Chương 2. Bí Mật Giả Kim Thuật Của Chỗ Hành Hương Linh Thiêng

Chương 2. Bí Mật Giả Kim Thuật Của Chỗ Hành Hương Linh Thiêng

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Điều Huyền Bí Ẩn Kín – Osho

(Những Điều Huyền Bí Tiềm Ẩn)

Chương 2. Bí Mật Giả Kim Thuật Của Chỗ Hành Hương Linh Thiêng







Nghe hoặc Tải MP3 'Điều Huyền Bí Ẩn Kín' ê


Ở Thái Bình Dương có một hòn đảo nhỏ, Đảo Đông, trên đó có một nghìn tượng đá khổng lồ, tất cả đều quãng hai mươi mốt mét. Dân số trên đảo chỉ hai trăm người. Người ta đã tìm ra, khi đảo đó lần đầu tiên được khám phá ra, rằng nó nhỏ thế, nó không thể sản xuất lương thực cho hơn hai trăm người. Khi chỉ hai trăm người có thể sống ở đó, điều đáng ngạc nhiên là tìm ra những bức tượng đá khổng lồ thế và nhiều tới cả nghìn! Năm tượng cho mỗi người! Những người đó chắc đã không có khả năng làm ra những tượng khổng lồ như vậy nếu họ muốn làm, vì cuộc sống của họ được dành cho việc chăm lo cho nhu cầu hàng ngày của họ. Chủ định của những tượng đó có thể là gì? Ai đã làm ra chúng và tại sao? Nhiều câu hỏi nảy sinh cho các nhà lịch sử.

Ở trung tâm châu Á có một chỗ khác gây phân vân tương đương. Nó có thể đã được ngụ ý để được dùng cho sân bay, nhưng chừng nào máy bay còn chưa được làm ra, điều đó là không thể được. Khu vực này dường như được phát triển từ mười lăm tới hai mươi nghìn năm trước. Chỉ sau khi máy bay đã được phát minh ra chúng ta mới có thể hiểu cái dụng của nó, chúng ta mới có thể hiểu rằng chỗ đó ở trung tâm châu Á có thời phải đã phục vụ như sân bay.

Tôi nói cho bạn những điều này để truyền đạt cho bạn ý tưởng rằng chúng ta sẽ không có khả năng hiểu ý nghĩa của các chỗ hành hương chừng nào bản thân chúng ta chưa nhận ra nhu cầu có chúng.

Khi các tượng ở Đảo Đông được chụp ảnh từ máy bay, người ta có thể hình dung rằng chúng đã được thiết lập theo quan điểm hình học nào đó, theo cách mà chúng có thể được thấy từ mặt trăng vào những đêm đặc biệt. Những người đã nghiên cứu chủ đề này nghĩ rằng chúng ta, trong thế kỉ này, không phải là người đầu tiên tìm sự sống trên các hành tinh khác. Nhiều lần trước đây các thực nghiệm và nỗ lực đã được làm để tìm các con vật và các hình thể khác của sự sống trên các hành tinh khác để cho có thể thiết lập liên lạc với họ. Không chỉ điều đó, nhưng người từ các hành tinh khác cũng dường như có làm liên hệ với trái đất chúng ta.

Những tượng cao hai mươi mốt mét này là không có nghĩa trong bản thân chúng, nhưng khi toàn thể hình mẫu của chúng được quan sát từ máy bay, có những chỉ báo về một số dấu hiệu nào đó và những thông điệp bí mật. Những dấu hiệu đó chỉ có thể được đọc từ mặt trăng. Nhưng chừng nào chúng ta còn chưa thấy các tượng này từ máy bay chúng ta không thể hình dung được cái dụng có thể của chúng; thế thì chúng vẫn chỉ là các tượng. Theo cùng cách có nhiều điều trên trái đất này mà chúng ta sẽ chẳng biết gì chừng nào nền văn minh của chúng ta còn chưa điều tra và thiết lập lần nữa ra tình huống tương tự.

Mới ba hay bốn ngày trước, tôi đã nói về một chiếc hộp sắt nhỏ được tìm thấy ở Tehran. Nó được giữ trong Bảo tàng Anh trong một thời gian lâu, trong nhiều năm nó đã chỉ nằm đó. Bây giờ người ta đã tìm ra nó là một kiểu pin đã được dùng ở Tehran quãng hai nghìn năm trước. Điều ở ngoài sức tưởng tượng là ở Tehran, hai nghìn năm trước, một chiếc pin như vậy đã tồn tại. Nhưng bây giờ một sự kiện được xác minh rằng nó là chiếc pin. Nếu như chúng ta mà không phát minh ra pin lưu điện chúng ta chắc chẳng bao giờ có khả năng tưởng tượng rằng cái hộp như vậy có thể là pin.

Tirtha, chỗ hành hương linh thiêng, là phát minh duy nhất, rất sâu và biểu tượng, được nền văn minh cổ đại tạo ra. Nhưng nền văn minh hiện tại của chúng ta đã mất mọi tri thức về ý nghĩa của những chỗ như vậy. Ngày nay tới thăm chỗ hành hương chỉ là nghi lễ chết cho chúng ta. Chúng ta chỉ chấp nhận chúng, không biết tại sao các chỗ hành hương đã được lập ra, cái dụng của chúng là gì và ai đã làm ra chúng.

Bất kì cái gì có thể được thấy từ bề mặt đều không phải là mọi thứ. Có nghĩa ẩn kín nào đó mà là không thấy được từ bên ngoài. Chúng ta phải hiểu trước hết rằng nền văn minh của chúng ta đã đánh mất chủ định và nghĩa của chỗ hành hương linh thiêng và do vậy ngày nay những người đi hành hương chỉ làm phí thời gian của họ. Những người chống đối với ý tưởng này cũng làm phí thời gian của họ, dù họ có vẻ đúng thế nào, vì họ chẳng biết gì về những chỗ như vậy. Cả những người tới thăm chỗ hành hương không biết lẫn những người chống đối với ý tưởng này đều không biết chủ định của chúng, cho nên chúng ta hãy hiểu vài điều về chúng...

Có một chỗ hành hương nổi tiếng cho người Jaina được biết là Samved Shikhar. Hai mươi hai trong số hai mươi tư tirthankaras của người Jaina đã chết ở đó, đã bỏ lại thân thể của họ ở đó. Điều đó dường như toàn đã được thu xếp từ trước; bằng không thì không thể có chuyện rằng trong số hai mươi bốn người, hai mươi hai người phải ngẫu nhiên chết, với một thời kì thời gian dài giữa họ, ở cùng một chỗ. Nếu chúng ta tin vào người Jaina, có kẽ hở một trăm nghìn năm giữa tirthankara thứ nhất và thứ hai mươi tư. Hai mươi hai người đó trong số họ đã chết ở cùng một chỗ là đáng nghĩ tới.

Chỗ hành hương cho người Hồi giáo là Kaaba. Mãi cho tới thời của Mohammed, đã có ba trăm sáu mươi nhăm tượng ở Kaaba - các tượng khác nhau cho từng ngày trong năm. Tất cả các tượng này đã bị bỏ đi hay bị phá huỷ, nhưng tảng đá trung tâm mà đã là trung tâm của đền thì không bị bỏ đi. Kaaba là cổ đại hơn tôn giáo của Hồi giáo. Lịch sử của Hồi giáo mới chỉ quãng một nghìn bốn trăm năm, nhưng tảng đá đen đó ở Kaaba có hàng trăm nghìn năm tuổi.

Sự kiện thú vị khác là ở chỗ tảng đá này dường như không thuộc vào trái đất của chúng ta. Làm sao nó đã tới trái đất? Giả thuyết duy nhất chúng ta có là ở chỗ nó là một phần của thiên thạch. Trong vòng hai mươi bốn giờ của việc tan rã của thiên thạch, hàng nghìn mảnh đá rơi xuống đất. Nhiều mảnh trong số này bị bốc cháy trước khi chúng tới đất. Ban đêm khi chúng ta thấy sao băng - đây không phải là sao mà là thiên thạch. Đôi khi thậm chí những tảng đá khổng lồ lao tới trái đất; những tảng đá này có thành phần khác. Tảng đá ở Kaaba là tảng đá như vậy.

Nhưng một số người đã đi sâu hơn vào trong cảm giác này rằng tảng đá lớn như thế có thể đã được mang tới trái đất và bị bỏ lại ở đây, như các phi hành gia của chúng ta đã để lại vài thứ từ trái đất trên mặt trăng. Bất kì cái gì các phi hành gia đã bỏ lại trên mặt trăng sẽ còn lại ở đó một cách an toàn, cho dù có chiến tranh hạt nhân và sự sống trên trái đất này bị phá huỷ. Nếu bao giờ nền văn minh nào đó lên tới mặt trăng, họ sẽ rất ngạc nhiên khi thấy những thứ này mà chúng ta đã bỏ lại ở đó.

Cho nên tảng đá ở Kaaba có thể không phải là một phần của thiên thạch mà có thể đã được bỏ lại bởi cư dân nào đó của hành tinh khác. Có lẽ đã có thời có thể thiết lập kết nối với những cư dân đó qua trung gian của tảng đá đó. Nhưng bây giờ, chỉ việc tôn thờ nó còn lại. Khoa học về cách nó có thể đã được dùng như phương tiện liên lạc bị mất.

Một con tầu không gian không người lái của Nga đã trở nên bị mất vì liên lạc radio của nó với trái đất bị ngắt, cho nên không thể nào dõi vết được nó. Liệu nó đã bị bốc cháy, bị phá huỷ, hay nó vẫn ở đâu đó trong không gian không ai biết. Nhưng nếu nó đã hạ xuống hành tinh nào đó, và nếu cư dân của hành tinh đó có thể sửa lại radio họ có thể thiết lập lại liên hệ với trái đất. Ngoài ra họ có thể phá nó ra, hay giữ nó trong bảo tàng của họ. Họ thậm chí có thể sợ nó, có thể ngạc nhiên về nó hay họ thậm chí có thể bắt đầu tôn thờ nó. Tảng đá Kaaba có thể là một công cụ như vậy được gửi tới bởi người không gian từ hành tinh nào đó khác để thiết lập liên hệ với trái đất.

Tôi đang nói cho bạn điều này chỉ như minh hoạ cho việc giải thích rằng chỗ hành hương linh thiêng đã là phương tiện để thiết lập liên hệ, không với bất kì người sống nào trong không gian nhưng với những linh hồn chứng ngộ, người có thời đã sống trên trái đất này.

Một thực nghiệm rất sâu và mạnh mẽ ở Samved Shikhar đã được tiến hành bởi hai mươi hai tirthankaras, ngay khi họ rời khỏi thân thể của họ. Trên núi đó họ đã cố làm mãnh liệt và nhân lên các rung động của tâm thức đã được phát triển của họ để cho sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta liên lạc với họ. Điều được nghĩ tới là nếu nhiều linh hồn với tâm thức như vậy rời bỏ thân thể của họ từ cùng một chỗ, con đường giữa chỗ đó và bình diện khác có thể được đặt ra. Và con đường như vậy đã tồn tại.

Mưa rào không phải là như nhau ở mọi nơi trên trái đất: có một số khu vực mưa nặng hạt, nơi mưa tới hơn 12,1 mét, và khu vực sa mạc nơi không có mưa hay rất hiếm mưa. Tương tự có những chỗ rất lạnh, nơi không có gì ngoài tuyết ở mọi nơi; và có những khu vực nóng tới mức khó mà làm ra băng. Theo cùng cách này trên trái đất có những chỗ với tâm thức mật độ cao và tâm thức mật độ thấp. Những nỗ lực có ý thức đã được tiến hành để tạo ra các khu vực tâm thức cao, các trường được tích năng lượng bởi ý thức con người. Chúng không xảy ra một cách tự động, nhưng là kết quả của tâm thức của những cá nhân mạnh mẽ.

Hai mươi hai tirthankaras du hành tới một núi đó, đi vào samadhi và bỏ lại thân thể của họ ở đó, đã tạo ra một trường tâm thức tích năng lượng cao, theo một nghĩa đặc biệt nào đó, tại Samved Shikhar. Điều được dự định là nếu ai đó ngồi ở đó, tụng mật chú đặc biệt được trao bởi hai mươi hai tirthankaras đó, cuộc hành trình của người đó trong trải nghiệm ngoài thân thể sẽ lập tức bắt đầu. Đây là thực nghiệm khoa học như bất kì thực nghiệm nào xảy ra trong phòng thí nghiệm.

Lí do duy nhất để tạo ra các chỗ hành hương là để thực nghiệm với việc tạo ra các trường tích năng lượng ý thức mạnh mẽ, để cho bất kì người nào cũng có thể dễ dàng bắt đầu cuộc hành trình bên trong của mình.

Có hai phương pháp làm cho thuyền chuyển động. Một phương pháp là giương buồm vào đúng lúc theo hướng gió và không dùng mái chèo; phương pháp kia là không giương buồm, nhưng giúp cho thuyền di chuyển bằng việc dùng mái chèo. Các chỗ hành hương là những chỗ mà luồng tâm thức đang chảy một cách tự động: bạn chỉ phải đứng ở giữa luồng nơi cánh buồm tâm thức của bạn dương lên và bạn bắt đầu cuộc hành trình đi tiếp của bạn. Bạn sẽ có khả năng du hành xa dễ dàng và nhanh hơn nhiều ở những chỗ như vậy, hơn bất kì chỗ nào khác, và một mình. Ở mọi chỗ khác, bạn có thể không chủ ý nhưng đi tới chỗ tiêu cực nào đó và việc giương buồm của bạn sẽ đi theo hướng sai: bạn có thể đi xa hơn khỏi đích đến của bạn và trở nên bị lạc.

Chẳng hạn, nếu bạn đang ngồi thiền ở một chỗ đầy những cảm xúc tiêu cực - nơi các ông hàng thịt đang giết con vật cả ngày - sẽ có vật lộn và xung đột lớn trong tâm trí bạn. Trong thiền bạn trở nên rất cảm nhận, mở và mong manh, cho nên bất kì cái gì đang xảy ra quanh bạn vào lúc đó đều đi vào bạn. Cho nên khi bạn thiền điều bao giờ cũng cần thiết là chọn chỗ mà sẽ không đưa bạn theo hướng sai. Bất kì khi nào, trong khi thiền, bạn có những ý nghĩ rối beng hay thấy khó im lặng, đi khỏi chỗ đó đi.

Bạn có thể ngồi thiền trong nhà tù nữa, nhưng điều đó yêu cầu tính cá nhân rất mạnh. Có những phương pháp khác nhau để giúp bạn thiền trong tù: bạn tạo ra đường phân ranh qua đó các lực tiêu cực không thể vào.

Nhưng trong một tirtha, chỗ hành hương linh thiêng, đường như vậy là không cần thiết. Ở chỗ như vậy bạn bỏ mọi chống cự và mở mọi cửa ra vào và cửa sổ của bạn. Ở đó, năng lượng tích cực chảy thừa thãi. Hàng trăm người đã du hành vào trong cái không biết từ đó và đã tạo ra con đường. Dường như họ đã làm ra con đường bằng việc chặt cây và loại bỏ các bụi cây chắn đường, để cho những người bước đằng sau họ thấy dễ đi hơn. Trên con đường tôn giáo, nỗ lực được thực hiện bởi tâm thức mạnh hơn, cao hơn để giúp những người yếu hơn, theo mọi cách. Chỗ hành hương là một thực nghiệm như vậy.

Chỗ hành hương là nơi dòng chảy đang tuôn chảy từ thân hướng tới hồn, nơi toàn thể bầu không khí được nạp năng lượng; từ nơi những người đã đạt tới samadhi, từ nơi những người đã nhận ra chứng ngộ của họ. Những chỗ như vậy đã trở nên được tích năng lượng một cách đặc biệt. Ở những chỗ như vậy, nếu bạn chỉ giương buồm của bạn, không làm bất kì cái gì khác, cuộc hành trình của bạn sẽ bắt đầu.

Cho nên mọi tôn giáo đều đã thiết lập chỗ hành hương của họ. Ngay cả những tôn giáo chống đền thờ cũng đã làm điều đó. Điều ngạc nhiên là các tôn giáo đã chống lại tôn thờ tượng và đền đều đã thiết lập các chỗ hành hương. Dễ dàng bỏ tượng, nhưng chỗ hành hương không thể bị bỏ đi được vì những chỗ như vậy có giá trị mà không tôn giáo nào có thể đối kháng hay phủ nhận.

Người Jaina về căn bản không phải là người tôn thờ tượng, người Mô ha mét giáo lẫn người Sikhs lẫn Phật tử cũng không là người tôn thờ; ban đầu các Phật tử đã không là người tôn thờ tượng chút nào. Nhưng tất cả họ đã lập ra chỗ hành hương linh thiêng của họ. Họ phải làm vậy. Không có những chỗ như vậy không có nghĩa cho tôn giáo. Nếu không có những chỗ như vậy, mọi thứ chắc phải được làm bởi cá nhân, và trong trường hợp đó chắc sẽ không có nghĩa hay chủ định trong tâm xã tôn giáo.

Từ tirtha ngụ ý một loại bàn nhảy từ đó người ta có thể lấy việc chìm vào trong đại dương vô hạn. Từ của người Jaina tirthankara nghĩa là người tạo ra tirtha, tạo ra chỗ hành hương. Một người chỉ có thể được gọi là tirthankara nếu người đó đã tích năng lượng cho một khu vực mà trong đó người thường có thể đi vào, mở bản thân họ và bắt đầu việc tìm kiếm bên trong của họ. Người Jaina gọi họ không phải là hoá thân mà là tirthankara. Tirthankara là hiện tượng vĩ đại hơn hoá thân, vì nếu điều thiêng liêng đi vào dưới hình thể người điều đó là tốt, nhưng nếu một người làm ra một chỗ cho người khác đi vào điều thiêng liêng, điều đó là biến cố cao hơn nhiều.

Jaina giáo không tin vào thượng đế, nó tin vào tiềm năng của con người. Đó là lí do tại sao người Jaina có thể được lợi sâu sắc hơn nhiều từ tirtha và các tirthankara hơn là những người đi theo bất kì tôn giáo nào khác. Trong tôn giáo của người Jaina không có khái niệm về "ân huệ của Thượng đế" hay "từ bi của Thượng đế." Người Jaina nghĩ rằng Thượng đế không thể cho bất kì giúp đỡ nào; người tìm kiếm là một mình và phải du hành bằng nỗ lực và năng lượng riêng của mình.

Nhưng thế rồi có hai cách theo đó người đó có thể du hành. Cách thứ nhất, mọi người phải du hành trong chiếc thuyền riêng của mình, với sức mạnh của đôi tay riêng của mình, dùng mái chèo. Một trong nhiều người có thể thành công. Nhưng trên con đường thứ hai bạn có thể nhận giúp đỡ của gió và giương buồm lên để cho bạn có thể du hành nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nhưng 'gió tâm linh" như vậy có sẵn có không? Đây là toàn thể chủ định của chỗ hành hương.

Liệu có thể rằng khi một người như Mahavira có đó, khắp quanh ông ấy, từ hướng không biết nào đó, luồng năng lượng bắt đầu chảy không? Ông ấy có thể tạo ra luồng năng lượng theo hướng đặc biệt nào đó để cho nếu bất kì người nào đi vào trong dòng chảy đó, người đó sẽ được mang đi bởi nó và sẽ đạt tới định mệnh chung cuộc của người đó không?

Thực ra, việc tuôn chảy này theo hướng tâm linh là cuộc hành hương linh thiêng.

Có những chỉ dẫn vật lí về những chỗ hành hương như vậy, nhưng khi thời gian trôi qua, những dấu hiệu đó có thể biến mất. Cho nên chúng phải được bảo vệ bởi việc xây dựng đền hay dựng những tượng khổng lồ để cho dấu chân của những người thấy vĩ đại đó có thể được bảo tồn. Chăm nom kĩ càng phải được tiến hành để cho những chỗ đó không dịch chuyển cho dù một li từ nơi biến cố này đã xảy ra lúc nào đó trong quá khứ.

Những kho báu lớn đã được ẩn kín ngầm dưới đất theo đó việc tìm kiếm diễn ra ngay cả ngày nay. Chẳng hạn, kho báu phong phú nhất trên trái đất, vì nó mà việc tìm kiếm vẫn diễn ra - đó là kho báu của sa hoàng cuối cùng của Nga - đã bị chôn vùi đâu đó ở Mĩ. Điều chắc chắn là kho báu như vậy đã bị giấu kín ở đó vì sa hoàng bị truất ngôi năm 1917, không lâu trước đó. Trên bản đồ, vị trí đích xác là sẵn có, nhưng mô tả không thể được giải mã. Tương tự kho báu giấu kín của gia đình vua Gwalior đang ở đâu đó tại Gwalior. Có bản đồ, nhưng vị trí đích xác không thể được giải mã. Những bản đồ như vậy được làm theo mã bí mật, bằng không chúng có thể rơi vào nhưng bàn tay sai.

Tương tự chỗ hành hương được chỉ dẫn kĩ, nhưng chỗ đích xác nơi biến cố tâm linh đã xảy ra có thể không được biết tới. Những chỗ như vậy bị giấu kín với người thường. Điều này là rất lộn xộn. Bạn có thể đi tới chỗ nào đó nơi người ta nói Mahavira đã đạt tới niết bàn, nhưng có khả năng lớn là chỗ đích xác lại hơi xa khỏi chỗ được chỉ cho mọi người. Vị trí thực được chỉ ra chỉ dành cho những người tìm kiếm đích thực và xứng đáng. Ở đó, những người đó có thể cúi lạy trong kính trọng và về nhà. Vị trí thực sẽ được giữ ẩn kín cho những người tới đó từ việc tìm kiếm tâm linh đích thực và người cần sự giúp đỡ đó cho cú nhảy.

Có nhiều chỗ như vậy... Ở một nước A rập có một làng nhỏ tên là Alkufa nơi không người văn minh nào đã từng có khả năng vào. Chúng ta đã đi lên mặt trăng, nhưng không lữ khách nào đã đi vào làng nhỏ đó. Mãi cho tới nay đã không thể nào định vị được làng này. Không có hoài nghi gì về sự tồn tại của nó, vì lịch sử nhắc tới nó và cũng có bản đồ sẵn có. Vị trí bị giấu kín với chủ định đặc biệt. Khi người Sufi nào đó đạt tới trạng thái tâm thức sâu trong thiền, người đó tìm ra chìa khoá cho con đường này; người đó có khả năng quán tưởng toàn thể Alkufa. Ngoài ra, bất kì bản đồ nào sẵn có đều là giả, dẫn sai đường mọi người.

Nhiều người hành hương từ châu Âu đã thử đi tới Alkufa trong ba thế kỉ vừa rồi. Nhiều người trong số họ đã chết trước khi họ có thể quay về. Những người đã quay về, đã không tới được làng này nhưng đã chỉ lang thang xung quanh. Người ta có thể đạt tới chỉ qua việc thiền đặc biệt, trong đó Alkufa trở nên hiển lộ. Một khi người đó thấy chỗ này người đó bắt được thoáng nhìn trong thiền mà thiền nhân Sufi nói tới nó. Alkufa là chỗ linh thiêng bí mật, cổ đại hơn Hồi giáo. Các chỗ hành hương nổi tiếng và có thể được tới thăm bởi bất kì người hành hương nào không phải là chỗ thực; chỗ thực là ở gần bên, nhưng được ẩn kín.

Một sự vụ thú vị đã xảy ra... Vinoba Bhave, đại đệ tử của Gandhi, đi tới đền Vishwanath ở Benares. Với những người harijans - đẳng cấp thấp nhất của Ấn Độ - Karpatriji, một học giả Brahmin chính thống, đã nói, "Ông có thể vào, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ phải làm đền khác, vì đền này đã bị mạo phạm." Ông ấy thực tại bắt đầu xây dựng đền khác, vì với ông ấy đền cũ đã trở thành vô dụng. Trên bề mặt, Vinoba dường như là người hiểu biết hơn Karpatri. Karpatri là người rất truyền thống và dốt nát về các xu hướng và tri thức của thế giới hiện đại. Nhưng liên quan tới bí mật sâu mà ông ấy đã cố hỗ trợ, ông ấy dường như là thông thái hơn.

Sự thực là ở chỗ đền Vishwanath không phải là đền thực, và đền mà Karpatri muốn xây dựng thay cho nó, chắc cũng sẽ không là đền thực. Đền thực là đền thứ ba, cái phải được giữ kín, bằng không bất kì nhà cải cách xã hội tôn giáo nào chắc sẽ mạo phạm nó. Đền Vishwanath mà bây giờ đang đứng đó đã là mạo phạm rồi. Không có khó khăn gì trong việc mạo phạm đền; bạn có thể mạo phạm nếu bạn muốn. Bất kì đền khác nào được xây dựng ra bao giờ cũng sẽ là giả, nhưng đền giả bao giờ cũng phải có đó để cho đền thực có thể được ẩn kín.

Có những chìa khoá bí mật, những mật chú, qua đó đi vào đền Vishwanath, cũng như có mật chú cho Alkufa. Thỉnh thoảng, người tìm kiếm may mắn nào đó, người có tri thức về mật chú này, có thể có khả năng đi vào, nhưng những người hành hương khác đi tới đền giả, tôn thờ ở đó và trở về nhà họ. Nhưng đền này đã phát triển một loại bất khả xâm phạm nào đó qua hàng nghìn năm, cho dù nó là giả, vì mọi người đã tin nó là đền thực lâu thế.

Mọi tôn giáo đã thử không cho phép người của tôn giáo khác vào đền của họ hay chỗ hành hương của họ. Tại sao? Những người đã làm ra các qui tắc đó đã biết những nguy hiểm cho những người mới vào như vậy. Theo một cách nào đó, nó giống như cáo thị trên trên lối vào phòng thí nghiệm năng lượng nguyên tử, cảnh báo, "Không được vào trừ các nhà khoa học nguyên tử." Chúng ta đồng ý rằng những hạn chế như vậy là cần thiết - nó là nguy hiểm cho những người không phải là nhà khoa học đi vào - nhưng khi những hạn chế như vậy được làm liên quan tới đền hay chỗ hành hương, chúng ta không đồng ý. Chúng ta không biết rằng chúng cũng có khoa học riêng của chúng. Những đền này và những chỗ hành hương được ngụ ý cho những người chuyên môn.

Điều đó giống như cuộc họp của các bác sĩ đang đứng quanh bệnh nhân thảo luận về bệnh của người đó. Bệnh nhân nghe họ nhưng không thể hiểu được họ vì họ đang nói lối nói y học, dùng từ Hi Lạp và Latin. Việc hiểu không phải là mối quan tâm của bệnh nhân. Tương tự, mọi tôn giáo đã phát triển ngôn ngữ mã riêng của họ. Họ có những chỗ linh thiêng bí mật, ngôn ngữ bí mật, và kinh sách bí mật. Cho nên điều chúng ta hiểu là chỗ hành hương gần như chắc chắn không phải là chỗ thực. Những truyền thống lớn như vậy phải được bảo tồn vì nếu chúng rơi vào trong những bàn tay sai, chúng có thể bị lạm dụng. Người thường sẽ chỉ lâm vào khó khăn và sẽ không được ích lợi gì từ chúng.

Người ta nói rằng nếu bạn được phép vào làng Sufi của Alkufa bạn sẽ trở nên điên. Người ta nói rằng bất kì người nào tình cờ đi vào sẽ rời khỏi làng này, bị điên, vì Alkufa đầy những rung động mà không thể chịu được bởi tâm trí bình thường. Cho nên tốt hơn cả là không vào nơi này nếu không có chuẩn bị và kỉ luật cần thiết.

Người ta nói rằng không thể nào ngủ được ở Alkufa, cho nên điều tự nhiên là những người đã không thực nghiệm sâu trong việc duy trì thức tỉnh sẽ phát điên. Thành tựu vĩ đại nhất trong những người Sufi là thức đêm; họ giữ thức cả đêm. Nếu một người không ăn trong chín mươi ngày người đó sẽ trở nên rất yếu, nhưng người đó sẽ không chết hay phát điên. Người mạnh khoẻ bình thương có thể dễ dàng nhịn ăn trong chín mươi ngày, nhưng người đó không thể còn như cũ nếu không ngủ trong cho dù hai mươi mốt ngày. Người đó có thể còn thế nếu không có thức ăn trong ba tháng, nhưng người đó không thể còn thế mà không ngủ trong ba tuần. Ba tuần là thời gian rất dài - khó vẫn còn như cũ mà không ngủ cho dù một tuần - nhưng không thể ngủ được chút nào ở Alkufa.

Một khất sĩ Phật giáo được gửi tới tôi bởi ai đó từ Sri Lanka. Trong ba năm khất sĩ này đã không có khả năng ngủ thích đáng. Toàn thể thời gian tay và chân anh ta đều run, anh ta liên tục vã mồ hôi và anh ta rất rối trí. Anh ta sợ ngay cả đi một bước - anh ta đã mất mọi tự tin vào bản thân mình. Anh ta gần như bị loạn trí. Thuốc ngủ mạnh không thể giúp được anh ta ngủ, nhưng chỉ nằm đó, phờ phạc; bên trong anh ta vẫn thức.

Tôi hỏi anh có bao giờ tập luyện yoga anapansati của Phật không, vì với một khất sĩ Phật giáo tập luyện này là không thể tránh khỏi. Anh ta nói anh ta có tập. Thế là tôi bảo anh ta rằng anh ta nên bỏ ý tưởng về có được bất kì việc ngủ nào, vì yoga anapansati là tập luyện làm cho việc ngủ thành không thể được. Nhưng điều đó chỉ là bước khởi đầu trong việc tập luyện; một khi không thể ngủ được, có tập luyện khác phải lập tức được trao cho. Nếu bạn liên tục làm chỉ phần thứ nhất mà không có bước thứ hai này, bạn sẽ trở nên yếu; bạn thậm chí có thể trở nên điên và chết.

Một khi giấc ngủ bị phá huỷ từ bên trong, phẩm chất của tâm thức của bạn thay đổi nhiều tới mức thế thì tiến bộ thêm có thể được thực hiện. Khi tôi hỏi khất sĩ này liệu anh ta có biết pha thứ hai của tập luyện đó không, anh ta nói chẳng ai đã bảo cho anh ta về điều đó. Phần thứ hai không được nhắc tới trong bất kì sách nào, và việc viết về chỉ phần thứ nhất là nguy hiểm vì bất kì người nào đi theo nó sẽ không thể nào ngủ được. Đây đã là lí do tại sao mọi thứ được giữ giấu kín, để cho chúng sẽ không gây hại cho bất kì người nào. Chúng đã được ngụ ý để hướng dẫn cho những người cần giúp đỡ trong việc tìm kiếm tâm linh của họ.

Đây là lí do tại sao các chỗ hành hương là cần thiết, nhưng chỗ thực được giữ giấu kín. Các chỗ giả được tạo ra để giữ bạn tránh xa đường mòn cho tới thời gian mà bạn sẵn sàng cho chỗ thực. Không người sai nào sẽ đạt tới chỗ đích thực, nhưng người đúng bao giờ cũng sẽ tìm thấy nó.


Mọi chỗ hành hương có chìa khoá riêng của nó. Nếu bạn muốn tìm ra chỗ hành hương của người Sufi, bạn sẽ không có khả năng tìm với chìa khoá của người Jaina, và chỗ hành hương của người Jaina không thể được tìm thấy bằng việc dùng chìa khoá của người Sufi. Mọi tôn giáo có chìa khoá riêng của nó. Tôi không muốn đặt tên nó, nhưng tôi sẽ nói cho bạn về chìa khoá của một chỗ hành hương.





Người Tây Tạng có biểu đồ huyền bí đặc biệt hay mật hình. Đây là chìa khoá. Người Hindu cũng có những công cụ như vậy, hàng nghìn chiếc. Trong nhà của họ, họ viết các từ như "Labha-Shubha" - "Thịnh vượng và Thiện lành" - và họ viết các số nào đó bên dưới, mà không biết tại sao họ làm điều đó. Trong nhà của họ có một số mật hình như vậy, điều có thể là chìa khoá tới một chỗ hành hương. Họ không có ý tưởng nào về họ đã viết cái gì, nhưng họ liên tục làm điều đó chỉ bởi vì ông cha họ đã làm nó.

Mọi hình được tạo ra bên ngoài đều tạo ra hình bên trong tâm thức bạn. Chẳng hạn, nếu bạn cứ nhìn chăm chăm vào cửa sổ trong vài phút và thế rồi nhắm mắt lại, bạn sẽ thấy dấu vết âm bản của khung cửa sổ. Tương tự, nếu bạn tập trung có tính thiền vào công cụ nào đó, bạn sẽ tạo ra bên trong tâm trí bạn một dấu vết âm bản của hình đặc biệt của nó hay các chữ số của nó. Những điều này có thể được thấy bên trong sau các tập luyện thiền đặc biệt nào đó. Nếu bạn có thể gợi lên những hình ảnh này, thế thì vào những khoảnh khắc như vậy bạn có thể lập tức bắt đầu cuộc hành hương của bạn vào trong tâm linh.

Có câu chuyện trong đời của Mulla Nasruddin... Anh ta mất con lừa của mình - và con lừa đó là của cải duy nhất của anh ta. Anh ta tìm nó trong cả làng. Mọi dân làng cũng tham gia vào việc tìm, nhưng tìm không thấy. Thế rồi họ nói rằng vì đó là tháng linh thiêng, và nhiều người hành hương đã đi qua thị trấn, có lẽ con lừa đã đi theo họ. Bằng không, họ đã tìm khắp trong thị trấn và đã không thể nào tìm thấy nó, cho nên Nasruddin phải chấp nhận rằng nó đã bị mất.

Nhưng Nasruddin nói anh ta sẽ làm nỗ lực cuối cùng để tìm nó. Anh ta lập tức đứng tĩnh lặng và nhắm mắt lại. Thế rồi anh ta cúi mình xuống và bắt đầu bước đi trên bốn chi. Anh ta bước quanh nhà và thế rồi ra vườn, và chung cuộc anh ta đi tới một cái hố lớn mà con lừa của anh ta đã rơi vào. Bạn anh ta ngạc nhiên và hỏi anh ta thủ đoạn của anh ta là gì vậy.

Nasruddin nói, "Tôi nghĩ rằng nếu người không thể tìm ra lừa, thế thì chìa khoá để tìm nó không ở bên trong anh ta; để tìm ra con lừa tôi phải trở thành giống lừa. Cho nên khi tôi bắt đầu cảm thấy giống lừa, tôi nghĩ nếu tôi mà là lừa đi tìm lừa tôi sẽ phải nhìn đi đâu? Ngay khi tôi nghĩ theo cách đó, tôi hạ mình đi xuống bằng tay và đầu gối và bắt đầu bước đi như lừa. Tôi không biết làm sao tôi đã tìm ra chỗ đó, nhưng khi tôi mở mắt ra, tôi thấy tôi đã tới cái hố đó, và có con lừa của tôi!"

Nasruddin là một thánh nhân Sufi. Bất kì người nào cũng có thể đọc câu chuyện này và cười nó như chuyện cười, nhưng có chìa khoá trong nó. Nó là chìa khoá để tìm kiếm, và theo nghĩa tâm linh, đây là cách duy nhất để tìm kiếm. Cho nên mọi chỗ hành hương đều có chìa khoá và mật hình. Lí do chính cho sự tồn tại của những chỗ như vậy là ở chỗ chúng đặt bạn vào giữa dòng chảy tích năng lượng, điều bạn có thể chảy theo cùng.

Một sự kiện quan trọng khác là ở chỗ trong cuộc sống của con người mọi thứ ngoại trừ tâm thức của người đó đều được làm từ vật chất. Nhưng chúng ta không biết tâm thức bên trong đó là gì. Chúng ta chỉ biết thân thể của mình, và thân thể theo mọi cách là liên quan tới vật chất. Cho nên giờ chúng ta hãy nhìn vào loại giả kim thuật khác để cho bạn có thể hiểu được nghĩa thứ hai của chỗ hành hương...

Các thực nghiệm của nhà giả kim thuật là rất sâu. Các nhà giả kim thuật nói rằng nếu nước được chuyển thành hơi, và thế rồi hơi đó trở lại thành nước, và nước lại thành hơi - nếu bạn làm điều này lặp đi lặp lại hàng nghìn lần - thế thì nước đó thu được phẩm chất đặc biệt không được tìm thấy trong nước thường. Trước đây, khẳng định này đã bị coi là chuyện đùa: Làm sao phẩm chất của nước có thể thay đổi được? Nếu bạn chưng cất nước lặp đi lặp lại điều đó có thể tạo ra khác biệt gì? - nước sẽ vẫn còn là nước được chưng cất. Nhưng bây giờ, khoa học cũng đã chấp nhận sự kiện rằng phẩm chất của nước như vậy có thay đổi, mặc dầu điều đó xảy ra thế nào thì vẫn không được biết. Nhưng không có hoài nghi rằng có thay đổi về chất trong nước, và lặp lại thực nghiệm này hàng trăm nghìn lần tạo ra phẩm chất còn tốt hơn của nước.

Bạn có thể nhận biết rằng bẩy mươi phần trăm thân thể chúng ta được làm từ nước. Thành phần hoá học là giống như nước biển. Nếu bạn không ăn đủ muối, lượng muối bên trong thân thể bạn giảm đi, trở nên ít hơn lượng muối của nước biển.

Nếu số phần trăm muối trong thân thể bạn bị thay đổi, sẽ có thay đổi trong tâm thức của bạn. Nếu bạn uống nước đã chưng cất một trăm nghìn lần, nó đem tới thay đổi trong nhiều ham muốn và thái độ của bạn. Các nhà giả kim thuật đã làm những thực nghiệm như vậy. Nước chưng cất một trăm nghìn lần có thể mất tới vài năm, nhưng nhà giả kim thuật làm điều này.

Điều đó mang tới hai kiểu thay đổi. Kiểu thứ nhất sẽ là trong tâm trí của nhà giả kim thuật. Làm cùng một điều lặp đi lặp lại có thể trở thành chán sau vài ngày. Nếu từ chán ông ấy dừng quá trình này lại, ông ấy sẽ quay về trạng thái tâm trí cũ của mình; nhưng khoảnh khắc chán đó là điểm rẽ ngoặt. Nếu ông ấy tiếp tục mặc cho chán, ông ấy sẽ cho sinh ra một tâm thức mới.

Nếu bạn liên tục ngủ vào mười giờ mọi đêm, thế thì đích xác vào giờ đó bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ. Nhưng nếu bạn quyết định không ngủ và giữ thức tỉnh, sau nửa giờ bạn sẽ trở nên buồn ngủ hơn, nhưng điều thực tại xảy ra là ở chỗ bạn sẽ thấy bạn cảm thấy tươi tắn hơn vào buổi sáng. Có điểm rẽ ngoặt vào mười giờ; nó đã là thói quen của bạn để đi ngủ, nhưng nếu bạn bỏ qua thói quen của bạn, thế thì bạn phá vỡ việc thu xếp tự động của thân thể, và khi thân thể nhận ra rằng nó sẽ phải duy trì thức tỉnh, nó xả ra năng lượng tươi từ kho chứa mà nó giữ cho trường hợp khẩn cấp và bạn cảm thấy tươi hơn bao giờ.

Bây giờ người đã chưng cất nước một nghìn lần trở nên chán, nhưng thầy của anh ta sẽ bảo anh ta tiếp tục - có thể đó sẽ là mười hay mười lăm năm. Một điểm tới khi anh ta sẽ cảm thấy rằng nếu anh ta chưng cất nước thêm một lần nữa anh ta sẽ không có khả năng chịu được điều đó, anh ta sẽ chết bất thần. Nhưng thầy của anh ta sẽ khăng khăng anh ta phải tiếp tục quá trình này, dù hậu quả là bất kì cái gì. Cho nên một mặt phẩm chất của nước sẽ thay đổi, và mặt khác, tâm thức của anh ta cũng sẽ dần trở nên được biến đổi.

Điều đó giống như nước của sông Hằng. Mãi cho tới giờ các nhà khoa học đã không có khả năng hiểu được tại sao có những phẩm chất nào đó trong nước của nó mà không thể được tìm thấy được trong nước của bất kì sông nào khác trên thế giới. Ngay cả những con sông chảy từ cùng núi mà từ đó sông Hằng chảy, cũng không có cùng phẩm chất như sông Hằng, cùng mây trút nước trên nó, băng của cùng đỉnh núi tan chảy và chảy vào trong nước của mọi dòng sông, nhưng phẩm chất của nước của chúng vẫn khác. Khó chứng minh được sự khác biệt, nhưng toàn thể sông Hằng là một thực nghiệm của các nhà giả kim thuật.

Người ta đã từng cố gắng xử lí toàn thể dòng sông này một cách hoá học. Đó là lí do tại sao người Hindu có nhiều chỗ linh thiêng thế trên bờ sông Hằng. Đây đã là thực nghiệm lớn để cho cái gì đó đặc biệt cho nước của sông Hằng. Bây giờ các nhà hoá học và các nhà khoa học cũng đã đồng ý rằng có cái gì đó đặc biệt về nước của nó. Nếu bạn cất giữ nước của bất kì dòng sông khác nào, nó sẽ hôi tanh và biến thành ôi thiu, nhưng nước của sông Hằng không thế, dù nó được lưu giữ lâu thế nào. Bạn có thể giữ nước đó trong nhiều năm mà nó không thay đổi, nhưng nếu bạn giữ nước nào đó của bất kì dòng sông khác nào, bạn sẽ thấy rằng nó trở thành hôi tanh trong vòng vài tuần. Nước của sông Hằng giữ sự thuần khiết của nó và vẫn còn không thay đổi trong nhiều năm. Chính bởi vì điều này mà người Hindu đã thiết lập các tirtha của họ dọc theo bờ sông Hằng.

Nếu bạn ném xác chết vào trong các sông khác, chúng trở thành bẩn và sẽ bắt đầu bốc mùi thối, nhưng sông Hằng hấp thu cả nghìn xác chết mà không bốc mùi. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dầu xương bình thường không tiêu trong nước, chúng lại tiêu trong nước sông Hằng - không cái gì còn lại. Trong sông Hằng mọi thứ lập tức phân huỷ, trở về các yếu tố nguyên gốc của nó. Do đó có sự nhấn mạnh rằng xác chết nên được ném vào sông Hằng, vì trong bất kì sông nào khác chúng có thể mất nhiều năm để phân huỷ, nhưng sông Hằng làm công việc này một cách nhanh chóng.

Sông Hằng không chảy như bất kì sông bình thường nào từ núi, nó đã được làm cho chảy. Hiện tượng này không dễ hiểu thấu. Gangotri, cái gọi là chỗ mà từ đó sông Hằng có cội nguồn của nó, không phải là cội nguồn thực của sông Hằng. Những người hành hương đi tới Gangotri, nói lời chào của họ và thế rồi trở về nhà. Nhưng thế thì đây là Gangotri giả, chỗ thực bao giờ cũng bị giấu kín và được bảo vệ trong hàng nghìn năm. Không thể đạt tới đó bởi phương tiện bình thường, nhưng chỉ đạt tới được đó bởi du hành thể tinh tú. Không thể đạt tới đó bằng thể vật lí.

Trước đây tôi đã nói cho các bạn về Alkufa, thành phố của người Sufi. Ở đó bạn có thể tới về mặt vật lí, cho dù không có ý định. Nếu bạn đi tìm nó bạn có thể bị dẫn sai đường bởi bản đồ sai, nhưng nếu bạn đã không khởi hành để tìm nó, bạn chỉ có thể đạt tới đó mà không có ý định, bởi sai lầm. Cho nên bạn có thể tình cờ bắt gặp Alkufa - nhưng Gangotri thì không thể được đạt tới bằng thể vật lí, chỉ bằng thể tinh tú. Gangotri không thể được thấy bằng mắt vật lí. Trong thiền thể vật lí phải bị bỏ lại đằng sau và thế thì thể tinh tú có thể du hành tới Gangotri; thế và chỉ thế người ta sẽ hiểu bí mật của phẩm chất đặc biệt của nước sông Hằng là gì. Tại cội nguồn từ đó sông Hằng chảy, nước của nó đã được xử lí về mặt giả kim thuật. Trên cả hai bờ của nguồn của sông này người Hindu đã làm các chỗ hành hương.

Bạn có thể ngạc nhiên tại sao mọi chỗ hành hương của người Hindu đều ở trên bờ sông, trong khi mọi chỗ hành hương của người Jaina ở trên đỉnh núi. Người Jaina làm chỗ hành hương của họ chỉ trên núi mà tuyệt đối khô và không có bất kì mầu xanh lá cây nào. Núi có cây cỏ sẽ bị bỏ qua; ngay cả những núi như Himalaya đã bị bỏ qua. Nếu bất kì núi nào có cây cỏ thì chắc không chỗ nào tốt hơn là núi của Himalayas. Nhưng người Jaina muốn núi khô, mở với mặt trời thiêu cháy, với cây cỏ ít nhất có thể và không có nước. Lí do là ở chỗ những thay đổi giả kim thuật mà họ đang thực nghiệm được kết nối với yếu tố lửa của thân thể. Giả kim thuật của người Hindu, mặt khác, có liên quan tới yếu tố nước.

Cả hai đều có chìa khoá tách rời của họ. Người Hindu sẽ không bao giờ nghĩ về việc có tirtha mà không ở bên trong vùng nước, hay sông chảy qua bên cạnh, với cái đẹp của cây cỏ xanh tươi. Họ thực nghiệm với yếu tố nước, trong khi người Jaina làm việc trên yếu tố lửa và do vậy phụ thuộc nhiều vào việc sinh ra tap, nhiệt, trong thân thể.

Kinh sách và các sannyasin Hindu nhấn mạnh vào yếu tố nước, cho nên sannyasin tiêu thụ sữa, sữa đông và bơ sữa để duy trì đủ độ ẩm hay hơi ẩm bên trong thân thể người đó. Không có đủ hơi ẩm, chìa khoá của người Hindu sẽ không vận hành. Toàn thể nỗ lực của người Jaina, mặt khác, là để tạo ra sự khô khan bên trong, cho nên sadhu Jaina thậm chí không tắm, vì họ muốn bảo tồn trạng thái khô. Những sadhu Jaina này trở nên bẩn và họ bốc mùi hôi! Nhưng họ không có khả năng giải thích tại sao họ không tắm. Tại sao họ rất tằn tiện lau rửa bản thân bọ? Nước không phải là chìa khoá của họ, mà là lửa, và yếu tố lửa trong khổ hạnh và tự hành xác. Họ muốn khơi lên ngọn lửa bên trong theo mọi cách có thể. Nếu họ dội nước lên thân thể họ, lửa bên trong sẽ bị làm yếu đi. Cho nên bạn sẽ thấy sadhu Jaina ở trên núi khô khan, cằn cỗi, không có mầu xanh lá cây và nước, nơi mọi thứ là nóng và ông ta được bao quanh chỉ bởi đá.

Mọi tôn giáo đều dùng nhịn ăn, nhưng ngoại trừ Jaina giáo, không tôn giáo nào ngăn cấm nước trong khi nhịn ăn. Người Jaina, người là chủ hộ được khuyên rằng cho dù họ không thể nhịn ăn mà không có nước vào lúc khác, ít nhất họ nên tránh uống nước uống nước vào ban đêm. Nhưng họ chỉ hiểu điều này rằng họ không nên uống nước vào ban đêm vì họ có thể không chủ định giết chết những vi sinh vật và côn trùng không nhìn thấy. Thực ra, mọi qui tắc này được ngụ ý để làm mạnh yếu tố lửa. Sự kiện thú vị khác là ở chỗ nếu một người uống lượng nước tối thiểu, như Mahavira thường làm, điều đó giúp bảo tồn sự vô dục của người đó, vì tinh dịch sẽ bắt đầu khô đi. Ngay cả chút ít hơi ẩm cũng có thể làm cho tinh dịch chảy.

Cho nên mọi chỗ hành hương của người Jaina sẽ ở trên núi. Tirtha đích thực của người Hindu sẽ ở trên bờ sông, ở chỗ mầu xanh sum xuê, đẹp - nhưng núi được người Jaina chọn là xấu, vì cái đẹp của núi bị mất khi không có mầu xanh lá cây.

Sadhu Jaina sẽ không tắm hay đánh răng: tại sao dùng một lượng nước được cần để đánh răng? Toàn thể nguyên lí của sự khô khan phải được hiểu đúng để hiểu kinh sách Jaina. Mọi khổ hạnh của họ là để khơi lên lửa, và nếu kết nối với nước được phá vỡ hoàn toàn, đây là cách phủ định để giữ cho lửa bùng cháy.

Bên trong chúng ta có sự cân bằng của mọi yếu tố: nếu bạn muốn đi trên cuộc hành trình tâm linh qua một trong các yếu tố, sự cân bằng đó sẽ phải bị phá vỡ bằng việc bỏ đi việc sử dụng yếu tố đối lập mà làm cân bằng nó. Cho nên nếu bạn tập trung vào yếu tố lửa, nước sẽ trở thành độc hại cho công việc của bạn, vì càng ít nước trong thân thể, lửa sẽ càng bùng cháy bên trong.

Sông Hằng là thực nghiệm hoá học và giả kim thuật sâu, và bằng việc tắm trong sông Hằng, một cá nhân sẽ đi vào tirtha. Ngay khi người đó tắm, yếu tố nước bên trong thân thể người đó được biến đổi. Việc biến đổi này sẽ chỉ kéo dài một thời gian ngắn, nhưng nếu thực nghiệm này được tiến hành đúng, cuộc hành trình tâm linh bắt đầu. Nhớ rằng nếu ai đó đã bắt đầu sống trên nước sông Hằng mà nhận bất kì nước nào khác, nó sẽ không phù hợp cho người đó và sẽ tạo ra khó khăn.

Nỗ lực đã được làm để tạo ra phẩm chất của sông Hằng trong nhiều chỗ khác, nhưng họ đã thất bại vì chìa khoá thực cho việc làm như vậy đã bị mất. Việc tắm trong sông Hằng và thế rồi lập tức đi vào trong đền hay tới chỗ linh thiêng chỉ là cách dùng cái bên ngoài thay thế cho cuộc hành trình tâm linh bên trong.

Các kim tự tháp của Ai Cập là các tirtha của nền văn minh cổ đã thất truyền nào đó. Một sự kiện thú vị về các kim tự tháp này là ở chỗ có tối hoàn toàn bên trong. Các nhà khoa học nghĩ rằng không thể nào điện đã tồn tại khi các kim tự tháp được xây dựng - một số kim tự tháp đã được xây dựng mười nghìn năm trước và các kim tự tháp khác từ hai mươi nghìn năm trước. Có thể là mọi người đã đi vào trong chúng với sự giúp đỡ của các bó đuốc cháy sáng, nhưng không có dấu hiệu nào về khói ở bất kì chỗ nào trên tường hay trên trần của kim tự tháp. Các con đường bên trong kim tự tháp rất dài, với nhiều nút xoắn và chỗ rẽ, và cùng với chúng nó rất tối. Đã không thể có điện vì không có dấu hiệu của việc lắp ráp hay nguồn cấp điện. Đuốc cháy bằng dầu hay dầu bơ chắc đã để lại dấu hiệu nào đó của khói. Cho nên vấn đề nảy sinh là làm sao mọi người đi vào bên trong được. Nếu không ai đi vào trong, như một số người gợi ý, tại sao nhiều con đường thế đã được làm? Có nhiều con đường, cầu thang, cửa và cửa sổ bên trong và cũng có chỗ cho mọi người ngồi hay đứng. Nhưng tất cả những điều này để làm gì? Điều này vẫn còn là thách đố chưa được giải. Một số người gợi ý rằng các kim tự tháp đã là ý thức chợt nảy ra của hoàng đế hay vua nào đó.

Giải thích đáng tin cậy nhất là ở chỗ chúng là các tirtha. Khi ai đó thực nghiệm theo cách đúng với lửa bên trong, thân thể người đó phát ra ánh sáng. Những người như vậy đủ phẩm chất để đi vào kim tự tháp. Không điện lẫn không đuốc nào đã bao giờ được cần, ánh sáng của thân thể họ là đủ cho việc đi quanh bên trong kim tự tháp. Nhưng ánh sáng thân thể như vậy chỉ được tạo ra qua các luyện tập thiền đặc biệt. Cho nên việc tạo ra ánh sáng thân thể đó bản thân nó đã là phép thử về quyền đi vào của người nào đó.

Vào đầu thế kỉ mười chín, khi các cuộc nghiên cứu được tiến hành về kim tự tháp, một trong những người giúp đỡ cho nhà khoa học trở nên bị lạc. Với sự giúp đỡ của đèn tìm kiếm họ đã đi tìm anh ta ở mọi nơi - trong hai mươi tư giờ chẳng thể tìm thấy anh ta. Thế rồi sau hai mươi bốn giờ, vào quãng hai giờ sáng, anh ta chạy tới họ, gần như bị loạn trí.

Anh ta nói, "Tôi đã cảm thấy đường đi trong tối và tôi đột nhiên trở nên nhận biết về khe hở. Tôi đi qua nó, và ngay khi tôi đi qua cửa đóng lại đằng sau tôi. Khi tôi nhìn lại cửa đã đóng rồi. Vậy mà khi tôi lần đầu tiên tiến tới nó, đã chỉ có một lối đi, chẳng có gì ở đó như cửa. Nhưng ngay khi tôi đi vào phần lối đi đó, cửa đóng lại đằng sau tôi; một tảng đá nặng trượt xuống, bít lối ra. Thế rồi tôi la lên, nhưng chẳng có đáp ứng. Tôi không còn chọn lựa nào ngoài việc cứ bước đi, và các thứ tôi thấy...! Khó mà mô tả được..."

Đúng là anh ta đã bị lạc trong hai mươi bốn giờ và khi anh ta được tìm thấy, anh ta đã nửa điên, nhưng điều anh ta mô tả như đã thấy là không thể tin được. Toàn thể nhóm tìm kiếm đã cố tìm cửa, nhưng không thể tìm được - anh ta cũng không thể chỉ ra chỗ anh ta đã đi vào và cũng không thể chỉ ra chỗ anh ta đã đi ra - cho nên điều được kết luận là người này phải hoặc đã ngất, hoặc đi ngủ và mơ. Nhưng bằng cách nào đi chăng nữa, bất kì điều gì anh ta kể lại đã được ghi lại.

Lúc nào đó về sau, trong thám hiểm thêm, nhóm đã tìm thấy cuốn sách mô tả những điều tương tự với điều người này đã kể lại. Cho nên điều huyền bí được làm thành sâu sắc hơn. Người ta nghĩ rằng những điều này đã có trong căn phòng được gắn xi mà được mở ra chỉ dưới ảnh hưởng của người nào đó ở trong trạng thái siêu linh nào đó. Có lẽ nó đã là điều ngẫu nhiên, có lẽ nó là sự trùng hợp: được lẩy cò bởi trạng thái tâm trí của anh ta, người này có thể đã trở nên được hoà điệu một cách không chủ ý với trạng thái trong đó kẽ hở đã xảy ra. Nó phải là như vậy, vì mặc dầu người này đã không có khả năng chứng minh kinh nghiệm của mình, dẫu sao đi chăng nữa cánh cửa đã mở ra.

Cho nên các chỗ bí mật mà tôi đang nói tới có cửa của chúng và có phương pháp qua đó người ta có thể đi vào chúng. Có những thu xếp và hoàn cảnh tâm linh bên trong đặc biệt cho việc đạt tới đó. Mọi căn phòng và sảnh của kim tự tháp đã được xây dựng tương ứng với những kích thước được định trước nào đó. Đôi khi bạn có thể đã trải nghiệm rằng chỗ chiếc mái được đặt lên là khá thấp, mặc dù nó không chạm vào bạn, bạn cảm thấy rằng cái gì đó bên trong bạn bị nén lại, bị co lại. Không cái gì thực tại nén bạn, nhưng bên trong bạn cái gì đó cảm thấy bị nén lại. Khi bạn đi vào một chỗ mà trần rất cao, bạn có cảm giác về cái gì đó mở rộng bên trong. Kích thước của căn phòng có thể được tính toán theo cách mà thiền trở thành rất dễ dàng cho bạn.

Kích thước đích xác cho một căn phòng mà làm cho việc thiền thành dễ dàng nhất đã được xác định sau việc thực nghiệm. Những kích thước nào đó của căn phòng có thể được dùng hoặc để giúp bạn mở rộng hay co lại tâm thức của bạn. Việc phối mầu bên ngoài và bên trong phòng, hương thơm trong phòng, và âm hưởng cũng có thể được phát minh theo cách để giúp cho việc thiền.

Mọi tirtha đều có âm nhạc riêng của chúng. Thực ra mọi âm nhạc đã được sinh ra ở những chỗ như vậy, và âm nhạc về nguồn gốc đã được tạo ra bởi người tìm kiếm. Không chỉ nghệ thuật âm nhạc, mà mọi điệu vũ đều được bắt nguồn trong đền. Hương thơm lần đầu tiên cũng được dùng trong đền. Khi người ta trở nên biết rằng người ta có thể đạt tới điều thiêng liêng với sự giúp đỡ của âm nhạc, người ta cũng nhận ra rằng qua âm nhạc người ta cũng có thể đi lạc lối. Nếu hương thơm nào đó có thể giúp bạn đi tới điều thiêng liêng, thế thì với hương thơm khác người ta cũng có thể đi tới nhục dục. Nếu trong một loại phòng nào đó người ta có thể đi vào trong thiền nhanh chóng và dễ dàng hơn, có các loại phòng khác mà có thể ngăn cản thiền.

Ở Trung Quốc có một phòng được xây dựng đặc biệt trong đó tù nhân có thể bị tẩy não; các chiều hướng được tiền định, và những thay đổi trong các chiều đã làm việc tẩy não thành khó khăn. Sau nhiều thực nghiệm chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của căn phòng như vậy được xác định, và ngay khi tù nhân được mang vào trong phòng này tâm trí anh ta bắt đầu trở nên bị ảnh hưởng. Thời gian đích xác điều đó sẽ xảy ra trước khi tâm trí anh ta trở nên bị rối loạn và bắt đầu hư hỏng cũng được xác định. Âm thanh nào đó được tạo ra để tăng tốc quá trình làm hư hỏng, và nếu một chỗ đặc biệt trên đầu anh ta bị điểm vào, việc hư hỏng sẽ thậm chí nhanh hơn.

Một bình nước được treo trên đầu của tù nhân này, nước từng giọt chậm rãi rơi lên anh ta theo một nhịp đặc biệt. Từng giọt một, nước rơi vào chỗ đó trên đầu anh ta trong hai mươi bốn giờ. Tù nhân không được phép di chuyển khỏi vị trí đó; anh ta không được ngồi, anh ta phải đứng. Trong vòng nửa giờ anh ta trở nên chán tới mức âm thanh này dường như trở nên mỗi lúc một to hơn, gây choáng, nhiều tới mức anh ta sẽ cảm thấy dường như núi đang rơi lên đỉnh anh ta. Âm thanh lặp lại đó trong khu vực đó suốt hai mươi bốn giờ, trong phòng được thiết kế đặc biệt đó, sẽ làm tan vỡ tâm trí người này; khi anh ta đi ra anh ta sẽ không là cùng người cũ. Theo mọi cách kĩ thuật này sẽ làm suy nhược anh ta.

Mọi phương pháp giúp cho người tìm kiếm đã được tìm ra tại các tirtha và các đền. Chuông treo trong đền, âm thanh phát ra, hương, hoa - hương thơm của chúng - tất cả đều được thu xếp trước. Tất cả đã được thiết kế để duy trì sự hài hoà nào đó mà tính liên tục của nó sẽ không bị phá vỡ.

Nếu arati - nghi lễ với đèn được thắp sáng - được thực hiện, nó bao giờ cũng được thực hiện vào những lúc cố định, với chiều dài thời gian cố định, vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối, và bao giờ cũng đi kèm với cùng mật chú hay thần chú. Nghi lễ này diễn ra vào những khoảng đều đặn hết năm nọ tới năm kia trong hàng nghìn năm.

Như tôi đã nói cho bạn trước đây rằng khi nước được chưng cất lặp đi lặp lại, nó thay đổi phẩm chất của nó, nếu trong một căn phòng một âm thanh được tạo ra cả nghìn lần, các rung động của căn phòng đó và phẩm chất của căn phòng đó thay đổi. Nếu người tìm kiếm được đem vào trong căn phòng đó, biến đổi của người đó sẽ được giúp đỡ. Vì toàn thể tính cá nhân của chúng ta được xây dựng từ vật chất, bất kì thay đổi nào được mang tới trong vật chất sẽ ảnh hưởng tới tính cá nhân của chúng ta nữa. Con người là hướng ngoại tới mức dễ dàng thay đổi người đó từ bên ngoài hơn, những thay đổi bên trong là khó lúc bắt đầu; cho nên một hệ thống đã được phát minh qua đó vật chất có thể được thu xếp để giúp cho người ta biến đổi ở mức độ vật lí.

Có một điều nữa cần được hiểu. Bình thường chúng ta có ảo tưởng rằng chúng ta là mọi cá nhân tách biệt. Đây là niềm tin sai. Có nhiều người trong chúng ta ngồi đây, nhưng nếu tất cả chúng ta ngồi im lặng, các cá nhân tách biệt không còn lại mà chỉ có một tính cá nhân. Một tính cá nhân của im lặng còn lại, và tâm thức chúng ta bắt đầu rung động cùng nhau và chảy vào lẫn nhau.

Tirtha là thực nghiệm số đông.

Vào một ngày đặc biệt trong năm, hàng trăm nghìn người tụ tập tại một tirtha - mọi người với một ham muốn, một mong đợi. Nhiều người sẽ tới từ xa hàng trăm dặm để ở cùng nhau vào giờ nào đó, dưới ngôi sao hay chòm sao nào đó. Với nhiều người thế và một ham muốn này, một mong đợi này, một lời cầu nguyện và một mục đích, chiếc cầu tâm thức được tạo ra. Thế thì không còn nhiều cá nhân.

Nếu chúng ta nhìn vào việc tụ tập khổng lồ tại lễ hội Kumbha-Mela chúng ta không thấy cá nhân; bạn chỉ thấy đám đông, không có mặt. Trong đám đông các bộ mặt tách rời không thể được tìm thấy - chỉ đám đông vô mặt của hàng nghìn người. Ai là ai? Không có nghĩa trong việc cố biết. Ai nghèo và ai giầu? Ai là vua và ai là kẻ ăn xin? Không có nghĩa trong việc cố làm ra phân biệt. Tâm thức của mọi người đã bắt đầu chảy vào lẫn nhau. Nếu chiếc cầu có thể được làm từ tâm thức của mười triệu người này, nếu nó có thể trở thành một tâm thức tích hợp, thế thì sẽ dễ dàng hơn cho điều thiêng liêng đi vào nhiều cá nhân tách biệt thế.

Nietzsche đã viết ở đâu đó rằng ông ấy đã bước đi trong vườn thì chân ông ấy động vào một côn trùng nhỏ, nó lập tức co lại và lăn đi. Nietzsche rất phân vân vì tại sao nó hành xử như thế này. Ông ấy đã viết rằng sau khi nghĩ về điều đó lần nào đó, ông ấy đã nhận ra rằng côn trùng đã cố làm giảm trường tiếp xúc của nó, để ngăn cản việc bị tổn thương. Với côn trùng lớn hơn có nhiều khả năng bị giẫm đạp và bị giết hơn vì nó chiếm khu vực lớn hơn. Cho nên đây là hình thể tự bảo vệ của con côn trùng nhỏ này - giảm trường tiếp xúc của nó.

Cho nên khi tâm thức con người hình thành trường tiếp xúc lớn hơn, khả năng cho điều thiêng liêng giáng vào trong nó trở thành lớn hơn. Việc giáng xuống của điều thiêng liêng là việc xảy ra lớn lao. Việc xảy ra càng lớn, chỗ chúng ta phải tạo ra cho nó càng lớn.

Cho nên hình thể nguyên thuỷ của lời cầu nguyện đã có xu hướng nhóm; lời cầu nguyện cá nhân đã được sinh ra muộn hơn nhiều, khi cá nhân trở thành bản ngã hơn và sẽ khó cho người đó tan chảy cùng người khác. Cho nên từ lúc lời cầu nguyện cá nhân được thực hiện trên thế giới, ích lợi thực của lời cầu nguyện bị mất. Thực ra, lời cầu nguyện không thể có tính cá nhân. Khi chúng ta khẩn cầu một sức mạnh lớn như điều thiêng liêng, trường liên hệ mà chúng ta cung cấp càng lớn, càng dễ cho sức mạnh đó giáng xuống.

Theo nghĩa này, các tirtha tạo ra trường liên hệ lớn. Lần nữa, khi trường như vậy được tạo ra vào một khoảnh khắc đặc biệt, vào một ngày đặc biệt, dưới chòm sao nào đó, và ở một chỗ đặc biệt, các cơ hội là tốt hơn.

Điều cũng cần được hiểu là vòng đời có tính chu kì. Điều đó là thế nào? Gió mùa bắt đầu ở một thời gian đặc biệt trong năm. Nếu nó không như vậy điều đó là vì sự can thiệp của chúng ta; bằng không nó được cố định khá tốt, ngay cả tới ngày và giờ. Mùa hè và mùa đông cũng tới vào thời gian đặc biệt; và ngay cả thân thể của chúng ta cũng làm việc theo cách đó. Kinh nguyệt của đàn bà được điều chỉnh, và có liên quan theo cách nào đó với chu kì của mặt trăng. Nếu thân thể mạnh khoẻ và bình thường, sau hai mươi tám ngày kinh nguyệt xuất hiện. Nếu chu kì này bị phá vỡ, thế thì ở đâu đó bên trong thân thể người đàn bà đó cái gì đó đi sai.

Mọi biến cố lặp lại theo thứ tự nào đó. Nếu việc tới của điều thiêng liêng đã xảy ra vào một khoảnh khắc đặc biệt, vào một ngày nào đó trong một tháng nào đó, năm sau vào cùng lúc bạn có thể mong đợi điều đó lại xảy ra. Khoảnh khắc đó đã trở nên mạnh mẽ, và vào khoảnh khắc đó năng lượng thiêng liêng có thể lại chảy. Cho nên hết năm nọ tới năm kia trong hàng trăm năm, mọi người đã tụ tập cùng nhau để chờ đợi tại những chỗ nào đó. Nếu điều này xảy ra nhiều nhiều lần, thế thì việc lặp lại của biến cố đó vào khoảnh khắc đó trở thành có thể hay thậm chí chắc chắn.

Chẳng hạn, vào thời của lễ hội Kumbha-Mela có nhiều tranh luận và cãi nhau về ai sẽ làm việc đắm mình đầu tiên vào sông Hằng, vì điều đó là quan trọng cho hàng trăm nghìn người đồng thời có việc đắm mình. Khoảnh khắc đặc biệt này được thu xếp trước và thời hạn ngắn. Ai sẽ đắm mình vào khoảnh khắc đúng này? Những người định ra tín ngưỡng của họ đã làm việc vì điều đó và đã tìm khoảnh khắc đó; họ sẽ là người đầu tiên.

Đôi khi khoảnh khắc đúng bị bỏ lỡ. Khoảnh khắc của chứng ngộ cũng giống như chớp loé của tia sét. Nó nhoáng lên và trở nên mất đi. Nếu vào khoảnh khắc đó bạn hoàn toàn mở, vô ngã và nhận biết toàn bộ, thế thì sẽ có trải nghiệm về việc xảy ra. Nếu vào khoảnh khắc đó mắt bạn trở nên mù hay nhắm lại, nếu nhận biết của bạn đã nao núng, thế thì biến cố này sẽ bị mất với bạn.

Cách dùng thứ ba của tirtha là thực nghiệm số đông. Sức mạnh tối thượng có thể được rút ra dễ dàng hơn khi mọi người là hồn nhiên và đơn giản. Cho nên các tirtha là có liên quan nhiều hơn trong quá khứ xa xôi - không ai quay về với tay trống rỗng cho họ. Nhưng người hành hương của thời nay quả có trở về với tay trống rỗng, và do vậy người đó phải đi lặp lại mãi. Xã hội càng hồn nhiên và đơn giản, mọi người càng ít nhận biết về nhân cách cá nhân của họ, thực nghiệm số đông này càng thành công.

Ngay cả ngày nay, có những cộng đồng bộ lạc nguyên thuỷ trong đó cá nhân là vô nhận biết về nhân cách của mình. Ít có ý tưởng về cái "tôi"; có nhiều ý tưởng về "chúng tôi" hơn. Có vài ngôn ngữ bộ lạc mà trong đó từ "tôi" không tồn tại. Các bộ lạc nói trong ngôn ngữ của "chúng tôi". Không phải vì ngôn ngữ đó mà không tồn tại khái niệm về "tôi" vì cuộc sống của họ là được gắn với cộng đồng thế. Điều đó đã tạo ra những kết quả rất đáng ngạc nhiên nào đó.

Ở một đảo nhỏ gần Singapore, vào thời một số người phương Tây tiến hành xâm lược. Tù trưởng của bộ lạc này đã đi lên bờ và nói với những kẻ xâm lược rằng người của ông ấy không được vũ trang nhưng sẽ không là nô lệ. Những người phương Tây nhấn mạnh vào việc bắt họ làm nô lệ - bộ lạc này từ chối đánh nhau, nhưng nói họ biết cách chết. Người phương Tây không thể tin được vào điều này, họ nghĩ rằng không ai sẽ chết như điều đó. Họ đổ bộ lên đảo, và năm trăm đàn ông của bộ lạc tụ tập cùng nhau trên bãi biển. Người phương Tây không thể tin được vào mắt họ: Đầu tiên, tù trưởng ngã xuống và chết. Thế rồi tất cả những người khác bắt đầu ngã xuống đất và chết - người nọ tiếp người kia - không bị đánh bởi bất kì vũ khí nào. Ban đầu người phương Tây tưởng họ chỉ ngã xuống vì sợ, nhưng khi họ tiến tới những người đó họ thấy rằng tất cả đàn ông bộ lạc thực tại đã chết.

Nếu tâm thức về "chúng tôi" chi phối, chết có thể có tính lây nhiễm. Nếu một người chết, thế thì chết lan rộng. Một số con vật chết giống điều đó. Một con cừu chết, thế rồi cái chết lan rộng. Cừu không có bất kì nhận biết nào về "tôi", chỉ biết về "chúng tôi." Nếu bạn thấy cừu bước đi, dường như chúng tất cả được nối với nhau - chỉ một sự sống di chuyển. Nếu một con cừu chết thế thì các con khác cảm thấy thích chết; việc cảm bên trong với chết bắt đầu lan rộng.

Cho nên khi xã hội có ý thức nhiều hơn về việc cảm về "chúng tôi" và không có mấy nhận biết về "tôi," tirtha là có liên quan hơn. Tiện dụng của chỗ như vậy sẽ bị mất khi nhận biết về "tôi" tăng lên.

Điều cuối cùng cần được hiểu về tirtha là giá trị của những hành động biểu tượng. Chẳng hạn, ai đó tới Jesus và thú tội của mình. Jesus để tay lên đầu người đó và nói, "Đi đi, mọi tội của ông được tha thứ." Bây giờ làm sao Jesus có thể, chỉ bằng việc đặt tay lên đầu ai đó, mà tha thứ cho họ được? Jesus là ai mà tha thứ cho tội của bất kì người nào? Nếu một người đã phạm tội giết người, làm sao người đó có thể được tha thứ như thế này? Ở Ấn Độ người ta nói rằng không thành vấn đề tội nào đã bị phạm phải, nếu bạn tắm trong sông Hằng bạn sẽ được tự do với tội của bạn. Ai đó đã phạm tội trộm cắp, người đã lừa gạt mọi người, người đã giết ai đó - làm sao người đó có thể được tự do khỏi tội của mình bằng việc tắm trong sông Hằng?

Ở đây hai điều cần được hiểu. Tội không phải là biến cố thực nhưng kí ức là thực. Không phải là tội, hành động tội lỗi, bám vào bạn, nhưng chỉ là kí ức về nó. Nếu bạn đã giết ai đó, kí ức về điều đó sẽ ám ảnh bạn như ác mộng trong suốt cuộc đời bạn. Những người biết về những điều bên trong nói rằng dù kẻ giết người làm việc giết người hay không, đó chỉ là một phần của vở kịch và không là rất quan trọng. Không ai chết và không ai có thể bị giết. Nhưng kí ức về tội lỗi đè nặng lên ngực bạn như tảng đá. Một hành động phạm phải và trở nên mất đi trong vô hạn - hành động này đang được chăm nom bởi cái vô hạn. Thực tại là ở chỗ mọi hành động được thực hiện bởi điều vô hạn; bạn trở nên bị rối loạn một cách không cần thiết. Nếu bạn phạm tội trộm cắp, điều đó đã được làm qua bạn bởi cái vô hạn. Nếu bạn đã giết ai đó điều đó đã được thực hiện bởi cái vô hạn qua bạn. Bạn đang đứng một cách không cần thiết ở giữa với kí ức của bạn về hành động này, và kí ức đó là gánh nặng lên bạn.

Jesus nói, "Hối lỗi đi, và ta sẽ lấy đi tội của ông" - và ai đó tin cậy vào Jesus trở lại không bị nặng gánh và được làm thuần khiết. Trong thực tại, Jesus không giải phóng bạn khỏi tội của bạn nhưng giải phóng bạn khỏi kí ức về tội của bạn. Kí ức là thứ thực. Jesus chỉ loại bỏ cái đó. Tương tự, sông Hằng không giải phóng bạn khỏi tội của bạn, nhưng có thể giải phóng bạn khỏi kí ức về chúng. Nếu ai đó thực sự tin cậy vào sông Hằng và tin rằng nếu người đó tắm trong nó, người đó sẽ được tự do khỏi mọi tội - nếu vô thức tập thể của người đó được xây dựng trên hàng nghìn năm làm mạnh thêm điều này, và nếu xã hội trong đó người này sống cũng xác nhận niềm tin mạnh mẽ của người này - thế thì người này sẽ là vậy. Việc tắm không thể làm cho người ta được tự do khỏi tội như vậy, vì tội đã bị phạm phải rồi - không cái gì có thể được làm cho kẻ trộm này mà đã từng phạm phải hay kẻ giết người đã phạm tội giết người; không cái gì có thể được làm về điều đó - nhưng khi một người với niềm tin như vậy nổi lên từ sông Hằng, tin cậy của người đó vào sự thuần khiết và sức mạnh của nó giải phóng người đó khỏi cảm giác mặc cảm cho dù việc tắm chỉ là hành động biểu tượng.

Jesus có thể sống trên thế gian này được bao lâu? Ông ấy có thể gặp được bao nhiêu tội nhân? Bao nhiêu người trong số họ có thể hối lỗi? Thời gian là rất ngắn, và cái gì sẽ xảy ra khi Jesus không có đó? Người Hindu đã tìm ra cách thu xếp lâu dài hơn, kết nối việc thú tội với sông, không với người. Sông liên tục nhận việc thú tội và tha thứ cho mọi người. Sông là vô hạn, việc chảy của nó là vững chắc và lâu dài - Jesus có thể sống được bao lâu? Ông ấy vừa vặn có khả năng làm việc trong ba năm, từ tuổi ba mươi tới ba mươi ba. Bên trong khoảng ba năm này, bao nhiêu tội nhân có thể thú tội? Bao nhiêu tội nhân có thể tới ông ấy? Ông ấy có thể đặt tay lên đầu bao nhiêu người? Cho nên người thấy Hindu giao phó hiện tượng này cho sông, không cho người.

Nếu người nào đó đi tới một tirtha người đó sẽ quay về được tự do và được nhẹ gánh; người đó sẽ tự do với kí ức về các tội của người đó. Chính kí ức trói buộc người đó và đã trở thành xiềng xích. Cái bóng của tội lỗi đi theo bạn là thủ phạm. Có thể được tự do khỏi nó, nhưng có một điều kiện. Điều kiện quan trọng nhất là ở chỗ bạn có đức tin toàn bộ - đức tin vào ý tưởng rằng điều này đã từng xảy ra trong hàng nghìn năm.

Có vài tirtha mà là vĩnh hằng - Kashi là một chỗ như vậy. Chưa bao giờ có một lúc nào trên trái đất mà Kashi - Varanasi - đã không là một tirtha. Nó là chỗ hành hương cổ nhất của loài người, cho nên nó có giá trị lớn hơn. Nhiều người thế đã từng được giải thoát, được trải nghiệm an bình và tính thiêng liêng ở đó, tội lỗi của nhiều người thế đã được gột đi ở đó - sự liên tục dài, lâu, và do vậy gợi ý rằng người ta có thể được tự do khỏi tội lỗi đã từng đi ngày càng sâu hơn. Gợi ý đó trở thành đức tin cho tâm trí đơn giản, và nếu tin cậy như vậy có đó, chỗ linh thiêng sẽ trở thành có giá trị; bằng không nó là vô dụng. Không có sự hợp tác của bạn, tirtha không thể giúp được bạn. Và bạn sẽ có khả năng cho sự hợp tác của bạn chỉ nếu chỗ linh thiêng là rất cổ đại và lịch sử.

Người Hindu nói rằng Kashi không phải là một phần của trái đất này, mà là một chỗ tách rời; thành phố của Shiva là tách rời và không thể bị huỷ diệt. Nhiều thị trấn sẽ được xây dựng và sẽ bị phá huỷ, nhưng Kashi sẽ vẫn còn mãi mãi. Phật đã đi tới Kashi, mọi tirthankara của người Jaina đã được sinh ra ở Kashi, Shankaracharya cũng đi tới Kashi, Kabir đã đi tới Kashi: Kashi đã thấy các tirthankara, các hoá thân và thánh nhân, nhưng tất cả không còn nữa. Không người nào trong số họ còn lại, nhưng Kashi còn lại. Sự linh thiêng của tất cả những người này, ích lợi của công trình thiện lành của họ, mọi thành tựu của cuộc sống của họ, hương thơm tập thể của họ được hấp thu bởi Kashi và nó đã thu được những dòng chảy cuộc sống của họ. Điều này làm cho Kashi phân tách khỏi trái đất, ít nhất về mặt biểu dụ.

Trên những con đường của thành phố này Phật đã bước đi, và trong những đường nhỏ của nó Kabir đã cho các bài nói tôn giáo. Bây giờ tất cả điều đó đã trở thành câu chuyện, mơ, nhưng Kashi đã đồng hoá mọi thứ bên trong bản thân nó. Nếu ai đó với tin cậy và đức tin tuyệt đối đi vào thành phố này, người đó có thể lại thấy Phật bước đi trên các con đường của nó, người đó có thể thấy Tulsidas và Kabir... Nếu bạn tiến tới Kashi như thế này thế thì nó không chỉ là một thành phố bình thường như Bombay hay London, nó sẽ lấy hình thể tâm linh duy nhất. Tâm thức của nó là cổ đại và vĩnh hằng. Lịch sử có thể bị mất, các nền văn minh có thể được sinh ra và bị phá huỷ, có thể tới và đi, nhưng Kashi giữ dòng chảy sống liên tục bên trong của nó.

Bước đi trên những con đường của nó, tắm gần bờ sông của nó, sông Hằng, và ngồi thiền ở Kashi, bạn cũng trở thành một phần của dòng chảy bên trong của nó. Nghĩ rằng "Mình một mình có thể làm mọi thứ," là nguy hiểm. Điều thiêng liêng trong nhiều hình thể có thể giúp đỡ. Trong các đền và chỗ linh thiêng có thể tìm được sự giúp đỡ đó; toàn thể thu xếp của chúng là để cung cấp sự giúp đỡ.

Tôi đã nói cho bạn đôi điều để giải thích tirtha cho bạn - nhưng điều đó là không đủ. Có nhiều điều được kết nối với những chỗ như vậy mà không thể được hiểu - nhưng chúng có xảy ra. Những điều như vậy không thể được làm rõ ràng bằng trí tuệ hay được làm thành công thức toán học, nhưng chúng có xảy ra.

Tôi sẽ nói cho bạn hai hay ba điều xảy ra... Nếu bạn ngồi đâu đó một mình trong thiền, bạn không chắc cảm thấy nhận biết về sự hiện diện của vài hồn có thể ở quanh bạn. Nhưng ở tirtha, kinh nghiệm như vậy có thể rất mạnh. Đôi khi nó có thể trở thành sâu sắc tới mức bạn cảm thấy sự hiện diện riêng của bạn ít hơn là sự hiện diện của người khác.

Chẳng hạn, Kailash đã là chỗ linh thiêng cho người Hindu cũng như cho Phật tử Tây Tạng. Nhưng Kailash là tuyệt đối hoang vắng, nó không có nhà và không có dân cư con người - không người tôn thờ, không tu sĩ... Nhưng bất kì người nào ngồi trong thiền ở Kailash sẽ thấy nó đầy người ở. Từ khoảnh khắc bạn tới Kailash, nếu bạn có năng lực đi vào trong thiền bạn sẽ nói rằng nó có nhiều hồn cư ngụ, và là những hồn tuyệt vời nữa. Nhưng nếu bạn đi tới đó và không thể thiền được, thế thì Kailash là trống rống cho bạn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng không có cư dân ở mặt trăng. Nhưng những người có kinh nghiệm nào đó về Kailash sẽ không đồng ý rằng điều đó là đúng về mặt trăng. Các phi hành gia sẽ không tìm thấy bất kì dấu hiệu nào của cư dân ở đó, nhưng điều đó không nhất thiết đưa tới rằng không có người nào ở đó chỉ bởi vì các phi hành gia không thấy bất kì người nào.

Trong kinh sách Jaina có các mô tả chi tiết về các thần cư ngụ trên mặt trăng; nhưng vì các phi hành gia đã báo cáo rằng không có sự sống trên mặt trăng, các thánh nhân và sadhu Jaina đâm ra bối rối. Mọi điều họ có thể nói là ở chỗ các phi hành gia đã không tới trăng thực; bằng không họ sẽ phải thú nhận rằng kinh sách của họ là sai.

Gần đây, ai đó ở Gujarat đã nói với tôi rằng một sư Jaina đã gây quĩ để chứng minh rằng các phi hành gia đã không thực lên tới mặt trăng. Điều này không thể được chứng minh; các phi hành gia đã lên tới trăng thực, nhưng khó khăn là ở chỗ kinh sách Jaina nói rằng những thần nào đó sống ở đó - điều đó được viết trong sách của họ. Bản thân họ không biết, cho nên thông minh bình thường của sadhu Jaina sẽ nói rằng các phi hành gia đã không lên tới trăng thực vì với ông ấy kinh sách không thể sai. Sadhu Jaina khác nào đó đã tuyên bố rằng các phi hành gia thực tại đã tới trên các vệ tinh khổng lồ nào đó nằm gần trăng, không phải là bản thân trăng. Mọi điều này là nực cười, điên; nhưng có các lí do đằng sau chứng điên này. Đã từng có một niềm tin của người Jaina, cổ trên hai mươi nghìn năm, rằng có sự sống trên mặt trăng, nhưng họ không biết loại dân cư nào. Hình thể của sự sống đó là giống như hình thể của Kailash hay hình thể của bất kì tirtha khác nào.

Khi bạn xuống tầu hoả tại ga Kashi, bạn thấy hình thể thô của Kashi, được làm bằng bùn và đá: bất kì du khách nào cũng có thể đi tới đó và quay về. Nhưng có một hình thể tâm linh của Kashi mà chỉ những người có xem xét nội tâm sẽ có thể đạt tới - những người có thể đi sâu vào trong thiền. Với họ Kashi sẽ là khác, rất đẹp, bên ngoài tưởng tượng, trong khi Kashi trần tục là bẩn hơn và hôi hám hơn bất kì thành phố khác nào. Đó chỉ là Kashi thấy được. Một số người sẽ nói rằng Kashi kia, thành phố đẹp, chỉ tồn tại trong tưởng tượng của nhà thơ - nhưng Kashi đó cũng có đó. Kashi thực là trường tiếp xúc lớn cho thiền nhân. Người đạt tới qua thiền, đạt tới Kashi tâm linh: trên bờ xa của nó người đó có thể bắt gặp những người mà người đó không bao giờ có thể tưởng tượng được việc gặp gỡ.

Như bây giờ tôi đã nói rằng trên Kailash có một hình thể nào đó của cư dân phi trần gian. Điều ít nhiều chắc chắn là quãng năm trăm siddha Phật tử đều đặn ở đó; năm trăm cá nhân những người là chư phật bao giờ cũng sẽ vẫn còn trên Kailash. Nếu một người trong số họ muốn làm tiếp sứ mệnh khác, người đó sẽ không đi chừng nào vị phật khác nào đó chưa tới để thế chỗ của ông ấy. Nhưng con số tối thiểu năm trăm chư phật chứng ngộ bao giờ cũng phải ở đó để làm cho Kailash là một tirtha. Chỉ khi người ta đạt tới một tirtha như vậy thì người ta mới gặp gỡ các hồn vô thân, nhưng không thể gặp gỡ được họ chừng nào chưa có vị trí vật lí cố định nào đó; ngoài ra bạn sẽ gặp các hồn vô thân, không thể thấy được, ở đâu? Cho nên Kashi là chỗ mà bạn có thể ngồi trong thiền và đi vào thế giới bên trong đó để thiết lập giao tiếp với những hồn như vậy. Tirtha không thể được hiểu về mặt trí tuệ, vì nó chẳng liên quan gì tới trí tuệ. Tirtha thực bị ẩn kín ở đâu đó gần chỉ dẫn vật lí về nó.

Điều quan trọng khác là ở chỗ khi người chứng ngộ từ bỏ thân thể vật lí, từ bi của người đó thúc ép người đó để lại đằng sau các dấu hiệu vật lí nào đó để giúp cho những người đã bước đi cùng người đó, người đã thực hành khổ hạnh và đã làm nhiều nỗ lực để trở nên chứng ngộ nhưng đã không thành công. Với những người đó những chỉ dẫn và biểu tượng hướng dẫn nào đó nên được để lại để cho nếu họ cần họ có thể thiết lập kết nối với người đó. Trong thế giới này, mặc dầu thân thể vật lí bị mất đi, không hồn nào đã bao giờ bị mất, cho nên quá trình nào đó phải được thiết lập để làm tiếp xúc với các hồn vô thân.

Các tirtha làm cùng công việc này như được làm bởi các ra đa ngày nay: các ra đa đạt tới chỗ mà mắt không thể đạt tới được. Các ngôi sao không thể được thấy bằng mắt có thể được phát hiện bởi ra đa. Bây giờ qua tirtha liên lạc có thể được thiết lập giữa những người đã rời bỏ chúng ta, và với những người mà chúng ta đã trở nên bị tách rời. Các tirtha đã được thiết lập bởi những người đã ra đi cho những người vẫn còn trên con đường - cho những người còn chưa đạt tới, cho những người có thể vẫn còn đi lạc lối. Những người bị bỏ lại đằng sau có thể thỉnh thoảng cần hỏi cái gì đó, cần biết cái gì đó, điều có thể là tuyệt đối cần thiết cho tiến bộ thêm, và không có điều đó họ có thể đi lạc lối. Họ không biết tương lai của họ là gì, họ không biết con đường phía trước; cho nên với những người tìm kiếm cần thiết như họ, những thu xếp đặc biệt đã được tạo ra - như các tirtha, đền, mật chú, tượng, vân vân. Tất cả chúng đều là các nghi lễ, nhưng dầu vậy chúng là các quá trình xác định để được đi qua.

Nếu người nguyên thuỷ nào đó được đưa tới nhà bạn vào ban đêm, và bạn muốn có ánh sáng, bạn đứng dậy từ ghế bạn đang ngồi, bước đi vài bước tới chỗ gần nhất, bật công tắc và có đèn sáng. Người nguyên thuỷ sẽ không nghĩ rằng có bất kì dây dợ nào nối giữa công tắc và bóng đèn; người đó thậm chí có thể nghĩ rằng có thủ thuật nào đó, và rằng việc đứng dậy của bạn và đi tới tường để bật công tắc chỉ là nghi thức. Việc bật công tắc ở nút thứ nhất bật đèn lên, nút thứ hai bật quạt và nút thứ ba bật radio. Nếu người đó không biết về điện người đó sẽ nghĩ rằng bạn đang trình diễn thủ thuật nào đó gần tường, nghi thức nào đó.

Nhưng giả sử rằng một ngày nào đó khi bạn không ở nhà, điện bị mất, và người nguyên thuỷ đó đi tới tường và bật công tắc... Khi người đó thấy rằng không có đèn sáng và không có quạt không có radio lên tiếng, người đó sẽ nghĩ rằng người đó đã làm sai trong nghi thức - rằng người đó đã không lấy số bước đi đúng từ ghế tới tường, hay rằng người đó đã không đặt chân phải xuống trước, hay rằng bạn đã lẩm bẩm mật chú nào đó trong khi bật công tắc. Người đó không thể hiểu được hay không có bất kì ý tưởng nào về điện là gì.

Liên quan tới tôn giáo những điều tương tự xảy ra. Điều chúng ta gọi là nghi thức tôn giáo đều là những hành động hướng ra ngoài, bề mặt được chúng ta quan sát. Những người không biết gì về các thu xếp bên trong cũng trải qua cùng các hành động này. Đôi khi, khi cái gì đó xảy ra, chúng ta cảm thấy có lẽ các nghi thức là có ích; vào lúc khác khi không cái gì xảy ra chúng ta cảm thấy những thành công trước đây phải đã là tình cờ, vì nếu nghi thức là đúng nó bao giờ cũng phải tạo ra kết quả. Cho nên bất kì cái gì chúng ta không hiểu đều có vẻ như nghi thức từ bên ngoài. Điều này xảy ra ngay cả với những người trí tuệ cao - vì trí tuệ, theo một cách nào đó, là trẻ con, và người trí thức, theo một nghĩa nào đó, là người chưa trưởng thành, vì trí tuệ không thể đưa bạn đi rất sâu.

Ba trăm năm trước khi đĩa hát được đưa vào Pháp, khi một nhà khoa học công bố ông ấy đã phát minh ra đĩa hát, viện hàn lâm khoa học Pháp triệu tập họp để thẩm định tuyên bố của ông ấy. Nhà khoa học này bắt đầu trình diễn bằng việc đặt vào một đĩa hát: ông chủ tịch Viện Hàn lâm quan sát cẩn thận một lúc và rồi lập tức đứng dậy và tóm cổ nhà phát minh! Ông ta nghĩ rằng nhà khoa học này đã giở thủ đoạn nào đó bằng cổ ông ấy; bằng không làm sao giọng nói đi ra được từ máy này? Ông ta bóp cổ ông ấy thậm chí chặt hơn, nhưng tiếng nói vẫn tiếp tục! Nhà phát minh không hề mong đợi điều này từ nhà khoa học. Ông ấy trở nên sợ và hỏi ông chủ tịch đang làm gì. Nhà phát minh nói đó không phải là thủ đoạn, và đề nghị ông chủ tịch đi ra khỏi phòng cùng ông ấy; tiếng nói của máy hát vẫn có thể được nghe thấy. Mọi nhà khoa học khác đang hiện diện đều phản đối và nói rằng có thủ đoạn nào đó, rằng đây đã là công việc của quỉ; bằng không làm sao cái đĩa nhỏ bắt đầu nói? Ngày nay chúng ta cười vào điều này vì chúng ta biết đĩa hát là gì; bằng không, chúng ta chắc đã phản ứng theo cách tương tự.

Nếu một ngày nào đó bom nguyên tử nổ, phá huỷ toàn thể nền văn minh ngoại trừ máy nghe đĩa, điều xảy ra với người bộ lạc nguyên thuỷ... Nếu người đó bậy máy nghe đĩa lên, bất kì dân cư còn lại nào có thể giết người đó vì người đó sẽ không có khả năng giải thích làm sao đĩa nói được. Ngay cả bạn cũng không có khả năng giải thích cách đĩa "nói."

Điều thú vị cần lưu ý là mọi nền văn minh sống qua niềm tin, đức tin. Chỉ ba hay bốn người có thể biết cách máy nghe đĩa làm việc; phần còn lại chỉ có đức tin vào sự làm việc của nó. Bạn bấm một nút và có ánh sáng; bạn làm điều đó hàng ngày nhưng bạn có thể giải thích được nó xảy ra như thế nào không? Chỉ vài người biết bí mật của sự làm việc của nó; những người còn lại chỉ dùng ích lợi của các khám phá. Nhưng khi những bí mật đó bị mất, những người chỉ dùng ích lợi của chúng sẽ đâm ra lúng túng; họ sẽ hoảng sợ nếu một ngày nào đó bóng đèn không sáng lên.

Tirtha và đền có khoa học riêng của chúng, và khoa học đó có qui tắc xác định cho toàn thể quá trình này. Bước thứ hai đi theo sau bước thứ nhất, và bước thứ ba đi theo sau bước thứ hai; cho dù một bước bị bỏ lỡ, kết quả sẽ không là như nhau.

Cũng cần phải hiểu rằng một khi nền văn minh được phát triển cao, khi khoa học được hiểu đúng, nghi thức và phương pháp luận trở nên được đơn giản hoá, chúng không còn phức tạp. Khi công nghệ không được phát triển đúng, quá trình này vẫn còn rất phức tạp.

Chẳng hạn, cái gì có thể dễ hơn việc bấm công tắc để tạo ra ánh sáng? Bất kì ai phát minh ra điện liệu có làm sáng chiếc đèn của mình dễ dàng thế không? Cái gì có thể dễ dàng và đơn giản như tiếng nói của tôi được ghi lại khi tôi nói? Chúng ta không phải làm gì mấy cho điều đó, nhưng bạn có nghĩ rằng việc làm máy ghi băng là dễ thế không? Nếu ai đó hỏi tôi làm sao tiếng nói được ghi lại trên máy ghi băng này, tôi sẽ nói rằng anh ta chỉ phải nói và tiếng nói của anh ta sẽ được ghi lại.

Nhưng phải mất thời gian lâu để phát triển máy ghi băng. Bây giờ quá trình này được đơn giản hoá, và vì nó được đơn giản hoá, công nghệ đã đạt tới người thường. Người thường chỉ có những kết quả cuối cùng trong tay mình.

Tôn giáo nữa cũng giống điều này. Khi Mahavira đang làm việc trên các nguyên lí tôn giáo nào đó, ông ấy phải liều cả đời mình cho điều đó. Nhưng bạn biết quá trình tiến hoá rất dễ dàng. Nó trở thành dễ dàng cho bạn như nhấn nút. Nhưng đây là khó khăn thực - người phát minh mất đi và chỉ cái nút còn lại trong tay bạn và bạn có thể không có khả năng giải thích làm sao kích hoạt quá trình này hay làm sao nó sẽ làm việc.

Vào khoảnh khắc này, các nhà khoa học ở Mĩ và Nga rất thạo làm tiến triển các phương pháp viễn cảm để liên lạc với các phi hành gia của họ trong không gian. Con tầu không gian "Luna" bị lạc trong không gian vì radio của nó dừng hoạt động, cho nên họ cảnh giác với nguy cơ dựa quá nhiều vào máy móc trong không gian. Nếu liên lạc radio bị mất, phi hành gia sẽ bị lạc mãi mãi; chúng ta sẽ không có khả năng thiết lập lại liên hệ với họ. Trong khi ở trong không gian, họ có thể muốn báo cáo những phát hiện của họ, nhưng họ sẽ không có khả năng truyền đạt chúng cho chúng ta, cho nên phương pháp thay thế được cần để cho ngay cả khi máy không hoạt động, ý nghĩ có thể được truyền. Cho nên các nhà khoa học Mĩ và Nga rất thạo trong việc phát triển viễn cảm.

Mĩ đã chỉ định một uỷ ban để thu thập tri thức tồn tại ở bất kì chỗ nào trên thế giới liên quan tới viễn cảm. Sau ba hay bốn năm uỷ ban này báo cáo rằng liên lạc viễn cảm là có thể nhưng rằng người có khả năng dùng nó lại không có khả năng giải thích họ làm thế nào.

Trong báo cáo này có bản miêu tả về bộ lạc nào đó ở Mĩ: trong mọi làng của bộ lạc đó có một loại cây nhỏ đặc biệt, và qua sự giúp đỡ của cây này bộ lạc truyền thông các thông báo từ làng này sang làng khác. Chằng hạn, nếu một người đã đi sang làng bên cạnh nhận được yêu cầu nào đó trong gia đình, nếu vợ người đó đột nhiên nhớ rằng cô ấy đã quên yêu cầu anh ta mang một hàng hoá đặc biệt, cô ấy nói cây này truyền đạt thông báo này cho chồng cô ấy. Đến tối khi người chồng về nhà, anh ta đã mang hàng này về. Các thành viên của uỷ ban này đã quan sát việc này xảy ra, và họ rất phân vân.

Khi chúng ta nói với ai đó trên điện thoại, người nguyên thuỷ nhất định bị phân vân. Chúng ta thì không, vì chúng ta biết hệ thống này. Và khi chúng ta nghe radio không có gì làm chúng ta hoang mang về điều đó vì chúng ta biết nó là gì. Nhưng chúng ta chắc chắn ngạc nhiên khi chúng ta được bảo rằng người nào đó truyền thông báo qua cây.

Các thành viên của uỷ ban này ở lại cùng bộ lạc đó trong ba hay bốn ngày và thiết lập thực nghiệm riêng của họ. Họ nói với mọi người của làng này; không ai có khả năng giải thích làm sao việc truyền thông báo đã xảy ra, họ chỉ nói rằng điều đó bao giờ cũng xảy ra. Họ chăm nom rằng điều đó không chết - nghi thức được làm cho việc cấy một cành của nó. Ông cha của họ bao giờ cũng dùng cây này để truyền thông báo nhưng họ không biết nó hoạt động thế nào. Năng lượng sống của cây này đã được dùng cho viễn cảm, nhưng tại sao cây đó đã được dùng và viễn cảm làm việc thế nào thì người bộ lạc này không biết. Chìa khoá bị mất cùng những người đã khám phá ra nó.

Phật tử không cho phép cây bồ đề nguyên thuỷ chết - cây dưới đó Phật đã trở nên chứng ngộ. Bây giờ bạn có thể hiểu tại sao. Khi cây nguyên thuỷ héo đi, vua Ashoka gửi một cành của nó sang Sri Lanka. Cành đó trở thành cây và vẫn còn ở đó.

Một cành của nó được mang trở lại Ấn Độ và được trồng ở Bồ đề đạo tràng Bodhgaya. Cùng cây bồ đề này đã giữ tính liên tục. Tirtha Bodhgaya là có giá trị vì cây đó.

Khi Phật trở nên chứng ngộ cây này phải đã hấp thu sâu cái gì đó của tâm thức của Phật. Nó đã là biến cố vô tiền khoáng hậu và phi thường, kinh nghiệm về chứng ngộ xảy ra cho Phật. Nếu tia sét đánh vào cây, cây sẽ bị bốc cháy, cho nên không khó tưởng tượng rằng khi tia sét của tâm thức điểm vào Phật, cây cũng trở nên chứng ngộ theo cách nào đó.

Phật phải đã cho chỉ dẫn bí mật nào đó để không cho phép cây này chết. Ông ấy nó, "Đừng tôn thờ ta - tôn thờ cây này là đủ." Đó là lí do tại sao trong năm trăm năm sau chứng ngộ của ông ấy, tượng về ông ấy đã không được tạo ra. Cây bồ đề này đã là tượng và nó đã được tôn thờ. Ảnh về các đền Phật giáo của thời đó chỉ là về cây Bồ đề và vòng hào quang quanh Phật ở giữa, nhưng không có ảnh của bản thân Phật. Cây đó đã có kinh nghiệm riêng của nó về biến cố chứng ngộ và đã trở nên được tích năng lượng. Những người biết thường dùng cây này để thiết lập liên lạc với Phật.

Cho nên không phải là thị trấn Bodhgaya, mà là cây bồ đề mới có giá trị. Phật đã bước đi và sống dưới cây đó trong một thời gian lâu trước chứng ngộ của ông ấy; dấu chân của ông ấy đã được bảo tồn dưới nó. Khi Phật trở nên mệt trong thiền, ông ấy sẽ bước đi cạnh cây đó trong hàng giờ cho tới hết mệt. Phật đã không sống cùng bất kì người nào nhiều như ông ấy đã sống cùng cây đó. Ông ấy chắc không thể sống với bất kì người nào mà có nhiều thoải mái và hồn nhiên như ông ấy đã sống cùng cây đó. Ông ấy đã ngủ dưới nó, ngồi dưới nó và bước đi quanh nó; ông ấy phải đã nói chuyện với nó. Toàn thể năng lượng của cây đó được trút đầy, được bão hoà và được tích năng lượng bởi Phật.

Khi vua Ashoka phái con trai của mình Mahendra tới Sri Lanka, Mahendra đã hỏi, "Con sẽ mang cái gì cùng con tới như quà tặng?" Ashoka đáp rằng họ chỉ có một quà tặng, và rằng không thể có quà tặng nào trong thế giới này tốt hơn là cây bồ đề, và rằng anh ta có thể mang một cành của nó như quà tặng. Thế là cành đó được mang tới Sri Lanka. Không nhà vua nào khác trên thế giới này đã bao giờ cho một cành cây như quà tặng. Một thứ như vậy mà có thể là quà tặng sao? Nhưng toàn thể Sri Lanka đã bị ảnh hưởng bởi năng lượng rung động từ chiếc cành của cây bồ đề đó.

Mọi người nói rằng Mahendra đã làm cho Sri Lanka thành nước Phật giáo, nhưng họ đã sai. Việc chuyển đổi của Sri Lanka đã xảy ra qua cành cây bồ đề đó; cành đó đã chuyển những người đó sang Phật giáo. Phật đã cho thông điệp bí mật rằng cành này phải được gửi tới Sri Lanka, và rằng thời điểm đúng và người đúng để mang nó phải được chờ đợi. Khi nào người đúng tới, cành này được gửi đi.

Mahendra và Sanghamitra đã là những khất sĩ Phật giáo và đã sống trong thời của phật. Cây bồ đề này không thể được gửi sang Sri Lanka qua bất kì ai; chỉ người đã sống cùng Phật, người đã biết Phật, và người sẽ không đơn giản mang cành này như cành cây mà như phật sống, mới có thể được giao phó cho việc này. Một ngày nào đó, qua người khác nào đó, nó sẽ phải được mang trở lại Ấn Độ.

Lịch sử đằng sau câu chuyện này đáng được ghi nhớ. Đây là lịch sử bí mật đi đằng sau lịch sử trần tục. Lịch sử thực là ở chỗ mà rễ thực tại mọc; ngoài việc có mạng các biến cố xảy ra trên bề mặt. Cái đó không phải là lịch sử thực - điều được in trong báo chí và sách vở.

Nếu chúng ta lúc nào trở nên hội tụ vào cái nhìn của chúng ta vào lịch sử thực, chúng ta sẽ có khả năng hiểu các bí mật của mọi điều này.

Xem Tiếp Chương 3Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post