Read more
Thực Hành Vô Ngã by
Vô Ngã
Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.
Bước Tới Thảnh Thơi
Giới Thiệu Và Mục Lục
Giới Thiệu
Phải đọc Bước Tới Thảnh
Thơi, hay phải đi xuyên suốt các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong
cái tâm không chướng ngại, có như vậy mới đủ kiên nhẫn để cảm nhận từng ý
nghĩa, từng lợi ích sâu xa từ một cuốn sách có vẻ dành cho người xuất sĩ (xuất
gia), hơn là hướng về đại chúng.
Tạo năng lượng trong những điều thường ngày
Người đi tu tạo ra
năng lượng thông qua các sinh hoạt thường nhật. Bước Tới Thảnh Thơi có ba nội
dung chính nhằm miêu tả cuộc sống thường ngày nên có của một vị xuất sĩ.
Đầu tiên là Thi kệ
Đánh răng
Đánh răng và súc miệng
Cho sạch nghiệp nói năng
Miệng thơm lời chánh ngữ
Hoa nở tự vườn tâm
Đầu tiên là Thi kệ,
công cụ giúp khởi tâm đúng đắn trước khi sinh hoạt, để duy trì chánh niệm được
lâu hơn.
Chánh niệm là khả
năng tập trung vào một hành động đang diễn ra, mà không suy nghĩ vẩn vơ bên
này, bên kia. Giỏi hơn thì người duy trì chánh niệm nên có khả năng quán niệm về
hành động mình đang làm, để có thể hoàn thành nó một cách đúng đắn và tạo tác
được niềm vui trong quá trình sinh hoạt.
Đơn cử như việc đánh
răng, mục đích là để làm sạch bộ hàm và giúp khởi động một ngày mới tỉnh táo,
thì nên đánh sao cho kĩ, cho nhẹ nhàng, cho ân cần; dành hết sự trân quý cho bộ
hàm đã giúp mình nhai nhỏ thức ăn mỗi ngày, giúp mình cười duyên, cho cái lưỡi
đã giúp mình nói những lời ái ngữ; thay vì suy nghĩ lan man như sau khi đánh
răng thì nên ăn gì, hoặc sáng nay có cuộc họp nào không.
Hãy dành hết tâm trí
để thực hiện những sinh hoạt này như lúc bản thân dành hết tâm trí khi ở bên
người mình thương vậy. Bởi nếu thực sự tập trung và hiểu được ý nghĩa việc mình
cần làm, thì làm sao nghĩ đến việc khác được.
Đó gọi là chánh niệm.
Năng lượng an lạc khởi nguồn từ đây.
Có gần 100 bài thi kệ
trong Bước Tới Thảnh Thơi, bổ trợ cho người xuất sĩ khởi niệm về một sinh hoạt
thường ngày một cách đúng đắn.
Thứ hai là Mười giới mà một vị Sa di (xuất sĩ) bắt buộc phải giữ
gìn.
Hãy xem về giới thứ
tư: Thực tập
chánh ngữ và lắng nghe
Vì lời nói thiếu
chánh niệm sẽ gây khổ đau cho nhiều người, gây đổ vỡ, gây chia rẽ, gây căm thù,
bạo động nên nguyện không nói dối, không phê bình, lên án, cũng không kể ra lỗi
lầm của ai. Người xuất gia sẽ nguyện thực tập lắng nghe với tâm từ bi, tôi hiện
diện ở đây là vì bạn, chỉ để mang đi những buồn phiền, trăn trở đang tồn tại
trong lời người nói.
Giúp người khác thức
tỉnh là một quá trình của duyên hội tụ, nên lời nói thẳng thắn, xát muối thường
chỉ để lại nhiều day dứt mà không có tác dụng chữa lành ngay tức khắc.
Khi nói về đạo Phật
thực hành, ta sẽ nói về sự hiểu biết đi kèm với sự thực tập bằng tâm từ bi. Khi
phát nguyện giữ giới, người xuất sĩ từ đầu đã quán triệt triết lý duyên sinh
duyên khởi và nguyện giữ giới để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đó hoặc không vẽ
cái vòng đó cho người khác. Hiểu về nguồn gốc của khổ đau nên nguyện không sinh
ra khổ đau cho chúng sanh. Công dụng của đạo Phật thực hành nằm ở đây.
Cho nên người ta mới
thấy tự do mà chịu đưa mình vào khuôn khổ.
Tu tập cao hơn thì có
thể thực tập chỉ trì. Nghĩa là khi sắp phạm giới đến nơi rồi, thì biết dừng lại
và tiếp tục hành trì. Khả năng ý thức tập khí bên trong trỗi dậy và chuẩn bị
tác động vào lời nói của mình, sau đó bình tĩnh dừng lại và duy trì việc lắng
nghe người kia là một kiểu tay nghề điêu luyện của người chọn giữ giới. Phải
kiên tâm tập hành thiền, tập giữ chánh niệm một thời gian dài.
Thứ ba là Bốn mươi mốt thiên uy nghi dành cho vị xuất sĩ thọ giới
Sa di.
Nếu ngồi ăn một quả
quýt trong chánh niệm, thì đâu là sự khác biệt giữa người có tu học và người
chưa tu học? Vì đâu đó trong số đại chúng, vẫn có nhiều người ăn quýt chỉ để ăn
quýt mà thôi, tận hưởng, không suy nghĩ đến việc khác, cũng không cần học về đạo
mới biết cách ăn như vậy.
Tuy nhiên, giữa người
ngồi ăn quýt trong tư thế lịch sự, vững chãi, khoan thai và người ngồi gác một
chân lên ghế, thì dễ phân biệt rồi đúng không?
Thiên uy nghi là vẻ đẹp
của chánh niệm, biểu hiện trong tư thế, động tác, ngôn từ, và cách xử sự. Người
thực tập thiên uy nghi sẽ tạo tác thêm nhiều kiên cố và ung dung trong từng động
tác chánh niệm. Bốn mươi mốt thiên uy nghi này không phải thứ bạn có thể “nuốt
ngay” như kiểu mì ăn liền. Đây là kiểu công thức, tuyệt chiêu dành cho những
lúc cần đến, thì giở ra mà học.
Thiên uy nghi thứ bốn
mươi: Làm mới
Trong tiến trình của
một mối quan hệ, hay là của vạn vật, sẽ có giai đoạn đóng băng trước khi thoái
trào. Làm mới là một sự chủ động, khi người xuất sĩ nhận ra giữa mình và một vị
sư muội/sư huynh kia đang có sự “lăn tăn” dẫn đến khó mà cùng nhau tu học.
Vậy mới nói rằng đời
sống tu sĩ đóng khuôn trong giới luật và uy nghi, xa rời thú vui tiêu khiển,
đâu có nghĩa là buồn chán và lạc hậu. Uy nghi thứ bốn mươi chỉ rằng, khi biết
người bạn đồng tu của mình có chút giận hờn, hiểu lầm, hoặc làm sai quấy, thì
người xuất sĩ nên tìm cách giãi bày ngay với người bạn này, trong vòng bảy ngày
nếu sự việc vẫn chưa êm xuôi, cần thông báo đến tăng thân trong tu viện để có
biện pháp kịp thời.
Vậy giãi bày như thế
nào cho khéo léo? Giãi bày như thế nào để không tạo thêm sân si, đổ vỡ?
Người tu học sẽ dùng
sự hiểu biết và phân tích sâu của mình để khởi tâm chân thành và từ bi để làm
theo 3 bước như sau: Công nhận, khen ngợi người bạn kia – Tự kiểm điểm những
thiếu sót của chính mình – Nói ra những khổ tâm mà mình đang chịu đựng. Rồi kết
luận bằng cách đề nghị hoặc nhờ vả người kia tiếp tục tu tập có hợp tác cùng
nhau.
Đời sống thế tục cần
bạn tranh thủ nghỉ ngơi mỗi khi được ở một mình, tái tạo lại năng lượng đã tiêu
hao cho những thời giờ giao tiếp với xã hội. Còn đời sống tu học sẽ dạy bạn
cách phát triển và nuôi dưỡng năng lượng tâm linh trong từng thời khắc của cuộc
sống; cách bảo toàn sự an lạc khi gặp phải những bực dọc, giận hờn, lo toan, si
mê trong công việc và các mối quan hệ.
Có phải đại đa số
chúng ta đều tìm được công việc mình yêu thích, để có thể sống trọn từng ngày?
Hay đại đa số chúng ta, đều có thể tránh né được những điều kém may mắn, phật
lòng?
Người viết nghĩ lợi
ích của Bước Tới Thảnh Thơi là ở đây. “Cầm tay” chỉ ngay phương pháp tu tâm dưỡng
tính mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Và vì sao cuốn sách này nên được gọi là
sách gối đầu giường của tất cả mọi người.
Lời khuyến khích dành cho người tu học
Người ta hay nói rằng
Nhất niên Phật hiện tiền
Nhị niên Phật ngoài hiên
Tam niên Phật thăng thiên
Ý chỉ việc học lúc
nào bắt đầu cũng thật nhiều thôi thúc, nhiều sáng suốt nhưng về sau thì động lực
càng vơi dần, kiến thức nhiều không biết vận dụng, tổng hợp cũng dẫn đến ngu muội.
Lúc này nên quay về quán chiếu lại những hạt giống ban đầu, để soi rọi lại lý
tưởng ban sơ, để xem đường mình đi đang là chính đạo hay rẽ lối nào rồi. Những
lời khuyến khích của người đi trước là lời nhắc nhở về những cái cơ bản như vậy.
Trong số những vị xuất
sĩ thọ giới Sa di, giới Tỳ kheo… có bao nhiêu vị bị mắc kẹt trong cấp bậc, chức
danh, địa vị, tuổi đạo? Có bao nhiêu vị giữ được tâm vô ngã khi đối tiếp bạn đồng
tu và đại chúng? Kiến thức không phải là tuệ giác. Kiến thức không phải sự nghiệp
của tu học.
Nếu bạn là một xuất
sĩ, bạn sẽ đem lại hạnh phúc cho rất nhiều chúng sanh. Vô số chúng sanh được giải
thoát sẽ là mục tiêu của bạn. Nếu bạn là cư sĩ (người tu tại gia), bạn sẽ là
người con, người vợ, người chồng, cha, mẹ hoặc bất kỳ vai trò nào đem lại hòa
khí và an lành cho gia đình bạn; tất cả bằng sự hiểu biết, tâm từ bi, khả năng
lắng nghe và rất nhiều công phu tu tập khác. Tu dưỡng thân tâm cũng là tu dưỡng
nguồn năng lượng yêu thương cho những người xung quanh.
Sơ tâm là tâm buổi
ban đầu, là một trái tim tốt lành nguyên vẹn, và còn nóng hổi. Vạn vật rồi sẽ
thay đổi, nhưng năng lượng chân thành của sơ tâm sẽ lắng đọng hoài trong từng
khoảnh khắc yêu thương của cuộc sống. Nhiều vết thương xung đột được chữa lành
nhờ sơ tâm, nhiều sai trái được uốn nắn trở lại cũng nhờ sơ tâm. Và đôi khi ta
bám víu vào những điều dĩ vãng cũng vì sơ tâm lúc ấy quá mạnh mẽ, quá trong
sáng. Trong đạo Phật, sơ tâm còn được gọi là tâm Bồ đề do người tu học phát
nguyện gieo trồng và vun tưới tâm yêu thương dành cho mọi loài. Đây được xem là
suối nguồn năng lượng, không bao giờ cạn kiệt. Và vì vậy cần phải được người tu
học ra sức giữ gìn, chăm nom. Giữ gìn sao cho suối nguồn cứ chảy hoài, phải chảy
mạnh hoài để cuốn trôi những tiêu cực, buồn phiền trong đời sống gây ra. Giữ
gìn sao cho đầu nguồn không bị ô nhiễm, không vẩn đục để đời sống trong tăng
đoàn nhờ mình mà được trong sạch.
Còn rất nhiều lời
khuyến học khác mà người viết muốn người cầm sách có thể đọc chậm rãi, đọc mỗi
ngày một chút, một ít, rồi ngẫm nghĩ để có thể soi ra cái sơ tâm mà Sư Ông – Thiền
sư Thích Nhất Hạnh – người thầy của Tỉnh thức và Yêu thương dành cho đại chúng.
Bước Tới Thảnh Thơi
còn một số nội dung khác cũng rất hữu ích dành cho bạn nếu muốn tìm hiểu đầy đủ
về đời sống người xuất sĩ, và xem thử mình có thể áp dụng tại nhà cái gì không.
Bài viết dành cho những
ai đã cầm cuốn sách trên tay nhưng cảm thấy ngột ngạt hoặc khó hiểu vì những lớp
từ ngữ của giới tu học, và cho những ai có ý định tìm hiểu nghiêm túc về dòng
tu Tiếp Hiện của các chư tăng Làng Mai. Hy vọng mọi người sẽ thấy dễ dàng tiếp
cận Bước Tới Thảnh Thơi hơn, và chắt lọc nhiều điều bổ ích để ứng dụng ngay tại
giây phút này.
Mục Lục
Chương 1.
Hết
Xem Tiếp Chương 2 –
Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá