Chương 9. Nó không bao giờ rời khỏi chỗ này

Chương 9. Nó không bao giờ rời khỏi chỗ này

Price:

Read more

Mặt trời mọc buổi tối – Osho

Bài nói về Thiền

Chương 9. Nó không bao giờ rời khỏi chỗ này



Powered by RedCircle


Chúng ta bỏ ảo vọng và thu lấy chân lí, nhưng đây là phân biệt;

Tâm trí chúng ta là giả một cách khôn lỏi. Mọi nguyên lí không là nguyên lí;

chúng không có quan hệ với cảm nhận tâm linh.

Nó không bao giờ rời bỏ chỗ này, và bao giờ cũng hoàn hảo.

Khi ông tìm nó,

ông thấy ông không thể nhìn được nó. Ông không thể đạt tới nó,

ông không thể gạt bỏ nó. Khi ông không làm,

nó có đó!

Khi ông im lặng, nó nói; khi ông nói, nó im lặng.

Tôn giáo là gì? Đây là câu hỏi gây trở ngại nhất trong mọi câu hỏi. Định nghĩa về tôn giáo dường như là không thể được, và vậy mà nó phải được định nghĩa. Không có định nghĩa một từ trở thành vô nghĩa.

'Tôn giáo' là một từ lạ; nó có nghĩa nhưng nó rất hay lẩn tránh, bạn không thể bắt giữ được nó. Khoảnh khắc bạn đã thành công trong định nghĩa nó, bạn đã giết chết nó. Nó vẫn còn không định nghĩa được - chính bản chất của nó là như vậy. Hàng triệu định nghĩa đã được cho, nhưng không định nghĩa nào đã có khả năng làm công bằng cho tôn giáo. Nó là bao la, và định nghĩa cần phải được xác định, đó là lí do tại sao chúng là các định nghĩa. Tính bao la là tới mức nó chứa sự mơ hồ; khoảnh khắc bạn đã làm cho nó thành xác định, nó là cái gì đó khác - nó không còn là cùng cái vô hạn bao la đó.

Tôi đã nghe nói về một nghệ sĩ...

Ông ấy đã đi vào rừng. Hôm đó là ngày đẹp; chim hót, và trong bối cảnh tiếng ồn của côn trùng đã giống như một giai điệu liên tục. Và đất thì ướt, và cái tươi mát của không khí, mùi của đất ướt... ông ấy bị say mê vô hạn. Và cây và mầu xanh, và thế rồi đột nhiên xuất hiện mặt trời trong mây, và thế rồi con chim cúc cu bắt đầu hót từ thung lũng xa xa, và thế rồi cầu vồng... và ông ấy hạnh phúc thế, ông ấy đã ở trong mê mẩn vui sướng, tới mức ông ấy muốn làm khoảnh khắc này thành vĩnh hằng. Ông ấy muốn vẽ hay khắc nó lên gỗ hay làm cái gì đó - viết bài thơ hay hát bài ca hay soạn nhạc. Nhưng không cái gì sẵn có ở đó, và ông ấy không muốn bỏ lỡ khoảnh khắc này và cái đẹp của nó, cho nên ông ấy bắt đầu khắc lên một miếng gỗ. Ông ấy có dao cho nên ông ấy bắt đầu khắc.  Nhưng làm sao bạn khắc được giai điệu thường xuyên của côn trùng? Làm sao bạn khắc được tiếng hót của chim? Và làm sao bạn khắc được sự xuất hiện đột ngột của mặt trời? Và làm sao bạn khắc được con chim tung cánh cân bằng bản thân nó trong bầu trời? Và làm sao bạn khắc được mùi của đất ướt? Và làm sao bạn khắc được cái sắc bén, tươi mát của không khí? Ông ấy sớm bị thất vọng. Ông ấy đã cố gắng vất vả, nhưng không có cách nào để khắc nó, và bất kì cái gì ông ấy đã khắc đều có vẻ xuẩn ngốc.

Đó là điều đã từng xảy ra cho mọi định nghĩa về tôn giáo. Từng định nghĩa, một khi bạn đã khắc nó, đều có vẻ xuẩn ngốc. Thứ nhất, vì tôn giáo là bao la. Thứ hai, vì nó là kinh nghiệm bên trong, nó là cái vị ở đầu lưỡi hay mùi trong lỗ mũi bạn hay cảm giác trong tim bạn. Bởi chính bản tính của nó, nó không thể bị thu lại thành lời, thành học thuyết và tín điều. Nó là kinh nghiệm đơn giản, rất đơn giản, nhưng tính rất đơn giản tạo ra vấn đề. Nếu như nó là kinh nghiệm phức tạp, chắc có khả năng định nghĩa nó. Những thứ phức tạp là dễ định nghĩa, những thứ đơn giản là không thể nào định nghĩa được. Làm sao bạn định nghĩa được mầu vàng? Bạn có thể nói vàng là vàng - cái gì khác có đó để nói? Nhưng nói vàng là vàng không phải là định nghĩa, nó là việc lặp thừa; bạn đã không nói một thứ gì nhiều hơn cái đã không được nói trong bản thân từ 'vàng'. Bạn đã thêm cái gì cho nó bằng việc nói rằng vàng là vàng?

Đó là lí do tại sao với các nhà logic những phát biểu của nhà huyền bí có vẻ ngớ ngẩn - họ đang nói vàng là vàng, tôn giáo là tôn giáo, yêu là yêu, Thượng đế là Thượng đế. Nhưng đây không phải là định nghĩa; định nghĩa được giả định nói cái gì đó về hiện tượng được xác định. Nó được giả định giúp cho những người không biết bản thân hiện tượng này, nó được giả định giúp cho những người đã không trải nghiệm về hiện tượng này.

Nhưng không có cách nào; bạn không thể giải thích được nó.

Trong quá khứ nó đã không trở ngại thế, vì người Ki tô giáo đã tin rằng chỉ Ki tô giáo là tôn giáo thực, cho nên định nghĩa của người đó đã là định nghĩa đúng duy nhất, dù nó là bất kì cái gì - XYZ. Và Phật tử đã nghĩ tôn giáo của người đó là tôn giáo duy nhất; mọi tôn giáo khác đã là tôn giáo giả cho nên định nghĩa của họ đã là giả. Và điều đó cũng là trường hợp cho người Hindu và người Mô ha mét giáo và người Jaina và người Parsi. Nó đã là đơn giản: người Mô ha mét giáo nghĩ Thượng đế là người Mô ha mét giáo, và người Hindu nghĩ Thượng đế đã là người Hindu - cũng như khi một cô bé được hỏi về Thượng đế, cô bé nói 'Thượng đế là người Baptist'; cô bé là người Baptist, cô bé đã được nuôi lớn trong giáo phái đó. Theo một cách nào đó điều đó là đơn giản, mọi người đã tin vào Mahavir hay vào Phật hay vào Krishna hay vào Zarathustra, định nghĩa của họ đã là định nghĩa duy nhất, mọi định nghĩa khác là giả.

Nhưng vấn đề đã trở nên ngày càng phức tạp hơn ngày nay vì bây giờ mọi người không ngu thế, không ương ngạnh thế, không chính thống thế, không giáo điều thế. Sự khoan dung của con người đã trưởng thành, tim con người đã trở nên mở hơn - con người đã cho phép bản thân mình trở nên quen với thái độ của người khác. Bây giờ bạn có thể đọc Koran - bạn có thể không là người Mô ha mét giáo. Và bạn có thể đọc Gita - bạn có thể không là người Hindu. Và bạn có thể đọc Talmud - bạn không cần là người Do Thái. Mọi thứ đã trở thành sẵn có; điều đó đã tạo ra độ phức tạp lớn, sự lẫn lộn lớn. Bây giờ tôn giáo là gì? Nhiều định nghĩa thế mâu thuẫn lẫn nhau... Và chúng phải mâu thuẫn lẫn nhau - không phải tôn giáo đã không được hiểu bởi những người này, không phải định nghĩa này là đúng và định nghĩa khác là sai, không, mọi định nghĩa là đúng nhưng tôn giáo là bao la và mọi người trải nghiệm nó theo cách riêng của mình, theo cách cá nhân của mình.

Khi bạn đi tới Thượng đế, bạn sẽ trải nghiệm nó theo cách riêng của bạn; bạn không thể trải nghiệm nó theo cách của tôi vì bạn có nhân cách khác toàn bộ, cảnh quan khác toàn bộ, cách nhìn vào mọi sự khác toàn bộ. Khi hoạ sĩ tới trong rừng, người đó thấy thứ này, khi nhà thơ tới, người đó thấy cái gì đó khác, khi nhà khoa học tới, người đó lại thấy cái gì đó khác. Và tiều phu? Người đó có thể không thấy cái đẹp chút nào, người đó có thể đơn giản thấy gỗ nào người đó có thể chặt và bán ở chợ. Người đó có thể không quan tâm tới mầu xanh và hoa và tiếng hót và chim.

Điều đó tuỳ vào bạn. Thượng đế là vô hạn, nhưng từng người có cái nhìn qua cửa sổ  của mình. Mọi cái nhìn là đúng, nhưng chúng nhất định là mâu thuẫn vì các cá nhân là mâu thuẫn. Khi đàn bà tới Thượng đế, cô ấy sẽ có kinh nghiệm khác toàn bộ so với đàn ông. Cô ấy là đàn bà - cách biết mọi thứ của cô ấy là trực giác hơn và ít trí tuệ hơn, cách biết của cô ấy là của tim và không của đầu. Khi đàn ông tới Thượng đế, cách biết của anh ta không mấy là của tim, không trực giác thế; nó sẽ là một loại định nghĩa khác.

Cho nên, hàng triệu định nghĩa là sẵn có bây giờ, và mọi người đã trở nên quen với tất cả chúng. Bây giờ họ đâm ra phân vân - họ phân vân tới mức họ bị tê liệt. Tôn giáo đã biến mất khỏi thế giới vì sự lẫn lộn này. Và điều đó không thể được giúp đỡ; lẫn lộn này phải xảy ra. Con người đã tới gần hơn - và điều tốt là con người đã tới gần hơn. Bây giờ chúng ta cần một cách tiếp cận khác toàn bộ; các định nghĩa cũ đã trở thành không hợp thức - vì chính các mâu thuẫn của chúng, chúng đã trở thành không hợp thức.

Chúng ta đang sống trong một thế giới rất khác hơn thế giới đã tồn tại năm nghìn năm trước hay hai nghìn năm trước. Jesus đã đi trong một thế giới nhỏ của người Do Thái; ông ấy biết ngôn ngữ của họ, ông ấy biết cách diễn đạt của họ, và ông ấy dùng những lời đó. Phật đã sống trong một thế giới khác toàn bộ. Jesus gọi Thượng đế là 'cha', abba; Phật không thể gọi ông ấy là abba, hay 'cha', thực ra, Phật đơn giản không nói gì về Thượng đế. Ông ấy nói về niết bàn, nơi tất cả biến mất, ngay cả Thượng đế. Với Phật, cách diễn đạt của Jesus sẽ có vẻ trẻ con, như việc gọi Thượng đế là 'cha' có vẻ như việc cố định cha với nhà phân tâm. Nó không phải vậy, Jesus  đơn giản dùng ngôn ngữ mà có sẵn cho ông ấy, và ngôn ngữ đó là ngôn ngữ của yêu. Ngôn ngữ của Phật là ngôn ngữ của thông minh, không của yêu, không của tim mà của nhận biết, của thiền - một ngôn ngữ khác.

Nhưng với tâm trí hiện đại tất cả những ngôn ngữ đó đã trở thành sẵn có. Trong quá khứ, nhiều người tin, ít người nghi; bây giờ không ai tin và, hiển nhiên, không ai nghi, nhưng mọi người tự hỏi tôn giáo là gì, Thượng đế là gì. Bây giờ không còn vấn đề về tin hay nghi, nhưng mọi người đang tự hỏi tất cả những cái đó là gì.

Nền cũ đã  biến mất; một định hướng khác toàn bộ được cần tới. Tương lai sẽ không biết bất kì cái gì về Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Ki tô giáo - ngày của  họ đã qua rồi; họ có thể nấn ná chút ít thêm nữa chỉ  từ thói quen cũ của mọi người, nhưng ngày của họ qua rồi. Họ đã mất sự sống, họ là chết, những cái xác - xác của những người đã được yêu, xác của những người đẹp, nhưng dầu vậy họ là những cái xác. Sự sống đã rời đi, linh hồn đã rời đi; bây giờ ngôi đền là trống rỗng. Bạn chỉ đi trong đám đông như theo nghi lễ; nhà thờ chỉ là nghi lễ xã hội - chúng không ngụ ý điều gì. Bây giờ bạn không có chuyện tình đam mê với Thượng đế, bạn không có bất kì sự mãnh liệt nào; nó không phải là vấn đề sống hay chết.

Và nhiều định nghĩa mới  đã xuất hiện, vì con người đòi hỏi định nghĩa, cho nên ngay cả những người không biết bất kì cái gì về tôn giáo vẫn liên tục định nghĩa nó: các triết gia định nghĩa nó, các nhà thượng đế học định nghĩa nó, các giáo sư định nghĩa nó. Ngay cả các chính khách ngu cũng định nghĩa nó - những người chả liên quan gì tới tôn giáo, những người về căn bản là phi tôn giáo, vì chính khách không bao giờ có thể là tôn giáo, toàn thể nỗ lực của ông ta là phản tôn giáo. Tham vọng không bao giờ có thể là tôn giáo, tìm kiếm quyền lực không bao giờ có thể là tôn giáo; nó là bạo hành, nó là xấu, làm sao nó có thể là tôn giáo được? Nhưng họ liên tục định nghĩa, nhiều định nghĩa vô nghĩa thế đã bước vào.

Mới hôm nọ tôi đã đọc vài định nghĩa. Định nghĩa của Matthew Arnold về tôn giáo là 'đạo đức bị chạm bởi xúc động'. Bây giờ, đạo đức chẳng liên quan gì với tôn giáo mà cũng chẳng có xúc động. Nhớ những lời của Huyền Giác lặp đi lặp lại rằng nó không là đạo đức, nó cũng không là vô đạo đức - nó ở bên ngoài. Và định nghĩa của giáo sư Taylor: 'niềm tin vào những thứ không nhìn thấy'. Nó không phải là niềm tin chút nào, tôn giáo không là niềm tin chút nào. Những người tin vào tôn giáo đã không biết bất kì cái gì về nó. Nó là tin cậy, nhưng không là niềm tin; đức tín, nhưng không là niềm tin. Và khác biệt giữa đức tín và niềm tin là lớn. Đức tín là từ kinh nghiệm, niềm tin được vay mượn - ai đó khác đã trải nghiệm, và bạn tin, nhưng đó không phải là tôn giáo. Tôn giáo là kinh nghiệm riêng của người ta, và từ kinh nghiệm đó đức tín lớn nảy sinh.

Một người vô thần lớn tới Ramakrishna, và ông ta tranh cãi hàng giờ chống lại Thượng đế. Và Ramakrishna cuối cùng cười to, và ông ấy nói 'Ông tranh cãi hay lắm, và tôi không là nhà logic nhưng dầu vậy tôi có thể khen ngợi sự nhạy bén logic của ông. Tôi khen ngợi thông minh của ông - ông có thông minh hay. Ông khôn lỏi, và tôi không thể bác bẻ được bất kì cái gì ông đã nói vì tôi không được giáo dục chút nào, nhưng một điều tôi muốn nói: bất kì cái gì ông đang nói đều lạc lõng vì Thượng đế không phải là vấn đề chứng minh hay phản chứng. Tôi biết ngài! Không ai có thể bác bỏ điều đó. Cho dù tôi không thể trả lời được ông và luận cứ của ông, dầu vậy tôi biết rằng ngài hiện hữu. Tôi đã nếm trải, tôi biết vị của Thượng đế, chứng minh hay bác bỏ của ông có thể làm cái gì cho điều đó? Cho dù toàn thể thế giới tới và nói không có Thượng đế, tôi sẽ vẫn biết ngài hiện hữu, vì tôi đã biết.'

Đây là đức tín. Bạn không thể làm  rối trí con người của đức tín. Nhưng con người của niềm tin là người nghèo; bạn có thể tạo ra nghi ngờ trong người đó rất dễ dàng - chỉ một lời nói và nghi ngờ có thể được tạo ra. Đó là  lí do tại sao những người tin bao giờ cũng sợ - sợ rằng niềm tin của họ có thể bị tan vỡ. Họ sống trong nhà kính - thậm chí không phải là nhà kính mà là nhà mơ - rất mong manh.

Cho nên tôn giáo không phải là niềm tin và không trong các thứ không nhìn thấy chút nào, vì khi bạn đi vào trong samadhi, Thượng đế là cái duy nhất được thấy ở đó; mọi thứ khác trở thành không thấy được, Thượng đế là kinh nghiệm hiển nhiên, Thượng đế là thực tại duy nhất khi bạn đi vào samadhi. Nó không phải là vấn đề về cái không nhìn thấy được.

Thực ra, con người của tôn giáo cảm thấy rất phân vân với bạn vì bạn liên tục tin vào các  thứ mà bạn đã không thấy. Bạn tin vào vật chất, và không ai đã thấy vật chất; bây giờ các nhà khoa học nói không có vật chất. Các nhà huyền bí bao giờ cũng nói rằng thế giới là ảo vọng - không có thế giới, không có vật chất - nhưng không ai đã bận tâm về chúng. Nhưng bây giờ các nhà khoa học nói không có vật chất, nó chỉ dường như có đó. Nó là vẻ bề ngoài cũng như trong sa mạc, khát và chết, ở xa bạn có thể thấy ốc đảo. Nó chỉ có vẻ có đó; khi bạn tới chỗ đó, nó đã biến mất. Hay khi trời trở nên tối vào buổi tối, bạn có thể thấy rắn trong dây thừng, nhưng nếu bạn lại gần và bạn mang ánh sáng tới, rắn biến mất. Vật chất mà chúng ta tin thực sự không có đó.

Niềm tin là tiện dụng. Và bất kì ai đã bao giờ thấy bất kì cái gì chưa? Mọi cái xảy ra cho bạn là ở bên trong bạn.

Tôi đang ngồi đây, nhưng bạn có thể chắc chắn rằng tôi đang ngồi đây và bạn không mơ không? Vì cùng điều này xảy ra trong mơ của bạn nữa: Tôi đã nói trong mơ của bạn nữa, thế nữa nó gần như thực - thực như nó đang bây giờ. Làm sao bạn sẽ  phân biệt giữa hai kinh nghiệm này? Khi trong mơ bạn thấy con voi đi ngang qua, nó có vẻ thực; ban ngày bạn thấy con voi đi ngang qua, nó có vẻ  thực. Khác biệt gì giữa hai việc này?

Bất kì cái gì bạn thấy đều có vẻ thực, nhưng nhiều lần bạn đã thấy rằng cái dường như là thực đó về sau được chứng tỏ không là thực. Cho nên bạn ngụ ý gì bởi "cái được thấy' - thế giới này? Thế thì Thượng đế là không được thấy. Nhưng hỏi người đã thức tỉnh, và họ nói câu chuyện khác toàn bộ; họ nói rằng Thượng đế là cái được thấy duy nhất, mọi thứ khác là không được  thấy, mọi thứ khác chưa bao giờ được thấy, chỉ được tin.

Và Thượng đế không phải là  kinh nghiệm như vật chất, vì điều đó không ở bên ngoài. Khi điều đó xảy ra, điều đó xảy ra bên trong bạn. Nghĩ về một điều: bạn có thể nghi ngờ, bạn có thể hoài nghi, về sự tồn tại riêng của bạn không? Điều đó là không thể được; bạn có thể nghi ngờ mọi thứ, nhưng bạn không thể nghi ngờ người nghi ngờ. Bạn không thể nghi ngờ kinh nghiệm riêng của bạn, làm sao bạn có thể nghi ngờ nó được? Ngay cả để nghi ngờ nó, bạn sẽ được cần tới; ngay cả nghi ngờ này sẽ chứng minh rằng bạn hiện hữu, bằng không ai sẽ nghi ngờ? Sự tồn tại riêng của người ta không thể bị nghi ngờ; đó là sự kiện không thể nghi ngờ được duy nhất trong sự sống, đó là thực tại duy nhất - và đó là điều Thượng đế là gì.

Nhưng những định nghĩa như vậy vẫn tiếp tục. George Bernard Shaw định nghĩa nó là 'cái ràng buộc con người với nhau'. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn trong cái nhìn đầu tiên prima facie vì tôn giáo, cái gọi là tôn giáo, đã từng là nguyên nhân giữ cho mọi người tách rời. Người Mô ha mét giáo, người Hindu, người Ki tô giáo, Phật tử - làm sao họ bị giữ tách rời trong các ngăn không thấm nước? Ai giữ họ tách rời? Chính cái gọi là tôn giáo. Có thể George Bernard Shaw đang ao ước rằng tôn giáo nên là cái ràng buộc mọi người. Thực ra, từ 'religion-tôn giáo' bản thân nó ngụ ý cái ràng buộc với nhau, nhưng đó là định nghĩa rất khó; nếu bạn đi vào trong nó, nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn nó sẽ giải quyết. Thực ra, mọi người bị ràng buộc với nhau bởi hận thù chung hơn là bởi yêu.

Nếu Trung Quốc tấn công Ấn Độ, toàn thể Ấn Độ trở nên được thống nhất; kẻ thù chung, hận thù chung, đối tượng chung của hận thù, làm cho mọi người nắm tay nhau lại. Họ quên mọi cãi cọ nhỏ của họ. Khi không có kẻ thù, họ bắt đầu lại những cãi vã nhỏ bé của họ. Mọi người dường như cùng nhau chỉ bởi vì hận thù; nó giữ họ gắn với nhau vì họ có đối tượng hận thù chung. Thế thì tôn giáo hận thù sao? Mãi cho tới giờ, con người đã không cùng nhau vì yêu nhưng vì ghét. Yêu còn chưa trở thành thực tại trong thế giới.

Và một định nghĩa thậm chí còn kì lạ hơn: Havelock Ellis  nói 'Thỉnh thoảng, chúng ta phải hít một hơi thở sâu làm nhẹ, và đó là tôn giáo.' Bây giờ mọi người đang phỏng đoán, và bất kì cái gì cũng được. Bây giờ bạn đang sống trong một thế giới rất lẫn lộn; lẫn lộn đang ngày một trở nên lớn hơn. Tâm trí mọi người đã mất mọi sáng tỏ, mọi chắc chắn; rất khó làm ra bất kì nghĩa nào từ món hổ lốn này, món ketri (cơm, trứng, hành) - mọi thứ dường như là hoàn toàn lẫn lộn.

Làm sao tôi sẽ định nghĩa được tôn giáo? Tôi sẽ không định nghĩa nó chút nào đó là điều đầu tiên tôi muốn nói với bạn. Chúng ta phải có đủ dũng cảm để trải nghiệm nó thay vì định nghĩa nó. Mọi định nghĩa đã thất bại; bây giờ thời gian đã tới để trải nghiệm nó. Tôn giáo là trải nghiệm - trải nghiệm không nói được. Và đây không phải là định nghĩa vì tôi không nói bất kì cái gì về tôn giáo, tôi chỉ nói nó không là gì. Chúng ra phải đi qua phủ định; mọi định nghĩa khẳng định đã thất bại.

Và đó là cách tới gần của Huyền Giác. Ông ấy đang cố mang chân lí về nhà qua phủ định - ông ấy đang loại bỏ; ông ấy nói 'Cái này không là tôn giáo, cái này không là tôn giáo, cái này không là tôn giáo', nhưng ông ấy không nói nó là gì - cái đó ông ấy để lại cho bạn. Ông ấy sẽ đơn giải loại bỏ cái mà không phải, và thế thì bạn sẽ phải đi vào trong cái bị bỏ lại đằng sau. Cái không định nghĩa được đó, nếu bạn đi vào trong nó, chỉ thế thì bạn sẽ biết nó. Và từng người phải đi vào trong nó, vì nó không phải là cái gì đó ngẫu nhiên, tôn giáo là sự cần thiết bản chất tới mức bạn không thể né tránh nó. Nếu bạn cố né tránh nó, bạn sẽ trở thành một phần của loại tôn giáo giả, rởm nào đó - thèm muốn là bản chất thế. Có cơn đói thực về tôn giáo, và bởi vì mọi người đã phủ nhận cơn đói thực của họ, họ đang ăn các  thứ mà không đáng ăn - họ đang ăn thức ăn tổng hợp. Ngay cả chủ nghĩa cộng sản đã trở thành tôn giáo với một số người vì cơn đói là tới mức chủ nghĩa cộng sản, chính là cái phản tôn giáo thượng hạng, đã trở thành tôn giáo cho nhiều người.

Tôi đã nghe một giai thoại...

Krushehev đang nói chuyện với Nasser của Ai Cập và, như ông ấy bao giờ cũng thiên vị, ông ấy trở nên bị tham gia một cách rất đam mê vào thảo luận, và nói 'Tôi thề rằng chủ nghĩa cộng sản là linh thiêng!'

Chủ nghĩa cộng sản... linh thiêng sao? Làm sao chủ nghĩa cộng sản là linh thiêng? Và nếu chủ nghĩa cộng sản có thể là linh thiêng, thế thì cái gì sẽ còn lại mà không linh thiêng? Linh thiêng là chất liệu cơ bản của tôn giáo, nhưng chủ nghĩa cộng sản đã trở thành linh thiêng cho nhiều người, chủ nghĩa phát xít đã trở thành linh thiêng cho nhiều người.

Cơn đói là tới mức nếu cái thực không được tìm ra, bạn sẽ bị bắt bởi cái gì đó không thực. Nếu bạn không tìm ra Thầy thực, bạn nhất định rơi vào bẫy của Thầy không thực nào đó. Nhưng bạn có thể tránh được điều đó - tôn giáo không phải là thứ mà có bị né tránh - không ai có thể né tránh nó. Tốt hơn cả là tìm kiếm một cách có ý thức để cho bạn có thể tìm ra cội nguồn nuôi dưỡng đúng.

Bây giờ, gọi chủ nghĩa cộng sản là linh thiêng là mâu thuẫn trong thuật ngữ. Làm sao Krushehev có thể gọi nó là linh thiêng? Sâu bên dưới trong người này nữa phải đã có cơn đói về tôn giáo. Bây giờ điện Kremlin đã gần như trở thành một Kaaba, và lăng Lenin đã trở thành chỗ linh thiêng và thánh thiện như Bodhgaya. Nhưng đi và cúi lạy cây bồ đề ở Bodhgaya là một chuyện, bạn sẽ tìm thấy chất nuôi dưỡng nào đó ở đó. Đi tới Kaaba là tốt hơn nhiều so với đi tới Kremlin vì dù sao bạn sẽ thấy chất nuôi dưỡng nào đó ở đó - có khả năng một cánh cửa có thể mở ra. Nhưng cánh cửa nào có thể mở ra ở Kremlin? Và tại mồ của các lãnh đạo cộng sản - Marx, Engels, Lenin - hay bất kì người nào khác, bạn có thể tìm thấy cái gì ở đó? những người này trống rỗng. Chắc chắn nếu bạn đi tới Bodhgaya và ngồi dưới cùng cây này, vì cây này vẫn tồn tại... Cây này phải mang kí ức nào đó về người này Phật Gautam, vì sự bùng nổ của ánh sáng đã là tới mức không thể có chuyện cây này sẽ bỏ lỡ điều đó. Và cây không tinh ranh, chúng là những sinh linh giản dị, hồn nhiên. Khi Phật trở nên chứng ngộ, cái gì đó của chứng ngộ của ông ấy phải đã chạm tới chính tim của cây này. Khi bạn cúi lạy cây đó, hay khi bạn ngồi dưới cây đó và thiền, bạn có thể rơi vào hoà điệu với Phật lần nữa; có khả năng. Nhưng bạn sẽ được gì khi ngồi bên cạnh lăng Lenin? Ông ta chẳng có gì trong ông ta.

Nhưng điều này xảy ra. Đây là mâu thuẫn nhưng nó xảy ra; nó xảy ra vì một ham muốn thực, và nếu bạn bị bắt vào cái không thực, bạn sẽ trở nên mâu thuẫn.

Nghe giai thoại này.

Từ Do thái cho cứt là 'tinneff'.

Cohen đang ăn trong nhà hàng. Người quản lí tới và hỏi anh ta thích món đó thế nào.

'Tôi không thích nó chút nào' Cohen nói 'bởi hai lí do: đồ ăn ông phục vụ ở đây tuyệt đối là tinneff. Ông phải thấy xấu hổ khi phục vụ đồ ăn như vậy!'

'Và lí do thứ hai là gì?' người quản lí hỏi.

'Lí do thứ hai' Cohen nói 'là: tại sao khẩu phần phải là nhỏ thế?'

Quan sát những mâu thuẫn của tâm trí bạn; mọi người đang mang các mâu thuẫn trong tâm trí. Một người có thể phủ nhận tôn giáo, và dầu vậy người đó có thể vẫn tìm kiếm tôn giáo. Một người có thể phủ nhận Thượng đế, nhưng việc phủ nhận của người đó có thể chỉ bắt nguồn từ ham muốn lớn đi tìm Thượng đế. Người đó có thể sợ rằng nếu người đó chấp nhận Thượng đế, người đó sẽ phải đi vào trong tìm kiếm; người đó có thể không sẵn lòng hi sinh mọi đầu tư cho việc tìm kiếm.

Và câu chuyện khác về Cohen...

Người Do Thái dành ra ngày sabbath, được biết trong tiếng Yiddish là 'shabbes', ở giáo đường Do Thái, tụng, cầu nguyện, và đọc sách tôn giáo như Talmud.

Lúc đó là giữa tuần khi Levi gặp Cohen trong khu vực đèn đỏ của thành phố. Cohen đang mang các sách tôn giáo - Talmud, Mishna, Zohar, vân vân.

'Tốt, Cohen' Levi kêu lên, 'hôm nay là ngày tôn giáo sao?

'Không chút nào nhé' Cohen nói, 'vợ tớ đi ra ngoài thị trấn và tớ nghĩ tớ sẽ thử ra nhà thổ địa phương.'

'Nhưng, Cohen' Levi hỏi, 'thế thì sao cậu mang tất cả những sách tôn giáo này - Mishna, Zohar và Talmud?'

'Này, cậu không bao giờ biết đâu' Cohen nói. 'Nếu tớ thích nó, tớ có thể ở lại cho tới ngày "shabbes"!'

Con người có năng lực mâu thuẫn, rất có năng lực, và nếu người ta không ý thức, điều nhất định xảy ra là bạn sẽ bị mắc vào trong mâu thuẫn. Và mâu thuẫn giết chết linh hồn, và phá  huỷ mọi trưởng thành, vì một tay liên tục tạo ra và tay kia liên tục phá đi. Một nửa năng lượng của bạn đi theo hướng này và nửa kia đi theo chính đường đối lập, thế thì không chuyển động nào là có thể, đó là cách tê liệt xảy ra.

Tôi thấy hàng triệu người về mặt tâm lí, tâm linh bị tê liệt. Cảnh giác về điều đó. Tôn giáo là không tránh được - không người nào có thể né tránh nó được. Bạn có thể trở thành người vô thần, thế thì vô thần trở thành tôn giáo của bạn, và điều đó là rất ngu. Thế thì không có Thượng đế - điều đó trở thành tín điều của bạn, thế thì điều đó trở thành giáo điều của bạn, điều đó trở thành nhà thờ của bạn, tôn giáo của bạn. Đừng bao giờ bị mắc vào trong mâu thuẫn. Đó là điều được ngụ ý bởi 'tính đơn giản'; một người không trong mâu thuẫn là đơn giản. Và  Thượng đế là sẵn có chỉ cho những người đơn giản.

Tôn giáo không thể được định nghĩa; nó là  kinh nghiệm về hồn nhiên, hồn nhiên tựa đứa trẻ.

Lời kinh cuối cùng:

Huyền Giác nói

Chúng ta bỏ ảo vọng và thu lấy chân lí, nhưng đây là phân biệt;

Tâm trí chúng ta là giả một cách khôn lỏi.

Suy ngẫm về nó đi, đi sâu vào trong nó; ông ấy nói những điều quan trọng mênh mông.

Chúng ta bỏ ảo vọng... Bây giờ, làm sao bạn gạt bỏ ảo vọng? Biết cái gì đó là ảo vọng là không đủ sao? Bạn đã gạt bỏ nó chưa? Biết rằng nó là ảo vọng là không đủ sao? Việc gạt bỏ nó này không có, hay bạn phải gạt bỏ nó nữa?

Người từ bỏ thế giới này, và nói 'Thế giới này là maya, ảo vọng. Tôi đi lên Himalayas.' Nếu nó là không thực, làm sao bạn có thể từ bỏ nó? Làm sao cái không thực có thể bị từ bỏ? Chính việc từ bỏ của bạn chỉ ra rằng bạn nghĩ nó là thực; bạn vẫn sợ nó. Nếu bạn đã thấy dây thừng là dây thừng, bạn có tuyên bố với thế giới 'Bây giờ tôi đang từ bỏ con rắn này, và tôi sẽ đi xa khỏi đây, khỏi con rắn này, vì rắn là ảo vọng'? Bạn sẽ vẫn chạy xa khỏi con rắn, và nói 'Tôi đã thấy dây thừng'? Nếu bạn đang chạy xa khỏi rắn, bạn đã không nhìn thấy dây thừng là dây thừng; rắn vẫn có đó - có thể bạn đã biết lí thuyết về rắn, và maya, và ảo vọng. Người từ bỏ thế giới tin vào thế giới, họ là người trần tục. Bạn sẽ thấy những người trần tục này ngồi trong Himalayas, ngồi trong các hang động, nhưng họ là trần tục; họ đã trốn chạy.

Với các sannyasin của tôi, tôi nhắc nhở đi nhắc nhở lại, đừng bao giờ trốn chạy vì nó là ảo vọng. Bạn có thể trốn đi đâu? và phỏng có ích gì mà trốn? Không có nhu cầu trốn đi bất kì chỗ nào; nhìn nó, đọ sức với nó, đương đầu với nó. Nếu bạn đã không thấy dây thừng là dây thừng và rắn vẫn xuất hiện, đi sâu vào trong nó, tìm sâu nhất có thể được, đem nhiều ánh sáng để tìm. Đó là điều thiền tất cả là gì: đem nhiều ánh sáng hơn vào trong thế giới để cho bạn có thể thấy rõ ràng. Trong sáng tỏ đó, rắn biến mất; nó chưa bao giờ có đó, nó đã là tưởng tượng. Bạn đã phóng chiếu ra nó, nó đã bắt nguồn từ tâm trí của bạn, nó đã không có đó. Khi ánh sáng tới, bạn đột nhiên thấy dây thừng; dây thừng vận hành như màn ảnh. Bây giờ bạn cười. Bạn không trốn đi bất kì chỗ nào.

Huyền Giác nói

Chúng ta bỏ ảo vọng và thu lấy chân lí…

Bây giờ, cả hai là tuyệt đối ngớ ngẩn: trước hết, gạt bỏ ảo vọng, thế rồi 'thu lấy' chân lí. Chân lí là cái đã có đó bên trong bạn, bạn không thể 'thu lấy' nó. Chân lí là việc sống động của bạn; sự sống của bạn là chân lí, tâm thức của bạn là chân lí - không có chân lí khác. Chân lí không là đối thể; bạn không thể bắt giữ nó. Nó không là mục đích; bạn không thể đạt tới nó.

Chân lí là chỗ bạn bao giờ cũng hiện hữu. Chân lí là thực tại bên trong nhất của bạn. Chân lí là thực tại bất tử của bạn; bạn chưa bao giờ làm mất nó - không có cách nào đánh mất nó. Cho nên bạn ngụ ý gì khi bạn nói 'thu lấy chân lí'?

Huyền Giác nói

Chúng ta bỏ ảo vọng và thu lấy chân lí, nhưng đây là phân biệt;

Tâm trí chúng ta là giả một cách khôn lỏi.

Thực ra, ngay cả phân biệt rằng cái này là không đúng và cái kia là đúng thì vẫn là ở trong cùng bẫy. Khi bạn thấy dây thừng, rắn ở đâu? Làm sao bạn có thể so sánh? Người ta đơn giản biến mất - không được tìm thấy. Và dây thừng mà bạn đã thấy bao giờ cũng ở đó - dù bạn tìm thấy nó hay không cũng không tạo ra khác biệt; nó bao giờ cũng là dây thừng là dây thừng là dây thừng; rắn đã không tồn tại cho một khoảnh khắc. Bây giờ, khi bạn bắt gặp dây thừng và bạn biết nó như nó vậy, rắn ở đâu để so sánh với nó? Làm sao bạn thậm chí có thể gọi rắn là ảo vọng? Nó đã không có đó chút nào - thậm chí không có cả ảo vọng. Ngay cả để cái gì đó là ảo vọng, nó phải tồn tại. Và nó không bao giờ tồn tại; nó chỉ là việc phóng chiếu, mơ. Nó đã xảy ra chỉ trong tâm trí, nó đã gợn sóng trong tâm trí. Tâm trí chơi trò chơi - lừa bạn.

Và tâm trí rất khôn lỏi và có thể liên tục lừa bạn, tâm trí có thể  nói 'Từ bỏ thế giới đi! Điều này là không thực.' Đây lại là mánh lới mới. Đầu tiên tâm trí tham và muốn có mọi của cải của thế giới, bây giờ tâm trí nói 'Ở đây chẳng có gì, đây là ảo vọng. Đi lên Himalayas, thiền ở đó, và thu lấy giầu có của thế giới kia - giầu thực. Đây toàn là giả, bây giờ đi tìm cái thực.' Nhưng việc tìm trong bản thân nó là giả. Việc tìm nói rằng bạn đã chưa thấy thực tại. Việc tìm nói rằng bạn đã không nhận ra sự kiện về con người bên trong nhất của bạn. Và phân biệt này rất khôn lỏi. Và chúng ta liên tục phân biệt, chúng ta nói 'Cái này là xấu, cái kia là tốt. Cái này là tội lỗi, và cái kia là đức hạnh. Cái này phải được làm và cái kia phải không được làm.' Chúng ta liên tục phân biệt, và qua phân biệt chúng ta liên tục nuôi dưỡng tâm trí; tâm trí trở nên ngày càng mạnh hơn. Mọi phân biệt là của tâm trí, và giúp cho tâm trí. Khi phân biệt biến mất, tâm trí biến mất. Và ở trong trạng thái vô trí là thiền.

Chúng ta bỏ ảo vọng và thu lấy chân lí, nhưng đây là phân biệt;

Tâm trí chúng ta là giả một cách khôn lỏi.

Mọi cái khôn lỏi của  bạn sẽ dẫn bạn vào cái giả, cái giả mới, lặp đi lặp lại. Người ta phải bỏ việc là khôn lỏi. Thấy ra vấn đề đi, đó là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói 'Chừng nào ông chưa giống như trẻ nhỏ, ông sẽ không vào vương quốc Thượng đế của ta.' Ông ấy đang nói: Bỏ khôn lỏi của ông đi. Đừng tinh ranh và tính toán. Đừng cố là khôn lỏi; ông càng khôn lỏi, ông sẽ càng khổ. Sự tồn tại này có thể được tiếp xúc chỉ trong hồn nhiên, hồn nhiên như trẻ thơ. Tri thức của bạn sẽ không giúp đỡ, chỉ hồn nhiên của bạn giúp. Vận hành từ trạng thái không biết đi, đừng bao giờ vận hành từ trạng thái biết. Nếu bạn bắt đầu vận hành từ trạng thái không biết, bạn sẽ biết Thượng đế là gì, bạn sẽ biết tôn giáo là gì. Bạn sẽ không cần bất kì định nghĩa nào; bạn sẽ có kinh nghiệm riêng của bạn về nó.

Nhưng chúng ta vận hành từ trạng thái biết -  mọi người đều vận hành từ đó - và đó là cách chúng ta liên tục đi theo cùng một hướng. Bạn có thể hỏi câu hỏi từ hồn nhiên, bạn có thể hỏi cùng câu hỏi đó từ tri thức. Nếu bạn hỏi câu hỏi từ tri thức, bạn là khôn lỏi; bạn sẽ bỏ lỡ câu trả lời. Nếu bạn hỏi câu hỏi từ hồn nhiên, bạn sẽ nhận câu trả lời, vì bạn sẽ là hồn nhiên, sẵn sàng nhận; bạn sẽ mở.

Người am tường là người đóng - và tất cả các bạn đã trở thành am  tường. Bạn đã đọc sách, kinh sách, bạn đã được dạy trong nhà thờ, trong cao đẳng, trường học, đại học; bạn đã tích luỹ nhiều tri thức. Bây giờ bạn liên tục vận hành từ tri thức này mà bạn đã tích luỹ, và nó toàn là được vay mượn - nó không có rễ trong bạn, nó toàn là rác rưởi, 'tinneff'. Nhưng bạn liên tục ngồi trên đỉnh của nó; nó cho bạn bản ngã, chắc chắn. Bạn càng có đống tri thức lớn, bạn càng ngồi trên đỉnh của nó càng cao hơn. Bạn liên tục trưng ra, bày ra, các bằng cấp của bạn, bạn liên tục ném ra tri thức của bạn khắp xung quanh, bạn liên tục làm cho người khác cảm thấy rằng họ không biết nhiều như bạn biết. Bây giờ, đây là cách bỏ lỡ Thượng đế.

Với Thượng đế bạn không thể là người am tường. Với Thượng đế bạn phải hoàn toàn im lặng, không biết gì.

Những người biết càng ít, họ càng ương ngạnh hơn về họ biết nó. Người ngu là người đã trở nên rất ương ngạnh về những thứ vay mượn - rất ương ngạnh về Ki tô giáo của người đó, về Hindu giáo của người đó, về cái này và cái nọ - rất ương ngạnh. Người biết càng ít, họ càng ương ngạnh hơn về họ biết nó. Ương ngạnh là chỉ báo về người ngu. Người đó bị đóng. Người đó có thể là bác học lớn, học giả lớn, nhưng điều đó không tạo ra bất kì khác biệt nào, người đó bị đóng. Người đó được bao quanh bởi tri thức của người đó - thậm chí không có lỗ hổng nhỏ được để lại để Thượng đế đi vào trong người đó; tim người đó trở thành không sẵn có. Người đó sống được bao quanh bởi các bức tường; người đó xây tường chắn mọi người bên ngoài. Và tường này là bằng tri thức - rất tinh vi, gạch gần như là vô hình.

Bạn càng hiểu nhiều, bạn nhận ra rằng bạn biết càng ít. Khi việc hiểu tăng trưởng, tri thức bắt đầu biến mất - theo cùng tỉ lệ. Người càng trở nên hiểu biết nhiều hơn, người đó càng ít am tường hơn. Và chung cuộc trong việc biết là dốt nát tuyệt đối, hồn nhiên, thuần khiết như trẻ thơ.

Vâng, Socrates là đúng khi ông ấy nói 'Ta biết chỉ mỗi một điều: rằng ta không biết bất kì cái gì chút nào.' Đây là trạng thái mà bạn đi vào trong Thượng đế.

... Tâm trí chúng ta là giả một cách khôn lỏi.

Cảnh giác về nó. Trong kinh sách cổ, tâm trí này đã từng được nói một cách biểu dụ là như quỉ - không có quỉ khác. Nó là cái khôn lỏi riêng của bạn, chính tâm trí riêng của bạn cám dỗ bạn, liên tục giở trò chơi mới, những hành trình bản ngã mới. Chừng nào người ta còn chưa nhận biết, rất khó thoát ra khỏi cái bẫy này. Nó là cái vòng luẩn quẩn lâu dài; bạn đã sống trong nó lâu thế, nó đã trở thành tự trị, nó đã trở thành vô ý thức; nó tự nó đi - nó là băng ghi âm liên tục phát bản thân nó. Bạn gần như là nạn nhân bây giờ, bạn không còn là người chủ trong nhà riêng của bạn.

Nhưng việc bỏ tri thức, việc bỏ khôn lỏi làm cho mọi người hoảng sợ. Họ bắt đầu cảm thấy rằng nếu họ không khôn lỏi họ sẽ bị lừa, nếu họ không khôn lỏi, họ sẽ bị bịp, nếu họ không khôn lỏi thế thì làm sao họ sẽ sống còn? Đây là tâm trí, quỉ, cái nói 'Nếu mình không khôn lỏi mình sẽ không có khả năng sống còn.'

Nhưng chỉ để sống còn thì không có giá trị chút nào; cho dù bạn sống còn nhưng không biết bạn là ai, phỏng có ích gì? Cho dù bạn sống còn và  bạn tích luỹ nhiều của cải, và bạn rất khôn lỏi và không ai có thể lừa bạn và bạn liên tục lừa người khác, vấn đề chung cuộc là gì? Chết sẽ sớm tới, và sẽ lấy đi mọi thứ. Và bạn sẽ không có khả năng lừa chết.

Đừng phí cuộc sống của bạn vì cái sẽ bị lấy đi. Tin cậy sự sống đi. Nếu bạn tin cậy, chỉ thế thì bạn có thể bỏ tri thức, chỉ thế thì bạn có thể gạt tâm trí của bạn sang bên. Và với tin cậy, cái gì đó mênh mông mở ra. Thế thì cuộc sống này không còn là cuộc sống bình thường, nó trở thành đầy Thượng đế, tuôn tràn. Khi tim là hồn nhiên và tường đã biến mất, bạn được bắc cầu với cái vô hạn. Và bạn không bị lừa; không cái gì có thể bị lấy đi khỏi bạn. Cái mà có thể bị lấy đi khỏi bạn là không đáng giữ, và cái mà không thể bị lấy đi khỏi bạn, tại sao người ta phải sợ việc nó bị lấy đi bằng cách nào đó? - nó không thể bị lấy đi, không có khả năng nào. Bạn không thể đánh mất kho báu thực của bạn. Và với kho báu thực đó bạn trở thành hoàng đế, bằng không, bạn vẫn là kẻ ăn xin.

Mọi nguyên lí không là nguyên lí; chúng không có quan hệ với cảm nhận tâm linh.

Một phát biểu lớn, phát biểu lớn về các sự kiện, sự kiện đơn giản. Mọi nguyên lí không là nguyên lí... Quên mọi Ki tô giáo, Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo, vì  chúng không phải là các nguyên lí thực, chúng là các phương cách khôn lỏi của người tinh ranh, chúng là sự phỏng đoán.

Con người có nhu cầu thường xuyên để biết. Nhu cầu này là thực, nhưng rất ít người sẵn sàng mạo hiểm vì nó, cho nên họ lắng đọng vào những thứ đồ nhựa. Mọc thành hoa thực dường như là khó khăn, vất vả - nhiệm vụ đi lên dốc. Và với hoa thực, hoa hồng thực, gai cũng tới, và đôi khi nó gây đau. Với hoa nhựa không có vấn đề gì - không gai, không nỗi đau trưởng thành, không mạo hiểm; và với hoa thực chúng nở buổi sáng, và đến tối chúng mất đi. Và khi chúng mất đi bạn cảm thấy đau; việc ra đi của chúng lấy đi cái gì đó từ bạn - điều đó gây đau. Hoa giả, hoa nhựa, có một loại vĩnh hằng giả; chúng bao giờ cũng có đó, chúng không bao giờ bỏ bạn. Chúng bao giờ cũng có vẻ tươi tắn, chúng bao giờ cũng có vẻ mới; chúng bao giờ cũng nở hoa. Đó là điều nguyên lí là gì, triết lí là gì, học thuyết là gì: hoa nhựa.

Mọi nguyên lí không là nguyên lí; chúng không có quan hệ với cảm nhận tâm linh.

Nhớ điều đó, cảm nhận tâm linh mở ra chỉ khi bạn đã bỏ mọi nguyên lí. Đây là thông điệp bản chất của Thiền: Gạt bỏ các nguyên lí.  Không bị giới hạn bởi bất kì triết lí nào, bởi bất kì phỏng đoán nào, dù nó khôn lỏi như thế nào. Nhớ chỉ một điều, chừng nào cái gì đó chưa là kinh nghiệm của bạn, nó không đáng giữ; vứt nó đi. Không thu thập rác, không thu thập hành lí không cần thiết.

Đây là quan sát của tôi về hàng nghìn người: tôi thấy họ mang những hành lí tâm lí lớn thế, và chẳng bởi lí do nào chút nào. Họ liên tục thu thập bất kì cái gì họ bắt gặp. Họ đọc báo và họ sẽ thu thập chuyện tào lao từ nó. Họ sẽ nói chuyện với mọi người và họ sẽ thu thập chuyện tào lao nào đó. Và họ liên tục thu thập... Và nếu họ bắt đầu bốc mùi... không ngạc nhiên gì!

Tôi thường sống với một người  trong vài năm. Nhà anh ta đầy những hành lí không cần thiết tới mức tôi phải nói với anh ta 'Bây giờ, anh định sống ở đâu?' Và anh ta sẽ liên tục thu thập đủ mọi thứ. Ai đó sẽ bán đồ đạc cũ của họ, và anh ta mua nó - và anh ta đã có đủ rồi. Anh ta không có thời gian để dùng đồ đạc đó, và anh ta không có bạn để mời. Nhà anh ta đầy đồ đạc: đài radio cũ, và đủ mọi thứ. Và tôi nói 'Nhưng, tôi không thấy vấn đề tại sao anh thu thập mọi thứ này.' Anh ta nói 'Ai biết, bất kì lúc nào nó có thể hữu dụng.'

Một hôm chúng tôi đi dạo và trên đường, bên  lề đường, ai đó đã vứt chiếc ghi đông xe đạp. Anh ta nhặt nó lên. Tôi nói 'Anh làm gì vậy?' Anh ta nói 'Nhưng, nó phải có giá trị ít nhất hai mươi ru pi đấy, và tôi đã nhặt vài thứ khác nữa - sớm hay muộn tôi sẽ làm chiếc xe đạp!' Và anh ta chỉ cho tôi xem. Anh ta đã có một bánh xe, một bàn đạp, cái anh ta đã nhặt trên đường... và anh ta nói 'Thầy nói gì? Thầy sẽ sớm thấy!'

Người này chết. Chiếc xe đạp vẫn còn không đầy đủ. Và khi anh ta chết, mọi người tới nhìn đã phân vân bởi điều anh ta đã làm trong ngôi nhà này - không còn không gian ngay cả để di chuyển.

Nhưng đây là tình huống của cái đầu của bạn. Tôi thấy ghi đông xe đạp, bàn đạp, và những thứ kì lạ mà bạn đã thu thập từ mọi nơi. Cái đầu nhỏ bé thế... và không còn không gian để sống trong! Và rác rưởi đó liên tục chuyển trong đầu bạn; đầu bạn liên tục chăng tơ và thêu dệt - nó giữ bạn bận rộn. Cứ nghĩ về loại ý nghĩ nào diễn ra bên trong tâm trí bạn. Một hôm ngồi lại, đóng cửa phòng bạn và viết ra trong nửa giờ bất kì cái gì diễn ra trong tâm trí bạn, và bạn sẽ hiểu điều tôi ngụ ý khi tôi nói ghi đông xe đạp và... Và bạn có thể ngạc nhiên! Tôi hứa với bạn ghi đông xe đạp sẽ tới - cứ thử làm điều đó xem - nó nhất định tới, không chỉ một lần mà nhiều lần. Bạn liên tục... và ghi đông xe đạp. Cứ viết ra trong nửa giờ, và bạn sẽ ngạc nhiên về điều diễn ra bên trong tâm trí bạn. Nó vẫn còn trong nền tảng, nó thường xuyên ở đó, nó bao quanh bạn như mây. Với mây này bạn không thể biết được thực tại; bạn không thể đạt tới cảm nhận tâm linh. Mây này phải bị bỏ đi. Và chính chỉ với quyết định của bạn để bỏ nó mà nó sẽ biến mất. Bạn đang bám vào nó - mây không quan tâm tới bạn, nhớ điều đó.

Có một câu chuyện Sufi...

Junaid đi qua bãi chợ của thị trấn cùng đệ tử của ông ấy. Và chính cách thức của ông ấy là lấy bất kì tình huống nào và dùng nó. Một người đang lôi con bò cái của mình bằng dây thừng, và Junaid nói với người này 'Đợi đã', và bảo các đệ tử của mình, 'Đứng quanh người này và con bò cái. Ta sẽ dạy cho các ông cái gì đó.'

Người này dừng lại - Junaid đã là nhà huyền bí nổi tiếng - và ông ta cũng quan tâm tới điều Junaid định dạy cho các đệ tử này và cách ông ấy sẽ dùng ông ta và con bò cái. Và Junaid hỏi các đệ tử của mình 'Ta hỏi các ông một điều: ai bị buộc vào ai? Con bò cái bị buộc vào người này hay người này bị buộc vào con bò này?' Tất nhiên, các đệ tử nói 'Con bò bị buộc vào người này. Người này là chủ, người này đang cầm dây thừng, con bò phải đi theo ông ta bất kì chỗ nào ông ta đi. Ông ta là chủ và con bò là tớ.'

Và  Junaid nói 'Bây giờ, xem nhé.' Ông ấy lấy cái kéo ra và cắt dây thừng - và con bò chạy thoát  đi. Người này đuổi theo con bò, và Junaid nói 'Bây giờ nhìn điều đang xảy ra! Bây giờ các ông thấy ai là chủ chứ; con bò không quan tâm chút nào tới người này - thực ra, nó đang thoát đi.' Và người này rất giận, ông ta nói 'Đây là loại thực nghiệm gì vậy?' Nhưng Junaid nói với các đệ tử của mình 'Và đây là trường hợp với tâm trí các ông. Mọi điều vô nghĩa mà các ông đang mang bên trong chẳng quan tâm gì tới các ông. Các ông quan tâm tới nó, các ông giữ nó cùng các ông bằng cách nào đó - các ông đang trở nên điên trong việc giữ nó cùng các ông bằng cách nào đó. Nhưng các ông quan tâm tới nó. Khoảnh khắc các ông mất quan tâm, khoảnh khắc các ông hiểu cái vô tích sự của nó, nó sẽ bắt đầu biến mất; như con bò nó sẽ trốn thoát đi.'

Mọi người tới tôi và hỏi 'Làm sao dừng tâm trí điên này?' Tôi nói  'Không có nhu cầu dừng lại, mọi điều được cần là ở chỗ bạn trở nên không quan tâm tới nó và chiếc dây thừng bị cắt đứt.' Đó là nghĩa của tính chất sannyas: trở thành không quan tâm tới tâm trí. Đó là nghĩa của vairagya thực, tách ra. Nó không liên quan gì tới từ bỏ thế giới, nhưng nó chắc chắn có cái gì đó liên quan tới việc cắt dây thừng với tâm trí. Chỉ trở nên không quan tâm tới rác rưởi và dần dần bạn sẽ thấy kẽ hở nảy sinh. Mây vẫn thường bao quanh bạn bao giờ cũng đi ra xa dần và xa dần và rồi, một ngày nào đó, đột nhiên nó không còn có đó. Và khi bạn được bỏ lại không có tâm trí, đó là trạng thái của cảm nhận tâm linh, đó là trạng thái của darshan, đó là trạng thái khi bạn có thể thấy, bạn có mắt; bằng không mắt bạn đầy khói và bạn không thể thấy được.

Mọi nguyên lí không là nguyên lí; chúng không có quan hệ với cảm nhận tâm linh.

Đây là những lời tối thượng nhất bạn đã bao giờ có thể bắt gặp. Tỉnh táo khi  bạn nghe chúng. Đây là tiếng sư tử gầm mà Phật thường nói tới.

Nó không bao giờ rời bỏ chỗ này, và bao giờ cũng hoàn hảo.

Bạn đang đi đâu? Bạn đang tìm cái gì? Bạn đang kiếm ai?  Nó không bao giờ rời bỏ chỗ này... nó bao giờ cũng ở đây bây giờ. Bạn đang chạy xô đi đâu? Tại sao có vội vàng này? Chỉ ngồi im lặng, và hiện hữu, và biết. Là tĩnh lặng, và biết. Bạn không được mong đợi đi tới bất kì chỗ nào. Thượng đế không ở đâu đó khác, Thượng đế đang ngồi trong cốt lõi sâu nhất của con người bạn. Chỉ là tĩnh lặng, là im lặng, là không vội vàng, không động cơ, quên mọi mục đích và tương lai, là ở đây bây giờ. Nó không bao giờ rời bỏ chỗ này...

Bất kì khi nào nó xảy ra, nó bao giờ cũng xảy ra bây giờ và ở đây vì đó là thời gian duy nhất và không gian duy nhất. Bây giờ là thời gian duy nhất và chỗ này là không gian duy nhất.

Nó không bao giờ rời bỏ chỗ này, và bao giờ cũng hoàn hảo.

Và bạn đang cố làm gì?  cố trở thành hoàn hảo sao? Thế thì bạn sẽ khổ, bạn sẽ thất bại; bạn không thể hoàn hảo hơn bạn đang vậy. Hoàn hảo đã có đó rồi; nó phải không được đạt tới, nó chỉ phải được mở hội. Món quà đã được trao cho bạn. Bạn tới là hoàn hảo vì bạn tới từ hoàn hảo. Bạn vẫn còn hoàn hảo, nhưng bạn đã trở nên hèn tới mức bạn không thể chấp nhận được hoàn hảo của bạn. Bạn đã bị áp đặt và bị nhồi nhét vào những thứ vô nghĩa từ chính thời thơ ấu của bạn tới mức bạn đã trở thành nửa kết án - bạn không thể chấp nhận được ý tưởng rằng bạn đã hoàn hảo.

Raman Maharshi thường nói rằng mọi điều được cần là việc cho phép từ bạn tới bản thân bạn để được chứng ngộ, có vậy thôi - sự cho phép từ bạn tới bản thân bạn để được chứng ngộ. Nhưng sự cho phép đó dường như là khó; bạn không thể cho phép, bạn không thể cho phép. Bạn đã được bảo cho rằng bạn là vô giá trị. Bạn đã được bảo cho rằng bạn không là gì ngoài bụi. Bạn đã được bảo hoàn thiện bản thân bạn, liên tục hoàn thiện bản thân bạn. 'Làm việc trên bản thân bạn. Bạn có thể trở thành hoàn hảo chỉ trong nhiều nhiều kiếp nếu bạn làm việc; nếu bạn làm việc trong nhiều kiếp, chỉ thế thì đến cuối bạn sẽ trở nên hoàn hảo. Ngay bây giờ bạn là không hoàn hảo.'

Điều này đã tạo ra căng thẳng trong bạn; tương lai đã trở thành quan trọng hơn hiện tại, và hiện tại phải bị hi sinh cho tương lai. Bạn đã được dạy điều vô nghĩa này về hi sinh. Tôi dạy bạn rằng bạn không hi sinh một khoảnh khắc nào cho tương lai. Sống nó bây giờ, tận hưởng nó bây giờ, mở hội nó bây giờ. Múa, Thượng đế đã cho bạn tất cả.

Đây là tôn giáo: mở hội là tôn giáo, alleluia. Múa, và hát, và nói amen. Nói có.

Nhưng bạn liên tục làm những thay đổi nhỏ trong bản thân bạn. Bạn phải làm cái này, bạn phải làm cái kia, bạn phải nghĩ cái kia, bạn không phải nghĩ cái này. Và bạn liên tục làm những thay đổi nhỏ này, và chúng không mang tới cho bạn bất kì niềm vui nào, chúng làm cho bạn ngày càng khổ hơn vì bạn thất bại đi thất bại lại.

Nó không bao giờ rời bỏ chỗ này, và bao giờ cũng hoàn hảo.

Khi ông tìm nó,

ông thấy ông không thể nhìn được nó.

Xem cái đẹp của những phát biểu này:

Khi ông tìm nó,

ông thấy ông không thể nhìn được nó.

Làm sao bạn có thể tìm nó được? Bạn là nó. Nó là trong chính cái nhìn rằng Thượng đế đang ẩn kín, trong chính người nhìn mà Thượng đế đang ẩn kín. Nó không có đó để được tìm, nó là trong người tìm. Bạn đang cưỡi trên ngựa và đi tìm con ngựa này. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó. Bạn có thể liên tục chạy xô đi bốn góc thế gian - và bạn đang cưỡi trên con ngựa đó, làm sao bạn có thể tìm thấy nó ở bất kì đâu khác ?

Dừng lại đi. Lắng đọng lại. Để tim bạn trở nên bình thản và yên tĩnh và bình tĩnh, và đột nhiên  bạn thấy con ngựa bao giờ cũng ở đó bên dưới bạn; bạn không bao giờ bỏ lỡ nó. Thực ra, chính vì con ngựa này mà bạn đã chạy và tìm và kiếm.

Khi ông tìm nó,

ông thấy ông không thể nhìn được nó.

Ông không thể đạt tới nó, ông không thể gạt bỏ nó.

Nó không phải là đối thể, nó là  tính chủ thể của bạn, nó là sự tồn tại của bạn, con người bạn.

Ông không thể đạt tới nó, ông không thể gạt bỏ nó.

Không có cách nào để có được nó, và không có cách nào để gạt bỏ nó; nó là bản tính của bạn. Krishna nói: swadharme nedhanam shreyah per dharmo bavaha baha, chết đi trong tự tính của người ta là tất cả, biến mất trong tự tính của người ta là tất cả. Ngay cả trong chết có phục sinh và sự sống mới. Và sống tương ứng theo ai đó khác, per dharmo bavaha baha, là rất kinh khủng. Nghĩ về đi theo tôn giáo của ai đó khác, đi theo ai đó khác, là rất kinh khủng. Nhưng đó là điều mọi người đang làm.

Bố mẹ bạn đã cho bạn các ý tưởng; thầy cô giáo của bạn, các tu sĩ, các chính khách - họ đã cho bạn các ý tưởng. Và bạn đang cố thi hành chúng, và bạn đang bỏ lỡ tất cả. Swadharme nedhanam shreyah: điều tốt là chết trong tự tính riêng của người ta, vì điều có đó là Thượng đế được ẩn kín. Là bản thân bạn đi.

Nó không bao giờ rời bỏ chỗ này, và bao giờ cũng hoàn hảo.

Khi ông tìm nó,

ông không thể tìm thấy nó. Ông không thể đạt tới nó, Khi ông không làm,

nó có đó!

Khi ông không làm... bạn không cố gạt bỏ nó... Đó là điều chủ nghĩa cộng sản đang cố làm, người vô thần đang cố làm: gạt bỏ tôn giáo. Nó tới từ cửa sau - chủ nghĩa cộng sản trở thành linh thiêng, Kremlin trở thành Kaaba. Bạn không thể gạt bỏ được nó. Chủ nghĩa vô thần trở thành tôn giáo: người ta sẵn sàng chết vì chủ nghĩa vô thần. Bất kì cái gì cũng trở thành tôn giáo - tiền trở thành tôn giáo, quyền trở thành tôn giáo. Bất kì cái gì bạn sẵn sàng chết vì nó đều là tôn giáo của bạn.

Nếu bạn không thảnh thơi trong con người thực của bạn, bạn sẽ đi tìm cái gì đó này khác để thay thế cho nó. Nhưng bạn không thể gạt bỏ được nó; nó sẽ tới từ cửa sau - với vỏ mới, trong mặt nạ mới, nhưng nó sẽ tới. Người vô thần, người cộng sản, người phi tôn giáo đang cố gạt bỏ nó. Người hữu thần, người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo đang cố có được  nó. Nhưng cả hai đều đồng ý về một điều: rằng nó là cái gì đó tách rời khỏi bạn.

Huyền Giác nói: Không làm cả hai. Không cố có được nó cũng không cố gạt bỏ nó. Không làm cả hai, và nó có đó. Khi bạn không làm bất kì cái gì theo cách này cách nọ, không đi chút nào theo bất kì hướng nào, khi mọi hướng đã biến mất, khi cuộc hành hương đã  dừng lại hoàn toàn, khi thế giới đã dừng lại hoàn toàn, khi tâm trí không chuyển đi nữa và có im lặng tuyệt đối, nó có đó. Thế thì bạn tìm thấy nó, không phải bởi việc tìm kiếm, nhưng bởi việc biến mất như người tìm kiếm; không phải bởi việc  tìm, nhưng bởi việc nghỉ; không bởi việc chạy - và với tốc độ - nhưng bằng việc không chạy chút nào.

Ngồi im lặng, không làm gì, và cỏ tự nó mọc lên.

Phúc lành này đột nhiên có đó khi mọi nỗ  lực biến mất. Khi bạn ở trong nghỉ ngơi vô nỗ lực... có phúc lành. Ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này, tỉnh táo, nhìn nó ở đây, nó đang bao quanh bạn, nó là ở trong và ở ngoài - chỉ nó hiện hữu. Phúc lành của nó...

Beatitude (phúc lành) ngụ ý be-attitude (là chăm chú), 'trong trạng thái của hiện hữu'.

Có phúc lành và cái đẹp lớn và duyên dáng lớn - việc thoát ra mà Heidegger nói tới. Phật tính, chứng ngộ - những cái tên cho cùng một thực tại, những cái tên khác nhau.

Ông không thể đạt tới nó, ông không thể gạt bỏ nó. Khi ông không làm, nó có đó!

Đơn giản thế, dễ dàng thế - không phức tạo chút nào. Không hướng dẫn nào thực sự được cần, không con đường nào phải được đi theo và không phương pháp nào phải được dùng. Mọi phương pháp đều bị bỏ, mọi con đường đều bị quên, mọi sách hướng dẫn bị  đốt đi, và đột nhiên nó có đó và bạn có đó và bạn là nó.

Khi ông im lặng, nó nói; khi ông nói, nó im lặng.

Khi bạn không hiện hữu, nó hiện hữu; khi bạn hiện hữu, nó không hiện hữu. Thiếu vắng của bạn là hiện diện của nó; hiện diện của bạn là thiếu vắng của nó.

Bạn giống như tối, nó như sáng. Bạn không thể gặp được Thượng đế. Để tôi nhắc lại điều đó một lần nữa, bạn không thể gặp được Thượng đế. Việc gặp gỡ xảy ra, nhưng bạn không thể gặp được Thượng đế, vì bạn không thể tồn tại trong việc gặp gỡ đó như một thực thể tách rời; bạn biến mất như giọt sương trong đại dương. Vâng, việc gặp gỡ xảy ra, nhưng việc gặp gỡ rất kì lạ: giọt sương không tồn tại nữa, nó đã trở thành một với đại dương.

Nó đã trở thành đại dương - nó không là người mất; nó đã biến mất chỉ như giọt sương nhỏ - các biên giới của nó đã trở thành vô hạn, bây giờ nó là không bị giới hạn. Nhưng con người không bao giờ gặp Thượng đế vì trong khi con người tồn tại không có cảm nhận tâm linh; chính sự tồn tại của người đó vẫn còn như khối chắn. Khi con người biến mất, Thượng đế hiện hữu. Đây là điều ngược đời: mặt trời mọc buổi tối. Việc gặp gỡ xảy ra, nhưng con người không bao giờ gặp Thượng đế, Thượng đế không bao giờ gặp con người.

Bạn đã bao giờ thấy sáng và tối gặp gỡ chưa? Điều đó là không thể được - làm sao thiếu vắng và hiện diện có thể gặp gỡ? Do cần thiết, người ta phải biến mất.

Vì người ta không muốn biến mất, người ta liên tục tìm và kiếm Thượng đế. Nếu bạn tìm, bạn còn lại. Việc tìm sẽ không cho bạn Thượng đế, nó chỉ giữ bạn tách rời. Việc tìm không phải là cách tới Thượng đế, nó là cách để giữ sự tồn tại của bạn không bị động chạm tới. Điều đó sẽ có vẻ kì lạ  rằng người tìm kiếm giữ cho bản thân mình không bị động chạm tới bởi việc tìm kiếm, rằng người tìm kiếm vẫn còn là bản ngã bởi việc tìm kiếm. Người đó trở thành một bản ngã rất ngoan đạo tất nhiên vì người đó không còn tìm và kiếm về tiền, người đó tìm Thượng đế, moksha và niết bàn; việc tìm của người đó là lí tưởng lớn, có giá trị lớn - siêu giá trị. Với siêu giá trị, siêu bản ngã nảy sinh. Đó là lí do tại sao cái gọi là mahatma, thánh nhân là những bản ngã rất ngoan đạo. Và khi bản ngã là ngoan đạo nó là nguy hiểm hơn, vì người ta không thể thấy được nó; nó trở thành rất vô hình. Và khi kẻ thù là vô hình, nó mạnh hơn.

Bản ngã của người thường là thô sơ, bản ngã của thánh nhân là rất tinh vi, được tinh chỉnh, phức tạp. Khi chất độc là thuần khiết, nó là độc hơn, hoàn cảnh với bản ngã cũng là vậy. Bản ngã của thánh nhân là bản ngã thuần, do đó nó độc hơn. Bản ngã của  tội nhân không là gì khi so với bản ngã của thánh nhân.

Đừng bao giờ là tội nhân và đừng bao giờ là thánh nhân. Chỉ hiện hữu. Bỏ mọi định nghĩa và giam cầm. Mở hội hiện hữu. Không bao giờ nghĩ bản thân bạn là thánh nhân hay tội nhân. Không bao giờ cảm thấy mặc cảm, và không bao giờ của thấy hài lòng vì bạn là đức hạnh. Và thế thì bạn là hiền nhân; khi bạn không là cái gì, bạn là hiền nhân, một siddha. Thế  thì bạn là hiền nhân, thế thì bạn đã đạt tới.

Nhớ, Thượng đế phải không được tìm, không cái gì phải được tìm. Không bao giờ làm mất phẩm chất của ở đây bây giờ. Đem bản thân bạn trở lại lặp đi lặp lại bất kì khi nào bạn bắt đầu trên cuộc hành trình. Bất kì khi nào tâm trí bắt đầu cuộc hành trình, nhớ, quay lại.

Và những phương pháp nhỏ có thể giúp ích, chỉ là giúp đỡ. Chẳng hạn, suốt nhiều thế kỉ Thiền nhân Phật giáo đã từng dùng phương pháp nhỏ những rất hữu dụng về quan sát hơi thở. Ý nghĩa của nó là gì? Đây là mọi điều có đó trong nó: nó mang bạn trở lại ở đây bây giờ. Bạn không thể thở trong tương lai, phải không? Bạn không thể thở trong quá khứ, phải không? Bạn chỉ có thể thở ở đây bây giờ. Cho nên nếu bạn quan sát hơi thở của bạn, nó dừng bạn khỏi đi vào các cuộc hành trình; thế thì bạn không thể đi bất kì đâu được - việc thở là ở đây bây giờ. Đó thực sự là khám phá lớn của chư phật, việc thiền lớn nhất mà đã từng được khám phá ra: chỉ quan sát hơi thở.

Nếu bạn quan sát bất kì cái gì khác, có khó khăn. Nếu bạn quan sát hoa, bạn có thể bắt đầu nghĩ 'Đến tối nó sẽ biến mất.' Bạn có thể bắt đầu nghĩ về các hoa khác mà  bạn đã thấy trong quá khứ, bạn có thể bắt đầu nghĩ về mầu sắc và cái đẹp, bạn có thể bắt đầu nghĩ về kích cỡ - nó to thế nào, nó lớn thế nào, bạn có thể bắt đầu nghĩ về  mọi bài thơ bạn đã đọc về hoa và hoa hồng. Có nguy hiểm, bạn có thể lang thang, bạn có thể vẩn vơ xung quanh, bạn có thể đi những chuyến đi nhỏ. Nếu bạn đã bắt đầu nghĩ về cái đẹp, bạn đã chuyển động. Nếu bạn bắt đầu nghĩ về mầu sắc, bạn đã chuyển động.

Hơi thở là thực sự tốt - không có mầu sắc, không có cái đẹp nữa, cũng không xấu - bạn không thể lang thang, và bạn phải quan sát từng hơi thở khi nó đi vào và đi ra. Bạn phải thường xuyên vẫn còn với nó, tâm thức của bạn thường xuyên di chuyển cùng với hơi thở đi vào và hơi thở đi ra, hít vào, thở ra. Không thời gian nào còn lại. Khi bạn hít vào, bạn không thể nghĩ về thở ra; nếu bạn nghĩ, bạn không thể quan sát được việc hít vào, bạn đã di chuyển. Khi bạn nhìn thở ra, bạn không thể nghĩ về hít vào; nếu bạn nghĩ, bạn đã bỏ lỡ. Cho nên hơi thở sẽ giữ bạn bị buộc vào ở đây bây giờ; hơi thở chỉ là cái cớ để giữ bạn ở đây bây giờ. Nếu bạn có thể vẫn còn ở đây bây giờ, không có nhu cầu dùng phương pháp này; nhưng bạn không thể thế được, thế thì nó là phương pháp hay có giá trị mênh mông.

Nhưng điều duy nhất được cần, mọi thứ được cần, là không đi bất kì chỗ nào. Ở trong trạng thái thụ động, tỉnh táo, và bạn sẽ thấy mặt trời mọc buổi tối, và bạn sẽ thấy điều không thể được trở thành có thể, bạn sẽ thấy điều huyền bí mở ra, bạn sẽ thấy mọi sự ngược đời tan biến. Bạn sẽ biết, vậy mà bạn sẽ không có khả năng thu nó thành tri thức. Bạn sẽ biết, nhưng bạn sẽ trở thành câm. Bạn sẽ biết, nhưng bạn sẽ không có khả năng nói bất kì cái gì về nó. Không ai đã bao giờ nói bất kì cái gì về nó.

Tôi cũng không nói bất kì cái gì về nó. Mọi điều tôi đang nói là cách nó có thể trở thành có thể, cách bạn có thể tạo ra cơ hội trong đó nó trở nên được bạn nhận ra, cách bạn có thể loại bỏ vài tảng đá quanh bạn về lời, nguyên lí, học thuyết, để cho dòng nước bắt đầu chảy. Dòng chảy đó là dòng chảy của Thượng đế, của bản thân sự sống. Nó không biết tới chết, nó không biết sợ, nó không biết tham. Sự thuần khiết của nó, sự vĩ đại của nó, phúc lành của nó, phúc đức của nó, là vô hạn.

Tôi đã thấy mặt trời mọc buổi tối. Tới với tôi để cho bạn cũng có thể thấy mặt trời mọc buổi tối. Một khi bạn đã thấy nó mọc buổi tối, tối biến mất, và đêm của bạn là đầy ngày; chết biến mất, chết của bạn là đầy sống.

Xem tiếp Chương 10 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post