Chương 9. Sở hữu cái không, muốn cái không

Chương 9. Sở hữu cái không, muốn cái không

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 12)
Chương 9. Sở hữu cái không, muốn cái không

Sở hữu cái không,
Muốn cái không.
Người đó đầy sức mạnh.
Bạo dạn, trí huệ, cao thượng.
Người đó đã chế ngự mọi thứ.
Người đó thấy bằng đức hạnh của thuần khiết của mình.
Người đó đã đi tới chỗ cuối của con đường,
qua con sông của nhiều kiếp sống của mình, nhiều cái chết của mình.
Bên ngoài buồn khổ của địa ngục,
Bên ngoài niềm vui lớn của cõi trời,
bởi đức hạnh của sự thuần khiết của người đó.
Người đó đã đi tới chỗ cuối của con đường.
Mọi điều người đó phải làm, người đó đã làm.
Và bây giờ người đó là một.
Đây là lời kinh vàng cuối cùng của Dhammapada:
Sở hữu cái không,
Muốn cái không.
Người đó đầy sức mạnh.
Tại sao con người muốn sở hữu? Đó là một trong những điều nền tảng nhất cần được hiểu. Chừng nào bạn còn chưa hiểu tại sao có khao khát thường xuyên để sở hữu ngày một nhiều hơn các thứ, tiền bạc, quyền lực, bạn sẽ không có khả năng gạt bỏ cái không lành mạnh này của sở hữu. Con người muốn sở hữu bởi vì con người đã không biết mình là ai; con người không nhận biết về vương quốc bên trong của mình. Con người nghĩ mình là kẻ ăn xin, do đó người đó xin.
Ham muốn là kẻ ăn xin. Bạn càng ham muốn nhiều, bạn càng chứng tỏ nhiều rằng bạn vô nhận biết về kho báu riêng của mình. Chính rất vô nhận biết đó dẫn bạn vào trong sa mạc của sở hữu. Nó là sa mạc bởi vì bạn sẽ không đạt tới cái gì cả. Bạn có thể sở hữu toàn thế giới, dầu vậy bạn sẽ vẫn còn cùng người hổng hoác, trống rỗng đó, cuộc sống của bạn vô nghĩa, tầm nhìn của bạn bị che mờ, trái tim bạn chết, linh hồn bạn không được sinh ra.
Con người muốn sở hữu bởi vì người đó ngầm cảm thấy rằng cái gì đó đang thiếu. Đích xác cái gì bị thiếu người đó không có khả năng giải mã, nhưng cái gì đó thiếu - đến chừng ấy thì có thể được mọi người cảm thấy - cho nên chạy xô ra và lấp lỗ hổng. Một cách tự nhiên chúng ta bắt đầu bắt chước người khác.
Trẻ con là kẻ bắt chước; cách duy nhất chúng học mọi thứ là bằng bắt chước bố mẹ chúng và những người quanh chúng. Tất cả họ đều theo đuổi tiền bạc, theo quyền lực, danh vọng, kính trọng. Một cách tự nhiên đứa trẻ nghĩ có những điều phải được đạt tới, được thành đạt. "Với bất kì giá nào, mình phải liều tất cả. Và cuộc sống lại ngắn; do đó mình phải hội tụ năng lượng theo cách tập trung. Mình phải đi vào trong một hướng đặc thù bằng tính toàn bộ của mình. Mình phải điên vì tiền nếu mình thực sự muốn sở hữu tiền bạc, bởi vì mình không phải là người duy nhất theo đuổi nó; hàng triệu người đang theo đuổi nó. Đó sẽ là cuộc vật lộn lớn và chỉ những người tinh ranh, láu cá, xảo quyệt mới thắng trong cuộc đua." Cho nên tinh ranh đi, xảo quyệt đi, nhưng bằng mọi cách bạn phải thắng cuộc đua. Bạn phải chứng minh bản thân mình, rằng bạn là ai đó, rằng cuộc sống của bạn không vô dụng.
Đứa trẻ học tất cả những điều này theo cách rất vô ý thức từ bầu không khí mà nó được sinh ra. Và dù xã hội là bất kì cái gì, trò chơi này vẫn là như nhau. Ở đâu đó chính tiền là quan trọng hơn. Nếu bạn được sinh ra ở Mĩ, tiền là quan trọng hơn; điều đó đem tới quyền lực. Nếu bạn được sinh ra ở nước Nga Xô viết, thế thì tiền không quan trọng thế; thế thì quyền lực chính trị là tiền thực, vàng thực. Bạn phải ở chỗ cao trong cấp bậc của Đảng cộng sản, nhưng trò chơi vẫn là như nhau. Nếu bạn được sinh ra ở cái gọi là một nước tôn giáo như Ấn Độ, thế thì bạn phải trở thành một thánh nhân lớn, bạn phải đánh bại tất cả các thánh nhân khác. Nó là cùng trò chơi bây giờ được chơi nhân danh tôn giáo. Bạn phải là nhà khổ hạnh lớn nhất, nổi tiếng nhất; bạn phải bỏ mọi người xa đằng sau.
Nhìn xuống dưới mà xem: đó là một trò chơi được chơi trong cái gọi là các nước tôn giáo, trong các nước tư bản và trong các nước cộng sản. Bất kì dạng thức nào, cấu trúc nào, trò chơi này vẫn như nhau. Trò chơi này là trò chơi của bản ngã.
Và chúng ta đều cực kì quan tâm tới việc đáp ứng cho bản ngã của mình, nhưng nó không thể nào được đáp ứng. Không thể nào đáp ứng được nó - bởi vì ngay chỗ đầu tiên bản ngã là vô thực thể. Nó không thực, nó là hư cấu. Nếu bạn có cơn đói thực thì có cách thoả mãn nó, nhưng nếu cơn đói của bạn là không thực thì không có cách nào thoả mãn được nó. Nếu bạn có bệnh thực nó có thể được chữa, nhưng nếu bạn mắc chứng nghi bệnh và bạn bịa ra các bệnh không tồn tại ở đâu cả, không ai có thể chữa được cho bạn. Không thể nào chữa được bạn - không có gì để chữa. Và nếu bằng cách nào đó bạn bị thuyết phục rằng bệnh này đã được chữa, bạn có cùng tâm trí cũ và nó sẽ bịa ra bệnh khác. Nó sẽ cứ bịa ra.
Bản ngã là bịa đặt của bạn. Cơn đói của bản ngã là bịa đặt của bạn. Bạn phải giữ cho bản thân mình bận bịu bởi vì bạn cảm thấy trong trạng thái lúng túng. Bạn thậm chí không nhận biết về bạn là ai - làm sao bạn có thể thoải mái được? Bạn cảm thấy không thoải mái sâu sắc, nó bao giờ cũng có đó. Để che giấu nó bạn giữ bản thân mình bận bịu với tiền bạc, với quyền lực, với tôn giáo, với chính trị. Đây tất cả đều là các lối thoát. Bạn có thể tìm ra bất kì lối thoát nào - có nhiều phương án sẵn có - nhưng bạn giữ bản thân mình bận bịu để cho không cần trở nên ý thức tới việc run rẩy bên trong của mình.
Bất kì khi nào bạn có thời gian, bất kì khi nào bạn không bận bịu, đột nhiên sự hổng hoác bên trong bắt đầu mở ra và bạn trở nên sợ hãi. Nó giống như vực thẳm, bạn sợ bạn có thể trượt vào trong nó. Treo lên cái gì đó, bịa ra cái gì đó nếu như không có cái gì khác để treo lên.
Đó là lí do tại sao mọi người thậm chí sẵn sàng níu bám lấy khổ của họ; không ai sẵn sàng vứt bỏ khổ của mình một cách dễ dàng. Đó là kinh nghiệm của tôi khi làm việc với hàng nghìn người. Tất cả các vấn đề của họ đều có thể qui về một vấn đề thôi, rằng họ níu bám lấy khổ của họ. Rất khó cho họ vứt bỏ khổ của họ bởi vì khổ của họ giữ họ bận bịu. Khổ của họ giúp họ né tránh bản thân họ và cái hổng hoác bên trong của họ, cái trống rỗng, cái vô nghĩa. Khổ của họ không là gì ngoài cách trốn thoát. Tất nhiên khổ đó gây đau; do đó họ nói về cách gạt bỏ chúng, nhưng họ không thể vứt bỏ chúng được bởi vì vứt bỏ chúng nghĩa là họ sẽ bị bỏ lại trống rỗng.
Cho nên họ trong mù quáng kép: họ không muốn bị khổ và vậy mà họ không thể vứt bỏ được khổ của họ. Khổ không níu bám lấy bạn, nhớ lấy - bạn níu bám lấy khổ của mình.
Bạn có thể vứt bỏ khổ của mình chỉ khi nghĩa bên trong nào đó bắt đầu nở hoa trong bạn. Khổ có thể bị vứt bỏ khi thiền bắt đầu nở hoa trong bạn bởi vì thế thì bạn bắt đầu tận hưởng cái trống rỗng của mình, nó không còn là trống rỗng nữa. Bản thân trống rỗng bắt đầu một hương thơm tích cực; nó không còn tiêu cực thêm nữa. Đó là toàn thể phép thần của thiền: nó biến đổi cái trống rỗng của bạn thành sự hoàn thành tích cực, thành cái gì đó tràn trề. Cái trống rỗng trở thành im lặng, cái trống trở thành an bình, và cái trống rỗng trở thành thiêng liêng, nó trở thành tính thượng đế.
Không có phép thần nào lớn hơn thiền. Biến đổi tiêu cực thành tích cực, biến đổi bóng tối thành ánh sáng, đó là phép màu của thiền. Biến đổi người run rẩy thành linh hồn bạo dạn, biến đổi người níu bám lấy mọi thứ ngu xuẩn thành người không níu bám, thành người không sở hữu, đó là điều xảy ra qua thiền.
Phật thường gọi thiền là chiếc kiếm vĩ đại, nó chặt phăng các vấn đề của bạn ở chính gốc rễ. Nó làm bạn nhận biết rằng bạn cần không sợ vực thẳm bên trong của mình. Nó là đẹp, nó là phúc lạc. Bạn đã không kinh nghiệm phúc lạc và cái đẹp của nó bởi vì bạn chưa bao giờ đi vào trong nó, bạn bao giờ cũng trốn chạy. Bạn đã không nếm trải nó; nó là nước cam lồ, nó không phải là chất độc. Nhưng làm sao bạn sẽ biết nếu không nếm trải nó? Bạn đang chạy khỏi cái gì đó mà có thể trở thành sự hoàn thành của cuộc sống của bạn. Bạn đang chạy khỏi cái gì đó mà duy nhất cái đó đáng đạt tới. Bạn đang chạy khỏi bản thân mình.
Sở hữu cái không, muốn cái không... Phật nói đó là nơi thiền đem thầy vào. Thầy không còn quan tâm tới sở hữu và thầy không còn ham muốn cái gì. Mọi ham muốn đã rời bỏ thầy bởi vì thầy đã tìm thấy cõi bên kia tối thượng mà không có gì khác. Thầy đã tìm thấy kho báu vô tận của vui vẻ, của phúc lạc, của cực lạc. Thầy còn muốn cái gì khác đây? Thầy đã tìm thấy mỏ kim cương; bây giờ thầy không thể cứ thu thập đá và vỏ sò trên bãi biển. Bây giờ toàn thể hoạt động đó là ngu xuẩn - không phải là thầy từ bỏ nó.
Đó là một trong những điều có ý nghĩa nhất cần được ghi nhớ: sannyasin thực chưa bao giờ từ bỏ cái gì, người đó đơn giản hiểu thế giới bên trong riêng của mình - cái đẹp của nó, phúc lành của nó, phúc lạc của nó. Và hiểu nó, từ bỏ lớn lao xảy ra theo cách riêng của nó. Tất cả mọi cái vô tích sự tuột ra khỏi tay người đó, người đó không thể níu bám lấy nó thêm nữa. Người đó trở thành vô sở hữu. Không cái gì là quan trọng để níu bám thêm nữa. Mọi thứ của thế giới này trở thành chỉ là đồ chơi để chơi, hàng hoá dành cho những người còn chưa trưởng thành - nhưng thiền nhân đã trở thành người lớn.
Chỉ thiền nhân mới trở thành người lớn. Ngoài ra, tuổi thời gian của bạn có thể là bẩy mươi, tám mươi hay chín mươi, cũng chẳng thành vấn đề - bạn chỉ là đứa trẻ già... chín mươi tuổi nhưng vẫn chưa chín chắn bởi vì vẫn quan tâm tới đồ chơi, vẫn mang con gấu nhồi bông, vẫn quan tâm tới sở hữu ngày một nhiều đồ chơi hơn. Trẻ con có thể được tha thứ, nhưng bạn không thể được tha thứ. Chỉ thiền nhân mới tới tuổi lớn; lần đầu tiên người đó trở nên chín chắn, trưởng thành. Mọi ấu trĩ biến mất khỏi người đó.
Và cái đẹp là, khi tất cả ấu trĩ biến mất khỏi bạn, bạn lại trở thành như đứa trẻ nhưng trên bình diện khác. Không còn ấu trĩ nhưng tuyệt đối như trẻ con - cùng thuần khiết, cùng hồn nhiên, cùng ngạc nhiên, cùng kính nể. Sự tồn tại lại trở thành điều bí ẩn. Nhưng không phải là bạn ấu trĩ - bạn như đứa trẻ thôi. Đó là hiện tượng hoàn toàn khác. Ấu trĩ là chưa chín chắn; có thuần khiết như đứa trẻ là chín chắn. Chúng là các cực đối lập.
Sở hữu cái không, muốn cái không... thầy là ở nhà. Thầy không còn đuổi theo cái bóng, thầy không chạy chút nào. Bây giờ nói với các bạn rằng các bạn cũng là chư phật sẽ có vẻ ngớ ngẩn; ít nhất với các bạn nó có vẻ ngớ ngẩn. Bạn sẽ lắng nghe, bạn yêu tôi và bạn sẽ cố hiểu điều tôi nói, nhưng sâu bên dưới bạn sẽ không được thuyết phục rằng các bạn là chư phật.
Đó là lí do tại sao chúng ta đã tìm mọi cách hợp lí hoá có thể để chứng minh cho bản thân mình rằng chư phật là dòng giống khác toàn bộ. Mọi nước đều cố gắng chứng minh cho sự hài lòng của trái tim riêng của mình rằng "Phật thuộc vào một bình diện tồn tại nào đó, Christ thuộc vào một bình diện tồn tại khác nào đó. Họ ở trong chúng ta, nhưng họ là khác toàn bộ với chúng ta. Họ là người lạ, họ là người ngoài. Bất kì điều gì họ nói cũng đều đúng, nhưng nó không áp dụng cho chúng ta, nó không liên quan tới thế giới của chúng ta. Chúng ta sống trong thế giới bình thường và họ tới từ sự tồn tại phi thường nào đó - từ cõi bên kia."
Mọi nước, mọi giống nòi đều đã tự thuyết phục bản thân mình rằng Moses, Krishna, Lão Tử, Phật, Jesus, Mohammed không phải là người thường. Theo một cách nào đó này khác chúng ta đã từng cố chứng minh rằng chúng ta là phi thường. Không phải là chúng ta quan tâm nhiều tới việc là phi thường của họ, chúng ta đơn giản quan tâm tới một điều: nếu họ là phi thường thì chúng ta không cần lo nghĩ. Thế thì chúng ta có thể cứ tiếp tục con đường chúng ta đang đi, chúng ta không cần thay đổi. Chúng ta có thể đơn giản vẫn còn như cũ, như chúng ta vậy. Để tránh thay đổi triệt để chúng ta tạo ra những cách hợp lí hoá lớn lao này.
Tôi nói với bạn rằng họ tất cả đều bình thường như bạn thôi - hay phi thường như bạn vậy. Không khác biệt chút nào. Chỉ một khác biệt rất nhỏ mà không thực là khác biệt: bạn ngủ và họ thức. Bạn có thể được đánh thức dậy, bạn có thể thức dậy - trừ phi bạn quyết định không thức dậy. Nhưng ngay bây giờ điều đó là khó cho bạn hiểu rằng các bạn là chư phật.
Chức năng của thầy là nhắc bạn rằng bạn có thể tin rằng bạn là nô lệ, nhưng bạn không phải vậy - đó chỉ là tin của bạn. Bạn là thầy. Chức năng của thầy là nhắc nhở bạn, cứ nhắc bạn lặp đi lặp lại rằng các bạn là chư phật. Nếu bạn cư xử như kẻ ngu đó là chọn lựa của bạn. Bạn có tự do để cư xử như kẻ ngu, nhưng bạn cũng có tự do để biến đổi bản thể bạn một cách toàn bộ, trở thành được định tâm như vị Phật.
Nhìn vào bản thân mình sẽ khó mà tin được, nhìn vào cuộc sống của bạn sẽ khó cho bản thân bạn tin được rằng bạn bao giờ mới có thể chín chắn, rằng bạn bao giờ mới có thể là thầy, rằng bạn bao giờ mới có thể nói về bản thân mình: Sở hữu cái không, muốn cái không. Bạn bao giờ cũng muốn. Mọi người buồn cười tới mức nếu họ trở nên được thuyết phục về muốn cái không, thế thì họ bắt đầu muốn trạng thái này của việc muốn cái không. Nhưng nó là cùng trò chơi; bây giờ ham muốn đã tới từ cửa sau.
Tôi đã nghe:
Sau khi Beethoven kết thúc bản giao hưởng số bốn vui vẻ của mình, ông ấy trải qua một thời kì khô héo. Cảm hứng rời khỏi ông ấy, tưởng tượng của ông ấy thành trống trơn và ông ấy không thể soạn được nhạc mới nào. Điều này là quá nhiều cho năng lượng bất ổn của ông ấy và ông ấy sa đà vào uống rượu tại quán rượu địa phương nơi ông ấy thường kết thúc trong đánh nhau tại quán hay đi về với gái điếm.
Một đêm, sau khi thua đánh nhau tại quầy và bị từ chối bởi gái điếm rẻ nhất trong thành phố, Beethoven ngồi chi những đồng xu cuối cùng của mình vào rượu rẻ mạt. Khi ông ấy là khách hàng cuối ùng trong quán rượu trống trơn, người đứng quầy bước tới ông ấy và nói, "Này, ông bạn, ông bao giờ cũng gây rắc rối quanh đây. Dẫu sao thì ông làm gì để kiếm sống?"
Beethoven nhìn lên, mặt mày thâm tím, môi chảy máu, và nói qua hàm răng nghiến chặt, "Tôi là nhà soạn nhạc."
Người đứng quầy nói, "Ông á, nhà soạn nhạc sao?! Ha-ha-ha - Ha!"
Đó là cách bản giao hưởng số năm được ra đời!
Nhìn vào bạn rất khó mà tin được rằng các bạn là chư phật - mặt mày thâm tím, môi chảy máu, thậm chí bị cả gái đĩ rẻ mạt nhất từ chối, uống rượu rẻ tiền. Ai sẽ tin rằng bạn là vị phật? Nhưng tôi tin điều đó! Và tôi không chỉ tin vào điều đó. Tôi biết điều đó.
Cái gì đó được cần tới để làm lẩy cò nó. Cái gì đó được cần tới để đánh thức bạn dậy.
Beethoven về nhà và cảm hứng quay lại, cội nguồn lại tuôn chảy.
Thầy không thể làm gì trực tiếp được, nhưng thầy có thể đẩy bạn, kéo bạn theo cách gián tiếp, để giúp bạn thấy ra vấn đề. Một khi được thấy, nó trở thành của bạn và chừng nào nó còn chưa trở thành của bạn thì nó vẫn là vô dụng, nó không có nghĩa, nó không có giá trị.
Bạn vô nhận biết thế về bản thân mình. Đó là lí do tại sao bạn theo đuổi tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Trở nên nhận biết thêm chút ít về mình là ai đi. Cho thêm chút ít chú ý về bản thân mình đi.
Lukowski đi tới ngân hàng để lấy tiền mặt cho một séc. Vì Lukowski không có tài khoản ở ngân hàng, nhân viên ngân hàng hỏi liệu anh ta có thể nhận diện bản thân mình được không.
"Này," Lukowski hỏi, "có gương quanh đây không?"
"Có," người trả tiền nói, "ở chỗ bên cạnh ông."
Lukowski liếc nhìn vào gương và thốt ra tiếng thở dài nhẹ nhõm. "Đây rồi," anh ta nói, "đó là tôi chứ gì."
Đó là cách bạn nhận ra bản thân mình, bao giờ cũng nhìn vào gương. Các tấm gương đều khác biệt. Bạn nhìn vào mắt của người khác; nếu họ nghĩ bạn là người tốt, bạn nghĩ bạn là người tốt. Nếu họ nghĩ bạn đẹp, bạn nghĩ bạn đẹp. Nếu họ nghĩ bạn thông minh, bạn nghĩ bạn thông minh. Tất cả những điều bạn biết về bản thân mình đều được thu thập từ người khác - những người khác mà thậm chí họ cũng chẳng biết tới bản thân họ.
Đây là một thế giới rất lạ kì: bạn đang hỏi mọi người, "Bạn là ai?" và họ không biết bản thân mình, và bạn phụ thuộc vào điều họ nói về bạn - bạn phụ thuộc vào nó. Bạn cứ thu thập thông tin. Đó là lí do tại sao nó gây tổn thương khi ai đó nói bạn là đồ ngu. Sao điều đó lại gây tổn thương? Cứ để người đó nói bạn là đồ ngu; chỉ bởi lời nói của người đó bạn đâu có trở thành đồ ngu. Nhưng tại sao điều đó gây tổn thương? Nó gây tổn thương bởi vì mọi điều mà bạn biết về bản thân mình phụ thuộc vào ý kiến công chúng. Bây giờ ý kiến đó tới từ cùng nguồn - từ bên ngoài - từ nơi bạn đã thu thập ý kiến rằng bạn rất thông minh. Bây giờ bạn trong mâu thuẫn, đó là lí do tại sao bạn nổi giận, rối loạn. Bây giờ người đó đã tạo ra mâu thuẫn. Bây giờ người đó đã tạo ra rắc rối cho bạn, người đó đã tạo ra thế tiến thoái lưỡng nan. Bây giờ bạn lại bị lẫn lộn, bạn không biết mình là ai.
Một câu chuyện ngụ ngôn Sufi:
Một người Sufi tới trọ trong một quán trọ nhưng không còn phòng trống nào nữa. Thế là người quản lí nói, "Ông sẽ phải ở chung phòng với ai đó khác."
Người Sufi nói, "Điều đó sẽ tạo ra rắc rối bởi vì khi tôi một mình trong phòng, buổi sáng khi tôi thức dậy tôi biết hoàn toàn rõ đó là tôi, nhưng khi có hai người vào buổi sáng, làm sao tôi quyết định được ai là ai?"
Trong khi đối thoại kì lạ này đang diễn ra, người ở cùng phòng với người Sufi này cũng nghe toàn bộ câu chuyện. Người đó có một ý mới. Người quản lí nói, "Điều đó dường như là chuyện có liên quan" - bởi vì người quản lí đã bắt gặp những người Sufi điên này nhiều lần: "Họ bao giờ cũng nói những điều kì lạ. Bây giờ đây là cái gì mà người đó đang nói tới?"
Nhưng người Sufi đang nói điều gì đó thực sự có ý nghĩa: làm sao bạn biết được vào buổi sáng ai là ai? Khi có hai người và có lỗ hổng của giấc ngủ trong cả đêm, làm sao suy ra được rằng "tôi là bản thân mình"?
Người quản lí nói, "Tôi đã bắt gặp nhiều người Sufis và dần dần, dần dần tôi đã học được nhiều điều về họ. Làm một điều này: cầm dây thừng này cùng ông và khi ông ngủ buộc dây thừng này quanh chân ông để đến khi trời sáng ông thấy dây thừng quanh chân ông sẽ biết đó là ông."
Người Sufi nói, "Điều đó dường như là có thể nhận ra được đấy."
Trong đêm, vào giữa đêm, khi người Sufi đang ngáy, người kia tháo dây thừng ra chỉ để làm trò đùa tinh quái, buộc dây thừng quanh chân mình và đi ngủ. Và đến sáng có sự lủng củng! Người Sufi thức dậy; người kia vẫn ngủ. Ông ta lay người kia và ông ta nói, "Bây giờ ông là người Sufi, nhưng thế thì tôi là ai? Tôi hoàn toàn chắc chắn ông là người Sufi – dây thừng có đó - nhưng vấn đề là, bây giờ tôi là ai? Và tôi đã bảo cái tay quản lí ngu xuẩn này rằng rắc rối nhất định nảy sinh; bây giờ rắc rối này đã nảy sinh rồi."
Câu chuyện ngụ ngôn Sufi này có ý nghĩa, nó là về bạn đấy. Đó là cách bạn biết mình là ai. Vâng, không thấy được thế; nhưng một cách vô hình làm sao bạn nhận ra được bản thân mình? - trong tấm gương hay trong tấm gương của con mắt người khác, trong tấm gương của ý kiến của họ sao?
Chỉ vị phật mới không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác bởi vì ông ấy thực sự biết mình là ai. Ông ấy không cần phương phát tuỳ tiện nào, không dây thừng, không gương, không thông tin từ bất kì ai khác; ông ấy biết bản thân mình một cách trực tiếp. Ông ấy có cảm giác trực giác về bản thể riêng của mình, nhưng bạn không có cảm giác trực giác nào về bản thể riêng của bạn.
Bạn nói bạn là người Ki tô giáo. Đây là dây thừng bố mẹ bạn đã buộc quanh cổ bạn - thậm chí không buộc quanh chân, mà quanh cổ bạn! Và bạn đang chết bởi vì bạn cứ ngày càng lớn hơn và chiếc dây đã được buộc khi bạn còn là đứa trẻ rất nhỏ; nó đang trở nên chặt lại mọi ngày. Vài người đang chết như người Ki tô giáo, vài người như người Hindu, vài người như người Mô ha mét giáo, và mọi người đều có dây thừng quấn quanh cổ mình.
Làm sao bạn biết bạn là người Ki tô giáo? Bạn chưa bao giờ đương đầu với Christ. Nếu như bạn mà không được bảo rằng bạn là người Ki tô giáo, không có khả năng nào là bạn đã từng yêu Christ hay đã từng nghĩ về ông ấy. Không người Jaina nào đã từng nghĩ về Christ, không người Do Thái nào đã từng nghĩ về Christ, mặc dầu Christ được sinh ra là người Do Thái, đã sống như người Do Thái, đã chết như người Do Thái. Nhưng điều đó là hệt như nhau. Không người Ki tô giáo nào đã từng bận tâm tới Mahavira. Ai quan tâm tới Mahavira? Cho dù bạn có bắt gặp bức tượng của Mahavira bạn có thể nhìn vào nó cứ như một tác phẩm nghệ thuật đẹp, cổ đại, hay bạn có thể có chút ít phân vân tại sao người này lại đứng khoả thân.
Trong một trong các khách sạn ở Bombay... mới vài ngày trước đây khách sạn mở cửa. Nó thuộc vào một gia đình Jaina cho nên họ đặt bức tượng Mahavira khoả thân, tượng đá hoa, bức tượng đẹp, trong khu dinh thự của khách sạn, ở một chỗ đẹp được bao quanh bởi cây cối và đài phun nước. Ngay lập tức nó trở thành sự hấp dẫn lớn với khách du lịch. Và gia đình Jaina này rất sung sướng, nghĩ rằng, "Chúng ta đang lan truyền thông điệp của Mahavira." Nhưng các khách du lịch không quan tâm tới Mahavira hay thông điệp của ông ấy; họ chỉ quan tâm tới sự khoả thân của ông ấy. Họ chụp ảnh.
Người quản lí hỏi, "Sao các ông quan tâm thế tới bức tượng này? Các ông có quan tâm tới triết lí của Jaina giáo không?"
Họ nói, "Triết lí Jaina nào? Chúng tôi không biết gì về triết lí Jaina giáo, chúng tôi thậm chí không biết người này là ai. Mọi điều chúng tôi biết là ở chỗ ông ấy đứng khoả thân và chúng tôi quan tâm tới sự khoả thân của ông ấy."
Một khi điều này được biết tới, cộng đồng Jaina rất chống lại điều đó: "Đây là sỉ nhục cho Mahavira. Bỏ cái bức tượng đó đi." Ban đầu họ rất sung sướng, bây giờ họ chống đối. Bây giờ họ biết hoàn toàn rõ tại sao mọi người chụp ảnh và tại sao khách du lịch tới bức tượng này: bởi lẽ đơn giản rằng đó là bức tượng thân thể đẹp, khoả thân - và Mahavira có thân thể đẹp.
Thực tế, chỉ người như Mahavira có thân thể đẹp thế mới nên được phép khoả thân, không ai khác; điều đó nên là điều kiện. Tôi đã thấy nhiều sư Jaina - họ sao kinh tởm thế! Họ nên bị buộc phải mặc quần áo bởi vì nhìn họ phát buồn nôn! Họ thật chướng mắt.
Không người Ki tô giáo quan tâm tới Mahavira, không người Jaina nào quan tâm tới Christ, không người Mô ha mét giáo nào quan tâm tới Phật, không Phật tử nào quan tâm tới Mohammed. Bạn chỉ quan tâm tới dây thừng buộc quanh cổ bạn khi bạn là đứa trẻ. Bạn vẫn mang nó, nó đã trở thành căn cước của bạn.
Bạn là ai? Nếu bạn viết nó ra, thế thì bạn sẽ viết tên bạn cái đã được những người khác trao cho bạn - bạn được sinh ra không có tên. Và bạn sẽ viết bằng cấp của bạn cái đã được người khác phong cho bạn - bạn đã được sinh ra không có bằng cấp nào. Nếu bạn viết ra toàn thể mô tả về bản thân mình bạn sẽ ngạc nhiên: không có gì phụ thuộc vào kinh nghiệm riêng của bạn, tất cả đều phụ thuộc vào người khác. Đây không phải là tự biết, đây là tự lừa.
Chừng nào bạn còn chưa bỏ toàn thể lừa dối này và bắt đầu khám phá bản thân mình từ ABC bạn sẽ không bao giờ có khả năng biết được kinh nghiệm đẹp này về: sở hữu cái không, muốn cái không. Việc muốn liên tục này về cái gì đó đơn giản chất vào cái trống rỗng bên trong của bạn. Và khao khát thường xuyên này để ở trên đỉnh không là gì ngoài phóng chiếu của cảm giác tự ti sâu sắc. Tất cả các chính khách đều bị phức cảm tự ti; mọi Alexander và mọi Napoleon và Hitlers và Stalin, không ngoại lệ nào, họ đều bị phức cảm tự ti. Đâu đó sâu bên dưới họ biết rằng họ không là gì cả; họ phải che đậy cái không này bằng cái gì đó đẹp đẽ. Họ biết họ giống như các vết thương, họ phải che đậy vết thương này bằng hoa đẹp.
Một chính khách rất yêu con chó của mình. Một hôm ông ta đi ra chợ để mua một số bánh cho chó.
Ông ta vào một cửa hiệu và quát to, "Ông có bánh cho chó không?"
Người chủ hiệu từ tốn đáp, "Ông muốn ăn chúng ở đây hay ông muốn đem chúng về nhà?"
Các chính khách đánh nhau như chó. Họ là chó, và họ phải vậy, bởi vì đó là cuộc vật lộn rất khó khăn mà họ phải trải qua. Họ phải rất ương ngạnh và ngu xuẩn, ngu vô cùng và bướng vô cùng chỉ thế thì mới có khả năng rằng một ngày nào đó họ có thể đạt tới đỉnh. Tất nhiên, họ sẽ không tìm thấy cái gì ở đó, nhưng họ sẽ cứ mỉm cười bởi vì bây giờ thật vô nghĩa mà nói, "Tôi đã chẳng tìm thấy gì ở đây." Mọi người sẽ cười. Mọi người sẽ nghĩ, "Chúng ta biết điều đó ngay từ đầu rồi - chẳng có gì cả." Đó là cách mọi người là vậy. Họ bao giờ cũng nói, "Chúng ta biết điều đó ngay từ đầu rồi. Chúng ta đã bảo anh rằng anh ngu mà cố trèo lên chiếc thang rỗng - ở bậc cuối cùng anh sẽ chẳng tìm thấy gì cả." Cho nên người đã đạt tới bậc thang cuối cùng đều phải mỉm cười cứ dường như người đó đã đạt được cái gì đó, chỉ để không biểu lộ cái ngốc của mình; rằng người đó đã là kẻ ngốc, rằng người đó đã phí hoài cả đời mình.
Thực sự không có nhu cầu tranh đấu, cuộc sống đủ không gian. Nếu chúng ta vứt bỏ những ý tưởng ngu xuẩn này về cấp bậc, về ai ở trên đỉnh và ai là người thứ nhất và ai là tổng thống và ai là thủ tướng... nếu chúng ta vứt bỏ các ý tưởng ngu xuẩn này về cấp bậc, nếu chúng ta đơn giản bắt đầu sống bất kì cái gì chúng ta đang là, bất kì chỗ nào chúng ta đang ở, cuộc sống có thể giầu có vô hạn bởi vì toàn thể năng lượng sẵn có có thể biến đổi trái đất này thành thiên đường.
Noah sắp đóng cửa con thuyền sẵn sàng rời đi thì một con voi xuất hiện ở đường chân trời chạy tới như điên.
"Lại đây," Noah động viên, "nhanh lên!"
Con voi bước vài bước cuối cùng vào trong thuyền. Vào khoảng khắc đó muỗi chạy muộn cũng xô vào, loạng choạng va vào đít voi - đốt liền!
Voi quay lại trong giận dữ và nói, "Xin đừng xô đẩy. Còn nhiều chỗ cho mọi người!"
Ngay cả voi cũng hiểu có nhiều chỗ cho mọi người - và chỉ một con muỗi! Có đủ chỗ cho bạn nếu có đủ chỗ cho voi - đừng xô đẩy. Nhưng các con muỗi chính khách này, chúng cứ xô đẩy như điên; cả đời họ phụ thuộc vào xô đẩy. Cứ xô đẩy cho tới khi bạn đạt tới đích - và rồi chẳng có gì cả. Chưa bao giờ có cái gì, nhưng chúng ta được nuôi dưỡng, giáo dục, ước định, phải có tham vọng, phải là bản ngã. Vâng, mọi người vứt bỏ ham muốn và muốn chỉ khi họ gần như nằm trên giường chết, nhưng thế thì quá trễ.
Ý tưởng cũ về tính chất sannyas là ở chỗ bạn nên trở thành sannyasin sau bẩy mươi nhăm tuổi. Phật đã đổi nó; ông ấy đem cách mạng vào trong chính khái niệm về sannyas. Do đó Ấn Độ chưa bao giờ có khả năng tha thứ cho ông ấy. Thậm chí bây giờ Ấn Độ vẫn không tha thứ cho ông ấy, mặc dầu ông ấy đã sinh ra ở Ấn Độ. Ông ấy là việc nở hoa tốt nhất của thiên tài Ấn Độ, không người nào khác có thể sánh được với ông ấy. Trong toàn thể lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ ông ấy là ngôi sao sáng nhất, nhưng Ấn Độ đã bác bỏ ông ấy. Có nhiều lí do để bác bỏ ông ấy; một trong những điều quan trọng nhất là ở chỗ ông ấy đã phá huỷ ý tưởng cũ về tính chất sannyas.
Ý tưởng cũ về tính chất sannyas là, khi bạn quá già không sống được nữa, khi bản thân cuộc sống đang tuột khỏi ngón tay bạn, thế thì từ bỏ. Phật nói, "Thế thì phỏng có ích gì mà từ bỏ? Cuộc sống đang từ bỏ ông. Bây giờ sao ông cố tự lừa mình? Ông tự lừa mình cả đời rồi - ông vẫn muốn tự lừa mình sao?" Phật nói, "Nếu ông muốn từ bỏ cuộc sống, từ bỏ nó khi ham muốn còn rất trẻ, khi sở hữu còn rất mạnh, khi toàn thể bản thể ông là tham vọng. Đó là khoảnh khắc đấy. Nếu ông không thể làm được điều đó thế thì ông đã bỏ lỡ một kiếp sống."
Bà Silver và bà Gold tán gẫu qua phía sau hàng rào khi họ treo đồ giặt.
"Chồng tôi, ấy a, là người đàn ông trung thành thế!" bà Silver ba hoa. "Anh ấy thậm chí chưa bao giờ nhìn vào người đàn bà nào khác."
"Chồng tôi cũng thế," bà Gold nói. "Anh ấy chưa bao giờ săn đuổi đàn bà. Anh ấy quá tốt, quá tử tế - quá già!"
Phật nói: Sở hữu cái không, muốn cái không... Người đó đầy sức mạnh.
Khi bạn cố sở hữu, sức mạnh của bạn trở nên được đầu tư vào những điều vô nghĩa. Khi bạn ham muốn, sức mạnh của bạn trở thành ham muốn và ham muốn là vô hạn. Từng ham muốn đều trở thành việc rò rỉ sức mạnh của bạn. Khi mọi sở hữu và mọi ham muốn đã được hiểu là vô tích sự, và bị vứt bỏ, bạn trở thành kho chứa sức mạnh. Và là kho chứa sức mạnh là kinh nghiệm duy nhất cho bạn cảm giác rằng Thượng đế hiện hữu - bởi vì Thượng đế là sức mạnh. Khi bạn cũng kinh nghiệm sức mạnh trong bản thân mình, tràn ngập, sức mạnh dư thừa, bạn biết Thượng đế hiện hữu. Nếu bạn trống rỗng, không có sức mạnh nào, mệt mỏi, bị phí hoài trong ham muốn của mình, không có bằng chứng nào rằng Thượng đế tồn tại có thể giúp ích. Mọi bằng chứng đó đều dành cho người bất lực.
Con người thực không cần bằng chứng về Thượng đế. Người đó đi tới biết Thượng đế từ kinh nghiệm về sức mạnh bên trong, từ sự rực sáng bên trong riêng của mình.
Bạo dạn, trí huệ, cao thượng.
Người đó đã chế ngự mọi thứ.
Người đó thấy bằng đức hạnh của thuần khiết của mình.
Và khi bạn đầy sức mạnh, cái chết biến mất. Cái chết chỉ xuất hiện bởi vì bạn không có sức mạnh thế. Cái chết xuất hiện chỉ bởi vì ham muốn của bạn đang khai thác sức mạnh của bạn, chúng bòn rút sức mạnh của bạn. Ham muốn là kẻ bòn rút, kẻ ăn bám; chúng làm cho bạn trống rỗng. Khi bạn tràn ngập với năng lượng thì không có cái chết. Kinh nghiệm đó về năng lượng tuôn tràn làm cho bạn tuyệt đối chắc chắn không hoài nghi gì rằng bạn không thể chết được. Thân thể sẽ qua đi, tâm trí sẽ qua đi, nhưng sức mạnh này mà bạn đã cảm thấy sẽ còn lại. Nó sẽ mở rộng; không có cách nào phá huỷ nó. Nếu bản thân bạn không phí hoài nó trong ham muốn, cái chết không thể lấy được nó đi khỏi bạn.
Và khi không có cái chết thì không có sợ hãi. Mọi sợ hãi đều hướng theo cái chết, mọi sợ hãi đều là cái bóng của cái chết. Khi bạn không sở hữu cái gì bạn không sợ, khi bạn không ham muốn cái gì bạn không sợ. Không ai có thể lấy được cái gì khỏi bạn bởi vì bạn không sở hữu cái gì. Không ai có thể cản trở được bạn bởi vì bạn không có ham muốn nào. Không ai có thể gây chướng ngại con đường của bạn, không ai là kẻ thù của bạn. Toàn thể sự tồn tại bỗng nhiên trở thành thân thiện.
Và khi có sức mạnh, không sợ hãi, trí huệ nảy sinh. Trí huệ nghĩa là khả năng của bạn thấy chân lí Bạn trở thành người thấy. Không phải là bạn biết Koran, Gita hay Kinh Thánh, nhưng bây giờ bạn biết kinh thánh bên trong của bản thân tâm thức. Bạn biết christ bên trong, bạn biết krishna bên trong. Bạn biết rằng như Mohammed đã nhận các thông điệp từ Thượng đế, bạn cũng nhận các thông điệp từ Thượng đế; bạn không kém hơn bất kì Mohammed nào. Bạn cũng là nhà tiên tri và sứ giả, bạn cũng là đấng cứu tinh. Khi bạn đầy sức mạnh bạn trở nên cảm nhận.
Thượng đế có thể kết nối với bạn chỉ khi bạn có sức mạnh. Ngay bây giờ bạn không có sức mạnh; không có khả năng nào cho bất kì giao cảm nào giữa bạn và Thượng đế. Sức mạnh chỉ có thể được nối với sức mạnh. Không có sức mạnh không thể được nối với sức mạnh. Chỉ cái như nhau mới có thể gặp cái như nhau. Bạn phải là cái gì đó của điều thiêng liêng theo quyền riêng của bạn; chỉ thế thì bạn mới giành được, bạn mới xứng đáng rằng Thượng đế nên trao đổi với bạn.
Người đó trở nên trí huệ, được tán dương - được tán dương bản thân sự tồn tại. Xã hội không thể kính trọng bạn được, xã hội có thể kết án bạn, xã hội có thể đóng đinh bạn, nhưng ai bận tâm về xã hội? Xã hội là nhân tạo. Bản thân sự tồn tại tán dương con người của trí huệ - người đã biết tới bản thân mình, người đã kinh nghiệm Thượng đế, người có thể nói một cách có thẩm quyền, "Tôi biết Thượng đế, không qua kinh sách mà qua kinh nghiệm riêng của tôi," sự tồn tại tán dương người đó.
Tương truyền là khi Phật trở nên chứng ngộ các cây cối đều nở hoa trái vụ. Khi Mahavira trở nên chứng ngộ các thần giáng xuống từ cõi trời và mưa rào hoa lên ông ấy. Đây chỉ là biểu dụ, nhớ lấy, không phải là dữ liệu lịch sử, nhưng chúng chỉ ra điều gì đó. Bất kì khi nào một người trở thành phật, bất kì khi nào một người trở nên chứng ngộ, toàn thể sự tồn tại tán dương người đó, toàn thể sự tồn tại cúi mình trước người đó. Người đó đã về nhà. Toàn thể sự tồn tại đón chào người đó.
Và tại sao toàn thể sự tồn tại tán dương người đó? - bởi vì bản thân sự tồn tại được tán dương qua người đó. Một trong các thành viên của nó đã đạt tới đỉnh thức tỉnh tối thượng; qua người đó toàn thể sự tồn tại đã đi lên trước một chút ít trong tiến hoá. Nếu xoá đi một tá tên khỏi lịch sử nhân loại - Lão Tử, Moses, Abraham, Krishna, Phật, Mahavira, Christ, Kabir, Nanak... chỉ một tá cái tên này, xoá chúng đi, và nhân loại sẽ ở đâu? Bạn sẽ có mọi Tôn ông Chuối hay Tôn ông Cà chua, Tôn ông Khoai tây, nhưng không có con người chút nào. Bạn có thể biết, bạn có thể không biết; bạn có thể nhận biết, bạn có thể không nhận biết, nhưng những người này đã đóng góp vô cùng cho sự trưởng thành của tâm thức con người. Không có Phật và Mahavira và Krishna và Christ, nhân loại sẽ vẫn treo trên cây, giống như các du khách Mĩ!
Họ tới vài ngày trước đây và họ gây nhiều ầm ĩ trên mái nhà. Bạn biết họ như khỉ, nhưng bạn không thể thấy được họ bởi vì họ ở trên mái. Tôi có thể nhìn qua mái! Tôi lập tức nhận ra họ - đây là các khách du lịch Mĩ trên đường tới Goa, bày tỏ sự kính trọng của họ trong một khoảnh khắc rồi đi mất. Các bạn tất cả đều đã là khách du lịch Mĩ!
Vài người này đã làm toát ra nhiều tâm thức trên thế giới. Với từng vị phật, với từng người trở nên chứng ngộ, nhân loại đi lên trước một ít, một bước tiến lên. Do đó toàn thể vũ trụ tán dương người đó.
Người đó đã chế ngự mọi thứ. Phật ngụ ý "mọi thứ" là thế giới của tâm trí; không phải là ông ấy đã chế ngự mọi thứ thực sự có đó đâu. Bạn không sống trong thực tại, bạn sống trong phóng chiếu của mình.
"Nước là tuyệt đối thiêng liêng sáng nay," cô gái xinh tán tụng khi cô ấy lên bãi biển. "Nó đầy đàn ông!"
Đó là phóng chiếu của bạn. Bạn sống trong thế giới của các ý tưởng riêng của bạn.
"Vợ tôi ruồng bỏ tôi," anh chồng bất hạnh than vãn. "Nó lấy xe và đi mất với thằng cha bán rong."
"Sao thế, điều đó thật khủng khiếp!" bạn anh ta kêu lên, kinh ngạc. "Chiếc xe mới với thương hiệu có tiếng của anh à!"
Mọi người đều sống trong thế giới các ý tưởng riêng của mình.
Phật nói: Người đó đã chế ngự mọi thứ. Bây giờ không còn thế giới các ý tưởng, người đó đã chế ngự được tâm trí. Một khi tâm trí biến mất bạn có thể thấy mọi thứ như chúng vậy trong thực tại. Bằng không bạn không bao giờ thấy chúng như chúng vậy, bạn thấy chúng theo ý tưởng của bạn. Bạn bao giờ cũng nhìn qua phóng chiếu riêng của mình; những phóng chiếu đó là tinh vi, nhưng chúng tô mầu mọi thứ. Bạn bao giờ cũng nhìn qua định kiến riêng của mình; những định kiến đó gần bạn tới mức bạn không nhận biết rằng chúng có đó. Cứ dường như trên khung cửa sổ của bạn một tầng bụi đã tụ lại.
Tôi đã nghe:
Một bà già nhìn ra ngoài kính cửa sổ và bà ấy nói với đứa nhỏ đang chơi bên ngoài, chắc phải là cháu của bà ấy, "Bobby, hôm nay buổi sáng dường như rất nhiều mây."
Và đứa bé nói, "Bà ơi, ngày đẹp lắm như nó bao giờ cũng thế. Không có mây, chỉ có cửa sổ của chúng ta nhiều bụi bám vào."
Nhưng bà già này không nhận biết, có thể không có khả năng thấy; mắt bà ấy kém. Bà ấy không có khả năng thấy rằng kính cửa sổ bị bám bụi và bà ấy nghĩ buổi sáng trời nhiều mây.
Kính cửa sổ của bạn bị bám bụi, nhưng khi chúng ở gần mắt bạn thế, bạn trở nên vô nhận biết về chúng; chúng bị tô mầu, do đó toàn thế giới trông được tô mầu.
Phật nói: Khi ông đầy sức mạnh và mọi ham muốn và mọi sở hữu đã biến mất khỏi ông, điều đó nghĩa là tâm trí ông đã chết, dừng tồn tại. Bây giờ ông có thể thấy mọi sự như chúng vậy. Người đó thấy bằng đức hạnh của thuần khiết của mình. Bây giờ mọi thứ là thuần khiết. Người đó không nhìn qua bất kì màn hình nào, người đó nhìn qua sự thuần khiết. Bây giờ người đó giành lại sự ngạc nhiên của thời thơ ấu, cùng kính nể đó, cùng bí ẩn đó.
Người đó đã đi tới chỗ cuối của con đường, qua con sông của nhiều kiếp sống của mình, nhiều cái chết của mình.
Và đây là chỗ cuối. Khi tâm trí kết thúc, cuộc hành trình kết thúc. Bây giờ sẽ không có sinh thêm nữa và không có chết thêm nữa. Bạn đã được sinh ra hàng triệu lần và bạn đã chết đi hàng triệu lần. Bạn đã làm gì trong mọi thời này, tất cả những lần này? Thực tế chẳng cái gì cả, chỉ chơi cùng trò chơi lặp đi lặp lại và quên mất bài học lần nữa. Dường như con người chưa bao giờ học được một điều. Mỗi lần người đó chết đi người đó lại quên tất cả những bài học của kiếp sống đó. Lần sau, lần sinh sau, người đó bắt đầu lại từ ABC.
Chuyện xảy ra:
Một nhà vua lớn đến xin Phật cho điểm đạo và trở thành khất sĩ, trở thành sannyasin của Phật. Nhưng ông ấy mới là thiếu sannyasin; có những người già hơn đã thiền trong ba mươi năm, bốn mươi năm. Cho nên nơi Phật ở trong nhà trọ, người sannyasin trẻ - không trẻ theo tuổi, trẻ theo thời gian điểm đạo... Nhà vua này già và ông ấy là vị vua lớn, nhưng trong thế giới của Phật những điều đó không được tính tới, không tính tới tuổi không tính tới tiền không tính tới vương quốc. Ông ấy là người mới nhất vì ngày hôm đó ông ấy mới nhận tính chất sannyas, cho nên ông ấy phải ngủ ở cổng vòm bởi vì không có chỗ khác.
Nhà vua không thể ngủ được; điều đó là khó, và người ta có thể hiểu được khó khăn của ông ấy. Ông ấy chưa bao giờ ngủ ở chỗ như vậy trong cung điện. Và bạn biết muỗi Ấn Độ rồi đấy... và nhà vua chưa bao giờ kinh nghiệm về muỗi. Và nền đất lại cứng và các khất sĩ không dùng gối, gối lên tay họ thôi, cánh tay họ. Ông ấy hết trở mình, lật mình mà không thể nào ngủ được.
Đến giữa đêm ông ấy nghĩ, "Mình đã làm gì nhỉ? Điều này dường như ngu xuẩn! Mình đáng phải ngủ trong cung điện của mình, mình có mọi thứ. Điều này dường như lạc lõng. Sáng mai điều đầu tiên mình sẽ làm là xin phép thầy: 'Tôi xin lỗi. Tôi không thể chịu được cái khổ không cần thiết thế. Tôi quay lại cung điện của tôi.'"
Nhưng đến nửa đêm Phật tới và nói, "Sao phải đợi tới sáng? Nếu ông muốn bỏ tính chất sannyas, bỏ ngay bây giờ đi! Sao chịu đựng cả đêm?"
Nhà vua sững sờ. Ông ấy chưa nói điều đó cho bất kì ai - không có ai khác, ông ấy một mình ở cổng vòm. Ông ấy nói, "Nhưng làm sao thầy đi tới biết được? Đó chỉ là ý nghĩ trong tôi."
Phật nói, "Nếu ý nghĩ của ông biến mất ông có thể bắt đầu thấy ý nghĩ của người khác bởi vì ý nghĩ của người khác là những thứ giống nhau. Chính bởi vì ý nghĩ của ông mà ông không thể thấy được ý nghĩ của người khác. Ông bị che phủ kín với ý nghĩ riêng của mình tới mức không có chỗ cho ý nghĩ của người khác. Nhưng xin ông cứ đi!"
Người này nói, "Bây giờ tôi không thể đi được.
Làm sao tôi có thể bỏ được một thầy như vậy?"
Phật nói, "Nhưng gợi ý của ta vẫn là điều này, bởi vì ông sẽ nghĩ lại về việc ra đi. Ông đáng ra đã bỏ đi tốt hơn. Chỉ một điều ta phải nhắc ông: ông nhận tính chất sannyas trong kiếp sống quá khứ của ông nữa - và cùng khó khăn này đã có đó, và ông đã từ bỏ tính chất sannyas. Bây giờ cùng khó khăn đó đã nảy sinh và nó sẽ nảy sinh lặp đi lặp lại mãi. Ông đã không học được gì từ kiếp sống quá khứ của mình."
Khi Phật nói điều này, người này đột nhiên cảm thấy trào dâng vô cùng của kí ức về kiếp sống quá khứ. Ông ta có thể thấy, ông ta có thể nhớ rằng đúng, điều này đã xảy ra. Toàn thể tình huống là như nhau. Thầy khác, nhà trọ khác, muỗi phải khác chứ, nhưng vua vẫn cùng là người đó và khó khăn vẫn là như vậy.
Nhà vua nói, "Thế là đủ rồi, bây giờ tôi sẽ không bỏ đi nữa; tôi sẽ bám lấy nó. Bây giờ bất kì cái gì xảy ra... Tôi đã sống trong cung điện nhiều lần và tôi đã không thu được cái gì cho nên tôi sẽ không phí hoài cuộc sống này thêm nữa."
Và ông ta đã trở nên chứng ngộ một ngày nào đó.
Ông ấy kiên trì; cần phải có sự bền chí lớn lao.
Người đó đã đi tới chỗ cuối của con đường, Phật nói, qua con sông của nhiều kiếp sống của mình, nhiều cái chết của mình.
Bạn đã làm gì trong mọi kiếp sống quá khứ của mình? Bạn chỉ là mẩu gỗ trôi giạt nhờ có gió, không ý thức về chiều hướng. Bạn đã không đạt tới tính toàn bộ nào. Đừng lãng phí cuộc đời này; làm ra cái gì đó từ nó đi, tạo ra cái gì đó từ nó đi.
Bailey, một người chơi violon ở New York, cuối cùng cũng tìm được một việc ở dàn nhạc quán ăn nhỏ. Nhưng trong đêm làm việc đầu tiên của mình, anh ta chơi khủng khiếp tới mức các nhạc công khác quyết định đuổi anh ta tại chỗ.
Bailey giải thích cho họ rằng anh ta thực sự có thể chơi tốt hơn nhiều, nhưng anh ta đã du hành suốt hai tháng và đã không có khả năng chạm tới nhạc cụ của mình. Ngày mai anh ta sẽ thực hành cả ngày để lấy lại phong độ.
Ngày làm việc thứ hai anh ta có vẻ vẫn tồi thế. Bây giờ anh ta thực sự bị đuổi, nhưng anh ta giải thích cho những người khác rằng vợ anh ta chì chiết anh ta cả ngày cho nên anh ta đã không thể chơi được một nốt nhạc. Bây giờ đây là cái gì đó mà các nhạc công khác có nhiều hiểu biết, cho nên họ cho anh ta cơ hội khác. Bailey nói rằng ngày mai vợ anh ta về nhà mẹ cô ấy cho nên anh ta có thể thực hành cả ngày.
Nhưng ngày thứ ba Bailey chơi tệ tới mức bây giờ thậm chí cả người phục vụ cũng phải phàn nàn. Nó là vậy - anh ta bị sa thải.
Khi anh ta sắp sửa ra đi một trong các nhạc công khác bước tới anh và nói, "Tôi xin lỗi, nhưng chỉ vì tò mò, ông có thực sự kiếm sống như một nhạc công không?"
"Có chứ," Bailey nói.
"Ồ, nhưng ông làm việc ở đâu?"
"Thế này, ba đêm ở đây và ba đêm ở kia," Bailey trả lời.
Và đó là điều bạn đã từng làm trong nhiều đêm: ba đêm ở đây và ba đêm ở kia, bằng cách nào đó kiếm sống, bằng cách nào đó cố giữ bản thân mình gắn lại. Nhưng vì mục đích gì? Bạn đã đạt tới điều gì? Cái thu được là gì? Chắc chắn bạn đã đi qua thời gian, nhưng cuộc sống là hiện tượng có giá trị thế, nó không chỉ là để đi qua. Nó là cơ hội để trưởng thành, để hiện hữu.
Bên ngoài buồn khổ của địa ngục,
Bên ngoài niềm vui lớn của cõi trời,
bởi đức hạnh của sự thuần khiết của người đó.
... Thầy siêu việt lên. Bên ngoài buồn khổ của địa ngục, bên ngoài niềm vui lớn của cõi trời... Thầy không còn quan tâm tới đau đớn và hoan lạc. Nhớ lấy, nếu bạn tìm kiếm hoan lạc bạn nhất định chịu đau đớn theo cùng mức độ; chúng bao giờ cũng tới theo cùng tỉ lệ. Nếu bạn có nhiều hoan lạc bạn sẽ phải chịu nhiều đau đớn ngần đấy; điều đó là không tránh khỏi. Đây là luật nền tảng của cuộc sống, cuộc sống giữ cân bằng. Bạn càng có nhiều hoan lạc, bạn sẽ càng phải chịu nhiều đau đớn.
Địa ngục và cõi trời không phải là nơi chốn địa lí mà là kinh nghiệm tâm lí. Và chúng không tách rời nhau nữa, chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nếu bạn có mặt này, mặt kia đang chờ đó cho tới đúng cơ hội để khẳng định bản thân nó.
Con người của hiểu biết, con người của nhận biết, người đã đi sâu vào trong thiền, vào trong vô trí, trở nên nhận biết về toàn thể hiện tượng này; người đó vứt bỏ cả đồng tiền. Người đó không quan tâm tới địa ngục không quan tâm tới cõi trời. Người đó không lo nghĩ về địa ngục không ham muốn cõi trời, bởi vì người đó biết nếu bạn ham muốn cõi trời bạn sẽ chịu đựng trong địa ngục.
Đây là cái gì đó cực kì hay - nhớ lấy điều đó. Cái gọi là người tôn giáo tất cả đều ham muốn cõi trời và niềm vui cõi trời; họ không có tính tôn giáo chút nào. Và đây là những người sẽ chịu đựng trong cõi trời... trong địa ngục. Bất kì chỗ nào họ ở đều sẽ không tạo ra mấy khác biệt bởi vì nếu bạn ham muốn cái này, cái kia theo sau nó như cái bóng.
Tôi đã nghe nói về một người... Trong huyền thoại Hindu người ta nói rằng trên cõi trời có cây kalpavrikshas. Kalpavriksha nghĩa là cây thoả ước. Bạn ngồi dưới cái cây đó và bất kì cái gì là ao ước của bạn, chúng đều được thoả mãn ngay lập tức. Bạn ước và chúng được hoàn thành ngay lập tức. Ngay cả cà phê uống liền cũng cần chút thời gian, nó không lập tức được như vậy, nhưng dưới cây kalpavriksha không có lỗ hổng thời gian giữa ham muốn và việc hoàn thành nó; bạn thậm chí không ham muốn và nó được hoàn thành.
Một người, một người rất tôn giáo, lên tới cõi trời. Anh ta mệt mỏi - cuộc hành trình dài từ đất lên trời. Cây đầu tiên anh ta bắt gặp anh ta ngồi xuống dưới nó. Anh ta mệt mỏi quá, mòn mỏi từ cuộc hành trình, và cái cây lại mát mẻ, có bóng râm. Anh ta nghỉ dưới cái cây đó.
Bỗng nhiên anh ta cảm thấy đói. Ngay lập tức thức ăn ngon xuất hiện. Anh ta đói thế anh ta thậm chí không bận tâm thức ăn đã xuất hiện từ đâu. Anh ta ăn ngấu nghiến cho thật thoả lòng.
Thế rồi anh ta nghĩ, "Nếu có cái gì đó để uống nhỉ..." Ngay lập tức nước uống lạnh - có thể là Coca- Cola! - xuất hiện. Anh ta rất hạnh phúc và anh ta nghĩ, "Bây giờ mình muốn nghỉ ngơi một chút ít, nhưng nền gồ ghề thế. Nếu như có chiếc giường ở đâu đó nhỉ..." Đột nhiên chẳng từ chỗ nào cả một chiếc giường đẹp xuất hiện - anh ta chưa bao giờ thấy chiếc nào như nó trong đời mình. Anh ta cảm thấy buồn ngủ; anh ta mệt tới mức không có vấn đề trở nên tò mò. Nhưng khi anh ta thức dậy mặt trời đã xuống rồi, sắp lặn rồi. Bây giờ anh ta được khoẻ khoắn lại, khoẻ mạnh, được nuôi dưỡng. Anh ta trở nên chút ít hoài nghi: "Chuyện gì thế nhỉ? Mình muốn thức ăn, thức ăn xuất hiện. Mình muốn đồ uống và đồ uống xuất hiện. Mình muốn giường và giường xuất hiện. Dường như cái cây này bị ma ám rồi! Lạy trời! Có ma không nhỉ?" anh ta nghĩ.
Và bỗng nhiên ma xuất hiện, khủng khiếp thế, những con quỉ to lớn, chực nhảy xổ lên anh ta. Anh ta nói, "Mình toi rồi! Những kẻ này sẽ không rời bỏ mình!" Và, tất nhiên, anh ta bị kết thúc; chúng không rời bỏ anh ta, bởi vì bất kì điều gì bạn ước... Chúng nhảy lên anh ta, xé anh ta thành từng mảnh và ăn anh ta ngay tại chỗ, ăn sống nuốt tươi!
Người tôn giáo, cái gọi là người tôn giáo, sẽ không đi tìm an bình ngay cả trong cõi trời đâu bởi vì toàn thể ham muốn của người đó về căn bản là sai. Ham muốn về hoan lạc là sai vì nó chứa mặt kia, đau đớn. Bạn không thể phân chia được chúng, chúng là cái một không phân chia được.
Đây là một trong những đóng góp vĩ đại nhất của Phật: rằng ông ấy đã giúp cho tâm thức tôn giáo vượt ra ngoài cõi trời và địa ngục. Ngoài ra Do Thái giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, Hindu giáo, họ tất cả đều bị giới hạn vào thế giới của cõi trời và địa ngục. Ham muốn tối thượng của họ là làm sao đạt tới những niềm vui cõi trời. Phật nói điều tối thượng là làm sao vứt bỏ mọi ham muốn, ngay cả ham muốn về cõi trời, bởi vì chỉ khi mọi ham muốn biến mất bạn mới trong trạng thái của tự do tuyệt đối. Ông ấy gọi nó là niết bàn. Khi tâm trí dừng lại thế thì bản thân bạn là phúc lạc. Nhưng điều đó xảy ra không phải bởi vì việc ham muốn, nó xảy ra chỉ khi trạng thái của vô ham muốn đã được đạt tới. Khi ham muốn đã rời khỏi bạn, trong không gian đó, phúc lạc bắt đầu lớn lên trong bạn.
Người đó đã đi tới chỗ cuối của con đường.
Tất nhiên không còn chỗ nào để đi nữa - người đó đã về nhà.
Mọi điều người đó phải làm, người đó đã làm.
Và bây giờ người đó là một.
... Một với bản thân mình và một với cái toàn thể. Bạn là nhiều, bạn là đám đông. Thầy là một, thầy không là đám đông. Bạn không là một, bạn là nhiều cái ta. Cho nên khoảnh khắc này bạn là thứ này, khoảnh khắc khác bạn là thứ khác. Bạn cứ thay đổi, bởi vì cái ta này nói điều này, rồi cái ta khác tới và nói đừng làm cái này, rồi cái ta khác lại tới và nói làm cái gì đó khác. Và bạn có nhiều cái ta - bạn là đa tâm lí. Bạn không có một tâm trí, bạn có nhiều tâm trí. Và bạn bị hành hạ bởi mọi tâm trí này, bị kéo vào các chiều hướng khác nhau.
Thầy không có tâm trí, do đó thầy trở thành một. Không ham muốn, không sở hữu, không ham muốn ngay cả cõi trời, thầy nhất định trở thành một. Thầy trở thành một thể thống nhất. Thầy thực sư là cá nhân, cá nhân đúng theo từng từ. Từ 'cá nhân' nghĩa là người không thể phân chia được. Bạn không phải là cá nhân, bạn chỉ là cá thể, cá tính - và điều đó nữa cũng không là một. Bạn có nhiều cá tính, nhiều khuôn mặt, bạn đeo nhiều mặt nạ. Thầy không có mặt nạ, không có khuôn mặt; thầy chỉ có một khuôn mặt - khuôn mặt nguyên thuỷ của thầy. Thầy đơn giản tự nhiên. Thầy không có tâm trí; do đó thầy là một.
Và phép màu xảy ra: khi bạn là một với bản thân mình, khi bạn là một bên trong bản thân mình, bạn trở thành một với cái toàn thể. Và đó là trạng thái tối thượng. Gọi nó là niết bàn, gọi nó là vương quốc của Thượng đế, gọi nó là nhận ra Thượng đế, hay bất kì cái tên nào bạn muốn đặt cho nó - nó là vô danh. Nhưng điều này đã từng là mục đích của mọi người tìm kiếm chân lí.
Để điều này là mục đích duy nhất của bạn. Chuẩn bị cho nó đi. Tôi hi vọng những lời kinh hay này của Phật sẽ giúp bạn vô cùng. Thiền về chúng đi. Chúng không phải là triết lí; chúng chính là phát biểu về chân lí bên trong, phát biểu về kinh nghiệm của ông ấy. Và chúng cũng là phát biểu về kinh nghiệm của tôi.
Bất kì điều gì tôi đang nói đây đều không chỉ là bình luận về kinh của Phật; kinh của Phật chỉ là cái cớ. Tôi đang nói cái gì đó chính là kinh nghiệm riêng của mình. Tôi muốn bạn một ngày nào đó có khả năng nói đây cũng là kinh nghiệm của bạn nữa. Điều đó là có thể. Bạn có mọi tiềm năng của việc là vị phật. Đừng đậu lại vì bất kì cái gì kém hơn điều đó.
Lay mình và thức dậy đi!
Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 10  Quay về Mục lục

Ads Belove Post