Chương 4. Người ta ngạc nhiên

Chương 4. Người ta ngạc nhiên

Price:

Read more

Một hạt mầm làm cả trái đất xanh - Osho

Bài nói về Thiền

Chương 4. Người ta ngạc nhiên



Powered by RedCircle


Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,

Shojin Daishi tới từ Ấn Độ và nói với Fuketsu, "Chúng tôi những người học có ba thể, có bốn mồm; tôi xin thầy cho tôi thú tội!"

Với điều này, Fuketsu bật ngón tay và nói, "Có thể tội của ông biến mất! Có thể tội của ông biến mất!"

Một dịp khác, một sư nói với Fuketsu, "Mọi người đã tụ lại như mây; xin thầy luận pháp!"

Fuketsu đáp, "Mọi người chân trần đuổi theo thỏ; họ vẫn đi giầy khi ăn thịt."

Môt sư khác nói với Fuketsu, "Cho dù không thực hành thiền, chúng tôi có thể chắc chắn đạt tới Phật tính không?"

Fuketsu nói, "Gà trống vàng báo trước bình minh; thùng hắc ín toả ra bức xạ tối."

Lần khác, một sư hỏi Fuketsu, "Cả nói và im lặng đều vi phạm. Làm sao chúng tôi có thể không làm vậy?"

Fuketsu đáp:"Ta luôn nhớ mùa xuân ở Konan, nơi gà gô hót: Vô số hoa ngát hương làm sao!"

Các bạn, tôi chưa bao giờ cười trong đời tôi nhiều như tôi đã cười tuần trước. Mọi ngày cái gì đó buồn cười xảy ra.

Hôm nay tôi đã nhận được một thông điệp từ đảng Dalit Elevation Republic Party, rằng tôi phải chứng minh sự lành mạnh của tôi bằng chứng chỉ từ nhà tâm lí. Chỉ thế thì họ mới sẵn sàng thảo luận các vấn đề với tôi.

Theo hướng dẫn của tôi, gần một trăm nhà tâm lí đang làm việc, và hàng trăm người nữa tới và đi học thiền ở đây. Tôi phải hỏi ai về chứng chỉ?

Điều đó làm tôi nhớ lại... Khi tôi tốt nghiệp từ đại học tôi lập tức đi tới ông bộ trưởng bộ giáo dục của Madhya Pradesh. Ông ấy cũng là hiệu trưởng đại học Sagar, nơi tôi có bằng sau đại học về tâm lí, về tôn giáo, về triết học. Bây giờ cùng người đó là phó tổng thống Ấn Độ.

Tôi đi thẳng tới ông ấy. Tôi bảo thư kí của ông ấy, "Tôi sẽ đi gặp ông hiệu trưởng đại học của tôi, không phải ông bộ trưởng giáo dục, cho nên đừng chen vào giữa tôi và ông hiệu trưởng. Ông ấy biết tôi, ông ấy đã tới đại học này mọi năm để nói chuyện trong hội nghị trường đại học. Ông ấy thậm chí đã nói chuyện dưới sự chủ tịch của tôi ở khoa triết học của đại học Sagar. Ông ấy biết tôi."

Thư kí thông báo cho ông bộ trưởng giáo dục, ông ấy gọi tôi vào. Ông ấy nói, "Có chuyện gì vậy?"

Tôi nói, "Tôi đã làm việc từ đại học của ông, và tôi đã đứng đầu toàn thể đại học này. Đây là huân chương vàng. Tôi cần việc dạy ở bất kì đại học nào."

Ông ấy nói, "Ông tuyệt đối đủ tư cách. Theo mọi cách ông đã là thứ nhất trong hạng nhất, và chung cuộc ông đã đứng đầu đại học này, cho nên ông sẽ có được chỗ. Và tôi biết ông một cách cá nhân, và tôi bao giờ cũng yêu mến và kính trọng ông. Vì ông đã từng làm chủ tịch các cuộc họp trong đại học nơi tôi đã là diễn giả mời, tôi đã nghe ông."

Cho nên ông ấy nhìn vào hồ sơ của tôi, đơn xin, và thế rồi ông ấy nói, "Một thứ bị thiếu, giấy chứng nhận hạnh kiểm của ông."

Tôi nói, "Tôi biết điều đó. Nhưng ông muốn tôi có giấy chứng nhận hạnh kiểm từ ai đó mà tôi không thể cho chứng nhận hạnh kiểm sao?"

Ông ấy gãi đầu. Ông ấy nói, "Có lẽ ông đúng. Ông phó hiệu trưởng thì sao? Ông trưởng khoa triết học thì sao?"

Tôi nói, "Ông biết hoàn toàn rõ ông phó hiệu trưởng là kẻ say. Ông muốn tôi có giấy chứng nhận từ người say về hạnh kiểm của tôi sao? Tôi không thể xác nhận cho ông phó hiệu trưởng về hạnh kiểm của ông ấy.

"Ông trưởng khoa triết học của tôi chưa bao giờ sống cùng vợ ông ấy, đã từng sống với người đàn bà khác. Ông ấy giữ vợ và con ở Delhi chỉ để tránh họ, để cho ông ấy có thể có mọi đàn bà mà ông ấy muốn. Ông muốn tôi lấy giấy chứng nhận hạnh kiểm từ ông ấy sao? Tôi biết ông ấy rõ hơn, có lẽ ông không biết ông ấy rõ thế."

Ông ấy nói, "Vấn đề khó khăn đây."

Tôi hỏi thẳng ông ấy, "Ông có muốn cho tôi giấy chứng nhận hạnh kiểm không? Ông có nghĩ ông đủ tư cách không? Không chính khách nào ở nước này có đủ tư cách cho tôi giấy chứng nhận hạnh kiểm. Hoặc là ông chấp nhận đơn của tôi mà không có giấy chứng nhận hạnh kiểm, hoặc ông từ chối nó.

"Và tôi ở đây và ông đang hỏi về giấy chứng nhận hạnh kiểm. Nhìn vào mắt tôi đây! Nhìn vào mặt tôi đây! Và ông có bất kì hiểu biết nào không? Thế thì đừng hỏi những câu hỏi ngu xuẩn."

Ông ấy lập tức cho tôi việc bổ nhiệm vào đại học. Tôi cầm lệnh bổ nhiệm từ tay ông ấy. Ông ấy nói, "Đây không phải là cách đúng, nó phải gửi qua bưu điện."

Tôi nói, "Khi đích thân tôi đi tới đại học, tại sao phí hoài ten bưu điện một cách không cần thiết?"

Ông ấy nói, "Ông là anh chàng kì lạ."

Tôi nói, "Điều đó đúng. Nhưng là anh chàng kì lạ không có nghĩa là người không có hạnh kiểm."

Thế là tôi nhận lệnh bổ nhiệm, và ngày hôm sau tôi xuất hiện ở đại học nơi ông ấy đã bổ nhiệm tôi. Ông hiệu trưởng không thể tin được điều đó: "Chỉ trong một ngày... ông đã nhận lệnh bổ nhiệm này ở đâu?"

Tôi nói, "Trực tiếp từ ông bộ trưởng giáo dục."

Ông ấy nói, "Điều này không phải là thường lệ. Nó đáng phải đi qua bưu điện."

Tôi nói, "Chỉ bởi vì lệ thường này toàn thể bộ máy quan liêu của ông thành trì trệ. Tôi nhớ nhiều trường hợp... Một bưu thiếp đi từ Katni tới Jabalpur, chỉ tám dặm đường, trong bốn mươi năm. Ông muốn tôi được bổ nhiệm còn sống hay đã chết?"

Ông ấy nhìn tôi, và ông ấy nói, "Điều đó đúng, tôi cũng đã đọc nhiều trường hợp bưu thiếp đã đi trong mười bẩy năm, mười tám năm."

Cho nên tôi nói, "Đó là lí do tại sao tôi đã mang nó đi cùng bản thân tôi." Nhưng ông ấy có hơi chút do dự. Tôi nói, "Ông có thể gọi điện cho bộ trưởng giáo dục ngay trước tôi. Nếu ông không thể tin cậy tôi, ông có thể gọi điện thoại cho ông bộ trưởng giáo dục."

Ông ấy gọi điện cho ông bộ trưởng giáo dục, ông này nói, "Lệnh bổ nhiệm đó do tôi kí. Ông không phải ngần ngại, cho ông ấy công việc đi!"

Có hàng trăm nhà phân tâm, nhà tâm lí học, nhà trị liệu, người tin vào các trường phái tâm lí khác nhau, người đã từng ở đây dưới tôi để học thiền - vì bản thân tâm lí học đã đi tới hiểu rằng nó là không đầy đủ. Không đạt tới tâm trí im lặng, mọi điều bạn có thể làm là phân tích mơ. Và phân tích mơ sẽ không cho bạn con người bản chất của người ta.

Ngay bây giờ có hàng tá nhà phân tâm, nhà trị liệu hiện diện trong cuộc gặp gỡ này - họ đã tới từ xa xôi, được giáo dục tốt, được huấn luyện, có chứng chỉ thực hành phân tâm. Nhưng bản thân phân tâm học đang chết, vì nó đã không chữa được một người nào trên toàn thế giới. Hai mươi năm của phân tâm học...

Hàng triệu đô la đã được trả - vì phân tâm là nghề đắt nhất. Nhưng ngay cả họ không thể nói rằng họ đã phân tâm cho một người một cách đầy đủ. Toàn thể nỗ lực phân tâm là vô tích sự. Họ đơn giản gãi trên bề mặt tâm trí, nhìn vào mơ.

Tâm lí học không tin vào hồn con người. Tâm lí học tin rằng tâm trí là sản phẩm phụ của thân thể, và những người thậm chí đã không truy hỏi ra ngoài tâm trí vào hồn con người lại đang làm những phát biểu mà tuyệt đối dối trá. Họ đã không truy hỏi. Toàn thể phương Đông đã từng quan tâm không chỉ với tâm trí, mà với cái gì đó bên ngoài tâm trí.

Bây giờ họ đang trở nên nhận biết rằng việc đập vào tâm trí trong nhiều năm bạn chẳng thu được cái gì. Phải có cái gì đó nhiều hơn, bằng không phân tâm và mọi trường phái khác của tâm lí học sẽ chết. Chúng đang chết rồi.

Một trong những nhà tâm thần vĩ đại nhất của Mĩ, Ts. Weiss, trong nhiều năm đã nghĩ xem nên nói nó hay không - vì nó sẽ tạo ra sự phản ứng trong toàn thể phong trào tâm lí học khắp thế giới. Ông ấy đã quan sát trong nhiều năm và thấy rằng phân tâm không có tác dụng. Chừng nào cái gì đó tâm linh chưa được thêm vào nó, nó là trên giường chết.

Nhưng bây giờ ông ấy đã thu lấy dũng cảm và viết cuốn sách, Muôn kiếp, Muôn thầy, và tuyên bố rằng phân tâm học và mọi trường phái khác nhau của nó đang trong cơn đau chết cuối cùng của nó. Ông ấy đã gây sốc cho toàn thể phong trào tâm lí khắp thế giới.

Ông ấy tốt nghiệp đại học Yale và bây giờ là một trong những nhà phân tâm Mĩ được kính trọng nhất - là nhà tâm thần học, nhà tâm thần dược học, nhà văn của nhiều sách. Một nghiên cứu cả đời đã kết thúc trong tuyên bố rằng tâm lí học là không đủ.

Phương Đông đã từng nói điều này trong gần mười nghìn năm. Vì lí do gì mà tâm lí học đã không được sinh ra ở phương Đông?

Điều đó là kì lạ, vì phương Đông đã từng làm việc trên thế giới bên trong của con người, và họ đã không phát triển tâm lí học. Họ đã không bận tâm về phân tích mơ, vì họ biết đây chỉ là điều trị triệu chứng, và điều trị triệu chứng không chữa được bệnh.

Bệnh là sâu hơn tâm trí, và chừng nào bạn chưa cho con người một cảm nhận rõ ràng về hiện hữu của người đó, về hồn vĩnh hằng của người đó, không cái gì có thể giúp cho nhân loại. Chỉ kinh nghiệm về cái vĩnh hằng, cái bất tử của tâm thức mới cho con người tính toàn thể - và tôi gọi đây là tính linh thiêng duy nhất nữa.

Nếu những người này mà tôi đã từng cố giúp cả đời tôi... Tôi đã từng hỗ trợ cho những người bị áp bức, những người bị kìm nén, nhưng họ không hiểu. Họ đã không đọc bất kì sách nào của tôi, mà họ cũng không bao giờ tới nghe tôi.

Tôi có sáu trăm năm mươi cuốn sách - có lẽ không ai trên thế giới này đã viết sáu trăm năm mươi sách - được dịch sang ba mươi tư ngôn ngữ của thế giới. Và tổ chức Dalit vô văn hoá, vô giáo dục này có trơ tráo nào đó để yêu cầu tôi rằng tôi phải tạo ra chứng nhận từ một nhà tâm lí học liên quan tới sự minh mẫn của tôi.

Nhà phân tâm học vĩ đại nhất của Anh, Ronnie Laing, đã viết mới vài ngày trước đây. Ông ấy đã gửi bệnh nhân riêng của ông ấy, người mà ông ấy đã không thể chữa được trong mười bốn hay mười sáu năm làm việc, tới học thiền. Ông ấy muốn tới ở đây trong vài ngày. Ông ấy muốn học thiền - vì tâm trí là không đủ; người ta cần cái gì đó nhiều hơn của cái vĩnh hằng của sự tồn tại.

Tám mươi tư các nhà phân tâm lỗi lạc nhất, các hoạ sĩ, nhà thơ, triết gia của Italy đã phản đối chính phủ Italy vì từ chối cho tôi vào Italy. Cùng điều này là trường hợp ở Hà Lan, ở Hi Lạp, ở các nước khác.

Hai mươi mốt nước đã cấm tôi vào lãnh thổ của họ. Không bao giờ có một người không vũ trang... Chỉ lời của chân lí tạo ra sợ trong tất cả những người đang sống trong dối trá.

Ngay cả nghị viện Đức - tôi chưa bao giờ hỏi xin vào Đức - không có việc hỏi xin của tôi, nghĩ rằng một ngày nào đó tôi có thể hỏi xin, đã thông qua một luật trong nghị viện rằng không chỉ tôi không được vào Đức, mà máy bay phản lực của tôi không thể được tiếp nhiên liệu tại bất kì sân bay nào của Đức, vì tôi có thể làm biến chất đạo đức của họ, tôn giáo của họ, văn hoá của họ - chỉ trong ba tuần. Một nền văn hoá mà đã được tuyên truyền trong hai nghìn năm, một tôn giáo đã sống hai nghìn năm, lại sợ một người. Nếu nền văn hoá, đạo đức, tôn giáo hai nghìn năm của bạn có thể bị phá huỷ bởi một khách du lịch trong ba tuần, thế thì nó không đáng có.

Và nếu những người này muốn biết, họ có thể tới văn phòng đạo tràng. Ít nhất có một nghìn bức thứ đã được viết cho chính phủ Mĩ khi tôi bị bắt ở đó, từ mọi loại người xuất chúng trên khắp thế giới, kết án bước đi tội phạm của Ronald Reagan: bắt một người không có bất kì lí do gì, không có bất kì lệnh bắt nào. Họ đã không có bằng chứng chút nào chống lại tôi.

Tôi chưa bao giờ đi ra khỏi phòng tôi. Tôi không quan tâm tới đạo đức và tôn giáo và văn minh của bất kì người nào.

Theo tôi, mọi điều này vẫn chưa xảy ra. Con người còn phải chờ đợi. Con người vẫn sống trong bóng tối của quá khứ man rợ.

Trong ba nghìn năm con người đã đánh nhau trong năm nghìn cuộc chiến tranh - và bạn gọi con người này là có văn hoá sao? Chỉ Thành Cát Tư Hãn, Thiếp Mộc Nhi, Nadirshah - trong ba người này họ đã giết một trăm triệu người.

Đất nước có văn hoá nhất, có giáo dục nhất - mà đã tạo ra những triết gia lớn như Kant, Hegel, Feuerbach, Karl Marx - sợ tôi. Và đây là đất nước của Adolf Hitler, người đã giết sáu triệu người Do Thái ở Đức trong phòng khí ga, và là người đã giết trong chiến tranh thế giới thứ hai ba mươi triệu người. Và họ nghĩ họ có văn minh, họ nghĩ họ có văn hoá, họ có tôn giáo.

Nhưng nếu tổ chức Dalit này muốn, nó có thể tới văn phòng và nhìn vào mọi thư phản đối mà đã được gửi cho tổng thống Mĩ vì bắt nhà huyền bí không phạm bất kì tội nào.

Họ bịa đặt, tưởng tượng, ba mươi tư lời buộc tội chống lại tôi, và không một lời nào có bất kì sự thực nào trong nó. Và ông tổng chưởng lí, Ed Meese, của Mĩ...

Khi họ buộc tôi rời khỏi Mĩ, sau khi tôi rời đi, đại diện của Ed Meese đã thừa nhận trong cuộc họp báo, "Ông ấy là vô tội, ông ấy đã không phạm bất kì tội nào." Nhưng người Ki tô giáo chính thống - và Ronald Reagan đã là người Ki tô giáo chính thống - không muốn "người này" ở trong nước này.

Người ta tự hỏi, con người đã thay đổi chút nào từ thời Socrates, con người vĩ đại nhất của Hi Lạp, bị đầu độc? Nhưng con người bé nhỏ, đám đông người Hi Lạp, không thể dung thứ được chiều cao của ông ấy; họ đã đầu độc thiên tài vĩ đại nhất của riêng họ. Kể từ đó Hi Lạp đã không bao giờ được như cũ. Nó tự tử bằng việc đầu độc Socrates. Nó không còn là đất nước lỗi lạc trên thế giới. Với Socrates nó đã ở chính đỉnh của văn minh.

Người Do Thái đã giết Jesus, đã đóng đinh ông ấy mà không có bất kì nghĩa lí nào, không có bằng chứng về bất kì tội nào. Và kể từ đó người Do Thái đã khổ không sao kể xiết trên khắp thế giới.

Jesus đã phạm tội gì? Al-Hillaj Mansoor đã phạm tội gì? Người Mô ha mét giáo đã giết ông ấy, theo cách súc vật hơn nhiều so với Jesus bị đóng đinh. Họ chặt ông ấy từng mảnh một: bàn chân, chân, đùi - họ chặt ông ấy từng mảnh một. Và vậy mà tội của người này đã là ở chỗ ông ấy giữ việc đưa ra phát biểu "Ana'l Haq" lặp đi lặp lại. Nó có nghĩa là "Ta là chân lí." Điều đó là tội.

Dường như là tư duy là tội trong con mắt của thế giới.

Một trong những nhà báo lớn nhất, nổi tiếng quốc tế, là M. V. Kamath. Ông ấy đã duyệt xét các sách của tôi, và nói rằng tôi là thiên tài vĩ đại nhất trong phần cuối của thế kỉ này. Người điên không bao giờ là thiên tài.

Nhà báo vĩ đại khác của Ấn Độ, cựu biên tập viên của tờ Illustrated Weekly of India, đã duyệt xét cuốn sách khác của tôi về Zarathustra của Friedrich Nietzsche.

Tôi là người duy nhất đã bình luận về cuốn sách đó - vì Adolf Hitler đã pha trộn các phát biểu của Friedrich Nietzsche tương ứng theo ý riêng của ông ta. Bất kì cái gì ông ấy muốn dùng ông ấy đã chọn ra từ công trình của Friedrich Nietzsche. Và bởi vì Adolf Hitler, Nietzsche đã trở nên bị kết án. Tôi phải kéo Nietzsche ra khỏi bàn tay của Adolf Hitler.

Tôi đã nói về Zarathustra đã nói như vậy. Duyệt xét nó, biên tập viên của tờ Illustrated Weekly đã so sánh tôi với Adi Shankara. Ông ấy nói trong bài duyệt xét của mình rằng "Sau Adi Shankara, chưa bao giờ có bất kì người nào khác có cùng tầm cỡ và cùng thông minh" - mặc dầu tôi không đồng ý với ông ấy.

Tôi không muốn bị so sánh theo bất kì cách nào với Adi Shankara. Tôi chấp nhận Adi Shankara như một trong những triết gia vĩ đại nhất, không có hoài nghi gì về điều đó. Nhưng triết học của ông ấy và phong cách sống của ông ấy đã là mâu thuẫn; do đó tôi không muốn bị so sánh với Adi Shankara.

Một mặt ông ấy đã nói, "Tất cả chúng ta là thiêng liêng, tất cả chúng ta trong cốt lõi bên trong nhất của mình là thượng đế, hồn càn khôn tối thượng," và mặt khác ông ấy đã chấp nhận hệ thống đẳng cấp Hin du. Ông ấy đã nói rằng mọi người là Thượng đế theo cách ẩn kín. Nhưng về các tiện dân thì sao? Ngay cả cái bóng của họ cũng làm bạn bẩn.

Ông ấy đã đề xuất một triết lí rằng toàn thể thế giới bên ngoài bạn là ảo vọng - nhưng về tiện dân thì sao? Dường như họ là người thực duy nhất, mọi người khác là ảo vọng.

Một tiện dân chạm vào Shankara khi ông ấy đã tới tắm trong sông Hằng ở Varanasi. Lúc đó là sáng sớm, vẫn còn tối, và một người đã chạm vào ông ấy một cách vô tình. Shankara chắc đã không phát hiện ra bất kì cái gì vì lúc đó trời tối và ông ấy không thể nhìn thấy người này, nhưng bản thân người này đã nói, "Đợi đã! Ông sẽ phải tắm lần nữa. Tôi là tiện dân."

Shankara hoảng hồn. Bạn không mong đợi con người thông minh của Shankara hoảng hồn. Ông ấy giận thế, đầy cuồng nộ, ông ấy nói, "Tại sao ông đã chạm vào tôi?"

Người này nói, "Đó là vấn đề triết học. Ông nói mọi thứ trên thế giới là ảo vọng. Về tôi thì sao? Thân thể tôi có khác thân thể ông không? Hồn tôi có khác hồn ông không? Trong triết học của ông, ông đang nói những điều khác toàn bộ. Xin thực hành chúng nữa."

Cho nên tôi hiểu lời khen lớn cho tôi như một thiên tài vĩ đại nhất sau Adi Shankara, nhưng dầu vậy tôi sẽ không đồng ý bị so sánh với Adi Shankara. Triết học của ông ấy và phong cách sống của ông ấy là mâu thuẫn.

Nhà báo nổi tiếng thế giới và là nhà văn, Aubrey Menon, đã viết một cuốn sách, Nhà huyền bí mới. Ông ấy đã viết về tôi trong cuốn sách đó rằng khi ông ấy đương đầu với tôi ở Bombay trong cuộc họp Cross Maidan của gần năm mươi nghìn người, ông ấy không thể tin được vào mắt mình.

Ông ấy viết rằng ông ấy đã ngồi ở hàng trước, khi tổng thống Kennedy nói, nhưng ông ấy không thể cảm thấy bất kì cái gì. Bài nói được thư kí tổng thống viết ra, nó không phải là tự phát. "Nó bình thường, nó không chạm tới tim của bất kì người nào. Tôi ra về hoàn toàn thất vọng."

Ông ấy đã ở trong cuộc mít tinh lớn của Adolf Hitler, người đã được coi là một trong những người diễn thuyết vĩ đại nhất. Nhưng, ông ấy nói, khi ông ấy nghe tôi, ông ấy nghe một loại con người khác toàn bộ.

Adolf Hitler đơn giản đã hô khẩu hiệu không có bất kì nghĩa nào, thậm chí vô nghĩa. Ông ta đã nói cho người Đức, "Mọi khổ của chúng ta là vì người Do Thái." Sự kiện là ở chỗ người Do Thái đã là người giầu nhất ở Đức, và mắt ông ấy nhìn vào giầu có của họ. "Giết người Do Thái và lấy mọi tiền bạc của họ và mọi cơ xưởng của họ và mọi kinh doanh của họ!" Và ông ấy đã thuyết phục cái gọi là giới trí thức của Đức - ngay cả Martin Heidegger, một trong những triết gia nổi tiếng nhất của thế kỉ này - rằng người Do Thái đã là vấn đề. "Vì người Do Thái, nước Đức không có khả năng chinh phục toàn thế giới, cho nên trước hết kết thúc người Do Thái."

Tuyệt đối ngớ ngẩn.

Aubrey Menon viết, "Tôi không thể cảm thấy bất kì thuyết phục nào trong điều ông ta đã nói."

Và khi ông ấy nghe tôi... tôi tuyệt đối tự phát, đơn giản. Tôi không biết lời nào sẽ tới tiếp sau, tôi không biết cái gì tôi sẽ nói với bạn. Tôi chỉ đối diện với bạn và cho phép sự hiện hữu của tôi được trút vào tim bạn. Ông ấy cảm thấy điều đó, và ông ấy không thể tin được rằng năm mươi nghìn người đã ngồi im lặng thế dường như không có người nào - im lặng nghe được tiếng kim rơi. Ông ấy nói, "Tôi đã hiểu nghĩa của cụm từ này lần đầu tiên."

Bạn có thể trải nghiệm nó ở đây.

Mười nghìn người này có thể làm chứng cho sự minh mẫn của tôi. Giơ cả hai tay của bạn lên nếu bạn nghĩ tôi là minh mẫn.

(Với tiếng cười lớn, mọi người giơ cả hai tay.)

Cám ơn.

(Nhiều tiếng cười và vỗ tay hơn.)

Bây giờ đến lời kinh. Maneesha đã hỏi:

Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,

Shojin Daishi tới từ Ấn Độ và nói với Fuketsu, "Chúng tôi những người học có ba thể, có bốn mồm; tôi xin thầy cho tôi thú tội!"

Theo Phật Gautam, và theo mọi nhà huyền bí của phương Đông - và đặc biệt của Ấn Độ - con người có ba thể. Một thể bạn biết là vật lí. Thể khác đằng sau nó là thể tinh tú; nó được làm bằng ánh sáng thuần khiết, do đó nó không có trọng lượng.

Khi bạn chết chỉ thể vật lí của bạn chết. Thể tinh tú đem con người bên trong nhất của bạn tới bụng mẹ khác, chừng nào bạn chưa trở nên chứng ngộ. Nếu bạn trở nên chứng ngộ, thế thì ngoại trừ trung tâm bên trong nhất của bạn mọi thứ đều chết, và trung tâm này lần đầu tiên được thả ra khỏi nhà tù của ba thể. Nó đơn giản tan ra như băng trong tâm thức đại dương của vũ trụ. Đó là tự do tối thượng. Chúng ta đã gọi nó là moksha, chúng ta đã gọi nó là niết bàn. Tất cả những từ đó ngụ ý tự do tối thượng khỏi mọi lệ thuộc vào thân thể và hành động, vào tâm trí và suy nghĩ, vào tình cảm và xúc động.

Thể thứ ba được gọi là thể tinh tế. Nó được làm hoàn toàn bằng cái gì đó như không khí. Bạn có thể thấy thể thứ hai nếu bạn có con mắt của thiền. Bạn có thể thấy thể ánh sáng; ánh sáng là cảm nhận được. Nhưng không khí là không cảm nhận được ngay cả với thiền nhân. Thể thứ ba là thể tinh tế.

Đây là các tầng bảo vệ.

Đằng sau ba thể này được ẩn kín là con người thực của bạn, sự huy hoàng lớn lao của bạn, cực lạc tối thượng của bạn.

Và bốn mồm là gì? Phật Gautam đã nói đùa, "Mọi người có ít nhất bốn mồm. Ông có thể có nhiều hơn, nhưng mọi người có ít nhất bốn mồm." Ông ấy ngụ ý mặt nạ chồng lên mặt nạ.

Khi bạn gặp ông chủ của bạn, bạn có mặt khác. Khi bạn gặp người hầu của bạn, bạn không có cùng mặt. Quan sát mà xem. Khi bạn gặp vợ bạn, bạn có mặt khác. Khi bạn gặp bạn gái của bạn, bạn có mặt khác.

Bạn có thể quan sát từ xa một đôi đang bước tới bạn, và thấy liệu họ có lấy nhau hay không. Các bộ mặt sẽ biểu lộ ra. Chồng có vẻ bối rối, vợ thường xuyên là thám tử. Người đàn bà đẹp đi qua bên: chồng không thể nhìn cô ấy, vợ đang theo dõi.

Người ta nói rằng vài người ra khỏi giường buổi sáng, ăn sáng và đi tới việc làm của họ; vài người ra khỏi giường và đi về nhà họ.

Khi bạn thấy người đàn ông với cô bạn gái, nó toàn là niềm vui. Cùng cô bạn gái đó sẽ trở thành việc đóng đinh.

Tôi nhớ tới một nhà tâm lí học lớn, người đã nghiên cứu nhà thương điên. Giám thị đưa ông ấy vào bên trong. Trong một phòng nhỏ một người đàn ông đang khóc lóc thảm thiết, nước mắt đầm đìa, và ôm giữ bức ảnh trên ngực mình. Đó là tình huống khổ sở thế.

Nhà phân tâm hỏi viên giám thị, "Điều gì xảy ra cho người này?"

Giám thị nói, "Anh ta muốn lấy người đàn bà - anh ta có tấm ảnh - nhưng anh ta không thể lấy được cô ấy, và anh ta đã phát rồ."

Họ chuyển sang xà lim thứ hai, và một người đàn ông khác đang đập đầu vào tường. Nhà phân tâm hỏi, "Điều gì đã xảy ra cho người này? Tại sao anh ta đập đầu?"

Giám thị nói, "Ông có thể không tin điều đó: anh ta đã lấy cùng người đàn bà kia, và đã phát điên!"

Phật nói mọi người đều có các mặt nạ, và chừng nào bạn còn chưa được tự do khỏi các mặt nạ, bạn không bao giờ có thể biết mặt nguyên bản của bạn. Mặt nguyên bản và việc tìm thấy nó là toàn thể việc tìm kiếm tính tôn giáo đích thực. Cho nên, Phật nói, bỏ các mặt nạ có thể được đi. Mọi người, người nghèo nhất trong những người nghèo, có ít nhất bốn mặt nạ, và người đó liên tục đổi mặt mình.

Nó bắt đầu ngay từ thời thơ ấu. Bạn đi tới trường. Nếu cô giáo không ở trong lớp, bạn quan sát trẻ em mà xem. Đó là sự hỗn độn: sách bị ném tung, người bị đánh, chúng viết bất kì cái gì chúng muốn lên bảng đen. Và khoảnh khắc cô giáo vào, tuyệt đối im lặng giáng xuống, mọi người nhìn vào sách của mình. Chúng không đọc, nhưng chúng nhìn vào sách.

Cái gì đã xảy ra?

Ngay cả trẻ nhỏ... nhưng chúng ta dạy chúng. Mẹ bảo em bé, "Mẹ là mẹ của con: mỉm cười đi." Nếu em bé không cảm thấy cười, sao nó phải mỉm cười? Bạn đang dạy ngoại giao. Dần dần đứa trẻ học, vì nó phụ thuộc vào bố mẹ về mọi thứ. Cho nên khi người mẹ tới, đứa trẻ mỉm cười. Cái đó là giả; nó không có ham muốn mỉm cười. Khi người bố tới, nó mỉm cười. Cái đó là giả.

Chúng ta đang tạo ra giả dối từ chính thời thơ ấu: "Kính trọng người lớn tuổi" - dù bạn có kính trọng họ hay không.

Tôi bị rắc rối thường xuyên trong thời thơ ấu của tôi. Bất kì người nào già hơn, họ hàng xa - ở Ấn Độ bạn không biết tất cả họ hàng của bạn - bố tôi sẽ bảo tôi, "Chạm chân ông ấy đi, ông ấy là họ hàng xa."

Tôi sẽ nói, "Con sẽ không chạm chân ông ấy đâu chừng nào con chưa tìm ra cái gì đó đáng kính trong ông ấy."

Cho nên bất kì khi nào bất kì họ hàng nào tới, họ sẽ thuyết phục tôi đi ra ngoài, "vì điều đó gây lúng túng lắm. Chúng ta đang nói cho con, `Kính trọng người già,' còn con hỏi, `Chúng ta hãy đợi. Để con xem cái gì đó đáng kính. Con sẽ chạm chân ông ấy - nhưng không biết, làm sao bố mẹ mong đợi con là trung thực và thật thà được?'"

Nhưng đây không phải là phẩm chất mà xã hội kính trọng. Mỉm cười, tôn kính, vâng lời - dù nó là đúng hay sai không thành vấn đề. Bạn sẽ có tính kính trọng.

Trong thế chiến thứ hai, một giáo sư ở Đức, giáo sư triết học, bị buộc đăng lính vào quân đội. Ông ta chống lại, ông ta nói, "Các ông không hiểu. Tôi là nhà triết học. Tôi không thể giết người mà không có lí do nào." Nhưng không ai nghe ông ta.

Họ nói, "Chúng tôi sẽ dạy cho ông ấy. Cứ để ông ấy tới doanh trại quân đội. Dưới khẩu súng đã nạp đạn ông ta sẽ về với nhận biết của ông ta." Nhưng họ đã không có ý tưởng về người này.

Họ mang ông ta ra thao trường đầu tiên vào sáng sớm. Viên sĩ quan chỉ huy ra lệnh, "Quay trái!" Mọi người quay trái, nhưng triết gia này vẫn đứng như cũ.

Viên chỉ huy tới ông ta và hỏi, "Tại sao...? Ông điếc à?"

Ông ta nói, "Không, nhưng tôi đã bảo các ông trước rồi: tôi không thấy bất kì lí do nào... tại sao tôi phải quay trái?"

Và thế rồi, chung cuộc, mọi người quay trái và quay phải và tiến lên trước và lùi lại sau, và chung cuộc trở lại cùng vị trí. Ông giáo sư nói, "Aha! Nếu họ tất cả đều về cùng vị trí lần nữa, thế thì phỏng có ích gì? Tôi đã đứng ở đây mọi lúc!"

Viên sĩ quan chỉ huy nghĩ, "Người này là không thể được."

Ông ta hỏi viên tướng, "Ông đã tuyển người này; tôi không thể đối phó được với ông ta. Ông cho ông ta việc khác nào đó đi."

Viên tướng đem ông ta tới một đống đậu nháo nhào, và cho ông ta một việc đơn giản: một đống hạt đậu... Ông tướng bảo ông giáo sư, "Ông ngồi xuống, và phân loại ra những hạt đậu lớn sang một bên, và những hạt đậu nhỏ hơn sang bên kia. Tôi sẽ tới sau một giờ - và để ý xem công việc này được thực hiện."

Sau một giờ ông ấy quay lại. Ông giáo sư vẫn ngồi im lặng; hạt đậu đích xác y nguyên như khi ông ấy đi. Ông ấy nói, "Cái gì đã xảy ra?"

Ông giáo sư nói, "Có vấn đề vô cùng."

Viên tướng nói, "Vấn đề gì?"

Ông giáo sư nói, "Có hạt đậu lớn, được, tôi có thể để chúng ở bên này. Có những hạt đậu nhỏ, tôi có thể để chúng ở bên kia. Nhưng có một số hạt ở giữa: để chúng ở đâu? Nếu tôi không biết chỗ để chúng tôi không thể phân loại nó được.

"Thực ra," ông ta nói, "mọi hạt đậu đều là riêng nó. Tôi có thể làm ra một đường mà sẽ đi hàng dặm xa, hạt lớn nhất, thế rồi nhỏ hơn, thế rồi nhỏ hơn, thế rồi nhỏ hơn. Nhưng cái đống lộn xộn nhỏ này sẽ không có tác dụng, tôi cần sân lớn hơn!"

Viên tướng nói, "Xin ông, ông về lại đại học đi."

Người này là đơn giản và hồn nhiên và không có mặt nạ.

Phật nói mọi người đều là kẻ đạo đức giả. Mọi người đều cố phô ra bộ mặt tương ứng với mong đợi của đám đông. Mọi người lắng nghe đám đông, vì đám đông không bao giờ thích bất kì người nào là người lạ, đám đông không bao giờ thích bất kì người nào là thông minh hơn.

Ở Mĩ tôi có tâm xã ở Oregon, và tôi đã nói với các phương tiện truyền thông, "Người của Oregon chậm phát triển." Các chính khách của Oregon rất giận, thống đốc rất giận, tổng chưởng lí rất giận. Toà án cấp cao của Oregon, toà thượng thẩm của Oregon - tất cả họ đều giận.

Tôi đã nói, "Giận không giúp gì đâu. Một cuộc điều tra là được cần" - và một đại học Oregon đã tiếp tục nhiệm vụ này. Họ đã đi tới kết luận: "Ông ấy đúng. Người Oregon trung bình chỉ có bẩy phần trăm thông minh vận hành, và số trung bình của tâm xã là mười bốn phần trăm - gấp đôi số của bất kì người Oregon nào. Các ông không thể bắt đầu vụ kiện chống lại người này. Đó thực sự là sự sáng tỏ kì lạ của cái nhìn rằng ông ấy đã thấy toàn thể người của Oregon là chậm phát triển. Bẩy phần trăm là thông minh của người chậm phát triển."

Tôi đã gọi toàn thể nghị viện Ấn Độ là chậm phát triển, và phát ngôn viên của Lok Sabha đã viết một bức thư cho tôi, nói rằng "Ông phải xin lỗi, ông đã xúc phạm nghị viện của đất nước."

Tôi nói, "Tôi chẳng xúc phạm bất kì người nào. Trước hết ông đem mọi thành viên của nghị viện của ông ra kiểm tra xem. Nếu tôi sai, ông có thể đóng đinh tôi. Và nếu tôi đúng, thế thì tất cả các ông phải rời khỏi nghị viện, và cuộc bầu cử mới sẽ được cần."

Ông ấy đã không dám, vì ông ấy biết... Trong nghị viện mọi người ném giầy vào nhau, dùng những lời tục tĩu mà không đưa vào hồ sơ được, la hét, vật lộn lẫn nhau. Ông ấy biết nghị viện của ông ấy. Ông ấy đã không trả lời tôi, vì điều đó sẽ là hiện tượng kì lạ nếu bởi tình cờ - và có mọi sự tình cờ - toàn thể nghị viện chứng tỏ là dưới bẩy phần trăm. Nó sẽ thành chuyện đàm tiếu cho toàn thế giới. Tốt hơn cả là giữ im lặng.

Phật đã nói rằng xã hội sống theo cách rất lừa dối. Nó sống trong dối trá, nó sống trong an ủi tưởng tượng. Nó có nhiều mặt thế. Tuỳ theo nơi chốn, tuỳ theo người, nó thay đổi mặt. Và ông ấy đã nói điều này để cho bất kì người nào muốn là tôn giáo đích thực bỏ đi mọi mặt nạ này.

Bạn có thể không nhận biết rằng từ 'personality-nhân cách' bắt nguồn từ Hi Lạp. Nó có nghĩa mặt nạ. Trong kịch Hi Lạp, vào thời cổ đại, mọi diễn viên thường có mặt nạ. Persona nghĩa là mặt nạ, và từ persona đã đưa tới từ personality-nhân cách. Chừng nào bạn chưa bỏ nhân cách của bạn, bạn sẽ không có khả năng tìm ra tính cá nhân của bạn.

Tính cá nhân được cho bởi sự tồn tại; nhân cách bị áp đặt bởi xã hội. Nhân cách là sự thuận tiện xã hội. Xã hội không thể dung thứ tính cá nhân, vì tính cá nhân sẽ không tuân theo như cừu. Tính cá nhân có phẩm chất của sư tử; sư tử đi một mình.

Cừu bao giờ cũng trong đám đông, hi vọng rằng ở trong đám đông sẽ cảm thấy ấm cúng. Ở trong đám đông người ta cảm thấy được bảo vệ nhiều hơn, an ninh. Nếu ai đó tấn công, có mọi khả năng trong đám đông để cứu bản thân bạn - nhưng một mình sao? Chỉ sư tử đi một mình.

Và mọi người trong các bạn đều được sinh ra là sư tử, nhưng xã hội liên tục ước định bạn, lập trình tâm trí bạn là cừu. Nó cho bạn nhân cách, nhân cách ấm cúng, đẹp, rất thuận tiện, rất vâng lời.

Xã hội muốn có các nô lệ, không phải là những người tuyệt đối hiến dâng cho tự do. Xã hội muốn có các nô lệ vì mọi quyền lợi được đầu tư đều muốn sự vâng lời.

Những người đang nắm quyền lực, những người có của cải, người đứng đầu các tôn giáo, tất cả họ đều muốn một điều: bạn phải không ngẩng cao đầu bạn. Bạn phải sống như nô lệ, bị kéo và đẩy từ bên này qua bên kia. Bạn phải không chống đối. Bạn phải không khẳng định con người của bạn, thông minh của bạn, tính cá nhân của bạn.

Đây là nỗi sợ, lí do tại sao hai mươi mốt nước ngăn cản tôi không cho vào lãnh thổ của họ: vì tôi tuyệt đối thiên về chết đi nhân cách và tính cá nhân được giành lại. Đó là phục sinh thực.

Một nhà vua lớn, Prasenjita, đương đại với Phật Gautam, đã tới gặp Phật Gautam lần đầu tiên. Vợ ông ấy đã là một đệ tử ngưỡng mộ của Phật Gautam trong thời gian dài trước khi cô ấy lấy Prasenjita. Cô ấy là con gái của một nhà vua lớn.

Cho nên khi Phật Gautam tới kinh đô của Prasenjita, người vợ nói với chồng, "Điều có vẻ không phải là khi một người như Phật Gautam tới kinh đô của anh mà anh không ra đón chào ông ấy. Em đi đây. Ông ấy chắc chắn hỏi về anh. Em sẽ nói gì?"

Người chồng nghĩ một chốc, và ông ấy nói, "Thôi được, anh cũng tới. Nhưng vì anh tới lần đầu tiên, anh muốn tặng ông ấy món quà nào đó. Anh có một viên kim cương rất lớn; ngay cả các hoàng đế cũng ghen tị vì viên kim cương đó. Phật phải ca ngợi nó, cho nên anh sẽ đem viên kim cương đi."

Người vợ bắt đầu cười. Cô ấy nói, "Thay vì kim cương, sẽ là tốt hơn nếu anh đem đoá sen từ ao lớn của chúng ta. Với Phật hoa sen là đẹp hơn. Ông ấy sẽ làm gì với viên kim cương? Nó sẽ là gánh nặng không cần thiết."

Ông ấy nói, "Anh sẽ mang cả hai và chúng ta xem ai thắng."

Thế là ông ta đi trên chiếc xe vàng tới tâm xã của Phật, nơi mười nghìn sư đang ngồi quanh ông ấy. Ngay trước khi ông ấy bắt đầu bài nói buổi sáng, chiếc xe vàng của nhà vua dừng lại, cho nên ông ấy đợi nhà vua bước vào.

Nhà vua tới trước ông ấy, và đầu tiên ông ta tặng Phật viên kim cương. Phật nói, "Bỏ nó đi!" Rất khó cho Prasenjita bỏ viên kim cương - đó là chính cuộc sống của ông ta! - nhưng không bỏ nó cũng là khó. Trước mười nghìn người Phật đã nói điều đó - "và ông đã tặng viên kim cương này cho nên nó không còn thuộc vào ông."

Ông ta do dự. Phật nói, "Bỏ nó đi!" Thế là ông ấy bỏ viên kim cương, một cách ngần ngại, và đưa tặng đoá sen bằng bàn tay kia.

Phật nói, "Bỏ nó đi!" Prasenjita nghĩ, "Người này có dở hơi không nhỉ?" Ông ta bỏ đoá sen, và Phật nói, "Ông không nghe thấy à? Bỏ nó đi!"

Ông ta nói, "Cả hai tay tôi đều trống không. Bây giờ thầy muốn tôi bỏ cái gì?"

Vào khoảnh khắc đó, một trong những đệ tử lâu nhất của Phật, Xá Lợi Tử, nói, "Ông không hiểu. Phật không nói bỏ kim cương, hay bỏ đoá hoa. Ông ấy đang nói, `Bỏ nhân cách của ông đi. Bỏ điều ông là vua đi. Bỏ mặt nạ này đi, chỉ là con người, vì qua mặt nạ này ta không thể nào tiếp cận tới ông được.'"

Ông ta chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Nhưng một im lặng lớn, và mười nghìn người... và ông ta tự phát sụp xuống dưới chân Phật.

Phật nói, "Đó là điều ta đã từng bảo ông: bỏ nó đi. Bây giờ ngồi xuống. Chỉ là con người. Ở đây không ai là hoàng đế và không ai là kẻ ăn xin. Ở đây mọi người là bản thân mình. Chỉ là bản thân ông. Việc là hoàng đế này có thể bị lấy đi khỏi ông.

"Một ngày nào đó ai đó sẽ chinh phục vương quốc của ông và ông sẽ là kẻ ăn xin. Tính chất hoàng đế này không phải là phần bản chất của ông. Nó có thể bị đánh cắp, nó có thể bị chinh phục, nó có thể bị phá huỷ. Tốt hơn cả là bản thân ông bỏ nó đi - điều đó nhiều tính người hơn - và chỉ vẫn còn là con người đích thực của ông."

Daishi đã tới Ấn Độ để học các giáo huấn và kỉ luật của Phật Gautam - lâu sau Phật Gautam, có lẽ một nghìn năm sau, đi tìm người nào đó đã thức tỉnh, chứng ngộ, người có thể giúp ông ấy hiểu thiền là gì.

Ông ấy được bảo rằng chúng ta có ba thể và bốn mồm. Ông ấy không thể hiểu được. Ba thể, bốn mồm là gì? Ông ấy quay về Nhật Bản và tới Thiền sư lớn Fuketsu, và hỏi ông này, "Xin thầy giải thích cho tôi nghĩa của phát biểu thách đố này là gì. Tôi chỉ có một thể, một mồm."

Với điều này, Fuketsu bật ngón tay - Chỉ bật ngón tay ông ấy - và nói, "Có thể tội của ông biến mất! Có thể tội của ông biến mất!"

Đây là thế giới của Thiền, nơi sự hợp lí bình thường không hữu dụng. Người này đã hỏi cái gì đó tuyệt đối khác, và Fuketsu đã trả lời theo cách mà nếu bạn cố hợp lí hoá nó bạn sẽ tuyệt đối thất vọng.

Ông ấy đã không trả lời trên bề mặt - chỉ trên bề mặt ông ấy đã không trả lời - nhưng bên dưới bề mặt ông ấy đã trả lời.

Tôi phải giải thích cho bạn điều đã đi ngầm - điều không thể được nói, nhưng có thể được truyền. Phát biểu của ông ấy, "Có thể tội của ông biến mất!" - chỉ (thầy bật ngón tay) trong một cái bật ngón tay...

Từ sin (tội) trong nguồn gốc của nó, trong rễ của nó, ngụ ý quên lãng. Nó không ngụ ý điều người Ki tô giáo đã từng nói cho thế giới. Nó không ngụ ý tội, nó ngụ ý quên lãng.

Và theo Phật Gautam và Fuketsu đó là vấn đề duy nhất. Mọi vấn đề khác nảy sinh từ nó, do đó nó có thể được gọi là tội nguyên thuỷ - quên bản thân bạn. Và đức hạnh là gì? - nhớ bản thân bạn. Nhận biết về tâm thức của bạn là đức hạnh, và quên tâm thức của bạn và sống trong vô ý thức, sống tựa robot là tội duy nhất.

Ông ấy đã không trả lời câu hỏi này khi có liên quan tới ngôn ngữ, nhưng ông ấy đang trả lời nó theo cách sâu sắc hơn nhiều. Ông ấy nói, "Quên ba thể, bốn mồm đi, chỉ nhớ bản thân ông. Bỏ việc quên đi, bỏ ngủ của ông đi. Bỏ giấc ngủ tâm linh của ông đi. Thức dậy đi!"

Điều đó đích xác là nghĩa của từ Phật, là thức tỉnh.

"Có thể tội của ông biến mất!"

Fuketsu nói, và lặp lại lần nữa,

"Có thể tội của ông biến mất!"

Điều này sẽ cho bạn hương vị của cách Thiền làm việc. Nó rất thẳng, nhưng nó ở ngoài lí trí của bạn, tâm trí của bạn, ý nghĩ của bạn. Nó đập vào chính trung tâm. Thức dậy đi, và mọi vấn đề và lí thuyết hoá và ý thức hệ này sẽ biến mất. Sao không chặt chính rễ nơi mọi cành liên tục mọc ra?

Mọi tôn giáo của thế giới, ngoại trừ Thiền, đã từng cố gắng tỉa lá. Bỏ tội này, bỏ tội kia - và bao nhiêu tội có đó? Bỏ tham, bỏ ghen, bỏ đố kị, bỏ giận, bỏ bạo hành... Và đến lúc bạn có khả năng bỏ một thứ, một kiếp có thể không đủ.

Phật Gautam đã mang sự nổi dậy vào trong thế giới mà nó vẫn còn sống, còn bắt lửa trong dòng chảy nhỏ của các Thiền sư. Chỉ chặt chính rễ, không bận tâm về tán lá, vì bạn phải nhớ: nếu bạn chặt một lá, trong đáp ứng với kiêu ngạo, bạo hành của bạn với cây, cây sẽ mang tới ba lá. Đó là cách người làm vườn làm cho cây ngày càng rậm rạp hơn: bằng việc cắt lá, cắt cành của chúng. Bạn chặt một cành, và hai hay ba cành sẽ mọc ra.

Cùng điều này là đúng về con người. Bạn chặt một tội, và ba tội nữa sẽ nảy sinh, vì làm sao bạn có thể chặt được tham một cách tách rời? Chúng tất cả là cùng nhau - giận của bạn, bạo hành của bạn, ghen của bạn - chúng tất cả là một, các cành của một cây. Đừng chặt một cành; bạn sẽ chặt suốt nhiều kiếp cùng nhau, và bạn sẽ không bao giờ đi tới nhận ra điều thiêng liêng trong sự tồn tại. Nhưng nếu bạn chặt từ rễ, trong một nhát chặt, chính khoảnh khắc này bạn có thể trở thành vị Phật. Bạn không phải trở thành Phật tử.

Đây là điều làm cho Phật tử đi ra khỏi ý thức của họ.

Phật là cốt lõi bản chất của bạn. Vấn đề không phải là cải tâm, vấn đề là biến đổi. Bạn phải đi vào bên trong bản thân bạn và chặt rễ của mọi cái tối của bạn. Thế thì đột nhiên ngọn lửa nhảy lên từ chính trung tâm của bạn là rót đầy toàn thể con người bạn, và dần dần bắt đầu toả ra xung quanh bạn, trong sự hiện diện của bạn, trong mắt bạn, trong cử chỉ của bạn, trong duyên dáng của bạn, trong phúc lành của bạn.

Phật là quyền tập ấm của bạn. Vấn đề không phải là bắt chước bất kì Phật nào - có hàng nghìn Phật - bạn không cần bắt chước bất kì người nào. Bạn phải tìm ra phật của riêng bạn. Bạn đang mang nó từ chính việc sinh của bạn, có lẽ trong nhiều kiếp, nhưng bạn chưa bao giờ nhìn vào bên trong.

Ý tưởng về thức dậy đơn giản ngụ ý thức dậy từ chính trung tâm của bạn, để cho bạn có thể thấy bản tính đích thực của bạn. Phật là bản tính của bạn. Khoảnh khắc bạn nhận ra bạn là ai, bạn sẽ đột nhiên bắt đầu nhảy múa, ca hát, trong sự say sưa thiêng liêng, vì bạn đã tìm thấy cội nguồn của mọi sự sống, bạn đã tìm thấy kết nối với cái toàn thể càn khôn. Bạn không còn bị cầm tù trong thân thể, bạn đã tìm thấy cánh cửa đi ra khỏi nhà tù, và biến mất trong sự tồn tại.

Điều này được gọi là niết bàn.

Điều này được gọi là trở thành Thượng đế theo quyền riêng của bạn.

Một dịp khác, một sư nói với Fuketsu, "Mọi người đã tụ lại như mây; xin thầy luận pháp!"

Fuketsu đáp, "Mọi người chân trần đuổi theo thỏ; họ vẫn đi giầy khi ăn thịt."

Ông ấy được yêu cầu nói cái gì đó về bản tính tối thượng, điều trong tiếng Pali được gọi là dhamma, trong tiếng Phạn, dharma-pháp. Nó có nghĩa đích xác, bản tính tối thượng của bạn, bản tính vĩnh hằng của bạn.

Người này đang hỏi, "Bao nhiêu người thế đã tới, đám đông lớn như mây đã tụ lại quanh đền của thầy, Fuketsu. Thầy nên dạy pháp đi."

Fuketsu đã đáp lại theo cách ngụ ý, "Những người này sẽ không có khả năng hiểu pháp đâu, họ vô ý thức thế. Mọi người chân trần đuổi theo thỏ."

Ông ấy đang cố giải thích mà không nói thẳng rằng họ vô ý thức. Chân trần đuổi theo thỏ là rất vô ý thức. Bạn có thể ngã, bạn có thể dẫm phải gai. Thỏ sẽ chạy ngoằn ngoèo trong rừng; tốt hơn cả là có đi giầy. Nhưng những người vô ý thức này sẽ đuổi theo thỏ bằng chân trần, và

"Họ vẫn đi giầy khi ăn thịt."

Nói tóm lại, ông ấy đang nói, "Hành động của những người này là vô ý thức, họ không biết họ đang làm gì. Họ không biết họ là ai, Họ không biết họ tới từ đâu. Họ không biết họ đang đi đâu."

Mọi thứ về quần chúng là vô ý thức, nhưng bảo họ như vậy làm tổn thương họ. Thay vì cám ơn bạn, rằng "Ông đã làm cho tôi nhận biết về vô ý thức của tôi," họ sẽ giận bạn. Họ sẽ nghĩ rằng bạn đang xúc phạm họ.

Một người mù được mang tới Phật Gautam. Ông ta là một nhà logic lớn, và ông ta đã đánh bại toàn thể làng trong thảo luận về ánh sáng. Ông ta khăng khăng rằng không có ánh sáng, không mặt trời, không sao, không mặt trăng - "vì tôi không có bất kì kinh nghiệm nào về chúng."

Mọi người cố gắng thuyết phục ông ta rằng có ánh sáng: "Cả làng nói vậy."

Ông ta nói, "Các ông sẽ phải chứng minh điều đó. Đem ánh sáng ra đây, tôi muốn chạm vào nó." Bây giờ, bạn không thể chạm vào ánh sáng được, bạn không thể giữ nó trong nắm tay của bạn.

Ông ta nói, "Được. Đánh ánh sáng đi, tôi muốn nghe âm thanh." Bạn không thể đánh ánh sáng được.

Ông ta nói, "Được. Ông mang ánh sáng ra đi, tôi muốn ngửi nó" - nhưng ánh sáng không có mùi.

Ông ta nói, "Thế vậy tôi muốn nếm nó. Đây là những giác quan duy nhất tôi có." Bạn không thể nếm được ánh sáng, nó không có vị.

Cả làng đâm ra bực bội lớn. Họ biết ánh sáng có đó, nhưng người này là mù. "Chúng tôi không muốn nói thẳng với ông ta, `Ông mù' - nhưng ông ta là nhà logic lớn, chúng tôi không thể đánh bại được ông ấy."

Thế rồi họ nghe nói rằng Phật Gautam sắp đi qua làng họ. Họ nói, "Đây là cơ hội lớn. Chúng ta phải đem người mù này tới Phật Gautam. Có lẽ ông ấy có thể thuyết phục được ông ta về ánh sáng."

Người mù này được dân làng mang đi với hi vọng lớn. Nhưng Phật nói với dân làng, "Các ông nhầm rồi. Thầy hoàn toàn rõ rằng người này không có mắt, các ông đang cố thuyết phục ông ta về ánh sáng. Ông ta không cần triết gia hay nhà logic dạy ông ta. Ta sẽ gửi ông ta cho lương y điều trị của ta, và ta hi vọng thị lực của ông ta sẽ được phục hồi" - vì ông ta đã không bị mù từ lúc sinh.

Trong vòng sáu tháng thị lực của ông ta đã được phục hồi. Phật đã đi sang chỗ khác, bỏ lại lương y điều trị của mình cùng với người mù này. Người mù nhìn quanh vào sự tồn tại đẹp, cầu vồng, mặt trời, các sao, hoa và mầu sắc của chúng. Ông ta không thể tin được rằng ông ta đã bỏ lỡ mọi cái đẹp này cả đời mình, và ông ta đã từng tranh cãi một cách không cần thiết với dân làng nghèo, người đã không hiểu logic, nhưng họ đã đúng.

Ông ta đi tới chỗ Phật đã đi, vừa nhảy múa, và ông ta sụp xuống chân Phật mà nói, "Nếu như thầy đã không tới trong đời tôi, tôi chắc bao giờ cũng vẫn còn mù. Bây giờ tôi có thể thấy món quà lớn lao nhất trong cuộc sống là đôi mắt" - vì tám mươi phần trăm kinh nghiệm của bạn phụ thuộc vào mắt, chỉ hai mươi phần trăm vào các giác quan khác.

Người không có mắt lập tức tạo ra từ bi lớn trong bạn. Cùng điều đó là không đúng khi bạn bắt gặp người điếc, hay người không có chân. Bạn cảm thấy thương hại, bạn cảm thấy thông cảm, nhưng không cùng từ bi như bạn cảm thấy khi bạn thấy người mù, vì người đó bỏ lỡ mọi mầu sắc, mọi cầu vồng, mọi hoa, mọi mặt trời lặn, mọi mặt trời mọc, toàn thể bầu trời sao; người đó bỏ lỡ mọi thứ của cái đẹp. Những bộ mặt đẹp của đàn ông và đàn bà, những con chim đẹp người đó bỏ lỡ; đó là thảm hoạ lớn nhất.

Chúng ta cũng mù theo một nghĩa nào đó, vì chúng ta không nhìn vào bên trong.

Ở phương Đông, đặc biệt ở đất nước này, chúng ta đã gọi nó là con mắt thứ ba, mắt mở vào bên trong ở giữa hai lông mày của bạn. Khi bạn đi sâu hơn vào trong thiền cả hai mắt của bạn được khép lại, cho nên không năng lượng nào đi ra ngoài và toàn thể năng lượng tập trung chỉ vào chỗ giữa. Và từ đó là lối vào trong bầu trời bên trong, bầu trời còn đẹp hơn nhiều, mầu sắc hơn nhiều, vô cùng cực lạc. Bạn càng đi vào sâu hơn, bạn càng tới gần điều thiêng liêng hơn. Khi bạn đã đạt tới chính cội nguồn của con người bạn, bạn đã tìm ra nghĩa và ý nghĩa tối thượng của sự sống.

Đại chúng là vô ý thức. Theo ngay cả các nhà tâm lí, nếu chúng ta phân chia tâm trí chúng ta thành mười phần, chỉ một phần đã trở nên có ý thức; chín phần bên dưới nó là hoàn toàn trong bóng tối.

Nó gần tương tự như núi băng. Chỉ một phần mười của núi băng lộ ra trên mặt biển; chín phần mười là bên dưới. Chúng ta đang sống ở mức rất tối thiểu, chúng ta không biết cách sống ở mức tối đa, và tôn giáo không là gì ngoài việc cho bạn sự sống trong tính toàn bộ của nó, để giúp bạn sống ở mức tối đa. Khi bạn có thể sống như sinh linh thiêng liêng, tại sao sống như con vật vô ý thức?

Chúng ta đã trở thành con người, nhưng thế giới bên trong nhất của chúng ta là tối hoàn toàn. Chúng ta chưa bao giờ bận tâm cho dù một khoảnh khắc để nhìn vào bên trong.

Do đó, Fuketsu đã nói, "Đại chúng không thể được dạy, trừ phi ai đó trở nên khát khao, trừ phi ai đó trở nên thất vọng với thế giới bên ngoài và muốn đi vào trong cốt lõi bên trong, để thám hiểm tài nguyên cuối cùng. Bên ngoài người đó đã không tìm thấy bất kì cái gì; có lẽ một thứ vẫn còn lại - đó là bên trong."

Khi ai đó tới không vì các giáo huấn, không vì tri thức, mà vì kinh nghiệm, thế thì có khả năng cho thầy chỉ ra cho bạn con đường. Không ai có thể dẫn bạn đi vào con người bên trong của bạn, không ai có thể đi cùng bạn. Bạn sẽ phải đi một mình. Nhưng thầy có thể chỉ cho bạn con đường vàng.

Phật nói: Ta có thể chỉ cho ông trăng, nhưng đừng coi ngón tay của ta là trăng. Bỏ ngón tay đi và nhìn lên trăng.

Nhưng đây là điều không may mà đã xảy ra trên khắp trái đất. Mọi tôn giáo đang ôm giữ ngón tay! - ai đó ôm giữ Mohammed, ai đó ôm giữ Krishna, ai đó ôm giữ Phật, ai đó ôm giữ Mahavira - và không ai bận tâm ngón tay trỏ đi đâu. Ngón tay không phải là tôn giáo. Giáo huấn, kinh sách, chúng toàn là các ngón tay, và mọi người đang tôn thờ kinh sách.

Tôi đã ở tại Punjab trong nhà của Tổng thanh tra cảnh sát bang Punjab. Ông ấy là chủ nhà của tôi. Khi tôi đi vào phòng mình tôi đi qua ngôi đền của ông ấy. Ông ấy có một ngôi đền nhỏ trong khu nhà một tầng bao la của ông ấy. Tôi nhìn vào trong đền, và có Guru Grantha Sahib, kinh sách tôn giáo của người Sikhs. Lúc đó là sáng sớm, cho nên ông ấy đã để bàn chải đánh răng và ống thuốc đánh răng bên cạnh Guru Grantha Sahib.

Tôi nói, "Trời, ông đang làm gì vậy?"

Ông ấy nói, "Chỉ dành cho Guru Grantha Sahib" - `Sahib' làm kinh sách gần như có vẻ giống con người - "cho việc đánh răng buổi sáng của ông ấy."

Tôi nói, "Ông là Tổng thanh tra của toàn thể bang này, và nếu ông có thể làm việc như vậy, các dân làng thì sao? Họ có thể cho ông ấy tắm, chỉ là tắm hoa sen, cho ông ấy thức ăn. Họ có thể đã phá huỷ Guru Grantha Sahib từ lâu rồi. Ông là người biết điều, có giáo dục tốt, ở địa vị cao, và ông cư xử như dân làng!"

Nhưng đây là tình huống. Nếu chân bạn chạm vào Srimad Bhagavadgita, nếu bạn là người Hindu bạn sẽ lập tức chạm chân của Bhagavadgita. Không có chân! Kinh sách đã trở thành thực tại, ngón tay đã trở thành trăng, với đại chúng vô ý thức.

Chừng nào ai đó theo cách riêng của mình chưa tới thầy... Đám đông không thể được dạy các bí mật sâu hơn của sự sống. Họ sẽ sống trong mê tín, trong đủ mọi loại an ủi, nhưng họ sẽ không bao giờ biết tới bản tính của thực tại lớn lao mà là bạn.

Một dịp khác sư nào đó đã hỏi Fuketsu,

"Cho dù không thực hành thiền..."

Zen ngụ ý dhyan, nó ngụ ý thiền. Từ `dhyan' là trong tiếng Phạn. Khi nó chuyển sang ngôn ngữ Phật tử, tiếng Pali, nó trở thành zhan. Khi nó chuyển sang Trung Quốc nó trở thành chan. Khi nó chuyển sang Nhật Bản nó trở thành Zen. Zen nghĩa là dhyan; dhyan nghĩa là trạng thái vô trí.

Trong tiếng Anh không có từ tương đương. Chúng ta dùng `meditation-suy ngẫm' vì không có từ khác mà thậm chí tới gần. Meditation không phải là từ đúng. Khoảnh khắc bạn nói meditation, lập tức ý tưởng nảy sinh: suy ngẫm về cái gì? Nó bao giờ cũng có tính đối thể. Tập trung có tính đối thể, suy tư có tính đối thể, meditation có tính đối thể; dhyan có tính chủ thể. Nó không là suy ngẫm về cái gì đó, nó đơn giản đi vào bên trong, một cách im lặng. không có bất kì đối thể nào trong cái nhìn của bạn.

Bên trong không có đối thể, chỉ tính chủ thể thuần khiết - cái hồ im lặng của tâm thức. Và bạn càng đi sâu, bạn càng trở nên bình thản hơn và bình tĩnh hơn và phúc lạc hơn. Khi bạn đạt tới điểm sâu nhất trong con người bạn, bạn đã về nhà.

Fuketsu được hỏi,

"Cho dù không thực hành thiền, chúng tôi có thể chắc chắn đạt tới Phật tính không?"

Một câu hỏi ngớ ngẩn. Không dhyan, không Thiền, không ai có thể đạt tới Phật tính. Điều đó đang nói, theo lời khác, "Chúng tôi có thể đạt tới bên trong mà không đi vào bên trong không?" Điều đó là tuyệt đối vô nghĩa, câu hỏi này.

Fuketsu nói,

"Gà trống vàng báo trước bình minh; thùng hắc ín toả ra bức xạ tối."

Cũng như gà trống vàng báo trước bình minh, thiền báo trước việc bắt đầu của Phật tính của bạn. Không thiền, bạn không thể nếm trải bất kì cái gì của tôn giáo. Bạn có thể tin, nhưng niềm tin bao giờ cũng của người dốt nát.

Tôi muốn bạn hiểu một cách tuyệt đối: không bao giờ tin vào bất kì cái gì. Thực nghiệm đi. Coi niềm tin như giả thuyết nhưng không bao giờ như sự chắc chắn. Chừng nào bạn chưa trải nghiệm, không niềm tin nào có thể giúp bạn.

Niềm tin vào nước có thể làm dịu cơn khát của bạn không? Niềm tin vào Thượng đế có thể báo trước bình minh không? Không hệ thống niềm tin nào có bất kì giúp đỡ gì. Bạn phải đi vào bên trong, một mình, sâu nhất có thể được.

Thiền là chính bản chất của mọi tôn giáo.

Mọi thứ khác đơn thuần là bình luận.

Lần khác, một sư hỏi Fuketsu, "Cả nói và im lặng đều vi phạm. Làm sao chúng tôi có thể không làm vậy?"

Nó đặc biệt là câu hỏi Thiền, đặc biệt là câu hỏi dành cho các thiền nhân lớn. Khi bạn đi tới chính con người bạn, bạn trải nghiệm cái gì đó ở bên ngoài lời. Bây giờ chỉ có hai khả năng. Hoặc bạn dùng lời, điều không biện minh cho kinh nghiệm của bạn... Chúng bóp méo kinh nghiệm của bạn, vì kinh nghiệm đã xảy ra bên ngoài lời, xa xôi, nó không thể bị kéo vào trong ngôn ngữ con người bình thường.

Cho nên một khả năng là nói. Điều đó vượt quá giới hạn của kinh nghiệm. Khả năng khác là vẫn còn im lặng, nhưng điều đó nữa là không đúng. Nếu bạn im lặng, làm sao bạn sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bạn với những người đang dò dẫm trong bóng tối? Người này đang hỏi một điều rất quan trọng.

Khi Phật Gautam trở nên chứng ngộ, trong bẩy ngày ông ấy vẫn còn im lặng, chỉ nghĩ phải làm gì. "Nếu ta nói, nó không đích xác là chân lí, cái gì đó bị bỏ mất. Và khi ông nghe nó, cái gì đó thêm lại bị mất vì ông sẽ diễn giải nó tương ứng với tâm trí ông, và ông không có kinh nghiệm đó mà từ đó những lời này tới. Nó là việc vượt quá giới hạn ngược lại chân lí.

"Ta có nên vẫn còn im lặng không?" Phật nghĩ. "Nhưng điều đó dường như là rất không tốt, không từ bi. Nhiều người thế đang tìm kiếm, và ta đã tìm thấy. Ít nhất ta có thể giúp họ theo cách nào đó - nếu không qua lời, thế thì qua phương cách nào đó. Nếu không qua lời, thế thì cách khác nào đó phải được tìm ra để truyền hương thơm, ngọn lửa của kinh nghiệm của ta."

Chung cuộc, may thay, ông ấy đã quyết định nói. Chắc sẽ là tổn thất vô cùng cho nhân loại nếu Phật Gautam đã không nói. Mặc dầu ông ấy bao giờ cũng nói, "Nhớ trong khi ông đang đọc kinh sách của ta rằng lời không phải là chân lí. Nó có thể chỉ dẫn như ngón tay, nhưng nó không phải là trăng" - nhưng ai nhớ?

Mọi người đơn giản có được am hiểu bằng việc đọc kinh sách - giáo sĩ, giám mục, giáo hoàng - nhưng họ toàn là những người am hiểu; họ không có kinh nghiệm. Họ đã không biết bản thân họ, họ chỉ đã tin. Niềm tin ngăn cản bạn khỏi tìm kiếm chân lí. Không bao giờ dừng lại ở niềm tin. Chỉ dừng ở kinh nghiệm của riêng bạn.

Fuketsu đáp:"Ta luôn nhớ mùa xuân ở Konan, …"

nơi ông ấy thường sống trước khi ông ấy tới Núi Fuketsu. Núi này đã được hoàng đế Nhật Bản đổi tên theo tên của Fuketsu. Nó trở thành Núi Fuketsu vì ông ấy đã sống ở đó, ánh sáng chứng ngộ cho hàng triệu người tới và làm dịu cơn khát của họ.

Nhưng trước khi tới núi này, ông ấy đã thường sống ở núi khác.

Ông ấy nói:

"Ta luôn nhớ mùa xuân ở Konan, nơi gà gô hót: Vô số hoa ngát hương làm sao!"

Bạn có thấy ra vấn đề không? Ông ấy không trả lời thẳng. Thiền không trả lời thẳng. Nó trả lời theo cách rất thơ ca và gián tiếp.

Ông ấy đang nói:

"Ta luôn nhớ mùa xuân ở Konan, nơi gà gô hót: Vô số hoa ngát hương làm sao!"

Nhưng bạn không bao giờ ở Konan, cho nên bạn không biết mùa xuân ở Konan là gì, bạn không biết hoa và hương thơm và mầu sắc và cái đẹp. Chừng nào bạn chưa đi tới đó, không có cách nào. "Ta không thể mang Konan và mùa xuân của nó và hoa và tiếng hót của chim vào trong ngôn ngữ của ta. Ta có thể trỏ ông con đường tới Konan - đi tới Konan đi."

Ông ấy đơn giản nói rằng thế giới bên trong phải được trải nghiệm. Ở đó mùa xuân lớn tới... lớn hơn nhiều điều bạn đã thấy bên ngoài. Có hoa và hương thơm của thế giới khác - an bình, im lặng, bài ca, điệu vũ mà bạn đã không biết tới trong thế giới bên ngoài. Nhưng cách duy nhất là: đi vào trong.

Issa đã viết:

Đơn giản thuần khiết

đánh dấu việc tới của xuân -

bầu trời vàng nhạt.

Nhưng bạn phải nhìn nó.

Bao nhiêu người nhìn lên trời? Tôi đã từng quan sát, đứng bên lề đường: mọi người đang đếm tiền trên ngón tay và họ không thấy rằng mặt trời đang lặn và đang tung ra những mầu sắc phiêu diêu thế trên khắp đường chân trời - và họ đang đếm tiền. Tôi có thể thấy môi của họ chuyển động. Họ đang nói với ai đó không hiện diện, và mặt trời đang lặn với sự vĩ đại thế. Bao nhiêu người dậy sớm để xem mặt trời mọc? Bao nhiêu người quan sát sức mạnh thôi miên mênh mông của đêm trăng tròn?

Bạn có biết không, tất cả những người đã trở nên chứng ngộ đều đã chứng ngộ vào đêm trăng tròn, ngoại trừ Mahavira - chỉ một ngoại lệ duy nhất trong toàn thể lịch sử? Kì lạ... tại sao vào đêm trăng tròn? Đại dương dâng lên đón chào trăng vào đêm trăng tròn. Nhiều người phát điên hơn vào đêm trăng tròn; do đó mới có từ `lunatic-người hâm như ở trên cung trăng'.

Lunatic nghĩa là luna, luna nghĩa là mặt trăng - moonstruck - hâm hâm. Lunatic nghĩa là bị đập bởi trăng. Nhiều người tự tử vào đêm trăng tròn - bốn lần nhiều hơn bất kì lúc khác nào - nhiều người bị giết vào đêm trăng tròn. Nó đã là một điều kì lạ: tại sao nó phải xảy ra vào đêm trăng tròn?

Trăng tròn bằng cách nào đó làm cho bạn là điều bạn đã từng đè nén trong bản thân bạn bằng cách nào đó. Nếu bạn đã từng đè nén ham muốn trở nên chứng ngộ, có lẽ vào đêm trăng tròn bạn sẽ trở nên chứng ngộ. Nó phơi bày bạn ra. Nếu bạn đã từng đè nén ham muốn tự tử...

Các nhà tâm lí nói không có một người nào trên trái đất mà không có lúc nào đó nghĩ về tự tử. Không phải là mọi người đều phạm phải điều đó, nhưng có những khoảnh khắc của rắc rối, lo âu, đau khổ, khi người ta nghĩ tốt hơn cả là kết thúc nó tất cả đi. Nhưng các nhà tâm lí học không nhận biết rằng ý tưởng này chỉ xảy ra vào đêm trăng tròn.

Đêm trăng tròn đơn giản phơi bày bạn ra. Nếu bạn sẵn sàng cho chứng ngộ, nếu thiền của bạn đã chín, bạn trở nên chứng ngộ. Nếu bạn đã sẵn sàng tự tử và bạn đã bằng cách nào đó né tránh nó - không ai muốn tự tử, không ai muốn giết bất kì người nào, nhưng ý tưởng này nảy sinh, và vào đêm trăng tròn nó là không thể cưỡng lại được. Bất kì cái gì bạn đã từng đè nén, bất kì cái gì bạn đã từng tìm kiếm đều được phơi ra.

Nhưng mọi thứ phải là kinh nghiệm của bạn.

Đơn giản thuần khiết đánh dấu việc tới của mùa xuân - bầu trời vàng nhạt.

Bạn không thể đi vào bên trong nếu bạn không được kết thúc với thế giới bên ngoài - cái đẹp của nó, kho báu của nó, cái bao la mênh mông của nó. Nếu bạn đã không trở nên quen thuộc với nó, bạn sẽ không bao giờ nghĩ về đi vào trong, vì cái bên trong là bao la hơn, cái bên trong là lớn hơn, cái bên trong là thông minh hơn. Cái bên trong là trí huệ thuần khiết. Nó là chân lí, nó là cái đẹp, nó là tính thượng đế.

Nhưng trước hết bạn phải học từ thế giới bên ngoài. Đây đặc biệt là thông điệp Thiền. Nó không chống lại thế giới bên ngoài, nó muốn bạn học mọi thứ của thế giới bên ngoài để cho bạn tốt nghiệp từ cái bên ngoài vào cái bên trong.

Maneesha đã hỏi một câu hỏi:

Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,

Chứng ngộ có phải là cái gì đó như lấy điểm nút cho chuyện cười tối thượng không?

Đúng, Maneesha. Nó là điểm nút của trò cười tối thượng.

Đây là bắt đầu thời gian dành cho Sardar Gurudayal Singh.

Percy và Porky Poke sở hữu một tiệm quần áo đàn ông ở trung tâm L.A.

Một hôm Buster Chubbs bươc vào và nói, "Tôi cần một bộ com lê đẹp."

"Được," Porky mỉm cười, nhảy lên. "Chúng tôi có com lê Paris, com lê Italy, com lê Mexico, mọi loại và mọi phong cách, từ mọi ngóc ngách thế giới. Hiện đại, cổ điển, làn sóng mới, trang trọng, kinh doanh - bất kì loại com lê nào.

"Ông có thể có chúng theo mầu sắc ưa thích của ông," Porky tiếp tục với lời rao bán hàng hay nhất của anh ta. "Chúng tôi có mầu đen, mầu xanh, mầu xám, ngay cả mầu cam - bất kì mầu nào ông muốn! Cỡ của ông là gì?"

Buster thực sự bị ấn tượng khi anh ta nhìn quanh cửa hàng. "Tôi nghĩ tôi có cỡ bốn hai," anh ta nói.

Porky tiến hành đem mọi bộ com lê cỡ bốn hai trong kho ra và để Buster thử từng chiếc. Mọi lần Buster bước vào trong một bộ com lê khác, Porky quay anh ta một vòng để nhìn vào trong gương - sau ra trước, và trước ra sau, quay anh ta theo cách này cách nọ, để nhìn nó từ mọi góc độ.

Nửa giờ sau, Porky vẫn không thể bán được cho anh ta một bộ com lê.

Thế rồi Percy bước tới với bộ com lê còn lại cuối cùng, nói đôi điều cho Buster, và Buster mua nó.

Khi Buster rời khỏi cửa hàng, Percy quay sang Porky và nói, "Thấy nó dễ dàng thế nào chưa? Tôi đã bán nó cho anh ta ngay lần thử đầu tiên."

"Hẳn rồi," Porky nói, "nhưng ai đã làm cho anh ta chóng mặt?"

Boris Bagel được mời tới dạ hội giả trang với quần áo ngộ nghĩnh và quyết định ăn vận như Lucifer, quỉ.

Không may, trên đường tới dạ hội, Boris bị lạc và kết thúc trong việc bước vào cuộc họp cầu nguyện của buổi phát hình truyền hình Jimmy Bakker TV.

Khán giả, đang xem người thuyết giảng Jimmy Bakker cho bài giảng về lửa và diêm sinh, nhìn thấy Boris trong bộ trang phục quỉ và bắt đầu la hét và chạy ra cửa.

Trong kinh hoàng, người thuyết giảng Jimmy Bakker bị dẫm đạp trên sàn và Boris, không nhận ra rằng anh ta là nguyên nhân của nỗi kinh hoàng, đi tới để giúp ông ta đứng dậy.

"A, quỉ Satan!" Bakker la lên, kinh khiếp. "Tôi đã từng quản lí nhà thờ Ki tô giáo đặc biệt này trong hai mươi năm, nhưng tôi muốn ông biết tôi đã thực sự ở phía ông mọi lúc!"

Giovanni, người Italy, George, người Anh, và Ivan, người Nga khủng khiếp, đang làm việc cho Quân đội Liên hợp quốc ở châu Phi, thì họ bị những người ăn thịt người bắt.

Tù trưởng Boonga, người lãnh đạo những người ăn thịt người, nói với những người này rằng họ có thể có một yêu cầu cuối cùng trước khi họ bị ném vào lò nấu.

"Tôi-a muốn một đĩa mì!" Giovanni nói.

"Tôi muốn một chai bia, thưa ông," George nói.

"Chỉ cho tôi một đá vào đít," Ivan nói.

Giovanni được món mì, George được bia, và tù trưởng Boonga bước tới Ivan và cho anh ta một cú đá kinh khủng vào nhà xí cuối.

Ngay lập tức, Ivan rút súng ra từ túi, và bắn chết tất cả những người ăn thịt người.

"Tôi phải nói!" George kêu lên. "Biểu diễn thật tuyệt!"

"Mẹ ơi!" Giovanni kêu lên. "Nhưng cái gì làm-a anh lâu thế?"

"Thế này," Ivan giải thích, "là người Nga tốt, tôi không thể tấn công chừng nào tôi chưa bị khiêu khích!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng... Nhắm mắt lại...

Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn bị đông cứng.

Đây là khoảnh khắc đúng để nhìn vào trong. Thu lấy toàn thể sinh lực của bạn, toàn bộ tâm thức của bạn, và với sự khẩn thiết lớn để đạt tới trung tâm... Người ta không bao giờ biết, điều này có thể là khoảnh khắc cuối cùng của đời bạn.

Ngày càng sâu hơn... giống như mũi tên xuyên qua mọi tầng của thân thể, tâm trí.

Khi bạn tới gần trung tâm hơn, bạn đang tới gần Thượng đế hơn...

Khi bạn tới sâu hơn, gần hơn, bạn đang tới gần hơn với Phật ẩn bên trong bạn.

Tại khoảnh khắc này bạn là người may mắn nhất trên trái đất, chỉ vì bạn ở gần thế với bản tính thiêng liêng của bạn.

Nhớ duy nhất một điều, điều là vĩnh hằng trong bạn, và đó là tâm thức chứng kiến. Chỉ chứng kiến mọi thứ.

Thân thể không là bạn - chứng kiến.

Tâm trí không là bạn - chứng kiến.

Mọi kinh nghiệm đang xảy ra cho bạn - im lặng lớn, an bình, niềm vui, cực lạc, bạn là nhân chứng. Bạn bao giờ cũng vẫn còn ở trên và ở ngoài.

Việc ở bên ngoài này, việc chứng kiến này, là Phật pháp thực của bạn, bản tính đích thực của bạn, tính cá nhân thiêng liêng của bạn.

Để làm cho nó rõ ràng, Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi...

Nhưng giữ việc nhớ lại rằng bạn chỉ là nhân chứng.

Khi thảnh thơi trở nên ngày càng nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn, bạn bắt đầu tan chảy như băng vào trong đại dương mênh mông của tâm thức. Thính phòng Phật Gautama, vào khoảnh khắc này, đã trở thành một đại dương tâm thức.

Cảm đi... và thu lấy kinh nghiệm này.

Đây không phải là niềm tin, đây là kinh nghiệm riêng của bạn.

Đây không phải là ngón tay, bạn đã đi tới trăng.

Và thuyết phục Phật tới cùng với bạn. Ông ấy phải trở thành chính cuộc sống của bạn, việc thở của bạn, nhịp tim đập của bạn, hoạt động hàng ngày, bình thường của bạn.

Chẻ củi cho mùa đông, lấy nước từ giếng, ông ấy phải ở cùng bạn. Thực ra, dần dần, dần dần bạn sẽ biến mất, chỉ Phật còn lại. Đó là ngày vĩ đại nhất của cuộc đời bạn, khi chỉ Phật còn lại.

Từ `Phật' ngụ ý nhân chứng, người quan sát, người theo dõi - về bản chất, nhận biết thuần khiết. Và nhận biết thuần khiết làm cho bạn thành một với toàn thể càn khôn.

Thu lấy thật nhiều kinh nghiệm mà bạn có thể thu, và thuyết phục Phật tới cùng với bạn.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại... nhưng quay lại với duyên dáng, quay lại với phúc lạc, quay lại như vị Phật. Và ngồi xuống trong vài khoảnh khắc chỉ để hồi tưởng lại nơi bạn đã ở, chỉ để nhớ con đường vàng bạn đã đi trên đó.

Từng li một khoảng cách giữa chu vi và trung tâm của bạn đang trở nên ít đi mọi ngày. Ngày chu vi và trung tâm của bạn trở thành một, hành động của bạn và tâm thức của bạn trở thành một, bạn đã về tới nhà.

Riêng một hạt mầm có thể làm cả trái đất xanh. Riêng một Phật có thể làm cả thế giới bắt lửa với tâm thức mới và nhân loại mới.

Bạn là chính hi vọng của thế giới mà đang trong thất vọng lớn, đang trong đau khổ lớn.

Nó không chỉ câu hỏi về tính cá nhân của bạn, việc trở thành Phật, nó là câu hỏi về cứu toàn thể hành tinh này. Hành tinh này có thể được cứu chỉ bởi những người hiểu rằng mọi sinh linh đều là thiêng liêng.

Phá huỷ bất kì cái gì là xấu và man rợ. Đặc biệt phá huỷ sự sống là tuyệt đối ghê tởm, vì nếu bạn không thể tạo ra sự sống, bạn không có quyền phá huỷ nó.

Một hạt mầm làm cả trái đất xanh.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho kính yêu.

Kết thúc quyển 'Một hạt mầm làm cả trái đất xanh' - Quay về Mục lục


..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post