Chương 14. Ba Nguồn Năng Lượng

Chương 14. Ba Nguồn Năng Lượng

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.

Thiết Lập Tịnh Độ

Kinh A Di Đà Thiền Giải

Chương 14. Ba Nguồn Năng Lượng







Nghe hoặc Tải MP3 Tác Phẩm 'Thiết Lập Tịnh Độ' ê


Chúng ta đi tới cõi Tịnh Độ và thiết lập cõi Tịnh Độ bằng cách nào?Muốn đi tới cõi Tịnh Độ hay thiết lập cõi Tịnh Độ của Tăng thân,chúng ta phải hội đủ ba yếu tố hay ba nguồn năng lượng.

Nguồn năng lượng thứ nhất là niềm tin. Ta tin tưởng rằng khổ đaucủa ta có thể được chuyển hóa bằng những con đường thoát ly sanhtử. Tịnh Độ là một trong những con đường ấy. Niềm tin này hoàntoàn không phải là những ý niệm, căn cứ trên những suy nghĩ vu vơ,mà được căn cứ trên nền tảng của lý trí và sự chiêm nghiệm của chínhmình. Niềm tin đó gọi là chánh tín, chứ không phải là mê tín. Chúngta đang ở trong một hoàn cảnh bi đát tuyệt vọng, nhiều hệ lụy và khổđau, và cũng từ nơi chính ta, khởi dậy niềm tin và ý chí muốn thoát lynhững hệ lụy khổ đau ấy. Do đó mà niềm tin Tịnh Độ bắt đầu có mặtở nơi ta và ta bắt đầu đi tìm kiếm con đường xây dựng Tịnh Độ haycon đường xây dựng Tăng thân để nương náu, vui sống, tin tưởng vàthực tập.

Nguồn năng lượng thứ hai là bản nguyện. Bất cứ một bậc Đại nhânhay một vị cao tăng nào cũng đều có bản nguyện trong sự tu tập. Vàdo có bản nguyện, các Ngài mới thiết lập được một cõi Tịnh Độ haymột Tăng thân để cùng nhau nương tựa và tu tập.

Chư Bụt và Bồ tát cũng vậy, vị nào cũng đều có đại nguyện muốnthiết lập một cõi Tịnh Độ hay một Tăng thân để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự tu tập. Tăng thân cũng có khi còn gọi là TịnhĐộ. Đã là Tăng thân, thì dù Tăng thân lớn hay nhỏ cũng đều có những chất liệu như nhau. Đã là Tịnh Độ thì dù cõi Tịnh Độ lớn haycõi Tịnh Độ nhỏ cũng đều phải có những chất liệu như nhau, đó làniềm tin, bản nguyện và sự thực tập.


Bản nguyện nào cũng được tạo ra từ hai chất liệu. Chất liệu thứ nhất là ‘‘buông bỏ’’. Buông bỏ hệ lụy khổ đau. Buông bỏ mọi sự vẩn đục trong đời sống. Và chất liệu thứ hai của bản nguyện là ‘‘hân thích’’. Hân thích là mong muốn đi tới sự an lạc, với hạnh phúc, với năm chất liệu thanh trong của Tịnh Độ. Nguồn năng lượng thứ ba là sự thực hành. Thực hành Tịnh Độ tức là biến niềm tin và bản nguyện Tịnh Độ trở thành hiện thực trong đời sống hàng ngày, bằng cách niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nghĩa là luôn luôn nuôi dưỡng chánh niệm trong từng giây từng phút, để các vọng tâm không có điều kiện sinh khởi.





Mỗi khi thực hành đời sống Tịnh Độ, đạt tới nhất tâm bất loạn, thì Tịnh Độ hiện tiền. Bấy giờdầu ta không cầu sinh Tịnh Độ mà Tịnh Độ vẫn hiện bày trong đờisống của ta. Tịnh Độ chỉ là sự chuyển hóa năm thuộc tính vẩn đục củaTa bà thành năm chất thanh trong của Tịnh Độ. Mỗi ngày, trong ta,chất vẩn đục được gạn lọc bao nhiêu, thì chất liệu Tịnh Độ trong tađược lưu xuất bấy nhiêu. Do đó, mỗi tiếng niệm Bụt, mỗi tiếng niệmPháp, mỗi tiếng niệm Tăng đều có công năng tạo ra nguồn nănglượng hóa giải những yếu tố vẩn đục trong ta, tháo gỡ những hệ lụykhổ đau trong ta, đưa ta đi tới với tự do, với hạnh phúc, với an lạc.Hay nói cách khác, mỗi tiếng niệm Bụt của ta là nguồn năng lượngđưa ta đi tới với Tịnh Độ và với Tăng thân. Bởi vậy, Tín, Nguyện vàHạnh là ba yếu tố căn bản để dựng nên Tịnh Độ, nơi nương náu chota và cho biết bao nhiêu kẻ khác.

Xem Tiếp Chương 15Quay Về Mục Lục




0 Đánh giá

Ads Belove Post