Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Thiền - Truyền Trao Đặc Biệt – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 1. Nó Đây
Nghe hoặc Tải MP3 'Thiền - Truyền Trao Đặc Biệt' ê
Triệu Châu hỏi thầy Nam Tuyền, "Đạo là gì?"
Nam Tuyền trả lời, "Tâm trí bình thường là đạo."
Triệu Châu tiếp đó hỏi, "Làm sao người ta tiếp cận được
nó?"
Nam Tuyến đáp, "Nếu ông muốn tiếp cận nó, ông chắc chắn sẽ
bỏ lỡ nó."
"Nếu thầy không tiếp cận nó, làm sao thầy biết là đạo?"
"Đạo không phải là vấn đề biết, cũng không là vấn đề không
biết. Biết là cách nghĩ ảo tưởng, và không biết là vấn đề không nhạy cảm. Nếu
người ta có thể nhận ra đạo một cách không sai lầm, tâm trí người đó sẽ giống
như không gian lớn - bao la, trống rỗng, và rõ ràng. Thế thì làm sao người ta
có thể nhìn điều này như là đúng và điều kia là sai?"
Khi nghe thấy nhận xét này, Triệu Châu lập tức thức tỉnh.
Hôm nay chúng ta đi
vào trong thế giới rất đặc biệt của Thiền. Nó rất đặc biệt bởi vì nó là trạng
thái tâm thức bình thường nhất - đó là tính đặc biệt của nó. Tâm trí bình thường
bao giờ cũng muốn là phi thường; chính tâm trí phi thường duy nhất là cái thảnh
thơi trong tính bình thường. Chính cái ngoại lệ duy nhất là cái sẵn sàng thảnh
thơi và nghỉ ngơi trong cái bình thường. Cái bình thường bao giờ cũng cảm thấy
kém cỏi; từ phức cảm kém cỏi đó người đó cố là đặc biệt. Người đặc biệt không cần
làm nỗ lực nào để là đặc biệt - người đó là đặc biệt. Không có phức cảm kém cỏi
trong người đó. Người đó không đau khổ từ bất kì trống rỗng nào. Người đó tràn
đầy, tuôn tràn tới mức người đó có thể chỉ là bất kì cái gì người đó đang vậy.
Thế giới của Thiền có
thể được gọi là đặc biệt nhất và cũng là bình thường nhất. Điều đó là ngược đời
nếu bạn nhìn từ bên ngoài; nếu bạn nhìn từ bên trong không có ngược đời chút
nào. Nó là hiện tượng rất đơn giản. Hoa hồng, hoa cúc vạn thọ, hoa sen, hay chỉ
nhành cỏ rất bình thường, chúng không cố là đặc biệt chút nào. Từ nhành cỏ tới
ngôi sao lớn nhất, tất cả chúng đều sống trong tính như vậy của chúng. Không có
nỗ lực, không cố gắng, không ham muốn. Không có trở thành. Chúng là tuyệt đối
phúc lạc trong bản thể chúng. Do đó không có so sánh, không cạnh tranh. Và
không có vấn đề về bất kì cấp bậc nào - ai thấp hơn và ai cao hơn. Không ai thấp
hơn, không ai cao hơn. Thực ra, người cố gắng chứng minh bản thân mình cao hơn
là thấp hơn.
Người chấp nhận bất kì cái gì mình đang là vậy với niềm vui - không với nhẫn nhục, bạn lưu ý, không trong thất vọng mà trong hiểu biết, và biết ơn về điều đó, biết ơn sự tồn tại, biết ơn cái toàn thể - người đó là người cao nhất.
Jesus nói điều đó: Được
ân huệ là người cuối cùng trong thế giới này vì họ sẽ là người đầu tiên trong
vương quốc Thượng đế của ta. Ông ấy đang nói một ngôn ngữ khác vì ông ấy đang
nói cho một loại người khác, nhưng phát biểu này có phẩm chất của Thiền trong
nó. Những người là người cuối cùng... Nhưng nếu bạn đang cố gắng là người cuối
cùng thì bạn không là người cuối cùng, nhớ lấy.
Đó là điều người Ki
tô giáo đã từng làm trong hàng trăm năm: cố gắng là người cuối cùng để là người
đầu tiên trong vương quốc của Thượng đế. Họ đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Là người
cuối cùng - không bởi nỗ lực, không bởi cố gắng, mà chỉ bởi đơn giản hiển rằng
"Bất kì cái gì tôi đang là vậy, tôi là vậy; không có cách khác cho tôi hiện
hữu. Tôi không thể là bất kì ai khác, tôi không cần là bất kì ai khác. Đây là
cách cái toàn thể muốn tôi là vậy và tôi thảnh thơi trong nó. Tôi buông xuôi
theo ý chí của cái toàn thể..."
Thiền sư sẽ không nói
rằng "Ông sẽ là người thứ nhất." Đó là vì Jesus đã nói với những người
không quen thuộc chút nào với Thiền. Jesus đã biết Thiền là gì. Ông ấy đã tới Ấn
Độ, tới Ladakh, tới Tây Tạng, và có những câu chuyện rằng ông ấy thậm chí đã tới
Nhật Bản. Có một chỗ ở Nhật Bản nơi mọi người nghĩ ông ấy đã tới và thăm viếng.
Điều đó là có thể, vì trong mười tám năm ông ấy đã du hành, đi từ trường phái
huyền bí này sang trường phái huyền bí khác. Nhưng ông ấy phải nói theo cách Do
Thái.
Người Do Thái là người
rất hướng đích, bao giờ cũng cố đạt tới đâu đó. Ngay cả người Hindus cũng là
người rất hướng đích; đó là lí do tại sao họ không thể nào hiểu được Phật
Gautam, họ đã hiểu lầm ông ấy. Phật đã được người Trung Quốc hiểu rõ hơn, và thậm
chí còn được người Nhật Bản hiểu rõ hơn nhiều, bởi lẽ đơn giản rằng người Trung
Quốc không tâm linh thế - vì bất kì khi nào ai đó có tính tâm linh người đó có
mục đích, mục đích thế giới khác. Người đó muốn là đặc biệt ở chỗ nào đó, nếu
không trong kiếp sống này thế thì trong kiếp sống tiếp, nếu không ở đây thì sau
cái chết, nếu không ở trong thế gian thì ở trong thiên đường.
Thiên đường chỉ là tưởng
tượng của những người sống cuộc sống hướng đích. Họ không thể có tính tôn giáo
trừ phi có mục đích bên ngoài chết. Một khi có mục đích họ sẵn sàng hi sinh mọi
thứ cho nó. Họ không thể đơn giản có tính tôn giáo - tôn giáo không phải là hiểu
biết của họ, tôn giáo không phải là niềm vui của họ, tôn giáo không phải là
cách hiện hữu của họ; nó là ham muốn của họ, nó lại là trò bản ngã sâu bên dưới.
Chính bản ngã tạo ra thiên đường.
Người Trung Quốc chưa
bao giờ là người tâm linh theo nghĩa người Ấn Độ đã là người tâm linh. Họ chưa
bao giờ rất hướng đích theo nghĩa người Do Thái bao giờ cũng hướng đích, bao giờ
cũng tìm mảnh đất hứa. Đất hứa là ở đây bây giờ, và trong ba nghìn năm họ đã từng
đi tìm và tìm. Việc tìm bắt đầu với Moses và nó vẫn tiếp tục, và nó sẽ tiếp tục.
Họ bao giờ cũng chờ đợi cho đấng cứu thế tới. Chính bởi vì việc chờ đợi và tìm
kiếm của họ mà họ đã không thể chấp nhận được Jesus là Đấng cứu tinh, vì nếu
ông ấy là Đấng cứu tinh thế thì cái gì sẽ xảy ra cho chờ đợi và tìm kiếm của họ?
Nếu ông ấy là Đấng cứu tinh được hứa hẹn, thế thì cái gì? Thế thì họ sẽ làm gì?
Toàn thể hình mẫu sống của họ bị bật rễ trong việc tìm mảnh đất hứa, trong việc
tìm vị cứu tinh. Nếu ông ấy là đấng cứu tinh thế thì toàn thể niềm vui của họ
biến mất. Họ không thể chấp nhận được bởi lẽ đơn giản rằng họ muốn tiếp tục việc
ham muốn của họ và việc mơ của họ và việc trở thành của họ.
Người Trung Quốc,
theo một cách nào đó, đã từng là dân tộc rất khác. Phật đã hấp dẫn họ ngay lập
tức; ông ấy đã trở nên thành công ngay lập tức trong tâm thức người Trung Quốc.
Và ở Nhật Bản ông ấy thậm chí còn xuyên thấu sâu hơn vì người Nhật Bản bao giờ
cũng rất trần gian; họ sống ở đây và bây giờ.
Zen, chính từ này, bắt
nguồn từ gốc tiếng Phạn dhyan. Nó là việc phát âm sai của việc phát âm sai khác
của việc phát âm sai khác của việc phát âm sai khác. Cho nên tôi không phải là
người duy nhất liên tục phát âm sai các từ! Đây là thói quen cổ đại của những
người thức tỉnh. Từ tiếng Phạn là dhyan. Phật đã phát âm nó là jhana - phát âm
sai đầu tiên bắt đầu với Phật Gautam. Khi nó tới Trung Quốc, các thầy Trung Quốc,
Huệ Năng và những người khác, đã phát âm nó là chana, và chung cuộc chana trở
nên được rút ngắn thành chan. Khi nó tới Nhật Bản, Lâm Tế và các thầy khác đã
phát âm nó là Zen. Nó là cùng từ tiếng Phạn, dhyan, nhưng với từng thay đổi nó
đã lấy các hương vị khác; với từng thay đổi của khí hậu nó đã lấy hương thơm mới.
Nó đã trở nên ngày càng đẹp hơn. Bây giờ nó còn đẹp hơn nhiều so với nó đã từng
vậy trước đây, và nó đã du hành qua một con đường dài.
Từ dhyan tới Zen có
tiến hoá vô cùng; những chiều hướng mới không thể tưởng tượng được đã xuất hiện,
nhiều tới mức nếu những người thấy của Veda, nói tiếng Phạn cổ, đi tới biết về
Zen, họ sẽ không tin rằng đây là điều đã xảy ra cho dhyan của họ. Nó đã đi gần
như sang cực đối lập, nhưng nó đã trở nên đẹp hơn nhiều, thẩm mĩ hơn nhiều,
duyên dáng hơn nhiều, nữ tính hơn nhiều. Nó đã không mất cái gì.
Bình thường chính điều
ngược lại xảy ra: khi thời gian trôi qua mọi thứ trở nên kém đi. Điều này đã
không phải là hoàn cảnh với Thiền. Với từng thời đại trôi qua và với chinh phục
mới về nước và khí hậu mới, về người mới, Thiền có khả năng thế, nó hấp thu những
phẩm chất mới; nó trở nên được phong phú lên. Nó bắt đầu phát triển hoa mới với
mầu sắc mới.
Nó là gặp gỡ của toàn
thể thiên tài của châu Á vì thiên tài Ấn Độ, thiên tài Trung Quốc và thiên tài
Nhật Bản - đây là ba luồng thiên tài châu Á chính - tất cả họ đều đã đóng góp
cho Thiền.
Điều đầu tiên cần được
hiểu về nó là: nó không hướng đích. Nó là cách sống ở đây bây giờ; nó không
liên quan gì tới cuộc sống tương lai, với bất kì thiên đường nào. Nó không phải
là nhánh khác của tâm linh theo nghĩa bình thường. Nó không tâm linh mà cũng
không vật chất; nó siêu việt lên trên cả hai. Nó không là thế giới khác, nó
cũng không là thế giới này, nhưng nó là sự tổng hợp lớn.
Thiền sư sống trong
cuộc sống bình thường, hệt như mọi người khác, nhưng sống theo cách phi thường,
với cách nhìn mới toàn bộ, với trang nhã lớn lao, với nhạy cảm vô cùng, với nhận
biết, tính quan sát, tính thiền, tính tự phát. Không có gì là linh thiêng trong
Thiền, không có gì là trần tục. Tất cả là một, một vô hình; bạn không thể phân
chia nó là trần tục và linh thiêng.
Do đó bạn sẽ thấy các
Thiền sư tham gia vào các hoạt động rất trần tục; không thánh nhân Hindu nào sẽ
sẵn sàng làm những việc như vậy. Ông ấy sẽ gọi chúng là những thứ trần tục.
Không thánh nhân Jaina nào có thể quan niệm bản thân mình chẻ củi hay kéo nước
từ giếng hay mang nước từ sông - không thể được! Đây là những hoạt động trần tục;
đây là dành cho phàm nhân. Nhưng Thiền sư không tạo ra phân biệt. Bạn có thể
tìm ra Thiền sư chẻ củi, nấu ăn, mang nước từ giếng, đào hố trong vườn, trồng
cây - mọi loại hoạt động bình thường. Nhưng nếu bạn quan sát ông ấy bạn sẽ thấy
khác biệt.
Khác biệt là mênh
mông, nhưng nó không phải là về số lượng: nó là về chất lượng. Ông ấy làm việc
với nhận biết, với im lặng, với niềm vui và mở hội tới mức ông ấy biến đổi toàn
thể hoạt động.
Người Jaina, người
Hindu, họ trốn khỏi thế giới. Thiền sư sống trong thế giới và biến đổi nó. Có
thông điệp lớn cho tương lai của nhân loại - đây sẽ là con đường của tính tôn
giáo tương lai. Ý tưởng cũ về từ bỏ thế giới đã thất bại toàn bộ, thất bại hoàn
toàn. Nó về căn bản sai và không thực tế nữa. Bao nhiêu người có thể từ bỏ thế
giới? - chỉ tỉ lệ rất ít vì họ phải phụ thuộc vào thế giới. Sư Jaina có thể
không làm cái gì; điều đó đơn giản có nghĩa là người khác làm mọi thứ cho ông
ta. Thánh nhân Hindu có thể sống trong hang xa xôi trong Himalayas nhưng ai đó
mang thức ăn cho ông ta từ làng, quần áo đem tới cho ông ta và mọi thứ ông ta cần.
Nếu toàn thế giới sống
như sư và ni, ai sẽ chăm nom cho những người này? Điều đó sẽ là tự tử toàn cầu!
Họ sẽ chết đói và chết. Đó là ý tưởng rất không thực tế cho việc biến đổi thế
giới thành một loại sống tôn giáo.
Thiền là rất thực chứng,
thực hành. Nó nói điều đó là ngu xuẩn; việc từ bỏ đơn giản là không thông minh
- biến đổi đi! Hiện hữu ở bất kì chỗ nào bạn hiện hữu, nhưng hiện hữu theo cách
mới. Và cách mới đó là gì? Không cạnh tranh. Có tính cạnh tranh là có tính trần
tục. Nhớ nhấn mạnh này: vấn đề không phải là sống trong thế giới hay đi lên núi
- có tính cạnh tranh là có tính trần tục. Bạn có thể đi vào hang động, nhưng có
những thánh nhân khác đang sống trong các hang động khác và ở đó sẽ có cạnh
tranh; thế thì bạn đã tạo ra thế giới khác. Thế thì họ sẽ nói ai đang đạt
siddhis mới, quyền năng mới, ai có thể nhịn ăn nhiều hơn, ai có thể tự hành hạ
mình nhiều hơn, ai có thể nằm trên giường đinh, ai có thể sống không quần áo
trong mùa đông lạnh, người có thể ngồi trong mặt trời nóng thiêu đốt với lửa khắp
xung quanh người đó - ai là thánh nhân trên đỉnh cao nhất. Sẽ có cấp bậc.
Có lần tôi được một
shankaracharya mời... chắc phải có nhầm lẫn nào đó. Ông ấy không nhận biết về
cách nghĩ của tôi. Ông ấy đã mời tôi. Tôi quá vui mừng. Tôi nói, "Đây là
cơ hội tốt đây!" Thế là tôi đi tới đó, và tất nhiên đã có rắc rối lớn.
Rắc rối đầu tiên bắt
đầu khi chúng tôi giới thiệu lẫn nhau. Ông shankaracharya ngồi trên ngai vàng
và ngay bên cạnh ông ấy có một ngai vàng nhỏ trên đó một sư Hindu khác đang ngồi,
và có các sư khác đang ngồi trên sàn.
Ông shankaracharya bảo
tôi, "Ông chắc phải tự hỏi ai là người này đang ngồi cạnh tôi trên ngai nhỏ
hơn. Ông ấy là thẩm phán chính của toà thượng thẩm, nhưng ông ấy là người tâm
linh lớn thế - ông ấy đã từ bỏ nó. Ông ấy đã từ bỏ thế giới, lương cao của ông ấy,
vị trí của ông ấy, quyền lực của ông ấy. Ông ấy đã trở thành đệ tử của tôi. Và
ông ấy khiêm tốn tới mức ông ấy chưa bao giờ ngồi trên nền tương đương với
tôi."
Tôi nói, "Tôi có
thể thấy rằng ông ấy rất khiêm tốn - ông ấy đang ngồi trên chiếc ngai nhỏ hơn
ngai của ông - nhưng thế rồi những người khác đang ngồi trên sàn! Nếu ông ấy thực
sự khiêm tốn ông ấy nên đào một cái hố trong sàn và ông ấy nên ngồi ở đó - nếu
ông ấy thực sự khiêm tốn! Ông ấy chỉ khiêm tốn với ông thôi còn với những người
khác ông ấy rất kiêu ngạo."
Và tôi có thể thấy giận
dữ... Cả hai người này đều trở nên rất giận. Họ lúng túng mất một chút chả biết
nói gì, không nói gì. Tôi nói, "Tôi thấy khiêm tốn của các ông rồi - cả
hai ông đều giận! Và người này vẫn đang ngồi! Nếu người đó khiêm tốn, người đó
nên xuống khỏi chỗ chứ. Đào một cái hố ngay lập tức! Đừng bám lấy cái ngai đó.
Và thế thì sẽ có cạnh tranh, tất nhiên. Những người khác sẽ đào hố lớn hơn...
Thế rồi có một cái giếng bên ngoài trong vườn - ông ấy nên nhảy vào trong giếng
để là người khiêm tốn nhất!"
Tất cả những ý tưởng
ngu xuẩn này đã được đề xuất hàng thế kỉ, nhưng cạnh tranh mới vẫn nảy sinh.
Và tôi đã bảo ông
shankaracharya rằng, "Ông ấy đơn giản chờ đợi khi nào ông chết, và ngay lập
tức ông ấy sẽ nhảy lên ghế của ông, ông ấy sẽ ngồi đó. Ông ấy chỉ chờ đợi; ông ấy
đã đi được nửa đường. Ông ấy đang cầu nguyện trong tim ông ấy rằng, 'Ông già
ngu ơi - chết sớm đi!' để cho ông ấy có thể bảo ai đó khác ngồi vào cái ngai nhỏ
và ông ấy sẽ giới thiệu ông này là người rất khiêm tốn. Cả ông không khiêm tốn
lẫn ông ta không khiêm tốn. Nếu ông ấy khiêm tốn bằng việc ngồi trên ngai nhỏ
hơn, thế thì ông là ai? Ông đang ngồi trên cái ngai cao hơn ông ấy. Và nếu vấn
đề duy nhất chỉ là ngồi cao hơn và thấp hơn, thế thì con nhện trên trần thì
sao? Nó là cao nhất! Nó là vĩ đại nhất, vì nó cao hơn ông; ông không thể lên
cao hơn nó. Và chim đang bay trên trời thì sao?
"Nếu đây là cách
thức thế thì ông đã không công bố cái gì. Ông đang mang cùng ngu xuẩn cũ trong
cái tên mới."
Chỉ cái tên đã đổi,
các giấc mơ cũ tiếp tục. Ham muốn cũ, bản ngã cũ vẫn đang được làm mạnh thêm. Bạn
có thể đi tới bất kì tu viện nào và bạn có thể thấy - cùng cạnh tranh đó vẫn
dai dẳng.
Thiền có cách tiếp cận
khác. Nó nói: Hiện hữu trong cuộc sống - cuộc sống là không sai. Nếu cái gì đó
sai thì nó sai trong cách nhìn của bạn. Mắt bạn bị che mờ, gương tâm thức của bạn
bị bụi bám. Lau sạch nó đi! Tạo ra sáng tỏ hơn.
Nếu tính cạnh tranh
biến mất, bạn ở trong thế giới vậy mà bạn không không trong thế giới. Nếu tham
vọng biến mất, thế thì không thế giới nào còn lại. Nhưng làm sao tham vọng và cạnh
tranh có thể biến mất được? Chúng ta liên tục tạo ra những cách thức mới. Ai đó
đang cố có nhiều tiền hơn bạn và ai đó khác đang cố đức hạnh hơn bạn. Khác biệt
là gì? Ai đó đang cố thông thái hơn bạn, ai đó khác đang cố có tính cách hơn bạn.
Nó là cùng ham muốn, cùng việc mơ, cùng chứng ngủ. Và mọi người tiếp tục mãi
trong việc mơ của họ. Mơ của họ thay đổi, nhưng họ không bao giờ thức dậy.
Một người đi tới gái
mãi dâm. Họ tận hưởng làm tình và anh ta đi mỗi lúc càng sâu hơn. Thế rồi trước
khi anh ta nhận biết về điều đó, một chân anh ta trượt vào bên trong người đàn
bà này, về thế rồi chân kia, và trước khi anh ta có thể nắm giữ cái gì đó toàn
thân anh ta biến mất vào trong người đàn bà.
"Trời!" anh
ta lẩm bẩm, bị lạc trong bóng tối. Phía trên đầu anh ta, anh ta cảm thấy một
chiếc giầy. Anh ta nắm lấy nó và kéo nó xuống; cùng với chiếc giầy là cái chân,
thế rồi chiếc giầy nữa và cái chân nữa, và chung cuộc, chú ý! Người đàn ông
khác.
"Ồ," người
này nó, "anh làm cái gì ở đây? Anh đã ngủ với gái mãi dâm này nữa
sao?"
"Vâng tôi đã làm
điều đó," người này trả lời một cách bồn chồn, "nhưng tôi không có thời
gian để trả lời các câu hỏi ngay bây giờ. Tôi đã mất ngựa! Ông có thấy con ngựa
trắng của tôi ở chỗ nào không?"
Mơ thay đổi, nhưng bạn
liên tục rơi vào trong hết mơ này hay mơ kia, và bạn liên tục đánh mất bản thân
bạn trong bóng tối. Vấn đề là thức tỉnh, không phải là đổi giấc mơ, không phải
là thay thế mơ khác cho mơ cũ, không phải là tạo ra mơ mới thay cho mơ cũ.
Một người đang ngồi ở
giữa đường vẫy tay dường như người đó đang chèo thuyền, làm dừng giao thông
thành phố.
Một người lái xe nóng
ruột ra khỏi xe và sải bước tới người này. "Này, anh phát rồ hay cái gì? Anh
đang làm gì?"
"Tôi chèo thuyền,"
người này đáp. "Ông có muốn đi thuyền không?"
"Nhưng thuyền của
anh đâu?"
"Cái gì? Không
có thuyền à?" người chèo thuyền kêu lên trong hốt hoảng. "Thế thì tốt
hơn cả chúng ta bắt đầu bơi!"
Nếu ai đó bảo bạn rằng
đây là mơ, rằng đây là ảo tưởng, bạn lập tức bắt đầu mơ khác, ảo tưởng khác.
Vở kịch tới chỗ kết
thúc và khi hành động thứ hai diễn ra, khán giả cũng vậy. Chung cuộc, sau khi
người anh hùng đã cứu được người yêu khỏi toán cướp, anh ta quay sang cô ấy và
nói với cái khoát tay oai vệ, "Đó, em yêu, anh đã đuổi tất cả chúng đi rồi!"
Lời bầy tỏ lòng biết
ơn của nhân vật nữ bị cắt ngắn bởi tiếng nói cộc lốc từ hàng cuối, "Chưa
đâu, anh bạn trẻ! Vẫn còn mười người trong chúng tôi đang ngủ ở đây!"
Mọi người đều ngủ
theo các cách khác nhau, trong các tư thế khác nhau, mơ các giấc mơ khác nhau.
Người Ki tô giáo đang mơ các giấc mơ khác; đó là lí do tại sao thiên đường của
họ khác nhau. Người Hindu đang mơ các giấc mơ khác, người Jaina đang mơ các giấc
mơ khác, người Mô ha mét giáo đang mơ các giấc mơ khác, người cộng sản đang mơ
các giấc mơ khác. Thiên đường của họ không ở bên ngoài nấm mồ; họ đang hi vọng
có ở đây một ngày nào đó - nhưng ngày nào đó, không phải bây giờ, không dành
cho bạn. Trong tương lai sẽ tới một lúc khi xã hội trở thành phi giai cấp, khi
sẽ không có bóc lột, khi sẽ không có áp bức, khi sẽ không có người nghèo, người
giầu, khi sẽ không có nhà nước. Ngay cả nhà nước cũng tàn lụi đi vì sẽ không có
nhu cầu cai quản - mọi người sẽ tốt thế, thánh thiện thế. Sẽ không cần bất kì
chính phủ nào chút nào. Bây giờ điều đó nữa cũng là mơ. Nó là mơ nhiều cũng như
thiên đường cũ và cõi trời cũ và vườn trời cũ; chẳng có gì khác biệt mấy trong
nó.
Bạn có thể đổi Kinh
Thánh bằng Das Kapital hay bằng Gita hay bằng Koran, nhưng bạn vẫn là con người
cũ. Thiền nhấn mạnh rằng chừng nào tâm thức của bạn còn chưa trải qua biến đổi
triệt để, không cái gì thay đổi. Bạn sẽ vẫn còn tính máy móc, cuộc sống của bạn
vẫn còn tính máy móc.
Một đêm Stalin đang
bước đi trước Khách sạn Nga ở Moscow. Đột nhiên ông ấy nghe tiếng ngã uỵch, ông
ấy nhìn xuống và thấy dưới chân ông ấy là xác của một thanh niên Nga. Ông ấy
nhìn lên và thấy một ánh đèn hắt ra từ một căn phòng trên tầng mười. Ông ấy chạy
lên, xông vào mở cửa và thấy một người Anh. "Ông đã ném anh ta ra khỏi cửa
sổ phải không?" Stalin hỏi. "Không," người Anh trả lời.
"Chúng tôi cùng lấy căn phòng này. Trước khi lên giường tôi treo áo vét của
tôi lên giá treo, vì đó là thói quen của người Anh; anh ta để áo vét của anh ta
lên ghế, vì đó là thói quen của người Nga. Tôi để quần của tôi vào phòng kho vì
đó là thói quen của người Anh; anh ta để quần của anh dưới nệm, vì đó là thói
quen của người Nga. Vào nửa đêm ai đó gõ cửa một cách dữ dội. Tôi ra mở cửa, vì
đó là thói quen của người Anh, còn anh ấy nhảy ra khỏi cửa sổ, vì đó là thói
quen của người Nga!"
Thói quen khác nhau,
và đôi khi một số thói quen có thể chứng tỏ là nguy hiểm, nhưng mọi người sống
qua thói quen chứ không qua tâm thức; mọi người sống một cách máy móc. Và bạn
có thể bảo họ từ bỏ thế giới và họ sẽ từ bỏ thế giới - máy móc y như họ đã sống
trong thế quần áo; họ sẽ từ bỏ nó một cách máy móc như họ đã mặc quần áo của họ
vào.
Vấn đề là làm sao
tính máy móc này có thể bị bỏ đi. Vấn đề là sâu sắc hơn nhiều so với triệu chứng
bên ngoài - rễ phải được thay đổi.
Vào lúc trở về trái đất
một nhà du hành vũ trụ đã mô tả sao Hoả cùng cư dân đàn ông và đàn bà của nó.
"Đàn bà sao Hoả có cái khác thường đáng ngạc nhiên: đít của họ ở phía trước
và đầu vú của họ ở phía sau," ông ta nói một cách nghiêm chỉnh.
"Nhưng điều đó là kinh khủng!" phóng viên kêu lên. "Để nhìn,
vâng," nhà du hành vũ trụ đáp, "nhưng nó là tuyệt với cho việc nhảy
múa!"
Một anh chàng bước đi
trên phố rất bực mình. Anh ta bực tới mức anh ta đi qua một người bạn, người
này nói "Chào anh!" với anh ta. Anh ta thậm chí không để ý. Thế là
người bạn quay sang anh ta, tóm lấy cà vạt của anh ta và nói, "Cái gì sai
vậy, anh bạn? Anh không thấy tôi à?"
Anh chàng thứ nhất đẩy
bàn tay ra khỏi cà vạt của mình và nói, "Đừng kéo cà vạt của tôi nữa - đừng
kéo nó! Tôi đầy cứt hôm nay tới mức nếu anh kéo nó lần nữa tôi sẽ phụt ra đấy!"
Đây là những người -
bạn có thể làm cho họ có tính tôn giáo, họ sẽ tới nhà thời đầy cứt! Họ sẽ đi tới
đền chùa, họ có thể trở thành người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô
giáo, bất kì cái gì bạn muốn... thêm chút ít cứt thôi! Họ đang mang nhiều thế,
họ có thể mang thêm chút nữa. Thực ra, khi họ không có đủ họ cảm thấy trống rỗng!
Thiền là biến đổi triệt
để của tâm thức. Nó lau sạch bạn một cách toàn bộ và phương pháp lau sạch của
nó là duy nhất; phương pháp này chưa bao giờ được thử trước đây. Đó là đóng góp
lớn lao nhất cho tâm thức nhân loại.
Triệu Châu hỏi thầy
Nam Tuyền, "Đạo là gì?"
Bây giờ câu hỏi này
là không thể trả lời được. Có những câu hỏi có thể được trả lời và có những câu
hỏi không thể được trả lời. Câu hỏi mà có thể được trả lời thuộc vào khoa học
và câu hỏi không thể được trả lời thuộc về tôn giáo. Câu hỏi không thể trả lời
được là câu hỏi thực vì chúng được bắt rễ trong chính điều huyền bí của sự tồn
tại - do đó chúng là không thể trả lời được. Câu hỏi này có vẻ rất hồn nhiên.
Triệu Châu hỏi thầy
Nam Tuyền, "Đạo là gì?"
Câu hỏi này có vẻ đơn
giản, nhưng nó là câu hỏi không thể được nhất. Hỏi nó chỉ ra rằng bạn không hiểu
chút nào bạn đang hỏi cái gì. Đạo là cái tên khác của "tính đây". Bạn
không thể hỏi, "Tính đây là gì?" Bạn chỉ có thể trải ngiệm nó. Làm
sao bạn có thể hỏi, "Tính đây là gì?" Nó có thể được trải nghiệm - và
ngay bây giờ nó có thể được trải nghiệm, không cần ngày mai. Nó bao quanh bạn,
bạn đang thở trong nó, bạn là một phần của nó. Nó là chính nhịp tim đập của sự
tồn tại của bạn. Nó rung động trong máu của bạn. Nó là tâm thức của bạn.
Lắng nghe khoảnh khắc
im lặng này... đây là nó! Nhưng không có cách nào trả lời nó. Vâng, nó có thể
được chỉ ra.
Do đó Thiền sư nói:
"Chư phật chỉ chỉ ra trăng - đừng bám lấy ngón tay của họ. Họ chỉ là ngón
tay chỉ trăng - nhìn lên trăng đi. Ngón tay không phải là trăng. Ngón tay bản
thân chúng trỏ tới trăng không phải là trăng."
Đạo chỉ là một từ, rất
tuỳ tiện, nó chẳng có nghĩa gì. Nó chỉ là ngón tay chỉ tới tính đây của sự tồn
tại. Chim chiếp chiếp, cây đứng im lặng, và bạn đang ngồi trong giao cảm sâu ở
đây với tình yêu vô cùng trong trái tim bạn... Đây là nó! Nhưng đây không phải
là câu trả lời.
Triệu Châu hỏi,
"Đạo là gì?"
Nam Tuyền trả lời,
"Tâm trí bình thường là đạo."
Một trong những câu
trả lời lớn đã được cho, và một trong những câu trả lời chứa chân lí tối thượng
- đơn giản thế vậy mà hàm chứa thế:
"Tâm trí bình
thường là đạo."
Tâm trí bình thường
này là gì? Khi không có gì trong tâm trí, khi bạn không ham muốn cái gì, khi bạn
không đòi hỏi cái gì, khi không có câu hỏi trong tâm trí bạn, không truy vấn,
không tò mò, khi không có mơ khuấy động trong tâm trí bạn, không ý nghĩ, không
kí ức, không phóng chiếu, không quá khứ, không tương lai...thế thì tâm trí là
tuyệt đối bình thường.
Trong tâm trí bình
thường đó bạn sẽ trải nghiệm Đạo vì bạn sẽ trải nghiệm tính đây. Chính bởi vì
ham muốn của bạn, mơ của bạn và say của bạn với mơ đó mà bạn liên tục bở lỡ điều
bao giờ cũng sẵn có, cái bao giờ cũng đương đầu với bạn, cái không ở ngoài
không ở trong, cái bạn chưa bao giờ đánh mất cho dù một khoảnh khắc, cái thậm
chí nếu bạn muốn đánh mất bạn cũng không thể đánh mất được - nó là chính bản
tính bản chất của bạn. Nhưng nhiều ý nghĩ thế trong tâm trí tạo ra mây quanh bạn,
và lưu thông bao giờ cũng có đó.
Quan sát lưu thông của
tâm trí và bạn sẽ ngạc nhiên: không một khoảnh khắc nào có kẽ hở. Và bất kì khi
nào có kẽ hở đều có hương vị của Đạo. Tiếng hót xa xăm của con chim cúc cu...
và trong một khoảnh khắc bạn quên tất cả các ý nghĩ của bạn. Tiếng hót của con
chim cúc cu là hay thế, xuyên thấu thế; nó đi như mũi tên vào trong tim bạn.
Trong một khoảnh khắc mọi thứ dừng lại... và đột nhiên bạn có hương vị của Đạo.
Bạn có thể gọi nó là đẹp vì bạn không biết nó là gì. Vâng, đẹp là một trong các
khía cạnh của nó. Mặt trời lặn, và mây toàn là vàng và mặt trời đang chực chui
vào đại dương, và toàn thể đại dương đã trở thành đỏ, và ngay cả việc thở của bạn
cũng dừng lại một khoảnh khắc. Sự kính nể nó là thế đấy! Bạn gọi nó là đáng
kính nể vì bạn không biết nó là cái gì; đó là khía cạnh khác của Đạo. Bạn thấy
người đàn bà đẹp hay người đàn ông đẹp, và trong một khoảnh khắc bạn quên mất mọi
thứ khác. Mắt bạn vẫn còn được tập trung, không chớp; bạn quên ngay cả việc chớp
mắt. Bạn có thể gọi nó là đẹp vật lí, hình dạng, tỉ lệ - tất cả đều là các khía
cạnh của Đạo. Đêm nay đầy sao, bạn nằm trên cỏ nhìn lên trời, bị ấn tượng bởi vẻ
huy hoàng của nó - bạn gọi nó là huy hoàng - đó là khía cạnh khác của Đạo.
Nghe nhạc, cái gì đó
khuấy động rất sâu trong bản thể bạn; việc đồng bộ xảy ra. Bạn đã trở nên được
hoà điệu với âm nhạc, điệu vũ tinh tế nảy sinh trong bạn. Bạn có gọi nó là âm
nhạc không? Bạn có gọi nó là thơ ca không? Nó là Đạo, khía cạnh khác của Đạo.
Đạo có thực tại đa
chiều. Đạo là kinh nghiệm giầu có nhất trong thế giới. Người biết Đạo là người
giầu nhất trên thế giới; người đó có kho báu không cạn lớn nhất. Ngay cả các
Alexander cũng là người ăn xin khi được so với người đó. Biết mọi khía cạnh của
Đạo bản thân người ta trở thành Đạo vì khi bạn trở nên quen thuộc với những
khía cạnh này của Đạo, dần dần, dần dần bạn trở nên quen thuộc với bản thân bạn
- vì điều đó nữa là chiều bên trong của Đạo. Mặt trời lặn là một phần của chiều
bên ngoài, âm nhạc là một phần của chiều bên ngoài. Và việc chứng kiến, tính
quan sát, kinh nghiệm về kính nể, cái đẹp, ngạc nhiên, niềm vui, tình yêu,
chúng là các khía cạnh của chiều bên trong. Thế thì chỉ có tính đây.
Phật thường gọi nó là
tính như thế - tathata; tathata đích xác nghĩa là Đạo. Bạn có thể gọi nó là
tính đây; tính đây sẽ làm cho nó rõ ràng hơn với bạn vì "Đạo" dường
như là từ xa lạ. Nhưng đừng dịch nó là Thượng đế; nó có thể được dịch là Thượng
đế, nhưng thế thì ngay lập tức bạn trở thành nạn nhân của nhiều, nhiều liên hệ
mà đã trở thành một phần của từ "Thượng đế." Thượng đế cũng có nghĩa
là Đạo, nhưng trong tay của các tu sĩ và nhà truyền giáo và nhà thượng đế học từ
này đã trở nên bị biến chất; họ đã đầu độc nó.
Friedrich Nietzsche
nói, "Thượng đế chết." Ngài không chết, ngài đã bị sát hại - bị sát hại
bởi các tu sĩ, bởi các nhà thượng đế học, bởi các chính khách, bị sát hại bởi
cái gọi là thánh nhân, cái gọi là người linh thiêng. Từ "Thượng đế"
là hay như "Đạo" nếu nó có thể được lấy ra khỏi những bàn tay xấu xí
này mà nó đã rơi vào.
Đạo không bao giờ trở
thành một phần của bất kì giới tăng lữ nào. Không đền chùa nào được làm cho Đạo,
không tượng nào được khắc hoạ. Người đi theo, người yêu của Đạo vẫn còn rất tỉnh
táo - không lời cầu nguyện, không tôn thờ, không nghi lễ. Đó là cách họ đã cứu
sự thuần khiết của nó, sự hồn nhiên của nó, cái đẹp của nó. Nó vẫn trinh
nguyên.
Triệu Châu hỏi Nam
Tuyền, "Đạo là gì?"
Nam Tuyền trả lời,
"Tâm trí bình thường là đạo."
Đừng cố là phi thường
theo bất kì cách nào - và mọi người đều làm điều đó. Chúng ta được nuôi lớn
theo cách đó, chúng ta đã được nói đi nói lại bởi bố mẹ, thầy giáo, mọi người,
rằng, "Là người đầu tiên, là đặc biệt, là nổi bật!"
Tôi yêu bố tôi vì nhiều
lí do. Một trong các lí do là thế này: rằng ông ấy không bao giờ bảo tôi, hay
các anh em và chị em khác của tôi phải có tính ganh đua cạnh tranh. Tôi chưa
bao giờ có thể nhớ việc nói của bố tôi cho chúng tôi theo kiểu, "Con phải
về thứ nhất, rằng con phải làm mọi nỗ lực để đứng đầu lớp." Thực ra, ông ấy
chưa bao giờ chắc chắn tôi đang học lớp nào trong trường. Bất kì khi nào ai đó
hỏi, "Con anh đang học lớp nào?" ông ấy sẽ hỏi tôi, "Con đang học
lớp mấy?" Ông ấy chưa bao giờ hỏi về kì thi và kết quả, dù đỗ hay trượt,
dường như đó không phải là mối quan tâm của ông ấy chút nào.
Ông ấy có nhiều phẩm
chất hay, nhưng phẩm chất này tôi thích nhất ở ông ấy. Ông ấy không đầu độc tâm
trí chúng tôi bằng việc trở nên có tính ganh đua cạnh tranh.
Nếu thầy giáo của tôi
mà tới gặp bố tôi và họ nói, "Con bác không dự trường, tinh quái lắm, luôn
tạo ra rắc rối, không bao giờ chăm chú, bao giờ cũng liên tục nhìn ra ngoài cửa
sổ, liên tục bị phạt nhưng chả bao giờ học cái gì... Trong bẩy ngày ít nhất năm
ngày nó đứng bên ngoài lớp vì nó bị phạt phải đứng ở ngoài - nó thích thú điều
đó ở đó!
Nếu chúng tôi cho nó
bất kì trừng phạt nào, chúng tôi nói với nó, 'Đi và chạy quanh toà nhà của trường
bẩy lần,' nó đi và chạy mười bẩy lần. Chúng tôi coi là ngu xuẩn, và nếu chúng
tôi nói với nó rằng, 'Đây là phạt,' nó nói, 'Với thầy nó có thể là vậy, nhưng
hôm nay em đã không làm bài tập nào cho nên nó là tốt. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm!'
Không một ngày nào diễn ra mà nó không bị gửi tới thầy hiệu trưởng. Thầy hiệu
trưởng đã trở nên mệt mỏi về nó tới mức thầy chẳng bao giờ hỏi nó đã làm gì; thầy
đơn giản phạt nó và cho nó về lại; điều đó đã trở thành thường lệ. Và nó nhất định
trượt."
Và bố tôi sẽ nói,
"Vậy thì sao nào? Vậy cứ để cho nó trượt đi! Vài học sinh nhất định phải
trượt chứ; toàn thể hệ thống là tới mức tất cả mọi người không thể đỗ được, cho
nên ai đó nhất định phải trượt. Vậy cái gì xảy ra nếu nó là một trong những người
trượt đó? Và tôi không biết nó đang học lớp nào, cho nên dù nó trượt hay đỗ tôi
sẽ không bao giờ biết."
Ông ấy không bao giờ
nhìn vào giấy chứng nhận của tôi. Bất kì khi nào tôi đem về ông ấy sẽ nói,
"Con tự mình kí vào đi, con có thể xoay xở tốt mà!" Thế là tôi sẽ kí
thay ông ấy.
Khi ở đại học tôi đứng
đầu danh sách và khi tôi được huân chương vàng, ông ấy có vẻ hơi giận. Ông ấy
nói, "Điều này là không tốt, vì với con điều đó không thành vấn đề - bố biết
con - nhưng với ai đó khác huân chương vàng sẽ là cái gì đó rất có giá trị!"
Tôi yêu ông ấy vì những
phẩm chất đó. Đây là những phẩm chất đáng được trao cho từng đứa trẻ: không có
tính cạnh tranh, không có tính tham vọng.
Khi tôi từ trường đại
học trở về nhà, ông ấy không bao giờ hỏi tôi, "Con muốn làm gì bây giờ?"
Cả làng đều hỏi, "Bây giờ cháu định làm gì? Cháu có định trở thành người
thu thuế không? Cháu có định trở thành giáo sư, hay thế này thế nọ không, vì
cháu đã đứng đầu danh sách? Cháu có thể lấy bất kì chỗ làm việc nào, bất kì cái
gì cháu muốn." Ông ấy không bao giờ hỏi bất kì cái gì về điều đó.
Khi tôi trở thành
giáo sư ở đại học ông ấy hỏi tôi, "Sao bận tâm vào đại học làm gì? Sao con
không thể chỉ là thầy giáo ở trường tiểu học? Nó ở ngay trước chúng ta!"
Khi tôi rời khỏi đại
học, mọi người, bất kì ai biết tôi, đều tới bảo tôi, "Đừng từ nhiệm vị trí
tốt thế. Và anh có những khả năng lớn - sớm hay muộn anh sẽ là phó hiệu trưởng của
đại học. Anh đợi đi!" Ông ấy là người duy nhất hài lòng, nói, "Tốt! Đừng
lo nghĩ. Nếu con cần tiền nào đó hay rắc rối nào đó có đó, con cứ bảo bố. Bố vẫn
còn sống, bố có thể hỗ trợ cho con. Nếu con không muốn làm việc, đừng làm việc;
hay nếu con muốn làm thứ nhỏ bé nào đó, con có thể làm thứ nhỏ bé nào đó. Nếu
con muốn trở thành thợ gốm, thì thành thợ gốm. Hay nếu con muốn trở thành thợ dệt,
thì thành thợ dệt. Nếu con muốn xe sợi, bố có bánh xe quay đẹp; bố sẽ cho con
cái đó. Và nếu con không muốn làm gì cả, đừng lo nghĩ - bố có thể xoay xở được,
bố vẫn còn làm việc. Trong khi bố còn sống con không cần lo nghĩ."
Ông ấy là người duy
nhất... Ngay cả kẻ thù của tôi cũng bảo tôi rằng, "Điều này là không đúng
- anh nên rút lại việc từ nhiệm đi." Ngay cả ông bộ trưởng bộ giáo dục
cũng gọi tôi với tư cách cá nhân và yêu cầu tôi rút lại việc từ nhiệm. 'Anh có
thể đã đưa ra trong khoảnh khắc nào đó và anh về sau có thể hối hận."
Một hôm ông ấy thấy
chứng chỉ của tôi. Ông ấy nói, "Con đã rời khỏi đại học, con đã bỏ việc
làm - sao không đốt những chứng chỉ này đi?" Ông ấy là một người gợi ý cho
tôi ý tưởng này và tôi đã đốt chúng ngay lập tức. Tôi nói, "Điều đó là
hoàn toàn tốt!..."
Chúng ta nuôi dưỡng
con cái chúng ta từ ngay lúc bắt đầu với điều đó - ghen tị, đố kị. Chúng ta làm
cho chúng tranh đấu, vật lộn. Toàn thể ý tưởng của chúng ta về cuộc sống đều dựa
trên sự sống còn của kẻ mạnh nhất, và kẻ mạnh nhất nghĩa là mạnh khoẻ nhất,
tinh ranh nhất. Cho nên bất kì phương tiện nào, không ai quan tâm tới phương tiện.
Bạn phải đạt tới mục đích nào đó, bạn phải chứng minh khí khái của bạn. Bạn phải
chỉ ra cho thế giới rằng bạn không phải là người thường.
Và tâm trí bình thường
là Đạo. Đó là lí do tại sao thế giới mất đi niềm vui, phúc lạc, phúc lành - vì
chúng ta đang đưa mọi người tới phát rồ. Toàn thể hệ thống giáo dục của chúng
ta tạo ra một loại thần kinh, và bất kì ai đi đầu trong chứng thần kinh đó đều
trở nên rất nổi tiếng. Bây giờ những người trở thành tổng thống và thủ tướng,
người nổi tiếng thế giới, người quyền lực, nếu bạn nhìn vào cuộc sống của họ bạn
sẽ chẳng thấy gì ngoài chứng thần kinh. Bạn sẽ chẳng thấy gì ngoài lo âu, phiền
não, điên khùng. Họ đang sôi lên bên trong, bằng cách nào đó xoay xở một bộ mặt
- thậm chí không phải là bộ mặt, nó chỉ là mặt nạ.
Đây là cồn lớn nhất ảnh
hưởng tới tâm thức con người. Chúng ta không thể thấy ngay được vì chúng ta
đang trong trạng thái say. Bất kì cái gì chúng ta đang thấy đều không có đó và
bất kì cái gì có đó chúng ta không thấy. Và nếu toàn thể đời bạn là lộn ngược thì
cũng không có ngạc nhiên gì trong nó.
Một người say đang bước
đi quanh tượng Joseph Stalin, thổn thức một cách tuyệt vọng. Một cảnh sát, tò
mò, tiến tới người đó và nghe người đó nói, "Tôi thề tôi sẽ không bao giờ
uống một giọt khác, tôi thề!"
Viên cảnh sát động
lòng thương hại người đó và hỏi tại sao người đó trong thất vọng thế. Và người
say đáp, "Tôi thấy hai ông ấy!" Bây giờ, một Joseph Stalin đã là đủ...
lại còn hai ông ấy!
Một người đi tới nhà
phân tâm. Anh ta đang chịu chứng nhìn kép: anh ta thấy mọi thứ thành hai, không
như một. Anh ta nhìn vào cây cột và anh ta thấy hai cột, và tất nhiên có khó
khăn - cái nào là cái thực? Nhưng bằng cách nào đó anh ta vẫn xoay xở: anh ta sẽ
phải dò dẫm và tìm ra cái nào là cái thực. Anh ta sẽ nhìn vào cửa và sẽ có hai
cửa: bây giờ cái nào là cửa thực? Và có mọi nguy hiểm rằng anh ta có thể cố đi
qua cửa không thực, thế thì anh ta sẽ đâm vào tường.
Một hôm anh ta phải
đi tới nhà phân tâm vì anh ta về nhà và thấy vợ mình - không phải một mà là hai
- và anh ta giãi bầy cho vợ. Anh ta đã không kể cho bất kì ai; bằng cách nào đó
anh ta xoay xở được. Chuyện ngày càng khó hơn. Ngay cả bước đi trên đường cũng
rất khó; anh ta phải có ý thức cảnh giác. Và anh ta kể cho vợ rằng, "Giờ
anh phải thú nhận rằng anh đã bắt đầu thấy hai thứ thay vì một. Ngay bây giờ
anh thấy em là hai!"
Và vợ anh ta nói,
"Điều đó là tốt. Vậy một người anh giữ lấy và em sẽ đi với ai đó
khác!"
Điều đó thì quá thể!
Thế là anh ta chạy xô ra, anh ta nói, "Đợi đã, đợi một chút! Anh sẽ đi tới
nhà phân tâm. Bây giờ là lúc rồi, anh phải đi."
Và anh ta đi tới nhà
phân tâm. Và nhà phân tâm nhìn anh ta - không vào anh ta, thực sự, nhưng quanh
phòng, và nói, "Vậy anh nói anh thấy gấp đôi các thứ à - cả bốn anh
sao?" Ông ta thường nhìn thấy bốn thứ thay vì một!
Các nhà trị liệu tâm
lí của chúng ta, các nhà phân tâm của chúng ta thậm chí còn điên hơn người
điên. Đây là nhà thương điên lớn, trái đất của chúng ta! Và chúng ta đã làm cho
nó thành nhà thương điên.
Người vợ gọi điện tới
nhà tâm thần trong tâm trạng bối rối lớn. "Bác sĩ ơi, bác sĩ ơi!" cô ấy
kêu lên. "Từ sáng nay chồng tôi đã bị thuyết phục anh ấy là ngựa!"
"Đừng lo,"
bác sĩ trả lời, "chồng cô là người cưỡi ngựa. Điều này có thể chỉ là méo
mó nghề nghiệp tạm thời. Đem anh ta tới tôi - tôi sẽ ở đây trong hai giờ nữa."
"Cám ơn bác
sĩ!" người đàn bà kêu lên, được nhẹ người. "Tôi sẽ ở đó trong một
phút. Tôi chỉ cần đóng yên lên anh ấy và chúng tôi sẽ tới với nhịp nước đại!"
Vì mọi người đều
điên, không bị điên trở thành rất khó khăn. Đó là lí do tại sao Jesus khổ, Phật
khổ. Đây là những người không điên.
Bây giờ người này,
Nam Tuyền, nhất định bị khổ trong thế giới mọi người sống vì mục đích, vì những
lí tưởng lớn. Một người như vậy nhất định khổ vì người đó nói:
"Tâm trí bình
thường là đạo."
Chính nỗ lực là phi
thường là nỗ lực để trở thành phát rồ. Lành mạnh là Đạo. Được lành mạnh là biết
Đạo là gì, được lành mạnh là ở trong Đạo. Nếu bạn không trải nghiệm Đạo, điều
đó đơn giản nghĩa là bằng cách nào đó này khác bạn đang phát rồ. Nhưng vì mọi
người khác cũng như bạn, bạn sẽ không cảm thấy điều đó. Trở thành lành mạnh
trong số những người điên này tạo ra rắc rối. Đột nhiên bạn trở thành một mình,
đột nhiên đám đông chống lại bạn. Đột nhiên bạn thấy chẳng ai đồng ý với bạn, mọi
người bất đồng với bạn. Bạn nhất định bị giết, bị sát hại, bị ném đá, bị đầu độc,
vì đám đông sẽ không dung thứ sự tồn tại của bạn.
Nhưng tất cả những
người này, người đã biết chân lí đều đã thấy sự kiện đơn giản này: rằng chỉ là
bình thường là đủ, không cái gì khác được cần.
Đó là cách tiếp cận của
tôi ở đây. Tôi không cho bạn các lí tưởng lớn lao.
Mới hôm nọ Akam có một
câu hỏi rằng một sannyasin nào đó của tôi đã bỏ tính chất sannyas ở Hà Lan và
đã trở thành người đi theo một mahatma Hindu, người tuyên bố rằng người đó biết
bí mật của bất tử - bất tử vật lí. Cách Akam đã viết câu hỏi này là tới mức tôi
cảm thấy rằng Akam cũng cảm thấy hấp dẫn.
Akam, bạn cũng làm
cùng điều đó đi. Bạn bỏ tính chất sannyas đi và bạn cũng trở thành người đi
theo ông mahatma đó đi - vì tôi muốn gạt bỏ mọi loại người ngu. Và những
mahatma này là tốt: họ giúp tôi gạt bỏ người ngu. Bất tử về vật lí... Bây giờ
trong hàng triệu năm con người biết rằng mọi người đều phải chết và mọi người đều
chết. Phật chết, Mahavira chết, Krishna chết, Lão Tử chết, Jesus chết, Mohammed
chết - mọi người đều chết! Một số mahatma ngu xuẩn, một số người phát rồ vẫn có
thể hấp dẫn mọi người. Điều đó đơn giản nghĩa là mọi người đều điên. Và điều
này không mới - kiểu người này bao giờ cũng có khắp xung quanh. Một điều tốt về
những người này: rằng trong khi họ còn sống bạn không thể chứng minh được rằng
họ sai, và khi họ chết, bạn có thể làm được gì?
Sri Aurobindo hay nói
cùng điều này, rằng ông ấy đã đi tới biết bí mật của bất tử vật lí. Khi ông ấy
chết điều đó đã là cú choáng, vì ông ấy có hàng nghìn người đi theo. Vài người
bạn của tôi đã ở đó trong đạo tràng của ông ấy và họ báo cho tôi rằng trong hai
mươi bốn giờ tin này không được tiết lộ ra ngoài đạo tràng vì không ai có thể
tin được rằng Sri Aurobindo có thể chết: "Ông ấy biết bí mật của bất tử vật
lí, cho nên ông ấy phải ngủ say hay có thể đã đi vào trong đại định sâu."
Nhưng bạn có thể đợi được bao lâu? Sau hai mươi tư giờ điều trở thành tuyệt đối
rõ ràng là ông ấy đã chết. Nhưng những kẻ ngu là ngu - dầu vậy họ đã đợi thêm
hai ngày nữa! Tất nhiên tin này bị rò rỉ ra, nhưng dầu vậy họ đã đợi trong ba
ngày. Khi thân thể bắt đầu bốc mùi, khi có mọi bằng chứng rằng bây giờ giữ thân
thể này là tuyệt đối ngớ ngẩn, họ đã chôn cái xác - vẫn với ham muốn rằng ông ấy
sẽ quay lại trong thân thể mới. Và họ vẫn đang chờ đợi.
Và thế rồi họ bắt đầu
nghĩ rằng Mẹ, người kế tục của Sri Aurobindo, bà ấy sẽ sống mãi mãi. Một cách
tình cờ bà ấy đã sống rất lâu. Cho nên hi vọng của họ cứ ngày một lớn hơn rằng:
"Bà ấy chắc chắn biết tới bí mật về bất tử vật lí!" Nhưng thế rồi một
hôm bà ấy chết. Lần nữa lại cú sốc...
Và điều này đã từng xảy
ra lặp đi lặp lại. Nhưng một điều là tốt: bạn có thể làm bất kì cái gì khi một
người chết. Bạn không thể biện minh với người đó, bạn không thể nói, "Lí
thuyết của ông thì sao? Cái gì đã xảy ra cho lí thuyết của ông?" Tất nhiên
trong khi ông ấy còn sống bạn không thể bác bỏ được ông ấy. Và bao giờ cũng có
những kẻ ngu người sẽ trở nên quan tâm tới đủ mọi loại các thứ ngu xuẩn.
Chỉ người rất thông
minh mới có thể hiểu được phát biểu này:
"Tâm trí bình
thường là đạo."
Là tuyệt đối bình thường,
sống cuộc sống bình thường, ăn khi cảm thấy đói, uống khi cảm thấy khát, ngủ
khi cảm thấy buồn ngủ, trẻ khi bạn là trẻ, già khi bạn là già và chết khi bạn
chết...! Đừng cố ép buộc việc bước ngay cả khi bạn chết. Đừng cố sống sự tồn tại
sau chết. Đừng cố là ma!
Tôi đã nghe một con
ma nói với một con ma khác rằng, "Dù anh nói bất kì cái gì, nhưng tôi
không tin vào mọi người!"
Ngay cả ma cũng không
tin vào bạn, nhưng bạn tin vào ma! Ngay cả ma cũng không ngu thế để tin vào bạn,
nhưng ngu xuẩn của bạn không biết tới giới hạn nào.
Thiền có thể hấp dẫn
chỉ những người rất thông minh. Bất kì kẻ ngu nào cũng có thể bị hấp dẫn bởi ý
tưởng về bất tử vật lí hay siddhis như... Bây giờ Maharishi Mahesh Yogi đã tìm
ra siddhi của việc bay. Bây giờ bạn sẽ làm gì bởi việc bay? Mm? Bạn sẽ có vẻ
đơn giản ngu xuẩn! Cứ nghĩ về bản thân bạn bay trong phòng Phật này... và nếu
quần áo ngủ của bạn tụt ra... cho nên phải giữ quần áo ngủ và cố bay! Và mọi
người sẽ kéo nó! Điều đó tất cả phỏng có ích gì? Cho dù bạn có thể bay, bạn sẽ
tiếp đất ở đâu?
Nhưng mọi loại vô
nghĩa này vẫn tiếp tục nhân danh tôn giáo. Nó càng vô nghĩa, nó có vẻ càng
không thể được, nó càng hấp dẫn người thần kinh. Chân lí đơn giản không hấp dẫn
người thần kinh.
Điều tôi đang làm ở
đây là rất đơn giản, rất bình thường, không cái gì tâm linh trong nó, không cái
gì linh thiêng. Tôi không cố làm cho bạn thành người linh thiêng, tôi đơn giản
cố làm cho bạn lành mạnh, thông minh, người bình thường có thể sống cuộc sống của
họ một cách vui vẻ, nhảy múa, mở hội. Và đó là Đạo.
Triệu Châu tiếp đó hỏi,
"Làm sao người ta tiếp cận được nó?"
Đó là tâm trí logic
bao giờ cũng hỏi: "Làm sao?" Nếu bạn nói, "Nó là tâm trí bình
thường," dầu vậy người logic sẽ hỏi, "Làm sao người ta có thể tiếp cận
tới nó?" Tâm trí logic liên tục bỏ lỡ vấn đề. Nếu nó là tâm trí bình thường,
thế thì không có vấn đề tiếp cận tới nó; nó đã ở đó rồi. Bạn có nó, nó đã là
hoàn cảnh. Nhưng tâm trí bạn liên tục, lặp đi lặp lại, theo những cách vòng vo,
tới cùng một điểm. Bạn bao giờ cũng hỏi, "Làm sao đạt tới nó?" Nếu ai
đó nói rằng bạn có thể đạt tới siddhis, quyền năng, bạn lập từ hỏi, "Làm
sao?"
Bây giờ, Nam Tuyền
không nói về bất kì cái gì đặc biệt. Ông ấy nói: Tâm trí bình thường mà bạn đã có...
không có vấn đề về "làm sao" và không có vấn đề về tiếp cận nó. Bạn
chưa bao giờ đánh mất nó, bạn đơn giản đã quên mất về nó. Nó đã trở nên bị che
kín; bạn chỉ phải phát hiện ra nó.
Nam Tuyến đáp,
"Nếu ông muốn tiếp cận nó, ông chắc chắn sẽ bỏ lỡ nó."
Nếu bạn muốn tiếp cận
nó, đó là dấu hiệu chắc chắn rằng bạn sẽ bỏ lỡ nó vì chúng ta tiếp cận tới các
thứ ở xa xôi, chúng ta tiếp cận tới các thứ không sẵn có, chúng ta tiếp cận tới
các thứ là đối thể trong thế giới bên ngoài.
Tâm trí bình thường
là tính chủ thể của bạn; bạn không thể tiếp cận tới nó được. Ai sẽ tiếp cận tới
nó? Bạn là nó! Không có phân tách giữa bạn và tâm trí bình thường.
Bây giờ bạn đang tạo
ra ảo tưởng mới về phân tách, do đó mới có câu hỏi, "Làm sao tiếp cận
nó?" Bây giờ bạn đã phân chia chủ thể - người sẽ tiếp cận - và đối thể -
cái phải được tiếp cận tới. Tất nhiên, thế thì câu hỏi nảy sinh, "Phương
tiện nào phải được sử dụng?"
Và toàn thể điều này
là vô nghĩa. Không phương tiện nào phải được sử dụng, không phương pháp nào được
cần. Hiểu biết đơn giản là bạn được sinh ra với nó là đủ. Nhưng tâm trí logic cứ
dai dẳng. Đệ tử liên tục hỏi, "Nêu thầy không tiếp cận nó, làm sao thầy biết
nó là Đạo? Chúng ta phải tiếp cận nó, học nó, hiểu nó, tìm ra nó, chỉ thế thì
chúng ta mới có thể biết rằng đây là Đạo." Nam Tuyền nói:
"Đạo không phải
là vấn đề biết,
Nó là người biết, do
đó nó không thể là vấn đề về việc biết. Người biết không thể được biết; bạn
không thể thu nó vào trong cái được biết. Nó không thể bị thu lại thành một đối
thể. Nó bao giờ cũng là người biết, nhân chứng; nó không bao giờ trở thành cái
được biết.
"Nó không phải
là vấn đề biết, cũng không là vấn đề không biết.
"Nhưng đừng hiểu
lầm ta," Nam Tuyền đang cố nói, vì tâm trí logic ngay lập tức nhảy tới cái
đối lập: nếu nó không phải là vấn đề về việc biết, thế thì nó phải là vấn đề của
việc không biết. Ông ấy làm cho bạn nhận biết từ chính lúc bắt đầu nó không là
vấn đề về việc biết mà cũng không là vấn đề của việc không biết, vì cái là vấn
đề của việc không biết có thể được làm thành vấn đề của việc biết. Cái mà không
được biết hôm nay có thể được làm thành được biết ngày mai. Nhiều thứ đã không
được biết tới trước đây, giờ chúng được biết. Nhiều thứ không được biết tới hôm
nay, sẽ được biết tới một ngày nào đó.
Khoa học tin vào chỉ
hai phân loại: cái được biết và cái không được biết. Và cái không được biết
đang được biến đổi thành cái được biết mọi ngày. Ý tưởng tối thượng của khoa học
là ở chỗ một ngày nào đó sẽ tới khi sẽ không còn cái không được biết nào còn lại
nữa; mọi cái không được biết sẽ trở thành cái được biết. Đó là mục đích của
khoa học.
Tôn giáo bắt đầu với
phân loại thứ ba: cái không thể biết. Nó không là vấn đề về việc biết cũng
không là vấn đề của việc không biết. Bạn không dốt nát về nó và bạn không thông
thái về nó. Nó siêu việt lên trên cả hai, nó đứng đằng sau cả hai. Nó đứng đằng
sau mọi phân chia và nhị nguyên.
"Biết là cách
nghĩ ảo tưởng…”
Nếu ai đó nói,
"Tôi đã biết Đạo, tôi đã biết chân lí, tôi đã biết Thượng đế, tôi đã biết
Pháp," biết hoàn toàn rõ rằng người đó đã sống trong ảo tưởng, vì việc biết
chính là người biết và không bao giờ có thể trở thành cái được biết.
Biết là cách nghĩ ảo
tưởng, và không biết là vấn đề không nhạy cảm.
Những người nghĩ
"Chúng tôi không biết," đơn giản là không nhạy cảm, còn những người
nghĩ "Chúng tôi biết," chỉ là người bản ngã. Bạn phải bỏ cả hai - bạn
phải bỏ ý tưởng bản ngã của bạn về việc biết và bạn phải bỏ sự không nhạy cảm của
bạn. Bạn phải trở nên nhạy cảm hơn và vô ngã hơn. Và thế thì siêu việt xảy ra.
Thế thì cuộc sống trở thành đơn giản không phức tạp, nhưng huyền bí vô cùng.
"Nếu người ta có
thể nhận ra Đạo một cách không sai lầm…"
Nhớ lấy, Nam Tuyền
nói, "Nếu người ta có thể nhận ra..." Nó không phải là vấn đề về biết
hay không biết mà là vấn đề về nhận ra rằng "Mình là nó!" Nó là việc
nhận ra. Nếu người ta có thể nhận ra...
"Nếu người ta có
thể nhận ra Đạo một cách không sai lầm…"
Nếu bạn có bất kì
nghi ngờ gì, nếu có vẩn vơ nào đó, nếu bạn vẫn hoài nghi liệu điều này có là vậy
hay không, điều đó đơn giản nghĩa là bạn vẫn trong thế giới của nhị nguyên. Khi
người ta siêu việt lên trên hai mặt, không hoài nghi nào còn lại. Hoài nghi là
cái bóng của nhị nguyên. Cho nên khi người ta nhận ra bản tính của mình nó là
không thể hoài nghi được, nó là không thể sai lầm được thế. Không có vấn đề liệu
nó là đúng hay sai: nó là hiển nhiên.
"Nếu người ta có
thể nhận ra Đạo một cách không sai lầm, tâm trí người đó sẽ giống như không
gian lớn…"
Như bầu trời, không bị
giới hạn, mở về mọi phía, vô hạn. Nó sẽ bao la, không đo được. Nó sẽ hư không -
nó sẽ tuyệt đối trống rỗng mọi nội dung. Nó sẽ chỉ là gương phản chiếu không
cái gì, chỉ là cái hồ im lặng, tuyệt đối im lặng và tuyệt đối trong trẻo. Trong
rõ ràng đó là phật tính, trong rõ ràng đó là thức tỉnh. Rõ ràng đó là thức tỉnh.
"Thế thì làm sao
người ta có thể nhìn điều này như là đúng và điều kia là sai?"
Không cái gì còn lại,
không có vấn đề cái này và cái kia, cho nên người ta không thể có hoài nghi
nào. Nó là không thể sai lầm được thế. Chỉ có hư không, sáng tỏ bao la và bầu
trời vô hạn. Và tất cả đều im lặng: mọi nhị nguyên mất đi, người biết mất đi,
cái được biết mất đi, người thấy mất đi, cái được thấy mất đi, người quan sát mất
đi, cái được quan sát mất đi, đối thể, chủ thể... tất cả đều mất đi. Chỉ có
sáng tỏ thuần khiết, việc chứng kiến im lặng. Trong điều này không có nội dung
cho nên bạn không thể sai lầm rằng cái này là đúng hay cái kia là đúng. Không
cái gì còn lại, không có nội dung. Do đó nó là không thể sai lầm thế, nó là
không thể hoài nghi thế, nó là hiển nhiên thế.
Khi nghe thấy nhận
xét này, Triệu Châu lập tức thức tỉnh.
Nếu người ta biết
cách nghe... Triệu Châu đã sống cùng Nam Tuyền trong nhiều năm, cho nên đừng
nghĩ rằng đó là lần đương đầu đầu tiên với thầy: thực ra đó là lần đương đầu cuối
cùng. Sau đó không cái gì còn lại nữa. Nhưng ông ấy đã sống cùng thầy khi thiền,
ngồi im lặng, lắng nghe, chỉ hiện hữu cùng thầy, trong nhiều năm - dường như quả
đã tuyệt đối chín và chỉ chút làn gió thoảng và quả rơi xuống đất. Nó sẽ không
xảy ra nếu quả còn chưa chín, nhớ lấy.
Khi nghe thấy nhận
xét này…
Nhận xét này là cực
kì có ý nghĩa, nhưng nó sẽ xuyên thấu trái tim bạn chỉ nếu bạn đã ở trong giao
cảm sâu sắc với thầy. Nó là nỗ lực cuối cùng của tâm trí, nỗ lực cuối cùng của
logic. Ông ấy đã ở trên đường biên khi nhận xét này được tạo ra, khi Nam Tuyền
nói:
"Nếu người ta có
thể nhận ra Đạo một cách không sai lầm, tâm trí người đó sẽ giống như không
gian lớn - bao la, trống rỗng, và rõ ràng. Thế thì làm sao người ta có thể nhìn
điều này như là đúng và điều kia là sai?"
Khi nghe thấy nhận
xét này, Triệu Châu lập tức thức tỉnh.
Việc thức tỉnh ngay tức
khắc này, việc thức tỉnh bất thần này là một trong những vấn đề lớn cho người
khác, cho những người không hiểu Thiền và cách tiếp cận của nó. Với họ việc nhận
ra nghĩa là hiện tượng dần dần, nhưng với Thiền nó bao giờ cũng bất thần, nó
bao giờ cũng tức khắc. Và nó phải tức khắc bởi lẽ đơn giản vì chính bản tính của
bạn mở ra. Bất kì nhận xét nào bạn có thể cho phép xuyên thấu vào bên trong bạn
sẽ có khả năng làm phép màu này. Nó không phải là vấn đề liệu nhận xét này là rất
có ý nghĩa hay không; đôi khi một nhận xét rất có ý nghĩa hay đôi khi chỉ cái
tát từ thầy hay đôi khi đệ tử hỏi và thầy vẫn còn im lặng không trả lời anh
ta... im lặng thôi! Hay đôi khi đệ tử ngồi dưới cây và chiếc lá khô rơi xuống từ
cây... và lá rơi thôi. Bây giờ không có nhận xét, cây không nhận biết về đệ tử
này, lá không rơi vì anh ta, nhưng chỉ lá rơi - và cái gì đó xảy ra.
Mọi điều được cần là
trạng thái của im lặng, của nhận biết có tính thiền. Thế thì bất kì cái gì cũng
có thể lẩy cò quá trình này, bất kì cái gì cũng có thể lẩy cò quá trình này.
Chứng ngộ nhất định
là bất thần; nó không thể dần dần được vì nó không phải là thành tựu. Nó đơn giản
là việc khám phá ra cái gì đó bị quên. Nó là việc nhớ lại, việc nhận ra.
Điều này được gọi là
truyền trao đặc biệt. Không cái gì được truyền và vậy mà cái gì đó đã xảy ra.
Đây là phép màu của mối quan hệ giữa thầy và đệ tử. Đây là phép màu vĩ đại nhất
trong sự tồn tại; không có gì so sánh được với nó, nó là vô song.
Nó có thể xảy ra ở
đây - nó sắp xảy ra ở đây cho nhiều người. Khi bạn sẽ trở nên được thấm đẫm
ngày càng nhiều với tôi, khi bạn sẽ có khả năng gạt tâm trí logic của bạn sang
bên ngày càng nhiều hơn, bất kì ngày nào, bất kì khoảnh khắc nào - người ta chẳng
bao giờ biết, nó là không thể dự đoán được... và cái gì đó có thể xảy ra. Và đột
nhiên tất cả là ánh sáng, đột nhiên mặt trời đã mọc.
Cố đừng đặc biệt. Chỉ
là bình thường, và chờ đợi trong im lặng về việc truyền trao đặc biệt. Nó xảy
ra. Nó đã xảy ra trước đây, nó có thể xảy ra bây giờ. Nó là cách dễ nhất tới
Thượng đế, tới Đạo, tới chân lí tối thượng.
Xem Tiếp Chương 2 – Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá