Chương 4. Zen, Phật giáo và Đạo giáo

Chương 4. Zen, Phật giáo và Đạo giáo

Price:

Read more

Osho - ZEN
Chương 4. Zen, Phật giáo và Đạo giáo



Kính thầy,
Nhân dịp, Kyosan cùng làm việc với Isan.
Kyozan hỏi: “Tất cả chư Phật vào định hòa nhập vào thế gian để quay bánh xe luân hồi. Còn thầy thế nào?”
Isan đáp: “Có ai để mang ra làm thí dụ và có thể biết được từ ông ta.”
Kyozan chỉ chai nước và nói: “Xin bước vào trong.”
Isan đáp: “Sự huyền diệu của tất cả chư Phật hiện diện trong miệng chai chuyển bánh xe sanh tử. Ông có nhìn thấy họ làm không?”
Kyozan nói: “Đó là sự chuyển động của tất cả chư Phật. Còn thầy chuyển như thế nào?”
Isan quan sát: “Điều ấy không thể làm được nếu chúng ta cắt đứt mọi sự.”
Kyozan cúi lạy sát đất hành lễ quy phục Isan.
Maneesha, trước khi thảo luận bản văn, điều hệ trọng cần hiểu rõ Zen có thể là Buddhism hay Tính tự nhiên (Taoism). Mà cũng có lẽ Zen là sự pha trộn cả hai. Khi Bodhidhama gặp vị thầy của Taoism ở Trung quốc.
Cuộc gặp gỡ và đối thoại này đã hình thành một điều mới lạ có hương vị Buddhism bên trong nhưng không lệ thuộc vào những bản văn Phật giáo. Nó có hương vị của Tao (đạo), nhưng không lệ thuộc truyền thống Taoist. Có nghĩa Zen hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào cha và mẹ.
Tuy thế, Zen là đứa con không hề bị pha trộn nên nỗi bật hơn cả cha và mẹ. Hệ thống triết lý, thần học, thiền định hoàn toàn tuân thủ trật tự tiến hóa của thiên nhiên và muôn loài. Không pha trộn nhưng vẫn thu nhận những gì tốt nhất của cả hai và loại bỏ những điều không cần thiết.
Đỉnh cao của Zen là cắt bỏ những yếu tố không cần thiết Buddhism và Taoism. Có nghĩa hai đỉnh cao nhất hợp thành đỉnh duy nhất. Zen rút tỉa những tinh chất từ cha và mẹ cho ra một hiện tượng hoàn toàn mới lạ và độc lập. Do đó truyền thống Phật giáo không công nhận và bị ảnh hưởng của Zen.
Con người Phật giáo cười và nói: “Zen là điên khùng!” Và Taoism cho rằng Zen không phải trong hệ thống Taoism. Do đó Zen có cơ hội lớn phản bác lại tất cả truyền thống xưa cũ. Như thế có nghĩa Zen đã làm một cuộc cách mạng thuần khiết và chân chính đưa con người đến niềm nội hỉ.
Nhưng tất cả phải chuyển dịch để tiến hóa. Ngay đức Phật, chính ngài cũng là một nhà cách mạng có tâm hồn phản bác, ông phản bác tất cả từ Hinduism, Jainism... Ông khước từ toàn bộ lịch sử triết học cổ Ấn độ. Ông là một người hoàn hảo đầy dũng cảm, phí khách và có thiên tài để phản bác.
Nhưng sớm hay muộn gì ngài cũng phải ra đi đúng theo định luật bốn mùa. Tư tuởng ngài rơi vào tay những học giả biện luận. Nhưng không thể ngăn chận. Mặc dù trong lời tiên đoán cuối cùng:
“Đừng biến ta thành cơ quan hay tổ chức. Đừng biến ta thành truyền thống!. Ta là người phản bác lối mòn nhưng không thể ngăn ngừa. Vậy lời cuối cùng ta muốn là: Đừng tạo chân dung hay khắc tượng. Đừng xây dựng đền đài. Đừng viết lại những bản văn. Như vậy ta mới có thể tan biến như chim trên bầu trời chẳng để dấu vết.
Đừng lo lắng khi ta tan biến vào hư không nhân loại sẽ nhiễu loạn. Khi sự xuất hiện tốt đẹp hơn, phong trào cách mạng sau này sẽ lớn mạnh hơn. Và ta không muốn làm vật cản đường”
Nhưng không một ai nghe theo. Giây phút ngài đi vào vô thường, việc đầu tiên các đệ tử hợp lại sưu tầm những điều đức Phật đã thuyết suốt bốn mươi năm. Và ngài không cho phép ghi chép với lý do đơn giản nó sẽ trở thành những kinh văn chết.
Vào ngày thứ hai sau khi Đức Phật ra đi, với sự quyết định  tất cả các đệ tử đã giác ngộ hội họp lại tất cả năm trăm vị tỳ kheo. Đây là hội nghị đầu tiên và đi đến quyết định: “Chúng ta nên thu thập và giữ gìn kho tàng vô giá của vị thầy vĩ đại. Nếu không sẽ may một và tàn lụi”
Có thể thông cảm với sự quan tâm của họ cho thế hệ đời sau, hình ảnh và giáo thuyết của đức Phật không bị phai nhạt và quên lảng. Nhưng có người cho rằng dù đã giác ngộ, nhưng họ không tuân thủ lời cuối cùng của đức Phật.
Họ không cảm thấy mình đã bất đồng ý kiến với ngài. Mỗi người ai cũng nghe Đức Phật nói lời cuối cùng và phải ghi nhớ. Đó là khó khăn rất lớn khi thảo luận trong hội nghị. Có người tán đồng và cũng có người bất đồng.
Cuối cùng  tất cả đều thỏa thuận cho kiết tập lời của Ngài. Thế là ba mươi hai trường phái xuất hiện đều cho mình là truyền thống. Họ bắt đầu làm tượng và sưu tập tất cả lời thuyết pháp làm thành bản văn. Và trên toàn thế giới không có hình tưọng nào nhiều hơn Đức Phật!!!.
Arabians và Persian đến nói chuyện về tượng Bổn sư ở Mongolia. Hình ảnh đức Phật đối với họ là chử - ký hiệu cho tượng: “Budt” là từ “Buddha” không phân biệt. Như vậy Buddha đồng nghĩa với “Budt = Bụt Việt ngữ” Hiện giờ Urdu, Persian, Arabic. “Budt” có nghĩa là tượng. Nó trích dẫn từ từ nguyên Buddha - người ngăn chận hình thành biểu tượng của Phật.
Giờ đây Phật giáo trở thành truyền thống và chống lai tất cả những ai dám làm cuộc cách mạng phản bác lại truyền thống cũ xưa. Có thể nói Zen không chống Đức Phật cũng không chống ai cả. Họ chỉ phản bác hệ thống nghi lễ hình thức và cái gọi là truyền thống bây giờ đã trở thành mê tín với hình thức bái vật linh (tôn thờ thánh tượng tạo hình và đủ mọi hình thức gọi là Phật).
Boddhidharma chống lại cái gọi là truyền thống Phật giáo như thế. Và khi gặp Tao, ông gom tất cả hương vị Tao để hình thành sự trải nghiệm mới. Tuy Bodhidharma phản đối; nhưng quan kiến của ông cũng rơi vào bẫy truyền thống. Ông cũng bị quần chúng biến tấu thành truyền thống riêng biệt của giáo phái gọi là Zen. Vì thế đến ngày nay Zen không còn là Zen như khởi đầu.
Chẳng bao lâu Matzu phát hiện, Bodhidharma, con người của sự thịnh nộ, đốt tất cả những bản văn, kẻ hủy diệt tất cả tín ngưỡng hình thức. Và Matzu cũng là bậc kỳ tài. Tuy cuộc cách mạng tâm linh không phải dễ dàng gì. Cần phải có năng lượng dũng mãnh của con sư tử đang cất tiếng gầm (Đại phẩn nộ) . Nếu không tất cả chỉ là ảo vọng.
Vì truyền thống đã tạo ra chiều sâu thâm thẫm và xây thành lũy bằng những chất liệu kiên cố, bền vững. Nếu một cá nhân độc lập, chống lại toàn bộ hệ thống nghi thức hình tướng, phải có sự dũnh mãnh phi thường và sức sáng tạo vĩ đại.
Matzu phản kháng hệ thống cổ truyền và thổi bừng sức sống mãnh liệt sau Bodhidharma. Ông giới thiệu một quan kiến hoàn toàn khác hẳn. Một phương pháp hoàn toàn mới lạ: “Đánh – Hét”
Chưa một ai nghe đến, có thể tỉnh thức bằng tiếng hét ngay lúc đó. Nhưng phương pháp này thực sự là một cống hiến vĩ đại vào thời bấy giờ. Vào thời Matzu, Zen trở nên sống động, tươi thắm, màu mở, phong phú, tinh khiết như đức Phật mong muốn. Sau hơn ngàn năm - Buddha hiện hữu trong Bodhidharma và Matzu - những con người dám làm cách mạng.
Cuộc cách mạng tâm linh phát xuất từ lòng yêu thương và trân trọng từ những phát kiến đầy sáng tạo, có thể mang đến dạng thức thưởng thức, chiêm ngưỡng, thiền định, nghệ thuật và âm nhạc. Nhưng quan kiến của Matzu, cũng rơi vào vết xe lịch sử. Hình như, tất cả công cuộc cách mạng dù to lớn đến đâu như Phật và Chúa chẳng hạn đều rơi vào hình thức truyền thống.
Giờ đây Isan cũng chống Matzu, có nghĩa chống lại truyền thống sáng lập hệ phái Matzu. Đây là hiện tượng kỳ dị: Isan yêu Matzu như Đức Phật hay như Bodhidharman. Nhưng ông không bao giờ thỏa hiệp với những mê hoặc lan truyền trong những nghi thức đơm đặt sau khi đức Phật tịch diệt.
Nhưng Isan không đủ dũng cảm và cứng rắn như Bhodhidharma hay Matzu. Có lẽ Isan quá mềm dịu, quá lịch thiệp. Và đó là động cơ làm ngăn ngại cuộc cách mạng tâm linh.
Bạn không thể nào là “Nhà cách mạng đầy lịch thiệp – khiêm cung” Bạn phải sống trong trạng thái “Đại phẫn nộ”, quyết tâm loại trừ hình thức tôn vinh thần thánh. Bạn phải đập rất mạnh, chống lại mọi hình thức truyền thống chết cứng trong giáo điều. Xa rời (viễn ly) những giấc mơ thần thánh.
Sự thanh nhã và vi tế hình thành ở bạn lòng tôn kính, và không thể nào là dạng thức phản bác. Và những gì phải xảy ra - thật không may mắn cho lắm. Isan trở thành vị thầy đáng kính trọng, vì thế ông đã đánh mất sự cao quý đầy dũng mãnh của nhà cách mạnh tâm linh.
Bất cứ người nào, khi được tôn vinh, sùng kính. Chắc chắn không thể nào lên tiếng chống lại số đông!. Quần chúng sẽ tổn thương nếu ông tuyên cáo tinh thần phản bác. Và làm bùng nổ cuộc cách mạng tâm thức cũng đồng nghĩa phải đánh mất sự tôn kính trong lòng của quần chúng. Chẳng qua, cái mà họ cần là ma túy cho tâm thức, những lời hứa hẹn để chạy trốn mặc cảm tội lỗi!.
Có thể nhìn những gì thể hiện trong điều ông viết: “Họ không vĩ đại, cao cả hay thâm thuý; họ tốt đẹp nhưng lãnh đạm. Chỉ vì muốn chống lại hình thức nghi lễ đơm đặt sau khi Matzu vô thường” Nên Isan không sử dụng phương tiện Hét – Đánh. Nhưng ông ta không thể thay thế địa vị họ dù bất cứ hình thức nào.
Vì thế hướng ông đi không phong phú cho lắm . Sự khiêm cung cao quý, sự mộc mạc đơn giản của ông thì đầy tuyệt vời, nhưng không thể cống hiến điều gì mới lạ, sáng ngời cho tâm thức nhân loại.
Nên nhớ: “Sự cao quý và cách mạng tâm thức không thể song hành” Nếu muốn được tôn kính, bạn phải phù hợp với quan niệm đóng khung của xã hội. Và xã hội đóng khung trong hình thức như những người mù.
Dù có đôi mắt sáng vẫn như mù. Vì đi đứng, hành động hay suy nghĩ đều với đôi mắt nhắm lại. Nếu được tôn sùng từ những người mù trong khi bạn sáng tỏ; cũng giống như “Kẻ chột làm vua xứ mù”
Họ phóng túng sự kính trọng riêng chỉ dành cho người mù khác thế thôi!. Đức Phật nói: “Người không đủ các căn sẽ không thể tu tập” Trong khi có mắt cũng như mù làm sao gọi đủ nhãn căn.
Người có đôi mắt sáng không lệ thuộc vào xã hội hình thức
và đám đông dường như trở thành xa lạ.
Isan chưa đủ dũng cảm trở thành người đơn độc.
Người sống trong trạng thái đơn độc đi đến nhận biết những điều bí ẩn.
Chẳng bao giờ bạn nhận ra họ trong cuộc sống thường nhật.
Và họ chính là những Terma được ẩn kín trong loài người.
Ngày nọ, tôi nhận được lá thơ từ Sannyasin, đaị diện nhóm người Jaina, trong đêm họp mặt. Và những nhà văn nổi tiếng trong nước, đều có mặt. Nhà thơ nổi tiếng Ân Độ; người trầm tư Neeraj cũng có mặt. Ông đang hiện diện và các bạn có thể đến làm quen.
Ông bị những tiếng la hét phản đối dữ dội, bắt buộc phải rời khỏi hội trường, vì lý do đã tuyên bố tên tôi. Ông ta giới thiệu trước khi ngâm bài thơ: “Hồn thơ tôi thuộc về Rajneesh. Vì ngài là nguồn của sự hân thưởng tâm hồn tôi”

Cả hàng ngàn nhà văn và thi sĩ thường lập lại những điều tôi nói, nhưng không can đãm nói với mọi người từ đâu có nguồn cảm hứng này. Sự sợ hãi êm đềm trước đám đông!. Nhưng Neeraj; con người đủ phẩm tính tiếng gầm sư tử.
Ông ta nói: “Không thành vấn đề . Nếu các bạn thích hét - cứ hét. Lũ côn đồ hay kẻ khủng bố cũng chẵng gì khác nhau” Rồi trước khi rời bỏ  sân khấu ông hô lên thật lớn: “Rajneesh muôn năm!”
Người ta rất sợ đến với tôi, bạn có thể nhìn thấy nguyên nhân sợ có người biết họ gặp tôi và có liên hệ với tôi. Rất nhiều người muốn “ở đây”, nhưng không đủ dũng cảm đối diện với đám đông. Dù chỉ đến nghe tôi nói cũng cần dũng cảm!
Không ai chấp nhận tôi, họ có thể phủ nhận nhưng dù không đồng ý, họ vẫn không dám gặp tôi. Họ đọc sách tôi một cách lén lút, và che dấu bên ngoài bằng quyển sách khác. Nếu ai phát giác thì sự tôn trọng dành cho họ trở thành mối đe dọa đầy nguy cơ bất trắc.
Một trong những bộ trưởng của Gujarat thường đến đây gặp tôi trước khi làm xếp. Sau đó ông không đến nữa và dặn dò thư ký của tôi: “Cô không nên đến gặp tôi tại công sở Gujarat, bởi vì tôi không muốn ai biết tôi liên hệ, và quen biết với Rajneesh” Khi ông thất thế, thề là ông quay trở lại gặp tôi.
Khi tiêu tan hết mọi mong muốn và hy vọng, bạn không còn sợ hãi: “Quần chúng không còn là hương vị thích thú” Ông lại đến cách đây vài tháng. Tôi nói với thư ký: “Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn không muốn gặp bất cứ một ai. Đặc biệt ông ta, vì ông ta quá ư là hèn nhát khi có chức vị. Và gởi thông tin yêu giữ bí mật đến trung tâm, để bảo vệ chức vụ của ông”
Tôi không hứng thú với con người yếu đuối và hèn nhát. Ông nghĩ như thế là đúng. Bây giờ khi trở lại chức vị cũ và tôi nói với Sannyasins: “Thử hỏi ông ta có muốn gặp tôi?” Ông ta trả lời: “Đừng nhắc tên đó với tôi khi tôi có quyền lực”
Cách mạng tâm thức là sống như người đơn độc trong xã hội hình thức. Và Isan có đầy đủ tiềm năng làm bùng nổ cuộc cách mạng tâm linh. Lời nói ông đầy sâu sắc. Những giai thoại của ông có nhiều phẩm tính mới lạ, có chiều hướng hiện đại làm những giống hoa lạ có thể rộ nở. Nhưng vì muốn được tôn trọng, nên ông không áp dụng. Và ông vẫn im hơi lặng tiếng cho dù có đầy đủ cơ hội để ứng dụng.
Một đoạn nhỏ về giai thoại:
Đệ tử lổi lạc nhất của Isan là Kyozan, cũng được biết dưới tên là Yang –Shan. Các bạn ngạc nhiên tại sao các vị thầy thường có hai tên. Chẳng qua do cách gọi theo người Nhật và hay Trung quốc. Và liên hệ thầy và đệ tử hình thành một trường phái hay phương pháp. Isan phản bác truyền thống Matzu; nên giai thoại đối đáp giữa Isan và Kyozan được xem là trường mới với tên Kuei-Yang.
Điểm đặc biệt: “Zen thiền định” căn cứ trên nền tảng Lankavatara Sutra (Lăng già), và “Zen độc đáo” hoàn toàn tách khỏi những bản văn trong hệ thống Sutra. Lankavatara Sutra là kinh văn thâm sâu nhất trên thế giới; bao gồm cốt tủy của Đức Phật.
Do đó được quý trọng và yêu chuộng qua nhiều thời đại trong các nước theo Phật Giáo như:Trung quốc, Nhật bản, Burma, Sri Lanka, Tibet, Taiwan, Korea. Tất cả đều yêu thích Lankavatara Sutra. Vì trong đó có vẽ đẹp, sức sống mãnh liệt bao hàm những dòng thơ truyệt tác và cao quý đầy nghệ thuật sáng tạo.
Trường phái mới hình thành do Isan và Kyozan phản bác truyền thống Lankavatara Sutra chú trọng về văn tự thuyết giảng là nhiệm vụ rất khó khăn. Tôi không nghĩ Isan và Kyozan có khả năng làm việc đó.
Tuy vậy Matzu làm được, chẳng qua Isan và Kyozan không đủ dũng cảm và phí khách. Nhưng những gì họ làm rất khả quan và tốt đẹp. Mỗi cuộc cách mạng tâm thức đều tuyệt đẹp, cho dù nhỏ bé.
Nền tảng Lankavatara Sutra là hình thức tu tập đi đến tỉnh thức một cách tiệm tiến. Nhưng nó vẫn dựa trên lý trí, thực hành và hiểu biết. Những bước nhỏ chuyển động và hình thành giới luật tự chính mình. Đến đúng thời điểm chín muồi sự tỉnh thức sẽ xảy ra.
Không phải là con đường tức thời, bén nhạy. Không giống như cà phê uống liền. Bạn phải qua giai đoạn chuẩn bị để đón nhận tỉnh thức và công cuộc chuẩn bị có thể mất rất nhiều năm. Hai mươi năm, ba mươi năm, bốn mươi năm... mới có thể trở thành cỗ xe hướng đến tỉnh thức.
Đó là hệ thống lý luận uyên bác, vì vậy Lankavatara Sutra chẳng bao giờ bị phản đối. Ngay Bodhidharma hay Matzu cũng không chú trọng đến kinh văn này. Họ hoàn toàn phản bác hay tránh xa. Họ chỉ làm những điều họ muốn làm. Họ có thể vừa chống lại Lankavatara Sutra cũng vừa yêu thích. Vì cái đẹp của nó quá ư là thâm thúy, giống như cuộc cách mạng của chính họ. Họ không tuyên dương, đơn giản chỉ bỏ qua. Bởi vì sự cách xiễn dương của họ là con đường cao tốc - Zen.
Họ phản bác Lanvakatara Sutra qua phương tiện sáng lập nền móng mới, và hoàn toàn đủ thiên chức làm việc đó. Bodhidharma và Matzu dâng tặng nhân loại trạng thái nhận thức trong suốt đầy hương vị mới lạ. Buông bỏ hệ thống tư tưởng tiệm tiến; để xuất hiện tư tưởng mới - Zen đầy độc đáo.
Sự lôi cuốn của Zen rất vĩ đại. Giây phút bạn buông bỏ con đường tiệm tiến. Tất cả giới luật trở thành vô nghĩa, tất cả nghi thức không còn là vấn đề tiên quyết. Còn lại một điều quan trọng là thiền định. Duy trì trong hiện hữu hay có mặt từng cây số như người quan sát. Tôi hoàn toàn ủng hộ và tán đồng phong cách “Zen độc đáo” đầy màu sắc hơn Lanvakatara Sutra.
Đó là sự nỗ lực của Isan. Nhưng chưa đủ lỗi lạc để mang đến điều gì sâu sắc có thể so sánh với Lankavatara Sutra. Trường phái khai triển qua Isan và Kyozan  cố gắng chính thức hóa công cuộc cách mạng tâm thức để phản bác truyền thống bám chặc kinh văn (Anti –sutra) theo lập quan điểm Matzu.
Matzu đưa ra những luận cứ anti-sutra, nhưng Matzu có thiên tính khai sáng điều mới lạ để thay thế. Bởi vì không thể nào tước đoạt một vật gì mà không có gì khác để cho họ bám. Bạn phải trao đổi điều gì đó. Nếu không công cuộc cách mạng tâm thức nhanh chóng luị tàn. Không thể có tính cách xây dựng. Vì thế, Bodhidarma và Matzu đã khai sáng con đường đầy sức sống.
Bodhidharma có phương pháp riêng. Matzu sử dụng kỹ thuật hét và đánh chưa từng nghe thấy. Nỗ lực của ông hoàn toàn kỳ dị. Sự tỉnh thức tức thời xảy ra khi vị thầy đánh đúng thời điểm hay bằng tiếng hét. Tiếng gầm sư tử đẩy tâm thức thực tập sinh chạm đến tận sâu thẩm của bản thể.
Trường hợp thực tập sinh đặt câu hỏi và vị thầy bổng dưng chửi và đánh hoặc đạp văng khỏi cửa một cách rất hung bạo, rồi lại nhảy lên đập tiếp.. Kỹ thuật quái chiêu này chưa từng xảy ra, chưa từng nghe đến. Đó là sự sáng tạo của Matzu và rất nhiều người đã được đánh thức tiềm năng.
Thỉnh thoảng rất vui nhộn, khi ông liệng một người từ cửa sổ. Nếu có đến thọ giáo hoặc hỏi về thiền định. Lập tức cây lên đầu hoặc bị đánh túi bụi hay bị thụi vô ngực và hét: “Nhận được chưa?”
Những thực tập sinh đáng thương chỉ biết: “Dạ” Bởi vì nếu nói: “Không”, lập tức cây sẽ lên đầu. Vậy là quá đủ , muốn rút lui với thân thể bầm dập, xương thì gảy, nhưng Matzu vẫn ngồi chểm chệ trên ngực đệ tử tiếp tục nói : “Nhận được chưa?” Thực tế thực tập sinh nhận được những cú sốc hoàn toàn bất ngờ vì không thể biết trước để chuẩn bị.
Bạn nghe nói đánh, hét nhưng bạn chưa nghe Matzu quăng liệng thực tập sinh từ hai tầng lầu, té xuống và xương bị gãy và tiếp tục nhảy lên ngực ngực ngồi một cách oai nghi.
Giây phút thực tập sinh bị chấn động, thức hoàn toàn tê liệt và rơi vào trạng thái “Ý niệm chưa hình thành tư tưởng” Đó là mục đích cao nhất của sự việc. Và khi thức dừng lại, Matzu ngồi trên ngực - nhìn thẳng vào mắt thực tập sinh với sự yên lặng thẳm sâu. Thế là một niềm vui phúc lạc xảy ra - trạng thái thiền định. Một phương tiện đầy mới lạ tuy hơi kỳ cục.
Lập trường phản bác kinh văn của Matzu là đốt tất cả những bộ kiết tập sưu tầm về Sutra. Phật Giáo có nhiều kinh văn nhất; hơn bất cứ tôn giáo nào hết trên thế giới. Bởi ba mươi hai trường phái, tạo ra những bản văn riêng. Viết những chú thích và luận giải riêng biệt. Nên làm rối mù hậu thế.
Isan muốn như Matzu nhưng chưa đủ dũng cảm và quyết tâm. Không dễ gì quăng một người ra cửa sỗ hai tầng lầu. Thực tập sinh nói: “Gãy xương con rồi?” Matzu hét: “Quên luôn chuyện gãy xương!. Ai cũng phải chết. Hôm nay ngươi phải chết. Chỉ có bảy ngày để chọn lựa. Ngay bây giờ không có sự lựa chọn. Nếu nhận được, đó là cốt tủy của Zen”
Một cú sốc mạnh mẽ. Quả thật đơn giản và cũng quá hùng tráng, ngay lập tức thực tập sinh quay phắt về trung tâm - bản ngã tức khắc tan biến và... Trong cái bất ngờ lại có điều gì xảy ra. Như ngẫu nhiên xe bạn lật ngược trên đường lăn xuống thung lũng và quay vài vòng. Ngay lúc đó cái gì còn trong bạn?
Hiển nhiên thức ngừng hoạt động. Và nếu bạn từng thực tập Zen – có thể đây là cơ hội tốt nhất để trở về trung tâm. Cái chết có thể xảy ra. Chắc chắn. Nhưng nếu bạn là thực tập sinh của Zen – Không có cái chết. Cái chết chỉ xảy ra với thân vật lý. Tâm sẽ bung đôi cánh bay lượn trên bầu trời rộng mở.
Zen sẵn sàng cho tất cả mọi người trên thế giới. Không ai có thể biết được mỗi ngày có bao nhiêu biến cố xảy ra. nhưng chúng ta không biết nắm cơ hội. Tôi nghĩ nếu Matzu còn sống, ông ta có thể lật ngược chiếc xe và đẩy thêm lăn vài vòng. Rồi chạy theo kéo bạn ra và hỏi: “Nhận được chưa?”
Isan không thể như Matzu vứt bỏ tư tưởng tôn kính. Những người như Matzu chẳng quan tâm người ta sẽ nghĩ ông như thế nào. Đa số nghĩ Zen dành riên cho những kẻ điên khùng – Có gì mới lạ đâu? Còn Zen nghĩ thế gian đang sống trong sự điên loạn!.
Điên của Zen là Đại lạc, Trí huệ còn cái điên thế gian là trì trệ trong phiền muộn và đau khổ. Cả hai đều điên, nhưng chúng ta có quyền chọn lựa: “Trí huệ điên” hay “Điên Tri thức” Sự điên dại của thế nhân, chỉ có những đau khổ và bi kịch mãi vác trên vai; để rồi chạy mãi trong vòng luân hồi sanh tử.
Theo bản văn: Nhân dịp, Kyozan làm việc cùng Isan, hỏi: Nhân dịp, Kyosan cùng làm việc với Isan. Kyozan hỏi: “Tất cả chư Phật vào định hòa nhập vào thế gian để quay bánh xe luân hồi . Còn thầy thì sao?”
Bánh xe thần thoại tiếp tục chuyển động và bạn tiếp tục bám chặt vào trục xe, sự lập lại quá nhiều lần trong cuộc sống: Sinh ra, lập gia đình, làm ăn – buôn bán, phiền muộn, chết - rồi lại sinh ra... Nhưng ai là người tiếp diễn trò chơi bánh xe luân hồi? Đó là câu hỏi Kyozan đưa ra.
Kyozan nói: “Còn thầy thì sao?” Đó là điểm Isan đã thể hiện tính ôn hòa, chững chạc và khiêm tốn. Nhưng những gì được xem như thần thoại hóa. Vì không chư Phật nào bước vào để quay bánh xe luân hồi. Tất cả chư Phật gắng sức kéo các bạn ra khỏi bánh xe sanh tử; nhưng chúng ta mãi tái diễn trò chơi luân hồi sinh tử qua nhiều thiên niên kỷ; nên chẳng bao giờ nếm mùi vị vĩnh hằng bất diệt.
Các bạn là những diễn viên giỏi trên sân khấu, màn cứ kéo lên và hạ xuống, cứ thế chẳng bao giờ thay đổi. Điều may mắn cực kỳ là chúng ta không thể nhớ những kiếp sống trước. Nếu không, chắc phải điên loạn vì khủng hoảng .
Câu hỏi sai ngay từ đầu. Nhưng Isan vẫn tế nhị và cố gắng lịch sự. Nếu nghi vấn này mang ra hỏi Matzu, ông ta sẽ cho cú đấm tuyệt vời và thế là chẳng bao giờ dám đặt ra lần nữa.
Matzu tuyên bố rất nhiều lần:
“Ta không cần biết các ngươi nói gì - các ngươi vẫn bị đòn.
Đừng nghĩ ta chỉ đập khi hỏi bằng câu hỏi sai.
Hoàn toàn không đúng!.
Các ông phải nghe cho rõ:
“Đúng cũng ba thoi mà sai cũng ba thoi.
Không hơn không kém”
Khi nói đúng hay sai vẫn không thành vấn đề. Tất cả chỉ là phù phiếm – vì trong tri thức lầm lẫn có gì đúng đâu? Một cú đấm là chắc ăn nhất, và điều gì xảy ra ?; cái này mới quan trọng. Và Matzu là người hiếm nhất trên thế gian.
Ông đi giống con bò bốn và nhìn với ánh mắt sư tử. Đôi mắt bốc cháy như sư tử, và phong thái đi như con bò. Ông chưa bao giờ đi như con người. Có lẽ quá thấp trong phẩm cách của ông.
Ông rất mạnh mẽ và không một ai biết ông sẽ làm gì; nhưng lại rất nhân từ và đầy lòng yêu thương. Nhưng nếu mang câu này hỏi Matzu thì bầm dập và xương gãy nát là cái chắc, vì hoàn toàn lầm lẫn và vô nghĩa.
Đối với Isan nhẹ nhàng hơn. Khi Kyozan hỏi còn thầy thì sao ? Có nghĩa ông cũng là chư Phật. Isan đáp: “ Có ai mang ra làm thí dụ và có thể biết từ ông ta” Isan lẫn tránh trả lời một cách tế nhị bằng câu hỏi khác. Vì nếu trả lời có nghĩa xác nhận mình cũng là chư Phật!
Nhưng cần khiêm cung hơn, vì khi tuyên bố mình là bậc giác ngộ, đồng nghĩa phủ nhận vô minh. Mà vô minh tự chính nó cũng là phần tử cốt yếu của Phật tánh. Ngay giây phút bạn nói: “Tôi là Phật” hàm ý: “Tôi không còn nữa, tự ngã đã tan biến” Có nghĩa bạn không còn hiện hữu và chỉ còn lại cái nhìn thuần khiết và trong suốt của một nhân chứng.
Kyozan chỉ chai nước và nói: “Xin bước vào trong” Isan đáp: “Sự huyền diệu của tất cả chư Phật hiện diện trong miệng chai chuyễn bánh xe sanh tử. Ông có nhìn thấy họ làm không?”
Bây giờ, Isan không liên quan đến câu hỏi, nhưng thiết nghĩ tốt hơn nên nói rõ ràng: “Câu hỏi này là câu hỏi sai” hơn là minh chứng: “Vâng, tôi là Phật. Nhưng không có vị Phật nào quay bánh xe, họ chỉ cố gắng dừng bánh xe cuộc đời để mọi người có thể sống trong tính bất diệt vĩnh hằng.”
Isan tiếp diễn những rắc rối, vì muốn khiêm cung không như Bodhidharma. Bodhidharma nói thẳng với vua Wu: “Ông hoàn toàn ngu xuẩn!” Nếu là người khác nhà vua đã ra lệnh chém đầu lập tức. Nhưng khi nhìn ngài, ông thấy: “Thực sự mình không là gì cả so với Bodhidharma, mình chỉ là người xuẩn ngốc.”
Nhà vua không nổi cơn giận dữ mà chỉ căn cứ trên sự thực là thể hiện sự tiến hóa của vua Wu. Isan không có phẩm tính phẫn nộ nên vẫn còn bị phiền toái. Ông nên dừng ngay lúc đầu. Một câu hỏi sai đẻ ra nhiều câu hỏi sai, rồi cứ thế tiếp diễn. Cuối cùng chẳng đi về đâu. Tốt hơn  dập tắt ngay lúc khởi sự “điều vô lý”.
Nhưng Kyozan là đệ tử lổi lạc của ông, giữa họ sẽ phát khởi trường phái Zen. Tất nhiên, ông không thể nào hung bạo với Kyozan và Kyozan sẽ là người truyền thừa. Isan nghĩ đến lợi ích người khác nhiều hơn. Đó là sai lầm của ông, và cũng là nguyên nhân ở Nhật bản, những người trong trường phái Zen loại trừ và không một ai muốn nói về Isan.
Tôi nhớ Socrates. Quan toà tuyên cáo Socrates tử hình bằng cách uống thuốc độc. Theo luật lệ của Hy-Lạp (Greek). Ông tranh luận rất nhiều ngày ở pháp đình và không một ai có khả năng thắng ông ta, chỉ với một điều đơn giản là: Ông không có địa vị. Nhưng bất cứ điều gì họ nói, ông đều có thể làm đảo lộn ý nghĩa để sự thật phô bày. Thẩm phán và quan toà có rất thiện cảm với ông.
Hy Lạp thời ấy thuộc chế độ dân chủ, nên cả thành phố có quyền bỏ phiếu quyết định số phận Socrates. Tuy quan toà nhìn ra ông hoàn toàn vô tội cũng chẳng ít gì vì vì số phiếu quyết định với 51% phiếu của dân Athens muốn ông chết, 2% không ý kiến và 49% phóng thích.
Trước khi công bố phán quyết, ông ta nói với Socrates: “Riêng cá nhân tôi, không muốn xử tử ông. Tuy nhiên tôi phải kết án, bởi vì 51% trong thành phố chống lại ông. Ông có thể ra khỏi Athens, nơi mà luật của Athens không thể chi phối. Ông có thể sống ngay biên giới, sẽ có người gặp ông tại đó”
Socrates từ chối nói: “Tôi không đi đâu cả. Nếu Athens là thủ đô văn minh nhất của Hy- Lạp không bằng lòng để tôi sống, vậy ai là người chấp nhận tôi sống? Nơi khác tôi là kẻ xa lạ. Ở đây tôi đã sống cả cuộc đời, tôi chưa bao giờ làm tổn thương hay làm hại bất cứ một ai. Nhưng 51% muốn tôi chết. Tôi phải chết”
Quan tòa hoàn toàn đồng ý quan điểm này, ông nói: “Còn một cách khác, ông đừng giảng dạy và thề sống hoàn toàn trong yên lặng” Socrates nói: “Đó là điều không thể được!. Quá nhiều người sống trong bóng đêm, trong khi tôi biết con đường hướng về ánh sáng. Tôi không thể nào yên lặng nhìn con người nhảy vào bóng đêm một cách mù quán. Tôi phải lên tiếng”
Quan tòa nói: “Như thế, tôi không thể làm được gì cho ông. Chỉ còn cách duy nhất, ông hay sẵn sàng vì chiều nay tôi sẽ đưa cho ông độc dược” Socrates nói: “Không quan trọng, ai cũng phải chết. Tử thần đến, tôi sẵn sàng đón chào. Tôi chỉ muốn ông nhớ một điều ông được người sau nhớ qua cái chết của tôi.”
Vâng, điều đó đúng. Chẳng ai biết quan tòa nếu Socrates không bị xử uống thuốc độc. Cái chết vật lý làm Socrates sống mãi trong lòng mọi người cho đến khi thế gian còn tồn tại.
Còn Isan hoàn toàn bị quên lãng. Bởi vì còn quan tâm nhiều về ý kiến của quần chúng. Và vị thầy chân chính không lưu ý những gì công chúng muốn ông phải thực hiện. Sự hiện diện của ông là lời tuyên cáo về chân lý, về sự thực chứ không phải  bằng lòng hay thỏa hiệp với đa số. Nhưng khó khăn lớn nhất của Isan khiêm tốn là cảm thức sai lầm.
Sự ôn hòa đã đi đến chỗ thỏa hiệp. Sự nhún nhường của ông trở thành sợ hãi. Nếu không, sẽ nói thẳng với Kyozan ngay từ đầu. “Ông nói gì vậy? Chư Phật trở thành bụi trần ? Không!, họ chỉ tan biến vào tâm vũ trụ.”
Nhưng vì lịch thiệp, ông không nói: “Tôi cũng là Phật.” Vì thế Kyozan mới dồn ông, mới thử nghiệm ông còn giữ thái độ khiêm tốn hay không. Nhưng sự khiêm tốn không có nghĩa thỏa hiệp hoặc đồng lõa với giả thuyết phi lý. Cũng không có nghĩa thân thiện với sai lầm.
Khiêm tốn không phải là những con cừu nhút nhát. Nó phải là tiếng gầm sư tử. Nhưng Isan cố gắng sáng lập con đường khác hẳn với Matzu. Thế là ông bị kẹt cứng không thể hét, đập... Tất cả kỷ thuật mà các tổ và chư Phật đã ứng dụng. Ông muốn sáng tạo cái gì khác hơn nhưng không có khả năng.
Isan chỉ là người giản dị, mộc mạc, đơn thuần và khiêm tốn. Nhưng chưa đủ dũng cãm. Tính khiêm cung cần dũng cảm hỗ trợ hơn bất cứ điều gì. Không gì cần thiết hơn tính quyết tâm và gan góc.
Vì thế khi ông ta bị truy vấn: “Thầy thì sao?” Ông không đủ can đảm để trả lời: “Ta cũng là Phật, và không vị Phật nào quay bánh xe luân hồi. Không vị Phật nào tan biến trong thế gian. Ông hoàn toàn vô lý, vì ta không phải là Matzu và ông biết rõ không thể nào ta hét hay đánh ông. Như thế không có nghĩa, ông cứ hỏi những câu hoỉ sai. Cuối cùng có thể nói một câu là: Đừng ngu xuẫn nữa!!” Thế mà Isan không giải quyết được.
Kyozan chỉ chai nước và nói: “Xin bước vào” Đó là những điều tôi muốn noí đừng bao giờ chấp thuận những điều vô nghĩa, đần độn. Thế mà giờ đây không còn đường quay trở lại.
Isan im lặng có nghĩa chấp nhận chư Phật tan biến vào bụi trần và quay bánh xe luân hồi. Nên Kyozan dồn sâu hơn: “Bây giờ thầy là Phật, xin bước vào trong chai” Isan đáp: “Sự huyền diệu của tất cả chư Phật hiện diện trong miệng chai chuyển bánh xe sanh tử. Ông có nhìn thấy họ làm không?”
Vô lý và ngu xuẫn! Tất cả chư Phật chọn cái chai và tụ họp trong cổ chai và Isan không thể bước vào bỡi nó đã bị chặn lại. Một khi chấp nhận điều phi lý thì không có kết thúc.
Bạn phải tiếp tục chấp nhận những điều vô nghĩa và mọi chuyện trở thành rối rắm và hỗn độn.Vậy tất cả chư Phật ở đây làm cái gì? “Quay bánh xe luân hồi” trong cái chai? Nếu là tôi, tôi sẽ đánh một cú thật mạnh!
Kyozan nói: “Đó là sự chuyển động của tất cả chư Phật.
Còn thầy chuyển động như thế nào?”
Isan quan sát:
“Điều ấy không thể làm được nếu chúng ta cắt đứt mọi sự.”
Kyozan cúi lạy sát đất hành lễ quy phục .
Isan không thể hiện khí phách, dù chứng minh cuối cùng hoàn toàn chính xác. Vì vậy Kyozan phủ phục sát đất đảnh lễ. Isan nói: “Tôi không còn hiện hữu. Kề cận với bánh xe luân hồi nhưng tôi vẫn sống. Tôi không biến thành bụi trần và không còn quay lại nữa.”
Nếu thỏa hiệp với tư tưởng chư Phật chuyển vào thế gian với nhiệm vụ quay bánh xe sanh tử là điều lập dị. Lập luận như thế là chống lại tính thuần khiết của Zen. Isan cần một cú đấm thực mạnh. Nếu gặp ông ta nơi đâu, thay tôi chơi ông một cú thật đau, đồng nghĩa đã làm một việc tốt!.
Soseki viết:
Đức hạnh và bi mẫn đồng hành,
Kết hợp thành tính nguyên vẹn.
Không có gì băng qua cửa từ bên ngoài,
Là kho tàng vô giá.
Vứt bỏ toàn bộ tích lũy trong trái tim,
Bạn với đôi tay trần trụi -
Sẽ đem đến lợi ích.
Bài thơ tuyệt diệu và có ý nghĩa. Lòng tử tế nguyên thủy là cách gọi khác của đức hạnh. Tất cả hành vi tính tốt là phương tiện lòng tử tế. Hai cách gọi nhưng có cùng phẩm tính.
Kết hợp giữa phương tiện thiện xão và trí huệ là điều bất phân ly. Không có gì đến từ hiện tượng bên ngoài có thể xem như là kho tàng vô giá. Vì kho tàng của bạn sẵn có từ bên trong. Nếu vứt bỏ tất cả những gì xuất hiện từ bên ngoài. Với trái tim trần trụi, tánh không là kho tàng vô giá, sẽ đem laị sự lợi ích cho bạn.
Đó là những gì chúng ta cần thiền định. Thiền định là chú tâm - Zen đường lối đơn giản và hân thưởng với trò chơi vĩ đại của trí huệ. Chúng ta khám phá kho tàng ẫn kín bên trong. Không cần thiết phải quan trọng về nó. Chỉ cần hướng sự chuyển động vào bên trong và từng bước nhỏ, bạn quay về nhà.
Xem Chương 5  Quay về Mục lục

Ads Belove Post