Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Sách Của Những Bí Mật (Tập 2) – Osho
Chương 19. Một Kỹ Thuật Cho Dạng Tri Thức Và Một Kỹ Thuật Cho Dạng Cảm Nhận
Nghe hoặc Tải MP3 'Sách Của Những Bí Mật (Tập 2)' ê
Kinh:
4. Giả sử ông đang dần bị mất đi sức mạnh hay tri thức. Vào lúc
mất đi, siêu việt lên.
5. Sùng kính cho tự do.
Với Mật Tông, bản
thân con người là bệnh. Không phải tâm trí bị bị rối loạn đâu - thay vì thế,
tâm trí bạn là rối loạn. Không phải là bạn bị căng thẳng bên trong đâu, nhưng
thay vì thế, bạn là căng thẳng. Hiểu phân biệt này cho rõ ràng. Nếu tâm trí ốm
thế thì ốm này có thể được chữa trị, nhưng nếu bản thân tâm trí là ốm, thế thì ốm
này không thể được chữa trị. Nó có thể được siêu việt lên, nhưng nó không thể
được chữa trị. Điều đó tạo ra khác biệt căn bản giữa tâm lí học phương Tây, và
Mật Tông và tâm lí học yoga phương Đông; đó là khác biệt giữa Mật Tông và yoga
phương Đông, và tâm lí học phương Tây.
Tâm lí học phương Tây
nghĩ rằng tâm trí có thể là lành mạnh, tâm trí khi nó có thể được chữa trị và
giúp đỡ - vì với tư duy phương Tây không có siêu việt, và không có gì bên ngoài
tâm trí. Siêu việt là có thể chỉ nếu có cái gì đó bên ngoài, để cho bạn có thể
sống trong trạng thái hiện tại của bạn và di chuyển xa hơn. Nhưng nếu không có
cõi bên kia và tâm trí là đầu cuối, thế thì siêu việt là không thể được.
Nếu bạn nghĩ bạn chỉ
là thân thể, thế thì bạn không thể siêu việt trên thân thể bạn - vì ai sẽ siêu
việt và bạn sẽ siêu việt tới đâu? Nếu bạn đơn giản là thân thể, thế thì bạn
không thể đi ra ngoài thân thể. Nếu bạn có thể đi ra ngoài thân thể, điều đó
nghĩa là bạn không đơn giản là thân thể, mà là cái gì đó thêm nữa. Cái
"thêm nữa" đó trở thành chiều hướng để di chuyển vào.
Tương tự, nếu bạn chỉ
là tâm trí và không gì khác, thế thì không siêu việt nào là có thể. Thế thì
chúng ta có thể chữa trị các bệnh cá nhân... Ai đó ốm về tâm trí - chúng ta có
thể chữa trị ốm này. Chúng ta sẽ không chạm vào tâm trí, nhưng chúng ta sẽ chữa
trị ốm này và làm cho tâm trí thành bình thường. Và không ai sẽ nghĩ về liệu bản
thân tâm trí bình thường này là lành mạnh hay không.
Tâm trí bình thường
chỉ là tâm trí đa nghi. Freud nói rằng như mọi người vậy, chúng ta chỉ có thể
mang một tâm trí bệnh tật về sự bình thường. Nhưng liệu mọi người có lành mạnh
hay không, câu hỏi đó không thể được nêu ra. Chúng ta coi đương nhiên rằng tâm
trí tập thể, tâm trí trung bình, là ổn. Cho nên bất kì khi nào ai đó đi ra
ngoài tâm trí trung bình đó, di chuyển đi đâu đó khác, người đó phải được mang
trở lại và được điều chỉnh lại. Vậy, toàn thể tâm lí học phương Tây đã từng là
nỗ lực hướng tới việc điều chỉnh lại - điều chỉnh lại về tâm trí bình thường,
tâm trí trung bình.
Theo nghĩa này, có
các nhà tư tưởng, đặc biệt là một nhà tư tưởng rất thông minh, Geoffrey, người
nói rằng thiên tài là bệnh vì thiên tài là bất thường. Nếu tính bình thường là
lành mạnh, thế thì thiên tài là bệnh. Thiên tài không phải là bình thường; ông ấy
là điên theo cách nào đó. Điên của ông ấy có thể hữu dụng, cho nên chúng ta cho
phép ông ấy sống.
Một Einstein hay một
Van Gogh hay một Ezra Pound - nhà thơ, hoạ sĩ, nhà khoa học, nhà huyền bí - họ
là điên, nhưng cái điên của họ được phép vì hai lí do: hoặc điên của họ vô hại
hoặc điên của họ là tiện dụng. Qua điên của mình họ đóng góp cái gì đó điều tâm
trí bình thường không thể đóng góp. Vì họ điên họ đã chuyển tới một cực điểm,
và họ có thể thấy những điều nào đó mà tâm trí bình thường không thể thấy. Cho
nên chúng ta cho phép những người điên này - và chúng ta thậm chí còn làm họ
thành những người được giải thưởng Nobel. Nhưng họ ốm.
Nếu sự bình thường là
tiêu chí và là chuẩn cho lành mạnh, thế thì mọi người không bình thường là ốm.
Geoffrey nói rằng một ngày sẽ tới khi chúng ta sẽ chữa trị cho các nhà khoa học
và nhà thơ theo cùng cách chúng ta chữa trị cho người điên: chúng ta sẽ làm cho
họ điều chỉnh về tâm trí trung bình. Thái độ này là vì một giả thuyết đặc biệt
rằng tâm trí là chỗ cuối và không có cái bên ngoài.
Đối lập với thái độ
này là cách tiếp cận phương Đông. Chúng ta nói ở đây rằng bản thân tâm trí là bệnh.
Cho nên dù bình thường hay bất thường, chúng ta sẽ chỉ làm một phân biệt về “ốm
bình thường” và “ốm bất thường." Người bình thường là ốm một cách bình thường.
Người đó không ốm nhiều tới mức bạn có thể phát hiện ra điều đó, người đó chỉ
trung bình. Vì mọi người khác đều giống người đó, ốm của người đó không thể được
phát hiện. Ngay cả người này, nhà phân tâm chữa trị cho người đó, bản thân ông ấy
cũng là người ốm một cách bình thường. Bản thân tâm trí là bệnh cho chúng ta.
Tại sao? Tại sao gọi
bản thân tâm trí là bệnh? Chúng ta sẽ phải tiếp cận tới nó từ chiều khác, thế
thì điều đó sẽ là dễ. Với chúng ta, thân thể là chết; với cách tiếp cận phương
Đông, thân thể là chết. Cho nên bạn không thể tạo ra được thân thể mạnh khoẻ
hoàn hảo; bằng không nó sẽ không chết. Bạn có thể tạo ra cân bằng nào đó, nhưng
thân thể như vậy, vì nó sẽ chết, là nguồn để bị ốm. Cho nên mạnh khoẻ chỉ có thể
là thứ tương đối. Thân thể không thể mạnh khoẻ hoàn hảo - nó không thể vậy.
Đó là lí do tại sao y
học không có chuẩn và không có định nghĩa về mạnh khoẻ là gì. Họ có thể định
nghĩa bệnh, họ có thể định nghĩa bệnh đặc thù, nhưng họ không thể định nghĩa mạnh
khoẻ là gì. Hay nhiều nhất họ chỉ có thể định nghĩa theo phủ định rằng khi một
người không ốm, không ốm một cách đặc thù, người đó là mạnh khoẻ. Nhưng định
nghĩa mạnh khoẻ theo cách phủ định có vẻ ngớ ngẩn, vì thế thì bệnh trở thành điều
chính theo đó bạn định nghĩa mạnh khoẻ. Nhưng mạnh khoẻ không thể được định
nghĩa, vì thực sự, thân thể không bao giờ có thể thực sự mạnh khoẻ. Mọi khoảnh
khắc thân thể chỉ ở trong cân bằng tương đối, vì chết đang tăng tiến cùng sống;
bạn cũng đang chết. Bạn không đơn giản sống, bạn đang chết đồng thời.
Chết và sống không phải
là hai đầu xa xôi với nhau. Chúng giống như hai chân đồng thời bước đi - và
chúng cả hai đều thuộc về bạn. Chính khoảnh khắc này bạn là cả sống và chết.
Cái gì đó đang chết bên trong bạn mọi khoảnh khắc, Trong khoảng bẩy mươi năm,
chết sẽ đạt tới đích. Mọi khoảnh khắc bạn sẽ liên tục đang chết và đang chết và
đang chết, và thế rồi bạn sẽ chết.
Ngày bạn được sinh ra
bạn bắt đầu việc chết. Ngày sinh cũng là ngày chết. Nếu bạn đang chết liên tục
- và chết không phải là cái gì đó sẽ tới từ bên ngoài, mà là cái gì đó sẽ lớn
lên từ bên trong - thế thì thân thể không bao giờ có thể thực sự mạnh khoẻ. Làm
sao nó có thể thế được? Khi nó đang chết đi mọi khoảnh khắc, làm sao nó có thể
thực sự mạnh khoẻ? Nó chỉ có thể mạnh khoẻ tương đối. Cho nên nếu bạn mạnh khoẻ
một cách bình thường, thế là đủ.
Đó cũng là cùng điều
với tâm trí. Tâm trí không thể thực sự mạnh khoẻ, toàn thể được, vì chính sự tồn
tại của tâm trí là tới mức nó nhất định vẫn còn bị bệnh, không thoải mái, lo
âu, trong lo lắng. Chính bản chất của tâm trí là như vậy, cho nên chúng ta sẽ
phải hiểu bản chất này là gì.
Ba điều... Một, tâm
trí là móc nối giữa thân thể và vô thân thể, cái ở bên trong bạn. Nó là móc nối
giữa vật chất và phi vật chất bên trong bạn. Nó là một trong những chiếc cầu
huyền bí nhất. Nó bắc cầu qua hai điều hoàn toàn mâu thuẫn - vật chất và linh hồn.
Nếu bạn có thể, quan
niệm điều ngược đời này đi. Bình thường bạn làm chiếc cầu qua sông nơi hai bờ
là vật chất. Trong trường hợp này, tâm trí là chiếc cầu giữa một bờ là vật chất
và bờ kia là phi vật chất... giữa cái thấy được và cái không thấy được, giữa chết
và không chết, giữa sống và chết, giữa thân thể và linh hồn - hay bất kì cái gì
bạn đặt tên cho hai bờ này. Vì tâm trí bắc cầu cho những thứ mâu thuẫn thế, nó
nhất định vẫn còn căng thẳng; nó không thể thoải mái được.
Nó bao giờ cũng chuyển
từ cái thấy được sang cái không thấy được, từ cái không thấy được sang cái thấy
được. Mọi khoảnh khắc tâm trí đều trong căng thẳng sâu sắc. Nó phải bắc cầu qua
hai thứ mà không thể được bắc cầu. Đó là căng thẳng, đó là băn khoăn. Bạn trong
băn khoăn mọi khoảnh khắc.
Tôi không nói về băn
khoăn tài chính của bạn hay những băn khoăn khác kiểu như vậy - chúng là những
băn khoăn biên, băn khoăn khung. Băn khoăn thực không phải là điều đó, băn
khoăn thực là băn khoăn của Phật. Bạn cũng trong băn khoăn đó, nhưng bạn bị nặng
gánh thế bởi băn khoăn hàng ngày của bạn, bạn không thể khám phá ra được băn
khoăn cơ bản của bạn. Một khi bạn tìm ra băn khoăn cơ bản của bạn, bạn sẽ trở
nên có tính tôn giáo.
Tôn giáo là mối quan
tâm tới băn khoăn cơ bản. Phật trở nên băn khoăn theo cách khác. Ông ấy không
lo nghĩ về tài chính, ông ấy không lo nghĩ về vợ đẹp, ông ấy không lo nghĩ về bất
kì cái gì. Không có lo nghĩ; các lo nghĩ bình thường đã không có đó. Ông ấy đã
an ninh, an toàn, là con vị vua lớn, là chồng của vợ rất đẹp, và mọi thứ đều sẵn
có. Khoảnh khắc ông ấy ham muốn bất kì cái gì, ông ấy đều có nó. Mọi thứ là có
thể đều là có thể cho ông ấy.
Nhưng đột nhiên ông ấy
trở nên đầy băn khoăn - và băn khoăn đó là băn khoăn cơ bản, băn khoăn chủ chốt.
Ông ấy thấy một người chết được khênh qua, và ông ấy hỏi người đánh xe cái gì
đã xảy ra cho người này. Người đánh xe nói, "Người này bây giờ chết rồi.
Người đó đã chết." Đây là đương đầu đầu tiên của Phật với cái chết, cho
nên ông ấy hỏi ngay, "Mọi người đều chết sao? Và ta cũng chết sao?"
Nhìn vào câu hỏi này
đi. Bạn có thể đã không hỏi nó. Bạn có thể đã hỏi ai đã chết, tại sao người đó
chết, hay bạn có thể đã nói rằng người đó có vẻ quá trẻ và đây không phải là tuổi
chết. Những băn khoăn đó không phải là cơ bản; chúng không liên quan tới bạn. Bạn
có thể đã cảm thấy thông cảm, bạn có thể đã cảm thấy buồn, nhưng dầu vậy đó chỉ
là trên chu vi - và bạn sẽ quên trong vòng vài khoảnh khắc.
Phật chuyển toàn thể
câu hỏi này về bản thân ông ấy và ông ấy hỏi, "Ta sẽ chết sao?" Người
đánh xe nói, "Tôi không thể nói dối ngài. Mọi người đều chết, mọi người sẽ
chết." Phật nói, "Thế thì quay xe về đi. Nếu ta sẽ chết, thế thì hữu
dụng của cuộc sống là gì? Ông đã tạo ra băn khoăn sâu sắc trong ta. Chừng nào
băn khoăn này còn chưa được giải quyết, ta không thể thoải mái được."
Băn khoăn này là gì?
Nó là băn khoăn cơ bản. Cho nên nếu bạn trở nên nhận biết về chính tình huống
cơ bản của sống - về thân thể, về tâm trí - một băn khoăn tinh tế sẽ lẻn vào,
và thế thì băn khoăn đó sẽ liên tục gây run rẩy bên trong bạn. Bất kì cái gì bạn
đang làm hay không làm, băn khoăn này sẽ có đó - nỗi khổ sâu sắc. Tâm trí đang
bắc cầu qua vực thẳm, vực thẳm không thể được. Thân thể sẽ chết, và bạn có cái
gì đó - X - bên trong bạn mà là không chết.
Đây là hai điều mâu
thuẫn. Dường như bạn đang đứng ở trong hai con thuyền mà đi theo các hướng đối
lập. Thế thì bạn sẽ ở trong xung đột sâu sắc. Xung đột đó là của tâm trí. Tâm
trí ở giữa hai cái đối lập: - đó là một điều.
Thứ hai, tâm trí là
quá trình, không là vật. Tâm trí không là vật, nó là quá trình. Từ tâm trí là ý
niệm sai. Khi chúng ta nói "tâm trí," dường như có cái gì đó như tâm
trí bên trong bạn. Không có gì cả đâu! Tâm trí không là vật, tâm trí là quá
trình. Cho nên tốt hơn cả nên gọi nó là "đang nghĩ," không là tâm
trí. Chúng ta có một từ trong tiếng Phạn, chitta, có nghĩa là đang quá trình
suy nghĩ. Không tâm trí, nhưng đang nghĩ - quá trình.
Quá trình không bao
giờ có thể là im lặng. Quá trình bao giờ cũng căng thẳng; quá trình ngụ ý rối
loạn. Và tâm trí bao giờ cũng đi từ quá khứ tới tương lai. Quá khứ liên tục là
gánh nặng lên nó, cho nên nó phải chuyển vào tương lai. Việc chuyển thường
xuyên này tạo ra căng thẳng khác bên trong bạn. Nếu bạn trở nên quá ý thức về
nó, bạn có thể phát điên.
Cho nên đó là lí do tại
sao chúng ta bao giờ cũng tham gia vào cái gì đó này khác; chúng ta không muốn
là không bận bịu. Nếu bạn không bận bịu, thế thì bạn sẽ trở nên ý thức về quá
trình bên trong, về việc đang theo suy nghĩ, và điều đó sẽ cho bạn căng thẳng rất
kì lạ và khác thường. Cho nên mọi người đều muốn được bận bịu theo cách này
cách nọ. Nếu không có gì khác để làm, người ta liên tục đọc cùng tờ báo lặp đi
lặp lại. Tại sao? Bạn không thể ngồi im lặng được sao? Điều đó là khó, vì nếu bạn
ngồi im lặng bạn trở nên nhận biết về toàn bộ quá trình căng thẳng bên trong.
Cho nên mọi người đều đang đi tìm lối thoát. Rượu có thể cho điều đó - bạn trở thành vô thức. Dục có thể cho điều đó - trong một khoảnh khắc bạn quên mất bản thân bạn hoàn toàn. Ti vi có thể cho điều đó, âm nhạc có thể cho điều đó... bất kì cái gì mà bạn có thể quên đi bản thân bạn và trở nên bận bịu nhiều tới mức với thời gian hiện tại bạn là gần như không có bạn. Việc trốn thoát thường xuyên này khỏi bản thân người ta thực sự là vì quá trình tâm trí này. Nếu bạn không bận - và không bận ngụ ý thiền - nếu bạn không bận toàn bộ, bạn sẽ trở nên nhận biết về các quá trình bên trong của bạn. Và tâm trí là quá trình cơ bản bên trong.
Đó là lí do tại sao
nhiều người thế tới tôi và nói họ đã đi tới thiền, nhưng khi họ bắt đầu thiền họ
trở nên căng thẳng hơn. Họ nói, "Chúng tôi không căng thẳng thế trước đây
và chúng không lo nghĩ thế trước đây. Bình thường cả ngày chúng tôi không lo
nghĩ nhiều thế, nhưng khi chúng tôi ngồi yên tĩnh và bắt đầu thiền, ý nghĩ xô
vào chúng tôi; chúng chen chúc bên trong." Đó là cái gì đó mới cho nên họ
nghĩ đó là vì thiền mà ý nghĩ đang chen chúc trong họ.
Điều đó không phải vì
thiền đâu. Ý nghĩ đang chen chúc trong bạn mọi khoảnh khắc của sự tồn tại của bạn,
nhưng bạn bận bịu ở bên ngoài thế, bạn không thể ý thức được tới nó. Bất kì khi
nào bạn ngồi xuống và trở nên có ý thức, bạn trở nên ý thức về cái gì đó mà bạn
đã từng chạy trốn thường xuyên. Tâm trí, đang theo suy nghĩ, là quá trình, và
quá trình là nỗ lực. Năng lượng bị phí hoài trong nó, bị tiêu tán trong nó. Điều
đó là cần thiết; điều đó được cần cho cuộc sống, nó là một phần của cuộc vật lộn
cho sống còn. Nó là vũ khí - và là một trong những vũ khí bạo hành nhất.
Đó là lí do tại sao
con người có thể sống sót hơn các con vật khác. Con vật là mạnh về thể chất,
nhưng chúng thiếu vũ khí tinh tế - quá trình tâm trí. Chúng có răng nguy hiểm,
móng nguy hiểm; chúng mạnh hơn con người; chúng có thể lập tức giết con người
hoàn toàn. Nhưng chúng thiếu một vũ khí - quá trình tâm trí. Vì vũ khí đó, con
người có thể giết, có thể sống sót.
Cho nên tâm trí là biện
pháp sống còn. Nó được cần; nó là cần thiết, và nó là bạo hành. Tâm trí là bạo
hành, nó là một phần của bạo hành lâu dài mà con người đã có để đi qua. Nó đã
được xây dựng qua bạo hành. Cho nên bất kì khi nào bạn ngồi xuống, bạn sẽ cảm
thấy bạo hành bên trong - các ý nghĩ xô tới, những ý nghĩ bạo hành, sự rối loạn,
dường như bạn sắp bùng nổ. Đó là lí do tại sao người ta muốn ngồi im lặng.
Mọi người tới và nói,
"Cho tôi chút hỗ trợ, hỗ trợ bên trong nào đó. Tôi không thể chỉ ngồi im lặng.
Cho tôi cái tên mà tôi có thể lặp lại như ‘Ram, Ram, Ram...' Cho tôi cái tên mà
tôi có thể lặp lại; thế thì tôi có thể im lặng." Thực sự, bạn đang làm gì?
Bạn đang tạo ra bận rộn mới. Thế thì bạn có thể im lặng vì tâm trí vẫn còn bận
rộn. Bây giờ bạn được hội tụ vào "Ram, Ram, Ram..." khi tụng; tâm trí
vẫn không được rỗi rãi. Tâm trí như quá trình nhất định bao giờ cũng ốm; nó
không thể được cân bằng thế khi im lặng được cần tới.
Thứ ba, tâm trí được
tạo ra từ bên ngoài. Khi bạn được sinh ra bạn chỉ có năng lực cho tâm trí,
không có tâm trí - chỉ là khả năng, tiềm năng. Cho nên nếu đứa trẻ được nuôi lớn
lên mà không có xã hội, không có xã hội, đứa trẻ sẽ lớn lên, nó sẽ có thân thể,
nhưng không có tâm trí. Nó sẽ không có khả năng nói bất kì ngôn ngữ nào; nó sẽ
không có khả năng nghĩ theo các khái niệm. Nó sẽ giống như bất kì con vật nào.
Xã hội huấn luyện
năng lực của bạn trong thực tại, nó cho bạn tâm trí. Đó là lí do tại sao người
Hindu có tâm trí nào đó và người Mô ha mét giáo có tâm trí khác. Cả hai đều là
người, nhưng tâm trí của họ là khác. Người Ki tô giáo có tâm trí khác... Nhưng
tâm trí này là khác bởi vì các xã hội khác nhau đã trau dồi họ theo những chủ định
khác nhau, mục đích khác nhau.
Đứa trẻ, con trai, được
sinh ra, hay con gái được sinh ra - chúng không có tâm trí, chúng chỉ có khả
năng rằng tâm trí có thể phát triển. Nó có thể có đó, nhưng nó không có đó; nó
chỉ là hạt mầm. Thế rồi bạn huấn luyện chúng. Thế rồi con trai trở thành tâm
trí này và con gái trở thành tâm trí kia, vì bạn dạy chúng một cách khác nhau.
Thế thì người Hindu trở thành khác và người Mô ha mét giáo trở thành khác. Thế
thì người hữu thần là khác và người vô thần là khác. Những tâm trí này được
nuôi dưỡng trong bạn. Chúng bị ước định, bị áp đặt lên bạn.
Vì điều này, tâm trí
như vậy bao giờ cũng cổ và chính thống. Không thể có tâm trí cấp tiến. Phát biểu
này có thể có vẻ kì lạ: Không thể có tâm trí cấp tiến. Tâm trí là chính thống
vì nó là việc ước định. Cho nên những cái gọi là cấp tiến này phần nhiều là
chính thống về tính cấp tiến của họ như bất kì người chính thống nào. Nhìn người
cộng sản mà xem. Người đó nghĩ người đó rất cấp tiến, nhưng cuốn Das Capital của
Marx chỉ có thẩm quyền lên người đó như Koran trên bất kì người Mô ha mét giáo
nào, hay như Gita lên bất kì người Hindu nào. Và nếu bạn bắt đầu phê phán Marx,
người cộng sảm cảm thấy bị tổn thương nhiều như bất kì người Jain nào sẽ cảm thấy
nếu bạn bắt đầu phê phán Mahavir. Tâm trí là chính thống vì nó được ước định bởi
quá khứ, bởi xã hội, bởi người khác, vì những chủ định nào đó.
Tại sao tôi làm cho bạn
nhận biết về sự kiện này? Vì cuộc sống thay đổi mọi khoảnh khắc và tâm trí thuộc
về quá khứ. Tâm trí bao giờ cũng già và cuộc sống bao giờ cũng mới. Nhất định
có căng thẳng và xung đột.
Một tình huống mới nảy
sinh... Bạn rơi vào yêu người đàn bà, và bạn có tâm trí Hindu còn người đàn bà
là người Mô ha mét giáo. Bây giờ sẽ có xung đột. Bây giờ sẽ có nhiều đau khổ
không cần thiết. Người đàn bà là người Mô ha mét giáo, và cuộc sống đã mang bạn
tới tình huống mà bạn rơi vào yêu cô ấy. Bây giờ cuộc sống cho bạn một tình huống
mới, và tâm trí không biết làm sao xử lí nó. Không có bí quyết, cho nên sẽ có
xung đột.
Đó là lí do tại sao,
trong chính một thế giới đang thay đổi, mọi người trở nên bị bật rễ; cuộc sống
của họ trở thành lo âu. Điều này không là vậy trong các thời đại quá khứ. Con
người im lặng hơn - không thực sự như vậy, nhưng con người dường như im lặng
hơn vì trạng thái của vấn đề quanh người đó là tĩnh tại thế và tâm trí không mấy
trong xung đột. Bây giờ mọi thứ đang thay đổi nhanh thế, và tâm trí không thể
thay đổi nhanh thế. Tâm trí bám lấy quá khứ, và mọi thứ thay đổi mọi khoảnh khắc.
Đó là lí do tại sao
có nhiều lo âu thế ở phương Tây, ở phương Đông có ít lo âu. Điều này là lạ vì
phương Đông phải đối diện với nhiều vấn đề cơ bản hơn. Thức ăn không có đó, quần
áo không có đó, nhà cửa không có đó; mọi người đều sắp chết đói. Nhưng họ ít
trong lo âu hơn, và phương Tây trong nhiều lo âu hơn. Phương Tây sung túc, đã
phát triển về khoa học và công nghệ, với mức sống cao hơn cho nên tại sao nhiều
lo âu vậy? Vì công nghệ cho cuộc sống sự thay đổi nhanh chóng tới mức tâm trí
không thể ứng phó được. Trước khi bạn được điều chỉnh với điều mới, cái mới đó
đã trở thành cũ và đã thay đổi.
Lại kẽ hở! Cuộc sống
đang mang tới những tình huống mới, và tâm trí bao giờ cũng cố phản ứng theo ước
định cũ. Kẽ hở đó liên tục tăng lên. Kẽ hở càng có đó, lo âu càng nhiều hơn.
Tâm trí là chính thống và cuộc sống là không chính thống.
Đây là những lí do tại
sao bản thân tâm trí là bệnh. Vậy phải làm gì? Nếu bạn định chữa trị tâm trí,
có những cách dễ dàng. Phân tâm là dễ. Có thể mất thời gian lâu hơn, nó có thể
không thành công, nhưng dầu vậy nó không khó. Nhưng việc siêu việt này trên tâm
trí là khó, gian nan, vì bạn phải bỏ tâm trí hoàn toàn. Bạn phải lấy cánh và đi
ra ngoài, và bỏ lại tâm trí như nó vậy - không chạm vào nó.
Chẳng hạn, tôi ở đây
và căn phòng bị nóng. Tôi có thể làm hai điều. Tôi có thể mở máy điều hoà cho
căn phòng, nhưng tôi liên tục sống trong phòng. Tôi có thể liên tục làm các thu
xếp để cho căn phòng không nóng, nhưng thế thì mọi thu xếp phải được chăm nom
và thế thì mọi thu xếp tạo ra lo âu và vấn đề riêng của nó. Có khả năng khác:
tôi có thể bỏ căn phòng và đi ra ngoài.
Đây là khác biệt.
Phương Tây liên tục sống trong cùng căn phòng của tâm trí, cố điều chỉnh, làm
các thu xếp, để cho việc sống trong tâm trí ít nhất trở thành bình thường. Nó
có thể không rất phúc lạc, nhưng nó trở nên ngày càng ít bất hạnh. Nó có thể
không đạt tới một điểm, đỉnh của hạnh phúc, nhưng người ta được cứu khỏi nhiều
khổ; khổ ngày càng ít hơn.
Freud đã nói rằng
không có khả năng nào cho con người hạnh phúc. Nhiều nhất, nếu bạn có thể thu xếp
tâm trí bạn theo cách mà bạn là bình thường, bạn sẽ ít bất hạnh hơn người khác,
có vậy thôi. Điều này rất vô vọng. Nhưng Freud là một nhà tư tưởng rất thiên
tài, đích thực, và sáng suốt của ông ấy là đúng theo một cách nào đó vì ông ấy
không thể thấy được bên ngoài tâm trí.
Đó là lí do tại sao
phương Đông đã không thực sự phát triển bất kì tâm lí học nào khi so sánh với
Freud, Jung hay Adler. Và đó là điều kì lạ vì phương Đông đã từng nói về tâm
trí trong ít nhất năm nghìn năm.
Với năm nghìn năm nói
về tâm trí, thiền, đi ra ngoài, tại sao phương Đông không thể tạo ra được tâm
lí học? Tâm lí học là phát triển rất gần đây ở phương Tây. Tại sao phương Đông
đã không thể tạo ra được tâm lí học? Phật đã ở đây, người đã nói về các tầng
sâu nhất của tâm trí. Ông ấy đã nói về ý thức, ông ấy đã nói về tiềm thức, ông ấy
đã nói về vô thức. Ông ấy phải đã biết. Nhưng tại sao ông ấy đã không thể phát
triển tâm lí học về ý thức, tiềm thức và vô thức?
Lí do là thế này:
phương Đông đã không quan tâm tới căn phòng. Nó nói về căn phòng chút ít để đi
sang bên kia, đi ra ngoài. Chúng ta đã quan tâm tới căn phòng chỉ để tìm ra cửa;
có vậy thôi. Chúng ta không quan tâm chi tiết tới căn phòng; chúng ta sẽ không
sống trong nó. Cho nên mối quan tâm duy nhất đã là trong việc biết cửa ở đâu và
làm sao đi ra. Chúng ta đã nói về căn phòng chỉ để cho cửa có thể được định vị
- để cho chúng ta có thể biết cách mở nó và đi ra.
Điều này đã là toàn
thể mối quan tâm của chúng ta. Đó là lí do tại sao tâm lí học không thể được
phát triển ở Ấn Độ. Nếu bạn không quan tâm tới căn phòng này, bạn sẽ không làm
bản đồ của căn phòng; bạn sẽ không đo mọi bức tường và mọi li không gian. Bạn
không bận tâm về những điều này. Bạn chỉ quan tâm tới cửa ở đâu, cửa sổ ở đâu,
để cho bạn có thể nhảy ra. Và khoảnh khắc bạn ở ngoài bạn sẽ quên căn phòng
hoàn toàn, vì thế thì bạn ở dưới bầu trời vô hạn lớn lao. Bạn thậm chí sẽ không
nhớ rằng đã có căn phòng và bạn đã sống trong hang, trong khi mọi lúc bầu trời
vô hạn là ở bên ngoài - và bạn có thể đã đi ra vào bất kì khoảnh khắc nào. Bạn
sẽ quên căn phòng hoàn toàn. Nếu bạn có thể đi ra ngoài tâm trí, cái gì xảy ra?
Tâm trí vẫn còn như cũ, bạn không làm bất kì thay đổi nào trong tâm trí, nhưng
bạn đi ra ngoài nó và mọi thứ thay đổi.
Thế thì bạn có thể
quay lại căn phòng lần nữa nếu bạn cần, nhưng bạn sẽ là người khác. Việc đi ra
và đi vào này sẽ làm cho bạn khác về chất. Người đã từng sống trong phòng, và
người đã không biết bên ngoài giống cái gì, không thực sự là người: người đó sống
như con gián, người đó sống như sâu bọ. Khi người đó đi ra bầu trời - bầu trời
mở - và tới mặt trời và mây và sự mở rộng vô hạn, người đó trở thành khác ngay
lập tức. Tác động này của cái vô hạn làm cho người đó lần đầu tiên là người, là
tâm thức.
Bây giờ người đó có
thể đi vào trong phòng lần nữa, nhưng người đó sẽ là người khác. Bây giờ căn
phòng chỉ có thể là cái gì đó được dùng. Bây giờ nó không là nhà tù; người đó
có thể đi ra bất kì khoảnh khắc nào. Thế thì căn phòng trở thành chỉ là cái gì
đó được dùng, cái gì đó tiện dụng. Trước đây người đó đã bị cầm tù trong nó;
bây giờ người đó không bị cầm tù. Người đó bây giờ là người chủ, và người đó biết
bầu trời ở bên ngoài và cái vô hạn đang chờ đợi người đó. Và ngay cả căn phòng
này cũng là một phần của cái vô hạn đó bây giờ, ngay cả bầu trời và không gian
giới hạn, nhỏ bé này bên trong căn phòng cũng là không gian, cùng không gian ở
bên ngoài. Người này lại đi vào và sống trong căn phòng, dùng căn phòng, nhưng
bây giờ người này không bị cầm tù trong nó. Đây là thay đổi về chất.
Phương Đông quan tâm
tới cách đi ra ngoài tâm trí và thế rồi dùng nó. Không bị đồng nhất với tâm trí
- đó là thông điệp. Và mọi kĩ thuật thiền đều chỉ quan tâm tới cách tìm ra cánh
cửa, cách dùng chìa khoá, cách mở khoá cửa và đi ra.
Chúng ta sẽ thảo luận
hai phương pháp hôm nay. Phương pháp thứ nhất liên quan tới việc dừng ở giữa một
hoạt động. Chúng ta đã thảo luận ba phương pháp dừng trước đây; bây giờ một
phương pháp này còn lại.
Phương pháp thứ tư:
Giả sử ông đang dần bị
mất đi sức mạnh hay tri thức. Vào lúc mất đi, siêu việt lên.
Bạn có thể làm điều
đó trong tình huống thực tại hay bạn có thể tưởng tượng ra tình huống. Chẳng hạn:
nằm ra, thảnh thơi, và cảm thấy dường như thân thể bạn sắp chết. Nhắm mắt lại;
bắt đầu cảm thấy rằng bạn đang chết. Bạn sẽ sớm cảm thấy rằng thân thể bạn đang
trở nên nặng. Tưởng tượng: "Mình đang chết, mình đang chết, mình đang chết."
Nếu cảm giác này là đích thực, thân thể sẽ bắt đầu trở nên nặng; bạn sẽ cảm thấy
dường như thân thể bạn đã trở nên như chết. Bạn muốn cử động tay, nhưng bạn
không thể cử động được; nó đã trở thành nặng thế và chết. Liên tục cảm thấy rằng
bạn đang chết, chết, chết, chết, chết, và khi bạn cảm thấy rằng bây giờ khoảnh
khắc đã tới - chỉ nhảy lên và bạn sẽ chết - thế thì đột nhiên quên thân thể bạn
và siêu việt.
Giả sử ông đang dần bị
mất đi sức mạnh hay tri thức. Vào lúc mất đi, siêu việt lên.
Khi bạn cảm thấy rằng
thân thể là chết, siêu việt được ngụ ý gì bây giờ? Nhìn vào thân thể đi. Mãi
cho tới giờ bạn đã cảm thấy rằng bạn đang chết; bây giờ thân thể đã trở thành
trọng lượng chết. Nhìn vào thân thể đi. Quên rằng bạn đang chết và bây giờ là
người quan sát. Thân thể đang nằm chết và bạn đang nhìn vào nó. Sẽ có siêu việt.
Bạn sẽ ở ngoài tâm trí bạn, vì thân thể chết không cần tâm trí. Thân thể chết
thảnh thơi nhiều tới mức chính quá trình tâm trí dừng lại. Bạn có đó và thân thể
có đó, nhưng tâm trí vắng mặt. Nhớ, tâm trí được cần cho sống, không được cần
cho chết.
Nếu đột nhiên bạn đi
tới biết rằng trong vòng một giờ bạn sẽ chết, bạn sẽ làm gì trong giờ đó? Một
giờ còn lại, và chắc chắn rằng bạn sẽ chết sau một giờ - đích xác sau một giờ.
Bạn sẽ làm gì? Suy nghĩ của bạn sẽ rơi rụng hoàn toàn vì toàn thể việc suy nghĩ
đều liên quan tới quá khứ hay tương lai.
Bạn đã lập kế hoạch
mua nhà hay mua xe, hay bạn đã lập kế hoạch kết hôn với người nào đó hay li dị
người nào đó. Bạn đã nghĩ nhiều thứ, và chúng thường xuyên trong tâm trí bạn.
Bây giờ, với chỉ một giờ thêm nữa, không có nghĩa trong kết hôn hay không có
nghĩa trong li dị. Bây giờ bạn có thể bỏ mọi việc lập kế hoạch cho người khác,
người sẽ sống. Với chết việc lập kế hoạch dừng lại, với chết lo nghĩ dừng lại,
vì mọi lo nghĩ đều là hướng sống.
Bạn phải sống ngày
mai; đó là lí do tại sao có lo nghĩ. Cho nên tất cả những người đã từng thuyết
giảng thiền cho thế giới bao giờ cũng nói: không nghĩ về ngày mai. Jesus nói với
đệ tử của ông ấy, "Không nghĩ về ngày mai," vì nếu bạn nghĩ về ngày
mai bạn không thể đi vào thiền được. Thế thì bạn di chuyển vào lo nghĩ. Nhưng
chúng ta thích lo nghĩ tới mức không chỉ chúng ta nghĩ về ngày mai, chúng ta
nghĩ về kiếp sống khác. Cho nên chúng ta lập kế hoạch không chỉ cho kiếp này,
chúng ta lập kế hoạch cho kiếp khác, bên ngoài chết nữa.
Một hôm tôi đi qua một
phố và ai đó cho tôi một cuốn sách nhỏ. Một ngôi nhà rất đẹp được vẽ trên bìa
và một khu vườn rất đẹp. Nó thật đáng yêu - đáng yêu thiêng liêng. Và trong
dòng chữ hoa rất lớn là câu hỏi: "Bạn có muốn có một ngôi nhà đẹp như thế
và khu vườn đẹp như thế không? Và chẳng có giá nào, chẳng mất chi phí nào - cho
không?" Tôi lật nó lên. Ngôi nhà không của thế gian này. Nó là cuốn sách
nhỏ Ki tô giáo, và nó viết, "Nếu bạn muốn có ngôi nhà đẹp thế và khu vườn
đẹp thế, tin vào Jesus đi. Những người tin vào ngài sẽ có được ngôi nhà như vậy
mà không tốn phí gì ở vương quốc của Thượng đế."
Tâm trí không chỉ
liên tục nghĩ về ngày mai, mà nghĩ về bên kia cái chết, thu xếp và đặt chỗ cho
kiếp sau. Tâm trí như vậy không thể là tâm trí tôn giáo. Tâm trí tôn giáo không
thể nghĩ về ngày mai. Cho nên những người nghĩ về kiếp sau thường xuyên lo nghĩ
về liệu Thượng đế có cư xử đúng với họ hay không.
Churchill sắp chết và
ai đó hỏi ông ấy, "Ông có sẵn sàng gặp Cha trên cõi trời không?"
Churchill nói, "Điều đó không phải là lo nghĩ của tôi. Tôi thường xuyên lo
nghĩ liệu Cha thiêng liêng có sẵn sàng gặp tôi không."
Nhưng đằng nào người
ta vẫn cứ lo nghĩ về tương lai. Phật nói, "Không có cõi trời và không có
kiếp sau." Và ông ấy nói, "Không có linh hồn, và chết của ông sẽ là
toàn bộ và đầy đủ; không cái gì sẽ sống sót." Mọi người nghĩ ông ấy là người
vô thần. Ông ấy không phải vậy, ông ấy chỉ cố tạo ra tình huống trong đó bạn có
thể quên ngày mai và có thể vẫn còn trong chính khoảnh khắc này, ở đây và bây
giờ. Thế thì thiền đi theo rất dễ dàng.
Cho nên nếu bạn nghĩ
về chết - không phải là chết sẽ tới đâu, hay là tới muộn - ngã ra đất và nằm chết
đi. Thảnh thơi và cảm thấy, "Mình đang chết, mình đang chết, mình đang chết."
Và không chỉ nghĩ điều đó, cảm điều đó trong mọi chi của thân thể, trong mọi thớ
thịt thân thể. Để chết lẻn vào. Nó là một trong những cách thiền hay nhất. Khi
bạn cảm thấy rằng thân thể là trọng lượng chết và bạn không thể cử động được
tay, bạn không thể cử động đầu và mọi thứ đã trở thành chết, đột nhiên nhìn vào
thân thể riêng của bạn.
Tâm trí sẽ không có
đó. Bạn có thể nhìn! Bạn sẽ có đó; tâm thức sẽ có đó. Nhìn vào thân thể bạn -
nó sẽ không có vẻ giống của bạn, nó sẽ chỉ là thân thể. Kẽ hở giữa bạn và thân
thể sẽ rõ ràng - rõ như pha lê. Sẽ không có cầu. Thân thể đang nằm chết và bạn
đứng đó như nhân chứng, không trong nó - không trong nó!
Nhớ, việc cảm rằng bạn
đang trong thân thể là vì tâm trí. Việc cảm này rằng bạn ở trong thân thể là vì
tâm trí! Nếu tâm trí không có đó, nếu nó vắng mặt, bạn sẽ không nói bạn ở trong
thân thể hay ở ngoài thân thể. Bạn sẽ đơn giản ở đó, không trong hay ngoài.
"Trong" và "ngoài" cả hai đều là các thuật ngữ tương đối được
liên kết với tâm trí. Đơn giản, bạn sẽ ở đó chứng kiến. Đây là siêu việt. Bạn
có thể làm điều đó theo nhiều cách.
Đôi khi có thể ở
trong những tình huống thực tại... Bạn ốm và bạn cảm thấy rằng không có hi vọng
gì, bạn sắp chết. Đây là tình huống rất hữu dụng. Dùng nó cho thiền đi. Bạn có
thể thử nó theo cách khác nữa. Giả sử bạn dần dần bị mất đi sức mạnh. Nằm ra và
cảm thấy dường như toàn thể sự tồn tại đang hút sức mạnh của bạn ra. Bạn đang bị
hút từ mọi nơi - sức mạnh của bạn đang bị hút ra. Bạn sẽ sớm bị bất lực, hoàn
toàn không có sức mạnh. Năng lượng của bạn đang chảy ra, đang bị lấy ra. Không
cái gì sẽ sớm còn lại bên trong. Đó là cách cuộc sống là vậy: bạn bị hút ra, mọi
thứ quanh bạn đều bị hút ra. Một ngày nào đó bạn sẽ chỉ là một tế bào chết; mọi
thứ sẽ bị hút ra. Cuộc sống sẽ chảy ra khỏi bạn, và chỉ thân thể chết sẽ còn lại
đó.
Ngay cả chính khoảnh
khắc này bạn có thể làm điều đó. Tưởng tượng điều này: nằm ra và cảm thấy rằng
năng lượng đang bị hút ra. Trong vòng vài ngày bạn sẽ có mẹo về cách năng lượng
đi ra. Và khi bạn cảm thấy rằng mọi thứ đã chuyển ra, không cái gì được bỏ lại
bên trong bạn bây giờ, siêu việt: vào lúc mất đi, siêu việt lên.
Khi lượng năng lượng
cuối cùng bỏ bạn, siêu việt. Là người xem đi; chỉ trở thành nhân chứng. Thế thì
vũ trụ này và thân thể này, cả hai, không là bạn. Bạn đang nhìn vào hiện tượng
này.
Việc siêu việt này sẽ
mang bạn ra khỏi tâm trí. Đây là chìa khoá. Và bạn có thể làm điều đó theo nhiều
cách, bất kì cái gì bạn thích. Chẳng hạn, chúng ta đã nói về chạy quanh. Làm kiệt
sức bản thân bạn đi; liên tục chạy và chạy và chạy. Không tự bạn dừng lại, cứ để
thân thể ngã. Khi mọi thớ thịt đều bị cạn kiệt, bạn sẽ ngã xuống. Khi bạn đang
ngã xuống, trở nên nhận biết. Chỉ nhìn và thấy rằng thân thể đang ngã xuống.
Đôi khi việc xảy ra rất huyền bí xuất hiện. Bạn vẫn còn đứng và thân thể đã ngã
xuống, và bạn có thể nhìn vào nó. Bạn có thể nhìn, như chỉ thân thể đã ngã xuống
và bạn vẫn đang đứng. Không ngã cùng thân thể. Lang thang xung quanh, chạy,
múa, vét cạn thân thể - nhưng nhớ, bạn không nằm xuống. Thế thì tâm thức bên
trong cũng di chuyển cùng thân thể và nằm xuống.
Bạn không nằm xuống,
bạn chỉ liên tục làm điều đó cho tới khi thân thể tự nó ngã ra. Thế thì nó ngã
ra như một trọng lượng chết. Ngay lập tức, bạn cảm thấy thân thể đang ngã ra và
bạn không thể làm được bất kì cái gì. Mở mắt ra, tỉnh táo, không bỏ lỡ vấn đề.
Tỉnh táo và nhìn điều đang xảy ra. Bạn có thể vẫn đứng, và thân thể đã ngã xuống.
Và một khi bạn biết điều đó, bạn không bao giờ có thể quên được rằng bạn là
khác với thân thể.
Từ "đứng ra -
standing out" là nghĩa thực của từ tiếng anh cực lạc-ecstacy. Cực lạc
nghĩa là đứng ra. Và một khi bạn có thể cảm thấy bạn ở ngoài thân thể, không có
tâm trí trong khoảnh khắc đó, vì tâm trí là chiếc cầu cho bạn cảm giác rằng bạn
ở trong thân thể. Nếu bạn ở ngoài thân thể trong một khoảnh khắc, sẽ không có
tâm trí trong khoảnh khắc đó. Đây là siêu việt. Thế thì bạn có thể di chuyển
vào thân thể, thế thì bạn có thể di chuyển vào tâm trí, nhưng bây giờ bạn không
thể quên được kinh nghiệm này. Kinh nghiệm đó đã trở thành một phần của hiện hữu
của bạn; nó bao giờ cũng sẽ có đó. Liên tục làm nó mọi ngày, và nhiều thứ xảy
ra qua quá trình đơn giản như vậy.
Phương Tây bao giờ
cũng bị lo nghĩ về làm sao xử trí tâm trí, và nó cố tìm ra nhiều cách. Nhưng dầu
vậy, không cái gì có tác dụng hay dường như có tác dụng. Mọi thứ trở thành thời
thượng và thế rồi chết. Bây giờ phân tâm học là phong trào chết. Những phong
trào mới có đó - nhóm đương đầu, tâm lí nhóm, tâm lí hành động và nhiều thứ
khác - nhưng chỉ giống như thời thượng chúng tới và đi. Tại sao? Vì bên trong
tâm trí, nhiều nhất bạn chỉ có thể làm các thu xếp. Chúng sẽ bị khuấy lộn lên lặp
đi lặp lại. Làm các thu xếp với tâm trí là làm nhà trên cát, hay làm nhà bằng
con bài. Nó bao giờ cũng không vững, và nỗi sợ bao giờ cũng có đó rằng bây giờ
nó sắp ra đi. Vào bất kì khoảnh khắc nào nó có thể không có đó.
Đi ra bên ngoài tâm
trí là cách duy nhất để là hạnh phúc và mạnh khoẻ bên trong, là toàn thể. Thế
thì bạn có thể đi vào trong tâm trí và dùng tâm trí, nhưng tâm trí trở thành
công cụ và bạn không bị đồng nhất với nó. Cho nên hai điều. Hoặc bạn bị đồng nhất
với tâm trí - đây là ốm với Mật Tông - hoặc bạn không bị đồng nhất với tâm trí.
Thế thì dùng nó như công cụ, và thế thì bạn là mạnh khoẻ và toàn thể.
Kĩ thuật thứ năm là rất
đơn giản theo một nghĩa nào đó và là khó nhất theo nghĩa khác, và nó chỉ có hai
từ. Kĩ thuật thứ năm nói, Sùng kính cho tự do.
Chỉ hai từ: Sùng kính
cho tự do. Nó thực sự là một từ thôi, vì tự do là hậu quả của sùng kính. Cái gì
được ngụ ý bởi sùng kính? Trong Vigyana Bhairava Mật Tông, có hai kiểu kĩ thuật.
Một kiểu dành cho những người có khuynh hướng trí tuệ, khuynh hướng khoa học,
và kiểu kia dành cho những người hướng tâm, hướng xúc động, hướng thơ ca. Và chỉ
có hai kiểu tâm trí: tâm trí khoa học và tâm trí thơ ca - và đây là các cực rời
nhau. Họ không gặp nhau ở đâu cả, và họ không thể gặp nhau. Đôi khi họ chạy
song song, nhưng dầu vậy, không có gặp gỡ.
Đôi khi việc xảy ra
trong một cá nhân rằng người đó là nhà thơ và là nhà khoa học. Hiếm có, nhưng
thỉnh thoảng điều xảy ra là người đó là cả nhà thơ và nhà khoa học. Thế thì người
đó có nhân cách chia chẻ. Người đó thực sự là hai người, không là một. Khi người
đó là nhà thơ, người đó quên nhà khoa học hoàn toàn; bằng không nhà khoa học sẽ
quấy rối. Và khi người đó là nhà khoa học, người đó phải quên nhà thơ hoàn toàn
và chuyển vào thế giới khác với thu xếp khác về các quan niệm - ý tưởng, logic,
suy luận, toán học.
Khi người đó chuyển
vào thế giới của thơ ca, toán học không còn đó - âm nhạc có đó. Các khái niệm
không còn đó: lời có đó - nhưng linh động, không vững chắc. Lời này chảy vào lời
khác, và lời này có thể ngụ ý nhiều điều hay nó có thể không ngụ ý bất kì cái
gì. Văn phạm bị mất; chỉ nhịp điệu còn lại. Nó là một thế giới khác.
Suy nghĩ và cảm - đây
là hai kiểu, hai kiểu cơ bản. Kĩ thuật thứ nhất tôi đã dạy dành cho tâm trí
khoa học. Kĩ thuật thứ hai, sùng kính cho tự do, dành cho kiểu người cảm. Nhớ
tìm ra kiểu của bạn. Và không kiểu nào là cao hơn hay thấp hơn. Đừng nghĩ rằng
kiểu trí tuệ là cao hơn hay kiểu cảm là cáo hơn - không! Chúng đơn giản là kiểu.
Không kiểu nào là cao hơn hay thấp hơn. Cho nên chỉ nghĩ một cách sự kiện kiểu
của bạn là gì.
Kĩ thuật thứ hai này
dành cho kiểu cảm. Tại sao? Vì sùng kính là hướng tới cái gì đó khác và sùng
kính là điều mù quáng. Trong sùng kính người kia trở thành quan trọng hơn bạn.
Nó là tin cậy. Người trí thức không thể tin cậy được vào bất kì người nào; người
đó chỉ có thể phê phán. Người đó không thể tin cậy được. Người đó có thể hoài
nghi, nhưng người đó không thể tin cậy. Và nếu đôi khi nhà trí thức nào đó đi tới
tin cậy, nó không bao giờ là đích thực. Trước hết người đó cố thuyết phục bản
thân mình về tin cậy của mình; nó không bao giờ đích thực. Người đó tìm bằng chứng,
luận cứ, và khi người đó được thoả mãn rằng luận cứ giúp đỡ, bằng chứng giúp đỡ,
thế thì người đó tin cậy. Nhưng người đó đã bỏ lỡ vấn đề, vì tin cậy không có
tính biện luận và tin cậy không dựa trên bằng chứng. Nếu bằng chứng có đó, thế
thì không cần tin cậy.
Bạn không tin vào mặt
trời, bạn không tin vào bầu trời - bạn biết. Làm sao bạn có thể tin được vào mặt
trời mọc? Nếu ai đó hỏi niềm tin của bạn là gì về mặt trời mọc, bạn không phải
nói, "Tôi tin vào nó. Tôi là người tin lớn lao." Bạn nói, "Mặt
trời mọc và tôi biết việc đó." Không có vấn đề về tin hay không tin. Có
người nào đó không tin vào mặt trời không? Không có người nào. Chân lí ngụ ý việc
nhảy vào cái không biết mà không có bất kì bằng chứng nào.
Nó là khó - khó cho
kiểu nhà trí thức, vì toàn thể sự việc trở thành ngớ ngẩn, ngu xuẩn. Trước hết
bằng chứng phải có đó. Nếu bạn nói, "Có Thượng đế. Buông xuôi bản thân ông
theo Thượng đế," trước hết Thượng đế phải được chứng minh. Nhưng thế thì
Thượng đế trở thành một định lí - tất nhiên được chứng minh, nhưng vô dụng. Thượng
đế phải vẫn còn không được chứng minh; bằng không ngài chẳng có cái dụng gì, vì
thế thì tin cậy là vô nghĩa. Nếu bạn tin vào Thượng đế được chứng minh, thế thì
Thượng đế của bạn chỉ là một định lí hình học. Không người nào tin vào các định
lí của Euclid - không có nhu cầu, chúng có thể được chứng minh. Cái mà có thể
được chứng minh không thể được làm thành cơ sở của tin cậy.
Một trong những thánh
nhân Ki tô giáo huyền bí nhất, Tertullian, đã nói, "Tôi tin vào Thượng đế
vì ngài là ngớ ngẩn." Điều đó là đúng. Đó là thái độ của kiểu cảm. Ông ấy
nói, "Vì ngài không thể được chứng minh, đó là lí do tại sao tôi tin vào
ngài." Phát biểu này là phi logic, bất hợp lí, vì phát biểu logic phải giống
thế này: "Đây là những bằng chứng về Thượng đế; do đó tôi tin vào
ngài." Còn ông ấy nói, "Vì không có bằng chứng, và không có luận cứ
nào có thể chứng minh rằng Thượng đế hiện hữu, do đó tôi tin vào ngài." Và
ông ấy là đúng theo cách nào đó, vì tin cậy ngụ ý cú nhảy vào cái không biết mà
không có bất kì lí do nào. Chỉ kiểu cảm mới có thể làm điều đó.
Quên sùng kính đi,
trước hết hiểu yêu đã; thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu sùng kính. Bạn rơi vào
yêu. Tại sao chúng ta nói “rơi vào yêu"? Không cái gì rơi cả - chỉ đầu bạn
thôi. Cái gì rơi vào yêu ngoài đầu bạn? Bạn rơi xuống từ đầu. Đó là lí do tại
sao chúng ta nói "rơi vào yêu" - vì ngôn ngữ được tạo ra bởi kiểu trí
thức. Với họ yêu là cung trăng, yêu là điên; người ta đã rơi vào yêu. Điều đó
ngụ ý, bây giờ bạn có thể mong đợi bất kì cái gì từ người đó... bây giờ người
đó điên, bây giờ không suy luận nào sẽ giúp được, bạn không thể dùng lí trí với
người đó. Bạn có thể dùng lí trí với ai đó đang trong yêu không? Mọi người thử.
Mọi người thử nhưng không cái gì có thể được chứng minh.
Bạn đã rơi vào trong
yêu với ai đó. Mọi người nói, "Người đó không xứng đáng," hay
"Anh đang đi vào mảnh đất nguy hiểm," hay "Anh đang tự chứng tỏ
mình là ngu xuẩn; anh có thể tìm bạn tình tốt hơn." Nhưng không cái gì sẽ
giúp, không lập luận nào sẽ giúp. Bạn trong yêu - bây giờ lí trí là vô dụng.
Yêu có lập luận riêng của nó. Chúng ta nói "rơi vào trong yêu." Điều
đó ngụ ý bây giờ hành vi của bạn sẽ là phi lí.
Nhìn vào hai người
yêu, nhìn vào hành vi của họ, trao đổi của họ. Nó trở thành phi lí. Họ bắt đầu
dùng việc nói trẻ thơ. Tại sao? Ngay cả nhà khoa học lớn, khi người đó rơi vào
yêu, sẽ dùng ngôn ngữ trẻ thơ. Tại sao không dùng ngôn ngữ công nghệ, đã được
phát triển cao? Tại sao dùng việc nói trẻ thơ này? Vì ngôn ngữ công nghệ cao là
vô dụng.
Một trong những người
bạn của tôi kết hôn với một cô gái. Cô gái này là người Tiệp. Cô ấy biết chút
ít tiếng Anh, tuy nhiên, người đàn ông này lại biết chút ít tiếng Tiệp; họ kết
hôn. Anh ấy là người có giáo dục cao, giáo sư trong đại học, và cô gái cũng là
một giáo sư. Nhưng người này nói với tôi - tôi đã ở cùng anh ta - "Rất khó
vì tôi chỉ biết thuật ngữ công nghệ Tiệp, và cô ấy cũng chỉ biết tiếng Anh công
nghệ, cho nên chúng tôi không thể có việc nói trẻ thơ được. Cho nên điều đó thật
là lạ. Chúng tôi cảm thấy tình yêu của chúng tôi chỉ ở đâu đó trên bề mặt; nó
không thể đi sâu được. Ngôn ngữ trở thành rào chắn. Tôi có thể nói như một giáo
sư - khi có liên quan tới chủ đề của tôi, tôi có thể nói về nó - và cô ấy có thể
nói về chủ đề của cô ấy. Nhưng yêu đã không là chủ đề của chúng tôi."
Cho nên tại sao bạn
rơi vào việc nói trẻ thơ? Vì đó là kinh nghiệm yêu đầu tiên của bạn, với mẹ bạn.
Những lời đó mà bạn đã thốt ra đầu tiên đã là lời yêu. Chúng đã không hướng đầu,
chúng tới từ tâm; chúng thuộc về việc cảm. Chúng có phẩm chất khác.
Cho nên ngay cả khi bạn
có ngôn ngữ rất phát triển, khi bạn yêu, bạn lại rơi trở lại - bạn rơi trở lại
vào việc nói trẻ thơ. Những lời đó là khác. Chúng không thuộc vào phân loại này
của tâm trí; chúng thuộc vào tâm. Chúng có thể không diễn đạt thế, không có
nghĩa thế. Dầu vậy, chúng lại có tính diễn đạt nhiều hơn, và có nghĩa nhiều hơn
- nhưng nghĩa của chúng là của chiều hướng khác hoàn toàn. Chỉ nếu bạn ở rất
sâu trong yêu bạn mới rơi vào im lặng. Thế thì bạn không thể nói được với người
yêu của bạn, hay bạn có thể nói chỉ nhân tiện, nhưng thực sự, không có nói chuyện.
Nếu yêu đi sâu, lời
trở thành vô dụng; bạn vẫn còn im lặng. Nếu bạn không thể vẫn còn im lặng cùng
người yêu của bạn, biết rõ rằng không có yêu - vì rất khó sống trong im lặng với
ai đó mà bạn không yêu người đó. Với người lạ bạn lập tức bắt đầu nói. Khi bạn
đang đi tầu hoả hay xe bus bạn lập tức nói, vì ngồi bên cạnh người lạ là rất
khó, vụng về. Không có chiếc cầu khác, cho nên chừng nào bạn chưa tạo ra chiếc
cầu ngôn ngữ thì không có cầu.
Không chiếc cầu bên
trong nào có thể có với người lạ đó. Bạn đóng trong bản thân bạn và người đó
đóng trong bản thân người đó, và hai cái đóng đó ở ngay bên cạnh nhau. Có mọi nỗi
sợ đụng độ và sợ nguy hiểm, cho nên bạn tạo ra chiếc cầu. Bạn bắt đầu nói về thời
tiết hay về bất kì cái gì, bất kì cái gì vô nghĩa nhưng cho cảm giác rằng bạn
được bắc cầu và bạn đang trao đổi. Hai người yêu sẽ rơi vào im lặng, và khi hai
người yêu bắt đầu nói lại, bạn có thể biết rõ rằng yêu đã biến mất; họ đã trở
thành người lạ.
Cho nên đi và nhìn mà
xem... Vợ và chồng, bất kì khi nào họ một mình, họ sẽ nói về bất kì cái gì. Và
họ cả hai đều biết, họ cả hai đều nhận biết rằng không có nhu cầu nói, nhưng
sao khó thế để vẫn còn im lặng. Cho nên bất kì cái gì, bất kì cái tầm thường
nào cũng được, nhưng nói để cho bạn có thể có cảm giác rằng trao đổi có đó.
Nhưng hai người yêu sẽ rơi vào im lặng. Ngôn ngữ sẽ biến mất vì ngôn ngữ thuộc
vào lí trí. Đầu tiên nó sẽ trở thành việc nói trẻ thơ, và thế rồi điều này sẽ
biến mất. Thế rồi họ sẽ im lặng trong trao đổi. Trao đổi của họ là gì? Nó là
phi lí. Họ cảm thấy được hoà hợp với chiều khác của sự tồn tại, và họ cảm thấy
hạnh phúc trong hài hoà đó. Và nếu bạn yêu cầu họ chứng minh hạnh phúc của họ
là gì, họ không thể chứng minh được điều đó.
Không người yêu nào
đã từng có khả năng chứng minh mãi cho tới giờ tại sao người đó hạnh phúc trong
yêu. Tại sao? Vì yêu ngụ ý khổ nhiều. Dầu vậy, những người yêu hạnh phúc. Yêu
có đau khổ sâu sắc, vì khi bạn trở thành một với người nào đó nó bao giờ cũng
khó. Hai tâm trí trở thành một… đó không chỉ là hai thân thể trở thành một. Đó
là khác biệt giữa dục và yêu. Nếu chỉ hai thân thể trở thành một, điều đó không
rất khó và không có khổ. Đó là một trong những điều dễ nhất; bất kì con vật nào
cũng có thể làm điều đó. Nó là dễ. Nhưng khi hai người đang trong yêu, nó là rất
khó, vì hai tâm trí phải tan biến, hai tâm trí phải vắng bóng. Chỉ thế thì
không gian mới được tạo ra, và yêu có thể nở hoa.
Không người nào suy
luận được về yêu; không người nào có thể chứng minh được rằng yêu cho hạnh
phúc. Không người nào thậm chí có thể chứng minh rằng yêu tồn tại. Và có những
nhà khoa học, nhà hành vi, người theo Watson và Skinner, người nói yêu chỉ là ảo
tưởng. Không có yêu; bạn chỉ trong ảo tưởng. Bạn cảm thấy rằng bạn đang trong
yêu, nhưng không có yêu, bạn chỉ đang mơ. Và không ai có thể chứng minh được họ
sai. Họ nói rằng yêu chỉ là ảo giác, kinh nghiệm phiêu diêu. Không cái gì thực,
chỉ hoá chất thân thể ảnh hưởng lên bạn, chỉ hooc môn, hoá chất, đang ảnh hưởng
lên hành vi của bạn và cho bạn sự mạnh khoẻ giả tạo. Không ai có thể chứng minh
được họ sai.
Nhưng phép màu là thế
này, rằng ngay cả một Watson cũng rơi vào yêu, vẫn biết rõ ràng đây chỉ là chuyện
hoá chất. Và ngay cả một Watson sẽ hạnh phúc. Nhưng yêu không thể được chứng
minh, nó là bên trong và chủ thể thế. Cái gì xảy ra trong yêu? Người kia trở
thành quan trọng - quan trọng hơn bạn. Bạn trở thành ngoại vi và người kia trở thành
trung tâm.
Logic bao giờ cũng vẫn
còn định tâm vào cái ngã, tâm trí bao giờ cũng vẫn còn định tâm vào cái ngã:
tôi là trung tâm và mọi thứ chỉ quay tròn quanh tôi - với tôi, nhưng tôi là
trung tâm. Đây là cách lí trí làm việc. Nếu bạn di chuyển với lí trí quá nhiều,
bạn sẽ đi tới kết luận theo đó Berkeley đã tới. Ông ấy nói, "Duy nhất tôi
tồn tại, mọi thứ khác chỉ là ý tưởng trong tâm trí. Làm sao tôi có thể chứng
minh được rằng bạn có đó, đang ngồi đó trước tôi? Làm sao tôi có thể chứng minh
một cách có lí, hợp lí, rằng bạn thực sự có đó? Bạn có thể chỉ là mơ. Tôi có thể
chỉ đang mơ và nói; bạn có thể không có đó chút nào. Làm sao tôi có thể chứng
minh cho bản thân tôi rằng thực sự bạn có đó? Tất nhiên tôi có thể chạm vào bạn,
nhưng tôi có thể chạm vào bạn ngay cả trong mơ. Và ngay cả trong mơ tôi cảm thấy
điều đó khi tôi chạm ai đó. Tôi có thể đánh bạn và bạn sẽ la hét, nhưng ngay cả
trong mơ, nếu tôi đánh ai đó, nhân vật trong mơ la hét. Cho nên làm sao tôi có
thể làm phân biệt rằng khán giả của tôi ở đây, ngay bây giờ, không phải là mơ
mà là thực tại? Nó có thể chỉ là hư cấu."
Đi tới nhà thương
điên, và bạn sẽ thấy mọi người ngồi nói một mình. Họ đang nói cho ai? Tôi có thể
nói cho không ai cả. Làm sao tôi có thể chứng minh một cách hợp lí rằng bạn thực
sự ở đây? Cho nên nếu lí trí đi tới cực đoan, tới chính cực đoan logic, chỉ thế
thì tôi vẫn còn lại và mọi thứ khác trở thành mơ. Đây là cách lí trí làm việc.
Hoàn toàn ngược lại
là con đường của tâm. Tôi trở thành điều huyền bí và bạn - ngươi, người kia,
người được yêu - trở thành thực. Nếu bạn đi tới chính cực điểm, thế thì nó trở
thành sùng kính. Nếu yêu của bạn đi tới điểm cực đoan như vậy mà bạn quên mất
hoàn toàn rằng bạn hiện hữu, bạn không có khái niệm về bản thân bạn và chỉ những
người khác còn lại, đó là sùng kính.
Yêu có thể trở thành
sùng kính. Yêu là bước đầu tiên; chỉ thế thì sùng kính mới có thể nở hoa. Nhưng
với chúng ta ngay cả yêu cũng là thực tại xa xôi, dục là điều thực duy nhất.
Yêu có hai khả năng: hoặc nó rơi vào trong dục và trở thành chuyện thân thể, hoặc
nó vươn lên trong sùng kính và trở thành thứ của tâm linh. Yêu chỉ ở giữa. Ngay
bên dưới nó là vực thẳm của dục, và bên ngoài nó là bầu trời mở - bầu trờ vô hạn
của sùng kính.
Nếu yêu của bạn phát
triển sâu hơn, người kia trở nên ngày càng có ý nghĩa hơn - có ý nghĩa tới mức
bạn bắt đầu gọi người kia là thượng đế của bạn. Đó là lí do tại sao Meera liên
tục gọi Krishna là Thượng đế. Không ai có thể thấy Krishna, và Meera không thể
chứng minh được rằng Krishna có đó, nhưng cô ấy không quan tâm tới việc chứng
minh điều đó chút nào. Cô ấy đã làm ra vấn đề đó, Krishna, đối thể yêu của cô ấy.
Và nhớ, dù bạn làm cho người thực thành đối thể yêu của bạn hay dù đó chỉ là tưởng
tượng của bạn, điều đó không tạo ra khác biệt, vì toàn thể biến đổi tới qua
sùng kính, không qua người được yêu - nhớ điều này. Krishna có thể không có đó
chút nào; điều đó không liên quan. Với người yêu, nó không liên quan.
Với Radha, Krishna có
đó trong thực tại. Với Meera, Krishna không có đó trong thực tại. Đó là lí do tại
sao Meera là người sùng kính lớn hơn Radha. Và ngay cả Radha chắc sẽ trở nên
ghen với Meera, vì với Radha người thực đã có đó. Không khó thế để cảm thấy thực
tại của Krishna khi ông ấy hiện diện. Nhưng khi Krishna không còn đó, một mình
Meera đang sống trong phòng và nói với ông ấy người không ở đâu cả. Với cô ấy,
ông ấy là mọi thứ và tất cả. Cô ấy không thể chứng minh được điều đó; điều đó
là phi lí. Nhưng cô ấy lấy cú nhảy và cô ấy trở nên được biến đổi. Sùng kính
cho cô ấy tự do.
Tôi muốn nhấn mạnh sự
kiện rằng vấn đề không phải là liệu Krishna có đó hay không. Nó không phải vậy!
Việc cảm này rằng Krishna có đó, việc cảm toàn bộ này về yêu, buông xuôi toàn bộ
này, việc đánh mất bản thân người ta trong người mà có thể hiện hữu hay không
thể hiện hữu, việc đánh mất bản thân người ta này là biến đổi. Đột nhiên người
ta được làm thuần khiết - thuần khiết toàn bộ - vì khi bản ngã không có đó bạn
không thể là không thuần khiết theo bất kì cách nào. Vì bản ngã là hạt mầm của
mọi thứ không thuần khiết.
Cảm giác về bản ngã
là gốc rễ của mọi điên khùng. Để cảm thế giới, với thế giới của người sùng
kính, bản ngã là bệnh. Bản ngã tan biến, và nó tan biến chỉ theo một cách;
không có cách khác. Chỉ có một cách: người kia trở thành quan trọng, trở thành
có ý nghĩa tới mức dần dần bạn phai mờ và biến mất. Một ngày nào đó bạn không
còn nữa; chỉ tâm thức của người kia còn lại.
Và khi bạn không còn
nữa, người kia cũng không là người kia, vì người đó là người kia chỉ khi bạn có
đó. Khi cái “tôi” biến mất, cái "người" cũng biến mất. Trong yêu bạn
lấy bước đầu tiên - người kia trở thành quan trọng. Bạn vẫn còn lại, nhưng
trong khoảnh khắc nào đó có thể có đỉnh khi bạn không hiện hữu. Đó là những đỉnh
hiếm hoi của yêu, nhưng bình thường bạn vẫn còn lại và người yêu có đó. Khi người
yêu trở thành quan trọng hơn bạn, bạn có thể chết cho người đó. Nếu bạn có thể
chết vì ai đó, có yêu. Người kia đã trở thành nghĩa của cuộc sống của bạn.
Chỉ nếu bạn có thể chết
đi vì ai đó, bạn mới có thể sống vì ai đó. Nếu bạn không thể chết đi vì ai đó,
bạn không thể sống vì ai đó. Sống thu được nghĩa chỉ qua chết. Trong yêu, người
kia đã trở thành quan trọng, nhưng bạn vẫn có đó. Trong những đỉnh cao hơn nào
đó của trao đổi, bạn có thể biến mất, nhưng bạn sẽ quay lại; điều này sẽ chỉ
cho những khoảnh khắc. Cho nên những người yêu có các thoáng nhìn về sùng kính.
Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ người được yêu thường gọi người yêu của mình là thượng
đế của mình. Chỉ ở các đỉnh người kia mới trở thành thiêng liêng, và người kia
trở thành thiêng liêng chỉ khi bạn không hiện hữu. Điều này có thể phát triển.
Và nếu bạn làm nó thành sadhana - thực hành tâm linh - nếu bạn làm nó thành việc
tìm kiếm bên trong, nếu bạn không chỉ tận hưởng yêu mà biến đổi bản thân bạn
qua yêu, thế thì nó trở thành sùng kính.
Trong sùng kính bạn
buông xuôi bản thân bạn hoàn toàn. Và buông xuôi này có thể là với một thượng đế,
người có thể không ở trên trời hay người có thể ở trên trời, hay với một thầy,
người có thể không thức tỉnh hay người có thể thức tỉnh, hay với người yêu, người
có thể không xứng đáng hay người có thể xứng đáng - điều đó là không liên quan.
Nếu bạn có thể cho phép bản thân bạn tan biến vì người kia, bạn sẽ được biến đổi.
Sùng kính cho tự do.
Đó là lí do tại sao chúng ta có những thoáng nhìn về tự do chỉ trong yêu. Khi bạn
đang trong yêu, bạn có tự do tinh tế. Đây là điều ngược đời vì mọi người khác sẽ
thấy rằng bạn đã trở thành nô lệ. Nếu bạn ở trong yêu với ai đó, những người
xung quanh bạn sẽ nghĩ rằng cả hai bạn đã trở thành nô lệ của nhau. Nhưng bạn sẽ
có những thoáng nhìn về tự do.
Yêu là tự do. Vì sao?
Vì bản ngã là sự lệ thuộc; không có lệ thuộc khác. Bạn có thể ở trong tù và bạn
không thể thoát được. Nếu người yêu của bạn tới trong tù, nhà tù biến mất chính
khoảnh khắc đó. Các bức tường vẫn có đó, nhưng chúng không cầm tù bạn. Bây giờ
bạn có thể quên chúng hoàn toàn. Bạn có thể tan biến vào trong nhau và bạn có
thể trở thành bầu trời cho nhau để bay trong đó. Nhà tù đã biến mất; nó không
còn đó. Và bạn có thể ở dưới bầu trời mở mà không có yêu, tự do toàn bộ, không
bị trói, nhưng bạn đang trong tù vì bạn không có chỗ nào để bay. Bầu trời này sẽ
không có tác dụng.
Chim bay trong bầu trời
đó, nhưng bạn không thể bay được. Bạn cần bầu trời khác - bầu trời tâm thức. Chỉ
người kia có thể cho bạn bầu trời đó, nếm trải đầu tiên về nó. Khi người kia mở
với bạn và bạn đi vào trong người kia, bạn có thể bay.
Yêu là tự do, nhưng
không toàn bộ. Nếu yêu trở thành sùng kính, thế thì nó trở thành tự do toàn bộ.
Điều đó ngụ ý buông xuôi bản thân bạn hoàn toàn. Cho nên những người thuộc kiểu
cảm, kinh này dành cho họ: Sùng kính cho tự do.
Lấy Ramakrishna... Nếu
bạn nhìn vào Ramakrishna bạn sẽ nghĩ rằng ông ấy chỉ là nô lệ cho nữ thần Kali,
cho Mẹ Kali. Ông ấy không thể làm được bất kì cái gì nếu không có phép của bà ấy;
ông ấy chỉ giống như nô lệ. Nhưng không người nào tự do hơn ông ấy. Khi ông ấy
lần đầu tiên được bổ nhiệm làm tu sĩ ở Dakshineshwar, tại ngôi đền, ông ấy bắt
đầu cư xử kì lạ. Uỷ ban, những người trông coi đền tụ tập lại, và họ nói,
"Tống người này ra. Ông ta đang cư xử một cách không sùng kính." Điều
này xảy ra vì đầu tiên ông ấy sẽ ngửi hoa và thế rồi hoa này sẽ được đặt dưới
chân nữ thần. Điều đó là chống lại nghi lễ. Hoa bị ngửi không thể được cúng dường
cho điều thiêng liêng - nó đã trở thành không thuần khiết.
Đầu tiên ông ấy sẽ nếm
thức ăn được làm để cúng, và thế rồi ông ấy sẽ cúng nó. Và ông ấy là tu sĩ cho
nên những người trông coi đền hỏi ông ấy, "Ông làm gì vậy? Điều này không
thể được phép." Ông ấy nói, "Thế thì tôi sẽ bỏ chức vụ này. Tôi sẽ ra
khỏi đền, nhưng tôi không thể cúng thức ăn cho Mẹ tôi mà không nếm nó. Mẹ tôi
thường nếm... bất kì khi nào bà ấy chuẩn bị cái gì đó, bà ấy sẽ nếm nó trước và
chỉ thế bà ấy mới đưa nó cho tôi. Và tôi không thể cúng hoa mà không ngửi nó
trước. Cho nên tôi có thể đi ra, và các ông không thể dừng tôi, các ông không
thể ngăn cản tôi. Tôi sẽ liên tục cúng cái đó ở bất kì chỗ nào, vì Mẹ tôi ở mọi
nơi; bà ấy không bị giới hạn trong đền của các ông. Cho nên bất kì chỗ nào tôi ở,
tôi sẽ làm cùng điều."
Chuyện xảy ra là ai
đó, một người Mô ha mét giáo nào đó, bảo ông ấy, "Nếu Mẹ ông ở mọi nơi, thế
sao không tới nhà thờ hồi giáo?" Ông ấy nói, "Được, tôi tới."
Ông ấy ở lại đó trong sáu tháng. Ông ấy quên Dakshineshwar hoàn toàn; ông ấy đã
ở trong nhà thờ hồi giáo. Thế rồi bạn ông ấy nói, "Bây giờ ông có thể quay
về." Ông ấy nói, "Mẹ ở mọi nơi." Cho nên người ta có thể nghĩ rằng
Ramakrishna là nô lệ, nhưng sùng kính của ông ấy là tới mức bây giờ người được
yêu ở mọi nơi.
Nếu bạn không ở đâu cả,
người được yêu sẽ ở mọi nơi. Nếu bạn ở đâu đó, thế thì người được yêu sẽ không ở
đâu cả.
Xem Tiếp Chương 20 –
Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá