Chương 9. Nguỵ biện của tri thức

Chương 9. Nguỵ biện của tri thức

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Tâm Lí Của Bí Truyền - Osho

Cuộc cách mạng bên trong

Chương 9. Nguỵ biện của tri thức

Thầy dạy cái gì và học thuyết của thầy là gì?

Tôi không dạy học thuyết. Dạy học thuyết là khá vô nghĩa. Tôi không là triết gia; tâm trí của tôi là phản triết lí. Triết lí đã chẳng đưa tới đâu và không thể đưa tới đâu được. Tâm trí mà nghĩ, mà hỏi, không thể biết.

Có nhiều học thuyết thế. Nhưng học thuyết là hư cấu, hư cấu của don người. Nó không phải là khám phá mà là bịa đặt. Tâm trí con người có năng lực bịa ra vô hạn các hệ thống và học thuyết, nhưng để biết chân lí qua các lí thuyết là không thể được. Tâm trí được chất đầy với tri thức là tâm trí nhất định vẫn còn dốt nát.

Khải lộ tới vào khoảnh khắc tri thức dừng lại. Có hai khả năng: hoặc chúng ta có thể nghĩ về cái gì đó, hoặc chúng ta có thể đi vào trong nó một cách tồn tại. Người ta càng nghĩ, người đó càng chuyển xa khỏi cái là ở đây và bây giờ. Nghĩ về cái gì đó là đánh mất tiếp xúc với nó.

Cho nên điều tôi dạy là kinh nghiệm phản học thuyết, phản triết lí, phản suy đoán. Cách hiện hữu, chỉ hiện hữu. Cách hiện hữu trong khoảnh khắc mà là ở đây và bây giờ. Mở, mong manh, là một với nó. Đó là điều tôi gọi là thiền.

Tri thức chỉ có thể dẫn tới hư cấu, tới phóng chiếu mọi thứ. Nó không thể là phương tiện biểu lộ để đạt tới chân lí. Nhưng một khi bạn đã biết chân lí, tri thức có thể là phương tiện biểu lộ để trao đổi, để chia sẻ với ai đó người không biết. Thế thì ngôn ngữ, học thuyết, lí thuyết có thể trở thành phương tiện. Nhưng nó vẫn là không thích hợp. Nó nhất định xuyên tạc.

Bất kì cái gì đã được biết về mặt tồn tại không thể được diễn đạt một cách toàn bộ. Bạn chỉ có thể chỉ dẫn nó. Khoảnh khắc tôi diễn đạt điều tôi đã biết, lời đi tới bạn nhưng nghĩa bị bỏ lại đằng sau. Lời chết đi tới bạn. Theo một cách nào đó nó là vô nghĩa, vì nghĩa đã là bản thân kinh nghiệm.

Cho nên tri thức có thể trở thành phương tiện biểu lộ cho diễn đạt, nhưng không là phương tiện hướng tới đạt được việc nhận ra. Tâm trí biết là cản trở, vì khi bạn biết bạn không khiêm tốn. Khi bạn được chất vào bởi tri thức không còn chỗ bên trong bạn để nhận cái không biết. Tâm trí phải trở thành trống vắng, trống rỗng: bụng mẹ, tính cảm nhận toàn bộ.

Tri thức là quá khứ của bạn. Nó là điều bạn đã biết. Nó là kí ức của bạn, tích luỹ của bạn, sở hữu của bạn. Việc tích luỹ trở thành rào chắn. Nó tới ở giữa bạn và cái mới, giữa bạn là cái không biết.

Bạn có thể mở với cái không biết chỉ khi bạn khiêm tốn. Người ta phải thường xuyên nhận biết về dốt nát của người ta: rằng vẫn có cái gì đó không được biết. Tâm trí dựa trên kí ức, thông tin, kinh sách, lí thuyết, học thuyết, giáo điều - là lấy bản ngã làm trung tâm, không khiêm tốn. Tri thức không thể cho bạn sự khiêm tốn. Chỉ cái không biết bao la có thể làm cho bạn thành khiêm tốn.

Cho nên kí ức phải dừng lại. Không phải là bạn phải hiện hữu mà không có kí ức, mà là trong khoảnh khắc của việc biết, trong khoảnh khắc của việc trải nghiệm, kí ức phải không có đó. Trong khoảnh khắc đó, tâm trí mở, mong manh được yêu cầu. Khoảnh khắc này của trống rỗng, của hư không, là thiền, dhyana.

Bản thân kinh nghiệm không trở thành học thuyết được sao?

Kinh nghiệm chỉ có thể được trao đổi với người khác một cách phủ định. Tôi không thể nói nó là cái gì, nhưng tôi có thể nói nó không là cái gì. Ngôn ngữ có thể là phương tiện biểu lộ để diễn đạt nó không là cái gì. Khi tôi nói ngôn ngữ không thể diễn đạt được nó, tôi vẫn đang diễn đạt nó. Khi tôi nói không học thuyết nào về nó là có thể, đó là học thuyết của tôi. Nhưng điều này có tính phủ định. Tôi không khẳng định cái gì đó; tôi đang phủ nhận cái gì đó. Cái không có thể được nói; cái có không thể được nói. Cái có phải được nhận ra.

Nếu có niềm tin vương vấn trong tri thức, nó sẽ trở thành cản trở trong việc đạt tới trống rỗng, trong việc đạt tới thiền. Đầu tiên người ta phải hiểu cái vô tích sự của quá khứ, của cái đã biết, của tri thức của tâm trí. Khi có liên quan tới cái không biết, khi có liên quan tới chân lí, tri thức như vậy là vô tích sự.

Hoặc bạn có thể trở nên bị đồng nhất với điều bạn đã biết, hoặc bạn có thể trở thành nhân chứng cho nó. Nếu bạn trở nên bị đồng nhất với nó, thế thì bạn và kí ức của bạn trở thành một. Nhưng nếu không có đồng nhất - nếu bạn vẫn còn xa cách với kí ức của bạn, phân tách, không bị đồng nhất với chúng - thế thì bạn nhận biết về bản thân bạn như cái gì đó khác với kí ức của bạn. Nhận biết này trở thành con đường hướng tới cái không biết.

Bạn càng có khả năng là nhân chứng cho tri thức của bạn, bạn càng ít đồng nhất bản thân bạn với người biết, càng ít có khả năng cho bản ngã của bạn trở thành người sở hữu tri thức này. Nếu bạn khác với kí ức của bạn, thế thì các kí ức trở thành chỉ là một loại bụi được tích lại. Chúng đã tới qua kinh nghiệm và đã trở thành một phần của tâm trí bạn, nhưng tâm thức của bạn là khác. Người nhớ là khác với cái được nhớ; người đã biết là khác với cái đã được biết. Nếu bạn là rõ ràng về phân biệt này, bạn tới ngày càng gần với chân không. Không bị đồng nhất, bạn có thể mở; bạn có thể hiện hữu mà không có kí ức tới chen vào giữa bạn và cái không biết.

Chân không có thể được đạt tới, nhưng nó không thể được tạo ra. Nếu bạn tạo ra nó, nó nhất định được tạo ra bởi tâm trí cũ của bạn, bởi tri thức của bạn. Đó là lí do tại sao có thể không có phương pháp nào để đạt tới nó. Phương pháp có thể tới chỉ từ thông tin được tích luỹ của bạn, cho nên nếu bạn cố dùng bất kì phương pháp nào, điều đó nhất định là sự liên tục của tâm trí cũ của bạn. Nhưng cái không biết không thể tới với bạn như sự liên tục. Nó chỉ có thể tới như kẽ hở gián đoạn. Chỉ thế thì nó ở bên ngoài cái biết, bên ngoài tri thức của bạn.

Cho nên có thể không có phương pháp như vậy, không phương pháp luận; chỉ có việc hiểu rằng "Mình là tách rời khỏi cái mình đã tích luỹ." Nếu điều này được hiểu, thế thì không có nhu cầu tu tập về chân không. Sự việc đã xảy ra rồi! Bạn là trống rỗng! Giờ không có nhu cầu tạo ra nó.

Người ta không thể tạo ra chân không được. Chân không được tạo ra sẽ không là chân không; nó sẽ chỉ là sáng tạo của bạn. Sáng tạo của bạn không bao giờ có thể là hư không, chân không, vì nó sẽ có biên giới. Bạn đã tạo ra nó, cho nên nó không thể nhiều hơn bạn; nó không thể nhiều hơn tâm trí đã tạo ra nó. Bạn không thể tạo ra được chân không; nó phải đi vào bạn. Bạn chỉ có thể là người nhận nó. Và bạn có thể được chuẩn bị để nhận nó chỉ theo cách phủ định. Được chuẩn bị theo nghĩa rằng bạn phải không bị đồng nhất với tri thức của bạn; được chuẩn bị theo nghĩa rằng bạn đã hiểu cái vô tích sự, cái vô nghĩa của mọi thứ bạn đã biết.

Duy nhất nhận biết này về quá trình suy nghĩ có thể ném bạn vào trong kẽ hở nơi "cái đang hiện hữu" tràn ngập bạn, nơi “cái đang hiện hữu” bao giờ cũng hiện diện. Bây giờ không có rào chắn giữa bạn và nó. Bạn đã trở thành một với khoảnh khắc này, thành một với vĩnh hằng, với cái vô hạn.

Khoảnh khắc người ta dịch khoảnh thắc này thành tri thức, nó lại trở thành một phần của kí ức. Thế thì nó bị mất. Cho nên người ta không bao giờ có thể nói, "Tôi đã biết." Cái không biết vẫn còn là không biết. Dù người ta có thể đã trải nghiệm nó nhiều thế nào, cái không biết vẫn còn là không được biết. Sức quyến rũ của nó, cái đẹp của nó, sự hấp dẫn của nó vẫn còn như vậy.

Quá trình biết là vĩnh hằng, cho nên người ta không bao giờ có thể đi tới điểm mà người ta có thể nói, "Tôi đã đạt tới." Nếu ai đó nói điều này, người đó lại rơi trở lại vào trong hình mẫu của kí ức, hình mẫu của tri thức. Thế thì người đó trở thành chết. Khoảnh khắc tri thức được khẳng định là khoảnh khắc của chết. Sự sống dừng lại. Sự sống bao giờ cũng là từ cái không biết, hướng tới cái không biết. Nó tới từ cõi bên kia và đi tới cái bên kia. Cho nên với tôi, người tôn giáo không phải là người tuyên bố về tri thức. Người tuyên bố tri thức có thể là nhà Thượng đế học, triết gia, nhưng không bao giờ là người tôn giáo. Tâm trí tôn giáo chấp nhận điều huyền bí tối thượng, cái không thể biết được tối thượng, cực lạc tối thượng của dốt nát, phúc lạc tối thượng của dốt nát.

Khoảnh khắc của thiền, của trống rỗng, không thể được tạo ra; nó không thể được phóng chiếu. Bạn không thể làm cho tâm trí bạn tĩnh lặng. Nếu bạn làm, thế thì hoặc bạn đã làm nhiễm độc nó hoặc bạn đã thôi miên nó, nhưng đây không phải là chân không. Chân không tới. Nó không bao giờ có thể được tạo ra; nó không bao giờ có thể được mang tới.

Cho nên tôi không dạy bất kì phương pháp nào. Theo nghĩa rằng có phương pháp, kĩ thuật, học thuyết, tôi không là thầy giáo.

Thầy đã thuyết phục tôi. Làm sao tôi có thể biến đổi việc thuyết phục này thành kinh nghiệm?

Không có làm sao, vì làm sao ngụ ý phương pháp. Chỉ có việc thức tỉnh. Nếu bạn nghe tôi và cái gì đó thức tỉnh bên trong bạn, thế thì kinh nghiệm sẽ xảy ra cho bạn; bạn sẽ cảm thấy cái gì đó. Tôi không cố thuyết phục bạn. Thuyết phục về trí tuệ không phải là thuyết phục chút nào. Tôi chỉ truyền đạt sự kiện cho bạn.

Tại sao bạn bị thuyết phục bởi điều tôi đã nói? Có hai khả năng: hoặc bạn đã bị thuyết phục bởi luận cứ của tôi, hoặc bạn thấy chân lí trong điều tôi đã nói như sự kiện trong bản thân bạn. Nếu luận cứ của tôi trở thành việc thuyết phục bạn thế thì bạn sẽ hỏi làm sao, nhưng nếu điều tôi đang nói được bạn trải nghiệm, nếu bạn nhận ra nó là đúng bên trong bản thân bạn, tri thức đó là tách rời khỏi tôi. Tôi không cung cấp cho bạn bất kì tri thức nào. Thay vì thế, bản thân trải nghiệm đang xảy ra khi tôi đang nói.

Khi trí tuệ được thuyết phục, nó hỏi: làm sao? Cách thức là gì? Nó muốn biết. Nhưng tôi không cho bạn bất kì học thuyết nào. Tôi chỉ nói cho bạn kinh nghiệm của tôi. Khi tôi nói rằng kí ức là việc tích luỹ - rằng nó là chết, nó chỉ là tàn dư từ quá khứ - điều tôi ngụ ý là ở chỗ nó là một phần của quá khứ, cái còn đang bám vào bạn, nhưng bạn là tách rời khỏi nó. Nếu việc cảm về điều tôi ngụ ý đi tới bạn, và bạn có thoáng nhìn về khoảng cách giữa bạn và kí ức của bạn - tâm thức của bạn và kí ức của bạn - thế thì không có làm sao. Cái gì đó đã xảy ra, và cái gì đó này có thể liên tục xuyên thấu bạn từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc - không qua bất kì phương pháp nào, nhưng qua nhận biết của bạn, việc nhớ lại thường xuyên của bạn.

Bây giờ bạn biết ý thức đó là khác với nội dung của ý thức. Nếu điều này trở thành nhận biết từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc - khi bạn đang bước, nói, ăn, ngủ - thế thì cái gì đó xảy ra. Nếu bạn thường xuyên nhận biết rằng tâm trí chỉ là quá trình dựng sẵn, được máy tính hoá để tích luỹ kí ức và không là một phần của con người bạn, thế thì một mình nhận biết này, một mình vô phương pháp này, sẽ giúp cái gì đó này xảy ra bên trong bạn.

Không ai có thể nói khi nào nó sẽ xảy ra, làm sao nó sẽ xảy ra, ở đâu nó sẽ xảy ra, nhưng nếu nhận biết vẫn tiếp tục, bởi bản thân nó, nó sẽ trở thành ngày một sâu hơn. Đó là quá trình tự động. Từ trí tuệ nó đi tới tim; từ thông minh nó đi tới tâm trí trực giác của bạn; từ ý thức nó chuyển dần tới vô thức.

Và một ngày nào đó, bạn trở nên được thức tỉnh toàn bộ. Cái gì đó đã xảy ra. Không như việc tu tập, nhưng như sản phẩm phụ của việc nhớ lại. Không bằng việc tu tập theo bất kì học thuyết nào, nhưng vì bạn đã thức tỉnh tới sự kiện bên trong, cái nhìn bên trong. Cái gì đó đã đi sâu trong bạn.

Khi khoảnh khắc này tới, nó tới hoàn toàn chưa có tiền lệ, không được biết - như sự bùng nổ. Trong khoảnh khắc bùng nổ đó, bạn là trống rỗng hoàn toàn. Bạn không có; bạn dừng hiện hữu. Không có trí tuệ, không lí trí, không kí ức. Đơn giản có ý thức, ý thức về hư không, về chân không. Trong chân không đó là tri thức. Nhưng nó là tri thức theo nghĩa khác hoàn toàn. Bây giờ không có người biết và không có cái được biết. Đơn giản có việc biết. Nó mang tính tồn tại.

Cái tồn tại trong chân không, cái chân không là gì, không thể được trao đổi. Chỉ lối chuyển, quá trình, có thể được trao đổi. Nhưng quá trình này không thể được quan niệm như phương pháp; nó không phải là cái gì đó để được thực hành. Không có cái gì để thực hành. Hoặc bạn nhớ, hoặc bạn không nhớ.

Thầy có khuyên bất kì cách sống đặc biệt nào như việc chuẩn bị không?

Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết, toàn thể sự sống của bạn, toàn thể cách sống của bạn sẽ thay đổi. Nhưng những thay đổi này sẽ tới với bạn; chúng sẽ không được tu tập. Khoảnh khắc bạn tu tập cái gì đó, nó mất đi bất kì cái gì có ý nghĩa trong nó. Cho nên bất kì thay đổi nào xảy tới sẽ xảy ra một cách tự phát.

Không có vấn đề về bất kì cái gì được tu tập. Vấn đề đơn giản là hiểu rằng bạn không thể ham muốn chân không. Nó không chỉ là sự mâu thuẫn trong thuật ngữ, nhưng là mâu thuẫn có tính tồn tại. Bạn không thể ham muốn nó vì chính ham muốn này tới từ tâm trí cũ của bạn, từ tri thức của bạn. Mọi điều bạn có thể làm là nhận biết về bạn là gì. Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về bản thân bạn như bạn vậy, sự tách rời xuất hiện, sự phân chia, việc chia cắt. Một phần của bạn trở nên không bị đồng nhất với phần còn lại của bạn.

Thế thì có hai: tôi và mình. Cái "mình" là kí ức, tâm trí; và cái "tôi" là ý thức, atman.

Bạn phải nghe tôi, và đồng thời nghe tâm trí bên trong của bạn. Quá trình này phải diễn ra mọi lúc. Điều tôi đang nói đang trở thành một phần của cái “mình” của bạn, một phần của việc tích luỹ của bạn, một phần của tri thức của bạn. Tri thức này sẽ hỏi tri thức thêm nữa - về làm sao, phương pháp. Và nếu phương pháp nào đó được chỉ ra, điều đó nữa sẽ trở thành một phần của tri thức của bạn. Cái "mình" sẽ được làm mạnh thêm; nó sẽ trở nên thông thái.

Nhấn mạnh của tôi không phải vào cái “mình” của bạn; tôi không nói cho cái “mình” của bạn. Nếu cái “mình” của bạn tới, thế thì trao đổi không trở thành giao cảm. Thế thì nó đơn giản là thảo luận, không là đối thoại. Nó trở thành đối thoại chỉ nếu không có cái “mình”. Nếu bạn ở đây nhưng cái “mình” của bạn không ở đây, thế thì không có câu hỏi làm sao. Điều tôi đang nói sẽ hoặc được thấy như chân lí hay như phi chân lí, hoặc như hành động hoặc như học thuyết bịp bợm.

Mối quan tâm của tôi chỉ là để tạo ra tình huống - hoặc bằng việc nói, hoặc bằng im lặng, hoặc bằng làm rối bạn. Mục đích của tôi là tạo ra tình huống mà cái “tôi” của bạn đi ra ngoài bạn, cái “tôi” của bạn đi ra ngoài cái “mình” của bạn. Tôi cố tạo ra nhiều tình huống thế.

Điều này cũng là một loại tình huống. Tôi đang nói những điều ngớ ngẩn cho bạn. Tôi đang nói về đạt tới cái gì đó, và dầu vậy phủ nhận bất kì phương pháp nào. Điều này là ngớ ngẩn! Làm sao tôi có thể nói cái gì đó và vẫn nói rằng nó không thể được nói? Nhưng chính bản thân sự ngớ ngẩn có thể tạo ra tình huống. Nếu tôi thuyết phục bạn, điều đó sẽ không tạo ra tình huống. Nó sẽ trở thành một phần của cái “mình” của bạn, một phần của tri thức của bạn. Cái “mình” của bạn liên tục hỏi: Làm sao? Cách thức là gì? Tôi sẽ phủ nhận cách thức và vẫn nói về biến đổi. Thế thì tình huống trở thành phi lí tới mức tâm trí bạn không được thoả mãn. Chỉ thế thì cái gì đó có thể từ cõi bên kia tiếp quản.

Mọi lúc tôi đều tạo ra tình huống. Với người trí thức, sự ngớ ngẩn phải là tình huống. Nhận biết chỉ tới khi tình huống được tạo ra nơi sự liên tục bị ngắt quãng. Chính tính ngớ ngẩn và vô lí của tình huống phải tạo ra kẽ hở, đập tan và quấy rối cá nhân này tới điểm của nhận biết.

Tôi nhớ lại một sự vụ trong cuộc đời của Phật...

Một sáng ông ấy tới một làng. Khi ông ấy vào làng, ai đó nói với ông ấy, "Tôi là người tin vào Đấng tối cao. Xin nói cho tôi liệu có Thượng đế không."

Phật phủ nhận điều đó hoàn toàn. Ông ấy nói, "Không có Thượng đế. Không bao giờ có và sẽ không bao giờ có. Ông đang nói điều vô nghĩa gì vậy!" Người này bị choáng, nhưng tình huống đã được tạo ra.

Đến trưa, một người khác tới Phật và nói, "Tôi là người vô thần. Tôi không tin vào Thượng đế. Có Thượng đế không? Thầy nói gì về điều đó?"

Phật nói, "Duy nhất Thượng đế hiện hữu. Không cái gì tồn tại ngoài ngài." Người này bị choáng.

Thế rồi đến tối, người thứ ba tới Phật và nói, "Tôi là người theo thuyết bất khả tri. Tôi không tin mà cũng chẳng không tin. Thầy nói gì? Có Thượng đế hay không?"

Phật vẫn còn im lặng. Người này bị choáng.

Nhưng sư nào đó, Ananda, người bao giờ cũng đi cùng Phật, thậm chí còn bị choáng hơn. Buổi sáng Phật đã nói, "Không có Thượng đế," đến chiều ông ấy đã nói, "Duy nhất Thượng đế hiện hữu," và đến tối ông ấy vẫn còn im lặng. Đêm đó Ananda nói với Phật, "Trước khi thầy đi ngủ, xin trả lời cho câu hỏi của tôi. Thầy đã làm tan vỡ an bình của tôi! Tôi lúng túng! Thầy ngụ ý gì bởi những câu trả lời ngớ ngẩn, mâu thuẫn này?"

Phật nói, "Không câu trả lời nào trong chúng được trao cho ông. Tại sao ông đã nghe chúng? Những câu trả lời đó từng câu được trao cho người đã hỏi. Nếu những câu trả lời này làm rối ông, tốt. Đó là câu trả lời của ông."

Cho nên các tình huống có thể được tạo ra. Thiền sư tạo ra tình huống theo cách riêng của ông ấy. Ông ấy có thể đẩy bạn ra khỏi phòng của ông ấy, hay tát vào mặt bạn. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn. Bạn hỏi điều này, và câu trả lời là về cái gì đó khác. Ai đó hỏi, "Đạo là gì?" nhưng câu trả lời của Thiền sư chẳng liên quan gì tới Đạo chút nào. Ông ấy có thể nói, "Nhìn sông đi!" hay "Nhìn cây kia. Nó cao làm sao!" Điều này là ngớ ngẩn.

Tâm trí tìm kiếm sự liên tục. Nó sợ cái ngớ ngẩn. Nó sợ cái phi lí, cái không biết. Nhưng chân lí không phải là sản phẩm phụ của việc trí tuệ hoá. Nó không là diễn dịch không là qui nạp. Nó không logic; nó không là kết luận.

Tôi không truyền đạt bất kì cái gì cho bạn. Tôi chỉ đang tạo ra tình huống. Nếu tình huống được tạo ra, thế thì cái gì đó mà không thể được truyền đạt lại được truyền đạt. Cho nên đừng hỏi làm sao. Chỉ hiện hữu. Nhận biết nếu bạn có thể, và nếu bạn không thể, thế thì nhận biết về vô nhận biết của bạn. Chăm chú vào cái đang đấy. Nếu bạn không thể chăm chú được, thế thì chăm chú và cái không chăm chú của bạn. Và sự việc sẽ xảy ra. Sự việc xảy ra.

Bằng “việc tạo ra tình huống ngớ ngẩn," thầy có ngụ ý rằng người ta phải bị làm cho rối trí theo cách nào đó không? Kết quả sẽ là gì?

Mọi người đã bị rối đủ rồi. Nhưng bởi vì họ đã bị rối rồi, họ đã đồng nhất bản thân họ với cái rối của họ. Họ đã trở nên thoải mái với cái rối đó. Rối trí đã trở thành thói quen. Chúng ta đã bị quấy rối rồi! Không thể nào là không bị rối và không biết chân lí này.

Rối loạn là tình huống bình thường của chúng ta, cho nên khi tôi làm rối bạn, rối loạn của bạn bị làm rối nữa. Thế thì rối loạn này bị phủ định. Bạn trở nên bình thản lần đầu tiên, Khi tôi nói về việc tạo ra tình huống ngớ ngẩn, không phải là để đạt tới bất kì kết quả nào mà chỉ như phương tiện để truyền đạt một thông điệp mà về bản chất là không thể truyền đạt được.

Bạn hỏi, "Kết quả sẽ là gì?" Cái gì đó có thể được nói về nó với điều kiện là cái được nói không được coi là chân lí. Nó phải được nhận chỉ theo nghĩa biểu tượng, thơ ca, huyền thoại. Với tôi, mọi kinh sách tôn giáo đều là huyền thoại và mọi khẳng định tới từ người đã đi qua việc xảy ra này, theo một nghĩa nào đó, là không thực. Nó không phải là chân lí mà chỉ là chỉ báo. Chỉ báo này phải bị quên đi trước khi chân lí có thể được biết.

Có ba từ chỉ ra biên giới mà bên ngoài nó chỉ có im lặng. Ba từ này là sat-chit-anand: sự tồn tại, tâm thức, phúc lạc. Kinh nghiệm là một, nhưng khi chúng ta làm ra khái niệm về nó chúng ta chia nó thành ba từ này. Nó bao giờ cũng được trải nghiệm như một nhưng được quan niệm hoá như ba điều này.

Trong sự tồn tại toàn bộ này, sat, tính đây này toàn bộ này, một mình bạn hiện hữu. Bạn không là cái này không là cái kia; bạn không bị đồng nhất với bất kì cái gì. Đơn giản có tính đây này.

Điều thứ hai là tâm thức, chit. Điều này không ngụ ý tâm trí có ý thức. Tâm trí có ý thức chỉ là một mảnh của tâm trí vô thức lớn hơn. Bình thường khi chúng ta ý thức chúng ta ý thức về cái gì đó. Ý thức có tính đối thể; nó là về cái gì đó. Chit là tâm thức thuần khiết, tâm thức của hư không. Không có đối thể. Tâm thức không được hướng tới bất kì cái gì; nó là không có địa chỉ. Nó là vô hạn, thuần khiết.

Điều cuối cùng là anand, phúc lạc. Không hạnh phúc, không vui, nhưng phúc lạc. Hạnh phúc bao gồm trạng thái bất hạnh - việc nhớ lại về nó, tương phản với nó. Vui cũng có căng thẳng nào đó về nó, cái gì đó phải được xả ra, cái phải rút xuống. Phúc lạc là hạnh phúc mà không có bất kì dấu vết nào của bất hạnh; nó là vui mà không có bất kì vực thẳm nào quanh nó. Nó là hạnh phúc mà không có bất kì căng thẳng nào.

Phúc lạc là điểm giữa của vui, tại một cực đoan, và buồn ở cực đoan kia. Nó là điểm giữa, điểm siêu việt. Nó có chiều sâu của buồn và chiều cao của vui, cả hai. Vui có chiều cao nhưng không có chiều sâu, trong khi buồn có chiều sâu, chiều sâu vực thẳm, nhưng không có đỉnh. Phúc lạc có cả hai chiều cao của vui và chiều sâu của buồn, cho nên nó siêu việt trên cả hai. Chỉ điểm giữa có thể là siêu việt toàn bộ của hai cực đoan.

Ba thuật ngữ này, sat-chit-anand, là biên giới: cái nhiều nhất mà có thể được nói và cái ít nhất của điều có thể được trải nghiệm. Đây là điều cuối cùng mà có thể được diễn đạt và là biên giới từ đó người ta có thể nhảy vào cái không thể diễn đạt được. Đây không phải là cái cuối cùng. Nó chỉ là cái bắt đầu.

Satchitanand chỉ là cách diễn đạt, không là thực tại. Nếu điều này được nhớ, thế thì không hại nào sẽ được làm. Nhưng tâm trí quên, và thế thì việc diễn đạt satchitanand trở thành thực tại. Chúng ta tạo ra các lí thuyết quanh nó, các học thuyết, và tâm trí trở thành bị đóng. Thế thì không có cú nhảy. Điều này đã xảy ra ở Ấn Độ. Toàn thể truyền thống đã bị thêu dệt quanh ba từ này. Nhưng thực tại không phải là satchitanand; thực tại ở bên ngoài từ này. Đây chỉ là phần của nó có thể được đặt vào lời. Nó nên được lấy như biểu dụ. Mọi tài liệu tôn giáo đều là chuyện ngụ ngôn; nó mang tính biểu tượng. Nó là việc nói thành lời cho cái về thực chất không thể diễn đạt được.

Tôi thậm chí không thích dùng thuật ngữ satchitanand vì khoảnh khắc tâm trí biết cái gì sắp xảy ra nó bắt đầu hỏi và yêu cầu. Thế thì nó yêu cầu satchitanand, và thầy giáo tới, người cung cấp cho nhu cầu này bằng những mật chú, bằng các kĩ thuật, bằng các phương pháp. Mọi nhu cầu đều có thể được cung cấp, cho nên nhu cầu vô nghĩa sẽ được cung cấp bằng cái ngớ ngẩn. Mọi Thượng đế học và mọi tính guru được tạo ra theo cách này.

Người ta phải nhận biết mọi lúc để không làm điều tối thượng thành mục đích để được ham muốn. Đừng làm nó thành ước muốn, hay đối thể để được đạt tới, hay đích đến để du hành. Nó ở ngay đây bây giờ! Nếu chúng ta có thể trở nên nhận biết, việc bùng nổ có thể xảy ra. Nó đã ở cận kề rồi, nó là hàng xóm gần nhất của chúng ta, nhưng chúng ta liên tục ham muốn cái xa xăm. Nó ở bên cạnh chúng ta, và chúng ta đi mãi cuộc hành hương dài. Nó đi theo chúng ta như cái bóng, nhưng chúng ta không bao giờ nhìn nó vì mắt chúng ta dõi theo chỗ xa xăm về khoảnh cách.

Sự sống phải ở trong việc hiện hữu. Có câu ngạn ngữ của Lão Tử: "Tìm, và ông sẽ mất. Không tìm, và thấy."

Xem Chương 10Quay về Mục Lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post