Chương 10. Cầu trôi nước chẳng trôi

Chương 10. Cầu trôi nước chẳng trôi

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho

Bài nói về Thiền

Tập 2

Chương 10. Cầu trôi nước chẳng trôi


Câu hỏi 1

Khi mà người Do Thái và người A rập và các bộ lạc khác chưa mang Thượng đế ghen tị và giành riêng giống nòi của họ sang phương Tây, Toamy, Bacchus, Mithros và Apollo đã là các thần mà con người tôn thờ. Diana có cung và tên của nữ thần, Thor đã ở phương Bắc, nữ thần mẹ đã được tôn thờ ở phương Tây. Và thế rồi chết và phục sinh đã trở thành tôn giáo của phương Tây. Mặc cảm và tội lỗi đã được dạy. Tại sao Adam là tội nhân? Tại sao anh ta không giống như Theseus hay Jason hay Hermes? Quan niệm về tội lỗi có phải chỉ là thủ đoạn để làm cho con người thiền?

Câu hỏi này là từ Anand Mohammed.

Tôi là kẻ ngoại giáo. Không có Thượng đế cho tôi, ngoại trừ sự tồn tại này. Thượng đế là bản chất của sự sống; Thượng đế không ở ngoài sự sống. Thượng đế là chính sự sống này. Sống sự sống này một cách toàn bộ là sống sự sống thiêng liêng. Sống sự sống này một cách bộ phận là sống sự sống không thiêng liêng. Là bộ phận là phi tôn giáo. Là toàn bộ và toàn thể là linh thiêng.

Người hỏi này hỏi về quá khứ. Trong quá khứ, trên khắp thế giới, mọi người đều là người ngoại giáo - người tôn thờ tự nhiên đơn giản. Không có khái niệm về tội lỗi, không có vấn đề về mặc cảm. Sự sống được chấp nhận như nó vậy. Không có đánh giá, không có diễn giải - lí trí còn chưa can thiệp vào.

Khoảnh khắc lí trí bắt đầu can thiệp, kết án tới. Khoảnh khắc lí trí bước vào, phân chia, chia chẻ, bắt đầu và con người trở thành tinh thần phân liệt. Thế thì bạn bắt đầu kết án cái gì đó trong con người bạn - phần này trở thành cao hơn, phần khác trở thành thấp hơn, và bạn mất cân bằng.

Nhưng điều này phải xảy ra; lí trí phải tới, đây là một phần của trưởng thành. Khi nó xảy ra cho mọi đứa trẻ, nó phải xảy ra cho toàn thể nhân loại nữa. Khi đứa trẻ được sinh ra nó là kẻ ngoại giáo; từng đứa trẻ đều là người ngoại giáo từ khi sinh. Nó sung sướng với cách nó là vậy. Nó không có ý tưởng cái gì là đúng và cái gì là sai; nó không có lí tưởng nào. Nó không có tiêu chí nào, nó không có phán xét nào. Đói, nó đòi thức ăn. Buồn ngủ, nó rơi vào giấc ngủ. Đó là điều các Thiền sư nói, điều tối đa trong tôn giáo - khi đói thì ăn, khi buồn ngủ đi ngủ. Để sự sống chảy; không can thiệp.

Từng đứa trẻ được sinh ra đều là người ngoại giáo, nhưng sớm hay muộn nó sẽ mất tính đơn giản đó. Đó là một phần; điều đó phải xảy ra, đó là một phần của trưởng thành của chúng ta, chín chắn, định mệnh. Đứa trẻ phải đánh mất nó và tìm lại nó. Khi đứa trẻ đánh mất nó, đứa trẻ trở thành người bình thường, phàm nhân. Khi người ta thu lại nó, người ta trở thành có tính tôn giáo.

Sự hồn nhiên của đứa trẻ là rất rẻ; nó là món quà từ Thượng đế. Nó đã không kiếm điều đó: nó sẽ phải làm mất điều đó. Chỉ bằng việc làm mất điều đó nó sẽ trở nên nhận biết về cái nó đã mất. Thế rồi nó sẽ bắt đầu tìm điều đó. Và chỉ khi nó tìm điều đó, và thu được điều đó, đạt tới điều đó, trở thành điều đó - thế thì nó sẽ biết cái quí giá vô cùng của điều đó.

Cái gì xảy ra cho thánh nhân? Ông ấy lại trở thành đứa trẻ; không cái gì khác xảy ra cho thánh nhân. Ông ấy lại là hồn nhiên. Ông ấy đi vào trong thế giới của lí trí, phân chia, bản ngã, cả nghìn lẻ một lí tưởng; ông ấy trở thành gần điên với đánh giá. Và thế rồi một hôm, thấy điều đó chỉ toàn là ngớ ngẩn, ngu xuẩn, ông ấy bỏ nó. Nhưng thời thơ ấu thứ hai này có giá trị hơn nhiều so với thời thơ ấu thứ nhất. Thời thơ ấu thứ nhất đã chỉ được trao cho bạn. Bạn thậm chí đã không được hỏi, nó đã là món quà thuần khiết. Và chúng ta không thể đánh giá các món quà. Bạn đánh giá một thứ chỉ khi bạn làm nỗ lực vì nó, khi bạn phấn đấu vì nó, và khi phải lấy cuộc hành trình dài để đi tới nó.

Có một chuyện Sufi: Một người, người tìm kiếm, tới một nhà huyền bí Sufi. Và anh ta hỏi, 'Tôi đang đi tìm thầy. Thưa ông, tôi đã nghe nói ông là người trí huệ. Ông có thể nói cho tôi các đặc trưng của thầy không? Tôi phải thế nào để phán xét? Cho dù tôi tìm ra thầy, làm sao tôi đi tới quyết định được rằng ông ấy là thầy tôi? Tôi là người mù; tôt dốt nát, tôi không biết bất kì cái gì về điều đó. Và không tìm ra thầy, người ta nói, không ai có thể tìm thấy Thượng đế. Cho nên tôi đang đi tìm thầy. Xin giúp tôi.'

Và thầy bảo anh ta vài điều. Thầy nói, 'Đây là những đặc trưng. Ông sẽ tìm thấy thầy theo cách như vậy, với hành vi như vậy, và ông ấy sẽ ngồi dưới cây như vậy. Và ông ấy sẽ mặc áo choàng như vậy, và mắt ông ấy sẽ như thế này.'

Và người này cám ơn ông già, và đi tìm. Ba mươi năm trôi qua, và người này lang thang gần khắp thế giới nhưng anh ta không thể tìm được người là thầy anh ta tương ứng theo đánh giá của ông già này. Mệt mỏi, kiệt sức, thất vọng, anh ta quay lại thị trấn quê hương và gặp ông già này. Ông già đã trở nên rất rất già, nhưng khoảnh khắc anh ta tới... Ông già đang ngồi dưới cùng cây - đột nhiên anh ta thấy đây là cây ông già đã nói tới. Và đây là áo choàng ông già đã mô tả. Và đây là đôi mắt, và đây là im lặng, mà ông già đã mô tả. Đây là phúc lành trong sự hiện diện của thầy. Anh ta quá vui sướng.

Nhưng câu hỏi lớn cũng nảy sinh trong tâm trí anh ta. Anh ta cúi mình, chạm chân thầy, và nó, 'Trước khi tôi buông xuôi theo thầy, xin nói cho tôi tại sao thầy hành hạ tôi trong ba mươi năm này. Tại sao thầy đã không nói cho tôi ngay lúc đó, "Ta là thầy của ông"?'

Ông già bắt đầu cười, và ông già nói, 'Ta bảo ông, "Ông ấy sẽ ngồi dưới cây như vậy" - và đây là cây ta đã ngồi dưới! Và ta đã bảo ông, "Đây sẽ là áo choàng ông ấy mặc" - và ta đã mặc cùng áo choàng đó! Ta đã là cùng người đó, nhưng ông đã không tỉnh táo. Ông không thể thấy được ta - ông cần cuộc hành trình ba mươi năm này từ góc này sang góc khác của thế gian; ông cần mọi nỗ lực này để nhận ra ta. Ta đã ở đây, nhưng ông đã không ở đây.

'Bây giờ ông cũng ở đây, ông có thể thấy ta. Và ta phải đợi ông. Đó không chỉ là vấn đề cho ông, rằng ông đã du hành. Nghĩ về ta đi - ta già thế, và ta thậm chí không thể chết được trước khi ông quay lại. Và ta đã không đổi áo choàng, để ông không lỡ ta lần nữa - trong ba mươi năm! Ta đã không lúc nào rời khỏi cây này! Nhưng ông đã tới. Cuộc hành trình đã quá dài - nhưng đây là cách người ta khám phá.'

Thượng đế bao giờ cũng ở đây, nhưng chúng ta không tỉnh táo. Đứa trẻ phải lạc lối; nó phải đi cuộc hành hương trong ba mươi năm. Mọi đứa trẻ đều phải bị lạc lối, mọi đứa trẻ phải đi sai đường. Chỉ bằng việc đi sai đường, chỉ bằng việc khổ, nó sẽ đạt tới mắt, rõ ràng, trong suốt. Chỉ bằng việc đi vào trong cả nghìn lẻ một thứ, nó sẽ bắt đầu tìm cái thực.

Cái không thực phải được tìm. Cái không thực là hấp dẫn, cái không thực là từ lực. Và làm sao bạn có thể biết cái thực nếu bạn đã không biết cái không thực? Đứa trẻ biết cái thực - nhưng nó đã không biết cái không thực, cho nên nó không thể xác định được cái thực. Đứa trẻ biết Thượng đế - nhưng nó đã không biết thế giới, cho nên nó không thể định nghĩa Thượng đế. Từng đứa trẻ tới như thánh nhân, nhưng nó phải trở thành tội nhân. Thế thì có thời thơ ấu thứ hai. Nếu bạn không đạt tới thời thơ ấu thứ hai bạn đã bỏ lỡ sự sống của bạn.

Cho nên đừng nghĩ, và đừng lo nghĩ, rằng bạn đã làm mất nó. Mọi người đều phải đánh mất nó - điều đó phải không là vấn đề. Vấn đề chỉ là nếu bạn đi và đi mãi, và bạn không bao giờ quay lại. Nếu người này đi mãi và đi mãi... ba mươi năm, ba mươi kiếp, ba trăm kiếp, ba nghìn kiếp... đi mãi và mãi, và không bao giờ quay lại, và không bao giờ đạt tới thời thơ ấu thứ hai, thế thì cái gì đó đã thực sự đi sai.

Lầm lỗi - lầm lỗi là con người. Đó là cách học. Đi lạc lối - đi lạc lối là cách quay về nhà. Quên Thượng đế đi, để cho bạn có thể nhớ ngài. Thoát khỏi Thượng đế, để một ngày nào đó cơn khát trở thành ngọn lửa trong bạn và bạn phải đi tới Thượng đế lần nữa... Như người đói, như người khát.

Điều này phải xảy ra cho nhân loại nữa. Bây giờ sẽ có khẳng định lớn về chủ nghĩa ngoại đạo trong thế giới lần nữa - thời thơ ấu thứ hai. Đó là lí do tại sao Thiền đã trở thành quan trọng thế, có ý nghĩa thế; Tantra đã trở thành từ có ý nghĩa thế. Sufi giáo, Hassid giáo, bây giờ là quan trọng hơn Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo - tại sao? Tại sao Tantra? Tại sao Đạo? Tại sao Thiền? Tại sao Sufi? Tại sao Hassid? Đây là thái độ ngoại đạo - họ tạo ra thời thơ ấu thứ hai.

Thế giới đang được sẵn sàng; nhân loại đang trở nên ngày một trưởng thành hơn. Thời đại này là thời đại của tuổi thanh xuân của nhân loại. Thời thơ ấu không còn nữa; chúng ta đã đánh mất nó, chúng ta đã trở nên bị biến chất. Nhưng đừng bị lo nghĩ bởi điều đó - đó là cách chúng ta đạt tới sự hồn nhiên lần nữa. Và thời thơ ấu thứ hai là có giá trị hơn nhiều so với thời thơ ấu thứ nhất, vì thời thơ ấu thứ hai không thể bị mất. Thời thơ ấu thứ nhất phải bị mất, nhất định bị mất; không đứa trẻ nào, thậm chí không phật nào, có thể giữ lại được nó. Không đứa trẻ nào có thể giữ lại được nó; đó là trong chính bản chất của mọi sự. Khi cái gì đó được trao cho bạn - và bạn đã không tìm nó, và bạn thậm chí đã không đòi hỏi nó, bạn thậm chí đã không sẵn sàng nhận nó...

Nếu bạn cho đứa trẻ viên kim cương, viên kim cương như viên Kohinoor, nó sẽ chơi với viên kim cương này một chút và thế rồi vứt viên kim cương đi. Nó không biết viên kim cương là gì. Viên Kohinoor là viên Kohinoor, dù bạn biết nó hay không. Viên Kohinoor là viên Kohinoor - tri thức không tạo ra khác biệt. Nhưng đứa trẻ sẽ ném nó đi; sớm hay muộn đứa trẻ sẽ trở nên chán. Chỉ hòn đá - bạn có thể chơi với nó được bao lâu? Cho dù nó rất mầu sắc, cho dù nó rất sáng... nhưng được bao lâu?

Để viên Kohinoor tới trong cuộc sống của bạn lần nữa, bạn sẽ cần khao khát về nó. Bạn sẽ cần cảm thấy thiếu thốn lớn - cái gì đó thiếu bên trong con người bạn. Bạn sẽ cần ham muốn lớn. Mọi ham muốn phải trở nên ngày một ít ham muốn hơn, và Thượng đế trở thành ham muốn tối thượng nhất, ham muốn tối cao. Thượng đế bao giờ cũng ở đây.

Điều đó xảy ra cho trẻ em, nó xảy ra cho xã hội, nó xảy ra cho nền văn minh, nó xảy ra cho nhân loại ở qui mô lớn nữa. Cho nên đừng lo nghĩ về Ki tô giáo - cái đó là một phần thôi. Ki tô giáo hay các loại tôn giáo đó là những tôn giáo ở giữa hai thời thơ ấu này, thời thơ ấu thứ nhất và thứ hai. Họ kết án. Họ hô lên rằng bạn đã đi lạc lối: 'Quay lại đi!' Họ kéo bạn lại, họ làm cho bạn sợ. Họ cho bạn khơi gợi lớn, rằng nếu bạn quay lại bạn sẽ đạt tới giải thưởng, phần thưởng lớn ở cõi trời. Nếu bạn không quay lại, bạn sẽ bị ném vào địa ngục. Lửa địa ngục đang đợi bạn; bạn sẽ ở trong địa ngục, khổ vĩnh hằng.

Đây là sợ - tạo ra sợ trong mọi người, để cho họ sẽ quay lại. Nhưng từ sợ, cho dù bạn tới, bạn không bao giờ tới. Vì sợ không bao giờ có thể trở thành yêu. Sợ không thể bị thu lại thành yêu, không thể được chuyển đổi thành yêu. Sợ vẫn còn là sợ, và từ sợ nảy sinh hận thù.

Đó là lí do tại sao Ki tô giáo đã tạo ra hận thù lớn chống lại tôn giáo. Friedrich Nietzsche là sản phẩm phụ của Ki tô giáo; nếu Friedrich Nietzsche nói Thượng đế là chết, nó chỉ là phản ứng với Ki tô giáo. Nhấn mạnh quá nhiều vào Thượng đế, vào cõi trời và địa ngục - ai đó phải nói điều đó. Tôi ủng hộ tất cả cho Nietzsche - ai đó phải nói, 'Thế là đủ rồi. Dừng mọi điều vô nghĩa này lại! Thượng đế là chết, và con người là tự do' - vì con người cảm thấy bị lệ thuộc nếu bạn tạo ra sợ.

Và tham sao? Tham lại là lệ thuộc. Bạn nhìn mà xem - cõi trời, thiên đường, firdaus, ý tưởng về nó - nó là gì? Nó là tham thế, thèm khát thế. Trong Firdaus, cõi trời, của người Mô ha mét giáo, dường như các thánh nhân không làm gì ngoài giao cấu. Đàn bà đẹp là sẵn có, và suối rượu tuôn chảy, và mọi điều bạn cần lập tức được làm thành sẵn có. Và những đàn bà đẹp đó vẫn còn ở độ tuổi mười sáu; họ không bao giờ trưởng thành.

Và một điều hay nữa về điều đó: họ lại trở thành đồng trinh. Bất kì khi nào một thánh nhân làm tình với một đàn bà - chỉ thánh nhân đi tới đó - khi một thánh nhân làm tình với một đàn bà, khoảnh khắc ông ta được kết thúc, cô ấy lại trở thành đồng trinh. Đó là phép màu của thiên đường. Và thánh nhân của bạn làm gì ở đó? Đó dường như là cuộc truy hoan, truy hoan dục. Và suối rượu... Ở đây bạn nói, 'Tránh rượu, tránh đàn bà' - để làm gì? Để có được đàn bà tốt hơn và nhiều rượu hơn trong cõi trời sao? Điều này dường như là phi logic.

Nhưng đây là cách mọi người được khêu gợi, qua tham, để quay lại. Hay sợ: nếu bạn không tới qua tham, thế thì sợ, thế thì lửa địa ngục - và lửa địa ngục vĩnh hằng. Bạn đã không làm nhiều tội thế, lửa địa ngục là bất công. Được, trong mười năm bạn bị tống vào trong địa ngục, người ta có thể hiểu - mười lăm năm, hai mươi năm, năm mươi năm. Nhưng vĩnh hằng sao? Bạn đã không phạm tội một cách vĩnh hằng ở đây, cho nên làm sao trừng phạt vĩnh hằng có thể được trao cho bạn? Điều đó có vẻ là quá nhiều.

Nhưng điều đó không phải là vấn đề; vấn đề là chỉ làm cho mọi người sợ. Sợ và tham đã từng là cơ sở của nhiều tôn giáo. Và họ đã không giúp đỡ; họ đã phá huỷ. Họ đã không yêu cầu người dũng cảm, họ đã yêu cầu chỉ kẻ hèn nhát - và khi người hèn trở thành có tính tôn giáo, tôn giáo là hư huyễn. Vì người hèn không thể trở nên có tính tôn giáo được; chỉ người dũng cảm có thể trở nên có tính tôn giáo - tôn giáo cần dũng cảm lớn.

Nó là cú nhảy vào trong cái không biết. Nó là cú nhảy vào trong biển chưa thăm dò, không bản đồ. Nó là bỏ quá khứ và đi vào tương lai, nó là đi vào trong bất an ninh. Nó không thể là từ hèn nhát.

Và trong đền chùa của bạn và trong nhà thờ Hồi giáo, trong nhà thờ, người hèn đã tụ tập cùng nhau. Họ đang run lên với sợ. Và họ đầy tham - lênh đênh trong tham, bắt lửa với tham, sốt ruột với tham. Những người tham và hèn này không thể có tính tôn giáo. Cơ sở của tôn giáo là bỏ mọi sợ và bỏ mọi tham, và đi vào trong cái không biết. Thượng đế là cái không biết, cái ẩn kín. Ngài được ẩn ở đây - trong cây, trong đá, trong bạn, trong tôi. Nhưng đi vào trong thực tại ẩn kín đó, cái bị che khuất đó, người ta cần dũng cảm lớn - nó là đi vào trong đêm tối không ánh sáng nào.

Một Thiền sư đang nói lời tạm biệt với một trong các đệ tử của ông ấy, và đêm rất tối. Và đệ tử này hơi chút sợ, hoảng, vì anh ta phải đi qua rừng rậm ít nhất mười dặm. Và chỗ đó là hoang dã. Và thú hoang có đó, và trời là ban đêm - và đêm tối không trăng. Và lúc đó đã muộn, gần nửa đêm đã trôi qua. Nói chuyện với thầy, anh ta đã hoàn toàn quên mất.

Thấy anh ta hơi sợ, thầy nói, 'Ông có vẻ hơi sợ, cho nên ta sẽ cho ông chiếc đèn.' Thầy đặt chiếc đèn giấy nhỏ vào trong tay anh ta, thắp sáng chiếc đèn. Đệ tử cám ơn thầy, đi xuống bậc, và thầy gọi anh ta và nói, 'Dừng lại đã!' Và thầy tới gần và thổi tắt ngọn lửa. Và thầy nói, 'Thầy thực cho dũng cảm; thầy không giúp kẻ hèn. Đi vào trong tối đi, là ánh sáng riêng của ông. Và nhớ, ánh sáng của bất kì người nào khác sẽ không giúp gì đâu; ông sẽ phải đạt tới ánh sáng riêng của ông. Là ngọn lửa cho con người riêng của ông đi. Đi vào trong tối, dũng cảm lên.'

Ông ấy nói thầy thực không bao giờ giúp bất kì kẻ hèn nào. Trong một hành động nhỏ, bằng việc thổi tắt ngọn lửa, thầy cho thông điệp lớn: Tôn giáo chỉ dành cho người dũng cảm.

Những người đi theo Jesus, họ là những người dũng cảm. Họ không có nhiều, họ có vài người thôi - bạn có thể đếm họ trên đầu ngón tay. Những người đi theo Phật đã là những người dũng cảm. Người Ki tô giáo là không dũng cảm, Phật tử là không dũng cảm.

Những người ở cùng tôi là người dũng cảm. Một khi tôi qua đời, con bạn và con của con bạn có thể bày tỏ sự kính trọng của chúng với tôi, nhưng chúng sẽ không dũng cảm.

Tôn giáo chỉ tồn tại khi có thầy sống để sống nó cho bạn. Khi thầy mất rồi thế thì tôn giáo trở thành chết. Những người hèn tụ tập với nhau quanh tôn giáo chết; thế thì không có sợ. Họ tôn thờ kinh sách, họ tôn thờ lời, họ tôn thờ tượng - toàn thứ chết.

Nhưng bất kì khi nào một Jesus có đó, hay một Phật có đó, hay một Mohammed có đó, họ rất sợ. Họ tìm cả nghìn lẻ một cách để trốn thoát; họ tìm cả nghìn lẻ một cách để hợp lí hoá việc trốn thoát của họ. Họ kết án thầy thực - tại sao? Thầy thực sẽ không hỗ trợ cho hèn nhát của bạn. Thầy sẽ không cho bạn bất kì tham nào thêm - bạn đã có quá nhiều rồi - và thầy sẽ không làm cho bạn sợ. Toàn thể nỗ lực của thầy sẽ là để lấy đi sợ và tham khỏi bạn, để cho bạn có thể trở nên có năng lực sống cuộc sống của bạn một cách toàn bộ.

Ki tô giáo và các tôn giáo như nó phải xảy ra. Họ phải được dung thứ; đừng giận họ. Nhưng bây giờ họ phải đi nữa - bây giờ thế giới không còn cần họ. Họ đang sụp đổ, họ đang tan tác, họ đang chết. Thật ra họ chết rồi. Nhưng mọi người mù tới mức với họ để biết rằng nhà thờ của họ hay đền chùa của họ là chết phải mất thời gian dài thế. Họ là vô ý thức thế, họ không thể hiểu được điều đó ngay lập tức. Ki tô giáo là chết, Hindu giáo là chết, Hồi giáo là chết. Trong Hồi giáo, chỉ một thứ nhỏ sống, vẫn có ngọn lửa - đó là Sufi giáo. Trong Ki tô giáo, chỉ vài nhà huyền bí là vẫn còn sống động. Ngoài ra nhà thờ và giáo hoàng và Vatican chỉ là nghĩa địa, nghĩa trang.

Trong Hindu giáo, vài nhà huyền bí vẫn còn sống - một Krishnamurti, chỗ nào đó một Raman - nhưng xa và ít ở giữa. Ngoài ra, shankaracharyas là người chết. Nhưng không ai đi tới thầy sống. Trong Phật giáo chỉ Thiền là sống động. Trong Do Thái giáo chỉ Hassid giáo là sống động.

Tôn giáo có tổ chức không phải là tôn giáo thực. Tôn giáo phi tổ chức, nổi dậy, không chính thống là tôn giáo thực - bao giờ cũng vậy. Tôn giáo bao giờ cũng tới như việc nổi dậy - chính linh hồn của nó là linh hồn mang tính nổi dậy. Ngày cho Ki tô giáo, Hindu giáo, Hồi giáo qua rồi. Trong tương lai, một loại tôn giáo khác toàn bộ, một loại khí hậu khác, sẽ bao quanh trái đất. Các tôn giáo sẽ biến mất; sẽ chỉ có một loại tính tôn giáo. Mọi người sẽ tìm ra tôn giáo riêng của họ một cách cá nhân; mọi người sẽ tìm ra lời cầu nguyện riêng của họ, cách cầu nguyện riêng của họ. Không có nhu cầu đi theo ý tưởng được định sẵn của bất kì ai - đó không phải là con đường, đó không phải là cách thức của người dũng cảm. Đó là cách thức của kẻ hèn.

Và Thượng đế là sẵn có - bạn chỉ phải trở nên dũng cảm để nhìn vào trong mắt ngài.

Bạn hỏi tôi: Và thế thì chết và phục sinh đã trở thành tôn giáo của phương Tây. Điều đó là đúng. Ki tô giáo không bao giờ quan tâm tới Christ; nó đã quan tâm nhiều hơn với cây chữ thập. Nó đã không tôn thờ Christ, nó đã tôn thời cây chữ thập. Cây chữ thập là biểu tượng của chết. Tại sao? Vì chết là sợ căn bản. Việc làm cho mọi người tỉnh táo về chết của họ làm cho họ sợ. Nếu bạn làm một người phải lưu tâm rất nhiều tới chết, mọi khả năng có đó là người đó sẽ bắt đầu lung lay và run rẩy. Và khi một người đang lung lay và run rẩy bạn có thể làm người đó thành nạn nhân rất dễ dàng; bạn có thể cải tâm người đó vào bất kì cái vô nghĩa nào. Người đó sẵn sàng tin vào bất kì cái gì - nếu bạn chỉ hứa về tính bất tử, người đó sẵn sàng.

Cho nên những người đi theo Ki tô giáo nói, 'Những người đang trong nhà thờ sẽ được cứu, và những người không trong nhà thờ, chúng tôi không có đảm bảo nào cho họ. Họ mang mệnh phải chết; họ không thể được cứu.' Và đó là mọi điều các tôn giáo khác nói. Điều này tạo ra sợ. Đem chết vào trong tâm trí họ, họ trở nên sợ - ai sẽ không trở nên sợ chết? Và thế thì người sợ thiên về được cải đạo trong sự nô lệ rất dễ dàng.

Và tại sao phục sinh? Chết và phục sinh trở thành nền tảng của Ki tô giáo ở phương Tây. Chết cho bạn sợ, và hứa hẹn về phục sinh cho bạn tham. Nếu bạn chết trong nhà thờ, bạn sẽ phục sinh. Bạn sẽ phục sinh như người thiêng liêng, với mọi điều bạn bao giờ cũng muốn, với mọi điều bạn bao giờ cũng được cần - đẹp, với thân thể vàng, với hào quang quanh bạn, bạn sẽ được phục sinh.

Đây là những thủ đoạn sợ-tham, thủ đoạn phạt-thưởng. Đây là điều B. F. Skinner liên tục làm với chuột: làm cho chúng sợ và chúng bắt đầu làm mọi thứ. Đây là điều bạn thấy trong rạp xiếc: làm cho voi sợ - con vật dũng cảm thế và con vật khôn thế, nhưng chỉ làm cho nó sợ. Và nó bắt đầu làm những điều ngu xuẩn cho bạn - nó sẽ ngồi trên ghế, nó sẽ cúi lạy một người... nó có thể giết người đó trong một giây. Ngay cả sư tử, khi thấy chiếc roi, cũng run rẩy - chỉ làm cho chúng sợ, có vậy thôi. Ngay cả sư tử cũng có thể được thuần dưỡng, và voi có thể được dạy và cho vào kỉ luật. Tạo ra sợ và thưởng - nếu voi tuân theo bạn, cho nó thức ăn ngon; nếu nó không theo, bỏ đói nó. Một kĩ thuật đơn giản.

Đó là điều mà cái gọi là tôn giáo đã từng làm cho con người. Mặc cảm và tội lỗi được dạy. Một cách tự nhiên, nếu bạn muốn làm cho mọi người sợ - và đó là cách duy nhất để khai thác họ - dạy họ rằng mọi thứ đều là tội lỗi, và mọi thứ bạn tận hưởng là tội lỗi. Chết tạo ra sợ, nhưng chết còn xa xôi. Sau năm mươi năm hay bẩy mươi năm bạn sẽ chết - ai bận tâm? 'Bẩy mươi năm sao? Chúng ta sẽ xem. Ngay bây giờ chúng ta không chết.'

Nhiều người già trở nên sợ. Đó là lí do tại sao bạn thấy nhiều người già trong nhà thờ, đền chùa. Đàn bà già, đàn ông già - đàn bà nhiều hơn đàn ông, vì họ trở nên sợ nhiều hơn. Già, chết, ngay trên bờ, cho nên họ biết bây giờ cái gì đó phải được làm. Sống đang ra đi, trượt qua; họ phải xoay xở cái gì đó cho tương lai.

Bạn có thấy người trẻ trong nhà thờ, trong đền chùa không? Và nhớ, bất kì khi nào bạn thấy người trẻ, ở đó tôn giáo là sống động. Người trẻ, nếu người đó trở nên quan tâm tới tôn giáo, tôn giáo của người đó không thể là tôn giáo của sợ và không thể là tôn giáo của chết. Tôn giáo của người đó sẽ là của sống.

Nhiều lần mọi người tới tôi và họ nói, 'Tại sao nhiều người trẻ tới thầy thế?' Họ tới vì tôi dạy tôn giáo của sống, của yêu, của vui. Tôi không tạo ra bất kì mặc cảm nào, tôi không liên tục ước định tâm trí họ rằng 'Cái này là tội, cái kia là tội.' Có sai lầm, nhưng không có tội. Sai lầm, chắc chắn có - nhưng sai lầm là sai lầm. Nếu bạn làm bài toán toán học và bạn làm phép cộng hai với hai bằng bằng năm, nó có là tội không? Nó chỉ là sai lầm; nó có thể được chữa lại. Không cần ném bạn vào địa ngục mãi mãi chỉ vì bạn đã tính hai cộng với hai là năm. Nó đơn giản là sai lầm, có thể bỏ qua.

Mọi điều bạn gọi là tội đều không là gì ngoài sai lầm. Và sai lầm là cách học. Những người không bao giờ phạm sai lầm là những người ngu nhất, vì họ không bao giờ trưởng thành. Tôi dạy bạn: Liên tục phạm sai lầm đi, đừng bao giờ sợ. Chỉ nhớ một điều - đừng phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại, vì điều đó là vô nghĩa. Có tính phát minh đi, phạm sai lầm mới mọi ngày - thế thì bạn học. Chỉ đừng phạm cùng sai lầm mọi ngày, vì điều đó là ngu xuẩn. Bạn đã phạm nó một lần rồi, bạn đã biết nó là sai lầm - bạn đã giận, và bạn đã thấy giận là gì - bây giờ lại là giận là ngu xuẩn. Bạn đã thấy, nó chỉ là vô nghĩa. Nó có tính phá huỷ - nó phá huỷ người khác, nó phá huỷ bạn. Và nó không mang lại bất kì cái gì; không hoa nào nở trong bạn.

Bạn trở nên ít giận hơn, bạn không trở nên giận nữa. Yêu, tốt lành - và đột nhiên bạn tuôn chảy hơn, lớn hơn, cao hơn; bạn bắt đầu nổi, bạn có ít trọng lượng hơn. Cho nên biết: khi bạn yêu, khi bạn đang yêu, bạn có thể bay, cánh phát triển. Khi bạn ghét, khi bạn giận, bạn trở thành như đá. Thế thì sức hút là quá nhiều lên bạn, bạn trở thành nặng.

Bạn không thể thấy điều đó sao? Đơn giản - cũng giống như hai cộng với hai là bốn. Sự sống là việc học, nó là trường học. Đó là lí do tại sao chúng ta đã được phái tới đây, đó là chủ định - không để phạt bạn đâu. Tôi muốn thay đổi toàn thể ý tưởng của bạn về nó. Bạn đã được dạy rằng bạn đã được phái tới đây để bị trừng phạt - điều này là tuyệt đối sai. Bạn được phái tới đây để học.

Tại sao Thượng đế phải là kẻ hành hạ như vậy? Ngài là kẻ tàn bạo hay cái gì đó? - ngài thích thú hành hạ mọi người sao? Và nếu, như những người này nói, bạn đã được phái tới đây để bị trừng phạt, thế thì tại sao bạn đã được phái tới lần đầu tiên? Phải có cuộc sống đầu tiên của bạn chứ - trước đó bạn đã không phạm bất kì cái gì, vì làm sao bạn có thể phạm tội chừng nào bạn chưa tới đây? Bạn không thể phạm phải bất kì tội nào - thế thì tại sao bạn được phái tới lần đầu tiên?

Họ không có câu trả lời nào. Người Jaina không có, người Hindu không có, người Mô ha mét giáo không có; họ không có bất kì câu trả lời nào cho nó. Tại sao con người đã được phái tới? Có thể lần này bạn đã được phái tới vì trong kiếp quá khứ bạn đã phạm tội. Được, nhưng về kiếp sống đầu tiên thì sao? Và nếu đây là kiếp sống đầu tiên, như người Ki tô giáo nói, thế thì tại sao bạn đã được phái tới đây? Bây giờ, họ có ý tưởng rất ngớ ngẩn: vì Adam đã phạm tội. Bạn chẳng liên quan gì với Adam; điều này đơn giản là ngớ ngẩn. Ai đó bạn không biết, dù người đó có tồn tại hay không, đã phạm tội và toàn thể nhân loại chịu khổ cho điều đó. Bố bạn đã phạm tội và bạn đã bị tống vào tù. Và Adam thậm chí không là bố bạn - thậm chí không là bố của bố bạn, thậm chí không phải là bố của bố của bố bạn - anh ta là người đầu tiên.

Và điều anh ta đã làm dường như không là tội chút nào. Nó dường như đơn giản là dũng cảm, nó dường như đơn giản là tính nổi dậy. Từng đứa trẻ đều cần xương sống chừng nấy đó. Thượng đế đã nói cho Adam: 'Không được ăn quả của cây này. Cây này là cây tri thức.' Và Adam đã ăn nó. Tôi nghĩ bất kì người nào có bất kì linh hồn nào đều sẽ làm cùng điều. Nếu Adam mà chết và đờ đẫn, thế thì anh ta chắc đã tuân theo. Anh ta phải đã bị thách thức; thật ra, điều đó là rất chủ định. Bằng không, trên trái đất có hàng triệu và hàng triệu cây - nghĩ mà xem, nếu Thượng đế mà không cho xem cây đặc biệt này, sẽ rất rất không có khả năng nào cho Adam tìm ra nó. Đó là một cây duy nhất trong cả khu vườn của Thượng đế, và khu vườn là vô hạn. Đó đã là một cây mà Thượng đế đặc biệt nói tới, 'Không ăn nó. Nếu ngươi ăn quả của cây tri thức người sẽ bị đuổi ra.'

Việc hiểu riêng của tôi là, Thượng đế đã đặt ra thách thức cho anh ta. Anh ta đã cố xem xem liệu anh ta sống hay chết. Anh ta đã cố xem xem liệu anh ta có năng lực không vâng lời hay không, liệu anh ta có thể nói không không - Thượng đế đã cố xem liệu anh ta có chỉ là người nói có không. Và Adam đã chứng tỏ khí phách của mình: anh ta đã ăn quả này. Anh ta đã sẵn sàng bị tống vào thế giới, nhưng anh ta đã bày tỏ tinh thần. Nó không phải là tội, nó đơn giản là dũng cảm.

Mọi đứa trẻ đều phải không vâng lời bố nó ngày này ngày khác, mọi đứa trẻ đều phải không vâng lời mẹ nó ngày này ngày khác. Thật ra, ngày bạn không vâng lời, đó là ngày bạn bắt đầu trở nên trưởng thành - không bao giờ trước điều đó. Cho nên chỉ trẻ ngu không bao giờ không vâng lời. Trẻ thông minh chắc chắn không vâng lời; trẻ thông minh tìm cả nghìn lẻ một cách để không vâng lời bố mẹ. Bạn có thể nhìn quanh: bạn bao giờ cũng sẽ thấy trẻ thông minh không vâng lời. Vì nó phải làm hồn riêng của nó trưởng thành - nếu nó liên tục vâng theo bạn, vâng theo bạn, vâng theo bạn, khi nào nó sẽ lớn? làm sao nó sẽ trưởng thành? Nó sẽ vẫn còn đờ đẫn và ẻo lả. Nó sẽ không có hồn riêng của nó, nó sẽ không có tính cá nhân riêng của nó.

Không, Adam đã không phạm bất kì tội nào; Adam là thánh nhân đầu tiên. Anh ta đã không vâng lời Thượng đế, và Thượng đế đã muốn điều đó. Đó đích xác là điều Thượng đế đã muốn - rằng Adam sẽ không vâng lời. Không vâng lời Thượng đế, Adam sẽ đi xa vào trong thế giới; anh ta sẽ mất thời thơ ấu đầu tiên của mình. Thế rồi anh ta sẽ chịu đựng nhiều nhiều sai lầm, và từ những sai lầm đó anh ta sẽ học.

Và một ngày nào đó anh ta sẽ quay về - như Christ, như Phật, như Mahavira, như Krishna, anh ta sẽ quay về.

Việc đi xa này là điều phải có để quay về. Điều này không thực sự chống lại Thượng đế, điều này chính xác là điều Thượng đế muốn xảy ra. Nó đã được lập kế hoạch bởi đích thân Thượng đế một cách tuyệt đối. Cho nên tôi không gọi nó là tội. Tại sao Adam bị gọi là tội nhân? Anh ta bị gọi là tội nhân vì tôn giáo của bạn phụ thuộc vào việc gọi bạn là tội nhân, vào việc kết án bạn. Bạn càng bị kết án, bạn càng chạm chân họ. Bạn càng bị kết án, bạn càng bò trên đất và cầu xin. Bạn càng bị kết án, bạn càng trở nên sợ hơn. Bạn càng sợ, bạn càng cần người trung gian hơn.

Bạn không biết Thượng đế ở đâu. Tu sĩ của bạn biết, giáo hoàng của bạn biết; ông ấy có đường dây trực tiếp với Thượng đế. Nếu ngài can thiệp, chỉ thế thì bạn có thể được cứu - bằng không cả đời bạn là tội lỗi. Chỉ ông ấy thuyết phục Thượng đế cho bạn thế thì bạn có thể được cứu. Đây là toàn thể thủ đoạn, thủ đoạn của tu sĩ. Tu sĩ không thực sự là người tôn giáo, tu sĩ là doanh nhân - làm kinh doanh nhân danh tôn giáo, khai thác.

Nghề xấu nhất trên thế giới không phải là mãi dâm, nghề xấu nhất là của các tu sĩ.

'Tại sao anh ta không giống như Theseus hay Jason hay Hermes? Anh ta là vậy đấy. Quan niệm về tội lỗi có phải chỉ là thủ đoạn không? Để làm cho con người thiền? Vâng, nó là thủ đoạn, nhưng không làm cho họ thiền đâu. Nó là thủ đoạn để làm cho họ thành nô lệ. Thiền là điều khác toàn bộ. Thiền không bao giờ bắt nguồn từ sợ, thiền bắt nguồn từ việc hiểu. Thiền bắt nguồn từ yêu, từ từ bi. Thiền bắt nguồn từ việc sống cuộc sống của bạn trong mọi khí hậu, trong mọi mùa. Nhìn vào trong từng sự kiện của cuộc sống sâu vào, hiểu nó - và nếu nó là vô nghĩa, bỏ nó đi, nếu nó là có nghĩa, chọn nó - dần dần, bạn thu thập điều bản chất và bỏ đi cái không bản chất.

Cả hai có đó. Rơm rạ và lúa mì, cả hai có đó. Hoa hồng và cỏ dại, cả hai có đó. Và người ta phải làm phân biệt giữa rơm rạ và lúa mì: người ta phải vứt rơm rạ đi và thu lấy lúa mì.

Thông minh ngần này là được cần, bằng không bạn không thể trở thành người tôn giáo. Những sợ này không cho bạn việc hiểu. Thật ra chúng che mờ tâm trí bạn, chúng làm cho bạn không rõ ràng hơn về sự sống. Chúng không cho phép bạn đi vào trong sự sống một cách toàn bộ và trải nghiệm nó - chúng chống lại trải nghiệm.

Thiền tới khi bạn sống cuộc sống, và bạn thấy cuộc sống như nó xảy ra. Không phải bởi vì Phật nói giận là xấu - điều đó sẽ không giúp gì; bạn sẽ trở thành con vẹt, học giả - nhưng nếu bạn nhìn vào trong giận của riêng bạn và việc hiểu này nảy sinh, giận kia là vô nghĩa, độc hại. Không phải bởi vì Krishna nói, 'Để lại mọi thứ cho Thượng đế, buông xuôi theo Thượng đế' - không, đi theo Krishna bạn sẽ không đạt tới Thượng đế - nhưng thấy cách bản ngã của bạn đang tạo ra mọi loại khốn khổ cho bạn.

Thấy điều đó, một ngày nào đó người ta bỏ bản ngã, và bạn nói, 'Bây giờ tôi sẽ sống theo cách buông xuôi toàn bộ. Bất kì cái gì Thượng đế muốn qua tôi, sẽ xảy ra. Tôi sẽ không có bất kì ham muốn nào của riêng tôi, tôi sẽ không có bất kì ý chí nào của riêng tôi. Tôi bỏ ý chí của tôi.'

Thấy cái khổ mà bản ngã đem tới, buông xuôi tới. Thấy cái khổ mà giận mang tới, yêu tới. Thấy cái khổ mà tính dục mang tới, nảy sinh brahmacharya, vô dục. Nhưng người ta phải đi qua nó - không có lối tắt, và những điều này không thể được vay mượn từ bất kì ai.

Câu hỏi 2

Tại sao thầy nhấn mạnh nhiều thế vào phi lí? Cái gì sai với lí trí?

Lí trí không phải là đủ lí trí. Đó là điều là sai với nó. Nếu bạn thực sự là người lí trí bạn sẽ thấy rằng nhiều thứ là phi lí trong cuộc sống. Người lí trí, làm sao người đó có thể tránh việc thấy rằng có nhiều điều phi lí trong cuộc sống? Người lí trí nhất định bắt gặp nhiều sự kiện phi lí.

Yêu của bạn là phi lí. Bạn rơi vào yêu với người đàn bà; bạn không thể tạo ra được bất kì lí do nào cho nó. Bạn đơn giản nhún vai, bạn nói, 'Nó đã xảy ra.' Bạn có thể tìm thấy cách nào đó - bạn sẽ nói rằng cô ấy có vẻ đẹp, thế này thế nọ. Nhưng cô ấy không có vẻ đẹp cho bất kì người nào khác; không ai khác đã rơi vào yêu cô ấy. Cho nên nó không thể là trường hợp đơn giản - vì cô ấy đẹp, đó là lí do tại sao bạn đã rơi vào yêu. Thật ra sự thực là chính cách đi vòng khác - bạn đã rơi vào yêu, đó là lí do tại sao cô ấy có vẻ đẹp. Và ngày này lấy được cô ấy rồi, và ngày khác đột nhiên cô ấy không còn đẹp nữa. Và bạn sẽ bắt đầu nghĩ, 'Mình điên sao? Tại sao mình đã rơi vào người đàn bà này?' Và bạn sẽ bắt đầu nghĩ cô ấy là người đàn bà xấu nhất thế giới.

Vợ và chồng không bao giờ có vẻ đẹp với nhau - vì yêu đó, cái gọi là yêu đó, ảo vọng đó, mòn đi nhanh. Nếu bạn không bao giờ lấy người đàn bà của bạn, bạn có thể yêu cô ấy trong cả đời bạn - điều đó là có thể. Đó là lí do tại sao Majanu liên tục yêu, và khóc, 'Laila, Laila, Laila!' - vì anh ta đã không thể lấy được cô ấy. Anh ta đã người may mắn. Những người lấy được Laila của họ, họ biết rằng một khi bạn lấy rồi, thế thì bạn bắt đầu cầu nguyện Thượng đế, 'Làm sao gạt bỏ được?'

Cái gì xảy ra? Nó không đẹp - cái gì đó phi lí trong bạn, cái gì đó từ vô thức của bạn mà bạn không nhận biết, sở hữu bạn.

Bây giờ tâm lí học về vô thức đã nhìn vào trong vấn đề này sâu hơn. Đứa trẻ, từng đứa trẻ, con trai hay con gái, đều mang hai nhân cách bên trong bản thân nó - nhân cách của người mẹ và người bố, vì đứa trẻ được tạo ra từ hai sinh học, từ hai tâm lí học. Đứa trẻ là tổ hợp của hai người, hai nhân cách - cái gì đó được đóng góp bởi người bố và cái gì đó được đóng góp bởi người mẹ. Nếu đứa trẻ là nam phần người mẹ bên trong nó sẽ liên tục tìm đàn bà nào đó, người gần như tương tự.

Người đàn bà bên trong của bạn không là gì ngoài phần người mẹ bên trong của bạn. Và khi người đàn bà nào đó khớp với người đàn bà bên trong của bạn, bạn rơi vào yêu - nhưng điều này là tuyệt đối phi lí. Và đích xác điều đó xảy ra khi bạn rơi vào yêu người đàn ông. Bạn mang người bố của bạn bên trong bạn - khi người đàn ông nào đó khớp với hình ảnh này... Không ai có thể khớp với hình ảnh này một cách toàn bộ, đó là rắc rối. Bạn sẽ không bao giờ có được người bố của bạn như chồng của bạn; bố của bạn không thể trở thành chồng bạn, mẹ của bạn không thể trở thành vợ bạn.

Và không có hai cá nhân nào là giống nhau - đây là vấn đề. Và bạn đang đi tìm người mẹ của bạn một cách vô ý thức. Khi bạn đột nhiên thấy người đàn bà là đẹp, đó là mẹ bạn - theo cách nào đó cô ấy giống mẹ bạn. Nhưng chỉ theo cách nào đó thôi. Có thể giọng nói của cô ấy giống mẹ bạn, có thể mắt cô ấy có cùng mầu, có thể tóc cô ấy có cùng mầu. Hay có thể cách cô ấy bước đi là đích xác cách của mẹ bạn. Và bạn không biết điều đó; bạn không biết điều đó một cách có ý thức. Nó là trong vô thức của bạn - nó được ẩn sâu ở đó trong bóng tối. Và bạn rơi vào yêu. Nhưng không người đàn bà nào có thể đích xác giống như mẹ bạn, cho nên sớm hay muộn mọi sự bắt đầu kéo tới mà không giống mẹ bạn. Thế thì xáo trộn bắt đầu - tuần trăng mật được hoàn thành.

Đây là những sự kiện phi lí. Đàn ông, nếu thực sự lí trí, nhất định gặp phải nhiều nhiều sự kiện là phi lí. Ngay cả nhà toán học và logic học vĩ đại nhất cũng rơi vào yêu với người đàn bà. Phi lí, hoàn toàn phi lí.

Tại sao tôi nhấn mạnh vào phi lí? Vì, với tôi, lí trí chỉ là ở giữa. Bên dưới lí trí có phi lí - phi lí của vô thức. Và bên trên lí trí lại là phi lí - phi lí của siêu thức. Và tâm trí có ý thức là tâm trí rất nhỏ, tâm trí rất tí hon. Bên dưới là đại dương: tính dục, giận, tham, sở hữu, ghen tị, bạo hành - toàn thể phần con vật tồn tại ở đó trong vô thức của bạn mà là tuyệt đối phi lí.

Đôi khi bạn đã không quan sát sao? - khi người đàn ông thực sự giận anh ta có vẻ giống con vật nhiều hơn giống con người. Khi người đàn ông thực sự điên anh ta sủa như chó hay gầm gừ như sư tử hay nhảy như hổ hay cư xử như khỉ. Đó là lí do tại sao, một khi bạn ở ngoài giận, bạn bắt đầu cảm thấy lúng túng và bạn nói, 'Tôi lấy làm tiếc.' Và bạn nói, 'Mặc cho tôi... làm sao chuyện đã xảy ra mà tôi không biết.' Nó đã tới từ bên dưới; nó đã tới từ tầng ngầm của con người bạn. Bạn đã không nhận biết về nó; nó chiếm quyền sở hữu bạn.

Bên dưới lí trí của bạn có lục địa bao la của sự phi lí. Con vật tồn tại ở đó, rau cỏ tồn tại ở đó, đá tồn tại ở đó - toàn thể quá khứ. Đó là nghĩa thực của lí thuyết rằng bạn đã từng được hoá thân theo nhiều cách. Đã có tám mươi tư nghìn yonis - bạn đã sống tám mươi tư nghìn kiếp trên những bình diện khác nhau. Ngày nào đó bạn đã giống như đá - cái gì đó của nó vẫn còn được mang trong vô thức của bạn. Ngày nào đó bạn đã là thực vật; cái gì đó của nó vẫn còn được mang; hoa và gai, cả hai. Ngày nào đó bạn đã giống như chó và ngày nào đó bạn đã là hổ và ngày nào đó bạn đã là cáo. Và mọi điều đó đều được mang - chồng chất cái nọ lên cái kia, chúng có đó. Bất kì khi nào bạn mất lí trí, cái phi lí kéo tới và chiếm quyền sở hữu bạn.

Trên nó, lại có siêu thức. Cái đó nữa cũng là phi lí. Có Thượng đế được ẩn kín. Bên dưới là con vật, bên trên là Thượng đế. Nếu bạn rơi xuống dưới nhân loại bạn trở thành con vật, nếu bạn đi lên trên nhân loại bạn trở thành điều thiêng liêng. Mọi người sợ điều phi lí vì họ biết chỉ một loại phi lí - cái là ở bên dưới. Và mọi tôn giáo lớn đều dạy điều phi lí ở trên. Bạn phải đi lên cao hơn bản thân bạn. Bạn phải bỏ logic của bạn.

Khi bạn thiền, điều đó lại xảy ra. Khi bạn giận thế nữa điều đó xảy ra, thế nữa bạn ở dưới lí trí. Khi bạn thiền bạn ở trên lí trí - nhưng bạn đi ra ngoài lí trí theo cả hai cách. Khi một người là điên người đó ở dưới lí trí. Và khi một người trở thành thánh nhân người đó ở trên lí trí. Đó là lí do tại sao thánh nhân và người điên có vẻ hơi giống nhau - cái gì đó tương tự. Ít nhất là một điều: họ cả hai đều không trong tâm trí lí trí của họ. Bên dưới lí trí là lục địa bao la của phi lí trí. Và bên trên lí trí là toàn thể bầu trời của tính thiêng liêng, bầu trời vô hạn của tính thiêng liêng.

Và Thiền đặc biệt là phi lí. Bạn không thể hình dung nó bằng lí trí của bạn.

Tôi đã đọc một cuốn sách của Aldous Huxley. Ông ấy nói về một Thiền sư Trung Quốc: 'Thiền sư Trung Quốc làm bữa tiệc trà vào một đêm lạnh cóng. Kaizenji nói với đệ tử của ông ấy, "Có một điều chắc chắn. Nó đen như đồ sơn mài. Nó nâng đỡ trời và đất. Nó bao giờ cũng dường như trong hoạt động, nhưng không ai có thể hiểu thấu nó trong hoạt động. Các đệ tử của ta, làm sao các ông có thể hiểu thấu nó?"

'Ông ấy đang chỉ dẫn bản chất của tathata' - như vậy - hay Đạo, hay Pháp. Ông ấy đang chỉ dẫn bản chất của bản thân sự tồn tại. Ông ấy nói: 'Có một điều chắc chắn...' chắc chắn, ông ấy nói, vì không có cách nào để xác định nó; bạn không thể chỉ chi tiết nó, nó lớn thế. 'Nó đen như đồ sơn mài' - đen như đêm tối. Bạn có thể mất hút trong nó. Nó không như sáng, nó giống tối nhiều hơn. Tại sao? Vì trong sáng, phân biệt là rõ ràng: bạn biết rằng đây là cây và đây là cột trụ, và đây là đàn ông và đây là đàn bà - bạn biết sự tách rời, sự phân biệt.

Trong sáng, nhiều thứ nảy sinh. Trong tối, cái một. Nếu đột nhiên trời bị tối, thế thì cột trụ ở đâu và cây ở đâu, và đàn ông ở đâu và đàn bà ở đâu? Tất cả biến mất trong tính một. Cho nên có tathata đó - cái như vậy đó, Đạo, Pháp, chân lí, hay Thượng đế... Bất kì cái tên nào cũng được - tất cả là như nhau, mọi thứ đều ngụ ý cùng một thứ, mọi thứ chỉ là biểu dụ.

"'Nó nâng đỡ trời và đất. Nó bao giờ cũng dường như trong hoạt động, nhưng không ai có thể hiểu thấu nó trong hoạt động. Các đệ tử của ta, làm sao các ông có thể hiểu thấu nó?" Ông ấy đang chỉ dẫn bản chất của tathata, tất nhiên một cách biểu dụ...'

Và đây không phải là câu hỏi thường; các Thiền sư hỏi các câu hỏi trong những tình huống đặc thù. Bây giờ nó là rõ ràng. Đêm lạnh cóng, trà sẵn sàng, ấm đun nước reo, hương trà toả trong phòng trà, thầy đang ngồi cùng các đệ tử, và đột nhiên thầy hỏi điều này. Từ trời xanh. Bây giờ, đây không phải là lúc để nói về triết lí lớn; đêm lạnh cóng và họ thích uống trà nóng. Và trà đã sẵn sàng, và bây giờ nó là câu hỏi nguy hiểm, vì nếu nó không được trả lời đúng - đó là thực hành của các Thiền sư - thầy sẽ bảo đệ tử về nhà. Tiệc trà, cái thậm chí đã không bắt đầu, sẽ được kết thúc. Họ sẽ không được uống trà.

'Các đệ tử của Kaizenji đã không biết cách đáp lại.' Không phải là họ không thể tạo ra được triết lí, không phải là họ không thể thêu dệt các lời - họ có thể làm. Nhưng Thiền sư không hỏi về lời, thầy đang hỏi về hiểu sâu. Chừng nào bạn chưa trải nghiệm nó, bạn không thể nói được bất kì cái gì - và bất kì cái gì bạn nói sẽ là vô nghĩa. Lí trí có thể đề nghị nhiều thứ, nhưng những thứ đó sẽ không được chấp nhận. Sự việc phải tới từ kinh nghiệm có tính tồn tại.

'Thế rồi chung cuộc một người trong số họ, Tai Shuso theo tên, đã thử: "Ông không hiểu thấu nó vì ông cố hiểu thấu nó trong chuyển động." Ông ấy chỉ ra rằng khi ông ấy thiền trong im lặng, tathata đã xuất hiện bên trong bản thân ông ấy.'

Ông ấy đang nói rằng nếu bạn im lặng, bất động, nếu không có chuyển động của tâm trí bên trong - mọi thứ đã dừng lại, tâm trí đã dừng lại, không có hoạt động, chỉ có vô vi, bất hoạt, thụ động - thế thì nó xuất hiện. Đạo đó, sự tồn tại đó, Thượng đế đó, đột nhiên rót đầy bạn, tràn ra từ bạn. Bạn không thể hiểu thấu nó trong khi tâm trí đang chuyển động, là trong hành động; bạn không thể hiểu thấu được nó. Nhưng khi tâm trí không chuyển động, nó tới theo cách riêng của nó. Bạn không thể hiểu thấu nó nếu bạn cố hiểu thấu nó, vì hiểu thấu ngụ ý hoạt động. Nhưng nó tới khi bạn thậm chí không cố hiểu thấu nó; khi bạn chỉ là chỗ chứa, bụng mẹ, thế thì nó tới. Nó tới trong trạng thái bất hoạt nữ tính, cảm nhận. Ông ấy đã trả lời một cách rất lí trí. Nhưng...

'Kaizenji giải tán tiệc trà trước khi nó thực sự đã bắt đầu. Ông ấy đã không hài lòng với câu trả lời này.'

Nó là câu trả lời mang tính lí trí, nó hấp dẫn - bạn cũng sẽ nghĩ điều ông ấy đang nói là đúng. Nhưng nó là một nửa. Chừng nào tathata đó chưa thể được bắt giữ trong hoạt động nữa, nó sẽ không là cái toàn thể, nó sẽ không là toàn bộ. Nếu bạn không thể tìm thấy Thượng đế ở bãi chợ nữa, và bạn có thể thấy nó chỉ trong Himalayas, thế thì Thượng đế đó sẽ chỉ là Thượng đế một nửa. Và Thượng đế một nửa là Thượng đế chết. Bạn không thể phân chia Thượng đế; bạn không thể nói khi bạn ngồi ở trong hang động Himalay nó có đó. Nó nảy sinh - bạn không cần hiểu thấu nó, thay vì thế, nó vồ lấy bạn.

Đây là điều nhiều người đã làm. Họ nói, 'Trốn đi, từ bỏ đi. Ở đây không có Thượng đế: đi lên Himalaya.' Im lặng đó của Himalayas - nó chẳng liên quan gì tới Thượng đế. Nó là im lặng của hang động. Quay về, sau ba mươi năm ngồi trong hang, tới Đường M.G. ở Poona - và được kết thúc là tất cả im lặng của bạn, và mọi thành đạt của bạn mất tiêu.

Đó là lí do tại sao từ bỏ trở thành sợ thế giới - họ không tới đó, họ bám lấy hang của họ. Đây là thái độ trốn chạy. Và đây không phải là Thượng đế, cái bạn có thể tìm thấy chỉ trong hang động. Thượng đế là ở mọi nơi. Duy nhất Thượng đế hiện hữu: ngài phải ở mọi nơi. Ngay cả ở bãi chợ ngài đang đập rộn ràng sống động như ở Himalayas. Ở Himalayas ngài là im lặng, ở bãi chợ ngài là ồn ào - nhưng ngài ở mọi nơi. Khi bạn đang ngồi bất động ngài là bất động và khi bạn đang chạy ngài đang chạy - nhưng ngài ở đó.

Cho nên câu trả lời có tính lí trí, nhưng không toàn thể; lí trí không thể trả lời cho cái toàn thể. Lí trí phân chia, lí trí phân tích, lí trí mổ xẻ - nó đã mổ xẻ ngay cả Thượng đế. Thượng đế không thể được mổ xẻ. Ngay cả khi bạn dốt nát, Thượng đế là ở trong bạn. Ngài là dốt nát của bạn - còn ai khác có thể là vậy? Và khi bạn biết, ngài là việc biết của bạn. Thượng đế là dốt nát của bạn và Thượng đế là chứng ngộ của bạn. Đó là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói: Thế giới là niết bàn. Nó là một; đây là hai mặt của cùng một điều. Đừng phân chia - bạn phân chia, và bạn bỏ lỡ.

Thầy đã giải tán bữa tiệc. Aldous Huxley bình luận về điều này. Ông ấy nghĩ - ông ấy là triết gia lớn theo quyền riêng của ông ấy - ông ấy nghĩ nếu ông ấy mà ở đó trong bữa tiệc này, ông ấy chắc đã đoán câu trả lời hay hơn. Câu trả lời của ông ấy là gì? Ông ấy nói, 'Việc đoán riêng của tôi là ở chỗ bữa tiệc trà có thể được kéo dài thêm, ít nhất trong vài phút, nếu Tai Shuso đã trả lời theo cách như vậy kiểu như: "Nếu tôi không thể hiểu thấu tathata trong hoạt động, thế thì hiển nhiên tôi phải dừng là ‘tôi', để cho tathata có thể có khả năng hiểu thấu cái ngoài tôi này và làm nó thành một với bản thân nó, không đơn thuần trong sự bất động và im lặng của thiền - như xảy ra cho a la hán - nhưng cũng trong hoạt động - như xảy ra cho bồ tát, cho những người mà sansara và niết bàn là đồng nhất."

Bây giờ điều này thậm chí còn đi tới tồi hơn. Và điều tốt là Aldous Huxley đã không ở đó, bằng không ông ấy chắc đã bị đánh! Thầy đã đơn giản giải tán bữa tiệc. Đó là sự kính trọng lớn hướng tới đệ tử mà đã trả lời - đơn giản giải tán nó. Các Thiền sư giữ cây quyền trượng bên cạnh họ, và thỉnh thoảng họ đánh. Đôi khi chẳng có lí do gì, không lí do thấy được nào, họ đánh. Nhưng một điều bao giờ cũng có đó: nếu họ thấy rằng bạn đang mang trong đầu bạn quá nhiều, họ đánh đầu bạn. Họ nói, 'Trượt ra khỏi nó đi.' Họ đang nói đi sâu hơn cái đầu hay cao hơn cái đầu; đừng bám lấy đầu.

Điều này là câu trả lời quá mang tính cái đầu. Việc đoán sẽ không có tác dụng. Aldous Huxley, ông ấy nói, 'Đây là việc đoán của tôi.' Việc đoán sẽ không có tác dụng! - chỉ trải nghiệm có tác dụng. Không ai có thể đoán được; không ai có thể giả định rằng 'Câu trả lời này có thể đã giúp đỡ.' Không, đoán là đoán - nó là có tính lí trí. Nó là của cái đầu, của tâm trí. Aldous Huxley chắc sẽ thực sự bị đánh - nhiều triết lí này chắc sẽ không được Thiền sư dung thứ.

Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh nhiều thế tới chiều cao phi lí. Bạn phải đi lên trên đầu bạn. Bao giờ cũng thử một thực nghiệm nhỏ: đứng trước gương, chỉ nghĩ bạn không có đầu. Mọi ngày - chỉ trong hai mươi phút, ba mươi phút, bốn mươi phút - đứng trước gương và chỉ nhìn vào đầu và nói, 'Tôi không có đầu nào.' Trong vòng hai hay ba tháng, một hôm đột nhiên bạn sẽ thấy rằng đầu đã biến mất: bạn đang đứng đó mà không có đầu. Thế thì bạn sẽ biết câu trả lời có thể là gì - không trước điều đó; bạn không thể đoán được. Tôi biết câu trả lời nhưng tôi sẽ không nói. Vì nó không thể được nói.

Thầy đã không yêu cầu câu trả lời lưu loát; đệ tử phải làm cái gì đó. Họ phải hành động ngay lập tức theo cách nào đó; họ phải trưng nó ra. Đệ tử nào đó phải trưng nó ra - ngay lập tức, ngay tại chỗ, trong hành động của anh ta, trong con người của anh ta - rằng nó có đó. Và bạn không thể lừa được thầy - nếu nó không có đó, nó không có đó. Nếu nó có đó, thầy sẽ lập tức cảm thấy nó có đó.

Nó xảy ra - đệ tử tới thầy, thầy đã cho anh ta một công án. Công án là phương pháp đặc biệt để đưa bạn tới phát rồ. Nó là câu đố không có câu trả lời - câu trả lời là không thể có, câu trả lời không tồn tại. Đệ tử biết điều đó, thầy biết điều đó, rằng không có câu trả lời. Và đệ tử phải cố tìm câu trả lời - trong nhiều tháng, đôi khi nhiều năm. Chừng nào bạn chưa tìm ra câu trả lời, thầy sẽ không cho bạn hướng dẫn thêm. Công án phải được giải. Và đệ tử biết rằng điều này là ngớ ngẩn - nhưng nó phải được giải. Và sâu bên dưới anh ta biết, anh ta đã nghe, anh ta đã đọc, rằng không có câu trả lời. Nhưng thầy nói, 'Tiếp tục, tìm ra nó đi.'

Cho nên khi bạn cố tìm câu trả lời về cái gì đó mà không câu trả lời nào tồn tại, dần dần bạn bắt đầu nổi cáu, phát rồ. Bạn cố và cố, và nó liên tục trượt đi và trượt đi và trượt đi. Ở Nhật Bản, nó được gọi là 'điên Thiền'. Ở Nhật Bản, ngay cả bác sĩ cũng biết điều đó - vì đôi khi nó xảy ra cho đệ tử này, và gia đình anh ta có thể đem anh ta tới bác sĩ. Vì anh ta nổi cáu - anh ta bắt đầu hét lên, làm mọi thứ, la lối, rung chuyển, run rẩy, rung ring, chẳng bởi lí do nào. Hay bắt đầu cười hay khóc chẳng vì lí do nào, hay bắt đầu nhảy múa. Đôi khi gia đình sẽ đem người này tới bác sĩ. Nhưng ở Nhật Bản họ biết.

Và điều đó phải được biết tới trên khắp thế giới. Thật ra, mọi đại học y nên dạy cho các bác sĩ một môn đặc biệt - rằng có những người không thực sự là điên: đừng điều trị cho họ, bằng không bạn sẽ làm rối họ trong cả đời họ. Thuốc, sốc điện, thuốc an thần, tiêm là nguy hiểm nếu người này đang chịu đựng chứng điên Thiền. Thế thì bạn sẽ phá huỷ mọi khả năng trưởng thành của người đó. Ở Nhật Bản họ không điều trị người này. Khoảnh khắc họ cảm thấy rằng đây là bệnh Thiền, điều đầu tiên họ làm là tìm hỏi: 'Người này có kết nối theo bất kì cách nào với bất kì Thiền sư hay Thiền viện không? Nếu người này có kết nối, thế thì đem anh ta tới thầy, đem anh ta tới thiền viện. Đừng mang anh ta tới người hành nghề y.'

Công án tạo ra chứng thần kinh nhân tạo. Chúng ta đang mang nhiều chứng thần kinh bên trong. Nó bị đè nén - chúng ta đang ngồi trên đỉnh của nó, nó giống như núi lửa. Công án Thiền đó, câu đố không thể được đó, liên tục trêu tức, trêu tức, liên tục trêu tức - và một ngày nào đó đột nhiên núi lửa đó bùng phát, bùng nổ. Thế thì bạn không còn trong kiểm soát; bạn đi ra ngoài kiểm soát. Bạn không thể điều khiển được bản thân bạn; mọi lí trí của bạn mất đi trong các mảnh mẩu. Nó đã là việc bùng nổ, và bạn bị ném ra xa hoàn toàn. Bạn không còn là cùng người như bạn đã là trước đây; cái gì đó mới đã xảy ra.

Chứng điên Thiền này là câu trả lời. Thầy sẽ nói, 'Tốt. Vậy là nó đã xảy ra. Giờ thì đợi, giờ chỉ kiên nhẫn.' Trong ba tuần, bốn tuần, sáu tuần là nhiều nhất, anh ta đơn giản phải đợi. Không cái gì phải làm, anh ta ăn, ngủ, tắm, khi anh ta cảm thấy cần. Anh ta được bỏ lại một mình trong thiền viện trong một lều nhỏ, xa xôi. Không ai đi tới nói chuyện với anh ta, không ai được phép khuyên bảo anh ta. Anh ta đơn giản thảnh thơi ở đó, tắm nắng, nằm trên cỏ, lăn trên cỏ. Được bỏ lại một mình, anh ta cảm thấy thích làm bất kì cái gì anh ta làm. Khi anh ta muốn múa anh ta múa, khi anh ta muốn hét anh ta hét.

Chỉ một điều được chăm nom tới - rằng anh ta phải không làm bất kì cái gì bạo hành với bản thân anh ta. Và bình thường, mọi người không bao giờ làm điều đó. Rất hãn hữu, ai đó có thể đi quá xa - trong một trăm trường hợp, chỉ một phần trăm mới có điều đó. Chăm sóc đó phải được tiến hành - thầy và các đệ tử khác liên tục quan sát từ chỗ xa. Không bạo hành nào phải được làm cho bản thân anh ta hay cho ai đó khác, có vậy thôi.

Trong vòng ba tuần, sáu tuần, mọi thứ dịu xuống. Và người này tới với bộ mặt mới - với mặt nguyên bản của người đó. Tươi tắn như giọt sương buổi sáng. Mắt anh ta là hồn nhiên. Anh ta đã trải qua chứng điên, anh ta đã đi ra ngoài chứng điên; anh ta đã đi vào siêu thức. Trước khi bạn đi vào siêu thức bạn sẽ phải trải qua một loại khủng hoảng. Khủng hoảng này được tạo ra bởi công án.

Khủng hoảng này, tôi đang tạo ra nó ở đây bằng nhiều phương pháp. Những người tới từ bên ngoài, chỉ xem, không thể hiểu được nó. Nó là khủng hoảng Thiền. Khi mọi người nổi cáu, họ nghĩ điều này làm cho mọi người điên - 'Đây là loại tôn giáo gì vậy?' Họ không biết. Tôn giáo về căn bản đưa bạn tới điên để cho bạn có thể đi ra ngoài chứng điên. Một khi bạn đã đi qua rào chắn đó bạn sẽ không bao giờ điên; một khi bạn đã đi qua rào chắn đó bạn là một loại người khác toàn bộ. Một người mới được sinh ra. Duyên dáng lớn giáng xuống, và niềm vui và an bình và thăng bằng.

Nó gần giống như làm tình - triệu lần hơn. Khi bạn làm tình, cái gì xảy ra? Tình dục và tâm linh rất giống nhau. Tình dục là rất nhỏ, nguyên tử - và tâm linh là bao la như toàn thể bầu trời. Khác biệt là ở lượng, nhưng khác biệt về lượng chung cuộc dẫn tới khác biệt về chất nữa.

Hàng triệu lần hơn, lớn lao, là cực thích của tâm linh - nhưng nó là cực thích. Nó đích xác giống như cực thích dục. Khi bạn làm tình, cái gì xảy ra? Thứ nhất, căng thẳng bắt đầu tăng lên. Nhiều căng thẳng hơn, nhiều căng thẳng hơn, căng thẳng bắt đầu tăng lên, bạn bắt đầu cảm thấy điên dại. Một khoảnh khắc tới khi bạn cảm thấy rằng nếu cực thích sẽ không xảy ra bạn sẽ phát điên: năng lượng phải bùng nổ. Và thế rồi năng lượng bùng nổ - từ đỉnh nào đó năng lượng bùng nổ.

Khi năng lượng bùng nổ có niềm vui lớn. Vì trong bùng nổ đó bản ngã biến mất trong một khoảnh khắc. Bạn không còn nữa. Thượng đế hiện hữu. Bạn không còn nữa, tathata hiện hữu - chỉ sự tồn tại thuần khiết. Cả đàn bà không có đàn ông không có; cả hai đã biến mất trong cực thích. Cả hai cùng đập rộn ràng trong bước sóng khác.

Nhưng điều đó có đó chỉ trong một khoảnh khắc - một khoảnh khắc, hai khoảnh khắc, ba khoảnh khắc - niềm vui đó. Và thế rồi cái gì xảy ra? Sau khi niềm vui đã lắng xuống, bạn nguôi đi. An bình lớn nảy sinh, im lặng lớn. Bạn rơi vào giấc ngủ trong giấc ngủ đẹp. Đây là kinh nghiệm rất nhỏ bé, rất rất tí hon, hệt như cọng rơm. Và tâm linh là rừng rậm. Toàn thể rừng rậm. Nhưng bạn có thể hiểu từ nó - đây là kinh nghiệm của bạn, và kinh nghiệm này có thể trở thành biểu dụ.

Trong tâm linh cùng điều này xảy ra với việc mở rộng rất lớn. Trên qui mô càn khôn nó xảy ra. Trong thiền, trong công án, trong mật chú, trong tụng niệm, trong lời cầu nguyện, bạn liên tục tạo ra căng thẳng, căng thẳng, căng thẳng - và căng thẳng tăng lên và tăng lên và mất nhiều tháng, năm, đôi khi cả đời. Và việc tăng lên này liên tục tăng mãi, và căng thẳng trở thành nhiều tới mức một ngày nào đó không có khả năng chịu nó thêm nữa. Thế thì nó bùng nổ.

Và việc bùng nổ đó là của niềm vui lớn, cực lạc. Người ta múa, người ta cười. Và thế rồi niềm vui này lắng vào trong im lặng sâu sắc; người ta trở nên bình thản, yên tĩnh. Người ta đã đạt tới.

Nhưng chỉ cực thích dục là phi lí, cực thích tâm linh cũng vậy. Mọi kinh nghiệm cực thích đều là phi lí. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh về phi lí.

Câu hỏi 3

Tại sao Thiền được gọi là con đường của nghịch lí?

Tôn giáo như vậy phải là nghịch lí, không có cách khác - vì sự sống bao gồm các mâu thuẫn. Chúng có vẻ giống mâu thuẫn với chúng ta - thật ra chúng không mâu thuẫn. Chúng giúp lẫn nhau.

Bạn đã không thấy điều đó trong khung vòm sao? Kiến trúc sư làm cùng điều này - ông ấy đặt các viên gạch tựa vào nhau. Nếu bạn đặt gạch không tựa vào nhau, bạn không thể làm ra khung vòm được - nhà sẽ đổ. Nửa viên gạch tựa theo cách này, và nửa viên gạch tựa theo cách kia, và cả hai chúng có đó. Chúng là cùng viên gạch - bạn có thể để chúng tựa theo một hàng, nhà sẽ sụp đổ. Nhưng khi chúng được đặt tựa vào nhau, năng lượng lớn được tạo ra. Và năng lượng lớn đó trở thành sức mạnh.

Đó là lí do tại sao đàn ông và đàn bà tạo ra trẻ con. Một mình đàn ông không thể tạo ra được, một mình đàn bà không thể tạo ra được. Gạch được đặt tựa vào nhau trở thành khung vòm lớn; năng lượng lớn được tạo ra.

Sống và chết, được đặt tựa vào nhau, tạo ra toàn thể trò chơi, toàn thể cuộc chơi, leela. Sống, trong mọi chiều, là nghịch lí. Cho nên tôn giáo phải là nghịch lí. Nếu tôn giáo không nghịch lí thế thì nó chỉ là triết học nghèo nàn. Thế thì nó chỉ là nhân tạo, do tâm trí tạo ra, chỉ là thượng đế học - không là tôn giáo.

Một hôm, Hoàng đế Lương Vũ mời thầy Phó Đại Sĩ giảng Kinh Kim Cương. Ngay khi thầy ngồi lên chỗ của mình, thầy vỗ bàn bằng chiếc thước và đi xuống. Khi hoàng đế giật mình, thầy hỏi ông ấy, 'Bệ hạ có hiểu không?'

'Ta không hiểu,' hoàng đế đáp.

Thầy thánh thiện nói, 'Bồ tát đã kết thúc việc giảng kinh.'

Ông ấy đã chỉ vỗ bàn bằng chiếc thước. Và ông ấy nói, 'Ta được kết thúc với bài giảng. Ta đã nói mọi điều có thể được nói về Kinh Kim Cương.'

Kinh Kim Cương là kinh Phật giáo quí giá nhất. Chỉ Thiền sư có thể làm điều này - hành vi kì lạ thế. Nhưng nó rất có nghĩa; ông ấy đã nói mọi điều. Vì toàn thể Kinh Kim Cương liên tục lặp lại chỉ một điều, chỉ một điều, lặp đi lặp lại: Nhận biết. Nhận biết. Nhận biết. Đó là toàn thể thông điệp của mọi chư phật: Nhận biết, đừng buồn ngủ.

Bây giờ, đây là cách thức của Thiền. Ông ấy vỗ bàn bằng chiếc thước. Hoàng đế phải đang ngồi đó - buồn ngủ, mơ màng, tâm trí ở đâu đó khác, trong cả nghìn lẻ một chỗ ngoại trừ nơi ông ấy đang ngồi. Bây giờ, bằng việc vỗ bàn này, đột nhiên hoàng đế giật mình - ông ấy phải đã trở nên tỉnh táo trong một khoảnh khắc. Và thông điệp đã được trao. Đây là cách thức phi ngôn ngữ của việc cho thông điệp.

Và không chỉ điều này - thầy nói, 'Bồ tát đã kết thúc việc giảng kinh.' Ông ấy không nói, 'Ta đã kết thúc.' Ông ấy nói, 'Phật đã kết thúc.' Chỉ người đã biến mất trong im lặng hoàn toàn có thể nói điều đó - 'Phật đã nói qua ta.'

Một ngày khác, hoàng đế lại hỏi, 'Thưa thầy, tới đi. Ta không thể hiểu được việc giải thích lớn đó - lại tới đi.' Thế là thầy tới.

Mặc áo cà sa, đội mũ và đi đôi giầy, bồ tát tới cung điện, tại đó hoàng đế hỏi ông ấy, 'Ông có là sư không?'

Vì sư không đi giầy, sư Phật giáo không đi giầy - và bồ tát này lại đi giầy, cho nên hoàng đế hỏi, 'Ông có là sư không?'

Để đáp lại, bồ tát chỉ ngón tay vào mũ của mình. Hoàng đế hỏi ‘Ông có là Đạo sĩ không?’ Để đáp lại, bồ tát chỉ ngón tay vào giầy của mình. ‘Ông có là người thế tục không?’ hoàng đế hỏi. Để đáp lại, bồ tát trỏ ngón tay vào áo cà sa của mình.

Điều ông ấy nói là: 'Ta là tất cả và ta là không ai cả. Bệ hạ thấy, ta có mũ của sư. Bệ hạ thấy, ta có giầy của thánh nhân Đạo sĩ. Và làm sao ta có thể là người thế tục? Bệ hạ nhìn áo cà sa của ta, của thực hành khổ hạnh, kỉ luật. Ta là tất cả. Và ta không là ai cả.'

Hoàng đế nói, 'Ta không hiểu. Hôm qua ta đã bỏ lỡ, hôm nay ta lại bỏ lỡ.' Thầy nói, 'Đây là việc giải thích cuối cùng của ta: nghe đây - và ta sẽ không bao giờ quay lại nữa. Nếu bệ hạ hiểu, bệ hạ hiểu. Nếu bệ hạ không hiểu, bệ hạ không hiểu.' Và ông ấy nói gatha - câu thơ này:

Tay không, cầm cán mai;

Đi bộ, lưng trâu ngồi;

Người đi qua trên cầu.

Cầu trôi nước chẳng trôi!

Và ông ấy đi ra khỏi cung điện và không bao giờ quay lại nữa.

Điều này là ngớ ngẩn, điều ông ấy nói - Tay không, cầm cán mai. Làm sao tay không cầm được bất kì cái gì? Nhưng đó là cách nó đang xảy ra. Cái cư ngụ trong bạn là tay không, và đang cầm mọi thứ. Thượng đế là tay không, và đang nâng đỡ cho toàn thế giới. Và bạn là tay không trong con người bên trong nhất của bạn - bạn không có tay hay chân hay đầu, bạn là vô hình tướng. Nhưng bạn đang giữ cả nghìn lẻ một thứ.

Đi bộ, lưng trâu ngồi. Ông ấy nói: Người đang cưỡi trâu và vẫn bước đi. Ông ấy đang nói: Thượng đế đang nhận ông, ông đang cưỡi ngài - và dầu vậy ông nghĩ ông có trách nhiệm bước đi.

Điều đó giống như... người ăn xin đi qua và hoàng đế tới trong xe ngựa. Và ông ấy thấy thương hại người ăn xin - một ông già, và thị trấn còn xa xăm, và ông già này phải lê bản thân mình đi - cho nên ông ấy nói với ông già, 'Ông vào đi, ngồi trong xe ngựa của ta.'

Người ăn xin rất kinh sợ, nhưng bạn không thể nói không với hoàng đế. Ông này rất sợ - người ăn xin ngồi cùng hoàng đế sao? Điều đó là quá lúng túng. Nhưng bạn không thể nói không. Cho nên ông này trèo lên, ngồi vào trong góc xe ngựa - rất sợ, cái gì đó có thể đi sai - nhưng dầu vậy vẫn để cái túi của mình trên đầu.

Sau một chốc, hoàng đế nói, 'Sao ông không để túi xuống?' Và người ăn xin nói, 'Thưa bệ hạ, bệ hạ đã quá tốt cho tôi đi xe cùng bệ hạ. Tôi không muốn làm nặng thêm xe của bệ hạn; tôi sẽ mang cái túi của tôi trên đầu.'

Thiền nói người làm, duy nhất người làm, là Thượng đế - hay tathata, hay Đạo. Bạn đã trở thành người làm một cách không cần thiết. Cưỡi trên lưng trâu, và bạn đang bước đi - bước một cách không cần thiết, và trâu đang chở bạn. Sông đang đưa bạn đi, và bạn đang bơi một cách không cần thiết. Thảnh thơi đi!

Người đi qua trên cầu; cầu trôi nước chẳng trôi. Điều này cực kì hay. Rất nghịch lí - cầu trôi nước chẳng trôi. Thiền nhân nói thân thể là chiếc cầu; bạn đi qua thân thể. Bạn giống như nước - linh động, không hiểu thấu được, vô hình tướng. Bạn đi qua thân thể; bạn không thay đổi. Nước không trôi, nước sự sống của bạn không trôi. Và cầu liên tục trôi - thân thể bạn liên tục thay đổi mọi ngày. Ngày này nó đã là đứa trẻ, ngày khác nó trở thành thanh niên, thế rồi già. Khoẻ, ốm, thân thể liên tục thay đổi.

Các nhà khoa học thường nói, mười năm trước, rằng thân thể thay đổi hoàn toàn trong bẩy năm - một cách toàn bộ. Sau bẩy năm bạn sẽ không tìm thấy một chút nào của thân thể cũ. Mọi thứ trôi đi. Bây giờ họ nói điều đó xảy ra trong một năm, không phải bẩy năm - trong thời gian của một năm bạn không có bất kì cái gì của thân thể cũ, mọi thứ thay đổi. Thân thể liên tục ném ra cái cũ, và liên tục lấy cái mới từ thức ăn, từ nước, từ không khí - liên tục thay thế. Thân thể là dòng chảy như sông.

Nhưng thân thể là chiếc cầu; bạn là người đi qua. Bạn không chảy, thân thể chảy - cầu chảy, nước không chảy.

Những phát biểu nghịch lí này là cực kì có giá trị - bạn có thể tìm thấy chúng trong tất cả các nhà huyền bí thế giới: trong Eckhart, trong Kabir, trong Dadu, trong Boehme, và nhiều thế trong các Thiền sư. Thiền là con đường của nghịch lí.

Lắng nghe những dòng này của T. S. Eliot.

Để đạt tới điều ông không biết

ông phải đi theo con đường của dốt nát.

Để sở hữu điều ông không sở hữu

ông phải đi bằng con đường của truất quyền sở hữu.

Để đạt tới điều ông không hiện hữu

ông phải đi qua con đường mà ông không hiện hữu.

Và điều ông không biết là điều duy nhất ông biết

và điều ông sở hữu là điều ông không sở hữu

và nơi ông hiện hữu là nơi ông không hiện hữu.

Những dòng này là Thiền hoàn hảo, Thiền thuần khiết. Suy ngẫm về những dòng này, tìm ra điều T. S. Eliot ngụ ý. Những điều này là rất sâu lắng. Nó có thể là công án cho bạn.

Và điều ông không biết là điều duy nhất ông biết...

Bạn không biết bản thân bạn, và đó là điều duy nhất bạn biết. Và nếu bạn không biết cái đó, bạn có thể biết cái gì khác? Người biết chỉ biết bản thân người ta - đó là điều duy nhất có thể được biết, vì đó là điều duy nhất nơi chúng ta hiện hữu. Mọi thứ khác, nhiều nhất, được nhìn từ bên ngoài; nó có thể trở thành chỉ là việc quen biết. Chỉ có một điều bạn có thể nhìn vào từ bên trong, và đó là bạn.

Và điều ông không biết là điều duy nhất ông biết

Và điều ông sở hữu là điều ông không sở hữu...

Thấy ra vấn đề của nó đi. Cái bạn sở hữu là cái duy nhất bạn không sở hữu. Bạn sở hữu nhà của bạn - nhưng làm sao bạn có thể sở hữu được nó? Nó đã ở đây, và bạn đã không hiện hữu. Rồi một ngày nào đó bạn sẽ mất đi, và nó sẽ ở đây. Làm sao bạn có thể sở hữu được nó? Bạn tới và đi. Và nhà còn lại và thế giới còn lại. Bạn không thể sở hữu được những thứ này, bạn chỉ giả vờ.

Và điều ông sở hữu là điều ông không sở hữu.

Thấy điều này, Phật rời bỏ cung điện của ông ấy. Thấy điều này, Mahavir rời bỏ vương quốc của ông ấy - thấy điều này, rằng 'Đây không phải là điều mình sở hữu, cho nên tại sao bận tâm về nó? Nó phải bị lấy đi, ngày này hay ngày khác, cho nên tại sao lo âu không cần thiết về nó thế?'

Và nơi ông hiện hữu là nơi ông không hiện hữu.

Bạn đã quan sát điều đó chưa? Bạn ở đâu? Mọi người ở trong thân thể họ - ở đó bạn không hiện hữu. Mọi người ở trong tâm trí của họ - và ở đó bạn không hiện hữu. Thực tại của bạn là ở đâu đó khác bên ngoài thân thể và đằng sau tâm trí.

Suy ngẫm về những dòng này đi.

Mọi chân lí sâu lắng đều là nghịch lí. Do đó tôi gọi Thiền là con đường của nghịch lí.

Kết thúc quyển 'Thiền - Con Đường Của Nghịch Lí - Tập 2'

Quay về Mục Lục Tập 2

Quay về Mục Lục Toàn Tập

Ads Belove Post