Chương 4. Quyền Năng Biến Đổi Của Tôn Thờ Tượng, Mật Chú, Âm Nhạc Và Múa

Chương 4. Quyền Năng Biến Đổi Của Tôn Thờ Tượng, Mật Chú, Âm Nhạc Và Múa

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Điều Huyền Bí Ẩn Kín – Osho

(Những Điều Huyền Bí Tiềm Ẩn)

Chương 4. Quyền Năng Biến Đổi Của Tôn Thờ Tượng, Mật Chú, Âm Nhạc Và Múa







Nghe hoặc Tải MP3 'Điều Huyền Bí Ẩn Kín' ê


Ts. Frank Rudolf đã dành cả đời mình với một số bộ lạc nguyên thuỷ ở Amazon để làm nghiên cứu về một hiện tượng rất kì lạ. Tôi muốn kể cho bạn về điều đó để cho bạn có thể hiểu dễ dàng hơn việc tôn thờ tượng được ngụ ý về cái gì. Phần lớn các cộng đồng nguyên thuỷ đã biết trong một thời gian dài về một quá trình đặc biệt. Rudolf đã nghiên cứu điều này và đã đạt tới những kết luận đáng ngạc nhiên.

Những bộ lạc nguyên thuỷ nào đó tin rằng có thể làm cho một người bị một bệnh đặc biệt qua một tượng đất sét giống với ai đó, cái đại diện cho người đó. Họ tin rằng ngay cả chết cũng có thể được mang tới theo cách này. Trong ba mươi năm Ts. Rudolf đã cố tìm ra làm sao có thể truyền được bệnh và chết qua một hình đại diện bằng đất sét của ai đó. Rudolf đã tiếp cận chủ đề này một cách nghi ngại và khoa học, và hàng trăm lần ông ấy thực tại đã thấy bằng chính mắt mình bệnh và chết được truyền đi, cho dù người này ở xa cả nghìn dặm.

Nghiên cứu lâu dài của ông ấy đã thuyết phục ông ấy về tính đúng đắn của những việc xảy ra như vậy. Đã có ba điều mà ông ấy đã đi tới biết sau việc thực nghiệm lên bản thân ông ấy. Đầu tiên, không nhất thiết tượng đất sét phải đích xác giống như người mà bệnh hay chết được cầu viện tới. Thậm chí khó cho nhà điêu khắc chuyên gia làm ra tượng đất sét đích xác giống như một người đặc biệt, nhưng điều đó là không cần thiết; điều quan trọng là thiết lập về mặt tinh thần hình và hình thể của người này trên hình đại diện bằng đất. Và có phương pháp để làm điều này... Nếu người làm tượng nhắm mắt lại và nhớ tới người kia và về mặt tinh thần áp đặt ý chí của mình lên bức tượng, bức tượng sẽ trở thành có tính biểu tượng và hoạt động.

Tôi đã nói cho bạn về dấu son đỏ và về con mắt thứ ba, cái ở giữa hai lông mày, đã được tìm ra qua khoa học Yoga, cái có quyền năng lớn được lưu giữ trong nó - nó là trung tâm truyền phát lớn. Nếu bạn bảo con trai bạn hay người phục vụ làm cái gì đó, và bạn cảm thấy họ có thể từ chối, bạn có thể làm một thực nghiệm nhỏ. Nếu bạn tập trung năng lượng của bạn vào trung tâm ở giữa hai mắt và bảo họ điều bạn muốn họ làm, chín trong số mười lần họ sẽ làm điều đó. Nhưng nếu bạn yêu cầu họ mà không có việc tập trung năng lượng của bạn theo cách đó, chín trong mười lần họ sẽ không làm. Bất kì ý tưởng hay ý nghĩ nào được truyền bằng năng lượng được tập trung giữa hai con mắt đều chuyển nhanh chóng và mang cùng nó quyền năng lớn.

Nếu bạn tập trung vào hình ảnh của một người với năng lượng của luân xa agya, và nếu ý nghĩ đó được hướng vào bức tượng, nó không còn là đất sét đơn thuần. Khối lượng đất sét đó trở nên được tích năng lượng bởi ý chí tập trung của bạn. Nếu bạn truyền về mặt tinh thần một bệnh nào đó vào trong bức tượng đó trong một phút, người mà tượng đất sét đại diện cho sẽ bị bệnh đó. Dù người đó ở xa thế nào với bạn, người đó sẽ bị ảnh hưởng; người đó thậm chí có thể chết.

Rudolf đã viết rằng điều dường như không thể tin được thực tại đã xảy ra trong thực nghiệm của ông ấy. Trước chính mắt mình ông ấy đã thấy một số người bộ lạc thúc ép một cái cây, qua bản sao bằng đất của nó, phải khô và héo đi. Cây này, mà đã từng sum sê, xanh tươi và mạnh khoẻ, đã héo đi, và lá của nó trở nên khô. Mặc cho việc được tưới nước, trong vòng một tháng cây này trở nên bị bệnh và chết. Điều đã xảy ra cho cây xảy ra cho người.

Tôi đang nói về những phát hiện này của Rudolf vì việc tôn thờ tượng là thực nghiệm tương tự nhưng trên qui mô lớn. Nếu chúng ta có thể truyền bệnh hay chết cho một người, không có lí do gì tại sao chúng ta không thể thiết lập hay tái lập mối quan hệ với những người đã chết. Có thể là chúng ta lấy cú nhảy từ tượng vào cái có mặt khắp nơi và không biểu lộ.

Toàn thể cơ sở của việc tôn thờ tượng là mối quan hệ giữa tâm trí của bạn và tâm trí càn khôn. Điều được cần chỉ là chiếc cầu giữa hai điều này, và chiếc cầu đó có thể được làm ra. Tượng là nỗ lực để tạo ra chiếc cầu đó. Chỉ cái gì đó mà là biểu lộ, như hình thể của tượng, có thể trở thành chiếc cầu - vì bạn không thể thiết lập móc nối trực tiếp với cái vô hình thể.

Dù người ta có thể nói nhiều đến đâu về cái vô hình thể và không biểu lộ, điều đó đơn thuần là nói và không truyền đạt bất kì cái gì cho bạn. Bất kì kinh nghiệm nào tâm trí bạn có đều toàn là kinh nghiệm về hình và thể nào đó; bạn không có kinh nghiệm về cái vô hình, và lời không thể truyền đạt được bất kì cái gì về cái đã không được trải nghiệm. Bạn sẽ liên tục nói về cái vô hình và liên tục sống với cái có hình thể. Cho nên nếu bạn muốn thiết lập quan hệ với cái vô hình thể, bạn phải làm cái gì đó mà một phía có hình thể và phía kia là vô hình thể. Đó là bí mật của tượng.

Để tôi giải thích điều này theo cách khác. Từ phía của mình, chúng ta cần chiếc cầu có hình thể sờ thấy được, nhưng nó cũng có phần vô hình thể: tại đầu của chúng ta nó là biểu lộ, và tại đầu xa hơn, khi nó tiến gần tới điều thiêng liêng, nó trở thành không biểu lộ. Nếu tượng này vẫn còn chỉ là tượng, nó không thể hành động như chiếc cầu; nếu nó là tuyệt đối vô hình thể, thế nữa nó không thể là chiếc cầu. Tượng này phải phục vụ cho hai chủ định: nó phải là thấy được bên phía chúng ta và tan biến trong cái vô hình thể ở phía bên kia.

Nếu tôi bảo bạn rằng thuật ngữ "tôn thờ tượng" là sai, bạn sẽ ngạc nhiên; nhưng thực tại điều đó là tuyệt đối sai. Nó là sai vì với người biết cách tôn thờ, tượng không còn là tượng. Và người chỉ thấy tượng thì không biết tôn thờ là gì hay làm sao tôn thờ. Chúng ta dùng hai từ; một từ là tượng và từ kia là tôn thờ. Hai khái niệm này không thể được trải nghiệm bởi cùng một người đồng thời. Từ tượng là dành cho những người chưa bao giờ tôn thờ, và từ tôn thờ thuộc về những người chưa bao giờ nhìn tượng.

Nói khác đi, chúng ta ta có thể nói rằng tôn thờ là nghệ thuật làm cho tượng biến mất. Nó là nghệ thuật bỏ dần cái biểu lộ và đi vào trong cái vô biểu lộ. Hình thể biểu lộ dần dần tan biến trong cái vô biểu lộ, và khi tôn thờ làm sâu sắc hơn chỉ cái vô biểu lộ còn lại. Cho nên "tôn thờ tượng" là tự mâu thuẫn. Do đó ai đó, người đang tôn thờ bị khó xử là tượng ở đâu, và người đã không tôn thờ chút nào tự hỏi tượng đá có thể làm được gì. Hai kiểu người này có các kiểu kinh nghiệm khác nhau - và ở giữa họ không có nền tảng chung.

Khi bạn đi tới đền bạn chỉ thấy tượng, vì bạn không có khả năng thấy bản thân việc tôn thờ. Trong đền một Meera có thể được thấy bị thu hút toàn bộ trong việc tôn thờ của cô ấy. Với cô ấy không có tượng. Ngay khi việc tôn thờ thực sâu sắc lên, tượng tan biến. Chúng ta thấy tượng vì chúng ta không biết tôn thờ là gì. Khi càng ngày càng ít có tôn thờ trên thế giới này, chúng ta ngày càng thấy nhiều tượng hơn. Khi có nhiều tượng, việc tôn thờ biến mất đi là tốt. Trong trường hợp đó, tượng sẽ phải bị kéo xuống, vì chúng sẽ hữu dụng gì nữa? Chúng là không liên quan.

Bình thường, chúng ta nghĩ rằng con người càng nguyên thuỷ, người đó càng có thể là người tôn thờ tượng, và rằng khi con người trở nên thông minh hơn, người đó sẽ bỏ tượng. Nhưng điều này là không đúng. Trong thực tại, việc tôn thờ có khoa học riêng của nó, và chúng ta càng trở nên dốt nát về điều đó, nó dường như càng huyền bí hơn với chúng ta.

Liên quan tới điều này sẽ là có ích để nói cho bạn thêm một điều nữa. Niềm tin của chúng ta rằng con người đã làm tiến bộ theo mọi hướng, rằng con người đã tiến hoá đầy đủ, là tuyệt đối sai. Cuộc sống của con người là bao la tới mức nếu con người làm tiến bộ lớn theo hướng này, con người không nhận ra mình còn tụt lại ở đằng sau bao xa theo hướng khác. Nếu khoa học đã làm tiến bộ lớn, chúng ta đã tụt xa lại sau trong vấn đề tôn giáo. Bất kì khi nào tôn giáo nở hoa, khoa học tụt lại sau. Khi chúng ta trưởng thành trong chiều hướng này, các chiều hướng khác hoàn toàn bị quên đi.

Ở châu Âu năm 1880 hang động Altamira đã được khám phá ra. Trong những hang động đó có những bức tranh mầu được nói là đã được vẽ từ hai mươi nghìn năm trước. Nhưng mầu của những bức tranh này có vẻ tươi tắn dường như chúng đã được vẽ hôm qua. Vì điều này, Don Marcellano, người khám phá ra những hang động này, đã bị phê phán khắp châu Âu. Mọi người nghĩ rằng ông ấy đã sửa những bức tranh này. Mọi nghệ sĩ thấy những bức tranh này đều nói Marcellano đã cố lừa công chúng, rằng những mầu tươi tắn như vậy không thể là cổ đại được.

Điều họ đã nói là đúng, theo một cách nào đó, vì các bức tranh của Van Gogh, mà thậm chí chưa được một trăm năm tuổi, đã phai mầu; những bức tranh mà Picasso đã vẽ trong thời thanh niên của ông ấy đã trở nên già như bản thân ông ấy. Mầu sắc được dùng những ngày này bởi các nghệ sĩ trên toàn thế giới không kéo dài được quá một trăm năm; chúng nhất định phai mầu trong vòng một thế kỉ.

Nhưng khi nghiên cứu về các hang động mà Marcellano đã tìm ra được hoàn thành, nó đã được chứng minh bên ngoài mọi hoài nghi rằng các hang động đã nhiều hơn hai mươi nghìn năm tuổi. Đây là điều huyền bí lớn, vì những người đã vẽ những mầu đó dường như đã biết nhiều về mầu sắc hơn chúng ta biết ở hiện tại. Chúng ta có thể có khả năng lên tới mặt trăng, nhưng chúng ta không có khả năng làm ra các mầu mà có thể vẫn còn tươi tắn và kéo dài lâu hơn một trăm năm. Nhưng người đã làm ra những mầu này từ hai mươi nghìn năm trước đã biết về khoa học mầu sắc nhiều hơn chúng ta biết.

Các xác ướp Ai Cập đã mười nghìn năm tuổi. Chúng là những xác chết của con người, nhưng chúng đã được bảo tồn tốt thế - dường như họ mới chết hôm qua. Chúng ta đã không có khả năng khám phá ra các chất bảo tồn hoá học mà có thể đã được dùng. Làm sao những thân thể này có thể đã được bảo vệ trong mười nghìn năm? - không có hư hỏng chút nào. Nhưng chúng ta đã không có khả năng thiết lập những hoá chất nào đã được dùng để bảo tồn chúng.

Những tảng đá khổng lồ trên đỉnh kim tự tháp không thể đã được đặt lên đó bởi bất kì cần trục nào mà chúng ta có thể có ngày nay. Việc đặt chúng lên đó dường như ở ngoài sức mạnh của con người, nhưng không thể nào có chuyện người thời đó có cần trục. Họ phải đã biết kĩ thuật nào đó, điều chúng ta thậm chí không thể đoán được, để nâng những tảng đá đó lên.

Chân lí của sự sống là đa chiều. Cùng công việc có thể được làm bằng nhiều phương pháp khác nhau và nhiều kĩ thuật khác nhau. Sự sống là bao la tới mức khi chúng ta bắt đầu làm việc theo chiều này, chúng ta quên tất cả các chiều khác.

Tượng đã được tạo ra bởi những người đã phát triển rất cao. Điều này đáng nghĩ tới. Và tượng là chiếc cầu kết nối chúng ta với lực càn khôn bao quanh chúng ta, cho nên những người đã phát triển tượng đã làm chiếc cầu cho việc hiểu điều huyền bí tối thượng của sự sống.

Chúng ta nói rằng chúng ta đã khám phá ra điện. Chắc chắn chúng ta tiên tiến và văn minh hơn các cộng đồng trước đây mà họ chẳng biết gì về điện. Chúng ta đã khám phá ra sóng radio, và chúng ta có thể gửi thông báo từ nước này sang nước khác trong vòng một giây, cho nên chúng ta dứt khoát tiên tiến hơn những người phụ thuộc và sức mạnh của tiếng nói riêng của họ để liên lạc, chỉ vào trăm năm trước, bằng việc hét to.

Nhưng khi so sánh với những người có khả năng làm ra chiếc cầu để tiếp xúc với nguồn sống tối thượng, chúng ta chỉ là trẻ con. Điện của chúng ta, radio của chúng ta và những khám phá tương tự chỉ là trò chơi. Nghệ thuật được kết nối với điều bí ẩn tối thượng của sự sống đã được khám phá ra bởi những người đã làm việc rất cần mẫn theo một chiều hướng đó.

Như tôi đã nói với bạn trước đây, một mặt của tượng đối diện với con người, và cửa sổ mở ra từ hình thể đó hướng tới cái vô hình thể. Cửa sổ của nhà phải có hình và dạng, cũng như ngôi nhà có hình và dạng; cửa sổ không thể là vô hình dạng được. Nhưng khi bạn mở cửa sổ và nhìn vào bầu trời, bạn đi vào cái vô hình thể. Nếu tôi nói với ai đó chưa bao giờ mở cửa sổ của người đó để xem bầu trời rằng bằng việc mở cửa sổ của nhà tôi, tôi có khả năng thấy cái vô hình thể, người đó sẽ nói tôi điên. Làm sao người ta có thể thấy cái vô hạn từ cửa sổ nhỏ? - nhiều nhất bất kì cái gì bạn có thể thấy từ cửa sổ chỉ có thể là lớn như bản thân cửa sổ. Anh ta hoàn toàn logic, và nếu anh ta chưa bao giờ nhìn thấy bầu trời qua cửa sổ sẽ khó mà thuyết phục anh ta rằng cho dù một cửa sổ nhỏ cũng có thể mở ra cái vô hạn. Cửa sổ không thể đặt giới hạn lên cái mà nó mở ra, tượng cũng không thể đặt giới hạn lên cái vô hình thể.

Những người nghĩ tượng là chướng ngại trong việc hiểu cái vô hiển lộ phạm phải sai lầm lớn. Và những người nghĩ rằng bằng việc đập vỡ cửa sổ bầu trời có thể bị đập vỡ là điên! Bằng việc phá huỷ tượng, cái vô hiển lộ không thể bị quấy rối. Nhưng những người không biết nghệ thuật và giả kim thuật của tôn thờ có thể nghĩ tới việc phá huỷ tượng.

Tôn thờ là vấn đề riêng từng người, có tính chủ thể, ở bên trong tới mức nó không thể được diễn đạt hay trưng ra. Bất kì cái gì bên trong và riêng từng người trong cuộc sống đều không thể được trưng ra. Nếu tim tôi bị cắt mở ra bạn sẽ không thể thấy được yêu ở trong nó; mà bạn cũng không thấy được giận, ghét, tha thứ hay từ bi. Bạn sẽ chỉ thấy một loại bơm cho việc tuần hoàn máu. Nếu sau khi đặt tôi lên bàn mổ và nghiên cứu tim tôi, bác sĩ giải phẫu xác nhận rằng tôi chưa bao giờ trải nghiệm bất kì yêu hay ghét nào, tôi không có cách nào để chứng minh ông ấy sai. Bác sĩ giải phẫu có xác nhận được lời tuyên bố của tôi rằng tôi đã yêu không? Ông ấy có thể nói rằng tôi đang bị ảo tưởng. Nhưng nếu tôi hỏi bác sĩ liệu ông ấy có bất kì kinh nghiệm nào về yêu hay ghét không, nếu ông ấy là logic và chân thực, ông ấy sẽ nói rằng ông ấy cũng có những ảo tưởng như vậy; bằng không, tim được thấy trên bàn mổ chỉ là vật thể như cái bơm để tuần hoàn máu và không có cái gì như tim cảm thấy yêu hay ghét.

Nếu mắt bạn được mổ ra và khám nghiệm, nó sẽ không thể nào chứng minh được rằng chúng đã thấy các giấc mơ. Làm sao bạn có thể biết được từ mắt vẫn đang mở trên bàn mổ rằng ban đêm, khi được nhắm lại, nó đã thấy nhiều mơ? Tất cả chúng ta đều mơ, nhưng chúng tồn tại ở đâu? Mơ có thể là không thực, nhưng sự tồn tại của chúng không thể bị phủ nhận. Dù mơ có thể không thực thế nào, nó đã xảy ra ở đâu đó bên trong. Nếu nó là giấc mơ kinh hoàng, khi bạn thức dậy tim bạn đập nhanh hơn; cho dù nó đã là không thực, nếu bạn khóc trong giấc mơ, khi bạn thức mắt bạn sẽ ướt. Cái gì đó đã xảy ra bên trong nhưng bên ngoài, con mắt vật lí, không để lộ bất kì điều gì: bất kì cái gì là bên trong, có tính chủ thể và tiếng riêng cá nhân đều không thể được nhìn thấy từ bên ngoài.

Tượng có thể được nhìn thấy - như tim hay mắt có thể được nhìn thấy. Nhưng việc tôn thờ không thể được nhìn thấy. Tôn thờ giống như yêu hay mơ; do đó khi bạn đi qua đền, bạn có thể thấy tượng nhưng không thấy tôn thờ. Cho nên nếu bạn thấy Meera múa trước tượng, bạn sẽ nghĩ cô ấy bị điên, một cách tự nhiên, vì việc tôn thờ của cô ấy không thể được thấy. Cô ấy dường như chỉ đang múa trước tảng đá!

Khi Ramakrishna được chỉ định là tu sĩ ở đền Dakshineshwar ở Calcutta, sau vài ngày mọi người bắt đầu phàn nàn về ông ấy. Người ta nói rằng trước khi cúng dường hoa cho thần, Ramakrishna trước hết đã ngửi chúng, rằng trước khi cúng dường cho thần thức ăn, đích thân ông ấy đã nếm nó! Điều này bị coi là báng bổ.

Ramakrishna đã được triệu tới trước uỷ ban đền và bị yêu cầu giải thích. Ông ấy nói rằng bất kì khi nào mẹ ông ấy cho ông ấy ăn, đầu tiên bà ấy sẽ thử thức ăn để quyết định liện nó có đủ vị ngon cho ông ấy không, bà ấy sẽ quyết định trước hết liệu có đáng cho ông ấy không; cho nên ông ấy đã làm cùng cách này với thần. Làm sao ông ấy có thể cúng dường thức ăn mà bản thân ông ấy đã không thấy ngon? Làm sao ông ấy có thể cúng dường hoa mà ông ấy đã không ngửi? Uỷ ban nói rằng điều này đi ngược lại các qui tắc của tôn thờ.

Ramakrishna hỏi, "Có thể có bất kì qui tắc nào cho tôn thờ sao? Có thể có bất kì qui tắc nào cho yêu sao?" Nơi có qui chế, tôn thờ chết. Nơi có qui chế, yêu chết. Yêu là việc trút ra tình cảm bên trong, cái rất có tính cá thể và cá nhân. Có chân lí phổ quát trong đó điều này có thể được nhận ra. Khi hai ngườu yêu nhau, mặc dầu họ cả hai đang yêu, họ yêu theo cách cá nhân riêng của họ. Cái biểu lộ có thể là khác toàn bộ, nhưng có sự tương tự của kinh nghiệm. Trong cả hai người này, trong yêu của họ, cùng một hồn cư ngụ.

Tôi đã nói cho bạn rằng mặc dù tượng có thể được nhìn thấy, tôn thờ không thể được nhìn thấy, nhưng dầu vậy chúng ta đã làm ra từ, "tôn thờ tượng," điều là tuyệt đối sai. Tôn thờ là phương pháp phá huỷ tượng. Đầu tiên người sùng kính làm ra tượng và thế rồi người đó làm cho nó biến mất. Theo nghĩa trần tục người đó làm ra tượng, và theo nghĩa tâm linh người đó phá huỷ nó. Người đó làm ra nó từ bùn và thế rồi để nó tan biến trong sự tồn tại tối thượng.


Bây giờ tôi sẽ nói cho bạn về một khía cạnh nữa... Ở nước này trong hàng nghìn năm chúng ta đã làm tượng và thế rồi nhấn chìm chúng vào nước. Nhiều người cảm thấy điều đó là kì lạ và họ đã hỏi tôi tại sao những tượng đẹp được làm ra về nữ thần Kali và thế rồi sau vài ngày bị ném vào nước. Tại sao thần Ganesha được trang điểm kiểu lễ hội và được tôn thờ yêu mến trong vài ngày, và thế rồi bị nhấn chìm vào trong nước? - hoặc bị ném xuống biển hay sông hay hồ. Điều này là điên! Nhưng có quan niệm hay đằng sau việc nhấn chìm này.





Bí mật thực của tôn thờ là trong việc làm ra tượng và thế rồi để nó biến mất... tạo hình và thể cho tượng và thế rồi để nó tan biến trong cái vô hình thể. Nó là biểu tượng - nghệ thuật làm tượng của nữ thần Kali, tôn thờ nó, và thế rồi nhấn chìm nó vào trong nước. Nhưng chúng ta không tôn thờ theo cách đúng: chúng ta đã làm ra tượng, đã trang điểm cho nó đẹp và chăm sóc nó, thế rồi chúng ta ngần ngại buông bỏ nó bằng việc nhấn chìm nó. Nếu chúng ta mà thực sự tôn thờ, tôn thờ theo nghĩa sâu nhất, thế thì tượng sẽ phải biến mất bên trong chúng ta, được kết tinh bên trong chúng ta, lâu trước khi chúng ta để nó biến mất trong nước. Nếu việc tôn thờ thực mà xảy ra thế thì chắc đã không cần nhấn chìm tượng chút nào, nó có thể đã còn lại ở chỗ nó đã ở nhưng tim của người tôn thờ đã được chìm vào trong sự tồn tại, trong điều thiêng liêng. Thế thì, nếu chúng ta đi nhấn chìm tượng, điều đó chắc đã giống như vứt đi hộp đựng đã dùng; nó đã làm xong công việc của nó.

Nhưng tượng mà chúng ta nhấn chìm là hộp đựng đã nạp đầy - vô dụng và vẫn sống. Chúng ta chỉ nạp hộp đựng và chúng ta phải lập tức vứt nó đi, để cho một cách tự nhiên chúng ta bất hạnh về nó. Trong những thời đầu, trong hai mươi mốt ngày tôn thờ, hộp đựng bị đốt cháy, nó đã phục vụ chủ định của nó; trong thời gian đó việc nhấn chìn hay biến mất của tượng đã xảy ra.

Tôn thờ là nhấn chìm.

Bạn bắt đầu cuộc hành trình của bạn từ tượng, cái ở trước bạn. Tôn thờ là quá trình qua đó bạn tiến lên. Khi bạn đi lên trước tượng bị bỏ lại đằng sau, và chỉ tôn thờ còn lại. Nếu bạn dừng lại ở tượng bạn không biết tôn thờ là gì. Bất kì ai liên tục tôn thờ đã nhận ra tượng, đã biết rễ của tôn thờ và chủ định thực của tượng.

Trong tôn thờ, các nguyên lí nền tảng tham gia vào đằng sau tượng là gì? Thứ nhất, để nhảy vào trong chân lí tối thượng đó, cái mà bạn đang tìm kiếm, bạn cần mảnh đất vững chắc nào đó, bàn nhảy. Chân lí tối thượng không cần bất kì mảnh đất vững chắc nào, nhưng bạn cần một chỗ để từ đó khởi hành, từ đó bạn có thể lấy cú nhảy. Bạn đã khởi hành để nhảy vào biển, và biển là vô hạn; bạn sẽ cần một bờ hay đường bờ biển để từ đó bạn có thể lấy cú nhảy. Một khi bạn nhảy bạn bao giờ cũng sẽ là từ bờ, nhưng bạn sẽ không quay lưng lại để cám ơn bờ biển mà từ đó bạn đã nhảy vào trong cái vô hạn đó sao?

Điều này dường như là không thể được. Bạn có thể nhảy từ hình thể sang vô hình thể không? Hình thể sẽ chỉ đưa bạn sang hình thể khác. Nếu bạn hỏi Krishnamurti ông ấy sẽ nói điều đó là không thể được. Làm sao bạn có thể nhảy từ hình thể vào vô hình thể được? Làm sao bạn có thể nhảy từ lời vào vô lời?

Mọi cú nhảy đều từ hình thể sang vô hình thể, vì theo nghĩa sâu hơn, hình thể là đối lập của vô hình thể. Hình thể là một phần của vô hình thể, và là phần không phân chia được. Nó có thể dường như tách rời chúng ta - vì cái nhìn giới hạn của chúng ta. Thực ra hình thể và vô hình thể là không phân chia được.

Khi chúng ta đứng trên bãi biển và nhìn ra biển, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là tách rời, và rằng bờ này và bờ đối lập, xa xuyên qua biển, cũng là tách rời. Nhưng nếu chúng ta đi sâu bên dưới nước, chúng ta sẽ thấy rằng bờ này và bờ đối lập được nối ở đáy biển.

Nếu chúng ta nghĩ theo ngôn ngữ của các nhà khoa học, có một sự kiện rất thú vị. Khắp đáy biển có nhiều bùn hay cát: nếu chúng ta đào vào trong biển chúng ta sẽ thấy cát; nếu chúng ta đào vào trong đất chúng ta sẽ thấy nước. Nếu chúng ta diễn đạt điều đó theo thuật ngữ khoa học, chúng ta có thể nói rằng trong biển có nhiều nước và ít bùn, và trên đất có nhiều bùn và ít nước. Khác biệt chỉ trong tỉ lệ của chúng, theo mức độ, nhưng chúng thực tại không tách rời; mọi thứ là một và được thống nhất.

Bất kì cái gì chúng ta mô tả như là có hình thể đều được thống nhất với cái vô hình thể, và vô hình thể cũng được thống nhất với hình thể. Chúng ta đang đứng trong hình thể; quan niệm về tượng chấp nhận sự kiện rằng chúng ta đang đứng trong hình thể. Đó là tình huống, đó là nơi chúng ta hiện hữu, và chúng ta chỉ có thể bắt đầu cuộc hành trình của mình từ nơi chúng ta hiện hữu, không từ nơi chúng ta phải đạt tới. Nhiều triết lí bắt đầu từ nơi chúng ta phải hiện hữu chung cuộc, nhưng làm sao có thể bắt đầu cuộc hành trình từ nơi chúng ta không hiện hữu? Cuộc hành trình phải bắt đầu từ chỗ chúng ta đang hiện hữu.

Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta đang sống trong hình thể. Mọi kinh nghiệm của chúng ta đều thuộc về hình thể, về cái biểu lộ. Chúng ta đã không biết bất kì cái gì mà không là biểu lộ, cái không có hình thể. Nếu chúng ta yêu, chúng ta đã yêu hình thể; nếu chúng ta ghét, chúng ta đã ghét hình thể. Chúng ta bị hấp dẫn bởi hình thể và chúng ta bị hấp dẫn tới hình thể; chúng ta đã tập luyện tách ra khỏi hình thể. Bạn và thù của chúng ta toàn ở trong hình thể. Bất kì cái gì chúng ta làm đều được làm bằng hình thể.

Khái niệm tượng chấp nhận sự kiện này, cho nên nếu chúng ta phải khởi hành cuộc hành trình của mình tới cái vô hình thể, chúng ta sẽ phải cho cái vô hình thể một hình thể nào đó. Tất nhiên, hình thể đó sẽ tương ứng với tưởng tượng của chúng ta.

Người này trải nghiệm cái vô hình thể trong Mahavira, ai đó khác trong Krishna, và người khác lại trong Jesus. Bất kì người nào đã thấy cái vô hình thể trong Jesus bằng việc nhìn vào trong mắt ông ấy, đều tìm thấy cánh cửa qua đó cái vô hình thể có thể được thấy. Bất kì người nào cầm tay Jesus đều thấy rằng nó không còn là tay của ông ấy và trở thành tay của cái vô hạn. Bất kì ai nghe các lời của Jesus và cảm rung động tim của ông ấy, đều không đáp ứng với lời mà với cái ở bên ngoài những lời đó, đều thấy rất dễ nhảy vào trong cái vô hạn qua việc tôn thờ ảnh của Jesus.

Ai đó thấy cái vô hình thể trong Krishna; ai đó thấy nó trong Phật và ai đó khác thấy trong Mahavira. Nhưng nhớ rằng đầu tiên chúng ta sẽ chỉ có khả năng thấy cái vô hình thể, cái vô hạn qua hình thể nào đó. Vô hình thể thuần khiết không thể được thấy trực tiếp bởi bất kì người nào. Chúng ta không có năng lực cũng không có sự thích hợp để nhìn nó một cách trực tiếp; cái vô hình thể phải tới với chúng ta được gắn trong hình thể.

Đây là nghĩa của hoá thân - rằng cái vô hạn đã thừa nhận một hình và thể, rằng cái vô hạn đã chọn để biểu thị bạn là một hình thể sờ mó được. Điều đó dường như tự mâu thuẫn, nhưng đây là điều hoá thân ngụ ý. Hoá thân là một loại ban công từ đó bạn có thể thấy bầu trời bao la. Hoá thân là một thoáng nhìn về cái vô hình thể - bạn không thể có tiếp xúc trực tiếp với cái vô hình thể, sự tồn tại của nó sẽ ở trong hình thể nào đó. Và một khi điều này xảy ra, kinh nghiệm này có thể dễ dàng được lặp đi lặp lại qua hình thể đó.

Bất kì ai đã thấy Phật sẽ thấy ông ấy vươn dậy, sống động từ tranh hay ảnh của ông ấy. Với bất kì người nào yêu Phật, tượng của ông ấy sẽ dần dần biến mất và việc hiện hữu sống của phật sẽ được cảm thấy ở đó. Phật, Mahavira, Krishna hay Christ - tất cả họ đều để lại đằng sau các phương pháp tiếp xúc. Qua những phương pháp đó những người sùng kính họ có thể thiết lập tiếp xúc với họ. Cho nên hình thể của tượng là việc thu xếp rất đặc biệt.

Nghệ thuật và khoa học của việc làm tượng bao gồm nhiều quan niệm và tính toán. Nếu những điều này được nhớ khi làm tượng, thế thì tượng đó có thể dẫn bạn đi sâu hơn vào trong thiền. Trong kết nối này điều tốt là nhớ được hai hay ba thứ...

Nếu bạn đã thấy nhiều tượng của Phật, bạn sẽ quan sát rằng chúng đại diện cho trạng thái nào đó của tâm trí hơn là cá nhân đặc biệt. Nếu bạn nhìn sâu vào tượng của Phật, trong vài khoảnh khắc bạn sẽ cảm thấy rằng từ bi lớn đang trút lên bạn từ khắp xung quanh. Tay giơ lên của Phật, mắt nửa nhắm của ông ấy, mặt được điêu khắc cân đối của ông ấy, việc diễn đạt duyên dáng của ông ấy, cách ngồi tinh tế của ông ấy - tất cả đều trong một nghĩa sâu hơn nào đó được ngụ ý khơi gợi từ bi trong bạn.

Ai đó đã hỏi một nghệ sĩ lớn người Pháp tại sao ông ấy vẽ. Ông ấy nói, "Tôi vẽ tranh chỉ để tìm ra hình thể nào có thể đưa lên vải vẽ cho cảm xúc nào đó, cảm giác nào đó của tim tôi. Trong nỗ lực của tôi đễ diễn đạt cảm giác đó, bức ảnh lộ ra." Nếu ai đó thiền về bức tranh đó, người đó có thể trải nghiệm cùng cảm xúc như đã hiện diện trong tim của hoạ sĩ này.

Khi bạn xem tranh, bạn chỉ thấy hình thể; bạn không nhận ra rằng hồn của nghệ sĩ đang đi vào trong bạn. Những đường chéo trên vải vẽ không chỉ là đường của hình thể đó. Nếu bạn tập trung vào chúng, bức tranh với các đường chéo sẽ nổi lên bên trong bạn nữa... vì điều tự nhiên của tâm trí là nó rung động trong bạn với sự vang vọng tương tự với rung động mà nó thấy bên ngoài nó.

Bạn có lẽ không biết rằng niềm vui mà bạn cảm thấy khi bạn nhìn đoá hoa không phải là chừng nấy vì bản thân đoá hoa mà vì sự đối xứng của các cánh của nó, cái cũng được gây ra bên trong bạn. Khi bạn bị hấp dẫn tới mặt đẹp của ai đó, điều đó không phải vì cái đẹp của người đó mà vì nó tương ứng với hình ảnh bên trong của bạn về cái đẹp. Nó tạo ra cộng hưởng về cái đẹp trong bạn điều làm cho bạn cảm thấy rằng cái gì đó bên trong bạn cũng được làm đẹp lên. Theo cách tương tự, sự hiện diện của bộ mặt xấu làm cho bạn cảm thấy không thoải mái. Kinh nghiệm về niềm vui trong sự hiện diện của ai đó, người là đẹp vì luồng chảy của cái đẹp mà nó mang vào trong, làm cho bạn cũng đẹp hơn. Xấu nghĩa là cái gì đó thiếu cân xứng, thô thiển, phi đối xứng và cong queo; và điều này gợi ra trong chúng ta cảm giác về không hài hoà, kinh tởm, mất trật tự và lo lắng.

Nijinsky, vũ công ba lê nổi tiếng người Nga, đã tự tử. Khi mọi người tới nhà ông ấy để điều tra, họ đi ra trong vòng mười hay mười lăm phút với cảm giác lo lắng. Họ nói rằng cảm thấy không thoải mái khi đi vào nhà ông ấy, rằng nếu bất kì ai ở trong nhà này lâu như Nijinsky đã ở, họ chắc sẽ tự tử. Cái gì có đó về nhà của ông ấy mà lại khó chịu thế? Ông ấy đã vẽ khắp các bức tường và trần nhà bằng mầu đỏ và đen - trong hai năm ngôi nhà đã giống điều này. Không ngạc nhiên gì rằng ông ấy đã phát điên và rằng ông ấy đã tự tử. Những người đi vào trong nhà ông ấy đều nói rằng nếu bất kì người nào mà ở trong ngôi nhà đó trong hai năm họ chắc cũng sẽ phát điên và tự tử. Nijinsky phải đã là người rất dũng cảm - ông ấy đã tạo ra quanh bản thân ông ấy một tình huống rất hỗn loạn.

Bất kì cái gì bạn thấy đều tạo ra tiếng vọng của nó bên trong bạn, và theo nghĩa sâu nào đó bạn trở thành giống cái bạn thấy. Mọi tượng của Phật đều được làm để phản xạ từ bi vì đó là thông điệp bên trong của ông ấy. Phật đã nói nếu bạn có từ bi bạn có mọi thứ. Từ bi ngụ ý cái gì? Nó không ngụ ý yêu. Yêu tới và đi nhưng từ bi là yêu mà, một khi nó tới, không bao giờ đi. Trong yêu có ham muốn tinh vi để có được cái gì đó từ người khác. Trong từ bi có nhận biết rằng không ai có bất kì cái gì để cho; mọi người là nghèo tới mức không có gì để họ có thể cho, và đó là lí do tại sao có từ bi. Không có kết án trong từ bi. Trong trạng thái này không có ham muốn ngay cả để cho, nhưng mọi cánh cửa của tim trở nên rộng mở và cái gì đó tự phát bắt đầu được phân phối.

Phật nói với các đệ tử của ông ấy, "Khi các ông thiền, tôn thờ hay cầu nguyện, nhớ lập tức phân phát bất kì an bình nào các ông nhận được. Đừng giữ nó cho các ông dù một khoảnh khắc - ta gọi các ông là phi tôn giáo nến các ông làm như vậy. Khi các ông đầy niềm vui sau thiền, lập tức cầu nguyện với sinh linh tối cao để cho niềm vui đó được phân phát cho những người cần nó. Mở các cánh cửa của tim các ông và để niềm vui tuôn chảy hướng tới tất cả những người cần nó - như nước chảy xuống núi." Từ bi lớn này được Phật mô tả là giải thoát tối thượng. Cho nên mọi tượng của Phật đã được làm theo cách mà trong sự hiện diện của chúng người tôn thờ sẽ cảm thấy cảm ứng và rung động của từ bi bên trong bản thân người đó.

Làm sao bạn có thể tôn thờ Phật? Nếu bạn muốn tôn thờ Phật, trung tâm tôn thờ sẽ là tim. Nếu bạn không biết điều này bạn sẽ không bao giờ có khả năng hiểu được tượng Phật, vì chính chủ định của nó là để tạo ra từ bi trong bạn. Trung tâm của từ bi là tim, cho nên khi tôn thờ Phật, trung tâm của chú ý phải đặt vào đó - một đầu - tim của ông ấy, và ở đầu kia, tim riêng của chúng ta. Bạn sẽ phải cảm thấy cả hai tim trong một nhịp điệu. Thế thì một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn cảm thấy sợi chỉ nối tim bạn với cái ở bên trong tượng của Phật. Bạn sẽ không chỉ cảm thấy điều đó, mà bạn sẽ cảm thấy mạch đập của tim của tượng. Khi điều đó xảy ra bạn sẽ biết rằng Sự sống đã được truyền cho nó; bằng không, không có sự sống trong nó và việc tôn thờ là vô nghĩa.

Tim của tượng có thể được thấy là đang đập: nếu bạn đã thiền đúng về việc đập của tim bạn và đồng thời của tim Phật, mối quan hệ sẽ được thiết lập giữa hai tim này. Thế thì tim của bạn đang đập cùng tim của Phật, cũng như bạn thấy mặt của bạn được phản xạ trong gương.

Bạn đã bao giờ quan sát trong gương việc đập của tim bạn chưa? Bạn sẽ nói gương là gương, nó nhất định phản xạ mọi chuyển động. Tượng cũng là gương theo nghĩa sâu, theo nghĩa tôn giáo sâu hơn. Cho nên tim bạn và tim của tượng sẽ đập. Chừng nào điều này chưa xảy ra, việc tôn thờ không thể bắt đầu vì tượng vẫn chỉ là bằng đá và không được thánh hoá; sự sống đã không được gợi lên trong nó.

Nếu bạn muốn thiền trên tượng của Phật, trung tâm phải là tim. Nếu bạn muốn thiền trên tượng của Mahavira, có trung tâm khác; với Jesus, trung tâm thứ ba và với Krishna, trung tâm thứ tư... Mọi tượng được làm ra với một trung tâm khác làm cơ sở. Cho dù xã hội có thể đã từng tôn thờ tượng nào đó trong hàng nghìn năm, nó có thể không nhận biết về trung tâm của tượng, và nếu trung tâm này không được biết tới, bạn không thể thiết lập kết nối với tượng. Bạn có thể cúng dường hoa và hương, bạn có thể cúi lạy nó - nhưng bạn sẽ phải làm tất cả điều đó trước một tảng đá đơn thuần. Nhớ, tảng đá phải được biến đổi thành thượng đế! Phần đó sẽ không được làm bởi nhà điêu khắc, nó sẽ phải được bạn làm. Nhà điêu khắc sẽ chỉ cho nó hình thể: ai sẽ đổ sự sống vào trong nó? Sự sống phải được thiết lập trong nó bởi người sùng kính. Không có điều đó, nó chỉ là tảng đá. Việc tôn thờ chỉ bắt đầu sau khi sự sống đã được trao cho tượng.

Tôn thờ là gì? Một khi bạn có khả năng gợi lên sự sống trong tượng, bạn đang tôn thờ thần thực, sống. Cố hiểu điều này cho sâu vào: ngay khi cái gì đó trở thành sống động, hình thể và vô hình thể trở thành một... vì thân thể là hình thể, và sự sống ở trong nó là vô hình thể. Sự sống không có hình thể.

Nếu người nào đó của tôi chặt tay tôi, sự sống của tôi không bị chặt. Nếu tôi bị thôi miên hay bị gây mê và tay tôi bị chặt đi, tôi sẽ không cảm thấy đau nào. Toàn thể não của tôi có thể bị bỏ đi mà không có việc trở nên nhận biết của tôi về việc mổ này... vì sự sống như vậy không có hình hay thể. Dù có sự sống hay không, có gặp gỡ của hình thể và vô hình thể.

Vật chất có hình thể, tâm thức không có. Chừng nào tượng chỉ là tảng đá, chỉ có hình và thể; nhưng ngay khi người sùng kính cầu gọi sự sống trong nó, nó trở nên sống động. Nhớ, người tôn thờ mà không thể đem tim mình cho đập trong tượng, sẽ không có khả năng có tim của điều tối thượng đập bên trong người đó. Người đó còn chưa là người sùng kính thực. Ngay khi người đó có khả năng làm cho tim mình đập bên trong tượng, tượng được mang sự sống, và thế thì cánh cửa tới cái vô hạn mở ra. Ở đầu này tượng có hình thể; ở đầu kia nó là vô hình thể. Du hành qua cánh cửa này là tôn thờ.

Tôn thờ là cuộc hành trình tới vô hình thể qua hình thể.

Có bẩy bước để tôn thờ, nhưng bước đầu tiên và nền tảng là hiểu rằng mọi cá nhân đều lấy mình làm trung tâm. Toàn thể cách sống của chúng ta là tới mức "tôi đây," là trung tâm của toàn thế giới. "Trăng và sao mọc lên vì tôi, chim bay để cho tôi vui, và mặt trời nữa đang đem ánh sáng cho tôi: toàn thế giới quay quanh tôi, tôi là trung tâm của toàn thế giới." Một người như vậy không thể biết tới tôn thờ. Người đó cảm thấy rằng tôi đó là ở trung tâm và phần còn lại của thế giới là chu vi của người đó. Trong tôn thờ, bạn thấy cái đối lập: luật nền tảng của tôn thờ là "Tôi ở trên chu vi, trung tâm ở đâu đó khác." Triết lí cơ bản của người phi tôn giáo là ở chỗ người đó là trung tâm và phần còn lại của thế giới là ngoại vi. Ngay cả Thượng đế có tồn tại, ngài là ở chu vi. "Ngài là vì tôi. Nếu tôi ốm, ngài phải chữa cho tôi. Nếu con trai tôi thất nghiệp, ngài phải cho nó việc làm. Nếu tôi bị khó khăn, Thượng đế phải chạy tới giúp tôi..." Kiểu hữu thần này còn tệ hơn vô thần. Người như vậy không hiểu người đó đang nói gì.

Nghĩa đúng của tôn thờ, nghĩa đúng của lời cầu nguyện, của việc có tính tôn giáo là hiểu rằng bạn ở trên ngoại vi và cái vô hạn ở trung tâm. Ngay khi tim của tượng là sống động và đập, ngay khi người ta trải nghiệm rằng tượng là sống động, tính vô hình thể đã đi vào trong nó. Cho nên qui tắc cơ bản cho tôn thờ là việc cảm, "Tôi ở ngoại vi - tôi sẽ múa cho ngài, hát cho ngài, sống cho ngài và thở cho ngài. Bất kì cái gì xảy ra sẽ là vì ngài, trung tâm."

Một triết gia lớn nổi danh có thời đã ở cùng Ramakrishna. Ông ta hỏi Ramakrishna ông này còn bị ám ảnh bởi tượng bao lâu - đó là lúc ông ấy bắt đầu cuộc hành trình của mình tới cái vô hình thể. Ramakrishna đáp rằng ông ấy đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình của mình; ông ấy bao giờ cũng sẵn sàng học bất kì cái gì từ bất kì ai, ông ấy bao giờ cũng sẵn sàng học từ bất kì người nào muốn dạy. Nhưng ông ấy yêu cầu Totapuri đợi cho tới khi ông ấy được phép từ mẹ của ông ấy.

"Mẹ nào vậy?' Totapuri hỏi.

Ramakrishna đáp, "Mẹ tôi, nữ thần Kali."

Totapuri nói, "Đó đích xác là điều tôi đang nói! Ông sẽ còn bị mắc kẹt với tượng đá của Kali trong bao lâu? Ông muốn hỏi tượng đá đó sao?"

Ramakrishna đáp, "Không có cách nào ngoài việc hỏi bà ấy. Từ khoảnh khắc tôi bắt đầu tôn thờ bà ấy, bà ấy đã trở thành trung tâm và tôi đã chuyển ra chu vi. Vì tôi không có, bà ấy phải được hỏi xin phép. Bất kì cái gì tôi làm đều vì bà ấy. Không có phép của bà ấy, ngay cả chứng ngộ cũng là vô nghĩa; và nếu bà ấy ra lệnh cho tôi xuống địa ngục, tôi sẵn sàng. Nhưng không hỏi bà ấy, không cái gì có thể được làm."

Totapuri đã không thể hiểu được điều này. Nếu Ramakrishna mà phải hỏi xin phép Kali để thôi tôn thờ bà ấy, làm sao bà ấy có thể ban cho điều đó? Chúng ta có xin phép người mà chúng ta muốn từ bỏ không? Phép có cần để từ bỏ cái gì đó không?

Vào lúc này, Ramakrishna đã đi tới đền. Totapuri đi theo ông ấy. Ông ta thấy nước mắt chảy ra từ mắt của Ramakrishna: ông ấy đang cầu xin Kali lặp đi lặp lại để cho phép ông ấy dừng tôn thờ bà ấy. Ông ấy bảo với bà ấy rằng Totapuri đang đợi ông ấy... Thế rồi đột nhiên ông ấy đã trở nên vui sướng và bắt đầu nhảy múa. Totapuri, đang đứng đằng sau ông ấy, hỏi cái gì đã xảy ra.

Ramakrishna nói, "Bà ấy đã cho phép rồi! Giờ tôi sẵn sàng học từ ông!"

Nghĩa của việc có ai đó là trung tâm của bạn là ở chỗ cuộc sống của bạn giờ là cuộc sống được buông xuôi.

Việc tôn thờ nghĩa là cuộc sống được buông xuôi.

Việc tôn thờ người tối cao ngụ ý sống như người tối cao muốn. Ngồi và đứng, ăn và uống, nói và vẫn còn im lặng cũng là dành cho người tối cao.

Ngay khi người ta có cái vô hạn ở trung tâm, dòng chảy huyền bí bắt đầu tuôn chảy, một loại mở rộng bắt đầu.

Như nó vậy, chúng ta đã co bản thân chúng ta lại. Khi hạt mầm vỡ ra, nó bắt đầu là cây. Chúng ta đã co bản thân chúng ta lại trong cái "tôi" của chúng ta: khi cái "tôi" đó vỡ ra, chồi non nhú ra và việc mở rộng bắt đầu. Những chồi này có thể mở rộng nhiều thế để bao gồm toàn thế giới.

Tôn giáo là đầy những điều huyền bí lớn lao. Người cố cứu bản thân mình, thì chết; trong khi người giữ cho người tối cao ở trung tâm và bản thân người đó ở chu vi, thì sống. Chúng ta không hiểu cách điều như vậy có thể xảy ra vì từ chính việc sinh của mình, chúng ta đã tin bản thân chúng ta là trung tâm của thế giới.

Phật thường gợi ý cho các đệ tử của ông ấy dành vài ngày ở nơi hoả táng. Họ cần làm điều đó trong ba tháng trước khi họ có thể được khai tâm thành khất sĩ. Họ sẽ nói rằng họ phải tới để học từ người đó, không từ việc hoả thiêu. Nhưng Phật nhấn mạnh và nói, "Sau ba tháng ở chỗ thiêu, cái 'tôi' của các ông sẽ trở nên bị buông xuôi và sẽ dễ dàng để dạy các ông hơn. Hàng ngày, trong ba tháng, các ông sẽ thấy các xác chết được đem đi thiêu: ít nhất một ngày trong ba tháng này các ông sẽ bắt đầu nghĩ rằng thế giới này không chỉ tồn tại cho các ông. Khi các ông đã không có ở đây, thế giới đã tồn tại. Người này, người có thân thể mà các ông đang quan sát được thiêu đi, cũng đã nghĩ chỉ những khoảnh khắc trước cái chết của người đó rằng thế giới đã tồn tại cho người đó. Thế giới thậm chí không biết rằng người này không còn nữa. Biển không để ý rằng một con sóng đã tan biến.

"Cho nên các ông cứ liên tục quan sát đi, và khi các ông nhận ra rằng thế giới không tồn tại cho các ông, tới với ta; thế thì thiền thực có thể bắt đầu. Chừng nào các ông còn ở trung tâm, không có khả năng nào của tôn thờ thực, của lời cầu nguyện hay thiền; chỉ có ảo tưởng sâu sắc. Tôn thờ sẽ bắt đầu khi ảo tưởng đó tan biến. Tôn thời bắt đầu khi cái 'tôi' bị bỏ đi và cái 'người' là có ý nghĩa."

Nhớ lấy, đầu tiên người sùng kính làm cho tượng biến mất và mở cánh cửa tới cái vô hình thể. Thế rồi người đó làm cho bản thân mình biến mất và tôn thờ bắt đầu. Ngay khi cánh cửa tới cái vô hình thể mở ra qua tượng, sự tan biến của cái ngã của người ta trở nên dễ dàng hơn. Ngay khi người sùng kính nhận ra rằng tượng đá có thể biến mất để trở thành cánh cửa tới cái vô hình thể, người đó đã nhận ra rằng người đó nữa cũng có thể trở thành cánh cửa tới cái vô hình thể; rằng nếu người đó có thể quên cái ngã của người đó, cú nhảy sâu hơn trở thành có thể.

Có thể có phân biệt giữa hai hình thể, nhưng không phải là như vậy khi có liên quan tới cái vô hình thể, vì cái vô hình thể là một. Khi tượng đã trở thành vô hình thể và người sùng kính đã trở thành vô hình thể, thế thì không có gì giống như "hai." Con số không có giá trị trong quan hệ với cái vô hình thể. Hình thể và con số chỉ là cột chống và có những phương pháp để làm ra những cột chống hữu dụng. Về việc này có vài điều cần được hiểu...

Người Sufi đã coi nhảy múa như tôn thờ có tầm quan trọng lớn. Những người sùng kính như Meera và Chaitanya cũng đã gắn giá trị lớn cho nhảy múa - nó có vài phẩm chất mà đã dẫn nhiều trường phái sùng kính tới chọn nó như phương pháp.

Hiệu quả đầu tiên của nhảy múa là ở chỗ trong khi nhảy múa bạn trải nghiệm rằng bạn không là thân thể. Vì chuyển động nhanh của nhảy múa bạn cảm thấy rằng bạn và thân thể bạn là tách biệt. Trong thực tại có điều chỉnh giữa thân thể của bạn và tâm thức của bạn. Đó là điều chỉnh được sắp xếp tốt: trong công việc hàng ngày của bạn, điều chỉnh đó vẫn còn không bị động chạm tới.

Gurdjieff hay nói rằng nếu có nhiều đá cuội trong bình chứa, và bạn lắc mạnh bình, việc sắp xếp của các thứ bên trong sẽ bị làm rối. Viên đá đã nằm ở đáy bình sẽ lên đỉnh, viên đá nằm ở giữa sẽ chuyển sang bên, và viên ở trên đỉnh sẽ thành ở giữa: toàn thể việc sắp xếp bên trong bình sẽ trở thành lộn ngược. Nếu viên đá này thường ở chỗ nào đó trong quan hệ với các viên đá khác, và nó trở nên bị đồng nhất với vị trí đó, bản ngã của nó sẽ bị phá huỷ. Viên đá sẽ cảm thấy, "Mình không còn nữa," rằng đó chỉ là việc sắp xếp, và sắp xếp đó không còn nữa.

Cho nên những người Sufi, Meera và Chaitanya, đã làm ra cách sử dụng sâu sắc về nhảy múa. Nhảy múa của người Dervish là rất sâu: trong nó, thân thể của người múa quay tít nhanh và với tính toàn bộ tới mức mọi tế bào và thớ thịt của thân thể người đó đều rung động. Việc này phá vỡ mối quan hệ giữa thân thể và tâm thức, và đột nhiên người múa nhận ra rằng người đó là tách rời khỏi thân thể của mình.

Cho nên dùng nhảy múa cho tôn thờ là rất có giá trị.

Có hai giáo phái Ki tô giáo, một trong đó được biết là giáo phái Quakers và giáo phái kia là Shakers. Người Quakers, ngay cả ngày nay, rất có ảnh hưởng. Cái tên của các giáo phái này là rất có ý nghĩa. Trong tôn thờ của họ, người Shakers rung lắc thân thể mạnh tới mức mọi thần kinh và thớ thịt của thân thể đều rung động mạnh thế, người Shaker vã mồ hôi như tắm. Tại điểm đó người đó sẽ trải nghiệm rằng tâm thức người đó là tách rời khỏi thân thể của người đó. Thế thì tâm thức đó đi vào trong tôn thờ.

Cái tên Quaker là có nghĩa - thân thể họ run lên rất mạnh khi họ tôn thờ. Trong động đất, đất rung động nhiều tới mức mọi thứ rơi xuống vỡ ra; người Quakers cũng run nhiều tới mức kết nối của thân thể họ với tâm thức bị phá vỡ. Kiểu chuyển động này, nhảy múa và bài ca sùng kính, tất cả đã được dùng để tạo ra kẽ hở giữ thân thể và tâm thức.

Về việc này chúng ta hãy hiểu một chút về khoa học âm thanh. Khoa học tin rằng đơn vị tối thượng của mọi vật chất là điện. Các hiền nhân phương Đông tin rằng đơn vị tối thượng của vật chất không phải là điện mà là âm thanh. Vật lí hiện đại tin rằng chung cuộc mọi vật chất đều được tạo ra từ điện, trong khi hiền nhân phương đông nói rằng âm thanh là đơn vị cơ bản của mọi vật chất. Dù chân lí có thể là bất kì cái gì, điều cần được hiểu là ở chỗ có mối quan hệ gần gũi giữa điện và âm thanh. Có thể là các phát biểu của nhà khoa học và của hiền nhân cả hai đều đồng thời đúng. Nếu không phải hôm nay, ngày mai thực tại của yếu tố tối thượng sẽ được biết: một hình thể của yếu tố đó là âm thành, và hình thể khác là điện. Yếu tố đó là gì thì phải được khám phá ra. Tìm kiếm từ khía cạnh tôn giáo, hiền nhân đạt tới tri thức rằng âm thanh là cái tối thượng; tìm kiếm từ khía cạnh vật chất nhà khoa học đã được đưa tới điện. Nhớ, hiền nhân đã đi tìm bên trong bản thân ông ấy, không bên trong vật chất: bên trong cái ngã riêng của bạn, kinh nghiệm tối thượng về sự tồn tại của bạn là kinh nghiệm về âm thanh. Cứ khi nhận biết về bản thân bạn, sẽ có nhận biết về âm thanh. Bạn càng đi sâu hơn vào trong bản thân bạn, âm thanh sẽ càng ít nghe thấy được hơn, cho tới khi nó trở thành trống rỗng. Chính im lặng đó có âm thanh riêng của nó, "âm thanh vô âm," điều các hiền nhân Ấn Độ đã mô tả là anahat nada. Anahat nada đó là âm thanh tối thượng: kinh nghiệm cuối cùng của tâm thức con người, trước khi nó đi vào cái vô hình thể, là âm thanh này. Vì kinh nghiệm này, các hiền nhân Ấn Độ nói rằng âm thanh này là yếu tố tối thượng.

Nhà khoa học phân chia và chia nhỏ nữa vật chất thành các cấu phần nhỏ nhất của nó, và ngay trước khi nó biến mất vào cái vô hình thể, nó được thấy như điện tử. Thế rồi vật chất hoàn toàn bị mất đi và cái vô hình thể xuất hiện, cái còn lại là điện.

Điều phải được nghĩ tới là liệu cái nhỏ nhất, phần tối thượng của tâm thức, có tới trước phần nhỏ nhất của vật chất không. Chắc chắn là tâm thức đó là tinh tế hơn vật chất, do đó phần tối thượng của tâm thức phải tồn tại trước vật chất đó. Cho nên các hiền nhân Ấn Độ đã giữ cái nhìn rằng âm thanh là tinh tế hơn điện, rằng nó tới trước điện, và là nguồn tối thượng của mọi thứ.

Âm nhạc, bài ca, lời cầu nguyện và việc tụng tất cả đều là việc dùng âm thanh. Mọi âm thanh đều tạo ra một trạng thái đặc biệt bên trong bạn; không âm thanh nào không tạo ra.

Các nhà khoa học đang thực nghiệm với âm thanh bây giờ biết rằng nếu các nhạc cụ đặc biệt được chơi trước thực vật nó sẽ mọc hoa sớm hơn một tháng so với bình thường nó vậy. Nếu nhạc cụ đặ biêt được chơi trước bò cái, chúng sẽ cho nhiều sữa gấp đôi. Nếu nhạc cụ sai, hay âm nhạc sai được chơi, chúng có thể không cho sữa chút nào.

Âm thanh thực sự đạt tới bên trong bạn và điểm vào tâm thức của bạn. Cổ của bạn có thể bị chặt bằng kiếm, nhưng với kiếm âm thanh, tâm trí của bạn có thể bị chặt. Lưỡi của âm thanh sắc hơn, và nó ngắt tâm trí bạn khỏi những bận tâm đa dạng. Cho nên các thực nghiệm với lưỡi âm thanh đã được tiến hành trong đó âm thanh được dùng để cắt bỏ tâm trí của thiền nhân hay người sùng kính, để người đó có thể bắt đầu cuộc hành trình tới cái vô hạn. Mọi tôn giáo đều đã dùng những âm thanh đặc biệt và đã thực nghiệm với chúng để lau sạch và làm thuần khiết tâm trí.

Mới đây ai đó từ Nhật Bản tới tôi. Trong hai năm qua anh ấy đã từng làm tập luyện theo phái Thiền Tào Động. Trong tập luyện này, âm thanh "Mu... mu" được tạo ra trong phần lớn thời gian thức của anh ấy; ngoại trừ khi anh ấy nghỉ và ăn, âm thanh này liên tục được thốt ra. Anh ấy thức dậy lúc ba giờ sáng, tắm, và bắt đầu lặp lại "Mu... mu." Anh ấy làm điều này trong ba ngày, và ý nghĩ của anh trở nên ngày càng ít đi. Âm thanh "Mu... mu" liên tục ngân vang; một loại bão được tạo ra bên trong; nó trở thành giống như chiếc kiếm và chặt phăng đi mọi suy nghĩ.

Sau bẩy ngày anh ấy không cần tạo ra âm thanh này nữa: nó trở thành tự động và lan toả khắp thân thể anh ấy. Bất kì cái gì anh ấy có thể đang làm - ngồi hay bước... bất kì cái gì - bên trong anh ấy có việc lặp lại im lặng của "Mu... mu" liên tục. Mọi tế bào và mọi thớ thịt rung động trong nhịp của nó. Khó ăn, vì âm thanh của "Mu..." liên tục diễn ra. Sau bẩy ngày ngủ thành khó nữa vì mồm anh ấy liên tục lặp lại "Mu... mu." Trong bất kì giấc ngủ nào anh ấy đều có âm thanh này đi ngày càng sâu hơn.

Sau hai mươi mốt ngày anh ấy bắt đầu hét và gầm lên âm thanh "Mu... mu" như sư tử. Mắt anh ấy, mặt anh ấy và hành vi của anh ấy thay đổi. Thầy của anh ấy liên tục thúc giục anh ấy tiếp tục. Một khi anh ấy bắt đầu gầm lên, việc ăn, uống và ngủ của anh ấy bị bỏ đi. Trong tuần thứ tư anh ấy trở thành như người điên - trạng thái mà anh ấy không có nhận biết về bất kì cái gì ngoại trừ âm thanh, "Mu... mu." Nếu bạn hỏi tên anh ấy, anh ấy sẽ đáp lại, "Mu." Anh ấy mất mọi nhận biết về thân thể anh ấy, duy nhất chỉ có nhận biết về "Mu..." còn lại. Anh ấy không biết anh ấy là ai. Tại giai đoạn này anh ấy phải quan sát và canh chừng - anh ấy có thể làm bất kì cái gì, anh ấy có thể đi bất kì nơi nào.

Trong giai đoạn cuối, anh ấy gầm với toàn bộ sức mạnh của anh ấy. Cứ dường như vết thương nào đó đã mở ra hay vong linh đã sở hữu anh ấy. Và thế rồi mọi thứ lắng lại; con sóng khổng lồ của đại dương đã lấy bước nhảy cuối cùng và đổ sụp tan tành. Cao trào đã đi qua và mọi thứ bên trong anh ấy đã tung ra rải rác.

Anh ấy đổ sụp và vẫn còn vô ý thức, không có bất kì chuyển động nào, yên tĩnh và an bình trong một tới ba tuần. Khi anh ấy trở về ý thức, anh ấy không còn là cùng người cũ; anh ấy là người mới. Người cũ đã chết: bây giờ không cái gì là cũ - giận, ham muốn, tham của anh ấy - có thể được dõi vết. Sự liên tục với quá khứ của anh ấy bị phá vỡ. Với thực nghiệm này về "Mu," với sự bùng nổ lớn này của âm thanh, toàn thể tâm thức của anh ấy được biến đổi.

"Aum" là âm thanh tương tự. Mọi tôn giáo đều có âm thanh riêng của họ mà được dùng trong tôn thờ. Khi tôn thờ đi sâu, tác động của những âm thanh này biến đổi người sùng kính. Bài ca sùng kính và chơi nhạc cụ là cơ bản cho biến đổi, và đó là lí do tại sao việc lặp lại là có ý nghĩa. Nếu bạn hát một bài hát hôm nay, bài khác ngày mai và bài thứ ba vào ngày kia, sẽ không có kết quả. Phải có việc gõ búa liên tục vào cùng một trung tâm đặc biệt.

Nếu bạn gõ búa vào cọc lều ở những chỗ khác nhau, nó sẽ không bao giờ đi vào trong đất. Nếu bạn đào sáu mươi phân ở chỗ này, sáu mươi phân ở chỗ khác và sáu mươi phân ở chỗ khác nữa, bạn sẽ không bao giờ có khả năng đào giếng. Tương tự, đổi trung tâm và vị trí không đem lại kết quả. Để đào giếng, việc đào phải được làm chỉ ở một chỗ. Đó là lí do tại sao việc lặp lại đã từng được nhấn mạnh tới - nhiều tới mức trong cả một tháng bạn phải lặp lại "Mu..." hay "Aum," hay một dòng bài ca, lặp đi lặp lại, theo cùng nhịp điệu. Nhưng có nguy hiểm rằng việc lặp lại trở thành máy móc, dường như nó chỉ là một việc để được làm, và thế thì nó sẽ là vô dụng.

Việc lặp lại phải là vấn đề sống chết, dường như bạn đánh cược mọi thứ vào nó một cách toàn bộ. Mọi sợi tóc, mọi tế bào, mọi thớ thịt của thân thể đều tham gia; mọi thần kinh, mọi xương, mọi thịt và cơ trở nên được tham gia... mọi giọt máu phải gọi to lên. Khi toàn thể sự tồn tại của bạn trở thành âm thanh đó, sẽ có kết quả. Người sùng kính phải lặp lại chỉ một lời, hay một dòng bài hát, trong nhiều năm liền, với một lí do đặc biệt: bạn gõ búa vào một điểm lặp đi lặp lại để cho cánh cửa có thể vỡ mở ra - và nó thế thật!

Cho nên âm thanh, nhảy múa và âm nhạc tất cả đã được dùng trong tôn thờ.

Những điều này tất cả đã được làm trước tượng - để điều này được ghi nhớ, vì việc nhảy múa như vậy là chuyện khác. Nhiều người nhảy múa nhưng họ không trở nên chứng ngộ. Nếu họ nhảy múa vì nhảy múa, điều đó chẳng có quan hệ gì với cái vô hạn. Cho nên mọi thứ phải được làm trong quan hệ với cái vô hạn và do đó ở trước tượng mà đã được làm thành sống động. Tượng đó sẽ liên tục nhắc nhở bạn rằng nhảy múa không phải là vì nhảy múa. Việc nhảy múa là ở ngoại vi; trung tâm là tượng, trung tâm là ở trong người tối cao. Mọi thứ là trong việc chuẩn bị cho cú nhảy vào trong điều tối thượng. Bằng không có vũ công, nhạc sĩ, ca sĩ, toàn những người siêu phàm trong nghệ thuật của họ - ngay cả người sùng kính cũng có thể hát rất hay. Nhưng điều này không liên quan chút nào; người sùng kính không quan tâm tới âm nhạc hay bài ca, chủ định của người đó là khác. Toàn thể nỗ lực của người đó là để trở nên được tràn ngập tới mức người đó có thể tan biến và mất bản thân người đó một cách hoàn toàn tới mức dòng chảy bên trong tiếp quản và để người đó nổi trong cái vô hạn. Người đó phải trở thành chu vi, với người tối cao ở trung tâm. Người đó phải tạo ra sự linh động tới mức người đó có thể vẫn còn nổi, và tuôn chảy.

Thông thường bạn sẽ thấy người sùng kính với nước mắt chảy dài trên má. Người đó không khóc từ bất hạnh mà từ vui.

Nước mắt chảy ra khi mọi thứ bên trong đã trở thành linh động, lỏng - hoặc từ khổ hoặc từ vui tràn ngập.

Mãi cho tới giờ các nhà khoa học vẫn không có khả năng giải thích chủ định của nước mắt. Tốt nhất, họ đã khám phá ra rằng nước mắt được ngụ ý để lau sạch mắt khỏi bụi. Tuyến nước mắt chỉ được ngụ ý để lau sạch mắt. Nhưng tại sao nước mắt chảy ra khi người ta đau, khi người ta bất hạnh hay khi người ta vui quá mức? Bụi có rơi vào mắt vào những thời điểm đó không, và không gì khác?

Bất kì khi nào có sự tràn ngập, khi có đau hoặc vui thú cực kì, nước mắt bắt đầu chảy. Các tuyến nước mắt mở ra, và nước mắt chảy ra. Những người sùng kính cũng khóc, nhưng việc khóc của họ có phẩm chất khác. Người không là người sùng kính sẽ không có khả năng hiểu điều đó. Cái gì xảy ra cho người sùng kính mà làm cho người đó khóc? Bạn có thể nghĩ rằng người đó phải gặp khó khăn nào đó và vì chúng người đó khóc, với tay khoanh lại. Nhưng người khóc vì những khó khăn của mình vẫn có bản thân người đó là trung tâm. Người đó vẫn không là người sùng kính; người đó không biết tôn thờ là gì.

Nhưng có những khoảnh khắc mà mọi sự đông cứng và cứng nhắc đã đông đặc bên trong chúng ta bắt đầu lỏng dần ra, và nhận biết về việc xảy ra đó làm cho nước mắt rơi. Những nước mắt đó trong lòng biết ơn và cám ơn hướng tới cái tối cao. Chúng ta không có gì ngoài nước mắt để dành cho ân huệ đó, cái đang chảy tới chúng ta. Chúng ta cảm thấy chúng ta không xứng đáng với bất kì cái gì chúng ta đã nhận được và rằng chúng ta không thể kìm lại niềm vui đang giáng lên chúng ta. Chúng ta chưa bao giờ mơ về cảm giác như vậy - và chúng ta chẳng có gì để bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta. Không lời nào không bất kì cái gì khác có thể diễn tả nó một cách thích hợp.

Trong những khoảnh khắc như vậy mắt khóc theo cách khác. Mắt của người sùng kính khóc khác với mắt của người yêu. Người yêu cũng khóc, nhưng việc khóc đó có phẩm chất khác. Nước mắt của người yêu đầy những ham muốn, đòi hỏi nhỏ bé, nhưng trong nước mắt của người sùng kính không có đòi hỏi. Mắt của người đó khóc không vì lí do nào - người đó đơn giản bất lực. Cho dù người đó muốn nói lời cám ơn, lời không tới từ mồm người đó, và khi mồm không thể nói được, mắt bắt đầu nói theo cách riêng của chúng.

Sự hoàn hảo, sự đầy đủ của tôn thờ, là trong nước mắt của họ, trong sự linh động của nước mắt và việc chảy ra của chúng.

Tượng đã được dùng theo nhiều cách khác nhau để diễn đạt cực lạc. Những người nói chống lại tượng không biết tôn thờ ngụ ý gì. Bất kì cái gì đều có thể được nói bởi ai đó không biết; mọi người rất dốt nát và không biết bất kì cái gì. Họ chấp nhận bất kì cái gì họ nghe thấy - đặc biệt là điều phủ định. Chính một luật là tâm trí dễ dàng chấp nhận cái có tính phủ định vì nó không phải nhận bất kì phiền phức nào để chứng minh điều đó.

Nếu ai đó nói, "Không có Thượng đế," người đó không phải chứng minh bất kì cái gì. Nhưng bất kì ai nói, "Có Thượng đế," đều phải chứng minh điều đó. Cho nên tâm trí dễ dàng chấp nhận cái có tính phủ định, nhưng trước khi nó chấp nhận bất kì cái gì có tính khẳng định, nó làm ra các điều kiện; bằng không nó sẽ phải nhận phiền phức để chứng minh điều đó.

Tôn thờ có tính khẳng định, tượng có tính khẳng định. Trong việc phủ nhận cái gì đó, chẳng có gì để mất.

Turgenev đã viết một câu chuyện nhỏ... Trong một thị trấn nào đó có một người rất thông minh, và rất có ảnh hưởng nữa. Và trong cùng thị trấn này một người ngu toàn tập, kẻ ngốc sống. Một hôm người ngốc đi tới người thông minh và hỏi xin chỉ cách nào đó để trở thành thông minh. Người thông minh hỏi người ngốc liệu anh ta có muốn là thông minh hay dường như là thông minh không, vì trở thành thông minh là một quá trình dài, nhưng có vẻ thông minh là dễ dàng. Người ngốc đáp lại rằng anh ta muốn được chỉ cho cách dễ hơn - rằng sẽ là đủ nếu anh ta có vẻ là thông minh, anh ta không muốn bận tâm về việc trở thành thông minh.

Người thông mình bình luận rằng trong việc trở thành thông minh có khả năng phạm sai lầm, nhưng trông có vẻ là thông minh thì không thể nào có sai lầm được. Thế là người ngốc trở nên nóng vội và yêu cầu rằng thủ đoạn đó được tiết lộ ra ngay không có bất kì chậm trễ nào. Người thông minh thì thào cái gì đó vào tai anh ta - và từ hôm đó trở đi người ngốc dần trở nên nổi tiếng là thông minh trong toàn thị trấn.

Mọi người trong thị trấn bắt đầu bàn tán: Làm sao mà người ngu nào đột nhiên đã trở thành thông minh? Người thông minh đã nói cho anh ta cái gì?

Người đó đã đơn giản nói cho người ngu là lập tức phủ định mọi phát biểu mà anh ta nghe thấy. Nếu bất kì người nào nói, "Có cái gì đó với việc tôn thờ tượng," người ngốc phải lập tức đáp lại rằng chẳng có gì đâu. Người ngốc hỏi người thông minh, "Tôi có nên nói những điều như vậy ngay cả khi tôi không biết bất kì cái gì về chủ đề đó không?"

Người thông minh nói, "Ông không phải bận tâm về việc biết bất kì cái gì chút nào - cứ phủ định bất kì cái gì được nói. Nếu ai đó bảo ông rằng các công trình Kalidas là tuyệt vời, cứ nói nó là toàn là rác rưởi! Bảo họ chứng minh rằng chúng là vậy đi! Nếu bất kì người nào nói rằng âm nhạc của Beethoven là siêu phàm, nói rằng ngay cả ở địa ngục âm nhạc như thế cũng được chơi! Và yêu cầu người này chứng minh âm nhạc siêu phàm giống cái gì. Cứ phủ nhận mọi thứ, và nếu bất kì người nào đối lập ông, thách thức họ chứng minh tuyên bố của họ."

Trong vòng hai tuần người ngốc đã trở thành nổi tiếng trong toàn thị trấn về thông minh của anh ta. Mọi người bắt đầu nói rằng anh ta là rất rất sâu sắc và khó phán xét hay hiểu. Nếu ai đó nói rằng thơ của Shakespeare là hay, anh ta sẽ đáp lại rằng nó chỉ là thứ rác rưởi - bất kì đứa trẻ học trò nào cũng có thể viết ra những bài thơ như vậy. Thế thì người này sẽ cảm thấy dao động vì thực khó để chứng minh điều người đó nói.

Thế kỉ này, theo một cách nào đó, là thế kỉ của nhiều kiểu ngu xuẩn. Và nền tảng cho cái ngu xuẩn của chúng ta là việc phủ định. Trong suốt một thế kỉ chúng ta đã từng phủ nhận hết điều này tới điều khác. Khi người khác không có khả năng chứng minh, họ cũng gia nhập vào việc phủ định. Nhưng nhớ sự sống càng nhiều tính phủ định, nó càng trở nên có ý nghĩa hơn.

Không chân lí nào có thể được biết tới mà không có tính khẳng định.

Sự sống càng có tính phủ định, mặc dầu nó sẽ dường như thông minh hơn ở bên ngoài, bên trong nó sẽ là ngu xuẩn hơn. Sự sống càng có tính phủ định, sẽ càng ít có khả năng cho chân lí, niềm vui và cái đẹp xuyên thấu vào nó, vì mọi kinh nghiệm nâng cao chỉ xảy ra cho tâm trí khẳng định. Mọi kinh nghiệm có giá trị có thể có được chỉ bởi tâm trí khẳng định.

Bất kì khi nào ai đó nói "không," cái gì đó bên trong tâm trí của người đó bị đóng lại. Bạn đã bao giờ nghĩ về tác động của lời chưa? Nếu bạn nhốt bản thân bạn trong phòng và nói to "không," bạn sẽ thấy rằng toàn thể tim bạn co lại và trở nên bị đóng. Nếu bạn nói to "có," bạn sẽ thấy rằng tim bạn mở đôi cánh của nó ra và bay vào trong bầu trời. Lời không chỉ được sinh ra: việc thốt ra chúng tạo ra biến cố song song nào đó. Trong nói "không," cái gì đó co lại bên trong bạn, và trong việc nói "có," cái gì đó mở ra bên trong bạn.

Ai đó đã hỏi St Augustine, "Tôn thờ của ông là gì? Lời cầu nguyện của ông là gì?"

St. Augustine đáp, "Có, có và có, thưa Trời! Ngần này là tôn thờ của tôi."

Ông ấy có thể đã không hiểu điều ông ấy đã nói, nhưng bất kì người nào nói có với cuộc sống của mình trong tính toàn bộ của nó đều là người hữu thần. Hữu thần không có nghĩa chỉ nói có với sự tồn tại của Thượng đế, nó là năng lực nói có. Người vô thần không chỉ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, người vô thần chỉ có năng lực nói không. Người như vậy sẽ liên tục co lại và rút lại và chung cuộc sẽ suy tàn. Nhưng nói có làm cho người ta mở ra và mở rộng nhiều tới mức người đó hội nhập với cái vô hạn.

Tôn thờ tượng là phương pháp rất khẳng định. Nhưng bạn phải thiền và đi sâu vào trong tượng, vào trong tôn thờ tới mức bạn đi tới biết rằng không có tượng, chỉ có tôn thừa. Tượng chỉ là việc bắt đầu.

Đúng là tôn thờ là về tượng, nhưng theo nghĩa sâu hơn bạn sẽ thấy rằng nó là biến đổi riêng của bạn. Tượng chỉ là cái cớ, và cái cớ đó làm việc biến đổi bản thân người ta thành dễ dàng.

Ts. Rudolf, người tôi đã nói tới trước đây, đã phát triển một nguyên lí quan trọng, mà sẽ là hữu dụng cho bạn để biết tới. Bất kì khi nào ý nghĩ nào đó nảy sinh trong tâm trí bạn, nó phải đi qua dây thần kinh và cơ, qua toàn thể cơ chế của thân thể. Chẳng hạn, nếu trong tâm trí tôi ý nghĩ đã nảy sinh để yêu bạn và để cầm tay bạn trong tay tôi, lập tức ý nghĩ đó bắt đầu chuyển đi - đi từ não và cơ chế thân thể cho tới khi nó đạt tới đầu ngón tay tôi.

Rudolf nói rằng khi một ý nghĩ được sinh ra, nó có sức mạnh của một trăm đơn vị; đến lúc nó đạt tới đầu ngón tay, chỉ một đơn vị còn lại. Chín mươi chín đơn vị được dùng trong việc truyền, trong việc dịch ý nghĩ đó thành hành động. Mọi ý nghĩ đều trở nên không sống vào lúc chúng đạt tới bề mặt bên ngoài của thân thể. Đó là lí do tại sao nhiều hạnh phúc thực tại được trải nghiệm về ý nghĩ về cầm tay người yêu của bạn hơn là việc trải nghiệm nó. Vào khoảnh khắc trải nghiệm bạn cảm thấy trải nghiệm đó đã không thoả mãn như bạn đã mong đợi. Cái gì đã xảy ra? Tại sao việc hoàn thành ý nghĩ đó lại kém đáp ứng hơn bản thân ý nghĩ này?

Khi ai đó nghĩ về làm tình, người đó cảm thấy hân hoan, nhưng sau khi làm tình người đó bị bỏ lại với cảm giác chán nản. Người đó cảm thấy nó không lớn thế chút nào. Tại sao? Khi ý nghĩ được quan niệm nó có tiềm năng của một trăm đơn vị, nhưng đến lúc nó đạt tới ngoại vi, nó đã bị thu lại thành một đơn vị. Đôi khi tiềm năng này là số không hay thậm chí số âm. Nếu thân thể ốm, năng lượng bị mất đi khi ý nghĩ đi qua, tiêu thụ mọi sức mạnh và biến nó thành phủ định. Cho nên nếu bạn ốm, bạn có thể đã mong đợi cảm thấy hạnh phúc khi bạn cầm tay người yêu của bạn, nhưng thay vì thế, đến lúc ý nghĩ đã đi tới tay của bạn, cầm tay cô ấy làm cho bạn bất hạnh. Kinh nghiệm này trở thành phủ định. Rudolf nói rằng nếu điều này là đúng, thế thì con người sẽ không bao giờ trở nên hạnh phúc.

Không có cách nào để ý nghĩ của người ta có thể nhảy thẳng vào tâm trí của người khác sao? Tôn giáo nói có đấy. Rudolf cũng đã xác nhận điều này qua hàng trăm thực nghiệm - rằng ý nghĩ của tôi có thể lấy cú nhảy vào tâm trí người khác, không dùng trung gian của thân thể vật lí của tôi. Để làm như vậy, tôi dừng ý nghĩ của tôi ở trung tâm con mắt thứ ba bằng việc nhắm mắt lại, và làm cho nó nhảy thẳng vào con mắt thứ ba của bạn. Toàn thể hệ thống viễn cảm này tuỳ thuộc vào nghệ thuật này.

Rudolf đã biểu diễn điều này bằng việc truyền ý nghĩ đi một nghìn dặm. Ở Nga, Howard, và nhiều người khác trong các thực nghiệp của các nước khác, đã cho bằng chứng về viễn cảm. Trong thực nghiệm này, bạn tập trung ý nghĩ của bạn vào con mắt thứ ba của bạn, dường như ý nghĩ của bạn đã trở thành mặt trời nhỏ quay nhanh trong tâm trí bạn. Mặt trời nhỏ đó trở nên được hội tụ và có năng lực cao. Ý nghĩ này không được phép lan rộng tới phần còn lại của thân thể, điều sẽ cho phép việc mất năng lượng; năng lượng này phải tích luỹ tại một điểm, nơi nó vẫn còn được hội tụ như một tia sáng mạnh. Ngay khi bạn cảm thấy rằng nó không thể trở nên được hội tụ hơn, được tập trung hơn - đó là khoảnh khắc cho ý nghĩ này nhảy. Tại đích xác khoảnh khắc đó bạn phải phóng chiếu ý nghĩ này vào trong tâm trí của người khác. Dù người này có thể ở xa bao nhiêu, người này phải ở trong trường tưởng tượng của bạn, và bạn cần tưởng tượng rằng ý nghĩ này đã đi vào trong tâm trí của người kia qua con mắt thứ ba của người đó. Một khi điều này xảy ra, ý nghĩ này được truyền đi.

Viễn cảm là nghệ thuật phóng chiếu ý nghĩ vào ai đó khác mà không có bất kì trung gian vật lí nào. Con mắt thứ ba đã được thiền theo nhiều cách với các chủ định tôn giáo. Nó có thể được dùng cho liên lạc với tâm trí càn khôn cũng như với tâm trí con người. Chẳng hạn, bạn đang ngồi trước tượng của Mahavira... Tâm thức của Mahavira đã trở thành một với cái vô hạn, nhưng nếu bạn tập trung toàn bộ năng lượng của bạn vào trung tâm con mắt thứ ba và phóng chiếu nó vào trong đầu của tượng, ý nghĩ của bạn sẽ được truyền tới tâm thức của Mahavira. Theo cách này nhiều người đã tới sau Mahavira được giúp đỡ. Với những người như vậy, Phật, Mahavira và Christ không là chết mà vẫn sống ở đây và bây giờ. Với họ có liên lạc trực tiếp.

Thực nghiệm này có thể được dùng để lấy cú nhảy vào trong cái vô hạn. Nhưng làm sao bạn sẽ tìm được con mắt thứ ba của cái vô hạn? Bạn sẽ phóng chiếu năng lượng ý nghĩ của bạn tới đâu? Bạn sẽ làm nó nhảy đi đâu?

Sẽ dễ dàng hơn nếu liên lạc qua trung gian một bức tượng. Việc phóng chiếu thẳng tia ý nghĩ vào trong cái vô hạn là khó. Điều đó có thể được làm, nhưng với điều đó có một kĩ thuật khác. Tôn giáo mà không dùng tượng đã dùng kĩ thuật đó, nhưng nó rất khó. Cho nên những tôn giáo đó mà ban đầu đã không dùng tượng thường cuối cùng đã đi vòng để dùng chúng.

Đạo Hồi đã không dùng tượng, nhưng nhà thờ Hồi giáo đã trở thành tượng. Và các mồ của các thánh Hồi giáo được tôn thờ. Ngay cả ngày nay, trong bất kì phần nào của thế giới, khi người Mô ha mét giáo nói lời cầu nguyện của mình, người đó quay mặt sang hướng của Kaaba. Những người biết, họ đã dùng Kaaba để phóng chiếu các ý nghĩ của họ. Những người không hiểu bí mật này vẫn còn chỉ đứng đối diện với hướng về Kaaba trong khi họ cầu nguyện.

Không có khác biệt gì dù bạn phóng chiếu lên Kaaba hay lên tượng. Không có khác biệt gì liệu chân của tượng hay tảng đá Kaaba được hôn: nó là một và cùng một điều. Không có ảnh chụp của Mohammed, không có tượng của Mohammed, nhưng điều đó tạo ra khác biệt gì? Cái gì đó khác đã được làm. Không tượng hay ảnh nào của Mohammed đã bao giờ được làm ra, nhưng người sùng kính đặt hoa lên mồ của các thánh nhân Hồi giáo. Không thể nào tìm ra cái thay thế mạnh tương đương cho Mohammed.

Cho nên nếu Krishna chỉ dẫn cho người sùng kính của ông ấy cúi lạy dưới chân ảnh ông ấy, ông ấy đã nhìn xa trong việc hiểu các vấn đề của họ. Krishna đã biết rằng rất khó cho con người né tránh việc dùng tượng; lấy cú nhảy thẳng vào trong cái vô hạn là khó tới mức chỉ một trong mười người có thể thành công. Thế thì cái gì sẽ xảy ra cho những người còn lại? Nếu tượng của Krishna mà không sẵn có, họ có thể dùng bất kì tượng nào, điều sẽ rất bình thường.

Hiệu quả của việc cấm dùng tượng của Mohammed là gì? Nếu một thầy tu Hồi giáo nào đó chết trong thị trấn nào đó, người Hồi giáo tụ tập quanh mồ của ông ấy. Người Hồi giáo không chịu trách nhiệm, chính bản tính bên trong của con người mới chịu trách nhiệm. Tôi cảm thấy rằng điều tượng của Mohammed có thể đã làm thì không thể được làm bởi mộ của thầy tu Hồi giáo. Mặc dầu Mohammed là đúng khi nói không có nhu cầu về tượng, điều đó là đúng chỉ cho một người trong cả triệu người. Và với người như vậy không có gì để được đạt tới. Người đó không cần tượng, cũng không cần Kaaba không cần Koran hay Gita; người đó không cần đạo Hồi, không cần Krishna hay Phật. Với người đó, mọi thứ là không cần thiết - người đó có thể đạt thẳng tới. Nhưng về những người khác thì sao?

Với phần còn lại, mọi điều đó là được cần, và khi cái gì đó được cần, tốt hơn cả là có cái tốt nhất. Điều đó là tốt hơn, thay vì tôn thờ mộ của thầy tu hay tượng của người đức hạnh nào đó, là có tượng của một Phật, một Krishna, một Mohammed hay một Mahavira. Khi bạn phải du hành bằng đường biển, đi bằng thuyền nhỏ, được làm một cách bộ phận là nguy hiểm; tốt hơn cả là đi trong con tầu lớn hay tầu hơi nước. Khi con đường của Phật là sẵn có, thật ngu xuẩn mà phụ thuộc vào bùa hộ mạng do thầy tu nào đó làm ra, hay phụ thuộc vào nấm mồ của người mà phúc lành của người đó có thể đã giúp cho ai đó khỏi bệnh. Nhưng nếu tượng của Phật không có sẵn, vì nhu cầu bên trong của con người, người đó sẽ tìm cái thay thế.

Về bề mặt dường như những người đã bác bỏ tượng đã nói cái gì đó lớn lao. Nhưng những người ủng hộ tôn thờ tượng có kinh nghiệm của hàng nghìn năm, và họ biết từ trải nghiệm rằng người ta sẽ cần tượng. Phần lớn mọi người đều có giới hạn trong việc họ không thể đạt tới cái vô hạn một cách trực tiếp. Đó là lí do tại sao tốt hơn cả là cung cấp cái tốt nhất của các phe còn lại ở giữa.

Đã không có xã hội nào trên trái đất mà không có tượng. Không nhóm người nào ở bất kì góc nào của thế giới đã tồn tại mà không có tượng dưới dạng này hay dạng khác. Điều này chỉ ra rằng tượng đáp ứng cho nhu cầu cố hữu nào đó, không chỉ cho cá nhân mà cho toàn thể nhân loại. Chính là chỉ trong thế kỉ này hay hai trăm năm qua mà quan niệm về tượng đã bị đập tan. Một số người tranh cãi rằng tượng là gánh nặng vô nghĩa, chỉ là đá, và chúng phải bị phế bỏ đi. Nhưng nếu đầu tiên nghĩa đằng sau việc tôn thờ tượng được hiểu đúng, tôi nghĩ rằng bất kì người thông minh nào sẽ không muốn phế bỏ tượng. Nhưng nếu ý nghĩ khoa học đằng sau việc tôn thờ tượng mà không được hiểu, thế thì tượng sẽ phải bị phế bỏ đi; chúng không thể được giữ lại. Chúng có lẽ sẽ tự bản thân chúng rơi rụng đi.

Ngày nay mọi người tôn thờ tượng mà không hiểu biết và cúi lạy trước chúng mà không biết bất kì cái gì. Tim họ không tham gia, đó chỉ là nghi thức còn lại. Những người như vậy sẽ chỉ là nguyên nhân của việc phá huỷ tượng - vì mặc dù họ thường ngày đi tôn thờ tượng, không có biến đổi trong cuộc sống của họ và do vậy việc tôn thờ tượng dường như vô tích sự.

Một người tôn thờ tượng trong bốn mươi năm - và không cái gì xảy ra cho anh ta... Và anh ta lôi cả con trai của mình tới đền thờ nữa. Khi đứa con hỏi bố nó rằng nếu bố đã không thu được bất kì cái gì trong bốn mươi năm tôn thờ, tại sao nó bị buộc phải đi tới đền, không có câu trả lời. Nếu cái gì đó đã xảy ra trong người bố, câu hỏi này chắc đã không nảy sinh. Có một chuyện ngụ ngôn nhỏ của Aesop... Trong một khu rừng, một con sư tử hỏi mọi con vật mà nó bắt gặp là liệu nó có phải là vua của rừng đó hay không. Nó hỏi gấu, và gấu nói, "Ông dứt khoát là vua!" Thế rồi nó hỏi báo, có ngần ngại đôi chút nhưng thế rồi báo nói có, sư tử là vua. Thế rồi sư tử hỏi voi. Voi lập tức cuộn sư tử trong vòi và ném nó đi khoảng cách xa. Khi đang rơi xuống, sư tử nói với voi, "Ôi, đại sinh linh! Nếu ông không biết câu trả lời ông có thể đơn giản nói vậy. Ông không cần ném tôi đi - tôi chắc sẽ đi theo kiểu riêng của tôi!" Nhưng con voi đủ mạnh để nâng và ném sư tử đi không cần câu trả lời nào. Không cần phải nói ai là vua.

Người tôn thờ tượng chắc không phải đưa ra bất kì câu trả lời nào nếu người đó đã biết tôn thờ là gì. Cuộc sống của người đó sẽ là câu trả lời. Mắt người đó, cách người đó ngồi và đứng, chắc đã trở thành lời đáp. Nhưng những người không biết tôn thờ là gì và vẫn liên tục tôn thờ, chịu trách nhiệm cho việc phế bỏ tượng. Họ không biết tôn thờ là gì, nhưng tượng đã còn lại trong tay họ.

Chính bởi vì điều này mà tôi đã nói với bạn về tôn thờ - để cho bạn có thể hiểu rằng tượng là phương pháp được ngụ ý cho biến đổi bên trong, toàn bộ. Tượng chỉ là cái cớ.

Điều đó giống như treo áo choàng của bạn lên móc áo. Chủ định của móc chỉ để treo áo choàng: nếu như không có móc, áo choàng chắc đã được treo ở cửa ra vào hay ghế. Nó phải được treo ở đâu đó. Nhưng một khi áo được treo rồi, bạn không thể thấy được móc, và do vậy bạn không hỏi bất kì câu hỏi nào về nó.

Tượng chỉ là cái móc - tôn thờ là chủ định chính.

Nhưng trong khi tôn thờ tượng bạn không thể thấy được việc tôn thờ: bạn không thể thấy được chiếc áo choàng, bạn chỉ thấy cái móc. Bạn cảm thấy cái móc đã làm hỏng tường - tại sao giữ nó?

Bạn không biết bất kì cái gì về tôn thờ. Chỉ tượng còn lại, hoàn toàn bất lực và thất bại. Nó có thể không sống sót - duy nhất lực sống của tôn thờ có thể giữ được nó. Đó là lí do tại sao tôi đã nói với bạn về tôn thờ.

Xem Tiếp Chương 5Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post