Chương 3. Ngôi nhà - Ngôi đền

Chương 3. Ngôi nhà - Ngôi đền

Price:

Read more

Osho - Mặt trời tâm thức
Chương 3. Ngôi nhà - Ngôi đền
18 tháng mười 1970, buổi tối tại Poona, Ấn Độ.

Các bạn yêu quý của tôi,
Hôm qua tôi đã nói về câu kinh thứ tư của Yoga. Hôm nay, tôi muốn nói với bạn về câu kinh thứ năm. Câu kinh Yoga thứ năm là: Những gì có trong nguyên tử thì cũng có trong toàn bộ; những gì có trong vi mô thì cũng có trong vĩ mô; những gì có trong cái nhỏ nhất thì cũng có trong cái lớn nhất; những gì có trong giọt nước thì cũng có trong đại dương. Yoga đã luôn luôn tuyên bố câu kinh này, nhưng khoa học chỉ ủng hộ điều đó trong thời gian gần đây. Thậm chí không ai nghĩ rằng trong nguyên tử lại có thể chứa một năng lượng khủng khiếp như vậy; điều lớn lao khủng khiếp như vậy lại có thể ẩn chứa trong phần nhỏ nhất, trong cái gần như không là gì thì lại có thể thổi bay mọi thứ.
Sự phân chia nguyên tử đã chứng minh điều thấu hiểu sáng suốt của Yoga là khoa học. Không thể nhìn nguyên tử bằng mắt thường, nhưng trong nguyên tử vô hình chứa đựng một năng lượng vô cùng khủng khiếp.
Sự bùng nổ là điều có thể. Trong con người, nguyên tử của linh hồn là không thể nhìn thấy, nhưng năng lượng vĩ đại của nó ẩn chứa bên trong và sự bùng nổ của Thượng đế là điều có thể. Đây là ý nghĩa tuyên bố của Yoga, trong vi mô có sự hiện diện của vĩ mô, trong mọi hạt có sự hiện diện của Thượng đế.
Tại sao Yoga lại nhấn mạnh đến kinh này?
Trước tiên, vì điều đó là sự thật, là chân lý. Điều thứ hai, nếu một lúc nào đó nhớ lại rằng, trong vi mô đang ẩn chứa vĩ mô thì đó là cách để con người nhớ lại chính tiềm năng của mình. Không có lý do gì mà con người lại cảm thấy mình là nhỏ bé. Thậm chí không có lý do gì mà thứ nhỏ nhất lại cảm thấy là nhỏ.
Theo quan điểm này, không cần làm đầy bản ngã bởi việc nhất thiết phải giữ trong tâm trí các cực đối nghịch, kể cả những thứ to lớn nhất, bao la nhất, bởi vì những thứ nhỏ nhất cũng chứa điều tương tự. Nếu đại dương tràn đầy bản ngã thì nó bản ngã thì nó sẽ thành điên khùng, bởi vì những gì nó có thì cũng được chứa trong giọt nước. Thậm chí, không có lý do gì để cái nhỏ nhất cảm nhận thua kém, không có lý do gì để cái lớn nhất tràn đầy bản ngã. Kém không có bất kỳ ý nghĩa gì mà hơn cũng không có bất kỳ nghĩa lý gì. Cả hai là vô nghĩa. Đây là kết luận của kinh này.
Con người lãng phí cuộc đời họ trong cạm bẫy của chỉ hai vấn đề. Họ đau khổ vì mặc cảm thấp kém hoặc đau khổ vì tự tôn bề trên.
Hiện nay Adler đã làm cho từ “mặc cảm tự ti” quá phổ biến. Cho nên, con người chịu đựng mặc cảm tự ti và liên tục cảm nhận rằng họ không là gì... Có thể bạn đã nghe câu nói nổi tiếng của Omar Khayyam: “Cát bụi lại trở về cát bụi”; rằng cát bụi lại trở về cát bụi và không còn gì lại cho nó.
Nếu mặc cảm tự ti bám vào con người thì họ sẽ bị bệnh nặng. Nếu một người nào đó sống cứ như là người không là gì thì sự tồn tại của họ trở nên khó khăn. Họ chết kể cả khi đang sống. Có rất ít người giữ nguyên là sống cho đến lúc chết; hầu hết con người chết sớm hơn cái chết của họ. Nói chung con người chết ở tuổi trung bình bảy mươi, nhưng hấp hối thì đã xảy ra từ rất lâu trước đó. Có khoảng trống của ba mươi năm, bốn mươi năm và năm mươi năm giữa hấp hối và mai táng.
Ngày mà con người nhận ra họ đang cảm thấy thấp kém... và nếu bạn nhìn vào sự trải rộng mênh mông xung quanh thì bạn buộc phải cảm thấy thấp kém, nhỏ bé. Với con người, đó là tâm trạng gì vậy? Không là gì. Họ xuất hiện như là cọng rơm trên những con sóng của đại dương. Họ không có bất kỳ sức mạnh nào hoặc không có bất kỳ sự điều khiển nào. Cho nên, nếu sự thấp kém đó ôm chặt tâm trí thì cuộc đời họ sẽ trở nên buồn chán, thậm chí chết trong khi đang sống; nó trở thành màu xám xịt. Nhiệt huyết trở thành tẻ ngắt. Nếu chính cuộc đời bạn là tẻ ngắt và u ám bên trong thì ngọn lửa của ngọn đèn bên trong bạn cũng bị lịm tắt, bạn sẽ làm gì với ánh sáng mặt trời? mặt trời không mang cái gì đang kể đến cho bạn. Việc nhớ lại toàn bộ sự bao la tồn tại bên trong con người là điều cần thiết; việc nhớ lại tính linh thiêng tồn tại bên trong con người là điều cần thiết, và rồi họ không trở thành thấp kém. Điều thú vị là, để gạt bỏ mặc cảm tự ti của mình, con người lại rơi vào sự tưởng tượng về phức cảm tự tôn. Họ bắt đầu tìm những giải pháp để ngăn chặn mặc cảm tự ti. Khi họ cảm thấy sự thấp kém bên trong,họ bắt đầu làm cho giầu lên sao cho với việc quá giầu có, họ có thể khoe cho thiên hạ biết, và có thể họ cũng tự cảm nhận rằng mình không phải không là cái gì, mình là một người nào đó quan trọng. Mặc cảm tự ti ập đến và con người bắt đầu trèo lên ngai vàng, đứng trên ngai vàng họ có thể tuyên bố, "Ai dám nói ta không là cái gì? Ta là quan trọng". Bản thân sự thấp kém trở thành cuộc đua tới tự tôn ngạo mạn. Cho nên mọi người đang trong cuộc đua điên khùng tới việc trở nên tự tôn, trở thành bề trên, chính họ đang chịu đựng mặc cảm tự ti bên trong một cách tất yếu.
Adler đã nói rất nhiều điều kỳ lạ. Phát biểu của ông ta rất ý nghĩa. Ông ta đã nói rằng, thường những người về nhất trong những cuộc đua là những người khập khiễn khi còn là trẻ con. Những người rất kỹ năng trong âm nhạc là những người hơi khó nghe khi còn trẻ. Và những người trở thành tổng thống, thủ tướng thường là những người xếp sau khi còn là học trò. Vì sự tổn thương của thấp kém mà họ chứng tỏ cho thiên hạ biết rằng họ là một cái gì đó quan trọng; họ muốn chứng tỏ với mọi người rằng họ là quan trọng. Do vậy, nếu nhà chính trị chịu đựng sự thấp kém thì cũng chẳng có gì là lạ. Sự cắn rứt bên trong liên tục gặm nhấm họ, rằng họ không là gì. Điều đó làm tổn thương tâm trí, đặt con người vào tình thế khó khăn và buộc họ phải chạy đua.
Nếu chúng ta nhìn lại quá khứ của những nhà chính trị trên thế giới, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên. Sự tổn thương của cảm giác thấp kém thời trẻ con bằng cách nào đó đã trở thành cuộc đua của họ. Họ bắt đầu cuộc đua một cách điên khùng. Cho đến khi họ chưa đạt tới một đỉnh cao nào đó, họ còn cảm thấy chưa thỏa mãn. Bằng việc trèo lên đỉnh, họ chứng tỏ cho thiên hạ thấy rằng họ là một cái gì đó, nhưng chắc chắn trong thâm tâm họ không là gì. Do vậy, tất cả những địa vị, sự giàu có, nổi tiếng trở nên vô nghĩa đối với những người đạt được tất cả những thứ đó. Khi họ đứng trên ngai vàng, họ nhận ra rằng họ vẫn như vậy - họ đã đoạt được ngai vàng một cách hài lòng, nhưng họ vẫn là như vậy. Nỗi day dứt của thấp kém đang liên tục gặm nhấm họ. Do vậy mà địa vị cao nhất cũng không mang đến bất kỳ sự thỏa mãn nào. Cuộc đua vẫn tiếp tục ở phía trước.
Khi một người nào đó hỏi Alexander: "Tôi đã nghe rằng ngài muốn chinh phục toàn bộ thế giới. Nhưng ngài đã bao giờ nghĩ ngài sẽ làm gì sau khi chinh phục xong thế giới? Bởi vì chỉ có một thế giới". Thế rồi, tôi nghe nói rằng, Alexander rất buồn và nói, "Ta chưa từng nghĩ đến điều đó. Ông có vẻ có lý, nếu ta chinh phục toàn bộ thế giới thì ta sẽ làm gì tiếp theo? thế giới khác ở đâu?" Bởi vì thậm chí sau khi chinh phục toàn bộ thế giới, vẫn không có sự trốn thoát khỏi tự ti thấp kém mà nó hẳn đã bám chặt vào tâm trí Alexander. Không có lối thoát thậm chí khi có thế giới khác và ông ta cũng đã chinh phục được nó. Đó là sự đảo ngược mặc cảm tự ti thành tự tôn, thành kẻ bền trên trịch thượng.
Cho nên, thật đáng thương cho con người biểu hiện sự ngạo mạn, bởi vì họ đang chịu đựng sự thấp kém. Chỉ là một cú đẩy tình cờ của một người nào đó và anh ta nói: "Bạn không biết tôi là ai sao?" Con người tội nghiệp đang chịu đựng sự thấp kém. Con người bực tức vì vật chất tầm thường, con người mà bản ngã của họ bị tổn thương vì mọi điều vụn vặt - một người nào đó đang cười theo cái kiểu như vậy và anh ta cho rằng mọi người đang cười mình - biết rằng mình đang chịu đựng mặc cảm thấp kém. Nỗi đau khổ này đã đẩy anh ta vào cuộc đua điên khùng tới việc trở nên trịch thượng bề trên.
Thấp kém là bệnh tật. Trịch thượng bề trên ngăn chặn sự thấp kém lại là bệnh tật hơn. Cho nên, Yoga cũng còn muốn giữ chúng ta ở phía khác. Thực tế, nếu nói rằng có Thượng đế nào đó thì cũng không cần làm đầy bản ngã rằng ngài là một cái gì đó quan trọng, bởi vì những gì ngài có thì cũng chỉ là hạt bụi nhỏ nhất. Do vậy, về mặt này, thậm chí những hạt bụi nhỏ cũng không cần cảm nhận sự thấp kém, về mặt khác, Thượng đế cũng không cần mắc phải bệnh trịch thượng bề trên. Chỉ khi con người tự do khỏi sự tự ti thấp kém và trịch thượng bề trên, lúc đó họ sẽ đạt được sự cân bằng. Tuyên bố này của Yoga là nỗ lực làm cho con người thoát khỏi căn bệnh tâm lý khủng khiếp của mình. Nhưng đó không chỉ là nỗ lực để chăm sóc bệnh tâm lý, mà nó còn là sự thật. Điều nhỏ nhoi cũng không có bất kỳ lý do gì để nhỏ nước mắt hoặc điều tuyệt đối cũng không có bất kỳ lý do gì để trở thành ích kỷ. Ở đây, có người xuất hiện như là rất quan trọng và có người xuất hiện như là không quan trọng, tất cả họ đều có cùng kho báu.
Jesus đã kể một giai thoại ngắn. Vào một ngày, người đàn ông rất giàu có đã thuê một số người làm thuê trong khu vườn của mình. Sau đó vào buổi trưa, những người làm thuê khác đã đến gặp người giàu, họ nói họ muốn làm việc. Người giàu cũng đã thuê họ làm việc trong vườn. Khi mặt trời xế bóng, một số người lao động khác cũng đến để xin làm việc. Người giàu cũng thuê họ. Khi hoàng hôn đang xuống, một số người lao động khác nữa đến và người giàu cũng lại thuê họ. Thế rồi một ngày cũng trôi qua, tiền công cho ngày đó đã được trả cho tất cả những người làm thuê. Người giàu có đã chia đều tiền công cho họ. Những người đến vào buổi sáng rất tức giận. Họ nói, "Điều đó không công bằng. Chúng tôi đã làm việc từ buổi sáng. Một số người đến vào buổi chiều và một số người đến khi công việc sắp kết thúc, trong khi đó thì tiền công lại chia đều - điều đó là không công bằng!" Người giàu nói, "Các bạn đã nhận được gì, có phải nó quá nhỏ bé so với công việc của các bạn chăng?". Họ nói, "Không, nó nhiều hơn so với công việc của chúng tôi. Còn về những người đến muộn thì sao?" Người giàu nói, "Trong vương quốc của Thượng đế, không có ai sớm hoặc không có ai muộn, tất cả đều như nhau".
Yoga cũng đang nói điều tương tự. Những gì đã và đang được nói đó là, thậm chí hạt bụi cũng không có lý do gì để đau buồn, và chính Thượng đế cũng không có lý do gì để làm đầy bản ngã. Trong cuộc chơi của cuộc đời này, không có ai ở phía trước hoặc không có ai ở đằng sau; không có ai quan trọng hoặc không có ai không quan trọng. Yoga chỉ ra cái cao cả trong cái tầm thường và cái tầm thường trong cái cao cả, cho thấy đại dương trong giọt nước và giọt nước trong đại dương. Đây cũng là sự thật khi tôi nói như vậy. Hiện nay khoa học cũng nói những điều rất kỳ lạ.
Khi lần đầu tiên Rutherford tách nguyên tử, một kinh nghiệm rất kỳ lạ đã trở nên sáng tỏ, đó là thậm chí nguyên tử có khối lượng nhỏ nhất cũng giống như thế giới ánh sáng của các mặt trời vĩ đại. Trong nguyên tử nhỏ nhất cũng có tâm điểm và những điện tử quay quanh tâm đó. Tốc độ quay này cũng tương tự tốc độ cao nhất của các hành tinh Trái đất, sao Hỏa và sao Mộc quay quanh mặt trời. Năng lượng ẩn chứa ở trung tâm nguyên tử cũng tương tự năng lượng đó của mặt trời. Cứ như là gia đình mặt trời thu nhỏ bên trong nguyên tử. Sự khác nhau chỉ là định lượng, không có sự khác nhau về định tính.
Cho nên, khoa học bắt đầu nói những gì kinh Yoga cổ nhất nói. Có lẽ bạn nhớ điều đó: "Vũ trụ vĩ mô ở bên trong vũ trụ vi mô". Đây là những gì mà nhà khoa học Rutherford và đồng nghiệp của mình nói. Toàn bộ vũ trụ hiện diện bên trong vi vũ trụ bé nhỏ. Vũ trụ đó ở dạng quá nhỏ trong vi vũ trụ đến mức nhìn thấy nó cũng là điều không thể. Điều đó chỉ được suy luận rằng  nó là như vậy. Chỉ thông qua suy luận mà chúng ta biết nó là quay.
Sự khác nhau là về định lượng. Giống như là, việc nói sự khác nhau giữa hai và bốn cũng giống như sự khác nhau giữa hai mươi và bốn mươi. Cũng tương tự như sự khác nhau giữa hai trăm và bốn trăm, giữa hai triệu và bốn triệu. Tỷ lệ là như nhau giữa tất cả các phép tính. Chỉ có những phép tính là được mở rộng, còn tỷ lệ thì vẫn giữ nguyên. Cũng giống hệt vật chất, sự khác nhau giữa vi mô và vĩ mô cũng chỉ là tỷ lệ.
Để nhận biết trở thành sự thật, con người nên giữ trong tâm thức hai điều: mặc cảm tự ti là điên khùng, cảm giác trịch thượng bề trên còn điên khùng hơn. Con người nên hiểu thấu đáo điều đó. Nghĩ về bản thân mình không là gì là điều điên khùng, nghĩ về bản thân mình là một cái gì đó quan trọng cũng là điều điên khùng hơn.
Yoga nói: tự ti hay trịch thượng bề trên đều không được phép trong bạn. Bạn nên biết rõ điều này - đó là bạn. Biết rõ điều này là đủ. Ý nghĩa khác của nó là: đừng so sánh chính bạn. Điều đó là vô nghĩa. Đừng bao giờ so sánh cả. Không có ý nghĩa gì trong việc so sánh. Nếu bạn so sánh hai và bốn với hai mươi và bốn mươi hoặc hai mươi triệu và bốn mươi triệu thì cũng không có gì khác nhau, chúng là tương đương; tỷ lệ của chúng là tương đương. Do vậy mà việc so sánh là vô nghĩa.
Vì thế, Yoga nói: Đừng so sánh giọt nước với đại dương, bởi vì giọt nước không là gì nhưng lại là đại dương nhỏ. Cũng đừng tạo ra bất kỳ cơ hội nào cho đại dương trở nên tràn đầy bản ngã, bởi vì đại dương không là gì mà chỉ là giọt nước nở rộng. Sự khác nhau chỉ là sự giãn nở.
Không có nhà khoa học nào nghĩ đến điều này sớm, có lẽ cuối thế kỷ này, chúng ta sẽ có khả năng giảm hoặc tăng sự giãn nở của nhiều thứ. Tôi đã nghe câu chuyện của thế kỷ hai mươi mốt, có một người đàn ông nổi bật ở ga xe lửa. Ông ta không có hành lý mà chỉ có một bao diêm có kích thước nào đó ở gần nơi ông ta đứng. Khi ra khỏi toa tàu, ông ta yêu cầu gọi hai mươi nhân viên bốc vác đến. Một người đồng hành nói, "Có vẻ như ông không có hành lý. Ông sẽ làm gì với hai mươi nhân viên bốc vác đó?" Người đó nói, "Tất cả hành lý của tôi trong hộp diêm này". Người bạn đồng hành hỏi: "Ông cần hai mươi người bốc vác vì cái đó? Ông không thể nâng được nó sao?" người đàn ông mở hộp diêm và chỉ ra rằng, có một cái xe hơi ở trong nó. Tất cả mọi người đều nói, "Đây là chiếc xe hơi trò chơi của trẻ con - ông có thể mang được nó". Người đàn ông nói với họ, đó không phải là chiếc xe hơi trò chơi của trẻ con, đó rõ ràng là một chiếc xe hơi, chỉ cô đặc lại để có thể vận chuyển trong một không gian nhỏ bé. "Khi tôi về nhà nó sẽ được mở rộng lại".
Hiện nay, không nhà khoa học nào nói rằng sắt có thể co lại. Khi chúng ta thu gọn quả bóng, cũng tương tự, sắt có thể được thu gọn và trải rộng bởi vì mọi thứ là sự hợp nhất của những nguyên tử, và có đủ không gian giữa những nguyên tử đó; không gian đó có thể làm cho nó nhỏ hơn và lớn hơn. Cho nên có thể xảy ra rằng một đoàn tàu có thể bỏ vào một cái hộp diêm nhỏ, sau đó có thể mở rộng trở lại. Cái ngày đó bắt đầu xuất hiện - nó đã được thử nghiệm, và nó sẽ được sử dụng ở phạm vi rộng hơn trong một lộ trình thích hợp - cái ngày mà nó bắt đầu xuất hiện, sẽ không có bất kỳ ý nghĩa nào trong việc so sánh giọt nước với đại dương? Đại dương có thể cô đặc vào giọt nước và giọt nước so thể nở rộng thành đại dương. Con người có thể trải rộng thành Thượng đế và Thượng đế có thể rút nhỏ thành con người. Điều đó đã gần như xuất hiện. Yoga đã từng nói trong thời gian dài rằng, sự khác nhau của mọi thứ chỉ là sự nở rộng, không có sự khác biệt nào khác. Lớn và nhỏ không là gì mà chỉ là những sự nở rộng khác nhau.
Đây là câu kinh thứ năm và là một câu kinh rất ý nghĩa, bởi vì khi điều này được hiểu thì sự tự ti thấp kém của bạn sẽ đi đâu? sự trịch thượng bề trên của bạn sẽ biến đi đâu? bạn sẽ giữ nó ở đâu? Tại sao bạn mang gánh nặng? bạn sẽ tống nó ra ngoài như là chất thải của cơ thể khi đại tiện và thẳng tiến trên con đường của mình. Và sau ngày đó, nếu một người nào đó biểu hiện tính kiêu ngạo thì bạn sẽ cười, nếu một người nào đó giả vờ thấp kém và ve vẩy cái đuôi của mình trước mặt bạn, vậy thì bạn cũng sẽ cười. Bạn sẽ nói với người đang vẫy đuôi đừng có dốc sức một cách vô ích. Bạn sẽ nói với kẻ ngạo mạn: "Tại sao bạn lại tạo ra sự rắc rối cho cơ thể mình? không cần thiết phải như vậy".
Tất cả mọi thứ đang ở đúng vị trí của nó. Tất cả mọi thứ đều có bản tính của riêng chúng. Và tất cả bản tính tự nhiên là không thể so sánh; không có bất kỳ ý nghĩa nào của việc so sánh. Không có kết quả nào trong việc đó.
Câu kinh thứ sáu của Yoga: không phải rằng, tất cả những cái nhỏ bé xuất hiện chỉ là thụ động đón nhận, là ăn xin, và tất cả những gì to lớn xuất hiện cũng là dâng tặng. Không phải như vậy. Cho và nhận, ăn xin và hoàng đế là đồng thời trong tất cả.
Gần đây, nhà khoa học Pháp Astron đã phát minh ra một loại dụng cụ nhỏ, nó sẽ chứng minh sự thay đổi mạnh mẽ trong trường Yoga. Dụng cụ này của Astron đo được lượng năng lượng thâm nhập vào cơ thể con người từ vũ trụ ở mỗi thời điểm.
Điều đó thật thú vị, khi bạn vui vẻ năng lượng này vào bạn nhiều hơn và khi bạn buồn, nó vào ít hơn. Dụng cụ này của Astron rất quý giá. Nếu bạn buồn, tất cả các ô cửa và cửa sổ của bạn bị đóng và co lại - năng lượng thấm vào bạn ít hơn. Bạn cũng có thể đã trải nghiệm rằng nỗi buồn đó làm bạn co lại. Đây là lý do tại sao người đang buồn nói, "Đừng nói chuyện với tôi, đừng khiêu khích tôi, hãy để tôi ngồi trong góc, hãy để tôi ngủ trong góc tối, hãy để tôi chết". Anh ta đóng ô cửa, căn phòng tối om. Người buồn co lại. Người phúc lạc thích chia sẻ. Con người hạnh phúc trở nên thư giãn khi anh ta một mình; anh ta chạy đến một người nào đó để chia sẻ niềm vui của mình.
Tất cả chúng ta đều biết rằng, khi Đức Phật bất hạnh, người đi vào rừng và khi người trở nên phúc lạc, người quay trở về thành phố. Khi Mahavira bất hạnh, ông ấy đi vào rừng và khi ông ấy trở nên phúc lạc, ông ấy trở về thành phố. Bạn đã bao giờ hỏi tại sao người buồn lại đi vào rừng chưa? Họ co lại, họ thậm chí sợ gặp gỡ với một người nào đó. Người hạnh phúc tuôn chảy giống như dòng sông, mong mỏi chia sẻ với mọi người. Hạnh phúc giống như cảm giác được chia sẻ, hạnh phúc là chia sẻ. Không chia sẻ, hạnh phúc trở nên nặng nề. Người buồn muốn co lại - do vậy mà người buồn vẫn luôn đơn độc một mình. Họ cũng không muốn ai đứng gần họ. Người vui vẻ trở thành như lục địa;  người buồn trở thành ốc đảo nhỏ, tự khép mình, cô đơn một mình, cách biệt.
Dụng cụ của Astron chỉ ra rằng, khi người buồn đứng trước nó, một lượng năng lượng rất nhỏ mưa xuống họ, nhưng khi người hạnh phúc xuất hiện thì năng lượng từ vũ trụ vào họ từ mọi hướng - cứ như là cái đập bị vỡ và năng lượng tuôn chảy vào họ từ mọi hướng. Yoga đã nói về điều này từ rất lâu rồi. Yoga nói rằng, các ô cửa và các ô cửa sổ trong tay của con người, họ mở chúng ra với Đấng tối cao hoặc đóng chúng lại.
Leibniz là một nhà toán học vĩ đại. Ông ta thường nói rằng con người là "đơn tử". Đơn tử là từ của ông ta và nó có nghĩa là không cửa sổ. Con người như cái nhà không cửa đi, không cửa sổ - anh ta đã đóng căn nhà lại. Leibniz thường nói rằng, thậm chí nếu tay bạn có thể duỗi thẳng trong căn nhà khép kín này thì chúng cũng không thể vươn ra ngoài, chúng chỉ chạm vào những bức tường. Bạn không dễ dàng ra khỏi những căn nhà. Mọi người đều khép kín trong mình. Thông thường người buồn là "đơn tử". Có vẻ như Leibniz phải là người buồn, hoặc có thể những người khác ông ta biết chắc phải là người buồn. Có lẽ ông ta chưa bao giờ tình cờ gặp yogi hoặc thiền nhân, bởi vì yogi là kiểu người hoàn toàn trái ngược lại. Nếu chúng ta đặt ra bất kỳ từ trái nghĩa đối với đơn tử thì đó cũng là từ 'mở rộng'. Đơn tử có nghĩa là không cửa sổ, không cửa đi. Nếu chúng ta đặt một vài từ về yogi thì chúng ta phải nói là "không tường". Không nảy sinh vấn đề về cửa sổ hoặc cửa đi, yogi biến toàn bộ ngôi nhà thành ô cửa. Do vậy mà họ đã rời toàn bộ các bức tường và xuất hiện dưới bầu trời rộng mở, sao cho toàn bộ có thể mưa thẳng xuống họ. Không chỉ mưa mà nó còn trở thành một với họ. Do vậy mà Yoga nhấn mạnh đến bình an, phúc lạc, tĩnh tại.
Hiện nay dụng cụ của Astron cho thấy rằng, khi con người trong tĩnh lặng thì định lượng của mưa năng lượng tăng lên, khi con người nói, nghĩ, thì định lượng của năng lượng sẽ giảm. Khi con người trong trạng thái bình lặng thì năng lượng bắt đầu mưa xuống nhiều hơn; khi họ căng thẳng và bồn chồn lo lắng thì năng lượng bắt đầu giảm về định lượng. Đó là lý do tại sao Yoga nghĩ về tĩnh lặng, bình an, phúc lạc như là con đường nhận thức Thượng đế, bởi vì thông qua chúng, bạn trở nên cởi mở hơn: tất cả cửa sổ và cửa đi mở ra. Dần dần chúng sẽ bị rơi xuống, thế rồi các bức tường cũng bị sụp đổ. Cuối cùng bạn xuất hiện dưới bầu trời rộng mở. Dụng cụ của Astron không chỉ lưu năng lượng xuất hiện từ bên ngoài, ở mỗi thời điểm nó còn ghi năng lượng được phản hồi bởi con người; con người cũng đang phát ra sóng năng lượng ở mỗi thời điểm. Chúng ta không những nhận từ Đấng tạo hóa mà chúng ta còn cho. Tôi không chỉ nghĩ rằng, nếu Đấng tạo hóa không tồn tại thì bạn không có đó. Ngược lại cũng đúng, nếu bạn không có đó thì Đấng tạo hóa cũng không thể tồn tại. Đừng nên nghĩ rằng chỉ có đại dương cung cấp nước cho những đám mây mà nên ghi nhận rằng, những đám mây cũng cung cấp nước cho đại dương thông qua những con sông. Đại dương không những cho mà còn nhận. Đại dương không những nhận mà còn cho. Những dòng sông không những nhận mà chúng còn cho. Bất kỳ cái gì nhận thì cũng có thể cho. Đó là sự cân bằng, cho và nhận là tương đương. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì nó sẽ tạo ra lỗi alafm và cuộc sống sẽ trở nên phức tạp hơn. Do vậy mà việc hiểu đúng câu kinh thứ sáu này của Yoga là điều rất cần thiết.
Tôi gọi con người đó là yogi, người đã cho cũng nhiều như nhận và kết quả rất rõ ràng. Kabir nói khi ông ta sắp chết, "Tôi để lại đằng sau cái lốt còn nguyên vẹn", điều đó có vài ý nghĩa trong nó. Ý nghĩa của nó là cho và nhận là cân bằng và rõ ràng. Không có nợ và cũng không có lợi nhuận, mọi thứ đều rõ ràng, và đó là điều tôi muốn nói. Không để lại nợ nần. Không phải là tôi chỉ lấy mà không dâng tặng bất kỳ thứ gì.
Tất cả chúng ta đều nhận mà không có khả năng cho, không có khả năng chia sẻ. Nếu chúng ta hà tiện trong việc nhận thì chúng ta cũng buộc phải bủn xỉn trong việc cho. Chúng ta thậm chí không nhận với tâm rộng mở, mà chúng còn giữ cho các ô cửa đóng lại. Chắc chắn việc cho là vô cùng khó khăn.
Khi tôi nói rằng, bạn vui nhiều hơn khi nhận cũng tương tự như vui nhiều hơn khi cho. Trong tĩnh lặng nhận nhiều hơn, trong tĩnh lặng cho cũng nhiều hơn. Thực tế, khi một người nào đó trở nên tuyệt đối an lạc và tĩnh lặng, người đó trở nên giống như những điểm vọng lại mà bạn có thể đã nhìn thấy trên núi cao. Bạn gọi và ngay lập tức núi sẽ vọng lại. Bạn nói trong ngôi đền trống rỗng, âm thanh sẽ dội lại dồn dập vào bạn. Bất kỳ điều gì xuất hiện với người đã đạt được trong tĩnh lặng, trong trống rỗng, trong thiền định, thì ngay lập tức cũng dội trở lại. Người đó cho và nhận ở mỗi thời điểm. Không có khoảng trống giữa cho và nhận. Nó giống như, ở mỗi thời điểm, những ngọn sóng xô vào bờ và ngay lập tức dội trở lại trong lúc đại dương không nợ nần gì. Càng nhận nhiều thì càng cho nhiều; nhận bất kỳ thứ gì thì cũng cho lại thứ đó.
Những gì tôi đã nói đó là, dụng cụ của Astron cho thấy năng lượng tuôn chảy từ bạn nhiều như thế nào, sóng năng lượng đang ra khỏi bạn nhiều như thế nào. Đối với người lo lắng, sóng năng lượng ra khỏi còn ít hơn. Năng lượng của người lo lắng bắt đầu quay vòng và lan truyền bên trong của, giống như xoáy nước. Anh ta bắt đầu nghĩ về cùng những điều mà anh ta đã nghĩ đến hàng nghìn lần. Anh ta bắt đầu suy ngẫm, anh ta bắt đầu nhai lại như con trâu. Nó đã ăn, sau đó lại mang thức ăn đến và nó lại bắt đầu nhai đi nhai lại... việc nhai đi nhai lại của con trâu cũng có tác dụng bởi vì nó ăn một lúc quá nhiều cho nên nó phải nhai lâu, nhai đi nhai lại. Nhưng công việc nhai đi nhai lại của người lo lắng là điều hoàn toàn vô nghĩa - nó không có bất kỳ ý nghĩa nào. Anh ta bắt đầu nghĩ cùng một vấn đề hàng triệu lần. Điều đó có ý nghĩa gì? Điều đó có nghĩa: xoáy bệnh tật đã hình thành trong anh ta. Bây giờ tất cả điều đó ngoài tầm kiểm soát của anh ta, bây giờ anh ta trở nên bị ám ảnh. Bây giờ anh ta đang suy nghĩ về cùng một vấn đề hàng nghìn lần - anh ta còn nghĩ rằng mình đang suy nghĩ một cách vô bổ, nhưng anh ta vẫn tiếp tục nghĩ về những thứ giống nhau. Năng lượng đã ngừng tuôn chảy ra ngoài, nó bắt đầu quay tít bên trong anh ta. Con người như vậy sẽ trở nên bệnh tật, anh ta sẽ trở nên bệnh tật về mặt tinh thần.
Năng lượng nên vào và cũng nên ra. Và nên luôn luôn có sự cân bằng nội tại; cho và nhận nên tương đương. Vậy thì mối liên hệ mà nó hình thành giữa con người và Đấng tối cao là không thể mô tả. Vậy thì mối quan hệ đó là thẳng thắn, không phải là con người ở dưới chân và Đấng tối cao ở trên đầu. Con người trở thành Thượng đế và Thượng đế trở thành con người. Vậy thì Thượng đế trở thành người tâm linh và người tâm linh trở thành Thượng đế. Vậy thì tất cả sự khác biệt và khoảng trống biến mất, bởi vì không có sự giao dịch nào giữa cho và nhận giữ nguyên không hoàn thiện. Thậm chí Đấng tối cao không thể nói bất kỳ điều gì một cách áp đặt, bởi vì bất kỳ điều gì được cho thì cũng được nhận trở lại. Không có gì là không hoàn thiện.
Trong bất hạnh, trong căng thẳng, trong khổ đau, chúng ta không cho hoặc không nhận, chúng ta chỉ đơn giản là co lại và khép kín, năng lượng sống sẽ trở nên khô cạn. Điều đó cũng tương tự như cái giếng mà chúng có thể nói, "Bây giờ tôi sẽ không lấy nước từ đại dương. Bây giờ tôi sẽ đóng tất cả các mạch nước đã cung cấp nước cho tôi. Cũng không có ai cần thả cái xô của mình xuống, bởi vì bây giờ tôi không cho nước nữa". Một cách tự nhiên, người dừng nhận thì cũng dừng cho, nếu không sẽ bị khô cạn. Người dừng cho thì cũng dừng nhận, nếu không anh ta sẽ đầy ních, anh ta sẽ không thể sống. Cả hai vấn đề phải được thực hiện đồng thời. Nhưng nên nhớ, nếu giếng sẽ nói với đại dương rằng, bây giờ tôi sẽ không lấy từ bạn, tôi sẽ nói với dân làng rằng, bây giờ sẽ không cho các bạn nữa, thế thì sẽ chỉ là chết mòn, thối rữa và trở thành bỏ hoang. Sự tươi trẻ sẽ bị hủy hoại, sức sống sẽ bị mất.
Tất cả chúng ta đã trở thành những cái giếng như vậy. Trong con mắt của Yoga thì chúng ta là những cái giếng bỏ hoang, không phải là những cái giếng sống động lấy nước từ đại dương và lại chảy ngược ra đại dương. Những người đến lấy nước ở giếng và cái bình nhỏ không là gì nhưng lại là trung gian đối với đại dương. Họ sẽ mang nước trả lại đại dương và giếng trở nên trong sạch hơn, mát mẻ hơn. Điều Yoga nói là rất kỳ diệu, rằng nếu con người cho cũng nhiều như nhận thì người đó sẽ trở nên sống động hơn. Bạn nhận nhiều thì bạn cũng cho nhiều theo cùng một tỷ lệ, con người trở thành trung tâm nhiều năng lượng hơn, nhiều cảm xúc hơn, nhiều vũ điệu hơn, cuộc sống biểu lộ trong họ mãnh liệt hơn. Hãy xem xét trường hợp Krishna hay Đức Phật, Mahavira hay Christ - lý do mà họ có vẻ tràn đầy năng lượng sống như vậy là gì? Chỉ có một lý do - rằng họ không đau khổ trong khi cho cũng như không đau khổ trong khi nhận. Họ nhận cũng nhiều mà cho cũng nhiều.
Tôi muốn nhắc lại với các bạn về câu nói của Jesus... Và Jesus là một trong số ít yogi vĩ đại trên thế gian, ông ấy đã để lại cho thế hệ sau những câu kih quý giá. Jesus nói: "Những người bảo hộ cũng sẽ cho. Những người có ít sẽ cho nhiều hơn và những người có nhiều sẽ nhận nhiều hơn".

Điều ông ấy nói rất mâu thuẫn. Chúng ta sẽ nói điều đó là không công bằng! Hãy cho người không có gì. Tại sao chúng ta lại cho người đã có đủ? sẽ là đúng nếu chúng ta không cho người có nhiều. Nhưng Jesus đang nói về một cái gì đó ý nghĩa sâu sắc hơn. Ông ấy nói rằng, người có nhiều năng lượng thì sẽ cho nhiều hơn; người có ít năng lượng sẽ cho ít hơn. Lý do không thể cho là vì người có ít đang ngồi với những ô cửa đi và ô cửa sổ bị đóng - đó là lý do tại sao anh ta có ít. Anh ta đau khổ trong việc cho, đó là lý do tại sao anh ta cũng bị lỡ trong việc nhận, anh ta bị hao mòn đi và không thể nhận.
Tôi đã nghe câu chuyện, có người ở trong làng đọc một cuốn sách nói rằng tiền hút máu. Ông ta là người nghèo khổ, ông ta chỉ có một rupi. Ông ta nghĩ, nếu tiền hút tiền thì phải đến một nơi nào đó có nhiều tiền để đặt đồng một rupi gần chúng, đồng một rupi đó có thể kéo về nhiều rupi hơn. Ông ta vào thành phố và đến một cửa hàng của một nhà buôn giàu có. Lúc đó là vào buổi tối, tất cả những đồng rupi có được từ việc bán hàng đã được đếm. Ngồi ở bậc thềm của cửa hàng, người đàn ông bắt đầu làm cho đồng rupi kêu leng keng. Ông ta làm cho đồng một rupi kêu rất lâu nhưng không có đồng rupi nào bị hút tới nó. Sau đó ông ta nghĩ, có lẽ khoảng cách quá xa. Cho nên, ông ta ném đồng rupi của mình lên đống rupi của nhà buôn giàu có. Ông ta đã chờ một lúc và nhìn xem đồng rupi của mình có quay trở lại cùng những đồng rupi khác hay không. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Thế rồi ông ta nói với nhà buôn. "Quyển sách nói không đúng - xin hãy trả lại một rupi cho tôi". Nhà buôn hỏi, "Sách nào?". Ông ta nói, "Tôi đọc cuốn sách nói rằng tiền hút tiền". Nhà buôn nói, "Sách đó nói đúng, nhiều rupi hút một rupi, ông hãy đi về nhà đi. Điên khùng, liệu một rupi có thể hút nhiều rupi không? quyển sách đó đúng, tiền kéo tiền. Bây giờ ông hãy trở về nhà đi và đừng bao giờ mắc sai lầm nữa, đừng nói quyển sách là sai". Con người tội nghiệp đó không bao giờ nói lại với bất kỳ ai rằng quyển sách là sai, bởi vì quyển sách đã được chứng minh là đúng.
Nguyên lý ma thuật mà Jesus nói - nếu bạn muốn tràn đầy điều linh thiêng thì hãy là người cho điều linh thiêng; chia sẻ và nhận, lưu trữ và không còn. Nếu bạn giữ bạn sẽ mất. Nếu bạn mất, bạn sẽ nhận. Các câu kinh có vẻ như mâu thuẫn nhưng Yoga biết lý do đối với những câu kinh này. Lý do là, bản thân chúng ta càng trống rỗng thì chúng ta càng tạo nhiều không gian cho điều linh thiêng. Càng nhiều điều linh thiêng hạ xuống chúng ta thì chúng ta càng tràn đầy phúc lạc bởi việc chia sẻ, bởi vì làm trống rỗng, và chúng ta cho trong dư dật, phong phú.
Kinh thứ sáu này nói, con người không phải là người cho đơn độc hoặc không phải là người nhận đơn độc. Ở đây, con người không phải là kẻ ăn xin hoặc không phải là vua chúa. Nếu con người muốn trở thành vua một cách đơn độc thì người đó sẽ ở trong khó khăn. Và nếu một người nào đó muốn trở thành kẻ ăn xin một cách đơn độc thì người đó cũng sẽ gặp khó khăn. Kẻ ăn xin và nhà vua ở trong cùng một con người. Tay này cho và tay kia nhận. Tay này có khả năng nhận nhiều như tay kia cho, và tay kia sẽ chỉ có khả năng cho nhiều như tay này nhận.
A! liệu chúng ta có hiểu điều này, nếu vậy toàn bộ cấu trúc cuộc sống của chúng ta hẳn sẽ thay đổi. Vậy thì, chúng ta sẽ không chứng tỏ là chủ sở hữu của nhiều thứ, bởi vì con người giữ nhiều thứ thì vẫn giữ nguyên là khốn khổ. Con người càng giữ nhiều thứ thì họ sẽ càng giữ nguyên khốn khổ. Con người càng giữ nhiều thứ thì họ sẽ càng giữ nguyên khốn khổ. Con người phải biết nghệ thuật của từ bỏ. Con người phải biết nghệ thuật của dâng tặng, bởi vì nghệ thuật dâng tặng là con đường duy nhất để nhận. Chúng ta càng trống rỗng thì chúng ta càng có khả năng và xứng đáng để nhận nhiều hơn. Những người trống rỗng sẽ trở nên tràn đầy. Những người thực sự tràn đầy sự sở hữu, kìm giữ sự sở hữu thì sẽ vẫn giữ nguyên là trống rỗng. Hồ làm tràn đầy, núi vẫn giữ nguyên trống rỗng. Mưa cũng trút xuống những ngọn núi nhưng nước không dừng lại trên chúng, chúng đã tràn đầy. Hồ đang trống rỗng, nếu thậm chí không mưa thì cũng không việc gì phải lo lắng, nước từ núi chảy xuống hồ và làm đầy chúng. Hồ đang trống rỗng, đó là bí mật của chúng.
Nếu con người tiếp tục trở nên trống rỗng trong mọi khía cạnh thì họ cũng sẽ trở nên tràn đầy. Và nếu con người tiếp tục trở nên tràn đầy trong mọi khía cạnh thì họ cũng sẽ tiếp tục trở nên trống rỗng. Cả hai là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nếu một người nào đó liên tục cầu xin thần thánh thì hãy nhớ một điều, anh ta sẽ không có khả năng tạo ra bất kỳ mối liên hệ nào với thần thánh. Chúng ta không có mối liên hệ bởi vì những ngôi đền là những nơi cầu nguyện của chúng ta, ở đó chúng ta chỉ cần xin. Ở đó chúng ta là những kẻ ăn xin. Sự cầu nguyện của chúng ta trở nên giả tạo, bởi vì sự cầu nguyện của chúng ta trở nên giả tạo, bởi vì sự cầu nguyện của chúng ta là của những kẻ ăn xin, họ đến đó chỉ để cầu xin.
Nên nhớ, khi chúng ta đi cầu xin, chúng ta không dâng tặng bất kỳ cái gì giá trị cho đấng linh thiêng, chúng ta đang dâng tặng cùng những thứ mà chúng ta muốn xin.
Một người đến với tôi và nói, "Trước đây tôi không tin vào Thượng đế, nhưng bây giờ thì tôi tin". Tôi hỏi ông ta, "Một vài yêu cầu của ông có được thỏa mãn không?" Ông ta hỏi tôi làm cách nào tôi biết. Tôi nói với ông ta, "Nhìn mặt ông tôi biết, không phải là ông đã thực hiện hành trình, thậm chí chỉ là một chút, tới thẳng thần thánh. Chắc chắn một vài đòi hỏi đã được thỏa mãn". Ông ta nói, "Thực sự, cont rai tôi không có việc làm, cho nên tôi cầu nguyện và đã gửi tối hậu thư cho Thượng đế, nếu con trai tôi không tìm được việc làm trong một tháng thì tôi sẽ không bao giờ tin vào ông ta. Và con tôi đã có việc làm, cho nên bây giờ tôi tin một cách chắc chắn".
Bây giờ, đối với người đàn ông này thì công việc là quan trọng hơn Thượng đế. Nếu con trai của ông ta mất việc thì Thượng đế cũng mất vị trí trong ông ta. Ngài cũng sẽ trở nên vô dụng. Ngài sẽ không có ý nghĩa gì đối với con người này. Người đàn ông này sẽ đến để đá đít ngài và yêu cầu ngài rời ngai vàng, như thế là quá đủ.
Chúng ta đến cầu nguyện Thượng đế chỉ để thỏa mãn yêu cầu của chúng ta. Nên nhớ, con người đến với Thượng đế để dâng tặng thì chỉ có lời cầu nguyện của người đó là có ý nghĩa. Con người đến với Thượng đế để dâng tặng, người đó chỉ là sự chuyển tiếp. Không phải là con người luôn luôn dâng tặng thì không nhận được gì, ngược lại họ nhận được rất nhiều. Người cho đang nhận. Người có nhu cầu cũng dâng tặng. Đây là lý do tại sao Jesus nói, người có ít cũng dâng tặng. Ở thời điểm con người sẵn sàng cho thì người đó trở nên nhận biết toàn bộ - bởi vì để trao tặng thì những ô cửa của trái tim phải được mở. Và thông qua những ô cửa này, người đó nhận. Con người sợ trao tặng thì phải giữ cho những ô cửa đóng vì sợ rằng kẻ trộm có thể vào, người ăn xin có thể vào, một người nào đó có thể đứng xin trước cửa. Anh ta phải giữ cho toàn bộ cửa đi và cửa sổ đóng lại. Các ô cửa của anh ta bị đóng và anh ta đòi hỏi từ bên trong ngôi nhà rằng, cho tôi cái này, cho tôi cái kia. Thậm chí Thượng đế đến bên ô cửa để cho thì anh ta cũng không mở, bởi vì anh ta sợ ai đó biết thì một vài kẻ ăn mày sẽ đến; một người nào đó đến để xin.
Tôi đã từng nghe, Thượng đế kể chuyện cười như thế này nhiều lần. Ngài đến cửa nhà một người nào đó dưới dạng một người ăn xin. Thế rồi bị nhận ra rằng con người này không xứng đáng để nhận, bởi vì con người không có khả năng cho thì cũng không thể xứng đáng nhận. Một cách tự nhiên, Thượng đế không thể yêu cầu sự giàu sang từ bạn. Lẽ tự nhiên, Thượng đế không thể yêu cầu ngôi nhà từ bạn, bởi vì ngôi nhà không phải của bạn. Ngày mai bạn sẽ không ở đây và ngôi nhà sẽ không còn đây. Sự giàu có không phải là của bạn, nó ở trong tay bạn ngày hôm nay. Thượng đế chỉ có thể yêu cầu một thứ, và đó là - chỉ có bạn là xứng đáng để yêu cầu. Do vậy, Yoga nói con người sẵn sàng dâng tặng chính mình thì sẽ trở nên nhận tất cả.
... Chỉ có điều kiện là chúng ta có thể dâng tặng chính mình, chỉ với điều kiện là chúng ta từ bỏ chính chúng ta, chỉ với điều kiện là chúng ta từ bỏ chính chúng ta, chỉ với điều kiện: “Của ngươi sẽ được tặng, hãy nhận ta!”
Có kỷ niệm nhỏ trong cuộc đời của Vivekanada. Khi cha của Vivekanada chết, gia đình ông ta trở nên nghèo túng đến nỗi không đủ lương thực cho cả mẹ và con. Cho nên Vivekanada hẳn là muốn nói với mẹ mình, “Hôm nay con được mời tới nhà người bạn của con, con sẽ đi tới đó”. Thực ra không có lời mời nào, không có gì, ông ta chỉ muốn lang thang ngoài đường và trở về nhà muộn. Nếu không, với lượng thực phẩm quá ít bà mẹ hẳn sẽ nhường cho ông và bà vẫn sẽ bị đói. Cho nên, ông ta quay về nhà với dạ dày trống rỗng nhưng rất vui, cười nói rất to, “Bữa ăn quá tuyệt vời! Những đĩa thức ăn tuyệt ngon đã được chuẩn bị!” Ông ta hẳn là muốn vào nhà và nói về những món ăn mà không có nơi nào nấu cho ông ta, những thức ăn mà ông ta chưa bao giờ ăn ở bất kỳ đâu.
Khi Ramakrishna biết điều này, ông ta nói, “Ông mới điên khùng làm sao! tại sao không yêu cầu Thượng đế và mọi người sẽ quan tâm đến ông”. Vivekanada nói rằng nói về ăn và uống với Thượng đế là điều quá tầm thường. Ramakrishna vẫn yêu cầu ông ta hỏi ít nhất một lần xem sao. Ông ta cử Vivekanada vào trong ngôi đền. Một giờ trôi qua, một giờ rưỡi trôi qua, Vivekanada ra khỏi ngôi đền với trạng thái rất hạnh phúc và thành kính. Ông ta vừa ra khỏi điệu vũ. Ramakrishna hỏi, “Ông đã nhận được nó chưa? Ông đã hỏi điều đó chưa? Vivekanada nói, “Nhận cái gì?” Rmakrishna nói, “Tôi đã nói với ông đưa ra yêu cầu. Điều gì làm ông quay trở ra với tâm trạng phúc lạc như vậy?” Vivekanada nói, “Tôi đã hoàn toàn quên điều đó”.
Điều này xảy ra rất nhiều lần. Ramakrishna muốn cử ông ta vào trong và khi Vivekanada ra khỏi ngôi đền, ông ta muốn yêu cầu điều đó. Thế rồi Vivekananda muốn nhớ xem ông ta được cử vào đó với lý do gì. Ramakrishna nói, “Ông bị điên hay sao vậy? bởi vì khi vào trong, ông hứa với tôi rằng ông sẽ hỏi”. Vivekananda nói, “Khi tôi vào trong, trí nhớ về việc tôi phải hỏi Thượng đế một cái gì đó vẫn không phai nhạt. Ngược lại, cảm giác về dâng tặng nảy sinh trong tôi, đến nỗi tôi muốn dâng tặng bản thân mình cho ngài. Và khi tôi dâng tặng bản thân mình, trong tôi có quá nhiều phúc lạc đến nỗi không còn cảm thấy đói, khát hoặc không cần yêu cầu bất kỳ điều gì”.
Vivekananda không thể yêu cầu. Điều đó là không thể đối với ông ta.
Cho đến bây giờ, không có con người tâm linh đích thực nào đã yêu cầu buộc phải hiểu thấu đáo rằng họ không có gì liên quan tới tâm linh. Con người tâm linh chỉ dâng tặng. Jesus đã bị đóng đinh trên cây thập ác. Vào đêm trước khi bị đóng đinh, những người bạn của ông ấy đã nói với ông ấy trong vườn, “Hãy nói với Thượng đế, yêu cầu người những gì ông muốn”. Jesus chỉ cười. Bình minh xuất hiện, khi ông ấy bị đóng đinh trên cây thập ác. Những chiếc đinh bị đóng vào tay khi âm thanh phát ra từ miệng ông, ông ấy buông bỏ và để mình bị treo trên cây thập ác. Thế rồi đó không chỉ là cây thập ác, nó đã trở thành biểu tượng của Thượng đế. Bấy giờ ông ấy không thể tự dâng hiến mình. Ông ấy đã bị treo trên cây thập ác.
Treo trên cây thập ác đã trở thành biểu tượng. Và điều đó đã trở thành biểu tượng khác thường đến nỗi những người muốn đến với thần thánh, họ nên can đảm để tự treo mình lên, treo ‘Cái tôi’ của họ lên cây thập ác.
Nhưng con người không lương thiện; sự bất lương của họ là vô hạn. Có linh mục Thiên chúa giáo đang lang thang khắp thế giới với cây thập ác bằng vàng treo trên cổ của họ! Hãy xem cổ họ treo trên cây thập ác hay cây thập ác treo trên cổ họ? Nhưng con người dễ bị nhầm lẫn. Jesus đã bị treo tren cây thập ác, những người theo ông ấy đang lang thang với cây thập ác nhỏ treo trên cổ mình. Thậm chí cây thập ác cũng có thể trở thành đồ trang sức - con người quá bất lương! Họ đã quên mất ý nghĩa quan trọng của dâng tặng, họ quên ý tưởng thực sự của việc coi mình là không quan trọng, họ chỉ nhớ đến việc nhận!
Yoga nói, con người nhận cùng tỷ lệ như khi cho; và con người nhận cùng một thứ mà họ đã cho. Nếu bạn dâng hiến cuộc sống, bạn sẽ nhận được cuộc sống; nếu bạn dâng hiến bản thân mình, bạn sẽ nhận được nó trong toàn bộ; nếu bạn cho bản ngã, bạn sẽ nhận được linh hồn, nếu bạn dâng hiến cá nhân vô nghĩa này thì bạn sẽ nhận được cá thể tối thượng, nếu bạn dâng tặng xác chết này thì bạn sẽ nhận được thân bất tử. Chúng ta có gì đáng giá để dâng tặng? chúng ta có xác chết, có bản ngã dối trá, có ý tưởng rằng ta là một cái gì đó - đây là tất cả những gì chúng ta có, đây là tất cả những thứ chúng ta sẽ cho. Bằng việc cho này, sự thực - bản thể thực sự của chính ta xuất hiện trở lại; ta nhận được sự thật và thân bất tử của mình.
Cho nên, hãy ghi nhớ thật sâu sắc câu kinh Yoga thứ sáu: dâng hiến tự nó là nhận; tự coi mình là không quan trọng, bởi vì ở đây thậm chí một giọt cũng dâng tặng đại dương. Nhưng khi một giọt nào đó tự dâng mình cho đại dương, bạn đã bao giờ quan sát chưa? Khi giọt nước tự dâng mình cho đại dương thì nó cũng nhận được đại dương, ngay lập tức giọt nước biến thành đại dương!
Kabir đã nói một điều rất kỳ diệu. Ông ta nói rằng, tìm kiếm và theo đuổi, cuối cùng tôi biến mất; điều đó ngẫu nhiên đến mức giọt nước đã rơi vào đại dương, bây giờ làm cách nào để tìm ra? Nhưng sau một thời gian, Kabir đã viết một câu khác và nói với những người bạn của mình, “Hãy quên câu trước đi như là một sai lầm tình cờ xuất hiện”. Bây giờ tôi nói điều thực hơn cho các bạn, rằng đại dương đã rơi vào giọt nước. Giọt nước đã rơi vào đại dương, có lẽ phải làm một cái gì đó để tìm lại giọt nước, như bây giờ đại dương đã rơi vào giọt nước, bây giờ không có cách nào để tìm ra giọt nước. Bây giờ làm thế nào có thể lấy được nó ra?
Khi giọt nước rơi vào đại dương, với chúng ta giọt nước xuất hiện như là nó đang rơi vào đại dương, nhưng khi nó rơi, giọt nước nhận ra rằng, đó chính là đại dương đã thực sự rơi vào giọt nước. Khi con người tự nép mình, anh ta cảm nhận rằng anh ta đang tự nép mình, nhưng khi anh ta đã tự coi mình là không quan trọng, ngay lập tức anh ta nhận ra rằng cuộc gặp gỡ với đấng linh thiêng đã xảy ra - đó không phải là mất một cái gì đó mà là được.
Một trong những môn đệ trẻ của Đức Phật đã đạt chứng ngộ, người đã nói với ông ta, “Bây giờ ông đã đạt được, ông hãy đi và chỉ ra con đường, ô cửa và thông qua đó, ông đi vào con người. Hãy đi và nói với mọi người về ngôi đền mà ở đó niềm phúc lạc vô hạn rền vang”. Môn đệ nói, “Tôi đang đợi lệnh của thầy. Tôi sẽ rời đi vào ngày hôm nay. Tôi sẽ chia sẻ những gì tôi đã đạt được”. Đức Phật hỏi, “Ông sẽ đi đâu, theo hướng nào?”. Môn đệ đó có tên là Poorna, ông ta nói, “Có con đường khô ráo của Bihar, được gọi là Sookha, đó là nơi mà tôi sẽ đến - cho đến bây giờ không có ai đã mang thông điệp của thầy tới đó”. Đức Phật nói, “Đừng đi tới đó. Tôi sẽ không khuyên ông tới đó bởi vì con người ở đó không tốt. Thực tế là cho đến bây giờ không có ai tới đó”. Poorna nói, “Tôi cần gì phải đến những nơi mà ở đó con người là thân thiện, tốt bụng? Xin hãy cho phép tôi đến Sookha”. Đức Phật nói, “Hãy để tôi hỏi ông ba câu hỏi, sau đó ông có thể đi”.
Câu hỏi đầu tiên tôi hỏi ông là, “Con người ở đó rất xấu xa, họ là những người độc ác, ngu ngốc. Nếu họ lạm dụng ông, điều gì sẽ xảy ra với tâm trí ông?” Poorna nói, “Thầy sẽ biết rõ điều gì sẽ xảy ra với tâm trí tôi. Điều tương tự đó hẳn sẽ xảy ra với tâm trí thầy. Tâm trí tôi sẽ nói, ‘Những con người đó mới tốt làm sao, họ chỉ lạm dụng mà không đánh tôi. Họ có thể đánh tôi nhừ tử’”. Thế rồi Đức Phật nói, “Poorna, nên biết rằng họ sẽ còn đánh ông. Họ là những người rất xấu xa, họ sẽ đánh ông. Khi họ đánh ông thì điều gì sẽ xảy ra trong tâm trí ông”. Poorna nói, “Điều tương tự cũng xuất hiện trong tâm trí thầy. Tôi sẽ cám ơn tồn tại quá tử tế; những con người này quá tốt đến nỗi họ không giết tôi. Họ hẳn có thể giết tôi”. Đức Phật nói, “Bây giờ hãy để tôi hỏi câu hỏi cuối cùng. Nếu họ giết ông, ý nghĩ cuối cùng của ông trong lúc hấp hối là gì?” Poorna nói, “Thầy đang hỏi những điều hão huyền. Thầy biết rõ rằng, điều tương tự xuất hiện trong tôi thì hẳn cũng có thể xuất hiện trong thầy trong cùng hoàn cảnh. Trong khi hấp hối, tôi sẽ cám ơn họ rằng có những con người tốt, họ thông cảm với tôi về những sai lầm mà tôi đã mắc phải trong cuộc đời này”.
Đức Phật nói, “Ông đã trở thành con người tâm linh, thành nhà tu hành, ông có thể đi bất kỳ nơi đâu. Bây giờ toàn bộ trần gian là thiên đường cho ông, tất cả mọi ngôi nhà đều là ngôi đền và mỗi con mắt đều là con mắt của đấng linh thiêng.” Yoga sắp đặt nền tảng cho tầm nhìn như vậy.
Tôi sẽ nói chuyện với các bạn về nhiều kinh vào ngày mai. Một số câu hỏi đã được đặt ra, một số câu hỏi khác có thể nảy sinh vào ngày mai, vậy thì tất cả các câu hỏi có thể được trả lời cùng nhau.
Các bạn đã lắng nghe tôi với tình thương yêu, tôi rất biết ơn vì điều đó. Cho phép tôi thông báo cho các bạn hai tin vào buổi sáng. Chỉ những người bạn muốn tham thiền có thể đến vào buổi sáng; nên nhớ, chỉ những người muốn tham thiền. Đừng đến để xem. Không gì có thể biết tới quan sát, chỉ thông qua thực hành thì mới có thể biết. Quan sát gây ra sự phiền nhiễu đối với những người đang tham thiền. Những người đến nên tắm trước khi đi, và họ nên đến và ngồi ở đây trở nên hữu ích và có lợi cho việc vào thiền. Các bạn đã nghe tôi với tình thương yêu, tôi xin cám ơn về điều đó. Tôi xin gửi lời chào của mình tới thần thánh bên trong tất cả các bạn, xin hãy chấp nhận lời chào của tôi.

Ads Belove Post