Read more
Osho - Tâm kinh
Chương 1. Vị phật bên trong
Tôi xin chào vị phật bên trong
bạn. Bạn có thể không nhận biết về điều đó, bạn có thể chưa từng mơ tới điều đó
- rằng bạn là vị phật, rằng không ai có thể là bất kì cái gì khác, rằng phật
tính là cái cốt lõi tinh tuý duy nhất của sự hiện hữu của bạn, rằng điều đó
không phải là một cái gì đó xảy ra trong tương lai, rằng nó đã xảy ra rồi. Nó
chính là cội nguồn mà bạn tới từ đó; nó chính là cội nguồn và cả mục đích nữa.
Chính từ phật tính mà chúng ta đi, và cũng chính phật tính đó mà chúng ta tới.
Một từ này, phật tính, hàm chứa tất cả - vòng tròn đầy đặn của cuộc sống, từ
alpha tới omega.
Nhưng bạn đang ngủ say, bạn
không biết mình là ai. Không phải là bạn phải trở thành vị phật, mà là bạn phải
nhận ra điều đó, mà là bạn phải quay về với cội nguồn riêng của mình, mà là bạn
phải nhìn vào bên trong mình. Việc đương đầu với bản thân mình sẽ làm lộ ra phật
tính của bạn. Cái ngày mà người ta nhận ra chính mình, toàn bộ sự tồn tại trở
thành chứng ngộ. Không phải là một người trở thành chứng ngộ - làm sao một người
có thể trở thành chứng ngộ được? Chính ý tưởng về một người là một phần của tâm
trí chưa chứng ngộ. Không phải là tôi đã trở nên chứng ngộ; cái ‘tôi’ phải bị
loại bỏ đi trước khi người ta có thể trở nên chứng ngộ, cho nên làm sao tôi trở
thành chứng ngộ được? Điều đó là ngớ ngẩn. Cái ngày tôi trở nên chứng ngộ thì
toàn bộ sự tồn tại cũng trở nên chứng ngộ. Từ khoảnh khắc đó tôi không còn thấy
bất kì cái gì khác hơn chư phật - trong nhiều hình dạng, với nhiều tên, với cả
ngàn lẻ một vấn đề, nhưng chư phật vẫn tĩnh lặng.
Cho nên tôi xin chào vị phật
bên trong bạn.
Tôi vui mừng vô biên rằng biết
bao nhiêu vị phật đã tụ hội ở đây. Chính sự kiện các bạn tới với tôi là bắt đầu
của thừa nhận. Tôn kính trong tim các bạn với tôi, tình yêu trong tim các bạn với
tôi, là tôn kính và tình yêu cho phật tính của riêng các bạn. Tin cậy vào tôi
không phải là tin cậy vào cái gì đó ngoại lai với bạn, tin cậy vào tôi là tin cậy
vào cái ta. Bởi tin cậy vào tôi bạn sẽ học tin cậy vào chính bạn. Bởi việc đến
gần tôi, bạn sẽ tới gần chính bản thân bạn. Chỉ cần phải đạt tới nhận ra. Kim
cương có đấy - bạn đã quên mất nó, hay bạn chưa bao giờ nhớ tới nó từ ngay lúc
bắt đầu.
Có một lời nói rất nổi tiếng của
Emerson: “Con người là Thượng đế trong suy tàn.” Tôi đồng ý mà tôi cũng không đồng
ý. Sáng suốt này có chân lí nào đó trong nó - con người không phải như là con
người đáng phải thế. Sáng suốt có đó nhưng hơi lộn ngược lại một chút. Con người
không phải là Thượng đế trong suy tàn, con người là Thượng đế đang hình thành;
con người là vị phật đang trong nụ. Cái nụ có đó, nó có thể nở hoa vào bất kì
khoảnh khắc nào: chỉ một chút ít nỗ lực nữa, chỉ một chút ít giúp đỡ nữa... Và
giúp đỡ không sắp gây ra điều đó - điều đó đã có đấy rồi! Nỗ lực của bạn đang sắp
làm lộ nó ra cho bạn, giúp nó biểu hiện cái vẫn có đó, giấu kín. Đấy là khám
phá, nhưng chân lí thì đã có đấy rồi. Chân lí là vĩnh hằng.
Lắng nghe những lời kinh này bởi
vì đây là những lời kinh quan trọng nhất trong kho tàng phật giáo vĩ đại. Do đó
chúng được gọi là Tâm Kinh; nó ở chính tâm điểm của thông điệp của Phật.
Nhưng tôi muốn bắt đầu từ ngay
chỗ bắt đầu. Từ điểm này chỉ phật giáo mới trở thành có liên quan: để nó đấy
trong tim bạn rằng bạn là vị phật. Tôi biết điều đó có vẻ như quá tự kiêu, nó
có vẻ như quá giả thuyết; bạn không thể nào tin cậy vào nó hoàn toàn được. Điều
đó là tự nhiên, tôi hiểu điều đó. Cứ để nó đấy, như hạt mầm. Quanh sự kiện đó
nhiều thứ sẽ bắt đầu xảy ra, và chỉ quanh sự kiện đó mà bạn sẽ có thể hiểu những
lời kinh này. Chúng mạnh mẽ vô cùng - rất nhỏ, rất cô đọng, giống như hạt mầm.
Nhưng với mảnh đất này, với viễn kiến này trong tâm trí, rằng bạn là vị phật, rằng
bạn là vị phật trong nụ, rằng bạn có khả năng tiềm tàng trở thành cái một, rằng
không có gì thiếu cả, tất cả đã sẵn sàng, mọi thứ chỉ phải được đặt vào đúng trật
tự, rằng một chút ít nhận biết nữa là cần thiết, một chút ít ý thức nữa là cần
thiết... Kho báu có đó; bạn phải mang một ngọn đèn nhỏ vào trong nhà mình. Một
khi bóng tối biến mất, bạn sẽ không còn là kẻ ăn xin nữa, bạn sẽ là vị phật; bạn
sẽ là hoàng đế, vua. Toàn bộ vương quốc này là của bạn và bạn chỉ cần yêu cầu;
bạn chỉ phải đòi lấy nó.
Nhưng bạn không đòi nó nếu bạn
tin rằng bạn là kẻ ăn xin. Bạn không thể đòi hỏi nó, bạn thậm chí không thể nào
mơ tới việc đòi nó nếu bạn vẫn nghĩ rằng mình là kẻ ăn xin. Cái ý tưởng rằng bạn
là kẻ ăn xin, rằng bạn dốt nát, rằng bạn là tội nhân, đã được không biết bao
nhiêu nhà thuyết giáo thuyết giảng qua nhiều thời đại đến mức nó đã trở thành
thôi miên sâu sắc trong bạn. Thôi miên này phải bị đập tan. Để đập vỡ nó tôi bắt
đầu với: Tôi xin chào vị phật bên trong bạn.
Với tôi, các bạn là chư phật. Tất
cả mọi nỗ lực của bạn để trở thành chứng ngộ đều lố bịch nếu bạn không chấp nhận
sự kiện cơ bản này. Điều này phải trở thành hiểu biết ngầm, rằng bạn là điều
đó! Đây là bắt đầu đúng đắn, nếu không bạn sẽ đi lạc lối. Đây là bắt đầu đúng đắn!
Bắt đầu với viễn kiến này đi, và đừng lo nghĩ rằng điều này có thể tạo ra một
loại bản ngã nào đó - rằng “Ta là phật.” Đừng lo nghĩ thế, bởi vì toàn bộ quá
trình của Tâm Kinh sẽ làm cho bạn rõ ràng rằng bản ngã là cái duy nhất không tồn
tại - cái duy nhất không tồn tại! Mọi thứ khác đều là thật.
Có những thầy nói thế giới này
là ảo tưởng và linh hồn là tồn tại - cái ‘tôi’ mới đúng còn mọi cái khác đều là
ảo tưởng, ảo vọng maya. Phật nói chính điều ngược lại: ông ấy nói duy nhất cái
‘tôi’ là không thật còn mọi thứ khác đều là thật. Và tôi đồng ý với Phật nhiều
hơn là với các quan điểm khác. Sáng suốt của Phật là rất thấu đáo, thấu đáo nhất.
Không ai đã nhìn thấu đáo vào những cõi giới đó, vào chiều sâu và chiều cao của
thực tại.
Nhưng bắt đầu với ý tưởng này,
với bầu không khí này quanh bạn, với viễn kiến này. Để cho điều đó được tuyên bố
với từng tế bào thân thể bạn và từng ý nghĩ của tâm trí bạn; để cho nó được
tuyên bố cho từng ngõ ngách, từng xó xỉnh của sự tồn tại của bạn, rằng “Ta là
phật!” Và đừng lo nghĩ về cái ‘tôi’... chúng ta sẽ chăm lo tới nó.
Cái ‘tôi’ và phật tính không thể
cùng tồn tại. Một khi phật tính trở nên lộ ra thì cái ‘tôi’ biến mất, hệt như
bóng tối biến mất khi bạn đem ánh sáng vào.
Trước khi đi vào lời kinh này,
cũng sẽ có ích nếu hiểu thêm chút ít về khuôn khổ, chút ít cấu trúc.
Kinh sách phật giáo cổ đại nói
về bẩy ngôi đền. Cũng giống như người Sufi nói về bẩy thung lũng, và người
Hindu nói về bẩy luân xa, phật tử nói về bẩy ngôi đền.
Ngôi đền thứ nhất là thể chất,
ngôi đền thứ hai là tâm thần, ngôi đền thứ ba là tâm lí, ngôi đền thứ tư là tâm
lítâm linh, ngôi đền thứ năm là tâm linh, ngôi đền thứ sáu là tâm linh siêu việt,
và ngôi đền thứ bẩy là và ngôi đền tối thượng - là siêu việt.
Lời kinh này thuộc vào ngôi đền
thứ bẩy. Đây là lời công bố của người đã đi vào ngôi đền thứ bẩy, cái siêu việt,
cái tuyệt đối. Đó là ý nghĩa của từ tiếng Phạn, pragyaparamita - trí huệ của
cõi bên kia, từ cõi bên kia, trong cõi bên kia; trí huệ chỉ tới khi bạn đã siêu
việt lên trên tất cả các loại đồng nhất - thấp hơn hay cao hơn, thế giới này
hay thế giới kia; khi bạn đã siêu việt lên trên tất cả các loại đồng nhất, khi
bạn không còn bị đồng nhất với tất cả, khi chỉ có một ngọn lửa thuần khiết của
nhận biết là còn lại mà không có khói quanh nó. Đó là lí do tại sao phật tử tôn
thờ cuốn sách nhỏ này, cuốn sách rất, rất nhỏ này; và họ đã gọi nó là Tâm Kinh
- chính tâm điểm của tôn giáo, chính cốt lõi.
Ngôi đền thứ nhất, thể chất, có
thể tương ứng theo bản đồ của người Hindu với luân xa muladhar; ngôi đền thứ
hai, tâm thần, tương ứng với luân xa svadisthan; ngôi đền thứ ba, tâm lí, với
manipura; ngôi đền thứ tư, tâm lí tâm linh, với anahatta; thứ năm, tâm linh, với
vishudha; thứ sáu, tâm linh siêu việt, với agya; và thứ bẩy, cái siêu việt, với
sahasrar. ‘Sahasrar’ có nghĩa là hoa sen một nghìn cánh. Đó là biểu tượng cho
việc nở hoa tối thượng: không còn gì bị che dấu nữa, tất cả đã trở nên được lộ
ra, biểu hiện. Hoa sen một nghìn cánh đã mở ra, toàn bộ bầu trời tràn ngập
hương thơm của nó, cái đẹp của nó, phúc lành của nó.
Trong thế giới hiện đại một
công trình lớn đã bắt đầu trong việc tìm kiếm cốt lõi bên trong nhất của con
người. Cũng sẽ tốt để hiểu các nỗ lực hiện đại đưa chúng ta đi bao xa.
Pavlov, B. F. Skinner và các
nhà hành vi học khác, cứ đi lòng vòng quanh thể chất, muladhar. Họ nghĩ con người
chỉ là thân thể. Họ dính líu quá nhiều vào ngôi đền thứ nhất, họ dính líu quá
nhiều với thể chất, họ quên mất mọi thứ khác. những người này đang cố gắng giải
thích con người chỉ qua thể chất, vật chất. Thái độ này trở thành cản trở bởi
vì họ không mở. Khi mà ngay từ đầu bạn đã từ chối rằng chẳng có gì khác hơn
thân thể, thế thì bạn chối bỏ chính việc khám phá. Điều này trở thành định kiến.
Người cộng sản, người Mác xít, người hành vi chủ nghĩa, người vô thần - những
người tin rằng con người chỉ là thân thể - chính niềm tin của họ đóng chặt các
cánh cửa đi tới những thực tại cao hơn. Họ trở thành mù quáng. Và thể chất có
đó, thể chất là rõ ràng nhất; nó không cần bằng chứng. Thân thể vật lí có đó, bạn
không cần phải chứng minh về nó. Vì nó không cần phải chứng minh, nó trở thành
thực tại duy nhất. Điều đó là vô nghĩa. Thế thì con người mất đi mọi nhân phẩm.
Nếu không có gì để trưởng thành vào trong và đi lên, thì không thể nào chẳng
còn gì hơn sắp xảy ra cho bạn - bạn là thân thể: bạn ăn, rồi bạn ỉa, rồi bạn lại
ăn và bạn làm tình và sinh ra trẻ con, và điều này sẽ cứ tiếp diễn mãi, rồi một
ngày bạn chết. Sự lặp lại máy móc của những điều trần tục, tầm thường - làm sao
có thể có bất kì ý nghĩa nào, bất kì nghĩa nào, bất kì thơ ca nào? Làm sao có
thể có bất kì điệu vũ nào?
Skinner đã viết một cuốn sách,
Vượt ra ngoài tự do và nhân phẩm. Nó đáng phải gọi là ở dưới tự do và nhân phẩm,
không phải là vượt ra ngoài. Nó là ở dưới, nó là quan điểm thấp nhất về con người,
cái xấu nhất. Chẳng có gì sai về thân thể cả, nhớ lấy. Tôi không chống lại thân
thể, nó là ngôi đền đẹp. Cái xấu xí đi vào khi bạn nghĩ đây là tất cả.
Con người có thể được quan niệm
như chiếc thang có bẩy bậc, và bạn đồng nhất với bậc thứ nhất. Thế thì bạn chẳng
định đi đâu cả. Và chiếc thang thì vẫn đó, chiếc thang vắt từ thế giới này sang
thế giới khác; chiếc cầu nối vật chất với Thượng đế. Bậc thứ nhất là hoàn toàn
tốt nếu nó được dùng trong mối quan hệ với toàn bộ chiếc thang. Nếu nó vận hành
như bước đầu tiên thì nó là đẹp cực kì: người ta nên biết ơn thân thể. Nhưng nếu
bạn bắt đầu tôn thờ bậc thứ nhất và bạn quên mất sáu bậc còn lại, bạn quên mất
rằng toàn bộ chiếc thang tồn tại và bạn trở thành khép kín, bị hạn chế vào bậc
thứ nhất, thế thì nó không còn là bậc thang chút nào nữa... bởi vì bậc thang chỉ
là bậc thang khi nó là một phần của chiếc thang. Nếu nó không còn là bậc thang,
bạn bị mắc kẹt với nó. Do đó, những người duy vật bao giờ cũng bị mắc kẹt, họ
bao giờ cũng cảm thấy điều gì đó đang bị lỡ, họ không cảm thấy họ đang đi đâu cả.
Họ đi lòng vòng, theo vòng tròn, và họ cứ đi đi lại lại mãi một điểm. Họ trở
nên mệt mỏi và chán chường. Họ bắt đầu suy nghĩ đến cách tự tử. Và toàn bộ nỗ lực
của họ trong cuộc sống là để tìm ra những cảm giác nào đó, để cho cái gì đó mới
có thể xảy ra. Nhưng cái ‘mới’ nào có thể xảy ra được? Tất cả những cái mà
chúng ta cứ bận tâm tới chẳng là gì ngoài đồ chơi để mà chơi thôi.
Nghĩ đến những lời này của
Frank Sheed: “Linh hồn con người đang kêu khóc về mục đích hay ý nghĩa. Còn nhà
khoa học nói, ‘Điện thoại đây này.’ Hay, ‘Trông đây! Ti vi!’ - hệt như người ta
đang cố dỗ đứa trẻ đang khóc đòi mẹ bằng việc đưa ra miếng kẹo và nhăn mặt nhăn
mũi trước nó. Luồng phát minh liên miên đã phục vụ cực kì tốt cho việc làm cho
con người phải bận bịu, ngăn con người không cho nhớ tới cái gây rắc rối cho
mình.”
Tất cả những cái mà thế giới hiện
đại đã cung cấp cho bạn thì chẳng là gì ngoài kẹo đường, đồ chơi để chơi - còn
bạn thì đang kêu khóc đòi mẹ, bạn đang kêu khóc đòi tình yêu, bạn đang kêu khóc
đòi tâm thức, và bạn đang kêu khóc về ý nghĩa nào đó trong cuộc sống. Và họ
nói, “Trông đây! Điện thoại này. Trông đây! Ti vi này. Trông đây! Chúng tôi đã
mang bao nhiêu thứ đẹp tới cho bạn.” Còn bạn chơi quanh quẩn một chút ít; rồi bạn
phát ngán; bạn phát chán, và họ lại cứ tìm kiếm đồ chơi mới cho bạn chơi.
Trạng thái vấn đề này thật buồn
cười. Nó ngớ ngẩn đến mức dường như không thể nào quan niệm nổi làm sao chúng
ta cứ sống mãi trong nó. Chúng ta bị mắc tại bậc thang thứ nhất.
Nhớ rằng bạn đang trong thân thể,
nhưng bạn không phải là thân thể; để cho nhận thức đó liên tục ở trong bạn. Bạn
sống trong thân thể và thân thể là chỗ cư ngụ đẹp đẽ.
Nhớ lấy, vào mọi khoảnh khắc,
tôi không hướng dẫn rằng bạn nên trở thành kẻ chống đối thân thể, rằng bắt đầu
chối bỏ thân thể như cái gọi là những người duy tâm đã làm trong nhiều thời đại.
Người duy vật nghĩ rằng thân thể là tất cả những cái có đấy, và có những người
còn đi sang cực đối lập, và họ bắt đầu nói rằng thân thể là ảo tưởng; thân thể
là không có! “Phá huỷ thân thể để cho cái ảo tưởng đó bị phá huỷ, và bạn có thể
trở thành cái thực một cách thực sự.”
Cực đoan khác này là phản động.
Người duy vật tạo ra phản động của riêng mình với người duy tâm, nhưng họ là đối
tác trong cùng một công việc; họ không phải là những người khác nhau nhiều lắm.
Thân thể là đẹp đẽ, thân thể là thực, thân thể cần phải được sống, thân thể cần
phải được yêu. Thân thể là món quà vĩ đại của Thượng đế. Bạn đừng chống lại nó
dù chỉ một khoảnh khắc, và bạn cũng đừng nghĩ rằng bạn chỉ là nó dù chỉ một khoảnh
khắc. Bạn còn lớn hơn nhiều lắm. Dùng thân thể như bàn nhảy đi.
Bậc thứ hai là: tâm thần,
svadisthan. Phân tâm của Freud vận hành ở đây. Nó đi cao hơn một chút so với
Skinner và Pavlov. Freud đi vào trong những bí ẩn của tâm lí một chút ít nhiều
hơn. Ông ấy không phải chỉ là nhà hành vi chủ nghĩa, nhưng ông ấy chưa bao giờ
vượt ra ngoài các giấc mơ. Ông ấy cứ phân tích các giấc mơ.
Giấc mơ tồn tại như ảo tưởng
trong bạn. Nó là điều ngụ ý, nó là biểu tượng, nó mang thông điệp từ vô thức được
để lộ cho ý thức. Nhưng chẳng ích gì mà bị mắc vào nó. Dùng giấc mơ, nhưng đừng
trở thành giấc mơ. Bạn không phải là giấc mơ.
Và cũng chẳng cần làm nhặng sị
lên về nó, như những người theo Freud vẫn cứ làm. Toàn bộ nỗ lực của họ dường
như là di chuyển vào trong chiều hướng của thế giới mơ. Chú ý về nó, lấy quan
điểm rất rất rõ ràng về nó, hiểu thông điệp của nó, và thực sự không cần phải
đi đến bất kì ai khác để phân tích giấc mơ của bạn. Nếu bạn không thể phân tích
được giấc mơ của mình, chẳng ai khác có thể làm được, bởi vì giấc mơ của bạn là
giấc mơ của bạn. Và giấc mơ của bạn mang tính cá nhân đến mức chẳng ai khác có
thể mơ theo cách bạn mơ. Không ai đã từng mơ được theo cách bạn mơ, không ai sẽ
mơ được theo cách bạn mơ; không ai có thể giải thích nó cho bạn.
Việc diễn giải của người ấy sẽ
là việc diễn giải của người ấy. Duy nhất bạn mới có thể nhìn vào trong nó. Và
trong thực tế thì cũng chẳng cần phải phân tích giấc mơ: nhìn vào giấc mơ trong
tính toàn bộ của nó, với sáng tỏ, với tỉnh táo, và bạn sẽ thấy thông điệp. Nó lớn
làm sao!
Chẳng cần phải đi tới nhà phân
tâm trong ba, bốn, năm, bẩy năm.
Một người, người vẫn mơ vào mọi
đêm và ban ngày lại đến nhà phân tâm để được phân tích, dần dần sẽ trở thành bị
bao quanh bởi chất liệu mơ. Giống như loại người thứ nhất trở thành quá bị ám ảnh
với muladhara, thể chất, thì loại người thứ hai trở nên quá bị ám ảnh với dục...
bởi vì loại người thứ hai - lĩnh vực của thực tại tâm lí - là dục. Loại người
thứ hai bắt đầu diễn giải mọi thứ dưới dạng dục. Bất kì cái gì bạn làm, cứ đến
với người theo Freud và ông ta sẽ qui nó về dục. Không có gì cao hơn tồn tại với
ông ta. Ông ta sống trong bùn, ông ta không tin vào hoa sen. Bạn đem hoa sen tới
cho ông ta, ông ta sẽ nhìn vào nó và qui nó về bùn. Ông ta sẽ nói, “Cái này chẳng
là gì cả, cái này chỉ là bùn bẩn thôi. Nó chẳng mọc ra từ bùn bẩn đó sao? Nếu
nó mọc ra từ bùn bẩn thì nó phải là bùn bẩn vậy.” Đưa mọi thứ về nguyên nhân của
nó, và đó là cái thực. Thế thì mọi bài thơ cũng đều bị qui về dục, mọi thứ đẹp
đẽ cũng đều bị qui về dục và truỵ lạc và kìm nén.
Michelangelo mà là nghệ sĩ vĩ đại
sao? - thế thì nghệ thuật của ông ấy phải bị qui về dâm dục nào đó. Và những
người theo Freud đi tới cả chuỗi dài những điều ngớ ngẩn. Họ nói: Michelangelo
hay Goethe hay Byron, tất cả các công trình nghệ thuật vĩ đại, cái đem lại niềm
vui cho hàng triệu người, chẳng là gì khác ngoài dục bị kìm nén - có thể Goethe
đã là thủ dâm và bị ngăn cản.
Hàng triệu người bị ngăn cản khỏi
thủ dâm, nhưng họ không trở thành như Goethe. Đấy là điều ngớ ngẩn. Nhưng Freud
là thầy của thế giới nhà vệ sinh. Ông ấy sống ở đó, đó là ngôi đền của ông ta.
Nghệ thuật trở thành bệnh hoạn, thi ca trở thành bệnh hoạn, mọi thứ đều trở
thành truỵ lạc. Nếu phân tích của người theo Freud mà thành công thì sẽ không
có Kalidas, không có Shakespeare, không có Michelangelo, không có Mozart, không
có Wagner, bởi vì mọi người sẽ bình thường.
Những người này là bất thường.
Những người này bị bệnh tâm thần, theo Freud. Cái vĩ đại nhất bị đưa về cái thấp
kém nhất. Phật là ốm yếu, theo Freud, bởi vì bất kì điều gì ông ấy nói, chúng
cũng chẳng là gì ngoài dục bị kìm nén.
Cách tiếp cận này đưa cái vĩ đại
của con người về cái xấu xí. Nhận biết về điều đó đi. Phật không ốm yếu; trong
thực tế, Freud ốm yếu. Im lặng của Phật, vui vẻ của Phật, mở hội của Phật - đấy
không phải là ốm yếu, đấy là việc nở hoa hoàn toàn của trạng thái hạnh phúc.
Nhưng với Freud người bình thường là người chưa bao giờ hát lên bài ca, người
chưa từng nhảy múa, người chưa từng mở hội, chưa từng cầu nguyện, chưa từng thiền,
chưa từng làm bất kì cái gì sáng tạo, bình thường là: đến cơ quan, về nhà, ăn,
uống, ngủ và chết; không để lại đằng sau dấu vết gì của sáng tạo của mình;
không để lại dù chỉ một dấu hiệu ở bất kì đâu. Người bình thường này dường như
là rất tầm thường, đần độn và chết. Có hoài nghi về Freud bởi vì bản thân ông
ta không thể sáng tạo - ông ta là một người không sáng tạo - ông ta lên án bản
thân tính sáng tạo là bệnh hoạn. Có mọi khả năng ông ta là một người tầm thường.
Chính cái tầm thường của ông ta làm cho tất cả những người vĩ đại trên thế giới
cảm thấy chướng.
Tâm trí tầm thường cố gắng thu
nhỏ tất cả những cái vĩ đại. Tâm trí tầm thường không thể nào chấp nhận được rằng
có thể có bất kì người nào vĩ đại hơn mình. Điều đó làm tổn thương. Đấy là báo
thù của điều tầm thường - toàn bộ việc phân tâm này và cách diễn giải của nó về
cuộc sống con người. Nhận biết về nó đi. Nó có tốt hơn loại thứ nhất, đúng, tiến
lên trước hơn loại thứ nhất một chút, nhưng người ta còn phải đi tiếp, tiếp nữa,
vượt ra ngoài và ra ngoài.
Bậc thứ ba là tâm lí. Adler sống
trong thế giới của tâm lí, của ý chí quyền lực; ít nhất có một cái gì đó - rất
vị kỉ, nhưng ít nhất cũng có một cái gì đó; một chút ít cởi mở hơn Freud. Nhưng
vấn đề là, cũng giống như Freud qui mọi thứ về dục, Adler cứ qui mọi thứ về phức
cảm tự ti. Người ta cố gắng trở thành vĩ đại bởi vì họ cảm thấy thấp kém. Một
người cố gắng trở thành chứng ngộ là người cảm thấy thấp kém, và một người cố gắng
trở thành chứng ngộ là người đang trên cuộc hành trình quyền lực. Điều này hoàn
toàn sai lầm, bởi vì chúng ta đã thấy những người đó - một Phật, một Christ, một
Krishna - người đã buông xuôi hoàn toàn đến mức hành trình của họ không thể nào
được gọi là hành trình quyền lực. Và khi Phật nở hoa, ông ấy cũng chẳng có ý tưởng
nào về sự cao thượng, không một chút nào. Ông ấy cúi mình xuống dưới toàn bộ sự
tồn tại. Ông ấy chẳng có ý tưởng nào về việc thần thánh hơn người, không một
chút nào. Mọi thứ đều là thần thánh, thậm chí một hạt bụi cũng là thiêng liêng.
Không, ông ấy không nghĩ mình cao thượng, và ông ấy không cố gắng để trở thành
cao thượng. Ông ấy không cảm thấy thấp kém chút nào. Ông ấy được sinh ra là
vua; không có vấn đề về thấp kém. Ông ấy ở trên chóp đỉnh ngay từ đầu, không có
vấn đề về thấp kém. Ông ấy là người giầu có nhất trong nước, người có quyền lực
nhất trong nước: không còn quyền lực nào cao hơn cần phải đạt tới, không còn giầu
có nào lớn hơn cần đạt tới.
Ông ấy là một trong những người
đẹp nhất đã được sinh ra trên trái đất này, ông ấy có một trong những phụ nữ đẹp
nhất là người yêu. Tất cả đều có sẵn cho ông ấy. Nhưng Alder sẽ cứ đi tìm một
cái thấp kém nào đó bởi vì ông ta không thể nào tin được rằng một người lại có
thể có bất kì mục tiêu nào khác hơn bản ngã. Điều này là tốt hơn... tốt hơn
Freud, cao hơn chút ít. Bản ngã có cao hơn dục chút ít; không cao hơn lắm,
nhưng có cao hơn chút ít.
Bậc thứ tư là tâm lí-tâm linh,
anahatta, trung tâm trái tim. Jung, Assagioli và những người khác thâm nhập vào
cõi này. Họ đi cao hơn Pavlov, Freud và Alder, họ mở ra nhiều khả năng hơn. Họ
chấp nhận thế giới của cái bất hợp lí, vô ý thức: họ không giới hạn mình vào lẽ
phải. Họ là người hợp lí hơn - họ chấp nhận cả cái ‘không có lí’ nữa. Cái vô lí
không bị chối bỏ mà được chấp nhận. Đây là nơi tâm lí học hiện đại dừng lại - tại
bậc thang thứ tư. Và bậc thang thứ tư cũng mới là ở giữa của toàn bộ chiếc
thang: ba bậc bên này và ba bậc bên kia.
Tâm lí học hiện đại chưa phải
là khoa học hoàn chỉnh. Nó treo lơ lửng ở giữa. Nó rất dễ lung lay, không chắc
chắn về điều gì cả. Nó phần nhiều giả thuyết hơn là thực nghiệm. Nó vẫn còn
đang chật vật để tồn tại. Bậc thứ năm là tâm linh: Mô ha mét giáo, Hin du giáo,
Ki tô giáo - các tôn giáo có tổ chức còn bị mắc kẹt với bậc thứ năm.Họ không vượt
ra ngoài tâm linh. Tất cả các tôn giáo có tổ chức, nhà thờ, vẫn còn ở đó.
Bậc thứ sáu là tâm linh siêu việt
- yoga và các phương pháp khác. Trên khắp thế giới, suốt nhiều thời đại, nhiều
phương pháp đã được phát triển, những điều không giống như tổ chức nhà thờ,
không học thuyết mà nhiều thực nghiệm hơn. Bạn phải làm điều gì đó với thân thể
và tâm trí mình; bạn phải tạo ra hài hoà nào đó bên trong mình để cho bạn có thể
cưỡi lên hài hoà đó, bạn có thể cưỡi lên đám mây hài hoà đó và đi xa khỏi thực
tại bình thường của mình. Yoga có thể bao quát tất cả điều đó; đó là bậc thứ
sáu.
Và bậc thứ bẩy là siêu việt: Mật
tông, Đạo, Thiền. Quan điểm của Phật là ở bậc thứ bẩy - pragyaparamita. Nó có
nghĩa là trí huệ siêu việt lên, trí huệ tới với bạn chỉ khi tất cả các thể đã
được đi qua và bạn đã trở thành chỉ một nhận biết thuần khiết, chỉ một nhân chứng,
một chủ thể thuần khiết.
Chừng nào con người còn chưa đạt
tới siêu việt, con người sẽ còn phải được cho đồ chơi, kẹo đường. Con người sẽ
phải được cung cấp với những ý nghĩa sai lầm. Mới hôm nọ tôi đi ngang qua một tấm
biển quảng cáo xe hơi Mĩ. Nó nói - với một chiếc xe hơi đẹp - trên đỉnh của chiếc
xe nó nói: Cái gì đó để tin vào.
Con người chưa bao giờ tụt xuống
thấp thế. Cái gì đó để tin vào! Bạn tin vào chiếc xe ư? Đúng đấy, người ta tin
vào nhà mình, người ta tin vào xe hơi của mình, người ta tin vào số dư ngân
hàng của mình. Nếu bạn nhìn quanh bạn sẽ ngạc nhiên - Thượng đế đã biến mất,
nhưng niềm tin thì không biến mất. Thượng đế không còn ở đó nữa: bây giờ có xe
Cadillac hay Lincoln! Thượng đế đã biến mất nhưng con người đã tạo ra thượng đế
mới - Stalin, Mao. Thượng đế đã biến mất và con người đã tạo ra các thần tượng
mới - các ngôi sao điện ảnh.
Đây là lần đầu tiên trong lịch
sử tâm thức con người mà con người đã tụt xuống thấp như thế. Và thậm chí nếu
đôi khi bạn nhớ tới Thượng đế, đấy cũng chỉ là một từ trống rỗng. Có thể khi bạn
đau ốm, có thể khi bạn thất vọng, thế thì bạn dùng Thượng đế - dường như Thượng
đế là thuốc aspirin. Đó là điều cái gọi là các tôn giáo đã làm cho các bạn tin
tưởng: họ nói, “Hãy tưởng nhớ Thượng đế ba lần một ngày và bạn sẽ không cảm thấy
đau gì!” Cho nên bất kì khi nào bạn bị đau, bạn nhớ tới Thượng đế. Thượng đế
không phải là thuốc aspirin, Thượng đế không phải là thuốc giảm đau.
Một vài người nhớ tới Thượng đế
theo thói quen, một số người khác nhớ tới Thượng đế theo chuyên nghiệp. Tu sĩ -
ông ta nhớ tới Thượng đế theo nghề chuyên nghiệp. Ông ta chẳng liên can gì tới
Thượng đế cả, ông ta được trả tiền cho điều đó. Ông ta đã trở thành kẻ thiện
nghệ. Một vài người nhớ theo thói quen, một vài người theo chuyên nghiệp, nhưng
dường như chẳng ai nhớ tới Thượng đế trong tình yêu sâu sắc cả. Một vài người cầu
tới tên ngài khi họ khổ; chẳng ai nhớ tới ngài khi họ đang sung sướng, mở hội.
Và đó mới là khoảnh khắc đúng để mà nhớ - bởi vì chỉ khi bạn vui vẻ, vui vẻ vô
biên, bạn mới gần Thượng đế. Khi bạn trong khổ, bạn ở xa xôi, khi bạn trong khổ,
bạn đóng kín. Khi bạn hạnh phúc, bạn cởi mở, tuôn chảy; bạn có thể cầm tay Thượng
đế.
Cho nên hoặc bạn nhớ theo thói
quen, bởi vì bạn đã được dạy từ ngay thời trẻ thơ - nó đã trở thành một loại
thói quen, giống như hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc, bạn không thích nhiều lắm; nếu
bạn không hút, bạn cảm thấy bạn thiêu thiếu cái gì đó. Nếu bạn nhớ tới Thượng đế
mỗi sáng, mỗi chiều, chẳng đạt được cái gì cả, bởi vì việc nhớ không phải là của
trái tim - chỉ lời miệng, tâm trí, máy móc. Nhưng nếu bạn không nhớ lấy, bạn bắt
đầu cảm thấy cái gì đó thiêu thiếu. Nó đã trở thành lễ nghi. Nhận biết về việc
làm Thượng đế thành lễ nghi, và nhận biết về việc trở thành chuyên nghiệp về nó
đi.
Tôi đã từng nghe một câu chuyện
rất nổi tiếng: Câu chuyện về một nhà yoga vĩ đại, rất nổi tiếng, người được nhà
vua hứa rằng nếu ông ta có thể nằm trong nấm mồ sâu và ở dưới đất trong một
năm, nhà vua sẽ cho ông ta con ngựa hay nhất của vương quốc xem như phần thưởng.
Nhà vua biết rằng nhà yoga này có trái tim mềm yếu với ngựa, ông ta là người
yêu ngựa vô cùng.
Nhà yoga ưng thuận; ông ấy bị
chôn sống trong một năm. Nhưng trong năm đó vương quốc đã bị đánh bại và chẳng
còn ai nhớ tới việc đào nhà yoga lên. Mười năm sau đó một ai đó mới nhớ ra: “Điều
gì xảy ra cho nhà yoga này nhỉ?” Nhà vua bảo vài người đi tìm lại. Nhà yoga được
đào lên; ông ta vẫn còn sống trong cơn mê sâu. Câu mật chú đã được thoả thuận
trước đây được thì thào vào tai ông ta và ông ta ngồi dậy, và việc đầu tiên ông
ta nói là “Ngựa của tôi đâu?”
Sau mười năm vẫn còn im lặng dưới
đất... nhưng tâm trí chẳng thay đổi chút nào - “Ngựa của tôi đâu?” Con người
này có thực trong cơn mê, trong samadhi không? Ông ấy có nghĩ về Thượng đế
không? Ông ấy phải đã nghĩ liên tục về ngựa. Nhưng ông ấy thành thạo, tài giỏi
chuyên nghiệp. Ông ấy phải đã học được kĩ thuật dừng thở và cách đi vào một loại
cái chết - nhưng đấy là kĩ thuật.
Mười năm trong im lặng sâu sắc
thế, và tâm trí chẳng thay đổi một chút xíu! Đích xác hệt như mười năm này chưa
hề trôi qua. Nếu bạn nhớ tới Thượng đế một cách kĩ thuật, nếu bạn nhớ tới Thượng
đế một cách chuyên nghiệp, nhớ theo thói quen, một cách máy móc, thế thì chẳng
cái gì sắp xảy ra cả. Tất cả đều có thể, nhưng tất cả các khả năng đều đi qua
trái tim. Do đó tên của bài kinh này: Tâm Kinh.
Chừng nào bạn còn chưa làm điều
gì đó với tình yêu lớn, với tham dự lớn, với cam kết lớn, với chân thành, với
chân thực, với toàn bộ con người bạn, thì chẳng cái gì sắp xảy ra cả.
Với một số người tôn giáo giống
như chân giả: nó chẳng có hơi ấm lẫn cuộc sống. Và mặc dầu nó giúp cho họ loạng
choạng bước đi, nó vẫn chẳng bao giờ trở thành một phần của họ; nó phải được buộc
lại hàng ngày. Nhớ lấy, điều này đã xảy ra cho hàng triệu người trên trái đất,
điều này cũng có thể xảy ra cho bạn nữa. Đừng tạo ra chân giả, để chân thật trưởng
thành trong bạn. Chỉ thế thì cuộc sống của bạn mới ấm áp, chỉ thế thì cuộc sống
của bạn mới có vui vẻ - không phải là nụ cười giả tạo trên môi, không phải là hạnh
phúc giả mà bạn vờ có, không phải là mặt nạ, mà trong thực tế. Thường thì bạn cứ
mang những thứ này: ai đó mang nụ cười đẹp, ai đó mang khuôn mặt từ bi, ai đó
mang một nhân cách rất rất đáng yêu - nhưng những điều này giống như quần áo bạn
mặc lên người mình. Sâu bên trong bạn vẫn còn như cũ.
Những lời kinh này có thể trở
thành cuộc cách mạng. Điều thứ nhất, cái bắt đầu, bao giờ cũng là câu hỏi, “Tôi
là ai?” Và người ta cứ phải hỏi mãi. Khi lần đầu tiên bạn hỏi, “Tôi là ai?” thì
muladhar sẽ trả lời, “Bạn là thân thể! Câu hỏi vô nghĩa! Không cần phải hỏi, bạn
đã biết nó rồi.” Thế rồi bậc thứ hai sẽ nói, “Bạn là dục.” Rồi bậc thứ ba sẽ nói,
“Bạn là con đường quyền lực, là bản ngã” - và cứ thế mãi.
Nhớ lấy, bạn phải dừng lại chỉ
khi không câu trả lời nào tới, không có chuyện trước điều đó. Nếu câu trả lời
nào đó vẫn còn tới, "Bạn là thế này, bạn là thế nọ," thế thì biết rằng
một trung tâm nào đó đang đưa ra cho bạn câu trả lời. Khi tất cả sáu trung tâm
đã được đi qua và tất cả các câu trả lời của chúng đều bị cắt bỏ, bạn vẫn cứ hỏi,
“Tôi là ai?” và không có câu trả lời đến từ bất kì đâu, đấy là im lặng hoàn
toàn. Câu hỏi của bạn vang vọng trong bản thân mình: “Tôi là ai?” và có im lặng,
không câu trả lời nào nảy sinh từ bất kì đâu, từ bất kì xó xỉnh nào. Bạn hoàn
toàn hiện diện, hoàn toàn im lặng, và thậm chí không có đến một rung động. “Tôi
là ai?” - và chỉ có im lặng. Thế thì phép mầu xảy ra: bạn thậm chí không thể
nào hình thành được câu hỏi. Câu trả lời đã trở thành ngớ ngẩn; thế thì cuối
cùng câu hỏi cũng trở thành ngớ ngẩn. Đầu tiên câu trả lời biến mất, thế rồi
câu hỏi cũng biến theo - vì chúng chỉ có thể sống cùng nhau. Chúng là hai mặt của
một đồng tiền - nếu mặt này ra đi, mặt kia không thể còn lại được. Câu trả lời
biến trước rồi câu hỏi biến theo. Và với việc biến mất của câu hỏi và câu trả lời,
bạn nhận ra: đó là siêu việt. Bạn biết, vậy mà bạn không thể nói; bạn biết, vậy
mà bạn không thể nói rõ ràng về nó. Bạn biết từ chính bản thể con người mình bạn
là ai, nhưng điều ấy không thể nào nói ra lời được. Nó là tri thức cuộc sống;
nó không phải là kinh sách, nó không phải là vay mượn, nó không phải là từ người
khác. Nó nảy sinh trong bạn.
Và với việc nảy sinh này, bạn
là vị phật. Và thế thì bạn bắt đầu cười to vì bạn nhận ra rằng bạn đã là vị phật
từ ngay ban đầu; bạn chỉ chưa bao giờ nhìn sâu thế. Bạn đã chạy lòng vòng loanh
quanh bản thể mình, bạn chưa bao giờ về nhà.
Triết gia, Arthur Schopenhauer,
đang bước đi đơn độc trên phố. Chìm đắm trong suy nghĩ, ngẫu nhiên ông ấy đâm sầm
vào một người đi bộ khác. Tức mình bởi cú húc và cái hờ hững rõ ràng của triết
gia, người đi bộ này hét lên, "Này! Ông nghĩ ông là ai vậy?" Vẫn đắm
chìm trong suy nghĩ triết gia nói, “Tôi là ai ư? Tôi muốn biết điều đó làm
sao.”
Chẳng ai biết cả.
Biết điều này - rằng tôi không
biết tôi là ai - cuộc hành trình bắt đầu.
Lời kinh thứ nhất:
Tôn kính sự hoàn hảo của trí huệ
cái đáng yêu, cái linh thiêng!
Đây là lời cầu khẩn. Tất cả
kinh sách Ấn Độ đều bắt đầu bằng lời cầu khẩn bởi lí do nào đó. Điều này không
phải như vậy ở các nước khác và trong các ngôn ngữ khác; điều này không phải
như vậy ở Hi lạp. Cách hiểu của Ấn Độ là thế này: rằng chúng ta là cây tre hổng,
duy nhất cái vô hạn chảy qua chúng ta. Cái vô hạn phải được cầu khẩn tới; chúng
ta chỉ trở thành công cụ cho nó.
Chúng ta cầu khẩn nó, chúng ta
gọi nó tới để chảy qua chúng ta. Đó là lí do tại sao không người nào biết ai đã
viết ra Tâm Kinh này. Nó đã không được kí tên bởi vì người viết ra nó đã không
tin rằng mình là người viết ra nó. Người ấy chỉ là công cụ. Người ấy chỉ giống
như người viết tốc kí; việc đọc là từ bên ngoài xa. Điều đó đã được đọc cho người
ấy, người ấy đã viết lại trung thành điều đó, nhưng người ấy không phải là tác
giả của nó - nhiều nhất người ấy chỉ là người viết ra.
Tôn kính sự hoàn hảo của trí huệ
cái đáng yêu, cái linh thiêng!
Đây là lời cầu khẩn, một vài từ,
nhưng mọi từ đều rất, rất hàm chứa ý nghĩa.
Tôn kính sự hoàn hảo của trí huệ...
‘Sự hoàn hảo của trí huệ’ là việc
dịch cho chữ pragyaparamite. Pragya có nghĩa là trí huệ. Nhớ lấy, nó không có
nghĩa là tri thức. Tri thức là cái tới qua tâm trí, tri thức là cái tới từ bên
ngoài. Tri thức chưa bao giờ là nguyên thuỷ cả! Nó không thể nào là nguyên thuỷ
được, bởi chính bản chất của nó; nó là đồ vay mượn. Trí huệ là linh ảnh nguyên
thuỷ của bạn: nó không tới từ bên ngoài, nó trưởng thành trong bạn. Nó không giống
đoá hoa nhựa nhân tạo bạn ra chợ và mua về. Nó là hoa hồng thật mọc trên cây, từ
cây. Nó là bài ca của cây. Nó tới từ cốt lõi bên trong nhất của cây; từ chiều
sâu của cây mà nó mọc ra. Ngày này nó còn chưa được diễn đạt, ngày khác nó được
diễn đạt ra; ngày này nó còn chưa biểu lộ, ngày khác nó được biểu lộ ra.
Pragya có nghĩa là trí huệ,
nhưng trong tiếng Anh, ngay cả trí huệ cũng mang ý nghĩa khác. Trong tiếng Anh,
tri thức có nghĩa là không có kinh nghiệm: bạn tới đại học, bạn thu thập tri thức.
Trí huệ có nghĩa là bạn đi vào cuộc sống và bạn thu thập kinh nghiệm. Cho nên một
thanh niên có thể có tri thức những không bao giờ có trí huệ, bởi vì trí huệ cần
thời gian. Một thanh niên có thể có bằng cấp: người đó có thể là tiến sĩ khoa học
hay văn chương - điều đó chẳng khó khăn gì - nhưng chỉ người già mới có thể có
trí tuệ. Trí tuệ có nghĩa là tri thức được thu thập qua kinh nghiệm riêng của
người ta, nhưng nó vẫn là từ bên ngoài.
Pragya không phải là tri thức
mà cũng chẳng phải là trí tuệ như người ta vẫn thường hiểu chúng. Nó là việc nở
hoa bên trong - không phải qua kinh nghiệm, không phải qua người khác, không phải
qua cuộc sống và đọ sức với cuộc sống, không, nhưng chỉ bằng việc đi vào bên
trong, trong im lặng hoàn toàn, và cho phép cái vẫn ẩn kín ở đó bùng nổ ra. Bạn
đang mang trí huệ như hạt mầm bên trong mình; nó chỉ cần mảnh đất tốt để có thể
nẩy mầm.
Trí huệ bao giờ cũng là nguyên
thuỷ. Nó bao giờ cũng là của bạn, và duy nhất là của bạn. Nhưng nhớ lấy, khi
tôi nói ‘của bạn’, tôi không định nói rằng có bất kì bản ngã nào dính líu vào
trong nó. Nó là của bạn theo nghĩa nó đến từ tự tính của bạn, nhưng nó không
công bố về bản ngã - bởi vì lần nữa bản ngã lại là một phần của tâm trí, không
phải của im lặng nội tâm của bạn. Paramita có nghĩa là vượt ra ngoài, từ bên
ngoài, bên ngoài thời gian và không gian; khi bạn chuyển tới trạng thái nơi thời
gian biến mất, khi bạn chuyển tới nơi nội tâm mà không gian biến mất, khi bạn
không biết bạn ở đâu và khi nào, khi nào cả hai tham chiếu này đã biến mất. Thời
gian là ở bên ngoài bạn, không gian cũng ở bên ngoài bạn. Có một điểm giao bên
trong bạn nơi thời gian biến mất.
Một ai đó đã hỏi Jesus, “Xin kể
cho chúng tôi đôi điều về vương quốc của Thượng đế. Có gì đặc biệt ở đó?” Tương
truyền Jesus đã nói, “Thời gian không còn nữa.” Có vĩnh hằng, khoảnh khắc vô thời
gian. Đó là ra ngoài - nơi vô không gian và khoảnh khắc vô thời gian. Bạn không
còn bị giới hạn nữa, cho nên bạn không thể nói bạn ở đâu.
Bây giờ các bạn nhìn vào tôi:
tôi không thể nói tôi đang ở đây, bởi vì tôi đang ở kia nữa. Và tôi không thể
nói tôi đang ở Ấn Độ, bởi vì tôi đang ở Trung quốc nữa. Và tôi cũng không thể
nói rằng tôi đang ở hành tinh này, bởi vì tôi không ở hành tinh này. Khi bản
ngã biến mất bạn đơn giản là một với cái toàn thể. Bạn ở mọi nơi và không nơi
nào. Bạn không tồn tại như một thực thể tách biệt, bạn tan biến.
Nhìn xem! Vào buổi sáng, trên
chiếc lá đẹp, có một hạt sương lung linh trong ánh mặt trời, đẹp cực kì. Và thế
rồi nó bắt đầu tuột đi, và nó tuột vào trong đại dương. Nó đã có đó trên chiếc
lá: có thời gian và không gian, nó đã có định nghĩa, tính cách của riêng nó.
Bây giờ một khi nó rơi vào trong đại dương, bạn không thể nào thấy nó ở đâu nữa
- không phải bởi vì nó đã trở nên không tồn tại, không. Bây giờ nó ở mọi nơi;
đó là lí do tại sao bạn không thể nào tìm thấy nó ở bất kì đâu. Bạn không thể định
vị được nó bởi vì toàn bộ đại dương đã trở thành vị trí của nó. Bây giờ nó
không tồn tại tách biệt.
Khi bạn không tồn tại trong
tách biệt với cái toàn thể, thì nảy sinh pragyaparamita, trí huệ cái hoàn hảo,
trí huệ cái từ bên ngoài.
Tôn kính sự hoàn hảo của trí huệ
cái đáng yêu, cái linh thiêng!
Lời cầu khẩn hay làm sao... Nó
nói: Tôn kính của tôi là với trí huệ, cái tới khi bạn vượt ra ngoài. Và nó là
đáng yêu, và nó là linh thiêng - linh thiêng bởi vì bạn đã trở thành một với cái
toàn thể; đáng yêu bởi vì bản ngã đã tạo ra tất cả các loại xấu xí trong cuộc sống
bạn không còn nữa.
Satyam, shivam, sunderam: nó là
đúng, nó là thiện, nó là đẹp. Đây là ba phẩm chất.
Tôn kính sự hoàn hảo của trí huệ
- chân lí...
Đó là điều chân lí là gì: hoàn
hảo của trí huệ, cái đáng yêu, cái đẹp đẽ, cái linh thiêng, cái thiện. Tại sao
nó được gọi là linh thiêng? - bởi vì chư phật được sinh ra từ đó. Nó là bụng mẹ
của chư phật. Bạn trở thành vị phật vào khoảnh khắc bạn cùng chia sẻ hoàn hảo
này của trí huệ. Bạn trở thành vị phật khi giọt sương tan biến trong đại dương,
mất đi phân cách, không còn tranh đấu chống lại cái toàn thể nữa, đã buông
xuôi, cùng đi với cái toàn thể, không còn chống lại nó nữa. Do đó nhấn mạnh của
tôi là đi cùng với tự nhiên; đừng bao giờ chống lại nó. Đừng bao giờ cố gắng vượt
qua nó, đừng bao giờ cố gắng chinh phục nó, đừng bao giờ cố gắng đánh bại nó. Nếu
bạn cố gắng đánh bại nó, bạn mang định mệnh thất bại rồi, bởi vì bộ phận không
thể đánh bại cái toàn thể - và đó là điều mà mọi người đều cố gắng làm. Do đó
có nhiều thất vọng đến thế, bởi vì mọi người đều dường như đều bị thất bại. Mọi
người đều cố gắng chinh phục cái toàn thể, cố gắng đẩy lùi dòng sông. Một cách
tự nhiên, một ngày nào đó, bạn trở nên mệt mỏi, kiệt sức - bạn có nguồn năng lượng
rất hạn hẹp; dòng sông thì lại mênh mông. Rồi một ngày nó sẽ đem bạn đi, nhưng
bạn chịu thua trong thất vọng.
Nếu bạn có thể chịu thua trong
vui vẻ, điều đó trở thành buông xuôi. Thế thì nó không còn là thất bại nữa, nó
là thắng lợi. Bạn thắng chỉ khi cùng với Thượng đế, đừng bao giờ chống lại Thượng
đế. Và nhớ lấy, Thượng đế không định đánh bại bạn đâu. Thất bại của bạn là do tự
bạn sinh ra đấy thôi. Bạn bị thất bại bởi vì bạn tranh đấu. Nếu bạn muốn bị thất
bại, cứ tranh đấu đi; nếu bạn muốn chiến thắng, buông xuôi đi. Đây là nghịch
lí: rằng những người đã sẵn sàng chịu thua trở thành người thắng. Người thua là
người thắng duy nhất trong trò chơi này. Bạn cố để thắng và thất bại của bạn là
tuyệt đối chắc chắn - chỉ còn là vấn đề thời gian, vào lúc nào, nhưng nó là chắc
chắn, nó sắp xảy ra.
Nó là linh thiêng bởi vì bạn là
một với cái toàn thể. Bạn thổn thức với nó, bạn nhảy múa với nó, bạn hát với
nó. Bạn giống như chiếc lá trong gió: lá đơn giản nhảy múa với gió, nó không có
ý chí của riêng mình. Cái vô ý chí này là cái tôi gọi là sannyas, cái mà lời
kinh này này gọi là linh thiêng.
Từ tiếng Phạn cho linh thiêng
là bhagavati. Từ đó thậm chí còn quan trọng để hiểu hơn là từ thiêng liêng, bởi
vì từ thiêng liêng mang nghĩa Ki tô giáo nào đó cho nó. Bhagavati...
Bhagavati là dạng giống cái của
bhagavan. Đầu tiên, lời kinh này không dùng từ bhagavan, nó dùng bhagavati, giống
cái - bởi vì cội nguồn của tất cả là giống cái, không phải giống đực. Nó là âm,
không phải dương, nó là mẹ, không phải bố.
Khái niệm Ki tô giáo về Thượng
đế như người bố không hay cho lắm. Nó không gì khác hơn là bản ngã đàn ông. Bản
ngã đàn ông không thể nào nghĩ rằng Thượng đế lại có thể là ‘bà’; bản ngã đàn
ông muốn Thượng đế là ‘ông’. Và bạn thấy toàn bộ ba ngôi Ki tô giáo: tất cả ba
người đều là đàn ông, đàn bà không được tính ở đây - Thượng đế là cha, Christ
là con và Thánh thần linh thiêng. Đấy là một câu lạc bộ toàn đàn ông. Và nhớ
cho kĩ rằng giống cái mới là nền tảng trong cuộc sống hơn là đàn ông, bởi vì chỉ
đàn bà mới có bụng mẹ, chỉ đàn bà mới có thể cho sinh thành cuộc sống, cuộc sống
mới. Nó tới qua giống cái.
Tại sao nó tới qua giống cái?
Điều đấy không phải là ngẫu nhiên đâu. Nó tới qua giống cái bởi vì chỉ giống
cái mới có thể cho phép nó tới - bởi vì giống cái là tiếp nhận. Giống đực là
hung hăng; giống cái có thể tiếp nhận, hấp thu, có thể trở thành lối đi qua.
Lời kinh này nói tới bhagavati,
không phải bhagavan. Nó có tầm quan trọng mênh mông. Trí huệ hoàn hảo mà tất cả
chư phật đều tới từ đó là yếu tố giống cái, người mẹ. Bụng mẹ phải là người mẹ.
Một khi bạn nghĩ về Thượng đế như người bố, bạn dường như không hiểu bạn đang
làm gì. Bố là thể chế phi tự nhiên. Tính chất bố không tồn tại trong tự nhiên.
Tính chất bố chỉ tồn tại mới vài nghìn năm nay; nó là thể chế con người. Mẹ tồn
tại ở mọi nơi, mẹ là tự nhiên.
Bố có thể đi vào trong thế giới
này bởi vì quyền sở hữu riêng tư. Bố là một phần của nền kinh tế, không phải của
tự nhiên. Và một khi quyền sở hữu riêng tư biến mất - nếu nó biến mất - thì người
bố cũng biến luôn. Người mẹ bao giờ và bao giờ cũng sẽ còn lại. Chúng ta không
thể quan niệm được về một thế giới mà không có mẹ, chúng ta có thể quan niệm về
một thế giới không có bố rất dễ dàng. Và chính ý tưởng này là hung hăng. Bạn
chưa từng quan sát sao? Chỉ người Đức mới gọi nước mình là ‘đất cha’, mọi nước
khác đều gọi là ‘đất mẹ’.
Đây là những người nguy hiểm.
‘Đất mẹ’ thì được. Bằng việc gọi đất nước mình là ‘đất cha’ thì bạn đang bắt đầu
một điều gì đó nguy hiểm, bạn đang đặt một cái gì đó nguy hiển dưới chân.. Chẳng
chóng thì chầy hung hăng sẽ tới, chiến tranh sẽ tới. Hạt mầm có đó.
Tất cả những tôn giáo đã nghĩ về
Thượng đế như người bố đều là tôn giáo hung hăng. Ki tô giáo là hung hăng, đạo
hồi cũng vậy. Và bạn biết rất rõ rằng Thượng đế của người Do Thái là Thượng đế
rất nóng giận và kiêu ngạo. Và Thượng đế của người Do Thái tuyên bố: Nếu ngươi
không theo ta, tức là ngươi chống ta, và ta sẽ tiêu diệt ngươi. Còn ta là một
Thượng đế rất đố kị; chỉ được tôn thờ ta! Những dân tộc đã nghĩ về Thượng đế
như người mẹ đều là dân tộc không bạo lực.
Phật tử chưa bao giờ tiến hành
cuộc chiến tranh nhân danh tôn giáo. Họ chưa bao giờ cố gắng cải đạo dù chỉ một
người bằng bất kì bạo lực nào, bởi bất kì bó buộc thuộc bất kì loại nào. Người
Mô ha mét giáo đã cố gắng cải đạo mọi người bằng lưỡi gươm, chống lại ý chí của
họ, chống lại ý thức của họ, chống lại tâm thức của họ. Người Ki tô giáo đã cố
gắng thao túng mọi người để trở thành người Ki tô giáo theo đủ mọi cách - đôi
khi bằng lưỡi gươm, đôi khi qua bánh mì, đôi khi qua cách thuyết phục khác. Phật
giáo là tôn giáo duy nhất đã không cải đạo dù chỉ một người ngược lại ý thức của
người đó.
Duy nhất phật giáo là tôn giáo
không bạo lực, bởi vì khái niệm về thực tại tối thượng là giống cái.
Tôn kính sự hoàn hảo của trí huệ
cái đáng yêu, cái linh thiêng!
Và nhớ lấy, chân lí là đẹp đẽ.
Chân lí là đẹp bởi vì chân lí là phúc lành. Chân lí không thể nào xấu được, và
cái xấu xí không thể nào đúng được; cái xấu xí là ảo tưởng.
Khi bạn thấy một người xấu, đừng
bị lừa dối bởi cái xấu của người đó; tìm sâu hơn một chút và bạn sẽ thấy một
người đẹp ẩn tại đó. Đừng bị lừa dối bởi cái xấu. Cái xấu là trong diễn giải của
bạn. Cuộc sống là đẹp đẽ, chân lí là đẹp đẽ, sự tồn tại là đẹp đẽ - nó không biết
đến cái xấu.
Và nó là đáng yêu, nó là giống
cái và nó là linh thiêng. Nhưng nhớ lấy, điều được ngụ ý bởi ‘linh thiêng’
không phải là điều thường được nói tới - dường như nó là một thế giới khác, dường
như nó là thiêng liêng ngược với cái trần tục và phỉ báng, không. Tất cả đều
linh thiêng. Không có cái gì có thể được gọi là trần tục hay phỉ báng cả. Tất cả
đều là thiêng liêng bởi vì tất cả đều được tràn ngập với cái một.
Có chư Phật và phật! - phật-cây
và phật-chó và phậtchim và phật-đàn ông và phật-đàn bà - nhưng tất cả đều là
chư Phật. Tất cả đều đang tiếp diễn! Con người không phải là Thượng đế trong
điêu tàn, con người là Thượng đế đang hình thành, đang tiếp diễn.
Lời kinh thứ hai:
Avalokita, vị chúa tể linh thiêng và bồ
tát,
đang đi vào trong quá trình sâu xa của trí
huệ
mà đã vượt ra bên ngoài.
Ông ấy nhìn xuống từ trên cao
ông ấy chỉ thấy năm hợp phần,
và ông ấy thấy rằng trong sự hiện hữu riêng
của chúng
chúng là trống rỗng.
Avalokita - Quán thế âm - là
tên của Phật. Theo từng từ thì điều này nghĩa là một người trông từ phía trên -
avalokita - người nhìn từ phía trên, người đứng tại trung tâm thứ bẩy,
sahasrar, cái siêu việt, và nhìn từ đó. Một cách tự nhiên, bất kì cái gì bạn thấy
cũng đều bị tiêm nhiễm bởi quan điểm của bạn, bị tiêm nhiễm bởi không gian bạn
đang ở.
Nếu một người sống tại bậc
thang thứ nhất - thân thể vật lí - nhìn vào bất kì cái gì, người ấy cũng đều
nhìn từ quan điểm đó. Một người sống tại bậc thể chất thì chỉ nhìn vào thân thể
bạn khi người ấy nhìn vào bạn, người ấy không thể nào nhìn nhiều hơn thế, người
ấy không thể thấy nhiều hơn thế. Viễn kiến của bạn về mọi thứ phụ thuộc vào chỗ
bạn đang nhìn.
Một người đang bị khuấy đảo về
dục, bị cuốn hút về dục trong tưởng tượng, chỉ nhìn từ quan điểm đó. Người đang
đói cũng nhìn từ quan điểm đó. Theo dõi cái ta của riêng mình mà xem. Bạn nhìn
vào mọi thứ, và mỗi lần bạn nhìn vào mọi thứ thì chúng lại dường như là khác
nhau bởi vì bạn là khác. Buổi sáng thế giới trông có đẹp hơn chút ít so với buổi
tối. Buổi sáng bạn tươi tắn, và buổi sáng bạn đến từ chiều sâu giấc ngủ lớn, giấc
ngủ sâu, giấc ngủ không mơ. Bạn đã nếm trải cái gì đó của siêu việt, mặc dầu là
vô ý thức. Cho nên vào buổi sáng mọi thứ trông có vẻ đẹp. Mọi người từ bi hơn,
đáng yêu hơn; người ta thuần khiết hơn trong buổi sáng, người ta hồn nhiên hơn
trong buổi sáng. Vào lúc chiều tối tới thì cũng những người đó sẽ trở nên kém
hơn, khôn lỏi hơn, láu cá hơn, thao túng, xấu xí, bạo hành, lừa dối. Đấy vẫn là
cũng những con người ấy, nhưng trong buổi sáng họ rất gần với cái siêu việt. Đến
tối họ đã sống trong cõi trần thế, trong trần gian, trong vật lí quá nhiều, và
họ đã trở nên tập trung ở đó.
Con người của hoàn hảo là người
có thể di chuyển qua tất cả bẩy luân xa này một cách dễ dàng - tức là con người
của tự do - người không cố định vào bất kì điểm nào, người giống như đồng hồ mặt
trời: bạn có thể điều chỉnh nó theo bất kì viễn kiến nào. Đó là điều được gọi
là mukta, người thực sự tự do. Người ấy có thể di chuyển theo mọi chiều vậy mà
vẫn còn không bị chúng động chạm tới. Thuần khiết của người ấy chẳng bao giờ mất,
thuần khiết của người ấy vẫn còn là của điều siêu việt.
Phật có thể tới và chạm vào
thân thể bạn và chữa lành thân thể bạn. Ông ấy có thể trở thành thân thể, nhưng
đó là tự do của ông ấy. Ông ấy có thể trở thành tâm trí và ông ấy có thể nói với
bạn và giải thích mọi điều với bạn, nhưng ông ấy chưa bao giờ là tâm trí. Ông ấy
tới và đứng sau tâm trí, sử dụng nó, giống hệt bạn lái ô tô - bạn chưa bao giờ
trở thành ô tô cả. Ông ấy dùng tất cả những bậc thang này, ông ấy là toàn bộ
chiếc thang.
Nhưng quan điểm tối thượng của
ông ấy vẫn còn là cái siêu việt. Đó là bản tính của ông ấy.
‘Avalokita’ - Quán thế âm, có
nghĩa là một người từ cõi bên kia trông vào thế giới.
Avalokita, vị chúa tể linh
thiêng và bồ tát, đang đi vào trong quá trình sâu xa của trí huệ mà đã vượt ra
bên ngoài Lời kinh nói trạng thái này của phía bên ngoài không phải là thứ tĩnh
tại. Nó là chuyển động, nó là quá trình, giống dòng sông. Nó không phải là danh
từ, nó là động từ. Nó cứ lộ dần ra. Đó là lí do tại sao người Hindu gọi nó là
hoa sen một nghìn cánh: ‘một nghìn’ đơn giản có nghĩa là vô hạn, nó là biểu tượng
của vô hạn. Cánh hoa họ chồng lên cánh hoa kia, cánh hoa nọ tiếp cánh hoa kia cứ
mở ra mãi, không chấm dứt. Cuộc hành trình bắt đầu nhưng chưa bao giờ chấm dứt.
Nó là cuộc hành hương vĩnh viễn.
Avalokita, vị chúa tể linh
thiêng và bồ tát, đang đi vào trong quá trình sâu xa của trí huệ mà đã vượt ra
bên ngoài Ông ấy tuôn chảy như một dòng sông vào trong thế giới của bên ngoài.
Ông ấy được gọi là vị chúa tể linh thiêng và là bồ tát. Một lần nữa từ tiếng Phạn
này cần phải được ghi nhớ. Từ tiếng Phạn là iswara, được dịch thành ‘vị chúa tể
linh thiêng’. ‘Iswara’ có nghĩa là một người đã trở thành cực kì giầu có từ giầu
có của riêng mình, giầu có là từ bản tính riêng của người đó; không ai có thể lấy
chúng đi được, không ai có thể đánh cắp được chúng, chúng không thể nào bị mất
đi. Tất cả mọi giầu có mà bạn có thể bị mất, có thể bị đánh cắp, thì sẽ bị mất
- một ngày nào đó cái chết sẽ tới và sẽ lấy mọi thứ đi. Khi một ai đó đã đi tới
viên kim cương bên trong đó, cái vốn là bản thể của riêng người ta, thì cái chết
không thể nào lấy nó đi được. Cái chết chẳng liên can gì tới nó. Nó không thể
nào bị đánh cắp, nó không thể nào bị mất. Thế thì người ta đã trở thành iswara,
thế thì người ta đã trở thành vị chúa tể linh thiêng. Thế thì người ta đã trở
thành bhagavan.
Từ bhagavan đơn giản có nghĩa
là ‘người được ân huệ’. Thế thì người ta đã trở thành một người được ân huệ.
Bây giờ ân huệ của người ấy vĩnh viễn là của người ấy; nó không phụ thuộc vào
cái gì cả, nó là độc lập. Nó không do bất kì cái gì gây nên cho nên nó không thể
nào bị lấy đi. Nó là sẵn có, nó là bản tính bên trong của người ta.
Và ông ấy được gọi là bồ tát. Bồ
tát là một khái niệm rất đẹp trong phật giáo. Bồ tát có nghĩa là một người đã
trở thành vị Phật nhưng vẫn lưu bản thân mình trong thế giới của không gian và
thời gian - để giúp đỡ người khác.
Bồ tát có nghĩa là ‘cái tinh
tuý trong vị Phật’, sẵn sàng rơi xuống và tan biến, sẵn sàng đi vào trong niết
bàn. Không còn gì phải giải quyết nữa, tất cả các vấn đề của người ấy đã được
giải quyết. Người ấy không cần phải ở lại đây nữa, nhưng người ấy vẫn ở lại
đây. Không còn gì khác phải học ở đây nữa, nhưng người ấy vẫn ở lại. Và người ấy
lưu giữ mình dưới dạng thân thể, dưới dạng tâm trí - người ấy lưu giữ toàn bộ
chiếc thang. Người ấy đã vượt sang cõi bên kia, nhưng người ấy vẫn lưu giữ toàn
bộ chiếc thang - để giúp đỡ, xuất phát từ lòng từ bi.
Chuyện kể rằng Phật đã tới cửa
của điều tối thượng, niết bàn. Cánh cửa đã mở, các thiên thần đang nhảy múa và
ca hát đón chào ông ấy - bởi vì hiếm khi xảy ra trong hàng triệu năm mới có một
người trở thành vị Phật.
Những cánh cửa đó đã mở ra, và
ngày đó tự nhiên là ngày lễ hội trọng đại. Tất cả các vị cổ phật đều tụ hội, và
có niềm vui lớn, hoa trút như mưa, âm nhạc rộn rã, mọi thứ đều được trang hoàng
lộng lẫy - đấy quả là một ngày hội lớn.
Nhưng Phật không đi vào cổng.
Và các vị cổ phật, tất cả đều đứng khoanh tay, yêu cầu ông ấy, đòi hỏi ông ấy
đi vào: “Sao ông ấy lại đứng ngoài thế nhỉ?” Còn Phật tương truyền đã nói, “Chừng
nào mà tất cả mọi người khác đang đến sau tôi còn chưa vào, tôi sẽ không vào
đâu. Tôi sẽ tự lưu mình ở bên ngoài, bởi vì một khi tôi vào rồi thì tôi biến mất.
Thế thì tôi sẽ không thể nào giúp đỡ được những người này nữa. Tôi thấy hàng
triệu người đang loạng choạng mò mẫm trong bóng tối. Bản thân tôi cũng đã từng
mò mẫm theo cùng cách ấy trong hàng triệu kiếp. Tôi muốn giúp họ một tay. Xin
đóng cửa lại. Khi mọi người đã tới hết thì tôi sẽ gõ cửa, thế thì các bạn có thể
đón tôi.”
Một câu chuyện thực hay... Điều
này được gọi là trạng thái bồ tát: người đã sẵn sàng tan biến nhưng vẫn lưu lại
- trong thân thể, trong tâm trí, trong thế giới, trong thời gian và không gian
- để giúp người khác. Phật nói: Thiền là đủ để giải quyết vấn đề của ông, nhưng
vẫn còn thiếu cái gì trong đó - từ bi. Nếu từ bi cũng có đó, thế thì ông có thể
giúp cho người khác giải quyết vấn đề của họ. Ông ấy nói: Thiền là vàng ròng;
nó có hoàn hảo của riêng nó. Nhưng nếu có từ bi thế thì vàng còn có hương thơm
nữa - thế thì đấy là hoàn hảo cao hơn, thế thì có một loại hoàn hảo mới, vàng với
hương thơm. Vàng là đủ cho chính nó - rất có giá trị - nhưng với từ bi thì thiền
có hương thơm.
Từ bi giữ vị phật vẫn còn là bồ
tát, chỉ ngay trên đường biên. Đúng đấy, trong vài ngày, vài năm, người ta có
thể lưu lại được, nhưng không lâu - bởi vì dần dần mọi thứ bắt đầu tan biến
theo cách của chúng. Khi bạn không còn gắn bó với thân thể nữa, bạn trở nên
chuyển khỏi chỗ đó. Đôi khi bạn có thể tới, với nỗ lực. Bạn có thể dùng thân thể,
với nỗ lực, nhưng bạn không còn định cư ở đó nữa. Khi bạn không còn trong tâm
trí, đôi khi bạn có thể dùng nó, nhưng nó không còn vận hành như nó vẫn quen vận
hành trước đây. Bạn không còn theo đuôi nó. Khi bạn không dùng nó, nó nằm đấy:
nó là cỗ máy, nó bắt đầu tụ bụi.
Khi một người đã đạt tới bậc thứ
bẩy thì, trong vài ngày, trong vài năm, người ấy có thể dùng sáu bậc. Người ấy
có thể quay lại và dùng chúng, nhưng dần dần chúng bắt đầu gẫy. Dần dần chúng bắt
đầu chết. Bồ tát có thể ở đây chỉ trong một kiếp, nhiều nhất đấy. Thế rồi người
đó phải biến mất, bởi vì cỗ máy biến mất. Nhưng những người đã đạt tới đều phải
cố gắng, hết mức họ có thể cố được, để dùng thân-tâm để giúp những người vẫn
còn trong thân thể và tâm trí, để giúp những người có thể hiểu chỉ ngôn ngữ của
thân thể và tâm trí, để giúp đỡ cho các đệ tử.
Avalokita, vị chúa tể linh thiêng và bồ
tát,
đang đi vào trong quá trình sâu xa của trí
huệ
mà đã vượt ra bên ngoài
Ông ấy nhìn xuống từ trên cao
ông ấy chỉ thấy năm hợp phần,
và ông ấy thấy rằng trong sự hiện hữu riêng
của chúng
chúng là trống rỗng.
Khi bạn nhìn từ điểm đó... Chẳng
hạn, tôi vừa mới bảo các bạn rằng tôi chào vị phật trong bạn. Đó là viễn kiến từ
cõi bên kia: rằng tôi thấy bạn là vị phật tiềm năng. Và một viễn kiến khác chỉ
là tôi thấy bạn như cái vỏ rỗng.
Cái bạn nghĩ bạn đang là thì chẳng
là gì ngoài cái vỏ rỗng. Ai đó nghĩ mình là đàn ông; đó là một ý tưởng rỗng tuếch.
Tâm thức chẳng là nam chẳng là nữ. Ai đó nghĩ mình có thân thể rất đẹp, người ấy
đẹp đẽ, mạnh mẽ, thế này thế nọ - đó là một ý tưởng rỗng tuếch, chỉ bản ngã lừa
bạn thôi. Ai đó nghĩ mình biết nhiều - điều đó cũng là vô nghĩa. Cỗ máy của người
đó đã tích luỹ kí ức và người đó bị kí ức lừa dối. Đấy tất cả đều là những vật
rỗng không.
Cho nên khi thấy từ cái siêu việt,
thì một mặt tôi thấy bạn như chư phật đang còn trong nụ, mặt khác tôi thấy bạn
chỉ như cái vỏ rỗng.
Phật đã nói rằng con người bao
gồm năm yếu tố, năm uẩn skandhas, tất cả đều là trống rỗng. Và bởi việc tổ hợp
của năm yếu tố này, một sản phẩm phụ nảy sinh được gọi là bản ngã, cái ta. Nó
cũng hệt như một chiếc đồng hồ vận hành: nó cứ tích tắc hoài. Bạn có thể lắng
nghe và tiếng tích tắc có đó; bạn có thể mở đồng hồ ra, bạn có thể tháo rời tất
cả các bộ phận để xem tiếng tích tắc từ đâu tới. Tiếng tích tắc từ đâu tới? Bạn
sẽ chẳng tìm thấy ở đâu cả. Tiếng tích tắc là sản phẩm phụ. Nó chỉ là việc tổ hợp
của vài thứ. Vài thứ vận hành với nhau đã tạo ra tiếng tích tắc.
Đó là cái ‘tôi’ của bạn - năm yếu
tố vận hành cùng nhau tạo ra tiếng tích tắc được gọi là ‘tôi’. Nhưng nó là trống
rỗng, nó chẳng có gì trong đó cả. Nếu bạn cứ đi tìm cái gì bản chất trong đó
thì bạn sẽ không thấy được.
Đây là một trong những trực
giác, sáng suốt sâu sắc nhất của Phật: rằng cuộc sống là trống rỗng, rằng cuộc
sống như chúng ta biết là trống rỗng. Và cuộc sống cũng đầy tràn nữa, nhưng
chúng ta không biết gì về điều đó cả.
Từ cái trống rỗng này bạn phải
đi đến cái tràn đầy, nhưng cái tràn đầy đó là không thể nào quan niệm nổi ngay
bây giờ - bởi vì cái tràn đầy đó từ trạng thái này sẽ chỉ trông như cái trống rỗng.
Từ trạng thái đó cái tràn đầy trông như trống rỗng - vua trông như kẻ ăn xin;
người của hiểu biết, người có tri thức, trông như thằng đần, dốt nát.
Một câu chuyện nhỏ.
Một người linh thiêng chấp nhận
một học trò và nói với cậu ta, “Một việc tốt là bây giờ anh cố gắng viết ra tất
cả hiểu biết của mình về cuộc sống tôn giáo và về điều gì đã đem anh tới nó.”
Cậu học trò ra đi và bắt đầu viết.
Một năm sau cậu quay lại với thầy và nói, “Con đã làm việc rất vất vả về việc
này, và mặc dầu nó còn lâu mới hoàn chỉnh được, đây là những lí do chính cho cuộc
chiến đấu của con.”
Thầy đọc công trình này, hàng
nghìn từ, thế rồi nói với cậu thanh niên, “Bài viết rất có lí và phát biểu rõ
ràng, nhưng nó vẫn còn dài. Cố gắng viết ngắn lại một chút.” Cho nên chàng tập
sự lại ra đi và sau năm năm anh ta quay lại với một trăm trang giấy.
Thầy mỉm cười, và sau khi đã đọc
nó ông ấy nói, “Bây giờ anh đang tiếp cận đúng tới tâm điểm vấn đề. Suy nghĩ của
anh đã sáng tỏ và mạnh mẽ. Nhưng nó vẫn còn hơi dài; cố gắng cô đọng nó lại,
con ta.”
Anh chàng tập sự lại buồn bã ra
đi, vì anh ta đã lao động vất vả để đạt tới điều bản chất. Nhưng sau mười năm
anh ta quay lại, và cúi lạy trước thầy trao cho thầy có vài trang giấy và nói,
“Đây là cốt lõi niềm tin của con, cốt lõi cuộc đời con, và con cầu xin ân huệ của
thầy về việc đã đưa con tới nó.”
Thầy đọc xong chậm rãi và từ tốn
nói: “Đây mới thực sự kì diệu,” ông nói, “đơn giản và đẹp đẽ, nhưng nó vẫn còn
chưa hoàn hảo. Con cố gắng đạt tới sự sáng tỏ cuối cùng.”
Và khi thầy đã gần chết và chuẩn
bị cho sự kết thúc của mình, cậu học trò quay lại với thầy lần nữa, và quì xuống
trước thầy để nhận ân huệ, trao cho thầy chỉ một tờ giấy mà trên đó chẳng viết
gì cả.
Thế rồi thầy đặt tay lên đầu
anh bạn và nói, “Bây giờ... bây giờ con đã hiểu.”
Từ viễn kiến siêu việt đó, cái
bạn có là cái trống rỗng. Từ viễn kiến của bạn, từ viễn kiến dễ bị kích động của
bạn, cái tôi đang có là cái trống rỗng.
Phật trông trống rỗng - chỉ là
cái trống rỗng thuần khiết - đối với bạn. Bởi vì các ý tưởng của bạn, bởi vì
níu bám của bạn, bởi vì sở hữu của bạn về mọi thứ, Phật trông trống rỗng. Phật
là tràn đầy: bạn mới trống rỗng.
Và viễn kiến của ông ấy là tuyệt
đối; viễn kiến của bạn là rất tương đối.
Lời kinh nói:
Avalokita, vị chúa tể linh thiêng và bồ
tát,
đang đi vào trong quá trình sâu xa của trí
huệ
mà đã vượt ra bên ngoài
Ông ấy nhìn xuống từ trên cao
ông ấy chỉ thấy năm hợp phần,
và ông ấy thấy rằng trong sự hiện hữu riêng
của
chúng
chúng là trống rỗng.
Cái trống rỗng là mấu chốt của
Phật giáo - shunyata. Chúng ta sẽ đi vào trong nó ngày càng nhiều khi chúng ta
đi vào những lĩnh vực sâu hơn của Tâm Kinh. Thiền về những lời kinh này đi -
thiền bằng tình yêu, bằng thông cảm, không phải bằng logic và lập luận. Nếu bạn
đi tới những lời kinh này bằng logic và lập luận, bạn sẽ giết chết linh hồn của
chúng. Đừng mổ xẻ chúng. Cố gắng hiểu chúng như chúng vẫn thế, và đừng đem tâm
trí bạn vào - tâm trí bạn sẽ là can nhiễu. Nếu bạn có thể nhìn vào những lời
kinh này không qua tâm trí mình, thì sáng tỏ lớn sẽ xảy ra cho bạn.
Đủ cho hôm nay.