Chương 4. Học thở không khí này

Chương 4. Học thở không khí này

Price:

Read more

Mặt trời mọc buổi tối – Osho

Bài nói về Thiền

Chương 4. Học thở không khí này



Powered by RedCircle


Câu hỏi thứ nhất:

Điều gì xảy ra nếu chỉ có gương và gương và gương đang phản xạ lẫn nhau?

Prabuddha, nó là vậy. Điều đó đích xác là cách nó là vậy, vì tất cả là tâm thức.

Tâm thức là gương - gương phản xạ các gương. Khi tâm thức bạn trong sạch, rõ ràng, không bị ám ảnh bởi bất kì cái gì, không bận bịu, đây là cách người ta nhận ra thực tại. Tất cả là một - cùng tâm  thức. Và đây là phúc lớn, phúc lành, sự huy hoàng.

Có lần chuyện xảy ra...

Ramakrishna đang uống trà. Vài đệ tử đã ngồi đó, Vivekananda cũng ở đó, và Ramakrishna bắt đầu nói 'Cốc trà này là bản thân Thượng đế.' Bây giờ, điều này là quá nhiều với Vivekananda. Ông ấy là người có giáo dục tốt, logic, hợp lí - điều này có vẻ như tuyệt đối vô nghĩa. 'Cốc trà... và Thượng đế sao? Ramakrishna phải điên. Bây giờ, điều này đang đi quá xa.'

Chỉ để bác bỏ toàn thể ý tưởng này ông ta đi ra ngoài - chỉ như việc phản đối. Ông ta đã không nói gì với Ramakrishna, nhưng việc phản đối có đó; ông ta đơn giản đi ra ngoài. Một người bạn khác của ông ta đi theo ông ta, và họ cả hai bắt đầu hút thuốc ở ngoài đền. Và họ cả hai vừa cười và đùa về Ramakrishna và 'những điều ngớ ngẩn ông ấy thỉnh thoảng nói'. Bây giờ trông đấy, cốc trà... và Thượng đế? Điều này là hoàn toàn vô nghĩa!' Trong khi họ nói chuyện, đột nhiên Ramakrishna bước ra. Họ hơi chút bối rối vì họ đã hút thuốc. Ramakrishna chạm chân Vivekananda, và đột nhiên mọi thứ đã thay đổi với cái chạm đó: ông ta thậm chí có thể thấy điếu thuốc và khói như Thượng đế. Và trong ba ngày ý thức đó vẫn còn lại.

Sau ba ngày ông ấy đã sụp xuống dưới chân Ramakrishna và nói 'Tôi xin lỗi. Mọi thứ là Thượng đế. Bây giờ tôi biết. Nhưng cho lại tôi kinh nghiệm đó đi, bây giờ tôi không muốn quay lại.' Ramakrishna nói 'Được cho rồi, nó không thể là vĩnh hằng. Ông sẽ phải quay lại chừng nào ông chưa vươn lên tới nó. Nó đã là món quà. Nó là dường như ai đó đang ngủ và mơ, và ông lay người đó dậy, và người đó mở mắt ra và nhìn ông. Nhưng giấc ngủ bên trong của người đó không đầy đủ: vào khoảnh khắc người  đó thức dậy, và thế rồi rơi vào giấc ngủ lần nữa.' Ramakrishna nói 'Nó đã giống điều đó. Ta đơn giản lay ông dậy vì ta có thể thấy sự phản đối, ta có thể thấy rằng ông nghĩ điều này là ngớ ngẩn.'

Và điều đó có vẻ ngớ ngẩn vì chúng ta không biết thực tại là gì. Tôi đang phản xạ bạn, bạn đang phản xạ tôi, và cứ thế mãi. Cây đang phản xạ bạn, và bạn đang phản xạ cây, và cứ thế tiếp diễn mãi. Mọi gương - trong mọi hình dạng và kích cỡ. Đây là lâu đài gương; nó chỉ chứa các gương vì nó chỉ bao gồm tâm thức.

Khám phá duy nhất của mọi chư phật là ở chỗ chỉ tâm thức là thực, chỉ tâm thức hiện hữu. Bạn có thể gọi nó là Thượng đế, bạn có thể gọi nó là chứng ngộ, bạn có thể gọi nó là niết bàn, hay bất kì cái gì bạn chọn để gọi nó bạn có thể gọi nó, nhưng đó chỉ là những cái tên, khác nhau ở cái tên. Thông điệp là đơn giản và rõ ràng và lớn rằng tất cả chúng ta bao gồm tâm thức thuần khiết.

Nếu bạn có thể dừng luồng ý nghĩ thường xuyên cho dù chỉ một khoảnh khắc, bạn sẽ có khả năng thấy nó.

Câu hỏi thứ hai:

Khi việc nói bên trong dừng lại, đây có phải là chứng ngộ không?

Parivesh, khi việc nói bên trong dừng lại, ai quan tâm? Ai có đó để quan tâm? Ai có đó để nêu ra câu hỏi 'Đây có là chứng ngộ không'? Nếu bạn vẫn có thể hỏi câu hỏi này, thế thì nó là việc nói bên trong đang tiếp tục. Nếu bạn vẫn có thể thấy rằng đây là chứng ngộ, thế thì chẳng cái gì đã xảy ra; thế thì tâm trí quay trở lại từ cửa sau. Nó đã nhảy lên chứng ngộ của bạn nữa, và nó đã phá huỷ chứng ngộ.

Chứng ngộ không phải là kinh nghiệm, đó là lí do tại sao không cái gì có thể được nói về nó. Chứng ngộ không phải là một trong cả loạt các kinh nghiệm mà bạn đã sống qua. Chứng ngộ không phải là cái gì đó xảy ra cho bạn như nội dung trong tâm trí. Khi tâm trí không có đó bạn không nói 'Đây là chứng ngộ', bạn không cảm thấy nó như kinh nghiệm; thay vì thế, ngược lại, bạn thấy nó như bản tính của bạn. Nó bao giờ cũng là vậy - chỉ bởi vì việc nói chuyện bên trong đó mà bạn quá bận bịu và bạn không thể thấy được nó. Nó không phải là việc thực hiện, nó chỉ là việc nhận ra, việc nhớ lại. Nó bao giờ cũng là vậy từ chính lúc ban đầu - bạn chỉ bị lạc trong các ý nghĩ, mơ tưởng. Bây giờ mơ tưởng không còn đó, bạn trở về nhà. Nó là nhà của bạn.

Chứng ngộ không phải là kinh nghiệm; nó là lãnh thổ của bạn, nó là bạn. Người ta  không trở nên chứng ngộ; người ta đi tới biết rằng người ta là chứng ngộ, người ta là ánh sáng, người ta là tâm thức.

Nhưng, Parivesh, câu hỏi của bạn là triết lí. Khi việc nói bên trong dừng lại, bạn hỏi, đây có phải là chứng ngộ không?

Đừng triết lí về những điều này - những điều này không phải là thứ triết lí. Bạn không thể nghĩ về chúng; bạn chỉ có thể hiện hữu, và biết; là tĩnh lặng, và biết. Nếu tôi nói 'Có, đây là chứng ngộ' tôi sẽ chỉ cho bạn một ý tưởng. Điều đó sẽ làm nặng tâm trí bạn thêm, điều đó sẽ trở thành một phần của việc nói bên trong của bạn. Thế thì bạn sẽ không nói nhiều về tiền, và đàn bà, và bạn có thể bắt đầu nói về chứng ngộ, Thượng đế, Phật tính. Nhưng nó là cùng một thứ thôi. Đối thể của suy nghĩ không thành vấn đề mấy - bạn có thể cho bất kì đối thể nào, và suy nghĩ chăng tơ và thêu dệt quanh nó. Vấn đề là ở chỗ suy nghĩ phải biến mất, bay hơi.

Cho nên, đừng làm chứng ngộ là mục đích theo bất kì cách nào. Chứng ngộ là  chính cội nguồn, chính nền tảng, của con người bạn. Bạn bao gồm chứng ngộ, bạn được làm ra từ  chất liệu này có tên là chứng ngộ. Cho nên, một cách tự nhiên, khi bạn im lặng và không có sao lãng - ý nghĩ ngụ ý sao lãng, ý nghĩ ngụ ý đi xa khỏi bản thân bạn, ý nghĩ ngụ ý cái gì đó đã tới giữa bạn và bản thân bạn, ý nghĩ ngụ ý bạn đã đi vào trong tương lai hay vào trong quá khứ, ý nghĩ ngụ ý bạn không ở đây, bạn không ở bây giờ: mọi điều này được ngụ ý trong ý nghĩ - khi không có sao lãng, bạn thảnh thơi trong cội nguồn của bạn. Dần dần, dần dần bạn nghỉ trong con người bạn.

Martin Heidegger đã gọi việc nghỉ này trong bản thân bạn là 'thoát ra'. Ông ấy cũng đã gọi nó là 'phân miền say mê'. Có một miền bên trong bạn, miền say mê, không gian nơi bạn vẫn là Thượng đế, nơi bạn đã không sa ngã chút nào - nơi bạn không thể ngã theo chính bản chất của mọi sự; nơi bạn vẫn sống trong Vườn Eden, nơi việc ngã đã không xảy ra - không thể xảy ra.

Người ta không thể rơi từ Thượng đế và thiên đường của Thượng đế; người ta chỉ có thể rơi vào giấc ngủ. Đây là diễn giải của tôi cho câu chuyện kinh thánh. Adam đã không bị tống ra khỏi Vườn Eden, anh ta đã rơi vào giấc ngủ. Bằng việc ăn quả của Cây Tri thức anh ta đã rơi vào mơ, anh ta đã bắt đầu suy nghĩ. Đó là nghĩa của toàn thể chuyện ngụ ngôn này. Đó là nghĩa của biểu tượng về Cây Tri thức: anh ta đã bắt đầu nghĩ. Suy nghĩ, anh ta đã đi xa - chỉ trong suy nghĩ; bằng không, anh ta sống trong cùng chỗ. Nhưng anh ta không còn sẵn có cho Thượng đế; anh ta đã đi vào trong hư cấu, tưởng tượng.

Thức dậy, và bạn bao giờ cũng đã chứng ngộ. Chỉ thức dậy. Mở mắt ra. Không để chứng ngộ trở thành ý tưởng trong bạn, bằng không bạn sẽ nghĩ về nó, và điều đó sẽ là sao lãng.

Câu hỏi thứ ba:

Yêu trong giáo huấn của Phật là ở đâu? Tôi không thể cảm thấy nó.

Điều đó giống như đi tới cửa hàng của nhà hoá học và nói với người đó 'Tôi có thể thấy đủ loại thuốc ở đây, nhưng tôi không thấy bất kì loại nào về mạnh khoẻ.' Thuốc đem tới mạnh khoẻ. Chúng phải được hấp thu, thế thì chúng thay đổi hoá chất của bạn: mạnh khoẻ nảy sinh, được khám phá ra.

Phật không nói về yêu; ông ấy đơn giản cho bạn chìa khoá để  thay đổi bên trong. Nếu bạn dùng chìa khoá này, yêu sẽ nảy sinh, yêu sẽ tuôn chảy - yêu sẽ là hậu quả. Phỏng có ích gì mà nói về mạnh khoẻ? Một người liên tục nói về mạnh khoẻ... Bạn đi, bạn ốm, và người đó liên tục nói về mạnh khoẻ và không bao giờ cho bạn bất kì thuốc nào - bạn sẽ nghe người này được bao lâu? Sớm hay muộn bạn sẽ phát chán, và bạn sẽ nói 'Tôi chán rồi. Cho tôi thuốc nào đó đi. Tôi đã tới đây không phải để nghe về mạnh khoẻ, tôi đã tới đây để là mạnh khoẻ và toàn thể. Việc nói sẽ không giúp gì.'

Cho nên Phật không nói về yêu, nhưng ông ấy chuẩn bị mảnh đất nơi yêu nở hoa. Bạn sẽ không tìm thấy bất kì bài nói nào về yêu trong giáo huấn của Phật - ông ấy thậm chí đã không dùng từ 'yêu'. Nhưng ông ấy là nhà khoa học về hồn; ông ấy đơn giản cho bạn thuốc. Mạnh khoẻ sẽ xảy ra bên trong bạn. Không có nhu cầu nói về yêu, không có nhu cầu nói về Thượng đế, không có nhu cầu nói về kết quả tối thượng; mọi điều được cần là thuyết phục bạn, dụ dỗ bạn, vào việc uống thuốc.

Bạn giống như trẻ nhỏ sẽ không uống thuốc - và thuốc là đắng - thay vì thế chúng sẽ chạy và thoát khỏi người mẹ, chúng sẽ trốn. Và chúng sẽ nói 'Chúng con sẽ không uống thuốc này đâu, thuốc này quá đắng.' Toàn thể mối quan tâm của chúng là ở chỗ thuốc  phải là thứ ngọt; chúng không quan tâm về kết quả, chúng chỉ quan tâm tới trạng thái tạm thời. Và có nhiều người trong thế giới trở nên bị gắn bó với các giáo huấn mà có vẻ dễ chịu.

Phật có thể có vẻ rất không dễ chịu - ông ấy không ngọt, ông ấy là đắng. Bản thân ông ấy đã nói rằng ông ấy là bác sĩ trị liệu, rằng tới gần ông ấy không phải là tới gần người thuyết giảng mà tới gần bác sĩ trị liệu; ông ấy điều trị người ốm. Và toàn thể thế giới này là bệnh viện, mọi người bị ốm.

Bạn muốn gì?  Bạn muốn Phật nói về yêu sao? Làm sao điều đó sẽ giúp bạn? Và làm sao bạn sẽ hiểu nó? Ông ấy sẽ nói về yêu - yêu của ông ấy, và bạn sẽ hiểu về yêu - yêu của bạn. Và chúng là các cực rời nhau - đối lập đối xứng. Yêu của ông ấy là trạng thái, nó không phải là quan hệ. Yêu của ông ấy không phụ thuộc vào bất kì người nào khác, yêu của ông ấy đơn giản là việc tuôn tràn. Ông ấy đầy tới mức ông ấy phải liên tục tuôn tràn ra, ông ấy phải  liên tục chia sẻ; ông ấy là siêu bão hoà, siêu dư thừa. Không có cách nào ông ấy có thể tránh được việc yêu - ông ấy là yêu.

Khi bạn đang trong yêu bạn không là yêu, bạn chỉ ở trong yêu. Khi bạn ở trong yêu nó là một loại quan hệ, nhu cầu; bạn là người ăn xin. Khi bạn ở trong yêu bạn đang hỏi xin yêu. 'Cho tôi tình yêu' - đó là điều bạn gọi là yêu. Cho dù bạn phải cho chút xíu, bạn cho chỉ như một phần của mặc cả. Nhưng bạn muốn giằng lấy phần nhiều hơn cái bạn đã cho. Đó là xung đột giữa mọi người yêu, chồng và vợ - thường xuyên đánh nhau và cãi nhau. Cơ sở của nó là gì? Mỗi người đều nghĩ 'Mình đang cho nhiều hơn và nhận được ít hơn - người kia đang lừa.' Cả hai đều muốn lừa lẫn nhau. Và tôi có thể hiểu vấn đề là gì. Khi bạn đang hỏi xin yêu, một điều là chắc chắn: bạn không có yêu nào trong con người bạn; bằng không, tại sao bạn phải hỏi xin? Nếu bạn có, bạn không cần hỏi xin; bạn sẽ được hoàn thành bởi nó, nó sẽ trào lên trong bạn, nó sẽ tuôn chảy. Thực ra, bạn sẽ hỏi xin người khác nhận, mở trái tim của họ. Và bạn sẽ cảm thấy biết ơn những người nhận yêu của bạn. Bạn sẽ không là người ăn xin, bạn sẽ là hoàng đế.

Phật là hoàng đế. Ông ấy cho, và ông ấy cám ơn mọi người nhận. Khi bạn đi vào yêu, bạn chỉ là người ăn xin: hai người ăn xin xin xỏ lẫn nhau. Kết quả là khổ, kết quả là xấu, kết quả là địa ngục. Yêu của Phật không phải là mối quan hệ, nó lập liên hệ. Ông ấy đơn giản lập liên hệ; nhưng không có lệ thuộc trong đó, không có ám ảnh với bất kì người nào nói riêng. Phật nói về yêu sẽ là nói về một điều, bạn sẽ hiểu là cái gì đó khác.

Đó là điều đã xảy ra với Jesus: ông ấy đã nói về yêu, nhưng ông ấy đã không được hiểu chút nào. Nhà thờ đã mọc lên quanh ông ấy mà là không yêu thương, tuyệt đối không yêu thương; bằng không, làm sao bạn có thể giải thích mọi cuộc chiến tranh đã xảy ra giữa Ki tô giáo và các tôn giáo khác, mọi cuộc thập tự chinh, mọi việc giết người, giết chóc, và mọi cuộc tàn sát? Jesus có thể đã nói về yêu, chính là yêu của Phật, nhưng những người đi theo... ? họ hiểu theo cách riêng của họ. Và khi hiểu biết của bạn là không rõ ràng, nhưng điều lớn có thể trở thành nguy hiểm lớn.

Phật đã không nói về yêu - và Phật giáo là tôn giáo ít xấu nhất trên thế giới - ông ấy đã không nói về 'yêu hàng xóm của ông như bản thân ông', và ông ấy đã không cho bạn bất kì thông điệp nào để phục vụ mọi người. Nhưng ông ấy đã cho thuốc - thiền của ông ấy là thuốc của ông ấy. Nếu bạn đi vào trong thiền, yêu sẽ nảy sinh; nó là hậu quả.

Bạn hỏi, Tusheer, Yêu trong giáo huấn của Phật là ở đâu?

Không có yêu trong giáo huấn - giáo huấn là thuốc. Đi vào trong những giáo huấn này đi. Để những giáo huấn này trở thành tim bạn. Để việc hiểu nảy sinh, và bạn sẽ thấy yêu theo sau việc hiểu đó, tới như cái bóng. Nó không cần được nói tới - yêu sẽ  tới. Quên mọi thứ về yêu đi - nó tới theo cách riêng của nó. Trở thành im lặng đi.

Đó là lí do tại sao tôi có thể hiểu được câu hỏi của bạn. Nó có liên quan - nhiều người đã hỏi nó trước đây. Người ta mong đợi Phật nói về yêu, nhưng mong đợi của bạn là mong đợi của bạn; không Phật nào có nghĩa vụ hoàn thành chúng. Ông ấy phải làm việc từ cái nhìn của ông ấy. Cái nhìn của ông ấy là ở chỗ bạn cần thay đổi giả kim thuật cho tâm thức của bạn, thế thì yêu sẽ tới: nó sẽ là việc nở hoa.

Nhìn người làm vườn. Khi ông ấy dọn đất để trồng bụi hồng, có hoa nào không? Và nếu bạn thấy người làm vườn dọn đất, và loại bỏ đá và sỏi, và thay thế đất, bạn sẽ bị phân vân - hoa hồng đâu? Và thế rồi ông ấy mang tới các bụi hồng, và bạn sẽ bị phân vân - hoa hồng đâu? Và thế rồi ông ấy trồng các bụi hồng, và tưới nước cho chúng, sáng, tối, và làm mọi chăn sóc, và bạn liên tục tự hỏi - hoa hồng đâu? Nhưng một ngày nào đó, đột nhiên, bạn thức dậy buổi sáng và hương thơm có đó. Bụi cây bắt lửa với hoa.

Cũng giống điều đó, nó xảy ra. Yêu sẽ tới theo cách riêng của nó; bạn không thể mang nó tới. Và yêu mà bạn thực hành sẽ là giả, nhân tạo - đồ tạo tác. Yêu phải giáng xuống: nó phải tới từ bên trên. Thế thì nó là thiêng liêng, và thế thì nó có bài ca khác toàn bộ của nó, điệu vũ khác của nó. Thế thì nó không mang tới khổ, thế thì nó tạo ra mở hội trong sự tồn tại.

Câu hỏi thứ tư:

Thầy có biết gì về tôn giáo Radha Soami và thầy của nó, thánh Charan Singji không? Tôi gần đây có đọc ba cuốn sách của Radha Soami và muốn thầy bình luận về những niềm tin của họ:

Thứ nhất: rằng bao giờ cũng có ít nhất một thầy sống kể từ trước thời của Phật và Charan Singh là người hiện thời.

Thứ hai: rằng 'âm thanh nghe được hiện thời' của họ và năm mật chú linh thiêng là việc thiền có giá trị duy nhất.

Thứ ba: rằng duy nhất Charan Singh có thể 'kết nối người ta với âm thanh hiện thời.

Thứ tư: Nếu thầy trở thành đệ tử của ông ấy, thầy có thể phải đi qua các hoá thân khác, nhưng không bao giờ thấp hơn thầy đang vậy bây giờ.

Thứ năm: rằng có ít nhất bẩy Cõi trời, từng cõi cao hơn cõi khác, và chỉ Charan Singh có thể đưa bạn lên. Các thánh nhân khác chỉ có thể đưa bạn tới cõi  trời thứ hai, nơi Jesus và Phật sống.

Tôi không là đệ tử của Charan Singh và không có ham muốn trở thành đệ tử, nhưng sách của Radha Soami đã làm cho tôi phân vân rất nhiều.

 

Nó toàn là chuyện nhảm nhí.

Thứ nhất: rằng bao giờ cũng có ít nhất một thầy sống kể từ trước thời của Phật và Charan Singh là người hiện thời.

Nếu tất cả là thiêng liêng, thế thì điều này là vô nghĩa. Đây là trò chơi bản ngã cũ. Toàn thể sự tồn tại đầy Thượng đế. Và không phải là ai đó nhiều hơn Thượng đế và ai đó khác là ít hơn Thượng đế  - Thượng đế không là số lượng. Nó không thể 'nhiều hơn' và 'ít hơn'. Ý tưởng rằng chỉ một hay hai hay ba hay bốn hay năm Thầy có đó làm cho có vẻ như Thượng đế cũng có giới hạn. Không có giới hạn nào.

Thầy đang ẩn trong mọi người; Thầy thực không bao giờ ở bên ngoài, Thầy thực là ở bên trong. Thầy bên ngoài chỉ để khơi ra  Thầy thực bên trong bạn, có vậy thôi. Ai đó đã thức tỉnh, và bạn đang ngủ say - nhưng bạn có nhiều năng lực để thức tỉnh như người đã trở nên thức tỉnh. Năng lực này có đó, ở bên trong bạn. Và Thầy bên ngoài, người đã thức tỉnh, không thể cho bạn nhận biết; thầy chỉ có thể lay bạn - nhận biết sẽ trào lên bên trong bạn. Thầy sẽ không trao nó cho bạn; không ai có thể trao bất kì cái gì cho bạn. Bạn không cần có bất kì cái gì từ bất kì ai; Thượng đế đã cho bạn mọi thứ bạn cần, mọi thứ bạn sẽ bao giờ cần.

Khi bạn lay ai đó, khi bạn gọi người đó, và người đó mở mắt ra  và trở nên thức, bạn có cho người đó cái gì không. Bạn đã không cho người đó bất kì cái gì, bạn đã đơn giản tạo ra cơ hội trong đó năng lực của người đó để nhận biết bắt đầu vận hành.

Thầy chỉ là phương sách.

Có hàng nghìn Thầy khắp thế giới, và những người tuyên bố 'Ta là người duy nhất', phải chắc chắn rằng ít nhất không có họ, vì làm sao người ta đã đi tới tuyên bố rằng 'ta là người duy nhất'? Người đó sẽ biết - ít nhất điều này người đó sẽ biết - rằng có những người khác; trái đất này là lớn. Và sự sống không tồn tại chỉ trên trái đất, nó tồn tại ở ít nhất năm mươi nghìn hành tinh nữa. Chỉ một Thầy, Charan Singh sao?... Điều đó sẽ quá nhiều cho ông ta xoay xở. Nghĩ về Charan Singh đáng thương nữa - nó sẽ là quá  nhiều. Thế giới là bao la. Có hàng nghìn Thầy, và không chỉ trên trái đất mà trên các hành tinh khác nữa. Bất kì chỗ nào có người ngủ, bao giờ cũng có vài người thức.

Và, nhớ, người thức không thể  tuyên bố được bất kì cái gì về nhận biết của mình, về trạng thái thức của mình, vì người đó biết rằng người đó là thức chỉ vì người đó có năng lực rơi vào ngủ. Và  những người vẫn còn ngủ có năng lực trở nên thức: bạn có thể rơi vào ngủ chỉ vì bạn có thể có nhận biết, bằng không làm sao bạn có thể rơi vào ngủ? Nhận biết là điều phải có. Ngủ và nhận biết là hai biểu lộ của nhận biết. Trong ngủ, nhận biết trở thành dạng hạt mầm; nó đóng bản thân nó lại cũng như bạn đóng cửa sổ và cửa ra vào trong đêm và bạn đi ngủ. Đến sáng bạn thức dậy, bạn lại mở cửa ra vào và cửa sổ, và bạn cho phép ánh sáng đi vào lần nữa.

Và mọi người đang ngủ đôi khi trở thành thức ngay cả không có Thầy, vì bản thân sự sống đôi khi có thể đưa bạn vào nhận biết. Thầy không phải là điều phải có. Có những người đã trở nên thức tỉnh mà không có Thầy nào: chỉ bằng việc đi sâu vào trong khổ của ngủ, vào trong ác mộng của ngủ, họ đã trở nên thức tỉnh. Chính đau khổ đã quấy rối giấc ngủ của họ.

Thầy chỉ là một trong những tình huống, và không ai đã đi tới mà có thể tuyên bố 'Ta là người duy nhất.' Nếu tuyên bố này có đó thế thì nó chỉ ra duy nhất một điều: rằng người đó đang ngủ say và mơ.

Thứ hai: rằng 'âm thanh nghe được hiện thời' của họ và năm mật chú linh thiêng là việc thiền có giá trị duy nhất.

Có hàng triệu cách thiền trên thế giới, được phát minh ra, được khám phá ra, suốt nhiều thế kỉ. Và bất kì cách thiền nào cũng là có giá trị nếu nó đánh thức bạn - việc có giá trị chẳng liên quan gì tới thiền. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng nhà thơ người Anh, Tennyson, thường dùng tên riêng của ông ấy như mật chú. 'Tennyson, Tennyson, Tennyson...' Ông ấy sẽ lặp lại nó vài lần, và điều đó cho ông ấy an bình và im lặng thế. Bây giờ, tên riêng của bạn có thể làm được điều đó - vấn đề không phải là bất kì âm thanh đặc biệt nào, rằng khi bạn lặp lại 'Rama, Rama...' hay 'Aum, Aum...' hay 'Allah, Allah...' thế thì bạn sẽ thức dậy. Điều đó lại dường như ai đó đang ngủ; tạo ra bất kì tiếng ồn nào quanh người đó - 'Rama, Rama...' hay 'Coca-Cola, Coca-Cola...' hay câu quảng cáo 'Sống hơi nóng, nhấp Coca' - bất kì cái gì, cứ liên tục lặp lại nó, và người này sẽ mở mắt và nói 'Anh đang làm gì vậy? Sao anh quấy rối giấc ngủ của tôi? Anh có phát điên không?'

Bất kì âm thanh nào đều có tác dụng vì mọi âm thanh là thiêng liêng. Mọi cái tên là của  ngài, vâng, Coca-Cola nữa. Nhớ Ramakrishna lần nữa. Nếu cốc trà là Thượng đế, tại sao Coca-Cola không? Thực ra Coca-Cola là thứ quốc tế duy nhất trên thế giới - thứ duy nhất. Ngay cả ở nước Nga Xô viết, Coca-Cola... Họ có thể không yêu thích cách sống Mĩ, nhưng họ  yêu thích Coca-Cola. Cái đó phải là biểu tượng vũ trụ của tình huynh đệ và tình  yêu. Bạn có thể không tin vào Thượng đế của ai đó khác, vào nhà thờ của người đó, vào đền chùa của người đó, vào kinh sách của người đó, nhưng khi có liên quan tới Coca-Cola không ai là người Mô ha mét giáo, không ai là người Hindu, không ai là người Ki tô giáo. Coca-Cola là biểu tượng Christ.

Bất kì âm thanh nào đều được; mọi điều được cần là việc lặp lại thường xuyên, và với nhận biết. Khi bạn lặp lại một âm thanh chỉ vẫn còn tính quan sát. Nếu bạn không có tính quan sát thế thì không âm thanh nào sẽ có tác dụng, thế thì bạn có thể có mật chú hay nhất trên thế giới, được cho bởi người chứng ngộ nhất - nó sẽ không làm việc. Nó chỉ làm việc khi bạn đang trong trạng thái chứng kiến. Bạn lặp lại từ này, và bạn vẫn còn là nhân chứng cho nó: bạn lặp lại 'Rama, Rama, Rama...' và sâu bên trong bạn đang quan sát - quan sát rằng bạn đang lặp lại nó, quan sát âm thanh nảy sinh, quan sát âm thanh lấy hình dạng, di chuyển, dần dần biến mất. quan sát kẽ hở giữa hai âm Rama.

Và dần dần, dần dần làm cho âm thanh này mỗi lúc một tinh tế hơn. Cho nên, có bốn giai đoạn của mật chú. Thứ nhất: lặp lại to, để cho người khác có thể nghe thấy nó. Vì bạn không đủ tỉnh táo, nếu bạn chỉ lặp lại nó bên trong mà môi bạn không mấp máy, bạn có thể không có khả  năng nhận biết. Nó phải được kêu to lên, nó phải là to, dường như ai đó khác đang lặp lại nó: 'Rama, Rama, Rama...'. Bạn phải tỉnh táo; bạn không thể rơi vào ngủ. Khi bạn đã học được điều đó, thế thì lặp lại nó với mồm đóng, môi bạn không mấp máy chút nào. Chỉ lắp lại nó bên trong. Nó sẽ trong họng bạn; nó đã trở thành tinh tế hơn một chút so với việc lặp lại to thô. Thế rồi đi xa hơn, sâu hơn chút nữa. Thế rồi không lặp lại nó - tại giai đoạn thứ ba không lặp lại nó - để nó xảy ra.  Nếu bạn đã làm việc trên âm thanh này lâu, thế thì nó tự lặp lại bản thân nó - nó trở thành tự trị. Và bạn biết, bạn biết rằng đôi khi một dòng bài hát trở thành tự trị và nó liên tục tự lắp lại bản thân nó. Bạn không muốn lặp lại nó; bạn đang làm cái gì đó, và nó đột nhiên tới và  bắt đầu lặp lại. Nó đưa bạn tới khùng nữa.  Cùng điều này xảy ra nếu một người đã từng làm việc nhiều năm trên một âm thanh: không có nhu cầu lặp lại, người đó đơn giản ngồi im lặng và âm thanh này tới; nó bắt đầu lặp lại. Bạn chỉ là người nghe, người quan sát: đây là giai đoạn thứ ba. Và giai đoạn thứ tư là khi âm thanh biến mất hoàn toàn. Không có việc lặp lại, chỉ người quan sát còn lại.

Bốn giai đoạn này của việc lặp lại âm thanh hay mật chú hay tụng chỉ để học cách là nhận biết. Bạn có thể dùng bất kì âm thanh nào, đó là lí do tại sao tôi nói rằng điều này toàn là vô nghĩa: rằng 'âm thanh nghe được hiện thời' của họ và năm mật chú linh thiêng là việc thiền có giá trị duy nhất. Bạn có thể tạo ra việc thiền riêng của bạn, và cảm giác của tôi là điều đó sẽ có giá trị hơn vì bất kì cái gì bạn thích và yêu sẽ có tác động sâu lên con người bạn hơn bất kì cái gì khác.

Thứ ba: rằng duy nhất Charan Singh có thể 'kết nối người ta với âm thanh hiện thời.

Bạn được kết nối với nó. Bạn không bị ngắt kết nối khỏi nó - không ai được cần để kết nối bạn với nó. Đây là những người khai thác bạn. Nếu bạn không được kết nối với dòng chảy sự sống đó, bạn không thể sống dù một khoảnh khắc. Bạn đang sống động; cuộc sống của bạn là bằng chứng rằng bạn được kết nối với âm thanh của Thượng đế, với im lặng đó, với âm nhạc đó, giai điệu đó. Bạn là một phần của nó - một nốt của giai điệu đó. Điều xảy ra khi bạn sống cùng Thầy là ở chỗ thầy được kết nối có ý thức và bạn được kết nối vô ý thức; không phải là thầy được kết nối và bạn được kết nối - khác biệt này chỉ về tâm thức. Thầy được kết nối một cách có ý thức: thầy biết rằng thầy được kết nối, và bạn không biết rằng bạn được kết nối. Bạn cũng được kết nối; thầy đơn giản giúp bạn trở nên nhận biết về hiện tượng này. Thầy làm bạn nhận biết về sự kiện - thầy không kết nối bạn. Đây là những người khai thác bạn, đây là những người tinh ranh. Cẩn thận với họ.

Thứ tư: Nếu thầy trở thành đệ tử của ông ấy, thầy có thể phải đi qua các hoá thân khác, nhưng không bao giờ thấp hơn thầy đang vậy bây giờ.

Bạn đã bao giờ nghe nói về bất kì người nào đi xuống thấp hơn không? Không có cách nào đi xuống thấp hơn - không ai đã bao giờ đi xuống thấp hơn - vì bất kì cái gì bạn đã học, bạn đã học, và bất kì cái gì bạn đã biết, bạn đã biết. Bạn không thể  rơi trở lại - không có cách nào rơi trở lại - mọi thứ tiến lên trước. Đó là lí do tại sao tôi nói có những người tinh ranh. Họ có thể làm cho bạn sợ rằng nếu bạn không trở thành đệ tử bạn có thể trở thành chó hay cá sấu. Và thế thì, một cách tự nhiên, sợ nảy sinh. 'Thành cá sấu à? Thành chó à? Thế thì sao không tự bảo vệ mình... trở thành đệ tử của Charan Singh?' Ít nhất bạn sẽ không trở thành cá sấu, bạn sẽ không trở thành chó, hay có những thứ tồi tệ hơn nữa: gián, và chuột. Bạn có thể chọn ý tưởng riêng của bạn. Chỉ nghĩ trở thành gián, nỗi sợ lớn nảy sinh. Và người ta sẽ muốn không trở thành gián...

Nhân danh tôn giáo mọi người đã từng bị khai thác trong nhiều thời đại; và đây đã là bí mật thương mại: tạo ra sợ và tạo ra tham - đây là hai bí mật thương mại. Nếu ai đó cố tạo ra  sợ trong bạn hay cố tạo ra tham trong bạn, trốn khỏi chỗ đó đi. Chỗ đó chẳng liên quan gì tới tôn giáo, vì tôn giáo thực phải giải phóng bạn khỏi mọi tham và mọi sợ. Đây là những triệu chứng của tình huống bệnh hoạn. Người đang tạo ra sợ hay tham - chính là hai mặt của cùng một đồng tiền - sẽ làm cho bạn sợ địa ngục, ngọn lửa địa ngục, và người đó sẽ làm cho bạn tham cõi trời.

Nhưng Charan Singh dường như thực sự là khôn lỏi và tinh ranh, vì nếu bạn nói chỉ một cõi trời, thế thì Jesus có thể dẫn bạn tới đó, Phật có thể dẫn bạn tới đó, Kabir có thể dẫn bạn tới đó, và Nanak có thể dẫn bạn tới đó - bất kì người nào cũng có thể làm điều đó. Có 'bẩy cõi trời'; bây giờ, ông ta đã phát minh ra sáu cõi nữa. Và khi mọi người nói về những điều như vậy, tất nhiên, người ta bắt đầu cảm thấy rằng 'Người khác nói về chỉ một cõi trời, còn người này nói có bẩy cõi trời... ông ấy phải biết nhiều hơn!'

Bạn có nghe... bạn có thể không nghe cái tên này. Trong thời của Mahavir và Phật, đã có một người - có thể đã là một hoá thân quá khứ của Charan Singh! - tên người đó là Matli Ghosal. Ông ta nói về bẩy trăm địa ngục và bẩy trăm cõi trời. Bây giờ, ông ta 'biết', và nhiều người đi theo ông ta. Và lí do đã là  ở chỗ Mahavir chỉ nói về một, và Matli Ghosal nói 'Trông đấy! Ông ấy chỉ biết về một - ông ấy đã chỉ đi vào cái thứ nhất - ta biết về bẩy trăm.' Bây giờ, nếu bạn muốn đi lên trước thêm chút ít, bạn có thể biết bẩy trăm linh một; không ai có thể ngăn cản bạn.

Đây là những câu chuyện mà bạn có thể bịa ra. Những câu chuyện này đã thịnh hành nhân danh tôn giáo: đây là những câu chuyện đã phá huỷ sự tín nhiệm của tôn giáo. Những câu chuyện này và những người tinh ranh này là căn nguyên của tính phi tôn giáo trên thế giới. Vì những người này nghi ngờ đã nảy sinh. Nhớ, để tôi nhắc lại nó lần nữa, Thầy thực không bao giờ làm bạn sợ; thực ra, thầy làm bạn không sợ. Thầy nói  không có địa ngục, thầy nói không có cõi trời; đây toàn là các trạng thái tâm lí. Địa ngục không là gì ngoài việc phóng chiếu của đau đớn bên trong, và cõi trời, cũng vậy, là phóng chiếu của cực lạc bên trong. Các trạng thái là bên trong. Và bạn có thể tự do chỉ khi bạn tự do với cả hai.

Chuyện xảy ra...

Một người đàn bà huyền bí, Rabiya, một hôm được thấy ở Baghdad. Mọi người thường nghĩ bà ấy điên. Bà ấy là một Thầy thực: Thầy thực bao giờ cũng bị coi là điên, vì họ nói ngôn ngữ mà mọi người không hiểu. Họ nói ngôn ngữ của bạo dạn, tự do, chân lí. Họ không nói về sợ và tham, và điều được hiểu ở bãi chợ. Mọi người thấy Rabiya chạy, và họ hỏi 'Bà đi đâu đấy?' Và bà ấy gần như tạo ra một cảnh tượng. Một đám đông tụ lại, vì trong một tay bà ấy có bó đuốc đang cháy và trong tay kia bà ấy cầm một bình đất đầy nước. Và bà ấy chạy nhanh tới mức mọi người tưởng rằng phải có việc khẩn cấp nào đó. Và họ hỏi 'Bà đi đâu đấy, Rabiya? Cái gì đã xảy ra?' Và bà ấy nói 'Chừng nào tôi chưa làm ngập địa ngục bằng nước và đốt cháy cõi trời bằng lửa, thế giới này sẽ vẫn còn phi tôn giáo.'

Khi bạn tới gần một Thầy thực, thầy cho bạn hương vị của bạo dạn. Không có cách nào rơi trở lại; không người nào đã bao giờ rơi trở lại, không người nào có thể rơi trở lại. Đây là ý tưởng ngu xuẩn, nhưng có hàng triệu người trở nên rất bị ấn tượng bởi các ý tưởng ngu xuẩn; thực ra, họ chỉ trở nên bị ấn tượng bởi những ý tưởng ngu xuẩn.

Và, Thứ năm: rằng có ít nhất bẩy Cõi trời, từng cõi cao hơn cõi khác, và chỉ Charan Singh có thể đưa bạn lên. Các thánh nhân khác chỉ có thể đưa bạn tới cõi trời thứ hai, nơi Jesus và Phật sống.

Hào phóng thế của Charan Singh... Ít nhất ông ta đã cho phép những anh chàng đáng thương này, Phật và Jesus, sống ở cõi thứ hai - ông ta có thể đã không cho phép chứ! Đó là chuyện của ông ta. Hào phóng... Tôi cám ơn... và Nanak và Kabir thì sao, và về các thánh nhân và Thầy khác thì sao, nhưng người không nổi tiếng thế như Phật và Jesus? Ông ta đã cho phép Phật và Jesus chỉ để hấp dẫn các Phật tử và người Ki tô giáo. Nhưng về những Thầy kém nổi tiếng hơn thì sao? Kabir và Nanak phải ở trong cõi thứ nhất! Về Mohammed đáng thương thì sao? Nếu Charan Singh có thể chia phần ông ta chỗ nào đó ở cõi thứ nhất điều đó sẽ là quá nhiều. Và về Huyền Giác thì sao? Hay những tội nhân như tôi? Nếu chúng ta có thể có một chỗ ngay trong địa ngục thứ bẩy điều đó sẽ là quá tuyệtt!

Kiểu trò chơi này rất cổ, nó không mới. Những người này là những kẻ bản ngã điên. Cảnh giác với người như vậy, tránh họ ra.

Và bạn nói: Tôi không là đệ tử của Charan Singh và không có ham muốn trở thành đệ tử, nhưng sách của Radha Soami đã làm cho tôi phân vân rất nhiều.

Có nguy hiểm đấy. Nếu bạn bị phân vân, bạn đã trở nên bị ấn tượng rồi. Nếu bạn bị phân vân, bạn đã lấy một bước hướng tới tính đệ tử rồi. Tại sao bạn thậm chí phải bị phân vân? Bạn không thể thấy chuyện tào lao đó là chuyện tào lao sao? Tại sao bạn phải bị phân vân? Nó đơn giản thế. Xin bạn đừng bị phân vân, bằng không có nguy hiểm đấy.

Một khi bạn bị phân vân, bạn đã bắt đầu nghĩ về nó. Và một khi bạn bắt đầu nghĩ về nó, bạn sẽ cần giải thích nào đó. Và những người này rất khôn lỏi với giải thích. Vì toàn thể ý tưởng của họ là hư cấu, giải thích là có thể, giải thích khôn lỏi là có thể.

Chân lí không thể được giải thích, nhưng giả dối có thể được giải thích rất hay. Chúng là giả dối, người làm ra; bạn có thể điều chỉnh giả dối của bạn theo bất kì giải thích nào. Chân lí là không thoả hiệp.

Cho nên, nếu bạn trở nên phân vân, bạn sẽ đọc nhiều sách hơn, bạn sẽ trở nên phân vân hơn, và sớm hay muộn bạn sẽ phải đi tới Beas, tới Punjab, để có satsang với Charan Singh. Và ở đó nhiều sợ hơn sẽ nảy sinh và nhiều tham hơn, và bạn sẽ sớm mắc bẫy.

Cho nên, thưa ông H. Thorne Crosby, đừng bị phân vân. Không có nhu cầu bị phân vân. Người ta phải đủ thông minh để thấy chuyện tào lao là chuyện tào lao. Nó không là gì hơn.

Câu hỏi thứ năm:

Thầy bao giờ cũng nói rằng bạn không có đó. Mọi người khác nói họ nhìn vào mắt thầy và không có người nào ở đó. Làm sao có chuyện tôi bao giờ cũng trải nghiệm cái đối lập, rằng thầy có đó và thầy là người duy nhất thực sự có đó?

Savita, chân lí bao giờ cũng ngược đời. Nếu nó không ngược đời nó không phải là chân lí. Cách duy nhất để hiện hữu là không hiện hữu. Chỉ khi người ta thiếu vắng, sự hiện diện tới. Cho nên, cả hai là đúng. Những người nhìn vào mắt tôi và không thấy người nào, họ là đúng, tuyệt đối đúng. Và, Savita, bạn cũng đúng: rằng khi bạn nhìn vào mắt tôi bạn thấy người duy nhất thực sự có đó.

Và hai kinh nghiệm này không mâu thuẫn, chúng bù lẫn cho nhau. Nếu ai đó đang tìm bản ngã trong tôi, tìm nhân cách, người đó sẽ không thấy người nào. Không có nhân cách ở đó; nhân cách đã biến mất. Nó đã là mơ, và tôi không còn chứa bất kì mơ nào. Nó đã là khách; giờ chỉ một người sống bên trong tôi là người chủ. Những người đi tìm khách, họ sẽ không thấy khách - họ sẽ không thấy bất kì người nào ở đó, ai đó có thể nói 'tôi'. Họ sẽ đi vào bên trong và họ sẽ nhìn khắp xung quanh, và họ sẽ không tìm ra bất kì trung tâm nào mà có thể nói 'tôi'. Trung tâm đó không còn đó nữa. Phức hợp đó đã tan biến.

Cho nên, họ là đúng; họ đi ra và họ nói 'Chúng tôi nhìn vào bên trong, và không có người nào ở đó.' Nhưng nếu bạn không tìm người, nếu bạn không tìm trung tâm, nếu bạn không tìm ai đó, nếu bạn không tìm khách, bạn sẽ thấy sự hiện diện mênh mông nào đó. Không phải là người, không là nhân cách, nhưng là sự hiện diện. Người là thô, hư cấu - nó là persona, mặt nạ. Sự hiện diện chỉ là việc toả sáng.

Tôi là rỗng khi có liên quan tới người, tôi là đầy khi có liên quan tới hiện diện, đầy thừa thãi. Nếu bạn nhìn thẳng vào tôi, không tìm khách, thế thì bạn sẽ thấy người chủ. Điều đó tuỳ vào bạn đang tìm cái gì. Bạn đi vào phòng, bạn đang tìm ai đó, và người đó không có đó, và bạn nói 'Căn phòng trống rỗng. Người đó không có đó.' Có cả nghìn thứ khác trong phòng, nhưng bạn không nói về chúng. Đồ đạc có đó, đồng hồ có đó, vẫn tích tắc, tranh treo trên tường mọi thứ có đó. Nhưng căn phòng là trống rỗng vì bạn đã đi tìm ai đó người không có đó. Điều đó là tuỳ vào bạn đang tìm ai.

Điều đó là tuỳ vào bạn sẽ tìm thấy ai. Và cả hai cách nhìn đều có giá trị vì cả hai điều đã xảy ra: tôi đã biến mất, và tôi đã tới. Tôi không còn nữa, và bây giờ duy nhất tôi hiện hữu.

Chân lí vận hành như điều ngược đời. Và đi ra ngoài điều ngược đời là đi ra ngoài trí tuệ; việc biết thực bao giờ cũng là siêu việt. Và bởi 'siêu việt' điều được ngụ ý là điều ngược đời.

Câu hỏi thứ sáu:

Tôi có nghe thầy đúng không? Không cái gì có thể được làm để dừng khổ - không trang hoàng không cắt tỉa nào sẽ làm bất kì cái gì tốt.

Veda, bạn nghe tôi tuyệt đối đúng.

Vâng, không cái gì có thể được làm để dừng khổ. Nếu bạn liên tục làm cái gì đó để dừng khổ, bạn sẽ liên tục tạo ra nó. Đó là cách nó còn dai dẳng, đó là cách bạn nuôi nó, dưỡng nó. Nếu bạn đang làm cái gì đó để dừng khổ, bạn đang tạo ra nó  - vì việc làm tạo ra người làm. Việc làm mang tới bản ngã, và bản ngã là chất độc. Việc làm giữ bạn căng thẳng, và việc làm tạo ra lo âu - dù bạn sẽ làm nó hay không. Việc làm giữ bạn lo âu, bao giờ cũng run, và đó là khổ. Và việc làm không bao giờ cho phép bạn nghỉ ngơi. Làm sao bạn có thể nghỉ ngơi khi mà bạn chưa làm điều bạn cần làm? Chừng nào bạn chưa đạt tới bạn không thể thảnh thơi - bạn chỉ có thể thảnh thơi vào ngày mai. Nhưng ngày mai không bao giờ tới; mọi cái tới là hôm nay - và bạn vẫn phải làm cái gì đó. Bạn đang hi sinh hôm nay của bạn cho ngày mai.

 

Và đây là điều ngu xuẩn duy nhất mà con người phải nhận biết.

Đừng hi sinh khoảnh khắc này cho khoảnh khắc khác. Đừng hi sinh sự sống này cho bất kì cõi trời nào - thứ nhất, thứ hai, thứ năm, thứ bẩy... Đừng hi sinh cho bất kì cái gì. Khoảnh khắc này phải được sống như khoảnh khắc này. Mỗi điều này. Chỉ điều này thôi. Đừng hi sinh nó, vì khoảnh khắc tiếp có thể không bao giờ tới; thực ra, nó không bao giờ tới. Bạn hi sinh khoảnh khắc này cho khoảnh khắc tiếp, và thế rồi bạn sẽ hi sinh khoảnh khắc tiếp, và cứ thế mãi... và một ngày nào đó bạn sẽ chết. Và bạn sẽ chỉ hi sinh và hi sinh. Hi sinh là  khổ. Nếu bạn muốn làm cái gì đó để dừng khổ, bạn sẽ không bao giờ có khả năng dừng nó. Nhưng nếu bạn đã nghe tôi, và không chỉ về mặt trí tuệ... Vì tôi dùng những lời đơn giản... Không cái gì có thể được làm để dừng khổ. Nếu bạn đã nghe thấy điều đó, khổ sẽ dừng lại ngay lập tức. Đó là điều Huyền Giác gọi là 'chặt rễ'.

Dừng làm bất kì cái gì để dừng khổ. Và tôi không nói cố dừng; bằng không, bạn lại di chuyển, bạn lại bắt đầu, trên cùng hành trình - theo cái tên khác, với lá cờ khác. Đó là lí do tại sao Huyền Giác nói rễ có thể bị chặt ngay lập tức, tức khắc, ngay bây giờ. Đây là khoảnh khắc. Bây giờ hay không bao giờ.

Một ngày nào đó nó đã xảy ra...

Ramakrishna đang ngồi dưới cây, và các đệ tử đang làm việc. Ai đó dọn vườn, và ai đó nấu ăn, và ai đó làm cái gì đó khác. Và ông ấy ngồi dưới cây, đung đưa, hát, tụng. Và thế rồi đột nhiên ông ấy kêu lên 'Đây là nó! Bây giờ hay không bao giờ!'

Điều đó bất thần tới mức người đang dọn đường đi trong vườn dừng lại. Người đang nấu ăn dừng lại. Người đang ngồi đó với mắt nhắm, mở mắt ra và dừng bất kì cái gì họ đang làm. Trong một khoảnh khắc phúc lạc giáng xuống, phúc lành có đó. Ramakrishna cười. Ông ấy nói 'Các ông thấy không? Các ông liên tục tìm kiếm nó, và nó là đây.'

Và một người chạm chân ông ấy và cám ơn ông ấy. Nhưng Ramakrishna nói 'Đừng cám ơn ta. Ta đã không làm bất kì cái gì, ta đơn giản hét lên "Đây là nó! Bây giờ hay không bao giờ!" và ông nghe nó. Cám ơn bản thân ông đi. Bây giờ giữ việc nhắc nhở bản thân ông. Đừng bắt đầu cuộc hành trình hướng tới mục đích có tên phúc lạc, Thượng đế, thiên đường, chân lí. Ở đây, và khổ đã mất đi. Khổ ở đâu? Nhìn xem...'

Veda, có vẻ đúng bây giờ! Khổ ở đâu? Nếu bạn đã nghe tôi đúng, nếu bạn đã nghe tôi chút nào, khổ ở đâu? Trong khoảnh khắc này có khổ nào không? Nhìn vào bên trong. Mọi thứ đã  dừng lại. Nó im lặng thế... phúc lành ở trên bạn...

Và đây có thể là sự sống của bạn mãi mãi và mãi mãi. Đây là sự sống của tôi, và đây là quyền tập ấm của bạn nữa. Đòi lấy nó đi.

Nếu bạn dừng làm bất kì cái gì để dừng khổ, khổ dừng lại - đó là phép màu. Bạn chỉ đang làm cái gì đó như con chó. Bạn có thấy con chó săn đuôi nó không? Và chó bắt đầu phát rồ, vì nó càng cố bắt đuôi... và đuôi có vẻ gần cạnh thế, đuôi nằm ngay đó, và khi nó nhảy đuôi nhảy theo. Một cách tự nhiên, chó bị xúc  phạm; chó, sau rốt, là chó. Nó xông lên mạnh mẽ hơn - logic tự nhiên; mọi chó đều là nhà logic. Logic tự nhiên là ở chỗ nó không chạy đủ để đuổi theo đuôi, đó là lí do tại sao nó không thể bắt được đuôi.

Đó là logic ở bãi chợ, đó là logic của các chính khách: rằng nếu bạn không có được điều bạn muốn, điều đó đơn giản chỉ ra bạn không chạy đủ nhanh, bạn không đi đủ nhanh. 'Đi nhanh lên! Tìm phương tiện tốc độ hơn!' Đó là toàn thể logic của thế kỉ này: tốc độ. Nếu bạn bất hạnh thế thì bạn phải đã đi rất chậm hướng tới nó.  'Đi nhanh lên! Thuê máy bay phản lực và đi nhanh! Bạn càng đi  nhanh càng tốt. Tốc độ càng lớn càng tốt.' Đây là logic. Điều này không có gì rất đặc biệt về nó - chó có cùng logic.

Và thế rồi chó nhảy, và nó mỗi lúc một nhảy nhanh hơn, và nó quay tròn, quay tròn. Nhưng nó không thể bắt được đuôi. Và đuôi gần cạnh thế, ngay chỗ kia, và nó có thể thấy: đuôi có đó.

Nghĩ về chó đi. Chỉ trở thành chó trong một khoảnh khắc và nghĩ. 'Gần thế sao? Và mình không thể bắt được nó! Mình có bất lực hay cái gì không?'  Điều đó là thách thức thế. Thế rồi con chó mệt lử, nằm ra sàn, thở hồng hộc, và đuôi vẫn kia... nó tránh nhìn đuôi, vì điều đó cám dỗ thế - và đó là đuôi riêng của nó! Không có nhu cầu bắt đuôi. Có việc bắt: không có nhu cầu bắt nó; nó đã là của bạn.

Đó là điều đang xảy ra, Veda. Nếu bạn đang cố trở nên hạnh phúc, cố trở nên không khổ, cố dừng khổ và đạt tới phúc lạc, bạn đang săn đuôi mà có vẻ gần nhưng với điều đó bạn sẽ không bao giờ có khả năng bắt được vì nó đã là của bạn rồi. Bạn đã sở hữu nó. Dừng săn đuổi lại, và nhìn rễ của cái đuôi; bạn sẽ thấy rằng nó được gắn với bạn. Và bạn không cần bất kì Thầy nào để gắn đuôi của bạn với bạn: không Charan Singh nào được cần để kết nối bạn; bạn được kết nối rồi.

Tôi có nghe thầy đúng không? Không cái gì có thể được làm để dừng khổ - không trang hoàng không cắt tỉa nào sẽ làm bất kì cái gì tốt.

Bạn vẫn muốn cái gì đó để được bận bịu; bạn vẫn hi vọng tôi sẽ nói 'Không, Veda. Có cái gì đó. Tôi sẽ cho bạn khai tâm bí mật, Veda. Tới tôi đi. Có cái gì đó - mật chú linh thiêng - mà tôi chỉ cho người đặc biệt, vài người được chọn.'

Không có gì linh thiêng và không có gì đặc biệt, vì không cái gì phải được làm; Thượng đế đã làm nó rồi. Thế giới là hoàn hảo như nó bao giờ cũng có thể vậy. Bạn là hoàn hảo như bạn bao giờ cũng có thể vậy. Thực ra, bạn hoàn hảo hơn bạn có thể tưởng tượng bản thân bạn đã bao giờ là vậy.

Chỉ thảnh thơi. Không có nhu cầu dừng bất kì cái gì. Nếu khổ có đó, nó có đó. Không làm bất kì cái gì về nó; để nó ở đó. Kính trọng nó, và để nó ở đó. Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng chỉ để nó ở đó là  chặt rễ. Bạn không còn nuôi dưỡng nó; bạn không còn căng thẳng; không lo âu thêm, không phiền não thêm. Khổ có đó, và bạn không khổ - khổ có thể còn lại bao lâu? Nó sẽ chết, nó sẽ sớm biến mất. Nó đã được tạo ra bởi việc chạy của bạn: nó đã là khói được tạo ra bởi bạn xông lên và tăng tốc.

Và nếu bạn không thể học được nó ở đây khi tôi đã biến đổi không khí thành rượu, bạn sẽ học ở đâu? Ở đây nó đang xảy ra. Bạn chỉ phải mở với nó; nó đã xảy ra rồi. Mọi thứ là hoàn hảo trong khoảnh khắc này. Bạn cũng vậy.

Khoảnh khắc này, không nỗ lực nào, không cố gắng nào, không đâu mà đi, là Thượng đế. Trong khoảnh khắc này, được thảnh thơi, bạn là cái đó: tattwamasi, Ngươi là cái đó. Trong khoảnh khắc này không cái gì bị thiếu, không cái gì đang bị thiếu. Điều này tôi gọi là 'ngất ngây' - ngất ngây với khoảnh khắc này, với sự tồn tại này.

Bạn phải học thở không khí này. Đó là satsang, đó là hiện hữu cùng Thầy.

Câu hỏi thứ bẩy:

Làm sao bất kì người nào đã không nhận ra bản tính Phật thực của mình có thể tránh cảm thấy thấp kém trong sự hiện diện của thầy mọi sáng?

Krishna Prabhu, thế thì phải có cái gì đó sai trong tâm trí bạn. Cảm thấy thấp kém trong sự hiện diện của tôi sao...? Và tôi liên tục xúi đi xúi lại rằng bạn là chư phật. Bạn có thể tìm ra bất kì  người nào ở bất kì đâu mà sẽ kính trọng bạn hơn tôi kính trọng bạn không? Toàn thể công việc của tôi bao gồm một điều thôi: nhắc nhở bạn rằng bạn là chư phật, rằng bạn là các thượng đế và nữ thượng đế, rằng bạn đã rơi vào trong mơ và bạn nghĩ về bản thân bạn như người ăn xin hay như kẻ lang thang, nhưng bạn không phải vậy.

Tại sao bạn phải cảm thấy thấp kém trong sự hiện diện của tôi? Trong sự hiện diện của tôi bạn phải cảm thấy ở chính đỉnh của thế giới chứ, vì tôi không tách rời khỏi bạn: tôi là cái mà bạn có thể trở thành vào bất kì khoảnh khắc nào - khoảnh khắc này. Tôi đơn giản là đại diện cho mọi điều bạn có thể là. Làm sao bạn có thể cảm thấy thấp kém trong sự hiện diện của tôi? Phải có cái gì đó khác.

Không phải sự hiện diện của tôi làm cho bạn cảm thấy thấp kém đâu, đó phải là bản ngã rất tinh vi ở đâu đó sâu bên dưới. Bạn muốn cảm thấy cao siêu trong sự hiện diện của tôi - điều đó đang tạo ra rắc rối. Nếu bạn muốn cảm thấy cao siêu trong sự hiện diện của tôi thế thì bạn sẽ cảm thấy thấp kém. Bạn là nguyên nhân của nó, không phải sự hiện diện của tôi. Nếu bạn muốn cảm thấy cao siêu điều đó sẽ là khó; bạn sẽ không có khả năng xoay xở điều đó. Bạn sẽ không tới đích, bạn sẽ trượt đi trượt lại mãi, và thế thì bạn sẽ cảm thấy thấp kém.

Thấp kém được  tạo ra khi bạn muốn cảm thấy cao siêu. Thấp kém là cái bóng. Nếu bạn yêu tôi, ai là thấp kém và ai là cao siêu? Trong yêu mọi cao siêu, mọi thấp kém, biến mất. Thầy không cao siêu với đệ tử; đệ tử không thấp kém với Thầy. Thầy biết, có nhận biết, sự hoàn hảo của đệ tử, đệ tử không nhận biết; nhưng không người nào là thấp kém và không người nào là cao siêu. Và khi đệ tử cúi lạy Thầy đó không phải vì thấp kém, mà vì đó chỉ là trong sự hiện diện của Thầy mà lần đầu tiên mọi thấp kém biến mất. Đó là lí do tại sao anh ta cúi lạy: nó là từ lòng biết ơn, rằng 'Chính chỉ trong sự hiện diện của thầy nơi tôi cảm thấy là có giá trị, nơi tôi cảm thấy không là rác rưởi, nơi tôi cảm thấy không như con sâu; nơi đột nhiên thực tại của tôi nở hoa. Chính chỉ trong sự hiện diện của thầy mà tôi nhớ lại cốt lõi bên trong nhất riêng của tôi; chính là trong sự hiện diện của thầy mà ngọn lửa bên trong nhất của tôi bùng cháy sáng, mà tôi bắt lửa với tình yêu, với sự hiện diện, với nhận biết - do đó tôi cúi lạy.' Không phải bởi vì bất kì thấp kém nào, nhưng vì mọi thấp kém biến mất.

Và tôi không nói rằng khi thấp kém biến mất bạn bắt đầu cảm thấy cao siêu. Khi thấp kém  biến mất, mọi cảm giác về cao siêu cũng biến mất. Chúng sống cùng nhau, chúng là cùng nhau, chúng không thể bị tách rời. Người cảm thấy cao siêu vẫn cảm thấy thấp kém ở đâu đó. Người cảm thấy thấp kém muốn cảm thấy cao siêu ở đâu đó. Chúng tới theo cặp; chúng bao giờ cũng có đó cùng nhau; chúng không thể bị tách rời. Người nói 'Tôi khiêm tốn' đơn giản đang cố chứng tỏ bản thân người đó là cao siêu, người đó muốn là cao siêu.

Đó là điều xảy ra cho cái gọi là thánh nhân của bạn: họ trở thành khiêm tốn nhưng họ không trở thành giản dị. 'Giản dị' ngụ ý không thấp kém, không cao siêu. Bạn không thể hình dung ra điều tôi ngụ ý sao? Người ta đơn giản hiện hữu - không so sánh. Cao siêu, thấp kém, nảy sinh từ so sánh: bạn bắt đầu so sánh.

Chuyện xảy ra...

Một Thiền sư đang ngồi trong satsang, các đệ tử của ông ấy có đó, và một người rất hãnh diện, một chiến binh, một võ sĩ đạo, tới gặp ông ấy. Võ sĩ đạo này là người rất nổi tiếng, nổi tiếng khắp nước, nhưng khi nhìn Thầy, nhìn cái đẹp của Thầy và duyên dáng của khoảnh khắc đó, ông ta đột nhiên cảm thấy thấp kém. Có thể ông ta đã tới với ham muốn vô ý thức để chứng minh sự cao siêu của ông ta. Ông ta nói với Thầy 'Tại sao tôi cảm thấy thấp kém? Chỉ mới khoảnh khắc trước mọi thứ đã là được. Khi tôi bước vào trong sân nhà thầy đột nhiên tôi cảm thấy thấp kém. Tôi chưa bao giờ cảm thấy như điều đó. Tay tôi run. Tôi là chiến binh, tôi đã đối diện chết nhiều lần, và tôi chưa bao giờ cảm thấy bất kì sợ gì - tại sao tôi cảm thấy kinh hoàng?'

Thầy nói 'Ông đợi đã. Khi mọi người đã về, ta sẽ trả lời.' Mọi người liên tục tới, và người này mỗi lúc phát mệt thêm, và đến tối căn phòng trống rỗng, không có người nào, và võ sĩ đạo nói 'Bây giờ, thầy có thể trả lời nó được không?' Và Thầy nói 'Bây giờ, bước ra đi.'

Đêm trăng tròn - trăng đã lên trên đường chân trời... Và thầy nói 'Nhìn những cây này, cây này cao trên trời và cây nhỏ này. Cả hai đã tồn tại bên cạnh cửa sổ của ta trong nhiều năm rồi, và chưa bao giờ có bất kì vấn đề gì, cây nhỏ hơn chưa bao giờ nói "Tại sao tôi cảm thấy thấp kém trước anh?" với cây lớn. Làm sao điều đó là có thể được? Cây này là nhỏ, và cây kia là lớn, và ta chưa bao giờ nghe bất kì tiếng thì thào nào.' Võ sĩ đạo nói 'Vì chúng không thể so sánh.' Thầy nói 'Thế thì ông không cần hỏi ta; ông biết câu trả lời.'

So sánh mang tới thấp kém, cao siêu.  Khi bạn không so sánh, mọi thấp kém, mọi cao siêu biến mất. Thế thì bạn hiện hữu, bạn đơn giản có đó. Bụi cây nhỏ hay cây cao lớn - không thành vấn đề, bạn là bản thân bạn. Bạn được cần.

Nhành cỏ được cần nhiều như ngôi sao lớn nhất. Không có nhành cỏ Thượng đế sẽ kém hơn ngài vậy. Âm thanh này của con chim cúc cu được cần nhiều như bất kì Phật nào; thế giới sẽ kém đi, sẽ kém giầu có đi nếu con chim cúc cu này biến mất.

Cứ nhìn quanh. Mọi thứ là được cần, và mọi thứ khớp với nhau. Nó là một thể thống nhất hữu cơ: không ai cao hơn và không ai thấp hơn, không ai cao siêu, không ai thấp kém. Mọi người là duy nhất không so sánh được.

Nếu bạn không thể cảm thấy điều này trong sự hiện diện của tôi, bạn sẽ đi đâu để cảm thấy nó? Mọi ngày, sáng, tối, tôi cúi lạy bạn chỉ để nhắc nhở bạn rằng bạn là hoàn hảo, rằng không cái gì bị thiếu, rằng bạn đã ở đó - thậm chí không một bước phải lấy, rằng từ chính lúc bắt đầu mọi thứ là như nó phải vậy. Đây là tâm thức tôn giáo.

Câu hỏi thứ tám:

Osho kính yêu

Vâng, vâng, vâng, Osho. Vâng.

Mukta, đó là điều lời cầu nguyện là gì. Lời cầu nguyện bao gồm chỉ một lời thôi. Đó là nghĩa của amen: nó ngụ ý có.

Nếu bạn đã nói có với toàn bộ tim bạn, bạn đã nói mọi điều có thể được nói, điều cần được nói. Nếu bạn có thể nói có với toàn bộ tim bạn, bạn ở trong mở hội. Nếu bạn có thể nói có với sự tồn tại, bạn đã về tới.

Đi mỗi lúc sâu hơn và trong có đi. Nói có với từng và mọi thứ. Nói có với tốt và xấu, với ngày và đêm, với mùa hè và mùa đông. Nói có với thành công và với thất bại. Nói có với sống và với chết. Quên mọi thứ khác đi; chỉ nhớ một từ: có, và nó có thể biến đổi toàn thể con người bạn, nó có thể trở thành thay đổi triệt để, cách mạng.

Có là mọi điều được ngụ ý bởi lời cầu nguyện. Mọi người cầu nguyện bằng nhiều lời thế - vô nghĩa; chỉ một lời là đủ.

Và câu hỏi cuối cùng:

Tại sao mặt trời đáng thương phải mọc vào buổi tối? Buổi sáng không đủ sao?

Buổi sáng là hoàn toàn đẹp, nhưng không đủ. Nó chỉ là một nửa, nó chỉ là một phần. Mặt trời phải mọc vào buổi tối nữa, thế thì sự sống là toàn bộ.

Người ta phải hân hoa không chỉ trong sống, mà trong chết nữa, thế thì sống là toàn bộ. Người ta phải hân hoan không chỉ trong yêu, mà cả trong một mình nữa, thế thì điệu vũ là đầy đủ.

Đó là lí do tại sao tôi nói tôi đã thấy mặt trời mọc buổi tối: vòng tròn là đầy đủ. Buổi tối là phía kia của buổi sáng. Nếu mặt trời chỉ mọc buổi sáng, thế thì bạn sẽ trở nên bị gắn bó với buổi sáng, và khi tối tới bạn sẽ không có khả năng nói có với nó. Và buổi tối đang tới. Nếu buổi sáng đã tới, buổi tối đang tới. Nếu bạn đã được sinh ra, bạn sẽ chết đi. Mặt trời phải mọc trong chết của  bạn nữa. Bạn phải chết như Phật với bài ca trong tim, với việc nói có. Bạn phải chết như Krishna - vẫn thổi sáo. Bạn phải học rằng các đỉnh đó là đẹp, như các thung lũng cũng vậy; và đêm tối nhất cũng có trăng tròn trong nó.

Đó là nghĩa của mặt trời mọc buổi tối. Nó có ý nghĩa mênh mông,  nó có thông điệp lớn cho bạn. Tôi đang nói rằng sự sống trong mọi sắc mầu của nó là đẹp, rằng không cái gì phải bị phủ nhận, bác  bỏ; rằng không cái gì phải bị phá huỷ; rằng không cái gì phải bị từ bỏ; rằng mọi thứ phải được chấp nhận trong niềm vui lớn lao, trong sự biết ơn lớn lao, và thế thì mặt trời mọc buổi tối nữa. Và cái đẹp của nó là mênh mông,  vì mọi người đều biết mặt trời mọc buổi sáng, và rất ít người biết mặt trời mọc buổi tối. Khoảnh khắc bạn có thể thấy mặt trời mọc buổi tối, bạn đã trở thành Phật.

Thế thì mọi thứ là tốt. Khi mọi thứ là tốt, thế thì mọi thứ là Thượng đế.

Xem tiếp Chương 5 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post