Chương 5. Sao Không Bắn Bản Thân Ông?

Chương 5. Sao Không Bắn Bản Thân Ông?

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Thiền - Truyền Trao Đặc Biệt – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 5. Sao Không Bắn Bản Thân Ông?






Nghe hoặc Tải MP3 'Thiền - Truyền Trao Đặc Biệt' ê


Thạch Củng là thợ săn trước khi anh ta được thừa nhận là thiền sư dưới Mã Tổ. Anh ta rất không ưa các sư phật giáo, người đã chống lại nghề của anh ta.

Một hôm, trong khi đang săn hươu, anh ta đi qua nhà tranh Mã Tổ đang ở. Mã Tổ bước ra và chào hỏi anh ta.

Thạch Củng hỏi, "Ông có thấy con hươu nào đó chạy qua cửa nhà không?"

"Ông là ai vậy?" thầy hỏi.

"Tôi là thợ săn."

"Ông có thể bắn được bao nhiêu con bằng một mũi tên?"

"Một con một mũi tên thôi."

"Thế thì ông không phải là thợ săn," Mã Tổ tuyên bố.

"Ông có thể bắn được bao nhiêu con bằng một mũi tên?" đến lượt mình thợ săn hỏi lại.

"Cả bầy, bằng một mũi tên."

"Chúng là sinh linh sống, sao ông phải diệt cả bầy bằng một phát bắn?"

"Nếu ông biết tới chừng nấy, sao ông không bắn bản thân ông?"

"Vì bắn bản thân tôi, tôi không biết cách tiến hành."

"Anh chàng này," Mã Tổ la lên, bất thần, "đã đặt dấu chấm hôm nay cho mọi dốt nát quá khứ và đam mê ác của mình!"

Kể từ đó trở đi, Thạch Củng thợ săn bẻ cung và tên và trở thành sinh đồ của Mã Tổ.

Khi bản thân anh ta trở thành thiền sư, anh ta có cung và tên sẵn sàng để bắn, mà anh ta dùng để doạ các sư khi họ tới anh ta với câu hỏi.

Tam Bình có lần đã bị đối xử như vậy.

Thạch Củng la lên, "Cẩn thận mũi tên này!"

Bình phanh ngực ra và nói, "Đây là mũi tên giết chết; mũi tên làm sống lại ở đâu?"

Củng bật ba lần trên dây cung. Bình cúi lạy.

Củng nói, "Ta đã dùng một cung và hai tên trong ba mươi năm qua, và hôm nay ta đã thành công trong việc bắn hạ người trí huệ một nửa."

Thạch Củng bẻ cung và tên thêm một lần nữa, và không bao giờ dùng chúng lần nữa.

Những câu chuyện Thiền hay này thuộc vào một bầu khí hậu khác toàn bộ, một tâm lí khác toàn bộ. Thế giới đã thay đổi quá nhiều; đã nảy sinh kẽ hở. Con người đã trở nên thông thái rất nhiều. Những câu chuyện này thuộc vào một thế giới, một thời đại, khi mọi người còn đơn giản. Họ không tinh ranh, phức tạp; họ hồn nhiên. Do đó đã có khả năng cho thức tỉnh ngay lập tức.

Thiền đã trở nên ngày càng khó hơn bởi lẽ đơn giản vì con người đã trở nên ngày càng phức tạp hơn. Ngày nay gần như không thể quan niệm được làm sao chứng ngộ bất thần có thể có được, làm sao trong một cú sét đánh người ta có thể được biến đổi toàn bộ. Người thông thái chỉ có thể hiểu cách thức của dần dần; toàn thể giáo dục của người đó là quá trình dần dần. Đó là lí do tại sao khi một học giả bước ra khỏi đại học chúng ta gọi người đó là người tốt nghiệp - người đó đã tốt nghiệp.

Việc học tới theo từng bước; việc dỡ bỏ có thể xảy ra trong một bước nhảy lượng tử. Và Thiền thuộc vào thế giới của dỡ bỏ. Nó không phải là tri thức; không ai có thể đạt tới tri thức một cách bất thần vì tri thức là số lượng, nó không phải là chất lượng. Và bất kì cái gì có tính số lượng chỉ có thể được đạt tới dần dần; người ta tiến dần trong nó, từ từ, từ từ người ta hấp thu và tiêu hoá nó.

Nhấn mạnh vào sự kiện này, Gurdjieff thường nói rằng tri thức là số lượng, nhiều tới mức nếu vài người có nó nhiều thế thì vài người sẽ có nó ít. Nó chỉ là số lượng như tiền. Không thể nào làm cho mọi người thành thông thái, chỉ vài người sẽ là người thông thái. Đừng hiểu nó theo nghĩa đen. Nhiều người đi theo Gurdjieff đã hiểu nó theo nghĩa đen. Ông ấy đơn giản nhấn mạnh vào tính số lượng của tri thức, rằng chỉ có một số lượng tri thức nào đó. Nếu vài người đã thu được nó, tất nhiên những người khác sẽ không có khả năng thu được nó thêm nữa. Nó giống như đất: có khối lượng nào đó về nó - nếu vài người đã thu được nó thế thì những người khác sẽ bỏ lỡ. Nhưng những người hiểu nó theo nghĩa đen, dù họ là kẻ thù của Gurdjieff hay là bạn của ông ấy, cả hai đều bỏ lỡ vấn đề. Vấn đề đơn giản là ở chỗ tri thức được thu nhận dần dần vì nó là số lượng. Hết năm nọ tới năm kia bạn tốt nghiệp dần. Phải mất hai mươi nhăm năm cho bạn học mọi điều mà con người đã tích luỹ trong hàng nghìn năm.

Nhưng việc dỡ bỏ chẳng liên quan gì tới tính dần dần; người ta không bao giờ bỏ dần trong nó. Người ta thấy ra vấn đề và bỏ nó ngay lập tức. Người thông thái, tất nhiên sẽ thấy điều đó khó hơn vì bất kì cái gì người đó đã thu được qua nhiều năm nỗ lực, lao động, căng thẳng, người đó nhất định bám lấy nó. Người dốt nát chẳng có gì để níu bám, và người thông thái có nhiều tầng che đậy lên cái nhìn của người đó. Người dốt nát chẳng có gì để che đậy cái nhìn của mình; người đó rõ ràng hơn nhiều.

Và bạn sẽ thấy phẩm chất này trong nông dân, trong thợ mộc, trong người làm vườn - những người làm việc với đất đai - tiều phu, ngư dân. Bạn sẽ thấy sáng tỏ nào đó trong những người này, tính tức khắc nào đó của hiểu biết. Họ có thể không có khả năng hiểu các lí thuyết phức tạp như lí thuyết tương đối của Albert Einstein, nhưng họ sẽ có khả năng hiểu ngay lập tức cái đẹp của lời của Jesus hay Phật. Người thông thái có thể không có khả năng thấy được cái đẹp của lời của Jesus. Người đó có thể bắt đầu phân tích nó, người đó có thể bắt đầu diễn giải nó, người đó có thể bắt đầu áp đặt ý tưởng của mình lên nó. Người đó sẽ bóp méo nó; người đó không thể thấy được nó như nó vậy.

Nếu một người như Jesus tới ngày nay, ông ấy sẽ bị hiểu lầm nhiều hơn là ông ấy đã bị hiểu lầm vào thời của ông ấy. Nếu ông ấy nói cùng ngôn ngữ... ngay cả vào thời đó những người thông thái đã không có khả năng hiểu được ông ấy. Đó là các giáo sĩ - các bác học Do Thái, các brahmin Do Thái - những người đã âm mưu giết ông ấy. Những người đi theo ông ấy là người đơn giản, người rất đơn giản.

Thế giới đã thay đổi nhiều tới mức bây giờ một loại cách tiếp cận khác toàn bộ được cần tới. Thiền phải được làm thành đương đại. Đó là lí do tại sao tôi nói nhiều thế về Thiền, vì tôi thấy cái đẹp mênh mông của nó, tôi thấy giá trị không thể ước lượng được của nó. Nó không nên bị mất đi, đánh mất nó sẽ là đánh mất kho báu lớn nhất mà nhân loại đã khám phá ra. Nhưng chúng ta đang đánh mất nó.

Bạn sẽ đọc câu chuyện này; nó sẽ có vẻ giống như giai thoại hay, không cái gì đặc biệt hơn điều đó. Đó là điều Thiền gọi là truyền trao đặc biệt, một minh hoạ cho nó.

Nhưng bạn sẽ phải hiểu cách hồn nhiên hiểu thấu và cách tri thức bỏ lỡ.

Sau ba mươi năm thiền một bồ tát vĩ đại đã trở nên chứng ngộ, và theo cách truyền thống ông ấy đi tới thầy để nhận y phục. Nhưng đây là câu chuyện đương đại; nó thuộc vào thế kỉ hai mươi. Nhưng thay vì trao y bát cho ông ấy thì thầy lại cho ông ấy một mảnh giấy trên đó viết điều sau:

1. Không nói "Ta là Allah" ở bất kì nước Mô ha mét giáo nào trừ phi ông đang cố tự tử. Và thầy là đúng, vì có những người như Ayatollah Khomaniac và những kẻ điên khùng khác là tín đồ của ông ấy. Ngay cả với Al-Hillaj Mansoor người đã tuyên bố, "Ana'l haq! - Ta là Allah!" họ đã không đối xử theo cách nhân đạo. Ngày nay họ đã trở nên thậm chí còn vô nhân đạo hơn.

2. Không nói "Ta là con của Thượng đế" ở Trung Đông, bằng không một số người Do Thái sẽ hỏi ông về giá của đinh được dùng lần trước.

3. Không nói "Điều duy nhất mà ta biết là ở chỗ ta không biết cái gì" ở các nước Địa Trung Hải chừng nào ông chưa có ai đó nếm rượu trước khi ông uống nó.

4. Không nói ở Mĩ rằng ông đã chứng ngộ, bằng không ông sẽ phải đóng thuế.

5. Không đi trần truồng ở Anh chừng nào ông chưa thất nghiệp và muốn bị tống giam.

6. Không khai tâm cho đệ tử Italy, bằng không đạo tràng của ông, tâm xã của ông hay bất kì chỗ nào ông đã tới sẽ trở thành tiệm ăn.

7. Không cho công án tiếng vỗ tay của một bàn tay ở Ba Lan, bằng không đệ tử của ông sẽ vỗ vai ông và tự hào nói: "Tôi đã tìm ra nó!"

8. Không nói về samadhi, bằng không ai đó sẽ hỏi ông liệu đó có phải là môn thể thao đua tài mới không.

9. Không kể bất kì chuyện cười nào, bằng không đệ tử của ông sẽ nói "Chúng tôi đã nghe nó từ Bhagwan Shree Rajneesh rồi."

10. Xin đừng đi tới Ấn Độ, thị trường đã đầy rồi.

"Vậy," tân phật hỏi, "tôi có thể nói gì? Tôi có thể đi đâu?" Thầy đáp, "Câm đi và ngồi xuống."

Chính thời đại khác toàn bộ và tâm trí khác toàn bộ đã tới trong sự tồn tại.

Nếu bạn cố hiểu chuyện ngụ ngôn đơn giản này bằng tâm trí, vâng, bạn có thể tận hưởng chúng cho khoảnh khắc này, nhưng có vậy thôi; chúng sẽ không giúp bạn trong trưởng thành tâm linh theo bất kì cách nào. Nhưng nếu bạn có thể gạt tri thức của bạn sang bên, nếu bạn có thể làm sống lại hồn nhiên mà con người đã đánh mất, điều bạn đã nếm trải trong thời thơ ấu của bạn, thế thì câu chuyện như thế này có thể là việc làm chứng ngộ vô cùng.

Đi theo cách rất có tính thiền vào trong nó đi. Và bất kì khi nào tôi nói “đi theo cách rất có tính thiền vào trong nó” tôi ngụ không dùng tâm trí, không đi theo cách tâm trí vào trong nó. Gạt tâm trí sang bên - đó là điều thiền là gì - dường như bạn không biết cái gì. Nó sẽ là “dường như” lúc ban đầu, nhưng một khi bạn đã nếm trải cái đẹp của hồn nhiên và hiểu điều xảy ra qua nó, cái "dường như" sẽ trở thành thực tại, thực tại đích thực; nó sẽ không là “dường như” chút nào nữa.

Thạch Củng là thợ săn trước khi ông ta được thừa nhận là thiền sư dưới Mã Tổ.

Ngay cả trong những ngày này đã có những học giả, tu sĩ, bác học, giáo sư. Họ không được nhắc tới; mọi thứ như thế này không được nói về họ. Nhưng thợ săn sống theo cách đích thực hơn. Người đó sống cùng cây cối và con vật và đất và trời, gió và mưa và nắng. Người đó sống gần tự nhiên. Và người sống gần tự nhiên là sống theo cách không biết, cách vô ý thức, gần Thượng đế, gần chân lí.

Vì người đó sống gần tự nhiên, người đó có nhận biết mơ hồ nào đó về sự hiện diện có tên là Thượng đế. Tất nhiên nó là mơ hồ, nó không trong như pha lê, bằng không thì người đó sẽ trở nên chứng ngộ. Nhưng người đó cảm thấy điều đó một cách trực giác, bản năng. Người đó không chết như giáo sư, người đó không đờ đẫn như học giả; người đó sống động. Người đó phải rất sống động vì công việc của người đó là với các sinh linh rất sống động.

Thạch Củng là thợ săn...

Bình thường chúng ta sẽ nghĩ rằng thợ săn đáng phải là người cuối cùng được khai tâm, được thừa nhận là Thiền sư bởi một thầy vĩ đại như Mã Tổ. Một cách logic dường như săn bắn là nghề bạo hành, độc ác. Làm sao thợ săn có thể được khai tâm vào thiền? Và làm sao người đó một ngày nào đó có thể trở thành phật? Và làm sao việc truyền đặc biệt này là có thể? Nhưng nó đã xảy ra cả nghìn lần.

Điều khó khăn hơn nhiều cho doanh nhân, khó khăn hơn nhiều cho chính khách là có kinh nghiệm bất thần về sự hiện diện của thầy, vì công việc của người đó là xấu. Công việc của thợ săn có thể có vẻ bạo hành với chúng ta, nhưng nó có cái đẹp riêng của nó. Vì người đó sống cùng con vật hoang, người đó có tính hoang dã nào đó trong mình; người đó vẫn là một phần của tự nhiên. Có câu chuyện tương tự trong đời của Jesus:

Một sáng ông ấy tới trên bờ hồ Galilee. Mặt trời lên và một ngư dân vừa mới quăng lưới trên hồ để bắt cá. Jesus đặt tay lên vai người này; người đánh cá nhìn lại. Trong một khoảnh khắc chỉ có im lặng: im lặng của buổi sáng, im lặng của hồ, im lặng của Jesus. Và tất nhiên người đánh cá không có tâm trí rất huyên thuyên.

Trước khi ông này có thể hỏi cái gì, Jesus nói với ông này, "Ông sẽ tiếp tục bắt cá được bao lâu? Thế là đủ rồi! Đi cùng ta đi - ta sẽ dạy ông cách bắt người."

Và không có ngần ngại chút nào. Người đánh cá bỏ lưới trong hồ; người đó thậm chí không kéo nó ra. Cái gì đó đã xảy ra. Việc truyền trao đặc biệt đã xảy ra. Người đó đã nhìn vào trong mắt của Jesus; cái có sâu sắc đã nảy sinh trong bản thể người đó. Bất kì cái gì ông ấy đã nói đều rõ ràng thế: " 'Bao lâu...?' Tất nhiên, mình sẽ bắt cá được bao lâu? Đây có phải là mọi điều có đó cho cuộc sống không? - bắt cá, bán cá, mọi ngày, hết năm nọ tới năm kia sao? Đây là cuộc sống sao? Phải có gì đó hơn nữa trong nó chứ."

Và người đó có thể thấy có cái gì đó hơn nữa trong điều đó - người đó dường như đã đạt tới điều đó. Niềm vui trên mặt Jesus, chân thành của sự hiện diện của Jesus, im lặng đã tới cùng Jesus như cái bóng, chiều sâu của đôi mắt Jesus, lửa của bản thể Jesus, đã nhen nhóm lên cái gì đó trong trái tim của người đánh cá đơn giản này.

Không nói một lời người này đi theo Jesus. Jesus đi, người này đi theo ông ấy.

Người này trở thành đệ tử đầu tiên của Jesus. Tên của người này là Andreas. Vì người này là người đầu tiên được Jesus gọi, chính cái tên Andreas đã tới để ngụ "người đầu tiên được thầy gọi". Được thầy gọi và là người đầu tiên là món quà hiếm hoi, nhưng Andreas xứng đáng với điều đó.

Ngay khi họ đi ra khỏi làng, một người chạy tới và người đó nói với Andreas, "Anh đi đâu vậy? Bố anh mất rồi! Về nhà đi!"

Anh ta hỏi Jesus - đây là lời đầu tiên của anh ta - "Xin thầy tha thứ. Cho phép tôi về trong ba ngày để cho tôi có thể làm nghi lễ và thủ tục cuối cùng. Bố tôi mất rồi. Tôi phải đi và hoàn thành bổn phận của tôi. Nếu thầy cho phép tôi." Nhưng anh ta hỏi xin phép. Anh ta không nói, "Tôi đi đây," anh ta hỏi xin phép. Bố anh ta mất; điều đó không quan trọng đến chừng đó.

Jesus bảo anh ta, "Quên mọi chuyện về nó đi. Ông theo ta. Trong làng có nhiều người chết thế - họ sẽ chôn người chết. Ông không cần lo nghĩ về điều đó."

Và Andreas không bao giờ nhìn lại sau. Người đã tới gọi anh ta đơn giản đứng đó bị choáng, người đó không thể tin được vào mắt mình.


Đây là tin cậy. Phẩm chất này đã không còn bám vào tâm thức con người. Đó là lí do tại sao tôn giáo là lời, Thượng đế chỉ là giả thuyết. Mọi người nói về Thượng đế, triết lí hoá về Thượng đế, nhưng không ai sẵn sàng mạo hiểu bất kì cái gì.





Tôi nhớ tới câu chuyện người đánh cá nghèo này ngày hôm qua khi tôi thấy bức thư của Rajen. Anh ấy đã viết cho tôi rằng bạn gái của anh ấy đã đi sang phương Tây và anh ấy không thể ở đây mà không có cô ấy. Anh ấy phải đã sợ - tôi có thể nói, "Không cần đi..." vì đến lúc này cô ấy phải đã tìm ra bạn trai rồi. Có nhiều con trai ở phương Tây. Nếu có nhiều người chết thế trong làng, bạn nghĩ gì? - không có con trai ở phương Tây sao? Anh ta phải đã sợ - tôi có thể nói không có nhu cầu đi, cho nên anh ta đã viết, "Tôi không hỏi xin phép thầy để đi, tôi đơn giản nói rằng tôi đi."

Khi tôi đọc bức thư của anh ấy tôi nhớ tới Andreas. Đây là kẽ hở giữa Andreas hồn nhiên và người thông thái của thế kỉ hai mươi. Rajen là người thông thái - là nhà trị liệu và nhà trị liệu giỏi. Nhưng dễ bỏ thầy mà không có phép của thầy; khó sống trong vài tuần mà không có bạn gái. Ưu tiên đã thay đổi.

Thạch Củng là thợ săn - không phải nhà trị liệu, không phải doanh nhân, bằng không người đó chắc đã bỏ lỡ

Một người bạn ở đây tới từ Nepal; tên anh ấy là Durga Prasad. Vài ngày trước tôi đã trả lời câu hỏi của anh ấy. Anh ấy đã hỏi tôi: anh ấy có thể cũng nghĩ về bản thân anh ấy như một Rajneesh không, mặc dầu anh ấy không thể nhận tính chất sannyas? Anh ấy không thể là một Rajneesh mà không trở thành sannyasin được không? Và nguyên nhân gì đang ngăn cản anh ấy khỏi trở thành sannyasin? Anh ấy sợ vợ, vì cô ấy là người chính thống Hindu và cô ấy sẽ không có khả năng dung thứ điều đó. Những chuyện nhỏ thế! Nhưng đây là cách thức của tính toán; đây là cách thức doanh nhân vận hành thế nào. Bao giờ cũng có cách cho tâm trí Do thái vận hành. Không thể nào đạt tới chứng ngộ cho tâm trí như vậy.

Thế rồi có anh chàng Do Thái rẻ tiền thế, anh ta đi trên xe điện ngầm vào giờ cao điểm để làm cho quần áo mình được là phẳng.

Và tôi đã nghe nói về doanh nhân Do Thái khác: anh ta rẻ tiền tới mức ngay cả để che mắt người khác anh ta chỉ dùng nửa sợi bông.

Điều tốt là Thạch Củng là thợ săn - con người đơn giản, cuộc sống đơn giản, săn đuổi thú hoang. Phải đã là một người hoang dã. Đó là lí do tại sao việc truyền trao này trở thành có thể.

Ông ta rất không ưa các sư phật giáo, người đã chống lại nghề của ông ta.

Một người đơn giản. Ông ấy không ưa các sư Phật giáo vì Phật giáo chống lại việc săn bắn, chống lại bất kì loại bạo hành nào. Một điều cần phải nhớ: hận thù là tốt hơn nhiều so với dửng dưng. Rất khó cho người dửng dưng được biến đổi. Nhưng ông ấy đầy những không ưa, đầy những hận thù với sư Phật giáo và Phật giáo tới mức việc thay đổi, thay đổi triệt để, là không khó.

Ghét là yêu lộn ngược; ghét là yêu đang làm động tác sirshasan, đứng trên đầu của nó. Và người đang đứng trên đầu mình có thể dễ dàng đứng trên chân mình; điều đó không khó gì mấy. Người dửng dưng là người khó nhất.

Và đó là điều đã xảy ra cho tâm trí đương đại. Trong quá khứ đã có những người hữu thần, đã có những người vô thần, bây giờ không có người hữu thần không có người vô thần. Chỉ có người dửng dưng, người không quan tâm chút nào tới tôn giáo. Và họ đang ở cả hai phe, nhưng thực ra chín mươi chín phẩy chín phần trăm mọi người của thế giới ngày nay đều không là hữu thần không là vô thần. Thực ra thảo luận những vấn đề như vậy bị coi là vô lễ. Trong xã hội cao mọi người không tranh cãi về Thượng đế; đó là vấn đề sở thích: "Nếu bạn thích hoa hồng, tốt; tôi không thích hoa hồng." Vấn đề được kết thúc! Không có vấn đề tranh biện. Nó là vấn đề thích và không thích. Không ai được tham gia, cam kết. Không ai sẽ sẵn sàng bị đóng đinh vì Thượng đế hay vì tính vô thượng đế. Ai quan tâm đến chừng đó? Liệu Thượng đế có tồn tại hay không, không thành vấn đề.

Mọi người có thể đi tới nhà thờ mọi chủ nhật, nhưng điều đó chỉ là cử chỉ xã hội. Nó là tốt, nó giúp cho một loại quan hệ xã hội. Cũng như bạn đi tới câu lạc bộ Rotary hay câu lạc bộ Lions và có nhiều câu lạc bộ ngu xuẩn khác, cho nên nhà thờ này chỉ là một câu lạc bộ, câu lạc bộ chủ nhật, một loại câu lạc bộ tôn giáo nơi các tu sĩ liên tục nói cái gì đó. Không ai lắng nghe, không ai bận tâm điều ông ấy nói. Mọi người đơn giản ngồi đó chỉ để trưng ra mặt mình, để cho mọi người biết rằng bạn có tính tôn giáo. Được biết có tính tôn giáo giúp đỡ theo nhiều cách - trong kinh doanh, trong quan hệ xã hội, trong chính trị. Được biết tới như người tôn giáo vận hành như chất bôi trơn; nó làm cho cuộc sống được uyển chuyển. Cho nên nó có tiện dụng xã hội, nhưng không gì khác.

Ở Nga mọi người đơn giản thuộc vào vô thần theo cùng cách; vô thần là tôn giáo chính thức ở đó. Cũng như ở một số nước Ki tô giáo là tôn giáo chính thức và ở một số nước khác Mô ha mét giáo và ở một số nước khác là Phật giáo, cho nên ở các nước cộng sản vô thần là tôn giáo chính thức. Bạn phải liên tục giả vờ rằng bạn thuộc vào tôn giáo chính thức. Điều đó an toàn hơn, điều đó là an ninh. Đi ngược lại chính sách chính thức là nguy hiểm; nó có thể tính giá cho bạn. Và không ai bận tâm bây giờ; không ai đủ quan tâm để trả tiền cho bất kì cái gì.

Ở Nga một người đã lớn tiếng tuyên bố rằng Joseph Stalin bị yếu sức khoẻ. Ông ta bị kết án hai mươi năm tù: năm năm cho việc nói xấu và mười lăm năm cho việc đã tiết lộ bí mật quốc gia.

Thạch Củng rất không ưa các sư Phật giáo...

Vào thời xưa mọi người đều hoặc là ủng hộ mạnh mẽ hoặc chống đối mạnh mẽ. Điều đó là quan trọng vì điều đó chỉ ra mối quan tâm của họ. Và tại sao ông ấy chống sư Phật giáo? Ông ấy chống vì họ chống nghề của ông ấy. Ông ấy là người đơn giản, và những người này liên tục nói chống lại bạo hành. Và săn bắn là trò chơi hay thế cho ông ấy, và những người này không hiểu chút nào - và họ muốn dừng việc săn bắn hoàn toàn. Và ông ấy tận hưởng điều đó, đó là niềm vui của ông ấy. Ông ấy biết sung sướng của mình chỉ khi ông ấy săn đuổi theo con vật hoang. Thực ra, khi bạn săn đuổi con vật hoang chỉ với cung và tên bạn đang mạo hiểm đời bạn, điều đó là nguy hiểm. Trong nguy hiểm đó, tâm trí dừng lại. Trong trạng thái nguy hiểm đó, ý nghĩ không thể vận hành. Và vì những khoảnh khắc không nghĩ đó, việc săn có thể cho bạn vài thoáng nhìn về thiền.

Ông ấy chống lại mạnh mẽ và không thích các sư Phật giáo. Nếu ông ấy dửng dưng, câu chuyện này chắc đã không xảy ra.

Một hôm, trong khi đang săn hươu, ông ta đi qua túp nhà tranh Mã Tổ đang ở.

Bây giờ điều này chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Tình cờ ông ấy đi qua nhà tranh của Mã Tổ, nhưng điều đó trở thành khoảnh khắc vĩ đại nhất trong đời ông ấy.

Ngay cả bị hấp dẫn tới gần một thầy bằng sự tình cờ vẫn có thể làm thay đổi cuộc đời bạn, có thể làm biến đổi bạn một cách toàn bộ. Nhưng tính đơn giản được cần tới, tính đơn giản của trái tim. Tâm trí tính toán có thể tới gần và dầu vậy vẫn sẽ bỏ lỡ, vì giữa người đó và thầy sống khoảng cách là không thể bắc cầu qua được. Người đó sống trong tâm trí và thầy sống trong vô trí; họ là những thế giới tách rời. Nhưng bất kì người nào có trái tim đơn giản, không thường xuyên trong tâm trí, đều nhất định bị ảnh hưởng, đều nhất định bị hút như nam châm bởi trường năng lượng của thầy. Điều đó đã xảy ra trong đời Phật: Ông ấy đi qua một khu rừng và mọi người ngăn cản ông ấy. Họ nói, "Ở đó có một người đang sống, một kẻ giết người hung hãn nhất chúng tôi đã từng nghe nói tới. Và hắn ta đã lấy lời nguyện giết một nghìn người và làm vòng đeo bằng các ngón tay của họ. Hắn ta đã giết chín trăm chín mươi chín người và hắn ta đang đeo vòng các ngón tay của họ. Không ai biết tên thực của hắn ta; vì hắn ta đeo vòng ngón tay nên tên hắn ta đã trở thành Angulimal" - angulimal nghĩa là vòng ngón tay. "Hắn ta đang đợi một người nữa, nhưng bây giờ mọi người đã trở nên sợ và kinh hoảng tới mức con đường này bị đóng lại; không ai đã bao giờ đi qau từ phía này. Những người phải đi đều phải lấy con đường dài hơn. Ngay cả vua cũng không có đủ can đảm để đi qua từ con đường này với mọi quân đội của ông ấy.

"Người này dữ tợn, người này như sư tử. Người này không phải là người, người này là kẻ ăn người! Hắn ta nguy hiểm tới mức lần trước hắn ta đã nói với mẹ hắn ta..." vì bà ấy là người duy nhất thường tới thăm hắn ta, thỉnh thoảng thôi, để thuyết phục hắn ta rằng "Thế là đủ rồi! Giờ dừng việc này lại!"

"Lần trước hắn ta đã nói với bà ấy, 'Đừng tới tôi lần nữa vì giờ tôi đang đợi người cuối cùng. Nếu không ai khác tới tôi sẽ giết mẹ nhưng tôi phải hoàn thành lời nguyện của tôi. Tôi phải giết một nghìn người!' Thế là bây giờ người mẹ cũng phải thôi không đi tới đó. Xin thầy đừng đi từ con đường này. Con được này đã bị bỏ hoang."

Phật nói, "Nếu như các ông mà không nói cho ta, thế thì ta có thể đã đi theo con đường khác. Nhưng giờ vì ta biết rằng anh ta đang đợi chỉ một người và không ai sẵn lòng đi, ngay cả mẹ anh ta, thế thì nếu ta không đi cái gì sẽ xảy ra cho lời nguyện của anh ta? Và ta đằng nào cũng sẽ chết sớm hay muộn, cho nên để cho anh ta hoàn thành lời nguyện của mình đi. Và ai biết liệu anh ta sẽ có khả năng giết ta hay ta sẽ có khả năng giết anh ta?"

Mọi người nói, "Thầy dường như phát rồ! Làm sao thầy có thể giết được anh ta? Thầy không tin vào việc giết người và thầy không có vũ khí nào đem theo người."

Phật nói, "Ta là vũ khí đây. Để anh ta thử và để ta cũng có việc thử." Và ông ấy đi.

Ngay cả những người đi theo thân cận nhất, người bao giờ cũng bao quanh ông ấy cũng bắt đầu tụt lại đằng sau. Đến lúc ông tới tới gần chỗ của Angulimal họ đã ở sau hàng dặm đường. Không ai có đó, chỉ mỗi Phật có đó. Họ quan sát từ xa xem điều xảy ra.

Angulimal thấy Phật Gautama tới. Anh ta không nhận biết về người này là ai, nhưng cái gì đó là đẹp về người này, cách người đó tới, niềm vui, an bình, im lặng. Và Angulimal là người đơn giản - kiểu người này bao giờ cũng là người đơn giản - dốt nát, nhưng hồn nhiên nữa.

Khi Phật lại gần, đầu tiên anh ta nghĩ, "Ta giết người này và kết thúc toàn thể câu chuyện để cho ta có thể quên về việc này, vì bây giờ không ai tới." Nhưng khi Phật tới gần anh ta bắt đầu cảm thấy tình yêu kì lạ với người này, từ bi lớn lao với người này mà anh ta chưa bao giờ cảm thấy với bất kì ai. Điều đó lạ thế, mới thế, anh ta không thể tin được vào nó.

Và khi Phật tới trước anh ta, anh ta nói với, "Xin ông đi đi cho. Tôi là người nguy hiểm. Dường như là ông không biết về tôi. Ông có vẻ hồn nhiên thế. Tôi là Angulimal đây! Ông thấy vòng hoa này không? Chín trăm chín mươi chín người tôi đã giết rồi; tôi đang đợi người cuối cùng. Và tôi là con người nguy hiểm. Giờ tôi có thể thấy rằng ông là sannyasin - áo choàng vàng, đầu cạo trọc. Tôi cảm thấy từ bi kì lạ với ông mà tôi chưa bao giờ cảm thấy, cho nên tôi sẽ cho ông một cơ hội. Ông có thể quay về và tôi sẽ chờ ai đó khác, nhưng nếu ông khăng khăng, nếu ông thậm chí tiến lên thêm một bước, tôi sẽ giết ông."

Phật nói, "Ông có biết ta không? Nếu đó là lời nguyện của ông, thế thì đây là lời nguyện của ta: Ta không bao giờ quay lui. Ông giết ta đi! Ta chưa bao giờ nhìn lại."

Người này tuốt kiếm ra, nhưng tay anh ta run run.

Phật nói, "Có chuyện gì vậy? Đây là cách thức sao? Anh có là kiếm thủ không? Tay anh đang run kìa! Dừng run tay lại đi! Điều này là không đúng - điều này chỉ ra điểm yếu. Người ta phải đủ mạnh. Và ta ngạc nhiên và ta tự hỏi làm sao anh có thể giết được nhiều người thế."

Angulimal nói, "Đây là lần đầu tiên đấy. Tim tôi đang đập nhanh hơn, việc thở của tôi không còn nhịp điệu nữa, tay tôi đang run. Ông phải đang làm cái gì đó! Ông dường như là pháp sư!"

Phật nói, "Điều đó đúng - ta cũng đang cố gắng theo cách của ta, ta đang cố giết ông! Nhưng ta không giết về mặt vật lí, ta giết về mặt tâm lí. Nhưng ông kết thúc việc của ông đi, đừng bận tâm tới việc của ta. Ta sẽ liên tục làm việc của ta, ông làm việc của ông. Nhưng trước khi ông đánh thân thể ta, một điều ông phải làm cho ta - đây là ước nguyện cuối cùng của người sắp chết. Ông có thể chặt vài chiếc lá của cây này không?"

Những lá đó đang rủ trên đầu họ. Angulimal chặt một cành nhỏ và đưa nó cho Phật. Phật nói, "Tốt, một nửa việc đã được làm. Giờ làm nửa kia - nối cành này trở lại và rồi giết ta."

Angulimal nói, "Ông phải điên! Làm sao tôi có thể nối nó lại được?"

Phật nói, "Nhưng chặt cành thì ngay cả đứa trẻ cũng có thể làm được. Điều thực là nối nó lại. Phá huỷ là rất dễ, sáng tạo mới là điều thực. Ông là đàn ông hay đứa trẻ?"

Angulimal cúi đầu, xấu hổ. Phật nói, “Nếu ông có thể hiểu chừng nấy, thế thì không có vấn đề gì, ta muốn được ông giết - ông giết ta đi.”

Angulimal ném kiếm xuống, quì dưới chân Phật và ông ta nói, "Ông đã giết tôi trước khi tôi có thể giết ông. Ông đúng - bất kì ai cũng có thể phá huỷ được. Giờ ông dạy tôi cách có tính sáng tạo."

Bao giờ cũng có dấu hỏi lớn trong kinh sách Phật giáo làm sao kẻ sát nhân dễ dàng bị biến đổi bởi Phật. Và điều đã xảy ra nhiều lần là những học giả lớn tới, tranh cãi với ông ấy, và đã không được thuyết phục, bỏ đi mà không được thuyết phục. Những vị vua lớn tới ông ấy chỉ để bày tỏ sự kính trọng, và hi vọng rằng phúc lành của ông ấy sẽ là đủ, nhưng không sẵn sàng thiền hay trở thành sannyasin hay từ bỏ - chỉ để nhận được phúc lành. Và doanh nhân tới ông ấy và họ đã làm nhiều khi có liên quan tới tiền, nhưng họ vẫn còn không được thu hút vào. Họ cúng dường đất và vườn lớn cho Phật và cho các tu viện của ông ấy, nhưng họ vẫn còn không được thu hút vào. Nhưng đất lớn đó không là gì đối với họ, nhưng họ không bao giờ trao một li tâm thức của họ cho ông ấy.

Nhớ điều đó: người thông thái, người tính toán, người kiểu doanh nhân, vẫn còn không bị chư phật động tới - họ tạo ra làn da dầy thế quanh bản thân họ.

Một kẻ trộm Do Thái tới quầy rạp chiếu phim, và chĩa súng vào người đàn bà và nói, "Phim này là khủng khiếp! Trả lại tiền của tôi!"

"Điều này là không cần thiết, thưa ngài," bà ấy nói. "Xin bỏ súng xuống và tôi sẽ trả ngài tiền của ngài."

"Không, thưa bà," người Do Thái nói. "Phim này quá khủng khiếp. Trả lại tôi tiền của mọi người!"

Thạch Củng ngẫu nhiên đi qua nhà tranh mà Mã Tổ sống. Mã Tổ bước ra. Thầy lập tức nhận ra khả năng này, tiềm năng này. Ông ấy bước ra khỏi nhà tranh của mình và đón chào anh ta. Thầy bao giờ cũng trong trạng thái đón chào, đặc biệt cho những người đã sẵn sàng.

Các đệ tử của Mã Tổ phải đã nghĩ điều đó là kì lạ. Ông ấy chưa bao giờ tới đón chào các nhà vua. Họ đã biết ông ấy. Khi các vua tới ông ấy thậm chí sẽ không đứng dậy để đón chào họ. Người giầu sẽ tới và ông ấy sẽ không biểu lộ bất kì mối quan tâm đặc biệt nào; ông ấy sẽ coi họ nhưng người thường. Đi ra khỏi nhà tranh để đón một thợ săn là kì lạ, nhưng cách thức của các thầy bao giờ cũng kì lạ.

Thạch Củng hỏi, "Ông có thấy con hươu nào đó chạy qua cửa nhà không?"

"Ông là ai vậy?" thầy hỏi.

"Tôi là thợ săn."

"Ông có thể bắn được bao nhiêu con bằng một mũi tên?"

"Một con một mũi tên thôi."

"Thế thì ông không phải là thợ săn," Mã Tổ tuyên bố.

"Ông có thể bắn được bao nhiêu con bằng một mũi tên?" đến lượt mình thợ săn hỏi lại.

Thầy biết ngôn ngữ để nói với loại đệ tử nào đó; đệ tử có thể hiểu chỉ ngôn ngữ nào đó. Jesus nói với Andreas, "Ông sẽ liên tục bắt cá được bao lâu? Ta sẽ dạy ông cách bắt người." Bây giờ đó là việc nói theo ngôn ngữ của người đánh cá. Mã Tổ nói:

"Ông có thể bắn được bao nhiêu con bằng một mũi tên?"

"Một con một mũi tên thôi."

"Thế thì ông không phải là thợ săn."

"Ông có thể bắn được bao nhiêu con bằng một mũi tên?" đến lượt mình thợ săn hỏi lại.

Một cách tự nhiên anh ta trở nên quan tâm, rằng người này được coi là một sư Phật giáo lớn. Anh ta phải đã nghe nói về ông ấy. Ông ấy nổi tiếng, một trong những Phật tử vĩ đại nhất đã từng có. "Ông ấy cũng là thợ săn sao?"

"Cả bầy, bằng một mũi tên."

Mã Tổ nói, "Cả bầy, bằng một mũi tên."

"Chúng là sinh linh sống, sao ông phải diệt cả bầy bằng một phát bắn?"

Ngay cả thợ săn này cũng đã cảm thấy rằng thế này là quá nhiều. Thầy có thể tạo ra tình huống để nhấn mạnh sự kiện nào đó. Thợ săn này có thể hiểu chỉ ngôn ngữ của anh ta. Thầy đang nói ngôn ngữ của anh ta, và thầy đang nói quá lên. Thầy nói, "Ta có thể giết cả bầy bằng một mũi tên." Ngay cả thợ săn này cũng bị choáng; anh ta đã quên mất rằng mình là thợ săn. Đó là phương cách, phương thức.

"Chúng là sinh linh sống," thợ săn nói. "Điều này là không tốt, điều này là không nhân đạo… sao ông phải diệt cả bầy bằng một phát bắn?"

Đó là điều Mã Tổ muốn anh ta ghi nhớ - rằng chúng là sinh linh sống. Thay vì nói với anh ta rằng "Chúng là sinh linh sống, ông không nên giết chúng..." Điều đó chắc không phải; anh ta đã nghe điều đó nhiều lần rồi và anh ta ghét các sư Phật giáo về điều đó. Thầy đi theo đường vòng, gián tiếp: thầy đóng vai bản thân thợ săn - thầy đẩy thợ săn vào vai của sư. Thầy để anh ta nói điều thầy thực ra chắc đã nói. Thầy làm anh ta nhận biết về sự kiện rằng chúng là sinh linh sống.

Và nhớ điều này: chỉ thầy mới có thể làm được điều đó, thầy giáo không thể làm được điều đó. Thầy giáo sẽ đơn giản nói rằng "Điều này là không phải, việc giết sinh linh sống. Đây là phá huỷ, đây là bạo hành. Ông sẽ khổ vì nghiệp của ông. Đây là điều ác mà ông đang làm." Và điều đó chắc sẽ không giúp được chút nào vì anh ta đã nghe mọi biện minh đó; bản thân anh ta sẽ tranh cãi chống lại họ. Anh ta phải đã tranh cãi với nhiều người rồi. Và mọi người bao giờ cũng có thể tìm ra luận cứ; biện luận là dễ.

Thầy cố tạo ra tình huống trong đó bạn trở nên nhận biết về sự kiện nào đó. Thay vì được nói cho, tốt hơn cả là khêu gợi nhận biết nào đó trong bạn. Bây giờ thợ săn bị mắc vô nhận biết. Anh ta không biết rằng với một mũi tên anh đã bị giết.

"Nếu ông biết tới chừng nấy, sao ông không bắn bản thân ông?" Mã Tổ nói.

Điều đó sẽ có vẻ rất kì lạ, phát biểu này đột ngột thế - cẩn thận về chỗ này. Nó không phải vậy. Thầy hiểu cách làm việc bên trong của tâm thức. Thầy không nói với tâm trí anh ta, thầy đang nói với tâm thức anh ta. Thầy có thể thấy rõ ràng điều đang xảy ra trong bản thể anh ta: anh ta đang trở nên nhận biết rằng điều anh ta đã từng làm là sai. Và thầy đã không nói rằng nó là sai. Khi ai đó khác nói với bạn rằng nó là sai, bản ngã của bạn cảm thấy bị tổn thương; bạn bắt đầu tranh cãi, bạn bắt đầu bênh vực. Bạn trở nên có tính bênh vực hơn, biện luận hơn. Bạn bắt đầu hợp lí hoá. Và mọi thứ có thể được hợp lí hoá và mọi thứ có thể được tranh cãi ủng hộ và mọi thứ có thể được bênh vực. Nhưng thầy đã chơi trò chơi hay.

Và đó là cái đẹp của công việc của thầy. Thầy đã xoay xở; cái gì đó đã xảy ra. Điều thợ săn này chưa bao giờ biết tới trước đây... mặc dầu anh ta phải đã cảm thấy, nó phải đã còn trong vô thức. Sâu bên trong anh ta phải đã cảm thấy rằng điều anh ta đang làm là không đúng; mọi người đều cảm thấy nó. Không ai vô thức thế. Bạn bao giờ cũng biết bất kì khi nào bạn làm sai. Nếu ai đó khác nói nó là sai, bạn sẽ cố bênh vực, và người đã nói rằng nó là sai đã không giúp cho bạn - thực ra người đó đã giúp cho cái sai của bạn. Bạn sẽ khăng khăng, bạn sẽ liên tục làm nó. Bạn sẽ làm nó nhiều hơn với chủ định bây giờ, chỉ để chứng tỏ cho người kia rằng bạn không quan tâm tới những điều ngu xuẩn thế. Bạn sẽ chứng minh bản ngã của bạn và bạn sẽ kìm nén kinh nghiệm riêng của bạn.

Lương tâm được người khác tạo ra và đó là lí do tại sao mọi người liên tục làm những điều chống lại lương tâm.

Thánh Augustine nói: "Tôi liên tục làm điều tôi không nên làm và tôi không bao giờ làm những điều mà tôi đáng phải làm." Ông ấy cầu nguyện Thượng đế: "Xin ngài giúp con, vì con dường như không thể nào thoát ra khỏi hình mẫu kì lạ này - con liên tục làm những điều mà con đáng phải không làm."

Mọi người đều liên tục làm những điều mà người đó đáng phải không làm, bởi lẽ đơn giản bất kì khi nào người khác nói với bạn, "Đừng làm nó," một ham muốn sâu sắc tới để khẳng định và nói, "Tôi sẽ chứng minh, tôi sẽ làm nó."

Duy nhất một lần trong đời tôi bố tôi phạt tôi, chỉ một lần, và thế rồi ông ấy hiểu rằng với tôi trừng phạt sẽ không có tác dụng. Tôi thường để tóc dài khi tôi còn là đứa trẻ, dài tới mức mọi người hay nghĩ rằng tôi là con gái. Và trong cửa hàng nhỏ của bố tôi các nông dân và trang trại viên sẽ tới, dân làng sẽ tới và họ hỏi, "Đây là con gái của ai vậy?" Và điều đó bao giờ cũng gây lúng túng cho bố tôi khi nói với họ lặp đi lặp lại rằng "Nó là con trai, không phải con gái." Nhưng đó là chuyện liên tục, và tôi bao giờ cũng ngồi đó.

Một hôm ông ấy bảo tôi, "Con phải cắt tóc đi. Điều đó làm cho bố lúng túng khi nói với mọi người rằng con là con trai chứ không phải con gái."

Tôi nói, "Là con gái thì có gì sai? Bố không cần bận tâm về nó. Để họ nghĩ rằng con là con gái đi! Bố cũng có thể nói rằng 'Nó là con gái.' Cái gì sai trong việc là con gái?"

Ông ấy nói, "Con không hiểu. Và khi nào họ đi tới biết rằng con là con trai, tất cả họ đều nói với bố rằng 'Bảo nó cắt tóc đi. Sao nó giữ tóc như con gái vậy?'"

Tôi nói, "Con sẽ không cắt tóc đâu. Nếu bất kì ai nói với con 'Cắt tóc đi' con sẽ không bao giờ cắt."

Đó là lần duy nhất ông ấy trở nên giận và tát tôi. Tôi không nói gì, tôi đơn giản đi tới thợ cắt tóc và bảo họ cạo trọc đầu cho tôi.

Họ phân vân vì ở vùng đó, con trai bị cạo trọc đầu chỉ khi bố nó chết. Họ nói, "Cháu đòi hỏi cái gì vậy?" Tôi nói, "Bác làm điều đó đi!" Họ hỏi, "Bố cháu chết rồi sao?" Tôi nói, "Vâng!" Thế là họ cạo trọc đầu.

Khi tôi quay về nhà và bố tôi thấy điều tôi đã làm ông ấy nói, "Con đã làm gì vậy?"

Tôi nói, "Hoặc là con phải có tóc dài hoặc con không muốn có chút tóc nào."

Ông ấy nói, "Nhưng bây giờ con sẽ tạo ra nhiều rắc rối hơn cho bố!"

Tôi nói, "Đó là việc của bố. Bố đã tạo ra."

Và thế rồi mọi người bắt đầu hỏi, "Điều gì đã xảy ra cho bố cậu bé này? Bố nó chết rồi sao?"

Và ông ấy sẽ nói, "Tôi là bố nó." Và ông ấy sẽ nói với tôi, "Con ra chỗ khác nào đó đi. Sao ngồi ở đây?"

Tôi nói, "Con cứ ngồi ở đây đấy!"

Ông ấy bảo tôi rằng "Bố sẽ không bao giờ phạt con. Bố đã hiểu rằng cách này sẽ không có tác dụng cho con." Và ông ấy đã giữ lời. Trong cả đời mình ông ấy không bao giờ phạt tôi về bất kì cái gì, bất kì cái gì tôi làm. Thực ra ông ấy đã hiểu rằng tốt hơn cả là không nói gì với tôi, vì nếu bạn nói, "Không làm nó," tôi sẽ làm nó; thế thì điều đó là tuyệt đối chắc chắn. Tôi có thể làm nó thậm chí còn nhiều hơn, hay tôi có thể thậm chí đi tới cực đoan.

Đó là cách tăng trưởng bản ngã của trẻ con vận hành. Đó là cách duy nhất cho bản ngã phát triển: bằng việc nói không, bằng việc làm điều bị cấm. Nếu đứa trẻ liên tục nói có, có, với mọi thứ, với bố mẹ, nó sẽ không bao giờ có bản ngã nào, nhưng thế thì nó chắc đã bỏ lỡ cái gì đó cực kì có ý nghĩa. Nó sẽ không có bản ngã nào và nó sẽ không bao giờ biết vô bản ngã là gì. Đó là vấn đề: không có bản ngã bạn sẽ không bao giờ hiểu cái đẹp của vô bản ngã. Đầu tiên bản ngã phải được tạo ra, đầu tiên bản ngã phải được làm mạnh, và khi bản ngã chín nó phải bị bỏ đi. Thế thì có bùng nổ!

Lương tâm liên tục nói với bạn điều bạn phải làm là điều bạn phải không làm. Nếu bạn đủ dũng cảm bạn sẽ làm đích xác điều đã được bảo không làm. Và đó là điều nên được làm bởi mọi đứa trẻ. Nếu bạn không dũng cảm, nếu bạn là kẻ hèn nhát, bạn sẽ biến thành kẻ đạo đức giả. Và kẻ đạo đức giả sẽ không bao giờ biết bản ngã là gì và kẻ đó sẽ không bao giờ biết vô bản ngã là gì. Kẻ đó sẽ bỏ lỡ phúc lạc tối thượng của cuộc sống, sự bùng nổ tối thượng của cực lạc.

Kẻ đạo đức giả là kẻ mất, và lương tâm gần như bao giờ cũng tạo ra kẻ đạo đức giả, vì khó mà tranh đấu mọi ngày, mọi khoảnh khắc với mọi người - bố mẹ, thầy giáo, xã hội, tu sĩ. Bạn phải liên tục tranh đấu. Chừng nào bạn chưa là chiến sĩ bạn sẽ không có đủ bản ngã để bỏ; bản ngã của bạn sẽ bé tí hơn thế, không đáng bỏ.

Thầy nói "Nếu ông biết tới chừng nấy, sao ông không bắn bản thân ông?"

Bây giờ điều đó không chỉ là đối thoại bình thường, nó đang đem cái gì đó huyền bí vào trong nó. Nó trở thành điều huyền bí, nó trở thành giao cảm. Có kẽ hở. Thợ săn này đã trở nên nhận biết rằng giết con vật sống là sai; liệu bạn giết nhiều hay một con thì chỉ là vấn đề số lượng. Nhưng sai là sai; nhiều hay ít không thành vấn đề. Và bao nhiêu con vật anh ta đã giết trong đời mình?

Thấy rằng anh ta đã trở nên nhận biết về mọi điều sai mà anh ta đã làm, về mọi tính phá huỷ, về mọi bạo hành... cả đời anh ta đã không là gì ngoài sự bạo hành, giết hại đó. Mọi ngày anh ra đã giết các con vật; anh ta có thể đã giết hàng nghìn con vật trong cả đời mình. Thấy rằng bây giờ anh ta đã trở nên nhận biết, bây giờ cái gì đó là có thể:

Thầy nói "Nếu ông biết tới chừng nấy, sao ông không bắn bản thân ông?"

"Không phải là lúc mà ông phải bắn bản thân ông thay vì bắn con vật sao?" Và Thạch Củng đã hiểu, đã cảm thấy xấu hổ. Vâng, điều đó là đúng, anh ta đã làm đủ điều sai rồi. Anh ta là kẻ sát hại. Tốt hơn cả là bắn bản thân mình.

Anh ta nói "Vì bắn bản thân tôi, tôi không biết cách tiến hành."

Anh ta đang hỏi, "Ông có thể dạy tôi được không?' Anh ta đang hỏi, "Ông có thể giúp tôi cách tiến hành không?"

"Anh chàng này," Mã Tổ la lên, bất thần, "đã đặt dấu chấm hôm nay cho mọi dốt nát quá khứ và đam mê ác của mình!"

Cái gì đã xảy ra? Cái gì đó lạ thường, cái gì đó không thể tin được. Vì Thạch Củng nói, "Tôi không biết cách bắn bản thân tôi. Tôi muốn - tôi hiểu vấn đề thầy nêu. Tôi đã làm đủ điều sai rồi, tôi không xứng đáng sống thêm một khoảnh khắc." Nếu việc hiểu này đã tới, thế thì mọi dốt nát quá khứ đều kết thúc và mọi đam mê ác đã mất đi.

Trong một cú đánh, với một mũi tên, thầy đã giết cả bầy - mọi đam mê ác, dốt nát, mọi việc hợp lí hoá của anh ta, mọi biện minh của anh ta, mọi hận thù của anh ta với các sư Phật giáo.

Kể từ đó trở đi, Thạch Củng thợ săn bẻ cung và tên và trở thành sinh đồ của Mã Tổ.

Đây không phải là bước có tính toán, đây không phải giống như kinh doanh.

Kể từ đó trở đi, Thạch Củng thợ săn bẻ cung và tên...

Anh ta bị kết thúc. Khi thầy tuyên bố:

"Anh chàng này đã đặt dấu chấm hôm nay cho mọi dốt nát quá khứ và đam mê ác của mình!"

Thạch Củng… bẻ cung và tên và trở thành sinh đồ của Mã Tổ.

Ngay lập tức, tức khắc, không một câu hỏi. Điều này thường xảy ra trong quá khứ rất dễ dàng. Điều này xảy ra ngày nay nữa nhưng hiếm hơn nhiều. Điều này đã xảy ra ở đây cho nhiều người, nhưng nó trở nên hiếm hơn, mọi ngày càng hiếm hơn.

Khi bản thân anh ta trở thành thiền sư, anh ta có cung và tên sẵn sàng để bắn, mà anh ta dùng để doạ các sư khi họ tới anh ta với câu hỏi.

Bởi vì anh ta là thợ săn - anh ta không phải là người thông thái, nhưng anh ta đã trở nên chứng ngộ - anh ta đã không có khả năng triết lí hoá hay trả lời câu hỏi. Anh ta đã biết chỉ một câu trả lời. Thầy anh ta đã thay đổi anh ta bởi một cú đánh. Thầy anh ta đã kết thúc mọi câu hỏi của anh ta bằng một mũi tên; thầy đã giết cả bầy. Thầy đã chứng minh điều thầy đã nói. Thầy là thợ săn thực. Thầy đã nói, "Ta có thể giết cả bầy bằng một mũi tên." Và với Thạch Củng thầy nói, "Thế thì ông không phải là thợ săn, nếu ông chỉ có thể giết một con vật bằng một mũi tên. Đó là loại đi săn gì vậy? Ông không phải là thầy về điều đo, ông chỉ là kẻ nghiệp dư. Đừng ba hoa rằng ông là thợ săn - điều này không là gì cả. Nếu ông muốn học săn, ta sẽ dạy cho ông săn là gì. Nhưng săn thực bắt đầu bằng việc bắn bản thân ông, bằng việc giết bản ngã." Cho nên anh ta biết chỉ một câu trả lời cho mọi câu hỏi, cho nên bất kì câu hỏi nào đệ tử của anh ta đem tới, anh ta sẽ doạ họ bằng tên và cung.

Tam Bình có lần đã bị đối xử như vậy.

Thạch Củng la lên…

Tam Bình phải đã hỏi câu hỏi nào đó.

Thạch Củng la lên "Cẩn thận mũi tên này!"

"Nếu ông hỏi một câu hỏi ta biết chỉ một câu trả lời: Tìm tên! Ta sẽ giết ông ngay lập tức, ở đây và bây giờ. Đó là điều thầy ta đã làm và đó là điều ta biết. Đó là mọi điều ta biết - và điều đó là đủ, vì điều đó đã biến đổi ta và điều đó sẽ biến đổi ông. Ta sẽ không bận tâm về những câu hỏi ngu xuẩn của ông."

Bình phanh ngực ra và nói, "Đây là mũi tên giết chết; mũi tên làm sống lại ở đâu?"

Đây là lần đầu tiên ai đó đã phanh ngực mình ra. Lần nữa, một đương đầu khác với cùng phẩm chất đã xảy ra ba mươi năm trước giữa Thạch Củng và Mã Tổ. Cùng đương đầu đó sau ba mươi năm đang xảy ra giữa Thạch Củng và Tam Bình. Bình phanh ngực ra và nói, "Được rồi, vậy là ông giết. Nếu đó là câu trả lời thế thì tôi sẵn sàng chấp nhận câu trả lời đó. Duy nhất làm một điều cần được rõ ràng trước khi ông giết tôi: Đây là mũi tên giết chết; mũi tên làm sống lại ở đâu?"

Củng bật ba lần trên dây cung. Bình cúi lạy.

Củng nói, "Ta đã dùng một cung và hai tên trong ba mươi năm qua, và hôm nay ta đã thành công trong việc bắn hạ người trí huệ một nửa."

Bây giờ điều này là phát biểu rất, rất hàm ý; bạn sẽ phải đi sâu vào trong nó. Thứ nhất, theo Thiền, theo tâm lí của chư phật, tâm trí có ba khía cạnh. Đó là lí do tại sao Củng bật dây cung ba lần; đó là biểu tượng về ba khía cạnh của tâm trí.

Củng nói, "Cái chết này xảy ra theo ba bước. Khía cạnh thứ nhất là điều chúng ta biết như tâm trí, suy luận, suy nghĩ. Khía cạnh thứ hai là điều chúng ta biết như trái tim, tình cảm, xúc động. Khía cạnh thứ nhất là nam tính, khía cạnh thứ hai là nữ tính. Khía cạnh thứ nhất là hướng ngoại và hoạt động, và khía cạnh thứ hai là bất hoạt, hướng nội và đón nhận. Khía cạnh thứ nhất đã tạo ra khoa học, logic, triết học, thượng đế học, vân vân. Khía cạnh thứ hai đã tạo ra mọi nghệ thuật, thơ ca, âm nhạc, điệu vũ, văn học, hội hoạ, vân vân.

Và khía cạnh thứ ba được gọi là cái ta: siêu việt lên trên cả hoạt động và bất hoạt, hướng ngoại và hướng nội; siêu việt lên trên nhị nguyên, chỉ trở nên nhận biết về cả hai. Triết lí Hindu gọi nó là atma, cái ta tối thượng, và Hindu giáo dừng lại ở đây. Jaina giáo cũng dừng lại ở đây, mọi tôn giáo khác cũng dừng lại ở đây. Theo Thiền, dừng lại ở đây chỉ là trí huệ một nửa.

Phật nói có cái gì đó vẫn còn lại; đó là cái thứ tư, cái không phải là khía cạnh của tâm trí. Ngay cả cái thứ ba, cái ta, là bản ngã tinh vi nhất; nó là tinh vi nhất, nhưng nó là bản ngã. Tâm trí vẫn có đó, rất im lặng, không hoạt động không bất hoạt, rất tĩnh lặng, trong trạng thái ngủ, không nam tính không nữ tính, dưới dạng hạt mầm, nhưng nó vẫn có đó. Nó có thể được kích hoạt lại bởi bất kì tình huống nào; nó không chết.

Patanjali gọi trạng thái này là sabeej samadhi - samadhi có hạt mầm. Và cái thứ tư ông ấy gọi là nirbeej samadhi - samadhi vô hạt mầm. Cái thứ tư được chư phật gọi đơn giản là cái thứ tư, turiya; không cái tên nào được cho, chỉ con số, cái thứ tư. Cái thứ tư nghĩa là cái siêu việt của siêu việt, đi ra ngoài cõi bên kia. Phật gọi nói là anatta - vô ngã.

Chính là duy nhất Phật Gautama đã chạm tới điểm cao nhất này. Đó là lí do tại sao tôi thích gọi nó là tâm lí của chư phật. Tôi sẽ không gọi nó là tâm trí của người Jaina vì họ dừng lại tại cái ta, và tôi sẽ không gọi nó là tâm lí của Vedanta vì họ cũng dừng lại ở cái ta. Họ đã tới rất gần, họ đã tới gần như, nhưng gần như thì vẫn là xa xăm chút ít... chỉ một bước thêm nữa. Họ vẫn níu bám vào ý tưởng về cái ta.

Ba điều này là phần chết. Thầy giết chết tất cả ba điều này. Và cái thứ tư là phục sinh. Ba điều này là việc đóng đinh và cái thứ tư là phục sinh.

Bình phanh ngực ra và nói, "Đây là mũi tên giết chết; mũi tên làm sống lại ở đâu?

Mũi tên cho việc tái sinh ở đâu"

Củng bật ba lần trên dây cung. Bình cúi lạy.

Chỉ sau cái bật thứ ba anh ta cúi lạy. Đó là lí do tại sao Thạch Củng nói anh ta chỉ nửa người trí huệ. Anh ta phải chờ đợi thêm chút nữa về cái thứ tư.

Củng nói, "Ta đã dùng một cung và hai tên…

Một cung nghĩa là cái ta và hai tên nghĩa là tâm trí và trái tim, lí trí và xúc động, suy nghĩ và tình cảm, nam tính-nữ tính, dương-âm, Shiva-Shakti - toàn thể nhị nguyên, thế giới của nhị nguyên, những cái hai đó: tích cực và tiêu cực, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, sống và chết. Bất kì cái gì bạn muốn, bất kì chỗ nào bạn thấy nhị nguyên, điều đó nghĩa là hai mũi tên. Và khi bạn đi ra ngoài nhị nguyên điều đó có nghĩa là cái cung, cái thứ ba, cái ta.

Anh ta phải đợi thêm chút ít. Thạch Củng sẽ làm điều đó - ông ấy đã làm nó.

Thạch Củng bẻ cung và tên thêm một lần nữa...

Anh ta phải đợi điều này. Nếu anh ta đợi điều này và thế rồi cúi lạy thì anh ta sẽ là người đã chứng ngộ đầy đủ ngay lập tức. Anh ta đã dừng lại ở cái thứ ba - nơi Vedanta dừng lại, Jaina giáo dừng lại, Ki tô giáo, Hồi giáo, mọi con đường dừng lại, vì dường như người ta đã đạt tới. Nó là trạng thái đẹp, trạng thái cực kì đẹp. Người ta cảm thấy không thể có cái gì hơn, nhưng có đấy.

Nhớ lấy, chừng nào bạn chưa biến mất toàn bộ, thậm chí dấu vết của bạn cũng chẳng còn, thậm chí ngay cả ý tưởng tâm linh về hiện hữu cũng không còn lại - khi bạn chưa đạt tới vô hiện hữu, tới cái không tuyệt đối, tới cái hư không, tới không gian thuần khiết - đi tiếp đi. Chỉ với cái thứ tư bạn sẽ biết, chỉ với cái thứ tư chân lí mới được khải lộ, Thượng đế được biết tới, Đạo được nhận ra.

Thạch Củng bẻ cung và tên thêm một lần nữa, và không bao giờ dùng chúng lần nữa.

Ông ấy đã tìm thấy người kế tục của mình. Ông ấy đã chờ đợi người kế tục. Ngày ông ấy đã tìm thấy bản thân mình ông ấy đã bẻ cung và tên của mình; giờ ông ấy đã tìm thấy ai đó người có thể mang ngọn lửa của ông ấy đi tiếp. Ông ấy đã bẻ cung và tên của mình lần nữa. Cái gì đó cực kì vĩ đại đã xảy ra, nhưng một bước thêm nữa sẽ được cần.

Tam Bình đã làm việc lớn trong một thoáng chốc, đã bỏ lỡ chỉ ngay cạnh một bước. Bạn phải nhớ điều đó.

Một người được chứng ngộ đầy đủ chỉ khi người đó biến mất hoàn toàn, khi không có gì còn lại bên trong, khi người đó chỉ là cây tre hổng và trở thành chiếc sáo và cái toàn thể bắt đầu ca lên qua người đó. Khi bài ca không còn là của người đó, thế thì bài ca là thiêng liêng.

Xem Tiếp Chương 6Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post