Read more
Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã
Tâm Lí Của Bí Truyền - Osho
Cuộc cách mạng bên trong
Chương 4. Kundalini Yoga: trở về gốc
Kundalini Yoga là gì và làm sao nó có thể
giúp cho phương Tây? Tại sao phương pháp của thầy để đánh thức kundalini là hỗn
độn thay vì như phương pháp truyền thống, có kiểm soát?
Sự tồn tại là năng lượng,
vận động của năng lượng theo nhiều cách thức thế và nhiều hình tướng thế. Khi
có liên quan tới sự tồn tại của con người, năng lượng này là năng lượng
kundalini. Kundalini là năng lượng được hội tụ của thân thể con người và linh hồn
con người.
Năng lượng có thể tồn
tại hoặc được biểu lộ hoặc không được biểu lộ. Nó có thể vẫn còn trong hạt mầm,
hay nó có thể đi vào hình tướng được biểu lộ. Mọi năng lượng hoặc là trong hạt
mầm hoặc trong hình tướng được biểu lộ. Kundalini ngụ ý tiềm năng toàn bộ của bạn,
khả năng toàn bộ của bạn. Nhưng nó là hạt mầm; nó là tiềm năng. Các cách thức để
đánh thức kundalini là cách thức để làm cho tiềm năng của bạn thành hiện thực.
Cho nên đầu tiên,
kundalini không phải là cái gì đó duy nhất. Nó là năng lượng con người duy nhất
như vậy. Nhưng bình thường chỉ một phần của nó là vận hành, phần rất nhỏ. Ngay
cả phần đó cũng đang không vận hành một cách hài hoà; nó đang trong xung đột.
Đó là khổ, phiền não. Nếu năng lượng của bạn có thể vận hành một cách hài hoà
thế thì bạn cảm thấy phúc lạc, nhưng nó đang trong xung đột - nếu nó đối kháng
với bản thân nó - thế thì bạn cảm thấy khổ. Mọi khổ ngụ ý rằng năng lượng của bạn
đang trong xung đột, và mọi hạnh phúc, mọi phúc lạc, ngụ ý rằng năng lượng của
bạn là trong hài hoà.
Tại sao toàn thể năng
lượng chỉ là tiềm năng, không là hiện thực? Nó không được cần tới khi có liên
quan tới sự sống hàng ngày - nó không được yêu cầu. Duy nhất phần trở nên vận
hành là được yêu cầu, được thách thức. Sự sống hàng ngày không phải là thách thức
cho nó, cho nên chỉ phần rất nhỏ trở nên biểu lộ. Và ngay cả phần nhỏ bé, được
biểu lộ này cũng không hài hoà vì sự sống hàng ngày của bạn không được tích hợp.
Nhu cầu của bạn là
trong xung đột. Xã hội yêu cầu điều này và bản năng của bạn yêu cầu cái gì đó
hoàn toàn trái ngược lại. Yêu cầu xã hội và yêu cầu cá nhân là trong xung đột.
Xã hội có các yêu cầu của nó; đạo đức và tôn giáo có yêu cầu của họ. Những xung
đột này đã ngăn cản con người là một toàn thể hài hoà. Họ đã làm cho con người
thành mảnh mẩu.
Buổi sáng điều này được
yêu cầu; buổi trưa cái gì đó khác được yêu cầu. Vợ bạn yêu cầu cái gì đó từ bạn;
mẹ bạn yêu cầu cái gì đó hoàn toàn ngược lại. Thế thì cuộc sống hàng ngày trở
thành việc đòi hỏi xung đột lên bạn, và phần nhỏ của toàn bộ năng lượng của bạn
mà đã trở thành biểu lộ là trong xung đột với bản thân nó.
Cũng có xung đột
khác. Phần đã trở nên biểu lộ bao giờ cũng sẽ trong xung đột với phần còn chưa
trở nên biểu lộ; thực tại bao giờ cũng sẽ trong xung đột với tiềm năng. Tiềm
năng sẽ đẩy bản thân nó được biểu lộ, và thực tại sẽ kìm nén nó.
Dùng thuật ngữ tâm
lí, vô thức bao giờ cũng trong xung đột với ý thức. Ý thức sẽ cố gắng chi phối
nó, vì ý thức bao giờ cũng bị lâm nguy khi vô thức biểu lộ bản thân nó. Ý thức
là dưới sự kiểm soát và tiềm năng, vô thức, là không bị kiểm soát. Bạn có thể kiểm
soát ý thức, nhưng với việc bùng nổ của vô thức bạn sẽ trong bất an ninh. Bạn sẽ
không có khả năng kiểm soát nó. Đó là nỗi sợ của ý thức. Cho nên đây là xung đột
khác, lớn hơn và sâu hơn xung đột thứ nhất: xung đột giữa ý thức và vô thức, giữa
năng lượng đã trở nên biểu lộ và năng lượng muốn được biểu lộ.
Hai kiểu xung đột này
là lí do tại sao bạn không trong hài hoà. Và nếu bạn không trong hài hoà, năng
lượng của bạn sẽ trở thành đối kháng với bạn. Năng lượng cần vận động, và vận động
bao giờ cũng từ cái không biểu lộ hướng tới cái biểu lộ, từ hạt mầm hướng tới
cây, từ tối hướng tới sáng.
Vận động này là có thể
chỉ nếu không có kìm nén. Bằng không vận động này, sự hài hoà, bị phá huỷ và
năng lượng của bạn trở thành kẻ thù của bạn. Bạn trở thành ngôi nhà bị chia ra
chống lại bản thân nó; bạn trở thành đám đông. Thế thì bạn không là một; bạn là
nhiều.
Đây là tình huống tồn
tại khi có liên quan tới con người. Nhưng điều này không nên là vậy. Đây là lí
do tại sao có cái xấu và khổ. Phúc lạc và cái đẹp chỉ có thể tới khi năng lượng
sống của bạn là trong vận động, trong vận động dễ dàng, vận động thảnh thơi -
không bị kìm nén, không bị cấm đoán; được tích hợp, không phân mảnh; không
trong xung đột với bản thân nó, mà là một và có phối hợp. Khi năng lượng của bạn
đi tới sự thống nhất hài hoà này, đó là điều được ngụ ý bởi kundalini.
Kundalini chỉ là thuật ngữ kĩ thuật cho năng lượng toàn thể của bạn khi nó
trong sự thống nhất, trong vận động, trong hài hoà, không có bất kì xung đột
nào; khi nó có tính cộng tác, bổ sung và có phối hợp. Ngay tại đó, có biến đổi
- duy nhất và không biết.
Khi năng lượng ở
trong xung đột, bạn muốn làm giảm nhẹ chúng. Bạn cảm thấy thoải mái chỉ khi
năng lượng xung đột của bạn được xả ra, được tống ra. Nhưng bất kì khi nào bạn
tống chúng ra, năng lượng sống của bạn, sức sống của bạn, đi xuống, hay ra
ngoài. Chuyển động xuống là chuyển động ra ngoài, và chuyển động lên là chuyển
động vào trong. Năng lượng của bạn càng đi lên, chúng càng đi vào trong; chúng
càng đi xuống, chúng càng chuyển ra ngoài. Nếu bạn tống các năng lượng xung đột
của bạn ra ngoài bạn sẽ cảm thấy được giảm nhẹ, nhưng điều đó cũng giống như
ném cuộc sống của bạn đi theo từng miếng và từng mảnh, theo từng lần. Nó là tự
tử. Chừng nào năng lượng sống của bạn chưa trở thành một và hài hoà, và việc chảy
trở thành vào trong, chúng ta đang tự tử.
Khi bạn đang tống
năng lượng ra bạn cảm thấy được giảm nhẹ, nhưng việc giảm nhẹ nhất định là mảnh
mẩu vì bạn là nguồn năng lượng thường hằng. Năng lượng tích luỹ lại và bạn sẽ
phải loại bỏ nó lần nữa. Điều thường được biết như vui thú chỉ là tống ra các
năng lượng xung đột. Vui thú ngụ ý rằng bạn được giản nhẹ gánh nặng. Nó bao giờ
cũng có tính phủ định, không bao giờ khẳng định. Nhưng phúc lạc có tính khẳng định.
Nó chỉ tới khi năng lượng của bạn được đáp ứng.
Khi năng lượng của bạn
không bị tống ra mà có việc nở hoa bên trong, khi bạn trở thành một với chúng
và không trong xung đột với chúng, thế thì có chuyển động vào trong. Chuyển động
đó là vô tận. Nó trở thành mỗi ngày một sâu hơn, và nó càng đi sâu, nó càng trở
nên phúc lạc hơn, cực lạc hơn.
Cho nên năng lượng có
thể có hai khả năng. Khả năng thứ nhất chỉ là làm giản nhẹ, tống ra năng lượng
mà đã trở thành gánh nặng cho bạn, cái bạn không thể dùng được và với nó bạn đã
không thể có tính sáng tạo. Trạng thái này của tâm trí là phản kundalini.
Trạng thái bình thường
của con người là phản kundalini. Năng lượng chuyển từ trung tâm ra ngoại vi vì
đó là hướng bạn đang đi tới. Kundalini ngụ ý chính cái đối lập. Các lực, năng
lượng chuyển từ ngoại vi hướng tới trung tâm.
Chuyển động vào
trong, chuyển động hướng theo trung tâm, là phúc lạc, trong khi chuyển động ra
ngoài cho cả sướng và khổ. Sẽ có sướng tạm thời và khổ thường hằng. Sướng sẽ chỉ
tới trong kẽ hở. Chỉ khi bạn hi vọng, chỉ khi bạn có mong đợi, kẽ hở có đó. Kết
quả thực tại bao giờ cũng là khổ.
Sướng là trong mong đợi,
trong hi vọng, trong ham muốn, trong mơ mộng. Nó chỉ là điều bạn được làm giảm
nhẹ khỏi gánh nặng của bạn; sướng là phủ định toàn bộ. Không có sướng như vậy,
nhưng chỉ có việc thiếu vắng tạm thời của khổ. Thiếu vắng đó được coi là sướng.
Bạn thường xuyên tạo
ra năng lượng mới. Đó là điều được ngụ ý bởi sống: khả năng liên tục tạo ra lực
sống. Khoảnh khắc năng lực này mất đi, bạn chết. Đây là nghịch lí: bạn liên tục
tạo ra năng lượng và bạn không biết phải làm gì với nó. Khi nó được tạo ra bạn
ném nó đi và khi nó không được tạo ra bạn cảm thấy khổ, ốm yếu.
Khoảnh khắc lực sống
không được tạo ra, bạn cảm thấy ốm; nhưng khi nó được tạo ra, bạn lại cảm thấy ốm.
Ốm thứ nhất là ốm của yếu, và ốm thứ hai là ốm của năng lượng mà đã trở thành
gánh nặng cho bạn. Bạn không có khả năng làm hài hoà nó, làm nó thành có tính
sáng tạo, làm nó thành phúc lạc. Bạn đã tạo ra nó và giờ bạn không biết phải
làm gì với nó, cho nên bạn chỉ tống nó ra. Thế rồi bạn lại tạo ra thêm năng lượng.
Điều này là ngớ ngẩn, nhưng cái ngớ ngẩn này là điều chúng ta thường ngụ ý bởi
sự tồn tại con người: thường xuyên tạo ra năng lượng mà thường xuyên trở thành
gánh nặng và bạn thường xuyên phải làm giảm nhẹ.
Đó là lí do tại sao dục
đã trở thành quan trọng thế, ý nghĩa thế vì nó là một trong những phương tiện lớn
nhất để gạt bỏ năng lượng khỏi bản thân bạn. Nếu xã hội trở nên sung túc, bạn
có nhiều nguồn hơn qua đó năng lượng có thể được tạo ra. Thế thì bạn trở nên
nhiều dục hơn, vì bạn có nhiều căng thẳng hơn để làm giảm nhẹ.
Có việc thường xuyên
tạo ra năng lượng và tống ra năng lượng. Nếu người ta đủ thông minh, đủ nhạy cảm,
thế thì người ta sẽ cảm thấy cái ngớ ngẩn của nó, toàn thể cái vô nghĩa của nó.
Thế thì người ta sẽ cảm thấy tính vô mục đích của sự sống. Bạn chỉ là công cụ để
tạo ra năng lượng và tống nó ra sao? Nghĩa của điều này là gì? Nhu cầu tồn tại
chút nào này là gì? Chỉ là công cụ trong đó năng lượng được tạo ra và tống ra
sao? Cho nên người càng nhạy cảm, người đó càng cảm thấy tính vô nghĩa của sự sống
như chúng ta biết nó.
Kundalini ngụ ý đổi
tình huống ngớ ngẩn này thành tình huống có nghĩa. Khoa học về kundalini là một
trong những khoa học tinh tế nhất. Vật lí học cũng quan tâm tới năng lượng,
nhưng với năng lượng vật chất chứ không phải là năng lượng tâm hồn. Yoga liên
quan tới năng lượng tâm hồn. Nó là khoa học về siêu hình, về cái có tính siêu
việt.
Cũng giống như năng
lượng vật chất mà khoa học quan tâm tới, năng lượng tâm hồn này có thể có tính
sáng tạo hay phá huỷ. Nếu nó không được dùng, nó trở nên có tính phá huỷ; nếu
nó được dùng, nó trở thành có tính sáng tạo. Nhưng nó cũng có thể được dùng một
cách không sáng tạo. Cách làm cho nó có tính sáng tạo là trước hết hiểu rằng bạn
phải nhận ra không chỉ một phần tiềm năng của bạn. Nếu một phần được nhận ra và
phần còn lại, phần lớn tiềm năng của bạn không được nhận ra, đó không phải là
tình huống mà có thể có tính sáng tạo.
Cái toàn thể phải được
nhận ra; toàn thể tiềm năng của bạn phải được hiện thực hoá. Có những phương
pháp để nhận ra tiềm năng, để làm cho nó thành hiện thực, để làm cho nó thức dậy.
Nó đang ngủ, giống hệt con rắn. Đó là lí do tại sao nó đã được đặt tên là
kundalini: sức mạnh rắn, rắn ngủ.
Nếu bạn đã bao giờ thấy
con rắn đang ngủ, nó giống điều đó. Rắn cuộn lại; không có chuyển động chút
nào. Nhưng rắn có thể đứng thẳng dậy trên đuôi của nó. Nó đứng lên bởi năng lượng
của nó. Đó là lí do tại sao rắn đã được dùng một cách biểu tượng. Năng lượng sống
của bạn cũng cuộn lại và ngủ. Nhưng nó có thể trở nên duỗi thẳng ra; nó có thể
trở thành thức tỉnh, với tiềm năng đầy đủ của nó được hiện thực hoá. Thế thì bạn
sẽ được biến đổi.
Sống và chết chỉ là
hai trạng thái của năng lượng. Sống ngụ ý năng lượng vận hành, và chết ngụ ý
năng lượng không vận hành. Sống ngụ ý năng lượng thức tỉnh; chết ngụ ý nặng lượng
lại mất vào trong ngủ. Cho nên theo kundalini yoga, bạn bình thường chỉ là sống
động một phần. Phần năng lượng của bạn đã trở nên được hiện thực hoá là sống của
bạn. Phần còn lại là ngủ tới mức dường như nó không có.
Nhưng nó có thể được
đánh thức. Có nhiều phương pháp qua đó kundalini yoga cố làm cho tiềm năng này
thành hiện thực. Chẳng hạn, pranayama, kiểm soát hơi thở, là một trong những
phương pháp để gõ búa vào năng lượng ngủ này. Qua hơi thở, việc gõ búa là có thể
vì việc thở là chiếc cầu giữa năng lượng sống của bạn - prana của bạn, cội nguồn
sức sống của bạn - và sự tồn tại thực tại của bạn. Nó là chiếc cầu giữa tiềm
năng và thực tại.
Khoảnh khắc bạn đổi hệ
thống thở của bạn, toàn bộ hệ thống năng lượng của bạn thay đổi. Khi bạn ngủ việc
thở của bạn thay đổi. Khi bạn thức việc thở của bạn thay đổi. Khi bạn giận việc
thở của bạn là khác; khi bạn đang trong yêu việc thở của bạn là khác; khi bạn
trong đam mê dục việc thở của bạn là khác. Trong mọi trạng thái tâm trí, phẩm
chất đặc biệt của lực sống có đó, cho nên việc thở của bạn thay đổi.
Khi bạn giận bạn yêu
cầu nhiều năng lượng hơn ở ngoại vi. Nếu bạn đang trong nguy hiểm - nếu bạn phải
tấn công hay bạn phải phòng thủ bản thân bạn - nhiều năng lượng hơn được cần ở
ngoại vi. Năng lượng sẽ đổ xô ra từ trung tâm.
Vì lượng lớn năng lượng
bị tống ra khỏi thân thể bạn trong hành động dục, bạn cảm thấy bị cạn kiệt sau
đó. Và sau giận nữa, bạn sẽ cảm thấy bị cạn kiệt. Nhưng sau khoảnh khắc yêu, bạn
sẽ không cảm thấy bị cạn kiệt. Bạn sẽ cảm thấy tươi tắn. Sau lời cầu nguyện, bạn
sẽ cảm thấy tươi tắn. Tại sao mâu thuẫn này xảy ra? Khi bạn ở trong khoảnh khắc
yêu, năng lượng không được cần ở ngoại vi vì không có nguy hiểm. Bạn thoải mái,
thảnh thơi, cho nên năng lượng chảy vào bên trong. Khi năng lượng chảy vào bên
trong, bạn cảm thấy tươi tắn.
Sau việc thở sâu bạn
sẽ cảm thấy tươi tắn, vì năng lượng chảy vào trong. Khi năng lượng chảy vào
trong bạn cảm thấy được tiếp sức sống, được đáp ứng; bạn cảm thấy mạnh khoẻ hạnh
phúc.
Điều nữa cần lưu ý:
khi năng lượng đi vào trong, hơi thở của bạn sẽ bắt đầu có phẩm chất khác. Nó sẽ
được thảnh thơi, có nhịp điệu, hài hoà. Sẽ có những khoảnh khắc mà bạn sẽ không
cảm thấy nó chút nào, mà bạn cảm thấy dường như nó đã dừng lại. Nó trở thành
tinh tế thế! Vì năng lượng không được cần tới, hơi thở dừng lại. Trong samadhi,
trong cực lạc, người ta cảm thấy rằng hơi thở đã dừng hoàn toàn. Không dòng chảy
năng lượng ra ngoài nào được cần, Cho nên hơi thở là không cần thiết.
Qua pranayama năng lượng
tiềm năng này bên trong bạn được đánh thức một cách có hệ thống. Nó cũng có thể
được động tới qua asanas, các tư thế yoga, vì thân thể bạn được kết nối tại mọi
điểm tới nguồn của năng lượng. Cho nên mọi tư thế đều có tác động tương ứng lên
nguồn năng lượng.
Tư thế mà Phật đã
dùng được gọi là padmasan, tư thế hoa sen. Nó là một trong những tư thế mà
trong đó năng lượng được cần tới là ít nhất. Nếu bạn ngồi thẳng, ngồi cân bằng
tới mức bạn trở thành một với đất. Không có lực hút hấp dẫn. Và nếu tay và chân
bạn ở trong tư thế mà mạch đóng được tạo ra, điện sống sẽ chảy vòng quanh. Tư
thế của Phật là tư thế tròn. Năng lượng trở thành đi vòng tròn; nó không bị tống
ra.
Năng lượng bao giờ
cũng chuyển ra qua ngón tay, bàn tay hay bàn chân. Nhưng qua hình tròn, năng lượng
không thể chảy ra được. Đó là lí do tại sao đàn bà nhiều sức kháng cự với ốm
hơn đàn ông, và tại sao họ sống lâu hơn. Thân thể là tròn hơn, ít năng lượng chảy
ra ngoài.
Đàn bà không bị cạn
kiệt thế sau hành động dục vì hình dáng cơ quan dục của họ là tròn và hấp thu.
Đàn ông sẽ bị cạn kiệt nhiều hơn. Vì hình dạng cơ quan dục của họ, nhiều năng
lượng bị tống ra. Không chỉ năng lượng sinh học, mà cả năng lượng linh hồn nữa.
Mọi lối ra năng lượng
đều được nối cùng nhau trong padmasan, cho nên không năng lượng nào có thể chuyển
ra ngoài. Cả hai chân bị bắt chéo, tay chạm chân và chân chạm trung tâm dục. Và
tư thế này dựng đứng tới mức không có sức hút hấp dẫn. Trong tư thế này, người
ta có thể quên thân thể hoàn toàn vì năng lượng sống không chảy ra ngoài. Mắt
cũng bị nhắm lại hay ti hí và tròng mắt tĩnh lặng, vì mắt cũng là lối ra lớn
cho năng lượng.
Ngay cả trong mơ bạn
cũng ném nhiều năng lượng ra qua chuyển động mắt. Thực ra, một cách để biết liệu
một người đang mơ hay không là để ngón tay bạn lên mắt người đó. Nếu chúng chuyển
động, thế thì người đó đang mơ. Đánh thức người đó, và bạn sẽ thấy người đó
đang mơ. Nếu nhãn cầu không chuyển động, thế thì người đó đang trong giấc ngủ
say, ngủ không mơ, sushupti. Mọi năng lượng đang đi vào bên trong và không cái
gì đi ra ngoài.
Asanas, pranayama -
có nhiều phương pháp thế qua đó năng lượng có thể được làm cho chảy vào trong.
Khi chúng chảy vào trong chúng trở thành một, vì tại trung tâm không thể có nhiều
hơn một. Cho nên càng nhiều năng lượng đi vào trong, hài hoà càng có đó. Xung đột
rơi rụng đi. Ở trung tâm không có xung đột. Có sự thống nhất hữu cơ của cái
toàn thể. Đó là lí do tại sao phúc lạc được cảm thấy.
Việc khác: asanas và
pranayama là những giúp đỡ về thân thể. Chúng là quan trọng, nhưng chúng chỉ là
giúp đỡ vật lí. Nếu tâm trí của bạn đang trong xung đột thế thì chúng sẽ không
giúp gì mấy, vì thân thể và tâm trí không thực sự là hai thứ. Chúng là hai phần
của một thứ. Bạn không là thân thể và tâm trí; bạn là thân/tâm. Bạn là tâm thần/thân
thể hay thân thể/ linh hồn. Chúng ta nói về thân thể như một thứ và tâm trí như
cái gì đó khác, nhưng thân thể và tâm trí là hai cực của một năng lượng. Thân
thể là thô và tâm trí là tinh, nhưng năng lượng là cùng một.
Người ta phải làm việc
từ hai cực. Với thân thể có hatha yoga: asanas, pranayama, vân vân; và với tâm
trí có raga yoga và các yoga khác mà về căn bản liên quan tới thái độ tâm trí của
bạn.
Thân thể và tâm trí
là một năng lượng. Chẳng hạn, nếu bạn có thể kiểm soát hơi thở của bạn khi bạn
giận, giận sẽ chết. Nếu bạn có thể liên tục thở có nhịp điệu, giận không thể chế
ngự bạn. Theo cùng cách, nếu bạn liên tục thở có nhịp điệu, đam mê dục không thể
chế ngự được bạn. Nó sẽ có đó, nhưng nó sẽ không trở nên biểu lộ. Không người
nào sẽ biết nó có đó. Ngay cả bạn sẽ không có khả năng biết nó. Cho nên dục có
thể bị kìm nén; giận có thể bị kìm nén. Qua việc thở có nhịp điệu bạn có thể
kìm nén chúng nhiều tới mức bản thân bạn thậm chí sẽ không nhận biết về nó.
Nhưng giận hay dục sẽ vẫn còn đó. Thân thể đã kìm nén nó, nhưng nó vẫn còn bên
trong, không bị chạm tới.
Người ta phải làm việc
với cả thân thể và tâm trí. Thân thể phải được huấn luyện qua phương pháp luận
yoga, và tâm trí qua nhận biết. Bạn sẽ cần nhiều nhận biết hơn nếu bạn thực
hành yoga vì mọi sự sẽ trở nên tinh tế hơn. Nếu bạn giận, bạn bình thường có thể
trở nên nhận biết về nó vì nó thô thế. Nhưng nếu bạn thực hành pranayama, bạn sẽ
cần nhiều nhận biết hơn, nhiều nhạy cảm sắc nét hơn để nhận biết về giận, vì
bây giờ giận sẽ trở nên tinh tế hơn. Thân thể không hợp tác với nó cho nên sẽ
không có việc diễn đạt vật lí của nó chút nào.
Nếu mọi người thực
hành các kĩ thuật nhận biết và đồng thời thực hành các phương pháp yoga, họ sẽ
biết các lĩnh vực sâu hơn của nhận biết. Bằng không họ sẽ chỉ nhận biết về cái
thô. Nếu bạn thay đổi cái thô nhưng không thay đổi cái tinh, bạn sẽ lâm vào thế
tiến thoái lưỡng nan. Bây giờ xung đột sẽ khẳng định bản thân nó theo cách mới.
Yoga giúp đỡ, nhưng
nó chỉ là một phần. Phần kia là điều Phật gọi là lưu tâm. Thực hành yoga để cho
thân thể trở nên có nhịp điệu và hợp tác với chuyển động bên trong của bạn, và
đồng thời thực hành lưu tâm.
Lưu tâm tới việc thở
đi. Trong yoga, bạn phải thay đổi quá trình thở. Trong lưu tâm, bạn phải nhận
biết về việc thở như nó vậy. Chỉ là nhận biết về nó. Nếu bạn có thể trở nên nhận
biết về việc thở của bạn, thế thì bạn có thể trở nên nhận biết về quá trình ý
nghĩ của bạn; bằng không thì không đâu.
Những người cố trở
nên nhận biết về quá trình ý nghĩ của họ một cách trực tiếp, sẽ không có khả
năng làm điều đó. Điều đó sẽ rất gian nan, tẻ nhạt. Việc thở là cánh cửa tới
tâm trí. Nếu bạn dừng việc thở trong một khoảnh khắc, ý nghĩ của bạn cũng sẽ dừng
lại. Khi việc thở dừng lại, quá trình ý nghĩ dừng lại. Nếu suy nghĩ của bạn là
hỗn độn, việc thở của bạn sẽ hỗn độn. Việc thở sẽ đồng thời ảnh hưởng tới quá
trình suy nghĩ của bạn.
Phật nói về
anapanasati: yoga của nhận biết về hơi thở tới và đi. Ông ấy nói, "Bắt đầu
từ đây." Và đó là việc bắt đầu đúng. Người ta phải bắt đầu từ việc thở và
không bao giờ từ bản thân quá trình ý nghĩ. Khi bạn có thể cảm thấy những chuyển
động tinh tế của hơi thở, chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng cảm thấy những chuyển
động tinh tế của ý nghĩ.
Nhận biết về quá
trình ý nghĩ sẽ làm thay đổi phẩm chất của tâm trí; asanas và pranayama sẽ thay
đổi phẩm chất của thân thể. Thế thì một khoảnh khắc tới khi thân thể và tâm trí
của bạn là một, không có bất kì xung đột chút nào. Khi chúng được đồng bộ, bạn
không là thân thể không là tâm trí. Lần đầu tiên, bạn biết bản thân bạn như cái
Ngã. Bạn siêu việt.
Bạn có thể siêu việt
chỉ khi không có xung đột. Trong khoảnh khắc hài hoà này khi thân thể và tâm
trí là một, không có xung đột, bạn siêu việt trên cả hai. Bạn không là cái nào.
Bây giờ bạn là hư không theo nghĩa: vô-vật. Bạn đơn giản là tâm thức. Không ý
thức về cái gì đó, nhưng chỉ là bản thân nhận biết.
Nhận biết này mà
không là nhận biết về bất kì cái gì, tâm thức này mà không có ý thức về bất kì
cái gì, là khoảnh khắc của bùng nổ. Tiềm năng của bạn trở thành thực tại. Bạn
bùng nổ trong lĩnh vực mới: cái tối thượng. Cái tối thượng này là mối quan tâm
của mọi tôn giáo.
Có nhiều cách thế để
đạt tới điều tối thượng này. Người ta có thể nói về kundalini hay không; điều
đó là không quan trọng. Kundalini chỉ là lời. Bạn có thể dùng lời khác. Nhưng
điều có ý nghĩa bởi lời ‘kundalini' nhất định có đó theo cách nào đó này khác
như dòng chảy năng lượng vào trong.
Dòng chảy vào trong
này là cách mạng duy nhất, tự do duy nhất. Bằng không bạn sẽ liên tục tạo ra
nhiều địa ngục hơn, vì bạn càng đi ra ngoài, bạn càng xa với bản thân bạn hơn.
Và bạn càng xa với bản thân bạn, bạn càng ốm và bệnh.
Kundalini là nguồn gốc
của mọi sự sống, nhưng bạn bị cắt đứt khỏi nó theo nhiều cách thế. Thế thì bạn
trở thành người ngoài với bản thân bạn và bạn không biết cách quay về nhà. Việc
quay về này là khoa học của yoga. Khi có liên quan tới biến đổi con người,
kundalini yoga là khoa học tinh tế nhất.
Bạn đã hỏi tại sao
các phương pháp truyền thống là hệ thống và phương pháp của tôi là hỗn độn. Các
phương pháp truyền thống là hệ thống vì những người thời đầu đã là khác, những
người mà các phương pháp đó đã được phát triển ra. Con người hiện đại là hiện
tượng rất mới. Không phương pháp truyền thống nào có thể được dùng đích xác như
nó tồn tại, vì con người hiện đại không bao giờ đã tồn tại trước đây. Cho nên
theo một cách nào đó, mọi phương pháp truyền thống đã trở thành không liên
quan.
Chẳng hạn, thân thể
đã thay đổi nhiều thế. Bây giờ nó không tự nhiên như nó đã vậy vào những ngày
Patanjali đã phát triển hệ thống yoga của ông ấy. Nó là tuyệt đối khác. Nó bị
nhiễm thuốc tới mức không phương pháp truyền thống nào có thể giúp đỡ.
Trong quá khứ, thuốc
đã không được phép với người hatha yoga, tuyệt đối không được phép, vì những
thay đổi hoá chất sẽ không chỉ làm cho các phương pháp thành khó, mà còn có hại.
Nhưng toàn thể bầu không khí bây giờ là nhân tạo: không khí, nước, xã hội, điều
kiện sống. Không cái gì là tự nhiên. Bạn được sinh ra trong điều nhân tạo; bạn
phát triển trong nó. Các phương pháp truyền thống như vậy sẽ chứng tỏ là có hại
ngày nay. Chúng sẽ phải được thay đổi tương ứng với tình huống hiện đại.
Điều khác: phẩm chất
của tâm trí về căn bản đã thay đổi. Vào thời của Patanjali, trung tâm nhân cách
con người đã không ở não; nó đã ở tim. Và trước đó, nó thậm chí không ở tim. Nó
còn ở thấp hơn, gần rốn. Hatha yoga đã phát triển các phương pháp mà là hữu dụng,
có nghĩa, cho người có trung tâm nhân cách ở rốn. Thế rồi trung tâm này đã trở
thành tim. Chỉ thế thì bhakti yoga có thể được dùng. Bhakti yoga đã phát triển
trong thời trung cổ vì đó là khi trung tâm nhân cách đã đổi từ rốn tới tim.
Phương pháp phải thay
đổi tương ứng theo người mà nó được áp dụng. Bây giờ, ngay cả bhakti yoga cũng
không liên quan. Trung tâm đã đi thậm chí còn xa hơn với rốn. Bây giờ, trung
tâm là não. Đó là lí do tại sao các chỉ dạy như của Krishnamurti có sức hấp dẫn.
Không phương pháp nào được cần, không kĩ thuật nào được cần - duy nhất việc hiểu.
Nhưng nếu nó chỉ là việc hiểu lời, chỉ trí tuệ, không cái gì thay đổi, không
cái gì được biến đổi. Nó lại trở thành việc tích luỹ tri thức.
Tôi dùng các phương
pháp hỗn độn thay vì phương pháp có hệ thống vì phương pháp hỗn độn là rất giúp
đỡ trong việc đẩy trung tâm xuống dưới não. Trung tâm không thể bị đẩy xuống
qua bất kì phương pháp có hệ thống nào vì việc hệ thống hoá là công việc trí
não. Qua phương pháp có hệ thống, não sẽ được làm mạnh thêm; nhiều năng lượng sẽ
được thêm cho nó.
Qua phương pháp hỗn độn,
não bị triệt tiêu. Nó chẳng có gì để làm. Phương pháp này là hỗn độn tới mức
trung tâm tự động bị đẩy từ não sang tim. Nếu bạn làm phương pháp Thiền Động của
tôi một cách mạnh mẽ, không hệ thống, hỗn độn, trung tâm của bạn chuyển tới
tim. Thế rồi có việc tẩy rửa. Việc tẩy rửa được cần vì tim của bạn bị kìm nén
thế, do não của bạn. Não của bạn đã tiếp quản con người bạn nhiều tới mức nó
chi phối bạn. Không có chỗ cho tim, cho nên các khao khát của tim bị kìm nén. Bạn
chưa bao giờ cười một cách toàn tâm, chưa bao giờ sống một cách toàn tâm, chưa
bao giờ làm bất kì cái gì một cách toàn tâm. Não bao giờ cũng bước vào để hệ thống
hoá, để làm mọi thứ thành toán học, và tim bị kìm nén.
Cho nên thứ nhất,
phương pháp hỗn độn được cần để đẩy trung tâm của ý thức khỏi não hướng tới
tim. Thế rồi tẩy rửa được cần để làm nhẹ gánh cho tim, để tống ra những kìm
nén, để làm tim mở ra. Nếu tim trở nên nhẹ và không nặng gánh, thế thì trung
tâm của ý thức được đẩy xuống còn thấp hơn; nó tới rốn. Rốn là nguồn sinh lực,
nguồn mầm mà từ đó mọi thứ khác tới: thân thể và tâm trí và mọi thứ.
Tôi dùng phương pháp
hỗn độn này rất có cân nhắc. Phương pháp luận hệ thống sẽ không giúp đỡ bây giờ,
vì não sẽ dùng nó như công cụ riêng của nó. Việc tụng bhajan cũng không thể
giúp đỡ bây giờ, vì tim bị nặng gánh tới mức nó không thể nở hoa thành việc tụng
thực. Việc tụng chỉ có thể là lối thoát cho nó; lời cầu nguyện chỉ có thể là lối
thoát. Tim không thể nở hoa thành lời cầu nguyện vì nó bị nặng gánh thế với những
kìm nén. Tôi đã không thấy một người nào có thể đi sâu vào lời cầu nguyện đích
thực. Lời cầu nguyện là không thể được vì bản thân yêu đã trở thành không thể
được.
Ý thức phải được đẩy
xuống tới nguồn, tới gốc. Chỉ thế thì mới có khả năng của biến đổi. Cho nên tôi
dùng các phương pháp hỗn động để đẩy ý thức xuống khỏi bộ não.
Bất kì khi nào bạn ở
trong hỗn độn, não dừng làm việc. Chẳng hạn, nếu bạn đang lái xe và đột nhiên
ai đó chạy ở phía trước bạn, bạn phản ứng bất thần tới mức nó không thể là công
việc của não. Não cần thời gian. Nó nghĩ về cái gì làm và cái gì không làm. Cho
nên bất kì khi nào có khả năng của tai nạn và bạn nhấn phanh, bạn cảm thấy một
cảm giác gần rốn của bạn, dường như đó đã là bụng bạn đang phản ứng. Ý thức của
bạn bị đẩy xuống rốn vì tai nạn này. Nếu tai nạn có thể được tính toán trước,
não chắc đã có khả năng giải quyết nó; nhưng khi bạn ở trong tai nạn, cái gì đó
không biết xảy ra. Thế thì bạn để ý rằng ý thức đã chuyển tới rốn.
Nếu bạn hỏi một sư
Thiền Nhật Bản, "Ông nghĩ từ đâu?" ông ta sẽ để tay vào bụng. Khi người
phương Tây tới tiếp xúc với các sư Nhật Bản lần đầu tiên, họ không thể hiểu được.
"Vô nghĩa làm sao! Làm sao bạn có thể nghĩ từ bụng được?" Nhưng việc
đáp lại của Thiền là có nghĩa. Ý thức có thể dùng bất kì trung tâm nào của thân
thể, và trung tâm gần nhất với cội nguồn là rốn. Não là xa nhất khỏi cội nguồn,
cho nên năng lượng sống chuyển ra ngoài, trung tâm của ý thức sẽ trở thành não.
Và nếu năng lượng sống chuyển vào trong, chung cuộc rốn sẽ trở thành trung tâm.
Phương pháp hỗn độn
được cần để đẩy ý thức tới rễ của nó, vì chỉ từ rễ mà biến đổi là có thể. Bằng
không bạn sẽ liên tục diễn đạt bằng lời và sẽ không có biến đổi. Chỉ biết cái
gì là đúng là không đủ. Bạn phải biến đổi rễ; bằng không bạn sẽ không thay đổi.
Khi một người biết điều
đúng và không thể làm được bất kì cái gì về nó, người đó trở nên căng thẳng gấp
đôi. Người đó hiểu, nhưng người đó không thể làm được bất kì cái gì. Việc hiểu
là có nghĩa chỉ khi nó đi tới rốn, từ rễ. Nếu bạn hiểu từ não, nó không phải là
biến đổi.
Điều tối thượng không
thể được biết qua não, vì khi bạn đang vận hành qua não bạn ở trong xung đột với
rễ, từ chỗ bạn đã tới. Toàn thể vấn đề của bạn là ở chỗ bạn đã chuyển đi xa khỏi
rốn. Bạn đã tới từ rốn và bạn sẽ chết qua nó. Người ta phải quay lại rễ. Nhưng
quay lại là khó khăn, gian nan.
Kundalini yoga có
liên quan tới năng lượng sống và luồng đi vào trong của nó. Nó có liên quan tới
các kĩ thuật mang thân thể và tâm trí tới điểm mà siêu việt là có thể. Thế thì,
mọi thứ được thay đổi. Thân thể là khác; tâm trí là khác; việc sống là khác. Nó
chỉ là sự sống.
Xe bò kéo là hữu dụng,
nhưng nó không còn được cần tới. Bây giờ bạn lái xe hơi, cho nên bạn không thể
dùng kĩ thuật đã được dùng với xe bò kéo. Nó đã hữu dụng với xe bò kéo, nhưng
nó là không liên quan với xe hơi.
Các phương pháp truyền
thống có hấp dẫn vì chúng là cổ đại thế và nhiều người thế đã đạt tới qua chúng
trong quá khứ. Chúng có thể đã trở thành không liên quan với chúng ta, nhưng
chúng đã không phải là không liên quan với Phật, Mahavira, Patanjali hay
Krishna. Chúng đã là có nghĩa, giúp ích. Các phương pháp cổ có thể là vô nghĩa
bây giờ, nhưng vì Phật đã đạt tới qua chúng, chúng có hấp dẫn. Những người truyền
thống cảm thấy: "Nếu Phật đã đạt tới qua những phương pháp này, tại sao
mình không thể đạt tới được?" Nhưng chúng ta ở trong tình huống khác hoàn
toàn bây giờ. Toàn thể bầu không khí, toàn thể trí quyển, đã thay đổi. Mọi
phương pháp đều là gắn bó hữu cơ với một tình huống đặc biệt, với một tâm trí đặc
biệt, với một người đặc biệt.
Cực đoan đối lập là cực
đoan của Krishnamurti. Ông ấy phủ nhận mọi phương pháp. Nhưng làm điều đó, ông ấy
phải phủ nhận Phật. Nó là mặt kia của cùng một đồng tiền. Nếu bạn phủ nhận
phương pháp thế thì bạn phải phủ nhận Phật, và nếu bạn không phủ nhận Phật thế
thì bạn không thể phủ nhận phương pháp của ông ấy.
Đây là những cực
đoan. Cực đoan bao giờ cũng sai. Bạn không thể phủ nhận tính giả thông qua lấy
vị trí cực đoan kia với nó, vì cực đoan đối lập sẽ vẫn là tính giả. Chân lí bao
giờ cũng nằm đích xác ở giữa. Cho nên với tôi, sự kiện rằng các phương pháp cũ
không có tác dụng ngụ ý rằng không phương pháp nào là hữu dụng. Nó chỉ có nghĩa
rằng bản thân các phương pháp phải thay đổi.
Ngay cả vô phương
pháp cũng là phương pháp. Có thể rằng với ai đó duy nhất vô phương pháp sẽ là
phương pháp. Phương pháp bao giờ cũng là đúng khi liên quan tới một người đặc
biệt; nó không bao giờ là chung chung. Khi chân lí được nói chung chung, chúng
trở thành sai. Cho nên bất kì khi nào bất kì cái gì được dùng hay bất kì cái gì
được nói, nó bao giờ cũng được nói cho một người đặc biệt: cho sự chú ý của người
đó, cho tâm trí của người đó, cho người đó và không cho người khác.
Điều này nữa đã trở
thành khó khăn bây giờ. Vào thời xưa bao giờ cũng có mối quan hệ một-một giữa
thầy giáo và đệ tử. Nó đã là quan hệ cá nhân và trao đổi cá nhân.
Ngày nay nó bao giờ
cũng mang tính vô nhân. Người ta phải nói cho đám đông, cho nên người ta phải
nói chung chung. Nhưng chân lí được nói chung chung trở thành giả. Cái gì đó có
nghĩa chỉ đối với cá nhân đặc biệt.
Tôi đối diện với khó
khăn này hàng ngày. Nếu bạn tới tôi và hỏi tôi cái gì đó, tôi trả lời bạn và
không trả lời cho người nào khác. Lần khác ai đó khác hỏi tôi cái gì đó, và tôi
trả lời người đó chứ không ai khác. Hai câu trả lời này thậm chí có thể mâu thuẫn,
vì hai người đã hỏi có thể là mâu thuẫn nhau. Cho nên nếu tôi định giúp bạn,
tôi phải nói riêng cho bạn. Và nếu tôi nói riêng cho từng cá nhân, tôi sẽ phải
nói nhiều điều xung đột.
Bất kì người nào đã từng
nói chung chung có thể là nhất quán, nhưng thế thì chân lí trở thành giả, vì mọi
phát biểu là thực thì nhất định được nói cho một người đặc biệt. Tất nhiên,
chân lí là vĩnh hằng - nó không bao giờ mới, không bao giờ cũ - nhưng chân lí
là việc nhận ra, là mục đích. Phương tiện bao giờ cũng có liên quan hay không
liên quan tới người đặc biệt, tới tâm trí đặc biệt, tới thái độ đặc biệt.
Như tôi thấy tình huống
này, con người hiện đại đã thay đổi nhiều tới mức người đó cần phương pháp mới,
kĩ thuật mới. Các phương pháp hỗn độn sẽ giúp tâm trí hiện đại vì tâm trí hiện
đại, bản thân nó, là hỗn độn. Hỗn độn này, tính nổi dậy này trong con người hiện
đại, thực ra, là việc nổi dậy của các thứ khác: của thân thể chống lại tâm trí
và chống lại các kìm nén của nó. Nếu chúng ta nói về nó theo thuật ngữ yoga
chúng ta có thể nói rằng nó là việc nổi dậy của trung tâm tim và trung tâm rốn
chống lại não.
Những trung tâm này
chống lại não vì não đã chiếm độc quyền toàn thể lãnh thổ của hồn con người. Điều
này không thể được dung thứ thêm nữa. Đó là lí do tại sao các đại học đã trở
thành các trung tâm nổi dậy. Điều đó không là ngẫu nhiên. Nếu toàn thể xã hội
được coi như thân thể hữu cơ, thế thì đại học là cái đầu, bộ não.
Vì tính nổi dậy của
tâm trí hiện đại, nó nhất định khoan dung với các phương pháp chùng lỏng và hỗn
độn. Thiền Động sẽ giúp để chuyển trung tâm của ý thức xa khỏi não. Thế thì người
dùng nó sẽ không bao giờ có tính nổi dậy, vì nguyên nhân của nổi dậy trở nên được
đáp ứng. Người đó sẽ thoải mái.
Cho nên với tôi, thiền
không chỉ là cứu giúp cho cá nhân, biến đổi cho cá nhân; nó cũng có thể cung cấp
cơ sở cho biến đổi của toàn xã hội, của con người như vậy. Con người sẽ không
phải tự tử, hay con người sẽ phải biến đổi năng lượng của mình.
0 Đánh giá