Chương 5. Khi chúng ta đạt tới thực tại...

Chương 5. Khi chúng ta đạt tới thực tại...

Price:

Read more

Mặt trời mọc buổi tối – Osho

Bài nói về Thiền

Chương 5. Khi chúng ta đạt tới thực tại...




Powered by RedCircle


Trăng phản xạ trong suối, gió thổi qua rặng thông

trong khí mát của tối, trong sâu lắng nửa đêm, - nó là vì cái gì?

Khi chúng ta đạt tới thực tại, nó được thấy

không nhân không vô nhân.

Không tội lỗi, không thiên đường, không mất được; về tính siêu việt này, không câu hỏi!

Ai vô ý nghĩ? Ai bất sinh?

Con người là niềm đam mê vô dụng, Jean-Paul Sartre nói. Tại sao con người là đam mê vô dụng? Ông ấy nói nó là vậy vì không có nghĩa trong sự sống. Con người tìm và kiếm, và cái thu được không là gì ngoài thất vọng. Con người mang định mệnh thất bại vì nghĩa, như vậy, không tồn tại. Thông điệp của Jean-Paul Sartre là thông điệp về thất vọng, vô vọng, đau khổ. Nếu không có nghĩa, một cách tự nhiên, con người là niềm đam mê  vô dụng. Con người tồn tại chẳng vì cái gì, tồn tại một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện; con người liên tục giữ bản thân mình bận bịu trong những thứ vô dụng, nhưng mục đích chung cuộc không là gì ngoài trống rỗng. Không cái gì thu được. Con người tới trống rỗng và đi trống rỗng. Toàn thể nỗ lực, và nỗ lực là lớn, chỉ là vô nghĩa.

Huyền thoại về Sisyphus trong huyền thoại Hi Lạp là có ý nghĩa. Nó nói rằng các thần rất giận Sisyphus. Họ kết án anh ta phải mang một tảng đá lớn lên đỉnh núi. Đó là nhiệm vụ vất vả, nó là nhiệm vụ gần như không thể được, nhưng anh ta đã làm điều đó - anh ta mang tảng đá lên đỉnh núi. Và thế rồi, kết quả tối thượng là ở chỗ tảng đá không thể đứng trên đỉnh núi. Vì trọng lượng của nó, theo cách riêng của nó, nó bắt đầu lăn xuống thung lũng lần nữa. Và điều đó xảy ra lặp đi lặp lại: Sisyphus mang tảng đá lên, chuẩn bị cả nghìn lẻ một chi tiết, tranh đấu với chiều cao, và kết quả chung cuộc là ở chỗ tảng đá lăn trở lại thung lũng. Sisyphus đi xuống - bắt đầu lại công việc.

Huyền thoại này là tượng trưng cho cuộc đời con người. Từ sinh tới tử bạn vật lộn và bạn vật lộn, và đó là cuộc vật lộn vất vả và nó là nhiệm vụ lên núi, và bạn mang tảng đá... và thế rồi, khi bạn đạt tới, tảng đá bắt đầu trượt trở lại. Kết thúc là chết, đang đợi bạn, và chết phá huỷ mọi điều bạn đã làm, nó lấy đi mọi điều bạn đã tạo ra. Và lại lần sinh khác... và toàn thể điều vô nghĩa bắt đầu. Và cứ thế tiếp diễn mãi.

Nếu bạn nhìn vào cuộc sống con người, Jean-Paul Sartre có ý nghĩa ở đó. Con người là niềm đam mê vô dụng - vô nghĩa, mọi nỗ lực hoàn toàn không có ý nghĩa. Thế thì tại sao con người liên tục sống? Điều đó trở thành câu hỏi quan trọng nhất - tại sao con người liên tục sống? Có thể chỉ bởi vì hèn nhát chăng? vì con người không thể tự tử? vì con người sợ?

Một nhà hiện sinh khác, Albert Camus, đã nói rằng vấn đề siêu hình duy nhất - điều duy nhất - là về tự tử, mọi thứ khác là không có ý nghĩa. Tất nhiên, nếu con người là niềm đam mê vô dụng, thế thì tự tử trở thành vấn đề quan trọng nhất. Mọi người phải đương đầu với nó - tại sao không tự tử? tại sao liên tục sống?

Sigmund Freud nói 'Cuộc sống con người là vấn đề chịu đựng nhiều hơn là tận hưởng.' Thế thì tại sao chịu đựng nó nếu nó chỉ là vấn đề chịu đựng? Sigmund Freud cũng nói... và khi ông ấy nói cái gì đó nó có trọng lượng, vì ông ấy không là triết gia; cả đời mình ông ấy đã làm việc và tìm kiếm vào sự đi lui sâu nhất của vô thức của con người. Ông ấy là nhà tâm lí học; nó có trọng lượng khi ông ấy nói cái gì đó. Nó không chỉ là giả thuyết, nó dựa trên quan sát. Ông ấy nói rằng không có hi vọng cho con người, và con người không bao giờ có thể đạt tới phúc lạc vì không có khả năng nào cho nghĩa.

Suốt các thời đại, mọi triết lí và mọi tôn giáo đã cố cung cấp câu trả lời: rằng có nghĩa, rằng nghĩa là trong Thượng đế, rằng nghĩa là trong thiên đường, rằng nghĩa là ở đâu đó. Họ có thể khác về nghĩa ở đâu, nhưng về một điều họ tất cả đồng ý: rằng ở đâu đó nghĩa tồn tại. Nhưng họ tất cả đã thất bại; mọi triết lí và mọi tôn giáo đã thất bại. Nghĩa đã không được tìm thấy; con người đã bị vỡ mộng ngày một nhiều hơn. Con người đã hi vọng với mọi câu trả lời, và con người đã đi với mọi câu trả lời, và lần nữa chẳng cái gì được đưa tới. Mọi câu trả lời đều thất bại.

Thế rồi con người bắt đầu nghĩ về cách mạng. 'Nếu triết lí thất bại, nếu tôn giáo thất bại, thế thì chúng ta hãy nhìn đi đâu đó khác. Cách mạng...' Cách mạng chính trị, cách mạng kinh tế, cách mạng khoa học... bây giờ, chúng tất cả đã thất bại. Dường như con người mang định mệnh thất bại. Đây là  tình huống nếu bạn nhìn vào trong mọi câu hỏi và câu trả lời mà con người đã hỏi suốt nhiều thời đại.

Câu hỏi về nghĩa là câu hỏi cổ đại nhất, và nghĩa đã không được tìm thấy. Nhiều câu trả lời đã được cho, nhiều triết lí đã được đề nghị, nhưng tất cả  chúng là sự an ủi; chúng cho bạn an ủi. Vâng, bạn có thể lừa bản thân bạn một lần, nhưng nếu bạn đủ thông minh, bạn bao giờ cũng đi tới thấy cái vô tích sự của tất cả an ủi đó. Nếu bạn đủ thông minh, những an ủi đó sẽ không giúp gì. Chúng giúp ích chỉ cho người tầm thường, chúng giúp ích chỉ cho người đã quyết định lừa bản thân mình, người muốn giả vờ rằng có nghĩa - nghĩa trong tiền, nghĩa trong quyền, nghĩa trong kính trọng, nghĩa trong đức hạnh, trong tính cách, nghĩa trong việc là thánh nhân. Nhưng nếu bạn đủ thông minh, nếu bạn liên tục thăm dò mỗi lúc một sâu hơn, sớm hay muộn bạn đi tới hòn đá tảng về vô nghĩa.

Có thể bởi vì điều đó mọi người không thăm dò đủ; họ sợ. Cảm giác vô ý thức nào đó có đó rằng 'Nếu chúng ta đi đủ sâu, không cái gì sẽ được tìm thấy, cho nên tốt hơn cả là không đi đủ sâu. Cứ bơi trên bề mặt thôi.'

Nhưng Thiền đã thành công ở nơi mọi người đã thất bại. Phật đã thành công nơi mọi người khác đã thất bại. Và Thiền là việc nở hoa tối thượng của sáng suốt đã xảy ra cho Phật hai mươi nhăm thế kỉ trước tại Bodhgaya, khi ngồi dưới cây.

Sáng suốt đã xảy ra đó là gì? Kinh nghiệm duy nhất của Phật là gì? Ông ấy đã không trải nghiệm bất kì Thượng đế nào, ông ấy đã không bắt gặp... Thực ra, không trải nghiệm tâm linh nào đã có đó. Ông ấy đã không thấy ánh sáng lớn, ông ấy đã không thấy kundalini  dâng lên, ông ấy đã không thấy các viễn cảnh lớn và các thiên đường vàng mở ra - không cái gì thuộc loại đó. Sáng suốt của ông ấy là gì? Và sáng suốt đó là nền tảng của Thiền; sáng suốt đó phải được hiểu - nó là một trong những điều quan trọng nhất đã bao giờ xảy ra cho tâm thức con người. Ông ấy đã đi tới biết cái gì? Ông ấy đã đi tới biết một điều: rằng nếu nghĩa bị bỏ đi, vô nghĩa cũng biến mất.

Đây là sáng suốt vĩ đại - vĩ đại nhất. Nếu nghĩa bị bỏ đi, thế thì vô nghĩa tự động biến mất. Nó phải là vậy, vì bây giờ làm sao bạn có thể nói sự sống là vô nghĩa nếu không có nghĩa? Nếu không có nghĩa, thế thì vô nghĩa không thể có khả năng. Để làm cho vô nghĩa là có thể, nghĩa sẽ được cần tới. Nếu bạn nói rằng phát biểu của bạn là vô nghĩa, điều đó nghĩa là các phát biểu là có thể mà  sẽ có nghĩa. Nếu mọi phát biểu là vô nghĩa thế thì bạn không thể gọi bất kì phát biểu nào là vô nghĩa - làm sao bạn sẽ so sánh được? tiêu chí sẽ là gì? Sáng suốt của Phật vào sáng sớm đó là tới mức ông ấy đã bỏ mọi việc tìm kiếm về nghĩa. Ông ấy đã tìm đủ lâu rồi - trong nhiều kiếp - và trong sáu năm ông ấy đã từng nhìn vào trong sự sống này nữa. Ông ấy đã thử mọi câu trả lời, mọi câu trả lời sẵn có ông ấy đã nhìn vào, và đã thấy chúng đều thiếu.

Sáng sớm đó, khi ngôi sao cuối cùng đã biến mất trong bầu trời, cái gì đó đã biến mất trong bầu trời bên trong của ông ấy nữa. Ông ấy đã đi tới sáng suốt sâu sắc, ông ấy đã thấy rằng 'Sự sống có vẻ vô nghĩa vì mình đang đi tìm nghĩa. Sự sống là không vô nghĩa; nó trở thành vô nghĩa, nó có vẻ vô nghĩa, vì khao khát của mình về nghĩa. Vấn đề là khao khát của mình về nghĩa, không phải là cái vô nghĩa của sự sống. Nếu mình không khao khát nghĩa, thế thì vô nghĩa là gì? Thế thì niềm vui lớn được thoát ra.'

Chủ nghĩa hiện sinh ở phương Tây đã bỏ lỡ, và đã bỏ lỡ trong khi sáng suốt này đã ở rất cận kề. Chỉ một bước thêm nữa... Những người dũng cảm - Martin Heidegger hay Jean-Paul Sartre hay Albert Camus, Berdyaev. Những người dũng cảm; nhưng một bước thêm nữa, và chư phật chắc sẽ nở hoa  ở phương Tây. Họ vẫn còn bám lấy ý tưởng về nghĩa, và thế thì thất vọng nảy sinh. Bạn muốn nghĩa nào đó trong sự sống.

Chẳng hạn, bạn đi ra vườn và bạn thấy hoa hồng, và bạn hỏi nghĩa của nó là gì. Bằng việc hỏi bạn phá huỷ toàn thể cái đẹp của nó. Bây giờ bạn không thể quan sát duyên dáng của hoa này, bây giờ bạn không thể nhìn vào trong cái đẹp của nó; bạn không thể thấy niềm vui của hoa này, bạn không thể  thấy điệu vũ của nó trong mặt trời, trong mưa. Bạn không thể thấy cái gì đang đương đầu với bạn - việc nở hoa có ý nghĩa vô cùng của sự tồn tại. Bây giờ, bạn đang tìm nghĩa, bạn hỏi 'Nghĩa của hoa hồng này là gì?' Một cách tự nhiên, không có nghĩa; bạn không thể thu hoa này thành nghĩa. Và khi bạn không thể thu hoa này thành nghĩa, thất vọng lớn nảy sinh. 'Không có nghĩa trong đoá hoa này sao? Sự sống toàn là vô nghĩa, vô tích sự. Con người là niềm đam mê vô dụng.' Bạn đã rơi vào trong đêm tối.

Một bước thêm nữa - nghĩa đã bị bỏ đi - và bạn đã biến đổi toàn thế giới. Khi bạn bỏ nghĩa, để vô nghĩa cũng bị bỏ đi cùng nó. Làm sao bạn có thể mang vô nghĩa được? Làm sao bạn có thể nói 'Con người là niềm đam mê vô dụng' nếu không có dụng? Nếu tất cả là vô dụng, hoàn toàn vô dụng, chính từ 'vô dụng' mất nghĩa.

Đây đã là sáng suốt đã xảy ra cho Phật, điều đã phát triển dần dần và lên cao trào trong Thiền. Nếu bạn hiểu điều này, bạn sẽ có khả năng hiểu Thiền, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Thế thì thơ Thiền sẽ không có nghĩa với bạn, và tranh Thiền sẽ không có nghĩa gì với bạn, và những lời kinh hay mênh mông này của Huyền Giác sẽ có vẻ giống như vô nghĩa. Nếu bạn hiểu sáng suốt này, thế thì ý nghĩa lớn nảy sinh. Nghĩa biến mất, vô nghĩa biến mất, nhưng ý nghĩa nảy sinh. Và ý nghĩa oai nghiêm  đó, vẻ oai nghiêm của sự sống và sự tồn tại, là điều Thượng đế tất cả là gì.

Thượng đế là vẻ oai nghiêm đồng thời của kinh nghiệm, tính đồng thời của phép thần đang xảy ra. Những giọt mưa này, âm thanh của nó, buổi sáng im lặng này... vẻ oai nghiêm đồng thời này, đây là Thượng đế.

Phật không bao giờ dùng từ 'Thượng đế' vì nó tạo ra vấn đề; ông ấy dùng từ niết bàn. Niết bàn nghĩa là việc dừng lại; cũng như bạn thổi tắt chiếc nến, và chiếc nến đã biến mất, chiếc nến đã dừng hiện hữu - nghĩa biến mất, vô nghĩa biến mất. Và cùng với khao khát về nghĩa, cái gì đó trong bạn biến mất. Nó là cái gì? Ai đang mong muốn rằng phải có nghĩa trong sự sống? Ham muốn đó tạo ra bản ngã, cái đó tạo ra quá trình hình thành bản ngã. Bạn càng tìm, bạn càng lao đi vì nghĩa, bản ngã càng nảy sinh. Và khi bạn chết, chỉ bản ngã đó thất bại.

Con người không phải là niềm đam mê vô dụng - bản ngã là vậy. Nhưng nếu bạn bị đồng nhất với bản ngã, thế thì, tất nhiên, có vẻ như bạn là vô dụng.

Phật nói, và các Thiền sư liên tục vang vọng điều đó, ông ấy nói 'Không có nghĩa, và không có cả vô nghĩa. Mọi thứ là như nó vậy.' Đừng hỏi về nghĩa, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ nó. Không tìm nghĩa, bằng không bạn sẽ tạo ra thất vọng cho bản thân bạn. Quên mọi điều về nghĩa đi. Hoa hồng là đẹp hoàn hảo mà không có nghĩa nào, và mặt trời cũng vậy, và mọi người cũng vậy. Khoảnh khắc bạn nêu ra câu hỏi về nghĩa, dần dần, dần dần bạn sẽ bị mắc bẫy nhiều hơn vào trong một loại điên khùng. Và khi bạn sẽ không tìm thấy nghĩa, và bạn đã đặt toàn thể sự sống của bạn vào lâm nguy, một cách tự nhiên, người ta cảm thấy thất vọng, phiền não nảy sinh.

Huyền thoại về Sisyphus là  có ý nghĩa. Nó đã được viết ở Hi Lạp. Nếu như nó đã được Phật tử Thiền viết, ông ấy chắc đã cho nó hương vị khác toàn bộ. Sisyphus chắc đã không bận tâm về tảng đá trượt lại vào trong thung lũng, anh ta chắc đã tận hưởng toàn bộ hành trình đi lên đỉnh và đi trở lại trong thung lũng. Nó là hay: hoa đang nở bên cạnh đường, chim đang hót, và không khí buổi sáng tươi mát... người ta cực lạc. Và Sisyphus đang hát bài hát - một shodoka, chứng đạo ca. Anh ta chắc đã làm thất bại các thần nếu như anh ta đã là con người của Thiền; các thần chắc đã kêu và khóc, vì họ đã trừng phạt anh ta, còn anh ta đang tận hưởng! Anh ta chắc đã tận hưởng cây bên đường, và đá, và bản thân tảng đá mà anh ta đang mang - đường viền của nó.

Và nếu như đó là buổi sáng như thế này... và giọt mưa, và mùi của đất ướt tươi, anh ta chắc đã hát bài ca hay, anh ta chắc đã kêu lên 'Đây là nó!', anh ta chắc đã nhảy múa cùng tảng đá, quanh tảng đá. Anh ta chắc đã tận hưởng nó. Và khi từ trên đỉnh, tảng đá trượt xuống... âm thanh của nó! Và lại xúc động mới, và cuộc phiêu lưu đi xuống trong thung lũng và lại mang tảng đá lên, và tất cả cuộc hành trình đẹp đó. Thế thì toàn thể cảnh quan thay đổi.

Nhưng tâm trí Hi Lạp đã là tâm trí logic; họ đã tạo ra logic trên thế giới, họ là cội nguồn của mọi logic. Điều đó có vẻ giống kết án: Sisyphus bị kết án; bạn không thể thấy bất kì nghĩa nào trong nó. Nghĩa sẽ là gì? - khi Sisyphus lên tới đỉnh và được thưởng giải thưởng Nobel, thế thì bạn có nghĩ sẽ có nghĩa trong nó không? Đó sẽ là tảng đá khác phải mang. Nghĩa gì sẽ có đó? Và câu hỏi này sẽ vẫn còn liên quan: nghĩa của việc nhận giải thưởng Nobel là gì? Bạn nghĩ gì - nếu anh ta lên tới đỉnh và trở thành triệu phú, điều đó sẽ là nghĩa chăng? Hay anh ta trở nên nổi tiếng thế giới - Sisyphus đã lên tới đỉnh núi, và anh ta đang nói trong mọi báo chí, và ảnh của anh ta có trên trang nhất của mọi tờ báo lớn trên thế giới - điều đó sẽ là nghĩa chăng? Nghĩa gì? Bạn có thể nghĩ về bất kì nghĩa gì mà sẽ là nghĩa thực không?

Không, toàn thể suy nghĩ này là sai. Nếu bạn nghĩ về nghĩa như kết quả, thế thì bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Đó là chỗ sáng suốt của Phật là quan trọng vô cùng, ông ấy nói 'Nghĩa không trong kết quả nhưng trong hành động.' Và nếu bạn không tìm nghĩa nó chỉ có thể ở trong hành động. Nếu bạn tìm nghĩa bạn đã đi vào trong tương lai, bạn đã bỏ lỡ khoảnh khắc này, bạn đã bỏ lỡ hiện tại. Bạn đã bỏ lỡ cái đang đấy, và cái đẹp của cái đang đấy - phúc lành của nó, niềm vui hoàn toàn của nó.

Đây là điều Thiền là gì. Thiền bỏ việc tìm nghĩa vì nó là tìm kiếm của bản ngã. Sự hài lòng của bản ngã được coi là nghĩa. Thiền bỏ chính việc tìm nghĩa, và trong chính việc bỏ đó, mọi loại vô nghĩa biến mất. Thấy cái đẹp của điều đó đi. Thế thì sự sống hiện hữu - đơn giản hiện hữu: không có nghĩa, không có vô nghĩa. Làm sao bạn có thể trong thất vọng? Và khi không có tìm nghĩa, thế thì bạn không còn tách rời khỏi sự sống. Khi không có tìm nghĩa, làm sao bạn có thể phân chia bản thân bạn khỏi sự sống? Thế thì bạn là một phần của sự thống nhất hữu cơ này, sự oai nghiêm đồng thời này, phép thần của hiện hữu này, cực lạc của hiện hữu này. Thế thì bạn hát cùng chim, và bạn nở hoa cùng cây, và bạn múa cùng sao. Thế thì bạn không có bất kì thế giới riêng tư nào của riêng bạn: thế giới này là thế giới của bạn. Và thế thì không có ý tưởng nào về tương lai. Thế thì khoảnh khắc này là tất cả: nó chứa vĩnh hằng.

Friedrich Nietzsche đã nói 'Mất Thượng đế nghĩa là điên khùng; và khi nhân loại khám phá ra rằng nó đã mất Thượng đế, điên vũ trụ sẽ bùng ra.' Và điều này là từ một người mà bản thân người đó đã tuyên bố rằng Thượng đế chết... Ông ấy sợ điều ông ấy công bố, ông ấy sợ điều đó. Ông ấy nói rằng khi Thượng đế bị mất, con người sẽ phát điên. Đó đích xác là điều đã xảy ra cho ông ấy - ông ấy đã phát điên. Ông ấy đã không thể sống mà không có nghĩa mặc dầu ông ấy đã tuyên bố - ông ấy đã thách thức - rằng Thượng đế chết. Có thể ông ấy đã thách thức quá nhiều, có thể ông ấy đã thách thức bên ngoài năng lực của ông ấy, có thể ông ấy đã không có khả năng hấp thu cái chết của Thượng đế - nó đã là cú choáng thế. Có thể ông ấy đã phản ứng, và đã phản ứng với cực đoan kia, và thế rồi vết thương còn lại trong con người ông ấy. Bản thân ông ấy đã không thể sống mà không có Thượng đế. Ông ấy là người rất bản ngã, cho nên ông ấy không thể tin được Thượng đế; ông ấy phải tuyên bố Thượng đế chết. Nhưng một khi ông ấy đã tuyên bố Thượng đế chết, thế thì không có nghĩa.

Chết của Thượng đế là chết của nghĩa. Thượng đế đã vẫn còn là nghĩa trong nhiều thế kỉ. Từ khi con người đã tồn tại trên trái đất, Thượng đế đã là nghĩa:  điều đó ngụ ý 'Chúng ta bao giờ cũng có thể nhìn tới Thượng đế', rằng 'Sự sống không là gì ngoài việc chuẩn bị cho Thượng đế', rằng 'Sự sống là việc đợi Thượng đế', rằng 'Sớm hay muộn chúng ta sẽ về tới nhà', rằng có nhà, rằng có nhân vật người cha hay người mẹ đang đợi bạn. Bạn không bị lạc - có thể bạn đã đi lạc lối, nhưng không bị lạc. Bất kì lúc nào bạn có thể quyết định quay lại, và bạn sẽ thấy nhà, và nhà sẽ không biến mất. Thượng đế vẫn còn là trung tâm - trung tâm của mọi nghĩa; mọi nghĩa nảy sinh ra từ Thượng đế.

Bây giờ, điều khó cho bản ngã của Nietzsche là chấp nhận bất kì nghĩa nào từ bên ngoài; ông ấy muốn nghĩa tới từ bên trong ông ấy, nghĩa phải là của ông ấy chứ không là của Thượng đế. Ông ấy đã không muốn vay mượn nó từ bất kì người nào - ông ấy đã là một người rất kiêu hãnh. Ông ấy đã tuyên bố Thượng đế chết, nhưng một khi Thượng đế chết, mọi nghĩa bị chết. Một khi Thượng đế chết, thế thì không có trung tâm nào trong sự tồn tại, mọi thứ bắt đầu rời ra, mọi thứ bắt đầu tan rã. Mọi giá trị khác là các giá trị phụ thuộc: chúng được dẫn ra từ Thượng đế.

Cái gì là tốt là nếu không có Thượng đế? Cái gì là đức hạnh nếu không có Thượng đế? và cái gì là đạo đức nếu không có Thượng đế? và ai là tội nhân và ai là thánh nhân nếu không có Thượng đế? và tại  sao không làm cái này và tại sao làm cái kia nếu không có Thượng đế? Khi Nietzsche tuyên bố 'Thượng đế chết', trong cùng một câu ông ấy cũng tuyên bố 'Bây giờ con người là tự do.' Một cách tự nhiên, tự do khỏi mọi giá trị, tự do khỏi mọi hạn chế, tự do khỏi mọi trách nhiệm. Bây giờ con người không là trả lời được nữa; không ai có thể hỏi con người bất kì cái gì. Bây giờ sẽ không có bất kì Ngày Phán xử nào, bây giờ con người là tự do, và bất kì cái gì con người muốn làm con người có thể làm.

Fyodor Dostoevsky nói 'Nếu không có Thượng đế, thế thì mọi thứ là được phép.' Hiển nhiên, nếu không có Thượng đế thế thì mọi thứ là được phép, thế thì ai có đó mà ra lệnh cho bạn làm cái này hay không làm cái này? Thế thì không vâng lời hay vâng lời cả hai là vô nghĩa. Thế thì Adam không thể bị đuổi ra khỏi vườn Eden - không có Thượng đế có thể cấm đoán anh ta, và không có Thượng đế có thể nói 'Không ăn quả của Cây Tri thức', và không có Thượng đế có thể bắt buộc Adam phải vâng lời.

Và một khi Thượng đế biến mất, không có tội lỗi, vì tội lỗi là không vâng lời, tội lỗi là đi ngược lại lời răn của Thượng đế. Sự biến mất của Thượng đế ngụ ý sự biến mất của mọi giá trị; thế thì con người là thuần tuý con vật mà không có giá trị nào. Nếu không có Thượng đế, thế thì con người chắc chắn là tự do.

Jean-Paul Sartre nói 'Con người bị kết án là tự do.' Bị kết án sao? Vâng, nếu không có giá trị nào, thế thì tự do sẽ là quá nhiều; bạn sẽ không có khả năng sống nó. Sự sống sẽ trở thành hỗn độn: tự do sẽ biến thành hỗn độn, và tự do sẽ biến thành điên khùng.

Và Nietzsche đã nhận biết rằng nếu như không có Thượng đế, con người sẽ phát điên. Bản thân ông ấy đã trở nên điên; những năm cuối đời của ông ấy đã là của điên lớn. Ông ấy mất mọi cảm giác phương hướng, ông ấy mất mọi khả năng định hướng. Thế thì không có đâu mà đi nếu không có Thượng đế. Nhưng Nietzsche đã không nhận biết rằng đã từng có những người nói 'Không có Thượng đế' và đã không phát điên - Phật là một người.

Không có Thượng đế, và dầu vậy Phật đã không phát điên. Thực ra, Phật nói rằng bạn tạo ra Thượng đế bằng cách nào đó để duy trì sự lành mạnh của bạn. Lành mạnh của bạn không phải là lành mạnh thực - Thượng đế được cần để duy trì nó; không có Thượng đế, bạn sẽ bị phơi ra. Bạn là điên. Thượng đế chỉ là thủ đoạn để giữ bạn lành mạnh. Mọi tôn giáo của bạn không là gì ngoài các chiến lược để giữ bản thân bạn lành mạnh - làm ra niềm tin, an ủi; bằng không, sự sống sẽ là quá nhiều và bạn sẽ không có khả năng chịu được nó - cái đau của nó, phiền não của nó. Nếu bạn hiểu Phật, thế thì tin vào Thượng đế chỉ bằng cách nào đó bảo vệ bản thân bạn khỏi không lành mạnh bên trong, cái đó đó.

Người thực sự lành mạnh sẽ không cần Thượng đế. Người thực sự mạnh khoẻ, người toàn thể, sẽ không cần Thượng đế. Người đó sẽ là bản thân Thượng đế, tại sao người đó cần Thượng đế?

Nietzsche không nhận biết rằng Phật đã sống  mà không có Thượng đế. Và Phật không một mình - Mahavir đã sống không có Thượng đế. Và Mahavir không một mình; nhiều nhiều người chứng ngộ khác đã đi trước họ và đã kế tục họ. Ở phương Đông, những truyền thống lớn, Phật giáo, Jaina và Đạo, tất cả đều phi Thượng đế - và dầu vậy họ là tôn giáo. Phương Tây không có năng lực hiểu làm sao họ có thể là tôn giáo, làm sao họ có thể gọi bản thân họ là tôn giáo nếu không có Thượng đế. Họ không thể nghĩ được về tôn giáo mà không có Thượng đế; họ bị ám ảnh với ý tưởng về Thượng đế. Cho nên nếu Thượng đế chết, hay Thượng đế biến mất, hay không được tìm thấy nữa, hay con người trở nên không tin, thế thì con người sẽ phát điên. Nietzsche đã phát điên. Và toàn thể nhân loại đang dần dần chuyển tới tính điên đó. Ông ấy đã dự báo đúng: ông ấy là người điên rất tiên tri.

Nhưng Thiền không có Thượng đế. Thiền đã đưa tới tính lành mạnh của nó từ đâu? - từ chỗ nào? Từ nguồn nào? Bỏ ham muốn về nghĩa, Thượng đế bị bỏ đi. Thượng đế không là gì ngoài nghĩa được tạo ra, được chế tạo ra bởi con người. Kinh Thánh nói Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài - điều đó là không đúng; con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh riêng của mình - điều đó là đúng hơn nhiều. Thực ra, nói Thượng đế là cha của con người là sai; Thượng đế là con của con người, nó là ý tưởng của con người. Con người không thể sống mà không có Thượng đế. Đó là chứng thần kinh của con người, điều đó chỉ ra sự phụ thuộc của con người. Con người không thể sống mà không có hình ảnh người cha, con người cần ai đó để dựa vào, ai đó để  nhìn vào; con người cần hỗ trợ lớn - con người không thể đứng theo cách riêng của mình, trên chân riêng của mình.

Và đó là cái đẹp của Thiền, và đó là thông điệp của Phật: rằng con người có thể dựa trên bản thân của mình - không cần dựa vào bất kì người nào. Và Thượng đế chắc chắn nảy sinh trong bạn khi bạn không dựa vào bất kì người nào, vì khi bạn dựa, bạn dựa vài các niềm tin riêng của bạn. Chúng là mơ, phóng chiếu; chúng là không thực. Từ sợ bạn tạo ra Thượng đế. Làm sao nó có thể là thực? - nó không là kinh nghiệm của bạn. Từ thất vọng bạn tạo ra Thượng đế; nó là sản phẩm phụ của thất vọng. Từ khổ bạn tạo ra Thượng đế. Làm sao Thượng đế  của bạn có thể là satchitanand? Làm sao Thượng đế của bạn có thể là chân lí, phúc lạc, tâm thức? Bạn tạo ra Thượng đế của bạn từ vô thức  của bạn - làm sao nó có thể là có ý thức? Và bạn tạo ra Thượng đế từ khổ của bạn - làm sao Thượng đế có thể là phúc lạc? Và bạn tạo ra Thượng đế từ giả dối của bạn - giả dối lớn nhất là tin vào Thượng đế mà không biết ngài - làm sao Thượng đế có thể là chân lí? Không, Thượng đế không thể là satchitanand.

Phật nói: Thượng đế phải không được tạo ra bởi bạn. Bạn phải đi tới điểm mà  bạn có khả năng bỏ mọi tìm kiếm về nghĩa và mọi khao khát về nghĩa. Với tìm kiếm đó đã bị bỏ, mọi thượng đế biến mất theo cách riêng của chúng, mọi thiên đường biến mất, chúng không là gì ngoài mơ. Bạn bị bỏ lại một mình, không nội dung.

Và lại nhớ, bạn không rơi vào trong thất vọng; bạn không thể thế được - Phật không thể rơi vào trong thất vọng. Điều đó là không thể được: hi vọng đã biến mất, vô hi vọng cũng là vậy. Mục đích đã biến mất, làm sao bạn có thể lo âu bây giờ? Lo âu chỉ nảy sinh bởi vì mục đích - dù bạn sẽ đi làm nó hay không, do đó có lo âu. Không thể có bất kì căng thẳng nào khi không có nghĩa. Thế thì mọi cái còn lại là chơi đùa. Mọi cái còn lại là để sống chính khoảnh khắc này. Thế thì nếu ăn, ăn; nếu ngủ, ngủ; thế thì nếu bước đi, bước. Và từng hành động đều là tối thượng, và nó không có tham chiếu tới bất kì cái gì khác. Nó không phải có bất kì tham chiếu nào để có nghĩa. Nó không là nghĩa không là vô nghĩa; nó đơn giản hiện hữu.

Tính là vậy đó Phật gọi là tathata, như vậy: vậy vậy vậy. Phật gọi tính là vậy này là tự do. Và tự do này không giống như tự do của Sartre: rằng 'con người bị kết án là tự do'; nó là vinh quang, nó là huy hoàng lớn. Nó là việc thoát ra - thoát ra khỏi là bản ngã, thoát ra khỏi mọi giam cầm và đồng nhất, thoát ra của sự huy hoàng bên trong. Bạn nở hoa - không có bất kì tương lai nào, bạn nở hoa trong hiện tại. Khoảnh khắc này là tất cả.

Phật đã bắt đầu cuộc cách mạng trong tâm thức con người. Tôn giáo của ông ấy không phải là tôn giáo bình thường, nó là cực kì phi thường. Nó là hiếm hoi, nó không phải là cái thông thường hay đa dạng của vườn. Nó rất đặc biệt - việc truyền đặc biệt. Sáng suốt của Phật đã xuyên thấu vào chính cốt lõi của sự tồn tại. Thiền đã nở hoa ra từ sáng suốt đó. Điều đã xảy ra cho Phật ở Bodhgaya vào sáng nào đó dưới cây Bồ đề đã sống và  phát triển. Nó đã thu thập ngày càng nhiều năng lượng cho nó; nó đã trở thành dòng sông lớn bây giờ - đó là Thiền.

Và Thiền có cái gì đó mà rất rất bản chất cho sự sống còn của con người trong tương lai; bằng không, tự tử sẽ là điều duy nhất để nghĩ tới. Thiền có thể cho bạn phương án khác: phương án khác đó là tính chất sannyas.

Tự tử ngụ ý: không có nghĩa, cho nên phá huỷ bản thân bạn. Tính chất sannyas ngụ ý: không có nghĩa, cho nên bạn được tự do khỏi khao khát đó, bây giờ tận hưởng bản thân bạn. Vì không có nghĩa, không có định mệnh. Bạn tự do tận hưởng khoảnh khắc này với tính toàn bộ của bạn - không cái gì cản trở, không Thượng đế nào phải được chăm lo, không lời răn nào. Bạn hoàn toàn tự do hiện hữu trong khoảnh khắc này.

Tương lai sẽ là giống Thiền nhiều hơn bất kì cái gì khác. Nếu con người là để sống sót, tôn giáo phải lấy hình dáng của Thiền; nó sẽ ngày càng gần với Thiền hơn bất kì cái gì khác, vì Thiền không phải là tôn giáo như Ki tô giáo hay Hindu giáo hay Jaina giáo hay ngay cả Phật giáo. Thiền là một loại tính tôn giáo mới - không phải tôn giáo mà là tính tôn giáo. Khác biệt giữa các tôn giáo khác là ở số lượng. Khác biệt giữa Thiền và các tôn giáo khác là ở chất lượng: nó là cách mạng chất lượng.

Thiền cho bạn sáng suốt mới, cái nhìn mới; cuộc sống của tự do, hoàn toàn tự do; cuộc sống tự phát, tuyệt đối tự phát; cuộc sống của khoảnh khắc, trong khoảnh khắc, vì khoảnh khắc. Và... không có chỗ nào khác để đi.

Đây sẽ là tương lai của nhân loại, đây là khả năng duy nhất cho sự sống còn của con người. Chủ nghĩa hiện sinh ở phương Tây đã tạo ra bầu khí hậu cho Thiền bật ra. Chủ nghĩa hiện sinh là Thiền nửa vời, Thiền vô ý thức. Thiền là chủ nghĩa hiện sinh có ý thức. Sartre và Camus  và Heidegger và Berdyaev và Marcel và những người khác - họ là những người đi trước của cái gì đó đang tới, cái đã thực sự tới cho những người có thể thấy. Do đó tôi  đang nói nhiều thế về Thiền: vì nó có hương vị của tương lai.

Con người không thể vẫn còn bị giới hạn trong đền chùa và nhà thờ và nhà thờ hồi giáo thêm nữa. Và thế là đủ. Con người cần toàn thể bầu trời bây giờ.

Và đây là bài ca của Huyền Giác Đại sư. Lời kinh này là hay. Đi vào trong chúng.

Trăng được phản xạ trong suối, gió thổi qua rặng thông

trong khí mát của tối, trong sâu lắng nửa đêm, - nó là vì cái gì?

Huyền Giác đang nói: Nếu ông hỏi câu hỏi này, ông là kẻ ngu. Ông có thể hỏi câu hỏi này: 'Trăng được phản xạ trong suối... tại sao nó được phản xạ trong suối? nghĩa của nó là gì'? Nó không đẹp như nó vậy sao? Có nghĩa nào đó được mang tới cho nó không? Nghĩa sẽ thêm vào theo bất kì cách nào cho cái đẹp và phúc lành của nó không? Trăng được phản xạ trong suối... là không đủ sao? Thực ra, nó là quá đủ. Bạn còn muốn gì khác? Tại sao bạn nghĩ về nghĩa?

Việc tìm nghĩa là tham, và việc tìm nghĩa là trần tục. Người có tính tôn giáo sẽ tận hưởng khoảnh khắc  này: Trăng được phản xạ trong suối... cái đẹp, duyên dáng, im lặng. Hoặc trăng muốn được phản xạ trong suối, hoặc suối muốn trăng bị bắt vào trong nó như việc phản xạ. Không có ham muốn ở bất kì chỗ nào - không ham muốn về phần trăng, không ham muốn về phần suối. Nhưng trăng có đó và suối có đó, cho nên... phản xạ. Suối không lo nghĩ về nghĩa của trăng, trăng cũng không lo nghĩ về nghĩa của suối. Bạn, ngồi trên bờ, lo nghĩ. 'Nghĩa của mọi điều này là gì? Và nếu mình không thể tìm thấy bất kì nghĩa nào, thế thì tại sao mình phải sống chút nào, tại sao không tự tử?'

Những lời hay thế, vĩ đại thế, khoảnh khắc thần kì thế: trăng được phản xạ trong suối - và bạn, Albert Camus, đang nghĩ về tự tử, nói về tự tử. Bạn không thể tận hưởng khoảng khắc này trong sự trần trụi của nó sao? Bạn phải mang nghĩa nào đó cho nó sao? Bạn phải hỏi nó hữu dụng gì sao? Bạn có muốn bán phản xạ này ở bãi chợ không? Và khi nào bạn bạn thu được tờ mười ru pi, thế thì bạn sẽ nói 'Có, nó có nghĩa'? Bạn đang đòi hỏi về cái gì? Bạn ngụ ý gì bởi 'nghĩa'?

Đứa trẻ đang chơi; và người bố về nhà và nói 'Làm bài tập về nhà đi! Con đang làm gì? Làm cái gì đó hữu dụng đi!' Tại sao bài tập về nhà hữu dụng? Vì nó sẽ mang tới tiền về sau -  hữu dụng của nó còn cái gì khác? Chơi không hữu dụng vì nó sẽ không mang tới tiền nào.

Chúng ta đã thu toàn thể sự sống thành tiện dụng; chúng ta có mọi thứ trở thành thứ tiện ích, và tiện ích không bao giờ có tính tôn giáo. Nếu bạn hỏi tôi ai có tính tôn giáo và ai không, đây là định nghĩa của tôi. Thượng đế không phải là vấn đề - dù một người tin vào Thượng đế hay không, không làm cho người ta thành tôn giáo hay phi tôn giáo, vì tôi đã thấy hàng triệu người tin vào Thượng đế và không là người tôn giáo, và tôi đã thấy vài người không tin vào Thượng đế nhưng là người tôn giáo. Cho nên điều đó không liên quan; chúng ta sẽ phải tìm ra định nghĩa khác nào đó. Đây là định nghĩa của tôi: người chỉ nghĩ về tiện dụng là phi tôn giáo. Thế thì người đó không thể hiểu được cái đẹp, người đó bao giờ cũng tìm tiện dụng.

Bạn thấy con chim đang tung cánh - bầu trời trong veo không mây, chỉ có con chim đang cân bằng im lặng trên đôi cánh xa xăm - và bạn nói 'Nhìn kìa! Nhìn con chim đang tung cánh!' và bạn của bạn nói 'Thì sao?' Người này là phi tôn giáo, người này nói 'Thì sao? Chim đang tung cánh, thì sao? Nghĩa của điều đó là gì?' Người đó đang hỏi 'Chúng ta có thể tính tiền nó không?' Người đó đang hỏi 'Điều đó có thể được thu lại thành tiền, thành kinh tế không? Điều đó có thể được thu lại thành chính trị không? Điều đó sẽ giúp tôi thắng cuộc bầu cử sắp tới không? Điều đó sẽ giúp tôi có số dư ngân hàng lớn hơn không?  Điều đó có giúp tôi trở nên nổi tiếng hơn không? Nếu không, thế thì vấn đề là gì? Sao phí thời gian?'

Lão Tử đang đi qua, ông ấy đi trong cuộc hành hương. Bạn có thể hỏi 'Cuộc hành hương à - tới đâu? Ông ấy có đi tới Mecca hay tới Kailash, hay ông ấy đang tới Kashi?' Không. Cuộc hành hương không tới đâu cả. Chỉ tận hưởng - trong núi và sông và thung lũng - cuộc  hành hương tới không đâu cả. Đệ tử của ông ấy đi theo ông ấy. Họ tới trong một khu rừng nơi mọi cây đều bị chặt ngoại trừ một cây, và cây đó lớn thế và cành của nó cao và dài tới mức một nghìn xe bò kéo có thể nghỉ ngơi dưới bóng của nó. Và Lão Tử phái một trong các đệ tử của ông ấy tới đó, người này là một triết gia. 'Hỏi xem cái gì đã xảy ra, vì cả khu rừng đã bị chặt và hàng nghìn người vẫn đang chặt những cây còn  lại, nhưng tại sao họ không chặt cây này? Cứ đi và hỏi xem sao.'

Ông ấy yêu cầu đệ tử triết gia đi hỏi vì ông này bao giờ cũng hỏi về tính hữu dụng, về nghĩa. Triết gia này đi, quay lại với chút phân vân và bối rối, và nói 'Điều đó thật khó hiểu. Tôi đã hỏi họ và họ nói vì cây đó vô dụng. Họ nói rằng mọi cành của nó là tới mức chúng không thể được dùng để làm bất kì loại đồ đạc nào - chúng không thẳng. Lá của nó là tới mức không con vật nào sẽ ăn chúng. Khi thầy đốt gỗ của cây này, chỉ khói bay lên, không có lửa. Nó hoàn toàn vô dụng, đó là lí do tại sao họ đã không chặt nó.'

Và Lão Tử cười tiếng cười lớn và nói 'Ông thấy cái dụng của vô dụng chưa? Bây giờ, cây này đã sống sót vì nó là vô dụng. Thấy cái đẹp của cây này đi. Vì nó là vô dụng nó tận hưởng mặt trời và mây; nó vẫn sống. Và cây hữu dụng phải bị chặt và bị phá huỷ.' Và ông ấy nói với các đệ tử của mình 'Là vô dụng như cây này đi, thế thì không ai sẽ quấy rầy các ông, thế thì không ai sẽ giết các ông, và ông sẽ có khả năng tận hưởng, ông sẽ có khả năng nhảy múa. Nhìn vào điệu múa của cây đó!'

Lão Tử đang nói rằng cái dụng không phải là mọi điều có đó trong sự sống, và nghĩ cái dụng đó là tất cả là người hướng vật chất, là phi tôn giáo. Người bao giờ cũng hỏi về cái dụng và nghĩa là người phi tôn giáo. Người tôn giáo tận hưởng.

Ông ấy không hỏi bất kì câu hỏi nào về sự sống. Sự sống đẹp thế, sao phí thời gian vào việc hỏi?

Trăng được phản xạ trong suối, gió thổi qua rặng thông

trong khí mát của tối, trong sâu lắng nửa đêm, - nó là vì cái gì?

Huyền Giác đang nói: Ông có hỏi câu hỏi Nó là vì cái gì? Không?  Tại sao hỏi về người? Tại sao hỏi về Thượng đế? Tại sao hỏi mọi thứ? Việc hỏi tạo ra rào chắn cho tận hưởng. Các triết gia là những người tận hưởng sự sống ít nhất, và điều không may là họ chi phối tâm trí mọi người. Và họ là những người tận hưởng ít nhất trên thế giới - họ là người khổ nhất; họ bao giờ cũng hỏi tại sao.

Một người đàn bà nói với Immanuel Kant - người đàn bà đẹp - rằng cô ấy đã rơi vào yêu ông ấy và cô ấy muốn lấy ông ấy. Ông ấy nói 'Tại sao? Tại sao người ta rơi vào trong yêu? Và nghĩa của yêu là gì? Tôi sẽ phải nghĩ về nó.' Và ông ấy nghĩ và nghĩ, và ông ấy đọc về yêu và hôn nhân, và ông ấy nghĩ về mọi ý kiến ủng hộ và chống đối. Điều đó tốn thời gian - cũng là tự nhiên. Sau ba năm ông ấy quyết định rằng nó đáng thử, vì người ta sẽ chẳng mất gì bởi điều đó. Người ta có thể không được gì, nhưng người ta sẽ không mất bất kì cái gì. Ông ấy đã làm nhiều lưu ý - nó đã gần như một luận án - trong đó ông ấy đã viết mọi ý kiến ủng hộ và chống đối, và ủng hộ ít nặng cân hơn chống đối, cho nên ông ấy đã quyết định. Ông ấy gõ cửa nhà người đàn bà này, người bố ra mở cửa, và ông ấy nói 'Bây giờ tôi sẵn sàng, con gái của bác đâu rồi?' Và người bố cười và ông ấy nói 'Muộn quá rồi. Nó đã lấy chồng. Giờ nó có một con rồi. Anh mất thời gian quá lâu để suy nghĩ, anh đã bỏ lỡ điểm này!'

Ngay cả yêu với triết gia  cũng trở thành vấn đề; đẹp trở thành vấn đề, vui trở thành vấn đề. Ông ta liên tục hỏi tại sao... tại sao.

Tôi đã nghe nói về một bệnh nhân - chắc phải là một triết gia...

Nhà phân tâm của ông ấy gợi ý cho ông ấy rằng ông ấy lên núi để nghỉ ngơi. Thế là ông ấy đi tới đó. Sau vài ngày một bức điện tín gửi tới nhà phân tâm: Tôi cảm thấy rất hạnh phúc - tại sao? Giờ giải thích đi!

Ngay cả hạnh phúc cũng phải được giải thích  trước hết. Và đừng cười vào nó vì nhiều người thế tới tôi... Khi họ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc, khi họ bắt đầu cảm thấy vui vẻ, khi thiền bắt đầu nở hoa trong họ, họ tới tôi rất phân vân, bối rối - rất không thoải mái. Họ hỏi tôi 'Tôi cảm thấy rất vui vẻ tại sao?' Khổ thì được, nhưng vui sao? Cái gì đó không được mong đợi đang xảy ra: cái gì đó mà họ chưa bao giờ mong đợi, cái gì đó với nó họ không được chuẩn bị.

Và nhớ một điều: nếu bạn hỏi tại sao về khổ, nó có thể được trả lời, nhưng nếu bạn hỏi tại sao về vui, nó không thể được trả lời - vì khổ là phi tự nhiên, cho nên nó có nguyên nhân, còn vui chỉ là tuôn chảy tự nhiên, nó không có nguyên nhân. Nếu bạn đi tới bác sĩ và bạn hỏi 'Tôi cảm thấy mạnh khoẻ - tại sao?' ông ấy không thể trả lời bạn được, ông ấy không thể giải thích tại sao. Ông ấy không thể cho bạn đi khám tia X, điện tâm đồ, và các xét nghiệm khác, vì mạnh khoẻ không thể  được kiểm tra theo bất kì cách nào; không có máy nào có thể nói rằng bạn là mạnh khoẻ và có thể chỉ ra  nguyên nhân. Bạn mạnh khoẻ vì bạn sống động, bạn mạnh khoẻ  vì bạn phải là mạnh khoẻ; mạnh khoẻ là tự nhiên. Nhưng nếu bạn đi tới bác sĩ, và bạn ốm, ông ấy có thể chỉ cho bạn tại sao bạn ốm: có thể đó là lao phổi hay ung thư hay cái gì đó khác. Nguyên nhân có thể được tìm ra  - nguyên nhân có thể được tìm ra cho cái là phi tự nhiên. Vui chỉ là tự nhiên; đừng bao giờ hỏi tại sao. Đừng bao giờ hỏi tại sao về yêu, về vui, về đẹp, về Thượng đế, về sự sống.

Trăng được phản xạ trong suối, gió thổi qua rặng thông

trong khí mát của tối, trong sâu lắng nửa đêm, - nó là vì cái gì?

Nó không hướng đích, nó không là phương tiện cho mục đích nào đó khác, nó là phương tiện lên bản thân nó. Nếu bạn hỏi tại sao, bạn sẽ tạo ra rắc rối, và khi câu hỏi này sẽ không được trả lời, bạn sẽ cảm thấy rằng nó là vô nghĩa. Thất vọng sẽ nảy sinh nếu bạn hỏi tại sao, vì tự nhiên không có nghĩa vụ trả lời bạn theo bất kì cách nào, và nó không trả lời bất kì câu hỏi ngu xuẩn, đần độn, xuẩn ngốc nào. Trăng sẽ cười và liên tục lao đi trên trời, và suối sẽ cười và liên tục xô tới đại dương, và gió sẽ liên tục thổi qua rặng thông - cả thông sẽ không bận tâm để hỏi hay trả lời mà gió cũng không. Bạn sẽ bị bỏ lại một mình.

Khoảnh khắc con người hỏi tại sao, con người bị bỏ lại một mình, con người bị cắt ra khỏi tính toàn bộ của sự tồn tại. Bỏ tại sao đi, và đột nhiên bạn là một với gió và thông và suối và trăng. Và tính một đó là Thượng đế.

Thượng đế không phải là khái niệm thượng đế học, nó là kinh nghiệm có tính tồn tại. 'Tính một' đó là Thượng đế. Khi trăng không tách rời ở đó mà được bắc cầu với bạn, và suối không tách rời ở đó mà được bắc cầu với bạn, khi lá trên cây và ngôi sao xa xôi nhất cả hai được nối trong bạn và không có tại sao, thế  thì mọi thứ được đan dệt trong một hình mẫu. Hỏi tại sao, và bạn bị cắt rời; bạn trở nên bị cô lập, bạn trở thành hòn đảo. Và thế thì khổ nảy sinh, và sợ, và đơn độc. Bỏ tại sao đi, và bạn không một mình, bạn là một với sự tồn tại - làm sao bạn có thể một mình được? Và trăng có đó, và gió có đó, và thông, và suối, và núi, và sao, và sự tồn tại vô hạn, bao la này là của bạn.

Khi chúng ta đạt tới thực tại, nó được thấy

không nhân không vô nhân.

Điều này đang đạt tới thực tại: khi bạn không hỏi tại sao, khi bạn bỏ khao khát, khao khát loạn thần kinh, về nghĩa. Khao khát loạn thần kinh đó đang dẫn bạn tới thất vọng tới mức sự sống đã gần như không thể được; chính phép màu là làm sao bạn vẫn liên tục sống. Vâng, Freud có thể đúng khi có liên quan tới bạn: 'Cuộc sống con người nhiều phần là vấn đề chịu đựng hơn là tận hưởng.' Bản thân ông ấy không bao giờ tận hưởng cuộc sống; ông ấy chịu đựng.

Nhưng điều đó là xấu: chịu đựng, chịu đựng phúc lành thế trong đó bạn có thể biến mất, trong đó bạn không cần vẫn còn tách rời, trong đó bạn có thể trở thành một phần của điệu múa và bài ca.

Khi chúng ta đạt tới thực tại... Đây là thực tại: bỏ câu hỏi tại sao, bỏ thái độ triết lí hướng tới sự sống, bỏ khao khát về nghĩa, thế thì bạn đạt tới thực tại.

Đột nhiên bạn là một với sự tồn tại, đột nhiên bạn bắt đầu hiểu ngôn ngữ của chim và ngôn ngữ của cây, đột nhiên bạn đạt tới sự thống nhất nguyên thuỷ. Và thống nhất đó vẫn tồn tại ở cốt lõi sâu nhất của con người bạn; ở đó bạn được kết nối với nó.

Đó là điều tôi đã nói hôm nọ: bạn vẫn được kết nối với suối, với âm thanh hiện hành, hay với bất kì cái gì bạn muốn gọi nó, Thượng đế, logo, niết bàn, 'dòng chảy âm thanh vô âm', shabad. Bất kì cái gì bạn gọi nó, bạn vẫn được kết nối ở đó - chỉ trong cái đầu bạn đã trở nên bị ngắt kết nối. Và điều tốt là chỉ trong cái đầu bạn đã trở nên bị ngắt kết nối, nếu bạn đã thực sự trở nên bị ngắt kết nối tại chính rễ, thế thì sẽ không có cách nào để được kết nối lại. Ở đó bạn vẫn là một với dòng suối. Đó là lí do tại sao khi bạn đi ra biển, cái gì đó bắt đầu nổi bóng trong bạn: bạn vẫn là một với biển. Khi bạn thấy các con sóng triều của biển, và nghe thấy âm thanh và tiếng gầm, cái gì đó bắt đầu lang thang trong bạn - biển bên trong của bạn bắt đầu đáp ứng.

Con người được sinh ra trong biển: con người đã được sinh ra như cá, và cùng câu chuyện này vẫn được lặp lại với từng đứa trẻ. Từng đứa trẻ trong bụng mẹ tồn tại trong biển, biển nhỏ, và thành phần của nước trong bụng mẹ của người mẹ là đích xác như thành phần của nước biển - đích xác, nó mặn như nước biển. Đó là lí do tại sao đàn bà mang thai bắt đầu ăn nhiều muối hơn: họ cần nhiều muối hơn, họ phải tạo ra đại dương nhỏ, biển nhỏ, bên trong bản thân họ. Đứa trẻ lại được sinh ra như cá. Trong chín tháng đó trong bụng mẹ của người mẹ nó đã trải qua hàng triệu năm. Nó đi nhanh - với tốc độ phản lực, nhưng nó phải trải qua mọi giai đoạn. Và ngay cả bạn, khi bạn không trong bụng mẹ của mẹ bạn, thân thể bạn chứa nước biển, và không phải số lượng nhỏ - bạn có tám mươi phần trăm nước biển, tám mươi phần trăm! Và trong thân thể bạn nước phải chứa cùng lượng muối như biển; đó là lí do tại sao bạn thiếu muối, bạn không cảm thấy năng lượng, bạn không cảm thấy sống động, bạn cảm thấy yếu. Đó là  lí do tại sao muối là một trong những thứ cần thiết  nhất trong sự sống; ngay cả người nghèo nhất cũng phải có muối. Ở Ấn Độ người nghèo nhất chỉ có hai, ba thứ, nhưng nhu cầu của họ bị thu lại tới mức tối thiểu vừa đủ, thế thì... bánh mì và muối. Muối là điều phải có; không có muối sự  sống bắt đầu biến mất. Bạn vẫn đang mang biển bên trong bạn. Khi bạn đi ra biển, biển bên trong của bạn bắt đầu đáp ứng, sóng bắt đầu nảy sinh.

Đôi khi bạn có thấy người chơi đàn veena, người chơi đàn sitar không? Hay bản thân bạn có thử không? Có nhiều dây trên đàn sitar; chỉ bấm một nốt trên một dây, nốt nào đó, và bạn sẽ ngạc nhiên: tất cả các dây khác không bị chạm vang vọng với cùng nốt kia. Đó là sự thống nhất của sự sống. Đó là điều xảy ra với Thầy. Thầy liên tục chơi một nốt nào đó trong con người thầy, và cùng nốt  đó vang vọng trong con người bạn, trong con người của đệ tử. Điều này là satsang. Sớm hay muộn bạn bắt đầu nghe thấy âm thanh bên trong này, bạn bắt đầu nghe thấy giai điệu bên trong. Bạn đi ra biển, biển nói với biển bên trong của bạn. Đó là lí do tại sao bạn bị ảnh hưởng nhiều thế vào đêm trăng tròn. Nhiều người phát điên  vào đêm trăng tròn hơn bất kì đêm nào khác. Nhiều thơ ca được sinh ra vào đêm  trăng tròn, và nhiều yêu, tất nhiên. Trong mọi ngôn ngữ của thế giới có những từ liên quan tới chứng điên cùng với trăng. Trong tiếng Anh, 'lunatic' bắt nguồn từ luna, trăng. Trong mọi ngôn ngữ có những từ chỉ ra mối kết nối với chứng điên; cái gì đó xảy ra giữa trăng và tâm trí. Cũng như biển phát điên khi trăng tròn, biển bên trong của bạn cũng phát điên khi trăng tròn. Bạn được kết nối.

Khi bạn đi vào trong rừng sâu và bạn đi tới im lặng nguyên thuỷ đó của rừng, cái gì đó vang vọng trong bạn, hoài niệm; bạn nhớ. Cái gì đó bên trong bắt đầu nổi lên bề mặt. Bạn mang mọi kinh nghiệm của mọi sự tồn tại trong bạn. Khi bạn đi lên Himalayas, không chỉ Himalayas làm cho bạn cảm thấy im lặng thế, Himalayas chỉ có thể làm cái gì đó vang vọng trong bạn: Himalaya bên trong có đó. Con người đã sống trong núi. Không khí tươi tắn và tuyết trinh nguyên... và cái gì đó trinh nguyên trong bạn nổi lên.

Chúng ta là một.

Đây là điều Thiền nhân nói.

Khi chúng ta đạt tới thực tại, nó được thấy

không nhân không vô nhân.

Thế thì người ta biết nó không là hữu nhân không là vô nhân - cả hai từ là vô dụng. Thượng đế không phải là nhân, và Thượng đế không phải là vô nhân nữa. Thế thì Thượng đế là gì? Khó nói. Thượng đế là không thể tả được. Nó là kinh nghiệm về sự thống nhất hữu cơ với cái toàn thể, và cái toàn thể không phải là nhân, không là vô nhân. Mọi kiểu từ ngữ đó mà phụ thuộc vào nhị nguyên đều trở thành vô nghĩa; chúng phải bị bỏ đi. Đó là lí do tại sao Thiền nhân im lặng về Thượng đế; họ không nói một lời.

Nếu bạn làm tượng Thượng đế, nó trở thành nhân. Nếu bạn không làm tượng Thượng đế như người Mô ha mét giáo, nó trở thành vô nhân. Nhưng tham chiếu vẫn còn là cùng một: nhân. Nhân hay vô nhân, người Hindus và người Mô ha mét giáo không rất khác nhau mấy; người này làm tượng, người khác phá huỷ chúng. Nhưng cả hai tin vào cùng một điều bằng cách nào đó. Người tôn thờ, người phá huỷ, nhưng cả hai đang bám vào cái gì đó sâu bên dưới mà là cùng một thứ. Người nghĩ Thượng đế là nhân, người nghĩ Thượng đế là vô nhân.

Thượng đế không là cả hai. Mọi lời của chúng ta đều không nói được. Thượng đế chỉ là sự hiện hữu. Sự hiện hữu là sự hiện hữu. Đang đây là Thượng đế. Bây giờ, bạn có thể gọi cái đang đây này là nhân hay vô nhân? Khi trăng được phản xạ trong suối, nó là nhân hay vô nhân? Và khi gió thổi qua rặng thông, nó là nhân hay vô nhân? Những từ đó không tạo ra nghĩa. Nó là vậy. Gió thổi trong rặng thông là đang thổi trong rặng thông, và trăng được phản xạ trong suối là được phản xạ trong suối. Nó là vậy. Mọi điều có thể được nói là: Nó là vậy. Đó là nghĩa của từ tathata: Nó là vậy.

Không tội, không thiên đường, không mất hay được; về tính siêu việt này, không câu hỏi!

Một phát biểu lớn có ý nghĩa mênh mông: Không tội, không thiên đường... Mọi tội được tạo ra vì ý tưởng của chúng ta về cách mọi sự phải là vậy. Chúng ta không thể chấp nhận mọi sự như chúng vậy, chúng ta muốn áp đặt ý định của chúng ta lên sự tồn tại, chúng ta đang liên tục  áp đặt ý định của chúng ta lên sự tồn tại. 'Mọi thứ phải giống thế này.' Nhưng khi gió đang thổi qua rặng thông, nó là đức hạnh hay tội lỗi? Và khi trăng được phản xạ trong suối, nó là đạo đức hay vô đạo đức?

Thực tại đơn giản hiện hữu. Không tội, không thiên đường... Và nếu không tội, làm sao có thể có địa ngục? - vì nếu không có tội, không thể có trừng phạt. Nếu không có tội, không thể có đức hạnh và không có thưởng và không có đền ơn, không thể có thiên đường. Mới hôm nọ tôi đã nói rằng điều Charan Singh nói là hoàn toàn vô nghĩa. Bẩy địa ngục, bẩy cõi trời... chỉ tạo ra hư cấu để khai thác mọi người. Không có địa ngục, không có cõi trời. Địa ngục không là gì ngoài tưởng tượng - tưởng tượng đau, khổ; và cõi trời lại là tưởng tượng - tưởng tượng về mọi kinh nghiệm vui thú mà đã xảy ra cho bạn, và bạn muốn có chúng lặp đi lặp lại mãi, bạn muốn chúng mãi mãi.

Sự sống đơn giản hiện hữu, và sự sống là ở đây bây giờ.

Không tội, không thiên đường, không mất hay được...

Tôi nói đây là phát biểu lớn; người ta cần tim lớn để hiểu nó. Người hạn hẹp sẽ bị rối trí, tâm trí hạn hẹp sẽ rất bị rối. Nó cần chỗ mở rộng, tim mở như bầu trời.  Không có mất, không có được. Đó toàn là tham: mất và được. Đó là người tôi gọi là người phi tôn giáo: người bao giờ cũng nghĩ dưới dạng mất và được.

Mọi người tới tôi và họ hỏi 'Chúng tôi quan tâm tới thiền, chúng tôi thấy người của thầy múa và hát, nhưng chúng tôi có thể hỏi cái được thực sẽ là gì?' Cái được thực sao? Hát và múa là không đủ sao? Bạn muốn gì bởi cái được thực - cái gì đó sờ mó được, cái gì đó bạn có thể mang về nhà và chỉ cho hàng xóm của bạn xem, rằng 'Trông đây, tôi đã có thiền, anh không có', cái gì đó mà bạn có thể đặt trong phòng khách nhà bạn để gây ấn tượng cho mọi người, rằng 'Nhìn đây, đây là thiền'? Bạn ngụ ý gì bởi được? Nhưng tâm trí tham, tâm trí kinh doanh, liên tục nghĩ dưới dạng đó. Và vì tâm trí tham này có những người liên tục khai thác bạn, họ nói 'Sẽ có cái được lớn.'

Maharishi Mahesh Yogi liên tục nói với mọi người rằng không chỉ sẽ có lợi ích tâm linh, sẽ  có lợi ích kinh tế, tài chính nữa. 'Nếu bạn thiền, bạn sẽ kiếm được nhiều hơn - giầu có sẽ bị hút tới bạn nếu bạn thiền, bạn sẽ thành công.'

Bây giờ, đây là loại rác rưởi gì vậy? Nhưng đó là điều mọi người muốn. Đây đã từng là kinh nghiệm của tôi và quan sát của tôi: từ khi cái gọi là các guru Ấn Độ đã bắt đầu đi sang phương Tây, không guru Ấn Độ nào đã từng có khả năng biến đổi phương Tây, nhưng phương Tây đã có khả năng biến đổi mọi guru Ấn Độ. Thay vì giúp họ thiền, mọi guru trở thành nhà kinh doanh. Họ bắt đầu nói ngôn ngữ của họ, rằng "Điều này sẽ là cái được', rằng 'Bạn sẽ không bị đau tim', rằng 'Bạn sẽ có cuộc sống thành công hơn', rằng 'Bạn sẽ nổi tiếng hơn', rằng 'Bạn sẽ có nhiều bạn bè hơn', rằng 'Cuộc sống hôn nhân của bạn sẽ là cuộc sống hạnh phúc'. Thiền chẳng liên quan gì tới những điều này, thiền là niềm vui vô cùng. Và thiền chỉ xảy ra cho những người không đòi hỏi những điều như vậy; nếu họ đòi hỏi những điều như vậy, nó không thể xảy ra. Và những người liên tục hứa hẹn với bạn rằng những điều này sẽ xảy ra - thiền đã không xảy ra cho họ nữa, vì người biết thiền là gì không thể lừa bạn được.

Không tội, không thiên đường, không mất hay được;

về tính siêu việt này, không câu hỏi!

Và các câu hỏi không thể được hỏi về nó: hoặc bạn trải nghiệm nó hoặc bạn không. Và câu hỏi không thể giúp được bạn trải nghiệm nó nữa. Cứ đi ra dưới trời và quan sát. Cảm gió thổi qua rặng thông. Trở thành gió thổi qua rặng thông, và đôi khi trở thành thông và cảm nó.

Tôn giáo phải được cảm. Trở thành suối và phản xạ trăng, hay trở thành trăng và được phản xạ bởi suối. Và nếu thiền của bạn đi sâu hơn bạn có thể trở thành cả hai cùng nhau - trăng và suối, cả hai cùng nhau. Và những điều đó là những kinh nghiệm về Thượng đế. Đó là lí do tại sao tôi nói Thiền sẽ  là tôn giáo của tương lai vì tôn giáo của tương lai sẽ có tính thẩm mĩ, nó sẽ không có tính đạo đức.

Các tôn giáo của quá khứ đã là đạo đức, luân lí, khắt khe đạo đức. Tôn giáo của tương lai sẽ có tính thẩm mĩ. Cái đẹp sẽ là giá trị của nó, và mọi cái khác sẽ  nảy sinh ra từ cảm giác về cái đẹp. Các tôn giáo quá khứ đã là văn xuôi; tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo của thơ ca.

Trong quá khứ nếu ai đó nhịn ăn, điều đó được coi là vĩ đại - điều đó sẽ không là như vậy trong tương lai. Nếu ai đó nhảy múa, thế thì người đó sẽ được coi là thánh nhân. Nhịn ăn sao? Cái gì có liên quan tới tôn giáo? Người là tự bạo, là bệnh hoạn, cần điều trị tâm lí. Người đang giết bản thân mình, và bạn tôn thờ người đó - bạn cũng là một phần. Nếu người đó xuống địa ngục,  bạn cũng xuống địa ngục; nếu có bất kì địa ngục nào, cả hai cùng sẽ ở đó, vì người hành hạ bản thân mình và bạn giúp người đó hành hạ bản thân người đó. Bạn bạo hành. Khi bạn tôn thờ một người vì người đó nhịn ăn, bạn là bạo hành, bạn là vô nhân đạo - vì nếu bạn liên tục tôn thờ người đó, người đó sẽ phải hành hạ bản thân người đó thêm nữa. Đó là điều xảy ra: nếu người đó muốn bản ngã của người đó được đáp ứng, nếu người đó muốn nhiều người hơn tôn thờ người đó và nghĩ người đó là thánh nhân, người đó sẽ liên tục nhịn ăn ngày càng nhiều hơn. Người đó sẽ tìm ra những cách thức tinh vi  hơn để hành hạ bản thân người đó: người đó sẽ nằm trên giường gai hay người đó sẽ bắt đầu đánh bản thân mình mọi sáng.

Đã từng có một giáo phái, một giáo phái Ki tô giáo, và thánh nhân lớn nhất đã là một người sẽ quất roi vào thân thể ông ta tới chảy máu mọi sáng. Mọi người sẽ tới và xem. Nghĩ về những người đó. Họ sẽ xem, và các thánh nhân sẽ quất roi vào thân thể họ, và máu sẽ chảy ra, và thân thể họ sẽ bị tra tấn. Và mọi người sẽ xem với niềm hân hoan vui sướng - nhìn những người là thánh nhân lớn nhất, người có thể hành hạ thân thể người đó nhiều nhất. Bây giờ, những thánh nhân này là ốm yếu và những người đã tới xem họ cũng là ốm yếu. Ở Nga đã từng có một giáo phái Ki tô giáo trong đó đàn ông sẽ cắt cơ quan sinh dục của họ và đàn bà sẽ cắt vú họ - và họ được coi là những thánh nhân lớn. Và khi buổi lễ này xảy ra, hàng nghìn người sẽ tụ tập lại để xem nó.

Bây giờ, chúng ta đã sống trong loại thế giới nào trong quá khứ? Chúng ta đã từng nghĩ loại người nào là tôn giáo?

Tôn giáo mới sẽ là có tính thẩm mĩ, thơ ca. Một người sẽ được coi là có tính tôn giáo nếu người đó vẽ đẹp, hát hay, múa đẹp. Nếu người đó có duyên dáng, nếu cuộc sống của người đó là niềm vui... Và không chỉ trong bản thân người đó mà tuôn tràn, siêu dư thừa  niềm vui; không chỉ việc người đó là phúc lạc, người đó chia sẻ phúc lạc. Đó là tôn giáo  sẽ xảy ra trong tương lai. Và hướng dẫn đầu tiên về điều đó đã xảy ra trong Thiền: chính chỉ các Thiền sư đã từng vẽ tranh và làm thơ. Đây là những thoáng nhìn đầu tiên về cách mạng thẩm mĩ. Và cảm giác của tôi là ở chỗ nếu con người có cảm giác về cái đẹp, người đó không thể tồi tệ, vì mọi cái tồi tệ là xấu. Người có cảm giác về cái đẹp nhất định là tốt - và không có bất kì tu luyện về cái tốt nào. Cái tốt sẽ chỉ là tự nhiên: nó sẽ đi theo sau cảm giác của người đó về cái đẹp.

Để cái đẹp là Thượng đế của bạn.

Không tội, không thiên đường, không mất hay được; về tính siêu việt này, không câu hỏi!

Đừng là triết lí, là tôn giáo đi. Đừng tự biện, trải nghiệm đi.

Ai là vô ý nghĩ? Ai là bất sinh?

Không liên tục suy nghĩ về những điều này, đây là những câu hỏi: Thượng đế là gì? Hồn là gì? Thiên đường là gì? Không liên tục nghĩ về  những điều này, bạn sẽ không bao giờ giải được chúng; và câu trả lời sẽ được cho sẽ tạo ra nhiều câu hỏi hơn và không gì khác.

Ai là vô ý nghĩ?

Ai là nhân chứng này? Ai thiền? Ai đạt tới? Đừng hỏi những câu hỏi này; đạt tới, thiền, chứng kiến. Trở thành vô ý nghĩ và thấy, và bạn sẽ đi tới biết ai là bất sinh, ai là bất tử.

Sống là bất sinh, sống là bất tử, sống tiếp tục. Hình tướng liên tục thay đổi, hình tướng là nhất thời; sống là vĩnh hằng. Nhưng nhớ rằng sống được diễn đạt qua các khoảnh khắc. Đừng tạo ra phân tách giữa khoảnh khắc và vĩnh hằng, và đừng bắt đầu tìm cái vĩnh hằng, và đừng bắt đầu hi sinh cái nhất thời - vì cái vĩnh hằng diễn đạt bản thân nó qua cái nhất thời, hồn diễn đạt bản thân nó qua thân thể.

Thượng đế đã không làm ra thế giới, Thượng đế đã trở thành thế giới.

Nếu Thượng đế đã làm ra thế giới, ngài vẫn còn tách rời, xa cách. Thượng đế đã trở thành thế giới. Tuyên bố điều đó đi! Trèo lên nóc nhà và tuyên bố điều đó cho toàn thế giới: Thượng đế đã trở thành thế giới. Bây giờ không còn bất kì nhị nguyên nào nữa giữa Thượng đế và thế giới; không có cái gì như Thượng đế và thế giới. Thế giới là thiêng liêng. Thế giới là đầy Thượng đế; nó là tính đầy Thượng đế, nó là tính Thượng đế. Không có Thượng đế khác bên ngoài nó.

Nó là ở đây, nó là bây giờ - trong tôi, trong bạn, trong chim, trong cây - khoảnh khắc này. Nhưng sống nó, trải nghiệm nó.

Xem tiếp Chương 6 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post