Chương 4. Là ánh sáng lên bản thân mình

Chương 4. Là ánh sáng lên bản thân mình

Price:

Read more

Osho – Nhạc cổ trong rặng thông
Chương 4. Là ánh sáng lên bản thân mình

Câu hỏi thứ nhất: Thiền có phải là con đường của buông xuôi không? Thế thì làm sao giáo huấn cơ bản của Phật lại là, “Là ánh sáng lên bản thân mình”?
Buông xuôi bản chất xảy ra bên trong bạn. Nó chẳng liên quan gì tới bất kì ai bên ngoài bạn cả. Buông xuôi cơ bản là thảnh thơi, tin cậy - cho nên đừng bị lầm bởi lời nói. Về mặt ngôn ngữ, buông xuôi có nghĩa là buông xuôi theo ai đó, nhưng về mặt tôn giáo, buông xuôi đơn giản có nghĩa là tin cậy, thảnh thơi. Nó là thái độ chứ không phải là hành động: bạn sống qua tin cậy.
Để tôi giải thích. Bạn bơi trong nước, bạn ra sông và bơi. Bạn làm gì? - bạn tin cậy vào nước. Người bơi giỏi tin cậy đến mức người đó gần như trở thành một với sông. Người đó không tranh đấu, người đó không níu bám vào nước, người đó không cứng nhắc và căng thẳng. Nếu bạn cứng nhắc và căng thẳng, bạn sẽ bị chìm, nếu bạn thảnh thơi, sông sẽ lo cho.
Đó là lí do tại sao bất kì khi nào bất kì ai chết đi, xác chết nổi trên nước. Đây là phép màu. Ngạc nhiên làm sao! Người sống bị chết và chết đuối bởi sông còn người chết đơn giản nổi trên mặt nước. Điều gì đã xảy ra? Người chết biết bí mật nào đó về sông mà người sống không biết. Người sống tranh đấu. Sông là kẻ thù. Người đó sợ, người đó không thể tin cậy được. Nhưng người chết, không có đó, làm sao người đó có thể tranh đấu được? Người chết hoàn toàn thảnh thơi, không căng thẳng - bỗng nhiên thân thể nổi lên, sông lo cho. Không sông nào có thể nhấn chìm được người chết.
Tin cậy có nghĩa là bạn không tranh đấu. Buông xuôi có nghĩa là bạn không nghĩ cuộc sống như kẻ thù mà như người bạn. Một khi bạn tin cậy vào sông, bỗng nhiên bạn bắt đầu tận hưởng. Vui vẻ cực kì phát sinh: vung vẩy, bơi lội, hay nổi hay lặn sâu. Nhưng bạn không tách rời khỏi sông, bạn hội nhập, bạn trở thành một với nó.
Buông xuôi có nghĩa là sống trong cuộc sống theo cùng cách như người bơi giỏi bơi trong sông. Cuộc sống là sông - hoặc bạn có thể tranh đấu hoặc bạn có thể nổi. Hoặc bạn có thể đẩy sông và cố gắng đi ngược dòng hoặc bạn có thể nổi với sông và đi bất kì nơi nào sông đưa bạn tới.
Buông xuôi không hướng tới ai đó, nó đơn giản là cách sống. Thượng đế không cần phải buông xuôi vào ai cả. Có những tôn giáo tin vào Thượng đế, có những tôn giáo không tin vào Thượng đế - nhưng tất cả các tôn giáo đều tin vào buông xuôi, cho nên buông xuôi là Thượng đế thực.
Thậm chí khái niệm về Thượng đế cũng có thể vứt bỏ đi được. Phật giáo không tin vào bất kì Thượng đế nào, Jaina giáo không tin vào bất kì Thượng đế nào, nhưng chúng đều là các tôn giáo. Ki tô giáo tin vào Thượng đế, Mô ha mét giáo tin vào Thượng đế, Sikh giáo tin vào Thượng đế; chúng cũng là tôn giáo. Ki tô giáo dạy buông xuôi vào Thượng đế, Thượng đế chỉ là cái cớ để buông xuôi. Đó là sự giúp đỡ vì cũng khó cho bạn buông xuôi không theo đối tượng nào cả. Đối tượng chỉ là cái cớ để cho nhân danh Thượng đế bạn có thể buông xuôi. Phật giáo nói đơn giản buông xuôi - không có Thượng đế. Bạn thảnh thơi. Vấn đề không phải là đối tượng nào đó, vấn đề là cái chủ quan của riêng bạn. Thảnh thơi, không tranh đấu, chấp nhận.
Niềm tin vào Thượng đế là không cần thiết. Trong thực tế, từ ‘niềm tin’ là xấu: nó không chỉ ra tin cậy, nó không chỉ ra tin tưởng. Niềm tin gần như ngược với tin tưởng. Từ ‘niềm tin’ - belief có gốc ‘lief’ - sẵn lòng: ‘lief’ có nghĩa là ham muốn, ước muốn. Bây giờ để tôi giải thích điều đó cho bạn. Bạn nói, “Tôi tin vào Thượng đế, đấng từ bi” - bạn đang định nói đích xác điều gì? Bạn đang nói, “Tôi ước ao có một Thượng đế là người từ bi.” Bất kì khi nào bạn nói, “Tôi tin,” bạn đều nói, “Tôi ham muốn mãnh liệt” - nhưng bạn không biết.
Nếu bạn biết, chẳng có vấn đề gì về niềm tin cả. Bạn có tin vào cây cối ở đây không? Bạn có tin vào mặt trời vẫn mọc vào mọi sáng không? Bạn có tin vào những vì sao không? Không có vấn đề về niềm tin. Bạn biết rằng mặt trời có đó, rằng cây cối có đó. Không ai tin vào mặt trời cả; nếu có người tin như thế, bạn sẽ nói người đó điên. Nếu ai đó tới và nói, “Tôi tin vào mặt trời,” và cố gắng chuyển đổi bạn, bạn sẽ nói, “Anh điên rồi!”
Tôi đã từng nghe một giai thoại:
Một bà nào đó, Bà Lewis, được bổ nhiệm làm đại sứ Mĩ tại Italia. Bà ấy gần đây mới được cải đạo Cơ đốc, và tất nhiên, khi người ta mới được cải đạo, họ rất nhiệt tình. Và bà ấy làm phiền mọi người. Bất kì ai bà ấy tiếp xúc, bà ấy đều cố gắng làm cho người ấy thành người Cơ đốc giáo.
Câu chuyện xảy ra khi bà ấy tới Italia như một đại sứ, bà ấy tới gặp giáo hoàng. Một cuộc thảo luận dài tiếp theo, nó cứ kéo dài mãi. Một phóng viên báo chí lẻn vào thật gần để nghe lỏm điều gì đang diễn ra. Giáo hoàng chưa bao giờ để nhiều thời gian như thế với bất kì ai, và cuộc thảo luận dường như rất sôi nổi và nhiệt tình. Điều gì đó đang diễn ra. Khi giáo hoàng nói chuyện lâu như thế với vị đại sứ của một quốc gia giầu có nhất và mạnh nhất trên thế giới, phải có tin tức gì đó đang xảy ra.
Chỉ để nghe lỏm người đó tới gần hơn nữa. Người đó có thể nghe được mỗi một câu. Giáo hoàng đang nói ấp úng trong tiếng Anh, “Thưa bà, bà không hiểu tôi. Tôi đã là người Cơ đốc giáo rồi!”
Bà ấy đang cố gắng cải đạo cho giáo hoàng!
Nếu ai đó tới và nói với bạn, “Tin mặt trời đi,” bạn sẽ nói, “Tôi đã là người Cơ đốc giáo rồi. Tôi đã tin rồi. Anh không phải lo nghĩ về điều đó.” - bởi vì bạn biết
Ai đó hỏi Sri Aurobindo, “Ông có tin vào Thượng đế không?” Ông ta nói, “Không.” Tất nhiên người hỏi rất choáng váng. Người đó đến từ rất xa xôi, từ Đức, và người đó là người tìm kiếm lớn về Thượng đế và người đó hi vọng nhiều lắm, thế mà con người này lại đơn giản nói không thẳng thừng. Người đó nói, “Nhưng tôi tưởng rằng ông đã biết ngài.” Aurobindo nói, “Đúng, tôi đã biết ngài, nhưng tôi không tin vào ngài.”
Một khi bạn biết, phỏng có ích gì mà tin? Tin là trong dốt nát. Nếu bạn biết, bạn biết. Và cũng là tốt nếu bạn không biết, biết rằng bạn không biết. Tin có thể lừa dối bạn. Tin có thể tạo ra bầu không khí trong tâm trí bạn nơi mà không có việc biết, bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn biết. Tin là không tin cậy, và bạn càng nói mạnh rằng bạn tin một cách toàn bộ, bạn càng sợ hoài nghi bên trong bạn.
Tin cậy không biết tới hoài nghi. Tin chỉ là kìm nén hoài nghi; nó là ham muốn. Khi bạn nói, “Tôi tin vào Thượng đế,” bạn nói, “Tôi không thể sống thiếu Thượng đế. Sẽ rất khó tồn tại được trong bóng tối này, bị bao quanh bởi cái chết, không một khái niệm về Thượng đế.” Khái niệm đó có ích. Người ta không cảm thấy đơn độc, người ta không cảm thấy không được bảo vệ, bất ổn - do đó mới tin.
Martin Luther đã viết, “Thượng đế của tôi là một pháo đài lớn.” Những lời này không thể tới từ người tin cậy: “Thượng đế của tôi là một pháo đài lớn” sao? Martin Luther dường như đang đề phòng. Thậm chí Thượng đế cũng chỉ là pháo đài để bảo vệ bạn, để làm cho bạn cảm thấy an toàn sao? Thế thì đấy là từ cái sợ. Việc nghĩ rằng “Thượng đế là pháo đài lớn của tôi” phát sinh từ sợ hãi, không phải từ tình yêu. Nó không phải là tin cậy. Sâu bên dưới còn có hoài nghi và sợ hãi.
Tin cậy là đơn giản. Nó giống như đứa trẻ tin cậy vào mẹ mình. Không phải là nó tin, tin còn chưa đi vào. Bạn có thời đã là đứa trẻ nhỏ. Bạn tin vào mẹ bạn hay bạn tin cậy vào mẹ bạn? Hoài nghi còn chưa nảy sinh, cho nên đâu là vấn đề về tin? Tin chỉ tới khi hoài nghi đã đi vào; hoài nghi tới trước. Về sau, để kìm nén hoài nghi, bạn bắt giữ niềm tin. Tin cậy là khi hoài nghi đã biến mất, tin cậy là khi hoài nghi không có đó.
Chẳng hạn, bạn thở. Bạn hít vào, rồi bạn thở ra: liệu bạn có sợ việc thở ra không bởi vì ai biết được, nó có thể tới nữa, nó có thể không tới nữa? Bạn tin cậy. Bạn tin cậy rằng nó sẽ tới. Tất nhiên chẳng có lí do gì để tin cậy cả. Lí do là gì? Tại sao nó phải tới nữa? Nhiều nhất bạn có thể nói rằng trong quá khứ nó đã xảy ra như vậy, nhưng điều đó không phải là đảm bảo. Nó có thể không xảy ra trong tương lai. Nếu bạn trở nên sợ hãi việc thở ra bởi vì nó có thể không tới nữa, thế thì bạn sẽ giữ việc hít vào của mình. Đó là điều niềm tin là gì: níu bám, ôm giữ. Nhưng nếu bạn giữ việc hít vào, mặt bạn sẽ tím lại và bạn sẽ cảm thấy ngạt thở. Và nếu bạn cứ làm điều đó, bạn sẽ chết.
Tất cả các niềm tin đều bóp nghẹt và tất cả các niềm tin đều giúp bạn không sống thực sự. Chúng làm u mê bản thể bạn.
Bạn thở ra, bạn tin cậy vào cuộc sống. Từ Phật giáo ‘niết bàn’ đơn giản có nghĩa là thở ra, tin cậy. Tin cậy là hiện tượng rất, rất hồn nhiên. Niềm tin là của cái đầu, tin cậy là của trái tim. Người ta đơn giản tin cậy vào cuộc sống bởi vì bạn xuất phát từ cuộc sống, bạn sống trong cuộc sống và bạn sẽ trở lại với cội nguồn. Không có sợ. Bạn được sinh ra, bạn sống, bạn sẽ chết; đấy là bánh xe. Cùng cuộc sống đã cho bạn cuộc sống thì bao giờ cũng có thể cho bạn nhiều cuộc sống hơn, cho nên tại sao phải sợ?
Tại sao níu bám lấy niềm tin? Niềm tin là do con người tạo ra, tin cậy là do Thượng đế tạo ra. Niềm tin là triết lí, tin cậy chẳng liên quan gì tới triết lí cả. Tin cậy đơn giản chỉ ra rằng bạn biết tình yêu là gì. Nó không phải là khái niệm về Thượng đế ngồi đâu đó trên trời và thao túng cùng quản lí. Tin cậy không cần Thượng đế - cuộc sống vô hạn này, cái toàn bộ này, đầy đủ nhiều hơn nữa. Một khi bạn tin cậy thì bạn thảnh thơi. Thảnh thơi đó là buông xuôi.
Bây giờ, “Thiền có phải là con đường của buông xuôi không?”
Có đấy - tôn giáo, như nó hiện thế là buông xuôi, thảnh thơi. Đừng níu bám vào cái gì. Níu bám chỉ ra rằng bạn không tin cậy vào cuộc sống.
Mọi tối, Mohammed hay phân phát bất kì cái gì ông ấy đã thu thập trong ngày. Tất cả! Không còn thậm chí đến một xu để dành cho ngày mai bởi vì ông ấy nói, “Cùng cội nguồn đã cho hôm nay sẽ cho tôi vào ngày mai. Nếu việc đó đã xảy ra hôm nay, tại sao lại không tin cậy vào ngày mai? Tại sao phải dành dụm?”
Nhưng khi ông ấy sắp chết và ông ấy rất ốm, vợ ông ấy trở nên lo nghĩ. Thậm chí vào nửa đêm có thể cần tới bác sĩ, cho nên buổi tối bà ấy để dành năm rupee, năm dinar. Bà ấy sợ. “Chẳng ai biết được - ông ấy có thể quá ốm vào ban đêm và có thể cần tới thuốc gì đó. Và nửa đêm mình đi đâu được? Hay có thể cần tới bác sĩ và phải trả thù lao.” Không nói gì với Mohammed cả, bà ấy để dành năm dinar.
Gần nửa đêm, Mohammed mở mắt và ông ấy nói, “Tôi cảm thấy không tin cậy nào đó quanh tôi. Dường như cái gì đó đã được để dành.”
Bà vợ trở nên rất sợ sệt và bà ấy nói, “Xin lỗi ông, nhưng cứ nghĩ rằng có thể cần tới cái gì đó trong đêm nên tôi đã để dành năm dinar.”
Mohammed nói, “Bà nghe và để cho tôi chết được an bình, nếu không tôi sẽ cảm thấy mặc cảm, mặc cảm với Thượng đế của tôi. Và nếu ngài hỏi tôi thì tôi sẽ thấy xấu hổ rằng vào khoảnh khắc cuối cùng tôi đã chết trong không tin cậy sâu sắc. Bà đi ra ngoài đi!”
Bà vợ đi ra ngoài, tất nhiên không tin tưởng gì, nhưng một người ăn xin đã đứng đó!
Khi bà ấy quay lại Mohammed nói, “Bà thấy chưa, ông ta ăn ngon lành làm sao, và nếu chúng ta cần cái gì đó thế thì người cho sẽ đứng bên ngoài cửa. Đừng lo nghĩ.”
Thế rồi ông ấy kéo chăn lên và chết ngay lập tức, ông ấy thảnh thơi toàn bộ.
Níu bám vào bất kì cái gì, dù bất kì cái gì, cũng đều chứng tỏ không tin cậy. Nếu bạn yêu một người đàn bà hay đàn ông và bạn níu bám, điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn không tin cậy. Nếu bạn yêu người đàn bà và bạn nói, “Ngày mai nữa, em còn yêu anh hay không?” bạn không tin cậy rồi. Thế thì bạn tin vào toà án, vào cảnh sát, vào luật pháp hơn là vào tình yêu. Bạn đang chuẩn bị cho tương lai. Nếu người đàn bà này hay người đàn ông này cố lừa dối bạn vào ngày mai hay bỏ rơi bạn trong lúc khó khăn, bạn có thể kiếm ủng hộ từ toà án và cảnh sát, và luật pháp sẽ về phe bạn và toàn thể xã hội sẽ ủng hộ bạn. Bạn đang dàn xếp, sợ hãi.
Nhưng nếu bạn thực sự yêu, tình yêu là đủ, còn đủ hơn nữa. Ai bận tâm tới ngày mai? Nhưng sâu bên dưới có hoài nghi. Thậm chí khi bạn nghĩ bạn đang trong tình yêu, hoài nghi vẫn tiếp tục.
Chuyện kể rằng khi Jesus phục sinh sau khi đóng đinh, người đầu tiên tới gặp ông ấy sống lại là Mary Magdalene. Cô ấy đã yêu ông ấy vô cùng. Cô ấy chạy về phía ông ấy. Trong Tân Ước có nói rằng Jesus đã nói, “Đừng chạm vào ta.” Tôi trở nên có chút ít nghi hoặc bởi vì Jesus nói, ‘Đừng chạm vào ta,” nghe có vẻ không phải. Một cái gì đó ở đâu đó đã đi sai. Tất nhiên, điều đó là được nếu giáo hoàng nói, “Đừng chạm vào ta,” nhưng Jesus nói, “Đừng chạm vào ta” sao? - gần như không thể được. Cho nên tôi cố gắng tìm bản gốc. Trong bản gốc có một từ, từ Hi lạp, mà có nghĩa vừa là ‘chạm’ vừa là ‘níu bám’. Thế là tôi tìm ra chìa khoá. Jesus nói, ‘Đừng níu bám vào ta,” chứ không phải là ‘Đừng chạm vào ta,” nhưng người dịch đã diễn giải nó là, ‘Đừng chạm vào ta.” Người diễn giải đã đưa tâm trí riêng của người đó vào trong đó. Jesus phải đã nói, “Đừng níu bám vào ta,” bởi vì nếu có tin cậy, không có níu bám. Nếu có tình yêu, không có níu bám. Bạn đơn giản chia sẻ không níu bám gì, bạn chia sẻ trong thảnh thơi sâu sắc.
Buông xuôi có nghĩa là buông xuôi cho cuộc sống, buông xuôi cho cội nguồn từ đó bạn tới và là chỗ người ta một ngày nào đó sẽ quay lại lần nữa. Bạn giống như một con sóng trong đại dương: bạn tới từ đại dương, bạn trở lại đại dương. Buông xuôi có nghĩa là tin cậy vào đại dương. Và tất nhiên, sóng còn có thể làm được gì ngoại trừ điều đó? Sóng phải tin cậy vào đại dương - và bất kì khi nào bạn tin cậy hay không thì bạn vẫn cứ còn là một phần của đại dương.. Không tin cậy, bạn sẽ tạo ra lo âu, có vậy thôi. Chẳng cái gì sẽ thay đổi cả, chỉ bạn trở nên lo âu, căng thẳng, chán nản. Nếu bạn tin cậy, bạn nở hoa, bạn nở bung, bạn mở hội trong khi biết rõ rằng sâu bên dưới là mẹ bạn, đại dương. Khi mệt mỏi bạn sẽ quay trở lại và nghỉ ngơi trong bản thể mẹ lần nữa. Khi nghỉ ngơi xong bạn quay trở lại để nếm trải bầu trời và ánh mặt trời và các vì sao. Buông xuôi là tin cậy và nó chẳng liên quan gì tới bất kì khái niệm Thượng đế nào, bất kì ý thức hệ gì về Thượng đế. Nó là thái độ.
Thế thì bạn có thể hiểu ý nghĩa của lời thốt ra cuối cùng của Phật: “Là ánh sáng lên bản thân mình.” Khi ông ấy nói là ánh sáng lên bản thân mình, ông ấy ngụ ý: nếu bạn đã buông xuôi theo cuộc sống, bạn đã trở thành ánh sáng lên bản thân mình. Thế thì cuộc sống dẫn bạn đi. Thế thì bạn bao giờ cũng sống trong chứng ngộ. Khi ông ấy nói là ánh sáng lên bản thân mình, ông ấy đang nói đừng theo ai cả, đừng níu bám vào ai cả. Học từ mọi người nhưng không níu bám vào ai. Cởi mở, mong manh, những vẫn còn theo cách riêng của mình, bởi vì cuối cùng kinh nghiệm tôn giáo không thể là kinh nghiệm vay mượn được. Nó phải là sự tồn tại, nó phải là của riêng bạn. Chỉ thế thì nó mới chân thực.
Nếu tôi nói điều gì đó còn bạn tin vào nó, điều đó chẳng ích gì. Nếu tôi nói điều gì đó còn bạn tìm kiếm và bạn buông xuôi và bạn tin cậy, thế thì bạn cũng kinh nghiệm cùng điều đó - thế thì nó đã trở thành ánh sáng lên bản thân bạn. Ngoài ra, lời tôi sẽ vẫn chỉ là lời thôi; nhiều nhất chúng có thể trở thành niềm tin. Chừng nào bạn còn chưa kinh nghiệm chân lí, niềm tin không thể trở thành tin cậy được, chúng không thể trở thành chân lí của riêng bạn được. Chân lí của tôi không thể là chân lí của bạn, nếu không thì nó sẽ rất rẻ rúng. Nếu chân lí của tôi có thể là chân lí của bạn thế thì sẽ không có vấn đề gì.
Đó là khác biệt giữa chân lí khoa học và chân lí tôn giáo. Chân lí khoa học có thể được vay mượn. Chân lí khoa học, một khi được biết tới, sẽ trở thành tài sản của mọi người khác. Albert Einstein đã phát hiện ra lí thuyết tương đối. Bây giờ không cần mọi người phải phát hiện lại nó nữa. Điều đó sẽ là ngu xuẩn. Một khi đã được phát hiện ra, nó trở thành công cộng. Bây giờ nó là lí thuyết của mọi người. Một khi đã được phát hiện ra, một khi đã được chứng minh, bây giờ thậm chí em bé học sinh cũng có thể học nó. Bây giờ chẳng cần gì thiên tài cả, bạn không cần phải là một Albert Einstein - chỉ một tâm trí tầm tầm cũng làm được, chỉ một tâm trí bình thường cũng làm được. Bạn có thể hiểu nó và nó là của bạn. Tất nhiên, Einstein phải làm việc trong nhiều năm, thế thì ông ấy mới có khả năng khám phá ra nó. Bạn không cần làm việc. Nếu bạn sẵn sàng để hiểu và dành tâm trí mình cho nó, chỉ trong vài giờ bạn sẽ hiểu.
Nhưng cùng điều đó không đúng về chân lí tôn giáo. Phật đã phát hiện ra, Christ đã phát hiện ra, Nanak và Kabir đã phát hiện ra, nhưng phát hiện của họ không thể trở thành phát hiện của bạn được. Bạn sẽ phải phát hiện lại nó lần nữa. Bạn sẽ phải đi lại từ ABC, bạn không thể chỉ tin vào họ được. Điều đó chẳng ích gì. Nhưng đó là điều mà nhân loại vẫn đang làm: lầm chân lí tôn giáo như chân lí khoa học. Nó không phải là chân lí khoa học, nó không bao giờ có thể trở thành tài sản công cộng được. Mỗi cá nhân đều phải tới với nó một mình, mỗi cá nhân đều phải tới với nó hết lần nọ đến lần kia. Nó không bao giờ có thể trở thành có sẵn trong chợ được. Bạn sẽ phải trải qua gian khó; bạn sẽ phải tìm và kiếm, bạn sẽ phải đi theo cùng con đường. Không thể nào làm ra lối tắt được. Bạn sẽ phải trải qua cùng khắc khổ như Phật, cùng khó khăn như Phật, và bạn sẽ phải chịu cùng tai hoạ trên con đường như Phật và bạn sẽ phải trong cùng hiểm nguy như Phật. Và một ngày nào đó, khi mây biến mất, bạn sẽ nhảy múa và cực lạc như Phật.
Tất nhiên, khi Archimedes phát hiện ra, ông ấy đã trần truồng chạy trên phố: “Eureka! Tôi đã tìm ra nó!” Bạn có thể hiểu Archimedes trong những phút đó, trong những giây đó, nhưng bạn sẽ không thể cực lạc được; nếu không thì mọi trẻ em học sinh sẽ chạy trần truồng ngoài phố mà kêu, “Eureka!” Chẳng ai đã làm điều đó kể từ thời Archimedes làm; nó chỉ xảy ra có một lần. Với Archimedes đấy là khám phá, rồi từ đó nó trở thành tài sản công.
Nhưng cũng tốt là chân lí tôn giáo không thể truyền trao cho bạn được, nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ đạt tới cùng vui vẻ như Phật hay Jesus hay Krishna - chẳng bao giờ - bởi vì bạn sẽ học nó trong sách giáo khoa phổ thông. Bất kì kẻ ngu nào cũng có thể truyền nó cho bạn. Thế thì toàn bộ kinh nghiệm cực thích sẽ bị mất.
Cũng tốt là kinh nghiệm tôn giáo phải được kinh nghiệm qua cho từng cá nhân. Không ai có thể đưa bạn tới đó được cả. Mọi người có thể chỉ ra cách thức và những chỉ dẫn này là rất tinh tế - đừng bám lấy chúng theo sát từng chữ một. Phật đã nói, “Là ánh sáng lên bản thân mình.” Ông ấy đang nói, “Nhớ lấy, chân lí của ta không thể nào là chân lí của ông được, ánh sáng của ta không thể là ánh sáng của ông được. Tiêm nhiễm tinh thần đó từ ta, trở thành khát khao hơn từ ta. Để tìm kiếm của ông trở thành mãnh liệt và hoàn toàn dâng hiến cho nó. Học sùng kính của người đi tìm chân lí từ ta nhưng chân lí, ánh sáng, sẽ bùng cháy bên trongông. Ông sẽ phải khơi lên ngọn lửa bên trong mình.”
Bạn không thể vay mượn chân lí. Nó không thể được truyền trao, nó không phải là tài sản. Nó là kinh nghiệm tinh tế đến mức nó thậm chí không thể nào diễn đạt nổi. Nó là không diễn đạt được. Nhiều nhất người ta chỉ cố gắng đưa ra vài hướng dẫn.
Câu hỏi thứ hai: Xin Thầy giải thích bản chất của kinh nghiệm mà chúng tôi gọi là “chán” và “bất ổn”.
Chán và bất ổn có quan hệ sâu sắc với nhau. Bất kì khi nào bạn cảm thấy chán, bạn cảm thấy bất ổn. Bất ổn là sản phẩm phụ của chán chường.
Cố hiểu cơ chế này. Bất kì khi nào bạn cảm thấy chán bạn đều muốn tránh xa khỏi tình huống đó. Nếu ai đó đang nói điều gì đó bạn cảm thấy chán, bạn bắt đầu trở nên bồn chồn. Đây là một chỉ dẫn tinh tế rằng bạn muốn đi khỏi chỗ này, khỏi con người này, khỏi câu chuyện vô nghĩa này. Thân thể bạn bắt đầu đi. Tất nhiên, bởi vì lịch sự nên bạn kìm nén nó, nhưng thân thể đã đi rồi - bởi vì thân thể chân thực hơn tâm trí, thân thể thật thà và chân thành hơn tâm trí. Tâm trí đang cố gắng lịch sự, mỉm cười. Bạn nói, “Hay đấy,” nhưng bên trong bạn đang nói, “Khiếp kinh! Mình đã nghe câu chuyện này bao nhiêu lần rồi mà người đó thì cứ kể nó mãi!”
Tôi đã nghe nói về bà vợ của Albert Einstein, Frau Einstein. Một người bạn của Einstein nhiều lần tới chơi và Einstein sẽ kể vài giai thoại, vài chuyện tiếu lâm, rồi họ cười. Người bạn thấy tò mò mỗi một điều: bất kì khi nào người đó tới, và bất kì khi nào Einstein bắt đầu kể chuyện cười...
Einstein là người Do Thái, mà người Do Thái có chuyện cười hay nhất thế giới. Bởi vì họ đã phải chịu đựng khổ sở quá lâu nên họ sống bằng chuyện cười. Cuộc sống của họ khổ đến mức họ phải tự cù mình, do đó họ mới có những chuyện cười hay nhất. Không nước nào khác, không giống nòi nào khác, có thể tranh được với họ. Tại Ấn Độ chúng ta không có chuyện cười hay chút nào bởi vì đất nước này đã sống rất an bình, không cần gây cười. Khôi hài là cần khi người ta thường xuyên trong nguy hiểm - người ta cần cười vào bất kì cái gì, bất kì cớ gì cũng sẽ gây cười.
... Einstein sẽ kể chuyện cười nào đó, giai thoại nào đó, câu chuyện nào đó, và họ cả hai đều cười. Nhưng người bạn trở nên tò mò, bởi vì bất kì khi nào Einstein bắt đầu nói điều gì đó, bà vợ lập tức bắt đầu đan len hay làm việc gì đó.
Thế là người đó hỏi, “Cứ lúc Einstein bắt đầu kể chuyện cười nào đó sao chị bắt đầu đan?”
Bà vợ nói, “Nếu tôi không làm gì cả sẽ cực kì khó cho tôi để chịu được bởi vì tôi đã nghe chuyện cười đó cả nghìn lẻ một lần. Thỉnh thoảng anh mới tới, còn tôi bao giờ cũng ở đây. Bất kì khi nào bất kì ai tới ông ấy đều kể cùng câu chuyện cười ấy. Nếu tôi không làm điều gì đó với đôi tay, tôi sẽ trở nên bồn chồn đến mức sẽ gần như không lịch sự. Cho nên tôi phải làm điều gì đó để cho tôi có thể chuyển bất ổn của tôi vào trong công việc và tôi có thể lẩn trốn đằng sau công việc."
Bất kì khi nào bạn cảm thấy chán, bạn sẽ cảm thấy bất ổn. Bất ổn là chỉ dẫn của thân thể: thân thể đang nói, “Tránh xa khỏi chỗ này đi. Đi bất kì đâu, nhưng không ở đây.” Nhưng tâm trí mỉm cười còn đôi mắt thì lấp lánh, và bạn nói rằng bạn đang lắng nghe và bạn chưa bao giờ nghe thấy điều hay như thế. Tâm trí đã văn minh hoá, thân thể vẫn còn hoang sơ. Tâm trí là con người, thân thể là con vật. Tâm trí là giả, thân thể là thật. Tâm trí biết các qui tắc và qui định - cách hành xử và cách hành xử đúng - cho nên cho dù bạn gặp một người chán, bạn vẫn nói, “Tôi hạnh phúc quá, mừng quá vì được gặp anh!” Và sâu bên dưới, nếu như bạn được phép, bạn sẽ giết người này. Người đó nhử bạn giết người. Thế thì bạn trở nên bồn chồn, thế thì bạn cảm thấy bất ổn.
Nếu bạn nghe lời thân thể và chạy xa, bất ổn sẽ biến mất. Thử mà xem. Thử đi! Nếu ai đó làm bạn chán, đơn giản bắt đầu nhảy và chạy quanh. Xem đấy - bất ổn sẽ biến mất bởi vì bất ổn đơn giản chỉ ra rằng năng lượng không muốn ở đây nữa. Năng lượng đã chuyển đi, năng lượng đã rời khỏi chỗ này. Bây giờ bạn đi theo năng lượng.
Cho nên điều thật là phải hiểu cái chán, chứ không phải cái bất ổn. Chán là hiện tượng rất, rất có ý nghĩa. Chỉ con người mới cảm thấy chán, không con vật nào khác. Bạn không thể nào làm cho con trâu chán được, không thể nào! Chỉ con người mới thấy chán bởi vì chỉ con người mới có ý thức. Ý thức là nguyên nhân. Bạn càng nhạy cảm, bạn càng tỉnh táo, bạn càng ý thức, bạn sẽ càng cảm thấy chán. Trong nhiều tình huống bạn sẽ cảm thấy chán. Tâm trí tầm thường không cảm thấy chán thế. Người đó cứ thế, người đó chấp nhận, bất kì cái gì có đấy, đều được cả; người đó không tỉnh táo lắm. Bạn càng trở nên tỉnh táo, tươi tắn, bạn sẽ càng cảm thấy nó nếu tình huống nào đó là lặp lại, nếu một tình huống nào đó trở nên gay go cho bạn, nếu một tình huống nào đó thành nhạt nhẽo. Bạn càng nhạy cảm  bạn càng trở nên chán hơn.
Chán là chỉ dẫn về tính nhạy cảm. Cây cối không chán, con vật không chán, tảng đá không chán bởi vì chúng không đủ nhạy cảm. Điều này phải là một trong những hiểu biết cơ bản về cái chán của bạn: rằng bạn nhạy cảm.
Nhưng chư phật không chán. Bạn không thể làm vị phật chán được. Con vật không chán và vị phật không chán, cho nên chán tồn tại như một hiện tượng trung gian giữa con vật và vị phật. Để chán, cần phải có một chút ít nhạy cảm hơn là mức đã có ở con vật. Và nếu bạn muốn vượt ra ngoài nó, thế thì bạn phải trở thành hoàn toàn nhạy cảm - thế thì lần nữa cái chán biến mất. Nhưng ở giữa thì cái chán có đấy. Hoặc là bạn trở thành giống con vật, thế thì chán biến mất. Cho nên bạn sẽ thấy rằng những người sống một cuộc sống rất súc vật thì ít bị chán. Ăn, uống, vui đùa, họ không rất chán nhưng họ cũng không nhạy cảm. Họ sống ở mức tối thiểu. Họ sống chỉ với mức tâm thức cần cho cuộc sống thường lệ hàng ngày. Bạn sẽ thấy rằng các nhà trí thức, những người nghĩ quá nhiều, hay chán hơn, bởi vì họ nghĩ. Và bởi vì việc nghĩ của họ mà họ có thể thấy rằng cái gì đó chỉ là lặp lại nhạt nhẽo.
Cuộc sống của bạn là sự lặp lại. Mọi sáng bạn tỉnh dậy gần như theo cùng cách bạn đã dậy trong cả cuộc đời mình. Bạn ăn sáng gần như theo cùng cách. Thế rồi bạn tới văn phòng, cùng văn phòng ấy, cùng con người ấy, cùng công việc ấy. Thế rồi bạn về nhà, cùng vợ ấy. Nếu bạn có chán  cũng là điều tự nhiên. Rất khó cho bạn để thấy cái gì mới ở đây. Mọi thứ dường như là cũ kĩ, phủ đầy bụi bặm.
Tôi đã từng nghe một giai thoại:
Mary Jane, một người bạn rất tốt của một người bán đồ cũ giầu có, một hôm hớn hở ra mở cửa, và thế rồi nhanh chóng cố gắng đóng cửa lại khi chị ta phát hiện ra người trên ngưỡng cửa là vợ của người tình của mình.
Bà vợ nghiêng người vào cánh cửa và nói, “Ấy, cho tôi vào với, bà chị. Tôi không định gây chuyện cãi nhau đâu, chỉ là việc nói nhỏ thân mật thôi.”
Bực dọc Mary Jane để cho chị ta vào, rồi nói một cách thận trọng, “Chị muốn gì?”
“Chẳng nhiều nhặn gì đâu,” chị vợ nói, vừa nhìn quanh. “Tôi chỉ muốn có câu trả lời cho một câu hỏi: xin chị nói cho tôi biết, chỉ giữa chúng ta thôi, chị thấy gì ở cái thằng ngốc câm ấy?”
Cùng người chồng ấy hàng ngày trở thành thằng ngốc câm. Cùng người vợ ấy hàng ngày... bạn gần như quên mất cô ta trông thế nào. Nếu bạn được bảo nhắm mắt và nhớ khuôn mặt vợ mình, bạn sẽ thấy không thể nào nhớ được. Nhiều người đàn bà khác sẽ tới trong tâm trí bạn, toàn là hàng xóm, nhưng không phải vợ bạn. Mối quan hệ đã trở thành sự lặp lại liên tục. Bạn làm tình, bạn ôm vợ mình, bạn hôn vợ mình nhưng tất cả điều này bây giờ chỉ là những cử chỉ trống rỗng. Vẻ đẹp lộng lẫy và quyến rũ đã tan biến từ lâu trước đây. Hôn nhân gần như chấm dứt vào lúc tuần trăng mật qua đi. Thế rồi bạn giả vờ, nhưng đằng sau những giả vờ đó, cái chán sâu sắc tích luỹ lại. Quan sát mọi người đi trên phố và bạn sẽ thấy họ hoàn toàn chán chường. Mọi người đều chán, chán đến chết. Nhìn vào khuôn mặt họ mà xem - không ánh hào quang vui thích nào; nhìn vào mắt họ mà xem - phủ đầy bụi bặm, không một ánh hạnh phúc bên trong. Họ đi từ văn phòng về nhà, từ nhà tới văn phòng, và dần dần toàn bộ cuộc đời trở thành thường lệ cơ giới, sự lặp lại thường xuyên. Và một ngày nào đó bạn chết... gần như bao giờ mọi người cũng chết mà không đã từng sống.
Tương truyền Bertrand Russell đã nói, “Khi tôi nhớ lại, tôi không thể nào tìm ra nhiều hơn một vài khoảnh khắc trong đời mình mà tôi thực sự sống động, bốc lửa.” Bạn có thể nhớ bao nhiêu khoảnh khắc trong đời bạn mà bạn thực sự bốc lửa không? Điều đó hiếm khi xảy ra. Người ta mơ về những khoảnh khắc đó, người ta tưởng tượng về những khoảnh khắc đó, hi vọng về những khoảnh khắc đó, nhưng chúng chẳng bao giờ xảy ra cả. Cho dù chúng có xảy ra, chẳng chóng thì chầy chúng cũng trở thành lặp lại. Khi bạn yêu một người đàn bà hay đàn ông, bạn cảm thấy điều kì diệu, nhưng dần dần điều kì diệu biến mất và mọi thứ lắng đọng vào thường lệ.
Chán là ý thức về việc lặp lại. Bởi vì con vật không thể nào nhớ được quá khứ, nên chúng không thể cảm thấy chán. Chúng không thể nhớ được quá khứ cho nên chúng không thể cảm thấy lặp lại. Con trâu ăn cùng đám cỏ đó hàng ngày với cùng vui sướng. Bạn  không thể; làm sao bạn có thể ăn cùng mớ cỏ với cùng vui sướng được? Bạn thấy ngán.
Do đó mọi người cố gắng thay đổi. Họ chuyển đến nhà mới, họ đem xe mới về nhà, họ li dị chồng cũ, họ tìm chuyện tình mới, nhưng lần nữa chẳng chóng thì chầy mọi sự trở thành lặp lại. Đổi chỗ, đổi người, đổi bạn tình, đổi nhà, đều chẳng làm gì cả. Và bất kì khi nào xã hội trở nên rất chán, mọi người bắt đầu chuyển từ thành phố nọ sang thành phố kia, từ việc nọ sang việc kia, từ vợ nọ sang vợ kia. Nhưng chẳng chóng thì chầy họ cũng nhận ra rằng tất cả những điều này là vô nghĩa bởi vì cùng việc cứ xảy đi xảy lại với mọi người đàn bà, với mọi người đàn ông, với mọi nhà, với mọi xe.
Vậy phải làm gì? - trở nên ý thức hơn đi. Vấn đề không phải là thay đổi tình huống; vấn đề là biến đổi con người mình, trở nên ý thức hơn. Nếu bạn trở nên ý thức hơn, bạn sẽ có thể thấy rằng mỗi khoảnh khắc đều mới cả. Nhưng với điều đó, rất nhiều năng lượng, cực kì nhiều năng lượng ý thức là cần tới.
Nhớ lấy, vợ không như cũ đâu. Bạn đang trong ảo tưởng. Về nhà và nhìn lại vợ mình xem - cô ấy không như cũ đâu. Không ai có thể như cũ được. Chỉ có dáng vẻ lừa dối. Những cây cối này không như chúng ngày hôm qua. Làm sao chúng có thể như cũ được? Chúng đã lớn lên, nhiều lá đã rụng, lá mới đã nhú ra. Nhìn cây hạnh kia, bao nhiêu lá đã ra! Mỗi ngày lá khô rụng đi và lá mới nhú ra, nhưng bạn không ý thức nhiều lắm.
Hoặc là không có ý thức gì - thế thì bạn không thể cảm thấy lặp lại - hoặc có nhiều ý thức đến độ trong mỗi sự lặp lại bạn đều có thể thấy cái gì đó mới. Đây là hai cách để thoát ra khỏi cái chán.
Thay đổi những thứ bên ngoài chẳng ích gì cả. Cũng giống như việc xếp đi xếp lại đồ đạc trong phòng bạn. Dù bạn có làm bất kì cái gì - bạn có thể đặt nó theo cách này hay cách khác - nó vẫn cứ là các đồ đạc ấy. Có nhiều bà nội trợ liên tục nghĩ về cách quản lí đồ đạc, cách xếp chúng, đặt chúng vào đâu, không đặt chúng vào đâu - và họ thay đổi. Nhưng vẫn cùng căn phòng ấy, vẫn cùng đồ đạc ấy. Bạn lừa dối theo cách này được bao lâu?
Một tiết mục trào phúng ngắn trên ti vi có lần tôi xem nói về một người đàn ông và đàn bà thượng cổ hôn nhau một cách hoang dã và mê mẩn. Họ chỉ dừng lại để nói, “Cứ thế, điều này thật lớn lao!” rồi họ lại hôn nữa.
Cuối cùng người đàn bà thượng cổ rút ra để nói, “Nghe này, anh có cho rằng cái điều tuyệt diệu mà chúng ta đã khám phá ra có nghĩa là chúng ta đã cưới nhau không?”
Người đàn ông thượng cổ dồn tâm trí nhỏ bé của mình vào vấn đề và cuối cùng nói, “Có chứ, anh đoán là chúng ta cưới nhau. Bây giờ chúng ta hãy hôn nhau thêm nữa.”
Ngay lúc đó người đàn bà thượng cổ để tay lên đầu mình và nói trong phiền não bất thần, “Ôi, em đau đầu quá!”
Hai người gặp nhau, những người lạ, mọi thứ đều tuyệt diệu, đẹp đẽ, nhưng chẳng chóng thì chầy họ trở nên quen nhau. Đó là điều hôn nhân nghĩa là gì. Nó có nghĩa là bây giờ họ đã lắng đọng, bây giờ họ thích làm cho nó thành sự lặp lại. Thế thì cùng việc hôn đó và cùng việc ôm đó không còn đẹp nữa, nó trở thành gần như nghĩa vụ.
Một người về nhà và thấy bạn mình hôn vợ mình. Người đó đưa anh bạn sang phòng khác. Người bạn run rẩy đầm đìa nước mắt: “Bây giờ sắp thành chuyện rồi! Thế là tình bạn đi đứt.”
Anh chồng dường như rất giận, nhưng anh ta không thế. Anh ta đóng cửa và hỏi anh bạn, “Kể cho tớ một điều - tớ phải làm, nhưng sao cậu hôn cô ấy?”
“Tớ phải làm, nhưng sao cậu hôn cô ấy?” ... Dần dần mọi thứ lắng đọng xuống. Cái mới biến mất, và bạn chẳng có mấy ý thức hoặc phẩm chất đó của tâm thức mà có thể vẫn cứ đi tìm cái mới mãi. Với một tâm trí đờ đẫn, mọi thứ đều cũ, với một tâm trí hoàn toàn sống động, chẳng có gì cũ dưới mặt trời - không thể thế được. Mọi thứ đều trong luồng chảy, tựa dòng sông. Con người không phải là vật chết - làm sao họ có thể còn như cũ được? Bạn có còn như cũ không? Giữa lúc bạn tới sáng nay để nghe tôi và lúc bạn quay về nhà, nhiều điều đã xảy ra. Một số ý nghĩ đã biến mất khỏi tâm trí bạn, một số ý nghĩ khác đã đi vào tâm trí bạn. Bạn có thể đã đạt tới sáng suốt mới. Bạn không thể đi vẫn như lúc bạn đã tới. Dòng sông liên tục chảy; nó vẫn thế nhưng mà nó không thế. Ông già Heraclitus đã nói rằng bạn không thể bước hai lần vào cùng một dòng sông, bởi vì dòng sông không bao giờ như cũ.
Một điều là ở chỗ bạn cũng không như cũ, và điều khác là ở chỗ mọi sự đều đang thay đổi. Nhưng thế thì người ta phải sống ở đỉnh của ý thức. Hoặc là sống như vị phật, hoặc là sống như con trâu, thế thì bạn sẽ không chán. Bây giờ chọn lựa là của bạn.
Tôi chưa hề thấy bất kì ai như cũ cả. Các bạn tới tôi - bao nhiêu lần các bạn đã tới tôi rồi - nhưg tôi chưa hề thấy cái cũ. Tôi bao giờ cũng ngạc nhiên bởi những cái mới mà các bạn đem đến hàng ngày. Các bạn có thể không nhận biết về điều đó.
Giữ lấy khả năng thấy ngạc nhiên.
Để tôi kể cho các bạn một giai thoại:
Một người đi vào quán rượu, chìm sâu trong các ý nghĩ của riêng mình. Người đó quay về phía một phụ nữ vừa đi qua và nói, “Xin lỗi cô, cô có thời gian không?”
Cô ta đáp lại bằng một giọng the thé, “Sao ông dám đưa ra đề nghị ấy cho tôi!”
Người này ngạc nhiên gián đoạn sự chú ý và nhận thấy một cách không thoải mái rằng mọi cặp mắt tại chỗ đó đều đổ dồn vào họ. Người đó lẩm bẩm, “Tôi chỉ hỏi giờ thôi cô ạ.”
Với một giọng còn to hơn người phụ nữ này rít lên. “Tôi sẽ gọi cảnh sát nếu ông nói thêm một lời nữa.”
Vớ lấy cốc uống của mình và bối rối đến chết, người này vội vã lẩn tới cuối phòng và tất tưởi ngồi vào một bàn, ngừng thở và tự hỏi làm sao mình có thể lén ra cửa được.
Không quá nửa phút trôi qua  người phụ nữ ấy đến ngồi cùng bàn với người đó. Bằng một giọng thanh thản cô ấy nói, “Tôi rất tiếc, thưa ông, đã làm ông bối rối, nhưng tôi là một sinh viên tâm lí ở đại học và tôi đang viết luận án về phản ứng của con người khi trong trạng thái ngạc nhiên, sốc.”
Người này nhìn chăm chăm vào cô ấy trong ba giây, rồi người đó nghiêng lại và rống lên: “Cô sẽ làm điều đó cho tôi, cả đêm, chỉ để lấy hai đô la thôi sao?”
Và người ta nói rằng người phụ nữ đó ngã xuống, bất tỉnh.
Có thể chúng ta không cho phép tâm thức mình nâng lên cao hơn bởi vì thế thì cuộc sống sẽ là ngạc nhiên thường xuyên và bạn không thể nào quản lí được nó. Đó là lí do tại sao bạn đã lắng đọng vào một tâm trí đờ đẫn - có đầu tư nào đó vào trong nó. Bạn không đờ đẫn mà không có lí do gì, bạn đờ đẫn bởi mục tiêu nào đó; bởi vì nếu bạn thực sự sống động, mọi thứ sẽ thành đáng ngạc nhiên và gây chấn động. Nếu bạn vẫn còn đờ đẫn thế thì chẳng có gì làm bạn ngạc nhiên cả, chẳng có gì gây chấn động cả. Bạn càng đờ đẫn  cuộc sống cũng dường như càng đờ đẫn với bạn hơn. Nếu bạn trở nên nhận biết hơn, cuộc sống cũng sẽ trở nên sống động hơn, sinh động hơn, và sẽ có khó khăn.
Bạn bao giờ cũng sống với những mong đợi chết. Hàng ngày bạn về nhà và bạn mong đợi những cách cư xử nào đó từ vợ bạn. Bây giờ nhìn vào cách bạn tạo ra khổ của riêng mình: bạn mong đợi một cách cư xử cố định từ vợ bạn và thế rồi bạn mong đợi vợ bạn thành mới. Bạn đang đòi hỏi điều không thể được. Nếu bạn thực sự muốn vợ mình vẫn còn liên tục mới với bạn, đừng mong đợi. Về nhà bao giờ cũng sẵn sàng ngạc nhiên và chấn động, thế thì vợ bạn sẽ mới. Nhưng cô ấy phải hoàn thành những mong đợi nào đó.
Chúng ta chưa bao giờ cho phép sự tươi tắn toàn bộ như luồng chảy của mình được người kia biết tới. Chúng ta cứ che giấu, chúng ta không để lộ ra, bởi vì người kia có thể không hiểu được nó chút nào. Và vợ cũng mong đợi chồng cư xử theo cách nào đó, và tất nhiên, họ cai quản các qui tắc. Chúng ta không sống theo cuộc sống, chúng ta sống theo qui tắc. Chồng về nhà, người đó tự buộc mình theo một qui tắc nào đó. Lúc người đó vào nhà, người đó không còn là một người sinh động nữa, người đó chỉ là người chồng.
Chồng có nghĩa là một kiểu nào đó về cách cư xử đã được mong đợi. Đàn bà có người vợ, còn đàn ông có người chồng. Bây giờ khi hai người này gặp nhau, có đến bốn người: chồng và vợ, mà không phải là hai người thật - chỉ là hai hình nhân, hai mặt nạ, hai cách cư xử mong đợi theo hình mẫu sai lạc, hai bổn phận, và tất cả thế - và hai người thật ẩn đằng sau những cái mặt nạ này. Những người thật này cảm thấy chán.
Nhưng bạn đã đầu tư quá nhiều vào hình nhân của mình, vào mặt nạ của mình. Nếu bạn thực sự muốn một cuộc sống không có cái chán trong đó, bỏ tất cả các mặt nạ đi, là thực. Đôi khi điều đó sẽ khó khăn, tôi biết, nhưng nó cũng đáng thế. Chân thật. Nếu bạn cảm thấy thích yêu vợ mình, yêu cô ấy, nếu không, nói không cảm thấy thích điều đó. Điều đang xảy ra ngay bây giờ là ở chỗ chồng làm tình với vợ và nghĩ về cô diễn viên nào đó. Trong tưởng tượng người đó không làm tình với người đàn bà này, trong tưởng tượng người đó đang làm tình với người đàn bà khác nào đó. Và cùng điều đó cũng đúng cho người vợ. Thế thì mọi thứ trở thành chán bởi vì họ không còn sống động nữa. Sự mãnh liệt, sự sắc bén bị mất.
Chuyện xảy ra trên sân ga xe lửa. Ông Johnson tự cân mình trên một trong những chiếc máy kiểu cổ chạy bằng xu mà cho ra một bìa có in vận may trên đó.
Bà Johnson ghê gớm giật nó ra khỏi tay chồng và nói, “Để tôi xem nó cho. A, nó nói ông là người vững vàng và cương quyết, có một nhân cách dứt khoát, là người lãnh đạo đàn ông, và hấp dẫn đàn bà.”
Thế rồi bà ấy lật tấm bìa lại, nghiên cứu nó một hồi rồi nói, “Và chúng cho số cân sai nữa.”
Không đàn bà nào có thể tin rằng chồng mình hấp dẫn các đàn bà khác. Bây giờ có một điểm chủ chốt, điểm then chốt. Nếu người đó không hấp dẫn đối với đàn bà khác, làm sao cô ấy có thể mong đợi rằng người đó sẽ hấp dẫn cho cô ấy? Nếu người đó là hấp dẫn với đàn bà khác chỉ thế thì người đó mới hấp dẫn cô ấy, bởi vì cô ấy cũng là đàn bà. Vợ muốn người đó hấp dẫn cho cô ấy nhưng không hấp dẫn cho bất kì ai khác. Chồng muốn vợ mình bị hấp dẫn về mình và không bị hấp dẫn vào bất kì ai khác. Bây giờ đây là đang hỏi hỏi cái gì đó ngớ ngẩn. Cứ dường như là bạn nói, “Em được phép thở chỉ trong hiện diện của anh và khi em đi gần ai đó khác, em không được phép thở. Làm sao mà em dám thở ở bất kì nơi nào khác được?” Chỉ thở khi vợ có đấy, chỉ thở khi chồng có đấy, và đừng thở ở bất kì nơi đâu khác. Tất nhiên, nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ chết và bạn sẽ không thể nào thở được trước cả vợ mình nữa.
Tình yêu phải là cách sống. Bạn phải là tình yêu - chỉ thế thì bạn mới có thể yêu vợ mình và chồng mình. Nhưng vợ nói, “Không, anh không nên nhìn bất kì ai khác với con mắt yêu đương.” Tất nhiên bạn xoay xở, bởi vì nếu bạn không xoay xở  điều đó sẽ tạo ra phiền toái. Nhưng dần dần tia sáng le lói trong mắt bạn biến mất. Nếu bạn không thể nhìn vào bất kì đâu khác bằng tình yêu, dần dần bạn cũng không thể nào nhìn vào vợ riêng của mình bằng tình yêu được; nó biến mất. Cùng điều đó đã xảy ra cho cô ấy. Cùng điều đó đã xảy ra cho toàn bộ nhân loại. Thế thì cuộc sống là chán chường. Thế thì mọi người đều đang chờ đợi cái chết. Thế thì có những người liên tục nghĩ tới tự tử.
Marcel đã nói ở đâu đó rằng vấn đề siêu hình duy nhất đang đối diện với nhân loại là tự tử. Và nó là vậy, bởi vì mọi người chán chường thế. Điều đơn giản đáng ngạc nhiên là sao họ không tự tử, sao mà họ vẫn cứ sống. Cuộc sống dường như chẳng đem lại điều gì. Tất cả các ý nghĩa dường như đều bị mất nhưng người ta vẫn cứ kéo lê bằng cách nào đó, cứ hi vọng rằng một ngày nào đó một phép màu nào đó sẽ xảy ra và mọi thứ sẽ được đặt đúng chỗ. Điều đó chẳng bao giờ xảy ra cả. Bạn phải đặt nó vào đúng chỗ, không ai khác định đặt nó vào đúng chỗ cả. Không vị cứu tinh nào định tới cả, bạn đừng đợi bất kì vị cứu tinh nào. Bạn phải là ánh sáng trên chính mình.
Sống chân thực hơn. Vứt bỏ mặt nạ; chúng là vật nặng đè lên tim bạn. Vứt bỏ tất cả những điều giả dối. Phơi bầy ra. Tất nhiên điều đó sẽ rầy rà, những cái rắc rối đó cũng đáng giá bởi vì chỉ sau rắc rối đó mà bạn mới trưởng thành và trở nên chín chắn. Và thế thì không có gì ôm giữ cuộc sống cả. Mỗi khoảnh khắc cuộc sống để lộ ra cái mới của nó. Đấy là phép màu thường xuyên xảy ra khắp quanh bạn, chỉ bạn là đang ẩn đằng sau những thói quen chết.
Trở thành vị phật đi, nếu bạn không muốn bị chán. Sống mỗi khoảnh khắc tràn đầy tỉnh táo nhất có thể được, bởi vì chỉ trong tỉnh táo hoàn toàn bạn mới có thể vứt bỏ đi cái mặt nạ này. Bằng không, bạn đã hoàn toàn quên lãng khuôn mặt nguyên thuỷ của mình là gì. Thậm chí khi bạn đứng trước tấm gương trong buồng tắm và bạn có một mình, không có ai ở đấy cả. Thậm chí đứng trước gương bạn cũng không thấy khuôn mặt nguyên thuỷ của mình trong gương: ở đó nữa bạn cũng vẫn tiếp tục lừa dối.
Sự tồn tại là có sẵn cho những người có sẵn cho sự tồn tại. Và thế thì tôi bảo bạn, không có chán chường đâu. Cuộc sống là niềm vui vô hạn.
Câu hỏi thứ ba: Tôi cảm thấy nhiều chống đối lại thiền và tôi không có ham muốn về Thượng đế mà Thầy đã nói tới. Đây có phải là chỗ đúng cho tôi không?
Nếu bạn cảm thấy có nhiều chống đối thiền, điều đó đơn giản chỉ ra rằng sâu bên dưới bạn đang tỉnh táo rằng điều gì đó vẫn đang xảy ra mà sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của bạn. Bạn sợ việc tái sinh. Bạn đã đầu tư quá nhiều vào những thói quen cũ của mình, vào nhân cách cũ, vào danh tính cũ.
Thiền không là gì khác hơn việc cố gắng lau sạch con người bạn, cố gắng trở thành tươi tắn và trẻ trung, cố gắng trở thành sống động hơn và tỉnh táo hơn. Nếu bạn sợ thiền  điều đó có nghĩa là bạn sợ cuộc sống. Bạn sợ nhận biết. Và chống đối tới bởi vì bạn biết rằng nếu bạn đi vào thiền, cái gì đó nhất định sẽ xảy ra. Nếu bạn không chống lại tất cả, điều đó là có thể bởi vì bạn không coi thiền là rất nghiêm chỉnh, bạn không coi thiền là rất chân thành. Thế thì bạn có thể chơi đùa quanh đó - cái gì có đó để mà sợ?
Nó đích xác là vậy bởi vì bạn chống lại cái mà đó là đúng chỗ cho bạn. Đây chính là chỗ đúng cho bạn. Sự chống cự chỉ ra rằng cái gì đó đang sắp xảy ra. Người ta chẳng bao giờ chống lại mà không có nguyên nhân sâu xa.
Bạn phải sống trong một cuộc sống hoàn toàn tắt ngấm. Bây giờ bạn sợ rằng điều gì đó sắp trở thành sống động, điều gì đó đang thay đổi. Bạn chống lại. Chống cự là một chỉ dẫn, chống cự là một chỉ dẫn rất rõ ràng rằng bạn đã kìm nén nhiều. Bây giờ trong thiền việc kìm nén đó sẽ nổi lên, nó sẽ thoát ra. Bạn cũng muốn thoát khỏi gánh nặng, nhưng trong gánh nặng đó có những đầu tư.
Chẳng hạn, bạn có thể mang đá cuội trong tay nhưng bạn nghĩ chúng là kim cương. Và thế rồi tôi bảo bạn, “Dọn sạch mình đi. Vứt những hòn đá ấy đi.” Bây giờ vấn đề nảy sinh là chúng là đá cuội đối với tôi nhưng chúng là kim cương đối với bạn. Chúng đã trở thành gánh nặng và bạn không thể di chuyển được bởi chúng. Bạn muốn được trút gánh nặng, cho nên bạn nghe tôi. Bạn muốn được trút gánh nặng, nhưng thế rồi bạn sợ rằng kim cương của bạn sẽ bị mất. Mà chúng không phải là kim cương. Nhìn lại vào kim cương của bạn mà xem: nếu chúng là kim cương thực, bạn đã chẳng đến tôi làm gì; không cần thiết. Nếu bạn đã tới, điều đó chỉ ra rằng bạn đang tìm kiếm.
Bạn có thể nói rằng bạn không quan tâm tới Thượng đế - tôi cũng không quan tâm tới Thượng đế - nhưng bạn quan tâm tới bản thân mình. Bạn có quan tâm tới bản thân mình không? Quên tất cả về Thượng đế đi. Nếu bạn quan tâm tới mình, thế thì đây đích xác là chỗ dành cho bạn. Nếu bạn quan tâm tới bản thể riêng của mình, vào cái toàn thể và lành mạnh riêng của mình, nếu bạn quan tâm tới việc trở thành đoá hoa nở bung, thế thì quên tất cả về Thượng đế đi - bởi vì trong việc nở bung đó bạn sẽ biết Thượng đế là gì. Khi hương thơm của bạn thoảng ra thế thì bạn sẽ biết Thượng đế là gì.
Thượng đế là việc nở hoa tối thượng của bạn, việc nở hoa cuối cùng của bạn, số mệnh bạn được hoàn thành chính là điều Thượng đế tất cả là gì.
Một phụ nữ thấy tranh của Turner có lần nói, “Làm gì ồn ào về ông ấy thế. Bản thân tôi chưa bao giờ thấy bất kì cái gì trong ông ấy cả.”
Còn một người phụ nữ khác nói thẳng với Turner, “Nhưng ông biết đấy; ông Turner, tôi chưa hề thấy mặt trời lặn như tranh của ông.”
Bà ấy nhận được lời đáp từ tốn và phách lối, “Không. Bà không ước là bà có thể thấy chứ gì?”
Khi một người như Turner vẽ mặt trời lặn, tất nhiên ông ấy thấy mặt trời lặn theo một cách hoàn toàn khác bạn thấy. Ông ấy đem tất cả nhạy cảm của mình vào, toàn bộ bản thể mình vào, để thấy nó. Trong thực tế bạn không thể thấy mặt trời lặn theo cách hoạ sĩ nhìn vào nó. Turner cũng nói đúng, “Bà không ước là bà có thể thấy chứ gì?”
Tôi ở đây. Tôi biết bạn không thể thấy điều tôi đang nói tới, nhưng bạn không ước ao là bạn có thể thấy sao? Tôi biết rằng nhiều điều tôi đang nói gần như là vô nghĩa với bạn bởi vì để thấy chúng bạn sẽ phải làm sáng tỏ bản thể mình; để thấy chúng bạn sẽ phải làm thanh bình cái rối loạn bên trong của mình. Tôi biết bạn không thể thấy mầu lục mà tôi đang thấy trong cây cối. Mầu lục của bạn nhất định rất lờ mờ bởi vì mắt bạn đầy những bụi.
Có lần chuyện xảy ra rằng một người ở với một người bạn tại nhà của ai đó. Chủ và khách đều đứng gần cửa sổ; cửa sổ  đóng, và trong nhà hàng xóm quần áo treo đầy để phơi khô.
Chủ nói, “Những người này rất bẩn. Nhìn quần áo của họ kìa.”
Người này nhìn, người đó lại gần cửa sổ hơn và người đó nói, “Quần áo này không bẩn. Cửa kính nhà anh phủ đầy bụi.”
Họ mở cửa sổ ra và quả vậy: những quần áo kia đâu có bẩn.
Cuộc sống là cực kì đẹp đẽ. Nó là thiêng liêng. Khi chúng ta nói cuộc sống là Thượng đế, chúng ta đơn giản nói rằng cuộc sống là cực kì đẹp đến mức người ta cảm thấy tôn sùng nó, có vậy thôi. Cuộc sống đẹp cực kì đến mức người ta cảm thấy thích tôn sùng nó. Đó là tất cả những gì chúng ta muốn nói khi chúng ta nói cuộc sống là Thượng đế. Khi chúng ta nói cuộc sống là Thượng đế, chúng ta chỉ ngụ ý, “Đừng coi cuộc sống này là bình thường; nó là phi thường. Có tiềm năng mênh mông đấy, bạn chỉ cần mở mắt ra thôi.” Tôi chưa hề thấy người nào không quan tâm tới Thượng đế cả - mặc dầu người đó có thể không biết tới điều đó - bởi vì tôi chưa hề thấy người nào không quan tâm tới hạnh phúc. Nếu bạn quan tâm tới hạnh phúc, tức là bạn đang quan tâm tới Thượng đế, nếu bạn đang quan tâm tới phúc lạc, bạn đang quan tâm tới Thượng đế.
Quên tất cả về Thượng đế đi. Chỉ phúc lạc thôi, rồi một ngày nào đó, khi bạn nhảy múa trong phúc lạc bên trong của mình, khi nhựa sống bên trong tuôn chảy, bỗng nhiên cuộc sống không còn bình thường nữa. Mọi nơi một lực chưa biết nào đó đang ẩn náu và bạn sẽ thấy sự sùng kính trong hoa và trong tảng đá và trong các vì sao. Tôi nói cho bạn chỉ để gieo hạt mầm, bài ca, ngôi sao.
Nếu bạn có thể trở nên hạnh phúc, bạn trở thành tôn giáo. Người hạnh phúc là người tôn giáo: để đó là định nghĩa. Người tôn giáo không phải là người tới nhà nhờ hay chùa chiền. Nếu người đó bất hạnh, người đó không thể là tôn giáo được.
Người tôn giáo là người hạnh phúc Dù người đó ở đâu  người đó cũng trong đền đài. Người hạnh phúc đem theo đền đài quanh mình. Tôi biết điều đó bởi vì tôi đã mang nó. Tôi không cần tới bất kì đền đài nào. Nơi tôi ở là đền đài của tôi. Nó là bầu không khí bao quanh, nó là nguồn cam lồ bên trong của tôi tràn ra. Thượng đế không là gì khác hơn ngoài việc bạn hiểu, đạt tới, hoàn thành.
Vâng, tôi nói với bạn, tôi chưa hề thấy người nào không quan tâm tới Thượng đế. Không thể như thế được. Người đó là không thể có. Cho dù người ta nói rằng họ không tin vào Thượng đế, họ là kẻ vô thần, họ không quan tâm tới Thượng đế. Họ vẫn quan tâm đấy. Việc chối bỏ của họ, việc họ nói rằng họ không tin có thể chỉ là mánh khoé của tâm trí để bảo vệ họ, bởi vì một khi bạn cho phép bản thân mình bị Thượng đế chiếm hữu, bạn biến mất, chỉ Thượng đế là còn lại. Cho nên mọi người sợ sự hiện hữu, sợ việc biến mất, sợ việc đi vào không hiện hữu, những người quá bản ngã và không thể cho phép giọt của mình được rơi vào trong đại dương, nói không có đại dương. Đó chỉ là mánh khoé của tâm trí họ để cho họ có thể tự bảo vệ mình. Họ là những người sợ hãi, sợ sệt, hoảng hốt về cuộc sống.
Nếu bạn quan tâm tới việc được hạnh phúc, đây là chỗ cho bạn. Và bạn đã ở đây rồi. Không ai đem bạn tới, không ai bó buộc bạn, bạn đã tới theo cách của riêng mình. Việc tìm kiếm bên trong nào đó mà bạn có thể không nhận biết, đã đưa bạn tới đây. Có thể điều gì đó có trong tim bạn mà đầu bạn không biết gì về nó cả. Có những ham muốn mà cái đầu hoàn toàn không nhận biết; cái đầu chỉ quan tâm tới rác rưởi. Trái tim có thể đã đem bạn tới đây.
Phá tan chống đối này đi - và khi bạn ở đây, thực sự ở đây. Đừng bỏ lỡ cơ hội này.
Trong Tân Ước từ Hi Lạp cho tội lỗi là ‘antinomic’ hay ‘anomia’. Có nghĩa là bỏ lỡ vấn đề, hay như trong thuật bắn cung, bắn trật. Từ ‘tội lỗi’ có nguồn gốc vốn có nghĩa là lỡ vấn đề, trật đích. Nếu bạn ở đây và bạn bỏ lỡ tôi, đó là tội lỗi. Nếu bạn ở đây, sao phải phí thời gian? Ở đây một cách toàn bộ. Vứt bỏ chống đối. Hay nếu bạn không thể ở đây toàn bộ, thế thì đi xa khỏi đây - nhưng đi xa toàn bộ. Thế thì đừng bao giờ nhớ tới tôi nữa, nếu không  đó sẽ là tội lỗi.
Từ ‘tội lỗi’ thật hay. Nó đã bị Ki tô giáo làm biến chất xấu đi. Nó chẳng liên quan gì tới mặc cảm cả, chẳng liên quan gì tới cái gì đó xấu xa, độc ác. Nó chẳng liên quan gì tới ý thức nhưng có liên quan tới tâm thức. Nếu bạn đang ở đây, có ý thức và toàn bộ ở đây. Trái tim vô ý thức của bạn đã đem bạn tới đây. Dò dẫm trong bóng tối bạn đã tới tôi, bây giờ đừng bỏ lỡ cơ hội này. Hoặc là ở đây toàn bộ hoặc là đi khỏi đây. Quay lưng lại tôi và đừng bao giờ nhớ tới tôi nữa, bởi vì khi đi xa, nếu bạn nhớ tới tôi thế thì bạn sẽ không toàn bộ ở đó - dù bạn đi bất kì đâu. Dù bạn ở bất kì đâu, toàn bộ ở đó: đó là cách duy nhất để mở ra bí mật và bí ẩn của cuộc sống.
Và đừng lo nghĩ về liệu bạn có quan tâm tới khái niệm về Thượng đế hay không. Trong thực tế, những người quá quan tâm tới khái niệm về Thượng đế sẽ không thể nào biết tới ngài được.
Tôi ngẫu nhiên bắt gặp một cuốn sách rất hay, được viết đâu đó vào thời Trung cổ do một người nào đó được biết tới với cái tên Dionysius Exegius. Cuốn sách của ông ấy là Theologica Mystica. Ông ấy nói trong cuốn sách đó rằng tri thức cao nhất về Thượng đế là qua điều ông ấy gọi trong tiếng Hi lạp ‘agnostos’, mà có nghĩa là không biết. Bạn phải đã nghe tới từ ‘agnostic’ - bất khả tri; nó tới từ cùng gốc, agnostos. ‘Agnostos’ có nghĩa là không biết gì. Và ông Dionysius này nói rằng Thượng đế chỉ được biết tới bằng việc không biết. Không cần phải lo nghĩ về khái niệm này; không cần phải tích luỹ tri thức, lí thuyết, học thuyết về Thượng đế. Quên tất cả về từ này và lí thuyết này. Bạn đơn giản quan tâm tới hạnh phúc của mình, tới phúc lạc của mình, và một ngày nào đó bạn sẽ thấy sự sùng kính đã đi vào trong bạn. Đấy là một cái tên khác cho phúc lạc tối thượng.
Câu hỏi cuối cùng: Thưa Osho, tôi có ý tưởng này rằng Thầy không thực sự tồn tại. Khi chúng tôi nghĩ rằng có ai đó sống trong ngôi nhà của Thầy và làm cho mọi điều xảy ra với chúng tôi, đấy không thực là Thầy chút nào. Thầy có thể nói cho chúng tôi điều này là gì không và nhân tiện, ai vẫn cho các bài nói mọi sáng?
Tôi không biết.

Ads Belove Post