Chương 10. Cửa sổ tới điều thiêng liêng

Chương 10. Cửa sổ tới điều thiêng liêng

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Tâm Lí Của Bí Truyền - Osho

Cuộc cách mạng bên trong

Chương 10. Cửa sổ tới điều thiêng liêng

Trong triết học Ấn Độ, bản chất của chân lí tối thượng đã được mô tả là chân, satyam, mĩ, sundram và thiện, shivam. Đây có phải là những đặc trưng của Thượng đế?

Đây không phải là những phẩm chất của Thượng đế. Thay vì thế, chúng là kinh nghiệm của chúng ta về Thượng đế. Chúng không thuộc vào điều thiêng liêng như vậy; chúng là những cảm nhận của chúng ta. Điều thiêng liêng, bởi bản thân nó, là không thể biết được. Hoặc nó là mọi phẩm chất, hoặc không phẩm chất chút nào. Nhưng khi tâm trí con người được tạo thành, nó có thể trải nghiệm điều thiêng liêng qua ba cửa sổ: bạn có thể có thoáng nhìn hoặc qua mĩ (cái đẹp) hoặc qua chân (chân lí) hoặc qua thiện. Ba chiều này thuộc vào tâm trí con người. Chúng là những giới hạn của chúng ta. Khung này được chúng ta trao cho; bản thân điều thiêng liêng là không có khung. Điều đó giống thế này. Chúng ta có thể thấy bầu trời qua cửa sổ. Cửa sổ có vẻ như cái khung bao quanh bầu trời, nhưng bản thân bầu trời không có khung quanh nó. Nó là vô hạn. Chỉ cửa sổ cho nó cái khung. Theo cùng cách này, mĩ, chân và thiện là những cửa sổ qua đó chúng ta có thể nhìn thoáng vào trong điều thiêng liêng.

Nhân cách con người bị chia thành ba tầng. Nếu trí tuệ là chi phối, thế thì điều thiêng liêng lấy hình dạng của chân (chân lí). Cách tiếp cận trí tuệ tạo ra cửa sổ chân lí, khung chân lí. Nếu tâm trí mang tính cảm xúc, nếu người ta đi tới thực tại không qua đầu mà qua tim - thế thì điều thiêng liêng trở thành mĩ (cái đẹp). Phẩm chất thơ ca được bạn cho. Nó là khung duy nhất. Trí tuệ cho nó cái khung về chân; cảm xúc cho nó cái khung về mĩ. Và nếu nhân cách không cảm xúc không trí tuệ - nếu hành động là chi phối - thế thì khung này trở thành thiện.

Cho nên ở đây tại Ấn Độ chúng ta dùng ba thuật ngữ này cho điều thiêng liêng. Bhakti yoga ngụ ý cách thức của sùng kính và dành cho kiểu cảm xúc. Thượng đế được thấy như mĩ. Jnana yoga là cách thức của tri thức. Thượng đế được thấy như chân. Và karma yoga là cách thức của hành động. Thượng đế là thiện.

Chính từ ‘God-Thượng đế' bắt nguồn từ từ ‘good-thiện'. Từ này có ảnh hưởng lớn vì phần lớn nhân loại chủ yếu là hoạt động, không trí tuệ hay cảm xúc. Điều này không có nghĩa rằng không có trí tuệ hay cảm xúc, nhưng chúng không là các nhân tố chi phối. Rất ít người có trí tuệ và rất ít người có cảm xúc. Đa số nhân loại có hành động chiếm ưu thế. Qua hành động, Thượng đế trở thành "the good-cái thiện."

Nhưng cực đối lập phải tồn tại nữa, cho nên nếu Thượng đế được cảm nhận là thiện thế thì quỉ sẽ được cảm nhận là ác. Tâm trí hành động sẽ cảm nhận quỉ là ác; tâm trí cảm xúc sẽ cảm nhận quỉ là xấu; và tâm trí trí tuệ sẽ cảm nhận quỉ là không thực, ảo vọng, cái giả.

Ba đặc trưng này, chân, thiện và mĩ, là các phân loại của con người được đóng khung quanh điều thiêng liêng, điều là, trong bản thân nó, không có khung. Chúng không phải là các phẩm chất của điều thiêng liêng như vậy. Nếu tâm trí con người có thể cảm nhận điều thiêng liêng qua bất kì chiều thứ tư nào, thế thì chiều thứ tư này cũng sẽ trở thành phẩm chất của điều thiêng liêng. Tôi không ngụ ý rằng điều thiêng liêng không phải là thiện. Tôi chỉ nói rằng tính thiện này là phẩm chất được chúng ta chọn và thấy. Nếu con người không tồn tại trên thế giới thế thì điều thiêng liêng chắc sẽ không là thiện, điều thiêng liêng chắc sẽ không là mĩ, điều thiêng liêng chắc sẽ không là chân. Tính thiêng liêng sẽ tồn tại là cùng một điều, nhưng các phẩm chất này, mà được chúng ta chọn ra, chắc sẽ không có đó. Đây chỉ là cảm nhận của con người. Chúng ta có thể cảm nhận điều thiêng liêng là những phẩm chất khác nữa.

Chúng ta không biết liệu con vật có cảm nhận điều thiêng liêng không, chúng ta không biết chút nào về chúng cảm nhận mọi thứ thế nào, nhưng một điều là chắc chắn: chúng sẽ không cảm nhận điều thiêng liêng theo các thuật ngữ con người. Nếu chúng cảm nhận điều thiêng liêng chút nào, chúng sẽ cảm và nhận nó theo cách khác hoàn toàn với chúng ta. Những phẩm chất chúng cảm nhận sẽ không là cùng những phẩm chất cho chúng ta. Khi một người có tính trí tuệ chiếm ưu thế, người đó không thể quan niệm được làm sao bạn có thể nói Thượng đế là đẹp. Chính quan niệm này là tuyệt đối xa lạ với tâm trí người đó. Và nhà thơ không thể quan niệm được rằng chân lí có thể ngụ ý cái gì ngoại trừ cái đẹp. Nó không thể ngụ ý bất kì cái gì khác cho người đó. Chân lí là đẹp; mọi cái khác đơn giản có tính trí tuệ. Với nhà thơ, với hoạ sĩ, với người cảm nhận thế giới theo tim, chân lí là thứ bị lột trần không có cái đẹp. Nó chỉ là loại trí tuệ.

Cho nên nếu một tâm trí đặc biệt mà tính trí tuệ chiếm ưu thế, nó không thể hiểu được tâm trí cảm xúc, và ngược lại. Đó là lí do tại sao có nhiều hiểu lầm thế và nhiều định nghĩa thế. Không một định nghĩa riêng lẻ nào có thể được chấp nhận bởi toàn thể nhân loại. Thượng đế phải tới với bạn trong các thuật ngữ riêng của bạn. Khi bạn định nghĩa Thượng đế, bạn sẽ là một phần của định nghĩa này. Định nghĩa này sẽ tới từ bạn; Thượng đế như vậy là không thể định nghĩa được. Cho nên những người nhìn vào ngài qua ba cửa sổ này, theo một cách nào đó, đã áp đặt bản thân họ, định nghĩa riêng của họ, lên điều thiêng liêng.

Cũng có khả năng cho cách nhìn thứ tư về điều thiêng liêng đối với người đã siêu việt lên trên ba chiều này trong nhân cách của người đó. Ở Ấn Độ, chúng ta không có từ cho cách nhìn thứ tư. Chúng ta đơn giản gọi nó là turiya, cái thứ tư. Có một kiểu tâm thức mà bạn không mang tính trí tuệ không mang tính cảm xúc không mang tính hành động, nhưng chỉ là có ý thức. Thế thì bạn không nhìn lên trời qua bất kì cửa số nào. Bạn đã đi ra khỏi nhà của bạn và bạn biết bầu trời không cửa sổ. Không có hình mẫu, không khung.

Duy nhất kiểu tâm thức này mà đã nhận ra cái thứ tư có thể hiểu được những giới hạn của ba kiểu kia. Nó có thể hiểu được khó khăn của việc hiểu trong các kiểu kia, và cũng có thể hiểu những tương đồng nền tảng trong mĩ, chân và thiện. Duy nhất kiểu thứ tư có thể hiểu và dung thứ. Ba kiểu kia bao giờ cũng sẽ cãi nhau.

Mọi tôn giáo đều thuộc về một trong ba phân loại này. Và họ đã thường xuyên cãi vã. Phật không thể tham gia vào xung đột này. Ông ấy thuộc về kiểu thứ tư. Ông ấy nói, "Toàn điều vô nghĩa. Các ông không cãi vã về những phẩm chất của điều thiêng liêng; các ông đang cãi nhau về cửa sổ của các ông. Bầu trời vẫn còn như vậy từ bất kì cửa sổ nào."

Cho nên đây không phải là những phẩm chất của điều thiêng liêng. Đây là những phẩm chất của điều thiêng liêng như được chúng ta cảm nhận! Nếu chúng ta có thể phá huỷ các cửa sổ của chúng ta, chúng ta có thể biết điều thiêng liêng là phi phẩm chất, nirguna. Thế thì chúng ta đi ra ngoài các phẩm chất. Chỉ thế thì phóng chiếu của con người không bước vào.

Nhưng thế thì điều đó trở thành rất khó nói bất kì cái gì. Bất kì cái gì có thể được nói về điều thiêng liêng đều có thể được nói chỉ qua các cửa sổ, vì bất kì cái gì có thể được nói thực sự là được nói về các cửa sổ, không phải về bản thân bầu trời. Khi chúng ta nhìn ra ngoài cửa sổ, bầu trời là bao la thế, vô hạn. Nó không thể được xác định. Mọi lời là không áp dụng được; mọi lí thuyết là không thích hợp.

Cho nên người ở trong phân loại thứ tư bao giờ cũng vẫn còn im lặng về điều đó, và các định nghĩa về điều thiêng liêng đã tới từ ba phân loại đầu. Nếu người ở phân loại thứ tư mà nói chút nào, người đó đã nói dưới dạng dường như ngớ ngẩn, phi logic, phi lí. Người đó mâu thuẫn với bản thân mình. Qua mâu thuẫn người đó cố chỉ ra cái gì đó. Không nói cái gì đó; chỉ ra cái gì đó.

Wittgenstein đã làm phân biệt này. Ông ấy đã nói rằng có những chân lí có thể được nói, và có những chân lí có thể được chỉ ra nhưng không được nói. Vật là định nghĩa được vì nó tồn tại trong các vật khác. Nó có thể có quan hệ với các vật khác, được so sánh. Chẳng hạn, chúng ta bao giờ cũng có thể nói rằng bàn không phải là ghế. Chúng ta có thể định nghĩa nó bằng việc tham chiếu tới cái gì đó khác. Nó có biên giới mà nó mở rộng tới đó, và bên ngoài điều đó cái gì đó khác bắt đầu. Thực sự, duy nhất biên giới được định nghĩa. Định nghĩa ngụ ý biên giới từ đó mọi thứ khác bắt đầu.

Nhưng chúng ta không thể nói bất kì cái gì về điều thiêng liêng. Điều thiêng liêng là cái toàn bộ, cho nên không có biên giới; không có đường biên từ đó cái gì đó khác bắt đầu. Không có “cái gì đó khác." Điều thiêng liêng là phi biên giới cho nên nó không thể được định nghĩa.

Phân loại thứ tư chỉ có thể chỉ ra; nó chỉ có thể chỉ dẫn. Đó là lí do tại sao phân loại thứ tư vẫn còn là huyền bí. Và phân loại thứ tư là đích thực nhất, vì nó không bị tô mầu bởi cảm nhận của con người. Mọi thánh nhân lớn đều đã chỉ dẫn; họ đã không nói bất kì cái gì. Dù đó là Jesus, Phật, Mahavira hay Krishna, không thành vấn đề. Họ không nói bất kì cái gì; họ chỉ chỉ ra cái gì đó - mỗi ngón tay chỉ trăng.

Nhưng bao giờ cũng có khó khăn rằng bạn sẽ trở nên bị ám ảnh bởi ngón tay. Ngón tay là vô nghĩa; nó đang chỉ tới cái gì đó khác. Nó phải không bắt giữ mắt bạn. Nếu bạn muốn thấy trăng, ngón tay phải tuyệt đối bị quên đi.

Đây đã từng là khó khăn lớn nhất khi có liên quan tới điều thiêng liêng. Bạn nhìn chỉ dẫn và bạn cảm thấy rằng chỉ dẫn này, bản thân nó, là chân lí. Thế thì toàn thể chủ định bị phá huỷ. Ngón tay không phải là trăng; chúng là tuyệt đối khác nhau. Trăng có thể được chỉ bởi ngón tay, nhưng người ta phải không bám lấy ngón tay. Nếu người Ki tô giáo không thể quên được Kinh Thánh, nếu người Hindu không thể quên được Gita, thế thì chính chủ định này bị phá huỷ. Toàn thể sự việc trở thành không chủ định, vô nghĩa và theo một cách nào đó là phi tôn giáo, phản tôn giáo.

Bất kì khi nào người ta đi tới điều thiêng liêng, người ta phải nhận biết về tâm trí riêng của mình. Nếu người ta đi tới điều thiêng liêng qua tâm trí, điều thiêng liêng trở nên được tô mầu bởi nó. Nếu bạn đi tới điều thiêng liêng không có tâm trí, không có bạn, không có con người chen vào; nếu bạn đi tới điều thiêng liêng như sự trống rỗng, như chân không, hư không; không có bất kì định kiến nào, không có bất kì xu hướng nào để thấy mọi thứ theo cách đặc biệt - thế thì bạn biết tính phi phẩm chất của điều thiêng liêng, bằng không thì không biết được. Bằng không mọi phẩm chất chúng ta trao cho điều thiêng liêng đều thuộc về các cửa sổ của con người. Chúng ta áp đặt chúng lên điều thiêng liêng.

Thầy đang nói rằng chúng tôi không cần dùng cửa sổ để nhìn bầu trời sao?

Vâng. Nhìn từ cửa sổ là tốt hơn không nhìn chút nào, nhưng nhìn qua cửa sổ không thể được so sánh với bầu trời không cửa sổ.

Nhưng làm sao người ta từ trong phòng có được bầu trời mà không có cửa sổ?

Bạn có thể đi qua cửa sổ để đi tới bầu trời, nhưng bạn phải không còn ở cửa sổ. Bằng không cửa sổ bao giờ cũng sẽ vẫn còn ở đó. Cửa sổ phải bị bỏ lại đằng sau. Nó phải bị đi qua và bị siêu việt.

Một khi người ta ở trong bầu trời không có lời - cho tới khi người ta quay lại vào trong phòng. Thế thì câu chuyện này lại tới...

Vâng, người ta có thể quay lại. Nhưng thế thì người đó không thể là cùng người mà người đó đã là trước đây. Người đó đã biết cái không bị tạo khung, cái vô hạn. Thế thì ngay cả từ cửa sổ người đó vẫn biết rằng bầu trời là không bị tạo khung, không có cửa sổ. Ngay cả từ đằng sau cửa sổ người đó không thể bị lừa. Ngay cả nếu cửa sổ bị đóng và căn phòng trở nên tối, người đó vẫn biết rằng bầu trời vô hạn có đó. Bây giờ người đó không thể là cùng người cũ lần nữa.

Một khi bạn đã biết cái vô hạn, bạn đã trở thành cái vô hạn. Chúng ta là điều chúng ta đã biết, điều chúng ta đã cảm. Một khi bạn đã biết cái không bị chặn, cái vô biên giới, theo một cách nào đó bạn đã trở thành vô hạn. Biết cái gì đó là để là cái đó. Biết yêu là để là yêu; biết lời cầu nguyện là để là lời cầu nguyện; biết điều thiêng liêng là để là điều thiêng liêng. Việc biết là nhận ra; việc biết là hiện hữu.

Cả ba cửa sổ có trở thành một không?

Không. Từng cửa sổ sẽ vẫn còn như nó vậy. Cửa sổ đã không thay đổi; bạn đã thay đổi. Nếu một người có tính cảm xúc, người đó sẽ đi ra và tới qua cửa sổ đó, nhưng bây giờ người đó sẽ không phủ nhận các cửa sổ khác; người đó sẽ không đối kháng với chúng. Bây giờ người đó sẽ hiểu các cửa sổ khác. Người đó sẽ biết rằng các cửa sổ khác cũng dẫn tới cùng bầu trời này.

Một khi bạn đã ở dưới bầu trời, bạn biết rằng các cửa sổ khác là một phần của cùng ngôi nhà. Bây giờ bạn có thể đi lang thang sang các cửa sổ khác hoặc bạn có thể không đi. Điều đó tuỳ ở bạn. Bạn không cần; một cửa sổ là đủ. Nếu một người như Ramakrishna người đó có thể lang thang sang các cửa sổ khác để xem liệu cùng bầu trời có được thấy qua chúng không. Điều đó là tuỳ ở người này. Người ta có thể nhìn qua các cửa sổ khác hoặc người ta có thể không nhìn.

Và thực sự, không có nhu cầu. Biết bầu trời là đủ. Nhưng người ta có thể truy hỏi, có thể tò mò. Thế thì người đó sẽ nhìn qua các cửa sổ khác. Đã từng có những người đã lang thang và người không lang thang. Nhưng một khi một người đã biết bầu trời mở, người đó sẽ không phủ nhận các cửa sổ khác; người đó sẽ không phủ nhận các cách tiếp cận khác. Người đó sẽ xác nhận rằng cửa sổ của họ mở tới cùng một điều. Cho nên một người đã biết bầu trời trở thành có tính tôn giáo, không phải tính giáo phái. Tâm trí giáo phái vẫn còn ở đằng sau cửa sổ; tâm trí tôn giáo ở bên ngoài nó.

Người đã thấy bầu trời có thể đi lang thang; người đó có thể đi sang các cửa sổ khác nữa. Có vô hạn cửa sổ. Đây là những kiểu chính, nhưng chúng không là cửa sổ duy nhất. Có nhiều cách tổ hợp có thể.

Có cửa sổ cho mọi tâm thức, cho từng người không?

Có. Theo cách nào đó từng người đi tới điều thiêng liêng từ cửa sổ riêng của mình. Và từng cửa sổ về căn bản là khác với bất kì cửa sổ nào khác. Cửa sổ có vô hạn, giáo phái có vô hạn. Từng người có giáo phái của riêng mình. Hai người Ki tô giáo không là cùng một người. Người Ki tô giáo này khác với người khác nhiều như Ki tô giáo khác với Hindu giáo.

Một khi bạn đã đi tới bầu trời, bạn biết rằng mọi khác biệt thuộc vào ngôi nhà. Chúng không bao giờ thuộc vào bạn. Chúng thuộc vào ngôi nhà mà bạn sống trong đó, qua chúng bạn đã thấy, qua chúng bạn đã cảm, nhưng không qua bạn như bạn vậy.

Khi bạn tới dưới bầu trời, bạn biết rằng bạn cũng đã là một phần của bầu trời - chỉ sống bên trong các bức tường. Bầu trời bên trong ngôi nhà không khác với bầu trời bên ngoài ngôi nhà. Một khi chúng ta bước ra chúng ta biết rằng rào chắn là không thực. Ngay cả tường cũng không là rào chắn với bầu trời; nó đã không phân chia bầu trời chút nào. Nó tạo ra vẻ bề ngoài rằng bầu trời bị phân chia - rằng đây là nhà của tôi và rằng ngôi nhà là của bạn; rằng bầu trời trong nhà tôi thuộc về tôi và bầu trời trong nhà bạn thuộc về bạn - nhưng một khi bạn đã đi tới bản thân bầu trời, không có khác biệt. Thế thì không có cá nhân như vậy. Thế thì sóng bị mất đi và chỉ đại dương còn lại. Bạn sẽ quay lại bên trong nhà lần nữa, nhưng bây giờ bạn sẽ không là khác với bầu trời.

Dường như có ít người Ki tô giáo thế mà đã đi tới bầu trời và người đã quay lại với quan niệm này.

Có một số người đấy - Thánh Francis, Eckhart, Boehme...

Chẳng lẽ họ đã không nói cho chúng ta nó là cùng bầu trời sao?

Họ đã không thể nói được. Bầu trời bao giờ cũng là một, nhưng họ không thể thông báo về bầu trời theo cùng cách. Thông báo về bầu trời nhất định là khác, nhưng điều được thông báo là không khác. Với những người đã không biết tới bản thân điều được thông báo, bản thông báo sẽ là mọi thứ. Thế thì các khác biệt trở thành sắc bén. Nhưng mọi điều được thông báo chỉ là chọn lọc, lựa chọn. Cái toàn thể không thể được thông báo; chỉ bộ phận của cái toàn thể có thể được thông báo. Và khi nó được thông báo, nó trở thành chết.

Thánh Francis có thể thông báo chỉ như Thánh Francis có thể thông báo. Ông ấy không thể thông báo như Mohammed, vì bản thông báo không tới từ bầu trời. Bản thông báo này tới từ hình mẫu, từ tính cá nhân. Nó tới từ tâm trí: kí ức, giáo dục, kinh nghiệm; từ lời, ngôn ngữ, giáo phái; từ việc sống. Bản thông báo tới từ mọi điều đó. Không có khả năng nào cho trao đổi tới chỉ từ Thánh Francis, vì bản thông báo không bao giờ có thể có tính cá nhân. Nó phải là chung hay nó sẽ là thất bại tuyệt đối.

Nếu tôi thông báo theo ngôn ngữ riêng của tôi, không ai sẽ hiểu nó. Khi tôi trải nghiệm bầu trời, tôi đã trải nghiệm nó mà không có cộng đồng. Tôi đã một mình toàn bộ vào khoảnh khắc biết. Không có ngôn ngữ; không có lời. Nhưng khi tôi thông báo, tôi thông báo cho những người khác, người đã không biết. Tôi phải nói trong ngôn ngữ của họ. Tôi sẽ phải dùng ngôn ngữ đã được biết với tôi trước việc biết của tôi.

Thánh Francis dùng ngôn ngữ Ki tô giáo. Khi có liên quan tới tôi, tôn giáo chỉ là các ngôn ngữ khác nhau. Với tôi, Ki tô giáo là ngôn ngữ đặc biệt được dẫn ra từ Jesus Christ. Hindu giáo là ngôn ngữ khác; Phật giáo là ngôn ngữ khác. Khác biệt bao giờ cũng về ngôn ngữ. Nhưng nếu người ta biết duy nhất một ngôn ngữ và không trải nghiệm bản thân nó, khác biệt nhất định là bao la.

Jesus đã nói "vương quốc của Thượng đế" bởi vì ông ấy đã nói dưới dạng có thể được thính giả của ông ấy hiểu. Từ ‘vương quốc' đã được một số người hiểu và bị hiểu lầm bởi những người khác. Cây chữ thập được đi theo - việc đóng đinh được đi theo. Những người đã hiểu Jesus đã hiểu điều được ngụ ý bởi "vương quốc của Thượng đế," nhưng những người đã không thể hiểu được đã nghĩ rằng ông ấy đang nói về vương quốc trên trái đất.

Nhưng Jesus đã không thể dùng từ của Phật. Phật chắc sẽ không bao giờ dùng từ ‘vương quốc'. Có nhiều lí do thế cho sự khác biệt này. Jesus xuất thân từ một gia đình nghèo; ngôn ngữ của ông ấy là ngôn ngữ của người nghèo. Với người nghèo từ ‘vương quốc' là rất diễn đạt, nhưng với Phật chẳng có gì có ý nghĩa về từ này vì bản thân Phật đã từng là hoàng tử. Từ này là vô nghĩa với Phật, nhưng lại có nghĩa cho Jesus.

Phật đã trở thành người ăn xin và Jesus đã trở thành vua. Điều đó nhất định là vậy. Cực kia trở thành có nghĩa. Cực không được biết trở thành có tính diễn đạt cho cái không biết. Với Phật, ăn xin là điều không được biết nhất, cho nên ông ấy lấy hình thái của cái không biết, hình thái của người ăn xin.

Với ông ấy, bhikkhu, khất sĩ, trở thành thuật ngữ có ý nghĩa nhất.

Từ ‘khất sĩ' chưa bao giờ được dùng ở Ấn Độ vì có nhiều người ăn xin thế ở đây. Thay vì thế, chúng ta dùng từ ‘swami', thầy. Khi ai đó trở thành sannyasin, khi người đó từ bỏ, người đó trở thành swami, thầy. Nhưng khi Phật từ bỏ ông ấy đã trở thành khất sĩ, người ăn xin. Với Phật, từ này mang cái gì đó mà nó không thể mang được cho Jesus.

Jesus chỉ có thể nói theo thuật ngữ đã được vay mượn từ văn hoá Do Thái. Ông ấy có thể thay đổi cái gì đó đây đó, nhưng ông ấy không thể thay đổi toàn bộ ngôn ngữ bằng không thì không ai có khả năng hiểu. Cho nên theo một nghĩa nào đó, ông ấy đã không phải là người Ki tô giáo. Vào lúc Thánh Francis tới, văn hoá Ki tô giáo đã phát triển với ngôn ngữ riêng của nó. Cho nên Thánh Francis đã nhiều tính Ki tô giáo hơn bản thân Christ. Christ vẫn còn là người Do Thái; cả đời ông ấy đã là người Do Thái. Nó đã không thể khác được.

Nếu bạn được sinh ra là người Ki tô giáo, thế thì Ki tô giáo có thể không có tính diễn đạt cho bạn; nó không thể chạm tới bạn. Bạn càng biết nó nhiều, nó càng trở nên vô nghĩa. Điều huyền bí bị mất. Với người Ki tô giáo, thái độ Hindu có thể có nghĩa nhiều hơn, có ý nghĩa hơn. Vì nó là không được biết, nó có thể có tính diễn đạt về cái không thể biết.

Khi có liên quan tới tôi, điều tốt hơn cả là người ta không còn với tôn giáo của việc sinh của người đó. Thái độ và niềm tin đã được trao cho người đó vào lúc sinh đôi khi phải bị phủ nhận nếu không thì cuộc phiêu lưu sẽ không bao giờ bắt đầu. Người ta phải không còn lại chỗ người ta được sinh ra. Người ta phải đi tới các góc không biết và cảm thấy niềm hồ hởi của nó.

Đôi khi chúng ta không thể hiểu được chính điều mà chúng ta nghĩ chúng ta đã hiểu nhiều nhất. Người Ki tô giáo nghĩ rằng người đó hiểu Ki tô giáo. Điều đó trở thành rào chắn. Phật tử nghĩ người đó hiểu Phật giáo vì người đó biết nó, nhưng nghĩa của việc biết này trở thành cản trở. Duy nhất cái không biết có thể trở thành sức quyến dũ, điều sâu kín, điều bí truyền.

Người ta phải siêu việt trên các hoàn cảnh của việc sinh của mình. Chính chỉ vì hoàn cảnh mà người ta là người Ki tô giáo bởi việc sinh; chính chỉ là hoàn cảnh mà người ta là người Hindu bởi việc sinh. Người ta phải không bị giới hạn vào các điều kiện của việc sinh của mình. Người ta phải được sinh ra hai lần khi có liên quan tới tôn giáo. Người ta phải đi tới các góc không biết. Thế thì hồi hộp có đó. Việc thám hiểm bắt đầu.

Theo một cách nào đó các tôn giáo là bổ sung cho nhau. Chúng phải làm việc cho tôn giáo khác; chúng phải chấp nhận tôn giáo khác. Người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Do Thái phải biết xúc động của việc chuyển đạo. Xúc động của chuyển đổi tạo ra bối cảnh cho biến đổi. Bất kì khi nào ai đó từ phương Tây tới phương Đông có cái gì đó mới. Thái độ phương Đông là khác tới mức nó không thể được đặt vào trong các phân loại quen thuộc. Toàn thể thái độ là đối lập thế với điều bạn quen thuộc với điều đó nếu bạn muốn hiểu nó, bản thân bạn sẽ phải thay đổi.

Cùng điều đó xảy ra cho ai đó từ phương Đông khi người đó đi sang phương Tây. Nó phải xảy ra. Người ta phải mở để cho nó có thể xảy ra. Nó là cái không biết, cái không quen thuộc, cái sẽ tạo ra thay đổi.

Ở Ấn Độ, chúng ta không thể tạo ra tôn giáo như Ki tô giáo. Chúng ta không thể tạo ra thượng đế học. Chúng ta không thể tạo ra Vatican, Nhà thờ. Có các đền thờ, nhưng không có Nhà thờ. Tâm trí phương Đông về căn bản là phi logic cho nên nó nhất định là hỗn độn theo nghĩa nào đó. Nó nhất định có tính cá nhân; nó không thể có tính tổ chức.

Linh mục Cơ đốc giáo là cái gì đó rất khác. Ông ta được huấn luyện là một phần của tổ chức. Ông ta thuộc về chỗ nào đó trong hệ thống cấp bậc. Và điều đó có tác dụng. Thể chế, hệ thống cấp bậc là logic, cho nên Ki tô giáo đã có khả năng lan toả khắp thế giới.

Hindu giáo chưa bao giờ cố chuyển đạo cho bất kì người nào. Cho dù ai đó đã chuyển đạo cho bản thân mình, Hindu giáo không thoải mái với người đó. Nó là tôn giáo phi chuyển đổi, phi tổ chức. Không có giới tăng lữ theo nghĩa có trong Cơ đốc giáo. Sư Hindu chỉ là cá nhân lang thang - không có bất kì hệ thống cấp bậc nào, không thuộc về bất kì tổ chức nào. Người đó tuyệt đối phi gốc rễ. Khi có liên quan tới thế giới bên ngoài, cách tiếp cận này nhất định là thất bại, nhưng khi có liên quan tới cá nhân, khi có liên quan tới chiều sâu bên trong, nó nhất định là thành công.

Vivekananda đã bị rất hấp dẫn tới Ki tô giáo. Ông ấy đã tạo ra Giáo phẩm Ramakrishna dựa trên hình mẫu của giới linh mục Cơ đốc giáo. Điều này là rất xa lạ với phương Đông, rất ngoại lai. Nó là phương Tây tuyệt đối. Tâm trí của Vivekananda đã không phải là tính phương Đông chút nào. Và cũng như tôi nói rằng Vivekananda là người phương Tây, tôi nói rằng Eckhart và Thánh Francis đã là người phương Đông. Về căn bản, họ thuộc về phương Đông.

Bản thân Jesus thuộc vào phương Đông. Nhưng Ki tô giáo không thuộc về phương Đông; nó thuộc về phương Tây. Jesus về căn bản là phương Đông; ông ấy đã là phản nhà thờ, phản tổ chức. Đó đã là xung đột.

Tâm trí phương Tây nghĩ dưới dạng logic, suy luận, hệ thống, biện luận. Nó không thể đi rất sâu; nó sẽ vẫn còn trên bề mặt. Nó sẽ mở rộng, nhưng không bao giờ mạnh mẽ.

Vậy các tôn giáo có tổ chức là bức màn với chúng ta. Họ sẽ phải ra đi để chúng ta thấy bầu trời.

Vâng. Họ che cửa sổ, họ là chướng ngại.

Tâm trí phương Tây sẽ phải mở rộng như tâm trí phương Đông đã mở rộng sao?

Tâm trí phương Tây có thể thành công khi có liên quan tới khoa học, nhưng nó không thể thành công trong tâm thức tôn giáo. Bất kì khi nào tâm trí tôn giáo được sinh ra, ngay cả ở phương Tây, nó là phương Đông. Trong Eckhart, trong Boehme, chính phẩm chất của tâm trí là phương Đông. Và bất kì khi nào tâm trí khoa học được sinh ra ở phương Đông, nó nhất định là có tính phương Tây. Đông và Tây không phải là về địa lí. Tây ngụ ý kiểu Aristotel, và Đông ngụ ý phi Aristotel. Tây ngụ ý cân bằng, và Đông ngụ ý không cân bằng. Tây ngụ ý hợp lí và Đông ngụ ý phi lí.

Tertullian đã là một trong những tâm trí phương Đông nhất ở phương Tây. Ông ấy nói, "Tôi tin vào Thượng đế vì không thể nào không tin được. Tôi tin vào Thượng đế vì điều đó là ngớ ngẩn." Điều này là thái độ phương Đông cơ bản: vì nó là ngớ ngẩn. Không ai có thể nói điều này ở phương Tây. Ở phương Tây họ nói rằng bạn phải tin vào cái gì đó chỉ khi nó là có lí. Bằng không nó chỉ là tin tưởng, mê tín.

Eckhart nữa cũng là một tâm trí phương Đông. Ông ấy nói, "Nếu ông tin vào cái có thể, nó không phải là tin tưởng. Nếu ông tin vào lí trí, nó không phải là tôn giáo. Đây là các bộ phận của khoa học. Chỉ nếu ông tin vào ngớ ngẩn, cái gì đó ở ngoài tâm trí tới với ông." Quan niệm này không phải là phương Tây. Nó thuộc vào phương Đông.

Khổng Tử, mặt khác, là tâm trí phương Tây. Những người ở phương Tây có thể hiểu Khổng Tử, nhưng họ không bao giờ có thể hiểu được Lão Tử. Lão Tử nói, "Ông ngu vì ông chỉ có lí. Là có lí, hợp lí, là không đủ. Cái phi lí phải có góc riêng của nó để tồn tại. Chỉ nếu một người là cả có lí và phi lí người đó mới là vừa phải."

Người có lí toàn bộ không bao giờ có thể là vừa phải. Lí trí có góc tối riêng của nó về phi lí. Đứa con được sinh ra trong bụng mẹ tối. Đoá hoa được sinh ra trong bóng tối, trong rễ ngầm. Tối phải không bị phủ nhận; nó là cơ sở. Nó là có ý nghĩa nhất, thứ cho sự sống nhất.

Tâm trí phương Tây có cái gì đó để đóng góp cho thế giới. Nó là khoa học, không tôn giáo. Tâm trí phương Đông chỉ có thể đóng góp tôn giáo, không kĩ thuật hay khoa học. Khoa học và tôn giáo bổ sung cho nhau. Nếu chúng ta có thể nhận ra cả hai khác biệt của chúng và phần bổ sung của chúng, thế thì một thế giới tốt hơn có thể được sinh ra từ nó.

Nếu người ta cần khoa học, người ta nên đi sang phương Tây. Nhưng nếu phương Tây tạo ra bất kì tôn giáo nào, nó không bao giờ có thể nhiều hơn thượng đế học. Ở phương Tây bạn trao lí trí cho bản thân bạn để chứng minh Thượng đế. Lí trí để chứng minh Thượng đế! Điều đó không thể nào quan niệm được ở phương Đông. Bạn không thể chứng minh Thượng đế được. Chính nỗ lực này là vô nghĩa. Cái mà có thể được chứng minh sẽ không bao giờ là Thượng đế, nó sẽ là kết luận khoa học. Ở phương Đông chúng ta nói rằng điều thiêng liêng là không thể chứng minh được. Khi bạn chán với các chứng minh của bạn, thế thì nhảy vào trong bản thân kinh nghiệm đi; nhảy vào trong bản thân điều thiêng liêng.

Tâm trí phương Đông chỉ có thể là khoa học rởm, cũng như tâm trí phương Tây chỉ có thể là tôn giáo rởm. Bạn đã tạo ra thượng đế học lớn ở phương Tây, không phải truyền thống tôn giáo. Theo cùng cách, bất kì khi nào chúng ta làm nỗ lực hướng tới khoa học ở phương Đông, chúng ta chỉ tạo ra các nhà kĩ thuật chứ không phải nhà khoa học, những người có bí quyết, không phải người phát kiến, người sáng tạo.

Cho nên đừng tới phương Đông với tâm trí phương Tây nếu không bạn sẽ chỉ hiểu lầm. Thế thì bạn sẽ mang việc hiểu lầm của bạn như việc hiểu. Thái độ này ở phương Đông là đối lập dứt khoát. Chỉ các cái đối lập là bù nhau - như nam và nữ.

Tâm trí phương Đông mang nữ tính; tâm trí phương Tây mang nam tính. Tâm trí phương Tây là năng nổ. Logic nhất định là năng nổ, bạo hành. Tôn giáo có tính đón nhận, như đàn bà. Thượng đế chỉ có thể có tính đón nhận; ngài không bao giờ có thể được khám phá hay phát minh. Người ta phải trở thành giống đàn bà: đón nhận toàn bộ, chỉ mở và chờ đợi. Đây là điều được ngụ ý bởi thiền: là mở và chờ đợi.

Ramakrishna đã nói rằng cách tiếp cận bhakti là phù hợp nhất cho thời đại này. Vậy thế sao?

Không. Ramakrishna đã nói rằng bhakti yoga đã là cách tiếp cận phù hợp nhất vì nó đã là phù hợp nhất cho ông ấy. Đó là cửa sổ cơ bản qua đó ông ấy đã đi tới dưới bầu trời. Vấn đề không phải là cách tiếp cận phù hợp hay không phù hợp cho thời đại đặc biệt. Chúng ta không thể nghĩ dưới dạng thời đại.

Các thế kỉ sống một cách đương đại. Chúng ta dường như là người đương đại; chúng ta có thể không đương đại. Tôi có thể sống hai mươi thế kỉ trước. Không cái gì là quá khứ tuyệt đối. Với ai đó nó là hiện tại. Không cái gì là tương lai tuyệt đối. Với ai đó nó là hiện tại. Và không cái gì là hiện tại tuyệt đối nữa. Với ai đó nó là quá khứ và với ai đó khác nó chưa tới. Cho nên không phát biểu phân loại nào có thể được làm cho thời đại như vậy.

Ramakrishna đã là người sùng kính. Ông ấy đã tới Thượng đế qua lời cầu nguyện và yêu, qua cảm xúc. Ông ấy nhận ra theo cách này, cho nên với ông ấy dường như điều này sẽ giúp ích cho mọi người. Ông ấy có thể không hiểu làm sao con đường của ông ấy có thể là khó cho người khác. Tuy nhiên chúng ta có thể thông cảm, chúng ta bao giờ cũng nhìn người khác trong ánh sáng của kinh nghiệm riêng của chúng ta. Cho nên với Ramakrishna, con đường dường như là bhakti yoga: con đường của sùng kính. Nếu chúng ta muốn nghĩ dưới dạng thời đại, chúng ta có thể nói rằng thời đại này là trí tuệ nhất, khoa học nhất, công nghệ nhất, ít sùng kính nhất, ít cảm xúc nhất. Điều Ramakrishna đã nói đã là đúng cho ông ấy có thể đã là đúng cho những người ở cùng ông ấy, nhưng Ramakrishna chưa bao giờ ảnh hưởng tới thế giới lớn hơn. Về căn bản ông ấy thuộc về thôn làng, thuộc về tâm trí phi kĩ thuật, phi khoa học. Ông ấy đã là dân làng - vô giáo dục, không quen thuộc với thế giới lớn hơn - cho nên điều ông ấy nói nên được hiểu tương ứng với ngôn ngữ thôn làng của ông ấy. Ông ấy không thể quan niệm được những ngày bây giờ đã tới. Ông ấy về căn bản là một phần của thế giới nông dân nơi trí tuệ không là gì và cảm xúc là mọi thứ. Ông ấy đã không phải là con người của thời đại này. Điều ông ấy đã nói đã là đúng cho thế giới mà ông ấy di chuyển, nhưng không đúng cho thế giới đang tồn tại bây giờ.

Ba kiểu người này bao giờ cũng tồn tại: trí tuệ, hành động, cảm xúc. Bao giờ cũng sẽ có cân bằng giữa họ, như bao giờ cũng có cân bằng nam và nữ. Cân bằng không thể bị mất trong thời gian lâu. Nếu nó bị mất, nó sẽ sớm lấy lại cân bằng.

Ở phương Tây các bạn đã đánh mất cân bằng. Trí tuệ đã trở thành nhân tố chi phối. Điều có thể hấp dẫn bạn là Ramakrishna nói, "Sùng kính là con đường cho thời đại này," vì bạn đã mất cân bằng. Nhưng Vivekananda nói điều đối lập. Vì phương Đông cũng đã mất cân bằng, ông ấy thuộc kiểu trí tuệ chi phối. Đây chỉ là làm cân bằng cực đoan đang tồn tại. Nó là phần bù theo nghĩa nào đó.

Ramakrishna đã thuộc về kiểu cảm xúc và đại đệ tử của ông ấy thuộc kiểu trí tuệ. Ông ấy nhất định là vậy. Đó là việc cặp đôi: nam và nữ. Ramakrishna tuyệt đối là nữ: không năng nổ, mà đón nhận. Dục không chỉ tồn tại trong sinh học; nó tồn tại ở mọi nơi. Trong mọi lĩnh vực, bất kì khi nào có tính cực là có dục và cái đối lập trở nên được hấp dẫn.

Vivekananda không bao giờ có thể được hấp dẫn tới bất kì người trí tuệ nào. Ông ấy không thể vậy; ông ấy đã không là đối lập cực. Đã có những người khổng lồ trí tuệ ở Bengal.

Ông ấy sẽ đi tới thăm họ và sẽ rời đi với tay trống rỗng. Ông ấy sẽ không bị hấp dẫn. Ramakrishna đã là người ít trí tuệ nhất có thể có. Ông ấy là mọi thứ mà Vivekananda không có, mọi thứ mà ông này đang tìm.

Vivekananda đã là người đối lập với Ramakrishna, cho nên điều ông ấy đã dạy nhân danh Ramakrishna đã không phải là cùng tinh thần như bản thân việc dạy của Ramakrishna. Cho nên bất kì ai tới Ramakrishna qua Vivekananda không bao giờ có thể tới được Ramakrishna chút nào. Bất kì ai hiểu diễn giải của Vivekananda về Ramakrishna không bao giờ có thể hiểu được bản thân Ramakrishna. Diễn giải này tới từ đối lập cực.

Khi mọi người nói, "Không có Vivekananda chúng tôi không bao giời biết về Ramakrishna," điều đó là đúng theo một nghĩa nào đó. Thế giới rộng lớn sẽ không bao giời nghe nói về Ramakrishna nếu không có Vivekananda. Nhưng với Vivekananda, bất kì cái gì được biết về Ramakrishna căn bản là sai. Đó là việc diễn giải sai. Điều này là vì kiểu của ông ấy là hoàn toàn mâu thuẫn với kiểu của Ramakrishna. Ramakrishna không bao giờ tranh cãi; Vivekananda thích tranh cãi. Ramakrishna là dốt nát; Vivekananda là con người của tri thức. Điều Vivekananda đã nói về Ramakrishna đã được nói qua gương của Vivekananda. Nó không bao giờ đích thực. Nó không thể thế được.

Điều này bao giờ cũng xảy ra. Nó sẽ tiếp tục xảy ra. Phật hấp dẫn những người là đối lập cực với ông ấy. Mahavira và Jesus hấp dẫn những người khác giới về mặt tâm linh. Thế thì những người đối lập này tạo ra tổ chức, giáo phẩm. Họ sẽ diễn giải. Chính các đệ tử sẽ là những người làm sai lạc. Nhưng điều này là điều nó là vậy. Nó không thể đừng được.

Xem Chương 11Quay về Mục Lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post