Chương 12. Cân bằng lí trí và phi lí

Chương 12. Cân bằng lí trí và phi lí

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Tâm Lí Của Bí Truyền - Osho

Cuộc cách mạng bên trong

Chương 12. Cân bằng lí trí và phi lí

Thầy cho là nhân tố nào làm cho thanh niên phương Tây nổi dậy, và tại sao nhiều thanh niên từ phương Tây bây giờ trở nên quan tâm tới tôn giáo và triết lí phương Đông?

Tâm trí là thứ rất mâu thuẫn. Nó làm việc trong các đối lập cực. Nhưng cách suy nghĩ logic của chúng ta bao giờ cũng chọn một phần và phủ nhận phần kia. Cho nên logic xuất phát theo cách phi mâu thuẫn, và tâm trí làm việc theo cách mâu thuẫn. Tâm trí làm việc trong các cái đối lập, và logic làm việc theo tuyến tính.

Chẳng hạn, tâm trí có hai khả năng: là giận hay là im lặng. Nếu bạn có thể giận điều đó không có nghĩa rằng tại cực đoan kia bạn cũng không thể là không giận. Nếu bạn có thể bị rối trí điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể im lặng. Tâm trí liên tục làm việc theo cả hai cách. Nếu bạn có thể yêu, bạn có thể đầy hận nữa. Người ta không phủ nhận khả năng kia.

Nhưng nếu bạn đang yêu bạn bắt đầu nghĩ bạn không có năng lực ghét. Thế thì ghét liên tục tích luỹ bên trong và khi bạn đạt tới đỉnh của yêu, mọi thứ tan vỡ. Bạn chìm vào trong ghét. Và không chỉ tâm trí lí trí làm việc như vậy; xã hội cũng làm như vậy.

Phương Tây đã đi tới đỉnh của suy nghĩ lí trí. Bây giờ phần phi lí của tâm trí sẽ trả thù. Tâm trí phi lí đã từng bị phủ nhận việc diễn đạt và trong năm mươi năm qua nó đã lấy việc báo thù theo nhiều cách thế: qua nghệ thuật, thơ ca, kịch, văn học, và giờ, ngay cả qua việc sống. Cho nên việc nổi dậy của thanh niên thực sự là nổi dậy của phần phi lí của tâm trí chống lại tính lí trí quá nhiều.

Phương Đông có thể giúp đỡ cho những người ở phương Tây vì phương Đông đã sống với phần kia của tâm trí: phần phi lí. Nó cũng đã đạt tới đỉnh: đỉnh của phi lí. Bây giờ thanh niên ở phương Đông quan tâm nhiều tới chủ nghĩa cộng sản hơn tôn giáo, quan tâm nhiều tới suy nghĩ lí trí hơn là việc sống phi lí. Như tôi thấy điều đó, toàn thể con lắc sẽ chuyển bây giờ. Phương Đông sẽ trở thành giống phương Tây, và phương Tây sẽ trở thành giống phương Đông.

Bất kì khi nào phần này của tâm trí đạt tới đỉnh, bạn chuyển sang cái đối lập. Đó là điều bao giờ cũng xảy ra trong lịch sử. Cho nên ở phương Tây bây giờ, thiền sẽ có nghĩa hơn. Thơ ca sẽ thu được ảnh hưởng mới và khoa học sẽ sụt giảm. Thanh niên phương Tây hiện đại ngày nay sẽ là người phản công nghệ, phản khoa học. Đây là quá trình tự nhiên, việc cân bằng cực đoan tự động.

Chúng ta vẫn chưa có khả năng phát triển nhân cách có tổ hợp cả hai cực, cái không là phương Đông không là phương Tây. Chúng ta bao giờ cũng chọn chỉ một phần của tâm trí và phần đối lập vẫn còn đói, bị bỏ đói. Thế thì nhất định có nổi dậy. Mọi thứ mà chúng ta đã làm việc để phát triển sẽ bị tan vỡ, và tâm trí sẽ chuyển sang cực kia. Điều này đã xảy ra suốt lịch sử; điều này đã từng là biện chứng.

Với phương Tây bây giờ, thiền sẽ có nghĩa nhiều hơn là suy nghĩ vì thiền ngụ ý vô suy nghĩ. Thiền sẽ hấp dẫn hơn, Phật giáo sẽ hấp dẫn hơn, yoga sẽ hấp dẫn hơn. Đây toàn là thái độ phi lí hướng tới sự sống. Chúng không nhấn mạnh vào việc quan niệm hoá, lí thuyết, thượng đế học. Chúng nhấn mạnh vào điều thú vị để đi sâu vào trong sự tồn tại, không đi vào trong suy nghĩ. Như tôi thấy nó, công nghệ càng nắm giữ tâm trí, càng có khả năng là cực kia sẽ tới.

Việc nổi dậy của thanh niên ở phương Tây là rất có nghĩa, rất có ý nghĩa. Nó là điểm lịch sử của thay đổi, toàn thể thay đổi của tâm thức. Bây giờ phương Tây không thể tiếp tục như nó đã từng vậy. Điểm khủng hoảng sâu đã tới. Phương Tây sẽ phải đi vào chiều hướng khác bây giờ.

Toàn thể xã hội ở phương Tây bây giờ là sung túc. Các cá nhân đã từng sung túc trước đây, nhưng chưa bao giờ là toàn thể xã hội. Khi xã hội trở nên sung túc, giầu có mất nghĩa của chúng. Chúng có nghĩa chỉ trong xã hội nghèo. Nhưng ngay cả trong xã hội nghèo, khi ai đó trở nên thực sự sung túc người đó đâm ra chán. Một người càng nhạy cảm, người đó càng trở nên chán sớm hơn. Phật chỉ là chán. Ông ấy bỏ mọi thứ.

Toàn thể thái độ của thanh niên hiện đại là thái độ chán với sự sung túc trống rỗng. Thanh niên đang rời bỏ xã hội, và họ sẽ tiếp tục bỏ nó chừng nào toàn thể xã hội chưa trở nên nghèo. Thế thì họ sẽ không có khả năng bỏ đi. Việc bỏ đi này, việc từ bỏ này, chỉ có thể tồn tại trong xã hội sung túc. Nếu nó được đưa tới cực đoan, xã hội sẽ suy tàn. Thế thì công nghệ sẽ không tiến bộ, và nếu điều này tiếp tục phương Tây sẽ trở nên giống phương Đông ngày nay.

Ở phương Đông họ đang quay sang cực đoan khác. Họ sẽ tạo ra xã hội cũng giống như xã hội của phương Tây. Phương Đông đang biến thành phương Tây và phương Tây đang biến thành phương Đông, nhưng bệnh này vẫn còn là cùng bệnh. Như tôi thấy nó, bệnh này là mất cân bằng, việc chấp nhận điều này và phủ nhận điều kia.

Chúng ta chưa bao giờ cho phép tâm trí con người nở hoa trong tính toàn bộ của nó. Chúng ta bao giờ cũng chọn phần này chống lại phần kia, với cái giá của phần kia. Đây đã là khổ. Cho nên tôi không ủng hộ cách thức của phương Đông cũng không ủng hộ cách thức của phương Tây. Tôi chống lại cả hai, vì chúng là những thái độ bộ phận. Người ta phải không chọn phương Đông hay phương Tây; cả hai chúng đã thất bại. Phương Đông đã thất bại bởi việc chọn tôn giáo và phương Tây đang thất bại bởi việc chọn khoa học. Chừng nào cả hai chưa được chọn không có cách nào ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn này.

Chúng ta có thể thay đổi - từ cực đoan này sang cực đoan kia. Nếu bạn nói về Phật giáo ở Nhật Bản, không người trẻ nào sẵn sàng nghe. Họ quan tâm tới công nghệ, và bạn quan tâm tới Thiền Phật giáo. Ở Ấn Độ, ít nhất thế hệ mới không quan tâm tới tôn giáo. Họ quan tâm tới kinh tế, tới chính trị, tới công nghệ, kĩ nghệ, khoa học - trong mọi thứ ngoại trừ tôn giáo. Thanh niên ở phương Tây quan tâm tới tôn giáo trong khi thanh niên ở phương Đông quan tâm tới khoa học. Đây chỉ là thay đổi gánh nặng từ cực đoan này sang cực đoan khác. Cùng ảo tưởng sẽ vẫn tồn tại.

Tôi quan tâm tới tâm trí toàn bộ, tới tâm trí không phương Đông không phương Tây, cái chỉ là con người - tâm trí toàn cầu. Dễ sống cùng với một phần của tâm trí, nhưng nếu bạn muốn sống với cả hai bộ phận bạn sẽ phải sống cuộc sống rất không nhất quán - không nhất quán bên ngoài dĩ nhiên. Ở tầng sâu hơn bạn sẽ có sự nhất quán, hài hoà tâm linh.

Con người vẫn còn nghèo về tâm linh chừng nào cực đối lập còn chưa là một phần của con người. Thế thì con người trở nên giầu có. Nếu bạn đơn giản là nghệ sĩ và không có tâm trí khoa học, nghệ thuật của bạn nhất định là nghèo nàn. Giầu có chỉ tới khi cái đối lập có đó. Nếu chỉ có nam trong phòng, phòng thiếu đi cái gì đó. Khoảnh khắc nữ bước vào, phòng trở nên giầu có về tâm linh. Bây giờ, các đối lập cực cả hai có đó. Cái toàn thể trở nên lớn hơn.

Tâm trí phải không bị cố định. Nhà toán học sẽ là giầu có hơn nếu ông ta có thể đi vào trong thế giới nghệ thuật. Nếu tâm trí của ông ta có tự do để đi xa khỏi sự cố định chính của nó và thế rồi quay lại với chúng lần nữa, ông ta sẽ là nhà toán học giầu có hơn. Qua cái đối lập, việc lai xảy ra. Bạn bắt đầu nhìn vào mọi thứ theo cách khác. Cảnh quan toàn bộ của bạn sẽ giầu có hơn.

Người ta nên có tâm trí tôn giáo cùng với huấn luyện khoa học, tâm trí khoa học cùng với kỉ luật tôn giáo. Tôi không thấy tính không thể được trong điều đó. Ngược lại, tôi nghĩ tâm trí sẽ trở nên sống động hơn nếu nó có thể chuyển từ cái này sang cái kia. Với tôi, thiền ngụ ý khả năng chuyển sâu theo mọi chiều hướng, tự do khỏi sự cố định.

Chẳng hạn, nếu tôi trở nên quá logic thế thì tôi trở nên không có năng lực hiểu thơ ca. Logic trở thành việc cố định lại. Thế thì khi tôi nghe thơ ca, sự cố định của tôi có đó. Thơ ca có vẻ ngớ ngẩn. Không phải bởi vì nó là vậy, nhưng bởi vì tôi có sự cố định với logic. Từ quan điểm của logic, thơ ca là ngớ ngẩn. Mặt khác, nếu tôi trở nên bị cố định vào thơ ca thế thì tôi bắt đầu nghĩ về logic như thứ tiện dụng, không có chiều sâu trong nó. Tôi trở nên bị đóng với nó.

Việc phủ nhận phần này bởi phần khác đã từng xảy ra trong suốt lịch sử. Mọi thời kì, mọi quốc gia, mọi phần của thế giới, mọi nền văn hoá bao giờ cũng chọn một phần và đã tạo ra nhân cách quanh nó. Nhân cách là nghèo nàn, thiếu nhiều. Phương Đông đã không giầu có về tâm linh mà phương Tây cũng không. Họ không thể giầu có được. Giầu có tới qua các cái đối lập, qua biện chứng bên trong. Với tôi, phương Đông không xứng đáng chọn mà phương Tây cũng không xứng đáng chọn. Phẩm chất khác của tâm trí phải được chọn. Với phẩm chất đó tôi ngụ ý người ta thanh thản với bản thân người ta, không chọn lựa.

Cây mọc. Chúng ta có thể chặt mọi cành ngoại trừ một cành và cho phép cây mọc chỉ theo một hướng. Nó sẽ là một cây rất nghèo nàn, rất xấu, và chung cuộc nhất định ở trong khó khăn sâu sắc bởi chỉ một cành không thể tự nó mọc ra được; nó có thể mọc ra chỉ trong họ các cành. Một khoảnh khắc nhất định tới khi cành sẽ cảm thấy nó đã đạt tới đường cùng. Bây giờ nó không thể mọc thêm nữa. Để cây thực sự mọc lên nó phải được phép mọc theo mọi hướng. Chỉ thế thì cây sẽ giầu có, mạnh mẽ.

Tâm linh con người phải phát triển như cây: theo mọi hướng. Quan niệm rằng chúng ta không thể phát triển theo hướng đối lập phải bị bỏ đi. Thực sự, chúng ta có thể phát triển chỉ nếu chúng ta phát triển theo các hướng đối lập. Mãi cho tới giờ chúng ta đã từng nói rằng người ta phải chuyên môn hoá, người ta phải đi theo chỉ một hướng xác định. Thế thì cái gì đó xấu xảy ra. Một người trưởng thành theo một hướng xác định, và người đó thiếu mọi thứ. Người đó trở thành một cành, không thành cây. Và ngay cả cành này nhất định là nghèo nàn.

Chúng ta không chỉ chặt các cành của tâm trí, mà chúng ta đã chặt rễ. Chúng ta chỉ cho phép một rễ và chỉ một cành, cho nên người rất đói đã được phát triển trên khắp thế giới: ở phương Đông, ở phương Tây, mọi nơi. Thế thì những người ở phương Đông được hấp dẫn tới phương Tây và những người ở phương Tây được hấp dẫn tới phương Đông, vì người ta bị hấp dẫn tới điều người ta thiếu.

Vì nhu cầu của thân thể, phương Đông đã bắt đầu bị hấp dẫn tới phương Tây. Vì nhu cầu của linh hồn, phương Tây đã bắt đầu bị hấp dẫn tới phương Đông. Nhưng cho dù chúng ta thay đổi vị trí, thay đổi thái độ, bệnh vẫn còn y nguyên. Vấn đề không phải là đổi vị trí; vấn đề là đổi toàn thể cảnh quan.

Chúng ta chưa bao giờ chấp nhận con người toàn thể. Đâu đó dục không được chấp nhận. Đâu đó khác, thế giới không được chấp nhận. Đâu đó khác, cảm xúc không được chấp nhận. Chúng ta chưa bao giờ là đủ mạnh để chấp nhận mọi thứ là con người, mà không kết án, và cho phép con người phát triển theo mọi hướng. Bạn càng trưởng thành theo hướng đối lập, việc trưởng thành, sự giầu có, sung túc bên trong sẽ càng lớn lao hơn. Cảnh quan toàn bộ của chúng ta phải thay đổi. Chúng ta phải đi từ quá khứ tới tương lai - không từ Đông sang Tây, không từ sự hiện diện này sang sự hiện diện khác.

Vấn đề này là gian nan thế vì việc phân mảnh của chúng ta đã đi sâu thế: tôi không thể chấp nhận được giận của tôi, tôi không thể chấp nhận được dục của tôi, tôi không thể chấp nhận được thân thể tôi, tôi không thể chấp nhận được tính toàn bộ của tôi... Cái gì đó phải bị phủ nhận và vứt đi. Điều này là xấu, điều này là tệ, điều này là tội lỗi... Tôi phải liên tục chặt các cành. Tôi sẽ sớm không là cây chút nào, không là vật sống. Và sợ bao giờ cũng có đó rằng các cành tôi đã phủ nhận có thể quay lại lần nữa, có thể mọc ra lần nữa. Tôi trở nên sợ mọi thứ. Bệnh bắt đầu: buồn, chết.

Chúng ta liên tục sống cuộc sống bộ phận gần chết hơn là sống. Người ta phải chấp nhận tiềm năng con người toàn bộ, mang mọi thứ bên trong bản thân người ta tới đỉnh mà không cảm thấy bất kì bất nhất nào, bất kì mâu thuẫn nào. Nếu bạn không thể giận một cách đích thực, bạn không thể là đáng yêu được. Nhưng điều này đã không là thái độ mãi cho tới giờ. Chúng ta đã từng nghĩ rằng một người là đáng yêu hơn nếu người đó không có khả năng giận.

Nhưng giả sử cây đang mọc cạnh tường. Cành của nó không thể mọc được vì tường có đó. Tường có thể là xã hội, các ước định tồn tại của nó. Làm sao cây có thể mọc khi có tường cạnh nó?

Có nhiều tường. Nhưng những tường đó đã được tạo ra bởi các cây, không bởi bất kì người nào khác. Các cây đã từng hỗ trợ cho các bức tường. Chính là qua hợp tác của chúng mà tường tồn tại. Khoảnh khắc cây không còn sẵn sàng hỗ trợ cho tường, tường sẽ sụp đổ, tan vỡ.

Các bức tường tồn tại quanh chúng ta là sáng tạo của chúng ta. Vì thái độ của tâm trí con người, chúng ta đã tạo ra những bức tường này. Chẳng hạn, bạn dạy con bạn không giận bằng việc bảo nó rằng nếu nó trở nên giận nó sẽ không là đứa con đáng yêu. Thế thì bạn tạo ra các bức tường quanh nó mà bảo nó rằng nó phải kìm nén giận, mà không nhận ra rằng nếu nó kìm nén giận năng lực của nó để yêu sẽ bị phá huỷ đồng thời. Giận và yêu không phải là những điều không tương hợp. Chúng là hai cành của cùng một điều. Nếu bạn chặt một cành, cành kia trở thành nghèo nàn, vì cùng nhựa chảy qua mọi cành.

Nếu bạn thực sự muốn huấn luyện con bạn cho cuộc sống tốt hơn, bạn sẽ dạy nó là giận một cách đích thực. Bạn sẽ không nói, "Đừng giận." Bạn sẽ nói, "Khi con cảm thấy giận, là giận đích thực đi, giận toàn bộ đi. Không cảm thấy mặc cảm về giận." Thay vì bảo nó đừng giận, huấn luyện nó giận thực. Khi khoảnh khắc đúng có đó nó sẽ là giận đích thực, và nó sẽ không giận vào khoảnh khắc sai. Cùng điều này là đúng cho yêu. Khi khoảnh khắc đúng có đó, nó sẽ đáng yêu đích thực; và nếu đó là khoảnh khắc sai cho yêu, nó sẽ không là việc yêu.

Vấn đề không phải là việc chọn giữa giận và yêu. Vấn đề là giữa đúng và sai, đích thực và không đích thực. Giận phải được diễn đạt. Đứa trẻ, khi nó thực sự giận, là đẹp - luồng năng lượng và sự sống bất thần. Nếu bạn giết giận, bạn đang giết sống. Nó sẽ trở thành bất lực. Vì với cả đời mình nó sẽ không có khả năng là sống động; nó sẽ di chuyển như cái xác chết.

Chúng ta liên tục tạo ra các quan niệm, điều tạo ra các bức tường. Chúng ta phát triển các thái độ và ý thức hệ, điều tạo ra các bức tường. Những bức tường này không bị áp đặt lên chúng ta; chúng là sáng tạo của chúng ta. Khoảnh khắc chúng ta trở nên nhận biết, các bức tường biến mất. Chúng tồn tại bởi vì chúng ta.

Nhưng giả sử cây, người, về căn bản bị khuyết tật thì sao? Thế thì người đó không thể thay đổi được. Không phải bởi vì người đó không muốn thay đổi, nhưng vì người đó không thể thay đổi.

Người khuyết tật không phải là vấn đề. Khi toàn thể xã hội là sống động, chúng ta có thể xem xét họ. Chúng ta có thể phân tích họ, giúp họ. Họ phải được giúp; họ không thể tự làm được bất kì cái gì. Nhưng xã hội chiếm một phần ngay cả trong sự bất lực của họ.

Chẳng hạn, con trai của gái mãi dâm bị khuyết tật vì các quan niệm đạo đức của chúng ta. Anh ta cảm thấy mặc cảm sâu sắc vì cái gì đó mà anh ta không chịu trách nhiệm chút nào. Làm sao anh ta có thể đừng được điều đó rằng mẹ anh ta là gái mãi dâm? Anh ta có thể làm được gì về điều đó? Nhưng xã hội liên tục đối xử khác với cậu con trai này. Chừng nào chúng ta chưa có thái độ khác hướng tới dục, mặc cảm của anh ta về việc là con trai của việc mãi dâm sẽ tiếp tục.

Vì chúng ta đã làm cho hôn nhân thành linh thiêng, mãi dâm nhất định bị coi là tội lỗi. Nhưng mãi dâm tồn tại vì hôn nhân. Nó là một phần của toàn thể hệ thống hôn nhân.

Như tâm trí con người vậy, mối quan hệ thường hằng là phi tự nhiên. Người ta sẽ liên tục sống với cùng một người vô hạn định chỉ nếu luật pháp yêu cầu điều đó. Điều đó phải không là luật. Nó phải không bị ép buộc lên tôi rằng nếu tôi yêu ai đó hôm nay tôi cũng phải yêu cùng người này ngày mai. Điều đó không phải là yêu cầu của tự nhiên. Không có sự cần thiết cố hữu rằng ngày mai yêu sẽ có đó. Nó có thể vậy; nó có thể không vậy. Và bạn càng ép buộc nó có đó, nó càng trở thành không thể được. Thế thì mãi dâm đi vào từ cửa sau. Chừng nào chúng ta chưa có một xã hội cho phép các mối quan hệ tự do, chúng ta không thể chấm dứt mãi dâm.

Nếu mối quan hệ tiếp tục, bạn cảm thấy tốt về nó; bản ngã của bạn cảm thấy tốt. Để đáp ứng cho bản ngã của bạn - rằng bạn là người chồng trung thành hay thoả mãn cho người vợ - mãi dâm phải bị kết án. Thế thì con trai của gái mãi dâm phải bị kết án và điều đó trở thành bệnh. Ốm yếu được tạo ra trong anh ta.

Nhưng đây là những trường hợp ngoại lệ. Nếu ai đó ốm về thể chất hay tâm lí chúng ta phải giúp người đó, điều trị người đó. Nhưng toàn thể xã hội không thích điều đó. Chín mươi chín phần trăm là sáng tạo của chúng ta; một phần trăm là ngoại lệ. Một phần trăm không phải là vấn đề chút nào. Nếu chín mươi chín phần trăm kia của xã hội mà thay đổi, ngay cả một phần trăm này sẽ bị ảnh hưởng bởi nó.

Chúng ta chưa thể quyết định được sinh lí học của bạn được xác định bởi tâm trí của bạn tới mức nào. Chúng ta càng biết nhiều, chúng ta càng trở nên không chắc chắn hơn. Nhiều bệnh trong thân thể có thể có đó chỉ vì tâm trí của bạn. Chừng nào tâm trí người ta còn chưa là tự do, người ta không thể biết chắc rằng bệnh này có bắt nguồn trong thân thể không.

Nhiều bệnh thế chỉ là hiện tượng con người. Chúng không xuất hiện ở con vật. Con vật là lành mạnh hơn, ít bệnh hơn, ít xấu hơn. Không có lí do tại sao con người không thể sống động hơn, đẹp hơn, mạnh khoẻ hơn. Việc huấn luyện mà chúng ta đã trải qua trong mười nghìn năm, việc huấn luyện lâu dài này của tâm trí, có thể là căn nguyên của nó. Nhưng khi bản thân bạn là một phần của cùng hình mẫu này, bạn thậm chí không thể quan niệm được điều này.

Nhiều bệnh vật lí tồn tại vì tâm trí bị tê liệt. Và chúng ta đang làm tê liệt tâm trí của mọi người! Bẩy năm đầu của cuộc sống đứa trẻ là có ý nghĩa nhất. Nếu bạn làm tê liệt tâm trí, sau đó sẽ trở nên khó thay đổi nó hơn. Nhưng chúng ta liên tục làm tê liệt, và với lương tâm tốt. Tâm lí càng xuyên thấu sâu vào trong rễ của tâm trí, bố mẹ dường như càng là tội phạm hơn, nhưng một cách vô tình, các thầy cô giáo và hệ thống giáo dục dường như càng là tội phạm hơn, nhưng một cách vô tình. Họ cũng khổ từ thế hệ già hơn. Họ đang truyền bệnh này đi.

Nhưng bây giờ một khả năng mới đã mở ra. Lần đầu tiên, đặc biệt ở phương Tây, con người là tự do khỏi nhu cầu hàng ngày của mình. Bây giờ chúng ta có thể thực nghiệm với những khả năng mới cho tâm trí. Điều đó đã là không thể làm được trong quá khứ, vì nhu cầu thân thể đã là gánh nặng thế, không thể đáp ứng được thế. Nhưng bây giờ khả năng này có đó. Chúng ta sống trên ngưỡng của cách mạng sâu sắc, cách mạng tới mức lịch sử con người chưa bao giờ giờ gặp phải. Cuộc cách mạng trong tâm thức là có thể bây giờ. Với nhiều tiện nghi hơn để biết và hiểu, chúng ta có thể thay đổi. Nhiều thời gian sẽ được cần, nhưng khả năng là mở cho chúng ta. Nếu chúng ta dám, nếu chúng ta có dũng cảm, nó có thể trở thành thực tại.

Toàn thể nhân loại đang lâm nguy. Hoặc chúng ta sẽ quay lại quá khứ hoặc đi tới tương lai mới. Vấn đề không phải là thế chiến thứ ba, không phải là chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản. Những vấn đề này là lạc hậu bây giờ. Khủng hoảng mới là cận kề. Hoặc chúng ta sẽ phải quyết định rằng chúng ta muốn có tâm thức mới, và làm việc vì nó, hoặc chúng ta sẽ phải rơi trở lại, thoái lui về những hình mẫu cũ.

Thoái lui cũng là có thể. Bất kì khi nào khủng hoảng có đó, thoái lui là xu hướng của tâm trí. Bất kì khi nào bạn đối diện với cái gì đó mà bạn không thể đối diện được, bạn thoái lui. Chẳng hạn, nếu ngôi nhà này đột nhiên bị cháy, bạn sẽ bắt đầu hành xử như trẻ con. Khi nhà bị cháy bạn cần chín chắn hơn, hiểu nhiều hơn, bạn cần hành xử theo cách nhiều nhận biết hơn, nhưng thay vì thế bạn thoái lui về năm tuổi và bắt đầu chạy quanh theo cách mà bạn tạo ra nhiều nguy hiểm hơn cho bản thân bạn.

Khả năng đáng buồn là ở chỗ nếu chúng ta cố tạo ra con người mới, chúng ta sẽ đối diện với tình huống hoàn toàn mới với chúng ta và chúng ta có thể thoái lui. Thậm chí có những nhà tiên tri thuyết giảng về thoái lui. Họ muốn quá khứ quay lại: "Thời đại vàng đã tồn tại trong quá khứ. Quay lại đi!" Nhưng với tôi, điều đó là tự tử. Chúng ta phải đi vào trong tương lai, dù nó có thể hiểm nguy và khó khăn thế nào.

Sự sống phải đi tới tương lai. Chúng ta phải tìm ra phương thức tồn tại mới. Tôi hi vọng rằng điều này có thể xảy ra. Và phương Tây phải là mảnh đất cho việc xảy ra của nó, vì phương Đông không là gì ngoài phương Tây của ba trăm năm trước. Vấn đề về phương tiện sinh sống và sống còn đè nặng lên phương Đông, nhưng phương Tây được tự do khỏi mọi điều này.

Khi người trẻ từ phương Tây tới tôi, tôi bao giờ cũng nhận biết rằng họ có thể hoặc tiến bộ hoặc thoái lui. Và theo một cách nào đó họ đã từng thoái lui, cư xử như trẻ con, như người nguyên thuỷ. Điều đó là không tốt. Việc nổi dậy của họ là tốt, nhưng họ phải hành xử như loại người mới và không như người nguyên thuỷ. Họ phải tạo ra bên trong bản thân họ những khả năng cho tâm thức mới.

Thay vì thế, họ chỉ dùng ma tuý cho bản thân họ. Tâm trí nguyên thuỷ bao giờ cũng bị bỏ bùa bởi ma tuý, bị thôi miên bởi chúng. Nếu những người đang bỏ xã hội ở phương Tây bắt đầu hành xử như người nguyên thuỷ, đó không phải là nổi dậy mà là phản ứng và thoái lui. Họ phải hành xử như nhân loại mới. Họ phải tiến tới tâm thức mới mà là toàn bộ, toàn cầu và chấp nhận mọi tiềm năng bất nhất trong con người.

Khác biệt giữa con vật và con người là ở chỗ con vật đã cố định các tiềm năng trong khi con người có những khả năng vô hạn. Nhưng chúng chỉ là các khả năng. Con người có thể trưởng thành, nhưng trưởng thành này phải được giúp đỡ. Chúng ta phải mở các trung tâm trên toàn thế giới nơi điều này có thể xảy ra.

Tâm trí phải được huấn luyện theo cách logic, hợp lí, nhưng nó phải đồng thời được huấn luyện trong thiền phi lí, bất hợp lí. Lí trí phải được huấn luyện, và đồng thời cả cảm xúc. Lí trí phải không được huấn luyện với cái giá của cảm xúc. Hoài nghi phải có đó, nhưng tin cậy cũng phải có.

Dễ dàng tin cậy mà không có bất kì hoài nghi nào, và dễ dàng hoài nghi mà không có bất kì tin cậy nào. Nhưng những công thức đơn giản này sẽ không có tác dụng bây giờ. Bây giờ chúng ta phải tạo ra hoài nghi lành mạnh, hoài nghi bền bỉ, tâm trí nghi ngại, cái tồn tại đồng thời với tâm trí tin cậy. Và con người bên trong phải có năng lực chuyển từ cái này sang cái kia: từ hoài nghi sang tin cậy, và chuyển ngược lại. Với nghiên cứu đối thể, người ta phải có hoài nghi, nghi ngại, thận trọng. Nhưng có chiều khác cận kề với điều này nơi tin cậy cho manh mối không hoài nghi. Cả hai được cần.

Vấn đề là làm sao tạo ra các cực mâu thuẫn đồng thời. Đây là điều tôi quan tâm tới. Tôi sẽ liên tục tạo ra hoài nghi và sẽ liên tục tạo ra tin cậy. Tôi không thấy bất kì bất nhất cố hữu nào trong nó, vì với tôi chính việc chuyển là quan trọng, việc chuyển từ cực này sang cực khác.

Chúng ta càng bị cố định vào một cực, điều đó càng trở nên khó hơn. Chẳng hạn, ở phương Tây bạn đã miệt mài hoạt động. Nhưng bạn không thể ngủ ngon. Khi bạn đi ngủ và tâm trí cần chuyển từ hoạt động sang bất hoạt, nó không thể chuyển được. Bạn liên tục trở mình trên giường; tâm trí liên tục hoạt động. Để ngủ, bạn phải uống thuốc ngủ. Nhưng giấc ngủ cưỡng ép không thể cho bạn mấy nghỉ ngơi; nó chỉ ở bề mặt. Sâu bên dưới, rối loại tiếp tục. Giấc ngủ trở thành ác mộng.

Cái đối lập đã xảy ra ở phương Đông. Phương Đông có thể ngủ ngon, nhưng không thể hoạt động. Ngay cả vào buổi sáng tâm trí phương Đông cảm thấy lờ phờ, buồn ngủ. Trong nhiều thế kỉ họ đã từng ngủ ngon và chẳng làm gì khác, trong khi bạn đã làm nhiều thứ, nhưng bạn đã tạo ra sự không thoải mái, không dễ dàng. Và bởi vì sự không dễ dàng này, mọi thứ bạn đã làm đều là vô dụng. Bạn thậm chí không thể ngủ được!

Đó là lí do tại sao nhấn mạnh của tôi là huấn luyện tâm trí về hoạt động, về bất hoạt và, điều có ý nghĩa nhất trong tất cả, về việc chuyển - để cho bạn có thể chuyển giữa hai điều này. Tâm trí có thể được huấn luyện để chuyển từ cái nọ sang cái kia. Từ bất kì hoạt động nào, trong một khoảnh khắc tôi có thể chuyển sang bất hoạt. Tôi có thể nói với bạn trong nhiều giờ và trong một khoảnh khắc tôi có thể chuyển vào im lặng bên trong, sâu mà không có việc nói nào diễn ra. Và chừng nào khả năng này còn chưa được tạo ra trong bạn, trưởng thành của bạn sẽ bị làm chậm lại.

Tương lai phải cho phép có hài hoà sâu giữa các cực bên trong. Chừng nào chuyển động này giữa các cái đối lập còn chưa được tạo ra, việc truy hỏi của con người bị kết thúc. Bạn không thể đi lên trước. Phương Đông bị cạn kiệt và phương Tây bị cạn kiệt. Bạn có thể thay đổi cảnh quan của hai bên nhưng thế thì, trong vòng hai thế kỉ, cùng vấn đề sẽ lại kéo tới. Nếu bạn chỉ trao đổi thái độ này với thái độ kia, bạn bắt đầu chuyển đi trong vòng tròn.

Nhưng làm sao người ta có thể biết cái gì là mục đích đúng để gây hứng khởi trong sự sống nếu mọi thứ là để được chấp nhận?

Chính việc tìm mục đích là một phần của quá trình lí trí. Tương lai tồn tại vì lí trí. Đó là lí do tại sao với con vật không có tương lai và không có mục đích. Chúng sống, nhưng không có mục đích. Lí trí tạo ra lí tưởng; nó tạo ra mục đích; nó tạo ra tương lai. Vấn đề thực không phải là mục đích đúng là gì. Vấn đề thực là liệu có mục đích hay không.

Thế hệ mới đang hỏi liệu có mục đích hay không. Khoảnh khắc bạn có mục đích, bạn bắt đầu quay ra xa sự sống. Bạn bắt đầu tạo khuôn sự sống tương ứng với mục đích của bạn. Hiện tại trở thành ít nghĩa. Nó phải bị tạo khuôn, bị điều chỉnh theo tương lai.

Tâm trí hướng đích là lí trí, và tâm trí hướng sự sống là phi lí trí. Cho nên vấn đề không phải là làm sao có mục đích đúng. Vấn đề là làm thế nào để cho lí trí không là hiện tượng duy nhất của tâm trí.

Lí trí phải có mục đích; nó không thể tồn tại mà không có mục đích. Nhưng điều này phải không trở thành độc tài; nó phải không là cành duy nhất mọc ra. Lí trí phải tồn tại, nó là sự cần thiết, nhưng có phần trống rỗng của tâm trí con người mà không thể có mục đích, cái có thể tồn tại chỉ như con vật, như trẻ con. Nó có thể tồn tại chỉ ở đây và bây giờ. Phần trống rỗng này, phần phi lí này, trải nghiệm những miền sâu hơn của sống, của yêu, của nghệ thuật. Nó không có nhu cầu đi vào trong tương lai, cho nên nó có thể đi sâu vào trong ở đây và bây giờ. Lí trí phải phát triển, nhưng phần này phải được phát triển một cách đồng thời.

Đã từng có các nhà khoa học với nhân cách tôn giáo rất sâu. Điều này có thể xảy ra theo hai cách. Hoặc nó có thể là sự hài hoà sâu, hoặc nó có thể chỉ đóng lỗ hổng này và mở lỗ hổng khác, không có bất kì hài hoà nào. Tôi có thể là nhà khoa học và thế rồi tôi có thể bỏ thế giới khoa học và đi tới nhà thờ để cầu nguyện. Thế thì nhà khoa học không cầu nguyện. Điều đó thực sự không phải là hài hoà; nó là việc rẽ đôi sâu sắc. Không có đối thoại bên trong giữa nhà khoa học và người tôn thờ. Nhà khoa học đã không tới nhà thờ chút nào. Khi người này quay lại phòng thí nghiệm của mình, người tôn thờ không có đó. Có phân chia sâu giữa hai người này; họ không chờm lấp nhau. Trong người như vậy bạn sẽ thấy sự tách đôi chứ không hài hoà. Người đó sẽ nói những điều mà bản thân người đó cảm thấy mặc cảm khi đã nói. Người đó sẽ đưa ra những phát biểu như nhà khoa học, điều đi ngược lại tâm trí người đó như người tôn thờ.

Nhiều nhà khoa học thế đã đi tới những cuộc sống phân liệt. Một phần của họ là thứ này, phần khác là cái gì đó khác. Đây không phải là điều tôi ngụ ý bởi hài hoà. Bởi hài hoà tôi ngụ ý bạn có năng lực chuyển từ người này sang người kia mà không bao giờ bị đóng với cả hai. Thế thì nhà khoa học đi cầu nguyện, và người tôn giáo đi tới phòng thí nghiệm. Không có phân chia, không kẽ hở.

Bằng không, bạn sẽ trở thành hai người. Bình thường chúng ta là nhiều người; chúng ta có đa nhân cách. Chúng ta trở nên bị đồng nhất với nhân cách này, và thế rồi chúng ta đổi số và trở thành cái gì đó khác. Việc đổi số này không phải là hài hoà. Nó tạo ra căng thẳng rất sâu trong con người bạn. Bạn không thể thoải mái với nhiền căn cước thế. Tâm thức không phân chia, năng lực chuyển tới đối lập cực, chỉ có thể khi chúng ta có quan niệm về con người là cái một bản chất - khi không có phủ nhận các cái đối lập.

Hoài nghi là một phần của công việc của nhà khoa học. Tin cậy cũng là một phần. Chúng là hai khía cạnh nhìn vào các chiều khác nhau của cùng một sự việc. Cho nên nhà khoa học có thể cầu nguyện trong phòng thí nghiệm của mình; không có gì sai trong điều đó. Hoài nghi là một phần của công việc của ông ấy, một công cụ của công việc của ông ấy, và tin cậy cũng vậy. Không có phân đôi cố hữu. Khi người ta có thể chuyển dễ dàng, trơn chu, từ phần này sang phần kia, cho dù việc chuyển không được cảm thấy. Bạn chuyển, nhưng việc chuyển không được cảm thấy. Việc chuyển chỉ được cảm thấy khi có chướng ngại nào đó. Khi có hài hoà sâu, không việc chuyển nào được cảm thấy.

Một điều nữa: khi tôi nói "Đông" và "Tây" tôi không ngụ ý rằng ở phương Tây đã từng không có tâm trí phương Đông và ở phương Đông đã từng không có tâm trí phương Tây. Tôi đang nói về dòng chảy chính. Đôi khi chúng ta phải viết lịch sử thế giới mà trong đó thế giới không bị phân chia về địa lí mà về tâm lí. Trong nó, phương Đông sẽ có nhiều khuôn mặt từ phương Tây và phương Tây sẽ có nhiều khuôn mặt từ phương Đông.

Cho nên tôi không ngụ ý rằng cả hai xu hướng không tồn tại ở phương Tây. Tôi ngụ ý rằng dòng chảy chính ở phương Tây đã từng hướng tới sự trưởng thành lí trí, ngay cả trong tôn giáo. Đó là lí do tại sao nhà thờ trở nên chi phối thế.

Jesus đã là người phi lí, nhưng Thánh Paul đã có tâm trí rất khoa học, tâm trí rất lí trí. Ki tô giáo thuộc về Thánh Paul, không thuộc về Jesus. Với người hỗn loạn như vậy không có khả năng nào cho một tổ chức lớn thế. Điều đó là không thể được. Jesus đã mang tính phương Đông nhưng Thánh Paul thì không.

Đã từng có xung đột giữa khoa học và nhà thờ. Cả hai đều là lí trí. Cả hai đều cố hợp lí hoá hiện tượng tôn giáo. Nhà thờ nhất định bị thất bại, vì bản thân hiện tượng tôn giáo là phi lí. Lí trí thất bại khi có liên quan tới tôn giáo. Đó là lí do tại sao nhà thờ đã phải bị thất bại, và khoa học đã chiến thắng.

Ở phương Đông đã không có tranh đấu giữa khoa học và tôn giáo vì tôn giáo chưa bao giờ tuyên bố bất kì cái gì bên trong địa hạt của lí trí. Hai lĩnh vực này không thuộc cùng một phân loại, cho nên không có tranh đấu giữa chúng.

Làm sao có chuyện tôn giáo trở thành có lí trí?

Điều này xảy ra không phải vì bản thân tôn giáo, nhưng bất kì khi nào tôn giáo phải được hệ thống hoá, hiện tượng này xảy ra. Một Phật hay một Jesus không đi theo bất kì lí tưởng nào. Họ sống cuộc sống tự phát; họ trưởng thành theo cách riêng của họ. Họ trưởng thành như cây dại, nhưng thế thì cây dại trở thành lí tưởng cho những người đi theo của họ. Người đi theo bắt đầu có hình mẫu, tham chiếu, chân lí, kết án.

Tôn giáo có hai phần. Một phần, người có nhân cách tôn giáo sâu sắc, người là tự phát, và phần thứ hai, những người đi theo, người tạo ra tín ngưỡng, học thuyết, kỉ luật tương ứng với lí tưởng. Thế thì lí tưởng tồn tại cho các Phật tử - "Người ta phải giống Phật" - và kìm nén được tạo ra. Bạn phải phá huỷ bản thân bạn theo nhiều cách, vì chỉ thế thì bạn mới có thể trở thành lí tưởng này. Bạn phải trở thành việc bắt chước.

Với tôi, điều này là tội phạm. Nhân cách tôn giáo là đẹp, nhưng tín ngưỡng tôn giáo chỉ là thứ lí trí. Nó chỉ là lí trí đương đầu với hiện tượng phi lí.

Phật chẳng có tâm trí lí trí đó sao?

Ông ấy rất lí trí, nhưng ông ấy đã có kẽ hở rất phi lí. Ông ấy đã thoải mái với cái phi lí nữa. Quan niệm chúng ta có về Phật không thực sự là về Phật, mà từ truyền thống đi theo sau. Phật đã là điều khác hoàn toàn.

Vì chúng ta không thể nào làm khác được, chúng ta phải đi qua các Phật tử để đạt tới Phật. Họ đã tạo ra một tín ngưỡng dài hai nghìn năm, và họ đã làm Phật thành rất lí trí. Ông ấy không phải vậy. Bạn không thể hiện hữu nếu bạn ở sâu trong sự tồn tại. Bạn phải là phi lí nhiều lần - và Phật là vậy! Nhưng để biết điều này, chúng ta phải gạt sang bên toàn thể tín ngưỡng và đương đầu trực tiếp với Phật. Điều đó rất khó, nhưng nó có thể xảy ra.

Nếu tôi đang nói về người lí trí, một cách vô thức người đó bỏ đi mọi cái là không lí trí. Nhưng nếu tôi nói về nhà thơ, cùng câu này và cùng lời này mang nghĩa cái gì đó khác. Người lí trí không thể nhìn vào thơ ca của các lời. Người đó chỉ có thể nhìn vào logic, luận cứ. Nhà thơ nhìn lời theo cách khác. Lời có sắc thái của mầu sắc, thơ ca mà không được kết nối chút nào với bất kì luận cứ nào.

Cho nên mặt Phật khác đi tương ứng với người nhìn ông ấy. Phật đã tồn tại ở Ấn Độ trong thời kì mà toàn thể đất nước đã trải qua khủng hoảng về mọi thứ phi lí: Vedas, Upanishads, toàn thể huyền môn. Phong trào chống lại mọi điều này đã là rất lớn, đặc biệt ở Bihar nơi Phật ở.

Phật là người có sức thu hút, thôi miên. Mọi người bị ấn tượng bởi ông ấy. Nhưng việc diễn giải về Phật nhất định là lí trí. Nếu như Phật đã sống vào thời gian khác trong lịch sử, ở một phần của thế giới mà không chống lại huyền bí, ông ấy chắc đã được coi như nhà huyền bí lớn, không là nhà trí thức. Khuôn mặt được biết thuộc vào lịch sử của một thời kì đặc biệt.

Như tôi nhìn Phật, ông ấy không phải là người lí trí chủ yếu. Toàn thể quan niệm về niết bàn là huyền bí. Ông ấy đã thậm chí là huyền bí hơn Upanishads, vì Upanishads, dù chúng có vẻ huyền bí thế nào, có tính lí trí riêng của chúng. Chúng nói về luân hồi của hồn. Phật đã nói về luân hồi không có hồn. Điều đó còn huyền bí hơn. Upanishads nói về giải thoát, nhưng bạn sẽ có đó. Bằng không, toàn thể sự việc trở thành vô nghĩa. Nếu tôi không thể hiện hữu trong trạng thái tối thượng của sự tồn tại, thế thì toàn thể nỗ lực là vô dụng, phi logic. Phật đã nói nỗ lực là cần được làm - và bạn sẽ không có đó. Nó chỉ là hư không. Quan niệm này là huyền bí hơn.

Khi thầy nói về mọi người thoái lui, thầy có ngụ ý thoái lui trong so sánh với hình ảnh nào đó mà đã được tạo ra bởi xã hội về điều là được chấp nhận về mặt xã hội không?

Không phải hình ảnh. Cái gì đó khác. Khi tôi nói họ hành xử như trẻ con, tôi ngụ ý họ không trưởng thành. Họ đang thoái lui, đi lùi lại sau. Tôi không có bất kì hình ảnh nào về điều họ sẽ tuân thủ. Tôi có quan niệm về trưởng thành, không phải hình ảnh để được đi theo. Tôi không muốn mọi người trở nên được điều chỉnh theo hình ảnh đặc biệt chút nào. Điều tôi đang nói chỉ là ở chỗ họ đang thoái lui trở lại quá khứ và không trưởng thành hướng tới tương lai. Tôi không có hình ảnh về tôi muốn cây trưởng thành thế nào - nhưng nó phải trưởng thành; nó phải không thoái lui. Chính vấn đề là trưởng thành hay thoái lui, không của bất kì hình ảnh nào.

Thứ hai, khi tôi nói họ đang thoái lui, tôi ngụ ý họ đang phản ứng chống lại xã hội quá lí trí. Phản ứng của họ đi sang cực đoan kia. Nó chứa cùng nguỵ biện. Lí trí phải được hấp thu, không bị bỏ ra. Nếu bạn bỏ nó ra, bạn đang phạm cùng lỗi lầm như khi tính phi lí bị bỏ ra.

Thời đại Victoria đã tạo ra con người mà chỉ là mẽ ngoài, mặt nạ. Người đó không phải là người sống bên trong. Người đó là hình mẫu về hành vi, hình mẫu về thói kiểu cách - nhiều phần bộ mặt và ít phần hiện hữu. Điều này đã là có thể vì chúng ta đã chọn chỉ lí trí là tiêu chí cho mọi thứ. Cái phi lí, hỗn loạn, hỗn độn, đã bị đẩy ra xa, bị kìm nén. Bây giờ phía hỗn loạn kia đang trả thù, nó có thể làm hai điều: nó có thể có tính phá huỷ hay sáng tạo.

Nếu nó có tính phá huỷ thế thì nó sẽ thoái lui. Thế thì nó sẽ trả thù theo cùng cách thức - bằng việc phủ nhận. Nó sẽ phủ nhận phần lí trí. Thế thì bạn trở thành chỉ giống như trẻ con: non nớt. Bạn quay lui.

Nếu phía hỗn loạn có tính sáng tạo, nó phải không phạm cùng sai lỗi. Nó phải hấp thu lí trí cùng với phi lí. Thế thì toàn thể con người sẽ trưởng thành. Người ta không phủ định cái phi lí mà người ta cũng không phủ nhận lí trí đang trưởng thành.

Bạn không thể trưởng thành chừng nào bạn chưa trưởng thành một cách toàn bộ. Tôi đang nói về trưởng thành. Tôi không có hình ảnh về điều người ta phải trưởng thành tới.

Chẳng phải nhiều vấn đề của tâm trí phương Tây là kết quả của tội lỗi-và-mặc cảm trong Ki tô giáo đó sao?

Vâng, điều đó nhất định là vậy. Quan niệm về tội lỗi tạo ra tâm thức rất khác quanh nó. Quan niệm này thiếu trong tâm trí phương Đông. Thay vì thế, nó bị thay thế bởi quan niệm về dốt nát. Trong tâm thức phương Đông rễ của mọi điều xấu là dốt nát chứ không phải tội lỗi. Điều xấu có đó vì bạn dốt. Cho nên vấn đề không phải là mặc cảm mà là kỉ luật. Bạn phải nhận biết nhiều hơn, biết nhiều hơn. Ở phương Đông, tri thức là biến đổi - và thiền là công cụ cho biến đổi đó.

Với Ki tô giáo, tội lỗi trở thành trung tâm. Và đó không chỉ là tội lỗi của bạn. Nó là tội nguyên thuỷ của nhân loại. Bạn bị nặng gánh với quan niệm về tội lỗi. Điều này tạo ra mặc cảm, căng thẳng. Đó là lí do tại sao Ki tô giáo đã không thể thực sự phát triển các kĩ thuật thiền. Nó chỉ phát triển lời cầu nguyện. Bạn có thể làm gì để tranh đấu với tội lỗi? Bạn có thể có đạo đức và có tính cầu nguyện!

Không có gì giống như Mười lời răn ở phương Đông. Quan niệm đạo đức thái quá không có đó. Cho nên các vấn đề ở phương Đông là khác với phương Tây. Với những người tới từ phương Tây, tội lỗi là vấn đề. Sâu bên dưới họ cảm thấy mặc cảm. Ngay cả những người đã nổi dậy cũng cảm thấy mặc cảm. Đó là vấn đề tâm lí, liên quan nhiều tới tâm trí và ít với con người.

Thứ nhất, mặc cảm của họ phải được xả ra. Đó là lí do tại sao phương Tây phải phát triển phân tâm và xưng tội. Chúng đã không được phát triển ở phương Đông vì chúng chưa bao giờ được cần tới. Ở phương Tây bạn phải xưng tội. Chỉ thế thì bạn có thể có được tự do khỏi mặc cảm ở sâu bên trong. Hoặc bạn phải trải qua phân tâm để cho mặc cảm được tống ra. Nhưng nó không bao giờ được tống ra mãi mãi, vì quan niệm về tội lỗi vẫn còn. Tội lỗi sẽ tích luỹ lần nữa. Cho nên phân tâm và xưng tội chỉ có thể là sự giúp đỡ tạm thời. Bạn phải xưng tội lặp đi lặp lại. Chúng chỉ là việc giúp đỡ tạm thời chống lại cái gì đó đã được chấp nhận. Gốc rễ của bệnh này - quan niệm về tội lỗi - đã được chấp nhận.

Ở phương Đông vấn đề không phải là tâm lí học, vấn đề là hiện hữu. Vấn đề không phải là mạnh khoẻ tâm trí. Thay vì thế, vấn đề là trưởng thành tâm linh. Bạn phải trưởng thành về tâm linh, là nhận biết nhiều hơn về mọi thứ. Bạn không phải thay đổi hành vi của bạn, nhưng phải thay đổi ý thức của bạn. Thế thì hành vi đi theo sau.

Ki tô giáo quan tâm nhiều tới hành vi của bạn. Nhưng hành vi chỉ là ngoại vi. Vấn đề không phải là điều bạn làm; vấn đề là điều bạn là. Nếu bạn liên tục thay đổi điều bạn làm, bạn không thực sự thay đổi bất kì cái gì. Bạn vẫn còn như cũ. Bạn có thể là thánh nhân bên ngoài và dầu vậy vẫn là cùng người bên trong.

Vấn đề của những người tới từ phương Tây là vì mặc cảm họ có về hành vi của họ. Tôi phải vật lộn với họ chỉ để làm cho họ nhận biết về vấn đề sâu hơn của họ - cái là của con người họ, không của linh hồn. Phật giáo và Jaina giáo cũng đã tạo ra mặc cảm. Không phải là cùng loại mặc cảm, nhưng mặc cảm theo cách khác. Người Jaina nói riêng đã tạo ra việc cảm rất sâu về thấp kém. Mặc cảm theo nghĩa của người Ki tô giáo không có đó vì không có vấn đề về tội lỗi, nhưng có việc cảm sâu rằng chừng nào người ta chưa đi ra ngoài những thứ nào đó, người ta là thấp kém. Sự thấp kém sâu này có tác dụng theo cùng cách như mặc cảm.

Người Jaina cũng đã không tạo ra bất kì kĩ thuật có tính thiền nào. Họ đã chỉ tạo ra các công thức khác: Làm cái kia. Làm cái kia. Không làm cái này... Toàn thể quan niệm được đặt trung tâm quanh hành vi. Sư Jaina là lí tưởng khi có liên quan tới hành vi của ông ta, nhưng khi có liên quan tới con người bên trong của ông ta, ông ta rất nghèo nàn. Ông ta liên tục hành xử như con rối. Đó là lí do tại sao Jaina giáo đã trở thành thứ chết.

Phật giáo không chết theo cùng cách này vì nhấn mạnh khác có đó. Phần đạo đức của Phật giáo chỉ là hệ quả của phần có tính thiền. Nếu hành vi phải được thay đổi, nó chỉ là như việc giúp đỡ cho thiền. Trong bản thân nó, nó là vô nghĩa. Trong Ki tô giáo và Jaina giáo nó là có nghĩa trong bản thân nó. Nếu bạn đang làm điều thiện, thế thì bạn là thiện. Với Phật giáo đây không phải là hoàn cảnh. Bạn phải được biến đổi bên trong. Làm điều thiện có thể giúp đỡ, nó có thể trở thành một phần, nhưng thiền là trung tâm.

Cho nên trong cả ba tôn giáo này, duy nhất Phật tử đã phát triển thiền sâu. Mọi thứ khác trong Phật giáo chỉ là việc giúp đỡ - không quan trọng. Bạn thậm chí có thể bỏ nó đi. Nếu bạn có thể thiền mà không có bất kì giúp đỡ khác nào, thế thì bạn có thể bỏ phần còn lại.

Nhưng Hindu giáo thậm chí còn sâu hơn. Đó là lí do tại sao Hindu giáo có thể phát triển trong nhiều chiều hướng khác nhau thế, như Tantra. Ngay cả điều bạn gọi là tội lỗi cũng có thể được Tantra dùng. Theo một cách nào đó Hindu giáo là rất lành mạnh - nhưng hỗn độn tất nhiên. Bất kì cái gì lành mạnh nhất định là hỗn độn; nó không thể được hệ thống hoá.

Kết thúc quyển 'Tâm Lí Của Bí Truyền'Quay về Mục Lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post