Read more
Chính thân này là phật - Osho
Bài nói về Bài ca Thiền của Bạch Ẩn
Chương 5. Chuyến bay tới mặt
trời
Powered by RedCircle
Câu
hỏi thứ nhất:
Thôi
thúc sáng tạo là gì?
Thôi thúc sáng tạo là khuấy động đầu tiên
của điều thiêng liêng bên trong bạn. Thôi thúc sáng tạo là sự hiện diện của Thượng
đế. Bạn có thông điệp đầu tiên, gợn sóng đầu tiên đã lan tới bạn. Nó là bắt đầu
và việc sinh của lời cầu nguyện. Hãy đi theo nó đi. Có tính sáng tạo là có tính tôn
giáo. Điều bạn sáng tạo không thành vấn đề - bạn sáng tạo mới là vấn đề.
Trong chính tính sáng tạo đó, cái gì đó bắt đầu xảy ra mà không thuộc thế giới
này.
Khi bạn sáng tạo, bạn bị mất hút trong
sáng tạo của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn đang vẽ hay hát hay chơi nhạc cụ hay nhảy
múa, bạn bắt đầu biến mất. Điệu vũ là thực khi người múa không còn nữa. Nếu người
múa vẫn có đó, thế thì nó không phải là hành động sáng tạo, thế thì nó nhiều nhất
là kĩ năng. Kĩ thuật viên có đó nhưng không có người múa - người biết cách múa
có đó nhưng không có người múa. Vì người múa không biết cái gì; người múa vẫn
còn trong trạng thái không biết. Người đó quên mọi kĩ năng của mình, người đó
quên mọi kĩ thuật mà người đó đã học, người đó quên bản thân mình, người đó
hoàn toàn bị mất đi. Người đó ở trong tay của Thượng đế. Người đó thậm chí
không thể nói 'Tôi đang múa' - người đó chỉ có thể nói 'Thượng đế đã lấy quyền
sở hữu từ tôi, tôi bị sở hữu. Thượng đế đang múa trong tôi. Tôi là cánh đồng, nơi Thượng đế đang múa, tôi là trúc hổng và Thượng đế đang hát. Ngài đã làm ra
chiếc sáo từ tôi.'
Người sáng tạo biết Thượng đế. Chỉ người sáng tạo mới biết Thượng đế. Và mọi lời cầu nguyện khác mà bạn liên tục làm trong đền chùa và nhà thờ là bất lực, vô nghĩa, chừng nào cuộc sống của bạn chưa học cách sáng tạo. Thế thì không lời cầu nguyện nào khác được cần. Thế thì chính hiện tượng về tính sáng tạo đủ là tôn giáo cho bạn. Nhiều hơn điều đó là không cần thiết - bạn không cần đi tới bất kì nhà thờ nào, bất kì đền chùa nào, bất kì thánh đường Do Thái nào, bất kì thánh đường hồi giáo nào. Bạn phải đi vào trong tính sáng tạo.
Câu hỏi này được hỏi bởi Gyan Bhakti. Cô ấy
là người sáng tạo. Do đó câu hỏi này đã nảy sinh trong cô ấy - 'Thôi thúc sáng tạo này là gì?' Cô ấy bị sở hữu bởi ham muốn đó. Tôi đã thấy điều đó trong
cô ấy, ngọn lửa. Cô ấy muốn bùng nổ theo nhiều nhiều cách, cô ấy muốn sáng tạo.
Thượng đế đã gõ cửa cô ấy. Nhưng khi cái gõ tới, điều tự nhiên là không hiểu
nó, vì chúng ta không bao giờ nghe thấy nó trước đây. Nó mới thế, nó không thể
được thu về tâm trí cũ của chúng ta. Nó đang tới từ cái không biết - không có
cách nào để hình dung ra nó, nó là gì. Do đó có câu hỏi này.
Hãy đi cùng cái không biết đi, đi cùng cái mới
đi. Bao giờ cũng nhớ: Nếu có chọn lựa giữa cái cũ và cái mới, hãy chọn cái mới. Dù
nó nguy hiểm thế nào, dù nó bất an ninh thế nào, hãy chọn cái mới. Và bạn bao giờ
cũng sẽ đi ngày càng gần hơn tới Thượng đế. Chọn cái cũ, và bạn sẽ đi xa khỏi
Thượng đế. Chọn tâm trí cũ, và sớm hay muộn bạn sẽ trở thành có tính phá huỷ.
Và đây là hai cách duy nhất để sống: hoặc có tính sáng tạo hoặc có tính phá huỷ.
Không có khả năng khác, không có khả năng thứ ba. Nếu năng lượng của bạn không
chuyển vào trong sáng tạo, chúng sẽ vẫn chuyển, nhưng thế thì chúng sẽ trở thành
có tính phá huỷ. Phá huỷ là tính sáng tạo đứng lộn đầu; cái gì đó đã đi
sai, cái gì đó đã lấy lối rẽ sai.
Mọi người có tính phá huỷ có thể đã là người sáng tạo lớn. Nhưng nếu năng lượng này không được phép, bạn trở nên sợ và kinh hãi với cái mới. Và khi tính sáng tạo sở hữu bạn, điều đó là sợ hãi. Nó có vẻ khủng khiếp, nó là mội loại kinh sợ. Nó đem bạn đi xa khỏi cái biết của bạn và cái quen thuộc. Nó đem bạn tới biển chưa thăm dò, không có bất kì bản đồ nào. Nó là nguy hiểm. Người ta co lại khỏi nó.
Nhưng một khi bạn bắt đầu co lại khỏi nó,
bạn sẽ làm gì với năng lượng của bạn mà Thượng đế liên tục rót vào trong bạn?
Cái gì đó phải được làm. Năng lượng này không thể chờ đợi, năng lượng này cần
việc diễn đạt. Cho nên nếu bạn né tránh tính sáng tạo, bạn sẽ trở nên có tính
phá huỷ.
Bất kì khi nào tính sáng tạo gọi bạn, hãy đi
cùng nó đi. Nó là Thượng đế đang gọi bạn.
Câu
hỏi thứ hai:
Tại
sao có nhiều hiểu lầm thế trên thế giới?
Vì mọi người là vô ý thức. Vì mọi người ngủ say. Vì mọi người là robot. Trao đổi là không thể được; bạn nói cái gì đó, cái gì đó khác sẽ được hiểu. Không có cách nào để trao đổi. Cách duy nhất để trao đổi là trong yêu, qua im lặng. Nhưng không ai biết ở trong yêu và không ai biết cách ở trong im lặng.
Chỉ trong yêu và im lặng, trao đổi là có
thể. Nhưng chúng ta không trong yêu và chúng ta không im lặng. Chúng ta đầy tri
thức thế, đó là lí do tại sao trao đổi là không thể được. Ngôn ngữ là một trong
những lí do tại sao có nhiều hiểu lầm thế trên thế giới. Không có hiểu lầm
trong con vật và trong cây và trong chim, vì ngôn ngữ không tồn tại. Chúng là
may mắn - chúng không biết bất kì cái gì về ngôn ngữ, cho nên chúng trao đổi
trong yêu, trong im lặng. Việc câm của chúng là phúc lành lớn cho chúng. Con
người là con vật duy nhất không câm, có thể nói. Và chính hiện tượng này là vấn
đề.
Có một nguyên lí có tính tồn tại: Sự tồn
tại đi trước điều bản chất. Một phát biểu đơn giản rằng bạn được sinh ra trước,
rằng bạn được sinh ra mà không có bất kì bản tính bên trong nào, rằng bạn được
sinh ra là tabula rasa - phiến đá sạch. Không cái gì được viết lên bạn, việc viết
tới về sau. Bạn được sinh ra như sự tồn tại thuần khiết không bản chất nào,
không chương trình dựng sẵn nào, không định mệnh nào. Bạn tới trong thế giới mà
không biết bạn là ai. Bạn là không ai cả, khi bạn tới trong thế giới này, trống
rỗng thuần khiết. Và thế rồi bằng hành động của bạn, bằng việc làm của bạn, bạn
bắt đầu xác định ra bản thân bạn. Bản chất tới sau bởi nỗ lực riêng của bạn. Một
phát biểu đơn giản và phát biểu hay.
Nhưng tôi đã bắt gặp nhiều cách diễn giải
về câu đơn giản này mà chỉ gồm ba từ: Sự tồn tại đi trước bản chất. Diễn giải
thứ nhất tôi đã bắt gặp là, với một số người ý tưởng này trở nên được dịch
thành: Không cái gì là có thể cho con người, vì con người là trống rỗng. Và con
người không có bản tính bản chất, cho nên không có định mệnh để được hoàn
thành. Rằng con người là ngẫu nhiên, rằng sự sống không có nghĩa, rằng sự sống
là vô vọng hoàn toàn.
Hạt mầm có nghĩa vì nó có chương trình dựng
sẵn rằng nó phải trở thành cây - rằng nó phải đạt tới loại quả và hoa nào đó, rằng
nó phải vươn lên trời, rằng nó phải là cái này và cái nọ. Hạt mầm có chương
trình dựng sẵn - đó là lí do tại sao có hi vọng và có nghĩa, và hạt mầm có thể
tin cậy rằng cái gì đó sẽ xảy ra. Và hạt mầm không phải là ngẫu nhiên, vì có định
mệnh.
Đây là một diễn giải - rằng con người là
ngẫu nhiên, không có bản tính, là thứ vô hi vọng. Sartre nói con người là niềm
đam mê vô dụng. Không có khả năng nào cho bất kì ý nghĩa nào trong cuộc sống của
con người. Với một số người khác, nó mang hi vọng, vì ý tưởng này được dịch
thành: Mọi thứ là có thể cho con người vì không có bản tính, do đó không có
biên giới. Và họ tìm thấy trong nó hi vọng và tự do lớn.
Bây giờ diễn giải khác đi ngược lại với
diễn giải thứ nhất. Diễn giải khác nói: Vì không có bản tính bản chất, con người
không là nô lệ. Hạt mầm là nô lệ. Hạt mầm xoài sẽ trở thành cây xoài, không có
tự do. Con người có thể trở thành bất kì cái gì, con người có thể là bất kì cái
gì, dù con người chọn là bất kì cái gì. Có khả năng chọn lựa. Cây xoài không thể
chọn được, nó là nô lệ; không có hi vọng nào, nó chỉ là máy móc. Nó phải hoàn
thành định mệnh nào đó; mọi thứ là được tiền định. Cho nên làm sao có thể có tự
do và làm sao có thể có niềm vui? Và làm sao có thể có bất kì hi vọng nào trong
nó? Nó là việc lặp lại máy móc. Từ hạt mầm xoài, cây xoài sẽ tới và từ cây
xoài, hạt mầm xoài sẽ lại tới - và cứ như vậy mãi, đến vĩnh hằng, nó sẽ tiếp tục
mãi. Và sẽ không có bất kì cái gì khác. Đây là tình huống vô vọng. Tính lặp lại
này là hoàn toàn chán.
Bây giờ cùng câu này lấy nghĩa mới, ngược
lại với nghĩa thứ nhất. Nghĩa là ở chỗ con người là tự do. Rằng con người có thể
là bất kì cái gì người đó chọn là vậy. Rằng con người là một loại Thượng đế. Rằng
không ai quyết định cho con người, con người phải quyết định cho bản thân mình.
Rằng quyết định của con người phải tới từ hồn riêng của người đó. Điều người đó
định viết trên tabula rasa là việc viết riêng của người đó, sẽ có chữ kí riêng
của người đó. Con người có tính cá nhân. Không cây xoài nào có bất kì tính cá
nhân nào. Không con công nào có bất kì tính cá nhân nào - mọi con công là như
nhau, và mọi cây xoài là như nhau. Nhưng con người có tính duy nhất, tính cá
nhân. Có hi vọng lớn. Bây giờ thấy chưa? Nghĩa này đã biến thành chính cực đối
lập.
Tôi cũng đã bắt gặp cách diễn giải thứ ba nữa.
Với người khác nó ngụ ý: Mọi thứ là chấp nhận được với con người. Và với điều
đó, họ bỏ mọi ngăn trở, họ trở thành phóng túng. Họ nói, 'Khi không có tự nhiên,
khi không có cái gì như chương trình được cho sẵn cho con người, thế thì không
cần bất kì đạo đức nào, không cần bất kì kỉ luật nào, không cần bất kì cái gì.
Con người là hỗn độn và phải vẫn còn hỗn độn.' Thế thì không cái gì là tốt và
không cái gì là xấu. Nếu có chương trình dựng sẵn, thế thì bạn có thể quyết định
cái gì là tốt và cái gì là xấu.
Chẳng hạn, với cây xoài. Bạn có thể quyết
định phân nào là tốt và phân nào là xấu, vì cây xoài có chương trình dựng sẵn,
nó phải trở thành cây xoài. Bạn có thể quyết định phân nào sẽ giúp ích và phân
nào sẽ không có ích, bao nhiêu nước được cần, bao nhiêu ánh mặt trời được cần,
bao nhiêu không gian được cần. Bạn có thể tìm ra hình mẫu, kỉ luật cho cây.
Hình mẫu và kỉ luật sẽ được quyết định bởi bản tính bản chất của cây.
Nhưng con người không có bản tính bản chất,
cho nên bất kì cái gì cũng đều diễn ra. Con người là tự do - điều đó được diễn giải
là: Con người không cần kỉ luật, con người được phép làm bất kì cái gì con người
muốn làm. Adolf Hitler cũng tốt như Phật Gautam. Giết người cũng tốt như từ bi, yêu cũng tốt như ghét. Vì làm sao quyết định được cái gì là tốt và cái gì là xấu?
Không có tiêu chí. Con người là một tabula rasa, con người là trống rỗng, không
có cách nào để quyết định. Mọi thứ là tốt - giết người là tốt, tự tử là tốt,
phá huỷ là tốt.
Bây giờ đây là một cách diễn giải khác
toàn bộ. Và câu này là cùng một: Sự tồn tại đi trước bản chất. Và với điều này, họ bỏ đi mọi kiềm chế. Họ trở thành phóng túng, mê đắm. Và mê đắm này nhất định
phá huỷ nhân loại, nhưng diễn giải này là có thể.
Và vẫn còn những cách diễn giải khác, có nghĩa thứ tư: Mọi thứ là được cho phép chống lại con người. Con người không có bản tính, cho nên bạn có thể uốn con người theo cách này hay cách nọ. Bạn có thể làm cho con người thành người lính hay thánh nhân hay tội nhân. Con người là trống rỗng, cho nên bạn có thể viết bất kì cái gì lên con người. Mọi thứ là được cho phép chống lại con người. Cho nên điều Adolf Hitler đã làm với hàng triệu người, đã chuyển họ thành robot - những người lính nazi đó đã là robot, họ được huấn luyện để là máy chứ không là người - điều đó là được cho phép. Và Phật đã biến hàng nghìn người thành sannyasins, đã mang họ ra khỏi tính máy móc của họ vào trong tâm thức. Mọi thứ là tốt - Phật đang làm việc của mình và Adolf Hitler đang làm điều của ông ấy và không có tiêu chí phán xét.
Ngôn ngữ dường như là phương tiện của trao đổi nhưng nó không phải vậy. Bạn nói cái gì đó và ngay lập tức bạn sẽ bị diễn giải sai. Bạn nói cái gì đó và bạn sẽ ngạc nhiên rằng mọi người đã nhận những nghĩa xa xôi thế; bạn thậm chí đã không mơ về chúng, bạn thậm chí đã không nghĩ về chúng. Một khi bạn nói cái gì đó, bạn không còn là người chủ của nó. Thế thì bất kì ai bắt được nó, sẽ có nghĩa riêng của người đó, sẽ nặn ép nghĩa riêng của người đó từ nó. Và bạn bất lực, bạn không thể làm được bất kì cái gì.
Ngôn ngữ không phải là phương tiện đúng
cho trao đổi. Nhưng mọi người không biết im lặng, cho nên không có cách khác.
Ngay cả Phật cũng phải nói, hay Lão Tử - ông ấy phải dùng lời mà là không thích hợp,
nguy hiểm. Ngày Phật chết, các đệ tử của ông ấy chia ra thành ba mươi sáu tông
phái. Ngay ngày ông ấy chết - dường như họ chỉ đợi. Ba mươi sáu nghĩa cho từng
khẳng định của Phật. Về Bhagavad Gita của Krishna có một nghìn bình chú - một
nghìn nghĩa cho từng phát biểu của Krishna. Nếu Krishna quay lại và đọc những
bình chú này ông ấy sẽ phát điên. Ông ấy sẽ không có khả năng quan niệm được
cái gì đã xảy ra. Ông ấy đã nói cho đệ tử của ông ấy và bạn của ông ấy, Arjuna.
Nó đã là đối thoại đáng yêu. Và một nghìn nghĩa sao? Và mười nghìn nữa cũng là có thể.
Tôi đã đọc tự truyện của Michael Adam.
Ông ấy viết: 'Khi là đứa trẻ, tôi đã được cho hai mươi sáu viên gạch bằng gỗ, mỗi
viên được vẽ sáng rõ bằng một chữ cái trong bảng chữ cái. Một thầy giáo kiên nhẫn
đã dạy tôi làm ra từ, cố gắng hơn để làm cho tôi thấy, như người lớn vẫn làm, rằng
bốn chữ cái C-H-I-M làm ra con chim, rằng từ này là vật này, con chim thực, con
chim có ngực đỏ, ca sĩ bạo dạn trong tuyết. Điều đó đã chỉ giả tạo. Thậm chí tôi
biết rằng điều đó chỉ là giả tạo. Gạch có thể bị vung vãi đi. Mầu của chúng là
giả. Không có bay và không bài ca...'
Nhưng từ trở thành vật, sớm hay muộn thôi. Từ
'Thượng đế' đã trở thành Thượng đế và bạn đã quên Thượng đế thực. Từ 'yêu' đã
trở thành yêu và bạn đã quên yêu thực. Từ trở thành ngày càng quan trọng hơn, mọi
người trở nên bị thôi miên bởi lời. Vâng, khó mà lừa được đứa trẻ, vì nó có thể
thấy sự giả tạo. Nhưng nó sẽ có thể thấy được sự giả tạo này bao lâu? Đứa trẻ là
tươi tắn - nó nhìn vào những viên gạch kia, viên gạch mầu sắc, và bạn đã làm ra
từ, từ chúng. Và cô giáo đang nói, 'Bây giờ trông đây: ch-i-m, chim. Đây là
chim, chim ngực đỏ.' Mm? Để giải thích cho đứa trẻ, nó phải nói những thứ này.
'Chim ngực đỏ, ca sĩ bạo dạn trong tuyết.' Và đứa trẻ mỉm cười - nó biết rằng
đây chỉ là thủ đoạn. Không có chim thực ở đó và những mầu này là giả. Và con
chim thực này không thể hót và không thể bay và những viên gạch này có thể bị
vung vãi đi. Không có người nào đằng sau nó, đó chỉ là trò chơi trống rỗng.
Nhưng sớm hay muộn, nó cũng sẽ trở nên bị thôi miên bởi lời.
Ngôn ngữ là vấn đề cơ bản. Đó là lí do tại
sao có nhiều hiểu lầm thế.
Nếu bạn muốn có hiểu biết, bạn sẽ phải bỏ
ngôn ngữ. Bạn sẽ phải học cách giải thôi miên khỏi ngôn từ. Bạn sẽ phải gạt sang bên
từ 'hoa hồng' và bạn sẽ phải nhìn hoa đỏ - có đó trên bụi cây, trong gió, trong
mưa, trong ánh mặt trời. Và trong khi nhìn hoa hồng, đừng liên tục lặp lại
'Đây là hoa hồng' - bằng không bạn sẽ mang bức màn trên tai bạn, trên mắt bạn,
trên con người bạn. Bạn sẽ không có khả năng nghe và thấy và cảm. Và đừng liên
tục nói rằng đây là hoa hồng đẹp - 'đẹp' đó lại là từ. Hãy bỏ điều đó đi. hãy thấy cái
đẹp là gì. Đừng liên tục dùng từ 'đẹp'; chỉ nhìn, xuyên thấu, đương đầu bản
thân cái đẹp. Hoa hồng có đó - phỏng có ích gì mà dùng lời? Gạt lời sang bên. Dọn
sạch lối chuyển giữa bạn và hoa hồng đang có đó. Và không so sánh nó với các
hoa hồng khác mà bạn đã thấy trước đó. Bằng không bạn nói 'Vâng, đây là hoa hồng
đẹp. Tôi đã thấy những hoa hồng đẹp như thế trước đây.' Hay 'Cái này còn đẹp
hơn hoa hồng năm ngoái.' Hay 'Cái này đẹp hơn, hay ít đẹp hơn hoa hồng của hàng
xóm.' Nhưng lần nữa, bạn bị lạc trong từ ngữ.
Hoa hồng này. Con chim này, con chim ngực
đỏ này. Bạn chỉ nhìn, và quên mọi ngôn ngữ. Và trong việc quên ngôn ngữ đó, hiểu
biết nảy sinh. Người ta phải không dùng lời để cho hiểu biết nảy sinh. Và thế rồi
thỉnh thoảng bắt đầu trao đổi qua im lặng. Cầm tay người bạn, ngồi im lặng. Chỉ
nhìn vào trăng, cảm trăng, và cả hai cùng cảm nó một cách im lặng. Và nhìn, có xảy
ra trao đổi - không chỉ trao đổi mà giao cảm. Rằng tim các bạn bắt đầu đập theo
cùng nhịp. Rằng bạn bắt đầu cảm thấy cùng không gian, rằng bạn bắt đầu cảm thấy
cùng niềm vui, rằng bạn bắt đầu chờm lấp lên con người của nhau. Rằng có giao cảm.
Rằng bạn đã nói mà không nói bất kì cái gì, và sẽ không có hiểu lầm.
Tôi phải dùng lời. Tôi bất lực. Ngày bạn có khả năng hiểu im lặng, sẽ không có nhu cầu cho tôi nói với bạn mọi ngày.
Chúng ta có thể ngồi trong im lặng. Và điều đó sẽ là ngày đẹp - tôi đang chuẩn
bị bạn cho điều đó. Cho dù tôi dùng lời, tôi dùng chúng chống lại lời - tôi dùng
chúng theo cách mà chúng có thể tự tử trong bạn. Đó là lí do tại sao tôi phải
mâu thuẫn. Đó là lí do tại sao tôi nói điều này khoảnh khắc này và mâu thuẫn với
nó ngay lập tức - để cho không lời nào bắt rễ trong bạn. Để cho dần dần bạn bắt
đầu hiểu rằng lời là vô nghĩa, nghĩa của chúng là giả tạo. Thế thì sẽ không có
hiểu lầm.
Sau nhiều năm cố gắng, một người được Cổ
tức hạng nhất về vốn đóng góp đá bóng. Tiền giải thưởng của anh ta lên tới hàng
triệu pounds và một cách tự nhiên, anh ta hơi chút điên trong tuần thứ nhất hay
hai, mua một căn hộ và một ngôi nhà miền quê, hai xe hơi và chiếc du thuyền. Thế
rồi một hôm anh ta chạy xô vào trong hiệu da thú đắt nhất ở phố Bond và đặt bộ
áo choàng và khăn choàng lông thú trị giá vài nghìn pound.
'Đây là đơn hàng rất lớn, thưa ngài,'
nhân viên bán hàng nói.
'Vâng,' ông ta đáp. 'Tôi được Cổ tức hạng
nhất trên vốn chung và tôi định làm ngạt vợ tôi trong lông thú!'
'Chẳng phải rẻ hơn nếu ông dùng gối sao?'
nhân viên bán hàng nói.
Ba cô gái, một người Mĩ, một người Anh và
một người Pháp, nộp đơn xin việc chiêu đãi viên hàng không, và được cho phép thử
khởi đầu. Một trong những phép thử này bao gồm năng lực làm quyết định nhanh
chóng, và ba cô gái được hỏi tiếp theo bởi người sát hạch: 'Giả sử,' anh ta
nói, 'rằng cô đang bay qua quần đảo Polynesian và máy bay của cô phải hạ cánh
xuống biển. Cô thấy bản thân mình một mình trong chiếc thuyền cứu sinh cao su
hướng tới đảo. Khi cô lại gần hơn, cô thấy một đám đông thuỷ thủ Mĩ trên bờ đang
quan sát việc cô đi vào. Cô sẽ làm gì?'
Cô gái Mĩ nói, 'Tôi sẽ quay đầu và chèo
sang đảo khác.'
Cô gái Anh nói, 'Tôi sẽ tiến hành chèo
thuyền, và khi tôi tới đảo, tôi sẽ hỏi xin gặp sĩ quan chỉ huy và báo cáo cho
ông ấy.'
Và cô gái Pháp chẳng nói gì, nhưng có vẻ
phân vân. 'Cô có hiểu câu hỏi này không?' người sát hạch hỏi.
'Ồ, có chứ,' cô ấy đáp. 'Nhưng vấn đề là
gì?' Điều đó tuỳ bạn.
Một quí ông già nhưng nhân từ đang tiếp
đãi một nhóm người, một số trong họ ông ấy đã không gặp trong thời gian lâu.
Khi tất cả họ đang đứng quanh uống cocktails trước khi vào bữa tối, ông chủ đi
từ người này sang người khác, làm các cuộc nói chuyện lịch sự. Trong quá trình
làm như vậy, ông ấy tới một thanh niên mà ông ấy đã không nghe tin tức gì trong
một số thời gian.
'Tôi thật vui sướng gặp anh,' ông ấy tươi
cười. 'Và ông bạn cũ thân của tôi thế nào, bố anh?'
'Cháu rất tiếc phải nói với bác, thưa
bác,' anh thanh niên nói, 'bố cháu mất sáu tháng trước rồi.'
Ông chủ diễn đạt sự thương tiếc sâu sắc
và vào khoảnh khắc đó người quản gia công bố rằng bữa tối đã được phục vụ.
Sau bữa tối, ông chủ lại nhìn thấy anh
thanh niên, đã quên hoàn toàn cuộc nói chuyện trước, lại hỏi một lần nữa về ông
bạn già thân của mình, bố anh thanh niên này.
'Cháu rất tiếc thưa bác,' là câu trả lời,
'nhưng bố cháu vẫn chết.'
Ngôn ngữ tạo ra gần chín mươi chín phần
trăm vấn đề. Triết học, thượng đế học, học thuyết, kinh sách, ý thức hệ chính
trị - tất cả chúng đã tạo ra cả nghìn vấn đề. Và con người đang trong lẫn lộn,
trong lẫn lộn lớn. Tất cả những ý thức hệ tranh đấu đó, là ở bên trong bạn. Mọi
quá khứ, toàn thể quá khứ, quá khứ điên khùng, đang cố sở hữu bạn. Nó không phải là thuần nhất. Ki tô giáo ở trong bạn, Phật giáo ở trong bạn, chủ nghĩa cộng
sản ở trong bạn, chủ nghĩa phát xít ở trong bạn - và tất cả chúng đang kéo bạn
tách rời ra. Chính phép màu là làm sao con người liên tục giữ bản thân mình gắn
lại cùng nhau.
Và trong trạng thái lẫn lộn này, khi bạn
nghe cái gì đó, thứ nhất bạn không nghe đúng điều được nói. Thứ hai, bạn diễn
giải nó tương ứng với quá khứ riêng của bạn. Và mọi thứ đi sai. Nếu bạn muốn
tránh hiểu lầm, bạn sẽ phải học im lặng. Nếu bạn học im lặng, điều đầu tiên sẽ
là ở chỗ bạn sẽ không bao giờ hiểu lầm bất kì người nào khác. Và đó là niềm vui
lớn, không hiểu lầm bất kì người nào. Bạn sẽ trở thành người nghe tốt, bạn sẽ
biết kiểu nghe đúng. Và mọi thứ sẽ trong như pha lê cho bạn. Sáng tỏ đó sẽ
không tới từ logic, từ trí tuệ, từ phân tích; sáng tỏ đó sẽ tới qua im lặng. Nếu
trong im lặng của bạn, lời của ai đó buột thốt ra, bạn không thể diễn giải nó,
vì không có người nào để can nhiễu. Hoặc bạn hiểu hoặc bạn không hiểu, nhưng
không có cách nào hiểu lầm. Hoặc bạn nói 'Vâng, tôi hiểu' hoặc bạn nói 'Tôi
không hiểu.' Nhưng không có cách nào để hiểu lầm.
Hiểu lầm là gì? Hiểu lầm không là hiểu, không là không hiểu. Nó là việc trộn lẫn, nó là hẩu lốn. Và nó tạo ra nhiều lẫn lộn hơn trong bạn - người càng am tường, càng nhiều lẫn lộn. Người càng am tường, càng ít có khả năng hiểu bất kì cái gì.
Hãy học im lặng đi. Và ít nhất với bạn bè của
bạn, với người yêu của bạn, với gia đình của bạn... Và đây là gia đình của bạn,
gia đình mầu cam. Ở đây, thỉnh thoảng ngồi trong im lặng. Đừng liên tục buôn
chuyện, đừng liên tục nói. Hãy dừng nói, và không chỉ ở bên ngoài - hãy dừng nói cả bên
trong. Hãy ở trong khoảng hở. Chỉ ngồi đó, không làm gì, chỉ hiện diện lẫn nhau.
Và bạn sẽ sớm bắt đầu tìm ra cách trao đổi mới. Và đó là cách thức đúng.
Người ta nói về Mahavira - một câu chuyện
kì lạ nhưng hay và có nghĩa - rằng khi ông ấy trở nên chứng ngộ, ông ấy vẫn còn
im lặng. Điều đó tạo ra nhiều vấn đề, vì ông ấy đã đạt tới và chính bổn phận của
ông ấy là chia sẻ nó. Khi bạn đã đạt tới, bạn phải chia sẻ nó. Điều bản chất của
đạt tới là chia sẻ. Đó là lí do tại sao Phật đã nói, và cả Christ và Lão Tử.
Mahavira đã giữ im lặng, ông ấy đã tìm thấy cách khác. Có thể đó là lí do tại
sao tôn giáo của ông ấy không bao giờ trở thành tôn giáo thế giới. Những người
đi theo ông ấy còn lại rất ít - ngay cả bây giờ chỉ có ba mươi nghìn người
Jaina. Điều đó không là gì cả - sau hai nghìn năm trăm năm, chỉ ba mươi nghìn
người. Điều đó ngụ ý nếu Mahavira đã chuyển đạo chỉ cho ba mươi đôi, điều đó chắc
đã được làm xong - rằng nhiều người chắc đã là người Jaina. Ông ấy đã không thể
chuyển đạo được cho nhiều người. Và lí do là gì? Ông ấy đã muốn giao cảm qua im
lặng, ông ấy vẫn còn yên tĩnh. Và cách thức ông ấy đã tìm ra là kì lạ nhưng
hay. Nó không thể chứng minh hiệu quả lắm, vì rất khó nói qua im lặng trong thế
giới điên này. Ông ấy đã thất bại, nhưng thực nghiệm này đáng được thử.
Ông ấy đã làm gì? Ông ấy đã chuẩn bị vài
người cho im lặng, để hiểu ông ấy trong im lặng. Ông ấy sẽ ngồi im lặng, và chỉ
vài người đó, người đã học cách lắng nghe im lặng của ông ấy, sẽ hiểu điều ông ấy
ngụ ý. Và họ sẽ nói điều đó cho mọi người. Nhưng thế thì vấn đề lại nảy sinh.
Ông ấy sẽ không nói - ông ấy là người kì lạ, ông ấy nghĩ nói là một loại phản bội.
Vì bất kì cái gì bạn nói đều sẽ là hiểu lầm - thế thì bạn trở thành nguyên nhân
của hiểu lầm. Bất kì cái gì bạn nói sẽ chỉ là đúng một nửa, vì chân lí toàn thể
không thể được thu lại thành lời. Cho nên bạn sẽ phá huỷ chân lí. Và ông ấy không
phải là người làm điều đó, ông ấy giữ yên tĩnh. Chỉ vài đệ tử, những người đã học cách
giao cảm với ông ấy trong im lặng,ẽ ngồi im lặng ở đó, lắng nghe im lặng của
ông ấy - sẽ cảm thấy điều ông ấy muốn, điều ông ấy cảm, điều ông ấy biết, và sẽ
đi tới mọi người và nói cho họ.
Nhưng điều đó vô ích. Bây giờ những
người này, người nói cho người khác, đã bị hiểu lầm. Cho nên vấn đề là gì? Đích
thân ông ấy có thể đã nói nó - chắc đã ít bị hiểu lầm hơn, vì sức mạnh của
Mahavira chắc đã có đó. Bây giờ, Mahavira trao cho người khác và những người đó không hề chứng ngộ, không ý thức thế. Họ đi tới mọi người và họ chuyển tiếp
và phổ biến thông điệp của Mahavira. Nhiều hiểu lầm nữa sẽ có đó. Và tất nhiên, họ không thể chuyển đạo cho nhiều người, họ có những giới hạn của họ. Nhưng ông
ấy đã thử - một thực nghiệm lớn.
Tôi cũng muốn thử nó - nhưng không chỉ
cho vài người. Tôi muốn tạo ra đại chúng lớn những người vì im lặng. Và chính
điều đó mà tôi đang làm việc chậm rãi. Một khi bạn sẵn sàng, hàng nghìn người sẵn
sàng cho im lặng, thế thì tôi có thể thực sự nói điều mà không thể được nói qua
lời.
Phật đã trao cho Mahakashyapa đoá hoa và
nói, 'Ta trao cho ông cái mà ta không thể trao được cho người khác. Ta trao cho
ông cái mà chỉ có thể được trao trong im lặng.' Ta muốn có hàng nghìn
Mahakashyapas để nhận đoá hoa đó. Một người là không đủ.
Cho nên ngày càng im lặng hơn và bạn sẽ
hiểu tại sao có nhiều hiểu lầm thế trên thế gian. Và bạn sẽ hiểu rằng bây giờ bạn
không hiểu lầm; hoặc bạn hiểu hoặc bạn không hiểu. Cả hai là tốt, mọi thứ là rõ
ràng. Nếu bạn không hiểu, bạn có thể hỏi lại. Nếu bạn hiểu, thế thì công việc kết thúc, không có nhu cầu hỏi lại. Nhưng nếu bạn hiểu hầm, bạn liên tục nghĩ bạn
đã hiểu, cho nên bạn không hỏi lại. Và bạn đã không hiểu. Và hiểu lầm đó sẽ làm
cho cuộc sống của bạn là hiện tượng bị biến chất. Nó sẽ là què quặt, nó sẽ làm
tê liệt bạn.
Câu
hỏi thứ ba:
Câu
hỏi thứ nhất của tôi là: Thầy có thể nói cho tôi cái gì đó về luật nghiệp được
không? - Nó ngụ ý gì trong quan hệ với nhận tính chất sannyas. Điều khác mà tôi
quan tâm là, thầy nghĩ gì về câu Thiền 'Khi ông gặp Phật trên đường, giết ông ấy'?
và lần nữa, làm sao nó có quan hệ với nhận tính chất sannyas?
Câu hỏi này là từ Wolfgang. Anh ấy đã ở
đó trong buổi darshan đêm qua. Anh ấy khao khát nhận tính chất sannyas nhưng có
điều kiện trong tâm trí anh ấy, là am hiểu. Anh ấy đã biết cách mọi sự phải thế
nào. Và nếu chúng không giống điều đó, làm sao anh ta có thể nhận tính chất
sannyas? Anh ấy có thể nhận tính chất sannyas chỉ nếu nó khớp với anh ấy, nếu
nó đáp ứng tri thức tiên thiên của anh ấy. Điều đó là không thể được. Bạn sẽ phải
khớp với tính chất sannyas, tính chất sannyas sẽ không khớp với bạn. Anh ấy sợ
nhà thờ đang tăng lên quanh tôi. Tôi đáng phải sợ nó chứ, bạn không phải sợ.
Tôi đang tận hưởng nó, nó là đẹp. Trong khi tôi ở đây, nó sẽ không gây bất kì hại
nào. Và khi tôi mất rồi, tôi mất. Thế thì ai quan tâm? Tôi sẽ không bận tâm với
nó cho vĩnh hằng - trong khi tôi ở đây, nó là hoàn toàn tốt, tôi sẽ chăm nom rằng
nó sẽ không là thứ hại cho bất kì người nào. Nhưng khi tôi mất rồi, tôi mất.
Không có cách nào lập kế hoạch cho tương lai. Thế thì bất kì cái gì xảy ra, xảy
ra.
Và chỉ bởi vì nhà thờ quanh tôi, điều là
sự cần thiết... Nếu nhà thờ đã mọc lên quanh Jesus, ông ấy chắc đã không bị đóng
đinh. Ông ấy chắc đã phục vụ cho nhân loại trong nhiều năm nữa; ông ấy chắc đã
không dễ bị phá huỷ thế. Khi ông ấy đã bị đóng đinh, thế thì nhà thờ tới - đó đã
không phải là thời gian đúng cho nhà thờ tới. Khi Christ chết, đó là thời gian
cho nhà thờ cũng chết cùng ông ấy. Nhưng khi Christ có đó, nếu nhà thờ là có thể,
nếu nhà thờ được tạo ra, nhiều công việc hơn có thể được làm.
Nhà thờ đang tăng trưởng quanh tôi là
tăng trưởng với hỗ trợ của tôi, với phúc lành của tôi. Nó không tăng trưởng chống
lại tôi, nó không tăng trưởng mà không có tôi. Nó là một phần của phương cách của
tôi để cho tôi có thể làm việc dễ dàng, hiệu quả hơn, với bạn. Cho nên đừng sợ
nó.
Bây giờ những câu hỏi này cũng là câu hỏi
am hiểu. Thứ nhất anh ấy hỏi, Câu hỏi đầu tiên của tôi: Thầy có thể nói cho tôi
cái gì đó về luật nghiệp không?
Điều đó tồn tại chỉ dành cho người vô ý thức. Luật nghiệp tồn tại chỉ cho người vô ý thức; với người có ý thức không tồn tại luật nghiệp. Thực sự chính vô ý thức làm cho bạn khổ. Nếu bạn làm cái gì đó vô ý thức, thế thì bạn sẽ khổ, thế thì nghiệp sẽ được tạo ra. 'Nghiệp' ngụ ý hành động vô ý thức. Nếu bạn làm cái gì đó một cách có ý thức, đầy tỉnh táo, không nghiệp nào được tạo ra. Nếu hành động của bạn là toàn bộ, tự phát, nó được kết thúc trong khoảnh khắc đó. Nó là nguyên tử, nó không là sự liên tục. Nó không để lại dấu vết đằng sau.
Đó là lí do tại sao người chứng ngộ là
không thể dự đoán được. Chỉ người không chứng ngộ là dự đoán được vì người đó
di chuyển một cách vô ý thức, theo cách thường lệ, máy móc. Không có ngạc nhiên
trong cuộc sống của người đó. Ai đó yêu bạn, và bạn yêu người đó. Ai đó ghét bạn,
và bạn ghét người đó. Ai đó tới và ca ngợi bạn và bạn cảm thấy nở phồng như quả
bóng. Đó là lí do tại sao mọi người dùng lời nịnh hót nhiều thế - việc tâng bốc
người khác có ích lợi.
Triết gia Pháp, Cioran, nói rằng ham muốn
sâu nhất trong con người là ham muốn được ca ngợi - người ta có thể nói ra, người
ta có thể không nói ra. Ai đó ca ngợi bạn và bạn mê tít người đó. Và ai đó xúc
phạm bạn và bạn trở thành kẻ thù mãi mãi. Đây không phải là hành động, đây là
phản ứng. Người khác đang dùng bạn như cái máy, người đó nhấn nút của bạn. Bạn
không hành động, bạn phản ứng. Người khác đang thao túng bạn, người đó biết phải
làm gì.
Người có ý thức không thể bị bất kì người
nào thao túng. Hành động của người đó không phải là phản ứng, hành động của người
đó là hành động.
Phật đã bị xúc phạm, mọi người đã lăng mạ
ông ấy trong một làng. Ông ấy đứng đó, và khi họ đã kết thúc ông ấy nói, 'Nếu
các ông kết thúc, ta có thể đi bây giờ chứ? Ta phải sang làng khác, mọi người
đang đợi ta ở đó. Nếu các ông còn chưa kết thúc, sớm thôi, sau hai tuần ta sẽ
quay lại - thế thì các ông có thể làm việc còn lại.' Những người đó hơi chút
hoang mang. Phật có vẻ hoàn toàn xa cách, dường như điều họ làm đã không đạt tới
ông ấy. Ông ấy vẫn còn không bị trầy da. Họ nói, 'Nhưng chúng tôi đã lăng mạ
ông, thưa ông, chúng tôi đã xúc phạm ông. Ông không định trả lời sao?'
Phật cười. Ông ấy nói, 'Nếu các ông muốn
câu trả lời, các ông phải tới ít nhất là mười năm trước. Thế thì ta đã vô ý thức,
thế thì các ông có thể đã nhấn nút của ta và ta chắc sẽ phản ứng. Nhưng giờ ta
đã trở nên có ý thức, ta đã trở thành Phật. Giờ ta có thể thấy điều các ông muốn
làm với ta, và ta không định bị bất kì ai thao túng. Giờ ta sống theo cách
riêng của ta, giờ ta làm điều ta cảm thấy cần làm. Và ta không cảm thấy bất kì
giận nào, ta đơn giản cảm thấy từ bi với các ông. Ta cảm thấy tiếc cho các ông
- còn tiếc hơn thế vì ở làng khác, trước khi ta tới làng của các ông, nhiều người
đã tụ tập và họ đã mang quả và đồ ngọt để tặng ta. Và ta nói, "Tiếc thật,
ta không thể nhận được chúng vì ta đã ăn sáng và nó sẽ là gánh nặng không cần
thiết cho ta để mang những thứ này. Xin các ông bà mang chúng về nhà." Ta
hỏi các ông, họ sẽ phải đã làm cái gì với đồ ngọt và quả đó?'
Ai đó từ đám đông nói, 'Họ phải chia
chúng trong làng, bản thân họ phải đã ăn chúng.' Phật nói, 'Đó là lí do tại sao
ta cảm thấy tiếc nhiều hơn cho các ông. Giờ các ông đã mang những xúc phạm này
và những lăng mạ này và ta sẽ không nhận chúng, các ông sẽ làm gì? Giờ ta thực
sự cảm thấy tiếc cho các ông. Các ông có thể xúc phạm, đó là tự do của các ông
- nhưng chấp nhận nó hay không là tự do của ta.'
Khi ý thức đã bừng lên, lần đầu tiên bạn
hành động, bạn không phản ứng. Hành động ở bên ngoài luật nghiệp. Luật nghiệp
chỉ áp dụng cho người vô ý thức. Con người của nhận biết có tự do tuyệt đối.
Không luật nào trói buộc người đó, không luật nào xác định người đó. Người đó
là bao la như bầu trời, người đó là vô hạn như bầu trời. Tự do của người đó là
tuyệt đối.
Bạn hỏi, Câu hỏi thứ nhất của tôi là: Thầy
có thể nói cho tôi cái gì đó về luật nghiệp được không? - Nó ngụ ý gì trong
quan hệ với nhận tính chất sannyas.
Tính chất sannyas là bắt đầu của việc
thoát ra khỏi luật nghiệp. Vì tính chất sannyas là bắt đầu của thức tỉnh. Tính
chất sannyas là nỗ lực của bạn để thoát ra khỏi lối mòn, trong đó bạn đã sống
trong nhiều kiếp. Tính chất sannyas là cái nhìn sâu rằng 'Thế là đủ rồi, và
mình phải thoát ra khỏi sự sống lệ thường, mình phải thoát ra khỏi tính máy móc
của nó. Mình phải thoát ra để vào chỗ sáng tỏ, vào chỗ sáng sủa. Mình đã lang
thang đủ trong rừng rậm vô ý thức, trong bóng tối của hồn. Mình phải tìm tới
bình minh, tới buổi sáng.'
Nó là việc tìm mặt trời, nó là ánh sáng
hướng tới mặt trời. Đó là lí do tại sao ở phương Đông, chúng ta đã chọn mầu nâu
vàng nhạt cho tính chất sannyas - nó là mầu của mặt trời, tia sáng mặt trời, buổi
sáng. Việc tìm ánh sáng, việc tìm nhận biết, việc tìm chứng ngộ. Một khi bạn bắt
đầu trở nên ngày càng nhận biết hơn, bạn sẽ càng ít là một phần của luật nghiệp.
Và một khi bạn đã tận hưởng và nếm trải chút ít tự do, thế thì không ai có thể
ép buộc bạn trở lại trong nhà tù. Bạn sẽ giang đôi cánh và bạn sẽ bay hướng tới
mặt trời.
Câu hỏi khác là: thầy nghĩ gì về câu Thiền
'Khi ông gặp Phật trên đường, giết ông ấy'?
Đó chính là điều đúng để làm. Khi bạn gặp
Phật, giết ông ấy đi. Nhưng để gặp Phật, đầu tiên bạn phải trở thành sannyasin
- bằng không bạn sẽ không bao giờ gặp đâu. Điều này chỉ được nói cho những đệ tử
mà giờ có năng lực gặp phật trong thiền bên trong của họ. Điều này không được
nói cho mọi người, điều này được nói cho chính những đệ tử rất gần gũi nhất.
'Khi ông gặp Phật trên đường, giết ông ấy.' Điều này được nói cho những người
đang đạt tới điều tối thượng trong thiền của họ.
Điều tối thượng trong thiền là gì? Mọi cái khác biến mất ngoại trừ thầy của bạn. Thế giới biến mất, chợ biến mất, người yêu biến mất, tiền, quyền, danh, tất cả biến mất. Ý nghĩ, tình cảm, tất cả biến mất. Chỉ một điều còn lại ở cuối: thầy. Khi điều này xảy ra, thiền đã đi tới điều tối thượng của nó. Chỉ thầy có đó. Thế thì Phật nói: Khi ông gặp Phật trên đường, giết ông ấy. Bây giờ bạn phải bỏ cả thầy nữa.
Tại khoảnh khắc cuối cùng, thầy cũng phải
bị bỏ, vì điều đó sẽ là việc bám víu cuối cùng của bạn. Và khi thầy cũng đã biến
mất, bản thân bạn đã trở thành Phật.
Điều đó giống như bạn muốn đi qua sông. Bạn
làm chiếc bè - bạn lấy gỗ, dây thừng, bạn làm ra chiếc bè, và thế rồi bạn đi
sang bờ bên kia trên chiếc bè. Phật nói: Ông sẽ làm gì trên bờ bên kia? Khi ông
đã sang tới bờ bên kia, ông sẽ làm gì với chiếc bè? Ông có mang nó trên đầu ông
mãi mãi không, vì nó đã giúp ông đi sang bờ bên kia? Thế thì điều đó sẽ là xuẩn
ngốc. Nó sẽ là gánh nặng không cần thiết và ông sẽ có vẻ nực cười. Khi ông đã
sang tới bờ bên kia, ông sẽ làm gì với chiếc bè? Phật hỏi các đệ tử.
Và một đệ tử nói, 'Chúng tôi sẽ nói lời tạm
biệt chiếc bè. Chúng tôi sẽ cám ơn chiếc bè, chúng tôi sẽ cảm thấy biết ơn chiếc
bè vì chính qua chiếc bè mà chúng tôi đã tới bờ bên kia, không có bè, điều đó là
không thể được. Và thế rồi chúng tôi sẽ đi, bỏ chiếc bè trên bờ - với lòng biết
ơn lớn, nhưng chúng tôi sẽ bỏ nó, chúng tôi sẽ không mang nó.'
Thầy là chiếc bè. Bạn đi sang bờ bên kia.
Khi bạn đã sang tới bờ bên kia, nói lời tạm biệt thầy. Điều đó sẽ là khó khăn -
đó là lí do tại sao Phật dùng từ nghiêm khắc thế. Ông ấy nói: Khi các ông gặp
Phật trên đường, hãy giết ông ấy. Điều đó sẽ là khắc nghiệt, vì ở trong quan hệ với
thầy là biết yêu theo nghĩa sâu sắc nhất của nó. Rất khó bỏ Phật. Và bạn đã từng
du hành cùng Phật và bạn đã từng biết những không gian mới lạ, không gian đẹp,
qua ông ấy. Và bạn đã biết nhiều thế, và bạn được làm giầu có thế, và chính bởi
vì ông ấy và qua ông ấy. Và ông ấy đã từng đưa bạn ra khỏi đêm tối của bạn, và
buổi sáng đang tới và bây giờ ông ấy nói: Giết ta đi. Để ta biến mất khỏi hiện
hữu của ông, hoàn toàn, dường như ta chưa bao giờ tồn tại, để cho ông có thể lấy
cú nhảy cuối cùng từ thiền vào samadhi. Ngay trên đường biên này, Phật, thầy,
phải bị bỏ lại.
Chư phật có thể đưa bạn tới đường biên của
thiền và samadhi. Đó là khác biệt duy nhất giữa thiền và samadhi. Nếu tâm trí bạn
đã trở nên hoàn toàn yên tĩnh và im lặng, nhưng chỉ thầy có đó, thế thì nó là
thiền. Nếu tâm trí bạn đã trở thành yên tĩnh tới mức ngay cả thầy đã biến mất,
nó là samadhi. Rào chắn cuối cùng sẽ là thầy. Thầy sẽ đưa bạn ra khỏi thế giới,
nhưng một ngày nào đó bạn sẽ phải bỏ thầy nữa. Và thầy thực bao giờ cũng sẽ giữ
bạn tỉnh táo rằng bạn phải bỏ thầy một ngày nào đó, tại giai đoạn cuối cùng.
Nhưng bạn có thể bỏ chỉ nếu bạn đã chấp
nhận. Bạn có thể bỏ bè trên bờ bên kia, chỉ nếu bạn đã làm bè trên bờ bên này.
Cho nên câu hỏi từ Wolfgang chưa là hợp lí. Hãy trở thành sannyasin đi, Wolfgang, hãy làm bè đi. Và thế thì khi bạn gặp Osho trên đường, hãy giết ông ấy - nhưng chỉ khi
đó thôi. Ngay bây giờ, xin mời...
Câu
hỏi thứ tư:
Osho
ơi, thầy có biết rằng ông Cecil Lewis đã trốn đi không?
Ông già đáng thương. Ông ấy là người tốt.
Nhưng tôi sợ rằng điều sắp xảy ra là ông ấy sẽ trốn đi. Ông ấy đã đọc sách của
tôi - đọc sách là một chuyện. Và ông ấy đã viết những bức thư hay cho tôi, và
ông ấy rất muốn tới đây. Tại tuổi già này, khó cho ông ấy tới. Dành dụm nhiều tiền
cũng là khó nhưng bằng cách nào đó ông ấy đã xoay xở. Nhưng đọc sách của tôi là
một chuyện và tới diện đối diện với tôi là chuyện khác. Với sách, bạn có thể có
diễn giải riêng của bạn, bất kì cái gì bạn muốn. Với sách, bạn có thể mơ tưởng;
bạn có thể áp đặt ý tưởng của bạn, mơ tưởng của bạn.
Nhưng khi bạn tới tôi, thế thì thực tại của
tôi phải được hấp thu. Và điều đó là khó cho ông ấy để tiêu hoá tôi. Trong ba
mươi năm ông ấy đã từng đọc Gurdjieff. Ông ấy đã viết cho tôi rằng ông ấy đã đi, cũng để cũng gặp Gurdjieff, nhưng bị lỡ. Vì khi ông ấy tới, Gurdjieff đã chết - ông ấy
tới chỉ vài ngày sau đó. Cho nên ông ấy rất tiếc rằng ông ấy đã lỡ Gurdjieff.
Và đó là lí do tại sao ông ấy đã viết cho tôi rằng 'Tôi muốn tới và tôi không
muốn lỡ thầy. Tôi đã lỡ Gurdjieff, tôi đã cảm thấy đau cả đời tôi - rằng nếu
như tôi đã đi sớm chỉ vài ngày trước, tôi chắc đã gặp thầy. Nhưng tôi đã không
được may mắn. Lần này, tôi không muốn lỡ. Tôi đang tới, đằng nào tôi cũng tới,
tôi sẽ xoay xở tiền và tôi sẽ tới.'
Và ông ấy đã tới. Và ông ấy lại lỡ. Và
bây giờ tôi có thể nói: nếu như ông ấy đã gặp Gurdjieff, ông ấy chắc đã trốn sớm hơn là ông ấy trốn khỏi đây. Ở đây, ông ấy đã ở lại ít nhất trong hai
tuần. Với Gurdjieff, ông ấy chắc không có khả năng ở lại quá hai giờ. Vì
Gurdjieff thường đánh rất mạnh. Tôi cũng đánh, nhưng nó chưa bao giờ mạnh lắm.
Và đó là lí do tại sao tôi đã cho ông ấy cú đánh nhẹ hều - chỉ như vị đầu lưỡi
của Gurdjieff - nhưng ông ấy đã không thể tiêu hoá được nó. Ông ấy lập tức trốn
đi. Tôi có thể nói rằng ông ấy đã không hiểu Gurdjieff chút nào. Bằng không ông
ấy chắc đã có khả năng thấy điều tôi đang làm - rằng tôi gây choáng cho ông ấy,
rằng tôi đang cố phá huỷ cái hấp thu choáng của ông ấy. Ông ấy chắc đã cảm thấy
biết ơn, ông ấy đã ở lại.
Nhưng ông ấy đã từng đọc sách của
Gurdjieff - đó là một chuyện.
Có lần chuyện xảy ra, một thanh niên thường
tới tôi và anh ta cuồng nhiệt trong yêu Thiền và các Thiền sư. Và anh ta tới
tôi và bao giờ cũng nói về các Thiền sư người đã đánh đệ tử và ném đệ tử. Và tôi
phát mệt về những câu chuyện của anh ta, cho nên một hôm tôi đánh anh ta. Và từ
đó trở đi, tôi đã không gặp anh ta nữa. Đó là điều đã xảy ra với ông già Lewis. Và
tôi đã không đánh mạnh ông ấy, vì ông ấy già thế. Mm? Tôi đã rất lễ độ. Nhưng
tôi sợ rằng ông ấy sẽ trốn mất.
Đọc Gurdjieff qua sách là một chuyện; đọc các Thiền sư qua sách là một chuyện. Nhưng khi bạn bắt gặp một Thiền sư hay bắt gặp một Gurdjieff đó là kinh nghiệm khác toàn bộ. Thực tại không phải là mơ tưởng của bạn, và thực tại không có nghĩa vụ khớp với mơ tưởng của bạn.
Trong hai tuần, ông ấy ở đây mỉm cười hạnh phúc - tôi đã cho ông ấy thời gian. Và một cú choáng
nhỏ, và ông ấy đã phản ứng. Đó là điều tâm trí vô ý thức liên tục làm. Ông ấy
đã phản ứng ngay lập tức, ông ấy thậm chí không thể để thời gian để suy ngẫm về
nó. Ông ấy không bao giờ quay lại đạo tràng, ông ấy đơn giản trốn mất.
Đây là cái gì đó để bạn suy ngẫm, suy tư.
Tôi không ở đây để điều chỉnh theo bạn. Nếu tôi điều chỉnh theo bạn, thế thì
tôi không có bất kì cái gì để cho bạn so sánh. Nếu tôi điều chỉnh theo bạn, thế
thì làm sao tôi sẽ giúp bạn được? Tôi có thể giúp bạn chỉ nếu tôi phá huỷ bạn -
nếu tôi phá huỷ quá khứ của bạn, tri thức của bạn, ý tưởng của bạn, các ước định
của bạn, nhân cách của bạn. Chỉ bằng việc phá huỷ bạn, tôi có thể cho bạn việc
sinh mới, tôi có thể cho bạn sự bắt đầu mới, cuộc sống tươi tắn.
Tôi cảm thấy tiếc cho ông già này. Tôi muốn
giúp ông ấy theo mọi cách. Nhưng tôi không thể giúp được bạn nếu bạn sợ thế, nếu
bạn non nớt và ấu trĩ thế, nếu bạn không kiên nhẫn thế trong phản ứng của bạn.
Cho nên mọi điều tôi có thể nói là thế này: Tạm biệt ông Lewis. Gặp ông trong
kiếp khác nào đó vậy.
Câu
hỏi thứ sáu:
Người
chứng ngộ có phải bao giờ cũng vẫn còn chứng ngộ hay người đó cũng có thể trở
thành không chứng ngộ?
Câu hỏi này là từ Deva Swarup Yogiraj.
Ngay cả người không chứng ngộ vẫn còn được
chứng ngộ. Khác biệt duy nhất là ở chỗ người đó không biết điều đó. Người chứng
ngộ biết nó, và không có cách nào bỏ điều mà bạn đã biết. Chứng ngộ là bản tính
của bạn, nó không phải là cái gì đó mà bạn có thể bật lên hay tắt đi. Nó không
phải là cái gì đó như quần áo, cái bạn có thể thay đổi. Nó là chính cốt lõi của
bạn, nó là con người của bạn. Chứng ngộ là con người của bạn. Nếu bạn không biết
nó, bạn có thể liên tục cư xử theo cách không chứng ngộ. Ngày bạn biết nó, thế
thì không có cách nào cư xử theo cách không chứng ngộ. Một khi bạn đã biết, bạn
đã biết.
Nhưng người chứng ngộ có thể giả vờ. Ông ấy
có thể giả vờ rằng ông ấy không chứng ngộ - tự do đó là sẵn có. Gurdjieff thường
làm điều đó nhiều lần - giả vờ rằng ông ấy không chứng ngộ - theo những cách rất
kì quặc. Một trong các đệ tử đã thuật lại rằng anh ta phải du hành cùng ông ấy
trong tầu hoả, và cả đêm ông ấy đã quấy nhiễu mọi hành khách, và cả người soát
vé và trưởng ga và người khuân vác. Và ông ấy đã liên tục uống và hét và đi từ
chỗ này sang chỗ nọ, và đệ tử này chỉ lo nghĩ phải làm gì và xin lỗi người này người
khác. Và cả đêm ông ấy đã làm điều đó - một cách có chủ ý.
Và đến sáng, ông ấy rất vui với đệ tử
này, vì không một khoảnh khắc nào đệ tử này đã mất tình cảm với thầy. Không một
khoảnh khắc nào Gurdjieff có thể làm cho đệ tử này quên mất rằng anh ra đang ở
cùng người chứng ngộ. Ông ấy vui sướng mênh mông. Ông ấy nói, 'Ông đã thắng.
Ông đã qua được kì sát hạch lớn.' Có mọi khả năng quên đi trong một khoảnh khắc:
Đây là kiểu người gì vậy? Ông ấy có chứng ngộ không? Và ông ấy đang làm gì? Ngay
cả người không chứng ngộ cũng sẽ không làm chừng nấy chuyện. Nếu bạn muốn uống rượu, bạn
uống và đi ngủ. Nhưng ông ấy liên tục uống. Rồi ông ấy la hét và đi góc này
sang góc khác của tầu hoả, vừa la hét và đánh thức mọi người và xỉ vả mọi người.
Và đệ tử này đã sợ ai đó có thể bắt đầu đánh ông ấy. Và cảnh sát tới ở một ga,
và người trưởng toa tới: 'Chúng tôi muốn đưa người này đi. Và anh ta phải xin lỗi.'
Anh ta nói, 'Chúng tôi phải tới chỗ khác, và tôi phải chăm nom cho ông ấy. Và
ông ấy là người vĩ đại - các ông chỉ không hiểu cách thức của ông ấy thôi.'
Ông ấy sẽ uống quá nhiều và thế rồi ông ấy
sẽ lái xe; thế rồi ông ấy sẽ nhất định đòi lái. Và các đệ tử sẽ ngồi. Và ông ấy
sẽ lái mỗi lúc một nhanh hơn và mọi người ở ngay bên bờ miệng của 'bất kì khoảnh
khắc nào chết sẽ xảy ra'. Nhưng dầu vậy họ phải nhớ rằng ông ấy đã chứng ngộ.
Và ông ấy sẽ xỉ vả mọi người theo cách rất thô tục, và đệ tử phải liên tục nhớ.
Đó là loại tình huống ông ấy sẽ tạo ra cho việc nhớ của họ.
Vì khi tôi lịch thiệp với bạn và rất dịu
hiền với bạn và bạn cảm thấy 'Thầy của chúng ta thật tuyệt', điều đó không là
gì cả. Nhưng khi tôi không lịch thiệp với bạn, không dịu hiền - thô thiển - thế
thì nhớ rằng thầy của bạn là hay, là khó tính, rất khó tính. Người ta mất lối
mòn, Và thầy sẽ làm những điều mâu thuẫn thế, những điều phi logic. Thầy sẽ bảo
bạn đào một cái hố trong đất, và trong mười hai giờ không nghỉ, bạn sẽ đào hố -
mệt mỏi, vã mồ hôi, đói, khát. Và ông ấy sẽ không cho phép bạn đi bất kì đâu, bạn
phải đào hố này. Và sau mười hai giờ, thầy tới và nói, 'Giờ lấp nó lại đi.'
Bây giờ điều rất tự nhiên là nổi giận rằng
điều này là ngu xuẩn: Thế thì tại sao? Nhưng đó là toàn thể vấn đề. Thầy phải
không được hỏi tại sao. Nếu bạn hỏi thầy tại sao, bạn đã không chấp nhận ông ấy
là thầy. Thế thì mối quan hệ của bạn vẫn còn là của lí trí. Và lí trí không thể
có quan hệ với thầy. Nó là tin cậy sâu sắc, mối quan hệ là của yêu và tin cậy.
Nếu thầy nói điều đó, thế thì nó phải là vậy, thế thì phải có cái gì đó trong
nó. Và đã có cái gì đó trong nó. Thầy đã nhấn nút của bạn theo mọi cách - và nếu
bạn trở nên giận, bạn bỏ lỡ vấn đề.
Và đó là điều đã xảy ra với ông Lewis,
ông ấy đã bỏ lỡ vấn đề. Ông ấy không biết rằng ông ấy không thể yêu Gurdjieff
nhiều hơn tôi yêu Gurdjieff. Nhưng tôi phải đánh - và cách duy nhất để đánh ông
ấy là nói về Gurdjieff dường như tôi chống lại Gurdjieff. Đó là cách duy nhất để
đánh ông ấy. Nếu tôi nói cái gì đó chống lại bạn, điều đó rất dễ dàng, bạn có thể
dung thứ được điều đó. Nhưng nếu tôi nói cái gì đó chống lại thầy của bạn, điều
đó trở thành khó. Nó trở thành không thể dung thứ được. Thầy của bạn là bản ngã
tinh tế hơn của bạn. Nếu tôi đã nói 'Ông Lewis ơi, ông sai rồi' ông ấy chắc đã
chấp nhận điều đó. Nhưng nếu tôi nói 'Ông Lewis ơi, Gurdjieff sai đấy' điều đó
là không thể được. Gurdjieff mà sai sao? Và ba mươi năm phí hoài à? Ông ấy lập
tức trốn ngay.
Người chứng ngộ có thể giả vờ. Nhưng người
chứng ngộ không thể trở lại thành người không chứng ngộ.
Câu
hỏi cuối cùng:
Thầy
nghĩ gì về dục?
Tôi nghĩ rằng nó là ở đây để ở lại.
0 Đánh giá