Chương 3. Khoa Học Huyền Bí Về Con Mắt Thứ Ba

Chương 3. Khoa Học Huyền Bí Về Con Mắt Thứ Ba

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Điều Huyền Bí Ẩn Kín – Osho

(Những Điều Huyền Bí Tiềm Ẩn)

Chương 3. Khoa Học Huyền Bí Về Con Mắt Thứ Ba







Nghe hoặc Tải MP3 'Điều Huyền Bí Ẩn Kín' ê


Trước khi tôi nói cho bạn về dấu hiệu màu đỏ son hay bột đàn hương, tôi muốn nói cho bạn về hai biến cố. Nó sẽ làm cho mọi sự thành dễ hơn cho bạn hiểu. Cả hai điều này đều là những sự kiện lịch sử.

Vào năm 1888 một người có tên Ramanujan được sinh ra trong một gia đình Brahmin nghèo ở miền Nam Ấn Độ. Ông ấy đã trở thành nhà toán học rất nổi tiếng. Ông ấy đã không thể được học nhiều, nhưng dầu vậy thiên tài của ông ấy trong toán học đã là duy nhất. Nhiều nhà toán học có được rèn luyện kĩ đã thu được danh tiếng vì được đào tạo và hướng dẫn từ những người khác trong một số năm. Nhưng Ramanuja, thậm chí đã không là người trúng tuyển đại học và không được đào tạo hay được hướng dẫn từ bất kì người nào.

Với khó khăn lớn ông ấy đã nhận được việc làm thư kí, nhưng tin tức rất sớm lan rộng rằng ông ấy đã có tài năng đáng ngạc nhiên trong toán học. Ai đó gợi ý rằng ông ấy viết bức thư cho nhà toán học nổi tiếng, Giáo sư Hardy, của Đại học Cambridge - ông này đã là nhà toán học lỗi lạc của thời đó. Ông ấy đã không viết thư, nhưng đã giải hai định lí hình học và gửi chúng cho Giáo sư Hardy. Hardy sững sờ khi nhận chúng và không thể tin nổi rằng ai đó trẻ thế có thể giải được những định lí như vậy. Ông này lập tức viết thư đáp lại cho Ramanujan và mời ông ấy tới Anh. Khi Hardy gặp ông này lần đầu tiên, ông này đã cảm thấy rằng ông ta giống như đứa trẻ trước Ramanujan trong lĩnh vực toán học. Thiên tài và năng lực của Ramanujan đã là tới mức chúng không thể được qui cho sức mạnh tâm trí, vì trí tuệ chuyển rất chậm, suy nghĩ cần thời gian, nhưng Ramanujan đã không mất thời gian gì trong việc đáp ứng với câu hỏi của Hardy. Ngay khi vấn đề được viết ra trên bảng đen hay được đặt cho ông ấy bằng lời thì Ramanujan bắt đầu đáp lại, không có bất kì kẽ hở thời gian nào cho suy nghĩ. Rất khó cho các nhà toán học lớn hiểu làm sao điều đó đã xảy ra. Một bài toán đáng phải mất sáu giờ cho một nhà toán học lỗi lạc giải - và thế nữa ông ta cũng không chắc là đúng - Ramanujan đã giải ngay lập tức, không sai sót gì.

Điều đó chứng tỏ rằng Ramanujan đã không đáp lại qua trung gian tâm trí. Ông ấy đã không phải là người rất có học, ông ấy thực tại đã trượt vào đại học; không có dấu hiệu khác về năng lực trí tuệ, nhưng khi có liên quan tới toán học, ông ấy là siêu nhân. Cái gì đó đã xảy ra ở bên ngoài tâm trí con người. Ông ấy chết khi ông ấy mới ba mươi sáu vì lao.

Khi ông ấy ở bệnh viện, Hardy, cùng với hai hay ba người bạn nhà toán học khác, đã tới gặp ông ấy. Khi việc đó xảy ra, ông này đã đậu xe ở chỗ mà Ramanujan có thể thấy biển số của nó. Khi Hardy đi vào trong phòng của Ramanujan, ông ấy bảo Hardy rằng biển số xe của ông này là duy nhất: nó có bốn khía cạnh đặc biệt cho nó. Sau đó, Ramanujan chết.

Hardy mất sáu tháng để hiểu điều Ramanujan đã ngụ ý, nhưng ông này chỉ có thể khám phá ra ba trong bốn khía cạnh. Trên giường chết ông này đã để lại bản di chúc rằng công trình nghiên cứu trên số đó nên tiếp tục, để tìm ra khía cạnh thứ tư. Vì Ramanujan đã nói có khía cạnh thứ tư, vậy phải có chứ. Hai mươi hai năm sau cái chết của Hardy, khía cạnh thứ tư đã được khám phá ra. Ramanujan đã là đúng.

Bất kì khi nào ông ấy bắt đầu nhìn vào bất kì bài toán toán học nào, cái gì đó bắt đầu xảy ra ở không gian giữa hai lông mày của ông ấy. Cả hai nhãn cầu quay ngược lên, định tâm vào không gian giữa đó. Trong Yoga, không gian đó được mô tả là điểm con mắt thứ ba. Nó được gọi là con mắt thứ ba vì nếu con mắt đó trở nên được kích hoạt, nó có thể thấy các biến cố và khung cảnh của thế giới khác nào đó trong trạng thái toàn vẹn của chúng. Điều đó giống như nhìn ra khỏi nhà bạn qua một lỗ nhỏ trên cửa ra vào, và đột nhiên, khi cánh cửa mở ra, bạn thấy toàn thể bầu trời. Có không gian giữa hai lông mày nơi có một kẽ hở nhỏ mà đôi khi mở ra - như trong trường hợp của Ramanujan. Đôi mắt của ông ấy ngước vào con mắt thứ ba của ông ấy khi giải bài toán. Cả Hardy không thể hiểu được hiện tượng này lẫn các nhà toán học phương Tây khác cũng thậm chí không hiểu được nó trong tương lai.

Tôi sẽ kể cho bạn về biến cố khác có liên quan tới dấu hiệu mầu son đỏ, để cho bạn sẽ có khả năng hiểu mối quan hệ của nó với con mắt thứ ba.

Edgar Cayce chết năm 1945. Bốn mươi năm trước đó, vào năm 1905, ông ấy ngã bệnh, trở nên vô ý thức và vẫn còn trong hôn mê trong ba ngày. Các bác sĩ đã mất mọi hi vọng và nói rằng họ không thể tìm ra bất kì cách nào để đem ông ấy trở lại ý thức. Họ nghĩ rằng vô ý thức của ông ấy là sâu tới mức có lẽ ông ấy sẽ không bao giờ ra khỏi nó. Mọi thuốc đều được thử, nhưng không có dấu hiệu nào của việc thu lại ý thức của ông ấy.

Vào buổi tối ngày thứ ba, các bác sĩ nói rằng họ không thể làm được bất kì cái gì thêm nữa và rằng trong vòng bốn tới sáu giờ ông ấy sẽ chết, hay nếu ông ấy sống, ông ấy chắc điên - điều sẽ là tồi tệ hơn chết - vì khi thời gian trôi qua những mạch và tế bào tinh tế của não ông ấy bị phân huỷ. Nhưng Cayce đột nhiên bắt đầu nói cho dù ông ấy vẫn trong hôn mê. Các bác sĩ không thể tin được điều đó: Thân thể của Cayce đã là vô ý thức, nhưng ông ấy đang nói. Ông ấy nói rằng ông ấy đã ngã từ một cây, rằng xương sống của ông ấy bị thương, và đó là lí do tại sao ông ấy đã bị vô ý thức. Ông ấy cũng nói rằng nếu ông ấy không được chữa trị trong vòng sáu giờ, não của ông ấy sẽ bị ảnh hưởng và ông ấy sẽ chết. Ông ấy gợi ý thuốc thảo mộc nào đó mà ông ấy nên được cho uống và nói rằng thế thì ông ấy sẽ phục hồi trong vòng mười hai giờ.

Tên của thảo mộc này mà ông ấy yêu cầu không thể được biết tới với Edgar Cayce, và ban đầu các bác sĩ nghĩ điều ông ấy nói chỉ là một phần của chứng điên của ông ấy vì chất liệu ông ấy đã gợi ý không được biết là chữa cho hoàn cảnh như của ông ấy. Nhưng vì Cayce đã đặc biệt nhắc tới chúng, họ nghĩ họ phải thử chúng. Những chất liệu đó được tìm kiếm, và được trao cho Cayce: ông ấy được hồi phục đầy đủ trong vòng mười hai giờ.

Sau khi ông ấy trở nên có ý thức và khi sự vụ này được kể lại cho ông ấy, Cayce không thể nhớ được việc gợi ý bất kì thuốc nào như vậy; ông ấy chẳng biết tên của thuốc này mà cũng không nhận ra chúng. Nhưng biến cố này trong đời của Edgar Cayce đã là bắt đầu của việc xảy ra hiếm hoi. Edgar Cayce đã trở thành một chuyên gia trong việc gợi ý thuốc cho những bệnh không thể chữa được; ông ấy đã chữa cho quãng ba mươi nghìn người trong đời ông ấy. Bất kì đơn thuốc nào ông ấy đã cho bao giờ cũng đúng; không có ngoại lệ, mọi bệnh nhân đã thử thuốc của ông ấy đều được chữa khỏi. Nhưng bản thân Cayce lại không có khả năng giải thích điều đó. Ông ấy chỉ có thể nói rằng bất kì khi nào ông ấy nhắm mắt lại để tìm cách điều trị, cả hai mắt của ông ấy quay ngược lên dường như bị kéo hướng tới chỗ giữa hai lông mày. Mắt ông ấy trở nên bị cố định ở đó và ông ấy quên mất mọi thứ; ông ấy chỉ nhớ rằng sau một điểm nào đó ông ấy đã quên mọi thứ về cuộc sống này, và chừng nào điểm đó chưa tới, cách trị liệu sẽ không tới với ông ấy. Ông ấy đã gợi ý những phương thuốc kì diệu, hai trong những phương thuốc đó đáng để hiểu.

Gia đình Rothschilds là gia đình rất giầu ở Mĩ. Một người đàn bà từ gia đình đó đã bị ốm trong một thời gian dài và không điều trị nào giúp được. Thế rồi cô ấy được đưa tới Edgar Cayce, và trong trạng thái vô ý thức của mình, ông ấy đã gợi ý thuốc. Chúng ta phải gọi là trạng thái vô ý thức của ông ấy, nhưng những người biết về việc xảy ra huyền bí này chắc sẽ nói ông ấy đã ý thức đầy đủ vào lúc đó. Thực ra, vô ý thức diễn ra liên tục chừng nào tri thức của chúng ta chưa đạt tới con mắt thứ ba.

Rothschild là một triệu phú, cho nên ông ta có thể đảm đương tìm toàn thể nước Mĩ về thuốc đó, nhưng ông ta đã không thể tìm ra nó. Không ai thậm chí có thể nói liệu thuốc đó có tồn tại hay không. Quảng cáo được đặt trong các tờ báo quốc tế yêu cầu thông tin về thuốc này. Sau gần ba tuần một người từ Thuỵ Điển đã viết, nói rằng không có thuốc với tên đó trong sự tồn tại, mặc dầu hai mươi năm trước bố ông ấy đã được cấp bằng phát minh ra thuốc với tên đó nhưng nó chưa bao giờ được sản xuất. Ông ấy đã viết rằng bố ông ấy đã chết nhưng ông ấy có thể gửi công thức thuốc. Thuốc này thế rồi được sản xuất và được trao cho người đàn bà này, thế rồi cô ấy phục hồi. Làm sao Cayce có thể biết về thuốc mà thậm chí đã không có sẵn trên thị trường?

Trong một sự vụ khác, ông ấy lại gợi ý một thuốc đặc biệt cho ai đó; việc tìm kiếm được tiến hành cho nó nhưng nó không thể được tìm thấy. Một năm sau một quảng cáo xuất hiện trong báo chí công bố việc sẵn có của thuốc đó. Trong năm trước đó nó đã được kiểm thử ở phòng thí nghiệm; nó thậm chí đã không được cho cái tên nhưng Cayce đã biết nó. Thuốc này được trao cho bệnh nhân, người đó sớm được phục hồi.

Cayce đã gợi ý các thuốc mà không thể được tìm thấy, và do vậy bệnh nhân đã chết. Khi ông ấy được nói cho về điều này, ông ấy đã nói rằng ông ấy bất lực, ông ấy không thể làm được gì. Ông ấy nói, "Tôi không biết ai đang thăm bệnh nhân và đang nói khi tôi vô ý thức - tôi không có quan hệ với người đó." Nhưng một điều là chắc chắn, bất kì khi nào ông ấy nói trong trạng thái đó, mắt của ông ấy đều bị kéo lên.

Khi chúng ta đang trong giấc ngủ say, thế thì mắt chúng ta bị kéo lên tỉ lệ với chiều sâu của giấc ngủ. Bây giờ, các nhà tâm lí học đang làm nhiều thực nghiệm về giấc ngủ. Bạn càng ngủ say, mắt bạn càng lên cao hơn; mắt càng ở thấp, chuyển động của chúng càng lớn. Nếu mắt bạn chuyển động rất nhanh dưới mi mắt, bạn đang có giấc mơ rất nhiều sự kiện. Bây giờ điều này đã được chứng minh một cách khoa học bằng việc thông qua các thực nghiệm - "chuyển động mắt nhanh, REM" đó chỉ ra giấc mơ chuyển động nhanh. Mắt càng xuống thấp, REM càng lớn hơn; khi mắt đi lên cao hơn, REM được thu nhỏ lại. Khi REM là số không, giấc ngủ ở chỗ sâu nhất của nó. Thế thì mắt vẫn còn đứng yên giữa hai lông mày.

Yoga nói rằng trong giấc ngủ say chúng ta đạt tới cùng trạng thái mà chúng ta đạt tới trong samadhi. Chỗ mà các con mắt trở nên cố định là cùng chỗ trong giấc ngủ say và trong samadhi.

Tôi đã nói cho bạn về hai biến cố lịch sử này chỉ để chỉ ra rằng giữa hai lông mày của bạn có một điểm mà cuộc sống trần tục này dừng lại, và cuộc sống của thế giới khác bắt đầu. Điểm đó là cánh cửa. Ở phía này của cánh cửa thế giới nở hoa, và bên trong nó có thế giới không được biết tới, siêu nhiên.

Dấu son đỏ - dấu hiệu son đỏ - đầu tiên được phát minh ra như một chỉ dẫn và biểu tượng của thế giới không biết đó. Nó không thể được đặt vào bất kì chỗ nào, và chỉ người có thể đặt tay mình vào trán và tìm ra chỗ đó có thể nói cho bạn đặt dấu son đỏ vào đâu. Không hữu dụng gì mà đi đặt dấu son đỏ ở bất kì chỗ nào, vì chỗ này không đích xác ở cùng chỗ cho mọi người. Con mắt thứ ba không được tìm thấy ở cùng một chỗ với mọi người; nó ở đâu đó trên điểm giữa hai lông mày với phần lớn mọi người. Nếu ai đó đã thiền trong thời gian lâu trong các kiếp quá khứ của người đó và đã có kinh nghiệm nhỏ về samadhi, con mắt thứ ba của người đó sẽ ở thấp hơn bên dưới. Nếu không thiền nào đã được làm, chỗ đó ở cao hơn trên trán. Từ vị trí này của điểm đó, có thể xác định được liệu thiền của bạn đã ở trạng thái nào trong kiếp quá khứ của bạn; nó sẽ chỉ ra liệu bất kì trạng thái nào của samadhi có xảy ra cho bạn trong kiếp quá khứ của bạn không. Nếu nó đã xảy ra thường xuyên, điểm này sẽ đi xuống thấp hơn; nó sẽ ở cùng mức con mắt của bạn - nó không thể đi xuống thấp hơn điều đó. Nếu điểm đó đã đi thẳng hàng với mắt của bạn, thế thì chỉ một cú xô nhỏ người ta có thể đi vào samadhi. Thực ra cú đẩy có thể là không liên quan; cho nên, nhiều lần khi ai đó đi vào trong samadhi mà không có nguyên nhân rõ ràng nào, chúng ta bị ngạc nhiên.

Có một câu chuyện về một ni cô Thiền... Cô ấy đang về nhà với thùng nước trên đầu sau khi lấy nước từ giếng lên. Chiếc thùng bằng cách nào đó rơi xuống và trong việc rơi đó người đàn bà đã đạt tới samadhi, đã trở nên chứng ngộ. Sự vụ này dường như có ý nghĩa thế: thùng rơi và vỡ tan - và samadhi xảy ra! Dường như không có kết nối logic nào.

Có một biến cố khác như vậy, đây là một biến cố trong đời của Lão Tử. Ông ấy đang ngồi dưới cây trong mùa thu và lá khô từ cây rơi xuống. Quan sát chúng, Lão Tử trở nên chứng ngộ. Không có mối quan hệ nào giữa chứng ngộ và lá rơi, nhưng những điều như vậy xảy ra vì công việc đã được làm trong các kiếp quá khứ cuộc hành trình tâm linh của bạn gần như được hoàn thành và điểm con mắt thứ ba đã chuyển xuống cho nên nó ở giữa hai con mắt của bạn. Thế thì bất kì việc xảy ra nhỏ bé nào sẽ động vào chiếc cân, và việc xảy ra nhỏ bé chung cuộc có thể là bất kì cái gì.

Nếu dấu hiệu bột gỗ đàn hương hay dấu son đỏ được đặt vào đúng chỗ, nó chỉ ra nhiều điều. Thứ nhất, nếu thầy của bạn đã bảo bạn đặt dấu son đỏ vào điểm đặc biệt, bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm cái gì đó ở đó. Bạn có thể đã không nghĩ về điều này, nhưng nếu bạn ngồi với mắt nhắm và ai đó đặt ngón tay của người đó vào chỗ giữa hai mắt của bạn, bạn sẽ có cảm giác rằng ai đó đang trỏ ngón tay vào bạn. Đây là kinh nghiệm về con mắt thứ ba.

Nếu dấu son đỏ có cùng kích cỡ như con mắt thứ ba của bạn và được đặt ngay đúng chỗ, bạn sẽ nhớ chỗ đó trong hai mươi tư giờ và quên phần còn lại của thân thể. Việc nhớ này sẽ làm cho bạn nhận biết nhiều hơn về dấu son đỏ và ít về thân thể của bạn. Thế rồi một khoảnh khắc tới khi không cái gì khác được nhớ về thân thể ngoại trừ dấu son đỏ đó. Khi điều đó xảy ra bạn sẽ có khả năng mở con mắt thứ ba của bạn. Trong tập luyện được kết nối với dấu son đỏ, trong đó bạn quên thân thể và chỉ nhớ dấu son đỏ, toàn thể tâm thức của bạn kết tinh và trở nên được hội tụ vào con mắt thứ ba. Điều đó cũng giống như hội tụ tia sáng mặt trời vào một mẩu giấy bằng sự giúp đỡ của thấu kính; bạn tạo ra đủ nhiệt để đốt cháy mảnh giấy này. Khi những tia sáng mặt trời đó được tập trung lại, lửa được tạo ra. Khi tâm thức vẫn còn lan rộng khắp toàn thân, nó chỉ làm công việc mang sự sống của bạn. Nhưng khi nó trở nên được hội tụ toàn bộ vào con mắt thứ ba, rào chắn cho việc thấy bằng con mắt thứ ba bị đốt cháy, và cánh cửa mà cho phép bạn thấy bầu trời bên trong được mở ra.


Cho nên việc dùng đầu tiên của dấu son đỏ là để chỉ cho bạn đúng chỗ trên thân thể để cho bạn nhớ nó hai mươi bốn giờ một ngày. Việc dùng khác của dấu son đỏ là để làm cho sự việc thành dễ dàng hơn cho thầy để thấy điểm này mà không phải để tay lên trán bạn xem tiến bộ của bạn - vì khi chỗ này chuyển xuống dưới, bạn sẽ đặt dấu son đỏ xuống thấp hơn một chút. Từng ngày bạn phải cảm thấy chỗ này và chuyển dấu son đỏ tới nó, tới chỗ bạn cảm thấy sự hiện diện của con mắt thứ ba.





Thầy có thể có hàng nghìn đệ tử: trong khi đệ tử cúi mình trước thầy, thầy quan sát dấu son đỏ của người đó và không cần hỏi bất kì cái gì về tiến bộ của người đó. Dấu son đỏ chỉ ra liệu đệ tử có đang tiến bộ hay liệu anh ta bị cản trở bởi cái gì đó và đã trở nên bị mắc kẹt. Nếu đệ tử này không thể cảm thấy chuyển động đi xuống của điểm này, điều đó có nghĩa là tâm thức của anh ta không được hội tụ toàn bộ. Nếu đệ tử này đã để dấu son đỏ vào sai chỗ, điều đó có nghĩa là anh ta không ý thức về điểm chính xác này.

Khi chỗ này liên tục chuyển xuống dưới, các phương pháp thiền sẽ phải được thay đổi. Cho nên với thầy, dấu son đỏ vận hành hệt như sơ đồ tiến triển của bệnh nhân trong bệnh viện vận hành cho bác sĩ. Y tá liên tục ghi lại nhiệt độ, huyết áp, mạch và vân vân; bác sĩ chỉ phải nhìn vào sơ đồ để biết hoàn cảnh của bệnh nhân. Tương tự, dấu son đỏ là thực nghiệm lớn để chỉ ra hoàn cảnh của đệ tử; thầy không cần phải hỏi bất kì cái gì. Thầy biết sự giúp đỡ nào là được cần hay cái gì cần được thay đổi. Đây là giá trị của dấu son đỏ - đánh giá thay đổi được cần trong thiền.

Khía cạnh khác của con mắt thứ ba là ở chỗ nó là trung tâm của sức mạnh ý chí. Trong Yoga nó được gọi là luân xa agya. Chúng ta gọi nó là điều đó vì bất kì kỉ luật nào chúng ta có trong cuộc sống của chúng ta đều bị nó cai quản; bất kì trật tự hay hài hoà nào có trong cuộc sống của chúng ta đều nảy sinh từ điểm này.

Chúng ta hãy hiểu nó theo cách này... Tất cả chúng ta đều có trung tâm dục, và sẽ dễ hiểu hơn qua trung tâm dục vì tất cả chúng ta đều nhận biết về nó; chúng ta không rất nhận biết về luân xa agya. Mọi ham muốn của chúng ta trong cuộc sống được sinh ra trong trung tâm dục. Chừng nào trung tâm dục không được kích hoạt, không có ham muốn dục. Tuy nhiên, mọi đứa trẻ được sinh ra với năng lực về dục và toàn thể cơ chế cho việc hoàn thành ham muốn dục.

Chính một sự kiện kì lạ là đàn bà được sinh ra với tất cả trứng họ có thể cần cho toàn thể chiều dài cuộc đời sinh sản của họ. Không một trứng mới nào có thể được tạo ra về sau. Từ ngày đầu tiên của cuộc sống của cô ấy, số lượng trứng mà người đàn bà có chỉ ra số con tiềm năng cô ấy có thể cho sinh ra. Sau khi cô ấy đạt tới tuổi dậy thì, mọi tháng một trứng sẽ được rụng ra từ buồng trứng của cô ấy. Nếu nó gặp và hợp nhất với tinh trùng từ tinh dịch của đàn ông, đứa con được thụ thai. Thế thì không trứng nào được rụng chừng nào cái thai còn phát triển và tới sau khi đứa con mới được sinh ra được vài tháng tuổi.

Tuy nhiên, ham muốn dục không nảy sinh chừng nào trung tâm dục còn chưa trở nên hoạt động. Chừng nào trung tâm đó còn chưa hoạt động, cho dù trang thiết bị cần thiết cho dục là đầy đủ trong thân thể, ham muốn dục không nảy sinh. Khi người ta đạt tới độ tuổi mười ba hay mười bốn, trung tâm đó trở nên hoạt động. Chúng ta biết trung tâm này vì chúng ta không kích hoạt nó nhưng nó trở nên được kích hoạt bởi tự nhiên. Nếu tình huống này mà khác đi, rất ít người sẽ trở nên nhận biết về nó. Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng nếu chỉ một ý nghĩ về dục đi qua tâm trí bạn, toàn thể hệ thống sinh sản trở nên hoạt động. Ý nghĩ nảy sinh trong tâm trí - xa với trung tâm dục, nhưng ý nghĩ kích hoạt trung tâm dục ngay lập tức. Mọi ý tưởng hay ý nghĩ về dục được hút bởi trung tâm dục tới nó. Mọi ý nghĩ bị thu hút hướng tới trung tâm liên quan, cũng như nước chảy xuống mức thấp hơn.

Con mắt thứ ba là trung tâm của sức mạnh ý chí. Chúng ta hãy hiểu vận hành của nó là gì.

Những người có luân xa agya còn chưa được kích hoạt trong cuộc sống này sẽ vẫn còn là nô lệ theo cả nghìn cách. Không có trung tâm này không có tự do. Chúng ta biết về tự do chính trị và kinh tế, nhưng những tự do này không phải là thực - vì một người không có sức mạnh ý chí, luân xa agya của người đó không được kích hoạt, bao giờ cũng vẫn còn là nô lệ theo cách này hay cách khác. Người đó có thể trở nên tự do khỏi sự nô lệ này nhưng sẽ trở thành nô lệ cho cái gì đó khác. Người đó không có trung tâm ý chí để làm cho người đó là chủ nhân của bất kì cái gì, người đó không có bất kì cái gì như ý chí. Người đó không có sức mạnh để chỉ huy bản thân người đó; thân thể và giác quan của người đó chỉ huy người đó. Nếu dạ dầy người đó nói đói, người đó đói. Nếu thân thể người đó nói nó ốm, người đó trở nên ốm. Nếu trung tâm dục của người đó nói người đó cần dục, ham muốn dục nảy sinh. Nếu thân thể người đó nói người đó đã trở nên già, người đó trở nên già. Thân thể chỉ huy và người đó vâng lời.

Nhưng ngay khi trung tâm ý chí này trở nên hoạt động, thân thể dừng ra lệnh và thay vì thế nó bắt đầu vâng lời; toàn thể thu xếp này được đảo ngược. Nếu người như vậy yêu cầu máu của anh ta dừng chảy, nó sẽ dừng chảy; nếu anh ta yêu cầu tim dừng đập, tim sẽ dừng đập. Anh ta có thể yêu cầu mạch của mình dừng đập và nó sẽ dừng đập. Người như vậy trở thành người chủ của thân thể, tâm trí và giác quan của mình. Nhưng không có việc kích hoạt luân xa agya, người đó không thể là người chủ được. Bạn càng nhớ tới trung tâm này, bạn càng trở thành người chủ của bản thân bạn.

Nhiều thực nghiệm đã được làm trong Yoga để đánh thức trung tâm này. Nếu một người cố nhớ trung tâm này lúc này lúc khác, sẽ có kết quả lớn. Nếu dấu son đỏ được đặt ở đó, chú ý của bạn được kéo về đó lặp đi lặp lại. Ngay khi dấu son đỏ được đặt lên, chỗ đó trở thành được tách rời khỏi phần còn lại của thân thể bạn. Chỗ đó là rất nhạy cảm, và nếu dấu son đỏ ở vào chỗ đúng bạn sẽ phải nhớ nó. Nó có thể là chỗ nhạy cảm nhất trong thân thể.

Có những phương pháp để làm ra chỗ nhạy cảm này. Sau hàng trăm thực nghiệm, bột gỗ đàn hương đã được chọn. Có một loại cộng hưởng giữa bột gỗ đàn hương và tính nhạy cảm của luân xa agya và nếu được đặt vào chỗ đó bột này làm sâu sắc hơn tính nhạy cảm của nó. Không như bất kì chất liệu nào có thể được dùng; thực ra, một số chất liệu khác có thể gây hư hỏng tai hại cho chỗ đó.

Chẳng hạn, đàn bà dán một chấm nhựa mầu lên trán của họ, nhưng dấu son đỏ mua từ bãi chợ không có bất kì cơ sở khoa học nào. Chúng chẳng liên quan gì tới Yoga, và chúng có thể gây hại cho tính nhạy cảm của con mắt thứ ba. Vấn đề là liệu một chất có làm tăng tính nhạy cảm của chỗ đó hay làm giảm nó. Nếu nó làm tăng tính nhạy cảm, điều đó là tốt; bằng không, nó là có hại. Trong thế giới này ngay cả một thứ nhỏ bé cũng có thể tạo ra khác biệt; mọi thứ có hiệu quả tách rời riêng của nó. Nhớ điều này trong tâm trí, những thứ đặc biệt nào đó đã được tìm ra là hữu dụng. Nếu luân xa agya có thể trở nên nhạy cảm và được kích hoạt, nó sẽ mang tới tính toàn vẹn và chân giá trị tăng lên trong bạn. Bạn sẽ bắt đầu là toàn thể hơn, được tích hợp hơn; mọi thứ bên trong bạn dừng là tách rời và không bị phân chia và bạn trở thành toàn thể.

Có khác biệt nhỏ giữa việc dùng tika và dùng dấu son đỏ tilak. Tika được ngụ ý đặc biệt dành cho đàn bà. Trong đàn bà luân xa agya là rất yếu, nó phải là vậy vì toàn thể nhân cách của đàn bà được tạo ra cho buông xuôi - cái đẹp của cô ấy là trong buông xuôi. Nếu luân xa agya của cô ấy trở nên mạnh mẽ, thế thì việc buông xuôi sẽ là khó. Luân xa agya của cô ấy là yếu, rất yếu nếu so sánh với luân xa agya của đàn ông. Đó là lí do tại sao đàn bà bao giờ cũng cần sự giúp đỡ của ai đó dưới dạng này dạng khác. Cô ấy bình thường không dám đứng theo cách riêng của mình mà trông cậy bàn tay giúp đỡ, bờ vai của ai đó để dựa vào, ai đó dẫn cô ấy đi. Cô ấy thích ai đó bảo cô ấy làm cái gì đó, và sự sẵn lòng của cô ấy để đi theo làm cho cô ấy hạnh phúc.

Ấn Độ là nước duy nhấy mà nỗ lực đã được tiến hành để kích hoạt luân xa agya của đàn bà. Điều này chỉ là vì người ta đã cảm thấy rằng chừng nào luân xa agya chưa được kích hoạt, đàn bà sẽ không có khả năng làm bất kì tiến bộ nào trong cuộc sống tâm linh; cô ấy không thể làm bất kì tiến bộ nào trong tập luyện thiền mà không có sức mạnh ý chí - điều đó phải được làm ổn định và mạnh mẽ. Nhưng điều cần thiết là làm cho luân xa agya của cô ấy mạnh mẽ theo cách khác, vì nếu nó được làm theo cách thông thường, cùng cách như với đàn ông, nó sẽ thu nữ tính của cô ấy lại và cô ấy sẽ bắt đầu phát triển phẩm chất của đàn ông.

Cho nên tika được liên kết một cách thường xuyên và vững chắc với chồng của người đàn bà. Liên kết này được cần vì nếu nó chỉ được áp dụng một cách độc lập, nó sẽ làm tăng sự độc lập của đàn bà và làm cho cô ấy thành độc lập. Và cô ấy càng trở nên độc lập, sự tinh tế của cô ấy, cái đẹp và sự linh hoạt của cô ấy sẽ càng bị phá huỷ. Có trìu mến và dịu dàng trong việc tìm sự giúp đỡ của cô ấy từ người khác, nhưng nếu cô ấy trở nên độc lập, cô ấy sẽ không có khả năng tránh trở nên cứng cỏi và rắn chắc. Cho nên người ta đã nghĩ rằng để làm cho cô ấy mạnh mẽ một cách trực tiếp sẽ làm hỏng nữ tính của cô ấy, nó sẽ tạo ra vấn đề trong việc là mẹ của cô ấy; nó chắc sẽ làm khó cho cô ấy buông xuôi. Do đó nỗ lực đã được làm để kết nối ý chí của cô ấy với ý chí của chồng cô ấy. Điều này có tính giúp đỡ theo hai cách. Nữ tính của cô ấy chắc sẽ không bị ảnh hưởng như trung tâm ý chí của cô ấy chắc sẽ trở nên được kích hoạt.

Chúng ta hãy hiểu điều đó theo cách này: luân xa agya không thể đi ngược lại người mà nó được liên kết. Nếu nó được kết nối với ý chí của một thầy tôn giáo, nó không thể đối lập với thầy. Nếu nó được kết nối với chồng của người đàn bà, cô ấy không bao giờ có thể đối lập anh ấy. Nếu tika được đặt vào chỗ đúng trên trán của người đàn bà, với liên kết sâu của nó với chồng cô ấy, cô ấy sẽ có khả năng đi theo anh ấy, nhưng cô ấy sẽ mạnh mẽ đối lại với phần còn lại của thế giới.

Nếu bạn hiểu thôi miên là gì, bạn sẽ có khả năng hiểu hiện tượng liên kết này. Nếu người thôi miên thôi miên ai đó, thế thì người bị thôi miên sẽ có khả năng nghe chỉ tiếng nói của người thôi miên. Người đó sẽ nghe lệnh thì thào của người thôi miên, nhưng người đó sẽ không nghe bất kì tiếng động to nào mà có thể được tạo ra bởi các khán giả. Điều này là tương tự với điều xảy ra khi người đàn bà Ấn Độ đeo tika: nó làm cho cô ấy có tính gợi ý sâu. Cô ấy vẫn còn mở chỉ với chồng cô ấy và đóng với mọi người khác. Điều này xảy ra chỉ vì tika này. Cô ấy sẽ nghe bất kì cái gì chồng cô ấy có thể nói thì thào với cô ấy nhưng sẽ không cảm thấy sẵn lòng nghe ngay cả mệnh lệnh nói to của người khác. Luân xa agya của cô ấy được kết nối với chồng cô ấy.

Tính gợi ý này, mật chú này, được dùng trong kết nối với tika của đàn bà. Cô ấy sẽ chỉ đi theo anh ấy và buông xuôi bản thân cô ấy chỉ với anh ấy. Với phần còn lại của thế giới cô ấy duy trì tự do và độc lập của mình, nhưng bây giờ sẽ không có vấn đề cho nữ tính của cô ấy; tính đàn bà của cô ấy có thể được bảo tồn, phẩm chất nữ tính của cô ấy được bỏ lại không bị làm rối. Cho nên ngay khi người chồng chết, tika phải được bỏ đi vì bây giờ cô ấy không theo bất kì người nào. Mọi người không có ý tưởng gì về cách tiếp cận khoa học liên quan tới tika; họ nghĩ rằng cô ấy vì là đàn bà đã trở thành goá phụ, tika được bỏ đi. Nhưng có lí do cho việc loại bỏ nó. Bây giờ cô ấy sẽ phải sống như bất kì đàn ông nào trong phần còn lại của đời cô ấy; và cô ấy càng trở nên độc lập, điều đó sẽ càng tốt hơn. Thậm chí khu vực mong manh không đáng kể mà có thể làm cho cô ấy đi theo ai đó cũng phải được đóng lại.

Thực nghiệm tika này là rất sâu. Nhưng nó phải ở vào chỗ đúng và từ vật liệu đúng và được đặt đúng; bằng không, nó là ngớ ngẩn. Nếu tika chỉ để trang điểm nó chẳng có giá trị gì. Thế thì nó chỉ là thứ hình thức. Cho nên khi tika được đặt vào lần đầu tiên, nó được làm với một buổi lễ, với nghi thức cố định. Chỉ nếu nó được làm theo cách đó nó sẽ có ích lợi và không khác được.

Bây giờ mọi điều này đã trở thành vô nghĩa vì bây giờ toàn thể chuỗi tư duy khoa học đằng sau nó bị mất. Bây giờ đây chỉ là nghi thức trống rỗng, cái vỏ hổng bên ngoài mà chúng ta vẫn chỉ mang theo bằng cách nào đó, không có bất kì chủ định nào, không có bất kì yêu nào.

Tôi sẽ kể thêm cho bạn vài điều nữa về luân xa agya mà sẽ là hữu dụng. Đường thẳng được vẽ đi lên từ luân xa agya phân chia não thành hai, phải và trái. Não bắt đầu tại đường đó, và nằm sâu một inch. Người ta đã từng quan sát rằng một nửa não của chúng ta không được dùng; những người thông minh nhất trong chúng ta - các thiên tài của chúng ta - cũng dùng vừa đủ nửa não và nửa còn lại không được dùng và không được phát triển. Các nhà khoa học và nhà tâm lí học bị phân vân vì tại sao điều này là vậy. Cho dù nửa não đó bị mổ loại bỏ ra, mọi thứ tiếp tục vận hành bình thường; người này sẽ thậm chí không biết rằng nửa não của mình đã bị loại bỏ. Nhưng các nhà khoa học biết rằng tự nhiên không tạo ra bất kì cái gì không cần thiết. Chắc có thể là sai lầm với não của một người, không thể sai với não của toàn thể nhân loại! Nhưng trong mọi người nửa não không được dùng, không hoạt động, không có bất kì chuyển động dù là bất kì cái gì.

Yoga xác nhận rằng nửa não này trở nên hoạt động chỉ sau khi luân xa agya được kích hoạt. Nửa não được kết nối với các trung tâm bên dưới luân xa agya, và nửa kia được kết nối với các trung tâm ở trên luân xa agya. Khi các trung tâm ở dưới luân xa agya đang làm việc, bên trái của não được sử dụng. Khi các trung tâm ở trên nó bắt đầu làm việc, bên phải của não được kích hoạt. Chừng nào không có kinh nghiệm về các hoạt động của nửa kia, không thể có quan niệm về nó.

Ở Thuỵ Điển một người ngã khỏi tầu hoả. Khi anh ta được mang tới bệnh viện, anh ta bắt đầu nghe thấy các chương trình vẫn được phát trên các đài phát radio trong vòng bán kính mười dặm quanh anh ta. Ban đầu người ta tưởng rằng có hư hỏng nào đó trong não anh ta vì anh ta mô tả âm thanh như cái gì đó u u trong tai anh ta. Nhưng sau hai tuần anh ta bắt đầu nghe thấy các chương trình radio một cách rõ ràng, và anh ta trở nên rất kinh hoàng và hỏi bác sĩ cái gì đã sai. Anh ta bảo bác sĩ rằng anh ta có thể nghe thấy chương trình radio rõ ràng như anh ta có máy thu radio gần tai anh ta. Bác sĩ hỏi anh ta đã nghe thấy cái gì, và anh ta lặp lại cả bài hát; bác sĩ mới nghe bài hát đặc biệt đó trên radio ở nhà ông ấy, nơi ông ấy vừa mới đi tới bệnh viện. Sau bài hát đó, việc phát radio cho phiên đó đã dừng lại và bác sĩ đã đi tới bệnh viện. Khi việc phát bắt đầu lại, một máy thu radio được mang tới bệnh viện để so sánh điều bệnh nhân này nghe thấy với điều đang được phát. Người ta thấy rằng tai người này đã vận hành như máy thu radio. Chung cuộc anh ta phải được mổ; bằng không anh ta chắc phát điên vì không có cách nào tắt các chương trình. Anh ta có thể nghe thấy các buổi phát mọi lúc, dù anh ta muốn hay không.

Sự vụ này đã làm cho một việc thành rõ ràng - rằng tai có tiềm năng lớn. Có thể là sang thế kỉ mới chúng ta có thể dùng được tai mình để nghe các buổi phát một cách trực tiếp. Tai có thể làm việc như máy thu radio chỉ bằng việc cung cấp một công tắc tắt bật gắn gần tai! Ý tưởng này chỉ tới vì người này bị tai nạn tầu hoả. Trong thế giới này, nhiều phát minh mới đã được làm ra, những ý tưởng và cảnh quan mới đã nảy sinh một cách ngẫu nhiên. Chúng ta không bao giờ có thể nghĩ trên cơ sở tri thức quá khứ của chúng ta rằng một ngày nào đó tai của chúng ta có thể hoạt động như máy thu radio. Cả tai và máy thu radio làm công việc nghe; cả hai đều có tính tiếp nhận. Thực ra radio đã được làm ra theo tai, tai phục vụ như mô hình; radio là có nghĩa chỉ bởi vì tai chúng ta. Những tiềm năng khác của tai không thể được biết chừng nào chúng ta chưa đột nhiên hay ngẫu nhiên tình cờ gặp chúng.

Một sự vụ tương tự đã xảy ra trong thế chiến thứ hai. Một người bị thương và trở nên vô ý thức. Khi người đó trở nên có ý thức, người đó bắt đầu thấy sao trên trời - ngay ban ngày. Sao bao giờ cũng có đó, nhưng vì ánh sáng của mặt trời mà chúng ta không có khả năng thấy chúng vào ban ngày; chúng ở rất xa xăm và ánh mặt trời xen vào.

Sao lớn hơn mặt trời hàng trăm lần và chúng sáng hơn mặt trời hàng trăm lần, nhưng chúng ở xa trái đất hơn hẳn mặt trời. Tia sáng mặt trời mất chín phút để tới trái đất, trong khi ánh sáng từ ngôi sao gần nhất mất bốn năm ánh sáng để tới trái đất. Ánh sáng từ mặt trời đi với tốc độ ba trăm nghìn ki lô mét một giây. Ngay cả với tốc độ này ánh sáng mặt trời phải mất chín phút để tới trái đất - và ánh sáng từ ngôi sao gần nhất mất bốn năm ánh sáng. Có những ngôi sao ở xa tới mức ánh sáng của chúng có thể mất bốn nghìn năm, bốn trăm nghìn năm, bốn mươi triệu năm, hay bốn tỉ năm để tới trái đất. Một số nhà khoa học nói rằng tia sáng bắt đầu du hành từ ngôi sao ở xa trước khi trái đất được sinh ra, có thể chỉ tới đây khi trái đất đã biến mất. Những tia sáng đó có thể không bao giờ biết rằng đã có cái gì đó như trái đất mà đã xảy ra trong cuộc hành trình của chúng.

Các ngôi sao mà người bị thương đó thấy tồn tại trong ngày nhưng chúng không thể được nhìn thấy. Nhưng người đó đã thấy chúng! Điều gì đã xảy ra cho mắt người đó? Chúng đã phát triển năng lực phi thường nào đó; sự vụ đó đã làm lộ ra tiềm năng của mắt. Nó đã chỉ ra rằng có tiềm năng đang ngủ trong mắt chúng ta mà chúng ta không nhận biết về chúng - mọi giác quan của chúng ta có nhiều tiềm năng ngủ. Bất kì cái gì dường như phép màu với chúng ta chỉ là việc khải lộ bất thần của tiềm năng đang ngủ bình thường của chúng ta. Nó không phải là phép màu. Có nhiều phép màu bên trong chúng ta, nhưng chúng không biểu lộ, chúng bị ẩn kín đằng sau những cửa bị khoá.

Mới vài phút trước tôi đã nói cho bạn rằng một nửa não thường vẫn còn không được dùng và trở nên hoạt động chỉ khi luân xa agya trở nên hoạt động. Đó là cái nhìn sâu của Yoga. Những cái nhìn sâu như vậy đã không chỉ đi ra ánh sáng từ kinh nghiệm gần đây, mà đã từng được biết trong ít nhất hai mươi nghìn năm. Bạn không thể dựa vào bất kì kết luận nào được đạt tới bởi khoa học vì điều khoa học tin là đúng hôm nay có thể được chứng minh là sai trong vòng sáu tháng. Nhưng những cái nhìn sâu này của Yoga được xác nhận bởi kinh nghiệm của ít nhất hai mươi nghìn năm. Chúng ta có ảo tưởng rằng nền văn minh của chúng ta là nền văn minh đầu tiên, nhưng nhiều nền văn minh con người đã xảy ra trước đây và đã tan biến. Nhiều lần trước chúng ta, con người đã đạt tới cùng những chiều cao của tiến bộ khoa học hay còn hơn nữa, nhưng những nền văn minh đó đã bị huỷ diệt.

Năm 1924 một trung tâm nghiên cứu khoa học nguyên tử đã được lập ra ở Đức. Bỗng nhiên một sáng, một người đã cho tên mình là Falkaneli đi tới viện này và trao một thông báo viết cho người có thẩm quyền của trung tâm. Trong bức thư này ông ta đã viết, "Tôi và vài người khác biết những sự kiện nào đó về khoa học nguyên tử, và trên cơ sở tri thức đó, tôi cảnh báo các ông đừng tiến thêm nữa về nghiên cứu nguyên tử của các ông vì trước nền văn minh của chúng ta, nhiều nền văn minh khác đã huỷ diệt bản thân họ qua năng lượng nguyên tử nổ. Tốt hơn cả là dừng bất kì nghiên cứu thêm nào nữa." Sau đó trở đi các nỗ lực đã được tiến hành để tìm ra người viết này nhưng không thành công.

Năm 1940 đã có một nhà khoa học rất vĩ đại ở Đức, Heisenberg, người đã làm việc phát triển khu vực năng lượng nguyên tử. Lần nữa, cùng người này, Falkaneli, đã tới nhà ông ấy, trao một tờ giấy cho người phục vụ và thế rồi đi mất. Tờ giấy này có chứa cùng thông điệp, và lần nữa tác giả này đã không thể nào được lần theo vết.

Năm 1945, khi bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, tất cả mười hai nhà khoa học, người đã giúp làm ra bom nguyên tử đã được Falkaneli gửi bức thư tương tự, bảo họ rằng ngay cả bây giờ cũng không quá chậm để dừng việc phát triển thêm công việc của họ; bằng không, vì bước đầu tiên hướng tới huỷ diệt đã được lấy, bước cuối cùng không còn xa nữa. Oppenheimer, một nhà khoa học hạt nhân vĩ đại người Mĩ và là người đã đóng góp rất lớn vào việc làm bom nguyên tử, lập tức từ chức khỏi ban hạt nhân sau khi nhận được bức thư này và đưa ra một tuyên bố nói, "Chúng ta đã làm sai." Nhưng một lần nữa Falkaneli này không thể được dõi vết theo. Điều Falkaneli nói là rất có thể: các nền văn minh trước đây đã chơi với nguyên tử và đã huỷ diệt bản thân họ.

Ở Ấn Độ vào thời cuộc chiến tranh Mahabharata, bom đã được dùng với đầu mũi tên nguyên tử, và việc huỷ diệt lớn đi theo sau. Đây là tình huống đó: đứa trẻ trở thành thanh niên và phạm cùng sai lầm mà bố nó đã phạm phải. Người bố, bây giờ già rồi, cảnh báo nó đừng làm - trong thời riêng của mình, bố của người bố này cũng đã cảnh báo ông ta - nhưng trong tuổi trẻ những sai lầm như vậy bị phạm phải, và thế hệ trẻ hơn được cảnh báo bởi những người khi đó đã trở thành già. Các nền văn minh cũng bị huỷ diệt bởi việc lấy cùng bước đi và phạm sai lầm tương tự như những sai lầm của các nền văn minh quá khứ. Các nền văn minh nữa, cũng đi qua thời thơ ấu và thời thanh niên và thế rồi trở thành già và chết.

Cái nhìn sâu của Yoga đã thu được qua một thời kì hai mươi nghìn năm; về lịch sử, các tính toán cho thời kì hai mươi nghìn năm là khá rõ ràng. Nếu bạn muốn học thời thanh niên của một người, bạn cần học điều đó của mười người, vì điều là đúng cho một người có thể không đúng cho mọi người. Việc học riêng một người và riêng một biến cố là không đủ tính bao hàm bởi bản thân chúng. Cho nên đó là lí do tại sao tôi nói rằng lịch sử của hai mươi nghìn năm là khá rõ ràng.

Yoga đã duy trì trong hai mươi nghìn năm rằng nếu bạn muốn biết cái gì có đó bên ngoài cuộc sống trần tục này bạn phải kích hoạt nửa kia của não mà đã từng ngủ và bất hoạt. Nếu bạn muốn biết bất kì cái gì về cái tuyệt đối, cái ở bên ngoài vật chất, nửa kia đó của não sẽ phải được kích hoạt. Cánh cửa tới nửa đó của não là ở chỗ chúng ta đính dấu son đỏ tilak vào - chỗ của luân xa agya. Điểm đó là vị trí hướng ra ngoài và nó tương ứng với trung tâm bên trong, cái ở quãng bốn xăng ti mét rưỡi sâu bên trong trán. Điểm sâu đó, trung tâm đó, cho cái nhìn sâu ở bên ngoài thế giới vật chất và ham muốn.

Cũng như ở Ấn Độ dấu son đỏ tilak đã được phát minh ra, ở Tây Tạng họ đã phát minh ra các phương pháp mổ về giải phẫu thực tại ở chỗ đó để đạt tới luân xa agya. Người Tây Tạng đã làm nhiều nỗ lực để tìm ra con mắt thứ ba, nhiều hơn bất kì nền văn minh nào khác. Thực ra mọi khoa học và hiểu biết của Tây Tạng về sự sống trong các khía cạnh đa dạng của nó được dựa trên hiểu biết về con mắt thứ ba.

Trước đây tôi đã nói với bạn về Edgar Cayce người đã cho các đơn thuốc trong khi đang nhập định. Ông ấy đã là trường hợp duy nhất như thế ở Mĩ, nhưng ở Tây Tạng, mọi người sẽ hỏi lời khuyên y tế chỉ từ những người đã có khả năng đi vào trong nhập định, samadhi. Người Tây Tạng cố đạt tới luân xa agya về mặt giải phẫu, bằng việc phá mở nó ra từ bên ngoài. Nhưng việc đạt tới chỗ đó về mặt giải phẫu là hoàn toàn khác với việc đạt tới nó từ bên trong, qua tập luyện Yoga như đã được làm ở Ấn Độ. Khi nửa não được kích hoạt từ bên trong qua tập luyện Yoga, nó được kích hoạt vì sự phát triển của tâm thức. Việc mở trung tâm này từ bên ngoài - không có bất kì việc làm tinh tế hay làm thuần khiết tâm thức - tạo ra nguy cơ dùng sai thành tựu của nửa kia của não sau khi nó được kích hoạt, vì người này vẫn còn là người cũ. Tâm thức của người đó không được biến đổi từ bên trong qua thiền. Điều được cần là thay đổi trong tâm thức qua thiền.

Nếu nửa tâm trí được kích hoạt mà không có biến đổi bên trong nó, thế thì người này trở nên có khả năng nhìn ra bên ngoài tường, bên ngoài những vật cản trần tục bên ngoài, có thể không cố cứu người, chẳng hạn, người bị ngã vào giếng, nhưng có thể muốn đào ra các kho báu mà người đó có thể thấy - qua việc kích hoạt nửa não của người đó - đang nằm ẩn kín dưới đất. Nếu người như vậy biết rằng người đó có thể làm cho mọi người vâng theo anh ta, anh ta có thể ra lệnh cho bạn làm cái gì đó sai, để làm lợi cho bản thân anh ta.

Việc mổ bên ngoài cũng có thể đã được làm ở Ấn Độ nữa, nhưng người Ấn Độ không bao giờ dự định làm chúng, vì những người tập luyện Yoga biết rằng nếu tâm thức không được biến đổi từ bên trong, điều nguy hiểm là kích hoạt sức mạnh như vậy và để chúng vào trong tay của những người có thể lạm dụng chúng. Điều đó giống như đưa chiếc kiếm cho đứa trẻ. Nó có thể không chỉ giết ba hay bốn người, nó cũng có thể giết bản thân nó. Cho nên biến đổi tâm thức là cần trước khi sức mạnh mới được kích hoạt.

Ở Tây Tạng họ đã thử làm ra một lỗ bằng các công cụ vật lí ở chỗ chúng ta đặt dấu son đỏ vào, cho nên người Tây Tạng đã đi tới biết và trải nghiệm nhiều quyền năng của tâm trí ngủ, nhưng khi có liên quan tới kỉ luật tân linh, Tây Tạng không thể trở thành một quốc gia lớn. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dầu Tây Tạng đã làm những việc lớn, nó đã không thể cho sinh ra vị phật. Nó đã phát triển nhiều quyền năng, nó đã đi tới biết nhiều điều duy nhất, nhưng nó đã dùng chúng cho các chuyện tầm thường.

Ấn Độ đã không thử thực nghiệm với các công cụ vật lí, những đã cố tập trung và hội tụ toàn thể năng lượng vào luân xa agya từ bên trong để cho con mắt thứ ba sẽ mở ra bởi chính sức mạnh của năng lượng đang dâng tràn đó. Chính kỉ luật lớn là đem luồng tâm thức tới con mắt thứ ba; tâm trí phải được nâng tới các mức cao của kỉ luật. Bình thường, tâm trí bị hút xuống dưới; thực ra tâm trí của chúng ta bình thường chảy hướng tới trung tâm dục. Dù chúng ta có thể làm bất kì cái gì - kiếm tiền, làm tăng địa vị của chúng ta, bất kì cái gì – theo cách tinh vi nào đó, chính ham muốn dục của chúng ta là lực thúc đẩy. Nếu chúng ta kiếm tiền, đó là chỉ trong hi vọng rằng chúng ta có thể mua dục. Chúng ta tìm các địa vị cao hơn chỉ để là đủ mạnh để có khả năng chọn và đảm bảo an ninh cho bạn tình dục.

Đó là lí do tại sao vào những ngày quá khứ, danh tiếng của vua được đo bằng số các phi tần ông ta có! Và đó là việc đo đúng, vì giá trị của quyền lực của bạn là gì? Cho nên, quyền lực và địa vị và tiền bạc là cách đi vòng chỉ được ngụ ý cho việc thoả mãn dẫn lái dục nền tảng đó. Chừng nào năng lượng của bạn còn chảy xuống hướng tới trung tâm dục, có thể là bạn sẽ không có kỉ luật tâm linh.

Nếu bạn muốn hướng năng lượng này lên mức cao hơn, thế thì hướng của năng lượng dục sẽ phải được đảo ngược. Hướng đầy đủ của của dòng chảy phải được thay đổi. Bạn phải làm việc rẽ chỗ này chỗ kia, và dịch chuyển toàn thể chú ý của bạn theo hướng đi lên. Phải có chuyển động chiều đứng hướng lên - và đây sẽ là kỉ luật tâm lí đạo đức lớn. Tại mọi bước sẽ có sự đương đầu và cần hi sinh. Bạn sẽ phải làm mất đi mọi thứ là kém, thấp, để thu được cái là mênh mông và siêu phàm. Cái giá này phải được trả. Và khi bạn đạt tới những quyền năng cao hơn với chi phí như vậy, thế thì làm sao bạn có thể dùng sai chúng được? Không có vấn đề về việc dùng sai vì người có khả năng dùng sai bất kì quyền năng nào sẽ bị kết thúc trước khi người đó đạt tới mục đích này.

Chính bởi vì điều này mà ở Tây Tạng những phép thuật đen tối đã được sinh ra - vì những việc mổ bên ngoài đó. Đã có rất ít trưởng thành tâm linh, nhưng việc tập luyện điều ác có thể gây xúc động.

Trong những người Sufi có một câu chuyện về Jesus... Trong Ki tô giáo không có nhắc tới điều này ở bất kì chỗ nào - có nhiều câu chuyện như vậy về Jesus với người Sufi, những câu chuyện mà Ki tô giáo không có. Ngay cả người Hồi giáo cũng có một số biến cố quan trọng trong đời của Jesus mà không được tìm thấy trong Ki tô giáo. Chuyện này được người Sufi ghi lại...

Jesus có ba đệ tử, người đã nói với ông ấy rằng họ đã nghe nói về quyền năng của ông ấy làm sống lại người chết. Họ không muốn bất kì cứu rỗi nào hay vương quốc của Thượng đế, nhưng họ muốn ông ấy kể cho họ bí mật về gọi người chết về để cho họ có thể có quyền năng đó. Jesus bảo họ rằng họ sẽ không bao giờ có khả năng dùng mật chú cho bản thân họ, vì một khi họ chết, làm sao họ có thể dùng nó được? Làm sao họ sẽ được ích lợi trong việc làm cho người khác trở lại sống? Ông ấy bảo họ rằng thay vì thế ông ấy sẽ chỉ cho họ cách không chết chút nào, nhưng các đệ tử này nói rằng không lo nghĩ về cái chết riêng của họ, rằng họ chỉ quan tâm tới việc biết làm sao người chết có thể được làm cho sống lại.

Chung cuộc Jesus trở nên phát chán họ và ông ấy chỉ cho họ phương pháp. Lập tức cả ba người bỏ ông ấy để đi tìm xác chết ở đâu đó, thử mật chú này trước khi họ quên cái gì đó hay làm sai lầm nào đó. Không may, trong làng đầu tiên họ tới, họ không thể tìm ra một xác chết nào, cho nên họ đi sang làng khác, và trên đường họ thấy một bộ xương. Vì họ không thể tìm ra xác chết, họ nghĩ rằng họ sẽ thử mật chú này trên bộ xương này. Nó là bộ xương sư tử. Họ đã dùng mật chú này và lập tức con sư tử sống lại và giết chết tất cả họ!

Người Sufi nói rằng chỉ điều như vậy là kết quả - tò mò của tâm trí vô đạo đức có thể đưa người ta vào nguy hiểm lớn. Nhiều tri thức bí mật thế được giữ giấu kín để cho nó sẽ không rơi vào những bàn tay sai. Bất kì cái gì được trao cho người thường đều được trao theo cách mà họ sẽ đi tới hiểu họ chỉ khi họ xứng đáng.

Bạn có thể tự hỏi tại sao tôi kể cho bạn mọi điều này trong quan hệ với dấu son đỏ tilak. Dấu son đỏ được đặt lên trán của mọi đứa trẻ khi nó không hiểu bất kì cái gì về điều đó. Nhưng khi nó lớn lên và đi tới hiểu những điều như vậy, đứa trẻ sẽ hình dung ra điều huyền bí của dấu son đỏ. Cho tới lúc đó, chỉ một hướng dẫn về chỗ đúng được cho. Bất kì khi nào tâm thức của đứa trẻ có khả năng, nó có thề làm việc dùng dấu hiệu đó. Không thành vấn đề nếu từ một trăm người chỉ một người có khả năng dùng dấu son đỏ; một người đó là đủ. Nếu việc đó chỉ làm cho một người nhận biết về dấu son đỏ và trung tâm mắt thứ ba, việc đó đã hoàn thành chủ định của nó.

Có nhiều giá trị được đặt lên dấu son đỏ tới mức mọi cơ hội đặc biệt như hôn nhân hay thắng lợi, dấu son đỏ đều được áp dụng. Bạn đã bao giờ dừng tự hỏi tại sao dấu son đỏ được đặt trong mọi cơ hội về kính trọng và tôn vinh không? Đó là vì luật liên kết. Tâm trí của chúng ta rất quan tâm. Nó muốn quên đi những khoảnh khắc khổ và muốn nhớ các khoảnh khắc của hạnh phúc. Đó là lí do tại sao tâm trí quên mọi biến cố mang tới bất hạnh và nhớ chỉ những khoảnh khắc cho hạnh phúc. Đó là lí do tại sao chúng ta bao giờ cũng cảm thấy rằng quá khứ đã là hạnh phúc. Người già bao giờ cũng nghĩ rằng ông ấy đã hạnh phúc trong thời thơ ấu. Chính bởi vì tâm trí bỏ đi mọi kí ức đau đớn, và giữ những kí ức vui thú. Cho nên khi một người nhìn lại quá khứ, người đó chỉ thấy hạnh phúc. Ở giữa, bất kì cái gì bất hạnh đã có đó, đều bị bỏ đi.

Không đứa trẻ nào đã bao giờ nói rằng tuổi thơ ấu của nó là đầy hạnh phúc. Trẻ em muốn lớn lên nhanh - người già nói thời thơ ấu của họ đầy hạnh phúc. Có cái gì đó hiểu lầm ở đâu đó. Nếu bạn hỏi đứa trẻ nó muốn trở thành cái gì, nó sẽ nói nó muốn lớn lên. Nếu bạn hỏi người già họ muốn gì, họ sẽ nói họ muốn lại là trẻ con. Đứa trẻ bao giờ cũng cố có vẻ người lớn và cố trở thành người lớn hơn. Nó bắt đầu hút thuốc lá chỉ bởi vì nó cảm thấy rằng hút thuốc là biểu tượng của việc là người lớn. Các nhà tâm lí nói rằng bẩy mươi phần trăm trẻ con bắt đầu hút thuốc vì đó là biểu tượng của danh giá. Chúng nghĩ chỉ người lớn, mạnh, thành công mới hút thuốc. Cho nên khi đứa trẻ hút thuốc, nó cho là bản thân nó là đúng và nó cảm thấy nó là ai đó - không chỉ là người thường.

Nếu một bộ phim được công bố "Chỉ dành cho người lớn," tụi con trai sẽ đeo râu giả để thử và đi vào buổi chiếu. Tại sao? Có ham muốn bùng cháy trong đứa trẻ để lớn lên nhanh chóng. Nhưng người già nói rằng thời thơ ấu là rất hạnh phúc. Tại sao? Lí do duy nhất là ở chỗ tâm trí làm chúng ta quên đi lúc bất hạnh; bất hạnh không đáng nhớ.

Một nhà tâm lí học, Piaget, sau khi làm thực nghiệm với trẻ em trong bốn mươi năm, đã thấy rằng kí ức về năm năm đầu đời là rất nghèo nàn, gần như là không có gì - vì những năm đó là bất hạnh tới mức đứa trẻ không muốn nhớ tới chúng. Nếu bạn cố nhớ các biến cố của kiếp sống trước của bạn, theo Piaget bạn sẽ nhớ trở lại khi bạn năm tuổi, hay nhiều nhất là bốn tuổi. Thế thì không có việc hình thành kí ức trước đó sao? Có chứ. Không có biến cố nào trước khi bạn năm tuổi sao? Có chứ. Vào những ngày đầu đó không ai xúc phạm bạn sao? Ai đó không yêu bạn sao? Mọi điều này đã xảy ra. Nhưng thế thì tại sao không có kí ức về bốn hay năm năm đầu đó?

Piaget nói rằng những ngày thời thơ ấu ban đầu đã đầy bất hạnh cho đứa trẻ; đứa trẻ cảm thấy yếu ớt, bất lực, và phụ thuộc tới mức nó đè nén kí ức về chúng, nó đơn giản bỏ những ngày đó khỏi kí ức của nó. Nếu được hỏi về chúng, nó đơn giản nói, "Cháu không nhớ bất kì cái gì trước bốn tuổi."... Vì khi bố nó bảo nó dậy nó phải vâng lời; nếu mẹ nó bảo nó ngồi xuống nó phải vâng lời. Mọi người quanh nó là quyền lực hơn và nó không thể đi ngược lại họ - nó bất lực như chiếc lá khô trong gió. Nó phải làm bất kì cái gì nó được bảo làm; nó bị phụ thuộc vào người khác về mọi thứ. Chỉ dấu hiệu giận trong mắt người khác và nó đã hoảng sợ.

Cho nên nó đóng lại và quên rằng nó có bất kì sự sống nào trước khi nó được bốn tuổi. Nhưng nếu nó bị thôi miên, và được yêu cầu nhớ lại các biến cố từ trước khi nó bốn tuổi, hay thậm chí khi nó ở trong bụng mẹ nó, nó sẽ nhớ và mô tả chúng. Nếu trong khi mang thai mẹ nó ngã, dưới ảnh hưởng của người thôi miên đứa trẻ có thể nhớ cú sốc nó cảm thấy trong bụng mẹ. Nhưng thông thường những kí ức như vậy không thể được gợi lại trong ý thức bình thường.

Có lí do vững chắc để liên kết dấu son đỏ với những khoảnh khắc hạnh phúc của người ta. Bất kì khi nào có biến cố hạnh phúc, để một dấu son đỏ được đặt lên trán bạn. Cả biến cố hạnh phúc và dấu son đỏ sẽ được nhớ qua liên kết. Ở đây cần biết chút ít về luật liên kết.

Pavlov, nhà khoa học Nga, đã làm nhiều thực nghiệm trong khu vực này. Ông ấy nói bất kì cái gì cũng có thể được liên kết với bất kì cái gì khác - các kiếp sống của chúng ta chỉ là tổng cộng các liên kết của chúng ta. Một trong những thực nghiệm của ông là rất nổi tiếng. Nó bao gồm việc ông ấy cho chó ăn. Pavlov sẽ để thức ăn nào đó ở khoảng cách nào đó để cho con chó bắt đầu tiết nước dãi khi nó nhìn vào thức ăn. Thế rồi Pavlov rung chuông. Không có kết nối giữa chuông và việc tiết nước dãi, nhưng bất kì khi nào thức ăn được đem cho chó, việc tiết nước dãi bắt đầu và thế rồi chuông được rung. Điều này được làm trong mười lăm ngày; liên kết tâm trí giữa chuông và nước dãi bây giờ được thiết lập. Vào ngày thứ mười sáu không có thức ăn, nhưng khi chuông được rung lên con chó này bắt đầu tiết nước dãi. Việc rung chuông đã kích hoạt kí ức của chó về thức ăn: chuông đã trở thành biểu tượng cho thức ăn.

Cùng luật liên tưởng này đã được dùng với dấu son đỏ: nó đã trở nên được liên tưởng bởi hạnh phúc. Bất kì khi nào một biến cố hạnh phúc xuất hiện, dấu son đỏ được dùng; cho nên dấu son đỏ và hạnh phúc dần trở nên được liên tưởng tới mức dấu son đỏ không bao giờ có thể bị quên. Cho nên bất kì khi nào bạn trở nên hạnh phúc, đầu tiên bạn sẽ nhớ tới luân xa agya. Chúng ta bao giờ cũng muốn nhớ những khoảnh khắc hạnh phúc, và dù chúng ta có hạnh phúc thực sự hay không, chúng ta sống trong kí ức hạnh phúc. Ngay cả những hạnh phúc nhỏ cũng được cường điệu lên; chúng ta khuếch đại các biến cố hạnh phúc và giảm thiểu các biến cố bất hạnh.

Khi bạn lần đầu tiên gặp người yêu của bạn, các bạn đã hạnh phúc làm sao! Ngày nay khi bạn nghĩ về điều đó, nó là biến cố lớn thế. Nhưng nếu bạn thực tại gặp cô ấy hôm nay, hạnh phúc sẽ trở nên bị teo lại. Thế rồi lại trong vòng hai mươi bốn giờ bạn sẽ khuếch đại nó lên. Có nhiều bất hạnh trong cuộc sống tới mức nếu chúng ta không khuếch đại hạnh phúc sẽ khó mà sống.

Nếu dấu son đỏ được liên kết với hạnh phúc, như hạnh phúc được khuếch đại lên, dấu son đỏ cũng vậy. Với việc xảy ra thường xuyên này, hạnh phúc được liên kết với luân xa agya. Khi điều này xảy ra, hiểu rằng bạn đã làm việc dùng hạnh phúc để mở con mắt thứ ba. Chúng ta có thể dùng luồng hạnh phúc này để kích hoạt luân xa agya. Chúng ta càng kích hoạt nó từ những hướng khác nhau, điều đó sẽ càng giúp ích hơn.

Những nước đã không dùng dấu son đỏ đã không biết con mắt thứ ba là gì. Các nước cho dù chỉ hơi có ý niệm mơ hồ về con mắt thứ ba đã làm việc dùng dấu son đỏ. Những nước không có quan niệm về con mắt thứ ba không thể phát minh ra dấu son đỏ; không có cơ sở cho điều đó. Xã hội nào đó sẽ không bất thần có được ý tưởng để bắt đầu đặt dấu son đỏ lên trán mà không có bất kì lí do nào. Không có lí do để đặt dấu son đỏ chỉ ngẫu nhiên vào bất kì chỗ nào. Cho nên điều đó không chỉ là ngẫu nhiên, và việc tập luyện như vậy có thể sống sót chỉ nếu có lí do sâu cho nó.

Tôi sẽ nói cho bạn đôi điều thêm nữa về chỗ con mắt thứ ba này. Bạn có thể đã để ý rằng bất kì khi nào bạn lo âu đều có sức ép lên con mắt thứ ba của bạn. Vì điều đó trán của bạn co lại và vết nhăn được hình thành. Căng thẳng dựng lên chỉ ở chỗ mà dấu son đỏ được đặt vào. Những người liên tục căng thẳng và thường xuyên suy nghĩ và ngẫm nghĩ, lúc nào cũng chỉ ra vị trí của chỗ bị sức ép mà họ cảm thấy trên trán họ.

Những người đã làm việc cần mẫn trên con mắt thứ ba trong các kiếp sống quá khứ của họ đều có, vào lúc sinh, một loại dấu son đỏ ở trán ngay tại chỗ con mắt thứ ba. Chỗ đó dường như hơi có vết, dường như một dấu son đỏ đã có ở đó. Nếu bạn chạm vào chỗ đó trên trán bằng ngón tay, sẽ có cảm giác hơi phồng lên - ngay ở đó, nơi trong các kiếp quá khứ một dấu son đỏ đã được đặt vào. Đằng sau dấu son đỏ hay tika có ẩn con mắt thứ ba.

Đã có một thực nghiệm nhỏ được những người thôi miên tiến hành... Charcot, ở Pháp, đã là nhà tâm lí học lớn, làm việc trên chủ đề về gây ảnh hưởng lên một người bằng việc hội tụ mắt ông ấy vào trán người khác. Nếu bạn thử tập trung cái nhìn chăm chăm của bạn vào trán ai đó, người đó sẽ trở nên rất giận và sẽ không để bạn tiếp tục. Làm như vậy bị coi là thô lỗ và thô thiển. Từ trán, luân xa agya ở quãng bốn xăng ti mét rưỡi bên trong - rất gần bề mặt. Nếu ai đó đang bước đi trước bạn, và bạn dán mắt bạn vào phía sau đầu người đó, xấp xỉ mức độ của chỗ con mắt thứ ba của người đó, bạn sẽ thấy rằng trong vòng vài giây người đó sẽ quay lại nhìn quanh đằng sau người đó. Nếu bạn tiếp tục thực nghiệm này trong vài ngày, và sau đó nếu bạn cho người đó gợi ý nào đó về tinh thần, người đó sẽ thực hiện chúng.

Cố hiểu đi: nếu bạn hội tụ cái nhìn chăm chăm của bạn vào sau đầu người đó trong vài giây mà thậm chí không để mí mắt bạn khép lại một lần, người này sẽ ngoái đầu nhìn ra phía sau. Thế thì, ngay vào khoảnh khắc đó, bạn có thể ra lệnh bằng tinh thần cho người đó làm cái gì đó. Nếu bạn yêu cầu anh ta quay sang trái, anh ta sẽ làm như vậy, mặc dầu anh ta sẽ cảm thấy rất lúng túng; anh ta có thể đã từng muốn quay sang phải. Nếu bạn làm thực nghiệm này cho lúc nào đó, bạn sẽ ngạc nhiêu với kết quả. Từ phía sau khoảng cách tới chỗ con mắt thứ ba là dài hơn, nhưng từ phía trước khoảng cách chỉ là bốn phẩy năm xăng ti mét. Từ phía trước kết quả là đáng ngạc nhiên hơn...

Những người thực nghiệm trong shaktipat, truyền năng lượng, có khả năng làm như vậy qua luân xa agya. Nếu thánh nhân hay sadhu nào đó làm cho bạn ngồi phía trước ông ấy với mắt bạn nhắm lại, bạn có thể nghĩ rằng ông ấy đang làm cái gì đó - ông ấy chỉ cố định mắt ông ấy vào chỗ này trên trán bạn và cho bạn gợi ý về tinh thần. Nếu ông ấy nói, "Có ánh sáng chói lọi bên trong bạn," bạn sẽ cảm thấy rằng có ánh sáng bên trong bạn. Nhưng ánh sáng đó không còn với bạn; ngay khi bạn xa khỏi ông ấy, nó tan biến. Đôi khi ảo tưởng về ánh sáng đó có thể còn dai dẳng trong hai hay ba ngày, và thế rồi nó tắt ngấm. Nó không thực sự là shaktipat, mà chỉ là thực nghiệm nhỏ trên luân xa agya của bạn. Con mắt thứ ba là món quà duy nhất, và có vô số cách dùng nó.

Khi các nhà truyền giáo Ki tô giáo tới miền nam Ấn Độ lần đầu tiên, một số người trong họ bắt đầu đặt dấu son đỏ lên trán họ. Vì điều này, quãng một nghìn năm trước một tình huống đã nảy sinh trong toà án Vatican trong đó lời giải thích đã được yêu cầu từ các nhà truyền giáo ở Ấn Độ. Một số người trong họ đã bắt đầu đeo dây chỉ thiêng, một số đã đặt dấu son đỏ, và một số thậm chí còn đi guốc gỗ vào chân: họ đã bắt đầu sống như sannyasin Hindu.

Toà án Vatican cảm thấy rằng những nhà truyền giáo đó đã làm cái gì đó sai. Những nhà truyền giáo đó bắt đầu sống theo cách này ở Ấn Độ đáp lại rằng họ đã không trở thành người Hindu bằng việc đặt dấu son đỏ, nhưng rằng bằng việc làm như vậy họ đã đi tới biết một bí mật. Bằng việc đi guốc gỗ vào chân họ đã không trở thành người Hindu, nhưng họ đã đi tới biết rằng nếu họ đi guốc gỗ trong khi thiền, năng lượng không bị chảy ra và do vậy kết quả đáng phải mất nhiều tháng nếu không có guốc gỗ, đã tới trong vòng vài ngày. Họ cũng nói rằng nếu người Hindu đã đi tới biết những bí mật nào đó, các nhà truyền giáo Ki tô giáo chắc sẽ là ngu nếu không học chúng.

Chắc chắn người Hindu biết nhiều thứ - điều chắc sẽ là thực sự đáng ngạc nhiên nếu họ đã không biết, đã từng ở trên cuộc truy tìm tôn giáo trong hai mươi nghìn năm. Trong hai mươi nghìn năm mọi người thông minh nhất và trí huệ nhất đã cống hiến cuộc đời của họ cho cùng một mục đích - tìm chân lí. Họ đã bị choán ngợp bởi chỉ một ham muốn: biết chân lí được ẩn kín đằng sau sự tồn tại này, để xem cái là vô hình, và để đương đầu với cái vô hình thể. Điều chắc là thực sự đáng ngạc nhiên nếu những người như vậy không biết bất kì cái gì, sau khi đã cống hiến toàn tâm mọi thông minh của họ cho cuộc truy tìm duy nhất này, và điều đó nữa trong hai mươi nghìn năm liên tục. Điều tự nhiên duy nhất là họ sẽ biết - và họ biết thật! Nhưng trong hai trăm năm qua, những điều nào đó đã xảy ra gây rối rất nhiều.

Điều đó đáng hiểu. Ở nước này đã từng có hàng trăm cuộc xâm lăng ngoại bang, nhưng không kẻ xâm lăng nào đã bao giờ có thể tấn công vào cốt lõi sống. Một số kẻ xâm lăng đi tìm của cải, một số xâm chiếm đất đai, số khác chiếm các cung điện và pháo đài, nhưng không kẻ nào có thể tấn công vào lãnh thổ của Ấn Độ - chú ý của kẻ xâm lược đã không được hướng vào điều đó. Nhưng thế rồi, lần đầu tiên, các cuộc tấn công đã được thực hiện vào lãnh thổ của nó bởi nền văn minh phương Tây. Cách dễ nhất để tấn công nó là ngắt đất nước ra khỏi lịch sử lâu dài của nó, và phá huỷ quá khứ. Kẽ hở được tạo ra giữa con người và lịch sử của họ. Theo cách này mọi người trở nên bị bật rễ và không có sức mạnh.

Nếu ngày nay nền văn minh phương Tây mà bị phá huỷ, chắc không có nhu cầu phá huỷ các toà nhà, rạp chiếu phim, nhà hát hay khách sạn của nó. Nếu chỉ năm đại học nổi tiếng nhất mà bị phá huỷ, toàn thể văn hoá phương Tây chắc sẽ biến mất. Văn hoá phương Tây không nằm trong các rạp chiếu phim, khách sạn hay hộp đêm của nó - nếu chúng tiếp tục cũng chẳng có khác biệt gì - nhưng nếu các đại học xuất sắc nhất bị phá huỷ, nền văn minh phương Tây chắc sẽ dần chết đi và trở nên bị mất. Cơ sở thực của mọi nền văn hoá là nguồn tri thức của nó. Rễ của nền văn minh là trong dây chuyển tri thức dài của nó. Nếu lịch sử của chỉ hai thế hệ bị lấy đi, một nước sẽ trở nên bị cắt rời khỏi mọi khả năng của tiến bộ thêm.

Đó là khác biệt giữa con người và con vật. Con vật không có khả năng tạo ra tiến bộ vì chúng không có bất kì trường học nào. Chúng không có bất kì cách nào để truyền tri thức từ thế hệ già hơn sang thế hệ mới. Vào lúc sinh của nó, con vật bắt đầu cuộc sống ngay từ nơi bố nó bắt đầu, và con của nó sẽ làm cùng điều này. Con người, qua giáo dục, có thể giúp cuộc sống của con mình bắt đầu từ nơi người đó ra đi. Cho nên có sự liên tục của tri thức. Mọi tiến bộ của con người tuỳ thuộc vào việc truyền tri thức đã tích luỹ từ thế này sang thế hệ khác.

Cứ tưởng tượng nếu trong hai mươi năm mọi người lớn quyết định không dạy bất kì cái gì cho con cái họ mà xem. Mất mát này sẽ không chỉ là về tri thức của hai mươi năm mà mọi tri thức đã từng được thu thập qua hai mươi nghìn năm chắc có thể trở nên bị mất. Và mất mát như vậy không thể được tạo ra trong hai mươi năm, nó chắc sẽ cần hai mươi nghìn năm để thay thế kẽ hở này, vì sự gián đoạn chắc đã được tạo ra trong việc tích luỹ tri thức.

Theo cách này, hai trăm năm của việc chi phối của người Anh ở Ấn Độ đã tạo ra kẽ hở lớn. Phần lớn các móc nối của Ấn Độ với tri thức và trí huệ cổ đại đã bị phá vỡ, và căn cước của nó đã được thiết lập với nền văn minh và văn hoá mới toàn bộ mà với điều đó nền văn minh cổ của nó chẳng có mối quan hệ gì. Người Ấn Độ nghĩ rằng nền văn minh của họ là nền văn minh rất cổ, nhưng họ lầm; họ chỉ là cộng đồng cổ hai trăm tuổi. Người Anh bây giờ cổ hơn nhiều so với người Ấn Độ. Bất kì tri thức nào Ấn Độ có chỉ là rác rưởi, và điều đó nữa chỉ là phần thừa lại. Cái mà người phương Tây chọn để cho Ấn Độ giờ là tri thức của nó. Bất kì cái gì Ấn Độ đã biết trước hai trăm năm trước đều đã bị mất trong một cú đánh.

Khi luồng mạch của nhánh tri thức bị mất, mọi người chỉ dường như giống kẻ ngu dốt nát. Nếu bạn đi ra đường bây giờ với dấu son đỏ trên trán bạn, và ai đó hỏi bạn tại sao bạn đeo nó, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ vì bạn không có câu trả lời. Bạn chỉ có thể nói, "Chẳng lí do gì. Bố tôi cứ khẳng khăng tôi phải làm điều đó, và do vậy tôi phải làm. Làm gì đây? Những thứ nào đó phải được đeo vào." Cho nên những ngày này, dán tika một cách vui vẻ là khó, nếu không phải là không thể được. Tất nhiên, người khờ có thể làm điều đó - người đó không sợ người khác. Nhưng người đó đang làm điều đó không phải vì người đó biết chủ định của nó mà bởi vì người đó đã được bảo làm vậy.

Khi các móc nối của tri thức thực bị phá vỡ, các biểu tượng bên ngoài của nó trở thành khó mang theo. Thế thì thảm kịch nào đó thành hậu qua: những người có thông minh tránh xa. Và một điều còn lại có nghĩa chỉ chừng nào người thông minh được tham gia vào trong nó. Cho nên điều thú vị là để ý rằng bất kì khi nào một điều không may như vậy áp đảo một nền văn minh, bất kì khi nào nó mất đi kết nối của nó với tri thức quá khứ, giới trí thức trôi giạt xa khỏi nó vì họ không thích có vẻ ngu xuẩn. Người thất học cố bảo tồn các biểu tượng và tuân theo nghi thức, và do vậy các biểu tượng và nghi thức sẽ liên tục một thời gian nào đó và thế rồi chết cái chết tự nhiên.

Nhưng đôi khi chuyện xảy ra là những thứ có giá trị nào đó được bảo tồn bởi người thất học và lạc hậu. Những người tuyên bố hiểu biết chạy mất ngay cơ hội đầu tiên. Trong cuộc sống này có nhiều vai huyền bí mà mọi người đang đóng. Nếu Ấn Độ muốn khôi phục móc nối với quá khứ bị đứt gãy của nó, thế thì mọi người sẽ phải nhìn vào mọi nghi thức đang được thực hiện bởi cái gọi là người dốt nát và thất học. Điều họ đang làm không phải là không có lí do. Các biểu tượng bên ngoài của họ được móc nối với quá khứ hai mươi nghìn năm. Họ có thể không có khả năng giải thích tại sao họ đang làm những điều nào đó, nhưng không có nhu cầu để không tán thành họ.

Một ngày nào đó chúng ta có thể phải cám ơn họ vì ít nhất họ đã cứu cho các biểu tượng về tri thức đó - các biểu tượng mà trên chúng việc tìm kiếm có thể được thực hiện.

Cho nên ở Ấn Độ ngày nay điều những người thất học đó đang làm cần được kết nối lại với tri thức chúng ta đã có trước hai trăm năm trước. Chỉ bằng việc làm điều đó mà chúng ta có thể làm sống lại và cho sự sống mới cho hiểu biết sâu mà đã trưởng thành qua thời kì hai mươi nghìn năm. Thế thì chúng ta sẽ ngạc nhiên là chúng ta đã ngu xuẩn làm sao trong việc bận rộn tự tử.

Xem Tiếp Chương 4Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post