Read more
Thế này, Thế này, Nghìn lần Thế này – Osho
Bản chất của Thiền
Chương 8. Múa điên dại từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng
Powered by RedCircle
Osho
kính yêu,
Một
đêm Qui Sơn Linh Hựu đang hầu Bách Trượng, vẫn ngồi tĩnh lặng đêm khuya trong
cái yên tĩnh của chùa núi.
"Ông
là ai?" Bách Trượng hỏi.
"Tôi
là Linh Hựu," Qui Sơn đáp.
"Ông
khơi trong bếp xem có lửa không," Bách Trượng nói.
Qui
Sơn khơi bếp như được bảo và nói, "Tôi không thấy lửa nào còn lại."
Bách
Trượng lấy cái kẹp và khơi sâu xuống, lấy ra chút ít than còn đỏ, đưa lên cho
Qui Sơn xem, và nói, "Thế này đây, ông thấy chưa!"
Qui
Sơn bỗng nhiên ngộ ra, cúi lạy sâu sắc và trình ra sở kiến của mình cho Bách
Trượng. Bách Trượng nói: "Đây chỉ là chỗ rẽ tạm thời trên đường đi. Trong
kinh nói: 'Muốn hiểu nghĩa Phật tính phải xem nơi thời thế nhân duyên.'"
Một
khi thời thế tới ông sẽ nhận ra nó, như mê chợt ngộ, như quên chợt nhớ. Mới biết
đó là vật của mình, không phải do bên ngoài mà có được. Vì thế, ngộ rồi cũng
như chưa ngộ, vô tâm vô pháp, chính là không có hư vọng, không phân biệt tâm
phàm, tâm phật. Bản tính nguyên thuỷ của ông biểu lộ bản thân nó. Nay ông đã được
nó rồi, phải khéo tự giữ gìn.
Maneesha,
Thiền là chính tim bạn. Nó không phải là việc thành đạt, bạn đã có nó. Nó chỉ
là việc nhận ra.
Giai
thoại nhỏ này cực kì quan trọng khi so sánh với các kinh sách tôn giáo lớn, cái
nói nhiều thế mà chẳng nói cái gì. Những giai thoại nhỏ này nói nhiều thế mà thậm
chí không dùng lời. Ngôn ngữ của họ là của sự tồn tại, nó không Do Thái, không
A rập, không tiếng Phạn. Tre hiểu nó nhiều như bạn, nó là chính ngôn ngữ của việc
là sống động. Chỉ người chết là điếc, và điều ngược lại cũng đúng: những người
điếc là chết.
Một
đêm Qui Sơn Linh Hựu đang hầu Bách Trượng, vẫn ngồi tĩnh lặng đêm khuya trong
cái yên tĩnh của chùa núi.
Bạn
có thể cảm thấy tình huống trong đó Qui Sơn đang ngồi, gần Bách Trượng.
"Ông
là ai?" Bách Trượng hỏi.
Không
phải ông ấy đang hỏi tên ông này đâu, ông ấy biết nó rồi. Qui Sơn đã là một
trong những đệ tử lâu dài của ông ấy. Ông ấy không hỏi bất kì cái gì liên quan
tới nhân cách của ông này, ông ấy biết mọi tầng của nó. Ông ấy đang hỏi thẳng,
"Ai có đó bên trong, bên trong mọi quần áo này, thân thể, xương, tâm trí,
ý nghĩ; ai có đó ở chính cốt lõi bên trong nhất?"
"Ông
là ai?" Bách Trượng hỏi.
"Tôi
là Linh Hựu," Qui Sơn đáp.
"Ông
khơi trong bếp xem có lửa không," Bách Trượng nói.
Qui
Sơn khơi bếp như được bảo và nói, "Tôi không thấy lửa nào còn lại."
Bách
Trượng lấy cái kẹp và khơi sâu xuống, lấy ra chút ít than còn đỏ, đưa lên cho
Qui Sơn xem, và nói, "Thế này đây, ông thấy chưa!"
Tôi
cũng muốn nói với bạn: Chính thế này đây! Bạn có thấy không? - im lặng, vui vẻ,
tán gẫu của tre? Bạn có thấy ngọn lửa của con người bạn không?
Qui
Sơn bỗng nhiên ngộ ra, cúi lạy sâu sắc và trình ra sở kiến của mình cho Bách
Trượng. Bách Trượng nói: "Đây chỉ là chỗ rẽ tạm thời trên đường đi. Trong
kinh nói: 'Muốn hiểu nghĩa Phật tính phải xem nơi thời thế nhân duyên.'"
Một
khi thời thế tới ông sẽ nhận ra nó, như mê chợt ngộ, như quên chợt nhớ…
Điều này có ý nghĩa mênh mông - hiểu ra rằng bạn không
bị mất hút, bạn chỉ quên mất bạn là ai. Và điều đáng buồn cười nhất là bạn đang
hỏi người khác, "Tôi là ai?" Bất kì cái gì bạn biết về bản thân bạn đều
không là bạn. Người biết bên trong bạn là ở bên ngoài tầm với của tâm trí của bạn,
bạn không thể nghĩ được về nó. Bạn đơn giản có thể là nó. Và lời kinh tới từ Phật
Gautam nói, "Nó là việc nhớ lại."
Tất cả các bạn thỉnh thoảng phải đã cảm thấy... trong
mọi ngôn ngữ của thế giới cách diễn đạt hiện có là, "Nó chỉ ở ngay trên đầu
lưỡi tôi," cái tên - bạn thậm chí có thể thấy bộ mặt, bạn biết rằng bạn biết
cái tên, nó chỉ ở ngay trên đầu lưỡi của bạn, nhưng nó không bật ra. Và bạn
càng cố vất vả, không gian càng trở nên chật hẹp hơn để từ đó cái bị quên đi có
thể lại trở thành việc nhận ra.
Một điểm tới khi bạn bỏ việc cố đó. Người ta chỉ có thể
đi xa chừng nấy, bạn không thể lái bản thân bạn thành điên tuyệt đối; bạn chỉ
đi dạo buổi sáng, hay bắt đầu đào trong vườn và đột nhiên chẳng từ đâu cả, cái
tên được nhớ ra. Bạn không bao giờ quên nó.
Thế thì cơ chế nào đã ngăn cản nó khỏi trồi lên bề mặt?
Cơ chế đó là toàn thể tâm lí của chư phật. Tâm trí bạn càng đầy ý nghĩ, căng thẳng,
lo nghĩ, bạn càng ở xa hơn bản thân bạn; khoảnh khắc tâm trí im lặng bạn đột
nhiên được định tâm trong chính con người của bạn.
Và không có cực lạc khác lớn hơn, không có phúc lạc
khác lớn hơn, là biết bạn là ai. Biết không gian bên trong là biết mọi điều. Nó
là im lặng vô giới hạn nhưng không chết, nó là sống động cùng bài ca của riêng
nó, cùng điệu múa của riêng nó.
Tất nhiên chúng thuộc về giai tầng khác toàn bộ.
Bạn thấy Phật Gautam ngồi theo tư thế hoa sen; đó là từ
bên ngoài, ảnh chụp. Tôi thấy ông ấy từ bên trong, ông ấy không ngồi trong tư
thế hoa sen, ông ấy nhảy múa điên khùng. Từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng điệu múa của
ông ấy tiếp diễn và trở nên ngày càng lí thú hơn. Ngày càng nhiều hoa bắt đầu nở
ra trong sự hiện hữu bên trong nhất - ngay cả im lặng cũng ngát hương.
Điều đó không phải là cái gì đó đặc biệt. Bách Trượng
đang chỉ ra cho đệ tử của ông ấy rằng chính kinh nghiệm đơn giản, tự nhiên nhất
là: chỉ không yêu cầu là đặc biệt và nó là của bạn, chỉ không đi mãi cuộc hành
trình của quyền lực và nó là của bạn, thậm chỉ chỉ không tìm kiếm nó và bạn đã
tìm thấy nó. Nó là chính bản tính của bạn; cho dù bạn cố bỏ nó đâu đó, ném nó
đâu đó, điều đó là không thể được.
Không có cách nào không là phật. Vâng, có chút khác biệt,
thậm chí không đáng gọi là khác biệt: vài chư phật ngủ, vài chư phật thức. Những
người thức trước đây đã ngủ, những người ngủ bây giờ - vào thời riêng của họ để
chín, để nở hoa - sẽ trở thành chư phật. Khác biệt không có đó chút nào.
Một phát biểu vô cùng. Kinh của Phật Gautam nói, "Mới
biết đó là vật của mình, không phải do bên ngoài mà có được. Vì thế, ngộ rồi
cũng như chưa ngộ."
Xin thấy cái đẹp của nó và chiều sâu của nó.
"vô tâm vô pháp, chính là không có hư vọng, không
phân biệt tâm phàm, tâm phật. Bản tính nguyên thuỷ của ông biểu lộ bản thân nó.
Nay ông đã được nó rồi, phải khéo tự giữ gìn."
Cho dù bạn đã đạt tới cái bên trong, bạn sẽ phải nhớ
nó lặp đi lặp lại, chỉ vì những thói quen cũ của bạn về phán xét rằng ai đó chứng
ngộ và ai đó khác không chứng ngộ.
Cả nghìn lẻ một lần tôi đã từng được hỏi, "Phẩm
chất của vị phật là gì?"
Tôi không phải là Thiền sư truyền thống, cổ, bằng
không bất kì ai hỏi, "Phật là gì?" đều xứng đáng nhận cú đánh đau vào
đầu để cho người đó trở nên thức tỉnh.
Thiền sư Niskriya không may không có đây. Anh ấy là
Thiền sư người Đức đầu tiên. Và bạn biết cú đánh Nhật Bản là một điều nhưng cú
đánh Đức nhất định làm bạn thức tỉnh! Anh ấy đã đi Đức, chỉ để làm thu xếp để
quay lại đây lần nữa, để giúp những người đang ngủ.
Anh ấy là đầu thai của Thạch Đầu, đầu đá. Khi anh ấy
quay lại tôi sẽ hỏi anh ấy, "Bạn có muốn đổi tên bạn thành tên nguyên bản
của bạn Thạch Đầu, đầu đá không?" Ngay trước khi ra đi hôm qua, anh ấy đã
giấu đầu anh ấy trong chiếc mũ Trung Quốc. Nhưng giấu đầu đá không tạo ra mấy ý
nghĩa. Anh ấy vẫn có chiếc quyền trượng.
Quyền trượng này đi vào hiện hữu trong truyền thống
Thiền như biểu tượng rằng đây là khác biệt duy nhất giữ người thức tỉnh và người
không thức tỉnh. Đánh đau và mọi người sẽ thức dậy. Nếu bạn không thể thức dậy ở
đây, nơi ngay cả trống của Nivedano đang trở nên chứng ngộ, thế thì điều đó là
rất không may mắn.
Cước chú:
Bách Trượng cũng được biết là Hoài Hải. Ông ấy đã trở
nên chứng ngộ khi học dưới Mã Tổ cùng với Nam Tuyền.
Mã Tổ nói về ông ấy, "Thiền đi cùng Bách Trượng."
Tuyên bố của Mã Tổ là nhiều hơn người ta có thể mong đợi.
Tương truyền rằng ông ấy tài tình và hiền lành và ông ấy
không có gì phô trương về mình. Ông ấy được mời tới một ngôi chùa lớn trên núi
Bách Trượng, Từ đó ông ấy lấy tên núi này làm tên ông ấy. Nhiều đệ tự tụ tập
quanh ông ấy, trong số họ một người là Hoàng Bá, cũng được biết tới là Hi Vận -
và Qui Sơn.
Maneesha
hỏi:
Osho
kính yêu,
Khi
người ta nói về ai đó, đó là với giả định rằng người kia có thể nghe thấy. Người
ta sẽ không nói cho người điếc. Nhưng thầy chỉ nói cho chúng tôi chừng nào
chúng tôi chưa bắt nghe thầy. Có phải vậy không?
Maneesha, chính định mệnh không may của mọi thầy là
nói cho những người không thể nghe được. Để chỉ ra điều này một cách biểu tượng,
Bồ đề đạt ma, cái tên nổi tiếng nhất trong thế giới Thiền, vẫn còn nói trong
chín năm đối diện với tường. Khán giả thường ngồi đằng sau ông ấy, không ở trước
ông ấy. Trước ông ấy chỉ là tường. Trong chín năm ông ấy được hỏi đi hỏi lại,
"Thầy là loại người gì? Chúng tôi đã nghe nhiều thầy, nhiều thầy giáo, nhiều
người thuyết giảng; họ bao giờ cũng quay mặt về khán giả."
Với nước mắt trào ra Bồ đề đạt ma nói, "Điều đó
không tạo ra khác biệt. Cả hai phía tường là điếc. Ít nhất bức tường này không
làm ta thất vọng - ta biết nó là tường, cho nên không có vấn đề về thất vọng;
nhưng nếu ta quay sang ông và thấy ông chỉ giống như bức tường điều đó sẽ là rất
thất vọng. Ta sẽ đợi những người là mở như cửa ra vào và không đóng như tường."
Đệ tử đầu tiên của ông ấy đã đứng sau ông ấy trong mười
hai giờ, sâu trong tuyết. Không nói một lời người đó đã chặt bàn tay mình, ném
nó trước Bồ đề đạt ma và nói, "Nếu thầy không quay lại hướng về tôi, tôi sẽ
chặt đầu tôi!"
Bồ đề đạt ma nói, "Đợi đã! Ông đã làm đủ."
Người một bàn tay này đã trở thành đệ tử đầu tiên của
ông ấy. Điều hiển nhiên là ham muốn của người đó để biết là sắc bén thậm chí
còn hơn sống, rằng cuộc truy hỏi của người đó đã là lửa mãnh liệt trong đó người
đó sẵn sàng thiêu cháy bản thân mình. Nhưng đó là lí do tại sao tôi nói đi nói
lại: đó là những ngày đẹp đẽ, chúng đã là những khoảnh khắc vàng khi những người
như Bồ đề đạt ma tồn tại. Và ông ấy đã không một mình - hàng trăm Bồ đề đạt ma
đã tồn tại, nhưng dần dần, dần dần họ đã biến mất. Ngay cả ở các nước Phật giáo
nơi những người phi thường này xuất hiện, Thiền bây giờ chỉ là khảo cứu hàn
lâm.
Tôi muốn được công bố với thế giới rằng đây là chỗ duy
nhất nơi Thiền không là khảo cứu hàn lâm. Chúng ta đang cố làm sống nó, chúng
ta đang có tới mức tối đa của chúng ta, để mang kinh nghiệm lớn trở lại sự sống.
Câu
hỏi thứ hai của Maneesha là:
Osho
kính yêu,
Tôi
nhớ thầy nói một thời gian trước đây về Thiền trong so sánh với công việc của
J. Krishnamurti và Gurdjieff, có nói - Nếu tôi hiểu đúng - rằng chỗ mà J.
Krishnamurti và Gurdjieff đã làm việc là với tâm trí hoạt động, Thiền đã làm việc
với tâm trí bất hoạt. Công việc của thầy, tôi nghe thầy nói, là giúp chúng tôi
đi ra ngoài cả tâm trí hoạt động và bất hoạt, để tìm ra cái siêu việt, đó là:
tâm thức.
Maneesha, bạn đã nghe tôi đúng rồi. Tâm trí có hai mặt
- nó có thể hoạt động, nó có thể bất hoạt. Nhưng ngay cả trong cái bất hoạt của
nó, nó có đó; bất hoạt là sâu sau của tâm trí. Để là có ý thức thực sự, để là vị
phật đích thực, người ta phải đi ra ngoài cả hai, hoạt động và bất hoạt.
Cô ấy cũng hỏi:
Khi chúng tôi làm nói lắp bắp, tiếp theo bởi im lặng,
chúng tôi có trải nghiệm tâm trí hoạt động, thế rồi tâm trí bất hoạt không? Và
liệu có thể chăng chúng tôi có thể trải nghiệm siêu việt trong buông bỏ? Người
ta có thể có những khoảnh khắc của tâm thức trước khi có ý thức toàn bộ và
không thể thay đổi được không?
Toàn thể phương pháp này được quản lí theo cùng cách bạn
đang mô tả nó.
Nói lắp bắp là để gạt bỏ tâm trí hoạt động, im lặng để
gạt bỏ tâm trí bất hoạt và buông bỏ là để đi vào trong siêu việt.
Và đừng nghĩ rằng nó là cái gì đó đặc biệt, rằng chỉ
người đặc biệt có thể làm nó. Bạn đang làm nó đấy! - bạn chỉ phải nhận ra nó. Bạn
phải nhận ra sự kiện về chân giá trị của bạn.
Toàn thể xã hội đã phá huỷ bạn, đầu độc bạn, phá hoại
ngầm bạn, đè nén mọi khả năng của việc đạt tới bản thân bạn của bạn. Và toàn thể
thế giới chống lại tôi, vì tôi đang làm đích xác cái đối lập: tôi đang cố mang
cá nhân trở lại trong thế giới, và thế giới đã giết cá nhân hoàn toàn.
Mới hôm nay, tôi đã nhận được lời mời từ một tâm xã các
bạn ở New Zealand. Họ có một chỗ đẹp; họ đã gửi ảnh về con sông bao quanh bởi rừng
cổ đại, núi vươn cao. Bạn có thể thấy toàn thể rặng núi được phủ tuyết. Và họ
muốn tôi tới và có tâm xã của tôi ở đó. Họ sẵn sàng làm thành sẵn có thật nhiều
đất nhất có thể, nhưng họ không hiểu rằng chính phủ của họ sẽ không cho phép một
người nguy hiểm như tôi ở nước họ. Họ trước hết phải hỏi chính phủ của họ trước
khi họ mời tôi.
Chính khách là kẻ thù của con người. Chính khách đại
diện cho quá khứ, người chết, mọi cái mồ; và công việc của tôi là thậm chí đem
những người chết đã lâu ra khỏi mồ của họ. Họ cố gắng vất vả để không ra, nhưng
tôi có phương tiện riêng của tôi - tôi bảo họ "Nói lắp bắp đi, làm nói lắp
bắp đi, nếu bạn không thể làm được bất kì cái gì khác! Ít nhất điều đó sẽ chứng
tỏ rằng bạn có thể thở và thế rồi chúng ta có thể tiếp tục từ đó."
Và nhớ, khi tôi đang nói về mồ, tôi đang nói về bạn đấy.
Trước khi chúng ta đi vào ba giai đoạn này... Nhớ, nếu
bạn đang làm cái gì đó, làm nó một cách toàn bộ; bằng không chẳng ích gì mà làm
nó! Tôi sẽ chuẩn bị nền tảng bằng tiếng cười nào đó - điều đó bao giờ cũng lau
sạch, làm mạnh thêm, nó làm cho bạn nhận biết rằng nếu bạn có thể cười bạn
không chết.
Fanny đi tới nha sĩ và phàn nàn về đau răng.
"Nó có rất đau không?" bác sĩ Floss hỏi, vừa
điều chỉnh lại ghế.
"Có, đau lắm," Fanny đáp.
"Được, cô Pringle," Floss nói, vừa quay sang
người trợ tá của mình, "cô có thể rời khỏi chúng tôi bây giờ."
Cô Pringle yên tĩnh đi ra, và nha sĩ cùng bệnh nhân được
bỏ lại một mình.
"Em yêu!" Floss nói, vừa ôm choàng lấy bệnh
nhân, "chúng ta không thể tiếp tục gặp gỡ như thế này được!"
"Nhưng sao không?" Fanny rền rĩ.
"Vì," Floss nói, "em chỉ có một răng
còn lại thôi!"
Fergus Cratchit, ông già Scottland bẩy mươi tuổi, đi tập
tễnh vào quán rượu ưa thích của mình để chém gió với các bạn ông ấy.
Fergus mới cưới một cô gái mười chín tuổi, và nhiều
đàn ông ở quán rượu mua đồ uống cho ông ấy và đề nghị ông ấy kể về đêm tân hôn.
"Con trai út của tôi, Kenneth, nâng tôi vào giường
nơi cô dâu yêu của tôi đang đợi tôi," Fergus thuật lại chi tiết. "Và
sáng hôm sau, ba con trai của tôi mang tôi ra khỏi giường."
Lũ đàn ông tụ tập lại quán rượu gãi đầu, và thế rồi hỏi
Fergus tại sao cần ba con trai để mang ông ấy ra khi ông ấy chỉ cần một con
trai đưa ông ấy lên giường.
"Chuyện hiển nhiên," Fergus đáp một cách
kiêu hãnh. "Tôi đã đánh chúng!"
Bây giờ, sẵn sàng đi... Nivedano, tiếng trống thứ nhất...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Tuyệt đối im lặng, nhắm mắt lại, không chuyển động của
thân thể hay tâm trí.
Chỉ ở ngay chính con người.
Thế này.
Thế này.
Thế này là chính bản chất của Thiền.
Chỉ hân hoan trong nó!
Nivedano, tiếng trống thứ hai...
(Tiếng trống)
Mọi người chết hoàn toàn.
Ngay cả người chết vẫn thở, đừng lo nghĩ - bạn chết!
Điều này sẽ cho bạn hương vị của siêu việt.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Mọi người quay lại sống.
Thực sự!
Nó không là chuyện cười - bạn vẫn chết.
Nivedano... đánh to vào...
(Tiếng trống)
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Xem tiếp Chương 9 - Quay về Mục lục
..............................
0 Đánh giá