Chương 9. Gieo mầm phúc lạc

Chương 9. Gieo mầm phúc lạc

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 2)
Chương 9. Gieo mầm phúc lạc


Thỉnh thoảng người ngu láu lỉnh nếm đồ ngọt, ngọt như mật.
nhưng đến cuối nó biến thành đắng.
Và người đó chịu đắng làm sao!
Người ngu có thể nhịn ăn vài tháng,
ăn từ đầu nhành cỏ.
Dầu vậy người đó không đáng một xu bên cạnh thầy có thức ăn là con đường.
Sữa tươi cần thời gian để chua.
Láu lỉnh của người ngu cũng vậy cần thời gian để bắt vào người đó.
Giống như than hồng của lửa
nó cháy âm ỉ bên trong người đó.
Bất kì điều gì người ngu học,
điều đó chỉ làm cho người đó mụ mị hơn.
Tri thức dính đầu người đó.
Với điều đó người ấy muốn thừa nhận.
vị trí trước mọi người khác.
vị trí trên mọi người khác.
"Để họ biết công việc của ta,
để mọi người nhìn ta xin chỉ dẫn."
Ham muốn của người đó là vậy,
tự hào thổi phồng của người đó là vậy.
Một đường đưa tới giàu có và tiếng tăm,
Đường kia đi tới chấm dứt con đường này.
Đừng tìm thừa nhận
mà đi theo người đã thức tỉnh
và làm cho bản thân ông được tự do.

Lời cuối cùng của Phật Gautama trên thế gian là: Là ánh sáng lên bản thân ông đi. Đừng đi theo người khác, đừng bắt chước, bởi vì bắt chước, đi theo, tạo ra ngu xuẩn. Bạn được sinh ra với khả năng vô cùng về thông minh. Bạn được sinh cùng với ánh sáng bên trong bạn. Lắng nghe tiếng nói tĩnh lặng, nhỏ bé ở bên trong, và cái đó sẽ hướng dẫn bạn. Không ai khác có thể hướng dẫn được bạn, không ai khác có thể trở thành mô hình cho cuộc sống của bạn, bởi vì bạn là duy nhất. Không ai đã từng hiện hữu đích xác giống như bạn, và không ai sẽ lại đích xác giống bạn. Đây là vinh quang của bạn, vĩ đại của bạn - rằng bạn là hoàn toàn không thể thay thế được, rằng bạn chỉ là bản thân bạn và không là ai khác.
Người đi theo người khác trở thành giả, người đó trở thành rởm, người đó trở thành máy móc. Người đó có thể là thánh nhân lớn trong mắt người khác, nhưng sâu bên dưới, người đó đơn giản không thông minh và chẳng có gì khác. Người đó có thể có tính cách rất đáng kính nhưng đó chỉ là bề mặt, nó thậm chí không sâu hơn làn da. Cào vào người đó một chút và bạn sẽ ngạc nhiên rằng bên trong người đó là một người hoàn toàn khác, chính cái đối lập với vẻ ngoài của người đó.
Bằng việc theo người khác bạn có thể trau dồi một tính cách đẹp, nhưng bạn không thể có tâm thức đẹp, và chừng nào bạn chưa có tâm thức đẹp bạn chẳng thể nào tự do. Bạn có thể cứ thay đổi các nhà tù của mình, bạn có thể cứ thay đổi tù túng của mình, cảnh nô lệ của mình. Bạn có thể là người Hindu giáo hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo hay người Jaina giáo - điều đó sẽ không giúp được bạn. Là người Jaina giáo nghĩa là đi theo Mahavira như mô hình. Bây giờ, không có ai giống Mahavira hay có thể bao giờ giống thế. Đi theo Mahavira bạn sẽ trở thành thực thể giả. Bạn sẽ làm mất đi mọi thực tại, bạn sẽ mất đi mọi chân thực, bạn sẽ không thực là bản thân bạn. Bạn sẽ trở thành nhân tạo, phi tự nhiên và là nhân tạo, là phi tự nhiên là con đường của người tầm thường, kẻ ngu, kẻ khờ.
Phật định nghĩa trí huệ là sống theo ánh sáng của tâm thức riêng của bạn, và ngu xuẩn là đi theo người khác, bắt chước người khác, trở thành cái bóng của ai đó khác.
Thầy thực tạo ra thầy, không tạo ra tín đồ. Thầy thực ném bạn trở lại bản thân bạn. Toàn thể nỗ lực của thầy là để làm cho bạn độc lập với thầy, bởi vì bạn đã phụ thuộc từ nhiều thế kỉ rồi, và điều đó chẳng dẫn bạn tới đâu. Bạn vẫn tiếp tục dò dẫm trong đêm tối của linh hồn.
Chỉ ánh sáng bên trong của bạn mới có thể trở thành bình minh. Thầy giả thuyết phục bạn đi theo ông ta, bắt chước ông ta, chỉ là bản sao của ông ta. Thầy thực sẽ không cho phép bạn được là bản sao, thầy muốn bạn là nguyên bản. Thầy yêu bạn! Làm sao thầy có thể làm bạn thành người bắt chước được? Thầy có từ bi với bạn, thầy muốn bạn hoàn toàn tự do - tự do với mọi phụ thuộc bên ngoài.
Nhưng người thường không muốn được tự do. Người đó muốn phụ thuộc. Người đó muốn ai đó khác hướng dẫn mình. Tại sao? - bởi vì thế thì người đó có thể đổ toàn bộ trách nhiệm lên vai ai đó khác. Và bạn càng đổ trách nhiệm lên vai ai đó khác, càng ít khả năng cho bạn trở nên thông minh. Chính trách nhiệm, thách thức của trách nhiệm, cái đó tạo ra trí huệ.
Người ta phải chấp nhận cuộc sống với mọi vấn đề của nó. Người ta phải đi qua cuộc sống không được bảo vệ; người ta phải tìm và kiếm con đường của mình. Cuộc sống là cơ hội, là thách thức để tìm ra bản thân bạn. Nhưng người ngu không muốn đi con đường gian khó, người ngu chọn lối tắt. Người đó tự nhủ mình, "Phật đã đạt tới - sao mình phải bận tâm? Mình sẽ chỉ quan sát hành vi của ông ấy rồi bắt chước. Jesus đã đạt tới, sao mình phải tìm và kiếm? Mình có thể đơn giản trở thành cái bóng của Jesus. Mình có thể đơn giản cứ đi theo ông ấy tới mọi nơi ông ấy đi."
Nhưng đi theo ai đó khác, làm sao bạn sẽ trở nên thông minh? Bạn sẽ không trao bất kì cơ hội nào cho thông minh của bạn bùng nổ. Nó cần cuộc sống thách thức, cuộc sống phiêu lưu, cuộc sống biết cách mạo hiểm và cách đi vào cái không biết, để thông minh nảy sinh. Và chỉ thông minh mới có thể cứu được bạn - không ai khác - thông minh của riêng bạn, lưu ý vào, nhận biết riêng của bạn, có thể trở thành niết bàn của bạn.
Là ánh sáng lên bản thân mình và bạn sẽ trí huệ; để người khác trở thành người lãnh đạo bạn, người hướng dẫn bạn, và bạn sẽ vẫn còn ngu xuẩn, và bạn sẽ cứ bỏ lỡ mọi kho báu của cuộc sống - cái vốn là của bạn! Và làm sao bạn có thể quyết định được rằng tính cách của người khác là tính cách đúng để bạn theo?
Một Phật sống theo cách riêng của mình, một Mahavira theo cách riêng của mình, một Jesus  lại khác. Một Mohammed là Mohammed, ông ấy không phải là Mahavira. Bạn sẽ theo ai? Chỉ bởi ngẫu nhiên của việc sinh thành mà bạn quyết định cuộc sống của mình, định mệnh của mình sao? Thế thì bạn sẽ vẫn còn ngẫu nhiên. Và người ngu là có tính ngẫu nhiên. Người trí huệ không bao giờ sống theo ngẫu nhiên. Người đó không trở thành người Hindu bởi vì được sinh ra trong gia đình Hindu; người đó không trở thành người Ki tô giáo bởi vì bố mẹ người đó là người Ki tô giáo; người đó không trở thành người cộng sản bởi vì người đó được sinh ra ở Nga. Người đó tìm kiếm, người đó truy tìm.
Cuộc sống là cuộc hành hương cực kì đẹp đẽ, nhưng chỉ dành cho những người sẵn sàng tìm và kiếm.
Jesus nói: Tìm và ông sẽ thấy; hỏi và điều đó sẽ được trao cho ông; gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông.
Ông ấy không nói: Đi theo, bắt chước. Ông ấy không nói: Là người Ki tô giáo và cửa sẽ mở ra cho ông. Ông ấy không nói: Ta đã gõ cửa và đã mở chúng cho ông. Ông ấy nói: Gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông. Và mọi người đều phải gõ cửa, bởi vì mọi người đều phải đi vào bằng các cánh cửa khác nhau. Mọi người duy nhất thế, mọi người là các cá nhân.
Đây là vinh quang của bạn. Đừng phủ nhận nó; bằng không bạn sẽ vẫn còn là kẻ ngu. Điều đó không có nghĩa là không học từ chư phật, những người đã thức tỉnh - học chứ! Thấm đẫm tinh thần này! Uống dòng suối của họ, dòng suối tươi mát của vui vẻ. Ở trong cùng nhóm của họ, trở nên hoà đồng với âm nhạc bên trong của họ, lắng nghe hài hoà của họ, và được tràn ngập với vui vẻ lớn lao rằng một người như bạn, hệt như bạn, đã đạt tới, cho nên bạn cũng có thể đạt tới. Trở nên được xúc động rằng một người như bạn, làm bằng xương bằng máu, đã trở nên chứng ngộ, cho nên bạn cũng có thể trở nên chứng ngộ.
Vị phật phải không được theo sau mà phải được hiểu. Vị phật phải không bị bắt chước mà được lắng nghe - lắng nghe cái im lặng, tình yêu, tin cậy vô cùng. Và bạn càng hiểu nhiều về vị phật, bạn sẽ càng cảm thấy ông ấy đang nói không từ bên ngoài mà từ bên trong, từ chính cốt lõi của bản thể bạn. Ông ấy là tấm gương phản xạ khuôn mặt nguyên bản của bạn - nhưng ông ấy chỉ là gương. Mọi thầy vĩ đại đều là những tấm gương, họ phản xạ khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn. Nhưng đừng níu bám lấy gương. Gương không phải là khuôn mặt bạn!
Những lời kinh này của Phật có giá trị mênh mông. Đi vào chúng theo cách có tính thiền. Và khi tôi nói đi vào chúng có tính thiền, tôi ngụ ý không ở trong tâm trạng tranh cãi - đó không phải là cách lắng nghe. Trong tâm trạng cảm nhận, mang nữ tính. Đừng đề phòng, đừng có tính phòng thủ. Đừng ẩn giấu đằng sau áo giáp. Đừng đem tâm trí của bạn vào để diễn giải điều được nói. Gạt tâm trí sang bên và để cho trái tim nhảy múa với những lời kinh này. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói lắng nghe có tính thiền. Để cho trái tim hân hoan. Và trong việc hân hoan đó là một loại hiểu biết khác toàn bộ - không từ trí tuệ mà từ thông minh.
Bạn sẽ không trở thành thông thái nếu bạn lắng nghe từ trái tim; bạn sẽ trở thành ngày một trí huệ hơn. Nếu bạn lắng nghe từ cái đầu, ngay chỗ đầu tiên việc nghe của bạn sẽ bị bóp méo bởi vì mọi định kiến của bạn sẽ trở nên bị xoắn xuýt với nó, và tất cả những kết luận suy diễn của bạn sẽ là sao lãng, và tâm trí bạn sẽ cho màu sắc của nó vào điều được nói với bạn. Ngay chỗ đầu tiên bạn sẽ không lắng nghe điều được nói; tâm trí bạn sẽ gây ra nhiều tiếng ồn và bạn sẽ nghe theo tiếng ồn của riêng mình. Điều thứ hai, bất kì điều gì bạn thu thập sẽ trở thành tri thức, không phải trí huệ. Tri thức là nông cạn, nó không đi sâu, nó không thể đi sâu được. Tri thức là cách thức che giấu dốt nát của bạn, nó không phá huỷ dốt nát. Trí huệ là ánh sáng, nó xua tan bóng tối.
Nhưng trí huệ bao giờ cũng là của trái tim, nhớ lấy, nó không bao giờ là của cái đầu. Khi bạn tới vị phật, quên tất cả về cái đầu của bạn đi. Đó là cách tiếp cận hoàn toàn khác tới bản thể bạn - qua trái tim. Lắng nghe nhịp đập của trái tim, trở nên đồng điệu - dường như bạn đang lắng nghe âm nhạc vĩ đại. Nó là âm nhạc vĩ đại; thực ra còn có thể có âm nhạc nào vĩ đại hơn?
Những lời kinh này là thơ ca vĩ đại nhất, thơ ca của bản thể tối thượng. Những lời kinh này là hoa sen, được sinh ra trong hồ tâm thức của người đã thức tỉnh. Lắng nghe chăm chú, có tính thiền, yêu mến, trong tin cậy sâu sắc, và bạn sẽ được phúc lành mênh mông, được ân huệ.
Lời kinh thứ nhất:
Thỉnh thoảng người ngu láu lỉnh nếm đồ ngọt, ngọt như mật.
nhưng đến cuối nó biến thành đắng. Và người đó chịu đắng làm sao!
Có một câu chuyện cách ngôn Phật giáo nổi tiếng.
Phật thích kể đi kể lại nó mãi:
Một người bị kẻ thù của mình săn đuổi. Họ tới ngày một gần hơn; anh ta có thể nghe thấy âm thanh của vó ngựa mỗi lúc một tới gần hơn mọi khoảnh khắc. Đó là cái chết! Và dường như không có cách nào để trốn thoát cả, bởi vì anh ta đã tới đường cụt, đường hết. Anh ta đang đối diện với một vực thẳm lớn. Nếu nhảy xuống anh ta nhất định chết. Anh ta không thể quay lại bởi vì kẻ thù sẽ giết chết anh ta. Anh đang hi vọng rằng có thể có cơ hội nếu anh ta nhảy - anh ta có thể bị què, nhưng có thể, nhờ phép mầu, anh ta có thể sống sót - nhưng điều đó nữa dường như cũng  là không thể được bởi vì anh ta thấy sâu dưới vực thẳm hai con sư tử đang nhìn lên anh ta, sẵn sàng ăn sống nuốt tươi anh ta.
Chẳng tìm thấy đường nào khác - không thể quay lại, không thể tiến lên trước - anh ta treo mình trên rễ của một cái cây, ở ngay chính giữa. Đó là buổi sáng lạnh lẽo, tay anh ta trở nên lạnh cóng. Anh ta biết trong vòng vài phút nữa mình sẽ không thể có khả năng giữ chiếc rễ chút nào nữa; tay anh ta đang tuột dần ra, anh ta đang mất dần việc nắm giữ. Anh ta biết cái chết đang trở nên chắc chắn hơn mọi khoảnh khắc.
Và thế rồi anh ta thấy rằng hai con chuột, một trắng một đen, đang ăn chiếc rễ, gặm mòn chiếc rễ. Hai con chuột đó đại diện cho ngày và đêm - chúng đại diện cho thời gian, cái đang cắt đi gốc rễ cuộc sống của mọi người. Ngày và đêm, cái chết đang tới gần hơn. Cho nên bây giờ sự việc trở thành tuyệt đối rõ ràng hơn rằng vấn đề chỉ là vài khoảnh khắc nữa thôi và anh ta sẽ đi đời. Cái rễ đang trở nên yếu hơn mỗi khoảnh khắc, mỏng hơn mọi khoảnh khắc. Chuột vẫn cần mẫn làm việc; tay anh ta ngày một cóng dại hơn và anh ta có thể nghe thấy tiếng sư tử gầm sâu trong thung lũng và anh ta có thể nghe thấy kẻ thù đang mỗi lúc một gần hơn. Bạn có thể hiểu hoàn cảnh tuyệt vọng của người đó.
Và thế rồi đột nhiên anh ta thấy rằng ngay trên ngọn cây có một tổ ong, và một giọt mật tuột xuống từ chiếc tổ này. Anh ta quên phắt tất cả về kẻ thù, tất cả về sư tử gầm, chuột trắng và chuột đen, đôi bàn tay anh ta đang tê cóng - trong một khoảnh khắc, anh ta hoàn toàn quên mất mọi thứ. Toàn thể tâm trí anh ta bị hội tụ vào giọt mật đó. Anh ta há mồm, giọt mật rơi vào lưỡi anh ta... và nó ngọt thế.
Đây là tình huống của  người ngu. Đây là tình huống của mọi người trên trái đất. Vị nó ngọt làm sao! Nhưng vị này có thể còn được bao lâu? Chẳng mấy chốc cái chết sẽ tới từ mọi hướng. Nhưng đó là cách chúng ta cứ sống - sống cho những thú vui nhất thời, những mê đắm, thức ăn, dục, tiền, quyền, danh... toàn những giọt mật ong. Vị nó ngọt làm sao, và trong khoảnh khắc đó chúng ta hoàn toàn quên mất điều sắp xảy ra. Khoảnh khắc này chiếm lĩnh chúng ta và chúng ta trở nên quên lãng thực tại của cuộc sống: rằng nó được bắt rễ vào cái chết, rằng nó sắp sửa biến mất.
Phật nói: Thỉnh thoảng người ngu láu lỉnh nếm đồ ngọt, ngọt như mật. Nhưng đến cuối nó biến thành đắng. Và người đó phải chịu đắng làm sao!
Quan sát bản thân bạn đi. Bạn đang làm gì ở đây trên thế gian này? Bạn đã làm gì mãi cho tới nay? Cuộc sống của bạn bao gồm những cái gì? Bạn đã làm gì thực sự là thật, hay bạn chỉ sống trong mơ? Bạn đã tiếp cận tới cái vĩnh hằng theo cách nào chưa? Hay bạn quá bận tâm với cái nhất thời? Bạn đã làm kế hoạch nào, dự án nào, cho chân lí tối thượng? Hay bạn vẫn còn say sưa với cái trần tục, với cái bình thường, đi vào cùng đường mòn mọi ngày, chuyển vào cùng đường mọi ngày? Sáng đến và bạn xô ra bãi chợ, và tối đến và bạn mệt lử và bạn về nhà... và cùng cái vòng đó cứ chuyển động, cùng cái bánh xe ấy. Và điều này đã tiếp diễn và tiếp diễn trong nhiều kiếp rồi. Khi nào bạn sẽ trở nên chán nó? Khi nào bạn sẽ trở nên tỉnh táo hơn một chút về điều bạn đang làm cho cuộc sống của mình? Đây là lãng phí cực kì.
Nhưng Phật nói: Chắc chắn, có vị ngọt nào đó, nhất thời, và người ta chịu khổ cho vị ngọt đó. Điều không tránh khỏi là nó biến thành đắng. Quan sát cuộc sống của bạn đi. Bạn có thể kiếm nhiều tiền, và trong khi bạn kiếm tiền nó có vị ngọt. Nhưng bạn không nhận biết rằng bạn đang đánh mất đi cuộc sống của mình trong việc kiếm những thứ rác rưởi, rằng cuộc sống đang tuột khỏi tay bạn, rằng nó là chuyện rất tốn kém mà bạn theo đuổi, hoàn toàn ngu xuẩn, đần độn.
Cuộc sống không thể được mang trở lại; ngay cả một khoảnh khắc cũng không thể được mang lại, bằng mọi của cải của bạn, bạn có thể mua lại được không? Nó không thể được đòi lại. Thời gian quí giá như vậy đang bị phí hoài! Bạn đang chất đống của cải mà sẽ bị cái chết lấy đi, và bạn sẽ ra đi tay trắng... tay trắng như khi bạn đã tới thế gian. Thế rồi bạn sẽ cảm thấy cay đắng về nó, rằng bạn đã phí hoài toàn thể cuộc sống của mình vì cái gì đó sẽ không đi cùng bạn. Bạn đã phí hoài toàn thể cuộc sống của mình vì cái gì đó sẽ không là của bạn. Bạn đã phí hoài toàn thể cuộc sống trong quyền lực, chính trị; bạn đã phí hoài toàn thể cuộc sống của mình trong việc trở nên đáng kính, và bây giờ cái chết đã tới và tất cả sẽ bị lấy đi. Và bạn đã không nếm trải được một khoảnh khắc của thực tại vĩnh hằng của bạn - bạn đã không nếm trải cái gì bất tử.
Đây là điều Phật gọi là cách tiếp cận của người ngu tới cuộc sống. Mọi thứ đều biến thành đắng: tình yêu của bạn, tình bạn của bạn, gia đình bạn, công việc của bạn, chính trị của bạn... mọi thứ, chung cuộc, đều chứng tỏ là độc, biến thành đắng. Người trí huệ sẽ trở nên nhận biết trong khi vẫn còn thời gian và cái gì đó có thể được làm.
Người ngu có thể nhịn ăn vài tháng,
ăn từ đầu nhành cỏ.
Dầu vậy người đó không đáng một xu bên cạnh thầy có thức ăn là con đường.
Phật không nói trở thành người khổ hạnh. Phật không nói từ bỏ thế giới, từ bỏ thức ăn, bỏ đói bản thân bạn, nhịn ăn, hành hạ thân thể bạn - ông ấy không nói điều đó. Ông ấy không thể nói điều đó được. Ông ấy đã học được bài học, một bài học lớn bằng việc tự mình thực hiện tất cả những điều này.
Khi ông ấy rời bỏ cung điện của mình ông ấy đã theo con đường truyền thống trong sáu năm, hành hạ bản thân mình, nhịn ăn, phá huỷ thân thể mình. Ông ấy đã đi tới điểm ông ấy ở ngay bên bờ vực cái chết - ông ấy đã tự hành hạ bản thân mình quá nhiều. Trong khoảnh khắc đó ông ấy đã trở nên nhận biết, "Mình đang làm gì? Trước hết mình đã mê đắm, cả ngày và đêm đều dành cho mê đắm: đàn bà, rượu, đồ ăn ngon, quần áo, cung điện, xe vàng, đi săn... Đó đã là cuộc sống của mình, cuộc sống của hoàng tử. Mình đã làm cái gì đó được chứng tỏ là vô tích sự."
Ông ấy chỉ mới hai mươi chín tuổi khi ông ấy rời bỏ cung điện - phải đã là một con người có thông minh lớn lao. Có những người đến bẩy mươi tuổi hay bẩy mươi chín tuổi và họ vẫn chưa trở nên nhận biết về cái ngu xuẩn của các kiếp sống của họ. Ông ấy chỉ mới hai mươi chín. Phải là một con người của sáng suốt hiếm hoi. Phải đã quan sát, nhìn vào điều mình đã làm, thiền về mọi thứ. Đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết, "Toàn thể điều này đều là rác rưởi - mọi đàn bà này, mọi rượu này, đi săn này, tất cả những thứ mê đắm này đều không cho ta cái gì vĩnh hằng."
Phương Đông bao giờ cũng đi tìm cái vĩnh hằng. Định nghĩa về chân lí ở phương Đông là: cái có tính vĩnh hằng. Và định nghĩa về phi chân lí? - cái có tính nhất thời. Khi các nhà huyền môn phương Đông nói rằng cái gì đó là ảo tưởng, họ ngụ ý nó là nhất thời. Họ không ngụ ý rằng nó không có, họ biết nó có, nhưng chỉ trong một khoảnh khắc thôi, như bong bóng xà phòng. Nó có! Và đôi khi bong bóng xà phòng có thể trông thực sự đẹp. Nếu ánh mặt trời xuyên qua nó, nó có thể được bao quanh bởi cầu vồng, đủ mọi mầu sắc. Bong bóng xà phòng có đó, nhưng hiện hữu của nó nhất thời, lừa dối đến mức tốt hơn cả là nói rằng nó không có; do đó các nhà huyền môn phương Đông nói thế giới là maya - ảo vọng. Không phải là nó không có đó, nhưng nó nhất thời tới mức gần như vô nghĩa dù nó có hay không. Tốt hơn cả là gọi nó là ảo tưởng, bởi vì điều đó sẽ làm cho bạn tỉnh táo, thức tỉnh.
Hai mươi chín năm đó là đủ để làm cho ông ấy nhận biết rằng ông ấy đã chơi với bong bóng xà phòng. Ông ấy đã trốn đi, ông ấy đã từ bỏ vương quốc. Nhưng như điều đó gần như bao giờ cũng xảy ra, tâm trí đi vào cái đối lập. Tâm trí giống như quả lắc đồng hồ cổ: đi từ phải qua trái, từ trái qua phải - sang cái đối lập. Nó không bao giờ dừng ở giữa. Và ở giữa là bí mật. Nếu con lắc dừng ở giữa, đồng hồ dừng lại, thời gian dừng lại, thế giới dừng lại. Nhưng quả lắc cứ đi từ trái qua phải, từ phải qua trái, và nó giữ cho đồng hồ chạy - nó giữ cho thời gian sống. Và thời gian là thế giới.
Vượt ra ngoài thời gian là biết cái gì đó bất tử; do đó, ở Ấn Độ, với thời gian và cái chết chúng ta dùng cùng một từ, kal - cùng một từ cho thời gian và cùng một từ cho cái chết. Điều đó không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, nó có ý nghĩa. Thời gian là cái chết, bởi vì trong thời gian mọi thứ đều nhất thời, mọi thứ đều sẽ chết. Một khoảnh khắc nó có đó, khoảnh khắc khác nó qua rồi, và qua mãi mãi. Khoảnh khắc bạn vượt ra ngoài thời gian, bạn vượt ra ngoài cả cái chết.
Nhưng cũng như tâm trí vận hành - nó chuyển sang cái đối lập - tâm trí của Phật cũng đi sang cái đối lập. Ông ấy đã trốn khỏi cung điện. Mãi cho tới nay ông ấy đã chăm nom thân thể mình; bây giờ ông ấy bắt đầu hành hạ thân thể. Mãi cho tới nay ông ấy đã quá bị ám ảnh với thức ăn ngon; bây giờ ông ấy bắt đầu nhịn ăn, nhịn dài ngày. Ông ấy trở thành nhà khổ hạnh nổi tiếng. Mọi người bắt đầu kính trọng ông ấy, mọi người bắt đầu theo ông ấy. Ông ấy là một người đẹp, một trong những người đẹp nhất đã từng bước đi trên trái đất này, nhưng sáu năm tự hành hạ mình và tự bạo này đã phá huỷ thân thể ông ấy. Ông ấy đã trở nên ngăm đen, ông ấy đã trở nên gầy còm, ông ấy đã trở nên xấu xí.
Nhưng rồi một hôm một sáng suốt lớn lao đã nảy sinh trong ông ấy, "Mình đang làm gì? Trước hết mình đã bị ám ảnh bởi thức ăn, bây giờ mình bị ám ảnh bởi nhịn ăn - về cơ bản mình vẫn bị ám ảnh bởi thức ăn. Trước hết nó là ám ảnh tích cực, bây giờ nó là ám ảnh tiêu cực. Nhưng mình đã không thay đổi lấy tí ti nào. Trước hết mình đã bị ám ảnh với đàn bà, bây giờ mình bị ám ảnh bởi brahmacharya - vô dục. Về cơ bản mình đã không thay đổi - mình vẫn bị ám ảnh với dục. Trước hết mình đã chạy tới dục, bây giờ mình chạy xa khỏi dục, nhưng dục vẫn còn là trung tâm của con người mình."
Khải lộ này thật lớn lao. Chính khải lộ đó đã tạo ra hoàn cảnh trong đó ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Buổi tối ông ấy hiểu ra điều này, cái gì đó cực kì quan trọng đã xảy ra cho ông ấy. Ông ấy đã cười vào toàn bộ cái lố bịch của tâm trí mình. Ông ấy đã cười vào cái tâm trí thủ đoạn đó - điều ông ấy nghĩ rằng ông ấy đã chống tâm trí, nhưng ông ấy không chống tâm trí – tâm trí đã giở thủ đoạn. Tâm trí đã phỉnh ông ấy, tâm trí đã lừa ông ấy. Tâm trí đã tới theo lối cửa sau. Trước tiên nó tới theo lối cửa trước, bây giờ nó tới từ cửa sau, và khi nó tới từ cửa sau thì còn nguy hiểm hơn. Theo đường cửa trước ít nhất bạn cũng nhận biết về điều mình đang làm. Khi nó tới từ cửa sau, một cách gián tiếp, theo cách tinh vi, ẩn giấu, nó tới ẩn sau cái mẽ ngoài.
Tâm trí tinh ranh tới mức nó có thể ẩn nấp trong cái vỏ ngoài của chính cái đối lập của nó. Từ mê đắm nó có thể trở thành khổ hạnh, từ việc là người duy vật nó có thể trở thành người tâm linh, từ việc trong thế giới này nó có thể trở thành thế giới khác. Nhưng tâm trí là tâm trí - dù bạn ủng hộ thế giới hay chống thế giới bạn vẫn còn bị giam hãm trong tâm trí. Ủng hộ hay chống đối, cả hai đều là những bộ phận của tâm trí.
Khi tâm trí biến mất, tâm trí biến mất trong nhận biết vô chọn lựa, khi bạn dừng việc chọn lựa, khi bạn không ủng hộ không chống đối - điều đó là dừng ở giữa. Chọn lựa này dẫn sang trái, cực đoan này; chọn lựa kia dẫn sang phải, cực đoan kia. Nếu bạn không chọn lựa, bạn đích xác ở giữa. Đó là thảnh thơi, đó là nghỉ ngơi. Đó là từ bỏ đúng. Nó không đối lập với thế giới, nó không đối lập với thân thể, nó chẳng liên quan gì tới thân thể. Nó là việc thức tỉnh cực kì của tâm thức. Bạn trở thành vô chọn lựa, không bị ám ảnh, và trong trạng thái không bị ám ảnh đó, tâm thức vô chọn lựa, thông minh nảy sinh, cái đã từng nằm sâu, ngủ bên trong bản thể bạn. Bạn trở thành ánh sáng lên bản thân mình. Bạn không còn là người ngu nữa.
Từ mê đắm bạn có thể đi vào kìm nén; điều đó chẳng có ích gì. Đó là nơi mọi tôn giáo đã móc vào.
Xơ trưởng bị cướp vào buổi tối khi từ ngân hàng trở về, nơi bà ấy vừa gửi số tiền từ thiện quyên góp được trong tuần. "Cậu chỉ làm phí thời gian của mình thôi, anh bạn trẻ," bà ấy nói với tên cướp. "Tôi chẳng có tiền. Tôi đã để tất cả tiền ở chỗ gửi đêm trong ngân hàng rồi."
"Chúng ta sẽ xem về điều đó," nó nói một cách dứt khoát, và bắt đầu sờ soạng xuống dưới áo choàng của bà ta để tìm tiền.
"Ô! Cậu làm gì thế?" bà ta kêu lên. "Ô! Ô! Ô Jesus, Mary! Đừng dừng bây giờ - tôi sẽ viết cho cậu séc!"
Kìm nén không phải là con đường, không thể là con đường được. Tất cả những điều bạn đã kìm nén đều chờ đợi cơ hội của nó. Nó đơn giản đi vào trong vô thức - nó có thể quay lại vào bất kì khoảnh khắc nào. Bất kì khêu gợi nào và nó sẽ trồi lên bề mặt. Bạn không tự do với nó. Kìm nén không phải là con đường tới tự do. Kìm nén là loại tù túng còn tồi tệ hơn mê đắm, bởi vì qua mê đắm người ta trở nên mệt mỏi sớm hay muộn, nhưng qua kìm nén người ta chưa bao giờ trở nên mệt mỏi.
Thấy ra vấn đề đi: đam mê nhất định làm bạn mệt mỏi và làm bạn chán. Sớm hay muộn bạn sẽ bắt đầu nghĩ tới cách gạt bỏ tất cả nó. Nhưng kìm nén sẽ giữ mọi thứ sống động. Bởi vì bạn đã không sống, làm sao bạn có thể chán được? Bạn đã không sống, làm sao bạn có thể ngán được? Bởi vì bạn đã không sống, sức hấp dẫn vẫn tiếp tục, thôi miên vẫn tiếp tục; sâu bên dưới, nó chờ đợi.
Và những người mê đắm là bình thường theo cách nào đó nếu so với người kìm nén; người kìm nén trở thành bệnh hoạn. Người mê đắm ít nhất là tự nhiên - đó là cách tự nhiên đã làm ra bạn - nhưng kìm nén là trở thành phi tự nhiên. Dễ dàng đi từ tự nhiên thấp hơn lên tự nhiên cao hơn. Rất khó đi từ phi tự nhiên lên tự nhiên cao hơn. Phật gọi chân lí tối thượng là "tự nhiên tối thượng" - aes dhammo sanantano. Đây là tự nhiên tối thượng, luật tối thượng, ông ấy tuyên bố. Luật tối thượng là gì? Cái vĩnh hằng, cái không chết, tâm thức thuần khiết.
Dễ dàng đạt tới luật tối thượng này từ tự nhiên, bởi vì tự nhiên là thấp hơn nhưng dầu vậy nó vẫn là tự nhiên. Và từ chỗ thấp hơn lên chỗ cao hơn bạn có thể bước đi; chỗ thấp hơn có thể trở thành bàn đạp. Nhưng khoảnh khắc bạn trở thành phi tự nhiên điều đó trở thành rất khó. Từ phi tự nhiên, không có đường đi tới tự nhiên tối cao.
Do đó, gợi ý của tôi là: nếu bạn định chọn lựa, chọn mê đắm thay vì kìm nén. Điều tốt nhất là không chọn lựa, vẫn còn vô chọn lựa, hiện hữu chỉ là nhân chứng, để nhìn bản năng của bạn, các ham muốn, và không bị đồng nhất với chúng, ủng hộ hay chống đối. Điều tốt nhất chỉ là nhân chứng bởi vì trong  việc chứng kiến, trong ngọn lửa của việc chứng kiến, mọi ham muốn đều bị thiêu cháy - không chỉ ham muốn, mà chính hạt mầm của ham muốn bị thiêu cháy. Người ta trở thành nirbeej - vô hạt mầm.
Nhưng đừng chọn cái tiêu cực. Một khi bạn trở nên kìm nén, bạn trở thành bệnh hoạn, bạn ốm bệnh. Thực ra, chỉ những người bệnh hoạn mới trở nên quan tâm tới hệ thống kìm nén các ý nghĩ.
Mọi xơ trừ một xơ ở nữ tu viện Bỉ đều được phát hiện có thai ngay sau chiến tranh. Hồng y giáo chủ tiến hành một cuộc điều tra cá nhân và biết rằng các ni cô này tất cả đều đã bị lính Đức hiếp.
"Nhưng sao họ không hiếp xơ?" ông ta hỏi một người gầy còm, nhỏ bé, xấu xí và trông kinh tởm, người không có thai.
"Ai, tôi á?" cô ấy nói. "Tôi đã cưỡng lại!"
Bệnh hoạn cũng có thể tìm cách hợp lí hoá. Bạn biết chuyện ngụ ngôn cổ của Aesop chứ?
Cáo nói, "Nho chua lắm," bởi vì cáo không thể với tới chùm nho được - chúng quá cao. Cáo nhìn quanh, nó cố gắng vất vả để với lên, nhưng nho ở quá cao, bên ngoài tầm với của nó. Nó nhìn quanh, chẳng có ai cả. Nó bỏ đi, nhưng một con thỏ đã quan sát, ẩn nấp sau bụi cây. Và thỏ nói, "Chị cáo ơi, có chuyện gì vậy? Chị không lấy được nho sao?"
Cáo nói, "Không, vấn đề không phải là lấy nho - chúng chưa chín, chúng rất chua."
Những người không thể lấy được nho có thể hợp lí hoá rằng nho còn chua. Việc hợp lí hoá này có thể lừa họ, nhưng làm sao chúng có thể lừa bạn được? Cáo biết hoàn toàn rõ rằng nó không có khả năng với tới. Bây giờ, đó là việc hợp lí hoá, và tâm trí rất láu lỉnh trong việc hợp lí hoá.
Jake về nhà vào giữa chiều. Anh ta gặp vợ và con ngay tại cửa. Con anh ta kêu lên, "Bố ơi, có ông ba bị trong buồng xép!"
Jake chạy xô vào buồng nhỏ và đẩy tung cửa mở ra. Ở đó, lộn xộn trong đống áo choàng là anh bạn đối tác của mình, Sam. "Sam," Jake gầm lên, "sao cậu tới đây vào buổi chiều và làm cái quỉ gì doạ con tớ thế?"
Tâm trí rất tinh ranh và láu lỉnh trong việc hợp lí hoá mọi thứ, trong việc tìm ra cách thức và phương tiện. Tâm trí có thể gợi ý kìm nén với bạn rất dễ dàng, bởi vì nếu bạn kìm nén thì bạn sẽ tiến xa trong quyền lực của tâm trí hơn nhiều khi bạn trong cuộc sống của mê đắm. Và tâm trí sẽ có nắm giữ lên bạn mạnh hơn nhiều.
Phật đã học điều đó qua kinh nghiệm riêng của mình - sáu năm của việc hành hạ lớn lao. Với Phật thế giới đã đi vào một pha mới của tính tôn giáo. Trước Phật không ai đã nói điều này: rằng kìm nén, khổ hạnh, nhịn ăn, hành hạ thân thể mình, sẽ không ích lợi gì. Với Phật, nhân loại đã đi vào một pha mới, pha cao hơn.
Phật là cột mốc rất, rất có ý nghĩa trong tiến hoá của tâm thức con người, nhưng ông ấy đã không được hiểu đúng, bởi vì lại những người diễn giải là những học giả cũ, các bác học, tu sĩ. Họ diễn giải Phật theo cách mà... họ bắt đầu diễn giải Phật gần như hoàn toàn chống kinh nghiệm riêng của ông ấy. Họ bắt đầu nói nhiều về sáu năm này; kinh sách Phật giáo đầy những mô tả về sáu năm này. Và nếu bạn đọc kinh sách Phật giáo bạn sẽ thấy rằng dường như là chính bởi vì sáu năm khổ hạnh đó mà ông ấy đã đạt tới chứng ngộ. Nó không phải vậy. Không phải bởi sáu năm khổ hạnh này mà ông ấy đã đạt tới chứng ngộ; ông ấy đã đạt tới chứng ngộ vào ngày ông ấy vứt bỏ đi tất cả những khổ hạnh đó. Chính bởi việc vứt bỏ chúng mà ông ấy mới đạt tới chứng ngộ, không phải bởi hoặc qua chúng.
Nhưng nếu bạn đọc kinh sách, đặc biệt là kinh sách được viết ở Ấn Độ, bạn sẽ được cho ấn tượng hoàn toàn sai. Họ làm cứ dường như Phật đã không đóng góp gì mới cho tâm thức con người, cứ dường như ông ấy chỉ là một kiểu khổ hạnh cổ - có thể thông minh hơn nhiều trong diễn đạt, thuyết phục hơn nhiều, logic, đi sâu hơn nhiều vào sáng suốt của ông ấy, nhưng không cái gì mới cả. Đấy vẫn là cùng tôn giáo cũ mà ông ấy đã đưa vào những từ mới, với logic mới; vẫn rượu cũ trong bình mới, có vậy thôi. Đó là điều người Ấn Độ đã làm cho Phật giống vậy. Đó là xuyên tạc. Phật không đại diện cho cái cũ. Ông ấy là bước đi ra ngoài cái cũ. Ông ấy là một pha mới. Và cũng vì ông ấy đã lấy bước đi mới, một bước nữa là cần thiết. Hai mươi nhăm thế kỉ đã qua rồi.
Công xã mới của tôi sẽ là bước mới đó - một bước tiến thêm nữa trong tiến hoá nhân loại, trong tâm thức con người.
Mặc dầu Phật đã vứt bỏ khổ hạnh, ông ấy đã không nói nhiều để chống lại nó; ông ấy không thể nói chống được, bởi vì ông ấy phải trao đổi với những người còn đầy những học vấn cổ và ý thức hệ cổ điển.
Ông ấy phải nói cho những người đã từng tuyệt đối không có khả năng hiểu nếu ông ấy đã nói như tôi. Ngay cả tôi cũng không phải là hiểu được đối với mọi người. Hai mươi nhăm thế kỉ đã qua và mọi người vẫn còn bị mắc kẹt. Rất hãn hữu tìm thấy một người đương đại. Mọi người đều trong thế kỉ hai mươi, nhưng chỉ về mặt vật lí thôi; về mặt tâm linh họ còn ở sau hàng nghìn năm. Phật thậm chí không thể làm nỗ lực được. Ông ấy đã nói với những đệ tử gần gũi nhất, "Không phải là qua khổ hạnh mà ta đã đạt tới. Ta đã đạt tới bằng việc vứt bỏ khổ hạnh - đó tất cả đều là ngu xuẩn." Những lời kinh này được trao cho các đệ tử gần gũi nhất.
Ông ấy nói: Người ngu có thể nhịn ăn vài tháng, ăn từ đầu nhành cỏ. Người đó không đáng một xu bên cạnh thầy mà thức ăn là con đường.
Nếu bạn thực sự muốn việc biến đổi, làm pháp thành thức ăn của bạn đi - để chính con đường tới Thượng đế là thức ăn của bạn. Tự nuôi dưỡng bản thân bạn theo điều đó đi! Jesus nói điều đó theo cách khác: Ăn ta đi! Ông ấy nói với các đệ tử của mình: Uống ta đi! Hấp thu ta, tiêu hoá ta!
Phật nói: ...thức ăn là con đường. Con đường nghĩa là pháp - dhamma, tôn giáo, luật tối thượng, cái giữ cho toàn thể thế giới trong hài hoà. Người mà bắt đầu ăn từ sự hài hoà này, người đó đạt tới - không phải bởi việc nhịn ăn. Không phải là bằng việc nhịn ăn thức ăn thô, mà bằng việc ăn thức ăn tinh tế mà người ta đạt tới.
Vâng, có thức ăn tinh tế sẵn có. Khi bạn nhìn vào bông hồng, quan sát đi. Để cái đẹp của bông hồng được hấp thu vào trong bạn, và bạn sẽ cảm thấy được nuôi dưỡng. Bạn đã không ăn bông hồng mà ăn cái gì đó tinh tế bao quanh bông hồng, hào quang của bông hồng, điệu vũ của bông hồng trong gió, hương thơm vô hình. Bạn không cảm thấy điều đó sao? Nhìn đoá hoa đẹp, bỗng nhiên bạn cảm thấy được bão hoà, được mãn nguyện. Nhìn lên bầu trời đầy sao, bạn không cảm thấy được nuôi dưỡng sao? Ngắm bình minh hay hoàng hôn, hay chỉ lắng nghe tiếng văng vẳng của chim cu cu, một bài ca xa xôi, bạn không cảm thấy bản thân mình trở nên được tràn đầy cái gì đó không biết sao...?
Thân thể bạn cần thức ăn, linh hồn bạn cũng cần thức ăn. Thức ăn cho thân thể là thô, hiển nhiên; thân thể là một phần của thế giới thô. Thức ăn tâm linh là vô hình - trong âm nhạc, trong thơ ca, trong cái đẹp, trong điệu vũ, trong bài ca, trong lời cầu nguyện, trong thiền... và bạn đi ngày một sâu hơn hướng tới việc nuôi dưỡng tâm linh.
Phật nói: Không phải bởi việc vứt bỏ thức ăn thô, bằng việc nhịn ăn, mà người ta đạt tới, nhưng bằng việc ăn con đường. Một cách diễn đạt kì lạ - bằng việc ăn pháp. Pháp là gì? Mới hôm nọ ai đó đã hỏi, "Thưa thầy kính yêu, tôi thích điều đó khi thầy nói: Aes dhammo sanantano, nhưng điều đó đích xác nghĩa là gì?" Nó nghĩa là hài hoà của sự tồn tại, nó nghĩa là giai điệu của sự tồn tại, nó nghĩa là điệu vũ tối thượng đang diễn ra mãi. Nó nghĩa là lễ hội ở mọi nơi. Cây cối đang mở hội và chim chóc và con vật và các dòng sống và núi non... toàn thể vũ trụ này được tạo nên từ chất liệu gọi là phúc lạc.
Đó là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói: Aes dhammo sanantano - đây là luật tối thượng, không cạn.
Bạn có thể cứ ăn mãi từ nó, nhưng bạn không thể làm cạn kiệt nó được. Và bạn càng ăn nhiều, bạn sẽ càng có nhiều linh hồn. Bạn càng ăn nó nhiều, bạn càng trở thành thiêng liêng hơn. Phật đang nói: ta không dạy nhịn ăn - ta dạy các ông cách mê đắm mới, loại mê đắm cao hơn. Ông ấy không nói điều đó đích xác theo cách đó, nhưng tôi đang nói điều đó. Tôi đang dạy bạn cách yêu cao hơn, cách hân hoan cao hơn, cách nhảy múa cao hơn, cách hấp thu cao hơn năng lượng của Thượng đế vào bản thân bạn - trở thành ngày một cảm nhận và nữ tính hơn để cho bạn có thể thai nghén với Thượng đế.
Ông ấy gọi người cứ nhịn ăn là ngu. Nhưng những người ngu đó được tôn thờ ở Ấn Độ, và không chỉ ở Ấn Độ - gần như khắp trên thế giới. Thực ra, đại đa số đám đông bao gồm những người ngu; do đó, bất kì khi nào người ngu bắt đầu đi theo con đường mòn vết, vô giá trị, con đường truyền thống của đám đông, đám đông xúc động lắm. Bản ngã của họ được thoả mãn lắm. Người này chứng minh rằng họ đã đúng, bố mẹ họ đã đúng, di sản kế thừa của họ được chứng minh là đúng: "Nhìn đây, người này đang nhịn ăn đấy!" Và người tâm linh bao giờ cũng nhịn ăn - đó là ý tưởng của họ.
Vâng, đôi khi chuyện xảy ra là người tâm linh đã nhịn ăn, nhưng lí do khác toàn bộ với điều bạn nghĩ. Mahavira đã nhịn ăn, và đã nhịn trong mười hai năm, và nhịn những thời kì lâu, dài. Người ta nói rằng trong mười hai năm đó ông ấy đã ăn chỉ trong ba trăm sáu mươi lăm ngày - điều đó nghĩa là chỉ một năm. Một tháng ông ấy nhịn ăn và ông ấy sẽ ăn trong một ngày; trong mười hai năm, một năm nghĩa là cứ sau mười hai ngày ông ấy mới ăn một ngày - trung bình. Đó là cách nhịn ăn của ông ấy.
Nhưng Mahavira chưa bao giờ trở nên mệt mỏi và Phật đã trở nên mệt mỏi sau sáu năm. Vấn đề là gì? Và ông ấy đã đạt tới cũng như Phật đã đạt tới. Phật đạt tới bởi việc vứt bỏ nhịn ăn và khổ hạnh; Mahavira chưa bao giờ vứt bỏ nó. Bây giờ, cả hai không thể đúng - và tôi nói với bạn cả hai đều đúng. Nhưng lí do khác biệt thế, gần như không thể quan niệm nổi.
Việc nhịn ăn của Mahavira có phẩm chất hoàn toàn khác. Ông ấy không phải là nhà khổ hạnh, ông ấy không nhịn ăn - thực ra, ông ấy ăn nhiều Thượng đế tới mức ông ấy không cảm thấy cần ăn. Linh hồn của ông ấy tràn đầy với năng lượng tinh tế đến mức thân thể ông ấy cảm thấy được thoả mãn. Ông ấy không cảm thấy cần ăn. Thực ra, nói rằng ông ấy nhịn ăn là không đúng. Nếu tôi được phép thì tôi sẽ nói: ông ấy không thể ăn được. Và bạn đôi khi cũng đã quan sát điều đó.
Khi tôi tới Pune, tôi hay ở chỗ Sohan, và cô ấy rất phân vân. Một hôm cô ấy hỏi tôi, "Có chuyện gì vậy? Một hay hai lần một năm thầy mới tới Pune. Tôi đợi cả năm trường - thầy sẽ tới, thầy sẽ tới - và thế rồi trong ba hay bốn ngày thầy tới. Trong ba hay bốn ngày này tôi không thể ăn được chút nào. Cái gì là lí do tại sao tôi không thể ăn được? Tôi không nhịn ăn," cô ấy bảo tôi. "Tôi muốn ăn, nhưng tôi đơn giản không thể ăn được. Tôi cảm thấy no thế."
Tôi bảo cô ấy, "Bất kì khi nào bạn cực kì hạnh phúc, bạn sẽ không có khả năng ăn. Phúc lạc của bạn tràn đầy tới mức nó không để chỗ cho cảm giác thèm ăn, nó không để chỗ trống trong bạn. Không chỉ linh hồn bạn tràn đầy, thân thể bạn bắt đầu bị ảnh hưởng bởi linh hồn. Thân thể bạn là cái bóng của linh hồn bạn."
Bạn sẽ ngạc nhiên: người khổ ăn nhiều hơn, người hạnh phúc ăn ít hơn. Người khổ cảm thấy trống rỗng đến mức người đó muốn rót đầy bản thân mình, tống vào mình cái gì đó này nọ. Người khổ cứ ăn mãi, người đó cứ tống vào bên trong cái này cái nọ. Người đó cảm thấy hoàn toàn trống rỗng và thiếu đến mức người đó không biết phải làm gì. Dường như dễ dàng đi tới tủ lạnh và ăn cái gì đó thêm nữa; có thể cái đó sẽ cho bạn cảm giác no. Và chắc chắn điều đó cho cảm giác no, ở mức độ rất thô.
Bây giờ, nước Mĩ đang chịu đựng nhiều nhất việc ăn quá nhiều, và lí do là đơn giản: Mĩ bây giờ đang chịu trống rỗng bên trong lớn lao. Lí do là tâm linh, do đó không chế độ ăn kiêng nào có thể có ích. Và bạn có thể ăn kiêng được bao lâu? Bạn có thể ăn kiêng trong vài ngày với sức mạnh ý chí lớn lao; bạn phải ép buộc bản thân mình. Thế rồi sau vài ngày bạn trở nên mệt mỏi do phải nỗ lực và rồi bạn nhảy trở về thức ăn với sự báo thù; và bạn sẽ tăng cân hơn là bạn đã làm mất cân bằng ăn kiêng.
Ở Mĩ đây là vấn đề. Ở mọi nước giầu điều này đang là vấn đề, bởi vì bạn có thức ăn và bạn có sự trống rỗng cả hai đều sẵn đấy. Chỉ thức ăn là còn lại để rót đầy vào bản thân bạn, dục còn lại để rót đầy vào bản thân bạn. Cứ mua đồ dùng mới, đồ vật mới; nếu bạn không thể có gì khác ít nhất bạn có thể tích trữ đồ đạc. Bạn có thể chất đầy nhà nếu bạn không thể chất đầy bản thân mình. Hệt như cách thay thế cảm giác no đủ. Chính cái đối lập xảy ra khi bạn thực sự hạnh phúc, vui vẻ, khi bạn đang bay, khi bạn cảm thấy vô trọng lượng.
Tôi bảo Sohan, "Điều này hoàn toàn logic. Đây là nhịn ăn thực sự!"
Trong tiếng Phạn, từ cho 'nhịn ăn' có cái đẹp của riêng nó. Từ tiếng Anh không có phẩm chất đó. Từ tiếng Anh 'nhịn ăn' đơn giản nghĩa là để đói bằng ý chí. Từ tiếng Phạn là upawas - nó nghĩa là 'ở gần với Thượng đế'. Theo từng chữ nó có nghĩa là ở gần với Thượng đế; nó chẳng liên quan gì tới nhịn ăn. Nó ngụ ý ở gần Thượng đế, tràn đầy Thượng đế, tới mức bạn quên mất tất cả về thân thể mình, tới mức bạn quên mất tất cả về việc nuôi dưỡng thân thể mình. Bạn được nuôi dưỡng bằng thức ăn vi tế, năng lượng vi tế tới mức nó cứ mưa rào lên bạn.
Mahavira không nhịn ăn theo cùng cách như Phật đã nhịn; Mahavira đã ăn Thượng đế, và Buddha đơn giản đã nhịn ăn. Việc nhịn ăn của Mahavira là upawas - ở gần Thượng đế. Việc nhịn ăn của ông ấy là điều nó ngụ ý trong tiếng Phạn; việc nhịn ăn của Phật là điều nó ngụ ý trong tiếng Anh - chỉ là bỏ đói. Do đó Mahavira đã đạt tới mà không vứt bỏ nhịn ăn của mình. Đó không phải là nhịn ăn ngay chỗ đầu tiên - không cần vứt bỏ nó. Phật đã phải vứt bỏ nó, đó chính là cái đối lập của mê đắm. Ông ấy đơn giản bỏ đói bản thân mình với động cơ rằng bằng việc bỏ đói người ta có thể đạt tới.
Làm sao bạn có thể đạt tới Thượng đế bằng việc bỏ đói thân thể được? Logic của điều này là gì? Có lập luận khoa học nào trong điều đó không? Bạn có cho rằng Thượng đế là ai đó như Adolf Hitler người thích thú việc hành hạ của bạn không? Ai thích xem con mình đói và mơ về thức ăn? Ai thích xem mọi người trở thành xấu, ốm bệnh? Thượng đế là từ bi, Thượng đế là tình yêu. Ngài muốn bạn tràn đầy ngài. Và khi bạn tràn đầy ngài, bạn có thể không cảm thấy nhu cầu ăn. Mahavira không nhịn ăn, ông ấy đơn giản không cảm thấy thích ăn, có vậy thôi. Và đó là khác biệt lớn lao.
Phật nói: Người ngu có thể nhịn ăn vài tháng, ăn từ đầu nhành cỏ. Người đó không đáng một xu bên cạnh thầy mà thức ăn là con đường.
Một hôm ông ấy phát hiện ra rằng có loại thức ăn khác: người ta có thể ăn từ sự hài hoà của sự tồn tại, người ta có thể trở thành một phần của sự hài hoà, người ta có thể trở thành một phần của lễ hội, của ngày hội đang diễn ra mãi, không bắt đầu và không kết thúc. Thế thì bạn no và được hoàn thành.
Sữa tươi cần thời gian để chua. Láu lỉnh của người ngu cũng vậy cần thời gian để bắt vào người đó.
Giống như than hồng của lửa
nó cháy âm ỉ bên trong người đó.
Nếu bạn làm điều gì đó, sẽ cần thời gian để kết quả của nó tới. Và bạn thậm chí không có khả năng kết nối được hai điều này, nguyên nhân và hậu quả.
Bạn có biết rằng ở châu Phi, vẫn còn có các bộ lạc nguyên thuỷ chẳng có khái niệm rằng việc sinh con có liên hệ tới giao hợp - bởi vì lỗ hổng quá lớn, những chín tháng. Và không chỉ lỗ hổng lớn thế... và họ không có cách nào tính thời gian, cho nên với họ chín tháng thực sự là thời gian dài; họ không thể giữ dấu vết thời gian. Họ không có lịch, không có đồng hồ, không ý tưởng về thời gian chút nào. Họ sống trong thế giới nguyên thuỷ thực sự nơi thời gian chưa được phát minh ra, cho nên làm sao họ có thể quan niệm được rằng giao hợp giữa đàn ông và đàn bà có thể là nguyên nhân của việc sinh ra đứa bé?
Và thế rồi có các nguyên nhân khác nữa: điều đó không phải bao giờ cũng xảy ra. Bạn có thể làm tình với người đàn bà và có thể không có con, cho nên đó không phải là điều chắc chắn xảy ra. Thế thì làm sao đứa trẻ được sinh ra? Đứa trẻ được sinh ra không phải bởi giao hợp, không phải bởi quan hệ dục, nó không có sinh học đằng sau nó - nó tới như món quà từ Thượng đế, bất kì ai ngài chọn. Nếu bạn theo tôn giáo của bộ lạc này, bạn sẽ được ân huệ với trẻ con; bằng không thì không có khả năng nào.
Khi các nhà truyền giáo Ki tô giáo lần đầu tiên phát hiện ra bộ lạc này, họ không thể tin được rằng những người này trong hàng thế kỉ đã sống, cho sinh ra trẻ con, và chẳng có ý tưởng chút nào về nguyên nhân và hậu quả. Và đó là cách tất cả chúng ta đang có tính nguyên thuỷ, theo nhiều cách thức.
Hôm nay bỗng nhiên bạn bắt đầu cảm thấy buồn mà chẳng nguyên nhân nào cả; bạn không thể tìm thấy bất kì nguyên nhân nào ở gần đó - chẳng cái gì đã xảy ra. Trong đêm khi bạn đã lên giường, mọi thứ đều tốt; bạn thanh thoát, sinh động, và đến sáng bạn đột nhiên buồn. Không ai xúc phạm bạn, không cái gì xảy ra cả, không tin xấu nào tới... tại sao? Từ đâu mà nỗi buồn này tới? Bạn phải đã làm điều gì đó; có thể có lỗ hổng thời gian, có thể lỗ hổng ba tháng hay ba năm. Và những người đã đi sâu vào trong hiện tượng này, họ nói thậm chí có thể trong kiếp quá khứ... đôi khi vài hạt mầm lấy thời gian rất lâu để mọc ra.
Và bởi vì điều này, người ngu cứ sống theo cùng cách, theo cùng cách ngu xuẩn, bởi vì người đó không thể thấy được rằng khổ của cuộc sống của mình bị gây ra bởi chọn lựa riêng của mình. Những chọn lựa đó có thể đã được làm lâu từ trước rồi. Bạn có thể đã tung ra hạt mầm một năm trước đây, và thế rồi bạn đã hoàn toàn quên mất về những hạt mầm đó. Mưa tới, hạt mầm bắt đầu mọc lên, và bạn ngạc nhiên - từ đâu vậy? Từ đâu mà những cây này tới? Và tất nhiên, những hạt mầm này mà chúng ta cứ gieo vào linh hồn mình đều rất, rất vô hình. Bạn có thể đã giận dữ, bạo hành, ghen tị, và nó vẫn còn bên trong bạn.
Phật nói: Giống như than hồng của lửa nó cháy âm ỉ bên trong người đó. Nó diễn ra bên trong bạn, trở nên sẵn sàng, chờ đợi mùa xuân tới, và thế rồi nó đột nhiên bùng nổ. Con người chịu trách nhiệm cho bất kì điều gì xảy ra với mình. Người trí huệ trở nên nhận biết về nó và dừng gieo hạt mầm khổ và bắt đầu gieo hạt mầm của vui. Sớm hay muộn bạn sẽ sẵn sàng để thu hoạch mùa màng.
Đó là điều cõi trời là gì: người trí huệ gieo hạt mầm của phúc lạc, tình yêu, từ bi. Và một ngày nào đó khu vườn sẵn sàng. Bạn có biết không? - từ 'thiên đường - paradise' bắt nguồn từ tiếng Persian, có một nghĩa hay. Trong tiếng Persian nó là firdaus; từ 'firdaus' nó đã trở thành 'paradise' trong tiếng Anh. 'Firdaus' nghĩa là khu vườn chân lí có tường bao quanh. Nếu bạn cứ gieo hạt mầm của vui vẻ, cái đẹp, điệu vũ, bài ca, thiền, lời cầu nguyện, chẳng mấy chốc bạn sẽ tạo ra một khu vườn chân lí có tường bao quanh - đó là paradise thiên đường. Bằng không, bạn nhất định tạo ra địa ngục. Sống vô ý thức, sống máy móc, sống ngu xuẩn, và địa ngục sẽ là kết quả của nó.
Bất kì điều gì người ngu học,
điều đó chỉ làm cho người đó mụ mị hơn. Tri thức dính đầu người đó.
Người ngu không quan tâm mấy tới việc trở nên thông minh, bởi vì thông minh là nguy hiểm. Thông minh có tính nổi dậy, do đó nó nguy hiểm. Thông minh đem tới tính cá nhân cho bạn, và khoảnh khắc bạn trở thành cá nhân tích hợp đám đông bắt đầu quay sang chống bạn; họ không thể dung thứ được một cá nhân. Họ không thể tha thứ cho một Jesus hay một Phật. Họ rất sung sướng với những người ngu, bởi vì người ngu cũng hệt như họ - thực ra, có chút ít được khuếch đại hơn, chút ít được trang hoàng hơn, chút ít được làm phức tạp hơn. Họ rất sung sướng với người ngu. Họ sung sướng với chính khách, họ sung sướng với các giáo sư, họ sung sướng với các bác học nhưng họ không sung sướng với một Jesus hay một Socrates hay một Phật. Tại sao? - bởi vì sự hiện diện của vị phật làm cho họ có vẻ ngu xuẩn. Chính sự hiện diện của vị phật và họ bắt đầu cảm thấy đần độn. Làm sao họ có thể tha thứ cho ông ấy được?
Và họ không muốn bản thân mình thông minh, bởi vì đó là cuộc hành trình dài và không có lối tắt cho nó. Điều đó là vất vả, khó nhọc. Trở nên thông minh nghĩa là làm sắc bén tâm thức bạn liên tục; trở nên thông minh nghĩa là tràn đầy tình yêu. Yêu là trung tâm của thông minh, logic của trung tâm trí thức.
Người ngu trở thành trí thức; thế thì người đó có thể ba hoa rằng mình biết. Người đó quan tâm tới tri thức. Người đó sẽ đọc Kinh Thánh và Vedas và Koran, người đó sẽ nhồi nhét thông tin. Người đó biến tâm trí mình thành cái máy tính, người đó trở thành cuốn Bách khoa toàn thư biết đi. Điều đó là dễ dàng, điều đó là đơn giản, điều đó có thể được thực hiện bằng cái máy; nó không cần thông minh nào. Và các trường học của bạn, các cao đẳng và đại học chỉ làm cho mọi người thành máy tính.
Chúng ta phải tạo ra các đại học nơi thông minh được mài sắc. Các đại học của chúng ta chỉ làm cùn lụt thông minh bởi vì họ chuẩn bị các nô lệ cho xã hội. Các đại học đang phục vụ cho các quyền lợi được đầu tư; họ là tác nhân của nguyên trạng đã được thiết lập. Họ không phục vụ cho tương lai của nhân loại, họ phục vụ cho quá khứ, họ phục vụ cho người chết. Họ không quan tâm tới việc tạo ra những người thông minh, sáng tạo, tỉnh táo, nhận biết; họ quan tâm tới những người mụ mị, ngu xuẩn, nhưng hiệu quả. Các thư kí, người thu thuế, trưởng ga - thật hiệu quả! Họ có thể làm việc của họ rất hiệu quả. Và nhớ lấy, máy là hiệu quả hơn con người, cho nên họ không quan tâm tới con người; họ quan tâm tới việc thu con người thành máy.
Phật nói: Bất kì điều gì người ngu học, điều đó chỉ làm cho người đó mụ mị hơn. Người đó càng thu thập nhiều tri thức, người đó càng trở nên mụ mị hơn, người đó càng trở nên ngu xuẩn hơn. Và đó cũng là quan sát của tôi nữa. Tôi đã thấy những dân làng dốt nát còn thông minh hơn nhiều so với cái gọi là các tiến sĩ khoa học và tiến sĩ văn chương và các giáo sư đại học, các chủ nhiệm khoa, phó hiệu trưởng và hiệu trưởng. Họ dường như là những người mụ mị nhất trên thế giới.
Một dân làng, người tiều phu, dường như còn thông minh hơn nhiều. Người đó không có thông tin, tất nhiên; người đó không thông thái - nhưng người đó hồn nhiên, và hồn nhiên là một phần của thông minh. Thông thái là tựa máy móc - và máy móc thì đờ đẫn. Bạn đã bao giờ thấy cái máy nào thông minh chưa? Cứ nhìn vào máy mà xem, và nhìn vào vào ông chủ nhiệm khoa hay ông hiệu phó...!
Thực ra, bạn càng đờ đẫn, càng có khả năng lớn hơn để bạn trở thành phó hiệu trưởng - bởi vì các chính khách sẽ không thích một Phật trở thành phó hiệu trưởng, họ sẽ không cho phép Socrates trở thành phó hiệu trưởng. Đây là tội người ta buộc lên Socrates: rằng ông ấy làm hư hỏng thanh niên. Socrates, và làm hư hỏng thanh niên sao? Và những người ngu này - các quan toà và phó hiệu trưởng và thủ tướng và tổng thống - những kẻ ngu này không làm hư hỏng sao? Socrates đang làm hư hỏng thanh niên - bạn ngụ ý điều đó là gì?
Theo một cách nào đó, họ cũng phải: ông ấy đang làm hư hỏng thanh niên bởi vì ông ấy đang chuẩn bị họ cho tương lai. Ông ấy phải phá huỷ quá khứ, ông ấy phải tạo ra hoài nghi, truy tìm, ông ấy phải tạo ra người tìm kiếm, không phải là người tin. Và xã hội muốn có những người tin, và những người đờ đẫn là những người tin tốt. Người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Hindu giáo, người Jaina giáo - họ càng là những người đờ đẫn, họ càng tin nhiều hơn, họ tin càng tốt hơn... bởi vì người đờ đẫn không thể truy tìm, người đó không thể mạo hiểm. Người đó sợ; người đó biết rằng mình không có khả năng biết tới chân lí của riêng mình, người đó phải tin vào ai đó khác.
Tri thức dính đầu người đó, Phật nói. Tri thức không ích gì cho người đó mà trở thành gánh nặng, một trọng lượng Himalaya đè lên bản thể người đó.
Với điều đó người ấy muốn thừa nhận. vị trí trước mọi người khác.
vị trí trên mọi người khác.
Toàn thể tri thức của người đó trở thành trò chơi bản ngã, và bản ngã là tù túng lớn nhất có đó. Được tự do với bản ngã là được cứu thoát. Nhưng người ngu học chỉ để trở nên nổi tiếng, để được thừa nhận là người có thẩm quyền, là chuyên gia. Người ngu tích luỹ tri thức để cho người đó có thể ba hoa và khoe khoang, để cho người đó có thể bầy tỏ cho mọi người mình thông minh thế nào. Và thông minh không phải là từ bản ngã; thông minh chỉ tới khi bạn ở trong trạng thái vô ngã sâu sắc. Thông minh là biến mất của bản ngã, gặp gỡ và hội nhập với cái toàn thể, quên đi sự tách bạch của bạn, trở thành con sóng trong đại dương của Thượng đế - thế thì bạn thông minh.
"Để họ biết công việc của ta,
để mọi người nhìn ta xin chỉ dẫn." Ham muốn của người đó là vậy,
tự hào thổi phồng của người đó là vậy. Một đường đưa tới giàu có và tiếng tăm,
Phật nói: Nhưng để ta làm cho ông nhận biết rằng nếu ông muốn của cải và danh vọng, thế thì theo con đường của người ngu - bởi vì người ngu có khả năng trở thành nổi tiếng dễ dàng hơn người thông minh. Nếu người thông minh trở nên nổi tiếng, điều đó chỉ là ngẫu nhiên - người đó chưa bao giờ cố gắng cả. Nếu người thông minh nổi tiếng, điều đó không phải bởi vì nỗ lực của người đó. Hương thơm của người đó có thể đã đạt tới mọi người, nhưng không có nỗ lực tích cực về phần người đó để được thừa nhận. Người đó biết bản thể mình, người đó không phụ thuộc vào thừa nhận của người khác. Người đó biết mình là ai, người đó không cần xác nhận của bất kì ai khác.
Khi tôi ra khỏi trường đại học tôi tới gặp ông bộ trưởng giáo dục. Tôi bảo ông ấy, "Đây là văn bằng của tôi. Ông có thể bố trí cho tôi chỗ nào đó ở bất kì đâu, chỗ nào cũng được." Ông ấy nhìn vào tấm văn bằng của tôi, rất bị ấn tượng - mọi người đều bị ấn tượng bởi những điều vô nghĩa - bởi vì tôi được huân chương vàng, hạng nhất, thứ nhất. Ông ấy rất bị ấn tượng. Ông ấy nói, "Lập tức tôi sẽ bổ nhiệm anh làm giảng viên. Nhưng một điều anh sẽ phải làm: anh đã có chứng chỉ tính cách chưa?"
Tôi nói, "Tôi đã có tính cách, nhưng không có chứng chỉ tính cách. Nhìn vào mắt tôi, cầm tay tôi đi! Tôi có thể ôm ghì ông...!"
Ông ấy nói, "Nhưng cái đó... cái đó không phải là vấn đề. Chứng chỉ tính cách của anh đâu?" Tôi nói, "Tôi không có chứng chỉ tính cách."
Ông ấy nói, "Anh có thể tới ông phó hiệu trưởng, hay ông trưởng bộ môn của anh - chỉ một cái chứng chỉ tính cách thôi. Thế mới đúng thủ tục."
Tôi nói, "Tôi không thể yêu cầu ông phó hiệu trưởng được, bởi vì tôi không tin rằng ông ấy có tính cách chút nào! Xác nhận của ông ấy mang trọng lượng gì? Và ông trưởng bộ môn của tôi sao? - tôi biết ông ấy còn rõ hơn là ông ấy biết bản thân mình. Tôi không thể cho ông ấy chứng chỉ tính cách được!"
Ông ấy rất phân vân. Ông ấy thực sự muốn giúp đỡ. Thực ra, ông ấy cũng đã trở nên thực sự quan tâm tới tôi. Ông ấy chưa bao giờ bắt gặp một người như vậy - biết bao nhiêu người phải đã tiếp cận ông ấy, nhưng chẳng ai đã nói, "Nhìn vào mắt tôi, hay cầm lấy tay tôi và cảm nhận đi! Hay tôi có thể tới và sống cùng ông trong một tuần, trong nhà ông. Nhìn tính cách của tôi theo mọi cách có thể. Tôi thậm chí sẽ không khoá cửa nhà tắm của mình. Tôi sẽ để mọi thứ mở, cho nên ông có thể cứ quan sát...!"
Ông ấy nói, "Những điều này không cần chút nào!
Chỉ cần mỗi chứng chỉ tính cách đơn giản thôi."
Thế là tôi nói, "Thế thì tôi có thể viết tờ chứng chỉ tính cách cho bản thân tôi được " - và đó là điều tôi đã làm. Tôi viết tờ chứng chỉ, ngay trước ông ấy, và ông ấy nói, "Anh làm gì vậy? Nhưng điều này chưa bao giờ được làm cả: bản thân anh trao chứng chỉ tính cách cho anh sao? Cần có chữ kí của ai đó khác chứ!"
Thế là tôi nói, "Thôi được, thế thì tôi sẽ kí thay cho ông trưởng bộ môn vậy, nhân danh ông ấy. Đây là bản sao đúng," tôi bảo ông ấy, "và bản gốc tôi sẽ lấy từ ông trưởng bộ môn của tôi."
Thế là tôi đi tới ông trưởng bộ môn mình. Tôi nói, "Tôi đã đưa tờ chứng chỉ này nhân danh ông - xin ông cho bản gốc."
Ông ấy nói, "Điều này thực lạ! Bản gốc cần có trước chứ. " Nhưng ông ấy thích ý tưởng này và ông ấy đã cho tôi bản gốc.
Một đường đưa tới giàu có và tiếng tăm... Nếu bạn theo con đường của người ngu, bạn có thể trở thành rất giàu có, bạn có thể trở nên nổi tiếng. Bạn có thể trở thành tổng thống của đất nước, thủ tướng của đất nước - bạn có thể trở thành bất kì cái gì. Bạn có thể có nhiều của cải tuỳ ý - chỉ cần theo con đường của kẻ ngu. Đừng thông minh, vẫn cứ còn là ngu đi, bởi vì thực ra, ngoại trừ người ngu ai muốn chạy theo tiền? Vâng, đôi khi điều đó xảy ra, tiền chạy tới người thông minh, nhưng nó tới chạy theo người đó, người đó không đi theo... Danh tiếng cũng đôi khi tới với người thông minh. Nó tới theo cách riêng của nó; người đó không quan tâm chút nào.
...Đường kia đi tới chấm dứt con đường này.
Nhưng nếu bạn muốn chấm dứt toàn thể cái vô nghĩa này mà đã từng dai dẳng qua nhiều thời đại trong nhiều kiếp thế, cùng cái bánh xe sinh tử lặp lại cứ chuyển động mãi; nếu bạn muốn dừng nó lại, thế thì con đường kia, con đường của người thông minh, con đường của người trí huệ... là ánh sáng lên bản thân bạn.
Đừng tìm thừa nhận
mà đi theo người đã thức tỉnh
và làm cho bản thân ông được tự do.
Đừng bị bận tâm, đừng ham muốn sự thừa nhận. Nếu hàng triệu người ngu thừa nhận bạn, điều  đó thành vấn đề gì? hàng triệu người ngu thừa nhận bạn đơn giản chứng tỏ rằng bạn là kẻ ngu vĩ đại hơn họ. Chẳng cái gì khác được chứng minh .
Mà đi theo người đã thức tỉnh... Phật ngụ ý gì khi ông ấy nói đi theo người đã thức tỉnh? Ông ấy không ngụ ý bắt chước. Ông ấy đơn giản ngụ ý trở nên thức tỉnh như người thức tỉnh đã trở nên thức tỉnh. Thức dậy đi - đó là đi theo người đã thức tỉnh. Đừng đi theo các chi tiết: cách người đó sống, cái người đó ăn, lúc người đó đi ngủ - điều đó là ngu xuẩn. theo người thức tỉnh trong việc trở nên thức tỉnh.
Và làm cho bản thân mình được tự do - bởi vì đó là nhận biết duy nhất, trạng thái của tâm thức thức tỉnh đem tới tự do. Thông minh là tự do. Thiền là tự do. Nhận biết là tự do. Và những người sống một cách máy móc, vô ý thức, không thông minh, họ sống trong tù. Và sống trong tù là đau khổ.
Tự do là giá trị tối thượng của cuộc sống.
đi theo người đã thức tỉnh
và làm cho bản thân mình được tự do. Aes dhammo sanantano...
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 10 - Quay về Mục lục - Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post