Read more
Powered by RedCircle
Câu
hỏi thứ nhất:
Thái
độ của Thiền hướng tới chết là gì?
Tiếng cười. Vâng, tiếng cười là thái độ của
Thiền hướng tới chết. Và hướng tới sống nữa chứ, vì sống và chết là không tách
rời. Bất kì cái gì là thái độ của bạn hướng tới sống, sẽ là thái độ của bạn hướng
tới chết, vì chết tới như việc nở hoa tối thượng của sống. Sống tồn tại vì chết.
Sống tồn tại qua chết. Không có chết, sẽ không có sống chút nào. Chết không phải
là kết thúc mà là cao trào, cực đỉnh. Chết không phải là thù, nó là bạn. Nó làm
cho sống thành có thể.
Cho nên thái độ của Thiền về chết là đích
xác cùng như thái độ của Thiền hướng tới sống - thái độ của tiếng cười, niềm
vui, mở hội. Và nếu bạn có thể cười vào chết, trong chết, bạn là tự do khỏi mọi
thứ. Thế thì bạn là tự do. Nếu bạn không thể cười lúc chết, bạn sẽ không có khả
năng cười trong sống, từng chuyển động trong sống, đem chết tới gần hơn. Từng
khoảnh khắc mà bạn sống, bạn tới gần chết hơn. Nếu bạn không thể cười được với
chết, làm sao bạn có thể cười với sống và trong sống?
Nhưng có khác biệt giữa Thiền Phật giáo
và các tôn giáo khác. Các tôn giáo khác không sâu được như Thiền. Các tôn giáo
khác cũng nói rằng không có nhu cầu sợ chết, vì hồn là bất tử. Nhưng trong
chính ý tưởng về bất tử của hồn, tâm trí bạn đang tìm kiếm tính vĩnh hằng và
không gì khác. Trong chính ý tưởng về bất tử, bạn đang phủ nhận chết, bạn đang
nói không có chết. Bạn đang nói 'Vậy tại sao sợ? Không có chết. Tôi sẽ sống - nếu
không phải là thân thể này, dầu vậy tôi vẫn sống như hồn này. Con người bản chất
của tôi sẽ tiếp tục. Cho nên tại sao sợ chết? Chết sẽ không phá huỷ tôi. Tôi sẽ
vẫn còn, tôi sẽ tiếp tục tồn tại, tôi sẽ liên tục.' Các tôn giáo khác thoả hiệp
với ham muốn của bạn, để vẫn còn mãi mãi. Họ cho bạn an ủi. Họ nói 'Đừng lo. Bạn
sẽ ở trong thân thể khác nào đó, trong hình dạng khác nào đó, nhưng bạn sẽ tiếp
tục.' Điều này dường như là việc bám víu.
Nhưng cách tiếp cận của Thiền hướng tới
chết là khác hoàn toàn, sâu sắc vô cùng. Các tôn giáo khác nói chết là không bị
lo nghĩ, không bị sợ, vì hồn là vĩnh hằng. Thiền nói: Không thể có bất kì chết
nào, vì bạn không có. Không có người nào để chết. Thấy sự khác biệt này - không
có người nào để chết. Cái ngã không tồn tại, cho nên chết không thể lấy được bất
kì cái gì khỏi bạn. Sống không thể cho bạn bất kì cái gì, và chết không thể lấy
đi bất kì cái gì. Không có chủ định trong sống và không chủ định trong chết.
Không có người nào để chết. Các tôn giáo khác nói bạn sẽ không chết, cho nên đừng
lo nghĩ về chết. Thiền nói: Bạn không tồn tại - bạn lo nghĩ cho ai? Không có
người nào trong sống và sẽ không có người nào trong chết. Bạn là trống rỗng thuần
khiết. Không cái gì đã bao giờ xảy ra ở đó.
Thiền không thoả hiệp với ham muốn của bạn
về vĩnh hằng. Nó không thoả hiệp vì an ninh của bạn, nó không thoả hiệp với bản
ngã của bạn trong bất kì dạng nào. Thiền là triệt để hoàn toàn, nó chặt chính rễ.
Thiền nói: ý tưởng tồn tại mãi mãi là ngu ngốc. Bạn định làm gì nếu bạn sống
sót mãi mãi? Bạn chưa được kết thúc với việc làm của bạn sao? Bạn còn chưa trở
nên đủ thất vọng với việc làm của bạn sao? Bạn đã không thấy cái ngu xuẩn và xuẩn
ngốc của con người bạn sao? Nó đem lại cái gì cho bạn ngoại trừ khổ? Bạn càng
là bản ngã, bạn càng khổ hơn. Bạn không thể thấy điều đó sao, rằng bản ngã vận
hành như vết thương? Nó gây đau. Dầu vậy bạn muốn tiếp tục vết thương này, dầu
vậy bạn muốn tiếp tục vết thương này mãi mãi và mãi mãi. Bạn không muốn được chữa
sao? Bản ngã là bệnh, vô ngã là được chữa lành. Nhưng bạn muốn được cứu mãi mãi.
Trong chính ý tưởng của bạn về còn lại
mãi mãi, được cứu mãi mãi, có một loại keo kiệt. Các tôn giáo khác nói: Cứu. Cứu
bản thân bạn. Thiền nói: Tiêu. Tiêu bản thân bạn. Vì được hoàn toàn tiêu đi, là
được cứu.
Một người Ki tô giáo đang đi cùng Mulla
Nasruddin, họ đã đi dạo buổi sáng. Và người Ki tô giáo chỉ cho Mulla Nasruddin
nhà thờ của mình. Ông ta nói, 'Đây là nhà thờ của tôi. Nhìn kìa.' Và trên nhà
thờ có một tấm biển lớn - trên tấm biển có viết: Jesus Cứu! Mulla Nasruddin
nhìn vào nó và nói 'Thì đã sao! Vợ cứu tốt hơn.'
Cứu ở bất kì loại nào là thái độ keo kiệt
hướng tới sống. Tiêu đi - đừng tích trữ. Thả lỏng việc bám víu của bạn. Đừng giữ tay bạn siết chặt như nắm đấm. Mở chúng ra, được tiêu đi. Được tiêu đi, như
hoa đã tiết ra hương thơm của nó theo gió. Được tiêu đi, như chiếc nến đã sống cả
đêm, đã nhảy múa, và giờ không còn nữa. Từ Phật giáo 'niết bàn' ngụ ý 'tắt nến'.
Khi bạn hoàn toàn bị tiêu đi, khi bạn đã sống một cách đích thực và đã tiêu bản
thân bạn một cách toàn bộ và không cái gì còn lại trong bạn, ngoại trừ trống rỗng,
bạn đã về tới nhà. Vì trống rỗng là nhà.
Bạn là thế giới. Khi bạn không hiện hữu,
bạn đã về tới nhà.
Thái độ của Thiền hướng tới sống là thái
độ của tiếng cười, của việc sống, của tận hưởng, của mở hội. Thiền không phải
là phủ định sống, nó là khẳng định sống. Nó chấp nhận mọi cái đang đó. Nó không
nói phủ nhận cái này, phủ nhận cái kia. Nó nói mọi thứ là tốt: sống nó đi, sống
nó một cách toàn bộ nhất có thể được. Toàn bộ trong bất kì cái gì là có tính
tôn giáo. Là bộ phận trong bất kì cái gì là mang tính trần tục. Và sống toàn bộ
tới mức khi chết tới, bạn có thể sống cả chết một cách toàn bộ nữa. Cười toàn bộ
tới mức khi chết tới, bạn có thể có việc cười cuối cùng của bạn.
Một thầy lớn, Lo-shan, đang tới gần hơn với
cái chết của mình. Khi ông ấy cảm thấy rằng chết đã là gần, Lo-shan gọi mọi người
vào phòng Phật và ngồi vào chỗ giảng. Đầu tiên, ông ấy để tay trái mở trong vài
phút. Không ai hiểu, cho nên ông ấy bảo các sư từ phía đông của thiền viện rời
đi. Thế rồi ông ấy để tay phải mở ra. Dầu vậy không ai hiểu, cho nên ông ấy bảo
các sư từ phía tây thiền viện rời đi. Chỉ người thế tục còn lại. Ông ấy nói với
họ, 'Nếu bất kì người nào trong các ông thực sự muốn biểu lộ lòng biết ơn với
Phật vì từ bi của ông ấy với các ông, đừng giữ lại nỗ lực nào trong việc lan
toả Pháp. Bây giờ, đi ra đi! Ra khỏi đây!" Thế rồi cười to, thầy ngã chết.
Bây giờ người này, Lo-shan, sắp chết. Ông
ấy tụ tập mọi đệ tử lại. Ông ấy mở một tay ra, không ai hiểu. Ông ấy đang nói,
'Với tay mở, ta đã sống, với tay mở ta đang đi. Ta đã sống một cách toàn bộ, ta đang
đi một cách toàn bộ. Ta đã không bao giờ đóng. Bây giờ chết đang gõ cửa, cửa của
ta mở.' Thế rồi ông ấy giơ tay kia lên. Mọi người đã không hiểu. Thế rồi ông ấy
nói với mọi người, 'Phật đã có từ bi mênh mông lên các ông.'
Từ bi của Phật là gì? Từ bi của Phật là
điều này - rằng biết hoàn toàn rõ rằng bạn sẽ không hiểu, ông ấy đã cố gắng. Đó
là từ bi của ông ấy. Biết hoàn toàn rõ rằng không thể nào hiểu được cái gì đó
mà Phật nói, ông ấy đã cố gắng cả đời để giúp bạn hiểu. Đó là từ bi của ông ấy.
Ông ấy đang cố giúp bạn thấy cái bạn không thể thấy. Việc cố mang vào ngôn ngữ
và lời điều không thể thu vào lời. Việc cố làm điều không thể được, đó là từ bi
của ông ấy.
Lo-shan đã nói với mọi người, 'Làm một điều
- lan toả lời của Phật, pháp của ông ấy. Bất kì cái gì ông ấy đã nói, liên tục
lan toả nó.' Có thể ai đó lúc nào đó có thể hiểu. Cho dù một người trong cả
nghìn người hiểu, điều đó là đủ. Cho dù một người trong cả triệu người nở hoa,
điều đó là đủ. Một người nở hoa rót đầy toàn thể trái đất bằng hương thơm của
người đó. Vâng, riêng một đoá hoa của tâm thức làm biến đổi toàn thể phẩm chất
của tâm thức trên trái đất. Nó nâng tâm thức của toàn thể trái đất lên.
Và thế rồi ông ấy bảo họ, 'Bây giờ, đi ra
đi! Đi ra khỏi đây!' Ông ấy ngụ ý gì bởi 'Đi ra đi, đi ra khỏi đây!'? Ông ấy
đang bảo họ: Tâm trí mà trong đó các ông đang ở, đi ra, đi ra khỏi tâm trí đi.
Bản ngã mà bạn ở trong đó, đi ra khỏi bản ngã. Nhưng các Thiền sư có cách diễn
đạt riêng của họ. Đầu tiên ông ấy tống một nửa sư ra khỏi cổng này, thế rồi nửa
kia ra từ cửa khác. Thế rồi chỉ người thế tục còn lại. Và giờ ông ấy bảo họ,
'Đi ra đi! Đi ra khỏi đây đi!' Thế rồi vừa cười to, thầy ngã chết.
Tiếng cười của ông ấy là gì? Tại sao ông ấy
cười? Có chuyện ngụ ngôn Thiền:
Như vậy ông ấy đã tới trước một lâu đài lớn
mà có mặt trước được khắc dòng chữ 'Ta không thuộc người nào và thuộc vào tất cả.
Trước khi vào, ông đã ở đây. Khi ông rời đi, ông sẽ vẫn còn lại.'
Ông ấy đang cười vào cái lố bịch, ngớ ngẩn.
Cái ngớ ngẩn của mọi thứ và mọi người. Mọi thứ là mâu thuẫn thế. Sống tồn tại
qua chết, yêu tồn tại qua ghét, từ bi tồn tại qua giận. Và chỉ những người
không hiện hữu có thể hiện hữu. Và những người hiện hữu không thể hiện hữu. Nó
ngớ ngẩn thế, nó mâu thuẫn thế. Ông ấy đang có tiếng cười cuối cùng của mình
vào toàn thể tình huống này của cái gọi là sống. Nó là phi logic, đó là lí do tại
sao ông ấy cười. Nó là phi logic thế. Bạn có thể làm gì với hiện tượng phi
logic thế? Bạn có thể có tiếng cười thoải mái.
Một thầy khác, Etsugen, ngay trước khi
ông ấy chết, đã gọi các sư lại. Hôm đó là ngày một tháng mười hai. 'Ta đã quyết
định chết vào ngày tám tháng này,' ông ấy bảo họ. 'Đó là ngày chứng ngộ của Phật.
Nếu các ông có bất kì câu hỏi nào còn lại về giáo huấn, tốt hơn cả các ông hỏi
chúng trước đi.'
Vì thầy vẫn tiếp tục các bổn phận thường
lệ đều đặn trong vài ngày tiếp, một số sư tưởng thầy hơi đùa với họ.
Tuy nhiên, phần lớn mọi người đã bị kinh ngạc với thương tiếc.
Đến tối ngày mồng bẩy, không cái gì bất
thường đã xảy ra. Dầu vậy, Etsugen bảo họ tập hợp lại dạy cho họ lần cuối cùng
về chứng ngộ của Phật. Rồi ông ấy thu xếp các chuyện của mình và đi vào trong
phòng.
Vào bình minh ông ấy tắm, mặc bộ cà sa đại
lễ, và ngồi thẳng trong tư thế hoa sen, soạn bài thơ về chết này:
Thích
ca xuống núi. Ta đi lên.
Trong
giáo huấn của ta,
ta
đoán ta bao giờ cũng là cái gì đó không theo qui tắc. Và giờ ta ra khỏi địa ngục
- Yo-Ho!
Tính
tò mò của con người là thuần điên rồ.
Thế rồi, nhắm mắt lại, và vẫn ngồi, ông ấy
chết.
Thiền sư có thể chết bất kì khoảnh khắc
nào. Ông ấy có thể quyết định được. Tại sao? Vì ông ấy đã chết rồi. Ngày ông ấy
trở nên chứng ngộ, ông ấy đã chết. Bây giờ chỉ hình tướng thấy được, tiếp tục sống
- bên trong, tất cả là trống rỗng. Ông ấy chết hoàn toàn. Cho nên bất kì ngày
nào ông ấy cũng có thể bỏ hình tướng này. Nó chỉ là bong bóng xà phòng: một cái
chích nhỏ và nó sẽ mất đi. Và bạn không thể chọn ngày tốt để chết hơn là ngày
chứng ngộ của Phật, vì ngày đó Phật đã chết.
Về Phật có một câu chuyện hay. Ông ấy được
sinh ra vào ngày nào đó, cùng ngày ông ấy trở nên chứng ngộ, và cùng ngày ông ấy
chết. Sinh, chứng ngộ và chết, tất cả ba điều lớn này đã xảy ra vào cùng ngày.
Điều này rất có tính chỉ dẫn - nó nói sinh, chứng ngộ và chết tất cả là như
nhau. Nó có thông điệp: Chúng tất cả là giống nhau. Chúng không khác, phẩm chất
của chúng là như nhau.
Sinh là một loại chết. Khi đứa con được
sinh ra từ bụng mẹ, nếu đứa trẻ có thể nói thành lời điều đang xảy ra nó sẽ nói
'Tôi đang chết.' Vì nó đã sống trong chín tháng trong bụng mẹ thoải mái thế,
trong xa hoa thế, trong thuận tiện thế. Không lo nghĩ, không vấn đề, không làm
việc. Mọi thứ là sẵn có, bạn thậm chí không cần hỏi về điều đó. Nó thậm chí
không cần thở theo cách riêng của nó, người mẹ thở cho nó. Nó không cần ăn, người
mẹ ăn cho nó. Nó đơn giản sống. Đó là thiên đường.
Các nhà tâm lí nói rằng việc tìm thiên đường
không là gì ngoài kí ức, hoài niệm, về bụng mẹ. Vì bạn đã sống trong chín tháng
đó ở đỉnh cao nhất của an nhàn, xa hoa. Và toàn thể việc tìm thiên đường không
là gì ngoài cách đi vào loại bụng mẹ ấm áp đó lần nữa.
Ở Ấn Độ, phần bên trong nhất của ngôi đền
được gọi là garbha, bụng mẹ - rất có nghĩa. Nơi thần của ngôi đền ngồi, điện thờ
bên trong nhất, được gọi là garbha - bụng mẹ. Trong cuộc sống bình thường, chúng ta cũng đang đi tìm cùng sự an nhàn này. Khi bạn cảm thấy căn phòng ấm cúng, bạn
có thực sự nhớ khi nào bạn nói rằng căn phòng là ấm cúng không? Ấm, sống động,
cảm nhận, đón chào. Bạn không là người lạ, bạn là khách được đón chào. Bạn được
nhắc nhở về cái gì đó của chín tháng kia. Khoa học liên tục cải tiến an nhàn,
xa hoa, nhưng chúng ta vẫn chưa có khả năng - và tôi nghĩ chúng ta sẽ không bao
giờ có khả năng - tạo ra tình huống bụng mẹ lần nữa.
Đứa trẻ đã sống trong dư thừa thế, đó chỉ
là mở hội liên tục. Trong im lặng, trong im lặng hoàn toàn. Bây giờ nó bị tống
ra ngoài. Và nó không biết bất kì cái gì về thế giới bên ngoài, liệu có bất kì
thế giới nào hay không. Nó bị tống ra khỏi nhà của nó. Nếu đứa trẻ có thể nói bất
kì cái gì, nó sẽ nói 'Tôi đang chết.' Bạn gọi điều đó là sinh, bạn là người ở
bên ngoài - nhưng hỏi đứa trẻ, chỉ ý nghĩ của đứa trẻ. Đứa trẻ sẽ nghĩ, 'Mình
đang bị bật rễ, mình đang bị tống ra. Mình đang bị bác bỏ.' Đứa trẻ bám víu, đứa
trẻ không muốn đi ra. Đứa trẻ cảm thấy đó là một loại chết. Một phía đó là chết,
phía kia đó là sinh.
Và chứng ngộ cũng vậy. Ở phía này, ở
phía của tâm trí, đó là chết. Tâm trí cảm thấy 'Mình đang chết. ' Tâm trí bám
víu. Tâm trí cố bằng mọi cách để ngăn cản chứng ngộ này xảy ra. Tâm trí tạo ra
cả nghìn lẻ một câu hỏi, hoài nghi, truy hỏi, sao lãng. Muốn kéo bạn lại -
'Mình đi đâu vậy? Mình sẽ chết.'
Điều này xảy ra ở đây mọi ngày. Bất kì
khi nào một người bắt đầu đi tới gần thiền hơn, sợ nảy sinh. Sợ lớn. Toàn thể
con người của người đó lâm nguy, người đó bắt đầu run. Việc run thực tại nảy
sinh trong con người của người đó. Bây giờ người đó đang đối diện với vực thẳm
- phía này đó là chết, phía kia sẽ là sinh. Nếu tâm trí chết, người đó sẽ được
sinh ra như tâm thức. Nếu ý nghĩ chết, người đó sẽ được sinh ra như samadhi, như
vô ý nghĩ. Nếu tâm trí biến mất, người đó sẽ được sinh ra như vô trí. Nếu tiếng ồn
này của tâm trí biến mất, thế thì người đó sẽ được sinh ra như im lặng. Phía này
nó sẽ là chết, phía kia là sinh.
Và chết cũng là vậy. Từng chết cũng là
sinh, từng sinh cũng là chết.
Câu chuyện này về việc được sinh ra của
Phật vào ngày nào đó, vào giờ nào đó, thế rồi vào cùng giờ và cùng ngày, trở nên
chứng ngộ, vào cùng giờ và cùng ngày, chết, là có nghĩa. Nó đơn giản nói rằng cả
ba điều này là như nhau. Một thứ đang mất đi, tôi muốn thêm vào điều đó nữa. Nếu
bạn thực sự ngã vào trong yêu, thế thì toàn thể danh sách là đầy đủ. Cả bốn điều
này, thế thì toàn thể đời bạn là đầy đủ. Nếu tôi mà viết lại câu chuyện của Phật,
tôi sẽ thêm điều này nữa, rằng ông ấy ngã vào yêu vào cùng ngày và cùng giờ. Vì
điều đó nữa cũng là sinh và chết. Những người đã viết câu chuyện của Phật đã
không dũng cảm đến thế. Họ đã bỏ ý tưởng về yêu, điều đó dường như là nguy hiểm.
Đây là bốn điều lớn nhất trong sự sống, bốn
chiều của sự sống. Đây là toàn thể bầu trời của sự sống.
Etsugen quyết định chết vào ngày chứng ngộ
của Phật. Nhiều Thiền sư đã quyết định chết vào ngày đó. Và họ chết vào ngày
đó. Và họ không tự tử và họ không uống bất kì thuốc độc nào - họ chỉ đổ sập.
Nhưng việc đổ sập của họ là đẹp. Họ đổ sập với nụ cười, với tiếng cười.
Và đây là truyền thống trong Thiền, rằng
trước khi thầy chết, ông ấy phải soạn bài thơ chết. Điều đó nữa là rất có ý
nghĩa. Chết phải được đón nhận bằng thơ ca, bằng niềm vui. Đó là phát biểu cuối
cùng của bạn, chúc thư của bạn. Nó phải ở trong thơ ca. Nó phải là thơ ca - văn
xuôi không có tác dụng, văn xuôi sẽ có vẻ hơi quá trần tục. Cái gì đó nhiều
hơn, cái gì đó của bài ca. Etsugen đã viết bài thơ này. 'Thích Ca' là tên của
Phật.
Thích Ca xuống núi. Ta đi lên.
Ông ấy đang nói 'Ta đã chính là cái đối lập
của Phật.' Chỉ Thiền sư mới có thể nói điều đó. Bằng không, những người đi theo là
những người đi theo - họ là người bắt chước, họ là bản sao giấy than. Nhưng người
đi theo thực không là vậy, họ là con người đích thực. Họ sống cuộc sống của họ.
Họ sống với sự kính trọng lớn đối với thầy, với kính trọng mênh mông đối với thầy,
nhưng họ sống cuộc sống của họ. Thực ra, sự kính trong mênh mông đó đối với thầy sẽ
làm cho bạn có năng lực sống cuộc sống riêng của bạn.
Phật đã sống cuộc sống riêng của ông ấy.
Nếu bạn thực sự kính trong ông ấy, bạn sẽ sống cuộc sống riêng của bạn, đó
là cách bạn dành cho sự tôn kính của bạn.
Thích Ca xuống núi. Ta đi lên.
Trong
giáo huấn của ta,
ta
đoán ta bao giờ cũng là cái gì đó không theo qui tắc. Và giờ ta ra khỏi địa ngục
- Yo-Ho!
Tính
tò mò của con người là thuần điên rồ.
Ông ấy đang nói 'Bây giờ ta ra khỏi địa
ngục.' Ông ấy đang đùa. Chỉ Thiền sư có thể đùa vào khoảnh khắc cuối cùng. Chỉ
Thiền sư có thể có can đảm để nói 'Giờ ta ra khỏi địa ngục.' Thực ra, Thiền
nhân nói rằng bất kì chỗ nào thầy ở, có cõi trời. Nếu ông ấy ở trong địa ngục,
địa ngục sẽ là cõi trời. Cõi trời là bầu khí hậu của ông ấy, ông ấy mang nó
theo bản thân ông ấy.
'Thế rồi, nhắm mắt, và vẫn ngồi, ông ấy
chết.' Im lặng thế, thơ ca thế, triệt để thế.
Và câu chuyện thứ ba.
Khi thầy, Tenno, sắp chết, ông ấy gọi vào
phòng mình sự chịu trách nhiệm thức ăn và quần áo trong chùa. Khi sư này ngồi
xuống bên cạnh giường, Tenno hỏi, 'Ông có hiểu không?'
Bây giờ, ông ấy đã không nói bất kì cái
gì và ông ấy hỏi, 'Ông có hiểu không?'
'Không,' sư này phân vân và nói.
Tenno cười, và nói, 'Ông có hiểu không?'
Sư nói, 'Không.' Và càng phân vân hơn.
Thế rồi Tenno, vớ lấy chiếc gối, ném mạnh
nó qua cửa sổ, và nói, 'Ông có hiểu không?'
Và sư nói, 'Không. Và thầy đang làm cho
tôi mỗi lúc một rối hơn.'
Thế rồi thầy nói, 'Được, thế thì ta sẽ
làm điều thực.' Ông ấy nhắm mắt lại, cho tiếng gầm của sư tử, và chết.
Ông ấy sắp chết. Đệ tử này vẫn chưa sáng
suốt. Ông ấy sắp chết - nếu bạn đã yêu thầy, nếu bạn đã thực sự yêu thầy, bạn sẽ
biết cái gì đang xảy ra cho thầy. Đó là lí do tại sao ông ấy đã hỏi 'Ông có hiểu
không?' Ông ấy đang hỏi 'Ông đã không đi tới biết rằng ta sắp chết sao? Việc ta
sắp chết đã không đạt tới tim ông sao?' Vào khoảnh khắc cuối cùng, ông ấy đang
thử đệ tử của mình. Ngay cả chết cũng được dùng như một loại giáo huấn. Ngay cả
chết cũng được dùng như nỗ lực cuối cùng để đánh thức đệ tử. Thế rồi ông ấy cười,
và hỏi 'Ông có hiểu không?' Tiếng cười là toàn bộ thế, nếu đệ tử này mà nhìn
vào trong mắt thầy và nghe tiếng cười này, có toàn thể giáo huấn của Phật trong
nó, mọi kinh sách trong nó. Tính toàn bộ của nó. Và ông ta chắc đã thấy rằng thầy
đang rời khỏi thân thể.
Nhưng ông ta ắt đã lâm vào suy nghĩ. Thầy
đã hỏi 'Ông có hiểu không?' Và ông ta đã không nói gì - thầy ngụ ý gì bởi 'Ông
có hiểu không?' Đệ tử này ắt đã đi vào tâm trí mình. Vì ông ta đã đi vào
trong tâm trí mình, thầy cười để mang anh ta ra khỏi tâm trí anh ta. Vì không
cái gì mang bạn ra khỏi tâm trí bạn ngoài tiếng cười.
Ai đó đã hỏi 'Tại sao, thưa Osho, thầy
liên tục kể chuyện cười?' Đó là lí do tại sao. Không cái gì mang bạn ra khỏi
tâm trí bạn ngoài tiếng cười. Khi bạn có tiếng cười sảng khoái, logic biến mất -
ít nhất vào khoảnh khắc đó. Và chuyện cười là ngớ ngẩn thế. Chúng là chuyện cười
vì chúng là ngớ ngẩn; bạn cười vì chúng buồn cười, bạn cười vì chúng không cho
phép các qui tắc của logic, chúng đi ngược lại nó. Chúng lấy ngã rẽ bất ngờ tới
mức suy nghĩ của bạn không thể kết luận được. Vì chỗ rẽ bất ngờ đó, vì bước nhảy
bất thần đó... toàn thể chuyện cười đi theo một đường, thế rồi tới điểm nút. Và
điểm nút là bước nhảy, nó gián đoạn.
Chuyện cười là việc thiền lớn.
Thầy cười. Tiếng cười của thầy to, tiếng
cười của thầy là toàn bộ. Thầy muốn đem đệ tử này ra khỏi tâm trí ông ta - ông
ta đã đi quá nhiều vào suy nghĩ. Ông ta đã nghĩ 'Tại sao thầy đã hỏi "Ông
có hiểu không?" Thầy ngụ ý gì?' Thầy đã hỏi một câu hỏi đơn giản - câu hỏi
để khơi gợi đệ tử này tỉnh táo về tình huống của thầy, cái gì đang xảy ra cho
thầy. Nếu đệ tử này thực sự trong hoà điệu với thầy, điều đó chắc đã là cú
choáng: 'Ông có hiểu không?' Và ông ta chắc đã mở mắt ra và ông ta chắc đã nhìn
vào trong con người của thầy và chắc đã cảm thấy rằng thầy sẵn sàng rời bỏ thân
thể. Nhưng ông ta đã đi vào trong suy nghĩ và đã bỏ lỡ vấn đề. Do đó thầy lại cố
gắng bằng việc cười. Và đã hỏi 'Ông có hiểu không?' Dầu vậy đệ tử này đã bị
phân vân hơn, vì ông ta không thể thấy tại sao thầy cười. Ông ta bắt đầu nghĩ
'Tại sao?'
Khoảnh khắc bạn mang câu hỏi 'Tại sao?' bạn
đi vào trong đường mòn, đường mòn chết, của tâm trí. Một khi bạn đã hỏi tại
sao, bạn bỏ lỡ khoảnh khắc thiền. Thấy rằng đệ tử này rất thô, thầy cũng phải
thô. Thầy đã ném gối qua cửa sổ - thầy phải làm cái gì đó tuyệt đối vô nghĩa,
chỉ để gây choáng. Nhưng đệ tử này lại phân vân hơn, thậm chí phân vân nhiều
hơn.
Thế rồi thầy cho tiếng gầm của sư tử. Và
chết. Người ta nói rằng trong nhiều thế kỉ tiếng gầm này vẫn còn được nghe thấy
trong thiền viện của thầy. Bất kì khi nào mọi người ngồi im lặng và thiền họ sẽ
nghe thấy tiếng gầm của sư tử. Đây là cú gây choáng cuối cùng cho anh ta. Và thế
rồi thầy chết. Tại sao thầy làm điều này, tiếng gầm của sư tử này? Có thể không
cái gì mang anh ta ra khỏi tâm trí anh ta - điều ngớ ngẩn cực kì này, tiếng gầm
sư tử chẳng có lí do chút nào, có thể mang anh ta ra khỏi tâm trí. Và thế rồi
thầy chết. Nếu không cái gì khác mang anh ta ra khỏi tâm trí, thế thì chết sẽ
mang anh ta ra. Và nếu cho dù một khoảnh khắc bạn có thể nếm trải không gian có
tên vô trí, thế thì bạn biết rằng không có người nào chết.
Không ai sống, không ai chết. Không cái
gì sống, không cái gì chết. Bạn không hiện hữu. Có tiếng cười to vào tình huống
này đi. Bạn không hiện hữu và bạn tồn tại. Bạn không hiện hữu và bạn hiện hữu.
Đây là trò đùa càn khôn.
Bạn hỏi tôi, Thái độ của Thiền là gì hướng
tới chết?
Tiếng cười. Nhưng đó là thái độ của họ hướng
tới sống nữa.
Câu
hỏi thứ hai:
Dục
mật tông là gì? Sau 'dục khỉ' và sau 'dục yêu-phúc lạc', trước dục càn khôn và
tôn giáo cao nhất mà trong đó không bạn tình nào được cần, trong đó càn khôn là
bạn tình, chẳng phải có dục mật tông trong đó hai bạn tình được tham gia, hành
động dục mà là thiền dựa trên những kĩ thuật nào đó sao?
Điều tốt là sau khi thiền về chết bạn sẽ
thiền về Mật tông và dục Mật tông. Vì dục cũng là cái chết nhỏ. Và bởi vì cái
chết nhỏ đó trong dục, có nhiều việc xả ra của vui thích trong bạn. Trong một
khoảnh khắc bạn biến mất, và khoảnh khắc đó là cực đỉnh, cực thích. Trong một
khoảnh khắc đó, bạn không biết bạn là ai. Trong một khoảnh khắc đó, bạn là năng
lượng thuần khiết rung động, dao động. Không có trung tâm cho nó, không có bản
ngã trong nó.
Trong một khoảnh khắc đó của không gian cực
thích, bạn mất mọi biên giới, phân tách. Bạn trở thành bao la, khổng lồ. Bạn
không còn tách rời khỏi người khác. Đó là lí do tại sao có nhiều niềm vui thế -
mặc dầu khoảnh khắc này rất nhỏ. Và một khi nó qua rồi, bạn cảm thấy rất thất vọng,
vì nó ngắn thế, nó phù du thế. Và bạn bắt đầu khao khát lần nữa. Và mỗi lần khoảnh
khắc đó tới, bạn đạt tới cực đỉnh và thế rồi bạn rơi vào trong tối sâu sắc,
trong vực thẳm.
Cho nên dục mang bạn tới vui sướng, và dục
mang bạn tới khổ lớn lao nữa. Nó đem bạn tới những đỉnh cao đầy ánh sáng mặt trời
và thế rồi thả bạn vào trong thung lũng tối nhất. Sau từng hành động dục, người
ta cảm thấy thất vọng. Cái gì đó đã xảy ra, xảy ra, và nó đã xảy ra... và bạn
thậm chí đã không bắt giữ được nó và nó bị mất đi. Cho nên dục vẫn còn là sự
quyến rũ lớn nhất và thất vọng lớn nhất.
Vì hai điều này, trong hành động dục, có
hai kiểu người. Những người trở nên bị mê mải quá nhiều với quyến rũ, bị nghiện
với dục. Họ là những người liên tục mê đắm trong mọi loại hoạt động tình dục,
và cả đời họ không là gì ngoài việc tìm thêm dục, dục tốt hơn. Và kiểu kia, những
người trở nên bị nghiện với thất vọng về dục. Họ từ bỏ thế giới, đàn bà, đàn
ông, họ trốn lên Himalayas hay vào các tu viện. Nhưng cả hai kiểu đều đã phản ứng với
dục. Thế giới của bạn và thế giới khác của bạn, họ là không khác nhau - họ cả
hai đều có tính dục, họ đã chọn một phần của hành động dục. Họ đã chọn các phần
đối lập, nhưng họ đã chọn ra từ hành động dục.
Đó là lí do tại sao cái gọi là tôn giáo của
bạn chống lại dục nhiều thế - họ đã chọn phần thất vọng. Mê đắm và từ bỏ là hai
mặt của cùng một đồng tiền. Họ là những người không khác nhau, họ là cùng người,
và cả hai đã chọn ra từ dục.
Mật tông là thái độ khác toàn bộ. Nó nói:
Có vui sướng trong dục và có thất vọng trong dục. Vì khoảnh khắc của cực thích
là rất nhỏ. Khoảnh khắc đó có thể trở thành rất sâu, khoảnh khắc đó có thể vẫn
còn đó trong nhiều giờ. Khoảnh khắc đó, một khi bạn biết nghệ thuật của việc vẫn
còn trong nó, nó có thể bao quanh bạn hai mươi bốn giờ. Mật tông biến đổi dục.
Mật tông là tôn giáo thực. Nó không chọn giữa mê đắm và thất vọng, nó siêu việt
trên cả hai. Nó dùng dục như chìa khoá. Và nó là chìa khoá - vì mọi sự sống tới
qua nó, và hoa nở qua nó và mọi chim hót qua nó. Mọi điều bạn thấy quanh bạn, mầu
xanh và mầu đỏ và vàng, tất cả tới qua dục và là năng lượng dục. Mọi thơ ca và
mọi bài ca và mọi âm nhạc được bắt rễ trong năng lượng dục. Mọi nghệ thuật, mọi
tính sáng tạo, đều không là gì ngoài việc diễn đạt của dục.
Cho nên dục Mật tông phải được hiểu. Vài
điều: Định nghĩa Mật tông về tính dục là đối lập với định nghĩa hiện đại. Tâm
trí hiện đại coi dục như nhu cầu - như đói vì thức ăn - điều ngẫu nhiên cung cấp
sự hài lòng bản ngã và giác quan. Đó là cách Freud nghĩ về dục, rằng nó cho bạn
sự hài lòng bản ngã, thoả mãn, thảnh thơi; nó làm dịu căng thẳng, nó là nhu cầu.
Mật tông coi dục như chỗ rẽ bản năng mạnh tới thực tại tối thượng của chúng ta,
một trong những dạng cao nhất của thiền.
Ở đó bạn phải hiểu - điều thứ nhất cần nhớ
- Freud không hiểu chiều sâu tối thượng của dục. Freud chỉ đã nhìn vào tính dục
bị đè nén của con người. Điều Ki tô giáo đã làm ở phương Tây, cái sai, Freud đã
cố đưa nó về đúng. Nhưng Ki tô giáo vẫn còn bề ngoài và Freud vẫn còn bề ngoài.
Tại sao? Vì việc chữa không thể đi sâu hơn bệnh. Bệnh đã là bên ngoài, việc chữa
không thể đi sâu hơn điều đó.
Mật tông không định nghĩa dục như nhu cầu
- nó không vậy. Con người có thể sống không có dục, nó không phải là nhu cầu.
Không giống thức ăn - bạn không thể sống sót mà không có thức ăn. Nó không giống
khát - bạn không thể sống sót mà không có nước. Nhưng bạn có thể sống sót dễ
dàng mà không có dục - có thể bạn có thể sống lâu hơn. Dục không phải là nhu cầu
như thức ăn hay như khát hay như đói. Dục có chiều xác định toàn bộ, chiều hướng
khác hoàn toàn. Nó là cách tiếp xúc với thực tại tối thượng. Nó là thôi thúc để
đi tới cội nguồn nguyên thuỷ.
Trong dục bình thường điều đó xảy ra chỉ
cho các khoảnh khắc. Cho dù điều đó là hiếm hoi, vì có rất ít người cực thích
còn lại trên thế giới. Mọi người đã trở nên được văn minh hoá tới mức là cực
thích dường như là không thể được. Người văn minh không thể là cực thích vì người
đó không thể cho phép bản thân mình là hoang dã. Chỉ người hoang dã có thể có cực
thích, vì cực thích là hoang dã. Bạn càng được văn minh hoá, bạn càng được văn
hoá tốt hơn, phức tạp hơn, có giáo dục hơn, càng ít có khả năng cho bạn được là
cực thích. Thế thì dục chỉ là việc làm giảm nhẹ. Nó giống như hắt hơi, không gì
mấy. Điều đó là cực kì phí hoài.
Bạn tích luỹ năng lượng và bạn không biết
phải làm gì với năng lượng của bạn. Và năng lượng trở thành nặng trên bạn, nó
phải được xả ra theo cách này cách khác. Cho nên bạn liên tục ném năng lượng
này ra. Nhưng bạn đã đánh mất ngôn ngữ của cực thích. Ngôn ngữ của cực thích là
gì? Nếu bạn thực sự là cực thích bạn sẽ rên rỉ và la hét và hát và cầu nguyện,
và cả nghìn lẻ một thứ sẽ xảy ra khi bạn làm tình với người đàn bà của bạn hay
với người đàn ông của bạn. Nó sẽ là thứ điên khùng. Và điều đó là khó trong thế
giới văn minh. Mm? Toàn thể hàng xóm sẽ biết rằng bây giờ bạn đang làm tình. Và
mọi người sẽ bắt đầu gọi điện thoại cho đồn cảnh sát rằng có nguy hiểm, một người
đã đi vào cực thích.
Vâng, bạn sẽ múa, bạn sẽ hát, bạn sẽ thốt
ra âm thanh lảm nhảm, lắp bắp sẽ tới. Người ta không bao giờ biết cái gì sẽ xảy
ra vì bạn mất kiểm soát. Là cực thích có nghĩa là năng lực mất kiểm soát. Kiểm
soát thường xuyên có đó, bạn đơn giản ngồi trên năng lượng của bạn kiểm soát
chúng - 'Điều này phải vậy, điều này không phải vậy. Điều này là đúng, điều kia
là sai.' Bạn liên tục làm điều đó, cấm đoán, đè nén. Chỉ đi ra xa, bên ngoài điều
đó là nguy hiểm, chỉ ngần này là được phép. Làm sao bạn có thể cực thích được?
Và nếu bạn không cực thích trong các thứ
khác, bạn không thể cực thích trong dục. Nếu trong giận bạn kiểm soát, thế thì
bạn không thể cực thích trong dục. Nếu bạn có thể cực thích trong giận, chỉ thế
thì bạn mới có thể là cực thích trong dục. Con người là thể toàn bộ. Nếu bạn
không thể đi vào trong rồ dại, làm sao bạn có thể đi vào trong yêu? Không thể
được.
Bạn có quan sát điều đó không? Một cách
có chủ ý, không chủ ý, các đôi loạng choạng vớ phải sự kiện rằng nếu họ muốn
làm tình, điều phải làm là họ phải đánh nhau trước khi họ làm tình. Cho nên từng
tối, các đôi đánh nhau, trở nên giận. Mm? - điều đó trở thành sự giúp đỡ chút
ít. Ẩu chiến bằng gối có tính giúp đỡ. Năng lượng của bạn bắt đầu di chuyển, dịch
của bạn bắt đầu chảy. Và nếu bạn có thể ngu và đần chút ít trong giận, thế thì bạn
có thể ngu và đần trong yêu nữa. Thế thì ai quan tâm?
Con người tự nhiên là cực thích trong mọi
xúc động của người đó.
Ai đó đã hỏi câu hỏi: 'Nếu mọi người trở
thành đích thực như thầy nói, họ đáng trở thành, đích thực và tự nhiên, và nếu họ
không mỉm cười vì mỉm cười là rởm, và nếu họ liên tục la hét trên phố, cái gì sẽ
xảy ra cho thế giới?'
Nhiều điều sẽ xảy ra cho thế giới. Thứ nhất, chiến tranh sẽ trở thành không thể được. 'Sẽ không có các Việt Nam và không có các Israel, vì mọi người sẽ không bao giờ tích luỹ nhiều giận trong họ tới mức họ phải giết, và giết hàng triệu người. Nhiều thứ sẽ xảy ra cho thế giới nếu mọi người là tự nhiên. Thế thì họ sẽ không hét lên nhiều thế như bạn nghĩ họ sẽ hét. Ngay bây giờ họ được phép hét, họ sẽ hét - nhưng trong bao lâu? Nếu họ được cho tự do hoàn toàn, hét và lăng mạ và kết án và đánh nhau sẽ bắt đầu biến mất khỏi thế giới. Nó là cái vòng luẩn quẩn. Dường như bạn đã bắt đầu bỏ đói một người và bạn không cho phép người đó đi tới gần tủ lạnh. Và bạn nói 'Nếu chúng ta cho phép người đó, người đó sẽ ăn quá nhiều.' Và bạn đã từng bỏ đói người đó - và bây giờ bạn sợ nếu bạn cho phép người đó có bất kì tự do nào, người đó sẽ ăn quá nhiều, người đó sẽ bị ốm. Cho nên bạn không cho phép người đó tới tủ lạnh. Người đó phải sống theo hạn mức của người đó - bất kì cái gì bạn cho, người đó phải sống theo đó.
Bây giờ người đó mơ tưởng, người đó mơ:
Làm gì đây? Làm sao đi tới tủ lạnh? Làm sao ăn nhiều hơn? Toàn thể tưởng tượng
của người đó trở nên được hội tụ vào thức ăn, người đó mơ về thức ăn.
Một chuyện Sufi nổi tiếng kể: Ba người đi
du lịch. Họ mua kẹo Sufi, halvah. Nhưng họ không có đủ tiền và kẹo halvah rất đắt.
Nó đã không đủ cho cả ba người, cho nên đã có tranh cãi lớn - ai sẽ ăn nó? Họ
quyết định 'Chúng ta nên làm một điều: tất cả chúng ta nên đi ngủ, và đến sáng
bất kì ai đã mơ giấc mơ hay nhất, người đó sẽ là người ăn cả cái kẹo.' Được đồng
ý, họ rơi vào giấc ngủ.
Sáng sớm, họ kể lại giấc mơ của mình. Một
người nói, người đó là người Ki tô giáo, người đó nói 'Tôi đã mơ về Jesus. Và
Jesus nói "Lên Cõi trời đi, ta đã chuẩn bị chỗ cho ông." Và ông ấy đã
gọi tôi, mời tôi. Nó đã là giấc mơ đẹp thế, tôi chưa bao giờ mơ điều như vậy.
Và Jesus rạng ngời thế, và tôi cảm thấy sướng tới mức tôi đã được Jesus chấp nhận.'
Người thứ hai là người Hindu. Ông ấy nói
'Điều này không là gì nhé. Tôi đã mơ tôi đã trở thành Krishna. Và hàng nghìn cô
gái chăn bò nhảy múa quanh tôi, các trinh nữ đẹp, và tôi thổi sáo. Nó đã là giấc
mơ đẹp thế.'
Và người thứ ba là người Sufi Mô ha mét
giáo. Và họ hỏi 'Về ông thì sao?' Ông ấy nói 'Mohammed xuất hiện và nói
"Ông ngu thế! Ông đang làm gì ở đây? Đi và ăn halvah đi!" Thế là tôi
đã ăn nó! Vì làm sao ông có thể bác bỏ khi Mohammed ra lệnh?'
Nếu bạn đói, nếu bạn bị bỏ đói, thế thì sợ
nảy sinh rằng nếu bạn bị bỏ lỏng trên phố bạn có thể vào một nhà hàng, giết người
chủ, hay làm cái gì đó. Nhưng nếu bạn được nuôi dưỡng tốt, thế thì không ai làm
bất kì cái gì như điều đó. Đây là điều đã xảy ra - trong hàng nghìn năm bạn đã
bị đè nén, bạn đã bị làm cho ngày càng rởm hơn. Bây giờ sợ nảy sinh. Người hỏi
là đúng - sợ nảy sinh, nếu mọi người trở thành đích thực và bắt đầu la hét và
làm mọi thứ theo cách họ bao giờ cũng muốn làm và đã không bao giờ được phép
làm, thế giới sẽ phát điên.
Vâng, trong vài năm thế giới sẽ phát
điên. Nhưng điên đó sẽ có tính trị liệu, nó sẽ có ích vô cùng. Sau đó, không ai sẽ
bao giờ phát điên. Loạn thần kinh sẽ biến mất, rối loạn tâm thần sẽ biến mất,
chiến tranh sẽ biến mất, chính khách sẽ trở thành vô nghĩa. Quốc gia và quân sự
và quân đội sẽ trở thành không liên quan - họ sẽ không được cần tới. Đó là lí
do tại sao chính khách và tu sĩ thiên về đè nén mọi người nhiều thế, vì họ phụ
thuộc vào những đè nén này. Chiến tranh sẽ không có đó. Các tướng lĩnh sẽ không
thích điều đó, giới quân đội sẽ không thích điều đó, nếu không có Việt Nam - thế
thì toàn thể chủ định của họ bị mất. Nếu không có quốc gia, thế thì phỏng có ích
gì mà có thủ tướng và tổng thống? Họ là không liên quan.
Chính phủ trở thành không liên quan nếu mọi
người là tự nhiên. Chính phủ sẽ ngày càng ít được cần tới. Cho nên, nhiều người
thế có đầu tư. Và sợ của họ có vẻ đúng, logic, vì nhiều thế kỉ thế, con người đã
từng bị đè nén tới mức họ sợ rằng mọi thứ có thể bùng nổ. Vâng, trong vài năm,
ít nhất cho một thế hệ, sẽ có bùng nổ lớn. Thế rồi mọi thứ sẽ biến mất.
Bertrand Russell đã viết rằng khi ông ấy
còn là đứa trẻ, ngay cả chân ghế được che phủ bằng vải. Chân, vì chúng có vẻ gợi
dục. Và ông ấy nói 'Tôi đã không thấy bất kì chân nào của đàn bà.' Áo quần phải
dài tới mức bạn không thể thấy được. Và Bertrand Russell nói trong những ngày
đó mọi người thường mơ tưởng về chân, mơ về chân. Ngay cả mơ về chân đã đủ gây
kích động, và cực lạc. Bây giờ không ai bận tâm về chân. Một khi bạn đã thấy
đàn ông và đàn bà khoả thân, bạn dừng lo nghĩ, hay mơ về sự trần trụi của họ. Mơ
thay đổi.
Thế giới cần tự nhiên hơn. Thế thì sẽ ít
lo âu, ít sợ, ít lo nghĩ. Nhưng với một thế hệ sẽ là bùng nổ lớn - sau đó, mọi
sự sẽ lắng đọng. Chúng ta phải nhận cơ may đó, duy nhất cơ may đó, có thể cứu
nhân loại. Bằng không mọi người đang phát điên.
Thái độ của Mật tông về dục là ở chỗ dục
không là nhu cầu. Nó là kinh nghiệm càn khôn, nó là kinh nghiệm của thiền. Nó
là chỗ rẽ bản năng về thực tại tối thượng, một trong những dạng cao nhất của
thiền. Trong mười lăm phút tới một giờ hay hơn của giao hợp không ngắt quãng, Mật
tông tìm kiếm việc mất hoàn toàn bản ngã. Cứ nhìn vào khác biệt này. Freud nói
nó là sự hài lòng cho bản ngã. Và đó là cách nó đã trở thành, và Freud không
sai. Nếu bạn nhìn con người hiện đại, ông ấy là đúng.
Mọi người liên tục làm tình chỉ để chứng
tỏ rằng họ là nam hay nữ, hay họ là những người có sức quyến rũ làm sao, họ là
những người đẹp làm sao. Mọi người liên tục đi tìm đàn bà mới, đàn ông mới, chỉ
để chứng tỏ rằng 'Tôi vẫn còn hấp dẫn.' Quan sát của tôi về mọi người là ở chỗ
họ không rơi vào yêu. Vui của họ không phải là yêu, vui của họ là chinh phục. Một
khi họ đã đạt tới người đàn bà họ không còn quan tâm tới cô ấy. Nó không phải
là yêu. Bây giờ họ đang tìm kiếm bãi cỏ mới, bây giờ họ muốn người đàn bà mới.
Bây giờ họ muốn chứng tỏ lần nữa rằng họ vẫn còn trẻ, được nhìn ngắm, họ vẫn có
duyên, sức hút. Và họ càng có thể làm tình với nhiều đàn bà, bản ngã của họ
càng được thoả mãn. Đây không phải là yêu. Và Freud là đúng rằng dục cho sự hài
lòng của bản ngã.
Nhưng nhìn vào Mật tông mà xem. Mật tông
có ý tưởng khác toàn bộ. Mật tông nói: Sự hấp dẫn của dục là vì nó cho bạn khoảnh
khắc của vô ngã, vô thời gian, thiền. Vì việc hài lòng bản ngã, dục đã trở
thành rất rất bề ngoài, nó chỉ gãi da. Nó không đi sâu, nó không có chiều sâu.
Nhiều người thế bị lo nghĩ về xuất tinh sớm. Lí do? Họ không yêu. Nếu họ yêu,
thế thì một cách tự nhiên họ có thể làm tình trong thời kì lâu hơn - bạn càng
trong yêu, thời kì này sẽ càng dài hơn. Trong nhiều giờ bạn có thể ở trong yêu,
vì không có vội vàng, bản ngã không kiểm soát.
Trong giao hợp Mật tông, bạn có thể còn lại
trong nhiều giờ. Nó là một loại tan chảy với người đàn bà hay với người đàn
ông, nó là một loại thảnh thơi vào trong con người của lẫn nhau. Và nó có tính
thiền, vì không có bản ngã, không ý nghĩ khuấy động. Và thời gian dừng lại. Đây
là thoáng nhìn về Thượng đế. Mật tông là cách tự nhiên tới Thượng đế, cách
thông thường tới Thượng đế. Mục tiêu là để trở thành bản năng hoàn toàn, không
tâm trí, tới mức chúng ta hội nhập với tự nhiên tối thượng - tới mức người đàn
bà biến mất và trở thành cánh cửa cho điều tối thượng, người đàn ông biến mất
và trở thành cánh cửa cho điều tối thượng.
Đây là định nghĩa của Mật tông về tính dục
của chúng ta: Việc trở về hồn nhiên tuyệt đối, tính một tuyệt đối. Kích động dục
lớn nhất của tất cả không phải là tìm kiếm kích động, mà là chờ đợi im lặng. Được thảnh
thơi hoàn toàn, không tâm trí hoàn toàn. Người ta là ý thức, chỉ ý thức về là ý
thức. Người ta là tâm thức. Người ta được hài lòng, nhưng không có nội dung cho
nó. Và thế thì có cái đẹp lớn, phúc lành lớn.
Người hỏi đã hỏi: Dục Mật tông là gì… dục mà
là thiền dựa trên các kĩ thuật nào đó sao?
Nếu bạn quá hướng kĩ thuật, bạn sẽ bỏ lỡ
điều huyền bí của Mật tông. Điều đó là Mật tông giả, cái dựa trên kĩ thuật. Vì
nếu kĩ thuật có đó, bản ngã sẽ có đó, kiểm soát. Thế thì bạn sẽ làm nó. Và việc
làm là vấn đề, việc làm đem tới người làm. Mật tông phải là vô làm; nó không thể
là kĩ thuật. Bạn có thể học kĩ thuật - bạn có thể học việc thở nào đó để cho
giao hợp có thể trở nên lâu hơn. Nếu bạn thở rất rất chậm, nếu bạn thở không có
bất kì vội vàng gì, thế thì giao hợp sẽ trở nên lâu hơn. Nhưng bạn đang kiểm soát.
Nó sẽ không hoang dã và nó sẽ không hồn nhiên. Và nó sẽ không là thiền nữa. Nó
sẽ là tâm trí - làm sao nó có thể là thiền được? Tâm trí sẽ kiểm soát ở đó. Bạn
thậm chí không thể thở nhanh, bạn phải giữ việc thở của bạn chậm - nếu việc thở
chậm thế thì phóng tinh sẽ mất thời gian lâu hơn, vì để phóng tinh xảy ra việc
thở phải nhanh và hỗn độn. Bây giờ, đây là kĩ thuật nhưng không còn là Mật tông.
Mật tông thực không phải là kĩ thuật mà là
yêu. Không là kĩ thuật mà là lời cầu nguyện. Không hướng đầu mà là thảnh
thơi trong tim. Xin nhớ điều đó. Nhiều sách đã được viết về Mật tông, chúng
toàn nói về kĩ thuật. Nhưng Mật tông thực, chẳng liên quan gì tới kĩ thuật. Mật
tông thực, không thể được viết ra, Mật tông thực, phải được thấm đẫm. Làm sao để
thấm đẫm Mật tông thực? Bạn sẽ phải biến đổi toàn thể cách tiếp cận của bạn.
Cầu nguyện cùng người đàn bà của bạn, hát
cùng người đàn bà của bạn, chơi cùng người đàn bà của bạn, nhảy múa cùng người
đàn bà của bạn, mà không có ý tưởng về dục. Không liên tục nghĩ 'Khi nào chúng
ta lên giường?' Quên chuyện đó đi. Làm cái gì đó khác, và được mất hút trong
nó. Và một ngày nào đó, yêu sẽ nảy sinh ra từ việc mất hút đó. Đột nhiên bạn sẽ
thấy rằng bạn đang làm tình và bạn không làm nó. Nó đang xảy ra, bạn bị nó sở hữu.
Thế thì bạn có kinh nghiệm Mật tông đầu tiên của bạn - bị sở hữu bởi cái gì đó
lớn hơn bạn. Bạn đã nhảy múa hay bạn đã hát cùng nhau hay bạn đang tụng cùng
nhau hay bạn đang cầu nguyện cùng nhau hay thiền cùng nhau, và đột nhiên bạn thấy
cả hai bạn đã chuyển vào trong không gian mới. Và khi bạn đã bắt đầu làm tình, bạn
không biết, bạn không nhớ nữa. Thế thì bạn bị sở hữu bởi năng lượng Mật tông.
Và thế thì lần đầu tiên, bạn sẽ thấy kinh nghiệm phi kĩ thuật.
Khi bạn đang làm tình, đừng kiểm soát. Đi
vào trong không kiểm soát, đi vào trong hỗn độn đi. Nó sẽ là sợ hãi, kinh
hoàng, vì nó sẽ là một loại chết. Và tâm trí sẽ nói 'Kiểm soát!' Và tâm trí sẽ
nói 'Nhảy vào và giữ kiểm soát, bằng không mình sẽ bị mất hút trong vực thẳm của
nó.' Đừng nghe tâm trí, cứ mất hút đi. Bỏ bản thân bạn hoàn toàn. Và khi không có bất
kì kĩ thuật nào, bạn sẽ đi tới thấy kinh nghiệm vô thời gian. Sẽ không có hai
trong nó: cái một. Tâm thức sẽ có đó, tâm thức thụ động sáng tỏ sẽ có đó, bạn sẽ
biết cái gì đang xảy ra, vì bạn sẽ đầy nhận biết. Nhưng bạn sẽ không có đó. Nhận
biết sẽ có đó.
Bạn phải thấm đẫm tâm tinh của Mật tông -
nó không phải là kĩ thuật để được học.
Và
câu hỏi cuối cùng:
Nếu
tại chính khoảnh khắc này tôi có thể trở nên thức tỉnh hay chứng ngộ, thế thì tại
sao thầy cho phép mọi nhóm tẩy não hỗn độn kia, những người lãnh đạo nhóm và
nhà trị liệu xảy ra ở đạo tràng và kết nối gì có đó giữa họ và chứng ngộ của
tôi?
Chẳng kết nối chút nào. Nhưng họ phá huỷ
cái 'nếu' của bạn. Họ được cần chỉ để làm cho bạn tỉnh táo rằng không cái gì được
cần. Và bạn có thể trở nên nhận biết chỉ theo cách khó khăn; bạn không thể dễ
dàng trở nên nhận biết. Bạn đã từng ngủ lâu thế. Giấc ngủ của bạn đã là hàng thế
kỉ, hàng nghìn năm. Những nhóm trị liệu kia đơn giản đánh mạnh lên đầu bạn, họ
là một loại nện búa để phá huỷ cái 'nếu' của bạn. Đi qua mọi cuộc hành trình
gian truân đó, một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng không cái gì được cần, rằng
chứng ngộ phải không được tìm kiếm. Rằng bạn mất ham muốn chứng ngộ - đó là chủ
định của chúng.
Và khoảnh khắc bạn không ham muốn chứng
ngộ, nó có đó. Nó tới khi ham muốn biến mất.
0 Đánh giá