Chương 10. Tôn Giáo - Xa Hoa Tối Thượng

Chương 10. Tôn Giáo - Xa Hoa Tối Thượng

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Đạo – Cổng Vàng – Osho

(Tập 2)

Bài Nói Về Kinh Điển Về Thuần Khiết Của Cát Hồng

Chương 10. Tôn Giáo - Xa Hoa Tối Thượng









Nghe hoặc Tải MP3 'Đạo - Cổng Vàng (Tập 2)' ê


Câu hỏi thứ nhất:

Osho ơi,

Tôi ước thầy sẽ nói cái gì đó về sự khác biệt phương đông với điều thầy đang làm, và sự hấp dẫn phương tây.

Durga Prasad Pandari,

Đó là hiện tượng rất tự nhiên. Tôn giáo là sự xa hoa tối thượng.

Con người sống ở ba bình diện. Nếu nhu cầu thân thể con người được đáp ứng, chỉ thế thì nhu cầu tâm lí mới trở thành có ý nghĩa; bằng không thì không thể. Người đói sẽ không quan tâm tới âm nhạc của Beethoven, Mozart, Wagner. Người đó sẽ không quan tâm tới tranh của Michelangelo, Vincent Van Gogh, Picasso. Điều đó là tự nhiên. Nhu cầu cơ sở đầu tiên của con người không được đáp ứng. Một khi nhu cầu thân thể người đó được đáp ứng, ngay lập tức ý thức người đó dịch chuyển từ bình diện vật lí sang bình diện tâm lí. Ý thức vẫn còn bị gắn bó với bình diện nơi nó được cần tới nhiều nhất. Bạn biết nó trong kinh nghiệm hàng ngày bình thường nữa. Nếu chân bạn bị đau bạn quên mất toàn thân, ý thức của bạn trở nên hội tụ vào chân. Nếu bạn đau đầu, chỉ thế thì bạn mới trở nên nhận biết về sự tồn tại của đầu; bằng không, bạn vẫn còn tuyệt đối vô nhận biết về sự tồn tại của nó. Nó cứ vận hành một cách im lặng, chú ý của bạn không được cần tới.

Thân thể là nền tảng, và phương Đông đang chịu đựng từ nhu cầu vật lí. Nhu cầu vật lí của nó là mênh mông, cho nên bất kì cái gì đi vào nhân danh tôn giáo đều không thực sự là tôn giáo ở phương Đông - nó không thể thế được - nó là cái gì đó khác. Mọi người tụ tập quanh Satya Sai Baba, hay những người như ông ta, không vì nhu cầu tâm linh, nhưng vì nhu cầu vật lí. Ai đó ốm và muốn có phép màu xảy ra để cho người đó có thể được chữa. Ai đó mù, ai đó không có con, ai đó không có việc làm, và họ đang hi vọng rằng bằng việc đi tới thánh nhân, bằng việc có ân huệ của thánh nhân, hay bằng cầu nguyện trong nhà thờ, trong đền chùa, trong nhà thờ hồi giáo, trong gurudwaras, nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng. Đây là hi vọng vào điều hão huyền, nhưng người nghèo không thể đừng được. Người đó cứ treo quanh những ảo tưởng này. Nó là cái vòng luẩn quẩn: người đó treo quanh ảo tưởng trong hi vọng rằng nhu cầu của mình sẽ được đáp ứng, và bởi vì người đó treo quanh ảo tưởng người đó không làm nỗ lực thực nào để đáp ứng nhu cầu của mình. Những nhu cầu đó cứ ngày càng lớn hơn và lớn hơn. Thế rồi người đó cứ đi ngày càng nhiều vào trong ảo tưởng. Tôn giáo của người đó nhiều tính thoả ước hơn - không phải là trưởng thành, không phải là chín chắn không phải là chuyến bay tâm linh, nhưng là mơ mộng, ảo giác.

Bạn cứ nhịn ăn lâu và bạn sẽ bắt đầu tưởng tượng về thức ăn - hai mươi bốn giờ bạn sẽ tưởng tượng về thức ăn. Bạn sẽ đi vào chỗ cô đơn và sau ba tuần bạn sẽ bắt đầu nói với bản thân mình. Nhu cầu lên tới mức bạn sẽ bắt đầu sống trong ảo tưởng, dường như có ai đó mà cùng người đó bạn đang có đối thoại.

Người nghèo tạo ra Thượng đế nghèo, Thượng đế mà không là gì ngoài tưởng tượng của người đó, Thượng đế mà không tồn tại ở đâu cả. Phương Đông đã biết tới tôn giáo thực một ngày nào đó, bây giờ chỉ dấu chân còn lại. Phật đã biết tôn giáo thực, Mahavira đã biết tôn giáo thực, Krishna đã biết tôn giáo thực. Họ đã chạm tới đỉnh tối thượng của tâm thức, nhưng bây giờ tiếng vọng có đó trong bầu không khí. Thực tại đã biến mất từ lâu trước đây, chúng ta đang tôn thờ những dấu chân.

Cho nên người ở phương Đông trở nên quan tâm tới một loại tôn giáo mà tôi gọi là rởm, giả, về căn bản là ảo tưởng - và không chỉ điều đó, mà có hại cực kì, bởi vì nó ngăn cản phát triển khoa học.

Nếu bạn đói bạn cần công nghệ tốt hơn, không phải là lời cầu nguyện tốt hơn, không phải yagnas, không phải cúng dường cho thần lửa - điều đó là hoàn toàn ngu xuẩn. Bạn đã nghèo rồi và bạn đang phí hoài tiền bạc, thức ăn, bơ tinh lọc vào lửa, với hi vọng rằng thần sẽ ban ân huệ cho bạn. Bạn đã từng hi vọng theo cách này bao lâu rồi? Và những thần đó có nghe chút nào đâu. Và bạn đang tự lừa bản thân mình bao lâu rồi? Nhưng như tôi đã nói, nó là cái vòng luẩn quẩn. Càng đói hơn, càng chết đói hơn, càng kém nuôi dưỡng hơn, bạn càng trở nên đông đúc hơn - vấn đề của bạn càng trở nên không thể quản lí được - bạn càng bắt đầu hi vọng, ao ước, tưởng tượng, mơ mộng, bạn càng bắt đầu đi tới những người ngu với hi vọng rằng phép màu nào đó sẽ được làm. Chúng chưa bao giờ được làm và chúng sẽ không bao giờ được làm. Phép màu không tồn tại.

Phép màu là tuyệt đối không tồn tại, nhưng tôn giáo của người nghèo vẫn còn hội tụ vào khả năng của phép màu.

Bạn có nghe nói về phép màu mới nhất được giáo hoàng Polack thực hiện không? Ông ấy đã làm người mù thành điếc.

Có lần một đôi nghĩ tới việc có con vào một buổi tối sau một phiên làm tình đặc biệt tốt.

Người đàn bà kêu lên một cách vui sướng, "A, anh yêu, em nghĩ điều đó đã làm nó rồi! A, em hạnh phúc thế. Chúng ta sẽ gọi nó là gì?"

Anh chồng mỉm cười, tháo bao cao su ra khỏi bản thân mình, và nói, "Chúng ta sẽ gọi nói là Houdini."

Một người điên đi tới thợ may Do Thái địa phương, ông này cũng là một loại triết gia, để thử bộ đồng phục mới của mình. Ông ta mặc bộ đồng phục và đi tới nhìn gương.

"Úi chao!" anh ta kêu lên, "Nhìn đấy, ông thợ may! Ông đã làm cho tôi một bộ áo liền quần với ba ống tay áo."

"Này," thợ may nói, "ông chưa bao giờ bảo tôi ông muốn bao nhiêu ống."

Người điên đi tới người điên.

Nhưng những người điên này được biết tới là mahatmas ở phương Đông, và phương Đông đầy những mahatmas. Khi bạn mệt mỏi với mahatmas này, có mahatmas khác, và bạn cứ đi từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Và cuộc sống là ngắn ngủi, bạn có thể cứ vẫn còn trong ảo tưởng.

Tôn giáo của người nghèo là tôn giáo của phép màu, đó là lí do tại sao Ki tô giáo có hấp dẫn sâu sắc với người phương đông. Bạn có thể thấy nó xảy ra.

Phật giáo có hấp dẫn lớn ở phương Tây. Hàng trăm tu viện Phật giáo đang mở ra ở Mĩ, ở châu Âu, ở Hà lan, ở Đức; và ở Ấn Độ, hàng nghìn người đang tự cải đạo mình hàng ngày sang Ki tô giáo. Toán học là gì? Điều đó xảy ra thế nào? - bởi lẽ đơn giản, tôn giáo của Phật Gautam hấp dẫn chỉ những người mà mọi nhu cầu đã được đáp ứng. Nó là phẩm chất cao nhất của tôn giáo, nó như đỉnh Everest.

Jesus có hấp dẫn - không phải vì mọi người hiểu Jesus - ông ấy có hấp dẫn chỉ bởi vì phép màu của ông ấy. Rút phép màu đi và mọi người sẽ thôi không vào Ki tô giáo, họ sẽ mất mọi quan tâm. Do đó các nhà thượng đế học Ki tô giáo, các nhà truyền giáo Ki tô giáo cứ nhấn mạnh vào phần phép màu, điều chỉ là huyền thoại, điều không thực, điều tuyệt đối giả - nhưng nó không mới. Nó đã ở trong không trung lâu rồi, bởi lẽ đơn giản vì Jesus cũng làm việc trong những người nghèo. Ông ấy là con trai của người nghèo. Mọi bạn bè ông ấy, các tín đồ đều là người nghèo. Họ chỉ có thể hiểu ngôn ngữ hấp dẫn với nhu cầu của họ. Mọi đệ tử của ông ấy đều là nông dân, người làm vườn, ngư phủ, thợ mộc, hay những người như vậy - vô giáo dục, vô văn hoá, không phức tạp. Họ phải đã tạo ra những câu chuyện này về ông ấy, bằng không họ chắc đã không còn lại với ông ấy. Nhưng chuyện phép màu này vận hành như chất keo dính. Và trong hai nghìn năm điều đó đã từng là sự hấp dẫn của Ki tô giáo.

Nó bao giờ cũng hấp dẫn người nghèo. Ở Ấn Độ bạn sẽ không thấy người Jaina được cải đạo sang Ki tô giáo - họ là đủ giầu cho việc đó rồi. Bạn sẽ không thấy brahmins được cải đạo sang Ki tô giáo - họ là đủ giầu cho điều đó rồi. Thế thì ai là người được cải đạo sang Ki tô giáo? Những người rất nghèo, những người bị áp bức, những người bị chà đạp, thổ dân, những tiện dân, người đói, người chết đói, người què, người tê liệt, người mù, người điếc, người ốm, con côi - đây là những người trở nên quan tâm tới Ki tô giáo.

Bây giờ họ phải làm gì với thiền? Họ cần phép màu; họ không muốn con mắt bên trong nào, họ không muốn nuôi dưỡng tâm linh nào. Đó là lí do đầu tiên và quan trọng nhất, Durga Prasad, mà mọi người không quan tâm tới cách nhìn của tôi, đặc biệt ở phương Đông. Nhưng về điều đó nữa, một điều kiện phải được nhớ.

Ở phương Đông nữa, người Nhật Bản quan tâm tới tôi; bởi vì đó là nước duy nhất giầu. Bạn sẽ thấy hàng trăm người Nhật Bản ở đây. Nhiều trung tâm đang mở ra ở Nhật Bản cho tôi, nhiều sách đang được xuất bản ở Nhật Bản. Có khuấy động lớn ở Nhật Bản, và tôi đã thực sự ngạc nhiên. Bất kì khi nào mọi người tới tôi, tôi hỏi, "Bạn định ở lại bao lâu?" Người Đức bao giờ cũng ở trong ba tháng, bốn tháng. Người Nhật Bản ở trong sáu tháng, chín tháng, mười hai tháng, hai năm. Nhật Bản là nước duy nhất đã tới mức sung túc, giầu có, và nhu cầu của họ bây giờ là khác toàn bộ. Họ sẽ không đi tới Satya Sai Baba, họ sẽ không quan tâm ở đó chút nào.

Ấn Độ quá nghèo nên không hiểu được tôi, không quan tâm tới tôi. Người Ấn Độ tới đây để ở một ngày, hai ngày - nhiều nhất là ba ngày. Họ tới đây chỉ một ngày, nhưng họ muốn được đối xử như người khác. Họ cảm thấy rất choáng khi họ đi tới biết rằng tôi sẽ không đích thân điểm đạo cho họ, rằng một số đệ tử của tôi sẽ điểm đạo cho họ. Họ cảm thấy rất choáng: Sao có đối xử thế này với chúng tôi? Nhưng bạn ở đây chỉ một ngày. Buổi sáng bạn tới, bạn muốn tính chất sannyas vào buổi tối, và mai bạn đi. Và những người đã từng ở đây trong sáu tháng thiền, trải qua hàng chục nhóm trưởng thành, làm việc vất vả, bạn muốn rằng bạn phải được đối xử đích xác như họ. Bạn có thể ở theo cùng cách, bạn trải qua cùng các quá trình, bạn mạo hiểm nhiều như họ mạo hiểm - với điều đó họ không sẵn sàng. Nhưng họ cảm thấy bị xúc phạm, rằng họ đáng phải được cho cùng cơ hội.

Lặp đi lặp lại họ viết cho tôi, "Người phương tây ngồi ở ngay trước thầy và chúng tôi được bảo ngồi ở phía sau." Bạn đáng phải hạnh phúc rằng ngay cả bạn đã được ngồi ở phía sau. Chẳng mấy chốc sẽ không có chỗ ở phía sau đâu. Bạn phải kiếm nó. Những người ngồi trước tôi đã từng ở đây trong sáu năm, bẩy năm. Có những người đã tới một lần và không bao giờ đi nữa. Họ xứng đáng với nó, họ đã kiếm được nó.

Đây là lí do thứ nhất, Durga Prasad, rằng tôi đang nói về dạng cao nhất của tôn giáo; bởi vì tôi đang nói về toàn thế giới. Với tôi, quốc gia không có nghĩa gì, giống nòi không có nghĩa gì, mầu sắc không có nghĩa gì. Tôi đang nói về Con người Mới, sắp được sinh ra, đã trở thành gần như là sự cần thiết tuyệt đối vì không có Con người Mới, nhân loại không thể tồn tại được thêm nữa. Con người cũ mục ruỗng, chúng ta phải gạt bỏ nó; nhưng trước khi chúng ta gạt bỏ cái cũ, cái mới phải được đưa vào trong khung cảnh. Công việc của tôi ở đây bao gồm cho sinh thành Con người Mới, sinh thành nhân loại mới.

Lí do thứ hai tại sao người Ấn Độ sợ là ở chỗ người Ấn Độ đã coi họ biết rồi, và họ chẳng biết gì. Họ đơn giản mang gia sản kế thừa chết. Họ rất thông thái, họ có thể trích dẫn Gita và Veda và Upanishad như vẹt, chẳng biết chúng đang nói gì. Họ đã không kinh nghiệm những chân lí đó, nhưng họ có thể trích dẫn chúng như máy ghi âm. Và bởi vì điều này, họ tưởng họ biết tôn giáo là gì. Tại sao họ phải tới đây?

Phương Tây theo cách đó là hồn nhiên, là không thông thái. Nó có cuộc truy tìm vô cùng, nhưng không khối chắn; nó sẵn sàng cho thám hiểm. Người thông thái bao giờ cũng sẵn lòng thám hiểm; người đó bao giờ cũng sợ vì cái gì đó có thể đi ngược lại tri thức của mình. Người đó muốn chân lí tương ứng theo mình, không muốn điều ngược lại. Người đó không sẵn sàng tương ứng theo chân lí - điều cần táo bạo, điều cần tâm trí cởi mở.

Ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, mọi người không có tâm trí cởi mở chút nào. Họ có tâm trí rất đóng. Họ tràn đầy phân bò linh thiêng tới mức không có chỗ bên trong.

Tôi có thể có hấp dẫn chỉ với những người là người thám hiểm, người phiêu lưu, người truy tìm, người là hồn nhiên theo cách nào đó.

Và lí do thứ ba... Lí do thứ ba liên quan tới những người không nghèo không thông thái. Tại sao họ không tới đây? Có người giầu ở đất nước này. Đây là nước của những tương phản: chín mươi tám phần trăm mọi người là rất nghèo, hai phần trăm là rất giầu. Những người giầu hai phần trăm đó sợ tới, bởi lí do đơn giản: chỉ được liên kết với tên tôi là nguy hiểm. Họ viết cho tôi rằng, "Chúng tôi muốn tới, nhưng chúng tôi sợ." Chỉ được liên kết với tên tôi là nguy hiểm. Mọi người sẽ bắt đầu nói với họ, "Vậy ông cũng đã trở thành nạn nhân sao? Vậy ông cũng bị thôi miên sao? Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ông điên thế, dở hơi thế!"

Và thế rồi, đến nghe tôi không có nghĩa chỉ là nghe, như nó có nghĩa khi bạn đi nghe Krishnamurti. Bạn có thể nghe và về nhà. Ở đây nghe nghĩa là dần dần, dần dần được cam kết. Nó là sự tham gia, và tham gia nghĩa là toàn thể cuộc đời bạn sẽ thay đổi cùng nó. Cuộc sống gia đình bạn, cuộc sống cá nhân bạn, cuộc sống xã hội bạn, cuộc sống công việc của bạn - mọi thứ sẽ bị ảnh hưởng bởi nó. Bạn có thể đi và lắng nghe Krishnamurti, không có vấn đề gì trong nó, bạn vẫn còn ở ngoài bất kì cam kết nào. Với tôi, bạn trở nên được cam kết.


Lắng nghe tôi là nguy hiểm bởi hai lí do: một, nỗi sợ rằng bạn có thể bị tham gia vào trong nó, và thế rồi nó sẽ dẫn tới đâu? Thứ hai, bạn sẽ bị mọi người kết án và bị mọi người chỉ trích. Điều đó giữ cho mọi người kìm bản thân họ lại. Họ đọc, họ nghe băng - cả nghìn người nghe băng, nghìn người đọc sách, và triệu người nói và thảo luận về tôi, ủng hộ và chống đối. Thực ra, bất kì ai có chút thông minh nào đều đã bị phân chia bởi tôi: hoặc ủng hộ tôi hoặc chống lại tôi.





Nhưng tới đây, đi vào qua cổng cần dũng cảm nào đó mà người Ấn Độ đã đánh mất từ lâu trước đây; bằng không họ chắc đã không là nô lệ trong hai nghìn năm. Họ không có dũng cảm nào, xương sống bị thiếu, họ không có cột sống. Làm sao họ xoay xở bước đi và sống được thật là phép màu.

Và có những người không thông thái, người không thể nói rằng họ là học giả hay bác học hay họ biết cái gì của Veda hay Upanishad; nhưng thế rồi cái điên khùng của họ là đi bắt chước phương Tây. Toàn thể cái điên khùng của họ là... Họ có tiền, họ có cơ hội, họ cứ xô sang phương Tây. Họ cứ đi các chuyến vòng quanh thế giới, họ muốn có mọi loại vật phẩm mà phương Tây đang tận hưởng. Họ không quan tâm tới tôn giáo, tới tâm linh. Họ có thể biểu lộ dịch vụ khua môi múa mép cho tôn giáo và tâm linh, bởi vì đó là điều truyền thống, qui ước. Nhưng đó chỉ là dịch vụ khua môi múa mép; trái tim họ dành cho các giá trị tuyệt đối vật chất.

Đây là những lí do tại sao người phương đông, đặc biệt người Ấn Độ, không quan tâm tới chỗ này; nhưng toàn thế giới lại quan tâm.

Và họ cũng là những kẻ bắt chước. Cứ đợi chút xíu thôi. Khi ngày càng nhiều người trên thế giới sẽ tới đây, họ sẽ bắt đầu đi theo những người đó. Họ là những kẻ bắt chước. Họ là bản sao giấy than. Họ bao giờ cũng bắt chước trong hai nghìn năm. Họ không thể lấy bước nào theo cách riêng của họ. Nếu họ thấy phương Tây đang tới, họ sẽ tới; nhưng tôi không biểu lộ kính trọng nào với những người như vậy. Tôi không có chỗ nào trong tim tôi cho những người như vậy, những kẻ bắt chước.

Bạn có thể thấy điều đó xảy ra ở mọi nơi. Rabindranath Tagore được giải thưởng Nobel. Trước khi ông ấy được giải thưởng Nobel cuốn sách của ông ấy đã được xuất bản từ nhiều năm - cuốn sách mà ông ấy được giải thưởng Nobel, Gitanjali - nhưng không ai đã ca ngợi nó. Khi ông ấy được giải thưởng Nobel, cả Ấn Độ ca ngợi ông ấy, và ông ấy có thể thấy. Ông ấy đã từ chối lời mời của Công ti Calcutta. Họ muốn tôn vinh ông ấy. Ông ấy nói, "Tôi sẽ không tới đâu. Tôi từ chối vinh dự này, bởi vì cuốn sách đã được xuất bản trong nhiều năm là bản gốc, và các ông chưa bao giờ tôn vinh tôi." Thực ra, chẳng lời bình chú nào đã được nêu về cuốn sách của ông ấy, và nó là một trong những cuốn sách vĩ đại nhất đã từng được viết ra. Ngược lại, mọi người phê bình nó, phê bình nó vì nó không phù hợp với hình mẫu cũ của thơ ca Ấn Độ. Nó có cái gì đó nguyên bản, và tâm trí Ấn Độ không thể hiểu được cái gì nguyên bản; nó cần những điều lặp lại, thế thì nó ca ngợi. Nhưng khi toàn thể phương Tây bắt đầu ca ngợi ông ấy, toàn thể Ấn Độ sẵn sàng ca ngợi ông ấy. Ông ấy trở thành "đứa con vĩ đại" của đất nước; bằng không chẳng ai bận tâm về ông ấy.

Như bây giờ bạn đã thấy điều đó lại xảy ra. Mẹ Teresa ở đây cả đời bà ấy, làm việc. Không ai bận tâm, không ai thực sự nghe tới tên bà ấy. Khi bà ấy nhận giải thưởng Nobel, cả Ấn Độ xôn xao.

Đây là những kẻ bắt chước. Những người này không có thông minh nào của riêng họ. Họ sẵn sàng làm bất kì cái gì, bất kì cái gì được toàn thể thế giới làm - bất kì điều ngu xuẩn nào họ sẽ sẵn sàng làm.

Cho nên cứ đợi đấy, Durga Prasad. Để cho ngày càng nhiều người tới - và họ đang tới, họ đang trên đường rồi. Lời mời của tôi đã vươn tới góc xa xôi nhất của thế giới, và tôi đã khuấy động hàng triệu trái tim và họ sẽ tới. Và họ là người của tôi, bởi vì nhu cầu thân thể của họ được đáp ứng, cho nên họ không tới đây để đòi hỏi phép màu ngu xuẩn nào đó. Họ không tới đây vì bất kì nhu cầu tâm lí nào. Nếu họ có nhu cầu tâm lí tôi đã có một trăm cách trị liệu đang diễn ra ở đây, cho nên các nhu cầu đó có thể được đáp ứng. Công việc của tôi bắt đầu chỉ khi nhu cầu thân thể và tâm lí của bạn được đáp ứng. Chỉ thế thì bạn mới có thể nhìn ra bên ngoài chút ít vào cõi giới tâm linh.

Cho nên bất kì ai có khả năng nhìn ra bên ngoài phức hợp thân-tâm đều thuộc về tôi. Dù người đó được sinh ra ở phương Đông hay ở phương Tây, da trắng hay da đen, không thành vấn đề chút nào. Dù người đó là đàn ông hay đàn bà không thành vấn đề chút nào. Tôi đang tạo ra công dân thế giới. Và tôi không tạo ra tôn giáo nào. Nó chỉ là tính tôn giáo, một loại tính tôn giáo được truyền bá, không phải rất rõ ràng. Bạn không thể làm ra giáo điều từ nó, bạn không thể làm ra nhà thờ từ nó - không thể được! Tôi không để lại một Kinh Thánh hay Koran hay Gita để cho bạn có thể làm ra nhà thờ từ nó. Khi tôi rời bỏ thế giới này tôi sẽ để lại ít nhất một nghìn sách, từng cuốn mâu thuẫn với nhau tới mức bất kì ai cố làm ra bất kì giáo điều nào từ chúng cũng sẽ phát khùng.

Không thể nào làm ra được bất kì giáo điều nào từ những ý tưởng của tôi, nhưng bạn có thể biến đổi bản thể bạn qua chúng. Quên về công việc Đông và Tây này đi; đừng phí thời gian của tôi về những điều này lặp đi lặp lại.

Câu hỏi thứ hai:

Osho ơi,

Nếu một người chứng ngộ không thể mất được Phật tính của mình, làm sao một đứa trẻ được sinh ra như vị Phật mất được phật tính của nó?

Hajo,

Từng đứa trẻ được sinh ra là vị Phật, nhưng không thể vẫn còn là vị Phật lâu được. Đó là một phần của trưởng thành: nó phải đánh mất điều đó.

Chừng nào nó chưa đánh mất điều đó, nó sẽ không bao giờ có khả năng hiểu được giá trị của điều đó. Điều đó giống như cá trong đại dương... Cá được sinh ra trong đại dương, sống trong đại dương; nhưng không biết gì về đại dương, không thể biết được. Không có phân tách, không có không gian, không có lỗ hổng giữa hai điều này. Bắt cá ra khỏi đại dương, ném nó lên bờ, và lập tức có hiểu biết lớn lao trong cá. Bây giờ lần đầu tiên cá biết cái đẹp của đại dương, niềm vui của đại dương. Bây giờ cá khát khao về đại dương. Để cho cá trườn trở lại trong đại dương lần nữa và xem hân hoan của nó, xem niềm vui của nó.

Điều đó đích xác là nghĩa của câu chuyện kinh thánh. Adam và Eve phải học rời khỏi thiên đường chỉ để thu lại nó - đó là cách duy nhất để thu lại nó. Thiên đường phải bị mất đi. Chỉ thế thì mới có nhận biết. Hồn nhiên là một điều - mọi đứa trẻ là hồn nhiên - nhưng nhận biết về hồn nhiên là điều khác toàn bộ. Chỉ vị Phật là nhận biết về hồn nhiên; do đó Phật không thể làm mất nó được, vì ông ấy là nhận biết. Đứa trẻ phải đánh mất nó, đứa trẻ không nhận biết - đứa trẻ không thể ở trong chính bản chất của mọi thứ; đứa trẻ chưa bao giờ làm mất nó.

Một sáng bé Johnny nước mắt dàn dụa đi xuống. "Mẹ ơi, mẹ ơi," Johnny nức nở, "Con sợ quá. Con thức dậy, chạy sang giường mẹ mà mẹ không có đó. Thế rồi con chạy sang giường bố và bố cũng không có đó. Thế rồi con chạy vào phòng con và con cũng không có đó!"

Kinh nghiệm này là cần. Mọi thứ đều phải bị mất đi. Đột nhiên chỉ có trống rỗng, vô nghĩa, bóng tối, và việc tìm kiếm lại bắt đầu về cái bị mất.

Thiền là cách duy nhất để về nhà. Nó không phải là tìm kiếm cái gì đó mới; nó là tìm kiếm cái gì đó mà về bản chất của riêng chúng ta, nhưng chúng ta nhất định không nhận biết về nó.

Vào ngày đầu tiên tới vườn trẻ, Tommy bồn chồn và tức tối và muốn kể với mẹ nó. Cô giáo giúp nó gọi điện thoại về nhà, nhưng khi mẹ trả lời, Tommy quá bồn chồn không nói được đúng.

"A lô," người mẹ nói, "ai đấy ạ?"

"Con đây," Tommy nói, trào nước mắt ra. "Mẹ đã quên con rồi à?"

Trẻ con là hồn nhiên, nhưng hồn nhiên của chúng không phải là hồn nhiên của vị Phật. Khác biệt là vô cùng. Đó là hồn nhiên vô ý thức, và bởi vì nó là vô ý thức, nó không có đức hạnh. Đó là lí do tại sao Jesus nói, "Chừng nào ông còn chưa như trẻ nhỏ" - chú ý tới từ này: chừng nào ông còn chưa như trẻ nhỏ - "ông sẽ không vào trong vương quốc Thượng đế của ta." Ông ấy không nói chừng nào ông còn chưa là trẻ nhỏ; ông ấy không thể nói điều đó được, bằng không mọi đứa trẻ sẽ vào trong vương quốc của Thượng đế. Ông ấy nói chừng nào ông còn chưa như trẻ nhỏ. Khác biệt là lớn lao. Là như trẻ nhỏ chắc chắn ngụ ý bạn không là trẻ con, và vậy mà bạn như trẻ con. Có sự tương tự nào đó và có sự khác biệt nào đó - cái gì đó chung giữa hai điều này, và cái gì đó không chung.

Bé Jeffrey buồn khi nó thấy con rùa của nó nằm lật ngửa trên bờ ao.

"Đừng lo," bố nó nói, "chúng ta sẽ làm đám tang tốt cho nó. Bố sẽ làm chiếc quan tài nhỏ cho nó và mẹ sẽ bọc nó bằng lụa. Chúng ta sẽ mua hàng cọc rào trắng để quanh mồ của nó. Sau khi chúng ta chôn nó, chúng ta sẽ đi xuống Haagen Dazs và bố sẽ mua kem ốc quế lớn."

Đột nhiên con rùa lật mình lại và nhắm thẳng xuống nước.

"Jeff, trông kìa!" bố nó kêu lên. "Sau rốt con rùa của con không chết."

"Bố ơi, chúng mình giết nó đi!"

Đây là hồn nhiên, nhưng không phải là như Phật. bây giờ trẻ con đã trở nên quan tâm nhiều thế tới nấm mồ và cọc hàng rào trắng và kem, tới mức ai quan tâm tới con rùa bây giờ? Bây giờ mọi thứ là nghĩa địa đó...

Nhưng không có tội lỗi nữa. Không có đức hạnh, không tội lỗi; nó đơn giản vô nhận biết. Bạn không thể nói rằng nó bạo hành hay sát hại, không, không chút nào. Nó đơn giản vô ý thức.

Hồn nhiên cộng với ý thức là bằng Phật tính. Hồn nhiên trừ đi ý thức là bằng thời thơ ấu. Và làm sao người ta có thể có ý thức được? Cách duy nhất - và để tôi nhấn mạnh - cách duy nhất là làm mất nó và thu lại nó lần nữa.

Bạn hỏi tôi, Hajo: Nếu một người chứng ngộ không thể mất được Phật tính của mình, làm sao một đứa trẻ được sinh ra như vị Phật mất được phật tính của nó?

Người chứng ngộ đã đánh mất nó và đã tìm thấy nó. Đứa trẻ đã không đánh mất nó, và còn chưa tìm thấy nó; đứa trẻ được sinh ra cùng nó, quên lãng về nó. Do đó bạn sẽ thấy trong mắt của trẻ nhỏ cái gì đó của thánh nhân, cái gì đó của cùng cái đẹp; nhưng cũng dốt nát sâu sắc. Hồn nhiên có đó nhưng đầy dốt nát. Thánh nhân là hồn nhiên nhưng đầy nhận biết, việc biết. Hồn nhiên của ông ấy không bị trộn lẫn với dốt nát; đó là trí huệ.

Và trẻ con nhất định đánh mất hồn nhiên của chúng. Càng sớm càng tốt. Trẻ con càng thông minh sẽ càng làm mất nó sớm hơn; trẻ con ngu sẽ đánh mất nó chậm hơn chút ít về sau; trẻ con chậm phát triển có thể không đánh mất nó bao giờ. Đứa trẻ càng thông minh, nó sẽ càng đánh mất hồn nhiên của nó chóng hơn, bởi vì nó sẽ bắt đầu truy hỏi, thám hiểm. Nó muốn biết ngày càng nhiều hơn, nó sẽ rất tò mò, nó sẽ hỏi cả nghìn lẻ một câu hỏi - những câu hỏi mà ngay cả bố nó, mẹ nó, thầy giáo nó cũng không thể trả lời được.

Một đứa trẻ đang đi cùng bố nó, và nó hỏi "Tại sao hoa hồng lại đỏ?"

Và người bố nói, "Bố không biết."

Chút ít sau đó, nó hỏi, "Tại sao sông bao giờ cũng chảy xuôi? Sao không chảy ngược?"

Người bố nói, "Im đi! Bố không biết! Đừng làm phiền bố!"

Sau vài giây, nó lại hỏi, "Sao ban ngày đi đâu?"

Và người bố nói, "Bố không biết." Và người bố lầm bầm với chính mình, "Điều gì sẽ xảy ra nếu mình hỏi tất cả những câu hỏi này cho bố mình?"

Đứa trẻ nói, "Thế thì bố chắc đã có khả năng trả lời cho con." Nhưng thế rồi đứa trẻ vẫn còn im lặng.

Im lặng này kéo dài tới mức người bố trở nên lo nghĩ - nó hiếm hoi thế, bởi vì đứa trẻ thường xuyên hỏi - đứa trẻ này phải đã là đứa trẻ rất thông minh - tới mức ông ấy hỏi, "Sao con không hỏi gì?"

Đứa trẻ nói, "Phỏng có ích gì?"

Và người bố nói, "Thế thì làm sao con sẽ học?"

Chúng ta muốn trẻ con hỏi, chúng ta muốn trẻ con truy tìm mặc dầu chúng ta không có câu trả lời cho bản thân mình. Chúng ta muốn chúng trở nên thông thái, có thông tin, bởi vì điều đó sẽ được cần trong đời chúng, nhưng chúng ta không rất đích thực, rất thực. Ngay cả với con nhỏ của mình chúng ta cũng giả. Người bố đáng yêu thực, người mẹ đáng yêu thực, người thầy đáng yêu, bao giờ cũng sẽ nói điều người đó biết và điều người đó không biết. Người đó không giả vờ.

Nếu đứa trẻ hỏi, "Ai đã làm ra thế giới?" nó sẽ không nói, "Thượng đế" bởi vì nó không biết. Nó sẽ nói, "Con đã từng tìm hỏi, con chưa thể tìm thấy câu trả lời.

Bố cũng truy tìm. Nếu bố thấy trước con, bảo cho con với. Nếu con tìm thấy trước bố, con sẽ bảo bố; nhưng con đã không tìm thấy." Và sẽ có nảy sinh tình bạn lớn và hiểu biết lớn giữa đứa trẻ và người bố. Và đứa trẻ sẽ kính trọng người bố như vậy trong cả đời nó; bằng không sớm hay muộn nó sẽ khám phá ra mọi câu trả lời của bạn chỉ là chuyện nhảm nhí. Bạn đã giả vờ rằng bạn biết; bạn không biết gì. Thế thì mọi kính trọng của nó sẽ biến mất.

Hai đứa trẻ đang nói chuyện về chó của chúng. "Tao không thể hình dung ra được điều đó," đứa này phàn nàn. "Làm sao mày có thể dạy được chó của mày làm mọi trò đó? Và tao không thể dạy được cho của tao làm gì cả!"

"Này," đứa trẻ kia nói, "để bắt đầu mày phải biết nhiều hơn chó của mày chứ."

Một cách tự nhiên, trẻ con phải học, và học nghĩa là ước định. Chúng sẽ học từ ai? Từ những người không phải là chư Phật, từ những người đã không đạt tới, từ những người mà bản thân họ đang dò dẫm trong bóng tối, từ những người có bản thể bên trong là lục địa tối, từ những người không có ánh sáng của riêng họ - chúng sẽ học các thứ từ những người này, chúng sẽ trở thành giống như những người này. Chúng sẽ bị lạc trong rừng rậm của thế gian, chừng nào một ngày nào đó chúng còn chưa đủ thông minh để nhìn điều đang xảy ra - cách chúng đã làm mất những ngày tươi đẹp, kì diệu, đầy hứng khởi kính nể, cách chúng đã đánh mất sự thuần khiết, sự hồn nhiên của tuổi thơ của chúng - và chúng bắt đầu tìm nó lần nữa. Đó là khoảnh khắc khi thiền bắt đầu. Đó là khoảnh khắc khi tôn giáo được sinh ra.

Tôn giáo không phải là Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo; tôn giáo là bắt đầu của việc đi trở lại vào cội nguồn nguyên thuỷ của bạn, cố gắng tìm ra cốt lõi bên trong nhất của bạn mà bạn đã mang từ cái không biết, và cái đó vẫn có đó được bao bọc xung quanh bằng thông tin, tri thức - đủ loại các thức. Bạn sẽ phải bóc nó như củ hành. Bạn sẽ phải cứ bóc dần, bởi vì có các tầng và tầng, và bạn đã học nhiều điều dối trá thế. Bạn đã được bảo học dối trá, bạn đã được nuôi lớn trong dối trá - người Ki tô giáo nói dối, người Hindu nói dối, người Mô ha mét giáo nói dối. Những dối trá đẹp đẽ - rất hấp dẫn, nhưng chúng không thực. Chân lí phải được khám phá bên trong bản thể riêng của người ta.

Một anh và chị đang làm tình...

Chuyện này chắc phải đã xảy ra ở Pháp; nó không thể xảy ra ở bất kì đâu khác được!

Anh nói, "Hừ, em làm tốt hơn mẹ."

"Vâng," chị trả lời. "Bố bảo em điều này sáng nay."

Bây giờ những đứa con này sẽ bị bạn làm cho biến chất. Chúng bị làm biến chất; theo cả nghìn lẻ một cách chúng ta làm biến chất chúng. Chúng ta cũng bất lực, bởi vì chúng ta đã bị người khác làm biến chất; đó là di sản kế thừa của chúng ta - biến chất. Đó là điều chúng ta nhận được từ thế hệ này sang thế hệ khác, và chúng ta cứ trao cho thế hệ mới.

Nhưng trẻ con thông minh sớm hay muộn sẽ khám phá ra mọi biến chất này và mọi lừa dối này, và sẽ có khả năng thoát ra khỏi nó. Đó là định nghĩa của tôi về tính chất sannyas: thoát ra khỏi mọi điều đã được bảo, được dạy, điều đã được trao cho bạn bởi người khác, loại bỏ tất cả nó về toàn bộ, để cho bạn có thể thu lại hồn nhiên của bạn lần nữa. Thế thì người ta trở thành vị Phật. Bây giờ bạn không thể đánh mất được điều này, bởi vì đây là thành tựu của bạn. Bây giờ bạn đầy nhận biết về nó. Bây giờ không ai có thể phá huỷ được nó, bởi vì không có gì có giá trị hơn điều này.

Trẻ con là vô nhận biết; điều đó nhất định xảy ra. Cho nên đứa trẻ không thể được bảo vệ, đứa trẻ không thể bị ngăn cản. Mọi điều các bố mẹ yêu mến có thể làm là cứ làm cho nó nhận biết rằng bất kì cái gì được nói cho bạn, được dạy cho bạn, chỉ là giả thiết; nó không phải là chân lí. Nhớ điều đó. Nó là tiện dụng, nó là dối trá hay nhất mà chúng ta đã khám phá ra mãi cho tới nay, nhưng nó không phải là sự thực. Sự thực bạn sẽ phải khám phá theo cách riêng của bạn, bạn sẽ phải khám phá bên trong bản thể riêng của bạn. Bạn sẽ phải đi tới ánh sáng lên bản thân bạn.

Câu hỏi thứ ba:

Osho ơi,

Tôi là người đồng dục. Tôi phải làm gì về điều đó?

Ramo,

Điều tốt là bạn đã thú nhận điều đó. Điều tốt là bạn thực thà về điều đó. Điều tốt là bạn không che giấu nó, bởi vì bất kì khi nào bạn tự phơi bày bản thân mình trong tính toàn bộ, đó là bắt đầu của biến đổi. Đừng lo nghĩ. Người ta phải đi ra ngoài dục một ngày nào đó, dù đó là đồng dục hay lưỡng dục - điều đó không thành vấn đề mấy. Dục là dục, đây chỉ là những ưa chuộng, những khác biệt của việc thích. Đừng cảm thấy mấy mặc cảm về nó, và đây không phải là lỗi của bạn.

Đồng dục đã đi vào sự tồn tại bởi vì các biện pháp kìm nén, bởi vì đạo đức kìm nén, bởi vì cả nghìn năm phân tách đàn ông và đàn bà thành các phe tách rời. Ở đại học, ở trung học, trong quân đội, trong tu viện - mọi nơi đàn ông và đàn bà đều được giữa tách rời. Kết quả tự nhiên sẽ là chủ nghĩa đồng dục nam, đồng dục nữ, bởi vì năng lượng tự nhiên sẽ cố tìm ra lối ra nào đó.

Đồng dục nam là sản phẩm phụ của cái gọi là tôn giáo của bạn. Đồng dục nam đầu tiên phải đã được sinh ra trong tu viện, điều đó gần như là chắc chắn. Chúng ta không biết tên người đó, nhưng một đài kỉ niệm đã được làm dành riêng cho người vô danh - người đồng dục nam đầu tiên. Người đó phải đã là một sư.

Một sự việc nổi tiếng là các tu viện Ki tô giáo, các tu viện Phật giáo đã từng đầy những đồng dục nam. Điều đó nhất định xảy ra bởi vì bạn không cho họ khoa học về siêu việt lên trên dục, và bạn đơn giản bảo họ kìm nén năng lượng này. Bây giờ năng lượng này bắt đầu chuyển động đi theo cách suy đồi.

Và đừng coi là xúc phạm với từ suy đồi. Nó đơn giản nghĩa là phi tự nhiên, nó đơn giản nghĩa là không như nó đã được qui định bởi sinh học. Con đường sinh học là dị dục. Nếu bạn ngăn cản nó... Điều đó giống như dòng suối nhỏ đang chảy: bạn đặt tảng đá vào đường của nó, nó sẽ bắt đầu chảy từ phía khác, nó sẽ đi bằng việc bỏ qua tảng đá, nó sẽ trở thành hai dòng thay vì một dòng. Bạn có thể cứ ngăn cản nó và nó sẽ cứ chia chẻ thành nhiều dòng. Nó sẽ tìm ra đường nào đó. Nó có cội nguồn của nước mà phải được đưa ra đại dương.

Đừng lo nghĩ về nó, bởi vì lo nghĩ sẽ không ích gì. Chấp nhận nó đi. Vì kìm nén đã tạo ra nó, việc chấp nhận sâu sắc có thể làm tan biến nó. Chấp nhận nó đi. Bạn là nạn nhân của hàng nghìn năm ước định.

Tình bạn được sinh ra vào khoảnh khắc khi người này nói với người khác, "Cái gì! Anh nữa sao? Tôi nghĩ tôi là người duy nhất."

Mọi người cứ che giấu nó, nhưng sớm hay muộn bạn phải tìm ra ai đó, và có những cách những người đồng dục chỉ dẫn. Họ bước đi khác biệt - họ có thể không nói, nhưng họ bước đi khác biệt. Họ nhìn khác biệt, họ nói khác biệt, cử chỉ của họ khác, và những người đồng dục khác lập tức hiểu ngôn ngữ này.

Và đó không phải là thiểu số nhỏ đâu, nhớ lấy. Mười phần trăm mọi người trên khắp thế giới là những người đồng dục. Trong mười người, một người là đồng dục; nó là con số lớn. Và điều này đang tăng lên mọi ngày, bởi vì phong trào giải phóng phụ nữ đang tạo ra những người đồng dục nữ. "Tại sao phụ thuộc vào đàn ông, ngay cả với yêu? Tình chị em là đẹp. Yêu chị em của bạn đi." Kết quả tự nhiên sẽ là ở chỗ nhiều anh em sẽ bị bỏ lại một mình.

Cô dâu mới, thất vọng bởi sự lãnh đạm của chú rể, không thể kìm được mình nữa. "Nghe đây," cô ta nói, "nếu anh cứ đọc mãi những tờ báo này, em sẽ đi vào trung tâm thành phố tự kiếm lấy đàn ông."

"Hay!" anh ta nói. "Em kiếm cho anh một gã nữa chứ?"

Một người đồng dục và một người dị dục đi vào trong sa mạc.

"A," người dị dục hứng tình nói, "ngay cả có một con ruồi bay ở đây, tôi có thể giao cấu với nó."

"Xì-xì-xì-xì," người đồng dục đáp.

Trong một quán rượu hai người đồng dục nam đang uốn rượu martinis với khoai tây rán và quả oliu. Đột nhiên một người trong họ đâm môi mình bằng tăm. Nhìn thấy máu chảy anh ta kêu lên, "Ơ, máu của tôi, tôi có kinh rồi."

Một chút ít suy đồi, nhưng nó là vậy. Không phải lo lắng gì đâu, Ramo. Chấp nhận nó đi.

Nguyên lí nền tảng của tôi là chấp nhận - tathata. Bất kì cái gì là tình huống, bạn chấp nhận nó. Từ đó mọi sự có thể bắt đầu. Đừng bác bỏ nó. Chính là từ việc bác bỏ mà vấn đề đã nảy sinh, cho nên chỉ với việc chấp nhận... Thảnh thơi trong nó và bạn sẽ ngạc nhiên. Nếu bạn có thể chấp nhận nó mà không mặc cảm nào, dần dần, dần dần tính đồng dục của bạn sẽ biến thành tính dị dục lần nữa. Tại sao? - bởi vì mặc cảm cũng là hiện tượng tôn giáo, và đồng dục cũng thế. Chúng được gắn liền với nhau, chúng bị buộc lại với nhau. Nếu bạn cứ cảm thấy mặc cảm, bạn sẽ vẫn còn đồng dục. Vứt bỏ mặc cảm đi, chấp nhận nó. Không cái gì sai cả, chỉ bạn đang mang toàn thể quá khứ xấu của nhân loại. Bạn có thể làm gì được? Bạn đã tới chậm chút ít, mọi người đã đi trước rồi. Họ đã làm bẩn cả bãi biển. Cho nên chúng ta phải dọn sạch nó.

Nhưng phỏng có ích gì mà kêu và khóc và cảm thấy mặc cảm? Không cần phí năng lượng vào điều đó. Chấp nhận nó mà không mặc cảm chút nào đi. Và với việc biến mất của mặc cảm, bạn sẽ ngạc nhiên: nếu bạn là người Ki tô giáo, Ki tô giáo của bạn biến mất; nếu bạn là người Do Thái, Do Thái giáo của bạn biến mất; nếu bạn là người Hindu, Hindu giáo của bạn biến mất. Đây thực sự là phép màu: khi mặc cảm bị vứt bỏ tôn giáo của bạn biến mất. Và khi tôn giáo biến mất bạn trở thành sinh linh tự nhiên hơn nhiều. Bạn có thể bắt đầu thấy mọi sự một cách rõ ràng. Thực ra, điều bạn đang tìm kiếm trong người khác, bạn không thể tìm được trong người đó. Sẽ có thất vọng. Điều người khác đang cố gắng tìm trong bạn, người đó không thể tìm thấy được trong bạn; sẽ có thất vọng.

Tình bạn là có thể, nhưng tình yêu là không thể, và tình bạn và tình yêu là các chiều hướng khác nhau. Tình bạn có cái đẹp riêng của nó. Tình yêu cần cực đối lập, chỉ thế thì nó mới hấp dẫn, chỉ thế thì mới có đủ độ căng. Tình yêu cần biện chứng tinh tế, nó là quá trình biện chứng. Mối quan hệ đàn ông và đàn bà là quá trình biện chứng đầy mạo hiểm, phiêu lưu, tranh đấu. Nó là một loại kẻ thù thân thiết. Buổi sáng đánh nhau, buổi tối yêu nhau, buổi sáng lại đánh nhau, và nó cứ chuyển từ cực này sang cực khác.

Nhưng đây là cách nó giữ cho bản thân nó sống động. Nó là biện chứng Hegel: chính đề, phản đề, tổng hợp, và lại tổng hợp trở thành chính đề. Mới đêm hôm nọ bạn đã đạt tới một thoả ước, một trạng thái an bình, và đến sáng nó biến mất. Và bạn đã nghĩ, "Bây giờ, mọi sự đang diễn ra êm thấm." Nhưng từ cùng điểm, vào buổi sáng tranh cãi bắt đầu, và đến tối cùng điểm đó dẫn bạn tới làm tình.

Thực ra, chừng nào bạn chưa đánh nhau trước đây, bạn sẽ không có khả năng làm tình thực sự, rất tốt. Đánh nhau tốt trước khi làm tình cho bạn thích thú, khoái trá - như một cuộc đánh nhau tốt và bạn trở nên nóng; bằng không, người văn minh đã trở thành lạnh. Chỉ một cuộc đánh nhau tốt - la hét, ném mọi thứ, ném gối, và thế rồi thảnh thơi trong nhau trong hơi ấm của nhau. Việc đánh nhau tạo ra khoảng cách. Các bạn càng ở xa xôi - nó là một loại li dị mini, thế rồi tới tuần trăng mật mini.

Điều đó không thể xảy ra được trong mối quan hệ đồng dục nam. Đó là lí do tại sao những người đồng dục nam được gọi là gay - hớn hở; không có biện chứng, họ bao giờ cũng mỉm cười. Nhưng nụ cười của họ dường như nông cạn; nó không thể rất sâu được. Họ mỉm cười vì không có khả năng nào của nước mắt, và họ hiểu lẫn nhau. Họ cả hai là cùng đàn ông hay cả hai là đàn bà, cho nên họ hiểu lẫn nhau. Với hiểu biết không có đánh nhau. Đàn ông và đàn bà không bao giờ hiểu lẫn nhau, họ không thể hiểu được. Nếu họ hiểu, lập tức mọi sự chấm dứt, họ cả hai trở thành chư Phật.

Câu hỏi thứ tư:

Osho ơi,

Tôi không thể đợi được chút ít trước khi lấy cú nhảy vào tính chất sannyas sao? Tôi chưa cảm thấy sẵn sàng đầy đủ.

Moses,

Tôi biết bạn là nhà toán học và là người Do Thái và cũng là người Italy. Đó là tổ hợp hiếm hoi. Nhà toán học bao giờ cũng tính toán, nhưng ông ấy không bao giờ có thể lấy cú nhảy được. Tính toán sẽ không cho phép bạn lấy cú nhảy, điều đó là không thể được cho tâm trí tính toán. Và bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng đầy đủ. Làm sao bạn sẽ sẵn sàng đầy đủ được? Có những điều bạn trở thành sẵn sàng chỉ khi bạn đã đi vào trong chúng.

Không có hai người yêu nào là sẵn sàng đầy đủ trước khi họ đi vào mối quan hệ yêu đương. Nếu họ muốn sẵn sàng đầy đủ, thế thì sẽ không bao giờ xảy ra mối quan hệ yêu đương nào. Họ đi đâu để được sẵn sàng cho nó? Và tại sao có sự sẵn sàng này? Nó không từ sợ hãi sao? - cái gì đó có thể đi sai...

Nhưng bạn đã làm gì cho toàn thể cuộc sống của bạn? Bạn đã từng tính toán, tính toán, sống theo cách rất kinh doanh. Bạn đã đạt tới cái gì? Thỉnh thoảng nhận rủi ro có cái đẹp riêng của nó. Thực ra, mọi thay đổi triệt để lớn lao chỉ xảy ra khi bạn đi vào trong chiều nào đó mà không tính toán.

Tính chất sannyas là chuyện tình; nó không phải là toán học.

Một nhà toán học đi qua khu kiểm tra an ninh ở sân bay bị phát hiện mang bom trong hành lí xách tay của ông ta.

"Ông bị bắt," sĩ quan an ninh nói.

"Bắt à? Để làm gì? Tôi không phải là không tặc, tôi là nhà toán học. "

"Thế quả bom này là gì trong túi đồ của ông?"

"Sao thế, đấy là vấn đề an ninh thôi."

"Tôi không hiểu," viên sĩ quan an ninh đáp.

"Thế này, ông bạn ơi, xem đây. Nếu khả năng có một quả bom có trên máy bay bị loại bỏ, thế thì khả năng có hai quả bom trên cùng chiếc máy bay đó về thực thế là không tồn tại."

Đây là tính toán. Ông ấy tính toán rất toán học.

Tính chất sannyas sẽ không bao giờ xảy ra cho bạn, Moses. Nó không phải là toán học; nó là thơ ca, nó là âm nhạc, nó là điệu vũ, nó là lễ hội. Nó là điên khùng, chuyện tình điên khùng. Và bạn là người Do Thái nữa. Có thể chính bởi vì tính Do Thái của bạn mà bạn đã trở thành nhà toán học. Người Do Thái là những nhà toán học giỏi. Không có gì lạ là Albert Einstein đã chứng tỏ là nhà toán học vĩ đại nhất trên thế giới. Ai khác có thể là nhà toán học vĩ đại nhất mà không là người Do Thái?

Aaron Silberstein gọi đứa con trai nhỏ Moise tới, đưa cho nó một rúp và nói, "Moise, đi ra hiệu tạp hoá và mua một cân bơ về."

Moise đi, đem theo con chó nhỏ của gia đình Silberstein đi cùng. Trên đường tới hiệu tạp hoá nó quyết định dùng tốt hơn số tiền của bố nó. Thay vì mua một cân bơ, nó mua một cân kẹo tại hiệu tạp hoá. Sau khi nó giấu kẹo vào kho thóc, Moise làm bộ mặt buồn bã và đi tới gặp bố nó.

"Có chuyện gì vậy?" người bố hỏi. "Bơ đâu rồi?"

"Con chó," bé Moise nói, "cái con vật chết tiệt đã giằng lấy bơ từ con và ăn hết cả rồi."

Silberstein tóm con chó nhỏ và đặt nó lên cân. Cái cân chỉ ra đích xác một cân. Anh ta quay sang đứa con và nói, "Được, con. Đây là bơ, bây giờ chó đâu rồi?"

Lấy cú nhảy ra khỏi tính chất Do Thái của bạn đi, ra khỏi tính chất toán học của bạn đi. Tôi nói bạn sẵn sàng đầy đủ rồi; tôi có thể xác nhận.

Bạn có nghĩ mọi sannyasin của tôi đều được sẵn sàng đầy đủ trước khi họ lấy cú nhảy không? Dám đương đầu đấy! Và vấn đề không phải là về sẵn sàng đầy đủ. Làm sao bạn đo được? Làm sao bạn sẽ cân được? Tại điểm nào bạn sẵn sàng đầy đủ? Tiêu chí là gì? Bạn có thể hỏi tôi.

Chính câu hỏi này nói rằng một ham muốn sâu sắc đã nảy sinh trong bạn, nhưng tâm trí bạn giữ bạn lại. Tâm linh của bạn muốn lấy cú nhảy, nhưng tâm trí của bạn không sẵn lòng. Tâm trí nói, "Trước hết sẵn sàng đã," bởi vì tâm trí biết hoàn toàn rõ người ta không bao giờ sẵn sàng.

Nhà toán học lớn đang già đi và sức khoẻ của ông ấy suy giảm mọi ngày. Ông ấy đi tới bác sĩ trị liệu. Sau khi kiểm tra toàn diện bác sĩ thở dài và bắt đầu.

"Thưa ngài, trong trường hợp như thế này tốt hơn cả là nên thẳng thắn và nói toàn thể sự thực."

"Cứ nói cho tôi đi bác sĩ, dù nó là bất kì cái gì."

"Điều đó là khó."

"Nói thật cho tôi đi, bác sĩ. Tôi phải sống bao lâu nữa? Một năm?"

"Ít hơn."

"Ít hơn à? Được, tốt hơn cả tôi nên biết bây giờ. Vậy sáu tháng?"

"Ít hơn."

"Được, được. Tôi có thể nhận nó, một tháng?"

"Tôi tiếc tôi phải nói điều đó nhưng..."

"Thế là được, bác sĩ, tôi chấp nhận." Nói vậy rồi ông ấy rời khỏi phòng. Bác sĩ rất bị ấn tượng bởi cách người này đã nhận tin đó, và ông ấy đi ra cửa sổ để nhìn lần cuối ông bệnh nhân.

Nhà toán học đang đứng trên vệ đường chỗ giao các con đường. Vừa lúc đó một xe tang đi qua, ông ta giơ tay lên vẫy và kêu, "Taxi! Taxi!"

Ngày mai là không chắc chắn. Ai biết được? - ngày mai có thể tới, có thể không tới. Nếu bạn cảm thấy thôi thúc, một niềm khao khát sâu sắc, thế thì lấy cú nhảy đi, và đừng sợ thế. Thu lấy chút ít dũng cảm. Tính chất sannyas phải là sự ngắt quãng với quá khứ của bạn. Nếu nó không phải là sự ngắt quãng với quá khứ, nó không phải là tính chất sannyas chút nào. Và nếu bạn sẵn sàng đầy đủ nó sẽ không là ngắt quãng; nó sẽ là liên tục. Bạn đã sẵn sàng và sẽ đi ra từ tính sẵn sàng đó, nó sẽ vẫn còn là một phần của quá khứ của bạn.

Tính chất sannyas phải là điều gián đoạn. Quá khứ đơn giản biến mất dường như nó chưa bao giờ tồn tại. Bạn bắt đầu mới mẻ, tươi tắn.

Và bạn đang bị nặng gánh với các vấn đề, tôi có thể thấy: nhà toán học, người Do Thái, sống ở Italy...

Trong trại tập trung hôm đó là đêm Nô en, và viên tướng triệu tập tù binh ra sân và bắt họ xếp thành ba hàng.

"Nô en làm cho tôi cảm thấy thoải mái," viên tướng nói, "và tôi muốn làm giảm đau khổ cho các anh. Hàng thứ nhất bước lên một bước." Hàng thứ nhất làm như được ra lệnh. Viên tướng hô, "Bắn!" và họ tất cả bị giết chết. Cùng điều đó xảy ra với hàng thứ hai. Thế rồi lần nữa viên tướng hô, "Hàng thứ ba bước lên một bước." Mọi tù nhân đều bước lên ngoại trừ hai người; họ là người Italy.

Họ nhìn nhau và thế rồi một người nói, "A được, chúng ta bước lên đi, bằng không ông ta sẽ bực mình."

Bạn hỏi tôi, Moses: Tôi không thể đợi được chút ít trước khi lấy cú nhảy vào tính chất sannyas sao?

Bạn có thể đợi lâu tuỳ ý, nhưng điều đó sẽ bao lâu? Và cái chết bao giờ cũng có thể chấm dứt trò chơi này. Ngay cả khoảnh khắc tiếp cũng không chắc chắn. Mọi điều chắc chắn là khoảnh khắc này, và tôi có thể cảm thấy niềm khao khát. Bất kì khi nào tôi thấy niềm khao khát là đủ bằng chứng người ta được chuẩn bị. Và đừng yêu cầu hoàn hảo. Không ai đã bao giờ hoàn hảo. Đừng là người hoàn hảo. Người hoàn hảo toàn là thần kinh. Trở thành sannyasin theo cách bạn đang vậy, như bạn vậy. Đừng đợi bất kì cái gì thêm. Bạn đã chờ đợi đủ rồi. Bạn đã từng ở đây ít nhất trong sáu tới bẩy tuần, hỏi tôi lặp đi lặp lại. Bây giờ tôi nghĩ đã tới lúc.

Và khao khát này sẽ không định rời bỏ bạn đâu. Nó sẽ trở nên ngày càng mạnh hơn. Nếu bạn ra đi mà không trở thành sannyasin, bạn sẽ phải quay lại. Điều đó sẽ ám ảnh bạn dù bạn ở đâu. Tôi sẽ theo bạn.

Ông chủ cho gọi anh kế toán Do Thái, và cô thư kí nói, "Anh ấy đi ra ngoài rồi sếp ơi. Anh ấy đi chơi xổ số thể thao."

Hôm sau vào cùng lúc ông chủ lại gọi kế toán. "Anh ấy đi ra ngoài rồi sếp ơi. Anh ấy đi chơi ngựa," cô thư kí đáp.

Ngày thứ ba ông chủ gọi kế toán lần nữa. Cô thư kí giải thích, "Anh ấy đi ra ngoài rồi sếp ơi. Anh ấy đi chơi xổ số nữa."

"Thế này là thế nào?" ông chủ kêu lên. "Anh ta có điên không? Ngày nào anh ta cũng đi chơi vào giờ làm việc."

Thư kí nói, "Đó là cơ hội cuối cùng anh ấy phải làm cân bằng sổ sách tháng này."

Đó là mọi điều tôi có thể nói với bạn, Moses. Đây là cơ hội cuối cùng. Tôi có thể không gặp bạn lần nữa. Bạn có thể không tìm được người điên như tôi lần nữa. Chư Phật bao giờ cũng sẽ có đó, nhưng hiếm khi có vị Phật như tôi người sẽ chấp nhận mọi loại người gàn dở.

Phật Gautam là rất đặc biệt. Bạn phải trải qua quá trình điểm đạo dài. Đã có nhiều bước phải được hoàn thành. Nhưng một lần một người tới ông ấy - tên người đó là Sariputta - người đã trở thành đại đệ tử của ông ấy. Sariputta chạm chân Phật và nói, "Xin điểm đạo cho tôi." Phật nói, "Trước hết ông phải hoàn thành nhiều thứ khác."

Sariputta nói, "Tôi sẽ hoàn thành mọi thứ về sau, nhưng trước hết điểm đạo cho tôi đã."

Phật nói, "Ông thậm chí đã không hoàn thành nghi lễ bình thường" - đi ba lần quanh Phật, chạm chân Phật ba lần, và hỏi ba lần, "Thưa Phật, xin điểm đạo cho tôi."

Sariputta nói, "Nếu tôi chết trong khi làm tất cả những nghi lễ này, thầy sẽ chịu trách nhiệm cho tôi chứ? Nếu tôi bỏ lỡ cơ hội này, thầy sẽ chịu trách nhiệm cho tôi chứ? Thế thì tôi sẵn sàng. Tôi sẽ làm ba trăm vòng quanh thầy, tôi sẽ chạm chân thầy ba trăm lần - hay nhiều bao nhiêu tuỳ thầy muốn. Nhưng thầy có sẵn sàng nhận trách nhiệm của tôi không? Bởi vì ai biết được - tôi có thể không ở đây, thầy có thể không ở đây..."

Phật nhìn Sariputta, mỉm cười, và Sariputta là đệ tử đầu tiên được điểm đạo mà không yêu cầu nào được hoàn thành bởi ông ấy. Các đệ tử khác của Phật rất giận, và họ nói, "Chúng tôi phải trải qua nhiều năm huấn luyện. Người này đã làm gì?"

Phật nói, "Ta nhìn vào mắt anh ta. Ta thấy niềm khao khát của anh ta - ngọn lửa thuần khiết. Ta có thể đồng ý với anh ta, anh ta có thể hoàn thành tất cả những điều này về sau; đây là những nghi thức, những điều này dành cho người ngu. Nhưng anh ta không phải là người ngu, anh ta cực kì thông minh."

Bồ đề đạt ma, một trong những người kế thừa vĩ đại nhất của Phật, đi quanh nước này nhưng đã không thể tìm được một người để điểm đạo, bởi vì không ai có khả năng hoàn thành các điều kiện của ông ấy. Điều kiện của ông ấy là không thể được; do đó, ông ấy phải đi sang Trung Quốc để tìm đệ tử. Và ở đó nữa, hàng nghìn người tới nhưng ông ấy đã từ chối. Và ông ấy ngồi quay mặt vào tường trong chín năm, và nói rằng "Chừng nào người đúng chưa xuất hiện, ta sẽ không nhìn mặt người đó."

Và thế rồi một đệ tử xuất hiện - từ hàng trăm, hàng nghìn người đã tới và đi, và ông ấy đã không nhìn lại. Và đệ tử này chặt tay mình, ném nó trước Bồ đề đạt ma, và nói, "Quay lại phía tôi đi! Bằng không tôi sẽ chặt đầu tôi!"

Và ông ấy phải quay lại ngay lập tức, quay một trăm tám mươi độ, và ông ấy nói, "Đợi đã, đừng vội vàng thế. Ta đã từng chờ đợi ông." Ông ấy đã điểm đạo cho bốn người ở Trung Quốc.

Có các loại chư Phật khác nhau. Bạn sẽ không tìm ra một người như tôi lần nữa đâu - điều đó là rất hiếm hoi. Nó chưa bao giờ có trước đây và tôi không nghĩ sẽ có người như tôi lần nữa.

Cho nên Moses này, tôi không nghĩ bỏ lỡ là tốt, khôn ngoan, có tính Do Thái.

Câu hỏi cuối cùng:

Osho ơi,

Tại sao thầy được gọi là thầy của các thầy?

Chuối tôn kính, Michael Potato Singh, Michael Tomato; các quí ông hay quí bà thân mến tuỳ trường hợp có thể... Vì không ai có khả năng quyết định liệu những anh chàng này là quí ông hay quí bà.

Đó là câu hỏi khó. Tôi phải nhìn vào hồ sơ Akashic, và không có trong hồ sơ Akashic quá khứ - bởi vì nó không được ghi ở đó - nhưng có trong hồ sơ Akashic tương lai. Đây là câu chuyện tương lai. Nghe cho cẩn thận.

Chuyện xảy ra ở Moksha, chỗ nghỉ ngơi tối thượng của những người đã thức tỉnh. Một nhà báo cho tờ báo địa phương, Vô thời gian niết bàn, đã từng liều lĩnh tìm kiếm tài liệu để viết đầy trang trung tâm của lần in tới, dự định xuất hiện trong hai nghìn năm trăm năm. Không có mấy tin tức ở Moksha, và chẳng mấy chốc ông ta nhận ra rằng ông ta chắc phải tự mình làm cái gì đó để cho trang trung tâm không bị bỏ trống lần nữa, như nó đã vậy trong vô hạn thời đại.

Chung cuộc, ông ấy vớ được ý tưởng về chọn ai trong số nhiều chư Phật, A la hán, bồ tát, Christ, Kutub và những người chứng ngộ khác có thừa thãi trên thiên đường hoa sen ai là Thầy của các Thầy - nói tóm lại, một cuộc thi ông Vũ trụ tâm linh.

Ông ấy mời tất cả những người chứng ngộ tới cùng nhau và đề nghị họ bao quát trong một câu vắn tắt điều bản chất của giáo lí của họ, điều sẽ cho họ quyền mang danh hiệu Thầy của các thầy. Như thông thường, có im lặng sâu sắc kéo dài vài trăm năm. Cuối cùng một Thiền sư đứng lên trước và đánh cho nhà báo này một cú đau vào đầu. Điều này được coi là rất xứng đáng, nhưng không rất độc đáo.

Một trăm năm nữa trôi qua và thế rồi một người Sufi đứng dậy và bắt đầu xoay tít. Không may ông ấy lâu không được thuần thục, và sau vài tháng ông ấy ngã lăn quay úp mặt, gợi nên một số vui vẻ hồ hởi trong những thầy Hassidic, những người đã từng lén lút đổ dầu lên sàn để đem người A rập ngạo mạn ngã xuống.

Sau một số thúc giục của Văn Thù và Subhuti, Phật chậm rãi đứng dậy và nói trước cử toạ theo cách sau: "Không có giáo lí và không có người được dạy. Không có thầy và không có gì để làm chủ. Không cái gì có thể được nói; không có ai để nghe nói." Thế rồi ông ấy giơ lên một đoá hoa và Mahakashyap cười khúc khích như thường. Nhiều người tán thưởng Phật, nhưng với nhà báo này điều đó có vẻ như một loại tin tức mà không giúp cho ông ấy bán được báo.

Người nọ tiếp người kia những người chứng ngộ tiến tới và đưa ra bài thầu của họ cho chức danh này. Moses đưa ra vài lời răn mới. Bồ đề đạt ma nhìn trân trân vào từng trong chín mươi năm. Jesus làm ra núi từ đống đất chuột đùn, và chuyển giao bài giảng từ nó. Diogenes phơi ra làn da rám nắng của ông ấy. Shiva và Parvati làm qua một trăm mười hai tư thế bây giờ mà họ đã phát minh ra. Gurdjieff uống hai mươi chai rượu vang, thế rồi bước đi bằng tay trên dây treo qua chỗ trống rỗng, mỉm cười bằng phía bên trái khuôn mặt ông ấy và nhăn nhó bằng phía bên phải. Lão Tử có cái cười bụng hay vào tất cả những thứ trò hề này. Mansoor sẽ không dừng hò hét, "Ana'l Haq! Ana'l Haq!" và chung cuộc phải được đưa vào trong bộ áo bó và được cho thuốc thần kinh. Vatsyayana cho bản thân ông ấy việc thổi để chứng minh về sự tồn tại rằng dục và samadhi là những biểu hiện của cùng năng lượng - và cứ thế.

Thực tế chứng tỏ là không thể nào chọn được người chứng ngộ nào là Thầy của các Thầy, vì ngay cả nhà báo này cũng đã đạt tới nhận biết vô chọn lựa lâu từ trước rồi. Nhưng cả ngày dường như được cứu vãn khi Teertha, một người tương đối mới tới từ Anh, đứng lên và tuyên bố với tính ngoại giao Anh điển hình, "Thầy vĩ đại nhất là người còn chưa tới." Đột nhiên một mahatma Ấn Độ nhảy trên chân và kêu lên một cách đắc thắng, "Thế thì đó phải là tôi - vì tôi đã từng vô dục trong tám mươi tư triệu kiếp."

Bằng việc thoả thuận nhất trí những người chứng ngộ quyết định rằng samadhi của mahatma này vẫn chưa là "phi chủng tử", và người đó bị trục xuất trở lại luân hồi để làm lộ ra chủng tử của người đó một lần cho xong.

Ngay khi mahatma này biến mất khỏi tầm nhìn, Osho bước ra khỏi phòng ông ấy, nơi ông ấy đã từng ngồi mọi lúc, và đi theo cách của ông ấy tới bệ đá nhỏ trong góc phòng. Có im lặng như tờ lan toả trong khán giả, và ngay cả Mansoor cũng câm lặng. Nếu như vẻ mặt khiếp sợ có thể được nói để che đậy những con mắt yên bình đó, đây là điều đã xảy ra cho đám tụ tập.

Khi Osho ngồi xuống và nghiêng người về phía microphone, một tiếng kêu vọng lên từ Mahavira, "Đợi đã! Đợi đã! Chúng tôi tuyên bố ông là Thầy của các thầy! Bây giờ xin trở lại phòng ông."

Osho mỉm cười một cách hồn nhiên và rời khỏi phòng. Có tiếng thở dài nhẹ nhõm.

Nhà báo này quay sang Mahavira trong kinh hoàng: "Tôi không hiểu. Sao ông ấy nhận danh hiệu đó? Ông ấy đã làm gì?"

"Chả làm gì cả," Mahavira nói, "nhưng lần trước ông ấy đã nói ở đây làm chúng tôi mất bẩy trăm năm để làm cho ông ấy thôi nói, và gửi ông ấy tới Poona!"

Kết Thúc Quyển 'Đạo - Cổng Vàng' (Tập 2)Quay Về Mục Lục Tập 2

Quay Về Mục Lục Toàn Tập


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post