Chương 2. Đến Và Có Nó!

Chương 2. Đến Và Có Nó!

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Thiền - Truyền Trao Đặc Biệt – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 2. Đến Và Có Nó!






Nghe hoặc Tải MP3 'Thiền - Truyền Trao Đặc Biệt' ê


Dharmaraj, tâm trí là việc hiểu lầm - bất kì loại tâm trí nào, tốt hay xấu, có giáo dục hay vô giáo dục, có văn hoá hay vô văn hoá, người Ki tô giáo hay người Hindu; không thành vấn đề nó là loại tâm trí nào. Cứ tâm trí như thế là việc hiểu lầm. Tâm trí nghĩa là bạn đang mang những kết luận từ trước; bạn không thấy cái đang đó, bạn thấy cái bạn muốn thấy. Bạn không thấy mà phóng chiếu. Tâm trí bạn là máy chiếu; nó dùng mọi thứ như một loại màn ảnh, nó phóng chiếu bản thân nó lên màn ảnh này.

Trong ánh sáng lờ mờ bạn có thể thấy dây thừng như con rắn. Rắn không tồn tại; nó là nỗi sợ của bạn được phóng chiếu ra, dây thừng trở thành màn ảnh. Nhưng với bạn rắng trở thành thực dường như nó thực sự có đó. Nó có thể ảnh hưởng tới bạn - nó sẽ ảnh hưởng tới bạn. Bạn có thể bắt đầu run, bạn có thể bắt đầu chạy, bạn có thể trượt vỏ chuối, bạn có thể ngã, bạn có thể bị đau tim - và tất cả những điều này sẽ là thực. Người ta thậm chí có thể bị chết! Và không có rắn chút nào. Bạn đã tạo ra toàn thể vấn đề, bạn đã bịa ra nó, bạn đã phóng chiếu nó.

Thế giới chúng ta biết không thực là thế giới đang đó; nó là thế giới chúng ta đang phóng chiếu. Đây là hiểu lầm. Đó là lí do tại sao các nhà huyền môn phương đông đã gọi thế giới của chúng ta không là gì ngoài maya, ảo tưởng.

Điều đó không có nghĩa là tảng đá không có đó, không có nghĩa là tường không có đó và bạn có thể đi qua chúng. Điều đó không có nghĩa là vật chất không tồn tại. Nó đơn giản có nghĩa là cái đang tồn tại không được bạn biết tới, và cái được bạn biết tới là cái gì đó khác. Cái gì đó chắc chắn tồn tại, nhưng nó vẫn còn không được biết tới cho tâm trí.


Tâm trí là rào chắn. Nó không cho phép bạn thấy, cảm, biết, hiểu. Nó liên tục tạo ra hiểu lầm, nó là nguồn gốc của mọi bóp méo. Do đó, chừng nào tâm trí còn chưa bị gạt sang bên, việc hiểu chưa nảy sinh.





Hiểu nghĩa là trạng thái của vô trí. Đó là điều thiền tất cả là gì. Thiền là nghệ thuật gạt tâm trí sang bên, không cho phép nó chen vào, không cho phép nó đứng giữa bạn và cái thực. Khi bạn đối diện với cái thực mà không có bất kì việc chen vào thuộc bất kì loại nào - triết học, chính trị, tôn giáo - khi không có ý tưởng nào giữa bạn và cái thực, khi cái thực đơn giản được phản xạ trong bạn như cây được phản xạ trong hồ hay như mặt được phản xạ trong gương, thế thì có việc hiểu.

Hiểu là sản phẩm phụ của thiền; hiểu lầm là cái bóng của tâm trí. Và đây là hai cách duy nhất mà con người có thể sống: hoặc người ta có thể sống như tâm trí hoặc người ta có thể sống như thiền. Nếu bạn sống như tâm trí bạn sẽ sống trong hiểu lầm. Nhưng vì hàng triệu người quanh bạn đang sống trong tâm trí nên bạn không bao giờ trở nên nhận biết điều bạn đang làm với thực tại, cách bạn đang bóp méo nó, cách bạn đang liên tục né tránh nó.

Thay vì làm quen với nó, cách tâm trí bạn vận hành như rào chắn... nó không phải là cầu. Nhưng nếu bạn sống cùng những người có tâm trí tương tự bạn... Người Ki tô giáo sống giữa những người Ki tô giáo sẽ không bao giờ cảm thấy rằng có cái gì sai trong Ki tô giáo. Người Hindu có thể thấy rất dễ dàng vì người đó không có cùng một phóng chiếu. Người Do Thái có thể thấy rất dễ dàng; không có vấn đề trong nó. Thực ra, người Do Thái không thể hiểu được làm sao nhiều người thế bị lừa bởi học thuyết ngu xuẩn. Người Ki tô giáo có thể thấy cái ngu xuẩn của người Hindu - nó hiển nhiên thế. Người Hindu có thể thấy ý thức hệ tầm thường của người Mô ha mét giáo; chẳng mấy thông minh được cần để thấy nó. Người Mô ha mét giáo có thể thấy cùng điều đó trong người Hindu, người Ki tô giáo, người Do Thái. Tất cả họ liên tục cãi lộn với nhau cố chứng minh rằng người kia là sai, nhưng thực tại là ở chỗ tâm trí là sai.

Đó là khác biệt ở đây. Tôi không bảo bạn Hindu giáo là đúng hay Ki tô giáo là đúng hay Do Thái giáo là đúng. Tôi đơn giản bảo bạn tâm trí là sai và vô trí là đúng. Bây giờ, vô trí không thể có bất kì tính từ nào: nó không thể là người Hindu, không thể là người Mô ha mét giáo, không thể là người Ki tô giáo. Tâm trí có thể có tính từ. Tâm trí sẽ có tính từ, nhất định có tính từ. Nó sẽ có định nghĩa nào đó, giới hạn nào đó. Vô trí là bao la như không gian lớn; nó là hư không, nó là rõ ràng. Nó là tính sáng tỏ, nó là tính trong suốt.

Nhưng tất cả chúng ta đang sống trong định kiến của mình vì chúng ta tất cả đều hướng quá khứ. Bất kì cái gì đã từng được dạy cho chúng ta, chúng ta liên tục lặp lại, bất kì cái gì đã từng được nói cho chúng ta, chúng ta sẽ liên tục nói lại cho con cái chúng ta. Đó là cách các bệnh đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng ta gọi nó là của thừa kế, chúng ta gọi nó là văn hoá, tôn giáo, chúng ta gọi nó là quá khứ vĩ đại của chúng ta. Quá khứ là chết và mang chết là bản thân bạn trở thành chết.

Sống trong hiện tại là cách duy nhất để thực sự sống động và trong hài hoà với thực tại. Thượng đế bao giờ cũng là hiện tại, không bao giờ là quá khứ, không bao giờ là tương lai. Bạn không thể nói "Thượng đế đã hiện hữu," bạn không thể nói "Thượng đế sẽ hiện hữu" - bạn chỉ nó thể nói "Thượng đế hiện hữu."

Vô trí hiện hữu: tâm trí không bao giờ hiện hữu. Hoặc nó thuộc vào quá khứ... Bạn có thể nhìn vào trong, bạn có thể chỉ cố tìm ra. Tôi không nói về bất kì lí thuyết trừu tượng nào, tôi đơn giản phát biểu sự kiện. Bạn có thể thực nghiệm với nó. Bạn có thể nhìn vào từng ý nghĩ của bạn và bạn sẽ thấy từ đâu nó tới; nó thuộc vào quá khứ. Hay có thể bạn có ham muốn nào đó về tương lai; điều đó nữa cũng không là gì ngoài quá khứ được thay đổi, quá khứ được cải tiến. Nhưng tâm trí không bao giờ là hiện tại.

Và hiểu nghĩa là ở trong hài hoà với cái đang đó, là hài hoà toàn bộ, hoà hợp với Đạo, với Thượng đế, với pháp, với chân lí.

Sannyasin của tôi không thuộc vào bất kì tôn giáo nào; họ không thể thuộc vào được. Họ thuộc về thực tại. Họ thuộc về thực tại bên ngoài và thực tại bên trong, và họ sống trong hài hoà giữa bên ngoài và bên trong. Hài hoà đó là điều tối thượng trong hiểu.

Phật đã gọi nó là trí huệ, prajna. Phật đã nói thiền là phương tiện và trí huệ là mục đích. Thiền là cây và trí huệ là việc nở hoa của nó. Nhưng những người liên tục mang định kiến của họ, ý thức hệ của họ, các học thuyết chính trị của họ, các thượng đế học của họ, quốc tịch của họ, quá khứ của họ, vẫn còn ngu xuẩn.

Nếu bạn muốn vẫn còn ngu xuẩn, bám vào tâm trí đi. Tâm trí có thể trở nên rất phức tạp, nhưng nó không là gì ngoài tính ngu xuẩn được làm phức tạp lên. Nó là tính ngu xuẩn giả vờ là thông minh; đó là điều chúng ta gọi là giới trí thức, cái gọi là nhà trí thức. Họ không thực là người thông minh, họ chỉ là người giả vờ. Các giáo sư, tác giả, triết gia, học giả, đây là những người không thông minh, bằng không họ chắc đã là chư phật; họ chỉ là những nhà trí thức. Tâm trí họ được nhồi nhét đầy thông tin - và tâm trí có khả năng thu thập nhiều thông tin.

Các nhà tâm lí đã tìm ra rằng một hệ thống tâm trí có tiềm năng thế, tiềm năng gần như không thể tưởng tượng nổi về thu thập thông tin, tới mức có vẻ rằng điều đó không thể xảy ra được. Nó có thể xảy ra thế nào? Các nhà tâm lí nói rằng từng tâm trí riêng có thể chứa mọi thông tin được chứa trong mọi cuốn sách của thế giới. Tất nhiên thế thì người này sẽ có vẻ như một trí thức lớn. Vâng, người đó có rất nhiều thông tin - người đó đã trở thành cái máy tính - nhưng nếu bạn nhìn vào trong cuộc đời người đó, nếu bạn nhìn vào trong đời thường của người đó hay những khoảnh khắc khi thông tin của người đó là vô dụng, nơi người đó phải đối diện với cuộc sống và đáp ứng một cách tự phát, bạn sẽ lập tức thấy tính tầm thường của người đó, tính ngu xuẩn của người đó.

Và chính một sự kiện nổi tiếng là các học giả, giáo sư, triết gia, hành xử rất ngu xuẩn trong những tình huống cần tới tính tự phát. Nếu bạn hỏi cái gì đó mà họ đã biết, về cái họ có đủ thông tin, thế thì họ sẽ có vẻ là người rất vĩ đại, thông minh. Nhưng chỉ một tình huống nhỏ sẽ có khả năng phơi bầy họ ra.

Một học giả lớn tới ở một khách sạn. Ông ta rất bực mình và phàn nàn với thư kí ở chỗ tiếp tân của khách sạn. "Đây là cái loại khách sạn gì vậy?" ông ta thét lên. "Không có giấy vệ sinh trong nhà tắm."

"Chúng tôi rất xin lỗi, thưa ông. Đó phải đã là nhầm lẫn."

"Điều này thật quá thể! Đêm qua tôi không thể lau sạch mình vì không có giấy. Các ông là bọn kém cỏi!"

Người quản lí tới cứu cô thư kí. "Thưa ông, ông phải gọi người phục vụ phòng chứ. Ông không có lưỡi sao?"

"Chắc chắn là tôi có lưỡi, nhưng tôi không là người uốn mình đâu!"

Một giáo sư với con mắt dâm đứng một mình trong góc phòng khiêu vũ. Ông ta tự ý thức về con mắt dâm của mình tới mức ông ta khó mà trộn lẫn được với mọi người. Ông ta rất buồn và cô độc. Thế rồi ông ta phát hiện ra một cô gái ở bên kia phòng cũng một mình. Cô ta có cái mụn cóc khổng lồ trên mũi. "Được," ông ta tự nhủ, "cô ấy không đẹp với mụn cóc đó và mọi thứ, nhưng chẳng hề gì - có thể cô ấy sẽ nhảy với mình." Thế là ông ta thu lấy mọi dũng cảm và bước tới cô ta. "Cô có... cô có muốn nhảy cùng tôi không?" ông ta lắp bắp. Mặt cô ấy sáng lên. "Tôi có! Tôi có!" cô ấy kêu lên. Bị xúc phạm, vị giáo sư lùi lại, "Mũi mụn cóc! Mũi mụn cóc!"

Bất kì tình huống nhỏ nào trong đó thông tin của ông ấy không áp dụng được, trong đó uyên bác của ông ấy chẳng có gì mà nói, sẽ là đủ để phơi ra cái ngu xuẩn của ông ấy.

Dharmaraj, khi có liên quan tới Thiền, tâm trí là việc hiểu lầm và vô trí là việc hiểu. Nếu bạn muốn có việc hiểu, chuyển từ tâm trí sang vô trí đi. Đừng liên tục đánh bóng tâm trí. Đó là điều mọi người đang làm. Bạn có thể liên tục đánh bóng nó cả đời bạn; bạn sẽ có một tâm trí rất bóng loáng lúc cuối, nhưng đó sẽ đơn giản nghĩa là việc hiểu lầm rất bóng loáng. Sẽ khó cho mọi người thấy - cái ngu xuẩn của bạn sẽ được che giấu rất kĩ - nhưng nếu bạn bắt gặp vị phật thế thì bạn sẽ bị phơi ra. Thế thì đôi mắt tia X của ông ấy sẽ lập tức thấy rằng bạn chỉ ngu xuẩn và không gì khác.

Khi Maulingaputta, một học giả rất lớn và nổi tiếng vào thời của Phật, tới gặp ông ấy, ông này đã tới thực sự để tranh cãi với Phật. Ông này đã tới cùng năm trăm người đi theo. Những loại người này bao giờ cũng có thể thu thập được những người ngu khác, người bị ấn tượng bởi thông tin của họ. Bao giờ cũng có đủ người ngu trên thế giới. Nếu bạn là người ngu, đừng để mất hăng hái - bạn có thể vẫn trở thành một guru vì có những kẻ ngu còn ngu hơn bạn! Và không có kết thúc cho điều đó. Bạn chỉ phải thu lấy dũng cảm và bắt đầu ba hoa về tri thức của bạn về Veda và Kinh Thánh và Koran, và bạn sẽ thấy nhiều người ngu tới quanh bạn. Họ có thể không hiểu phật - thực ra họ sẽ không hiểu phật đâu - nhưng họ sẽ hiểu bạn. Phật sẽ dường như quá xa vời, quá xa đáng bỏ đi, gần như sống ở hành tinh khác nào đó. Nhưng bạn ở rất gần họ; sâu bên dưới bạn là cùng một người, cùng một phẩm chất, có mỗi điều là bạn có số lượng thông tin lớn hơn họ có. Và mọi người trở nên rất bị ấn tượng bởi số lượng. Để thấy phẩm chất người ta cần việc hiểu; để thấy số lượng không việc hiểu nào được cần. Bất kì kẻ ngu nào cũng có thể thấy số lượng.

Câu hỏi thứ nhất

Osho ơi,

Hiểu là gì và hiểu lầm là gì?

Năm trăm kẻ ngu đang đi theo Maulingaputta đó và ông ta đã du hành khắp nước đánh bại các học giả khác. Giờ chỉ Phật là còn lại; ông ta nghĩ ông ta đã chinh phục được mọi người. Đó là hiện tượng thường lệ ở Ấn Độ, rằng các học giả thường đi lang thang trong nước để thảo luận, tranh luận, tranh cãi, đánh bại, chinh phục. Điều đó cũng hệt như những người khác làm với kiếm - họ làm với tâm trí được mài sắc của họ. Họ dùng tâm trí họ như chiếc kiếm, chém cổ nhau.

Ông ta tới Phật, rất kiêu ngạo, hiển nhiên, vì ông ta biết mọi điều về Vedas và mọi điều về Upanishads và ông ta biết mọi học vấn cổ đại. Ông ta được giáo dục tốt, có văn hoá cao. Ông ta thuộc vào gia đình học giả rất nổi tiếng; trong nhiều thế hệ họ đã từng nổi tiếng. Và tên ông ta lan truyền như lửa hoang - và, tất nhiên, năm trăm đệ tử tới cùng ông ta.

Phật nhìn ông ta, và điều đầu tiên ông ấy làm - ông ấy cười to.

Maulingaputta bực mình. Ông ta nói, "Sao ông cười vậy?"

Phật nói, "Ta cười vì có lần ta đã ở lại một làng trong mùa mưa..."

Trong mùa mưa Phật thường ở lại hàng tháng vì việc đi lại là không thể được. Bạn có thể nghĩ tới các con đường hai mươi nhăm thế kỉ trước - đường Ấn Độ! Ngay cả bây giờ trong mùa mưa chúng cũng không đáng để đi, và Phật đã du hành bằng chân và điều đó là khó, gần như không thể được. Cho nên ông ấy thường lưu lại bốn tháng ở một chỗ; tám tháng ông ấy sẽ đi du hành để truyền bá lời của mình.

Phật nói, "Có lần ta ở trọ một làng trong bốn tháng. Mọi ngày ta đều thấy một người ngồi ngay trước nhà mình đếm bò và trâu đi ra sông uống nước và trở về từ sông. Ta trở nên quan tâm rằng tại sao ông ta liên tục đếm mọi ngày bao nhiêu bò cái, bao nhiêu bò đực, bao nhiêu trâu, đã đi ra sông. Thế là ta hỏi ông ta, 'Có chuyện gì vậy? Những bò cái, bò đực và trâu này thuộc về ông sao? Sao ông liên tục đếm?'

"Người đó nói, 'Không, chúng không thuộc về tôi - chúng thuộc về người trong làng.'

‘Bao nhiêu bò cái thuộc về ông?’ Tôi hỏi người đó.

‘”Người đó nói, 'Không ai đã bao giờ hỏi tôi về điều này. Tôi là người nghèo. Tôi không có tới một con bò cái.”

Phật nói, "Thế thì tại sao ông liên tục đếm? Và ông trông thoả mãn thế khi đếm bò cái, bò đực và trâu. Ông có là người ngu không? Sao ông phí thời gian của ông? Và mọi ngày! Tốt hơn cả là có con bò cái riêng của mình, cho dù người ta chỉ có một con bò cái, vì nó sẽ cho ông sữa và chất nuôi dưỡng. "Nhìn ông ta nhớ lại người đó, Maulingaputta này."

Maulingaputta nói, "Làm sao tôi có liên quan tới người đó được? Ông có điên hay là cái gì không? Sao ông phải nhớ tới người đó?"

Và Phật nói, "Ta nhớ tới người đó vì bất kì cái gì ông biết đều không thuộc vào ông. Đấy là bò cái của mọi người - là Vedas, là Upanishads. Ta có thể thấy đầu ông đầy mọi thứ, những lời nói hay, những lời nói trí huệ. Chúng đã làm cho ông trông có vẻ trí huệ, nhưng ông không phải là người trí huệ. Ông nói cho ta một điều: ông biết điều đó hay ông đơn giản lặp lại kinh sách?"

Câu hỏi này đã tới theo cách bất thần thế. Không ai đã hỏi nó trước đây vì Maulingaputta chưa bao giờ bắt gặp phật. Ông ấy đã gặp các học giả khác, người cũng đếm cùng thứ - bò cái và bò đực và trâu của người khác - và tất nhiên ông ấy đã đếm nhiều hơn họ đã đếm.

Và Phật nhìn sâu vào trong ông ta và Phật nói, "Lại gần ta đi, để ta nhìn vào mắt ông và trả lời ta một cách chân thực vào - đây có phải là kinh nghiệm của ông không? Ông đã trải nghiệm Thượng đế chưa? Ông đã trải nghiệm samadhi chưa? Ông đã trải nghiệm chân lí chưa?"

Maulingaputta cảm thấy xấu hổ, bắt đầu nhìn xuống, không thể ngẩng đầu lên trước Phật được.

Và Phật nói, "Ít nhất ông cũng là một người chân thành, người chân thực. Ta kính trọng chân thành của ông - ông không thể nói dối được. Ông có muốn trải nghiệm chân lí không, hay ông nghĩ người khác biết là đủ và ông có thể tiếp tục lặp lại lời của họ như con vẹt?"

Maulingaputta nói, "Vâng, thưa thầy, tôi muốn biết."

Thế rồi Phật nói, "Ngồi cạnh ta đây và trong hai năm vẫn còn tuyệt đối im lặng - không nói, không hỏi, không biện luận, không học. Vứt mọi kinh sách của ông đi và trong hai năm ngồi trong im lặng bên cạnh ta. Sau hai năm ông có thể hỏi bất kì cái gì ông muốn hỏi."

Sau hai năm đó Phật hỏi Maulingaputta, "Giờ ông muốn hỏi cái gì nào?"

Maulingaputta cúi mình, chạm chân ông ấy và nói, "Tôi thật biết ơn. Im lặng đã dạy cho tôi mọi thứ, ngồi im lặng trong hai năm đó bên cạnh thầy. Tôi đã trải nghiệm. Giờ không cần nói cái gì với tôi. Tôi là của thầy, người hầu thầy. Thầy đã không tranh biện, nhưng thầy đã chinh phục. Thầy đã không đánh bại tôi vậy mà thầy đã đánh bại tôi."

Việc hiểu nảy sinh từ im lặng; im lặng nghĩa là vô trí. Hiểu lầm là mọi loại tiếng ồn trong tâm trí bạn. Dharmaraj, chuyển từ tâm trí sang vô trí đi, từ tiếng ồn sang im lặng.

Câu hỏi thứ hai

Osho ơi,

Tôi là kẻ đạo đức giả. Tôi phải làm gì?

Narayandas Diwari, điều đó là tốt, điều hay là bạn nhận ra, bạn thú nhận rằng bạn là kẻ đạo đức giả. Đây là chỗ bắt đầu - bắt đầu của tính chân thành, bắt đầu của chân lí.

Đạo đức giả không thể vẫn còn lại lâu bây giờ và thêm nữa. Đạo đức giả có thể còn lại chỉ nếu nó liên tục giả vờ là cái mà nó không phải vậy.

Một khi bạn nhận ra rằng bạn đang đeo mặt nạ, mặt nạ đã bắt đầu tuột ra. Bạn đã trở nên nhận biết rằng đây không phải là mặt bạn. Mặt nạ có thể vẫn còn trên mặt bạn chừng nào bạn vẫn liên tục tin tưởng, giả vờ, lừa người khác và bản thân bạn rằng nó là mặt thật của bạn. Và vấn đề là: nếu bạn lừa người khác chung cuộc bạn sẽ bắt đầu lừa bản thân bạn. Người liên tục tinh ranh với người khác sớm hay muộn bắt đầu tinh ranh với bản thân mình. Người đó quên mất ngôn ngữ của chân thành, đích thực, thực sự. Người đó đã từng nói dối lâu tới mức giờ mọi điều người đó biết đều là nói dối; người đó liên tục nói dối. Và nếu người khác bắt đầu tin vào dối trá của người đó - vì người đó trở nên rất láu lỉnh trong nói dối - thấy rằng người khác tin vào dối trá của mình, bản thân người đó bắt đầu tin vào những dối trá đó; một cách tự nhiên, khi nhiều người thế đang tin vào, phải có chân lí nào đó trong điều đó chứ. Làm sao bạn có thể lừa được nhiều người thế? Mọi người không ngu thế đâu!

Đây là vấn đề lớn nhất của việc đeo mặt nạ: chúng trở thành mặt của bạn. Dần dần, dần dần khoảng cách giữa mặt nguyên bản và mặt nạ biến mất, chúng trở thành được dán vào nhau, gần như được gắn chặt lại. Thực ra, tách chúng ra sẽ cho cảm giác dường như bạn đang bóc da bạn ra - nó đau đớn, nó như giải phẫu.

Nhưng hiện hữu cùng thầy là ở trên bàn giải phẫu. Nó là cuộc giải phẫu vì nhiều thứ đã tích luỹ quanh bạn, cái là giả phải bị cắt đi, từng khoanh một. Điều đó gây đau. Nó đã trở thành gần như bản tính thứ hai của bạn - cái nguyên bản của bạn bị hoàn toàn quên lãng - nó đã trở thành quan trọng hơn cái nguyên bản nhiều lắm.

Do đó, điều đầu tiên tôi muốn nói với bạn, Narayandas, là ở chỗ điều này là tốt, cực kì tốt, rằng bạn chấp nhận. Bằng không sẽ rất khó, đặc biệt cho người Ấn Độ, chấp nhận rằng họ là kẻ đạo đức giả. Họ tất cả đều là kẻ đạo đức giả. Trong nhiều thế kỉ họ đã sống trong đạo đức giả; điều đó đã trở thành cách sống của họ. Các mahatma của họ, các thánh nhân của họ, các cái họi là người vĩ đại của họ, tất cả họ đều sống trong đạo đức giả; và những người nhỏ hơn một cách tự nhiên đi theo cái gọi là người vĩ đại. Đạo đức giả đã đi vào trong máu, trong xương, trong tuỷ.

Điều đó bao giờ cũng xảy ra cho văn hoá cổ, và Ấn Độ là một trong những nền văn hoá cổ đại nhất còn sống - không rất sống động nhiều, tất nhiên nhưng vẫn thở; sống thực vật, gần như trong cơn mê, nhưng vẫn thở. Nó chưa chết. Chính điều không may là nó đã không chết, vì nếu nó chết cái gì đó mới chắc đã được sinh ra.

Đã có các nền văn hoá lớn khác mà đã biến mất khỏi thế giới. Babylon, Assyria đâu rồi? Mất rồi, tuyệt đối mất rồi. Văn minh cổ đại của Ai Cập đâu rồi? Nền văn minh đã làm ra kim tự tháp đã biến mất hoàn toàn. Nền văn minh cổ đại Trung Quốc không còn đó nữa. Hi Lạp và nền văn minh vĩ đại của nó đâu rồi, và văn hoá La Mã? Chúng tất cả đã biến mất.

Nếu bạn nhìn quanh bản đồ thế giới, văn hoá cổ đại duy nhất bằng cách nào đó vẫn đang kéo lê là văn hoá Ấn Độ. Nó cũ kĩ, què quặt, tê liệt tới mức nó chỉ có thể giả vờ. Nó đã đánh mất mọi dũng cảm để là thực, để có tính phiêu lưu, để có tính truy hỏi. Nó đã trở nên gần như bị hoá thạch, nó là nấm mồ lớn. Nhưng bằng cách nào đó những người đang trong nấm mồ không chết hoàn toàn; đó là rắc rối. Nếu như họ chết một thứ được chấm dứt với họ. Họ bằng cách nào đó vẫn sống và trong khi đó họ đã thu thập nhiều dối trá.

Bạn có quan sát sự kiện này không? - rằng trẻ con không bao giờ đạo đức giả, chúng không thể thế được! Chúng đơn giản nói bất kì cái gì là hoàn cảnh. Khi chúng lớn lên chúng bắt đầu nói dối; chúng phải nói dối, chỉ để sống sót với người lớn, vì mọi người lớn đều dối trá. Và dần dần đứa trẻ bắt đầu thấy ra sự kiện là nếu bạn muốn sống sót bạn phải dối trá.

Cách riếp cận riêng của tôi về điều đó bao giờ cũng là thế này: bất kì khi nào bố tôi hỏi tôi về bất kì cái gì tôi sẽ hỏi ông ấy câu hỏi khác ngay lập tức: "Bố có muốn sự thật không? Bố có sẵn sàng nghe sự thật không? Hay bố muốn cái gì đó dịu ngọt? Bố quyết định đi!" Nếu bố tôi hỏi tôi, "Con có làm điều này không? Con có nhảy xuống giếng nhà người ta và con tắm trong giếng không?" Tôi lập tức sẽ hỏi lại bố tôi, "Bố nói cho con một điều thôi: bố có muốn sự thực không? Bố có sẵn sàng nghe sự thực không? Bố có sẵn sàng không trừng phạt sự thực không? Bằng không thì con không ở trong giếng đâu - ai đó khác đấy - thế thì bố sẽ phải chứng minh!"

Bố tôi là người rất hay. Ông ấy bao giờ cũng bảo tôi, "Con có thể nói sự thực và con sẽ được bảo vệ." Và tôi sẽ nói với ông ấy sự thực, dù nó là bất kì cái gì. Nhưng bằng cách nào đó bản thân ông ấy thường lâm vào rắc rối vì tôi.

Một hôm ông ấy nói với tôi rằng, "Con đang ngồi ngoài nắng..." Hôm đó là sáng lạnh mùa đông. "Người nào đó sẽ tới gặp bố mà bố thì không muốn gặp ông ấy hôm nay. Ông ấy chán thế và ông ấy sẽ phá huỷ cả ngày của bố, mà lại rất khó gạt bỏ ông ấy. Cho nên con cứ đơn giản nói với ông ấy rằng, 'Bố cháu không có nhà.' "

Và người chán đó tới và ông ấy hỏi tôi, "Bố cháu đâu?"

Tôi nói, "Bố cháu ở trong nhà, nhưng bố cháu đã bảo cháu nói với người chán này, vì người đó sẽ phá huỷ cả ngày của bố cháu, rằng bố cháu không có trong nhà."

Ông ấy trở nên rất giận. Ông ấy đi vào trong nhà, tìm thấy bố tôi và nói, "Có chuyện gì vậy? Con ông nói cái gì?"

Tôi đi vào và bố tôi đang bị rắc rối vì người chán đó là một trong những người giầu nhất trong thị trấn và ông ấy có thể gây hại theo nhiều cách. Bố tôi nói, "Con đã nói gì với ông ấy?" Tôi nói, "Bố có muốn sự thật không?"

Ông ấy do dự một chốc vì bây giờ điều đó sẽ tốn kém cho ông ấy, nhưng cuối cùng ông ấy quyết định. Ông ấy nói, "Được, bất kì cái gì nó đã nói đều là tôi đã bảo nó. Tôi chỉ quên mất không bảo nó đừng nói điều đó cho ông! Nhưng nó đã làm đích xác theo cách tôi đã bảo nó. Giờ tôi xin lỗi, đó là lỗi của tôi. Nó chẳng liên quan gì tới điều đó."

Nhiều lần ông ấy bị khó khăn vì tôi, nhưng không bao giờ ông ấy trừng phạt tôi vì điều thực. Thế thì không cần gì để tôi phải không thực.

Cùng điều đó là cách tiếp cận của tôi với các thầy giáo của tôi, nhưng họ không dũng cảm được như vậy. Thế rồi tôi sẽ nói họ là dối trá và tôi nói, "Đây toàn là dối trá! Nhưng thầy muốn nghe lời dối trá và thầy bảo vệ dối trá và thầy ủng hộ dối trá. Thầy đang tạo ra đạo đức giả trong em!"

Nhưng đó là cách người già hơn trở thành: họ càng già hơn, họ càng trở nên tinh ranh hơn. Và cùng điều đó xảy ra cho nền văn minh: nó càng già hơn, nó càng tinh ranh hơn.

Chẳng hạn, người Mĩ chân thực hơn bất nước bào bởi lẽ đơn giản họ là người mới tới nhất trên thế giới, chỉ mới ba trăm năm lịch sử; nó không là gì khi so với quá khứ cổ đại của Ấn Độ. Ngay cả các nhà sử học rất hiện thực cũng nói Ấn Độ đã tồn tại ít nhất mười nghìn năm; và điều đó có đủ bằng chứng. Nhưng có các nhà sử học khác, người không chấp nhận thế, người nói rằng Ấn Độ đã tồn tại ít nhất trong chín mươi nghìn năm. Và có khả năng, vì trong Vedas mô tả về một ngôi sao là tới mức điều đó đã xảy ra chỉ chín mươi nghìn năm trước đây. Mô tả này là thực chính xác tới mức nó không thể chỉ là tưởng tượng, thơ ca. Nó thực một cách khoa học tới mức dường như là bản ghi là đã chín mươi nghìn năm tuổi. Và nếu bản ghi này là chín mươi nghìn năm tuổi thế thì người ghi lại nó phải đã sống hơn chín mươi nghìn năm. Bây giờ ba trăm năm là gì? Mĩ chỉ như đứa trẻ nhỏ; do đó mới có chân thực, đích thực.

Bạn có thể hỏi cô gái Mĩ, "Em đã làm tình bao nhiêu lần trước khi em lấy chồng?" và cô ấy sẽ trả lời. Nhưng không đàn bà Ấn Độ nào sẽ trả lời; điều đó là không thể được. Cả đời cô ấy sẽ bị phá huỷ. Bạn có thể thu thập những dữ liệu như vậy chỉ ở Mĩ, không ở Ấn Độ. Và các thánh nhân Ấn Độ liên tục nói, "Trông đấy! Ở nước chúng tôi không con gái nào đã bao giờ mất trinh" - vì không có dữ liệu về điều đó. Bạn không thể thu thập được dữ liệu bởi lẽ đơn giản - không phải nó là thực - bởi lẽ đơn giản không ai sẵn sàng nói sự thực. Chỉ ở Mĩ bạn mới có thể tìm ra dữ liệu như vậy.

Bạn có thể hỏi mọi loại câu hỏi cho mọi người và mọi người sẵn lòng trả lời một cách chân thành, không vì lí do gì khác hơn là để giúp làm điều tra khoa học. Họ sẵn sàng mạo hiểm cuộc sống cá nhân riêng của họ. Bạn có thể hỏi ông chồng Mĩ có bao nhiêu mối quan hệ ngoài hôn nhân, nhưng bạn không thể hỏi người chồng Ấn Độ được. Anh ta sẽ nói, "Cái gì? Quan hệ ngoài hôn nhân sao? Chưa bao giờ nghĩ về nó, chưa bao giờ mơ về nó!"

Trong ý kiến về mọi sự thời trẻ ngọt ngào thì ghế dài công viên là quá công khai. Người yêu của cô ấy lập tức gợi ý rằng họ đổi chỗ ngồi tới nơi xa xôi nào đó, kín đáo hơn và tối nữa. "Và anh sẽ hứa không ôm em chứ?" cô ấy hỏi một cách bẽn lẽn. Người yêu của cô ấy gật đầu ưng thuận. "Và anh sẽ hứa không hôn em chứ?" Người yêu của cô ấy lại gật đầu. "Thế thì có ích gì mà đi tới đó?" Cô gái hỏi một cách cáu kỉnh.

Đây là cách đạo đức giả liên tục diễn ra: nó giả vờ một điều, nó che giấu chính cái đối lập với điều đó.

Một người đi tới quán rượu địa phương để uống vào đêm thứ sáu. Ngay lúc anh ta định mở cửa, một ni cô nhảy ra từ bóng tối và nói một cách nồng nhiệt, "Con ta, dừng điều đó lại trước khi quá muộn! Quán này là Nhà của Quỉ đấy! Ăn năn tội lỗi đi và quên con quỉ uống đi!"

Người này có một ý tưởng chói sáng và nói với ni cô một cách tinh quái, "Làm sao ni có thể kết án cái gì đó mà ni chưa bao giờ trải nghiệm? Ni đã bao giờ thử uống rượu cồn chưa? Ni đã bao giờ cảm thấy nó làm tăng sức khoẻ và có nhiều tính chất tốt trong nó không?" "Chưa bao giờ!" ni kêu lên. "Ta là ni cô!"

Sau vài lần thuyết phục rất nghiêm chỉnh người uống rượu đã thuyết phục được ni thử một chút. "Nhưng đợi đã," ni nói, "trong bộ quần áo này ta sẽ bị nhận ra mất. Sao anh không đem chút đồ uống ra cho ta trong cái chén sứ cổ này?"

Thế là người này đi vào quán rượu, bước tới người đứng quầy và nói, "Chào buổi tối, Jim. Cho tôi một panh rượu gin lớn và nước khoáng vào trong cốc này."

"Chúa ơi!" người đứng quầy kêu lên. "Ni cô già đó lại bám quanh bên ngoài quầy rượu của tôi à?"

Điều đó là tốt, Narayandas Diwari này, rằng bạn nói:

Tôi là kẻ đạo đức giả. Tôi phải làm gì?

Thứ nhất, nhìn nó thật rõ ràng vào, mọi cách thức tinh vi của nó, toàn thể cơ chế của nó. Nó phải đã đi sâu rồi. Bạn sẽ phải rất nhận biết về nó. Và không cái gì khác được cần để được làm - vì nếu bạn làm cái gì đó, cái đó sẽ tạo ra kìm nén.

Tôi không thiên mấy về làm. Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn trở nên nhận biết nhiều hơn về mọi thứ. Và phép màu của nhận biết là ở chỗ bất kì cái gì sai, khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết đầy đủ về nó, nó mất đi theo cách riêng của nó, và bất kì cái gì là đúng, khi bạn trở nên nhận biết đầy đủ về nó, nó trở thành chính sự hiện hữu của bạn.

Nhận biết là hiện tượng giả kim thuật lớn nhất trên thế giới.

Và điều tốt là việc nhận ra đã xảy ra; đây là bắt đầu tốt. Hạt mầm đã rơi vào trong đất. Cứ tiếp tục trở nên ngày càng nhận biết hơn đi. Quan sát từng hành động, từng ý nghĩ, từng giấc mơ. Và không làm gì cả - đừng vội vàng làm cái gì đó. Chỉ đơn giản liên tục quan sát, chú ý tới điều đang xảy ra bên trong bạn, cách bạn sống cuộc sống của bạn. Và dần dần bạn sẽ trở nên nhận biết về thay đổi đang xảy ra theo cách riêng của nó. Và khi bất kì thay đổi nào xảy ra bởi bản thân nó, nó có cái đẹp riêng của nó.

Câu hỏi thứ ba

Osho ơi, ở đây cùng thầy, cuộc sống của tôi đã trở nên đơn giản và bình thường thế. Bây giờ khi tôi đói tôi ngủ, khi tôi mệt tôi ăn. Tôi đang gần chứng ngộ chứ?

Dharmamurti,

Hiển nhiên rồi!

Câu hỏi thứ tư

Osho ơi, xin thầy nói về sợ điên, bước đi trên lưỡi dao cạo.

Anand Eti, xin đừng sợ điên - bởi lẽ đơn giản vì bạn đã điên rồi! Thế giới này là nhà thương điên bao la thế. Mọi đứa trẻ được sinh ra đều lành mạnh, nhưng không thể sống lành mạnh lâu được; điều đó là không thể được. Nó được nuôi nấng lớn lên bởi người điên khác, được dạy bởi người điên khác, bị ước định bởi người điên khác. Nó nhất định trở thành điên; chỉ để sống còn mà nó phải trở thành điên.

Chỉ thỉnh thoảng mới có một người lành mạnh - một Phật, một Zarathustra, một Lão Tử, một Jesus. Nhà điều kì lạ nhất là ở chỗ những người lành mạnh này có vẻ điên vì cái gọi là người điên không thực sự là điên. Người điên thực được gọi là người lành mạnh. Người bị tống vào nhà thương điên đơn giản là những người nhạy cảm, người mong manh, người tinh tế, không cứng nhắc như những người khác sống trong bãi chợ. Họ không có da dầy thế, đó là lí do tại sao họ bị suy sụp. Người da dầy liên tục sống trong đủ mọi loại tính điên; họ liên tục điều chỉnh.

Con người có năng lực vô hạn để tự điều chỉnh bản thân mình, và từng đứa trẻ đều học điều chỉnh với đủ thứ. Nhìn vào bản thể riêng của bạn mà xem, bạn đã trở nên được điều chỉnh theo bao nhiêu mê tín, bao nhiêu niềm tin ngu xuẩn bạn đang mang. Và không phải là không có những khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về tính ngu xuẩn của chúng, nhưng những khoảnh khắc lành mạnh đó bạn gạt sang bên vì chúng là những khoảnh khắc nguy hiểm. Vâng, thỉnh thoảng cửa sổ có mở ra, nhưng bạn lập tức đóng nó lại. Bạn phải đóng nó lại - bạn sợ hàng xóm có thể thấy rằng cửa sổ nhà bạn mở. Bạn không muốn trưng ra sự lành mạnh của bạn cho bất kì ai.

Jesus nói: Chừng nào các ông còn không giống trẻ nhỏ các ông sẽ không vào trong vương quốc của Thượng đế. Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy ngụ ý: Chừng nào các ông chưa trở lại lành mạnh, lành mạnh như mọi đứa trẻ vậy, các ông sẽ không vào trong vương quốc Thượng đế của ta.

Anand Eti, đừng sợ điên - bạn không thể thế được. Nó đã xảy ra rồi! Giờ nếu bạn thực sự muốn sợ cái gì đó, đó là việc đi tới lành mạnh. Đó là điều có thể xảy ra ở đây. Nếu bạn có thể liên tục treo quanh đây đủ lâu, thế thì bạn có thể trở thành lành mạnh. Nhưng tính lành mạnh đó sẽ bị người khác nhìn như là phát rồ. Kahlil Gibran có một chuyện ngụ ngôn hay về điều đó:

Một mụ phù thuỷ đi vào một làng. Mụ nói câu thần chú nào đó, ném chất lỏng ma quái nào đó vào giếng của làng, và bảo mọi người ở đó, "Bất kì ai uống nước của giếng này sẽ phát điên!"

Bây giờ trong làng chỉ có hai giếng: một giếng dành cho dân chúng, cho người thường, và giếng kia ở trong cung điện dành cho vua và hoàng hậu và thừa tướng. Nhà vua rất hài lòng: "Điều tốt là chúng ta được cứu." Nhưng đến tối ông ấy trở nên nhận biết rằng điều đó đã không phải là vận may. Ông ấy hỏi thừa tướng, một cố vấn già, trí huệ của mình, "Cái gì đó phải được làm ngay lập tức," vì đến tối cả làng đã phát điên. Họ phải uống nước. Bạn có thể còn khát được bao lâu? Và không có nước khác ngoại trừ giếng đó. Đến tối cả làng sẽ trở thành điên.

Nhưng đến tối tin đồn bắt đầu lan rộng trong làng rằng vua, thừa tướng và hoàng hậu đã trở nên điên. Quân đội của nhà vua cũng đã phát điên, lính hộ vệ nhà vua đã phát điên, cho nên ông ta tuyệt đối không được bảo vệ.

Và khi mặt trời lặn, cả làng tụ tập lại quanh cung điện hô to, "Chúng tôi không cần nhà vua điên này nữa! Chúng tôi muốn thay đổi ông ta!"

Nhà vua hỏi cố vấn già, trí huệ, "Phải làm sao đây?"

Ông ta nói, "Giờ chỉ có mỗi một điều có thể được làm. Tôi sẽ giữ họ bằng cách nào đó được tham gia vào - ngài chạy ra cửa sau, đi uống nước từ giếng đó rồi quay lại."

Nhà vua và hoàng hậu chạy ra cửa sau. Thừa tướng cứ để mọi người nói, giữ cho mọi người được tham gia. Và ông ấy đợi rằng nhà vua và hoàng hậu sẽ tới từ cửa sau, nhưng họ lại không tới từ cửa sau. Sao họ phải tới từ cửa sau? Họ đã phát điên! Họ tới từ cửa trước - nhảy múa! Ông ấy thấy họ trong đám đông; ông ấy không thể tin được vào mắt mình. Họ đang nhảy múa với mọi người và mọi người nói, "Trông đấy! Vua và hoàng hậu của chúng ta đã trở nên lành mạnh trở lại!" Và họ mở hội cả đêm.

Thừa tướng phải chạy đi và uống nước. Cả đêm đã là liên hoan lớn. Tất nhiên họ sung sướng rằng nhà vua, hoàng hậu, thừa tướng, tất cả họ đã trở nên lành mạnh lại. Bây giờ cả làng lành mạnh lại.

Phật có vẻ điên, Jesus có vẻ điên. Bây giờ người điên như Sigmund Freud nghĩ rằng Jesus bị thần kinh! Và Freud bị thần kinh, nhưng ông ta nghĩ Jesus bị thần kinh và ông ta cố gắng chứng minh điều đó và ông ta thuyết phục nhiều người. Ông ta đã thuyết phục hầu hết toàn thể tâm trí đương đại. Bạn hỏi tôi, Eti: xin thầy nói về sợ điên.

Toàn thể sợ này là tuyệt đối không có cơ sở. Bạn đã điên rồi, bằng không bạn chắc đã không có khả năng tồn tại trong xã hội. Bất kì xã hội nào bạn thuộc vào, bạn đều đã trở nên bị bóp méo. Bạn không còn hồn nhiên nữa; bạn đã bị làm biến chất và bị đầu độc - bởi tu sĩ, bởi chính khách, bởi các nhà sư phạm. Họ đã làm công việc này; chức năng của tôi ở đây là để hoàn tác nó.

Và không cần hỏi bằng chứng. Khi tôi nói toàn thế giới là nhà thương điên, không cần tôi phải chứng minh điều đó. Bạn có thể nhìn quanh và bạn sẽ thấy cả nghìn lẻ một bằng chứng.

Mulla Nasruddin đang nói với một trong những người bạn của anh ta hôm nọ, "Tôi đã cho một người một ru pi để cứu đời tôi." "Lạy chúa tôi!" người bạn nói. "Người đó đã làm gì?" "Anh ta đưa lại tôi bẩy mươi nhăm xu."

Dave và Mabel đang ngồi ở hành lang. Mabel nói, "Jeez, anh là anh chàng tốt bụng đây, Dave. Em yêu anh không? Em có thực yêu anh không?" "Có chứ, em yêu anh, Mabel." "Em sẽ chết vì anh chứ, Dave?" "Không, Mabel, của em là tình yêu không chết!"

Mulla Nasruddin đang cố tự treo cổ mình. Một người bạn theo dõi. Anh ta nói, "Nhìn kìa, Nasruddin, nếu anh muốn treo cổ mình anh phải để dây thừng quanh cổ chứ không dưới cánh tay!"

"Này," Nasruddin nói, "tôi đã thử rồi, nhưng thế thì tôi cảm thấy ngạt thở!"

Một người vô giáo dục Australia lảo đảo bước ra khỏi quán rượu say bí hướng tới cô gái, và chú ý tới người đàn bà trẻ đang đứng ở góc phố, lảo đảo đi tới cô ấy. "Muốn làm tình không?" anh ta hỏi.

Cô ta nhìn anh ta từ trên xuống dưới. "Này," cô ta đáp, "không thực đâu."

"Được," anh ta nói, "thế nằm ra khi tôi làm thì sao?"

Có bốn người da đen trong một chiếc xe đi chín mươi dặm một giờ. Chiếc xe mất điều khiển đâm vào tường gạch. Bốn người trong xe bị văng toé ra đất. Bởi phép màu nào đó không ai bị thương, nhưng tất cả vẫn đang trong choáng váng.

Một cảnh sát tiến tới nhóm này và hô to, "Được rồi! Đứa chết tiệt nào lái xe?"

"Không ai cả," một người trong số họ nói. "Chúng tôi tất cả đều ngồi ở ghế sau, quay lên!"

Khi Fidel Castro tới thăm Mĩ, nhân viên an ninh được cảnh báo chỉ cho phép những người có chứng danh Cu Ba mới được vào. Khi họ hỏi chứng danh Cu Ba là gì họ được bảo cho, "Râu và xì gà."

Cho nên người đầu tiên tới là Fidel Castro và những người khác theo sau ông ấy. Người sau ông ấy đeo râu và hút xì gà và nói, "Quan hệ công chúng," cho nên họ cho ông ấy vào.

Tiếp đó một người khác có râu, hút xì gà, người này nói, "Cảnh sát trưởng."

"Vào đi," là lời đáp.

Người tiếp tiên tới, người không có râu và không có xì gà. Khi người đó dừng lại ở lối vào, để nhận diện bản thân mình, người đó kéo phía trước quần ra và nói, "Cảnh sát mật!"

Đại uý quân đội Do Thái đi vào phòng khách của gái điếm, bước tới quí bà và nói, "Bà tính bao nhiêu tiền cho việc vui thú của đại đội tôi?" "Hai mươi đô la, thưa ngài," bà ta đáp. "Rất tốt!" ông ta nói và bước tới cửa sổ, mở nó ra và hô to, "Toàn đại đội, tiến bước!"

Một người bị thương trầm trọng trong vụ đâm xe và phải được đưa vào bệnh viện. Khi anh ta mở mắt ra, bác sĩ đang đứng cạnh anh ta với cái nhìn nghiêm nghị trên khuôn mặt.

"Này," bác sĩ nói lắp, "tôi có lành và tin dữ cho anh đây. Anh muốn nghe cái gì trước?"

"Cho tôi tin dữ trước," người bị thương đáp.

"Chúng tôi phải cắt bỏ một chân của anh."

"Dạ," người này nói, "Tôi trông đợi điều đó. Nó là tai nạn xấu."

"Vâng," bác sĩ nói, "Nhưng không may chúng tôi lại cắt bỏ nhầm chân!"

Với nước mắt lăn dài trên má trong tiếng khóc than rèn rĩ người này hỏi, "Vậy tin lành là gì?"

"Thế này," bác sĩ nói một cách vui vẻ, "có anh chàng ở giường bên cạnh anh muốn mua dép lê của anh!"

Và, Anand Eti này, bạn nghĩ bạn có thể phát điên trong thế giới này sao? Bạn thuộc về thế giới này, bạn là một phần của nó! Bạn đã điên rồi! Do đó mọi sợ đều vô căn cứ. Bỏ mọi sợ đi.

Bây giờ cố hiểu cơ chế của tính điên của bạn. Một khi bạn chấp nhận rằng bạn đã điên, có khả năng đi ra ngoài nó, nhưng nếu bạn đơn giản vẫn còn sợ việc phát điên thế thì không có khả năng nào. Sợ đó sẽ không giúp bạn; sợ đó sẽ liên tục đưa bạn tới ngày càng điên hơn. Bản thân sợ là một phần của tính điên, bằng không chẳng có gì để sợ. Chết là tuyệt đối chắc chắn; nếu có cái gì chắc chắn trong sống đó là chết. Mọi thứ khác là không chắc chắn, duy nhất chết là chắc chắn, cho nên chẳng có gì phải lo nghĩ về chết. Tuổi già nhất định tới. Mọi thứ trong sống đều thay đổi. Bạn bè của hôm nay có thể là kẻ thù ngày mai; kẻ thù của hôm nay có thể trở thành bạn bè ngày mai. Người bạn yêu nhất, bạn có thể ghét nhất; người bạn ghét hôm nay có thể rơi vào yêu ngày mai. Cuộc sống là một luồng và bạn không thể giữ lại cái gì cố định. Cho nên phỏng có ích gì mà sợ bất kì cái gì? Người ta phải đơn giản sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, tận hưởng bất kì cái gì đang sẵn có.

Sợ không cho phép bạn sống một cách toàn bộ; nó bao giờ cũng kìm lại. Nó không bao giờ cho phép bạn mãnh liệt, đam mê, toàn bộ, toàn thể; nó giữ bạn bị phân chia. Bạn yêu người đàn bà và bạn yêu nửa vời vì bạn sợ. Ai biết yêu sẽ tiếp đất vào bạn chỗ nào, nó sẽ dẫn tới đâu? Bạn bao giờ cũng bộ phận, phân mảnh, và vì bạn là bộ phận và phân mảnh, không cái gì cho bạn niềm vui mà nó có thể cho. Sợ sẽ không giúp được. Sợ có thể dẫn bạn tới phát rồ ngày càng nhiều hơn.

Thay vì sợ, trở nên điềm tĩnh, Coi nó là dễ. Bỏ trạng thái sốt này đi và trở nên có tính quan sát. Một khi bạn chấp nhận một sự kiện nền tảng - rằng xã hội đã đưa bạn tới điên - giờ công việc cần làm là làm sao thoát ra khỏi trạng thái phi tự nhiên này mà xã hội đã áp đặt lên bạn. Và điều đó là không khó nó, nó rất đơn giản. Nó đơn giản như con rắn tuột ra khỏi bộ da cũ của nó. Một khi bạn hiểu cơ chế của tính điên...

Chẳng hạn, có nguyên nhân của tính điên; tham vọng là nguyên nhân gốc rễ. Cố hiểu tham vọng của bạn đi; nỗ lực của bạn để là ai đó trong thế giới sẽ dẫn bạn tới điên. Chỉ là không ai cả và thế thì không có vấn đề gì. Bỏ tham vọng và bắt đầu sống đi, vì người tham vọng không thể sống được; người đó bao giờ cũng trì hoãn. Cuộc sống thực của người đó bao giờ cũng sẽ là ngày mai - và ngày mai không bao giờ tới. Người tham vọng nhất định hung hăng và bạo hành, và người bạo hành và người hung hăng nhất định điên.

Người vô tham vọng thì an bình, đáng yêu, từ bi. Người tham vọng bao giờ cũng vội vàng, chạy, xô tới cái gì đó mà người đó cảm thấy một cách mơ hồ có đó, nhưng người đó sẽ không bao giờ tìm thấy nó. Nó giống như đường chân trời; nó không tồn tại, nó chỉ dường như có. Người vô tham vọng sống ở đây bây giờ, và hiện hữu ở đây bây giờ là được lành mạnh. Có tính toàn bộ trong khoảnh khắc này là được lành mạnh.

Lành mạnh nghĩa là trạng thái an bình, hài hoà, vui vẻ, phúc lạc, phúc lành.

Câu hỏi thứ năm

Osho ơi,

Tôi ước giá như tôi được sinh ra trong thời đen tối.

Đức Banana ơi,

Tôi cũng ước thế! Ông có vẻ kinh khủng trong ánh sáng!

Câu hỏi cuối cùng

Osho ơi,

Sao không là người Do Thái?

Gyan Deva, thực sự khó không là người Do Thái vì là người Do Thái không chỉ là một phần của văn hoá, tôn giáo, truyền thống nào đó - có người Do Thái ở mọi nơi, trong người Hindus, trong người Mô ha mét giáo, trong người Ki tô giáo - là người Do Thái là có nhiều tính tâm lí hơn là tôn giáo. Tính hay tính toán là tính Do Thái, bao giờ cũng tính toán về cuộc sống, bao giờ cũng nghĩ dưới dạng kinh doanh, dưới dạng tiền bạc, dưới dạng lợi nhuận. Đó là điều tôi gọi là tính Do Thái.

Mọi người Do Thái không phải là người Do Thái và mọi người không Do Thái cũng không phải là người không Do Thái. Tính chất Do Thái là hiện tượng rộng hơn nhiều. Người Hindu bị giới hạn trong người Hindu, người Mô ha mét giáo bị giới hạn trong người Mô ha mét giáo - người Do Thái được lan tràn khắp nơi. Nó là cái gì đó tâm lí, nhiều tính tâm lí hơn tính văn hoá. Dễ dàng không là người Hindu; bạn chỉ bỏ đi các quan niệm của bạn. Dễ dàng không là người Ki tô giáo, không là người Mô ha mét giáo, không là phật tử, nhưng không là người Do Thái thì chắc chắn khó. Nó là cái gì đó đã đi vào trong chính phong cách sống của mọi người.

Tất cả chúng ta đều được nuôi dưỡng lớn lên để kiếm được nhiều hơn, để đạt tới nhiều hơn, để chụp giật nhiều hơn. Cho ít hơn và nhận nhiều hơn - đó là tính Do Thái. Và thực sự khó bỏ ý tưởng này, vì điều đó sẽ nghĩa là việc biến đổi toàn bộ; nó sẽ thực sự là việc cải tâm. Nó sẽ là cái gì đó rất nền tảng, rất căn bản. Nó phải liên quan tới việc bỏ mọi đánh giá của chúng ta.

Chẳng hạn, chúng ta đánh giá mọi thứ mà có chủ định tiện dụng nào đó, chúng ta không đánh giá các thứ không phục vụ cho tiện dụng nào. Chúng ta sẽ phải dịch chuyển toàn thể tâm thức của mình từ tính tiện dụng sang phi tiện dụng. Đoá hoa là có giá trị hơn nhiều so với lưỡi lê. Cơn mưa này rơi trên mái nhà và âm thanh của nó là có giá trị hơn nhiều so với mọi tiền bạc trên thế gian. Những cây xanh này có giá trị hơn nhiều so với việc có bất kì chinh phục thế gian nào - việc trở thành Alexander Đại đế hay Adolf Hitler, việc trở thành tổng thống của một nước hay thủ tướng của một nước. Tận hưởng mặt trời lặn đẹp là có giá trị hơn nhiều so với việc có tên tuổi nổi tiếng thế giới. Có khả năng trải nghiệm kì quan tự nhiên hay điều huy hoàng của sự tồn tại có giá trị hơn nhiều việc nhận giải thưởng Nobel.

Chúng ta phải dịch chuyển toàn thể hệ thống đánh giá. Chúng ta phải dỡ bỏ tâm trí thành đạt, tâm trí tham vọng, và chúng ta phải học một cách sống mới toàn bộ, về tận hưởng, về hân hoan.

Và đó đích xác là điều Thiền là gì. Phẩm chất tinh tuý nhất, cơ bản của nó là năng lực tận hưởng cái bình thường, cái rất bình thường, với tính cảm nhận phi thường. Nếu ai đó cho bạn viên kim cương Kohinoor, kim cương thì tất nhiên bạn sẽ đánh giá cao nó; nhưng nếu ai đó cho bạn chỉ đoá hoa cúc vạn thọ, bạn sẽ nói cám ơn nhưng bạn không ngụ ý một cách thực sự; nó sẽ chỉ là xã giao. Bạn sẽ không thực sự cảm thấy biết ơn.

Điều này cần được học, tinh thần này phải được thấm đẫm. Toàn thể cái nhìn thế giới của bạn sẽ thay đổi. Thế thì bạn không thể là người thành đạt được; thế thì bạn sẽ phải vẫn còn được mãn nguyện ở bất kì chỗ nào bạn hiện hữu. Không ai muốn vẫn còn ở chỗ người ta đang hiện hữu, dù người ta là bất kì cái gì. Ngay cả nó trong thế giới, bạn bắt đầu cảm thấy được mãn nguyện, bạn bắt đầu một loại ham muốn mới, tham vọng về thế giới khác. Bạn bắt đầu tìm những thú vui cõi trời, về thiên đường. Nó là cùng trò chơi, nó là cùng tâm trí!

Các thánh nhân của bạn toàn là người Do Thái, mọi mahatma đều là người Do Thái, bởi lẽ đơn giản họ đang cố đạt tới cái gì đó ở thế giới kia. Họ đang thu lấy đức hạnh, họ đang làm những hành động công đức để thu được cái gì đó ở thế giới kia. Họ thực sự có nhiều tính Do Thái hơn người thường. Người thường muốn những điều bình thường - tiền, quyền, danh - các mahatma của bạn kết án chúng là những thứ tạm thời. Họ muốn niềm vui vĩnh hằng cho phúc lạc vĩnh hằng, cho phúc lạc không chấm dứt. Họ không được thoả mãn bởi những thứ nhỏ bé. Họ gọi các thứ của thế giới này là "đồ chơi"; thứ thực thuộc về thế giới kia. Họ tham hơn nhiều - và tham là có tính Do Thái.

Không tham đơn giản có nghĩa là bạn phải sống từng khoảnh khắc không vì động cơ nào chút nào, chỉ vì niềm vui vô cùng của việc sống, chỉ vì niềm vui vô cùng của việc nhảy múa, chỉ vì niềm vui vô cùng của việc hát. Cũng như hoa nở và chim hót và sông chảy, theo cùng cách khi bạn cũng đang sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không vì lí do nào chút nào, không vì chủ định nào chút nào, không có động cơ, không có mục đích, dường như đây là khoảnh khắc đầu tiên và cuối cùng và bạn hoàn toàn được mãn nguyện với nó, thế thì tính Do Thái biến mất. Gyan Deva, bạn hỏi: Làm sao không là người Do Thái?

Hiện hữu khoảnh khắc này đi, sống trong khoảnh khắc này đi. Học nghệ thuật vẫn còn trong hiện tại. Quá khứ không tồn tại mà tương lai cũng không tồn tại. Quá khứ không còn nữa, tương lai chưa hiện hữu; duy nhất hiện tại đang hiện hữu. Đi vào trong hiện tại với tính toàn bộ của bạn, không có động cơ.

Và phép màu là, niềm vui của bạn sẽ là vô cùng. Vâng, vĩnh hằng sẽ là phúc lạc của bạn. Nhưng nhớ cho, để tôi nhắc bạn, tôi không nói rằng sống trong khoảnh khắc để cho bạn có thể đạt tới phúc lạc vĩnh hằng. Nếu đó là ý tưởng của bạn thế thì bạn lại rơi trở lại vào trong cái bẫy cũ. Nó là hậu quả, nó không phải là mục đích. Bạn không thể đòi hỏi nó được. Nó là sản phẩm phụ, tự nó tới. Bạn không cần bận tâm về nó.

Tôi thích bơi từ thời còn thơ ấu, thích lắm... và đặc biệt trong mùa mưa khi sông của làng tôi trở thành gần như đại dương, nó phình ra và trở thành lớn thế. Nó là con sông hoang dã. Mọi núi đều dồn nước vào trong nó. Trong cơn mưa tôi gần như cả ngày ở trong sông.

Bạn bè khác thường hỏi tôi, "Phải có cái gì đó trong nó - sao cậu đi bơi trong sông hàng giờ thế?"

Và tôi thường bảo họ, "Đó là phúc lạc lớn nhất mà tôi đã biết tới." Và chỉ để nếm trải cái gì đó của nó họ sẽ tới cùng tôi. Và sau vài phút họ sẽ nói, "Chúng tôi chẳng thu được cái gì chút nào, cho nên chúng tôi đi và chúng tôi rùng mình và chúng tôi không thấy phúc lạc nào ở bất kì đâu. Và nguy hiểm có đó - sông hoang dã thế mà cậu bảo chúng tôi bơi qua nó, sang bờ bên kia."

Và dòng nước xiết chảy mạnh tới mức thường mất gần một dặm để tôi tới được bờ bên kia và rồi đi thêm một dặm ngược lên, thế rồi tôi sẽ đạt tới điểm từ đó tôi có thể lại nhảy vào sông để về nhà tôi.

Họ nói, "Điều này là nguy hiểm. Và có nhiều bùn ở đó và nhiều gai nữa, và cuộc sống bị nguy hiểm, và chúng tôi cảm thấy gần như là sông sẽ giết chết chúng tôi. Và chúng tôi không thấy phúc lạc nào."

Và khi một thanh niên thực sự mất cuộc sống của mình... anh ta cũng đã đi tới đó để tìm phúc lạc với tôi. Tên anh ta là Hari. Khi Haridas tới với tôi, tôi cho anh ấy cái tên Haridas để tưởng nhớ tới anh kia, vì anh kia có vẻ gần giống Haridas. Và bất kì khi nào tôi nhìn Haridas tôi bao giờ cũng mỉm cười - tôi nhớ tới anh ta. Anh ta đơn giản mất tích trong sông. Chúng tôi đã cố gắng vất vả trong hai, ba ngày; chúng tôi không thể tìm thấy ngay cả xác của anh ta.

Kể từ lúc đó tôi đã ở đó một mình; thế rồi không ai sẽ tới để tìm phúc lạc trong sông. Và họ sẽ nói rằng tôi điên, và họ cũng đúng theo nghĩa nào đó, vì họ đã tới chỉ để tìm phúc lạc và niềm vui của tôi là bơi trong sông, hiện hữu trong sông, chảy cùng với sông, đi cùng sông tới bất kì chỗ nào nó đưa tôi tới. Và phúc lạc chỉ là sản phẩm phụ. Phúc lạc bao giờ cũng là sản phẩm phụ.

Hỏi vũ công mà xem; người đó sẽ nói có phúc lạc lớn. Nhưng nếu bạn nhảy múa để thu được phúc lạc, bạn sẽ đơn giản phát mệt; bạn sẽ không thấy phúc lạc nào cả. Hỏi ca sĩ mà xem, hỏi nhạc sĩ mà xem. Và bạn sẽ đơn giản vã mồ hôi và bạn sẽ đơn giản cảm thấy mệt trong cổ họng. Có phúc lạc chỉ dành cho những người đang hát chỉ vì việc hát, người không tìm cái gì - họ có được nó.

Đây là một trong những luật nền tảng nhất của cuộc sống. Ais dhammo sanantano - đây là luật nền tảng - Phật nói rằng bạn không thể tìm trực tiếp phúc lạc được; nó bao giờ cũng tới như sản phẩm phụ, như cái bóng. Bạn yêu, và sẽ có phúc lạc; nhưng đừng tìm phúc lạc trong yêu, bằng không phúc lạc sẽ không được tìm thấy và yêu sẽ biến mất.

Cho nên khi tôi nói rằng sống trong khoảnh khắc và mọi phúc lạc sẽ là của bạn, đừng hiểu lầm tôi. Tôi không nói sống trong khoảnh khắc để cho bạn có thể có được phúc lạc. Tôi không nói sống trong khoảnh khắc vì đó là cách để có được phúc lạc. Nếu điều đó là luận cứ của bạn, bạn sẽ bỏ lỡ và thế thì bạn sẽ nói rằng tôi không đúng. Tôi đang nói sống trong khoảnh khắc và bạn đột nhiên sẽ thấy, không từ đâu cả, phúc lạc giáng xuống bạn.

Và một khi bạn đã nếm trải thế thì mọi tính chất Do Thái biến mất, mọi tham biến mất, vì nó tới và rót đầy bạn nhiều tới mức không có chỗ cho bất kì cái gì khác - cho tham, cho ghen, cho cạnh tranh, cho tham vọng, cho tương lai, cho quá khứ. Nó rót đầy khắp mọi ngóc ngách của bản thể bạn. Nó quá tràn ngập bạn, nó bắt đầu tuôn tràn ra từ bạn.

Gyan Deva, học sống trong khoảnh khắc chỉ vì điều đó thôi, chỉ vì niềm vui riêng của nó, và bạn ở trong ngạc nhiên lớn. Bạn có thể gọi điều ngạc nhiên đó là Đạo, Pháp, Thượng đế, niết bàn, chứng ngộ, phúc lạc, hay bất kì cái gì là việc chọn từ của bạn. Nó không có tên; nó là kinh nghiệm vô danh.

Xem Tiếp Chương 3Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post