Chương 11. Hoa Sen Chín Phẩm

Chương 11. Hoa Sen Chín Phẩm

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.

Thiết Lập Tịnh Độ

Kinh A Di Đà Thiền Giải

Chương 11. Hoa Sen Chín Phẩm







Nghe hoặc Tải MP3 Tác Phẩm 'Thiết Lập Tịnh Độ' ê


Người ta nghĩ rằng ở cõi Tịnh Độ sen được chia thành chín bậc.Những người vãng sanh sang bên đó có nhiều trình độ và tùy theotrình độ đó mà người ta có chất thánh nhiều hay ít, và chỗ ngồi của họđược tượng trưng bằng hoa sen ‘‘chín phẩm’’. Khi còn ở trong cõi Tabà này, trong giờ phút hiện tại, mỗi khi quý vị niệm câu ‘‘Nam môBụt A Di Đà’’ với tâm thành khẩn, chuyên nhất, thì chất liệu củachánh niệm được phát sinh, và tự nhiên ở bên cõi Tịnh Độ một bôngsen búp được tượng hình. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thi ca. Hãykhoan xem đó là một sự thật khách quan. Hãy xem đó trước hết làmột hình ảnh thi ca rất đẹp. Mặc dầu nó là một búp sen nhỏ xíunhưng mà nó đã có mặt. Tôi vẽ trên bảng, chia bảng thành hai phần.

Phần này là cõi Ta bà. Phần kia là Tây phương Tịnh Độ. Mình là mộtchúng sanh đang ở bên này, tức là ở cõi Ta bà. Mình niệm Bụt mộtcâu. Ở bên phần kia, một bông sen tượng hình. Đây là hình ảnh màngười ta hay sử dụng để thực tập. Tùy theo công phu thực tập màbông sen bên kia lớn nhanh hay lớn chậm. Bông sen ấy là để dành chomình. Mình sẽ sinh ra trong bông sen ấy. Khi bông sen lớn và già giặnrồi thì nó nở ra. Ngay lúc đó ta được sinh ra. Ta xuất hiện từ bông sen.

Ta được sinh ra từ một bông sen (chứ không phải từ một bắp cải).Ở cõi Tịnh Độ có chín phẩm sen. Theo ‘‘Quán A Di Đà Phật Kinh’’ thìchín phẩm chia làm ba trình độ, mỗi trình độ có ba phẩm và khi mìnhsinh sang cõi đó mà sinh vào phẩm thấp nhất là "hạ phẩm hạ sanh".

Nếu là thượng căn thượng trí thì ta sanh ở phẩm ‘‘thượng phẩmthượng sanh’’.Ba trình độ được sinh làm chín phẩm như sau:

1.    Thượng phẩm thượng sanh

2.    Thượng phẩm trung sanh

3.    Thượng phẩm hạ sanh

4.    Trung phẩm thượng sanh

5.    Trung phẩm trung sanh

6.    Trung phẩm hạ sanh

7.    Hạ phẩm thượng sanh

8.    Hạ phẩm trung sanh

9.    Hạ phẩm hạ sanh

Mới nghe, ta có cảm nghĩ bên cõi Cực Lạc mà cũng có giai cấp xã hộivà có sự kỳ thị giai cấp. Nhưng ta hãy coi chừng. Ta phải học với sựthông minh của ta. Khi ta sinh ra ở Tịnh Độ với tư cách hạ phẩm hạsanh thì tuy ta đã qua được bên đó nhưng ta vẫn còn mang theo rấtnhiều khổ đau. Có phải vậy không? Ta rất cần tới Tăng thân bên đóôm ấp và nâng đỡ để chuyển hóa. Vì còn khổ đau nên mặc dầu đã ởTịnh Độ mà ta không hưởng được hết một trăm phần trăm niềm vuicủa Tịnh Độ. Ta chỉ hưởng được năm phần trăm của niềm vui đó thôi,hay có khi còn ít hơn. Nhưng sự kiện ta đang ở Tịnh Độ là một điềumầu nhiệm lắm rồi, mặc dù ta còn đau khổ, còn nghi ngờ, mặc dầuthỉnh thoảng ta còn muốn bỏ đi. Đã ở Tịnh Độ rồi, nhưng ta vẫn còntrồi lên sụp xuống rất nhiều. Cho nên ta phải cần đến Tăng thân.

Chúng ta cần phải bám lấy Tăng thân. Tịnh Độ là vậy. Ở bên kia, cónhững người hạnh phúc rất lớn, vì họ được sinh ra trên những bôngsen thượng phẩm thượng sanh. Nhưng cũng có người còn khổ đau.Đôi khi mình tự hỏi: Tại sao cùng sống trong một môi trường màngười kia nhiều hạnh phúc như vậy? Họ cười vui suốt ngày. Còn ta, vui, ta cũng ráng cười theo,nhưng nhìn vào gương ta thấy nụ cười ta méo xẹo.

Nếu muốn hiểu về Tịnh Độ, ta phải nhìn thực tế vào Tăng thân trongđó ta đang sinh hoạt, lúc đó ta sẽ biết Tịnh Độ là gì và biết mình đangngồi trên loại sen nào; sen thương phẩm, sen trung phẩm hay là senhạ phẩm.

Tại sao trong cùng một Tăng thân, cùng trong một hoàn cảnh, cùngmột Thầy, cùng những người bạn tu, nhưng có người thì hạnh phúcquá chừng, thảnh thơi quá chừng, còn mình thì vẫn cảm thấy đaukhổ, cảm thấy cô đơn. Mình còn có cảm tưởng rằng mình là công dânhạng bét của tăng thân nữa là khác.

Hãy lấy một ví dụ. Tăng thân Làng Mai đang đi thiền hành với Thầy.Cũng Thầy đó, cũng những sư anh đó, những sư chị đó, cũng nhữngsư em đó, cũng đi trên con đường đó, cũng thấy những hàng cây vànghe những tiếng chim đó. Nhưng tại sao có người đi thiền hành thìđạt được rất nhiều hạnh phúc, nhưng cũng có người không đạt đượchạnh phúc bao nhiêu. Đó có phải là tại vì ngoại cảnh hay tại vì tâm tưriêng của mình? Câu trả lời thật dễ dàng. Cái đó không phải do ngoạicảnh, mà là do tâm, bởi vì tất cả ngoại cảnh đều do tâm biểu hiện.Cũng bước đi từng bước như vậy, nhưng tại sao người ta thì lại thảnhthơi, vững chãi. Còn mình thì lại xụt xùi, vướng víu bên này, bên nọ.

Vậy thì vấn đề đâu phải là ngoại cảnh. Chúng ta đừng tưởng rằngđược vãng sanh qua cõi Tịnh Độ thì hết vấn đề và ta khỏi cần phải tutập gì thêm. Nghĩ như vậy thì quá sai lầm. Tại vì được vãng sanh sangbên đó cũng giống như đã thi đậu vào trường đại học. Mà tại trườngđại học thì ta phải học rất nhiều ‘‘cua’’. Cho nên ta không thể cúp‘‘cua’’ được, ta phải đi học cho đều, phải đi công khóa cho đều. Bụt A Di Đà tuy rất hiền, nhưng Ngài rất muốn chúng ta tu học và thương yêu nhau như là con một nhà. Đó là tại vì mình muốn Bụt A Di Đà là từ phụ, là đấng cha lành, nghĩa là người cha chỉ thương yêu, dạy dỗ, mà không rầy rà, không la mắng.


Chúng ta hãy nhìn vào Tăng thân của chúng ta để quán chiếu. Ban đầu chúng ta đã nhờ một cơ duyên nào đó mà đi tới được với Tăng thân này. Thật sự là ta đang ở với Tăng thân. Nhưng cái sự thật ta đang ở trong Tăng thân không có nghĩa là ta không còn có vấn đề gì nữa. Ta đã gia nhập tăng thân với những nỗi khổ và niềm đau còn lại của ta. Nhưng ta đã rứt ra được hoàn cảnh ngày xưa, và ta đã tới được với Tăng thân: đó là đã một thành tựu lớn. Và vì vậy ta phải biết thực tập, tức là phải đưa nỗi khổ niềm đau ra để cầu xin Tăng thăn ôm ấp nó cho ta, và ta cũng phải thực tập để tự ôm ấp nỗi khổ niềm đau ấy để chuyển hóa chúng.





Chúng ta phải biết nương tựa Tăng thân, phải hoàn toàn phó thác thân mạng mình cho Tăng thân. Tại vì Tăng thân là cơ hội duy nhất để giúp ta ôm ấp và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau của ta. Có thể là ta đã qua tới cõi Tịnh Độ rồi, nhưng vẫn chưa ngồi chưa yên và hoa sen trên đó mình ngồi chưa hẳn là hoa sen. Mình nói rằng Tịnh Độ nàykhông phải của tôi. Đó là tâm trạng của chúng sanh. Có khi đến một hoặc hai năm sau thì cái suy nghĩ ấy mới không còn. Hạt giống muốn bỏ nhà ra đi, người nào trong chúng ta cũng có. Tất cả mọi đứa trẻ đều có một lần muốn bỏ nhà ra đi do giận cha, giận mẹ, giận anh hoặc giận chị. Có phải vậy không? Hạt giống ấy không phải tự mình làm ra mà đã được trao truyền từ nhiều đời. Cho nên qua tới Tịnh Độ rồi mà thỉnh thoảng ta vẫn muốn bỏ Tịnh Độ mà đi. Cái đó là chuyện rất thường thôi bởi vì hạt giống bỏ nhà ra đi ấy trong ta vẫn còn chưa được chuyển hóa.

Các thầy, các sư cô, các sư chú và các Phật tử ở đây ai cũng biết rất rõchuyện này. Nếu có phước đức của tổ tiên, chúng ta sẽ không bỏ đi.Kiên trì ở lại được vài ba năm thì ta thấy gốc rễ ta vững mạnh và tabắt đầu có thế di lên rất vững chãi. Điều đó đòi hỏi một niềm tin nơiTăng thân, một niềm tin nơi cõi Tịnh Độ mới được.

Bụt A Di Đà luôn luôn có mặt đó để ôm ấp ta, các bậc thượng thiệnnhân cũng luôn luôn có mặt để ôm ấp ta. Nhưng vì quá đau khổ,thành thử ta không hưởng được cái hạnh phúc mà Bụt A Di Đà haynhững bậc thượng thiện nhân thương tưởng và trao truyền. Đôi khinhìn mặt Bụt A Di Đà, có thể ta thấy ngài không dễ thương mấy. Tạivì ta không thảnh thơi và tự tại để có thể nhìn được rõ. Nhìn cái gì tacũng thấy bị bóp méo, vì ta đang bị vô minh che lấp tâm tánh. Muốnnhìn thấy Bụt A Di Đà trong tự thân của Ngài, ta phải có sự tĩnh lặng,sự tự do. Còn nếu nhìn qua cặp mắt kính của hờn giận và của ganhtức thì chúng ta chưa thể thấy được Bụt A Di Đà.

Sự thật là như vậy. Cho nên diễn tả Tịnh Độ bằng chín phẩm hoa sentuy là đúng sự thật, nhưng cũng rất nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ tacó thể nghĩ: Ở cõi Tịnh Độ mà cũng còn giai cấp, sang bên này rồi màmình cũng còn phải làm công dân hạng thứ chín chứ không phảihạng thứ nhì, và suy nghĩ như thế, mình sanh tâm ganh tức nhữngngười kia. Nhưng sự thật không phải như vậy. Những người kia sở dĩhọ có hạnh phúc không phải vì họ được Bụt A Di Đà thương yêu vàbiệt đãi hơn đâu. Bụt đâu có tâm kỳ thị chúng ta. Vì tâm của ta cònnhiều vô minh và đau khổ cho nên ta nghĩ rằng ta đang bị bạc đãi, tađang bị kỳ thị, ta đang làm công dân hạng nhì, hạng ba hay hạngchín. Tất cả những mặc cảm đó là do mình mà ra. Đi sang cõi Tịnh độrồi mà hạt giống của Ta bà khổ đau vẫn còn và vẫn hiện khởi, cho nênta không hưởng được trọn vẹn cái vui của Cực Lạc. Trong khi đónhững người khác lại hạnh phúc quá chừng. Điều này ta đâu phải cầnđi qua bên đó nhìn tận mắt mới thấy. Ngồi đây, ở trong Tăng thânnày, mình cũng có thể thấy được rồi. Ở trong Tăng thân mình cũngthấy có chín phẩm. Có những người cảm thấy rất thoải mái, rất hạnhphúc, nhưng cũng có những người vẫn còn nhảy nhỗm, vẫn cònmuốn bỏ đi, vẫn còn giận hờn, vẫn còn cảm tưởng bị kỳ thị.

Điểm này trên bảng chỉ cho cõi Ta bà, còn điểm bên kia chỉ cho cõiTịnh Độ. Điểm này là điểm bây giờ, và điểm kia là điểm lúc đó – lúcđó là lúc sau khi mình chết và được sanh sang cõi Tịnh Độ. Đây làđiều chúng ta cần phải để ý. Bởi vì ta đang thực tập theo nguyên tắc‘‘bây giờ và ở đây’’. Và ta có thể nghĩ rằng ta thực tập là để đạt đượcmột kết quả trong tương lai, nghĩa là sẽ được sinh ra ở điểm bên kia.

Trong lúc thực tập, đôi khi ta cũng sinh tâm chán bỏ, chán ghét bênnày. Chán ghét bên này mà đi tìm bên kia, chán ghét bây giờ để đi tìmmột cái gì trong tương lai. Đây là tâm lý của chúng sanh, rất có tínhcách phổ biến.

Tâm niệm của chúng sanh thường chán ghét hiện tại và nghĩ rằnghạnh phúc chỉ có thể có mặt trong tương lai. Mình chán ghét cái ở đâyvà mình đi tìm một cái ở nơi khác. Vì vậy, Bụt mới xót thương và mớinói rằng có một cõi Tịnh Độ ở phương Tây. Điều này nghe như mộtlời hứa hẹn. Đây là một điều rất quan trọng cần phải quán chiếu. Nếumuốn thật sự hiểu được kinh, ta cần phải quán chiếu cho sâu sắc.

Đối tượng sự ước muốn và sự thờ phụng của mình ban đầu thườngnằm ở ngoài mình, như Thượng đế, như Ky-tô, như Bụt, như Tịnh Độ,như nước Chúa, v.v... Lúc đó mình có cảm tưởng ở đây và bây giờkhông có gì hết, chỉ có khổ đau, chỉ có tàn hoại, chỉ có héo hắt, chỉ cósầu não thôi. Chính vì thế mình mới cần bám vào một cái gì ở nơikhác và ở trong tương lai. Đó là nước Chúa, là Tịnh Độ, là Niết Bàn, làBụt, là Bồ tát, là Ky-tô. Tâm chúng sanh thường nghĩ như vậy. Sự suynghĩ này bắt đầu từ một mặc cảm mình là một con số không. Mình đitìm một cái gì bên ngoài mình. Mình không biết rằng những gì bênngoài ấy đều là những điều do tâm mình phóng chiếu ra cả.

Khi mình tạo ra một bức tượng để thờ, dù là tượng Phật hay tượngChúa, tượng điêu khắc hay tượng vẽ, thì bức tượng ấy cũng từ trongtâm mình mà đi ra. Cái tượng ấy nếu không phải từ trong tâm mìnhđi ra thì nó từ đâu tới? Tâm mình thảnh thơi, nhẹ nhàng thì nét mặttrên tượng sẽ thảnh thơi, nhẹ nhàng. Tâm mình nặng trĩu buồn đauthì mình khó mà tạo ra cho được một pho tượng có khuôn mặt thảnhthơi.Do đó, tất cả những hình ảnh của Thượng đế, của nước Chúa, củaTịnh Độ, đều là những sáng tạo của tâm. Và đó mới là những hìnhảnh chứ chưa phải là những thực tại.

Khi ta tạc ra một pho tượng Bụt để thờ, và thấy pho tượng khôngđược đẹp cho mấy, ta không dám bỏ đi, không dám đập vỡ, cứ nghĩrằng đập vỡ thì mang tội. Nhưng tượng đó là do tâm làm ra, chứ đâuphải ở ngoài đi tới. Tri giác sai lầm căn bản là ở chỗ chúng ta có mặccảm rằng chúng ta không là gì hết, chúng ta chỉ là khổ đau và tiềutụy. Vì vậy chúng ta mới đi tìm kiếm một cái gì có giá trị ở bên ngoài.

Những khi ta chắp tay cầu nguyện, ước mơ, hoặc quán tưởng thì tựnhiên trong tâm có sự bình yên trở lại. Có niềm tin, tâm từ từ tĩnhlặng. Có tĩnh lặng thì bắt đầu có trí tuệ, từ từ ta thấy được rằng cái màta tưởng rằng ở ngoài, nó thực sự đang ở trong ta.

Ban đầu ta thấy Bụt là một thực tại ở ngoài ta. Sau một thời gian tutập và giác ngộ, ta thấy Bụt là một thực tại ở trong ta. Và nếu ta tu tậptinh tấn, thì ta thấy Bụt không phải ở trong cũng không phải ở ngoài.Tại vì ở ngoài và ở trong chỉ là hai ý niệm, trong khi sự thật vượtthoát các ý niệm ở trong và ở ngoài. Ta thử hỏi: Ở trong là ở nơi nào?

Nơi lá phổi hay nơi lá lách, hay nơi trái tim? Có một chỗ nào nhấtđịnh không? Chính vì thế, các ý niệm ở trong và ở ngoài đều chỉ lànhững ý niệm. Nói rằng Bụt, Niết Bàn, Tịnh Độ và nước Chúa khôngthể được gọi là ở ngoài, ở trong hay ở chặng giữa được. Tại vì nhữngý niệm kia đều chỉ là những phạm trù của tư tưởng mà thôi. Điều nàyrất là quan trọng để cho mình hiểu được kinh. Và như vậy, đi tìmTịnh Độ hay đi tìm Bụt có nghĩa là đi tìm tự thân của chúng ta. ‘‘Conđã tìm ra Thế Tôn, con đã tìm ra con.’’ Hai câu đó của bài thơ TìmNhau chỉ có nghĩa như vậy. Ban đầu thì ta đi tìm Thế Tôn như mộtthực tại ở ngoài, nhưng khi tìm ra được Thế Tôn rồi thì ta thấy rằngNgài không phải là một thực tại bên ngoài. Tìm thấy Thế Tôn đồngthời cũng là tìm thấy được tự thân, và ta thấy được rằng Thế Tôn vàta không phải là hai thực tại riêng biệt.

Khi ta niệm một câu ‘‘Nam mô Bụt A Di Đà’’ thì một búp sen nhỏđược tượng hình ở trong đất Bụt. Niệm thêm một tiếng nữa thì bôngsen lớn lên thêm một chút. Cùng với công phu niệm Bụt ấy mà đóahoa sen lớn lên từ từ. Đóa sen đó là đóa sen của ta. Khi thành côngrồi, thì ta sẽ được sinh ra từ đóa sen đó. Đóa sen đó có thể là hạ phẩm,trung phẩm hay là thượng phẩm, điều này tùy thuộc vào công phu tutập của chúng ta. Đóa sen đó nằm ở bên kia, nó được để dành chonhững ai có tâm tu tập, dù là thời gian này hay thời gian khác, dùthực tập nhiều hay ít. Nó bắt đầu tượng hình ở bên kia nhưng đồngthời nó cũng đang được tượng hình ngay trong lòng mình. Có phảivậy không?

Điều này là một điều rất khoa học. Khi sư chú thở vào một hơi thở cóchánh niệm và biết mỉm cười, thì búp sen của sự an lạc và của hạnhphúc đã tượng hình trong người của sư chú, đã nở trong trái tim củasư chú. Một đóa hoa an lạc của tình thương và của tĩnh lặng. Ta dung hình ảnh của một hoa sen để tượng trưng cho sự an lạc và tĩnh lặngấy. Tại sao phải đợi đến tương lai mới được hưởng bông sen kia? Tạisao ta phải đợi qua Tây phương rồi mới được hưởng bông sen kia?

Chỉ cần một câu niệm Bụt thành khẩn, chỉ cần một hơi thở có chánhniệm là chúng ta có thể hưởng được bông sen của sự an lạc và củathảnh thơi ngay bây giờ và ở đây. Và Tịnh Độ nằm ngay ở đây và bâygiờ chứ không phải đâu xa. Đây là điều mà mình phải thấy. Đây làcách nhìn Tịnh Độ bằng con mắt của các nhà thiền quán. Thiền đâykhông hẳn là thiền Tổ sư hoặc thiền Như Lai mà là thiền nguyên thỉ,nghĩa là thiền mà chính Bụt và các thầy, các sư cô thực tập cách đâyhai ngàn sáu trăm năm, như thiền Niệm Xứ, thiền Quán Niệm HơiThở, thiền Hiện Pháp Lạc Trú. Chúng ta thường hay quên rằng đứcThế Tôn đã từng dạy chúng ta pháp môn ‘‘Hiện Pháp Lạc Trú’’, sốngan lạc ngay trong giờ phút hiện tại.

Xem Tiếp Chương 12Quay Về Mục Lục




0 Đánh giá

Ads Belove Post