Chương 10. Ngó Trăng

Chương 10. Ngó Trăng

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Mã Tổ (Ma Tsu)

Gương Rỗng – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 10. Ngó Trăng













Nghe hoặc Tải MP3 'Mã Tổ (Ma Tsu) – Gương Rỗngê


Thầy kính yêu của chúng tôi,

Mã Tổ một hôm dạy cho một sư. Ông ấy vẽ một vòng tròn trên đất và nói, "Nếu ông bước vào nó, ta sẽ đánh ông; nếu ông không bước vào nó, ta cũng sẽ đánh ông!"

Sư vừa bước vào nó, và Mã Tổ đánh ông ấy.

Sư nói, "Thầy không thể đánh tôi được!"

Mã Tổ đi ra chống vào chiếc gậy.

Một lần khác, Ho Pang nói với Mã Tổ, "Nước không xương, nhưng dễ dàng đỡ thuyền nghìn tấn; việc này là thế nào?"

Mã Tổ nói, "Không có nước ở đây, và không có thuyền - ta lấy gì mà giải thích?"

Một hôm, Đặng Ẩn Phong đang đẩy xe, còn Mã Tổ ngồi duỗi chân ngay giữa lối đi. Đặng Ẩn Phong nói, "Xin thầy rút chân lại!"

"Đã duỗi ra," Mã Tổ nói, "thì không rút lại!"

"Đã tiến thì không lùi!" Đặng Ẩn Phong nói và cứ đẩy chiếc xe đi.

Chân Mã Tổ bị cán qua và bị thâm tím. Khi họ quay lại, Mã Tổ vào phòng, và nói, vừa giơ cái rìu lên, "Lại đây, sư nào vừa làm đau chân ta!" Đặng Ẩn Phong bước ra đứng trước Mã Tổ và chìa cổ chịu đánh.

Mã Tổ cất rìu đi.

Mã Tổ chưa bao giờ bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để tạo ra vấn đề, thường theo cách khó hiểu. Ngay cả trong những ngày ốm yếu cuối cùng của mình ông ấy đã làm việc đáp ứng nổi tiếng cho người hỏi về sức khoẻ ông ấy. Ông ấy nói, "Mặt trời ngó chư phật, mặt trăng ngó chư phật."

Một hôm, Mã Tổ trèo lên núi Thạch Môn, ngọn núi gần chùa của ông ấy ở Giang Tây. Trong rừng ông ấy đi kinh hành, hay hành thiền, một lúc. Rồi, thấy một chỗ bằng phẳng ở thung lũng phía dưới, Mã Tổ nói với đệ tử đi cùng mình, "Tháng sau, thân xác ta phải trả về đất này ở đây." Nói xong, ông ấy quay về chùa.

Vào ngày thứ tư tháng sau, sau khi tắm, ông ấy im lặng ngồi kiết già và tịch.

Mã Tổ đã sống ở ở Giang Tây trong năm mươi năm và chết ở độ tuổi tám mươi.

Maneesha, tôi đã yêu cầu bạn vứt chứng đau nửa đầu đi, và bạn đã làm điều đó. Nhưng bạn đã làm điều đó quá gần bên cạnh, nén lên Anando đáng thương. Cô ấy là móc nối duy nhất của tôi với thế giới. Cô ấy là phương tiện thông tin của tôi, vô tuyến truyền hình của tôi, radio của tôi, báo của tôi. Tôi không đọc cái gì cả, tôi không nghe cái gì cả, tôi không thấy cái gì cả trên ti vi. Và bởi vì tôi đã nói về trái tim trống rỗng, nên việc ném đi của bạn là hoàn toàn tốt - nhưng nó lại tới chỗ sai, rơi vào Anando đáng thương. Nó phải tới đầu cô ấy, nhưng nó lại đã tới tận tim cô ấy.

Trái tim trống rỗng của cô ấy đã nhận được chứng đau nửa đầu của bạn. Bây giờ, không có cái ốm yếu như thế trên toàn thế giới, và bác sĩ Indivar sẽ khó khăn nhiều lắm đề kéo chứng đau nửa đầu ra khỏi trái tim. Có gương trong trái tim trống rỗng là hoàn toàn tốt, nhưng có chứng đau nửa đầu thì không được. Không có thuốc nào cho nó cả; bác sĩ Indivar sẽ phải phát minh ra cái gì đó - và tôi cần cô ấy quay lại rất cấp bách, bởi vì mọi sáng, mọi tối cô ấy là tiếp xúc duy nhất của tôi với thế giới.

Cho nên khi có liên quan tới Anando, đó là ưu tiên của Indivar. Và chỉ bởi vì cô ấy đã nhận chứng đau nửa đầu bằng trái tim cởi mở, nên cô ấy đã thu được đức hạnh lớn. Loạt bài nói tiếp bắt đầu vào ngày mai sẽ được chuyên dành cho cô ấy. Cô ấy đã làm hoàn toàn tốt khi giữ trái tim cởi mở, ngay cả khi bạn ném chứng đau nửa đầu của bạn đi. Phần lớn mọi người sẽ đóng cửa sổ và cửa ra vào của mình lại trong những tình huống như vậy. Nhưng cô ấy là một đại đệ tử, và cô ấy hiểu một cách thông minh việc có trái tim cởi mở nghĩa là gì, sống trong bất an ninh nghĩa là gì, sống mà không có an toàn nào nghĩa là gì, vô gia cư nghĩa là gì.

Nhưng Anando này - bạn phải nghe tôi từ chỗ bạn - nhớ lấy, không phật nào nói, "để trái tim bạn mở khi ai đó đang ném ra chứng đau nửa đầu." Bạn đã làm một phép màu. Có một hệ thống tự động - nếu ai đó đang ném bụi vào bạn, mắt bạn sẽ tự động nhắm lại mà không phải nỗ lực gì, về phần chúng. Và nếu ai đó đang ném chứng đau nửa đầu, một cách tự nhiên trái tim sẽ đóng lại. Nó sẽ không nhận chứng đó. Nhưng bạn lại dám giữ cho trái tim mình để mở. Bạn đã biểu lộ lòng dũng cảm lớn. Tôi có thể dựa vào bạn được, rằng bất kì điều gì xảy ra thì bạn sẽ vẫn giữ trái tim mình mở. Điều đó có thể đau đớn, điều đó có thể tạo ra lo âu, nhưng điều đó mới chỉ là phần bắt đầu.

Phật Gautam tương truyền đã nói, "Cái gì cay đắng lúc ban đầu sẽ dịu ngọt lúc cuối, và cái gì dịu ngọt lúc ban đầu sẽ cay đắng vào lúc cuối." Đó là một phát biểu mênh mông về tất cả những người là người đang trên đường.

Câu chuyện của Maneesha đã đem tới:

Mã Tổ một hôm dạy cho một sư. Ông ấy vẽ một vòng tròn trên đất và nói, "Nếu ông bước vào nó, ta sẽ đánh ông; nếu ông không bước vào nó, ta cũng sẽ đánh ông!"

Đây là cái gì đó rất đặc biệt trong thiền. Theo những cách khác nhau các thầy đã dùng phương cách đó. Nếu bạn nói điều gì đó, tôi sẽ đánh bạn; nếu bạn không nói điều gì, tôi cũng đánh bạn. Trong mọi trường hợp bạn đều sẽ nhận được cú đánh. Cùng điều đó là tình huống ở đây.

Mã Tổ nói, "Nếu ông bước vào nó, ta sẽ đánh ông; nếu ông không bước vào nó, ta cũng sẽ đánh ông!"

Sư mới bước vào nó, và Mã Tổ đánh ông ấy. Giai thoại kì lạ này có ích gì?

Sư nói, "Thầy không thể đánh tôi được!"

Mã Tổ đi ra chống vào chiếc gậy, thận chí không thèm trả lời đệ tử này.

Theo bất kì phương cách tương tự nào, trong cả hai trường hợp bạn đều nhận cú đánh. Điều đó đơn giản nghĩa là cú đánh có dụng ý thức tỉnh bạn. Điều bạn làm không liên quan - dù bạn có bước vào vòng tròn hay vẫn ở ngoài nó, điều đó không thành vấn đề, tôi vẫn cứ đánh bạn! Điều này đơn giản nghĩa là bất kì điều gì bạn làm cũng không quan trọng; điều quan trọng là thức tỉnh của bạn. Cú đánh là để đánh thức bạn dậy. Nếu đệ tử có thể hiểu điều được hỏi, thì người đó sẽ chứng ngộ. Thầy đang yêu cầu người đó được chứng ngộ, để cho người đó không cần bị đánh.

Nhưng đệ tử này đã lỡ. Anh ta nói với thầy, "Thầy không thể đánh tôi được!" Mã Tổ đi ra chống vào chiếc gậy, bỏ lại học trò đằng sau mà thiền về điều vừa xảy ra. Mã Tổ đã dùng đủ mọi loại phương cách một cách tự phát, nhưng bao giờ cũng có bí mật ẩn kín. Trong những sự vụ kì lạ nhất người đã thức tỉnh sẽ lập tức thấy ra bí mật ẩn kín.

Một lần khác, Ho Pang nói với Mã Tổ, "Nước không xương, nhưng dễ dàng đỡ thuyền nghìn tấn; việc này là thế nào?"

Mã Tổ nói, "Không có nước ở đây, và không có thuyền - ta lấy gì mà giải thích?"

Ông ấy đang nói, "Chớ có mang những câu hỏi triết lí, trí tuệ tới ta. Ta ở đây chỉ để mang kinh nghiệm tồn tại tới cho ông." Tôi nhớ tới một câu chuyện nhỏ.

Tại một toà án có hai người bạn, nổi tiếng trong cả thành phố là những người bạn lớn, bao giờ cũng cùng nhau, nhưng cuối cùng họ bị bắt vì đánh nhau và bị cảnh sát đem ra toà. Và quan toà hỏi, "Vấn đề gì gây ra chuyện đánh nhau vậy?" Họ cả hai nhìn nhau và nói, "Anh nói điều đó đi." Người kia nói, "Xin mời anh nói điều đó." Quan toà nói, "Bất kì ai nói cũng được nhưng cứ nói đi."

Họ nói, "Chúng tôi ngượng lắm. Chúng tôi sẵn sàng nhận bất kì trừng phạt nào nếu ông cho phép chúng tôi không nói ra điều đó."

Quan toà nói, "Điều này thực lạ. Tôi không thể trừng phạt được các anh chừng nào tôi còn chưa biết về tội lỗi. Lí do của việc các anh đánh nhau và gây ra lộn xộn trong đám đông là gì?"

Cuối cùng họ phải nói ra điều đó. Một trong họ nói, "Xin tha thứ cho chúng tôi. Điều đó rất triết lí, hão huyền, trừu tượng. Chúng tôi đang ngồi trên bờ sông và người bạn tôi bảo tôi rằng anh ấy vừa mới mua một con trâu.

"Tôi nói, 'Tôi không phản đối. Nhớ rằng tôi định mua một trang trại lớn. Con trâu của anh đừng bao giờ nên vào trang trại của tôi. Tôi là người rất nghiêm khắc.'

"Người kia nói, 'Trang trại của anh sao? Không ai có thể ngăn cản con trâu của tôi được. Và tôi sẽ xem làm sao anh có thể ngăn cản con trâu của tôi. Anh là bạn tôi, anh nên đón chào trâu của tôi; ngược lại anh định ngăn cản nó. Loại tình bạn gì thế này?'"

Tôi nói, 'Tình bạn không bước vào đó. Kinh doanh là kinh doanh.'

"Người vừa mua trâu, anh ta nói, 'Được rồi, tôi sẽ xem. Mua luôn cả trang trại đó.' Và tôi lấy ngón tay vẽ ra một hình vuông trên cát rồi nói, 'Đây là trang trại của tôi. Con trâu của anh ở đâu?'

"Người kia cũng dùng ngón tay vẽ vào cánh đồng của tôi và nói, 'Đây là con trâu của tôi. Chúng ta xem anh có thể làm được gì.' Đó là cách mọi sự bắt đầu."

Quan toà nói, "Nhưng trang trại đâu và trâu đâu?"

Họ nói, "Đó là vấn đề làm chúng tôi ngượng ngùng khi nói cho ông; đó là điều rất triết lí. Không có gì có đó cả - không trâu, không trang trại, chỉ có khoác lác. Nhưng chúng tôi đã quên hoàn toàn rằng chúng tôi đã đánh nhau về những thứ tưởng tượng."

Bạn có thể cười vào điều đó, nhưng bạn có cho rằng...? Mọi người đã từng đánh nhau về sự tồn tại của Thượng đế - điều đó có khác theo bất kì cách nào với con trâu này không? Mọi người đã từng đánh nhau về việc có bao nhiêu địa ngục. Người Hindus tin vào một địa ngục; người Jainas tin vào ba địa ngục, bởi vì theo họ một địa ngục là không công bằng cho mọi loại tội phạm. Ai đó mới chỉ đánh cắp con gà, và ai đó đã giết người. Bạn không thể cho cả hai người này vào cùng một địa ngục. Điều đó sẽ không công bằng. Cho nên họ có ba địa ngục, tuỳ theo tội của bạn.

Nhưng Phật Gautam có bẩy địa ngục. Ông ấy nói rằng trong ba địa ngục bạn không thể phân loại được hết mọi tội; ít nhất cần có bẩy địa ngục. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên, một triết gia khác, đương đại với Mahavira và Phật Gautam, Ajit Keshkambal, có tới bẩy mươi bẩy địa ngục. Ông ấy nói, "Chừng nào bạn chưa có số địa ngục đó, thì sẽ rất khó phân loại."

Bây giờ, không ai biết địa ngục này ở đâu... và họ cứ tranh đấu ác liệt! Và trong hàng thế kỉ các triết gia của họ đã từng đánh nhau, cố gắng giải thích lập trường của mình. Chẳng hạn người Hindus đã giải thích rằng địa ngục có một thôi, nhưng chúng ta có thể tạo ra sự phân chia trong địa ngục này. Bạn có thể làm bao nhiêu phân chia tuỳ ý trong một địa ngục, cần gì phải có tới bẩy mươi bẩy địa ngục? làm ra bẩy mươi bẩy phân chia trong một địa ngục. Nhưng bạn lại không nghĩ rằng những người này đều là kẻ ngốc; đây là những triết gia vĩ đại. Nhưng vấn đề của họ về Thượng đế... Không ai đã bao giờ gặp Thượng đế cả, điều đó thuần tuý là một khái niệm.

Và có những tôn giáo không tin vào Thượng đế. Jaina giáo không có Thượng đế, Phật giáo không có Thượng đế, Đạo giáo không có Thượng đế. Thượng đế không phải là hiện tượng bản chất cho bất kì tôn giáo nào tồn tại. Và thế rồi có những mô tả khác biệt về Thượng đế. Kinh Cựu Ước nói rằng Thượng đế là Thượng đế rất cáu giận, rất ghen tị và rất đồng bóng - chớ có chọc giận ông ấy. Và bản thân Thượng đế tương truyền đã nói trong Cựu Ước, "Ta là Thượng đế rất ghen tị. Và nhớ điều đó, ta là cha ngươi, không phải là cậu ngươi. Đừng trông đợi điều gì tốt đẹp ở ta." Còn Jesus nói, "Thượng đế là yêu."

Người Hindus nói, "Thượng đế là công bằng thuần khiết" - bởi vì yêu không thể công bằng được; nó có thể yêu ai đó và tha thứ cho người đó, nó có thể không yêu ai đó, hay thậm chí ghét ai đó và trừng phạt người đó một cách không cần thiết về tội lỗi mà người đó còn chưa phạm phải. Yêu là không đáng tin cậy. Thượng đế phải công bằng, vị quan toà không có cái thích, cái không thích.

Giai thoại này, khi Mã Tổ nói, "Không có nước ở đây, và không có thuyền - ta lấy gì mà giải thích?" có đủ mọi ngụ ý. Thế thì đừng bị dính líu vào những khái niệm trừu tượng - những luận cứ đó và những thảo luận triết lí vô tận đó, và không ai đã đi tới kết luận nào.

Thượng đế Ki tô giáo có một gia đình nhỏ: đứa con duy nhất, Jesus Christ, và Thánh thần thiêng liêng - một gia đình kì lạ không có phụ nữ trong đó, trừ phi Thánh Thần thiêng liêng này có khả năng làm chức năng như người phụ nữ nữa. Nhưng chắc chắn Thánh thần thiêng liêng không phải là đàn bà bởi vì ông ấy chịu trách nhiệm làm cho Mary đồng trinh mang thai sinh ra Jesus Christ. Và mặt khác, người Ki tô giáo nói rằng Thánh thần thiêng liêng và Thượng đế là một. Vậy sao phải tách biệt họ chỉ với mục đích cứu cho Thượng đế khỏi bị đồi bại đi hãm hiếp một cô gái còn trinh? Nếu họ là một, thế thì tại sao không nói, "Thượng đế thụ thai Mary"; sao không làm điều đó thẳng ra? Sao Thượng đế lại phải thông qua Thánh thần thiêng liêng? Đôi khi tôi nghĩ Thánh thần thiêng liêng phải là cái máy dục của Thượng đế. Cho nên ông ấy là một người, vậy mà ông ấy vẫn còn ở ngoài và Thánh thần thiêng liêng làm toàn bộ công việc.

Người Hindus nói rằng Thượng đế của họ có ba khuôn mặt, ba đầu trên một thân thể. Bây giờ không ai đã thấy... Có lẽ trong rạp xiếc bạn có thể thấy một đứa bé dặt dẹo, một kẻ kì dị có ba đầu hay bốn tay. Nhưng sao Thượng đế lại phải có ba đầu? Lí do mà các nhà thần học Hindu nêu ra là ở chỗ ông ấy có thể thấy theo ba hướng. Nếu con người có thể xoay xở được với một đầu... có lẽ cổ của Thượng đế bị cố định, ông ấy không thể di chuyển cổ theo cách này hay cách khác. Hiển nhiên ông ấy sẽ cần ba đôi kính nữa. Và trọng lượng của ba đầu trên thân thể để có vẻ đích xác như đầu của con người - nó sẽ quá nhiều. Ông ấy sẽ không thể đứng dậy, và việc nằm nữa cũng thành rất khó. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, làm sao ông ấy xoay xở được ba cái đầu trên một cái gối? - trừ phi ba cái đầu đó chỉ được gắn vào và bạn có thể tháo vít chúng ra, và cất chúng đi vào ban đêm để đi ngủ.

Nhưng tôi không nghĩ rằng việc giải phẫu như vậy đã phát triển thậm chí cho cả ngày nay. Và Thượng đế đã có từ vĩnh hằng, và không kinh sách nào mô tả bất kì nhà giải phẫu nào chăm nom tới đầu của Thượng đế. Ốc vít phải đã gỉ sét ra. Và từ đâu mà ông ấy có thể kiếm được tuốc nơ vít? Và bạn có thể chắc chắn rằng ba cái đầu có thể không đồng ý về bất kì điểm nào, chúng tất cả sẽ có ý kiến riêng của mình. Tôi cho rằng Thượng đế không thể đi được một li bởi vì hai cái đầu kia sẽ không sẵn sàng. Cho nên ông ấy sẽ vẫn còn bị cố định vào một tư thế.

Nhưng các ý tưởng kì lạ... Người Hindus cũng có ý tưởng rằng Thượng đế có một nghìn tay. Bây giờ, ba đầu và một nghìn tay, bạn có trẻ con không? Cho dù bạn quán tưởng ra ông ấy, thì bạn sẽ trở nên sợ. Ông ấy sẽ trông như con bạch tuộc, hay cái gì đó giống nó.

Phật giáo và Jaina giáo thấy khó quán tưởng được Thượng đế, đã đơn giản đã vứt vỏ ý tưởng này; họ không có Thượng đế nào và họ là tôn giáo hoàn toàn sống.

Mã Tổ đang nói rằng ông ấy không quan tâm tới bất kì cái gì không tồn tại. Đó là đóng góp đặc biệt của Thiền cho tâm thức con người. Đừng bận tâm về việc tưởng tượng những điều triết lí khái niệm, gắn chặt mọi thứ vào sự tồn tại.

Một hôm, Đặng Ẩn Phong đang đẩy xe, còn Mã Tổ ngồi duỗi chân ngay giữa lối đi. Đặng Ẩn Phong nói, "Xin thầy rút chân lại!"

"Đã duỗi ra," Mã Tổ nói, "thì không rút lại!"

"Đã tiến thì không lùi!" Đặng Ẩn Phong nói và cứ đẩy chiếc xe đi.

Chân Mã Tổ bị cán qua và bị thâm tím. Khi họ quay lại, Mã Tổ vào phòng, và nói, vừa giơ cái rìu lên, "Lại đây, sư nào vừa làm đau chân ta!" Đặng Ẩn Phong bước ra đứng trước Mã Tổ và chìa cổ chịu đánh.

Mã Tổ cất rìu đi.

Đọc giai thoại như thế, người ta cảm thấy đó là một tôn giáo rất lạ. Không phải vậy. Mọi thứ đang xảy ra trong giai thoại này có cái gì đó bản chất, đến mức bạn có thể trở nên nhận biết về nó.

Trước hết, Mã Tổ nói "Đã duỗi ra thì không rút lại!"

Người bố đang bảo đứa con mình, "Mọi điều là có thể trên thế giới này" - ông ấy đang trích dẫn Alexander Đại đế.

Đứa con nói, "Con không chấp nhận ý tưởng này, và con sẽ chỉ cho bố tại sao." Nó đi vào trong buồng tắm và mang ống thuốc đánh răng ra và nói, "Con sẽ bóp thuốc đánh răng ra khỏi ống, và bố cho nó trở lại. Bố nói mọi điều đều là có thể được. Điều này là không thể được. Con đã thử rồi."

Mã Tổ đang nói, "Đã duỗi ra thì không rút lại!" Nói cách khác, ông ấy đang nói rằng cái đã phô bày ra thì không thể trở lại thành bí mật được nữa; cái đã đi vào công khai thì không thể quay trở lại che giấu. Ông ấy đơn giản nêu ra một vấn đề là có những tình huống mà bạn không thể quay lại được.

Khi Henry Ford làm chiếc xe đầu tiên của mình, nó không có bánh răng ngược. Nó không thể đi ngược được, nó chỉ có thể tiến lên. Ông ấy đã không nghĩ về điều đó, nhưng đó là một nhiệm vụ rất khó. Nếu bạn mới đi vài mét khỏi ga ra, bây giờ bạn phải đi một vòng thành phố để quay về ga ra của mình. Về sau ông ấy đã bổ sung thêm việc đi lùi cho xe.

Một câu chuyện được kể lại là khi Henry Ford chết đã có cuộc gặp gỡ lớn giữa ông ấy và Thượng đế. Thượng đế nói, "Ông là nhà phát minh vĩ đại và là con người của thông minh vĩ đại. Ông có chấp nhận sự tồn tại của ta không?"

Henry Ford nói, "Không, thưa ngài. Sự tồn tại của ngài là điều tồi tệ nhất có thể được, bởi vì ngài không thể đi ngược lại theo thời gian, chỉ tiến lên. Điều này là ngu xuẩn. Bản thân tôi đã phạm phải cái ngu xuẩn này, nhưng điều đó không được trông đợi ở ngài. Ai đó muốn về thăm lại thời thơ ấu của mình lần nữa - phải có khả năng nào đó để đi ngược lại theo thời gian chứ, hay đi tiến theo thời gian nếu người ta muốn biết trước loại thời đại cũ là gì, loại cái chết sắp xảy ra là gì, và khi nào. Ngài đã bỏ con người bị mắc kẹt ở giữa; con người không thể trở lui, cũng không thể tiến lên. Con người không có tự do di chuyển theo thời gian. Tôi có nhiều phàn nàn, nhưng đây là phàn nàn cơ bản nhất của tôi với ông ấy."


Mã Tổ đang nói rằng nếu bạn đã trở thành thanh niên, thì bạn không thể trở thành trẻ con lần nữa. Nếu bạn đã trở nên già, bạn không thể trở thành thanh niên lần nữa. Nếu bạn chết, bạn không thể mở mắt mình ra nữa và hỏi xin trà. Ông ấy đã dùng mọi tình huống; và ông ấy dùng tình huống này để xem liệu đệ tử này có đủ dũng cảm kéo chiếc xe qua chân thầy không. Đặng Ẩn Phong đã tỏ ra có giá trị.






"Đã tiến thì không lùi!" Đặng Ẩn Phong nói và cứ đẩy chiếc xe đi.

Chân Mã Tổ bị cán qua và bị thâm tím. Khi họ quay lại, Mã Tổ vào phòng, và nói, vừa giơ cái rìu lên, "Lại đây, sư nào vừa làm đau chân ta!" Đặng Ẩn Phong bước ra đứng trước Mã Tổ và chìa cổ chịu đánh.

Đây là dũng cảm và đây là tin cậy. Theo bất kì cách nào đó không phải là xúc phạm Mã Tổ. Bằng việc đầy chiếc xe đi ông ấy không làm mất mặt Mã Tổ theo bất kì cách nào, ông ấy đơn giản bám theo ý kiến riêng của mình. Nếu Mã Tổ bám vào ý kiến của ông ấy - và toàn bộ công việc của Mã Tổ là đem độc lập tới cho đệ tử... Họ không nên coi bất kì cái gì từ bất kì ai khác là được cho không; họ nên tự mình quyết định cuộc sống của mình, hành động của mình, cử chỉ của mình. Chắc chắn ông ấy đã theo Mã Tổ khi ông ấy đẩy chiếc xe cán qua chân thầy.

Mã Tổ có một nghìn sư trong đạo tràng của mình. Ông ấy đi tới phòng gặp gỡ mọi người. Ông ấy không có ý tưởng về sư nào đã đẩy chiếc xe cán qua chân mình.

Ông ấy đơn giản nói, vừa giơ chiếc rìu lên, "Lại đây, sư nào vừa làm đau chân ta!" Đặng Ẩn Phong bước ra ngay lập tức và đứng trước Mã Tổ và chìa cổ chịu đánh."

Ông ta không tránh. Ông ta có thể tránh, bởi vì có một nghìn sư và sẽ rất khó quyết định xem ai là người đó. Nhưng ông ta đã bước ra, và nếu thầy muốn chặt đầu ông ấy, thì ông ta sẵn sàng. Ông ta đã tới thầy để có việc phục sinh, để được chứng ngộ, để vượt ra ngoài cái chết. Nếu đây là cách mà thầy chọn, thì điều đó hoàn toàn được. Thấy khiêm tốn này và tin cậy này, Mã Tổ cất rìu đi.

Mã Tổ chưa bao giờ bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để tạo ra vấn đề, thường theo cách khó hiểu. Ngay cả trong những ngày ốm yếu cuối cùng của mình ông ấy đã làm việc đáp ứng nổi tiếng cho người hỏi về sức khoẻ ông ấy. Ông ấy nói, "Mặt trời ngó chư phật, mặt trăng ngó chư phật."

Đây là câu nói nổi tiếng trong giới Thiền. Dù là bạn đang đối diện với mặt trời, có nghĩa là sống, hay dù bạn đang đối diện với mặt trăng, buổi đêm, biểu thị cho cái chết - điều đó không tạo ra khác biệt gì cho phật tính của bạn. Dù phật của bạn ở trong bóng tối hay trong ánh sáng, điều đó không thành vấn đề. Tự tính của bạn vẫn còn là một. "Mặt trời ngó chư phật, mặt trăng ngó chư phật." Trong một câu cách ngôn rất ngắn, ngay cả tại điểm ông ấy sắp chết, ông ấy vẫn nói, "Sẽ không có gì thay đổi cả. Mặt trời lặn và mặt trăng sẽ mọc. Khi có liên quan tới ta, ta là vĩnh viễn. Dù mặt trời trên bầu trời hay mặt trăng trên bầu trời, ta bao giờ cũng ở đây." Thầy biết không có cái chết. Thầy biết cái vĩnh hằng.

Một hôm, Mã Tổ trèo lên núi Sekimon, ngọn núi gần chùa của ông ấy ở Giang Tây. Trong rừng ông ấy đi kinh hành, hay hành thiền, một lúc.

Nếu bạn tới Bodhgaya, nơi Phật Gautam đã trở nên chứng ngộ, bạn sẽ thấy một ngôi chùa được dựng lên để kỉ niệm việc chứng ngộ của ông ấy. Và cũng vậy, bên cạnh ngôi chùa, có những tảng đá xếp hàng dài, và sau ngôi chùa là cây bồ đề nơi ông ấy đã ngồi. Việc thiền của ông ấy có hai tư thế, ngồi và bước đi. Một giờ bạn ngồi, im lặng quan sát ý nghĩ của mình; thế rồi một giờ bạn bước đi chậm rãi, lại quan sát ý nghĩ của mình - cứ thay đổi thiền ngồi và đi.

Đó là kinh nghiệm đẹp bởi vì không mấy chốc bạn trở nên nhận biết rằng dù bạn ngồi hay đi, dù bạn thức hay ngủ, cái gì đó trong bạn vẫn còn đấy thường xuyên nhận biết, cùng một thứ. Nó không trở nên khác biệt khi bạn bước, nó không trở nên khác biệt ngay cả khi bạn ngủ; cái gì đó như cây nến nhỏ hay ánh sáng cứ cháy trong cả giấc ngủ của bạn nữa. Nhận biết của bạn đã trở thành vòng tròn hai mươi bốn giờ. Đây là chứng ngộ hoàn hảo. Việc thiền đi này trong tiếng Nhật Bản được gọi là kinhin (kinh hành).

Rồi, thấy một chỗ bằng phẳng ở thung lũng phía dưới, Mã Tổ nói với đệ tử đi cùng mình, "Tháng sau, thân xác ta phải trả về đất này ở đây." Nói xong, ông ấy quay về chùa.

Vào ngày thứ tư tháng sau, sau khi tắm, ông ấy im lặng ngồi kiết già và tịch.

Thầy sống với nhận biết và chết với nhận biết. Ngay cả một tháng trước đó, thầy đã nhận biết rằng cái chết đang tới gần; cảm nhận của thầy, sự sáng tỏ của nhận biết của thầy, là toàn bộ. Cho nên thầy đã chỉ ra cho đệ tử nơi xác mình sẽ đem chôn, nơi để huyệt của mình, nấm mồ của mình sẽ ở đó. Một tháng trước đó, ông ấy đã bảo cho đệ tử, và tháng sau... Vào ngày thứ tư... sau khi tắm, ông ấy im lặng ngồi kiết già và tịch.

Cái chết chỉ là một trò chơi, di chuyền từ thân thể này sang thân thể khác, hay có lẽ di chuyển từ thân thể tới vô thân thể, tới sự tồn tại đại dương vũ trụ.

Một đêm một tên trộm vào nhà của Mulla Nasruddin. Hắn ta thấy rằng Mulla Nasruddin đã ngủ say và hắn ta lấy mọi thứ hắn cảm thấy có giá trị. Nhưng Mulla không ngủ, anh ta chỉ không muốn can thiệp vào công việc của ai đó. Anh ta nhìn bằng việc mở một mắt và rồi nghỉ ngơi. Khi tên trộm đi ra với mọi thứ có giá trị, anh ta đi theo nó. Tên trộm nhìn lại và trở nên rất sợ. Nó nói, "Sao ông lại đi cùng tôi?"

Mulla nói, "Anh quên rồi sao? Chúng ta đang đổi nhà. Anh lấy đi mọi thứ, vậy sao lại bỏ tôi ở đây một mình? Tôi đến cùng anh."

Tên trộm nói, "Xin tha thứ cho tôi. Ông lấy lại mọi thứ của ông đi, lựa chúng ra, bởi vì tôi đã mang các thứ từ cả nhà khác nữa."

Mulla nói, "Tôi không muốn lấy nó ra. Hoặc là tôi đi cùng ông, hoặc mọi thứ phải được đặt trở lại trong nhà tôi."

Tên trộm nói, "Trời ơi, ông dường như là tên trộm còn lớn hơn tôi! Và tại sao ông vẫn còn im lặng khi tôi lấy mọi thứ?"

Mulla nói, "Tôi không bao giờ can thiệp vào công việc của bất kì ai."

Tên trộm phải bỏ lại mọi thứ - nước mắt dàn dụa trong mắt, bởi vì nó đã lấy trộm nhiều thứ đẹp từ các noi khác. Nó nói, "Một người như thế tôi chưa bao giờ gặp trong đời mình... và đem ông về nhà tôi, có lẽ ông sẽ trở thành chủ còn tôi sẽ là người hầu. Tôi còn vợ..."

Mulla nói, "Không có vấn đề gì, chúng ta có thể chia sẻ mọi thứ. Chúng ta là đối tác. Đừng bỏ lỡ cơ hội này để có người đàn ông khôn ngoan là đối tác của ông." Nhưng tên trộm đã trốn đi bỏ lại mọi thứ.

Khi có liên quan tới cái chết của thầy, thầy đơn giản đổi nhà. Thậm chí không có một gợn buồn rầu, nhưng ngược lại là tò mò mênh mông về cái không biết đang mở ra cánh cửa của nó. Thân thể này thầy đã sống đủ lâu trong nó - bẩy mươi năm, tám mươi năm - đã đến lúc phải thay đổi. Thân thể đã trở nên già; nó càng ngày càng trở nên không vận hành được. Đó là lúc cần có một thân thể mới tươi trẻ.

Thầy không bị khuấy động chút nào bởi sự kiện mình sắp chết. Thầy chết với sự duyên dáng và cái đẹp, thầy chết trong im lặng và an bình - như cách thầy đã sống. Thầy sống trong im lặng, trong cái đẹp hoàn toàn, thầy chết trong phúc lành mênh mông.

Mã Tổ đã sống ở ở Giang Tây trong năm mươi năm và chết ở độ tuổi tám mươi.

Một bài cú:

Cả đồng bằng và núi non

đã bị tuyết chiếm lĩnh -

không cái gì còn lại.

Bài cú (haiku) là một dạng thơ đặc biệt chỉ tồn tại ở Nhật Bản. Nó có rất ít từ nhưng lại nói nhiều điều. Cái đẹp của nó là ở chỗ nó là triết lí được cô đọng lại. Và điều không thể được nói trong văn xuôi, đôi khi lại có thể được nói trong thơ ca.

Cả đồng bằng và núi non

đã bị tuyết chiếm lĩnh -

không cái gì còn lại.

Ông ấy đang mô tả bản thể riêng của mình. Mọi thứ đều đã bị lấy đi. Ngay cả ông ấy cũng đã biến mất vào trong cái bao la của vũ trụ; không cái gì còn lại đằng sau cả. Cũng như giọt sương biến mất trong biển cả, con người của chứng ngộ biến mất trong tâm thức vũ trụ. Không cái gì còn lại đằng sau.

Maneesha đã hỏi:

Thầy kính yêu của chúng tôi,

Trong vài tuần cuối qua, bất kì khi nào Thầy nói từ 'trống rỗng', hay 'trái tim trống rỗng', hay 'gương rỗng', điều đó gây cảm giác như cái lẫy, lời nhắc nhở rằng đừng chỉ thoả mãn tâm trí tôi mà đi thẳng tới không gian của cái trống rỗng đó trong tôi. Gần đây tôi nghe Thầy nói rằng người ta không thể "ghét" hay "yêu" chứng ngộ được. Liệu có đúng khi yêu không gian của cái trống rỗng không?

Không, Maneesha. Nếu bạn yêu không gian của cái trống rỗng, bạn sẽ không bao giờ trở thành trống rỗng cả. Bạn sẽ vẫn còn đứng tách rời. Trống rỗng sẽ trở thành đối thể của yêu, nhưng bạn sẽ có đó, người yêu. Toàn bộ nỗ lực của thiền là ở chỗ bạn phải biến mất. Trong việc biến mất của mình bạn không thể nói, "Tôi yêu cái trống rỗng." Trong sự biến mất của bạn có tình yêu. Nhưng nó không là tình yêu của bạn, nó chỉ là một hiện tượng vũ trụ - tự phát, nở hoa trong cái trống rỗng, tràn đầy toàn thể cái trống rỗng bằng hương thơm của tình yêu và từ bi và chân lí.

Nhưng không cái gì là của bạn cả. Bạn không còn nữa. Chừng nào bạn còn đó thì trống rỗng vẫn không phải là trống rỗng. Bạn phải tan biến vào cái bao la của sự tồn tại. Bạn phải không có đó; thế thì có cái trống rỗng. Và trong cái trống rỗng đó nhiều thứ nở hoa, nhiều hoa hồng và nhiều hoa sen. Nhiều yêu và nhiều từ bi và nhiều cái đẹp, nhiều chân lí; tất cả những cái vĩ đại, tất cả những cái rực rỡ đều nảy sinh theo cách riêng của nó. Nhưng nó không phải là sở hữu của bạn. Trong thực tế bạn là rào chắn đấy. Chính bởi vì bạn mà cái trống rỗng không thể vận hành được. Bây giờ bạn không còn nữa; cái trống rỗng vận hành một cách tự phát, nó nở hoa thành nghìn bông hoa.

Bây giờ là lúc cho Sardar Gurudayal Singh.

Ba đứa bé đẩy chiếc xe hàng qua siêu thị, trong khi mẹ chúng đi mua sắm.

"Ôi trời!" bé Gilbert ríu rít. "Đằng ấy thấy đấy không? Mẹ mua thức ăn đóng lon cho trẻ con. Tớ ghét món ấy lắm!"

"Ồ không!" bé Sally the thé. "Mẹ tớ đang mua rau bina. Món đó là kinh nhất!"

"Jesus Christ!" bé Boris nói, khi thấy mẹ mình và một người bạn trai tại quầy rượu. "Các cậu không có gì mà phàn nàn cả. Mẹ tớ đánh thức tớ lúc bốn giờ sáng, nhét đầu vú ướt lạnh vào mồm tớ, và nó bao giờ cũng có mùi thuốc lá và rượu rẻ tiền!"

Một hôm bé Ernie và mẹ nó đang đi trong công viên thì bé Ernie thấy người đàn bà to béo, có chửa đi qua.

"Này, mẹ ơi!" Ernie nói. "Sao mà bà ấy lại có cái bụng to thế?"

Mẹ Ernie trở nên đôi chút bối rối. "Thế này, cưng," bà ấy nói, "bà ấy như thế là vì ăn quá nhiều sô cô la."

"Thật thế à?" Ernie nói ngạc nhiên.

Sau đó, đang dợi ở điểm đỗ xe bus, Ernie thấy cũng người đàn bà có chửa đó đứng cạnh nó.

"Này, thưa bà," Ernie nói, vừa chỉ vào bụng bà ấy. "Cháu biết điều bác đã làm rồi - và nó không xa mấy đâu?"

Voi và chuột đang bước qua rừng rậm, thì chuột rơi vào chỗ lầy. Nó sắp chìm nghỉm, nhưng voi dạng chân qua chỗ lầy và hạ thấp chim của nó xuống. Chuột tóm lấy một phần cỗ máy khổng lồ và voi nâng nó tới chỗ an toàn.

Vài tuần sau đó, chuột và voi đang đi qua rừng rậm, thì voi rơi vào chỗ lầy. Nhanh như chớp, chuột chạy ra và quay trở lại lái theo một chiếc xe thể thao Ferrari mầu đỏ nhãn hiệu mới. Nó lùi xe tới chỗ lầy, buộc dây vào xe, ném đầu dây kia cho voi, nhảy lùi vào xe Ferrari, và chậm rãi kéo con voi khổng lồ ra khỏi chỗ lầy.

... Điều này chỉ để nêu rằng nếu bạn có chiếc Ferrari đỏ, thì bạn không cần chim lớn.

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn bị đông cứng. Bây giờ nhìn vào trong sâu nhất có thể được. Bạn phải đạt tới chính trung tâm của bản thể mình. Đi ngày một sâu hơn...

Trung tâm của bản thể bạn cũng là trung tâm của toàn thể vũ trụ. Bạn đi ngày một sâu hơn, bạn càng giầu có hơn. Bạn càng đi sâu hơn, bạn càng được thức tỉnh hơn. Tại chính trung tâm của bản thể mình bạn sẽ sẽ thấy bản tính phật của mình. Phật ẩn kín trong mọi người, chúng ta chỉ phải đi đủ sâu. Để làm cho nhân chứng của bạn,gương của bạn, phật của bạn, rõ ràng hơn cho bạn,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi. Quan sát thân thể, nó không là bạn; tâm trí, nó không là bạn. Chỉ việc chứng kiến là bạn. Người quan sát là bạn và người quan sát không có ý kiến, không ý tưởng, nó chỉ là gương. Tôi đã gọi loạt bài nói này là Mã Tổ: Gương rỗng. Mọi việc thiền đều không là gì ngoài việc tìm kiếm gương rỗng, cái phản xạ nhưng vẫn còn hoàn toàn trống rỗng.

Hân hoan trong cái trống rỗng này và hoa hồng sẽ bắt đầu xuất hiện. Kinh nghiệm về phật tính phải trở thành sự đáp ứng của bạn khoảnh khắc nọ qua khoảnh khắc kia cả ngày. Hành động hay không hành động, làm việc hay không làm việc, nói hay không nói - bạn nên nhớ mình là linh hồn vĩnh viễn, phật. Khi việc ghi nhớ này đi sâu hơn trong bạn, đạt tới từng thớ thịt và tế bào của con người bạn, cuộc sống của bạn sẽ trở thành điệu vũ, bài thơ, âm nhạc, cái đẹp vĩnh hằng, sự duyên dáng lớn.

Nhớ khoảnh khắc này, không gian bạn đang ở. Không gian này phải trở thành chính cuộc sống của bạn, chính cái chết của bạn. Phúc lạc này đã làm cho tối nay thành cái đẹp lớn lao, chân lí lớn lao. Mười nghìn chư phật biến mất trong đại dương như giọt sương. Đây là phép mầu lớn nhất trên thế giới.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng chậm rãi thu lấy kinh nghiệm của mình - không bỏ lại cái gì đằng sau - một cách im lặng và duyên dáng. Ngồi như phật trong vài khoảnh khắc, chỉ quan sát, chỉ là gương. Nếu bạn đã hiểu nghĩa của trái tim trống rỗng và việc trở thành chỉ là gương, thì Mã Tổ không là thất bại cho bạn. Những người như Mã Tổ, hay Phật Gautam, hay Lão Tử, họ không thuộc vào những thế kỉ khác nhau. Họ tất cả đều đương đại.

Khoảnh khắc bạn đi vào trong cái trống rỗng này, việc phản xạ tựa gương này, im lặng không biết tới biên giới, bạn đã trở thành người đương đại với Mã Tổ, với Trang Tử, với Phật Gautam. Những người này vượt ra ngoài thời gian. Họ không thuộc vào bất kì thế kỉ nào, bất kì quốc gia nào, bất kì ngôn ngữ nào. Họ tất cả đều là một theo nghĩa rằng hàng nghìn sông có thể đi vào đại dương và chúng tất cả đều trở thành một.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Chúng ta có thể mở hội sự tụ tập của mười nghìn chư phật được chứ?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Kết Thúc Quyển 'Mã Tổ (Ma Tsu)  Gương Rỗng'Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post