Read more
Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 8)
Chương 9. Sannyas là dành cho sannyas
Người khác phủ nhận hành động của riêng
mình.
Cả hai đi vào bóng tối
và trong thế giới tiếp đều bị khổ
vì họ xúc phạm chân lí.
Mặc áo choàng vàng.
Nhưng nếu ông không cẩn trọng
Ông sẽ ngã vào bóng tối.
Nếu ông không cẩn trọng,
nuốt sắt nấu chảy còn tốt hơn
ăn tại bàn người bạn tốt.
Nếu ông ve vãn vợ người khác
Ông ve vãn rắc rối.
Giấc ngủ của ông bị phá.
Ông mất sự kính trọng.
Ông ngã vào bóng tối.
Ông đi ngược lại luật,
Ông đi vào trong bóng tối.
Hoan lạc của ông chấm dứt trong sợ hãi
Và trừng phạt của vua là khắc nghiệt.
Nhưng như nhành cỏ bị cầm vụng về
có thể làm đứt tay ông,
Vậy từ bỏ có thể đưa ông vào bóng tối.
Mẹ tối cao của nữ tu viện quảng
cáo kiếm người quét dọn và ông già về hưu Cohen nộp đơn xin việc đó. Vì ông ấy
là đương đơn duy nhất, mẹ tối cao không có chọn lựa nào khác ngoài việc thuê
ông ấy. Sáu tháng sau mẹ gọi ông Cohen tới văn phòng mình và nói với ông ấy,
"Ông Cohen thân mến, chúng tôi rất, rất lấy làm hài lòng với công việc của
ông. Ông là người đầu tiên trong đức tin của ông đã làm việc cho chúng tôi và
tôi phải nhắc lại là chúng tôi hài lòng.
Ông là người đàn ông tận tâm và
nhà thờ chưa bao giờ được sạch hơn. Tuy nhiên có ba điều tôi cảm thấy tôi phải
chỉ ra cho ông. Thứ nhất, ông Cohen này, đừng rửa tay trong nước thánh. Thứ
hai, đừng treo áo khoác của ông lên cây chữ thập. Và thứ ba, xin đừng gọi tôi
là Mẹ tối cao và đừng gọi là bà Shapiro."
Con người thông thường là người
máy. Người đó sống dường như thức, nhưng không thực thức. Người đó đi, người đó
nói, người đó hành động, nhưng tất cả cứ dường như trong giấc ngủ - không ý thức
về điều người đó đang làm, không ý thức về điều người đó đang nói, không ý thức
về mọi điều xung quanh mình. Người đó di chuyển bị bao quanh bởi đám mây tối của
vô nhận biết.
Theo Phật Gautama, đây là tội lỗi
nguyên thuỷ: sống vô ý thức, hành động từ vô ý thức. Thực ra, từ 'tội lỗi -
sin' bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là quên lãng. Tội lỗi nghĩa là chúng ta
không ý thức, không nhận biết, không tỉnh táo, nghĩa là chúng ta không có ánh
sáng bên trong nào để hướng dẫn mình.
Phật nói đi nói lại trong những
lời kinh này về việc ngã vào trong bóng tối, nhưng bạn có thể ngã vào trong
bóng tối chỉ nếu bên trong của bạn đầy bóng tối. Bất kì điều gì ở bên trong bạn
cũng đều sẽ là định mệnh của bạn. Nếu bên trong đầy ánh sáng, toàn thể sự tồn tại
đầy ánh sáng. Nếu bên trong là tối, thế thì tất nhiên nó không là gì ngoài đêm
tối của linh hồn ở khắp xung quanh. Bạn sống qua cốt lõi bên trong của mình,
cho nên bất kì cái gì là hoàn cảnh cho trung tâm của bạn đều sẽ là được phản xạ
bởi chu vi của bạn.
Toàn thể thế giới chỉ phản xạ bạn,
vọng lại bạn, ngân vang bạn. Nó không là gì ngoài bạn được nhân lên triệu lần.
Cho nên nếu bạn bắt gặp cái xấu, nó phải ở đâu đó bên trong bạn. Nếu bạn gặp kẻ
thù, bạn phải đã phóng chiếu nó. Nếu bạn thấy cái chết, điều đó nghĩa là cái gì
đó trong bạn bị mục ruỗng, cái gì đó trong bạn mà với nó bạn đã trở nên bị đồng
nhất tương ứng với cái chết.
Thế giới là tấm gương; nó bao
giờ cũng chỉ ra khuôn mặt thật của bạn cho bạn. Phật nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại:
Dùng thế giới như tấm gương, và thế rồi đi vào bên trong và tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân bao giờ cũng ở bên trong; hậu quả ở bên ngoài. Đừng bị hậu quả lừa
dối. Đừng bắt đầu nghĩ rằng hậu quả là nguyên nhân bởi vì thế thì bạn sẽ đưa cuộc
sống tới bắt rễ vào trong dốt nát hoàn toàn. Khuôn mặt trong tấm gương không phải
là nguyên nhân; khuôn mặt trong tấm gương chỉ là hậu quả. Đừng cố đổi khuôn mặt
trong gương, đừng cố tô vẽ nó.
Đó là điều chúng ta cứ làm mãi;
đó là điều cả đời chúng ta có. Chúng ta bao giờ cũng cố gắng trông tốt trong mắt
người khác; đó là cố gắng trông tốt trong gương. Những đôi mắt đó của người
khác là gì ngoài tấm gương? Chúng ta bao giờ cũng cố gắng thuyết phục người
khác về cái tốt của mình, về cái thực của mình, về chân thành của mình, tính
đích thực, tính tôn giáo, tính tâm linh. Phỏng có ích gì mà thuyết phục bất kì
ai? Thực ra, bằng việc thuyết phục người khác chúng ta đang cố gắng tự thuyết
phục bản thân mình.
Nếu người khác bị thuyết phục -
nếu tấm gương có thể phản xạ khuôn mặt đẹp - thì chúng ta có thể thoải mái với
bản thân mình. Chúng ta cũng có thể tin rằng chúng ta đẹp. Đây là ảo tưởng mà
chúng ta đang sống trong đó, và đây là ảo tưởng mà xã hội giúp làm mạnh thêm.
Xã hội nuôi nó, xã hội dưỡng nó. Toàn thể nỗ lực của xã hội là làm cho tấm
gương thành quan trọng hơn bản thân bạn, bởi vì thế thì bạn có thể bị chi phối,
bạn có thể bị thu lại thành nô lệ. Và gương ở trong tay kẻ khác.
Ai đó nói với bạn, "Bạn
thiêng liêng thế!" Nếu bạn tin người đó, nếu điều này trở thành việc nuôi
dưỡng bản ngã cho bạn, một cách vô ý thức bạn đã trở nên phụ thuộc vào người
đó. Bây giờ bạn sẽ sợ người đó - người đó có thể rút lại bất kì khoảnh khắc
nào. Người đó có thể nói với bạn vào bất kì khoảng khắc nào, "Bạn không
còn thiêng liêng đâu." Bạn phải cứ thuyết phục người đó. Bạn phải cư xử
tương ứng theo ý niệm về thiêng liêng của người đó. Nếu người đó muốn bạn nhịn
ăn, bạn sẽ phải nhịn ăn. Nếu người đó muốn bạn mọi chủ nhật đều tới nhà thờ, bạn
sẽ phải đi tới nhà thờ mọi chủ nhật. Nếu bạn muốn giữ khuôn mặt mình đẹp trong
con mắt người đó thế thì bạn phải đi theo ý niệm của người đó về tâm linh nghĩa
là gì.
Đây là sự nô lệ rất tinh vi và
xã hội dùng nó. Nó kính trọng những người trở thành công cụ của xã hội, của
truyền thống. Nó kính trọng những người tuân thủ. Phật nói: Khám phá khuôn mặt
nguyên thuỷ của ông đi. Đừng bận tâm về gương, bởi vì gương có thể được làm để
phản chiếu khuôn mặt xấu xí của bạn thành đẹp đẽ. Bạn phải đã thấy những tấm
gương nhiều loại rồi; chúng có thể hiện ra những loại khuôn mặt khác nhau cho bạn.
Tấm gương này hiện ra khuôn mặt bạn rất dài, tấm gương khác hiện ra khuôn mặt bạn
rất béo, tấm gương khác hiện ra khuôn mặt bạn rất gầy. Chúng có thể bóp méo,
chúng có thể làm nó thành xấu xí, chúng có thể làm nó thành đẹp đẽ nữa. Và
gương là trong tay của xã hội.
Đừng tin cậy vào gương. Nhắm mắt
lại và tìm kiếm khuôn mặt nguyên thuỷ đi. Nhưng nhắm mắt và tìm khuôn mặt
nguyên thuỷ của mình là cuộc hành trình có chút ít gian nan, bởi vì trong thế
giới bên trong của bạn từ nhiều thế kỉ rồi, trong nhiều kiếp rồi, bạn đã tích
luỹ chỉ bóng tối. Bạn sợ cái bên trong. Bạn chỉ có cái kho bị kìm nén những ham
muốn chưa được thoả, tham lam, giận dữ, thèm khát.
Tôn giáo của bạn đã từng bảo bạn
kìm nén, và kìm nén nghĩa là bạn cứ cứ chồng chất bên trong bản thể mình đủ mọi
thứ mà xã hội kết án. Bây giờ bạn sẽ sợ phải đi vào trong bởi vì bạn sẽ phải
đương đầu với mọi điều xấu xí đó. Chúng không xấu, nhưng bạn đã được dạy rằng
chúng là xấu và bạn đã bị ước định, bị thôi miên rằng chúng là xấu - và bạn tin
rằng chúng là xấu. Điều đầu tiên cho người tìm kiếm là gạt bỏ mọi tin tưởng do
người khác trao. Người tin không bao giờ có thể tìm thấy chân lí.
Lời kinh thứ nhất:
Người này phủ nhận chân lí.
Người khác phủ nhận hành động của riêng
mình.
Phật đang nói về bạn đấy, cứ nhớ
lấy. Ông ấy không nói về bất kì ai khác đâu, ông ấy đang đề cập tới bạn. Bằng
không tâm trí rất láu lỉnh và tinh ranh. Nó cứ nói mãi, "Ông ấy đang nói
những điều này cho ai đó khác - mình là ngoại lệ." Bạn không ngoại lệ đâu
- không ai ngoại lệ cả. Khi chư phật nói, họ nói về điều phổ quát, họ không nói
điều ngoại lệ - bởi vì, thực ra, không có ngoại lệ. Bạn trở thành ngoại lệ chỉ
khi bạn trở thành vị phật, nhưng thế thì bạn không cần vị phật nào nói với bạn.
Thế thì bạn không cần bất kì thông điệp nào từ bất kì người đã thức tỉnh nào. Bạn
đã thức tỉnh.
Có lần chuyện xảy ra:
Một người đã thức tỉnh, nhà huyền
môn Sufi, Farid, tới gặp Kabir, một người đã thức tỉnh khác. Họ ngồi với nhau
suốt hai ngày trong im lặng tuyệt đối. Vâng, thỉnh thoảng họ ôm nhau và họ cười
như điên và họ nhảy múa cùng nhau, nhưng không một lời nào được thốt ra.
Khi các đệ tử của Farid hỏi ông
ấy, "Sao trong hai ngày liên tục các thầy không nói lấy một lời?" Ông
ấy nói, "Không có nhu cầu, bởi vì bất kì chỗ nào ta ở, Kabir cũng ở đó.
Chúng ta thuộc về cùng một chiều hướng, chúng ta tắm trong cùng ánh sáng. Chúng
ta không tách rời, chúng ta chỉ có vẻ tách rời thôi - ở chu vi, từ bên ngoài -
nhưng bản thể bên trong của chúng ta ở cùng một điểm, hội nhập, tan chảy. Không
cần nói cái gì cho người kia."
Và cùng điều đó cũng là lời đáp
của Kabir cho đệ tử của ông ấy. Ông ấy nói, "Sẽ là ngu xuẩn mà nói cái gì,
tuyệt đối ngu xuẩn, lố bịch. Cái gì đó phải được nói chỉ bởi vì ông không thể
hiểu được im lặng; nếu ông có thể hiểu được im lặng, thế thì cần gì tới lời? Cần
gì tới ngôn ngữ? Giữa hai vị phật, ngôn ngữ là không liên quan. Im lặng đẹp thế,
đẹp vô cùng thế, sâu sắc thế, sâu lắng thế, diễn đạt thế, hùng biện thế, cần gì
tới lời? Nhưng lời được cần tới bởi vì ông không thể hiểu được cái gì
khác."
Chính là vì từ bi mà chư phật
đã nói ra - từ bi cho những người chỉ có thể hiểu ngôn ngữ. Và ngôn ngữ là thứ
nghèo nàn, rất nghèo nàn, rất không thích hợp. Nhớ điều đó; thế thì dần dần bạn
có thể tìm ra cái gì đó trong những lời kinh này - không đích xác trong lời, mà
ở giữa các lời; không đích xác trong dòng, mà ở giữa các dòng, trong lỗ hổng,
trong khoảnh hở, thoáng nhìn nào đó, hương vị nào đó của im lặng, của hương
thơm.
Người này phủ nhận chân lí. Làm
sao mọi người phủ nhận chân lí và tại sao? Thứ nhất, dối trá của họ đã trở
thành đầu tư của họ. Quan sát cuộc sống của bạn mà xem. Bạn đã đầu tư nhiều thế
vào trong dối trá của mình, bạn sẽ không muốn biết chân lí, bởi vì chân lí sẽ
làm tan tành mọi lâu đài của bạn, mọi giấc mơ của bạn. Chân lí sẽ làm tan tành
mọi cái bạn đã từng tin cho tới giờ. Bạn biết điều đó sâu bên dưới trong tim
mình rằng bạn đang sống trong dối trá, nhưng chúng đẹp, chúng xinh, chúng ấm
cúng, và bạn đã sống trong chúng lâu tới mức dường như khó mà sống thiếu chúng.
Có một câu chuyện ngụ ngôn Sufi
cổ:
Một người cho một nhà huyền môn
Sufi một món quà, chiếc bát bằng vàng với con cá đẹp trong nó. Người Sufi nhìn
vào bát và con cá và cảm thấy rất tiếc cho con cá, bởi vì chiếc bát là việc cầm
tù. Ông ấy đi tới hồ và ông ấy cực kì sung sướng trong việc phóng sinh cá. Ông ấy
thả cá vào hồ. Ông ấy sung sướng rằng bây giờ ít nhất con cá cũng có thể có cả
cái hồ, tự do lớn lao, không gian thực sự thuộc về nó. Chiếc bát - cho dù bằng
vàng cũng vẫn là sự giam cầm.
Thế rồi ông ấy nghĩ, ông ấy sẽ
làm gì với chiếc bát này? Thế là ông ấy ném chiếc bát cũng vào hồ. Sáng hôm sau
ông ấy tới xem con cá thế nào. Ông ấy ngạc nhiên: con cá ở trong chiếc bát và
chiếc bát ở trong hồ. Điều gì đã xảy ra cho cá? Nó lại đã chọn chiếc bát. Bây
giờ chiếc bát ở trong hồ, nhưng cá không ở trong hồ; cá đã đi vào trong bát lần
nữa. Nó đã sống lâu thế trong bát rồi, bát là nhà của nó. Nhà huyền môn nghĩ đó
là nhà tù, nhưng cá không nghĩ vậy; nó có thể đã sợ tự do.
Mọi người trở nên rất sợ tự do,
sợ hơn bất kì cái gì khác. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng mọi người nói về tự
do, nhưng khi tự do thực sự được trao cho họ thì họ trở nên sợ sệt, kinh hoàng,
hoảng hốt, bởi vì tự do là bao la, không quản lí được, không kiểm soát được. Bạn
không thể chi phối được nó. Sự nô lệ là nhỏ, nó nhỏ hơn bạn. Bạn cảm thấy thoải
mái với nó - bạn dường như là lớn khi so với sự nô lệ của bạn. Nhưng so với tự
do bạn không là gì cả, vô thực thể, cái không.
Và ai muốn là cái không? Mọi
người đều muốn là ai đó; cho dù người ta phải sống trong nhà tù, người ta vẫn sẵn
sàng... Nếu bạn có thể được làm người đứng đầu các tù nhân - tổng thống, thủ tướng,
hay cái gì đó kiểu như thế - bạn muốn, bạn thích sống trong tù hơn là được tự
do và là không ai cả.
Yêu cầu đầu tiên để đạt tới
chân lí là năng lực là tự do, năng lực là không ai cả. Bản ngã là rào chắn lớn
nhất. Bản ngã có thể tồn tại chỉ trong bát vàng; nó không thể tồn tại trong hồ
được. Nó nhất định tan chảy, hội nhập và biến mất.
Dối trá là tốt cho bản ngã. Thực
ra, bản ngã là dối trá lớn nhất; nó được nuôi dưỡng trên dối trá khác. Mặc dầu
chân lí có cách tới đi tới lại... dù bị kìm nén thế nào, nó vẫn trồi lên, bởi
vì nó là chân lí; bạn có thể kìm nén nó chỉ trong lúc này. Và để kìm nén chân
lí bạn sẽ phải thường xuyên cảnh giác. Tất nhiên bạn sẽ phát mệt, bạn sẽ cần
chút ít nghỉ ngơi, và bất kì khi nào bạn nghỉ ngơi, chân lí lại trồi lên bề mặt.
Chân lí tới đi tới lại trong cuộc sống của bạn; bạn có thể cứ phủ nhận nó,
nhưng nó không bao giờ phủ nhận bạn.
Bạn có thể phủ nhận Thượng đế,
nhưng Thượng đế không bao giờ phủ nhận bạn. Friedrich Nietzsche đã tuyên bố:
Không có Thượng đế. Thượng đế chết rồi. Nhưng Thượng đế vẫn còn im lặng. Ngài
đã không trở nên bực mình; bằng không ít nhất ngài cũng đã hét lên.
Tôi đã nghe nói về một người vô
thần, Diderot, người thường tranh cãi chống lại Thượng đế. Ông ấy có một luận cứ
đặc biệt. Ngay trước khán giả ông ấy sẽ lấy chiếc đồng hồ bỏ túi của mình ra và
sẽ nói rằng vào lúc đó - tám giờ ba mươi: "Bây giờ nếu có Thượng đế và nếu
ngài là toàn năng, toàn quyền, toàn trí, toàn diện, thế thì ngài phải ở đây, bởi
vì ngài ở mọi nơi. Và nếu ngài thực sự ở đó, làm chỉ một điều thôi: dừng chiếc
đồng hồ này lại, cho dù chỉ năm phút thôi, và điều đó sẽ là đủ bằng chứng về sự
tồn tại của ngài."
Cả đời ông ấy thường dùng luận
cứ này. Mọi người chờ đợi nín thở, rằng có thể Thượng đế sắp làm điều gì đó.
Nhưng Thượng đế chẳng bao giờ dừng đồng hồ của ông ấy, thậm chí chẳng một lần.
Bạn có thể cứ phủ nhận Thượng đế,
nhưng Thượng đế không bao giờ phủ nhận bạn. Bạn có thể cứ bác bẻ chân lí, nhưng
chân lí không bao giờ bác bẻ bạn. Việc phủ nhận của bạn không trở thành việc chọc
tức; việc phủ nhận của bạn chỉ là hành động trẻ con. Chân lí cứ tới thăm bạn lặp
đi lặp lại; nó không bao giờ mệt về bạn. Và nếu bạn quan sát cuộc sống của
mình, bạn sẽ ngạc nhiên nó tới theo bao nhiêu cách.
Mẹ của Bobby đi vắng trong vài
tuần và hỏi đứa con trai nhỏ về sự kiện trong khi mình vắng mặt. "Thế này,
một đêm nhà có cơn giông sấm chớp và con sợ, thế là bố và con ngủ cùng
nhau." "Bobby," cô bảo mẫu người Pháp trẻ của cậu bé nói,
"cháu định nói bố và cô chứ." "Không," Bobby nói, "đó
là thứ năm vừa rồi. Con đang nói về đêm thứ hai."
Chân lí có cách riêng của nó.
Nó có thể nói qua đứa con của bạn, nó có thể nói qua đoá hoa, nó có thể nói qua
tia nắng mặt trời, nó có thể nói qua tiếng vọng xa xa của con chim cúc cu. Nó
có những cách khác nhau để tiếp cận tới bạn. Chừng nào bạn chưa tuyệt đối điếc,
và không ai tuyệt đối điếc cả; chừng nào bạn chưa tuyệt đối mù, và không ai tuyệt
đối mù... Bạn nhận ra nó, nhưng bạn vẫn cứ phủ nhận. Bạn cứ né tránh nó. Bạn
không muốn nhìn vào nó. Bạn trốn; bạn biết cách trốn khỏi nó, mặc dầu việc trốn
của bạn không mấy giá trị gì. Thực ra, trong trốn chạy bạn cũng nhấn mạnh chân
lí.
Grace và Martha đều học từ trường
phương Đông lớp cuối, rất nghiêm chỉnh và đứng đắn, và họ dành kì nghỉ cùng
nhau đi New York. Họ gặp một nghệ sĩ phóng túng và tại một trong các cuộc triển
lãm của anh ta Grace để ý rằng bức vẽ cô gái khoả thân khêu gợi có vẻ rất giống
cô bạn gái của mình.
"Martha," cô ấy hổn hển,
"bức tranh kia trông đích xác như cậu! Chớ có nói với tớ là cậu đã làm điệu
bộ khoả thân đó."
"Chắc chắn không rồi,"
Martha lắp bắp, đỏ mặt tức giận. "Anh ấy phải đã vẽ nó từ trí nhớ."
Ngay cả việc trốn chạy của bạn
cũng nhấn mạnh cái gì đó mà bạn đang trốn khỏi nó. Thực sự không có cách nào để
trốn thoát khỏi chân lí. Không có cách nào chạy khỏi chân lí lởi vì dù bạn chạy
bất kì chỗ nào, chân lí đều có đó; ở bất kì hướng nào bạn chạy, chân lí đều có
đó.
Phật nói: Người này phủ nhận
chân lí. Cách thức đầu tiên và nền tảng nhất để phủ nhận chân lí là tin vào hệ
thống nào đó. Hệ thống tin tưởng là cách thức tinh ranh nhất để phủ nhận chân
lí. Người này là người Hindu, người kia là người Mô ha mét giáo; người này là
người Ki tô giáo, người kia là người Do Thái. Đây là mọi cách phủ nhận chân lí.
Thay vì tìm và kiếm, thay vì truy tìm, bạn tin. Tin tưởng nghĩa là bạn đã vay
mượn nó từ người khác, người đó đã vay mượn nó từ người khác nữa và cứ thế, cứ
thế. Tin tưởng nghĩa là nó không phải là kinh nghiệm của bạn - và chừng nào nó
chưa là kinh nghiệm của bạn thì nó không phải là chân lí.
Nhưng tin tưởng có thể cho bạn
cảm giác rất lừa dối rằng bạn biết. Người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người
Jaina giáo, Phật tử, họ tất cả đều nghĩ họ biết. Và nguyên nhân của cảm giác của
họ là gì? - bởi vì họ đã học từ kinh sách, từ tu sĩ. Giống như vẹt họ đã trở
thành hiệu quả trong việc lặp lại - những lời đẹp đẽ, hệ thống logic; nhưng tất
cả đều là đồn đại, phỏng đoán. Tất cả đều là bắt chước. Họ đã không biết tới một
chân lí trong cuộc đời của mình... bởi vì riêng một chân lí là đủ chuyển giao
cho bạn.
Jesus nói: Chân lí giải thoát.
Nhưng nhớ một điều ông ấy đã không nói - hay có thể ông ấy nói nó và nó đã
không được nói tới trong sách phúc âm: Chân lí chắc chắn giải thoát, nhưng chân
lí phải là của riêng bạn. Chỉ thế thì nó mới giải thoát. Nếu nó là của ai đó
khác nó chỉ tạo ra tù túng mới, tù túng đẹp; dây chuyền vàng, có thể, được nạm
kim cương, rất có giá trị, khó mà mất bởi vì bạn không nghĩ nó là xiềng xích; bạn
nghĩ nó là đồ trang sức. Tin tưởng là xiềng xích, không phải đồ trang sức.
Người tin là người xấu nhất
trên thế giới bởi vì tin tưởng của người đó trở thành rào chắn cuộc truy tìm.
Tôi không nói trở thành người không tin, bởi vì không tin là ngược lại tin tưởng
từ phía khác, từ phía phủ định. Tin tưởng và không tin tưởng là hai mặt của
cùng một đồng tiền. Đừng là kẻ hữu thần và đừng là kẻ vô thần.
Người truy tìm thực vẫn còn là
người bất khả tri. Người đó vẫn còn mở, người đó không có kết luận. Người đó
nói, "Tôi chỉ biết một điều: rằng tôi chẳng biết gì." Người đó vẫn
còn sẵn có. Khoảnh khắc bạn có kết luận bạn trở thành không sẵn có cho chân lí;
kết luận đóng bạn lại. Khoảnh khắc bạn có định kiến trước, làm sao bạn có thể
biết chân lí được? Bạn đã kết luận rồi, bạn đã chấp nhận những tin tưởng nào đó
rồi; chúng sẽ tựa như những đám mây ngay trước mắt bạn.
Mắt bạn không còn trống rỗng,
trong trẻo, tựa tấm gương; chúng không thể phản xạ lại cái đang đó, chúng chỉ
có thể bóp méo. Chúng sẽ bóp méo theo tin tưởng của bạn. Cho nên khi người
Hindu đi tới kinh nghiệm về Thượng đế, người đó thấy Krishna với cây sáo của
ông ấy. Người Ki tô giáo chưa bao giờ thấy điều đó; điều đó là lạ thường. Người
Ki tô giáo bao giờ cũng thấy Christ trên cây chữ thập; người Hindu chưa bao giờ
thấy điều đó. Điều đó là lạ thường! Người Jaina sẽ không bao giờ thấy Krishna,
Rama, Christ - không, không chút nào; và Phật tử sẽ không bao giờ thấy
Mahavira, Mohammed, Moses. Tất cả họ đều thấy tin tưởng riêng của mình. Hiện tượng
này rất đơn giản: bạn thấy bất kì cái gì bạn phóng chiếu. Tâm trí bạn vận hành
như máy chiếu. Bạn không thấy cái đang đó, bạn thấy cái bạn muốn thấy.
Tránh tin tưởng đi. Vứt mọi tin
tưởng, Cơ đốc giáo hay cộng sản. Đừng tin vào Kaaba, hay Kashi hay Kremlin. Đừng
tin vào Kinh Thánh hay Gita hay Koran hay Das Kapital. Tránh mọi tin tưởng. Vẫn
còn trong trẻo, trống rỗng. Đó là điều thiền tất cả là gì: trạng thái của im lặng,
trạng thái không định kiến, trạng thái không tin tưởng. Và thế thì bạn rất gần
với chân lí. Nó bỗng nhiên bùng nổ lên bạn, và bùng nổ của nó là phúc lạc tới mức
bạn không thể hình dung nổi nó chừng nào bạn chưa kinh nghiệm nó. Không có cách
nào để tưởng tượng ra nó.
Chư phật đã từng nói suốt nhiều
thời đại, nhưng dầu vậy bạn vẫn không thể tưởng tượng được nó. Nó là không thể
tưởng tượng được bởi vì nó là không thể diễn đạt được - nhưng nó có thể được
kinh nghiệm. Nó là kinh nghiệm được nhưng không diễn đạt được. Thứ nhất bạn sẽ
phải sẵn sàng vứt bỏ bản ngã, bởi vì bản ngã chỉ có thể sống trong dối trá. Thứ
hai, bạn sẽ phải vứt bỏ hệ thống tin tưởng bởi vì hệ thống tin tưởng bóp méo;
chúng chưa bao giờ cho phép cái gì được biết như chúng vậy. Và thứ ba, bạn sẽ
phải vứt bỏ tâm trí của mình, bởi vì tâm trí là sự bận bịu thường xuyên với quá
khứ và tương lai, và chân lí bao giờ cũng trong hiện tại. Chân lí không có quá
khứ, không có tương lai. Chân lí bao giờ cũng ở đây, bao giờ cũng bây giờ - còn
bạn không bao giờ ở đây và không bao giờ bây giờ. Bất kì khi nào bạn cũng ở đây
và bây giờ, có gặp gỡ; thế thì cái gì đó xảy ra. Giữa bạn và cái toàn thể đột
nhiên xuất hiện chiếc cầu. Thực ra, chiếc cầu này bao giờ cũng có đó rồi, bạn
chỉ không nhận biết về nó.
Đem tâm thức của bạn về hiện tại
đi. Đừng cứ vẩn vơ trong quá khứ, trong rừng rậm của quá khứ, trong dĩ vãng. Dù
chúng đẹp tới đâu, chúng cũng đã chết rồi - chúng không còn nữa. Và đừng cứ
theo cuộc hành trình lớn vào tương lai, bởi vì bất kì cái gì bạn ham muốn trong
tương lai sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Sự tồn tại không có nghĩa vụ phải hoàn thành
ham muốn của bạn. Sự tồn tại không có nghĩa vụ đi theo phóng chiếu của bạn vào
tương lai. Bất kì cái gì bạn ham muốn đều sẽ sai.
Khi bạn không có đó để ham muốn,
thế thì sự tồn tại bắt đầu hướng dẫn bạn đi vào con đường của chân lí, vào con
đường của Đạo, pháp. Aes dhammo sanantano: đây là luật không cạn. Vứt bỏ tâm
trí và bạn bị sở hữu bởi cái toàn thể; bám lấy tâm trí và bạn vẫn còn xa xăm khỏi
cái toàn thể như người ta có thể xa. Khoảnh khắc bạn vứt bỏ tâm trí bạn bắt đầu
trở nên tỉnh táo và nhận biết. Chính tâm trí là giấc ngủ của bạn. Bạn ngủ hoặc
trong quá khứ hoặc trong tương lai: cả hai đều là cách ngủ.
Khi tôi nói, "Dậy
đi!" lặp đi lặp lại, khi Phật nói, "Dậy đi!" một hiện tượng đơn
giản được chỉ dẫn: đi về hiện tại. Bà Weissman sống ở tầng mái thứ ba mươi
trong toà nhà Đại lộ Park. Mọi ngày khi bà ấy lên hay xuống thang máy, Manelli
người coi thang máy đều thấy bà ấy làm dấu chữ thập. Sau khi quan sát điều này
trong vài ngày ông ta không cưỡng được việc hỏi bà ấy liệu bà ấy có phải là người
Cơ đốc giáo không. Bà ấy đáp, "Dứt khoát là không. Tôi là người Do Thái
giáo."
"Tôi không hiểu,"
Manelli nói. "Nếu bà là người Do Thái thì sao bà làm dấu chữ thập cho bản
thân bà mọi lần bà vào và ra thang máy?"
"Chữ thập cho bản thân tôi
thôi!" bà Weissman sủa lên. "Đừng có mà lố bịch! Tôi đang kiểm tra để
xem tôi có mũ miện, trâm gài đầu, cái kẹp... cái kẹp của tôi!"
Mọi người đang sống trong vô nhận
biết tuyệt đối. Cho dù họ kiểm tra, nó cũng là tầng ngủ sâu, sâu sắc. Họ là những
người mộng du. Mọi người đều ở trong một trạng thái phiêu diêu nào đó. Người
này phủ nhận chân lí. Người khác phủ nhận hành động của riêng mình. Và nếu bạn
phủ nhận chân lí bạn nhất định phủ nhận hành động của mình nữa, bởi vì chừng
nào bạn chưa ý thức bạn không thể nhận trách nhiệm về hành động của mình được.
Có cả nghìn lẻ một cách phủ nhận
hành động của bạn. Trong quá khứ, mọi người hay nói, "Nó là nghiệp."
Bây giờ bệnh đó đã đi sang phương Tây; bây giờ người phương Tây đang nói,
"Nó là nghiệp. Chúng ta có thể làm gì được? Nó phải xảy ra thôi. Nó đã được
tiền định bởi kiếp sống quá khứ rồi." Điều đó là cách đơn giản phủ nhận
hành động của bạn, hay co trách nhiệm của bạn lại.
Trong quá khứ, mọi người thường
nói, "Nó là số mệnh, định mệnh. Chúng ta có thể làm được gì? Thượng đế đã
viết nó rồi; chúng ta chỉ là con rối trong tay ngài. Nếu ngài muốn chúng ta là
kẻ giết người, chúng ta là kẻ giết người; nếu ngài muốn chúng ta là kẻ trộm,
chúng ta là kẻ trộm." Tâm trí thủ đoạn, tinh ranh!
Bây giờ những cách cũ đó không
còn liên quan nữa, chúng đã lạc hậu rồi; chúng ta đã tìm ra những cách mới.
Karl Marx nói, "Bạn không chịu trách nhiệm. Đó là xã hội, cấu trúc xã hội,
cấu trúc kinh tế, đó là chủ nghĩa tư bản. Bạn không chịu trách nhiệm." Đấy
lại là số mệnh trong từ ngữ mới, trong ngôn ngữ hiện đại, trong cách nói đương
thời. Karl Marx là người theo thuyết định mệnh.
Và rồi có Sigmund Freud người
thậm chí còn phức tạp hơn Karl Marx, thậm chí còn láu lỉnh hơn. Ông ấy cho bạn
ý niệm mới. Đó là vô thức phải chịu trách nhiệm, không phải bạn. Nếu bạn làm
cái gì đó, bạn có thể làm gì được? - né tránh nó là ở bên ngoài năng lực của bạn.
Nó tới từ vô thức, từ các tầng tối của bản thể bạn. Bạn không truy nhập vào những
tầng tối đó. Và Sigmund Freud nói không có cách nào thay đổi nó; con người là dự
án vô hi vọng.
Theo Sigmund Freud, con người
nhất định sống trong khổ; nhiều nhất chúng ta có thể giúp cho người đó trong khổ
thuận tiện hơn thôi. Chúng ta có thể làm cho người đó chấp nhận khổ để cho người
đó sẽ thoải mái hơn một chút. Chúng ta có thể làm khổ thuận tiện hơn chút ít bằng
việc cho người đó cách giải thích hay để cho người đó không bị rối nhiều; bằng
không thì không có hi vọng gì. Con người được xác định bởi các lực vô ý thức.
Đây chỉ là cách nói mới về chuyện
cũ: nghiệp, số mệnh, Thượng đế. Ý niệm về tiền định đã chi phối con người vô ý
thức mãi cho tới giờ. Chỉ thỉnh thoảng vị phật mới nói, "Chấp nhận hành động
của ông là của riêng ông và đừng trốn trách nhiệm, bởi vì trốn trách nhiệm
nghĩa là ông sẽ không bao giờ được tự do với nó." Và bạn có thể tự do với
nó được. Có trách nhiệm đi, dù bất kì trường hợp nào, tốt hay xấu. Nhớ lấy, ngoại
trừ bạn, không ai khác quyết định về điều đó.
Nếu bạn sống trong khổ đấy là
quyết định của bạn. Điều gây đau, dĩ nhiên, là nghĩ rằng "Mình đang sống
trong khổ bởi quyết định của riêng mình." Nhưng nếu bạn quan sát im lặng
thêm chút ít, điều này sẽ cho bạn tự do lớn lao. Lúc ban đầu nó gây đau; bằng
không nó sẽ là vật báo hiệu về tâm thức mới. Nếu mình tạo ra địa ngục của mình
điều đó ngụ ý rằng mình có thể tạo ra cõi trời của mình nữa. Nếu mình là nguyên
nhân của bóng tối của mình, mình có thể là nguyên nhân của ánh sáng của mình nữa.
Mỉnh có thể là ánh sáng lên bản thân mình. Chính ý niệm rằng "Mình là người
duy nhất và chịu toàn thể trách nhiệm về hành động của mình" là giải
thoát.
Phật nói: Cả hai đều đi vào
bóng tối... Người phủ nhận chân lí bởi vì bản ngã, bởi vì hệ thống tin tưởng, bởi
vì tâm trí vẩn vơ trong quá khứ hay tương lai, hay người phủ nhận hành động của
mình hoặc bởi vì nghiệp hoặc bởi vì số mệnh hoặc bởi cấu trúc xã hội hoặc bởi
vô thức, họ cả hai đi vào trong bóng tối. Họ đang bỏ lỡ cơ hội trở thành ánh
sáng; họ đang chọn bóng tối.
...và trong thế giới tiếp đều bị khổ
vì họ xúc phạm chân lí.
Và dù bạn làm bất kì cái gì ở
đây và dù bạn là bất kì cái gì ở đây cũng sẽ là nguyên nhân, sự liên tục, trong
thế giới tiếp nữa - bởi vì khoảnh khắc tiếp được sinh ra từ khoảnh khoắc này và
kiếp sau được sinh ra từ kiếp này. Sống là liên tục. Chết không tạo ra gián đoạn
nào; bạn vẫn còn liên tục. Với chết bạn đơn giản đổi nhà mình; bạn là cùng con
người đó. Bạn đi từ lều tới lâu đài, từ lâu đài tới lều. Bạn có thể đi từ thành
phố này sang thành phố khác, từ hành tinh này sang hành tinh khác, từ đàn ông
sang đàn bà, từ đàn bà sang đàn ông. Bạn có thể cứ đổi nhà mình, nhưng bạn, tâm
thức thực bên trong, cái ta thực bao giờ cũng vẫn còn là một.
Cho nên nếu bạn tạo ra bóng tối
ở đây, nhớ lấy: bóng tối này sẽ treo quanh bạn trong thế giới sau nữa đấy. Cho
nên bạn không chỉ đang phá huỷ kiếp sống này, bạn đang tạo ra nền tảng sai cho
kiếp sống tiếp nữa. Cảnh giác về nó đi.
... Và trong thế giới tiếp đều
bị khổ vì họ xúc phạm chân lí. Toàn thể nguyên nhân của khổ là xúc phạm chân
lí. Ông ấy ngụ ý gì với việc nói "xúc phạm chân lí?" Bất kì khi nào bạn
phủ nhận chân lí bởi vì định kiến của bạn, bất kì khi nào bạn né tránh nhận
trách nhiệm về hành động của bạn, bạn đang xúc phạm chân lí đấy. Và bởi việc
xúc phạm chân lí bạn đang xúc phạm luật phổ quát. Bạn đang rời ra. Bạn trở
thành một thực thể tách biệt bị bao bên trong bản thân mình.
Bạn không còn là một phần của
cái toàn thể. Bạn sẽ khổ. Khổ nghĩa là đi ngược lại luật phổ quát còn phúc lạc
nghĩa là đi hoà hợp với luật phổ quát. Phúc lạc không là gì ngoài hài hoà với
cái toàn thể và khổ là bất hoà.
Mặc áo choàng vàng.
Nhưng nếu ông không cẩn trọng
Ông sẽ sa ngã vào bóng tối.
Nên đọc là: Mặc áo choàng cam.
Nhưng nếu ông không cẩn trọng ông sẽ ngã vào bóng tối. Phật đã chọn áo choàng
vàng cũng như tôi đã chọn áo choàng cam. Ông ấy đã chọn nó bởi lí do nào đó. Áo
choàng cam đã là áo choàng của sannyasin trước Phật; nó là áo choàng cổ đại nhất
của sannyasin. Phật đã bỏ nó và đã chọn thay vì thế là áo choàng vàng bởi lẽ
đơn giản là tính chất sannyas, chính ý niệm về tính chất sannyas, đã đi sai, và
ông ấy đã không muốn liên hệ với nó. Và bởi vì ông ấy muốn nhấn mạnh vào chết
và ông ấy muốn bạn nhớ lặp đi lặp lại - bởi vì chết có thể đem nhận biết cho sống
của bạn - ông ấy đã chọn mầu vàng.
Mầu vàng là mầu của chết: mầu của
lá vàng, mầu của mặt trời lặn, mầu của mặt người chết. Mầu vàng là mầu của chết
chóc. Mầu cam là mầu của cuộc sống, của trẻ trung, của tình yêu. Mầu cam, ở
phương Đông, là mầu của mùa xuân, khi mọi cây cối nở hoa và chim hót và ong bay
vù vù và có hương thơm khắp nơi. Toàn thể bầu khí hậu đều đầy tính trẻ trung,
tươi tắn, sảng khoái.
Phật nhấn mạnh chết để làm cho
bạn nhận biết, nhưng bây giờ hai mươi nhăm thế kì đã qua và nhiều bụi đã tụ lại
trên ý niệm của Phật. Cũng như mầu cam đã trở thành vô nghĩa vào thời Phật, bây
giờ áo choàng vàng đã trở thành vô nghĩa.
Tôi đã lại chọn mầu cam, và với
một cách nhìn hoàn toàn mới. Sannyasin mặc áo cam cũ là người từ bỏ. Sannyasin
của tôi không phải là kẻ trốn chạy; người đó sống trong thế giới, nhưng sống với
kĩ năng và nghệ thuật tới mức người đó vẫn còn siêu việt lên trên nó.
Nhưng vấn đề không phải chỉ là
áo choàng. Bạn có thể đổi áo choàng thành cam hay mầu vàng hay bất kì cái gì.
Chừng nào bạn chưa trở nên lưu tâm, chừng nào bạn chưa bắt đầu nghe chư phật,
nghe thông điệp của họ.... Và thông điệp của họ thì đơn giản và rất ngắn: Dậy
đi! Nó có thể được cô đọng lại thành chỉ hai từ này. Nếu bạn không nghe thông
điệp của họ, Nếu ông không cẩn trọng ông sẽ ngã vào bóng tối.
Vấn đề không phải là hình thức,
vấn đề không phải là nghi lễ. Phật chống lại nghi lễ cũng nhiều như tôi vậy,
ông ấy chống lại hình thức cũng nhiều như tôi vậy; do đó tôi cảm thấy cực kì đồng
cảm với ông ấy. Hai mươi nhăm thế kỉ đơn giản biến mất giữa tôi và ông ấy;
chúng tôi trở thành đồng đại.
Một người đàn bà chửa được bảo
rằng nếu cô ấy muốn con mình cư xử theo cách nào đó, cô ấy phải nói hàng ngày,
"Tôi muốn con tôi là như thế như thế...." Đây sẽ là điều kiện để cho
bào thai và đứa bé được sinh ra đã có nét này.
Cô ấy đã để ý việc dạy phong tục
tập quán cho trẻ con khó thế nào, cho nên mọi ngày chắc chắn cô ấy đều nói,
"Tôi muốn con tôi lễ phép." Cô ấy mang thai trong chín tháng, rồi mười
và mười một tháng và trong nhiều năm cô ấy cứ mang thai hoài. Cuối cùng cô ấy
chết mà không sinh con gì cả. Các bác sĩ mổ khám nghiệm tử thi xác cô ấy, và
khi họ mở bụng cô ấy ra họ thấy hai ông già nhỏ bé cúi đầu vái nhau và nói,
"Em ra sau anh!"
Chúng ta không quan tâm tới lễ
phép như thế; bằng không bạn sẽ chẳng bao giờ được sinh ra. Chúng ta quan tâm tới
điều bản chất, không quan tâm tới cái tình cờ. Chúng ta quan tâm tới cái thực
chất, không với cái ngẫu nhiên. Và áo choàng là ngẫu nhiên - cam, vàng, lục. Điều
bản chất là nhận biết.
Nếu ông không cẩn trọng, Phật
nói, nuốt sắt nấu chảy còn tốt hơn ăn tại bàn người bạn tốt. Nếu bạn không cẩn
trọng, vô nhận biết, nếu bạn cứ sống một cách lơ đễnh, không nghe mọi người đã
thức tỉnh này, bạn sẽ khổ nhiều hơn bạn có thể khổ bằng việc nuốt sắt nấu chảy.
Thận trọng vào! Bạn đang tạo ra khổ mọi khoảnh khắc. Bằng vô nhận biết bạn tạo
ra khổ; bằng nhận biết bạn tạo ra phúc lạc.
Nếu ông ve vãn vợ người khác
Ông ve vãn rắc rối.
Giấc ngủ của ông bị phá vỡ.
Ông mất sự kính trọng.
Ông ngã vào bóng tối.
Nói gì tới vợ người khác? - vợ
riêng của người ta cũng đủ rắc rối rồi, hay với việc đó, chồng riêng của người
ta cũng đủ rắc rối rồi. Phật đang nói: Ông chưa nhận biết về hiện tượng này
sao? Vợ ông không đủ làm cho ông nhận biết sao? Chồng riêng của bà không đủ để
được kết thúc với trò chơi này sao?
Nhưng tâm trí cứ nói, "Có
thể người đàn bà này không tốt; người đàn bà khác nào đó có thể tốt. Ai biết? Vấn
đề là không khớp với người đàn bà này; tôi có thể hạnh phúc với người
khác." Và bạn không thể hạnh phúc với bất kì ai. Hạnh phúc chẳng liên quan
gì tới người khác; hạnh phúc là cái gì đó mà bạn phải tạo ra bên trong mình. Và
bạn cứ chuốc lấy rắc rối. Bất kì khi nào bạn để hạnh phúc của mình phụ thuộc
vào người khác bạn đều chuốc lấy rắc rối. Phụ thuộc là rắc rối. Ông ve vãn rắc
rối.
Người khác là địa ngục, và phụ
thuộc vào người khác bạn trở thành nô lệ. Giấc ngủ của ông bị phá vỡ. An bình của
bạn bị mất, nghỉ ngơi của bạn qua đi. Toàn thể cuộc sống của bạn trở thành rối
loạn thường xuyên, bởi vì bạn đang cố gắng khai thác người khác và người khác
đang cố gắng khai thác bạn.
Ông mất sự kính trọng... duyên
dáng của bạn, cái đẹp của bạn, chân thành của bạn. Phật không ngụ ý kính trọng
đâu; với "kính trọng" ông ấy ngụ ý duyên dáng.
Ông đi ngược lại luật,
Ông đi vào trong bóng tối.
Luật là ở chỗ phúc lạc hay khổ
cả hai đều nảy sinh trong cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Không ai có
thể cho bạn phúc lạc hay khổ được. Bạn không cần đi tới bất kì ai; bạn là đủ
cho bản thân mình. Chỉ đi vào. Chìm sâu vào trong tâm thức bạn. Và bạn càng trở
nên ý thức hơn, cuộc sống của bạn càng tràn đầy ánh sáng hơn, phúc lành trút xuống
bạn càng nhiều hơn. Bạn càng tối, càng vô ý thức, khổ càng nhất định xảy ra.
Hoan lạc của ông chấm dứt trong sợ hãi
Và trừng phạt của vua là khắc nghiệt.
Phật gọi luật tối thượng là
"vua." Trừng phạt là khắc nghiệt, nhưng bạn chịu trách nhiệm. Luật
không ác; luật đơn giản là luật. Nó cũng giống như lực trọng trường: nếu bạn bước
đúng, lực trọng trường không thể phạt bạn được. Nó không quan tâm tới việc trừng
phạt bạn, nó giúp bạn bước đi. Nhưng bạn uống rượu quá nhiều, bạn trở thành người
say, và bạn bước đi, và bạn ngã xuống đất và bạn gẫy chân. Bạn có thể trách luật
trọng trường được không? Luật trọng trường đơn giản có đó. Nếu bạn đi ngược lại
nó, bạn sẽ bị trừng phạt; trong khi nếu bạn đi theo nó, bạn sẽ được lợi.
Nhưng như nhành cỏ bị cầm vụng về...
Ngay cả một vật mềm mại thế, nhành cỏ, bị cầm
vụng về....
có thể làm đứt tay ông,
Điều đó tất cả phụ thuộc vào bạn.
Nếu bạn có ý thức bạn có thể cầm chiếc gươm và nó không làm đứt tay bạn; nếu bạn
vô ý thức, cho dù một nhành cỏ cũng có thể làm đứt tay bạn. Vậy từ bỏ có thể
đưa ông vào bóng tối.
Một câu nói cực kì quan trọng.
Phật nói: Ngay cả từ bỏ, được lấy một cách vô ý thức, cũng chẳng ích gì. Bạn có
thể trở thành sannyasin từ sợ hãi, bạn có thể trở thành sannyasin từ tham lam.
Những điều này sẽ không ích gì. Chừng nào bạn chưa trở thành sannyasin từ nhận
biết, chẳng cái gì sẽ có ích.
Mọi người trở nên có tính tôn
giáo vì những lí do sai, và bạn không thể có tính tôn giáo vì lí do sai được.
Và người sống đúng không cần tính tôn giáo: người đó đã có tính tôn giáo rồi.
Perlman làm ra hàng triệu đô la từ kinh doanh bánh ngọt. Khi tới thăm Rome ông
ta tới thăm giáo hoàng và cúng dường khoản tiền khổng lồ cho nhà thờ.
Giáo hoàng rất hài lòng và nói,
"Ông Perlman, tôi có thể làm cái gì để biểu lộ sự đánh giá cao của
tôi?"
"Dạ có chứ, thưa Giáo
hoàng," ông trùm tư bản làm bánh trả lời. "Ngài có thể thay đổi chút
ít trong lời cầu Chúa được không?"
"A, ông Perlman ơi,"
giáo hoàng cau mày, "ta e là điều đó là không thể được. Lời cầu Chúa được
lặp lại hàng ngày bởi hàng triệu người Ki tô giáo."
"Tôi biết," Perlman
nói, "nhưng tôi chỉ muốn một thay đổi nhỏ thôi. Nơi nói, 'Xin cho chúng
con bánh mì ăn hàng ngày hôm nay,' chỉ cần làm thành, 'Xin cho chúng con bánh
mì đen của Perlman hôm nay.'" Bây giờ, việc cúng dường lớn lao đó cho nhà
thờ chẳng liên quan gì tới tôn giáo cả, nó chẳng liên quan gì tới từ thiện; nó
là kinh doanh, kinh doanh thuần tuý. Và đó là điều mọi người đang làm. Họ cúng
dường cho người nghèo, họ phục vụ người nghèo, để lên cõi trời. Đấy là đầu tư,
đấy không phải là phục vụ. Chừng nào bạn chưa có ý thức, bất kì điều gì bạn làm
cũng sẽ sai. Theo định nghĩa của Phật, sai nghĩa là điều được làm một cách vô ý
thức còn đúng nghĩa là điều được làm một cách có ý thức. Nó chẳng liên quan gì
tới bản thân điều đó nhưng có liên quan tới phẩm chất của tâm thức mà qua đó nó
được làm.
Một linh mục Cơ đốc giáo đưa
người trợ lí mới của mình tới bệnh viện lần đầu tiên. Linh mục mới bước vào
phòng chăm sóc đặc biệt và đi tới một người đang nằm trên giường dưới nút gạc ô
xi.
"Tôi ở đây để giúp ông
theo mọi cách tôi có thể làm được," ông ta nói. Không có lời đáp từ bệnh
nhân cho nên linh mục lại phải nhắc lại lời đề nghị giúp đỡ của mình. Vẫn không
có đáp lại. Thế rồi đột nhiên bệnh nhân vồ lấy bút chì và giấy và bực dọc bắt đầu
viết ra, sau đó ông ta ngã lăn ra chết.
Linh mục cầm lấy tời giấy viết
và kích động chạy ra khỏi phòng kêu lên, "Cha ơi, Cha ơi! Con được lời thú
tội đầu tiên!" Cha nhìn vào tờ giấy và đọc, "Tháo ống nối ô xi ra,
ông là đồ chó đẻ!"
Phật hoàn toàn nhận biết rằng
nhiều người đã trở thành sannyasins vào thời ông ấy - vì nó bao giờ cũng vậy -
vì những lí do sai. Ai đó nghèo, ai đó là kẻ trộm và vua theo dõi người đó, ai
đó đã giết người và người đó muốn ẩn trốn và là sannyasin là chỗ tốt nhất để ẩn
trốn.
Nhưng như nhành cỏ bị cầm vụng
về có thể làm đứt tay ông, Vậy từ bỏ có thể đưa ông vào bóng tối. Từ bỏ phải
không được thực hiện vì bất kì động cơ nào. Tính chất sannyas phải là từ vui vẻ
vô cùng của việc là sannyasin. Cũng như nghệ thuật vì nghệ thuật, nên tính chất
sannyas là vì tính chất sannyas. Thế thì nó có cái đẹp vô cùng, và thế thì nó
đem tới phúc lạc, nó đem thiên đường tới bạn. Làm bất kì cái gì bạn muốn làm,
nhưng làm nó một cách có ý thức. Có ý thức là thành một sannyasin.
Đủ cho hôm nay.