Chương 8. Ngày Nghỉ Không Dành Cho Thánh Nhân

Chương 8. Ngày Nghỉ Không Dành Cho Thánh Nhân

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Lâm Tế (Rinzai)

Thầy Của Tiếng Hét – Osho

Chương 8. Ngày Nghỉ Không Dành Cho Thánh Nhân








Nghe hoặc Tải MP3 'Lâm Tế (Rinzai) – Thầy Của Điều Phi Líê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Lâm Tế nói, "Ta diễn giải chi tiết pháp của nền tảng tâm, qua đó người ta có thể đi vào cái trần tục và cái linh thiêng. Nhưng các ông sai lầm nếu các ông giả thiết rằng cái thực và cái tạm, cái trần tục và cái linh thiêng có thể gắn tên cho mọi thứ thực và tạm, trần tục và linh thiêng. Chúng không thể gắn tên cho con người này. Người đi theo của đạo, hiểu thấu và sử dụng, nhưng không bao giờ đặt tên - điều này được gọi là 'nguyên tắc bí ẩn.'"

Khi ông ấy quyết định rằng những ngày cuối của mình sắp hết rồi, Lâm Tế mặc bộ áo choàng đẹp nhất và tự ngồi thiền. Ông ấy nói với các đệ tử của mình, đang tụ tập quanh ông ấy, "Sau khi ta ra đi, đừng phá kho báu của ta về con mắt chân lí của luật."

Đại đệ tử của ông ấy, Tam Thánh Huệ Nhiên15, nói, "Ai dám hỗn láo mà làm việc đó?"

Lâm Tế đáp ứng, "Từ giờ về sau, nếu ai đó hỏi ông câu hỏi về con mắt chân lí của luật, các ông sẽ trả lời sao?"

Tam Thánh Huệ Nhiên kêu: "Quái!"

Lâm Tế bình, "Ai sẽ nghĩ rằng kẻ ngu mù sẽ phá huỷ nó?"

Maneesha, đây là bài nói cuối cùng trong loạt bài nói hay, Lâm Tế: Thầy của điều phi lí. Sống cùng với Lâm Tế... đó đã là một thời kì tuyệt diệu. Làm cho ông ấy thành người đương đại của chúng ta, chỉ trong vài khoảnh khắc, là nước cam lồ thuần khiết. Đây sẽ là bài nói cuối cùng về Lâm Tế.

Trước khi thảo luận về lời kinh của Lâm Tế và giai thoại này, Avirbhava, tổng giám đốc của Bảo tàng các thần, đã đem tới một thành viên mới. Trước hết tôi sẽ kể cho các bạn về thành viên mới của bảo tàng của cô ấy. Tên thần đó là Rồng.

"Theo Kinh Cựu ước, rồng tương truyền đã giáng sinh từ con rồng cái Babylon có tên là Tiamet. Trong Ki tô giáo rồng đại diện cho cái ác; do đó, các bức tranh về cuộc sống của vị thánh mô tả trận đánh giữa họ và rồng, đại diện cho Thượng đế và quỉ.

"Chỗ phương Tây coi rồng là ác, thì phương Đông coi nó là nhân đức. Ở Trung Quốc người ta nói rằng khi chết, vua thăng lên trời như rồng. Người ta tin rằng khi rồng thăng lên trời, sức ép của chân nó lên mây tạo ra mưa. Cũng theo huyền thoại Trung Quốc rồng là sứ giả của trời để lộ ra âm và dương, hai lực của vũ trụ, đối với Hoàng đế. "

Trong Kinh Dịch rồng là biểu tượng cho trí huệ.

"Ở Nhật Bản, rồng ba móng đại diện cho hoàng đế, có cả quyền năng vương quốc và tâm linh."

Bảo tàng các thần này có nghĩa vô biên. Nó công bố sự chấm dứt của mọi thần. Các thần chỉ thuộc về bảo tàng. Đó chính là chủ định của Bảo tàng các Thần. Sự liên quan của họ với cuộc sống đã chấm dứt; họ chỉ có thể được nhớ như huyền thoại, như hư cấu, như khai thác của giới tăng lữ, như bịa đặt bệnh hoạn của người điên.

Con người tương lai sẽ không có thần; con người tương lai sẽ là thần. Đã quá lâu rồi chúng ta ở dưới những thực thể hư cấu. Bây giờ là lúc tuyên bố bản thân chúng ta tự do với mọi hư cấu.

Thần của con người mới không còn trên trời nữa, nó là trong cuộc sống riêng của họ - thân thiết hơn, gần gũi hơn. Con người mới sẽ không tôn thờ thần, con người mới sẽ sống thần, sẽ hát thần, sẽ nhảy múa thần; bản thân người đó sẽ là ngôi đền của thần. Do đó tôi đã gọi con người mới là phật. Bây giờ tôi sẽ gọi Avirbhava đem rồng tới. (Một con rồng mầu lục, làm bằng giấy bồi bước vào Thính phòng Phật từ cửa sau và di chuyển quanh phòng. Thỉnh thoảng nó lại phun ra bụi nước và khói từ cái mồm đầy răng. Mọi người đều cười khi nhạc phương đông cất lên. Tiếng cười, nhạc Trung Quốc, tiếng vỗ tay.)

Lời kinh:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Lâm Tế nói, "Ta diễn giải chi tiết pháp của nền tảng tâm, qua đó người ta có thể đi vào cái trần tục và cái linh thiêng. Nhưng các ông sai lầm nếu các ông giả thiết rằng cái thực và cái tạm, cái trần tục và cái linh thiêng có thể gắn tên cho mọi thứ thực và tạm, trần tục và linh thiêng. Chúng không thể gắn tên cho con người này. Người đi theo của đạo, hiểu thấu và sử dụng, nhưng không bao giờ đặt tên - điều này được gọi là 'nguyên tắc bí ẩn.'"

'Nền tảng tâm' đơn giản nghĩa là tâm trí trống rỗng. Chỉ nền tảng còn lại, chỉ cái móng còn lại, mọi thứ khác đều mất đi. Thậm chí để có mơ bạn phải sống. Bạn có cho rằng người chết có thể mơ được không? Chức năng sống của bạn xem như nền tảng cho mọi phóng chiếu của bạn, cho mọi tưởng tượng của bạn, cho mọi thần của bạn trên thiên đường và địa ngục, và mọi loại huyền thoại, thần học và triết học. Nhưng với tất cả, nền tảng là tâm trí.

Thiền không đi ra ngoài nền tảng bản chất của tâm trí. Nó không phát triển thành huyền thoại về nó, nó không trở thành bất kì hệ thống niềm tin nào về nó; nó đơn giản vẫn còn với tâm trí im lặng - và tâm trí im lặng mới đích xác là vô trí. Đây chỉ là những cách diễn đạt khác nhau. Bạn có thể nói 'vô trí' bởi vì không có ý nghĩ; bạn có thể gọi nó là 'nền tảng tâm' - cũng không có ý nghĩ nào.

Nền tảng tâm này có thể mô tả mọi thứ là linh thiêng, là báng bổ, là vật chất, là tâm linh, là tinh tú, là ê te - tâm trí này có khả năng đặt tên cho hàng nghìn thứ, thật và không thật. Nhưng nó không thể đặt tên cho con người này. Lâm Tế đang trỏ tới nhận thức riêng của mình, và con người mới được sinh ra từ nhận biết. Nền tảng tâm không thể đặt tên cho con người này - con người mới, con người của Đạo, hay con người của chứng ngộ.

Sao nó không thể đặt tên được cho nó? Bởi vì tên là ý nghĩ, còn Thiền không cho phép bất kì ý nghĩ nào, thiêng liêng hay báng bổ; nó chỉ chấp nhận tâm thức thuần khiết, trái tim trống rỗng. Không cái gì được vang vọng trong nó.

Do đó, tâm trí này mà có thể tạo ra huyền thoại lớn thế... Hàng triệu người đã sống dưới tác động của các thần hư cấu. Toàn bộ trò chơi là của tâm trí. Nó có thể tạo ra Thượng đế, nó có thể tạo ra quỉ, nó có thể tạo ra bất kì cái gì bạn muốn, nhưng không tạo ra con người này. Con người chứng ngộ không còn nữa. Làm sao bạn có thể đặt tên cho người đó được? Con người của chứng ngộ bị tan biến trong vũ trụ; bây giờ người đó không còn hình dạng nào nữa hay không còn biên giới nào nữa. Làm sao bạn có thể đặt tên cho người đó được?

Cho nên toàn thể quá trình đặt tên cho mọi vật, điều bạn nghĩ là việc suy nghĩ, không có giá trị gì; chính nền tảng của tâm thức mới có giá trị. Bất kì cái gì bạn trưởng thành lên từ nền tảng đó đều vô tích sự. Nó có khả năng cho bạn bất kì cái gì bạn muốn. Quyền năng tưởng tượng của nó là mênh mông, không biết tới giới hạn - nhưng chúng tất cả sẽ là hư cấu, ảo giác, ảo ảnh. Bất kì khi nào bạn đi tới chân lí, tâm trí đều không có khả năng, tuyệt đối bất lực và không có khả năng đặt tên cho nó.

Chân lí không có tên, nó vô danh. Bản thể tối thượng của bạn chưa bao giờ được đặt tên, và không có cách nào để cho nó tên. Khi bạn tìm thấy nó, bạn bị hấp thu và tràn ngập bởi nó đến mức bạn biến mất; chỉ nó còn lại. Sự chói sáng, tình yêu, từ bi, duyên dáng - tất cả đều có đó, nhưng bạn đã biến mất. Ai sẽ đặt tên cho nó?

Sự biến mất của bạn nghĩa là việc mở ra cánh cửa của vũ trụ. Bằng việc biến mất, tôi ngụ ý bạn biến mất trong đại dương. Bây giờ, khi hạt sương đã biến mất trong đại dương, tìm nó ở đâu được? Làm sao đặt tên cho nó? Tất cả mọi điều bạn có thể nói là ở chỗ nó đã trở thành một với đại dương. Nó là đại dương nhỏ, đó là lí do tại sao nó có thể trở thành một với đại dương. Nó giữ bản thân mình nhỏ bé, trong các giới hạn. Hôm nay nó vứt bỏ các giới hạn, trượt từ lá sen, biến mất vào trong đại dương. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã chết; điều đó đơn giản nghĩa là nó đã trở thành quá lớn, đến mức bạn không còn có thể gọi nó là giọt sương được.

Phát biểu cuối cùng của Lâm Tế... "Người đi theo của đạo, hiểu thấu và sử dụng, nhưng không bao giờ đặt tên - điều này được gọi là 'nguyên tắc bí ẩn.'"

Đạo đích xác ở cùng chiều cao của hiểu biết như Phật. Từ 'đạo' không ngụ ý gì. Chỉ do bức bách mà Lão tử mới gọi nó là đạo - một từ vô nghĩa - cũng như Phật đã gọi nó là pháp dhamma.

Cả đời mình Lão Tử chưa hề viết. Ngay cả hoàng đế cũng nhấn mạnh rằng "Ông nên viết ra kinh nghiệm của mình. Chúng sẽ có giá trị cho những thế kỉ tới."

Lão Tử nói, "Bệ hạ không biết điều bệ hạ đang đòi hỏi. Không ai có thể viết nó ra được, không ai có thể phát âm nó được. Người ta có thể sống nó, yêu nó, người ta có thể được tan biến vào trong nó, người ta có thể được phục sinh trong nó, nhưng không cái gì có thể được nói về nó. Lời là quá xa xôi, quá nhiều sai lạc."

Toàn bộ cuộc đời mình Lão Tử đã từ chối mọi đề nghị từ các đệ tử rằng "Thầy đã sống cuộc sống vĩ đại của im lặng hoàn toàn, của an bình và phúc lạc; sẽ là mất mát lớn cho nhân loại nếu thầy không viết ra chỉ một luận giải nhỏ, vài lời kinh, vài dấu vết có thể chỉ ra thầy đã đạt tới tầm cao này thế nào, theo chiều hướng nào chúng tôi phải đi - chỉ để hướng dẫn chúng tôi."

Nhưng Lão Tử nói, "Ta cũng muốn nói, nhưng ta không thể làm biến chất sự thuần khiết của kinh nghiệm được. Khoảnh khắc ta nói nó, nó sẽ bị biến chất. Lời là quá nhỏ bé còn kinh nghiệm là mênh mông. Thôi thứ lỗi cho ta!"

Đây đã là thái độ trong cả đời của ông ấy, nhưng đến cuối ông ấy nói với các đệ tử của mình, "Bây giờ là lúc ta về nghỉ trên núi Himalayas. Cái chết của ta không còn xa nữa, và ta muốn gặp cái chết của ta và đón chào nó ở đúng chỗ" - và không thể có chỗ nào đúng hơn là im lặng vĩnh hằng của Himalayas.

Không chỉ Lão Tử, mà nhiều người nữa đã đưa những ngày cuối của mình tới Himalayas và biến mất trong tuyết vĩnh hằng. Himalayas có hấp dẫn bí ẩn: bởi vì chiều cao, bởi vì những con đường chưa ai đặt chân tới, vẫn có hàng nghìn chỗ mà con người chưa từng tới, nơi tuyệt đối không bị ô nhiễm bởi con người và sự phát xạ xấu xa của con người.

Lão Tử cáo biệt đệ tử của mình, nhưng ông ấy lại bị rắc rối, bởi vì hoàng đế đã báo cho lính gác trên mọi ngả đường tới Himalayas. Có lính gác trên mọi nẻo đường dẫn tới Himalayas đi ra khỏi Trung Quốc. Vua đã thông báo cho các lính gác, "Bất kì khi nào các ngươi tìm thấy Lão Tử đi qua biên giới Trung Quốc, bắt ông ấy làm tù nhân. Rất kính trọng, nhưng phải dàn xếp với ông ấy rằng nếu ông ấy muốn đi tới Himalayas, ông ấy phải viết ra một luận giải về kinh nghiệm của mình - chỉ cần những hướng dẫn bản chất."

Ông ấy bị bắt, với sự kính trọng lớn lao, và ông ấy được cho chiếc lều tranh có lính gác, và ông ấy bị khoá trong lều và được bảo, "Chừng nào thầy còn chưa viết ra kinh nghiệm bản chất và những bước hướng tới nó - chúng tôi được nghiêm lệnh - thầy sẽ không được phép rời khỏi Trung Quốc và đi vào Himalayas."

Dưới sự bức bách đáng yêu đó, không tìm được đường nào khác, Lão Tử đã viết ra cuốn sách của mình, Sách về Đạo. Ông ấy bắt đầu từ chính dòng đầu tiên, "Chân lí không thể được viết ra. Khoảnh khắc nó được nói ra, nó trở thành phi chân lí."

Tất cả những người đã đọc bản luận giải nhỏ này đều được cảnh báo từ ngay ban đầu rằng đây là lời, và lời không thể mang được cái im lặng vô lời. Đây là lời nói đầu cho bản luận giải riêng của ông ấy: "Ta bị bó buộc, cho nên ta viết nó ra, nhưng đây không phải là chân lí. Các ông không thể lấy được chân lí từ một cuốn sách" Chân thực thế!

Lâm Tế nói, " Người đi theo của đạo, hiểu thấu và sử dụng" - họ hiểu thấu nền tảng tâm trí, họ hiểu thấu chính bản thể họ, và dùng nó - "nhưng không bao giờ đặt tên - điều này được gọi là 'nguyên tắc bí ẩn.'" Họ nắm bắt lấy nó, họ dùng nó trong cả đời mình, họ trở thành một với nó, nhưng họ chưa bao giờ nói ra một lời về nó, nó là gì.

Bạn phải sống với một thầy đã đạt tới nó, có lẽ trong im lặng sâu sắc, ngồi cùng thầy. Trái tim bạn và trái tim thầy có thể bắt đầu đồng bộ, nhảy múa theo cùng điệu, đi vào hài hoà. Khôngng cái gì sẽ được nói ra, khôngng cái gì sẽ được nghe, nhưng mọi thứ sẽ được hiểu. Bởi vì điều này mà nó được gọi là "nguyên tắc bí ẩn." Không ai đã nói nó, không ai đã từng nghe về nó, nhưng hàng nghìn người đã sống nó.

Tôn giáo không phải là việc giải thích, nó là kinh nghiệm. Nó không phải là cái để được nghiên cứu, nó phải được sống. Đó là nơi tất cả các tôn giáo đã đi sai. Chúng đã trở thành kinh sách, chúng đã trở thành đền chùa, nhà thờ, giáo đường, chúng đã tạo ra lời cầu nguyện, nghi lễ, theo đám đông. Bất kì cái gì đám đông cần họ đều sẵn sàng cung cấp: chỉ vẫn còn trong bầy đoàn của họ, bởi vì sự hiện diện của người đi theo là quyền năng chính trị.

Cái gọi là tôn giáo của họ - tôi muốn làm rõ ràng điều đó, với chắc chắn tuyệt đối - không là gì ngoài chính trị giấu mặt. Bộ mặt của họ là tôn giáo, nhưng những bộ mặt đó không phải là thực, chúng là mặt nạ. Sâu bên trong là chính trị thuần tuý và không gì khác. Một cách tự nhiên họ phải chiều theo đám đông. Điều đó là việc buồn cười thế, lố bịch tới mức các tôn giáo phải chiều theo đám đông, những người không biết gì, chỉ để giữ cho họ còn trong bầy đoàn.

Tôi đã nghe nói về ba giáo sĩ ở New York, nói chuyện với nhau. Giáo sĩ thứ nhất nói, "Giáo đường của tôi là tinh tế nhất, bởi vì tôi thậm chí cho phép mọi người được hút thuốc và uống rượu bên trong giáo đường trong khi thầy giảng vẫn thuyết giảng. Hút thuốc và uống rượu không hại gì. Đây là ý tưởng hiện đại về giáo đường."

Giáo sĩ thứ hai nói, "Thế chưa là gì. Tôi cho phép mọi người thậm chí được làm tình - có hại gì? Thầy giảng cứ thuyết giảng và mọi người thích thú, yêu nhau. Tình yêu là thông điệp!"

Người thứ ba nói, "Các ông vẫn ở xa sau giáo đường của tôi. Giáo đường của tôi là từ cuối cùng, bởi vì phía trước giáo đường của tôi treo một biển báo lớn nói rằng vào ngày nghỉ lễ Do Thái giáo đường sẽ vẫn còn bị đóng cửa!" Bây giờ, các ông không thể cải tiến về điều đó.


Xét nét mọi người... Gurdjieff hay nói, "Nếu bạn xét nét mọi người, bạn sẽ không bao giờ có tính tôn giáo cả." Đừng bao giờ xét nét bất kì ai. Chỉ tìm chân lí của bạn và sống theo nó, cho dù nó có đi ngược lại cả thế giới. Đừng thoả hiệp gì hay bất kì xét nét gì. Con người của tôn giáo đích thực là con người của không thoả hiệp và không xét nét.





Khi ông ấy quyết định rằng những ngày cuối của mình sắp hết rồi, Lâm Tế mặc bộ áo choàng đẹp nhất và tự ngồi thiền.

Những biểu tượng nhỏ này chỉ ra chính phẩm chất đẹp của con người này. Chúng là những chỉ báo, cho những người có thể hiểu được, rằng ông ấy đang chuẩn bị cho mình đi gặp cái chết. Hiển nhiên ông ấy phải mặc bộ áo choàng đẹp nhất của mình và tự mình ngồi thiền. Ông ấy phải gặp cái chết trong im lặng đẹp đẽ của thiền.

Ông ấy nói với các đệ tử của mình, đang tụ tập quanh ông ấy, "Sau khi ta ra đi, đừng phá kho báu của ta về con mắt chân lí của luật."

Tôi đã giải thích cho các bạn rằng Thiền gọi con mắt thứ ba - con mắt nhìn vào bên trong - điều ở Ấn Độ chúng ta đã gọi trong hàng nghìn năm, là con mắt chân lí của luật. Hai con mắt này nhìn ra ngoài, và nó rất biểu tượng là mọi thứ bên ngoài bao giờ cũng chia làm hai. Nếu có đêm, có ngày; nếu có yêu, có ghét; nếu có bạn, có thù.

Nhìn ra bên ngoài điều tuyệt đối cần thiết là bạn phải có hai mắt. Nhưng nhìn vào bên trong, hai mắt đó phải tan chẩy thành một. Và khi bạn quay vào bên trong, chỉ có một con mắt của luật, con mắt của Đạo, hay đơn giản con mắt thứ ba.

Ông ấy đã yêu cầu các đệ tử của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng, "Sau khi ta ra đi, đừng phá kho báu của ta về con mắt chân lí của luật. Ta đã cho các ông một kho báu, ta đã giới thiệu cho các ông nguyên tắc bí ẩn, ta đã làm cho các ông nhận biết về con mắt thứ ba; đừng để ai phá huỷ nó."

Đại đệ tử của ông ấy, Tam Thánh Huệ Nhiên, nói, "Ai dám hỗn láo mà làm việc đó? Ai có thể phá huỷ nó, ai sẽ liều lĩnh, hỗn láo mà làm điều đó?

Lâm Tế đáp ứng, "Từ giờ về sau, nếu ai đó hỏi ông câu hỏi về con mắt chân lí của luật, các ông sẽ trả lời sao?"

Tam Thánh Huệ Nhiên kêu: "Quái!"

Lâm Tế bình, "Ai sẽ nghĩ rằng kẻ ngu mù sẽ phá huỷ nó?"

Tam Thánh Huệ Nhiên đáp ứng lại chính xác... Hét lên "Quái!" là do Lâm Tế đưa vào trong truyền thống Thiền. Khi bạn không thể trả lời được câu hỏi, khi câu hỏi là không thể trả lời được, thì tiếng hét ra trò lập tức đưa người khác, ít nhất trong một khoảnh khắc, vào im lặng. Đó là câu trả lời của bạn. Bạn đang nói, "Im đi và anh sẽ biết!" - không nói nhiều bằng lời, mà chỉ cho một tiếng hét ra trò. Người này đơn giản bị sốc.

Trong một khoảnh khắc tâm trí trở nên tỉnh táo: "Cái gì đang diễn ra vậy? Mình đã hỏi một câu hỏi rất logic, hợp lí mà anh chàng này lại hét với mình!" Và tiếng hét tới nhanh thế, không có lí do và nhịp điệu nào, tới mức tâm trí không thể luận ra được nghĩa của nó. Cho nên nó trở nên im lặng - ít nhất cũng trong vài khoảnh khắc.

Tam Thánh Huệ Nhiên đã cho một tiếng hét ra trò, "Quái!", nhưng đó không phải là điều đúng.

Lâm Tế bình, "Ai sẽ nghĩ rằng kẻ ngu mù sẽ phá huỷ nó?" Ông ấy đang nói rằng nó bao giờ cũng bị phá huỷ bởi sự mù của con người. Trước một người mù bạn có thể hét to tuỳ thích; điều đó cũng không giúp cho người đó có con mắt thứ ba. Người đó thậm chí không thể nhìn được ra ngoài, làm sao người đó có thể nhìn được vào bên trong? Người đó không biết 'nhìn' nghĩa là gì.

Mọi đỉnh cao tôn giáo đều bị phá huỷ sau cái chết của thầy bởi những kẻ ngu mù. Bạn sẽ không thể có khả năng nhận ra họ, bởi vì những kẻ ngu mù này không phải là kẻ ngu bạn biết. Những kẻ ngu mù này là các học giả, các giáo sĩ, các giám mục, các giáo hoàng, các shankaracharyas. Những kẻ ngu mù này liên tục phá huỷ mọi thứ, bởi vì họ phải thao túng tâm trí quần chúng. Họ không quan tâm tới việc gìn giữ chân lí. Ai chăm nom về chân lí? - câu hỏi thực là bạn có bao nhiêu người đi theo.

Mọi người đều chăm nom về việc có nhiều quyền lực hơn, và chỉ có một quyền lực bên ngoài, và đó là quyền lực của việc có đám đông sau bạn. Nhưng để có đám đông sau bạn, bạn phải theo họ. Bạn phải đi tới mọi thoả hiệp, bằng không họ sẽ không theo bạn.

Họ đã có một tâm trí đầy định kiến hàng thế kỉ. Họ biết cái gì là phải và cái gì là trái - và họ không biết gì cả! Họ biết chân lí là gì, Thượng đế là gì, thiên đường là gì, còn bạn thì không thể thay đổi được ước định của mình. Sẽ dễ dàng hơn cho họ bỏ bạn và chuyển sang nhóm khác, nơi các định kiến của họ được nuôi dưỡng.

Đó là một tình huống rất lạ: chỗ dốt nát của bạn được nuôi dưỡng, bạn cảm thấy hạnh phúc, còn chỗ dốt nát của bạn bị phơi bầy và giết chết bạn cảm thấy rất bất hạnh, bởi vì bạn đã bị đồng nhất quá nhiều với dốt nát của mình. Đây là kẻ ngu mù của bạn.

Lâm Tế đang nói rằng không có cách nào để giữ con mắt thứ ba, ngoại trừ nếu bạn có nó và bạn liên tục chuyển giao cho người nhận khác. Nó không thể được gìn giữ trong kinh sách, nó không thể được gìn giữ theo bất kì cách nào khác. Cách duy nhất để gìn giữ nó là có nó - và có nó trong dư thừa đến mức bạn có thể chia sẻ với người khác.

Lâm Tế chết trong khi ngồi thiền - ngồi theo tư thế Phật. Năm đó là 866 hay 867, và ông ấy để lại sau mình hai mươi hai đệ tử chứng ngộ.

Đó là một đóng góp lớn cho tâm thức con người. Để lại hai mươi hai đệ tử chứng ngộ là nâng mức độ tâm thức lên - một nỗ lực lớn lao của một người và một đóng góp lớn lao. Và qua một nghìn một trăm năm này các đệ tử của Lâm Tế đã liên tục trở nên chứng ngộ. Nó vẫn là dòng suối sống, tuôn chảy, nó đã không bị mất hút trong sa mạc.

Sa mạc là sa mạc của các học giả. Sa mạc đó đang được tạo ra bởi các đại học và cao đẳng và trường học. Trong sa mạc đó mọi thứ đều bị mất. Trong sa mạc bao la Sahara, những dòng suối tâm thức nhỏ đơn giản mất đi, thay vì đạt tới đại dương. Tất cả các học giả đều đưa bạn ra xa khỏi đại dương, bởi vì tất cả những học giả này đều là kẻ phục vụ của những quyền lợi được đầu tư. Họ có quyền lợi nào đó, và vì quyền lợi đó họ có thể thoả hiệp mọi thứ - và họ đã thoả hiệp mọi thứ.

Nếu ông ấy mà không tạo ra ngọn lửa sống quanh mình, thì mọi thầy lớn đều sẽ bị quên lãng. Nhân loại mất mát nhiều khi một thầy bị quên lãng. Đã có hàng nghìn nhà huyền môn, và thậm chí tên của họ cũng bị quên.

Anando đang soạn một cuốn sách về tất cả các nhà huyền môn tôi đã nói tới. Cô ấy nói với Giáo sư Coleman Barks. Ông ấy rất quan tâm; ông ấy muốn đích thân xuất bản nó. Nhưng ông ấy nói, "Từ đâu mà ông ấy đã tìm ra ba trăm người này? Tôi chưa từng nghe nói tới những cái tên này - ba trăm phật!" Ông ấy đã bỏ đi, bằng không thì tôi sẽ gửi cho ông ấy thông điệp rằng tôi vẫn còn sống và tôi định nói ít nhất hai trăm người nữa. Vẫn còn nhiều nữa, nhưng thậm chí tên của họ cũng thất truyền.

Các bạn đang nghe những người và kinh của họ đã bị đại đa số nhân loại quên lãng. Nỗ lực của tôi là để làm sống lại những đỉnh cao vàng đó trong tâm thức của bạn, để cho bạn có thể có tin cậy rằng "Nếu nhiều người thế đã trở nên chứng ngộ, không có lí do gì tại sao mình không thể trở nên chứng ngộ được."

Việc nói của tôi về những người này có một mục đích: để tạo ra tin cậy trong bạn về bản thân bạn, rằng định mệnh của bạn là phật.

Ikkyu đã viết:

Dù tôi có nâng cao thông điệp này

Hay hạ nó xuống,

Mọi thứ dưới bầu trời

Đều là lãnh thổ hoàng đế.

Tôi chào và nói,

"để nó là vậy... để nó là vậy."

Đó là phiên bản khác của thảnh thơi toàn bộ với sự tồn tại, phiên bản khác của buông bỏ, phiên bản khác của cái như thế, cái này, đây này.

Ông ấy đang nói, "Dù tôi có nâng cao thông điệp này hay hạ nó xuống, mọi thứ dưới bầu trời đều là lãnh thổ hoàng đế. Tôi chào và nói, 'để nó là vậy... để nó là vậy.' Bất kì cái gì xảy ra, quyết tâm tuyệt đối của tôi, cam kết tuyệt đối của tôi là ở chỗ bất kì cái gì xảy ra đều tốt. Để nó là vậy."

Có thể đôi khi dường như là cái gì đó là không may - nhưng dầu vậy Ikkyu vẫn phải. Nhiều lần ân huệ tới dưới dạng trá hình, và những người đã sẵn sàng chấp nhận ngay cả điều không may một cách vui sướng, họ biến đổi điều không may thành niềm vui. Chính bằng việc chấp nhận chúng, không kháng cự gì, là cách biến đổi chúng thành không gian đẹp.

để nó là vậy.

Bất kì điều gì xảy ra, bạn đừng miễn cưỡng, đừng phàn nàn gì về sự tồn tại. Đó là thông điệp thuần khiết nhất của Thiền.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Từ việc nhận ra nhân chứng bên trong, không giao động, cho tới việc tôn thờ thượng đế bên ngoài mà mọi người hết hi vọng - liệu chúng tôi có thể thực sự làm cuộc hành trình trở lại nhân chứng bên trong trong nháy mắt không, chỉ bằng một bước? Chừng nào tôi thực tế không đang ngồi trước Thầy, việc nhớ tới nhân chứng dường như là nhiệm vụ kiểu lên dốc thế!

Maneesha, đó không phải là nhiệm vụ kiểu lên dốc, nó là nhiệm vụ kiểu xuống dốc! Bản ngã bao giờ cũng sẵn sàng cho nhiệm vụ kiểu lên dốc; đó là vấn đề xuống dốc. Việc tự nhiên, giản dị, là không ai cả, thì không thể là nhiệm vụ kiểu lên dốc được. Cho nên trước hết bạn thay đổi ý tưởng này: nó không phải là nhiệm vụ kiểu lên dốc, nó là kiểu xuống dốc.

Và điều thứ hai bạn nói, "Chừng nào tôi thực tế không đang ngồi trước Thầy, việc nhớ tới nhân chứng dường như là nhiệm vụ kiểu lên dốc thế!"

Bạn đang làm nó thành việc lên dốc đấy. Nếu điều đó là có thể khi ở trước tôi, cái gì ngăn cản bạn khi bạn không ngồi trước tôi? Nếu nó là có thể khi ở trước tôi, thế thì nó là có thể ở bất kì đâu.

Và bạn nói, "Chừng nào tôi thực tế không đang ngồi trước Thầy..." Nhưng làm sao bạn có thể chắc chắn rằng tôi thực tế ở đây? Bạn không có bằng chứng nào về sự hiện diện của tôi ở đây cả. Bạn không thể tin được vào mắt mình - chúng lừa dối bạn nhiều lần rồi. Điều đó có thể đơn giản chỉ là ở chỗ toàn thể hội chúng đã rơi vào giấc ngủ và tất cả các bạn đang mơ về tôi; tôi là giấc mơ của tất cả các bạn.

Bạn không thể xác định được liệu bất kì cái gì bên ngoài việc chứng kiến của bạn có thực tại nào hay không. Bởi vì điều này, triết gia vĩ đại Shankara liên tục nhấn mạnh và chứng minh cho toàn thể Ấn Độ rằng thế giới bên ngoài chỉ là mơ, ảo vọng, ảo tưởng. Và có những điều song song ở phương Tây: Bradley và Bosanquet cả hai đều thử cùng ý tưởng - rằng bạn không thể nói được liệu bên ngoài là thực hay không thực, bởi vì trong mơ bạn bắt đầu tin vào mơ.

Việc tin của bạn không đáng tin cậy mấy. Trong giấc mơ, bạn có bao giờ hoài nghi, "Có lẽ mình đang trong mơ sao"? Trong mơ bạn tham gia vào sâu sắc đến mức mơ trở thành thực tại, thực đến mức nếu bạn có ác mộng, một con sư tử hay con rồng đang ngồi lên ngực bạn, bạn sẽ tỉnh dậy từ sợ hãi, và bạn sẽ kinh nghiệm sự giảm nhẹ lớn lao rằng nó đã là giấc mơ. Nhưng ngay cả mơ cũng có tác dụng của nó: việc thở của bạn chỉ ra dường như bạn đã chạy nhanh, việc vã mồ hôi của bạn chỉ ra rằng thân thể bạn đã tin, tâm trí bạn đã tin, rằng con rồng là thực tại.

Không có cách nào để chứng minh rằng bên ngoài không phải là giấc mơ khác - có thể nó dài hơn chút ít, bẩy mươi năm; có thể một giấc mơ đặc biệt rằng khi bạn bạn đi ngủ nó đợi bạn, và khi bạn tỉnh dậy nó lại tiếp tục. Nhưng không có cách nào để chứng minh một cách hợp lí rằng bên ngoài thực sự có đó. Nó có thể có, nó có thể không có.

Cho nên đừng lo nghĩ về thực tại của tôi. Tôi có thể chỉ là một phương sách... trong thực tế, tôi là phương sách đấy. Nếu bạn có thể trở thành nhân chứng ở trước tôi, thì bạn biết rằng bạn có khả năng trở thành nhân chứng. Thế thì không có lí do làm cho nó thành nhiệm vụ kiểu lên dốc. Chỉ vui đùa về nó.

Tôi biết ngay từ đầu bạn sẽ quên nhiều lần. Cố hiểu điều đơn giản này: khi bạn quên, đừng bận tâm; bằng không, điều xảy ra là bạn quên việc chứng kiến, và thế rồi bạn nhớ, "Lạy trời, mình quên mất!" - và bây giờ bạn bắt đầu hối hận. Đó lại là việc quên nữa. Điều bạn đã quên lại bị quên. Bây giờ bạn đã nhớ, tiếp tục.

Đừng bao giờ hối hận vì những khoảnh khắc đó đã qua. Chúng đã qua rồi. Nếu bạn bắt đầu hối hận, bạn sẽ phá huỷ đi nhiều khoảnh khắc nữa. Và tâm trí con người hay có kiểu như thế, nó có thể quên. Bởi vì tôi đã nói, "Đừng hối hận!" nên nó sẽ hối hận, và thế thì nó sẽ hối hận rằng nó đã hối hận, và việc chứng kiến sẽ bị xa dần.

Cho nên làm cho nó thành đơn giản: khi bạn quên, bạn quên luôn. Chương đó đóng lại rồi. Bây giờ bạn đang nhớ lại - nhớ, chứng kiến. Dần dần, dần dần lỗ hổng của việc quên sẽ trở nên nhỏ hơn, ít hơn. Nó cần chút ít thời gian. Bạn không phải là hoa theo thời vụ chỉ xuất hiện vài ngày rồi biến mất trong vài ngày. Bạn là hoa của vĩnh hằng.

Cho nên không có nhu cầu lo lắng về nó; nếu trong vài khoảnh khắc bạn quên mất việc chứng kiến, điều đó hoàn toàn được. Bây giờ, chứng kiến đi! Đừng để một ý nghĩ cho việc đã qua. Điều đó là tự nhiên, đừng cảm thấy mặc cảm.

Tôi không hề muốn bất kì ai thuộc về tôi mà lại cảm thấy mặc cảm về bất kì cái gì. Bất kì cái gì đã xảy ra rồi, cứ để nó là vậy! Bây giờ bạn là nhận biết, nhân chứng. Bạn sẽ lại ngã nữa, nhiều lần bạn sẽ tỉnh dậy. Đây là quá trình tự nhiên. Nó không là gì riêng cho cá thể; nó phải xảy ra cho mọi người.

Cho nên coi nó là dễ dàng, và liên tục trưởng thành, ngày một chứng kiến hơn và ngày một ít quên hơn. Một thời điểm sẽ tới - phải tới - khi thậm chí bạn muốn quên bạn cũng không thể quên được. Thế thì bạn sẽ giận tôi đấy - giận thực là "Bây giờ tôi muốn quên mà tôi không thể nào quên được!" Bây giờ bạn rất hạnh phúc thử việc chứng kiến, nhưng cái ngày bạn sẽ là nhân chứng hoàn hảo, bạn sẽ giận tôi, bởi vì có cái đẹp nào đó trong việc quên đi vài thứ. Nhưng bạn không thể quên được... việc chứng kiến của bạn đã trở thành vững vàng đến mức bạn không thể lấy cho dù một ngày nghỉ. Ngày nghỉ không dành cho thánh nhân.

Bây giờ Gurudayal Singh đã tuyên bố thời gian dành cho thánh nhân.

Ông già lang thang Herbie gõ cửa một nhà nghỉ có tên George và Rồng. Một người đàn bà to lớn mở cửa ra và nói, "Ông muốn gì?"

"Bà có thừa miếng ăn nào cho con người đáng thương này không?" Herbie hỏi.

"Không!" người đàn bà này la lên, đóng sầm cửa lại. Vài phút sau, Herbie lại gõ cửa. "Xin cô," kẻ lang thang hỏi, "Tôi có thể xin chút gì ăn được không?"

"Cút ngay, đồ vô tích sự!" người đàn bà quát lên, "và đừng có quay lại nữa!" Sau vài phút, Herbie lại gõ cửa. Người đàn bà trả lời điều đó.

"Tôi xin lỗi," Herbie nói, "nhưng tôi có thể nói vài lời với George lần này không?"

Bạn sẽ hiểu nó trong đêm nay, đích xác vào giữa đêm!

Donald Dixteen đang đứng ở nhà tiểu công cộng, thì anh da đen to lớn Rufus chạy vào. Rufus cởi phẳng quần ra, thò nhanh cái to tướng ba mươi xăng ti mét của mình ra, và bắt đầu đái vào thùng. "Úi trời!" Rufus kêu lên với sự nhẹ nhõm. "Tôi vừa mới làm nó đấy!"

"Thật à?" Donald nói, nhìn chăm chăm vào cỗ máy đồ sộ của Rufus. "Anh sẽ làm cho tôi một cái nữa chứ?"

Đó là đêm Halloween ở Washington và có bữa tiệc của các ma và ma cà rồng tại Nhà Trắng. Nancy Reagan, George Bush và tất cả nhân viên Nhà Trắng đều ăn mặc như quỉ và phù thuỷ, với những mặt nạ gớm ghiếc, ma quái. Mọi người đều nôn nóng chờ đợi đích thân Ronald Reagan xuất hiện.

"Tôi không thể đợi để xem bộ trang phục của Ronnie được," Nancy nói, đang mặc bộ đồ như con gái của Dracula, với một con dao khắc kẹt ngang qua cổ.

"Tôi cũng không đợi được," Bush đáp, đang trá hình như Frankenstein cho buổi tối hôm đó. "Năm ngoái Ronald thực sự làm mọi người sợ cứt khi ông ấy được mang vào, trong cái quan tài kia!"

Vừa lúc đó, cánh cửa mở ra và Reagan bước vào. Nhưng trước sự thất vọng của mọi người ông ấy lại ăn vận như bình thường, trong bộ complet làm việc mầu xám đậm. Trong tay ông ta là một cái hộp nhỏ mầu đen.

"Ô, Ronald!" Nancy kêu. "Xấu hổ thế! Tất cả chúng tôi cứ ngỡ là anh thực sự gây cho chúng tôi hoảng sợ năm nay."

"Làm các vị sợ sao?" Reagan kêu lên, nhìn quanh hội chúng các ma đang tụ tập. "Tôi đã bẩy mươi nhăm tuổi rồi, tôi lão suy, ốm yếu về thể chất và chậm tiến về tinh thần - và với cái hộp nhỏ này tôi có thể phá huỷ toàn thế giới! Điều đó không làm các vị sợ sao?"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Bây giờ nhìn vào trong, bằng tất cả mọi tâm thức của bạn, bằng toàn bộ năng lượng sống của bạn, và bằng sự khẩn thiết dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng của bạn. Giống như mũi giáo, đi thẳng vào trung tâm. Tại trung tâm bạn chỉ là nhân chứng, không gian im lặng thuần khiết, chứng kiến thân thể, tâm trí - cũng chứng kiến cả hoa đang mưa rào lên bạn, cũng chứng kiến rằng tính cá nhân của bạn đang tan biến, rằng bạn đang trở thành một phần của đại dương. Tại khoảnh khắc này, khi bạn ở tại trung tâm của bản thể mình, bạn là phật. Và nhớ, phật không được làm bằng xương và máu và tuỷ. Phật chỉ được làm bằng việc chứng kiến. Bất kì khi nào bạn chỉ là nhân chứng, thì bạn là phật. Và điều này đơn giản thế, vì nó tự nhiên thế. Nó là chính bản thể bạn. Cái vĩnh hằng này... vũ trụ này tuyệt đối hạnh phúc với bạn, đang hân hoan với sự im lặng của bạn. Để làm cho việc chứng kiến tuyệt đối rõ ràng,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi, buông bỏ. Nhớ từ cuối cùng của Ikkyu, "để nó như vậy..." Hoàn toàn im lặng, chân thành. Thính phòng Phật đã trở thành chiếc hồ tâm thức. Cá nhân đã mất đi; thậm chí không có một gợn sớng trên hồ. Bạn được phúc lành. Tại khoảnh khắc này, không ở đâu khác trên thế giới này mười nghìn chư phật đang ngồi trong thiền, chứng kiến và tạo ra trường năng lượng cực kì mạnh. Chúng ta đang cố gắng làm sống lại quá khứ vàng - không phải của đám đông bình thường, mà chỉ của chư phật. Thế giới chỉ có một khả năng sống còn, và khả năng đó là truyền bá phật tính trên khắp trái đất nhanh nhất mà bạn có thể làm được. Bằng không, trong vòng mười hai năm hành tinh đẹp mênh mông này đơn giản sẽ chết -không cái gì sống, ngay cả hoa dại cũng chết. Và điều đó là không may vì đây là hành tinh duy nhất trong toàn thể vũ trụ đã phát triển tới điểm người ta có thể trở thành phật, nơi người ta có thể trở thành bất tử. Tại khoảnh khắc này bạn là bất tử. Tại khoảnh khắc này cái chết không tồn tại cho bạn. Tại khoảnh khắc này bạn có nguyên tắc huyền diệu rất bí mật trong tay mình. Dùng nó, là nó - không có tên cho nó - hát nó, nhảy múa nó, nhưng vẫn còn hoàn toàn im lặng về nó. Nói bất kì cái gì về nó đều là phản bội lại nguyên tắc huyền bí. Truyền bá ngọn lửa của phật tính cho mọi ngóc ngách và xó xỉnh của trái đất. Đó là bảo vệ duy nhất chống lại vũ khí hạt nhân. Bây giờ thu lấy thật nhiều kinh nghiệm như bạn có thể trước khi Nivedano gọi bạn quay về, và thuyết phục Phật - cứ thuyết phục hàng ngày. Từng li một ông ấy sẽ tới gần hơn với chu vi. Đem ông ấy đi cùng bạn.

Mọi người đều chứa phật. Chỉ mất chút thời gian... bởi vì trong nhiều thế kỉ bạn chưa bao giờ nghĩ về nó. Việc nghĩ bạn là phật là điều mới thế, nghĩ bạn là phật mang tính nổi dậy thế. Nhưng khi có liên quan tới tôi, đây là sự kiện đơn giản, chân lí đơn giản. Thu lấy thật nhiều như bạn có thể.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng quay lại với cùng sự chân thành, im lặng, duyên dáng, cái đẹp, và ngồi trong vài khoảnh khắc nhớ lại không gian bạn đã từng ở, nhớ lại con đường, con đường vàng, mà bạn đã đi theo để đạt tới trung tâm của mình. Nhớ rằng tại trung tâm chỉ việc chứng kiến mới là chân lí. Mọi thứ chết đi, chỉ việc chứng kiến còn lại. Việc chứng kiến là vĩnh hằng của chúng ta, nhưng sống nó trong các hành động của bạn, trong lời của bạn, trong đáp ứng của bạn, trong im lặng của bạn, trong bài ca của bạn, trong điệu vũ của bạn. Chúng ta có thể tạo ra một thế giới huy hoàng vĩ đại, mặc cho mọi kẻ ngốc quyết tâm phá huỷ nó.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Kết Thúc Quyển 'Lâm Tế (Rinzai) – Thầy Của Điều Phi Lí'

Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê


0 Đánh giá

Ads Belove Post