không nói phấn đấu dừng lại.

Một Thiền sư thường chơi trò chơi nhỏ với các đệ tử của mình, đặc biệt với những đệ tử mới. Ông ấy sẽ thả khăn tay của mình và ông ấy sẽ nói với đệ tử, 'Cố nhặt nó lên. Cố nhặt nó lên.' Một cách tự nhiên đệ tử này sẽ đơn giản nhặt nó lên và trao nó cho thầy. Và thầy sẽ lại thả nó lần nữa, và thầy sẽ nói, 'Thử lại đi! Cố nhặt nó lên.' Và điều đó xảy ra vài lần, thế rồi đệ tử sẽ hiểu ra vấn đề - rằng làm sao bạn có thể cố nhặt lên được? Hoặc bạn nhặt lên hoặc bạn không nhặt. Làm sao bạn có thể cố nhặt lên? Và đó là điều thầy đã nói - thầy đã nói, 'Cố nhặt lên.' Và bạn sẽ thất bại, vì làm sao bạn có thể cố được? Hoặc bạn nhặt lên hoặc bạn không nhặt. Cố nhặt lên sao?

Và thầy đã chỉ dẫn rằng đó là điều bạn đang làm trong cuộc đời bạn. Hoặc bạn là Phật hoặc không là Phật. Nhưng cố là Phật sao? Nó cũng giống điều đó: Hoặc là Phật hoặc không là Phật.

Liên quan tới điều này, câu hỏi thứ hai:

Khi nói với người thọ tám mươi đáng ngạc nhiên, ông Lewis, hôm nọ, tôi đã hỏi ông ấy liệu ông ấy có định nhận tính chất sannyas không. Ông ấy nói ý tưởng về đổi luồng sau ba mươi năm thuộc về Gurdjieff đã là hơi nhiều. Ông ấy đã cảm thấy sự nhấn mạnh là rất nhiều lên tim ở đây, như đối lập với việc phát triển con người hài hoà có ba trung tâm.

Câu hỏi này là từ Pradeepa.

Tôi có thể hiểu được lo lắng của ông già này. Ông ấy là người hay, nhưng ba mươi năm thuộc về công việc của Gurdjieff là tải trọng nặng. Và bây giờ ở tuổi tám hai dường như rất rất khó để thảnh thơi. Dường như khó bỏ công việc này và vui đùa. Điều đó rất tự nhiên, nó có thể được hiểu.

Ở đây tôi không cho bạn bất kì cấu trúc nào cho phát triển, vì tôi không quan tâm tới phát triển chút nào. Bây giờ, ông ấy nói điều đó là đối lập với sự phát triển con người hài hoà có ba trung tâm. Tôi không quan tâm tới việc phát triển con người, tôi đơn giản quan tâm tới việc thức tỉnh con người - và hãy nhớ sự khác biệt: không trong phát triển. Không có nhu cầu về bất kì phát triển hài hoà nào, chỉ có một nhu cầu được thức tỉnh.

Bạn có thể liên tục ngủ và bạn có thể liên tục làm việc trên bản thân bạn. Mọi công việc là ngủ, nó là mơ. Bạn đang mơ phát triển bản thân bạn; bạn đang cố kéo bản thân bạn đứng lên bằng chân không của bạn. Nhưng nó là mơ. Và mọi người rất rất sẵn sàng đi vào mơ mới, vì một cách tự nhiên họ chán với mơ cũ, mơ lặp lại - vợ, chồng, tiền, quyền. Thế rồi ai đó tới và nói, 'Anh đang làm gì vậy? Bỏ điều này cho người hữu tử bình thường đi. Anh là người tâm linh. Lại đây, và tôi sẽ nói cho anh cách phát triển về tâm linh.' Và một cách tự nhiên người ta chán ngán với những trò chơi cũ, kết thúc với những trò chơi cũ - một khoảnh khắc tới trong cuộc sống của mọi người khi người ta có thể thấy rằng nó là cái vòng luẩn quẩn, người ta đã ở trong nó đủ lâu để biết cái vô nghĩa của nó - thế rồi ai đó tới và lại cho hi vọng.

Hi vọng này đem lại tương lai; tưởng tượng lại bắt đầu làm việc. Bạn lại bắt đầu mơ màng - bây giờ tăng trưởng tâm linh. Và bạn lại trở lại cùng con đường.

Tôi không dạy bất kì phát triển nào. Tôi đang dạy bạn chỉ thức tỉnh. Chỉ mở mắt bạn ra! Bạn đang ở trong Vườn Eden - chỉ mở mắt ra thôi. Tôi không ở đây để cho bạn bất kì mơ nào khác. Nếu bạn muốn mơ, những giấc mơ cũ là hoàn toàn tốt - và bạn được hoà hợp nhiều thế với chúng, tại sao thay đổi? Tiền sẽ có tác dụng, tại sao mơ mới về thiền? Trò chơi cũ là hoàn toàn tốt. Trò chơi mới sẽ cho bạn hơi chút phiền hà - bạn sẽ phải trằn trọc trong giường và thế rồi lại lắng đọng, và lần nữa chúng sẽ trở thành cũ. Vâng, tuần trăng mật sẽ có đó trong vài ngày và thế rồi chúng sẽ trở thành cũ.

Đó là lí do tại sao mọi người liên tục đổi từ guru này sang guru khác, từ môn phái này sang môn phái khác, từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Điều đó không giúp ích, nó là tuyệt đối vô dụng. Điều được cần không phải là mơ mới, không phải là công việc mới, không phải là ham muốn mới, không phải là tham vọng mới. Mà là việc thức tỉnh.

Ông ấy là đúng rằng khó thay đổi các luồng chảy sau ba mươi năm thuộc về Gurdjieff. Điều đó là khó. Nhưng nếu bạn thấy ra vấn đề, nó đơn giản thế. Nó là chớp nhoáng. Bạn đã từng làm việc và làm việc cái gì đã xảy ra? Bất kì cái gì có thực sự xảy ra không? Khó mà nhận ra điều đó nữa, rằng không cái gì đã xảy ra, vì điều đó đi ngược lại bản ngã. Ba mươi năm làm việc, và nếu không cái gì đã xảy ra mọi người sẽ nghĩ về bạn như kẻ ngu. Thế thì bạn đã làm gì trong ba mươi năm này? Một hay hai năm thì được - thế thì bạn ắt đã thoát ra khỏi nó. Bạn đã làm gì trong ba mươi năm phí hoài cả đời bạn? Điều đó có vẻ rất khó chấp nhận. Cho nên người ta liên tục nghĩ, 'Vâng, cái gì đó đang xảy ra, cái gì đó đã xảy ra.' Cái gì đó phải xảy ra - ba mươi năm sao? Và người ta liên tục thuyết phục bản thân mình và bảo vệ bản thân người ta và người ta nghĩ bây giờ thì quá trễ để thay đổi.

Không bao giờ quá trễ đâu! Và tôi không nói thay đổi. Tôi không nói đổi thầy, tôi không nói thay đổi môn phái, tôi đang nói: Thay đổi từ ngủ sang thức. Và điều đó không thể là sự phát triển từ ngủ sang thức, nhớ lấy. Hoặc bạn ngủ hoặc bạn thức. Không có ga trung chuyển giữa thức và ngủ. Hoặc cái này hoặc cái kia. Chúng là hai động thái, chúng không thể tồn tại cùng nhau. Cho nên không thể có mức độ - bạn không thể nói, 'Người này thức mười độ và người này thức hai mươi độ và người này thức ba mươi độ.' Người ta thức hoặc người ta ngủ. Người ta biết hoặc người ta không biết.

Cho nên tôi không nói thay đổi - tôi không quan tâm tới thay đổi môn phái của bạn, vì chúng sẽ là mơ mới. Đó là lí do tại sao tôi nói không bao giờ quá trễ. Nếu bạn đã đi vào tuổi tám mươi hai mới tới Gurdjieff, ông ấy chắc chắn đã nói điều đó là quá trễ - 'Bây giờ ông đi và sống vô vị và kết thúc bản thân ông đi, không cái gì có thể được làm.' Và không chỉ là bạn đã bỏ lỡ kiếp này - vì Gurdjieff thường nói bạn không có bất kì hồn nào. Cho nên không chỉ kiếp này, bạn đã bỏ lỡ mãi mãi! 'Bây giờ biến đi! Sống vô vị vài năm nữa và kết thúc. Ông không có bất kì hồn nào và quá trễ rồi.'

Với tôi không bao giờ là quá trễ, vì nó có thể xảy ra trong một phần khoảnh khắc. Nó có thể xảy ra trên giường chết - một người sắp chết và hơi thở cuối cùng, và nó có thể xảy ra và người đó có thể hoàn toàn được biến đổi. Phát triển không thể xảy ra được, phát triển cần thời gian, nhớ lấy. Tiến hoá cần thời gian. Biến đổi là có thể, vì biến đổi không cần thời gian! Và cái xảy ra trong thời gian là một phần của thời gian. Và cái xảy ra trong vô thời gian là một phần của vĩnh hằng.

Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói nó xảy ra trong chớp nhoáng. Chứng ngộ giống như sét. Nó có thể xảy ra bất kì khoảnh khắc nào, tại chính hơi thở cuối cùng. Hơi thở cuối cùng đang rời khỏi bạn và nó sẽ không tới lần nữa, và nó có thể xảy ra. Không cần thời gian, vì bạn đã là cái đó rồi. Cho nên phỏng có ích gì với thời gian? Thời gian được cần nếu bạn không là cái đó và bạn phải trở thành cái đó. Thế thì một cách tự nhiên, nỗ lực lớn, lập kế hoạch, huấn luyện, tìm kiếm.

Và ông ấy là đúng rằng nhấn mạnh ở đây là nhiều vào trái tim, như đối lập với phát triển con người hài hoà có ba trung tâm. Tim đơn giản ngụ ý hài hoà. Ít nhất đó là điều tôi muốn nó ngụ ý, tim đơn giản ngụ ý hài hoà. Khi bạn hài hoà, bạn ở trong tim. Khi bạn không hài hoà, bạn không trong tim, bạn ở đâu đó khác. Tim không phải là trung tâm ở đây - thực sự chúng ta không nói về các trung tâm. Tim là trạng thái của hài hoà. Tim là trạng thái của trưởng thành.

Cái đầu bao giờ cũng đầy những ham muốn, cái đầu sống trong tương lai. Tim là ở đây bây giờ. Ở đây là chỗ duy nhất và bây giờ là thời gian duy nhất cho tim. Bất kì khi nào bạn ở trong tim, bạn hoàn toàn ở đây, rạng ngời ở đây. Mọi quá khứ đã biến mất, mọi tương lai đã biến mất. Chỉ khoảnh khắc này trong sự thuần khiết như pha lê của nó tồn tại, trong sự mãnh liệt của nó, trong đam mê của nó.

Tôi không dùng từ 'tim' theo cách Gurdjieff thường dùng nó, như một trung tâm. Nó không phải là trung tâm. Khi mọi trung tâm của bạn đã biến mất trong một sự thống nhất, sự thống nhất đó tôi gọi là tim. Đó là cách Phật dùng từ 'tim'. Khi Gurdjieff dùng từ 'tim', ông ấy dùng nó theo cùng cách các nhà thơ dùng từ 'tim' - trung tâm của xúc động và tình cảm. Khi tôi dùng từ 'tim', tôi dùng nó như chư phật đã từng dùng nó. Nó không liên quan gì tới xúc động và tình cảm và cảm giác - không, không cái gì chút nào. Tim là trạng thái của hiện hữu khi bạn là hài hoà, khi mọi mảnh của bạn đã biến mất.

Và lại nhớ, tôi không nói rằng chúng đã trở nên được tích hợp vào một. Đó là điều Gurdjieff nói, rằng mọi trung tâm của bạn phải trở thành được tích hợp vào một, chúng phải trở nên được kết tinh. Thứ được kết tinh đó sẽ là bản ngã được kết tinh. Khi tôi nói 'khi nào mọi mảnh của bạn đã biến mất', tôi đơn giản ngụ ý khi chúng không còn đó nữa và chỉ sự thiếu vắng thuần tuý còn lại. Nó không phải là kết tinh hoá của các bộ phận, các bộ phận không còn đó nữa. Chúng đơn giản đã rơi rụng đi - đồ đạc đó đã bị loại bỏ khỏi sự hiện hữu của bạn. Bây giờ sự hiện hữu của bạn chỉ là trống rỗng, hư không.

Hư không đó, anatta, vô ngã - không gian thuần khiết, đó là điều chúng ta đã từng gọi là 'tâm' ở phương Đông. Nó chẳng liên quan gì với việc dùng từ của các nhà thơ.

Nhưng Lewis đã từng nghĩ theo các thuật ngữ của Gurdjieff trong cả đời ông ấy. Ông ấy đã không gặp Gurdjieff bao giờ, ông ấy đã bỏ lỡ cơ hội đó. Ông ấy có thể bỏ lỡ cơ hội này nữa.

Gurdjieff đã là một người hiếm hoi. Nhưng ông ấy đã làm việc trong một thế giới rất xa lạ. Ông ấy đã đem thông điệp lớn từ phương Đông, đặc biệt từ người Sufi, sang phương Tây. Và ông ấy đã cố dịch nó. Trong việc dịch đó nhiều thứ đi sai - điều đó bao giờ cũng xảy ra. Thông điệp càng cao, càng khó dịch nó. Những thứ trần tục có thể được dịch rất dễ dàng. Và Gurdjieff đã không phải là người đúng để dịch nó nữa. Ông ấy không phải là người giỏi nói lắm. Cả đời ông mình, ông ấy đã đi tìm - từ Trung Á, từ Iraq tới Mông Cổ và tới Tây Tạng và tới Ấn Độ, ông ấy đã đi tìm. Cả đời ông ấy đã trong việc tìm. Và thế rồi khi ông ấy đi tới, lúc đó đã quá trễ để phát triển ngôn ngữ đúng, là đích xác chính xác. Ông ấy đã đơn giản lắp bắp thông điệp của mình, và những người khác phải thông dịch nó.

Thực ra, bất kì cái gì được biết về Gurdjieff không phải về Gurdjieff, nó là về P D Ouspensky. Gurdjieff đã trở nên nổi tiếng qua P D Ouspensky - nếu P D Ouspensky mà chưa bao giờ là đệ tử của Gurdjieff, ông ấy chắc đã không được nổi tiếng chút nào. Theo một cách nào đó, điều đó chắc đã là rất rất không may mắn, theo một cách khác, nó chắc đã là rất rất may mắn nữa. Vì Ouspensky đã phản bội ông ấy. Ouspensky đã là người đúng để dịch nhưng ông này không có việc nhận ra riêng của mình. Gurdjieff đã có việc nhận ra nhưng ông ấy đã không có ngôn ngữ để dịch nó. Đó đã là gặp gỡ của người mù và người què - họ đã giúp đỡ nhau. Điều đó gần giống như Ramakrishna và Vivekananda. Vivekananda không có việc nhận ra, Ramakrishna đã có việc nhận ra. Nhưng Ramakrishna không có cách diễn đạt nó. Và Vivekananda rất giỏi nói, triết lí, rất kiêu căng trong phát biểu của ông ta, rất logic. Ông ta là triết gia. Ramakrishna là nhà huyền bí. Ramakrishna đã thấy Thượng đế, hay chân lí. Vivekananda đã không thấy nhưng ông ta biết ngôn ngữ. Cho nên Vivekananda đã trở thành việc giới thiệu của Ramakrishna cho thế giới - việc giới thiệu sai.

Nhưng đôi khi điều đó xảy ra. Rất hiếm khi tìm ra một người như Phật, người đã thấy và bản thân người đó có thể giúp bạn thấy - người là cả hai cùng nhau. Johnson và Boswell cả hai cùng nhau. Ramakrishna và Vivekananda cả hai cùng nhau. Socrates và Plato cả hai cùng nhau. Gurdjieff và Ouspensky cả hai cùng nhau. Đó là hiện tượng rất hiếm hoi. Nhưng khi nó xảy ra, chỉ thế thì mọi sự mới đi đúng.

Gurdjieff biết, và Ouspensky biết cách làm cho điều đó được biết với thế giới. Bây giờ, điều đó giống như người có mắt, nhưng câm, giúp cho người mù diễn đạt điều người đó biết về ánh sáng. Dùng người mù - người không có mắt, người không bao giờ thấy ánh sáng - dùng mồm của người này như phương tiện. Người kia không có mồm.

Nếu bạn đọc sách riêng của Gurdjieff chúng rất rất mệt mỏi và chán. Tôi chưa bao giờ bắt gặp một người đã thực sự đọc bất kì sách nào của ông ấy một cách đầy đủ. Người ta phải bỏ qua, người ta phải đi tiếp. Khi lần đầu tiên cuốn sách đầu tiên của ông ấy được xuất bản, đó là cuốn sách một nghìn trang, nhưng nhiều trang đã không được rạch ra - chỉ những trang giới thiệu được rạch ra. Và đã có một lưu ý trên sách rằng 'Nếu bạn có thể đi vào trong phần giới thiệu và bạn thực sự muốn đọc cuốn sách này, thế thì rạch các trang khác ra. Bằng không bạn có thể trả nó lại cho nhà xuất bản và nhận lại tiền của bạn.'

Ngay cả đi qua một trăm trang vào trong phần giới thiệu là cuộc hành trình rất gian truân. Chừng nào bạn chưa là kẻ tự bạo rất khó đi qua chúng - chừng nào bạn chưa tận hưởng khổ, thế thì đó là chuyện khác. Nó gây choáng. Đọc một nghìn trang đó khó gần như lên mặt trăng. Rất ít người đã bao giờ thử. Ông ấy đã là người tuyệt đối không thạo nói. Và vấn đề là ở chỗ toàn thể cuộc đời ông ấy đã đi vào những môn phái với các thầy, trong sự hiện diện của họ. Ông ấy đã tích luỹ, tích luỹ, và thế rồi một khoảnh khắc tới khi ông ấy cảm thấy rằng 'Bây giờ mình biết. Mình đã hiểu. Và mình phải đi sang phương Tây và giới thiệu truyền thống lớn này, trí huệ lớn này.'

Ouspensky đã trở thành phương tiện - nhưng chung cuộc Ouspensky đã phản bội ông ấy, ông ta đã chống lại ông ấy. Điều đó là tự nhiên nữa. Vì Ouspensky là kiểu người khác toàn bộ - triết gia, nhà toán học, nhà khoa học, nhà logic. Và dần dần khi ông ta trở nên thạo nói và ông ta bắt đầu nói mọi thứ và sách của ông ta trở nên nổi tiếng thế giới, ông ta bắt đầu nghĩ rằng bản thân ông ta đã đạt tới - bây giờ không cần Gurdjieff. Ông ta đã phản bội Gurdjieff. Điều đó bao giờ cũng xảy ra.

Judas đã phản bội Christ vì ông ta là người nói giỏi nhất, uyên thâm nhất, có giáo dục nhất. Trong mọi đệ tử của Jesus, Judas đã là người có văn hoá nhất, phức tạp nhất. Những người khác chỉ là dân làng - nông dân, tiều phu, ngư dân. Judas đã phản bội, Ouspensky cũng vậy. Và đó đã là lịch sử dài - nó bao giờ cũng được làm theo cách đó. Phật đã bị phản bội bởi người anh họ riêng của mình, Devadatta, người cũng là người phức tạp và có văn hoá như bản thân Phật. Họ đã chơi cùng nhau trong thời thơ ấu, họ đã lớn lên trong cùng cung điện. Ông ta đã phản bội ông ấy. Mahavira đã bị phản bội bởi con rể riêng của ông ấy. Ông ta đã là người quan trọng nhất trong các đệ tử của Mahavira; ông ta đã phản bội.

Người của tri thức, người am tường, là người nguy hiểm. Vì sớm hay muộn người đó sẽ có ý tưởng rằng 'bây giờ bản thân mình là thầy.' Thế giới biết tới Gurdjieff qua Ouspensky, người đã phản bội ông ấy. Gurdjieff không thể chuyển giao được thông điệp. Và Lewis đã bỏ lỡ ông ấy. Bây giờ ông ta ở đây, và tôi cảm thấy rằng ông ta rất mở. Chỉ ý tưởng rằng 'Cái gì có thể được làm bây giờ? Nếu nó đã không xảy ra trong ba mươi năm làm sao nó có thể xảy ra bây giờ?'

Nhưng tôi nói với bạn rằng việc xảy ra không cần mấy thời gian cho nó, nó có thể xảy ra trong một phần khoảnh khắc. Nếu bạn có thể làm nhẹ gánh bản thân bạn, nếu bạn có thể gạt sang bên mọi điều bạn đã học, mọi tri thức bạn đã thu thập, nếu bạn có thể lại nhìn vào mọi thứ bằng đôi mắt tươi tắn, nó vẫn là có thể. Nó bao giờ cũng là có thể. Bạn không bao giờ là quá trễ, không người nào quá trễ.

Ở Ấn Độ chúng ta có câu ngạn ngữ: Nếu người bị lạc quay về cho dù trong tối, người đó không nên bị coi là lạc. Cả ngày trôi qua rồi, mặt trời đang lặn, buổi sáng người đó đi lạc đường và giờ là chiều tối. Vâng, đó là chiều tối của Lewis. Gurdjieff bạn đã bỏ lỡ. Đừng bỏ lỡ người điên này ở đây. Và Gurdjieff đã định cho bạn chiếc thang mà bạn đi tiếp mãi và bạn phải phát triển và làm việc.

Tôi không cho bạn chiếc thang nào, và tôi không định cho bạn bất kì chiếc thang nào, và tôi không cho bạn con đường dài để được bạn du hành.

Tôi đơn giản cho bạn sáng suốt. Nếu bạn có thể nhận nó, trong chính việc nhận đó, sẽ có bùng nổ.

Và câu hỏi thứ ba cũng có liên quan tới điều đó:

Từ khi chương trình của thầy bắt đầu, kết quả gì đã có đó với các sannyasin của thầy? Có người nào trở nên chứng ngộ không?

Họ toàn là người đã chứng ngộ. Tôi không giải quyết với người không chứng ngộ chút nào. Tôi chưa bao giờ bắt gặp bất kì người không chứng ngộ nào. Từ khi tôi trở nên chứng ngộ, tôi đã từng bắt gặp mọi người chứng ngộ - đàn ông chứng ngộ, đàn bà chứng ngộ, chó và lừa chứng ngộ. Cây và đá và sao chứng ngộ. Toàn thể sự tồn tại này tồn tại trong chứng ngộ, đó là chính nhịp điệu của nó.

Cho nên bạn đang nói về cái gì vậy? Từ khi chương trình của thầy bắt đầu... Và đây không phải là chương trình. Nó là hiện tượng hỗn độn rất rất điên, nó không phải là chương trình. Nó là hỗn độn. Tôi gọi nó là hỗn độn cam.

Và bạn hỏi: kết quả gì đã có đó với các sannyasin của thầy? Một trăm phần trăm. Bất kì ai tới tôi đều chứng ngộ - bạn cần gì hơn? Nếu họ kiên trì không nhận ra điều đó, đó là niềm vui của họ. Đó là tự do của họ! Chừng này tự do, mọi người chứng ngộ phải có chứ - rằng nếu người đó muốn cư xử theo cách không chứng ngộ, người đó phải được phép. Nếu ngay cả tự do này bị mất, đây là kiểu chứng ngộ gì? Vài người chọn cư xử một cách không chứng ngộ, hoàn toàn tốt.

Lúc thì họ cư xử theo cách này, lúc thì theo cách kia - cách kia nữa cũng là tốt.

Mọi người được chấp nhận ở đây. Và tôi không hướng kết quả chút nào. 'Kết quả' là từ bẩn - cho dù nó không phải là từ tục tĩu, nó là bẩn thì cũng vậy. Chính kết quả đã đầu độc toàn thể nhân loại.

Chúng ta sống khoảnh khắc này; nó có cái đẹp bản chất. Nó phải không bị hi sinh vì bất kì khoảnh khắc khác nào. Khi bạn hướng kết quả, bạn liên tục hi sinh hiện tại cho tương lai. Và tương lai không bao giờ tới - bất kì khi nào nó tới nó đều là hiện tại. Bạn lại đầu tư nó, lại hi sinh nó, cho tương lai. Bạn bỏ lỡ.

Chúng ta không phải là hướng kết quả chút nào. Từng khoảnh khắc có cái đẹp riêng của nó, và cái đẹp là bản chất. Từng khoảnh khắc là mục đích cho bản thân nó, nó không là phương tiện cho bất kì thứ gì khác. Cho nên chúng ta không hướng kết quả. Và chúng ta không đếm ai đã trở nên chứng ngộ và ai đã không trở nên chứng ngộ. Tại sao bận tâm? Từ chính lúc bắt đầu mọi sinh linh là chư phật.

Nhưng có những người liên tục đếm bên trong bản thân họ.

Chuyện đã xảy ra: Mulla Nasruddin tiếp một vị khách. Và anh ta mang các thứ tới và thế rồi anh ta mua bánh gối. Và anh ta ép và ép - 'Ăn thêm cái nữa, ăn thêm cái nữa.' Và khách nói, 'Tôi đã ăn năm cái rồi, giờ no rồi.' Nasruddin nói, 'Không phải năm đâu, anh đã ăn chín cái rồi, nhưng ai đếm?'

Mọi người liên tục đếm sâu bên trong, và họ liên tục nói 'Ai đếm?'

Người này là mới - Jack Vaught. Tôi có thể hiểu khó khăn của anh ấy, anh ấy phải bị phân vân - ai chứng ngộ? ai không chứng ngộ? Nhiều người chứng ngộ thế, điều đó là có thể được không? Nhiều chư phật thế? Vì ở phương tây bạn đã rất keo kiệt - bạn nói Jesus là đứa con duy nhất của Thượng đế. Thượng đế đã bất lực từ đó sao? Bạn keo tới mức chỉ một đứa con được sinh ra. Và Ngài đã làm gì kể từ thời đó? Thế thì Nietzsche là đúng khi ông ấy nói Thượng đế chết rồi. Không cái gì đang xảy ra, Ngài phải chết.

Ở phương Đông chúng ta không keo kiệt. Đó là lí do tại sao chúng ta nói với niềm vui: Từ chính lúc bắt đầu, mọi sinh linh là chư phật. Phật tính không phải là cái gì đó mà phải được trao cho bạn. Sự ngu xuẩn đó cũng tồn tại trong tâm trí người Ki tô giáo - ngay cả thánh nhân cũng phải được nhà thờ thừa nhận. Ngay cả từ 'saint-thánh nhân' là xấu, nó bắt nguồn từ 'sanction-thừa nhận'. Khi nhà thờ thừa nhận và tuyên bố rằng 'Người này đã trở thành thánh' thế thì người đó trở thành thánh - dường như đó là bằng tiến sĩ hay tiến sĩ văn chương. Mm? Đại học nào đó trao nó cho bạn và thế rồi bạn trở thành thánh nhân.

Ở đây bạn có thể tuyên bố bản thân bạn đã chứng ngộ. Không ai sẽ ngăn cản bạn. Một người đàn bà, Oma, liên tục thông báo cho tôi, 'Tôi đã trở nên chứng ngộ, Osho ơi.' Không có vấn đề gì - Oma có thể trở nên chứng ngộ, mọi người có thể trở nên chứng ngộ, mọi người là chứng ngộ. Nhưng tôi nghi ngờ - vì nỗ lực liên tục của cô ấy để thông báo cho tôi tạo ra nghi ngờ. Cô ấy cần việc thừa nhận. Mới hôm nọ, Ananda Prem - đệ tử của Oma - cô ấy đã viết bức thư cho tôi, rằng 'Oma nói cô ấy đã trở nên chứng ngộ: "Bạn có thể đi và hỏi Osho".' Nhưng tại sao hỏi tôi? Tôi là ai để tuyên bố bạn chứng ngộ hay không? Nếu tôi định tuyên bố bạn đã chứng ngộ, điều đó sẽ không mấy là chứng ngộ đâu. Tôi là ai? Nếu bạn đã trở nên chứng ngộ, bạn đã về nhà. Bạn bao giờ cũng vậy rồi - đó là điều tôi đang nói. Thừa nhận không được cần chút nào. Không lệnh nào được cần để ban ra, không tuyên bố chính thức nào được cần.

Và bạn không cần hỏi. Nếu bạn hỏi, bạn đang nghi ngờ về điều đó. Nếu bạn đã trở nên chứng ngộ, bạn đã trở nên chứng ngộ. Đến sáng bạn không đi quanh nhà hàng xóm mà hỏi: 'Tôi có thức không?' Bằng không mọi người sẽ nghĩ bạn điên. Bạn phải ngủ!

Câu hỏi thứ tư:

Tại sao tôi không thể sống mà không khổ?

Rất ít người có thể. Rất ít người có thể đảm đương sống không khổ. Khổ cho bạn cảm giác hiện hữu, khổ xác định bạn. Khổ cho bạn bản ngã, tự căn cước. Khổ cho bạn cái gì đó để ôm giữ, bạn có thể bám lấy nó.

Phúc lạc có tính rất lảng tránh. Bạn có thể sở hữu khổ, bạn không thể sở hữu phúc lạc - ngược lại, phúc lạc sở hữu bạn. Bạn có thể kiểm soát khổ, bạn không thể kiểm soát phúc lạc. Trong phúc lạc bạn phải biến mất, người kiểm soát phải biến mất. Rất ít người có thể đảm đương được chừng nấy, họ sợ đi vào trong cái không biết. Khổ được biết, bạn rất quen thuộc, bạn rất quen. Cả nghìn lẻ một lần bạn đã chịu đựng cùng một thứ, cùng thứ phát buồn nôn. Nhưng dần dần bạn đã trở nên quen với nó. Một loại quen thuộc đã phát triển giữa bạn và khổ.

Bạn hỏi: Tại sao tôi không thể sống mà không khổ?

Cái 'tôi' không thể tồn tại mà không có khổ, đó là lí do tại sao. Bạn sẽ không có đó mà không khổ. Một khi khổ không có, bạn sẽ không có.

Bạn ắt đã nghe phát biểu nổi tiếng của Descartes: 'Tôi nghĩ, do đó tôi hiện hữu.' Vâng, ông ấy là đúng theo một nghĩa nào đó - không theo nghĩa ông ấy ngụ ý, nhưng theo nghĩa khác toàn bộ, ông ấy là đúng. Khoảnh khắc suy nghĩ dừng lại, bạn sẽ dừng lại - theo nghĩa đó nó là đúng: tôi nghĩ, do đó tôi hiện hữu. Cho nên bạn không thể đảm đương được việc mất suy nghĩ.

Trong phúc lạc, suy nghĩ biến mất. Trong phúc lạc không có ý nghĩ. Phúc lạc không phải là ý nghĩ chút nào. Ngay cả khi bạn nhận ra rằng bạn là phúc lạc nó cũng chỉ là về sau khi phúc lạc đã qua rồi, khi khoảnh khắc nó đã biến mất. Khi con chim đã lại bay vào trong cái không biết và bạn bị bỏ lại trong khổ của bạn - thế thì bạn nhớ, bạn tóm tắt lại. Nó bao giờ cũng là kí ức. Vâng, bạn nói 'Tôi đã phúc lạc.' Bạn không bao giờ biết 'Tôi là phúc lạc.' Không, không người nào đã bao giờ biết rằng 'Tôi là phúc lạc.' Vì khi phúc lạc hiện hữu, tôi không hiện hữu.

Phúc lạc là bao la thế, nó đơn giản ném bạn đi. Trận lụt kéo tới và bạn bị mất đi. Nếu bạn sẵn sàng chết, nếu bạn thực sự biến mất, nếu bạn sẵn sàng mất đi bản thân bạn - chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng bỏ khổ. Khổ có tác dụng, nó có tiện ích nào đó cho bạn. Bạn có nhiều đầu tư vào nó. Và bởi vì nó có tác dụng, bạn liên tục bám lấy nó. Chẳng hạn, quan sát khổ của bạn và thấy các đầu tư này. Mọi người liên tục nói 'Tôi không muốn khổ' - nhưng người đó có đầu tư gián tiếp nào đó vào trong nó và người đó không sẵn sàng mất những đầu tư đó.

Chẳng hạn, nếu bạn khổ, dễ dàng có sự thông cảm của người khác. Bây giờ, điều đó là đầu tư. Nếu bạn ốm, mọi người chú ý tới bạn, mọi người chăm sóc bạn. Một khi điều đó đã xảy ra nó trở thành rất khó để mạnh khoẻ lần nữa. Vì một khi bạn mạnh khoẻ, sự chăm sóc, chú ý, thông cảm, mà bạn đã có được sẽ biến mất. Một cách tự nhiên - nó đã không được trao cho bạn, nó đã được trao cho bệnh của bạn. Bây giờ bệnh này có hấp dẫn tinh vi - thế thì sao không vẫn còn ở trong nó? Vợ bạn không bao giờ đáng yêu như cô ấy vậy từ khi bạn bị đau tim. Bây giờ mạnh khoẻ lại lần nữa và 'đi', dường như là nhận rủi ro. Và bạn biết vợ bạn - biết cô ấy thế, biết cả đời bạn, cô ấy chẳng bao giờ chăm sóc bạn, chẳng bao giờ chăm chú tới bạn, chẳng bao giờ chăm nom về nhu cầu của bạn. Bây giờ đột nhiên cô ấy chăm sóc thế; cô ấy là mọi sự chăm sóc. Làm sao bạn có thể đảm đương được việc mất ốm bệnh của bạn? Bạn chỉ có thể hi vọng vào cơn đau tim bây giờ, không gì khác. Bạn có thể cầu nguyện Thượng đế: 'Bây giờ xin cho tôi đau tim. Đau tim đã là tốt thế.'

Bạn bám lấy khổ vì nó có đầu tư nào đó, ở đâu đó, nó có tác dụng.

Một người hướng dẫn đang dẫn một toán khách du lịch quanh cung điện Lambeth Palace, nhà ở London của Tổng giám mục Canterbury. 'Nếu các vị nhìn lên sang bên trái,' anh ta nói, 'Các vị sẽ thấy cửa sổ ban công lớn, cái thứ ba từ đầu cuối. Đó là phòng học của Tổng giám mục.'

'Ồ,' một người tham quan nói, 'Tôi ước tôi có có thoáng nhìn về bản thân Tổng giám mục.'

'Đúng,' người hướng dẫn nói, và cúi xuống, anh ta nhặt một hòn đá lớn và ném mạnh nó qua cửa sổ. Ngay lập tức, một bộ mặt xuất hiện đằng sau kính vỡ, đỏ lên vì giận dữ và quát lên một cách rời rạc.

'Ông thấy đấy!' người hướng dẫn nói. Nó bao giờ cũng lôi ông già kia ra!'

Bây giờ một khi bạn biết nó có tác dụng, 'nó bao giờ cũng lôi ông già kia ra', bạn đã tình cờ gặp chìa khoá. Bây giờ bạn sẽ liên tục dùng chìa khoá đó. Đó là lí do tại sao bạn khổ. Khi bạn khổ toàn thế giới thông cảm hướng tới bạn. Khi bạn hạnh phúc mọi người ghen tị với bạn. Khi bạn hạnh phúc không ai có thể tha thứ cho bạn. Khi bạn bất hạnh mọi người ân cần thế với bạn, mọi người thân thiện thế, mọi người hào phóng thế. Khi bạn hạnh phúc, mọi người trở thành kẻ thù. Với người phúc lạc, toàn thế giới biến thành kẻ thù. Đó là lí do tại sao Jesus bị đóng đinh - ông ấy bị đóng đinh vì dám phúc lạc. Socrates bị đầu độc - ông ấy bị đầu độc vì dám hạnh phúc. Mansoor bị giết, bị sát hại, bị chặt mảnh - tội của ông ấy là gì? Tội đơn giản, rằng ông ấy đã cực lạc.

Những người khổ này khắp xung quanh, họ không thể tha thứ cho người cực lạc. Vì người cực lạc đó nhắc nhở họ về thất bại của họ. Jesus bước đi bên cạnh bạn, đột nhiên nhắc nhở bạn rằng bạn đã thất bại. Một Mansoor ca bài ca của niềm vui, đột nhiên làm cho bạn cảm thấy mặc cảm - bạn đang làm gì ở đây? Bạn đã bán bản thân bạn cho những thứ trần tục, và đây là người đầy Thượng đế, đầy niềm vui, đầy ánh sáng. Bạn không thể dung thứ được người này. Người này là gai, nó gây đau. Nếu điều đó là có thể cho Mansoor và cho Christ và cho Socrates, tại sao nó là không thể cho bạn? Tiêu diệt người này và nghỉ ngơi thoải mái. Thế thì bạn biết 'Mọi người chỉ giống như mình, thậm chí còn tồi hơn mình.' Điều đó làm cho bạn cảm thấy tốt.

Đó là lí do tại sao mọi người thích biết về những thứ sai quanh mọi người, cái gì sai đang diễn ra. Nếu bạn bắt đầu nói về ai đó và bạn nói rằng người đó là thánh nhân và người đó là thuần khiết và người đó là linh thiêng, lập tức người khác sẽ bắt đầu phê phán. Nếu bạn nói người đó là tội nhân lớn, người khác sẽ nói 'Tôi biết rồi. Anh đúng. Tôi chưa bao giờ nói điều đó nhưng tôi bao giờ cũng biết.' Không chứng minh nào được cần. Nhưng nếu bạn nói ai đó là linh thiêng, không chứng minh nào là đủ; không người nào sẽ tin điều đó.

Jesus không bị giết bởi người Do Thái, Jesus bị giết bởi người khổ. Ông ấy chắc đã bị giết ở bất kì chỗ nào. Người Do Thái ắt hoàn toàn quên đối với điều đó, họ đã không giết ông ấy. Ông ấy chắc đã bị giết bởi người Hi Lạp, ông ấy chắc đã bị giết bởi người Ấn Độ. Ông ấy chắc đã bị giết - không thành vấn đề ở đâu, ông ấy chắc đã bị giết ở bất kì chỗ nào.

Đó là lí do tại sao bạn bám vào khổ. Và một khi bạn đã nếm trải niềm vui của khổ, một khi bạn đã bị móc vào niềm vui của khổ, nó là rất khó.

Một người đàn bà đang đệ đơn xin lệnh chu cấp từ chồng bà ấy, người đã nói đã bỏ bà ấy trong bẩy năm và đã không làm việc chu cấp cho bà ấy hay con của ông ta.

'Tôi hiểu,' quan toà nói, 'rằng bà có ba con, độ tuổi tương ứng là hai, bốn và sáu. Bà tính tiền cho điều này đích xác thế nào với cáo buộc của bà rằng chồng bà đã bỏ bà trong bẩy năm?'

'Vâng, thưa quí ngài,' người đàn bà đáp, 'ông ấy giữ việc quay lại để xin lỗi.'

Một khi bạn bị móc vào, bạn liên tục rơi trở lại. Điều đó trở thành đường mòn. Thói quen cũ được tạo ra trong con người bạn, và bất kì khi nào bạn không có gì để làm, bạn bắt đầu đi theo thói quen cũ đó. Ở đó bạn bao giờ cũng có thể tin cậy bạn sẽ có bận bịu nào đó.

Bạn khổ vì bạn đã quyết định là khổ - có thể quyết định này là vô thức. Và bạn phải có ý thức về quyết định, chỉ thế thì nó có thể bị bỏ. Vì không cái gì có thể bị bỏ từ vô thức. Vô thức là kẻ bảo quản lớn, nó bảo quản mọi thứ. Một khi bạn làm bất kì cái gì vô thức, nó sẽ được bảo quản mãi mãi chừng nào bạn chưa làm cho nó thành ý thức trở lại và vứt nó đi. Vô thức của bạn là tầng ngầm nơi bạn không bao giờ tới, và bạn bao giờ cũng liên tục ném mọi thứ vào tầng ngầm. Bất kì khi nào bạn khổ, bạn đè nén nó. Mắt bạn có thể đầy nước mắt nhưng bạn cố mỉm cười - bạn ném những nước mắt đó vào trong vô thức. Bạn có thể sôi lên với giận nhưng bạn liên tục đè nén giận, dâm dục, tham.

Bạn liên tục ném mọi thứ này vào tầng ngầm, và ở đó mọi thứ này đang tạo ra hoá chất lớn. Mọi thứ này gặp gỡ nhau, tan chảy vào nhau - nó gần như một phòng thí nghiệm của nhà giả kim thuật. Chỉ theo thứ tự ngược lại - nhà giả kim thuật biến đổi kim loại cơ sở thành vàng còn bạn biến vàng thành kim loại cơ sở, nhưng dầu vậy bạn là nhà giả kim thuật.

Bạn ắt mang khổ của bạn vào ý thức. Bạn phải đối diện với nó. Và bạn phải thấy đầu tư của bạn với nó là gì. Và thế rồi nếu bạn quyết định rằng những đầu tư đó là xứng đáng thế thì điều đó là hoàn toàn được. Thế thì khổ đi nhưng đừng làm ồn ào về nó. Nếu bạn nghĩ rằng khổ không xứng đáng với những đầu tư đó, nó là ngu xuẩn, thế thì chỉ thấy cái ngu xuẩn của nó, là việc dừng lại của nó. Thấy bất kì cái gì một cách toàn bộ, nhận ra cái ngớ ngẩn của nó, là bỏ nó. Không có nhu cầu bỏ nó - trong chính việc thấy, nó rơi rụng đi. Việc thấy là biến đổi. Phật nói: Tới và thấy.

Câu hỏi thứ sáu:

Osho kính yêu, dường như là những khoảnh khắc bất hạnh là những lúc duy nhất trong đó tôi có thể cảm niềm vui nào đó.

Nó là từ Anand Anshumali. Cho nên có nó theo cách riêng của bạn đi. Vui là tốt, tôi ủng hộ toàn bộ cho vui vẻ. Nếu bạn cảm thấy vui vẻ chỉ khi bạn bất hạnh, thế thì có nó đi - có nó nhiều nhất có thể.

Nhưng đây là một loại niềm vui bệnh tật, hư hỏng. Nhìn hư hỏng này của nó, nó là tự bạo. Có những người cảm thấy hạnh phúc chỉ khi họ làm đau bản thân họ, khi nó thực sự làm đau như địa ngục. Thế thì bạn biết chúng hiện hữu. Thế thì họ biết họ hiện hữu, họ tồn tại. Đau làm cho họ chút ít tỉnh táo về bản thân họ.

Nhưng điều này đang lâm vào rãnh sai. Những rãnh này là sẵn có. Có những người cảm thấy chỉ vui vẻ khi họ bất hạnh - đây chỉ là một phần. Có những người cảm thấy rất bất hạnh khi họ có vui vẻ - đó là phần khác của cùng một hư hỏng. Nếu Anshumali liên tục tăng trưởng theo chiều hướng của chọn lựa của anh ấy, điều thứ hai sẽ sớm tới.

Nhưng nhớ, bạn đang làm gì cho bản thân bạn? Niềm vui là sẵn có mà không có bất kì bất hạnh nào, không bị biến chất bởi bất hạnh, không bị ô nhiễm bởi bất kì khổ nào. Tại sao không có điều đó? Khi không khí thuần khiết và tươi tắn là sẵn có, tại sao liên tục sống trong nhà ổ chuột? Tại sao liên tục tìm không khí bẩn? Nhưng mọi người có thể trở nên quen với không khí bẩn.

Tôi đã nghe nói về một người đi ra khỏi nhà mình một sáng sớm - lúc đó là năm giờ sáng, khoảnh khắc đẹp, đẹp nhất của ngày. Nhưng trong cả đời mình anh ta chưa bao giờ đi ra ngoài vào khoảnh khắc đó. Anh ta là người say. Anh ta thường thức gần cả đêm và thế rồi anh ta rơi vào giấc ngủ. Chỉ là ngẫu nhiên, đã có tiếng ồn nào đó bên ngoài. Vào bốn giờ anh ta vừa mới đi ngủ và có tiếng ồn nào đó, nhà nào đó bị cháy hay cái gì đó, và anh ta bị quấy rối trong giấc ngủ của mình cho nên anh ta đi ra ngoài. Anh ta hỏi người gác, 'Đây là kiểu mùi gì thế này?' Đó đã chỉ là mùi tươi mát của buổi sáng, mùi tươi mới của đất và không khí và mặt trời sẵn sàng mọc và chim và cây. Đó đã là hương thơm của buổi sáng. Và anh ta đã hỏi người gác cổng, 'Đây là loại mùi gì vậy?' Anh ta chỉ biết một mùi, mùi của rượu. Mùi này mới thế và lạ thế, không quen thuộc. Anh ta thực sự không thích nó.

Người gác nói, 'Thưa ông, nó không là gì ngoài không khí trong lành.'

Bạn có thể trở nên quá quen với khổ của bạn. Cho nên bất kì khi nào nó tới, bạn cảm thấy được thảnh thơi - khách cũ đã tới, bạn biết rõ nó. Nhưng điều này đang lâm vào hư hỏng. Và không ai có thể kéo bạn ra khỏi nó chừng nào bạn chưa thấy ra vấn đề. Và tôi không nói rằng bạn phải thoát ra khỏi nó, tôi không bao giờ can thiệp vào trong cuộc sống của bất kì ai. Nếu bạn cảm thấy tốt thế thì đây là cách nó phải vậy. Với mọi ân huệ của tôi, bạn có thể có nhiều khổ như bạn thích.

Nhưng nếu bạn hiểu tôi, nếu khổ có thể vui vẻ thế, thì vui vẻ sẽ là vui nhiều biết bao. Cứ nghĩ về điều đó đi. Nếu ốm có thể là vui vẻ, mạnh khoẻ sẽ vui nhiều đến thế nào. Cứ nghĩ về điều đó đi.

 Câu hỏi thứ bẩy:

Tại sao người ta muốn kết hôn?

Tôi không biết đích xác. Vì tôi không bao giờ muốn kết hôn, cho nên tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm. Bạn không nên hỏi tôi câu hỏi khó thế. Nhưng tôi đoán - đây chỉ là đoán - tôi đoán vì mọi người thích sống trong thể chế, trong nhà tù. Mọi người không muốn sống cuộc sống mở, họ muốn sống cuộc sống đóng. Đó là lí do tại sao họ muốn kết hôn.

Tôi đoán mọi người không yêu, đó là lí do tại sao họ muốn kết hôn. Yêu là không đủ, cho nên luật pháp được cần để giúp đỡ. Nếu yêu là đủ, phỏng có ích gì mà kết hôn. Nếu bạn tin cậy vào yêu của bạn, điều đó là đủ; không thứ gì khác được cần để giữ các bạn cùng nhau. Hôn nhân là tìm cách giữ các bạn ở cùng nhau. Vì bạn không thể tin cậy rằng yêu của bạn là đủ giữ các bạn ở với nhau. Mọi người không yêu, họ muốn kết hôn. Mặc dầu mọi người rất tinh ranh - họ nói, 'Chúng tôi muốn kết hôn vì chúng tôi yêu.' Nhưng tại sao người ta phải muốn kết hôn nếu người ta yêu? Yêu là quá đủ - làm sao hôn nhân có thể giúp được? Nó có thể phá huỷ, nó không thể nâng cao.

Chính ý tưởng về hôn nhân là bắt đầu của li dị. Khoảnh khắc bạn nghĩ tới kết hôn, bạn nên thận trọng - bạn đã bắt đầu lập kế hoạch cho li dị. Sợ đang tới, sợ li dị đang tới - và trước khi nó chiếm quyền sở hữu bạn, bạn muốn kết hôn. Cho nên sẽ có luật pháp và cảnh sát và toà án và xã hội ngăn cản bạn trốn khỏi người đàn bà này hay ngăn cản người đàn bà này trốn khỏi bạn.

Yêu là đủ, quá đủ. Và nếu yêu không thể giữ được các bạn ở cùng nhau, thế thì không cái gì có thể giữ các bạn ở cùng nhau. Và không cái gì sẽ giữ được các bạn ở cùng nhau.

Mọi người thích kết hôn vì họ không thể chịu được hạnh phúc. Họ muốn khổ nào đó. Bất kì khi nào bạn thấy một đôi, một đàn ông và một đàn bà, hoàn toàn bất hạnh, bạn có thể tin cậy họ đã kết hôn - nhưng họ phải hoàn toàn bất hạnh. Rất khó thấy một đôi kết hôn hạnh phúc, dù việc giả vờ của họ là bất kì cái gì. Họ có thể trưng ra hạnh phúc nhưng điều đó không phải là sự thực. Bạn phải nhìn họ khi họ không giả vờ, khi họ không đeo mặt nạ công khai của họ. Họ bao giờ cũng cãi nhau, bao giờ cũng đánh nhau, bao giờ cũng chẹn cổ nhau.

Mọi người không thể chịu đựng được hạnh phúc. Yêu là niềm vui thế, nó là không thể chịu được. Nó là không thể chịu được thế, bạn muốn nghiền nát nó. Và hôn nhân là cách chắc chắn để nghiền nát nó. Mọi hôn nhân đều mang tính phá huỷ yêu. Chính ý tưởng hôn nhân là có tính phá huỷ. Yêu phải là tin cậy duy nhất của bạn.

Tôi đoán đàn ông kết hôn vì họ nghĩ họ quá mệt mỏi, đàn bà kết hôn vì họ tò mò. Cả hai bị thất vọng. Đàn ông muốn kết hôn vì họ sợ đàn bà thế. Khi bạn kết hôn, bạn phải sơ chỉ một đàn bà, đó là sự an toàn trong nó. Nếu bạn không kết hôn, mọi đàn bà làm cho bạn sợ. Một khi kết hôn, vợ bạn bảo vệ bạn, cô ấy trở thành sự bảo vệ lớn quanh bạn. Thế thì bạn không còn mở nữa; thế thì cô ấy bảo vệ bạn chống lại bản thân bạn.

Đàn bà muốn kết hôn vì trong nhiều thời đại, đàn ông đã làm cho họ bất lực về kinh tế tới mức họ bao giờ cũng khao khát an ninh kinh tế. Một khi sự bất lực của đàn bà mất đi và đàn bà là độc lập về kinh tế như đàn ông, tôi nghĩ hôn nhân sẽ không sống còn; không ai sẽ thích nó. Và điều đó là tốt nếu hôn nhân biến mất khỏi thế giới. Nó là một trong những thảm hoạ lớn nhất.

Và tôi không nói rằng ở cùng nhau trong yêu thân thiết và sống cùng nhau cho cả đời bạn là sai. Tôi không nói điều đó. Nhưng điều đó chỉ nên dành cho yêu, và không vì bất kì cái gì khác. Nó phải không có bất kì động cơ kinh tế nào, nó phải không có bất kì động cơ an ninh nào. Nó phải không có bất kì cái gì khác trong nó, nó phải là yêu thuần khiết. Vâng, yêu mang tới nhiều nguy hiểm - nhưng đó là cách yêu sống, qua nguy hiểm. Yêu vẫn còn sống động qua nguy hiểm. Nguy hiểm là không xấu, chúng giữ cho mọi thứ tuôn chảy và yêu vẫn còn qua mọi phiêu lưu. Chính dũng cảm là yêu, chính hèn nhát là kết hôn.

Và nếu câu hỏi này là câu hỏi cá nhân, nếu câu hỏi này là câu hỏi của bạn - vì bạn đã hỏi: Tại sao người ta muốn kết hôn? Nếu cái 'người ta' đó là bạn, thế thì gợi ý của tôi là: Đừng bao giờ kết hôn và bao giờ cũng sống trong yêu. Nếu bạn muốn bao giờ cũng sống trong yêu đừng bao giờ kết hôn, bằng không bạn sẽ bắt đầu sống trong hận thù. Vì không ai có thể yêu tù nhân riêng của người ta. Và không ai có thể yêu người cai tù riêng của người ta nữa. Khi bạn kết hôn bạn trở thành điều đó - người ta trở thành cai tù, người ta trở thành tù nhân. Và cả hai bắt đầu ghét lẫn nhau. Thế thì cuộc sống có xích mích và không duyên dáng.

Và câu hỏi cuối cùng:

Tôi tin vào Thượng đế, và nó không phải là từ sợ. Tại sao thầy nói rằng mọi niềm tin là từ sợ?

Thế thì tại sao bạn tin? Bạn không biết. Nếu bạn biết, không có nhu cầu tin. Mọi niềm tin đều là từ dốt nát. Niềm tin ngụ ý dốt nát. Phật biết, ông ấy không tin. Tôi biết, tôi không tin chút nào. Nhưng tại sao bạn tin? Niềm tin của bạn từ đâu tới? Nó không tới từ kinh nghiệm của bạn - thế thì nó đang tới từ đâu? Nó chỉ có thể tới từ hai nguồn, mà về căn bản là cùng một nguồn - hoặc sợ hoặc tham. Hoặc bạn sợ hoặc bạn tham. Và đây là hai mặt của cùng một đồng tiên, sợ và tham.

Tham là từ sợ, và từ tham, nhiều sợ hơn nảy sinh. Chúng đi cùng nhau. Cho nên hoặc bạn sợ địa ngục hoặc bạn tham cõi trời. Bằng không tại sao bạn tin vào Thượng đế? Làm sao bạn có thể tin vào Thượng đế? Chính niềm tin của bạn đơn giản nói rằng một mình bạn sợ; bạn cần bảo vệ. Bạn cần cha, bạn cần ai đó kiểm soát số mệnh, bạn cần ai đó để nhìn lên.

Và mọi niềm tin là dựa trên sợ, và các Thượng đế của bạn không là gì ngoài sợ của bạn được nhân cách hoá. Các Thượng đế của bạn không nói bất kì cái gì về Thượng đế, họ đơn giản nói cái gì đó về bệnh hoạn của bạn, về tâm trí bạn.

Một người rất tôn giáo, ngủ say, có một giấc mơ. Trong mơ của anh ta, Thượng đế hiện ra và nói với anh ta: 'Ta có tin cho con - tin xấu và tin tốt. Con muốn nghe tin nào trước hết?'

'Tin tốt ạ,' người này nói.

'Được, tin tốt là ở chỗ khi con chết con sẽ lên Cõi trời.' Người này, rất sung sướng, nói, 'Và tin xấu là gì?'

 Thượng đế nói: 'Tin xấu là ở chỗ con được mong đợi ở đó trước ngày mai.'

Ngay cả về Cõi trời bạn cũng sợ. Bạn sợ chết.

Một người leo núi ngã xuống từ một tảng đá dốc đứng, và khi anh ta rơi xuống anh ta tóm lấy một cành cây và giữ lơ lửng.

'Cứu tôi với, cứu tôi với!' anh ta kêu lên. 'Có ai ở trên tôi không?'

Đột nhiên một giọng nói nặng và trầm vọng tới qua vực thẳm: 'Ta sẽ giúp con, con ta. Nhưng trước hết ta cần đức tin của con và con phải tin cậy vào ta.'

Người này trả lời, 'Chắc chắn, con sẽ làm mọi điều ngài muốn, thưa Trời. Con tin cậy ngài, con tin ngài.'

'Thế thì,' giọng nói đáp lại, 'thả lỏng cành cây ra.'

Một im lặng sâu sắc và người này hô lên lần nữa: 'Này! Có người nào khác ở trên tôi không?'

Cho dù Thượng đế tới với bạn và nói: 'Buông bỏ đi! Chết đi! Biến mất đi!' bạn sẽ quay lưng lại Ngài. Bạn sẽ bắt đầu tìm Thượng đế khác.

Mọi niềm tin được bắt rễ trong sợ. Và người tôn giáo thực sự được sinh ra chỉ khi mọi sợ và mọi niềm tin bị thiêu cháy, và kinh sách và thần tượng bị phá huỷ. Khi bạn tự do khỏi niềm tin, bạn sẵn sàng cho chân lí.

Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post